Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Chân dung một cuộc đời trong thi ca Việt Nam – Bùi Giáng .


Chân dung mt cuc đời trong thi ca Vit Nam – Bùi Giáng .


http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130918/chuyen-doi-bui-giang-ai-dua-bui-giang-vao-nha-thuong-dien.aspx







-------------------------------------------------------------------------------------------


 Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic. 
 Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.
 Albert Einstein .

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN . Chương 5 - PHẦN 4 .


   

GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN .









Chương 5 -


PHẦN 4 . 



Các phương pháp giải hệ thống phương trình vi phân tuyến tính .

-Phương pháp ma trận .
-Phương pháp toán tử     .
-Phương pháp biến đổi Laplace  .


 

Loạt bài sau đây giới thiệu về phương trình vi phân một cách tổng quan , các khái niệm cơ bản và phương pháp giải được trình bày tinh giản dễ hiểu . Bạn đọc có thể sử dụng các phần mềm hoặc công cụ online trích dẫn chi tiết trong bài viết này để hỗ trợ cho việc học tập và nghiên cứu . Ngoài ra tác giả cũng sẽ đề cập đến những ví dụ minh họa cụ thể , các mô hình thực tế có ứng dụng trong lĩnh vực phương trình vi phân .  



Trần hồng Cơ .

25/09/2013 .



****************************************************************************Creative Commons License
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivs 3.0 United States License.







Các phương pháp giải hệ thống phương trình vi phân tuyến tính .
3. Phương pháp biến đổi Laplace .
+Xét hệ thống

                   y(t)'  =  A.y(t)  +  h(t)   (1)


Với A = [ aij ] , ( i,j = 1,2,...,n ) ; h(t)  = ( h1(t)  h2(t)  ... hn(t) ) trong đó hàm hk(t
k = 1,2,...,n )  liên tục trên miền cho trước .
+Khi  h(t) = 0   (1)  có dạng thuần nhất .

                   y(t)'  =  A.y(t)         (2)



Trong Chương 5 - Phần 3  chúng ta đã xét đến phương pháp toán tử , tìm nghiệm thuần nhất và nghiệm riêng cho dạng (1) .
+Phần sau đây ta khảo sát phương pháp biến đổi Laplace giải hệ thống phương trình vi phân tuyến tính không thuần nhất có dạng 

  y(t)'  =  A(t).y(t)  +  h(t)   (3)

+Các bạn có thể xem lại lý thuyết phép biến đổi Laplace và Laplace ngược ở Chương 4 - Phần 3 . 1 và 2 . Ví dụ minh họa cho phương pháp này được trình bày ở 3.2 . 
3.1  Nội dung tổng quát .
+Nói chung phương pháp biến đổi Laplace cho (1) gần giống như cách giải ở 3.2  . Các bước cụ thể như sau :
Bước 1 .  Áp phép biến đổi Laplace vào 2 vế của các phương trình trong hệ (1) đưa về hệ đại số các ảnh  Y(sj) = L{yj(t)}, j = 1,2,...,n .
Bước 2 .  Tìm nghiệm đại số  Y(sj) bằng phương pháp Cramer  .
Bước 3 . Áp phép biến đổi ngược vào Y(sj)   ta tìm lại được hàm gốc yj(t) , j = 1,2,...,n .


3.2  Một số công thức thông dụng .
+Phép biến đổi Laplace .
Hàm gốc f(t) có biến thực t qua phép biến đổi Laplace thành ảnh F(s) có biến là số thực .   
Bảng Laplace  .

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

NHẬT KÝ LƯỢNG TỬ - CUỘC THÁM HIỂM THẾ GIỚI VẬT LÝ HẠT - Bài 6 . Tí hon boson W - làm rối tung mọi thứ .



NHẬT KÝ LƯỢNG TỬ - CUỘC THÁM HIỂM THẾ GIỚI VẬT LÝ HẠT - Bài 6 .  Tí hon boson W - làm rối tung mọi thứ .






Lời nói đầu .


Vật lý hạt nhân là một nhánh quan trọng trong khoa học vật lý , nó chỉ ra những quan hệ tương tác giữa các hạt , phản hạt cùng những cấu thành khác trong thế giới hạt vi mô . Nhưng để hiểu được các ý nghĩa của chúng bằng việc sử dụng các công thức , ký hiệu toán học và các kiến thức vật lý cao cấp khác là cả một sự khó khăn với quảng đại quần chúng . Loạt bài sau đây gồm 20 đề tài được các tác giả là những nhà vật lý hạt hiện đang tham gia nghiên cứu về lĩnh vực này thể hiện qua những bài đăng rất thú vị . Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc .




Trần hồng Cơ .
Tham khảo - Trích lược .
Ngày 18/08/2013.


Đường dẫn :

Bài 1 . Sơ đồ Feynman .

Bài 2 . Nhiều sơ đồ FEYNMAN hơn nữa .

Bài 3 . QED + μ  giới thiệu về muon . 

Bài 4 . Boson Z và sự cộng hưởng .

Bài 5 . Các chàng ngự lâm Neutrinos .

Bài 6 . Tí hon boson W - làm rối tung mọi thứ .

Bài 7 . Các chú lính quarks - Một cuộc gặp gỡ thú vị .

Bài 8 . Thế giới của keo .

Bài 9 . QCD và sự giam hãm .

Bài 10 . Những hiểu biết được biết đến về Mô hình Chuẩn .

Bài 12 . Bài giới thiệu độc đáo về boson Higgs .




Bài 6 .  Tí hon boson W - làm rối tung mọi thứ  .


6.1  Anh chàng tí hon : boson W . 

Chào các bạn ! Đối với những độc giả đã từng theo những bước đột phá của chúng ta vào nội dung hạt của Mô hình Chuẩn, đây là nơi mà mọi thứ sẽ bắt đầu trở nên thú vị. Bây giờ chúng ta giới thiệu các boson W và trình bày một hình ảnh gần như hoàn chỉnh những gì chúng ta biết về lepton.

Chúng ta đang chọn hướng tiến lên phía trước , vì vậy nếu bạn cần biết, xin vui lòng tham khảo những phiên bản trước mà chúng ta đã trình bày về quy tắc Feynman và một số hạt cơ bản : Bài 1, Bài 2, Bài  3, Bài  4, Bài 5 theo những đường dẫn thông tin phía trên bài viết này .

Anh chàng tí hon W thực ra là hai hạt: một với điện tích dương và một với điện tích âm. Điều này cũng tương tự như mọi điện tử có phản hạt là positron. Dưới đây là mô tả rất sinh động về boson W theo The Particle Zoo :


Cùng với boson Z, các boson W trung hòa các lực [hạt nhân] yếu . Bạn có thể nhớ đến lực này trong hóa học : nó chịu trách nhiệm về sự phân rã phóng xạ của hạt nhân nặng thành hạt nhân nhẹ. Chúng ta sẽ vẽ sơ đồ Feynman cho phân rã-β như bên dưới đây . Đầu tiên chúng ta cần đến các quy tắc Feynman .

6.2  Các quy tắc Feynman cho W : Tương tác với các lepton .

Đây là các quy tắc Feynman chỉ ra cách  W tương tác như thế nào với các lepton. Nhớ lại rằng có ba lepton  tích điện  ( đó là electron, muon, tau ) và ba neutrino ( một cho mỗi lepton tích điện ).

Ngoài ra, cũng có những quy tắc tương tự với các mũi tên chỉ theo các hướng ngược lại, với tổng số 18 đỉnh. Lưu ý rằng chúng ta đã viết dấu (+) hoặc (-) cho W, nhưng vẫn luôn luôn dùng W với điện tích chính xác để đáp ứng luật bảo toàn điện tích .

Bài tập 1 :   Hãy tự nhắc nhở mình lý do tại sao các quy tắc trên là khác với các quy tắc có mũi tên chỉ theo hướng ngược lại. Gợi ý : nghĩ về điều này như những biểu đồ Feynman đơn giản mà chúng ta đọc từ trái sang phải . Hãy liên tưởng về hạt và phản hạt.

Có thể nói : W kết nối bất kỳ lepton tích điện nào vào với bất kỳ neutrino nào . Chúng ta có thể viết tắt các quy tắc như sau :
Ở đây chúng ta đã dùng chữ l đại diện cho "lepton [ tích điện ]" và $\nu _{i}$ có nghĩa là một neutrino loại i , chỉ số i có thể hiểu là  electron / muon / tau.

Câu hỏi 1 : Tính đối xứng của lý thuyết này là gì? Nói cách khác, số lượng được bảo toàn là gì? So sánh với lý thuyết trước đây về các lepton mà không có boson W.

Trả lời 1 : Điện tích vẫn được bảo toàn, như chúng ta từng mong đợi. Tuy nhiên, chúng ta không còn bảo toàn được -một cách cá nhân- số lượng của các electron. Tương tự như vậy, chúng ta cũng không bảo toàn được số lượng các hạt muon, Tau, electron-neutrino, v.v..

Tuy nhiên, tổng số lepton vẫn được bảo toàn nghĩa là  : số lượng các lepton (electron, muon, neutrino, v.v.. ) trừ đi số lượng anti-lepton vẫn giữ nguyên trước và sau mọi tương tác bất kỳ .

Thực nghiệm # 1 : W có thể kết hợp những hạt tựa -điện tử (electron và electron -neutrino) với những hạt không tựa -điện tử (ví dụ như muon, tau -neutrino). Anh chàng tí hon boson W thật là đặc biệt trong mô hình chuẩn bởi vì nó có thể kết hợp các loại hạt khác nhau . Các "electron-ness" hoặc "muon neutrino-ness" (v.v...) của một hạt thường được gọi là hương của nó. Chúng ta nói rằng boson W trung hòa các quy trình thay đổi hương . Hiện nay ngành vật lý hương  (của các quark) là trọng tâm của các thí nghiệm LHCb tại CERN.
Nguồn : Thiết diện máy LHCb .  http://en.wikipedia.org/wiki/LHCb

Nguồn : Hình ảnh 3D máy LHCb http://lhcb-public.web.cern.ch/lhcb-public/en/detector/Detector-en.html

Câu hỏi  2 : Vẽ một vài sơ đồ vi phạm số lượng các electron . [Nếu nó không rõ ràng, hãy tự thuyết phục bản thân rằng bạn không thể có được tương tác như vậy mà không có boson W tồn tại trong lý thuyết của bạn.]

Trả lời 2 :   Sau đây là một ví dụ về sư vi phạm số lượng các electron : một muon phân rã thành một electron và một đôi neutrino - anti neutrino. (Câu hỏi bổ sung : điện tích của W ở đây là gì ?)
6.3  Quy tắc Feynman cho boson W : Tương tác với các hạt lực khác .

Bạn thân mến , vì sự linh hoạt của W , rõ ràng là cần phải có những quy tắc Feynman bổ sung cho trò chơi mới này . Trong thực tế, chắc bạn cũng có thể dự đoán một điều  : vì W được tích điện, nó sẽ tương tác với các photon ! Do đó chúng ta cần có các quy tắc Feynman bổ sung như sau :


[Cập nhật, 09 tháng 8/2010 : lưu ý rằng đối với các đỉnh chúng ta đã sử dụng quy ước rằng tất cả các boson là đi tới. Do đó đây không phải là sơ đồ Feynman biểu diễn cho quá trình vật lý , chúng chỉ là những đỉnh mà chúng ta có thể chuyển đổi các sơ đồ , các mẩu hoặc thành các sơ đồ khác . Ví dụ, đỉnh trên đây có một photon đến, boson đến W +, và một boson đến W-. Nếu chúng ta muốn có sơ đồ cho một W + phát ra một photon (W +  W + photon)., thì chúng ta sẽ phải trao đổi  boson đến W- cho một boson đi W+   ( đây là thứ tự của các phản hạt)]

Thật thú vị khi điều này hóa ra chỉ là đỉnh của tảng băng trôi ! Chúng ta có thể thay thế các photon bằng boson Z (như đã từng mong đợi vì thực ra Z là anh em (nặng) của photon cơ mà !) để có được một đỉnh ba-hạt -lực khác như sau
Cuối cùng, chúng ta thậm chí có thể xây dựng đỉnh 4-hạt -lực . Lưu ý rằng mỗi loại đỉnh đều này thỏa mãn tính bảo toàn điện tích ! Các đỉnh 4-hạt-lực thường nhỏ hơn so với các đỉnh bất kỳ trước đó, vì vậy chúng tôi sẽ không dành quá nhiều thời gian suy nghĩ về chúng.

Thực nghiệm # 2 :  Chúng ta thấy rằng W đã giới thiệu một loại quy tắc Feynman hoàn toàn mới  : các hạt lực tương tác với các hạt lực khác mà không có bất kỳ các hạt vật chất nào ! (Nói theo cách vật lý ưa thích :. Boson gauge ( chuẩn ) tương tác với các boson gauge khác mà không có bất kỳ fermion nào )


6.4 Bình luận ngắn  . 

1. Các tính năng thú vị nhất của W là nó có thể thay đổi hương vị fermion, tức là nó có thể không chỉ kết nối một lepton và một neutrino, mà còn có thể kết nối một lepton của một loại này với một neutrino của một loại khác . Một ràng buộc thực nghiệm rất mạnh về hương vị vật lý đến từ sự phân rã $\mu \rightarrow e\gamma$  (muon phân hủy thành electron và photon).

Bài tập 2 :  Hãy vẽ một sơ đồ Feynman góp phần vào quá trình  $\mu \rightarrow e\gamma$   này . (Gợi ý: bạn sẽ cần phải có một boson W và bạn sẽ kết thúc với một vòng khép kín.)
2. Tuy nhiên cần lưu ý, những hiệu quả thay đổi hương  có xu hướng nhỏ hơn so với hiệu quả bảo toàn hương  . Nói cách khác, một W có nhiều khả năng phân hủy thành một electron và một electron -neutrino chứ không phải là một electron và tau -neutrino. Sau này chúng ta sẽ thảo luận về độ nhỏ  hơn của những hiệu ứng này là bao nhiêu .
3. W boson là khá nặng khoảng 80 GeV, hơi nhẹ hơn so với Z nhưng vẫn còn nặng hơn nhiều so với bất kỳ loại nào của họ  lepton. Do đó, như chúng ta đã học từ Z,  boson W phân rã trước khi nó có thể được quan sát trực tiếp trong một máy dò.
4. W được phát hiện từ thí nghiệm UA1 và UA2 tại CERN trong những năm 1980 .
Khám phá của các nhà vật lý  là một thắng lợi về mặt thực nghiệm : như bây giờ bạn đã biết từ các quy tắc Feynman nêu trên, W phân rã thành một lepton và một neutrino còn về sau đó không thể được phát hiện trực tiếp được nữa ! Điều này ngăn cản các nhà thực nghiệm việc quan sát sự cộng hưởng rất tốt như họ đã làm đối với các boson Z một vài tháng sau đó.


Bên trong mặt cắt trung tâm của hệ thống thực nghiệm UA1 tại viện bảo tàng Microcosm , CERN .



Thiết bị dò UA2  được trung bày ở vị trí mở  trong hệ thống va chạm SPS tại CERN , 1982 .

Các nhà khoa học đã sử dụng một kỹ thuật biến đổi một chút dựa trên một đại lượng gọi là "khối lượng ngang" ( tranverse mass ) để tìm kiếm một sự cộng hưởng được quét ra bằng cách chỉ sử dụng các thông tin về các lepton được quan sát. Khái quát về kỹ thuật này vẫn đang được phát triển ngày hôm nay để tìm kiếm tính chất siêu đối xứng! (Đối với các chuyên gia: xem bài viết đánh giá gần đây về động học LHC )

Ảnh : Phổ cộng hưởng của boson W  - bằng Tranverse Mass
nguồn http://www.pa.msu.edu/~marti347/project6/index.html
5.Chúng ta sẽ thấy là anh chàng tí hon boson W chỉ nói chuyện với các hạt thuận bên trái . Đây là một thực tế đáng chú ý ,  liên quan đến sự khác biệt giữa vật chất và phản vật chất.

Bài tập 3 : Đến đây chúng ta đã phát triển khá nhiều hình thức với các quy tắc Feynman , bạn thử vẽ sơ đồ tương ứng với sự sinh ra boson W trong một máy va chạm lepton . Giả sử các hạt ban đầu là một electron và positron . Hãy rút ra một vài sơ đồ sinh ra hạt boson W.  Hãy "kết thúc" mỗi sơ đồ bằng cách cho phép boson bất kỳ nặng nào ( là Z hoặc W)  phân rã thành các lepton.

Sơ đồ đơn giản nhất bao gồm một boson W là gì? Có phải trạng thái cuối cùng là có thể quan sát được trong máy dò? (Hãy nhớ rằng: neutrino không thể quan sát trực tiếp được ) . Những thuộc tính chung nào bạn chú ý đến trong sơ đồ gồm cả hai điều
(1) bao gồm một boson W và
(2) có một trạng thái cuối cùng có thể phát hiện được (với ít nhất một lepton tích điện )?

Bạn có thể vẽ các sơ đồ trong đó boson W được sinh ra theo những cặp hay không ? Bạn có thể vẽ sơ đồ trong đó W được sinh ra bởi chính nó không ?

Gợi ý : Bạn nên có ít nhất một sơ đồ mà W là hạt chỉ trung gian. Bạn cũng nên thực hiện các sơ đồ với cả hai gồm các đỉnh fermion-fermion-boson và đỉnh 3-boson . Bạn cũng có thể sử dụng các đỉnh 4- boson, nhưng lưu ý rằng đây là những hiệu ứng nhỏ hơn .

Ghi chú : Hãy thử làm bài tập này, bạn sẽ thực sự bắt đầu nắm được cách xử lý bằng cách vẽ sơ đồ cho các quá trình phức tạp hơn. Thêm vào đó, đây cũng chính là quá trình tư duy khi các nhà vật lý suy nghĩ về làm thế nào để phát hiện các hạt mới. Như một nhận xét bổ sung, điều này không hẳn hoàn toàn W được phát hiện như thế nào , CERN đã sử dụng sự va chạm proton-phản proton, là điều chúng ta sẽ nhận được khi thảo luận về sắc động học lượng tử.

6.5  Liên quan điều này với hóa học .

Trước khi kết thúc phần giới thiệu về boson W, chúng ta hãy cùng nhận xét về vai trò của nó trong hóa học và đồng thời cung cấp một bản phác họa về những tương tác yếu của các quark . Bạn sẽ nhớ lại rằng trong hóa học người ta có thể phân rã β như sau đây :

neutron → proton + electron + anti neutrino

Điều này chuyển đổi một nguyên tử thành một đồng vị của một nguyên tử khác. Chúng ta hãy xem cách điều này thực hiện ở cấp độ của các hạt hạ nguyên tử .
Proton và neutron được tạo từ các up-quark (lên) và down-quark (xuống) . Up-quark  (u) có điện tích 2/3 và down-quark (d) có điện tích  – 1/3. Như sẽ thấy khi chúng ta giới thiệu đúng cách các quark , up-quark và  down-quark cũng có mối quan hệ tương tự như các electron- neutrino và các điện tử. Như vậy chúng ta có thể mong đợi một sự kết hợp giữa up-quark , down-quark , và W ​​boson.

Một neutron gồm có hai down-quark xuống và một up-quark (ddu) trong khi một proton bao gồm hai up-quark và một down-quark  (uud). [ Hãy kiểm tra điện tích về những gì bạn đang mong đợi nhé !] .
Sơ đồ có thể chuyển đổi một neutron thành proton là như sau
Cập nhật :  Một bạn đọc tên  Cris chỉ ra cho tôi trong một e-mail rằng , boson W phải có điện tích âm và phân rã thành một electron và anti neutrino !

Vì boson W là nặng hơn nhiều so với  up-quark và down-quark -trên thực tế, nó nặng hơn nhiều so với toàn bộ proton - do đó nó nhất thiết phải là một hạt ảo và chỉ có thể tồn tại trong một thời gian ngắn. Ta có thể tưởng tượng rằng hệ thống đã 'mượn' năng lượng để tạo ra các boson W để các nguyên lý bất định Heisenberg chỉ cho chúng ta biết nó sẽ phải trả lại năng lượng rất nhanh chóng. Do đó, W không có thể đi rất xa trước khi phân hủy và chúng ta nói rằng đó là một "lực tầm ngắn." Vì vậy, đôi khi lực yếu được gọi là lực hạt nhân yếu.  Hãy so sánh điều này với các photon , không có khối lượng và do đó là một "lực tầm xa."

[Tuy nhiên chúng ta biết , về bản chất nó không phải là  một lực hạt nhân (trong lý thuyết của chúng ta trên đây , chúng ta chưa bao giờ đề cập đến các quark hay hạt nhân), và tiếp tục "sự yếu" của nó có liên quan đến khối lượng của W làm cho nó thành một lực tầm ngắn. ]

Chúc mừng bạn Cris !


6.6  Tiểu sử chàng tí hon boson W .

Boson W hay hạt W, là một hạt cơ bản có khối lượng bằng 160.000 lần khối lượng của electron, hay khoảng 80 lần khối lượng của proton hay neutron, tương đương với khối lượng của nguyên tử Brôm.Boson W là hạt mang điện tích, hoặc  – 1  hoặc +1. Chúng là phản hạt của nhau, nhưng cả hai đều không là hạt vật chất.Boson W là hạt truyền tương tác trong tương tác yếu, và tồn tại ở một thời gian cực ngắn, chỉ khoảng $3\times 10^{-25}$ giây sau đó phân rã sang các dạng khác.

Boson W phân rã tạo thành hoặc là 1 quark, hoặc là một phản quark có điện tích khác hoặc là một lepton điện tích hay phản neutrino.
Nguồn :  http://vi.wikipedia.org/wiki/Boson_W







Theo FLIP TANEDO | USLHC | USA

+++++++++++++++++++++++++++

Nguồn :
1. http://www.quantumdiaries.org/2010/07/02/the-w-boson-mixing-things-up/
2. http://en.wikipedia.org/wiki/W_and_Z_bosons#Discovery
3. http://arxiv.org/abs/hep-ex/9712029
4. http://www.pa.msu.edu/~marti347/project6/index.html
5. http://arxiv.org/abs/1004.2732
6. http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hbase/particles/expar.html
7. http://vi.wikipedia.org/wiki/Boson_W




Trần hồng Cơ .
Tham khảo - Trích lược .
Ngày 29/09/2013.



-------------------------------------------------------------------------------------------

 Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
 Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.

 Albert Einstein .

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

NHẬT KÝ LƯỢNG TỬ - CUỘC THÁM HIỂM THẾ GIỚI VẬT LÝ HẠT - Bài 5 . Các chàng ngự lâm Neutrinos .


NHẬT KÝ LƯỢNG TỬ - CUỘC THÁM HIỂM THẾ GIỚI VẬT LÝ HẠT - Bài 5 . Các chàng ngự lâm Neutrinos  .






Lời nói đầu .


Vật lý hạt nhân là một nhánh quan trọng trong khoa học vật lý , nó chỉ ra những quan hệ tương tác giữa các hạt , phản hạt cùng những cấu thành khác trong thế giới hạt vi mô . Nhưng để hiểu được các ý nghĩa của chúng bằng việc sử dụng các công thức , ký hiệu toán học và các kiến thức vật lý cao cấp khác là cả một sự khó khăn với quảng đại quần chúng . Loạt bài sau đây gồm 20 đề tài được các tác giả là những nhà vật lý hạt hiện đang tham gia nghiên cứu về lĩnh vực này thể hiện qua những bài đăng rất thú vị . Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc .




Trần hồng Cơ .
Tham khảo - Trích lược .
Ngày 18/08/2013.



Đường dẫn :

Bài 1 . Sơ đồ Feynman .

Bài 2 . Nhiều sơ đồ FEYNMAN hơn nữa .

Bài 3 . QED + μ  giới thiệu về muon . 

Bài 4 . Boson Z và sự cộng hưởng .

Bài 5 . Các chàng ngự lâm Neutrinos .

Bài 6 . Tí hon boson W - làm rối tung mọi thứ .

Bài 7 . Các chú lính quarks - Một cuộc gặp gỡ thú vị .

Bài 8 . Thế giới của keo .

Bài 9 . QCD và sự giam hãm .

Bài 10 . Những hiểu biết được biết đến về Mô hình Chuẩn .

Bài 12 . Bài giới thiệu độc đáo về boson Higgs .


Bài 5 .  Các chàng ngự lâm Neutrinos .


5.1  Người lính mới : neutrinos . 

Bây giờ đến lúc chúng ta sẽ tăng thêm một liều hạt nữa cho tất cả mọi người nhé ! . Trong các phiên bản trước (Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4), chúng ta đã bắt đầu bằng một lý thuyết cơ bản (QED, electron và photon) và sau đó là thêm vào muon, Taus, và boson Z. Bây giờ chúng ta lại sẽ thêm vào một tập hợp các hạt mà gần đây đã có một số thông tin khá quan trọng , đó là những người lính mới neutrino.

Dưới đây là mô tả thú vị về một electron-neutrino theo The Particle Zoo :



Thực tế có ba loại neutrino: mỗi loại đi cặp với các hạt tựa-điện tử  . Vì vậy, ngoài các electron -neutrino, chúng ta cũng có các muon- neutrino và tau- neutrino. Như tên gọi của chúng, neutrino là trung hòa và không có điện tích. Hơn nữa, chúng rất nhẹ .

Để ý rằng neutrino không mang bất kỳ điện tích nào , nghĩa là chúng không đánh cặp với photon, nói cách khác không có quy tắc Feynman cho neutrino tương tác với photon .  Cho đến nay các hạt duy nhất chúng ta đã gặp  mà  tương tác với các neutrino là boson Z, với các quy tắc Feynman sau đây:




Bài tập 1 : Hãy khảo sát  lý thuyết chỉ gồm  neutrino và các  boson Z để chúng ta có được các quy tắc Feynman như trên. Kiểm tra xem điều này có giống như ba phiên bản QED (một lý thuyết về electron và photon) trước đây hay không .

Câu hỏi 1 :  Lý thuyết chỉ gồm neutrino và boson Z  khác với "ba phiên bản của QED" như thế nào ?
Trả lời 1 : Không giống như photon, boson Z có khối lượng! Điều này có nghĩa là các boson Z không tạo ra một lực tương tác xa như điện từ . Chúng ta sẽ thảo luận về điều này ngay khi nói về boson W và giải thích rằng W và Z cùng nhau trung hòa cái gọi là "lực hạt nhân yếu."

Bài tập 2 : Vẽ biểu đồ Feynman cho một electron và positron tự hủy thành một neutrino và phản -neutrino. Các trạng thái cuối cùng có thể là gì? (ví dụ như bạn có thể có một muon neutrino và anti- muon neutrino hay không ? Bạn có thể có một neutrino -electron và một anti tau-neutrino ?) .  Biết rằng neutrino không tương tác điện và boson Z tương tác rất yếu, những gì bạn nghĩ về điều này sẽ như thế nào trong thiết bị dò hạt? (Xem xét ý nghĩa của cụm từ "năng lượng biến mất.")

5.2  Điều này bắt đầu có vẻ rất nhàm chán !

Nếu bạn đang bắt đầu cảm thấy buồn chán vì chúng ta vẫn tiếp tục viết ra cùng một lý thuyết tựa như QED, thì bạn hãy cố gắng duy trì điều này nhé . Đến nay dù đã giới thiệu tất cả các cầu thủ cơ bản tham gia trò chơi  bóng đá lượng tử , nhưng chúng ta đã không nói với họ làm thế nào để tương tác với nhau theo những cách thú vị : Đừng lo ! Chúng ta sẽ nhận được điều này trong bài tiếp theo về boson W.

Nào hãy tóm tắt lại một cách nhàm chán , những điều chúng ta đã thu được :

-Chúng ta bắt đầu câu chuyện với một lý thuyết về electron và photon được gọi là QED.
-Sau đó "tăng gấp đôi" lý thuyết bằng cách thêm vào muon , đó là những điện tử nặng kết cặp theo cùng một cách với các photon .
-Rồi chúng ta lại "tăng gấp ba lần" lý thuyết bằng cách thêm các hạt Tau , hạt này vẫn chưa phải một phiên bản nặng của các electron .
-Tiếp theo chúng ta lại thêm một hạt lực mới , boson Z. Đây chính là phiên bản nặng của các photon (với sức tương tác yếu hơn ), nhưng mặt khác quy tắc Feynman của chúng ta một lần nữa có vẻ như tăng gấp đôi trong các quy định trong các bước trước đó . ( Đến đây chúng ta có 6 " phiên bản " của QED).
-Chúng ta vừa mới thêm vào ba neutrino nữa , là những hạt chỉ tương tác với boson Z theo cách giống như QED. Như thế giờ đây chúng ta đã có 9 "bản sao" của QED rồi đó các bạn .

Xin hứa với các bạn điều này sẽ sớm nhận được rất nhiều sự thú vị hơn . Đầu tiên , có một câu hỏi ngắn để chắc chắn rằng bạn thực sự chú ý đến những vấn đề đang bàn luận :

Câu hỏi 2 : Bạn có thể vẽ một sơ đồ trong đó một electron phân rã thành một số bất kỳ các neutrino không ? Tại sao không ?

5.3  Một số tính chất của neutrino .

Chúng ta hoàn toàn không có những câu chuyện đầy đủ của các neutrino, nhưng đây là một cái nhìn thoáng qua về những gì sắp xảy ra :

Những người quen thuộc với hóa học biết rằng neutrino được tạo ra trong quá trình phân rã beta .
Có một neutrino cho mỗi hạt tựa như điện tử . Đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Một trong những khám phá thực nghiệm vĩ đại trong 15 năm qua là neutrino có khối lượng [ rất nhỏ ] . Nó chỉ ra rằng điều này có liên quan đến một tính chất đáng chú ý:  neutrino thay đổi tính đồng nhất ! Một electron -neutrino theo cách tự nhiên có thể biến thành một muon hay tau -neutrino. Đáng chú ý hơn nữa là điều này lại có liên kết rất sâu sắc với sự khác biệt giữa vật chất và phản vật chất. Đây cũng là một sự việc gì đó khiến chúng ta sẽ có nhiều điều hơn để nói về nó .

Vì neutrino rất nhẹ nên chúng đóng vai trò rất quan trọng trong vũ trụ sơ khai . Khi vũ trụ nguội dần từ vụ nổ  Big Bang , các hạt nặng có thể không còn được sản xuất bởi năng lượng nhiệt môi trường xung quanh . Điều này trái lại , chỉ có neutrino và photon lan truyền xung quanh để tái phân phối năng lượng. Điều này hóa ra chính là để đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành của các thiên hà từ sự thăng giáng lượng tử.


5.4  Những lưu ý về lịch sử neutrino .

Vì lợi ích của việc có được các mô hình điện yếu của lepton, chúng ta sẽ không công bằng với lịch sử phong phú và hấp dẫn của vật lí neutrino . Dưới đây là một vài điểm nổi bật đã được phát hiện về neutrino rất thú vị .

Các  thiết bị siêu dò Super Kamiokande ở Nhật Bản ban đầu được xây dựng để tìm kiếm tín hiệu của sự phân rã proton được dự đoán trong nhiều mô hình của lý thuyết thống nhất lớn . Những tín hiệu phân rã proton đã không bao giờ được tìm thấy (và hiện vẫn đang được tìm kiếm), nhưng vào năm 1998 Super-K thực hiện một quan sát đột phá về dao động neutrino.
Dao động neutrino đã giải quyết được bài toán neutrino mặt trời .
Gần đây, vào tháng 5 - 2010  các thí nghiệm OPERA ở phòng thí nghiệm Gran Sasso ( Ý )  đã tìm thấy thêm bằng chứng về dao động neutrino bằng cách quan sát trực tiếp một tau-neutrino đến từ một chùm neutrino-muon đã di chuyển  730 km  từ CERN.

Hình ảnh dựng lại bằng máy tính về các sự kiện thích ứng phát hiện hạt tau  trong thí nghiệm OPERA .
Các dấu vết màu xanh nhạt  là một trong những khả năng được gây ra do sự phân rã của một tau-lepton
 sản sinh bởi một tau-neutrino.

Một trong những nhà lý thuyết vĩ đại của những năm 1900, Wolfgang Pauli, đã mặc nhiên công nhận sự tồn tại của một hạt trung tính nhẹ để giải thích hành vi vi phạm rõ ràng tính bảo toàn năng lượng đến từ sự phân rã hạt nhân. Ông gọi hạt đề xuất này là một "neutron", nhưng cũng lưu ý rằng sẽ vô cùng khó khăn để phát hiện nó trực tiếp . Sau đó Chadwick phát hiện ra các neutron (là cái chúng ta gọi là neutron) nhưng nó quá nặng để có thể là hạt "neutron" theo nghĩa Pauli , vì thế E. Fermi sau này đổi tên là neutrino (" một hạt ít trung lập"). Đây là một bài viết dạng Nhật ký đăng trong Tạp chí đối xứng về những mặc định ban đầu của Pauli khi đưa ra ý tưởng về sự  tồn tại một hạt như vậy .

 Vật lý neutrino đã trở thành một trong những điểm trọng tâm của chương trình nghiên cứu Fermilab về "cường độ biên ." Ý tưởng tổng quát là tạo ra một chùm neutrino năng lượng cao (sử dụng chùm tia proton của Tevatron) và bắn nó hướng tới mục tiêu ở khoảng cách khác nhau (lên đến 450 dặm ở Minnesota). Vì neutrino là tương tác rất yếu, chúng sẽ vượt qua ở một góc rơi nhẹ cho đến khi một số ít hạt trong đó tương tác với máy dò ngầm lớn đặt ở mục tiêu.
Có rất nhiều đề xuất gọn ghẽ về những điều thú vị mà chúng ta có thể thực hiện với neutrino. Hầu hết các điều này vẫn đang trong giai đoạn các "ý tưởng thú vị" , nhưng đó là một ví dụ tốt đẹp về công nghệ thế spin-off ( tắt spin ) xuất phát  từ những nghiên cứu cơ bản. Một số ví dụ như :

-Thăm dò hoạt động địa chất sâu dưới lòng đất, hoặc thậm chí dự báo động đất.
-Truyền thông một chiều với các tàu ngầm sâu dưới đại dương .
-Thanh tra lò phản ứng hạt nhân mà không cần xâm nhập để kiểm tra xem lò phản ứng hạt nhân có được sử dụng để sản xuất plutonium ở cấp độ vũ khí hay không .
-Thậm chí mạnh hơn, là trung hòa các vũ khí hạt nhân.


5.5  Vài thông tin thú vị về neutrino . 

Các bạn thân mến ! Neutrino là một trong số những hạt phong phú nhất trong vũ trụ, người ta ước tính cứ mỗi proton thì có khoảng 700 tỉ neutrino. Mỗi khi các hạt nhân nguyên tử kết hợp lại với nhau (nhiệt hạch) hoặc bị vỡ ra từng phần (phân hạch) chúng đều tạo ra neutrino. Thậm chí một quả chuối cũng phát ra neutrino, và chúng đến từ nguồn phóng xạ tự nhiên của potassium (kali) trong trái cây. Bạn hãy thử tưởng tượng xem nếu không có neutrino, mặt trời hẳn sẽ không thể có ánh sáng rực rỡ như vậy , và trong thế giới hóa lý chúng ta sẽ không có bất kỳ nguyên tố nào nặng hơn hydrogen.

Một quả chuối cũng phát ra neutrino

Một khi được tạo ra, các hạt neutrino gần như ( hoặc ) không tương tác với vật chất khác. Hàng chục tỉ hạt neutrino bức xạ từ mặt trời đang tràn ngập trái đất chúng ta ngày và đêm, mà chúng ta không thể cảm nhận được điều đó.

Vế mặt lý thuyết các dự đoán về sự tồn tại của neutrino đã có từ năm 1930, và đến 1956  thực nghiệm mới phát hiện ra nó.

Ngày nay, từ các lý thuyết về bản chất của neutrino và thực nghiệm các nhà khoa học đang cố gắng xác định khối lượng cũng như cách thức chúng tương tác với vật chất , và thuộc tính neutrino có là phản hạt của chính nó hay không . Một số nhà vật lý cho rằng neutrino có thể là lý do khiến tất cả các phản vật chất biến mất sau vụ Big Bang, để lại chúng ta trong một vũ trụ của thuần vật chất.

Vì vậy, khoa học vũ trụ càng gắn kết hơn với vật lý neutrino .

[ Debbie Harris, Fermilab (Symmetry Magazine) theo : http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/nguyen-tu-hat-nhan/3038-neutrino  ]


-------------------------------------------------------------------------------------------


5.6  Lý lịch khoa học của Neutrino .

Neutrino là hạt sơ cấp thuộc nhóm các hạt lepton, bền, không mang điện tích, khối lượng nghỉ bằng không hay rất nhỏ (các thí nghiệm mới đang chứng tỏ neutrino có khối lượng), với moment từ bằng không. Giống như những hạt lepton khác, neutrino có spin bán nguyên (cụ thể bằng ½) nên thuộc vào nhóm fermion. Do có khối lượng nghỉ rất gần với không, neutrino luôn chuyển động với tốc độ rất gần với tốc độ ánh sáng.

* Phân loại .

Có ba loại neutrino sau:

Neutrino -electron  νe, xuất hiện cùng lúc với positron trong phân rã beta β dương tính của neutron.
Neutrino -muon  νμ, xuất hiện trong phân rã pi π của hạt meson.
Neutrino -tau  ντ



* Neutrino đối với thiên văn học .

Trong các loại neutrino, chỉ có neutrino điện tử mang giá trị thực tiễn trong thiên văn học do khả năng tương tác rất nhỏ của chúng, nói khác đi là nhờ khả năng xuyên thấu rất lớn của nó. Ví dụ: chiều dài quĩ đạo chuyển động tự do của một hạt neutrino, mang năng lượng 1 MeV, trong kim loại chì là $10^18$ m, ứng với 100 năm ánh sáng. Với khả năng này, neutrino trong vũ trụ dễ dàng xuyên qua các phản ứng hạch nhân trong các sao và mang đi một phần năng lượng đáng kể của sao (thiên văn học neutrino).

Do tính tương tác yếu nên các neutrino rất khó nắm bắt được, và chúng được giả định là một thành phần của vật chất tối trong vũ trụ.






5.7   Kết luận và Gợi mở . 

-Năm 1930 Wolfgang Pauli , một thiên tài dự đoán trong lĩnh vực vật lý hiện đại đã dự báo sự tồn tại của các chàng ngự lâm pháo thủ neutrino , và chính điều này dẫn đến cho ông giải thưởng Nobel năm 1945  . Lúc ấy chúng ta còn biết về neutrino rất mơ hồ , các tính chất của chúng dường như khó nhận thấy vì rất ít tương tác với các vật chất khác .

-Ngày nay ứng dụng của vật lý neutrino xuất hiện trong các phản ứng nhiệt hạch để cung cấp năng lượng , chế tạo các lò phản ứng hạt nhân , dùng máy dò hạt dưới nước như một kính thiên văn tìm kiếm sự sống đại dương vì nó có thể phát hiện ra ánh sáng phát ra từ những sinh vật và vi khuẩn phát quang.Chúng ta cũng nhận biết neutrino trong sự phân rã phóng xạ trong tự nhiên .

-Khi các anh lính neutrino này đụng độ với nguyên tử sẽ có những tín hiệu được nhận biết bằng các bộ phận cảm biến cực nhạy . Một thí nghiệm khá phổ thông là thu thập các tín hiệu tương tác giữa neutrino và electron của phân tử nước qua máy đo khi chúng phát sáng .  Công trình này do Fredrick Reines phát hiện vào năm 1956 và đoạt giải Nobel 1995 .

-Một điều rất thú vị nữa về neutrino là chúng có ít nhất ba “hương” (flavour) – tau, electron và muon – và chúng rất nhạy cảm trong việc biến đổi qua lại từ các hương này -. Một số thí nghiệm hiện nay cho thấy những khác biệt ở cách thức các phản neutrino và neutrino biến hình, nhờ đó có thể giải thích sự phát sinh tính mất cân bằng giữa vật chất và phản vật chất trong vũ trụ sơ khai .



Đến đây hãy chắc chắn rằng bạn hoàn toàn quen thuộc với các hạt khác nhau, đã được giới thiệu cho đến nay và cách thức chúng ta đã cho phép chúng tương tác. Lần tiếp theo chúng ta sẽ tăng thêm gia vị lên rất nhiều bằng cách giới thiệu các boson W và một số trong những điều đáng chú ý mà W đã làm cho chúng ta. Nhân dịp đó , chúng ta sẽ có được gần như tất cả các thành phần cần thiết để mô tả các lý thuyết điện yếu của lepton và có thể thảo luận về dao động của neutrino, sự vi phạm CP, và boson Higgs.
Sau này, chúng ta sẽ chuyển sang lĩnh vực hạt quark, cái mà chúng ta sẽ thấy một phần là  "bản sao" của tất cả mọi thứ chúng ta sẽ phải thực hiện với các lepton .


Cám ơn các bạn đã theo dõi . Xin chào , hẹn gặp lại .



Theo FLIP TANEDO | USLHC | USA

+++++++++++++++++++++++++++

Nguồn :
1. http://www.quantumdiaries.org/2010/06/06/neutrinos/
2. http://vi.wikipedia.org/wiki/Neutrino
3 .http://en.wikipedia.org/wiki/Solar_neutrino_problem
4. http://operaweb.lngs.infn.it/IMG/pdf/OPERA_press_release_May_2010_english-5.pdf
5. http://www.ps.uci.edu/~superk/neutrino.html
6. http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/Lists/GiaiNghia/View_Detail.aspx?ItemID=25023
7. http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/nguyen-tu-hat-nhan/1830-neutrino-la-gi-tu-a-den-z




Trần hồng Cơ .
Tham khảo - Trích lược .
Ngày 24/09/2013.



-------------------------------------------------------------------------------------------

 Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
 Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.

 Albert Einstein .

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN . Chương 5 - PHẦN 3 .


   

GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN .









Chương 5 -


PHẦN 3 . 



Các phương pháp giải hệ thống phương trình vi phân tuyến tính .

-Phương pháp ma trận .
-Phương pháp toán tử     .
-Phương pháp biến đổi Laplace  .


 

Loạt bài sau đây giới thiệu về phương trình vi phân một cách tổng quan , các khái niệm cơ bản và phương pháp giải được trình bày tinh giản dễ hiểu . Bạn đọc có thể sử dụng các phần mềm hoặc công cụ online trích dẫn chi tiết trong bài viết này để hỗ trợ cho việc học tập và nghiên cứu . Ngoài ra tác giả cũng sẽ đề cập đến những ví dụ minh họa cụ thể , các mô hình thực tế có ứng dụng trong lĩnh vực phương trình vi phân .  



Trần hồng Cơ .

09/09/2013 .



****************************************************************************Creative Commons License
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivs 3.0 United States License.



 
Các phương pháp giải hệ thống phương trình vi phân tuyến tính .
2. Phương pháp toán tử .
+Hệ thống phương trình tuyến tính hệ số hằng có dạng 

                   y(t)'  =  A.y(t)  +  h(t)   (1)


Với A là ma trận các hằng số thực  aij , ( i,j = 1,2,...,n ) ; h(t)  là vector cột ( h1(t)  h2(t)  ... hn(t) ) gồm các hàm hk(t
k = 1,2,...,n )  liên tục trên miền cho trước .
+Nếu  h(t) = 0   (1) thành hệ phương trình vi phân tuyến tính thuần nhất hệ số hằng .

                   y(t)'  =  A.y(t)         (2)



Trong Chương 5 - Phần 2  chúng ta đã xét đến phương pháp ma trận , tìm nghiệm thuần nhất và nghiệm riêng cho dạng (1) .
+Trong mục này ta khảo sát cách giải hệ thống phương trình vi phân tuyến tính không thuần nhất có dạng 

  y(t)'  =  A(t).y(t)  +  h(t)   (3)


bằng phương pháp toán tử .
2.1 Nghiệm thuần nhất .
+Cách tìm nghiệm thuần nhất không giống như Chương 5 - Phần 2 -1 - 1.1 , Đối với dạng (1) hoặc (2) biểu thức nghiệm thuần nhất có được là nhờ vào phương trình đặc trưng của (1) :  | A - mI |  = 0  . Nghiệm đặc trưng có thể là dạng thực - rời , phức , thực - bội , thực - phức , từ đó tìm được vector đặc trưng vk(t)  tương ứng .
+ Xét hệ thống phương trình vi phân tuyến tính không thuần nhất có dạng 
y(t)'  =  A(t).y(t)  +  h(t)   (3)
 nghiệm thuần nhất được tìm bằng phương pháp toán tử với các bước sau đây .
Bước 1 . Tìm dạng toán tử của hệ (1) , gọi  s(D)  là ma trận toán tử tương ứng . Tính định thức det[s(D)] . 
Bước 2 . Thay D bằng m , xét phương trình  s(m) = 0 , nghiệm  của phương trình này chính là nghiệm đặc trưng của hệ .  
Ví dụ 1 . ( Thực - rời ) Giải hệ 
Thay D bằng m , nghiệm phương trình đặc trưng  s(m) = 0  cũng chính là nghiệm của det[s(D)] = 0 . 


Ví dụ 2 . ( Phức ) Giải hệ  



2.2 Nghiệm riêng .
2.2.1 Nhắc lại về toán tử vi phân .
Xem lại Chương 4 - Phần 2 . 1.2.2 các công thức toán tử vi phân ngược .
* Các công thức quan trọng .

*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran