Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

CÁC CÔNG THỨC PHỔ THÔNG . Phần 2 .




CÁC CÔNG THỨC PHỔ THÔNG .

Phần 2 .


27. DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN .                             




28. CHU VI HÌNH TRÒN . 




29. DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN HÌNH LẬP PHƯƠNG.  




30. THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG . 



MINH HỌA THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG 
CÓ CẠNH  x = 5 cm

31. DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH .  


32. CHU VI HÌNH BÌNH HÀNH . 



33. CHU VI ĐA GIÁC ĐỀU . 



34. ĐỊNH LÝ PYTHAGORE .  




35. CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT . 


36. THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT . 




37. DIỆN TÍCH MẶT CẦU .  


38. THỂ TÍCH HÌNH CẦU .  



39. DIỆN TÍCH HÌNH VUÔNG . 






40. CHU VI HÌNH VUÔNG .   



41. DIỆN TÍCH TAM GIÁC .   




42. CHU VI TAM GIÁC . 




43. DIỆN TÍCH HÌNH ELLIPSE .  



44. DIỆN TÍCH HÌNH THOI  .   



45. DIỆN TÍCH HÌNH THANG . 


46. DIỆN TÍCH TAM GIÁC ĐỀU . 

47. THỂ TÍCH HÌNH NÓN .  



48. THỂ TÍCH HÌNH TRỤ TRÒN . 




49. ĐỔI ĐỘ Celsius < --- > Fahreinheit . 




50. 
ĐỔI ĐƠN VỊ THIÊN VĂN . 



51. ĐỔI ĐƠN VỊ VẬN TỐC .  



52. ĐỔI ĐƠN VỊ CHIỀU DÀI .  










Nguồn  http://engineering-students.com/

http://www.calculateme.com/index.htm


Xem thêm

Các công thức phổ thông . Phần 1 .
Các công thức phổ thông . Phần 2 .
Các công thức phổ thông . Phần 3 .
Các công thức phổ thông . Phần 4 .
Các công thức phổ thông . Phần 5 .
Các công thức phổ thông . Phần 6 .



Trần hồng Cơ 
Biên soạn - Trích lược .
Ngày 06/09/2013 .
------------------------------------------------------------------------------------------- 
 Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
 Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.
 Albert Einstein .

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Bí mật của sự ban cho .


Bí mật của sự ban cho .


Ban cho có phước hơn nhận lãnh .



BÍ M






Khi lòng ta bão tố ,
cơn gió nhạc thổi qua ,
mây tan và mưa tạnh ,
để ánh sáng chan hòa .

Cuộc đời mênh mông lạ ,
mất đi rồi có ngay ,
những thứ còn trong tay ,
lại trao cho người khác .



Nụ cười và nước mắt ,
cứ thế mãi ngập tràn ,
chẳng có gì mất mát ,
trong vạn nẻo thế gian 

 ...

Làm sao ta nói được
những nỗi lòng thở than
với trái tim nhỏ bé
và nước mắt tuôn tràn ?

Trong niềm vui trần thế
khúc tụng ca dịu dàng
vang lên trong thinh lặng
sải cánh rộng thênh thang

Tâm hồn ta bay mãi
Phải rồi ! ta bay mãi
Mơ đến đỉnh vinh quang
Vươn đến đỉnh vinh quang. 






Khi nghe Secret Garden và những giai điệu đẹp .
Thân tặng Th.M.H  . 

Trần hồng Cơ 
Ngày 20/10/12












 -------------------------------------------------------------------------------------------

Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic. 
 Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas. 
 Albert Einstein .

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

TUỆ NHIÊN THI .


,,.Tu nhiên thi ./:.











Xin khoảnh khắc bao dung 
Được ngồi bên cạnh Người 
Lặng yên và thư thái 
Tôi hát tạ dâng đời .

Bài hát chưa cất lên
Vì lời thơ bỏ ngỏ 
Tôi chưa thấy được Người 
Trong ước ao gặp gỡ .

Xin mặt trời rực rỡ 
Ngày chiếu sáng trên tôi
Để khi tuyệt vọng rồi 
Vẫn thấy đời đáng sống .




Bóng đêm về bất động
Khẽ hơi thở tuệ nhiên 
Xin ánh trăng trong sáng 
Hòa ca những muộn phiền  

Nguồn tình yêu mênh mông
Như núi cao sông rộng 
Tôi dạo bước cô đơn
Gót thiên đường mơ mộng .

Trong bi hài tĩnh động  
Những giây phút quạnh hiu
Thấy nơi Người hy vọng
Và đời có tình yêu .













Đêm nghĩ về tình yêu .
Trần hồng Cơ
12/08/2013


-------------------------------------------------------------------------------------------
 Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
 Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.
 Albert Einstein .

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN . Chương 5 - PHẦN 2 .


   

GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN .









Chương 5 -


PHẦN 2 . 



Các phương pháp giải hệ thống phương trình vi phân tuyến tính .

-Phương pháp ma trận .
-Phương pháp toán tử     .
-Phương pháp biến đổi Laplace  .


 

Loạt bài sau đây giới thiệu về phương trình vi phân một cách tổng quan , các khái niệm cơ bản và phương pháp giải được trình bày tinh giản dễ hiểu . Bạn đọc có thể sử dụng các phần mềm hoặc công cụ online trích dẫn chi tiết trong bài viết này để hỗ trợ cho việc học tập và nghiên cứu . Ngoài ra tác giả cũng sẽ đề cập đến những ví dụ minh họa cụ thể , các mô hình thực tế có ứng dụng trong lĩnh vực phương trình vi phân .  



Trần hồng Cơ .

20/08/2013 .



****************************************************************************Creative Commons License
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivs 3.0 United States License.




Các phương pháp giải hệ thống phương trình vi phân tuyến tính .
1. Phương pháp ma trận .
+Như đã trình bày ở Chương 5-Phần 1 , hệ thống phương trình tuyến tính hệ số hằng có dạng 

                   y(t)'  =  A.y(t)  +  h(t)   (1)

Với  A là ma trận các hằng số thực  aij , ( i,j = 1,2,...,n )  và h(t)  là vector cột ( h1(t)  h2(t)  ... hn(t) ) gồm các hàm hk(t
k = 1,2,...,n )  liên tục trên miền D cho trước .
+Khi  h(t) = 0   ta có hệ phương trình vi phân tuyến tính thuần nhất hệ số hằng .

                   y(t)'  =  A.y(t)         (2)

Trong phần này chúng ta sẽ khảo sát các phương pháp giải cho dạng (1) .
1.1 Nghiệm thuần nhất .
Nghiệm thuần nhất yTN của hệ (1) là lời giải của (2) .
Cách tìm nghiệm thuần nhất .
Bước 1 . Tìm nghiệm của phương trình đặc trưng 
| A - mI |  = 0 .  
Đây là phương trình đại số bậc n theo ẩn đặc trưng m .  
+Nghiệm của phương trình này gọi là nghiệm đặc trưng mk , k = 1, 2 ...  của hệ . 
Bước 2 . Tìm vector đặc trưng ký hiệu là vk(ttương ứng với nghiệm mk   bằng cách giải phương trình 
                        Avk(t) =mk . vk(t).
+Các trường hợp của trị đặc trưng gồm :
a. Thực -rời .
 +Các mk  , k = 1,2,..., n là thực - rời có hệ n vector đặc trưng tương ứng vk(t)  là độc lập tuyến tính .  Hệ nghiệm của (2) có dạng  

                   uk(t) = exp(mk t).vk(t) 

Ví dụ 1 . 
b. Phức .
 Trị đặc trưng phức  mk = a + ib   với vector đặc trưng tương ứng là vk(t)  thì  a - ib  cũng là trị đặc trưng của hệ . Hai nghiệm thực độc lập tuyến tính của hệ có dạng 

                   uk1(t) =Re{ exp(mk t).vk(t)} = 
      exp(at).[Re{vk(t)}cosbt - Im{vk(t)}sinbt]

                   uk2(t) = Im{exp(mk t).vk(t)} =
      exp(at).[Re{vk(t)}sinbt + Im{vk(t)}cosbt]

Ví dụ 2 . 
c. Thực - bội .
 Hệ có một trị đặc trưng m   là thực - bội cấp p và  mj  là trị đặc trưng thực - rời , j = 1,2,..., h với vector đặc trưng tương ứng là vj(t)  . Để tìm vector đặc trưng vj(t) ( j = 2,3,..., ) ta giải phương trình ma trận 
( A - mI ) vvj-1(t)  .  Nghiệm của hệ được biểu diễn bởi 
             


Ví dụ 3 . 

Khi đó 
d. Thực - phức .
 Hệ có một số trị đặc trưng mi , i = 1,2 ,..., k   là phức và  mj  là trị đặc trưng thực - rời , j = 1,2,..., h với vector đặc trưng tương ứng là vj(t)  . Nghiệm của hệ được biểu diễn bởi tổ hợp tuyến tính dạng a.  và  b ( hoặc  c.  tùy theo các dạng của trị đặc trưng ) . 
Ví dụ 4 .
1.2 Nghiệm riêng .




Xem tiếp 

http://cohtran-toan-don-gian.blogspot.com/2013/08/gioi-thieu-ve-phuong-trinh-vi-phan_28.html


Trần hồng Cơ .
09/09/2013 .

Creative Commons License
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivs 3.0 United States License.
 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
 Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.
 Albert Einstein .

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

NHẬT KÝ LƯỢNG TỬ - CUỘC THÁM HIỂM THẾ GIỚI VẬT LÝ HẠT - Bài 3 . QED + μ : GIỚI THIỆU VỀ muon .


NHẬT KÝ LƯỢNG TỬ - CUỘC THÁM HIỂM THẾ GIỚI VẬT LÝ HẠT - Bài 3 . QED + μ : GIỚI THIỆU VỀ muon  .









Lời nói đầu .


Vật lý hạt nhân là một nhánh quan trọng trong khoa học vật lý , nó chỉ ra những quan hệ tương tác giữa các hạt , phản hạt cùng những cấu thành khác trong thế giới hạt vi mô . Nhưng để hiểu được các ý nghĩa của chúng bằng việc sử dụng các công thức , ký hiệu toán học và các kiến thức vật lý cao cấp khác là cả một sự khó khăn với quảng đại quần chúng . Loạt bài sau đây gồm 20 đề tài được các tác giả là những nhà vật lý hạt hiện đang tham gia nghiên cứu về lĩnh vực này thể hiện qua những bài đăng rất thú vị . Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc .




Trần hồng Cơ .
Tham khảo - Trích lược .
Ngày 18/08/2013.


Đường dẫn :

Bài 1 . Sơ đồ Feynman .

Bài 2 . Nhiều sơ đồ FEYNMAN hơn nữa .

Bài 3 . QED + μ  giới thiệu về muon . 

Bài 4 . Boson Z và sự cộng hưởng .

Bài 5 . Các chàng ngự lâm Neutrinos .

Bài 6 . Tí hon boson W - làm rối tung mọi thứ .

Bài 7 . Các chú lính quarks - Một cuộc gặp gỡ thú vị .

Bài 8 . Thế giới của keo .

Bài 9 . QCD và sự giam hãm .

Bài 10 . Những hiểu biết được biết đến về Mô hình Chuẩn .



Bài 3 . QED + μ : GIỚI THIỆU VỀ muon  .


3.1  Làm quen với anh bạn mới  μ 

Đây là lúc quay trở lại chuyến thăm dò tiếp tục của chúng ta về cấu trúc của các mô hình tiêu chuẩn. Công cụ chính vẫn là sơ đồ Feynman, đã được giới thiệu trong bài viết trước (bài 1,  2). Đến nay chúng ta đã tự mình làm quen với điện động lực học lượng tử mình (QED): lý thuyết về các electron, positron, và photon. Công việc bây giờ là bắt đầu thêm vào phần xây dựng mô hình chuẩn. Chúng ta sẽ khởi sự với các muon, được miêu tả dưới đây bởi nghệ sĩ Julie Peasley , Los Angeles . (Những con thú bằng vải thủ công này có thể được tìm thấy tại trang web , The Particle Zoo .)

muon

Chúng ta đều quen thuộc với điện tử. Nhưng nào , hãy làm quen với một anh em họ ( nặng hơn)  của nó , tên là muon (μ). Những muon này đã đến từ đâu? Hoặc, như nhà vật lý đoạt giải Nobel  I.I.  Rabi đã từng thắc mắc , "Ai đã ra lệnh điều đó ?" (Đây vẫn còn là một câu hỏi chưa được trả lời ! ) Bên cạnh khối lượng của nó, muon có các thuộc tính cơ bản giống như các điện tử : nó có cùng điện tích, cảm giác giống nhau lực , và - giống như các điện tử - nó cũng có đối tác phản hạt .


3.2  Quy luật Feynman cho QED + μ .

Đây là cách làm để khi mở rộng quy tắc Feynman được thực sự dễ dàng  . Chúng ta sẽ gọi lý thuyết này là  " QED + μ," điện động lực học lượng tử với một hạt bổ sung muon  . Chỉ cần phải viết các quy tắc cho hai bản sao của QED như sau :

Chúng ta hãy nhớ lại cách giải thích này. Ba dòng đó cho chúng ta biết rằng có ba loại ( hoặc hạt ) trong lý thuyết: các điện tử (e), hạt muon (μ), và photon (γ). Với các hạt vật chất, là những hạt có dòng mang một mũi tên, và cũng có phản hạt của nó . Chúng ta quy định phản hạt bằng mũi tên quay về hướng ngược lại khi đọc các sơ đồ từ trái sang phải. Các quy tắc về đỉnh ( nút ) cho chúng ta biết rằng có hai loại tương tác : một photon có thể tương tác với hai electron hoặc hai muon .

Điều quan trọng cần lưu ý là chúng ta không thể có những liên kết photon mà lại kết hợp các electron và muon. Theo luật bảo toàn, chúng ta nói rằng số điện tử và số muon là được bảo tồn theo từng loại . Ví dụ, trong lý thuyết đã phát triển cho đến nay, bạn có thể không có một phân rã muon thành một electron và photon. (Chúng ta sẽ giới thiệu các loại tương tác trong thời gian tới khi có dịp thảo luận về lý thuyết điện yếu.)

Bài tập nhỏ 1 : Sơ đồ sau đây có được cho phép trong QED + μ không ?

Trả lời  :  Có! Nhưng liệu điều này này không vi phạm tính bảo toàn của số điện tử và muon ? Bạn bắt đầu với hai e là bên trái và kết thúc với hai μ .
 Gợi ý: Những điều gì mà các mũi tên nói với bạn ? ( hạt , phản hạt ! )

Một khi bạn đã tự thuyết phục bản thân rằng sơ đồ trên không vi phạm sự bảo toàn electron hoặc muon, hãy để tôi lưu ý rằng đây là một cách dễ dàng để sản xuất các muon tại các máy va chạm electron năng lượng thấp (LEC) . Bạn chỉ cần đập vỡ một electron với một positron và đôi khi bạn sẽ kết thúc với một cặp muon-antimuon mà bạn có thể phát hiện ra bằng thực nghiệm.

Bài tập nhỏ 2 :  Trước đó , khi thực hiện tán xạ electron-positron thành electron-positron, chúng ta phải bao gồm hai sơ đồ. Tại sao chỉ có một sơ đồ cho tán xạ  eμ  thành  eμ ?
 Gợi ý : Hãy vẽ hai biểu đồ cho tán xạ ee  thành  ee  và kiểm tra xem liệu các quy tắc Feynman vẫn cho phép cả hai sơ đồ nếu chúng ta chuyển đổi các trạng thái cuối cùng thành muon.

3.3  Phát hiện các hạt muon - một số va chạm vật lý . 

Nếu nghĩ thêm về điều này một chút, bạn có thể tự hỏi :  nếu các điện tử và muon rất tương đồng nhau , thì làm thế nào thực nghiệm có thể phân biệt chúng trong một máy va chạm? Hai bạn  Seth và Mike có thể trách cứ tôi vì đã bỏ qua một số thông tin về sự tương tác của các hạt mang điện qua vật chất, nhưng một trong những cách đơn giản để phân biệt muon với electron là việc đo năng lượng và xung lượng của chúng . Chúng ta biết rằng năng lượng (ra khỏi thế năng) của một hạt là tổng của động năng của nó cộng với năng lượng khối được cộng thêm theo cầu phương    $E^2 = m^2c^4 + p^2c^2$    (đây là phiên bản "thực" của $E = mc^2$ ). Bởi vì hạt muon nặng hơn các điện tử nên chúng ta chỉ có thể kiểm tra khối lượng của hạt bằng cách căn cứ vào năng lượng được đo và động lượng mà thôi .

Trên thực tế, đây là một hình ảnh đơn giản . Để không làm phiền các blogger khác của US/LHC, tôi muốn cung cấp tốt hơn bằng một ấn bản " hoạt hình " . Các electron hơi nhẹ , vì vậy bạn hãy tưởng tượng rằng chúng là những quả bóng ping-pong nhỏ nhắn . Ngược lại , các hạt muon thì nặng, vì vậy hãy tưởng tượng chúng như các quả bóng bowling to hơn . Như bạn đã biết , các máy dò LHC rất lớn và đầy đủ các công cụ ... bởi đó điều chúng ta muốn nói đến là những cái  lần lượt được tạo thành từ hạt nhân và một đám mây điện tử. Vì thế chúng ta có thể tưởng tượng đến một biển cả gồm những quả bóng bàn . Khi các electron tông vào các hố bóng này, chúng sẽ phân phối tất cả năng lượng của mình vào các quả bóng khác. Điều này xảy ra trong nhiệt lượng kế điện từ ( electromagnetic calorimeter ), hoặc còn gọi là ECAL . "Calor" là tiếng Latin chỉ về nhiệt, nên bạn có thể đoán rằng ECAL thực sự chỉ là một nhiệt kế lớn thích hợp để đo năng lượng mà điện tử phân tán .  Trong khi đó các muon , là quả bóng  bowling rất lớn chúng chỉ cần xuyên thẳng qua các hố bóng để chui tọt qua phía bên kia là xong . Dưới đây là một hình ảnh minh họa vui và rất khoa học .


Hy vọng rằng chúng ta sẽ không nhận được bất kỳ ý kiến ​​nào nói rằng, " Ồ bạn ơi , muon là đồ ngớ ngẩn " Trong thực tế, hoàn toàn ngược lại : muon là các hạt mô hình chuẩn duy nhất , mà làm điều này bằng mọi cách để muon đến được ngoại vi của máy dò,  sẽ dễ dàng giúp chúng ta để nhận dạng chúng . Trong thực tế, nam châm hình xuyến khổng lồ trên các máy dò ATLAS dưới đây là để uốn cong đường đi của hạt muon , giúp thiết bị phát hiện ngoại vi xác định động lượng muon bằng cách đo độ cong của quỹ đạo của chúng .

Bài tập nhỏ 3 : [Cho các bạn nào muốn tính toán thực tế , đòi hỏi bạn có một kiến thức vật lý trung học phổ thông] . Hãy thuyết phục bản thân rằng hình ảnh phỏng đoán này là chính xác bằng cách tính toán xung lượng cuối cùng của một quả bóng va chạm đàn hồi với
(a) một quả bóng có cùng khối lượng và
(b) một quả bóng có khối lượng nhẹ hơn nhiều .

ATLAS toroidal magnets. Image from the Interactions.org Image Bank .

3.4  Những điều gọn gàng mà muon có thể làm được .

Bạn hãy lưu ý một vài nhận xét sau  :  mô hình QED + μ  của chúng ta chỉ mới là một món đồ chơi lý thuyết . Theo lịch sử, các nhà khoa học nhận biết ngay rằng có một cái gì đó là lạ về muon : không giống như các điện tử, nó phân rã thành các hạt khác và dường như tương tác với các meson một cách bất thường . Trong thực tế , có thời kỳ người ta cho rằng muon là một loại meson. Những khác biệt này kết thúc như là một dấu hiệu của một cái gì đó thú vị hơn  :  lực yếu .

Bài tập nhỏ 4 :  Hãy tự thuyết phục chính mình rằng những quy tắc Feynman của chúng ta cho QED + μ không cho phép phân rã muon, tức là μ trở thành một thứ không-μ .

Muon được tạo ra trên bầu trời khi các tia vũ trụ chạm vào những nguyên tử của thượng tầng khí quyển . Những cơn mưa đổ xuống Trái đất và buộc chúng ta phải đặt thí nghiệm vật chất tối của chúng ta sâu dưới lòng đất để tránh  'tiếng ồn " của chúng . Tuy nhiên điều thực sự gọn gàng , đó là một thực tế muon đã làm công việc của nó đối với bề mặt trái đất là một kiểm tra thực nghiệm rất đáng phấn khích của thuyết tương đối . Chúng ta biết rằng muon phân rã phần còn lại trong khoảng vài micro giây . Trong thời gian này, có vẻ như không có cách nào để chúng vượt qua những cây số (khoảng 4 km) giữa Trái đất và bầu khí quyển , ngay cả khi chúng đang đi với tốc độ của ánh sáng! (c ~ $3.10^8$ m / s) . Hiện tượng giãn nở thời gian chính là những gì đang xảy ra  !

3.5 Giới thiệu về tau  .

Tau đã được phát hiện trong một loạt các thí nghiệm từ năm 1974 đến năm 1977 bởi Martin Lewis Perl với các đồng nghiệp của mình tại nhóm SLAC-LBL
(  Trích  : M. L. Perl et al.; Abrams, G.; Boyarski, A.; Breidenbach, M.; Briggs, D.; Bulos, F.; Chinowsky, W.; Dakin, J. et al. (1975). "Evidence for Anomalous Lepton Production in e+e− Annihilation". Physical Review Letters 35 (22): 1489. Bibcode:1975PhRvL..35.1489P. doi:10.1103/PhysRevLett.35.1489 ) .

Martin Lewis Perl 

Tau (τ), cũng được gọi là lepton tau, hạt tau hạt hoặc tauon, là một hạt cơ bản tương tự như điện tử ( electron ), với điện tích âm và một spin 1/2. Cùng với các electron, muon, và ba neutrino, nó được xếp loại như một lepton. Giống như tất cả các hạt cơ bản, tau có một phản hạt đối điện tích tương ứng nhưng bằng nhau về khối lượng và spin , mà trong trường hợp của tau là antitau (cũng được gọi là tau dương ). Hạt Tau được biểu thị bằng τ- và antitau bởi τ.

Lepton tau có thời gian sống $2,9 × 10^-13$ s và một khối lượng khoảng 1,777.8 MeV/$c^2$  (so với 105,7 MeV/$c^2$ của muon và 0.511 MeV/$c^2$ của electron). Vì tương tác của chúng rất giống như điện tử , tau có thể được coi như một phiên bản nặng hơn của electron. Do khối lượng lớn hơn e của chúng , các hạt tau không phát ra bức xạ hãm ( bremsstrahlung radiation ) nhiều như electron, chúng có khả năng thâm nhập cao, nhiều hơn so với các điện tử. Tuy nhiên, vì thời gian sống ngắn ngủi của mình , phạm vi của tau chủ yếu được tạo nên do chiều dài phân rã của chúng , đó là quá nhỏ so với bức xạ hãm để có thể chú ý : Sức thâm nhập của chúng chỉ xuất hiện ở năng lượng cực cao ( trên năng lượng PEV )

Giống như trường hợp của các lepton tích điện khác, tau có một hạt tau neutrino liên hợp. Neutrino tau được biểu thị bằng ντ.



Tau là lepton duy nhất có thể phân rã thành các hadron - các lepton khác không có khối lượng cần thiết . Như các phương thức phân rã khác của tau, sự phân rã hadronic là thông qua sự tương tác yếu.
Vì số lepton tauonic được bảo toàn trong các phân rã yếu, nên một tau neutrino được tạo ra khi một tau phân rã thành một muon hoặc một electron .
Tỷ lệ phân nhánh của các phân rã hoàn toàn lepton tau thông thường là :
17,82% cho phân rã thành một neutrino tau, electron và  phản neutrino electron ;
17,39% cho phân rã thành một neutrino tau, muon và phản neutrino muon.

Bài tập nhỏ 5 :  Mô hình Chuẩn thực ra còn có một người anh em họ của electron, tên là  tau (τ), dẫn đến ba lepton tích điện nếu tính tổng số . Hãy viết ra những quy luật  Feynman cho lý thuyết QED + μ + τ, nghĩa là lý thuyết về các electron, muon, và Tau tương tác thông qua các photon . Hãy chắc chắn rằng electron, muon, và số tau đều được bảo toàn . Vẽ sơ đồ để sản xuất tau trong một máy gia tốc electron-positron .



Bài tập nhỏ 6 :  Trên đây chúng ta cho rằng muon là đặc biệt bởi vì chúng chạm vào các máy dò như quả bóng bowling thông qua một loạt các quả bóng ping-pong . Taus thậm chí còn nặng hơn, nên chúng cũng sẽ chạm vào ngoại vi của máy dò?

Trả lời :  Đây là một câu hỏi lừa . Chính xác mà nói thì Tau đủ năng lượng làm cho nó đến với ngoại vi của máy dò trong  lý thuyết QED + μ + τ. Tuy nhiên, đây không phải là toàn bộ câu chuyện cho các electron, muon, và Tau (gọi chung là lepton) trong Mô hình Chuẩn . Giống như muon, Tau không ổn định và sẽ phân rã . Trong thực tế, chúng phân rã nhanh hơn nhiều so với muon bởi vì có khối lượng nặng hơn và có thể phân rã thành các hạt khác . Thường rất khó khăn để tái tạo Tau  từ dữ liệu thu được .


Bây giờ chúng ta rất quen thuộc với việc cùng đưa ra nhiều bản sao của QED. Hiện tại, chỉ có ba bản sao chúng ta phải quan tâm QED , QED + μ  , QED + μ + τ . Đó là một câu hỏi mở chỉ ra lý do tại sao đây là trường hợp cần lưu ý . Sự tồn tại của ít nhất ba bản, tuy nhiên, hóa ra là quan trọng đối với sự mất cân bằng của vật chất và phản vật chất trong vũ trụ. Nội dung bài tiếp theo sẽ giới thiệu về lực yếu và những gì chúng ta có thể thực sự nhìn thấy làm được với các lepton .


Theo FLIP TANEDO | USLHC | USA

+++++++++++++++++++++++++++

Nguồn :
1. http://www.quantumdiaries.org/2010/04/04/qed-C-introducing-the-muon/
2. http://www.symmetrymagazine.org/contest/why-particle-physics-matters
3 .http://en.wikipedia.org/wiki/Tau_(particle)




Trần hồng Cơ .
Tham khảo - Trích lược .
Ngày 28/08/2013.

 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
 Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.
 Albert Einstein .


*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran