Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

Hiểu vật lý trong 60 giây - Bài 11 . Lưới điện toán


Hiểu vật lý trong 60 giây - Bài 11 .  Lưới điện toán 



Lời nói đầu .


Tạp chí Symmetry trình bày rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong Vật lý hiện đại với những ý tưởng , bài viết , công trình lý thuyết lẫn thực nghiệm của tập thể các nhà khoa học hàng đầu hiện nay trên thế giới . Chuyên mục " Hiểu biết Vật lý trong 60 giây " tổng hợp một số bài viết ngắn gọn , súc tích và đầy tính đột phá trong việc giải thích các cơ chế vật lý nhằm giúp người đọc dễ dàng tiếp cận những thông tin mới mẻ . Tác giả của những bài viết này hiện đang công tác tại các Trung tâm nghiên cứu , Viện Khoa học và các trường Đại học danh tiếng nên nguồn thông tin luôn được cập nhật thường xuyên .
 Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc .




Trần hồng Cơ .
Tham khảo - Trích lược .
Ngày 05/05/2014.



 ------------------------------------------------------------------------------------------- 


Lưới điện toán 

The Grid

Minh họa: Sandbox Studio


Sau khi mua một máy nướng bánh mì mới , chúng ta chỉ đơn giản là cắm nó vào ổ điện : lưới điện tự động loại bỏ đi sự cần thiết phải mua và cài đặt một máy phát điện mới nhằm cung cấp năng lượng cho thiết bị này . Bạn không bao giờ phải lo lắng về nơi cung cấp nguồn điện năng mà bạn đang sử dụng , bất kể nguồn đó xuất phát từ than ở Australia, từ năng lượng gió tại Hoa Kỳ hoặc từ một nhà máy hạt nhân ở Pháp. Bạn chỉ cần biết rằng khi bạn cắm máy nướng bánh mì của bạn vào ổ cắm trên tường, nó sẽ nhận được năng lượng điện bạn cần để thực hiện công việc .
Các cơ sở hạ tầng cần thiết cho điều này có thể hoạt động được gọi là "lưới điện". Nó liên kết các nhà máy điện của nhiều loại khác nhau với nhà của bạn, thông qua các trạm truyền tải, trạm điện, trạm biến áp, đường dây điện và v.v...
Hệ thống điện là phổ biến : điều này làm cho có điện ở khắp mọi nơi và bạn chỉ có thể truy cập thông qua một ổ cắm tường tiêu chuẩn. Hệ thống điện là một tiện ích : bạn có yêu cầu về điện, và bạn sẽ có được nó. Bạn cũng phải trả tiền cho những gì bạn nhận được từ yêu cầu này.



Bằng cách tương tự như thế , các kỹ sư công nghệ thông tin đề cập đến "Lưới  (Grid)" khi nói về điện toán theo yêu cầu. Bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về nơi cung cấp sức mạnh cho máy tính bạn đang sử dụng , bất kể đó là từ một siêu máy tính ở Đức, một trang trại máy tính ở Ấn Độ hay một máy tính xách tay tại New Zealand. Bạn chỉ cần biết rằng khi cắm vào máy tính của bạn vào Internet, nó sẽ có được sức mạnh tính toán bạn cần có để thực hiện công việc.
Các cơ sở hạ tầng làm cho điều này có thể hoạt động được gọi là "Lưới điện toán - Grid". Nó liên kết các tài nguyên máy tính với nhau như máy tính cá nhân, máy trạm, máy chủ, các tổ hợp lưu trữ và cung cấp các cơ chế cần thiết để truy cập chúng.
Hệ thống Grid là phổ biến : với nguồn tài nguyên máy tính từ xa bạn sẽ có thể truy cập từ các nền tảng khác nhau, bao gồm cả máy tính xách tay, PDA và điện thoại di động, chỉ cần truy cập vào lưới thông qua trình duyệt web trên thiết bị của bạn .Grid là một tiện ích : bạn có yêu cầu cho máy tính các chức năng điện toán  hoặc dung lượng lưu trữ và bạn sẽ có được nó. Bạn cũng phải trả tiền cho những gì bạn nhận được .



Giống như tên gọi của lưới điện, lưới điện toán (grid) là một sự kết hợp các công nghệ, cơ sở hạ tầng, và các tiêu chuẩn. Công nghệ này là phần mềm cho phép các nhà cung cấp tài nguyên (cho dù là cá nhân hay tổ chức) góp phần máy tính, lưu trữ, dữ liệu, mạng, và các nguồn tài nguyên khác; nó cho phép người tiêu dùng sử dụng chúng khi cần thiết. Các cơ sở hạ tầng bao gồm phần cứng vật lý và dịch vụ phải được duy trì và hoạt động đối với các tài nguyên chia sẻ khi xuất hiện nhu cầu tính toán . Cuối cùng, các tiêu chuẩn sẽ hệ thống hóa các thông điệp đó và phải được trao đổi, cùng với các chính sách phải được bảo đảm để cho phép một mạng lưới hoạt động hiệu quả .



Internet, Web, và Grid có liên quan, nhưng khác nhau về công nghệ .
Internet là hệ thống trên toàn thế giới gồm các mạng kết nối nhiều máy tính và các mạng nhỏ hơn, cho phép tất cả chúng giao tiếp với nhau .
Web là cách thức truy cập thông tin trên Internet.
Grid là một cách sử dụng Internet để chia sẻ và quản lý các tài nguyên máy tính được phân phối trên toàn cầu.







01/11/2005
Ian Foster, Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne và Đại học Chicago

 +++++++++++++++++++++++++++

Nguồn :
1. http://www.symmetrymagazine.org/article/november-2005/explain-it-in-60-seconds
2. http://www.gridcafe.org/grid-in-30-sec.html
3. http://www.slideshare.net/RichaChaudhary2/grid-computing-ppt-14948003
4. http://www.gridcafe.org/what-is-the-grid.html
5. http://www.slideshare.net/UpenderUpr/grid-computing-seminar-ppt?related=1



Trần hồng Cơ
Tham khảo - Trích lược .
Ngày 15/01/2015 .




-------------------------------------------------------------------------------------------

 Người có học biết mình ngu dốt. The learned man knows that he is ignorant.

 Victor Hugo.

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

10 tác phẩm văn học nổi tiếng .


10 tác phẩm văn học nổi tiếng .

Theo Raleigh News and Observer 

1.  Anna Karenina (Leo Tolstoy)


2.  Bà Bovary (Gustave Flaubert)




3.  Chiến tranh và Hòa bình (Leo Tolstoy)



4.  Lolita (Vladimir Nabokov)





5.  Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn (Mark Twain)




6.  Hamlet (Shakespeare)




7.  Đại gia Gasby (F.Scott Fitzgerald)




8. Đi tìm thời gian đã mất (Marcel Proust)






9. Truyện ngắn Chekhov (Anton Chekhov)




10. Middlemarch (Geogre Eliot)







 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Người có học biết mình ngu dốt. The learned man knows that he is ignorant.

 Victor Hugo.

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

VẬT LÝ TỔNG QUAN Chương 1. CƠ HỌC . 1.1 ĐỘNG HỌC . 1.1.7 Đồ thị chuyển động


Creative Commons License
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivs 3.0 United States License.

VẬT LÝ TỔNG QUAN 

Chương 1. CƠ HỌC .

1.1  ĐỘNG HỌC .

1.1.7   Đồ thị chuyển động     




Ký hiệu và đồ thị 

Như chúng ta đã biết ở 1.1.6 , dùng các ký hiệu toán học hiện đại là một cách rất gọn và đơn giản để mã hóa các ý tưởng. Khi nói đến chiều sâu của ý tưởng vật lý , không gì tốt hơn là biểu diễn nó dưới dạng một hay nhiều phương trình. Những phương trình đó có thể dễ dàng chứa các thông tin tương đương với một số mệnh đề phức tạp và thậm chí là dài dòng . Mô tả của Galileo về một đối tượng di chuyển với tốc độ không đổi (có lẽ là ứng dụng đầu tiên của toán học đối với chuyển động) đã phải cần đến một định nghĩa, bốn tiên đề, và sáu ​​định lý . Tất cả những mối quan hệ đó có thể được viết bằng một phương trình duy nhất hết sức gọn gàng .
$\bar{v}= \frac{Δ s}{Δ t}$

Để mô tả hiện tượng vật thể chuyển động một chiều với gia tốc hằng - còn gọi là chuyển động đều , người ta biểu diễn bằng 3 phương trình chuyển động với các điều kiện cho trước bằng các ký hiệu toán học .


Điều kiện cho trước
 $t_{0}=0 ,  x_{0}=0 $   và   $u=v_{0}$
Phương trình thứ nhất  $v= u +a. t$ , nêu lên mối quan hệ giữa vận tốc-thời gian  ${v,u,a,t}$

Phương trình thứ hai
$x = u. t + ½ .a. t^2.$    ( tính theo vận tốc đầu u )
$x = v. t - ½ .a. t^2.$     ( tính theo vận tốc sau v )  chỉ ra mối quan hệ giữa dịch chuyển-thời gian ${x,u,v,a,t}$

Phương trình thứ ba
 $v^2 = u^2 + 2.a.x$  cho thấy liên hệ giữa vận tốc-dịch chuyển  ${v,u,a,x}$



Những phương trình chuyển động này nếu phải viết dưới dạng văn bản theo Galileo, có lẽ phải trình bày một cách rất rườm rà , phức tạp . May thay các ký hiệu toán học đã biểu diễn toàn bộ các ý tưởng quan trọng của vật thể chuyển động đều một cách rất đầy đủ và súc tích .

Những tiện ích của việc dùng ký hiệu toán học trong việc mô tả các hiện tượng khoa học tự nhiên nói chung và riêng ở môn vật lý  là không thể chối cãi . Tuy nhiên người ta còn sử dụng các phương pháp khác như  như phim ảnh , đồ thị  trong việc dẫn giải hoặc thuần túy chỉ là để quan sát những gì đang xẩy ra . Một cách tổng quát một hình ảnh có chức năng biểu diễn cho công thức hay một phương trình toán học được gọi là một đồ thị. Đồ thị thường đượcxem là cách tốt nhất để truyền tải các mô tả của các sự kiện , hiện tượng trong thế giới thực theo một hình thức nhỏ gọn.



Đồ thị của chuyển động thường có một số dạng phụ thuộc vào các đại lượng động học (thời gian, dịch chuyển , vận tốc, gia tốc) được gán cho một trục nào đó . Các ví dụ trong 1.1.5 cũng đã cho chúng ta thấy vài nét sơ lược về các tính năng của đồ thị vận tốc-thời gian và dịch chuyển -thời gian .

Đồ thị dịch chuyển-thời gian 

Để tìm hiểu về đồ thị dịch chuyển-thời gian chúng ta sẽ bắt đầu với công thức vận tốc của vật thể chuyển động . Từ  $\bar{v}=\frac{\Delta S}{\Delta t}$  , nếu $t_{0}=0$  ta sẽ viết lại như sau
$x - x_{0} =\bar{v}. t $
hay  $S = S_{0} + \bar{v}.t$
Khi đó biểu thức $S=S(t)=  S_{0} + \bar{v}.t$  mô tả quan hệ bậc nhất dịch chuyển - thời gian .

Để khảo sát đồ thị hàm $S=S(t)$ , với trục tung được gán cho dịch chuyển $S$ , chúng ta dễ dàng liên hệ đến đồ thị của hàm số bậc nhất $y = b + ax$  có dạng là một đường thẳng . Hệ số a và b tương ứng chỉ về độ dốc ( hay hệ số góc ) và tung độ gốc ( giao điểm của đồ thị và trục tung ) .

Trong hàm dịch chuyển bậc nhất   $S = S_{0} + \bar{v}.t$
- Độ dốc là $\bar{v}$ : vận tốc - chỉ mức độ nhanh chậm của đối tượng chuyển động . Độ dốc dương ( hoặc âm ) mô tả chuyển động của đối tượng theo hướng dương ( hoặc hướng âm ) .
- Tung độ gốc là  $S_{0}$ : dịch chuyển ban đầu - xác định vị trí trước khi khảo sát chuyển động .
- Đồ thị hàm số  $S=S(t)$ là đường thẳng - chỉ ra rằng vận tốc không đổi , gia tốc bằng 0 .


Tuy nhiên , biểu thức dịch chuyển-thời gian $S=S(t)$  có thể là một hàm số bậc hai , như các bạn đã biết phương trình chuyển động đều thứ hai có dạng
$x = x_{0} +v_{0}.\Delta t + ½ .a. \Delta t^2.$  
Trong đó $ x_{0}$  là dịch chuyển ban đầu , nếu $t_{0}=0$  ta sẽ viết lại như sau
$x = x_{0} +v_{0}.t + ½ .a. t^2.$  
hay $S = S_{0} +v_{0}.t + ½ .a. t^2.$  mô tả quan hệ bậc hai  dịch chuyển - thời gian .

Đồ thị hàm $S=S(t)$ là một parabola có dạng tổng quát  $y= c + bx + ax^2$ .
Hệ số $a<0$  chỉ độ cong lồi ( đồ thị có điểm cực đại ) , trong khi  $a>0$ chỉ độ cong lõm của parabola  ( đồ thị có điểm cực tiểu ) .
Hệ số b chỉ về vị trí của điểm cực trị và sự nâng của đường parabola , Nếu $b<0$ ( hoặc $b>0$ ) điểm cực trị nằm về phía bên phải (hoặc bên trái ) trục tung .
Nếu $a>0$  thi khi  $|b|$ càng lớn ( hoặc nhỏ ) đồ thị càng có khuynh hướng hạ xuống (hoặc nâng lên ) .
Ngược lại , nếu  $a<0$  thì khi  $|b|$ càng lớn ( hoặc nhỏ ) đồ thị càng có khuynh hướng nâng lên (hoặc hạ xuống  ) .
Hệ số c là  tung độ gốc ( giao điểm của đồ thị và trục tung ) .

Trong hàm dịch chuyển bậc hai  $S = S_{0} +v_{0}.t + ½ .a. t^2.$
Hệ số a  :  Gia tốc  $a<0$  ( hay $a>0$ ) chỉ độ cong lồi ( hay lõm )  - cho biết giá trị cực đại ( hoặc cực tiểu ) của dịch chuyển của đối tượng chuyển động .
- Tung độ gốc là  $S_{0}$ : dịch chuyển ban đầu - xác định vị trí trước khi khảo sát chuyển động .
- Đồ thị hàm số  $S=S(t)$ là đường parabola - chỉ ra rằng gia tốc không đổi .


Trường hợp tổng quát biểu thức dịch chuyển-thời gian $S=S(t)$  là một hàm số tùy ý , đồ thị dịch chuyển -thời gian không cho chúng ta biết vận tốc cụ thể của vật thể chuyển động , nhưng vận tốc trung bình có thể tính được bằng độ dốc của đoạn thẳng nối điểm đầu và điểm cuối trên đường cong $S(t)$.
Hình dưới đây chỉ ra cách tính vận tốc trung bình $\bar{v}$ trong khoảng thời gian 10s .

$\bar{v}= \frac{\Delta  S}{\Delta t}= \frac{9.5}{10}= 0.95 m/s$
Vận tốc tức thời tại một điểm trên đường cong $S(t)$  là giới hạn của vận tốc trung bình khi khoảng thời gian $\Delta t $ tiến về 0 .

$v(t)=\lim_{\Delta t \rightarrow 0}\frac{\Delta S}{\Delta t}=\frac{dS}{dt}$

Như vậy vận tốc tức thời  $v(t)$   là đạo hàm bậc nhất của hàm khoảng cách $S(t)$ đối với thời gian t.

Bảng số liệu vận tốc tức thời của chuyển động cho trong bảng sau đây chỉ ra sự thay đổi độ dốc ( giá trị đạo hàm của $S(t)$ ) của các tiếp tuyến  tại các điểm trên đồ thị $S(t)$


Tóm tắt .
Các tính chất của đồ thị dịch chuyển-thời gian .
- Độ dốc tại một điểm trên đồ thị là vận tốc .
- Độ dốc dương (âm) biểu thị cho chuyển động theo hướng dương (âm) .
- Độ dốc bằng 0 biểu thị cho chuyển động ở trạng thái nghỉ .
- Tung độ gốc là dịch chuyển ban đầu .
- Đường thẳng biểu diễn chuyển động có vận tốc hằng .
- Đường cong biểu diễn chuyển động có gia tốc .
- Một phần của parabola biểu diễn chuyển động có gia tốc hằng (đều) .
- Vận tốc trung bình là độ dốc của đoạn thẳng nối điểm đầu và điểm cuối trên đường cong S(t) .
- Vận tốc tức thời là độ dốc của tiếp tuyến tại điểm trên đường cong S(t) .
- Diện tích giới hạn bởi S(t) và trục thời gian không có ý nghĩa .


Đồ thị vận tốc-thời gian 

Điều cần thiết nhất khi khảo sát một đồ thị vận tốc -thời gian là phân biệt sự khác nhau giữa đồ thị dịch chuyển-thời gian và đồ thị vận tốc thời gian . Lúc này trục tung biểu thị số liệu vận tốc của vật thể chuyển động . Trong đồ thị này giá trị v nào lớn hơn mô tả trạng thái chuyển động có vận tốc nhanh hơn .  Xét phương trình chuyển động đều thứ nhất $v= u +a. t$ , mô tả quan hệ giữa vận tốc-thời gian  ${v,u,a,t}$ .

Hàm vận tốc $v =u +a. t$ như trên có dạng hàm số bậc nhất $y = b + ax$  và đồ thị là một đường thẳng . Các tính chất đặc trưng của hàm vận tốc bậc nhất này có những điểm tương tự như đã khảo sát ở hàm dịch chuyển bậc nhất ở phần trên .
Trong hàm vận tốc bậc nhất   $v = v_{0} + \bar{a}.t$

Độ dốc là $\bar{a}$ : gia tốc - chỉ mức độ gia tốc của đối tượng chuyển động . Độ dốc dương ( hoặc âm ) mô tả sự tăng ( hoặc giảm ) vận tốc của đối tượng .
Tung độ gốc là  $v_{0}$ : vận tốc ban đầu - xác định vận tốc của đối tượng trước khi khảo sát chuyển động .
Đồ thị hàm số  $v=v(t)$ là đường thẳng - chỉ ra rằng gia tốc không đổi  (đều) .

Trường hợp tổng quát biểu thức vận tốc-thời gian $v=v(t)$  là một hàm số tùy ý , tương tự như trường hợp dịch chuyển-thời gian , đồ thị vận tốc -thời gian không cho chúng ta biết gia tốc cụ thể của vật thể chuyển động , nhưng gia tốc trung bình có thể tính được bằng độ dốc của đoạn thẳng nối điểm đầu và điểm cuối trên đường cong $v(t)$.
Hình dưới đây chỉ ra cách tính gia tốc trung bình $\bar{a}$ trong khoảng thời gian 10s .
Gia tốc tức thời tại một điểm trên đường cong $v(t)$  là giới hạn của gia tốc trung bình khi khoảng thời gian $\Delta t $ tiến về 0 .

$a(t)=\lim_{\Delta t \rightarrow 0}\frac{\Delta v}{\Delta t}=\frac{dv}{dt}$

Như vậy gia tốc tức thời  $a(t)$   là đạo hàm bậc nhất của hàm vận tốc $v(t)$ đối với thời gian t.
Hình động dưới đây mô tả gia tốc tức thời là độ dốc của tiếp tuyến (màu xanh dương) với đường cong $v(t)$  (màu đỏ) . Đồ thị gia tốc $a(t)$ có màu xanh lá cây .


Hãy xét ví dụ dưới đây minh họa các tham số động học từ đồ thị vận tốc-thời gian  .
Một vận động viên trượt tuyết thực hiện cự ly thi đấu với các số liệu đo được như sau
Hãy tính :
- Gia tốc trung bình trong khoảng 8s đầu tiên .
- Gia tốc trung bình từ 8s đến 20 s .
- Cự ly đã trượt trong 8s đầu tiên .
- Tổng cự ly đã trượt .

- Gia tốc trung bình trong khoảng 8s đầu tiên : $\bar{a}_{[0,8]}= \frac{v_{A}-v_{0}}{\Delta t}=(16-0)/8=2 m/s^2$
- Gia tốc trung bình từ 8s đến 20 s  : $\bar{a}_{[8,20]}= \frac{v_{C}-v_{A}}{\Delta t}=(20-16)/12=0.33m/s^2$
- Cự ly đã trượt trong 8s đầu tiên : $S_{đỏ}=\Delta S = \bar{v}. \Delta t =  ½ ( v_{0}+v_{A}) . (8-0) = ½ (0+16) .8 =64 m$
- Tổng cự ly đã trượt : $S_{đỏ}+S_{xanh dương}+S_{xanh cây}$
$S_{đỏ}=\Delta S = \bar{v}. \Delta t =  ½ ( v_{0}+v_{A}) . (8-0) = ½ (0+16) .8 =64 m$
$S_{xanh dương}=\Delta S = \bar{v}. \Delta t =  ½ ( v_{A}+v_{B}) . (16-8) = ½ (16+20) .8 =144 m$
$S_{xanh cây}=\Delta S = \bar{v}. \Delta t =  ½ ( v_{B}+v_{C}) . (20-16) = ½ (20+20) .4 =80 m$
Vậy
$S_{đỏ}+S_{xanh dương}+S_{xanh cây}= 64m+144m+80m= 288m$

Tóm tắt .
Các tính chất của đồ thị vận tốc-thời gian .
- Độ dốc tại một điểm trên đồ thị là gia tốc .
- Độ dốc dương (âm) biểu thị cho sự tăng tốc theo hướng dương (âm) .
- Độ dốc bằng 0 biểu thị cho chuyển động có vận tốc hằng .
- Tung độ gốc là vận tốc ban đầu .
- Đường thẳng biểu diễn chuyển động có gia tốc đều .
- Đường cong biểu diễn chuyển động có gia tốc không đều .
- Gia tốc trung bình là độ dốc của đoạn thẳng nối điểm đầu và điểm cuối trên đường cong v(t) .
- Gia tốc tức thời là độ dốc của tiếp tuyến tại điểm trên đường cong v(t) .
- Diện tích giới hạn bởi v(t) và trục thời gian biểu thị sự thay đổi dịch chuyển .



Đồ thị gia tốc-thời gian 

Trong đồ thị gia tốc-thời gian trục tung biểu diễn gia tốc ($m/s^2$) và trục hoành biểu diễn thời gian (s) . Để ý rằng biểu đồ gia tốc-thời gian của bất kỳ đối tượng nào dịch chuyển với một vận tốc không đổi là như nhau. Điều này đúng bất kể vận tốc của các đối tượng như thế nào . Một chiếc xe hơi chạy với vận tốc hằng 60 mph (27 m / s), một người đi bộ với một tốc độ hằng 8 km/h  tất cả đều có cùng đồ thị gia tốc-thời gian - biểu diễn bởi một đường thẳng ngang trùng với trục hoành ( trục thời gian t ). Vì tốc độ của mỗi đối tượng trên là không đổi nên các gia tốc này bằng không .

 Gia tốc và vận tốc là hai đại lượng khác nhau . Đi nhanh không hàm ý tăng tốc nhanh . Một vật thể chuyển động có gia tốc lớn tương ứng với một sự thay đổi nhanh chóng về vận tốc, nhưng nó không cho bạn biết gì về giá trị của vận tốc của riêng vật thể đó . Khi gia tốc là hằng số, đồ thị gia tốc-thời gian là một đường thẳng song song với trục hoành . Mức độ thay đổi của gia tốc theo thời gian là một đại lượng vô nghĩa nên độ dốc của đường cong trên đồ thị này không có ý nghĩa.  Gia tốc có thể thay đổi và không cần phải là đại lượng liên tục, nhưng mức độ của sự thay đổi của gia tốc theo thời gian là khái niệm không có trong vật lý .



Hình động dưới đây mô tả mối liên hệ giữa dịch chuyển - vận tốc - gia tốc theo biến thời gian .
Từ trái sang phải biểu thị phép toán đạo hàm - độ dốc của tiếp tuyến (derivative) , từ phải sang trái biểu thị phép toán tích phân -diện tích giới hạn bởi đường cong (integral) .

Để làm rõ sự liên hệ này chúng ta xét một ví dụ hình học dưới đây .

Xét chuyển động của một vật thể với vận tốc từ 165 m /s đến mức tối đa là 250 m / s, biểu diễn bởi đồ thị (a) , (b) , (c) . Đồ thị (a) minh họa dịch chuyển S ( km ) - thời gian t (s)

Thời gian đầu là   $t_{0}=0 $ tương ứng với dịch chuyển ban đầu và vận tốc là 2.9 km và 165 m / s . Độ dốc của S theo thời gian  t chính là vận tốc $v$ ( xem hình (b) ) .

Biểu đồ vận tốc tăng cho đến khi t = 55 s , sau đó, độ dốc không đổi . Gia tốc $a$ giảm dần từ $5.0 m /s^2$  đến  $0 m/s^2$   khi vận tốc máy bay chạm mốc 250 m /s ( xem hình (c) ) .
Tóm tắt .
Các tính chất của đồ thị gia tốc-thời gian .
- Độ dốc tại một điểm trên đồ thị không có ý nghĩa .
- Độ dốc bằng 0 chuyển động có gia tốc không đổi .
- Tung độ gốc là gia tốc ban đầu .
- Đường thẳng ngang biểu diễn chuyển động có gia tốc đều .
- Diện tích giới hạn bởi a(t) và trục thời gian biểu thị sự thay đổi vận tốc .





Trần hồng Cơ 
Biên soạn 
Ngày 10/11/2014



Nguồn :
1. http://tap.iop.org/mechanics/kinematics/index.html
2. http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hbase/HFrame.html
3. http://physics.info/
4. http://www.onlinephys.com/index.html
5. http://www.stmary.ws/highschool/physics/home/notes/kinematics/
6. http://physics.tutorcircle.com/



Xem tiếp 


http://cohtran-toan-don-gian.blogspot.com/2014/11/vat-ly-tong-quan-chuong-1-co-hoc-11-ong_10.html



  Creative Commons License
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivs 3.0 United States License.

-------------------------------------------------------------------------------------------

Người có học biết mình ngu dốt.
The learned man knows that he is ignorant.

 Victor Hugo.

Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015

Câu chuyện về cái đói và hy vọng .


Câu chuyện về cái đói và hy vọng .

Em về trong sương sớm ,
Ban mai cuộn hương đêm
Sau ngày dài lam lũ
Thèm một phút êm đềm .

Cơn đói nào dai dẳng
Theo chân bước ưu phiền
Em lặng nhìn cảnh vật
Thoang thoảng hồn an nhiên .

Bao đắng cay chua xót
Mẹ nuốt lệ vào tim
Mơ cuộc sống từng đêm
Mau thoát đời khốn khó 

Những nụ hoa trước gió
Thân phận quá mong manh
Xin hãy dừng bão tố
Để em tôi yên bình


Oằn vai phụ cha mình
Bánh xe đời chất nặng
Cảnh đẹp buổi bình minh
Có làm em rung động ?

Sớm mai cơn gió lộng
Len qua chiếc áo manh
Khói tỏa bếp nhà tranh
Mùi bắp khoai thơm chín .


Trên cánh đồng khô nắng
Vàng lúa mới lại về
Bao bà mẹ chân quê
Nhanh tay mau gặt hái

Mong nỗi lo mùa đói
Mãi mãi là giấc mơ
Đời trôi đi tăm tối
Có khi nào nên thơ ?


Cha con chìm giấc mộng
Mệt mỏi giấc ngủ trưa 
Ngọt mát ngụm nước dừa
Thiên đường chào em nhỏ

Biết giọt mưa nào đó
Có còn ở bên em
Xin trời quang mây tạnh
Che chở em yên lành 

Bánh sự sống đây rồi !
Tạ ơn trong hy vọng
Qua đau khổ dập vùi
Là tình yêu cao trọng .

Biết bao giờ cơn đói
Thôi sắc bén như dao ?
Không cứa vào gan ruột ,
No ? như giấc chiêm bao .





Nỗi xúc cảm khi biết đói và hy vọng .
Trần hồng Cơ
08/01/2015



Nguồn :  http://yourshot.nationalgeographic.com/stories/story-hunger-and-hope/




-------------------------------------------------------------------------------------------

 Người có học biết mình ngu dốt. The learned man knows that he is ignorant.

 Victor Hugo.

Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

Tâm hồn kỳ diệu .


Tâm hồn kỳ diệu .

























 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Người có học biết mình ngu dốt. The learned man knows that he is ignorant.

 Victor Hugo.



Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

Nghìn lẻ một đêm .


Nghìn lẻ một đêm . 



Đọc trực tuyến trên Calaméo





Đọc trực tuyến trên wattpad












Xem phim trực tuyến









 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Người có học biết mình ngu dốt. The learned man knows that he is ignorant.

 Victor Hugo.



Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Đố vui Việt sử Phần 2 (giải đáp) .

Đố vui Việt sử  

 Phần 2 (giải đáp) .




Bài viết này của tác giả  Kim Anh Truong  đã đăng tải trên http://truongxuabancu.fpb.yuku.com/topic/1347
Xin phép được đăng lại trên Blog Toán-Cơ học ứng dụng . 
Trân trọng cám ơn .



“Đố Vui Việt Sử” là một tập thơ lục bát gồm có một trăm câu đố về lịch sử và văn học sử Việt Nam đề ra bởi luật sư Đào Hữu Dương và hai trăm câu thơ trả lời của giáo sư Nguyễn Xuân Vinh.

Dụng ý của hai tác giả là dùng một thể thơ thật nhẹ nhàng và hấp dẫn để nhắc nhở các thanh thiếu niên ôn lại những trang sử Việt Nam và nuôi dưỡng tinh thần nhớ nước, thương nòi ở nơi đất khách. Tập thơ in ra lần đầu ở San Diego, vào năm 1985, đã được gửi tặng các trường dậy Việt ngữ. Cuốn sách này cũng được Trung Tâm Việt Ngữ Văn Lang ở San Jose, CA in lại để làm tài liệu dậy tiếng Việt.

Chúng tôi in lại ở đây như là một tài liệu giáo dục quý giá cho thế hệ trẻ


******************************************************


Câu hỏi của Đào Hữu Dương

1. Vua nào mặt sắt đen sì?
2. Vua nào trong buổi hàn vi ở chùa?
3. Tướng nào bẻ gậy phò vua?
4. Tướng nào dùng bút đánh lừa Vương Thông?
5. Ngựa ai phun lửa đầy đồng?
6. Voi ai nhỏ lệ ở giòng Hóa Giang?
7. Kiếm ai trả lại rùa vàng?
8. Súng ai rền ở Vũ Quang thủa nào?
9. Còn ai đổi mặc hoàng bào?
10. Nữ lưu sánh với anh hào những ai?
11. Nhà thơ lên đoạn đầu đài?
12. Tướng Tàu chui ống chạy dài Bắc phương?
13. Tướng Nam chẳng thiết phong vương?
14. Rắc lông ngỗng, thiếp nghe chàng hại cha?
15. Anh hùng đại thắng Đống Đa?
16. Đông du khởi xướng bôn ba những ngày?
17. Lũy Thầy ai đắp, ai xây?
18. Hồng-Sơn Liệp-Hộ, triều Tây ẩn mình?
19. Vua Bà lừng lẫy uy danh?
20. Ấu nhi tập trận, cỏ tranh làm cờ?
21. Vua nào nguyên-súy hội thơ?
22. Hùng-Vương quốc-tổ đền thờ ở đâu?
23. Đại vương bẻ gẫy sừng trâu?
24. Rừng Lam khởi nghĩa áo nâu anh hùng?
25. Hại dân bán nước tên Cung?
26. Đục chìm thuyền địch dưới sông Bạch-Đằng?
27. Lý triều nổi tiếng cao tăng?
28. Bình-Ngô ai soạn bản văn lưu truyền?
29. Mười ba liệt sĩ thành Yên?
30. Bỏ quan treo ấn tu tiên thủa nào?
31. Ai sinh trăm trứng đồng bào?
32. Bình-Khôi chức hiệu được trao cho người?
33. Tây-Sơn có nữ tướng tài?
34. Cần-vương chống Pháp bị đầy xứ xa?
35. Tổ ngành hát bội nước ta?
36.. Khúc ngâm Chinh-Phụ ai là tác nhân?
37. Vua nào sát hại công thần?
38. Nhà văn viết truyện Tố-Tâm trữ tình?
39. Thái-Nguyên chống Pháp dấy binh?
40. Hà-Ninh tổng đốc vị thành vong thân?
41. Vua nào mở nghiệp nhà Trần?
42. Nêu gương hiếu tử diễn âm lưu truyền?
43. Công lao văn học Nguyễn-Thuyên?
44. Lừng danh duyên hải Dinh-Điền là ai?
45. Nhà thơ sông Vị, biệt tài?
46. Vua nào chống Pháp bị đầy đảo xa?
47. Ngày nào kỷ niệm Đống Đa?
48. Biên thùy tiễn biệt lời cha dặn dò?
49. Mê-Linh xây dựng cơ đồ?
50. Bến Hàm-Tử bắt quân thù xâm lăng?
51. Húy danh Hoàng-Đế Gia-Long?
52. Tướng nào hương khói Lăng-Ông thủa giờ?
53. Rồng thiêng kết nghĩa Âu-Cơ?
54.. Thánh Trần nay có bàn thờ ở đâu?
55. Đời nào có chức Lạc-Hầu?
56. Tướng Châu-Văn-Tiếp, ở đâu bỏ mình?
57. Danh nho thường gọi Trạng Trình?
58. Cha con cùng quyết hy sinh với thành?
59. Đầm Dạ-Trạch nức uy danh?
60. Sớ dâng chém nịnh không thành, từ quan?
61. Công thần vì rắn thác oan?
62. Ai mời bô lão dự bàn chiến chinh?
63. Vua nào dòng dõi Đế-Minh?
64.. Vĩnh-Long thất thủ, liều mình tiết trung?
65. Ngày nào trẩy hội Đền Hùng?
66. Ngày nào sông Hát, nhị Trưng trẫm mình?
67. Núi nào ngự trị Sơn-Tinh?
68. Sông nào ghép lại bút danh thi hào?
69. Gốc nguồn hai chữ đồng bào?
70. Bôn ba tổ chức phong trào Đông du?
71. Hùm Thiêng trấn đóng chiến khu?
72. Vua nào thành lập Hội Thơ Tao-Đàn?
73. Dẹp Thanh giữ vững giang san?
74. Thiết triều nằm lả khiến tàn nghiệp Lê?
75. Hóa-Giang giữ trọn lời thề?
76. Mười năm kháng chiến chẳng nề gian lao?
77. Móng rùa thần tặng vua nào?
78. Bình Chiêm, Dẹp Tống, Lý trào nổi danh?
79. Dâng vua sách lược “Trị-Bình”?
80. Trạng nguyên tướng xấu ví mình hoa sen?
81. Người Tàu dựng đất Hà-Tiên?
82. Họ Lương chống Pháp, Thái-Nguyên bỏ mình?
83. Quy-Nhơn thất thủ, quyên sinh?
84. Lê Triều sử ký soạn thành họ Ngô?
85. Công thần mà bị quật mồ?
86. “Vân-Tiên” tác giả lòa mù là ai?
87. Đại-Từ nổi tiếng tú tài?
88. Đem nghề in sách miệt mài dạy dân?
89. Dâng vua cải cách điều trần?
90. Sánh duyên công chúa Ngọc-Hân, vua nào?
91. Thi nhân nổi loạn họ Cao?
92. Xây thành đắp lũy, họ Đào là ai?
93. Họ Phan lãnh ấn khâm sai?
94. Phòng khuya vọng tiếng thuyền chài tương tư?
95. Đông y lừng tiếng danh sư?
96. Lời thề diệt địch trên bờ Hóa-Giang?
97. Vân-Đồn ai thắng danh vang?
98. Am mây ẩn dật chẳng màng lợi danh?
99. Mùa xuân nào phá quân Thanh?
100. Bao giờ trở lại thanh bình Việt Nam?






Giải đáp của Nguyễn Xuân Vinh


Trước đèn đọc sách Đào quân:
“Đố Vui Việt Sử”, gieo vần họa thơ.
Duyên văn tao ngộ từ xưa,
Nặng lòng đất nước, bây giờ luyện thi.
1. Vua nào mặt sắt đen sì ?
Tướng Mai-Hắc-Đế, sử ghi chống Đường.
2. Quét chùa mà tướng đế-vương,
Lý-Công, tên Uẩn, xuất đường lên ngôi.
3. Phò vua, chống giặc cõi ngoài,
Đức Trần-Hưng-Đạo dẹp suôi hận lòng.
4. Bút thần đâu sợ Vương-Thông,
Thù cha, Nguyễn-Trãi có công dựng triều.
5. Gậy thần, ngựa sắt cao siêu,
Thiên-Vương Phù-Đổng một chiều thét vang.
6. Voi lầy, nhỏ lệ Hóa-Giang,
Đại-Vương Hưng-Đạo quyết đường dẹp Nguyên.
7. Kiếm thần, lập quốc, báo đền,
Vua Lê trả lại rùa thiêng trên hồ.
8. Vũ-Quang, chống Pháp lập đô,
Súng do Cao-Thắng, phất cờ cụ Phan.
9. Lê-Lai đổi mặc áo vàng,
Để vua Lê-Lợi thoát vòng gian lao.
10. Triệu, Trưng kể lại biết bao
Nữ nhi sánh với anh hào kém chi
11. Ngang tàng cung, kiếm, cầm, thi,
Ông Cao-Bá-Quát sá gì phân thây!
12. Thoát-Hoan, Vạn-Kiếp sa lầy,
Ống đồng chui rúc, từ đây kéo về.
13. Nước Nam, làm quỷ ai thề ?
Tướng Trần-Bình-Trọng chẳng nề Bắc-Vương.
14. Lông ngan làm chước dẫn đường,
Mỵ-Châu, Trọng-Thủy còn vương hận lòng.
15. Đống-Đa thây giặc điệp-trùng,
Quang-Trung Nguyễn-Huệ anh hùng phương Nam.
16. Họ Phan có cụ Sào-Nam,
Bôn ba khởi xướng, luận bàn Đông-Du.
17. Nguyễn-Vương giữ vững cơ đồ,
Lũy xây Trường-Dục, Duy-Từ có công.
18. Nguyễn-Du tạm lánh sơn trung,
Truyện Kiều thi phẩm, anh hùng nổi danh.
19. Triệu-Bà Lệ-Hải Tài-Trinh,
Ngàn năm dân Việt tôn vinh, phụng thờ.
20. Mục đồng tập trận ấu thơ,
Tiên-Hoàng Bộ-Lĩnh phất cờ bông lau.
21. Thánh-Tôn, nguyên súy, công hầu,
Tao-Đàn lập hội, lựa câu họa vần.
22. Đền Hùng, hương khói phong vân,
Lâm-Thao là chốn nhân dân hướng chầu.
23. Phùng-Hưng bẻ gẫy sừng trâu,
Tôn thờ Bố-Cái, sức đâu hơn người.
24. Lam-Sơn áo vải, lòng trời,
Vua Lê khởi nghĩa, muôn đời ghi công.
25. Họ Hồ chính Nguyễn-Sinh-Cung,
Liên-Sô dâng nước, khốn cùng nhân dân.
26. Yết-Kiêu, Dã-Tượng sả thân,
Đục chìm thuyền địch, mấy lần Đằng-Giang.
27. Lý-Triều Vạn-Hạnh cao tăng,
Cùng Từ-Đạo-Hạnh tiếng vang pháp thiền.
28. Bình-Ngô Đại-Cáo sách tuyên,
Văn tài Nguyễn-Trãi lưu truyền mai sau.
29. Thành Yên, liệt sĩ rơi đầu,
Vang danh Thái-Học, lưu sầu Quốc-Dân.
30. Tiên-Du, treo ấn từ quan,
Giáng-Hương, Từ-Thức theo nàng lên tiên.
31. Âu cơ, trăm trứng nở truyền,
Ngàn năm Hồng Lạc, con Tiên, cháu Rồng.
32. Bình-Khôi, chức hiệu Nguyên-Nhung,
Lệnh Bà Trưng Nhị được phong tướng tài.
33. Tây-Sơn lẫm liệt thần oai,
Quần thoa ai sánh tướng Bùi-Thị-Xuân.
34. Cần-Vương vì nước gian truân,
Vua Hàm-Nghi trải tấm thân lưu đầy.
35. Lập ngành Hát Bộ từ đây,
Tổ-sư Đào-Tấn, bậc thầy xướng ca.
36. Đoàn thư, Chinh-Phụ dịch ra,
Trần-Côn trước tác khúc ca ngậm ngùi.
37. Gia-Long từ độ lên ngôi,
Công thần giết hại, nhiều người thác oan.
38. Tố-Tâm, tác giả Song-An,
Chữ Hoàng-Ngọc-Phách, lời than tự tình.
39. Thái-Nguyên chống Pháp, dấy binh,
Lưu danh Đội Cấn, gây tình quốc gia.
40. Pháp quân tiến đánh thành Hà.
Tuẫn trung, Hoàng-Diệu, Chính-Ca một thời.
41. Chiêu-Hoàng nhà Lý truyền ngôi
Cho chồng Trần-Cảnh nối đời làm vua.
42. Diễn âm gương hiếu ngày xưa,
Ghi công Văn-Phức, vốn thừa Lý gia.
43. Hán văn chuyển tiếng nước nhà.
Thơ Nôm, Đường luật chính là Nguyễn-Thuyên.
44. Kim-Sơn, Tiền-Hải, dinh điền,
Uy danh Công-Trứ, tiếng truyền đời sau.
45. Tú Xương, sông Vị, không giầu,
Tiếng thơ cao ngạo, ai rầu mặc ai.
46. Duy-Tân vì nước rời ngai,
Thực dân uy hiếp đưa ngài đảo xa.
47. Mồng Năm kỷ niệm Đống-Đa,
Tháng Giêng chiến thắng, hùng ca Ngọc-Hồi.
48. Tiễn cha, Nguyễn-Trãi nhớ lời
Phi-Khanh còn vẳng núi đồi Nam-Quan.
49. Bà Trưng khôi phục giang san,
Mê-Linh khởi nghĩa, dẹp tan quân thù.
50. Danh Trần-Quang-Khải ngàn thu,
Chương-Dương cướp giáo, bắt tù Hàm-Quan.
51. Nguyễn-Triều, khởi sự gian nan,
Bôn ba Phúc-Ánh, Bắc Nam hợp lòng.
52. Tả-Quân, thờ phụng Lăng-Ông,
Tướng Lê-Văn-Duyệt có công phá thành.
53. Âu-Cơ, tiên nữ giáng trần,
Hợp duyên cùng Lạc-Long-Quân giống Rồng.
54. Đức Trần-Hưng-Đạo phá Mông,
Đền thờ Kiếp-Bạc, tôn sùng khói hương.
55. Ngàn năm thời đại Hùng-Vương,
Lạc-Hầu, Lạc-Tướng, chức thường gọi quan.
56. Tướng Châu-Văn-Tiếp thân tàn,
Vĩnh-Long, Mang-Thít đầu hàng Tây-Sơn !
57. Trạng Trình phong tước Quốc-Công,
Bỉnh-Khiêm họ Nguyễn, vốn dòng Cổ-Am.
58. Hùm thiêng sớm đã về âm,
Tri-Phương cùng với Nguyễn-Lâm giữ thành.
59. Chống Lương, Dạ-Trạch uy danh,
Triệu-Vương, Quang-Phục hiển vinh một thời.
60. Chu hiền xin chém bẩy người,
Vua nghe kẻ nịnh, ông rời chức quan.
61. Vì tay Thị Lộ thác oan,
Công thần Nguyễn-Trãi gia toàn chu di.
62. Diên-Hồng quyết chiến còn ghi,
Đời Trần bô lão kém gì tráng sinh.
63. Tổ Hùng tên hiệu Đế Minh,
Dương-Vương Lộc-Tục, con mình phong vua.
64. Vĩnh-Long chống Pháp đành thua,
Ông Phan-Thanh-Giản, ơn vua tuẫn người.
65. Dù ai buôn bán ngược xuôi,
Đền Hùng trẩy hội mồng Mười tháng Ba,
66. Hàng năm kỷ niệm Hai Bà,
Tháng Hai, mồng Sáu trầm hà Hát-Giang.
67. Tản-Viên che phủ mây vàng,
Sơn-Tinh chuyện cũ đưa nàng lên cao.
68. Tản-Đà, bút hiệu thi hào,
Núi sông hai chữ ghép vào thành tên.
69. Cùng trong một bọc Rồng Tiên,
Trứng trăm con nở, nối truyền đời ta.
70. Đông-Du cách mạng sơn hà,
Bội Châu lừng lẫy tiếng nhà họ Phan.
71. Hùm thiêng Yên-Thế họ Hoàng,
Nổi danh Hoa-Thám giữ vùng chiến khu.
72. Đời Lê bình trị thiên thu,
Thánh-Tôn mới lập hội thơ Tao-Đàn.
73. Thăng-Long giữ vững giang san,
Quang-Trung Nguyễn-Huệ đánh tàn quân Thanh.
74. Ngọa triều, tửu sắc liệt mình,
Uổng cho Long-Đĩnh tan tành nghiệp ê.
75. Hóa-Giang giữ trọn lời thề,
Thánh Trần không thắng không về tới sông.
76. Mười năm kháng chiến thành công,
Ơn vua Lê-Lợi, non sông phục hồi.
77. Kim-Quy chuyện móng ngàn đời,
An-Dương-Vương được Rùa trời ban giao.
78. Bình Chiêm, dẹp Tống, Lý hào,
Câu thơ Thường-Kiệt: Nam trào, Nam cư.
79. Đời Lê, Lương đống tâm tư,
Đắc Bằng, quốc sách dâng thư trị bình.
80. Trạng nguyên họ Mạc thấp mình,
Đĩnh Chi thảo phú ví tình hoa sen.
81. Hà-Tiên Nam Việt cuối miền,
Nhờ tay Mạc-Cửu dựng nên mật trù.
82. Thái-Nguyên chống Pháp, giặc thù,
Ông Lương-Ngọc-Quyến thiên thu tuyệt mình.
83. Quy-Nhơn, Võ-Tánh quyên sinh,
Đài cao đốt lửa, chiếm thành Tây-Sơn.
84. Sĩ-Liên, Sử-Ký Đại-Toàn,
Triều Lê soạn thảo, danh thần họ Ngô.
85. Nguyễn phò, gây dựng cơ đồ,
Tướng Lê-Văn-Duyệt, quật mồ thảm thay.
86. Vân-Tiên, tác giả ai hay ?
Cụ đồ Đình-Chiểu, xưa nay mù lòa.
87. Đại-Từ, cách mạng sơn hà,
Hải-Thần, cụ Nguyễn bôn ba nước ngoài.
88. Thám-Hoa Nhữ-Học, thiên tài,
Học nghề in sách miệt mài dạy dân.
89. Tâu vua, Trường-Tộ điều trần,
Tiếc thay Tự-Đức canh tân không màng.
90. Ngọc-Hân tài sắc vẹn toàn,
Quang-Trung Nguyễn-Huệ điện vàng sánh duyên.
91. Văn tài Bá-Quát vô tiền,
Quốc-Oai treo ấn, cự thiên, kháng đình.
92. Lũy-Thầy, Đồng-Hới, Quảng-Bình,
Duy-Từ nổi tiếng xây thành, khai sơn.
93. Khâm sai Bắc Việt chiêu dân,
Cụ Phan-Kế-Toại, văn thần vua phong.
94. Trương-Chi hát vọng khuê phòng,
Mỵ-Nương nghe tiếng, đem lòng tương tư.
95. Đông-Y Hải-Thượng danh sư,
Dương-An Toàn-Trạch, đề thư dụng truyền.
96. Trận này không phá giặc Nguyên,
Không về sông Hóa, lời nguyền Đạo-Vương.
97. Vân-Đồn thắng địch tuyệt lương,
Quân Nguyên nản chí, công dường Khánh-Dư.
98. Bạch-Vân về ngụ, tâm tư,
Thi văn, lý đoán, ẩn cư Trạng Trình.
99. Quang-Trung thần tốc phát binh,
Mùa xuân Kỷ-Dậu chiếm thành Thăng-Long.
100. Lời ca con cháu Tiên Rồng :
Cộng nô tiêu diệt, non sông thanh bình.




 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Người có học biết mình ngu dốt. The learned man knows that he is ignorant.

 Victor Hugo.

Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

Chúc mừng năm mới 2015 .


*/.~ Chúc mng năm mi 2015.










Xuân mộng -

Tóc tơ vương vấn ,
hơi thở nồng nàn .
Đường quê phố thị , 
dịu dàng nắng xuân.
Mai đào khoe sắc ,
rạng rỡ muôn phần 
...
Xuân về đây lấm bụi trần tinh khôi .
Mộng xưa vây kín , 
Mơ hoa lòng người 
Em vừa nghe thấy 

Xuân về muôn nơi .

Nụ xinh mới nở , trong nắng chan hòa
Ai đưa Xuân đến bến bờ 
Để ta trao lại bài thơ không lời .
Một khúc hoan ca gieo rắc cho đời ,
Mùa sương bạc tóc theo thời gian trôi .




* Buổi sáng lạnh hơi sương 
Trần hồng Cơ 
12/01/2014 .

CHÚC MỪNG NĂM MỚI !

VLOS:2014

Các bạn độc giả thân mến,
Trước thềm năm mới 2015, chúng ta có dịp nhìn lại chặng đường 12 tháng đã qua của năm 2014 và chuẩn bị cho 1 năm mới, năm đánh dấu 10 năm xây dựng và trưởng thành của Tủ sách Khoa học VLOS.
Trong năm vừa qua, Tủ sách Khoa học VLOS đón nhận hơn 2.6 triệu lượt truy cập (khoảng 7 nghìn lượt mỗi ngày) trong đó có hơn 900 thành viên mới đăng ký tài khoản nâng tổng số thành viên của Tủ sách Khoa học lên con số 37 nghìn thành viên. Đặc biệt trong số thành viên mới, có Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh, đến từ Đại An - Nam Định, đã nhanh chóng trở thành tác giả của nhiều bài viết mới, hữu ích.
Trên 260 bài viết mới và các tệp tin tư liệu của nhiều lĩnh vực đã được các thành viên của Tủ sách VLOS đóng góp, trong đó đặc biệt kể đến Bác sĩ Võ Đức Minh (Đà Nẵng), Thầy giáo Trần Hồng Cơ (TP. Hồ Chí Minh), Thầy giáo Nguyễn Thế Phúc (Nam Định),Trần Mạnh Hào (Đại học Huế), TS. Nguyễn Bá Tiếp (Đại học Nông nghiệp Hà Nội) và TS. Cao Xuân Hiếu (CHLB Đức). Chúng tôi xin trân trọng ghi nhận những đóng góp quý báu này và mong muốn trong năm mới sẽ đón nhận nhiều hơn nữa các bài viết hữu ích nhằm nâng tổng số bài viết trên Tủ sách VLOS vượt xa con số 5.5 nghìn bài hiện nay.
Khả năng hợp tác và chia sẻ tri thức là một trong các phương thức chính của nhân loại để sinh tồn trong mọi hoàn cảnh sống từ các sa mạc cháy nắng đến những vùng nước giá băng ở địa cực
Trong những tháng cuối năm 2014, nhờ sự hỗ trợ tích cực của Lê Ngọc Minh và Nguyễn Thế Phúc, nhóm kỹ thuật VLOS đã chuyển server thành công, Tủ sách Khoa học VLOS chuyển sang một bệ phóng mới, mạnh mẽ hơn, ổn định hơn. Nhiều tính năng kỹ thuật đòi hỏi cải tiến và các thách thức trong nền tảng kỹ thuật của Tủ sách đang chờ đón những nhà tiên phong xây dựng và phát triển. Một trong số đó là tăng cường sự thân thiện đối với các trang thiết bị di động (hiện chiếm gần 40% lượt truy cập VLOS).
Nhân dịp này Tủ sách Khoa học VLOS xin chúc quý bạn độc giả và các thành viên tác giả của VLOS một năm mới an khang, minh triết và thành công. Thông điệp của năm 2015 là Hãy yêu, bất chấp tất cả.
Tủ sách Khoa học VLOS.
Nguồn :  http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/VLOS:2014

 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Người có học biết mình ngu dốt. The learned man knows that he is ignorant.

 Victor Hugo.

*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran