Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Hiển thị các bài đăng có nhãn hội họa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hội họa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

SAIGON TÔI YÊU .


SAIGON TÔI YÊU .

Nét bình dị của người Sài Gòn xưa với những con người bình dị và thân thiện .

Nguồn :  https://hinhanhvietnam.com/bo-anh-dep-ve-sai-gon-xua-truoc-nam-1975/


Rạp hát Hưng Đạo, chuyên diễn cải lương



Rạp Casino Dakao, Đinh Tiên Hoàng 1967-1968


Nữ sinh SG thời xưa trong đồng phục áo dài trắng truyền thống

Trong hình ảnh có thể có: 1 người


Xe xích lô có mặt khắp nơi




Xe lam Sài Gòn xưa

Sân Phan Đình Phùng, hình chụp góc Công Lý – Trần Quý Cáp


Không có văn bản thay thế tự động nào.



Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam






























SAIGON TÔI YÊU .

Người tôi yêu Saigon
Sao bây giờ xa lạ ?
Qua rồi những ngày xưa
Mưa rơi ngày tháng hạ .

Tôi yêu mái tóc dài
Thơm hương bay trong gió
Nhẹ như sương hơi thở
Tưởng môi em còn đó .


Trần hồng Cơ
05/03?2017



CHIỀU 

Hàng cây vàng lá ven đường , 
Thu về e ấp vấn vương mây hồng , 
Tình em vân cũ bềnh bồng , 
Lao xao ngày tháng tơ lòng thênh thang . 
Em về xuôi bến đò ngang , 
Mây trời thổn thức chiều sang êm đềm . 



Trằn hồng Cơ
14 Tháng 12 2016 





------------------------------------------------------------------------------------------- 

 Love not the world, neither the things that are in the world. If any man love the world, the love of the Father is not in him. For all that is in the world, the lust of the flesh, and the lust of the eyes, and the pride of life, is not of the Father, but is of the world. 
1 John 2:15-16 KJV 

 Chớ yêu thế gian cùng những gì trong thế gian. Nếu ai yêu thế gian thì sự kính yêu Thượng Đế không ở trong người ấy. 
 I Giăng 2:15


Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

Pablo Picasso và trường phái hội họa lập thể - Cubism .


Pablo Picasso và trường phái hội họa lập thể - Cubism .

 


Pablo Ruiz Picasso (sinh ngày 25 tháng 10 năm 1881, mất ngày 8 tháng 4 năm 1973), thường được biết tới với tên Pablo Picasso hay Picasso là một họa sĩ và nhà điêu khắc người Tây Ban Nha. Tên đầy đủ của ông là Pablo Diego José Francisco de Paula Juan Nepomuceno María de los Remedios Cipriano de la Santísima Trinidad Clito Ruiz y Picasso . Picasso được coi là một trong những nghệ sĩ nổi bật nhất của thế kỷ 20, ông cùng với Georges Braque là hai người sáng lập trường phái lập thể trong hội họa và điêu khắc.Ông là một trong 10 họa sĩ vĩ đại nhất trong top 200 nghệ sĩ tạo hình lớn nhất thế giới thế kỷ 20 do tạp chí The Times, Anh, công bố.

Tiểu sử

Pablo Picasso sinh năm 1881 tại Málaga, miền nam Tây Ban Nha. Picasso là con đầu lòng của ông José Ruiz y Blasco và bà María Picasso y López. Ông được đặt tên thánh là Pablo, Diego, José, Francisco de Paula, Juan Nepomuceno, Maria de los Remedios và Cipriano de la Santísima Trinidad.

Ngay từ khi còn nhỏ, Picasso đã bộc lộ sự say mê và năng khiếu trong lĩnh vực hội họa, theo mẹ ông kể lại thì từ đầu tiên mà cậu bé Pablo nói được chính là "piz", cách nói tắt của từ "lápiz", trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là bút chì. Cha của Picasso là một họa sĩ chuyên vẽ chim theo trường phái hiện thực, ông José còn là một giảng viên nghệ thuật và phụ trách bảo tàng địa phương, trường Mỹ thuật công nghệ tạo hình của Barcelona. Vì vậy, Picasso có được những bài học đầu tiên về nghệ thuật chính từ cha mình.

Vào Học viện mỹ thuật (Academia de San Fernando) tại Madrid được chưa đầy một năm, năm 1900 Picasso đã bỏ học để sang Paris, trung tâm nghệ thuật của Châu Âu thời kỳ đó. Tại thủ đô nước Pháp, ông sống cùng Max Jacob, một nhà báo và nhà thơ, người đã giúp Pablo học tiếng Pháp. Đây là giai đoạn khó khăn của người họa sĩ trẻ khi ông phải sống trong cảnh nghèo túng, lạnh lẽo và đôi khi tuyệt vọng, phần lớn tác phẩm của Pablo đã phải đốt để sưởi ấm cho căn phòng nhỏ của hai người. Năm 1901, cùng với người bạn Soler, Picasso đã thành lập tờ tạp chí Arte Joven ở Madrid. Số đầu tiên của tạp chí hoàn toàn do Pablo minh họa.

Trong những năm đầu của thế kỉ 20, Picasso thường xuyên qua lại giữa hai thành phố Barcelona và Paris. Tại Paris, Picasso kết bạn với rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng ở khu Montmartre và Montparnasse, trong đó có người sáng lập trường phái siêu thực André Breton, nhà thơ Guillaume Apollinaire và nhà văn Gertrude Stein. Năm 1911, Picasso và Apollinaire thậm chí đã từng bị bắt giữ vì bị nghi ăn trộm bức tranh Mona Lisa khỏi Bảo tàng Louvre nhưng cuối cùng hai người cũng được tha vì vô tội.

Đời tư

Năm 1904, ông bắt đầu mối quan hệ lâu dài với Fernande Olivier, người phụ nữ xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm Thời kỳ Hồng của họa sĩ. Thời kỳ này được gọi là Thời kỳ Hồng vì đây là thời kỳ ông toàn dùng màu hồng nhạt mềm mại để làm nền tranh cho mình, thời kỳ Hồng của ông được tồn tại trong 3 năm. Sau khi bắt đầu nổi tiếng và trở nên giàu có, Picasso đã bỏ Olivier để quan hệ với Marcelle Humbert mà ông gọi đơn giản là Eva, chủ đề của rất nhiều bức tranh theo trường phái lập thể của ông. Sau đó ông còn đi lại với nhiều người phụ nữ khác mặc dù đã có vợ và con. Picasso đã hai lần làm đám cưới và ông có bốn đứa con với ba người phụ nữ. Năm 1918, họa sĩ cưới cô Olga Khokhlova, một nữ diễn viên ba lê của đoàn ba lê Sergei Diaghilev mà Picasso đã từng nhận trang trí cho họ vở Parade ở Roma. Khokhlova đã giới thiệu Picasso với tầng lớp trên của nước Pháp trong những buổi tiệc tùng và gặp gỡ của những người giàu có ở Paris trong thập niên 1920. Hai người cũng có với nhau một đứa con, Paulo,sau này trở thành một tay đua xe phóng đãng và là tài xế cho chính họa sĩ. Cuộc hôn nhân giữa Picasso và Khokhlova nhanh chóng chấm dứt, tuy vậy trên danh nghĩa hai người chỉ ly thân cho đến tận khi Khokhlova qua đời năm 1955 vì theo luật pháp Pháp, Picasso sẽ phải chia đôi tài sản cho vợ nếu chính thức ly dị. Năm 1927 Picasso gặp cô gái 17 tuổi Marie-Thérèse Walter và bắt đầu đi lại bí mật với cô. Với Marie-Thérèse, Picasso cũng có một người con gái, Maia. Marie-Thérèse luôn sống với hy vọng hão huyền rằng người họa sĩ nổi tiếng sẽ lấy cô làm vợ và cô đã treo cổ tự vẫn bốn năm sau cái chết của Picasso. Nhà nhiếp ảnh và họa sĩ Dora Maar cũng là một người tình lâu năm của Picasso, hai người đặc biệt gắn bó trong giai đoạn cuối thập niên 1930 và đầu thập niên 1940.

Sau khi Paris được giải phóng năm 1944, lúc đó ở tuổi 63, Picasso bắt đầu quan hệ với một sinh viên nghệ thuật trẻ là Françoise Gilot. Françoise và Picasso có chung với nhau hai đứa con, Claude và Paloma. Khác với những người tình khác của họa sĩ, chính Françoise là người rời bỏ Pablo năm 1953. Đây là một cú sốc với Picasso, ông nghĩ rằng mình đã già và trở nên kỳ cục trong mắt phụ nữ, Một vài tác phẩm của ông thời kỳ cuối đã khai thác đề tài này khi miêu tả một người lùn già nua gớm ghiếc đối lập với một cô gái trẻ đẹp. Tuy vậy không lâu sau người họa sĩ cũng tìm được một người tình khác, đó là Jacqueline Roque. Roque làm việc tại xưởng gốm Madoura, nơi Picasso thực hiện các tác phẩm bằng gốm của ông. Hai người duy trì mối quan hệ suốt phần đời còn lại của Picasso, họ cưới nhau năm 1961. Đám cưới này cũng là một sự trả thù của họa sĩ đối với người tình cũ Gilot. Gilot khi đó đang tìm cách hợp pháp hóa quan hệ cha con của Picasso với Claude và Paloma. Được Picasso thúc đẩy, cô đã sắp đặt việc ly dị với chồng là Luc Simon để cưới Picasso, qua đó bảo vệ quyền lợi cho con chung của hai người. Tuy nhiên Picasso đã bí mật làm đám cưới với Roque ngay sau khi Gilot hoàn thành thủ tục ly hôn, họa sĩ coi đây là sự trả thù của ông với việc Gilot đã rời bỏ mình năm 1953.

Pablo Picasso từ trần ngày 8 tháng 4 năm 1973 tại Mougins, Pháp, trong khi ông cùng bà Jacqueline đang chủ trì một buổi tiệc với bạn bè. Tác phẩm ông để lại gồm có 1800 bức tranh sơn dầu, 3 vạn bản tranh, 7000 bức ký họa phác thảo và có khá nhiều tác phẩm khó hiểu. Picasso được an táng tại công viên Vauvenargues ở Vauvenargues, Bouches-du-Rhône. Jacqueline Roque đã ngăn cản hai đứa con của ông là Claude và Paloma tham gia tang lễ cha mình.


Xu hướng chính trị

Picasso tỏ ra trung lập trong suốt Thế chiến thứ nhất, Nội chiến Tây Ban Nha và Thế chiến thứ hai, họa sĩ từ chối ủng hộ bất cứ bên tham chiến nào. Trong Nội chiến Tây Ban Nha, tuy thể hiện sự phẫn nộ và phản đối chế độ của tướng Francisco Franco và chủ nghĩa phát xít qua các tác phẩm của mình, Picasso không hề cầm vũ khí chống lại chế độ này.

Năm 1944, Picasso gia nhập Đảng Cộng sản Pháp và tham gia một hội nghị hòa bình quốc tế tổ chức ở Ba Lan. Năm 1950, họa sĩ được nhận Giải thưởng hòa bình Stalin của chính phủ Liên Xô[10]. Năm 1962, ông được nhận một giải thưởng lớn khác của nhà nước Xô viết, đó là Giải thưởng hòa bình Lenin.

Tác phẩm

Các tác phẩm của Picasso thường được phân loại theo các thời kỳ khác nhau. Tuy rằng tên gọi các thời kỳ sáng tác sau này của họa sĩ còn gây nhiều tranh cãi, người ta phần lớn đều chấp nhận cách phân chia thời kỳ đầu sáng tác của Picasso thành Thời kỳ Xanh (1901–1904), Thời kỳ Hồng (1904–1906), Thời kỳ Ảnh hưởng Phi châu - điêu khắc (1908–1909), Thời kỳ Lập thể phân tích (1909–1912) và Thời kỳ Lập thể tổng hợp (1912–1919).

Trước 1901





Picasso bắt đầu tập vẽ dưới sự hướng dẫn của cha ông từ năm 1890. Sự tiến bộ trong kỹ thuật của họa sĩ có thể thấy trong bộ sưu tập các tác phẩm thời kì đầu ở Bảo tàng Museu Picasso tại Barcelona. Có thể thấy chủ nghĩa hiện thực hàn lâm trong các tác phẩm thời kì đầu này, tiêu biểu là bức The First Communion (1896). Cũng năm 1896, khi mới 14 tuổi, Picasso đã hoàn thành tác phẩm Portrait of Aunt Pepa (Chân dung dì Pepa), một bức chân dung gây ấn tượng sâu sắc đến mức Juan-Eduardo Cirlot đã đánh giá rằng "không nghi ngờ gì nữa, đây là một trong những tác phẩm lớn nhất trong lịch sử hội họa Tây Ban Nha".

Năm 1897, chủ nghĩa hiện thực của Picasso bắt đầu chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, thể hiện qua một loạt các bức tranh phong cảnh sử dụng tông màu xanh lá cây và tím không tự nhiên.







Thời kỳ Xanh (1901–1904)

Trong thời kỳ này, tác phẩm của Picasso có tông màu tối hơn với màu chủ đạo là xanh thẫm, đôi khi được làm ấm hơn bởi các màu khác. Mốc bắt đầu của Thời kỳ Xanh không rõ ràng, nó có thể bắt đầu từ mùa xuân năm 1901 ở Tây Ban Nha, hoặc ở Paris nửa cuối năm đó. Có lẽ cách dùng màu của họa sĩ chịu ảnh hưởng từ chuyến đi xuyên Tây Ban Nha và sự tự sát của người bạn Carlos Casagemas.

Thời kỳ Hồng (1905–1907)

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/thumb/a/a8/Autoportrait_%C3%A0_la_palette.jpg/240px-Autoportrait_%C3%A0_la_palette.jpg

Các tác phẩm của Picasso trong giai đoạn này mang vẻ tươi tắn hơn với việc sử dụng nhiều màu cam và hồng. Năm 1904 tại Paris, Picasso gặp Fernande Olivier, một người mẫu cho các họa sĩ và nhà điêu khắc, rất nhiều tác phẩm của ông trong thời kỳ này chịu ảnh hưởng bởi mối quan hệ nồng ấm giữa hai người.

Thời kỳ Ảnh hưởng Phi châu (1908–1909)

Thời kỳ Ảnh hưởng Phi châu bắt đầu với tác phẩm nổi tiếng Những cô nàng ở Avignon (Les Demoiselles d'Avignon) lấy cảm hứng từ những đồ tạo tác Phi châu. Ông cho rằng mọi loại nghệ thuật phải tự học được cái hay của nhau. Ông chọn châu Phi làm cản hứng của mình bởi tính Lập thể rõ ràng của nó.



Thời kỳ Lập thể phân tích (1909–1912)
Chủ nghĩa Lập thể phân tích là phong cách vẽ mà Picasso đã phát triển cùng Georges Braque theo đó sử dụng những màu đơn sắc ngả nâu cho các tác phẩm. Các vật thể sẽ được hai họa sĩ tách thành những bộ phận riêng biệt và "phân tích" chúng theo hình dạng bộ phận này.



Thời kỳ Lập thể tổng hợp (1912–1919)

Đây là sự phát triển chủ nghĩa lập thể của Picasso với việc sử dụng nghệ thuật cắt dán bằng các chất liệu vải, giấy báo, giấy dán tường để mô tả đề tài tĩnh vật và nhân vật.

Chủ nghĩa cổ điển và siêu thực

Sau Thế chiến thứ nhất, Picasso bắt đầu thực hiện các tác phẩm theo trường phái tân cổ điển (neoclassicism). Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Picasso, bức Guernica đã được sáng tác trong thời kì này. Bức tranh mô tả cuộc ném bom vào Guernica của phát xít Đức trong Nội chiến Tây Ban Nha.




Giai đoạn sau

Tác phẩm điêu khắc của Picasso tại Chicago
Picasso là một trong 250 nhà điêu khắc tham gia Triển lãm điêu khắc quốc tế lần thứ 3 tổ chức tại Bảo tàng mỹ thuật Philadelphia vào mùa hè năm 1949.

Trong thập niên 1950, họa sĩ một lần nữa thay đổi phong cách sáng tác, ông thực hiện các bức tranh dựa trên phong cách của các bậc thầy cổ điển như Diego Velázquez, Goya, Poussin, Édouard Manet, Courbet và Delacroix.

Di sản

Khi Picasso qua đời, rất nhiều tác phẩm do họa sĩ sáng tác vẫn thuộc quyền sở hữu của ông vì Picasso cảm thấy không cần thiết phải bán chúng. Thêm vào đó, ông còn có một bộ sưu tập rất giá trị các tác phẩm của những họa sĩ yêu thích như Henri Matisse. Vì Picasso không để lại di chúc, một phần bộ sưu tập này được dùng để trả thuế cho chính phủ Pháp và nó được trưng bày tại Bảo tàng Musée Picasso tại Paris. Năm 2003, những người thân của họa sĩ đã cho khánh thành một bảo tàng tại thành phố quê hương ông, Málaga, đó là Bảo tàng Museo Picasso Málaga.

Picasso có vài bức tranh nằm trong danh sách những tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất thế giới:

    Bức "Nude on a black armchair" - được bán với giá 45,1 triệu USD năm 1999.
    Bức Les Noces de Pierrette - được bán với giá hơn 51 triệu USD năm 1999.
    Bức Garçon à la pipe - được bán với giá 104 triệu USD tại nhà đấu giá Sotheby's ngày 4 tháng 5 năm 2004 đã lập kỉ lục thế giới về giá cho một tác phẩm nghệ thuật.
    Bức Dora Maar au Chat - được bán với giá 95,2 triệu USD tại nhà đấu giá Sotheby's ngày 3 tháng 5 năm 2006.


 Nguồn
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pablo_Picasso













------------------------------------------------------------------------------------------- 

-Bậc thềm tiến vào thánh đường của trí tuệ là biết sự ngu dốt của chính mình. 

The doorstep to the temple of wisdom is a knowledge of our own ignorance. 

Benjamin Franklin

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

NGUỒN GỐC VĂN MINH NHÂN LOẠI - PHẦN 2 .


NGUỒN GỐC VĂN MINH NHÂN LOẠI .





PHẦN 2 . 
Từ những manh mối nhỏ về di chỉ 26, do nhà khảo cổ học Winkle để lại trong những ghi chép của mình, nhóm chuyên gia khảo cổ do David M.Rohl dẫn đầu, đã lần theo dấu vết và phát hiện những điều thú vị. Dựa trên những khám phá này, David M.Rohl đã dựng nên bức tranh về sự hình thành và phát triển của nền văn minh thế giới cổ đại từ dấu tích vườn EDEN – vùng đất các vị thần được ghi chép trong Kinh Thánh – cho đến những dấu tích rực rỡ của văn minh Ai Cập cổ đại. Với ngôn ngữ mô tả đặc sắc, “Nguồn gốc văn minh nhân loại” như một bộ phim lịch sử sống động được trình chiếu có lớp lang cho người đọc theo dõi từ mốc điểm khởi nguyên của một quá khứ kỳ bí, hấp dẫn đến những chuỗi dài biến động như để giải thích rõ ràng và đầy đủ hơn về nguồn gốc sự phát triển của thế giới nhân loại ngày nay.

Mục lục:
 Lời nói đầu Dẫn nhập 
Phần 1: Từ sương mù của thời gian 

Chương 1: Cuộc tìm kiếm vườn địa đàng
Chương 2: Đất ARATTA 

Phần 2: Những anh hùng vĩ đại 
Chương 3: Cuộc di cư vĩ đại 
Chương 4: Đại hồng thuỷ 
Chương 5: Định niên đại hồng thuỷ 
Chương 6: Những người tiền hồng thuỷ 
Chương 7: Bên kia thời đại hoàng kim 
Chương 8: Thiên đường tìm lại 

Phần 3: Những tín đồ của HORUS 

Chương 9: Những con thuyền của sa mạc 
Chương 10: Chủng tộc triều đại 
Chương 11: Những nhà sáng lập 
Chương 12: Cầu thang lên trời 
Chương 13: Đảo ngọn lửa 
Chương 14: Sáng thế 

Phần 4: Tham khảo 
Phụ lục A: Tân niên đại học dành cho Ai Cập thuộc thời kỳ sớm 
Phụ lục B: Chiến dịch năm 8 của Sargon 
Phụ lục C: Tân niên đại của MESOPOTAMIA.




Nguồn :  http://truyen.enterplus.org/doc-truyen-audio/Nguon-Goc-Van-Minh-Nhan-Loai-79.html#.Uaa3QNJHJMg#ixzz2Ujrl07Gm



Bài  6 .


Bài  8 .


Bài  9 .



Bài  10 .









 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Người có học biết mình ngu dốt. The learned man knows that he is ignorant. 

 Victor Hugo.

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

Nữ hoàng Ai Cập CLEOPATRA


Nữ hoàng Ai Cập   CLEOPATRA 
Nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/Cleopatra_VII


Cleopatra VII Philopator (tháng 1, 69 TCN – 12 tháng 8, 30 TCN, tiếng Hy Lạp: Κλεοπάτρα Φιλοπάτωρ), sau này Cleopatra Thea Neotera Philopator kai Philopatris, là một Nữ hoàng của Ai Cập cổ đại, và là thành viên cuối cùng của triều đại Ptolemy và vì thế là nhà cai trị người Hy Lạp cuối cùng ở Ai Cập. Dù nhiều Nữ hoàng Ai Cập khác cũng có tên này, bà thường được gọi đơn giản là Cleopatra, và tất cả các người cùng tên sau này hầu như đã bị quên lãng.
Cleopatra là một trong những người nổi tiếng nhất mọi thời đại. Trong một cuộc nội chiến giữa chính phủ và dân chúng, khi Julius Caesar đang giữ một vai trò quan trọng trong lực lượng quân đội, Thư viện Alexandria bị đốt cháy, đây là một bảo tàng cổ của Ai Cập nơi các học giả từ khắp thế giới đến để nghiên cứu. Cuộc chiến này, đặc biệt là việc đốt cháy Thư viện Alexandria được coi là một trong những mất mát lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Cleopatra là người cùng cai trị Ai Cập với cha (Ptolemy XII Auletes), em trai/chồng Ptolemy XIII và Ptolemy XIV và, sau này, con trai Ptolemy XV Caesarion. Cleopatra sống sót sau một cuộc đảo chính do các cận thần của Ptolemy XIII tiến hành, lập được một liên minh với Gaius Julius Caesar củng cố ngôi vị, và sau khi Caesar bị ám sát, liên kết với Marcus Antonius và có con sinh đôi với ông ta. Sau này bà lấy Marcus Antonius và sinh ra một cậu con trai khác. Tổng cộng, Cleopatra có 4 con, 3 với Antonius và 1 với Caesar. Khi sống với các em trai, bà không có con.
Sau khi đối thủ của Antonius và người thừa kế của Caesar là Augustus (Gaius Julius Caesar Octavian) dùng sức mạnh của Đế chế La Mã chống lại Ai Cập, Cleopatra tự sát ngày 12 tháng 8 năm 30 TCN. Danh tiếng của bà vẫn còn lại dưới hình thức nhiều câu chuyện được sân khấu hoá, gồm cả vở kịch Antony và Cleopatra của William Shakespeare và nhiều bộ phim hiện đại.

Cuộc đời

Theo văn hóa và ngôn ngữ Cleopatra là một người Hy Lạp, bà nổi tiếng vì là thành viên đầu tiên trong gia đình (trong giai đoạn cầm quyền 300 năm của họ tại Ai Cập) đã học tiếng Ai Cập. Cleopatra cũng nổi tiếng vì sắc đẹp và trí thông minh của bà. Cleopatra có thể nói 9 thứ tiếng và rất thông minh. Bà đã được hưởng một nền giáo dục toàn diện, được trao quyền và bộc lộ tài lãnh đạo từ rất sớm.

Ra đời và cai trị cùng cha
"Cleopatra" theo tiếng Hy Lạp là vì "vinh quang của vua cha", và tên đầy đủ của bà Cleopatra Thea Philopator có nghĩa là "Nữ thần Cleopatra, đứa con Yêu dấu của Vua cha." Bà là con gái thứ ba của vua Ptolemy XII Auletes và nữ hoàng Cleopatra V. Cha mẹ của Cleopatra là hai anh em ruột, và bà là người đứng thứ ba về quyền kế vị sau khi hai người chị gái kia đã chết. Khi Cleopatra VII lên ngôi ở Ai Cập, bà mới chỉ 18 tuổi. Bà cai trị với tư cách Nữ hoàng Cleopatra và Pharaoh trong giai đoạn 51 tới 30 TCN, và chết ở tuổi 39 vì nọc độc của rắn mào. Loài rắn nảy có bộ da sần sùi và đặc điểm nổi bật nhất là chiếc mào nhỏ hơi giống mào gà vì nó cũng có màu đỏ

Cai trị cùng Ptolemy XIII
Khi người cha qua đời mùa xuân năm 51 TCN, lúc chỉ mới 18 tuổi và là con lớn nhất của Auletes (hai người chị gái đã chết) bà trở thành người cùng cai trị với em trai Ptolemy XIII. Bà đã lấy em trai (theo phong tục cung đình của Ai Cập lúc đó, việc này không bị coi là loạn luân) và lợi dụng việc này để củng cố ngôi vị của mình.

Bị lật đổ
Tới tháng 8 năm 51 TCN bà loại bỏ tên của người em trai ra khỏi mọi giấy tờ chính thức, bỏ qua truyền thống dòng họ Ptolemy rằng phụ nữ cai trị phải phụ thuộc vào người nam giới cùng cai trị. Hơn nữa, trên đồng tiền xu chỉ in hình Cleopatra. Có lẽ bởi vì tính nết độc lập của bà, một âm mưu của triều thần, do hoạn quan Pothinus cầm đầu, lật đổ Cleopatra khỏi ngôi báu - có lẽ xảy ra năm 48 TCN, nhưng cũng có thể sớm hơn - từ năm 51 TCN nghị định nhà nước chỉ còn ghi tên Ptolemy. Bà tìm cách tổ chức một cuộc nổi loạn ở quanh Pelusium nhưng nhanh chóng bị buộc phải rời Ai Cập. Người em gái duy nhất còn lại là Arsinoë đi cùng bà.

Julius Caesar và Cleopatra
Caesar

Tuy nhiên, tới mùa thu năm 48 TCN, quyền lực của Ptolemy bị đe dọa vì sự can thiệp thiếu thận trọng của ông vào công việc của Đế chế La Mã. Khi Gnaeus Pompeius Magnus, bỏ chạy trước Julius Caesar, tới trốn tránh tại Alexandria, Ptolemy đã ám sát ông ta để lấy lòng Caesar. Caesar quá tức giận trước sự xảo trá đó của Ptolemy và ông chiếm thủ đô Ai Cập, tự đặt mình làm trọng tài giải quyết các tranh chấp giữa Ptolemy và Cleopatra (Pompeius đã cưới con gái duy nhất của Caesar, Julia, đã chết khi sinh con). Sau một cuộc chiến ngắn, Ptolemy XIII bị giết.
Cleopatra và con trai Caesariontại Đền Dendera
Để cứu vãn ngôi báu, Cleopatra tìm cách quyến rũ Caesar bằng sắc đẹp và trí thông minh, sự lịch lãm của mình . Bà được Caesar tái lập lên ngôi báu, cùng với một em trai khác Ptolemy XIV là người đồng cai trị.
Caesar sống qua mùa đông năm 48 TCN–47 TCN ở Ai Cập, và làm tăng uy thế chính trị của Cleopatra bằng cách yêu bà. Ai Cập vẫn giữ được độc lập, nhưng ba quân đoàn Roma vẫn đồn trú lại đó. Mối quan hệ trong mùa đông giữa Cleopatra và Caesar có kết quả là một đứa con trai tên là Ptolemy Caesar (tên hiệu Caesarion hay "Caesar nhỏ"). Tuy nhiên, Caesar không cho đứa trẻ này quyền thừa kế, thay vào đó ông chỉ định đứa cháu gọi bằng ông cậu là Augustus, nhận làm con nuôi.



Marcus Antonius

Năm 42 TCN, Marcus Antonius, một trong những thành viên Tam đầu chế cai trị Roma khi có khoảng trống quyền lực sau khi Caesar chết, mời Cleopatra tới gặp ông ở Thành phố Tarsus để giải đáp những câu hỏi về sự trung thành của bà. Cleopatra tới với sắc đẹp và sự quyến rũ tới mức Antonius quyết định sống qua mùa đông năm 42 TCN–41 TCN với bà ở Alexandria. Trong mùa đông, bà có mang cặp con sinh đôi, sẽ được đặt tên là Cleopatra Selene (Cleopatra Mặt Trăng) và Alexander Helios (Alexander Mặt Trời).

Marcus Antonius và Cleopatra
Bốn năm sau, 37 TCN, Antonius lại tới thăm Alexandria trên đường đi chiến đấu với người Parthia. Ông nối lại quan hệ với Cleopatra, và từ đó Alexandria trở thành ngôi nhà của ông. Ông cưới Cleopatra theo nghi lễ Ai Cập (một bức thư đăng trong Cuộc đời của Mười hai Caesars của Suetonius cho thấy điều này), dù khi ấy ông đã cưới Octavia Minor, em (hay chị) gái của người bạn trong Tam đầu chế là Augustus, khiến Augustus tức giận.
Ông và Cleopatra lại có một đứa con khác, Ptolemy Philadelphus. Tại Lễ quyên góp Alexandria cuối năm 34 TCN, sau khi Antonius chinh phục Armenia, Cleopatra và Caesarion được phong là những người đồng cai trị Ai Cập và Síp; Alexander Helios được phong làm vua cai trị Armenia, Media và Parthia; Cleopatra Selene làm vua của Cyrenaica và Libya; và Ptolemy Philadelphus thành vua của Phoenicia, Syria và Cilicia. Cleopatra cũng được phong danh hiệu Nữ hoàng của các ông Vua.
Hình Cleopatra trên đồng tiền đúc tại Syria

Trong cuộc tranh chấp giành ngôi chủ La Mã, Augustus và Antonius đánh nhau và chia cắt đế quốc.
Có một số câu chuyện nổi tiếng nhưng chưa được kiểm chứng về Cleopatra, câu chuyện nổi tiếng nhất là trong một bữa tối xa hoa cùng với Marcus Antonius, bà đặt cược với Antonius rằng mình có thể chi mười triệu sestertius cho một bữa tối. Antonius chấp nhận vụ cược. Tối hôm sau, Cleopatra có một bữa ăn bình thường, không có gì đặc biệt; khi bà ra lệnh mang ra món thứ hai - chỉ một chén dấm mạnh, Antonius tỏ ý chế giễu. Bà tháo một chiếc hoa tai vô giá của mình thả vào đó để nó tan ra và uống cạn.

Cách hành xử của Antonius bị người La Mã coi là thái quá và Augustus thuyết phục Nghị viện La Mã tiến hành chiến tranh chống Ai Cập. Năm 31 TCN các lực lượng của Marcus Antonius đối mặt với Augustus trong một trận thủy chiến ngoài khơi Actium. Cleopatra có mặt với một hạm đội của riêng mình. Truyền thuyết kể rằng khi thấy hạm đội tàu vận hành thủ công và có trang bị kém cỏi của Antonius đang chiến đấu, bà đã bỏ chạy và rằng Antonius cũng bỏ mặc binh sĩ của mình để theo bà. Dù các binh sĩ của Antonius đã dũng cảm chống trả 7 ngày liền nhưng cuối cùng bị thua các tàu chiến La Mã vì không có chủ tướng (tuy nhiên, không hề có một bằng chứng nào thời đó cho thấy thực tế đã xảy ra như vậy).
Sau trận Actium, Augustus xâm chiếm Ai Cập. Khi ông tiến tới Alexandria, quân đội của Marcus Antonius đã rời khỏi đó ngày 12 tháng 8 năm 30 TCN.

Cái chết của Cleopatra của Reginald Arthur
Cái chết 

Khi đã bại trận, để thử lòng chung thủy của Marcus Antonius, Cleopatra sai người báo với ông rằng bà đã chết. Marcus Antonius đau khổ tự sát. Vài ngày sau Cleopatra cũng tự sát (có lẽ do chính bà thực hiện). Câu chuyện còn cho rằng bà bị một con rắn mào gà cắn cùng với hai người hầu. Thông thường mọi người cho rằng bà đã có chủ tâm để rắn cắn, vì người Ai Cập tin rằng nhờ thế có thể đạt tới bất tử. Trong mọi câu chuyện, bà đều chết với hai người hầu. Augustus, đang chờ đợi ở một cung điện gần đó, được thông báo về cái chết của bà và đã đích thân tới quan sát.
Augustus đã hợp táng bà và Antonius trong một ngôi nhà mộ đôi mà bà đã chủ định xây từ trước dành cho hai người.
Con trai của Cleopatra với Caeser, Caesarion, được người Ai Cập đưa lên làm pharaoh, nhưng Augustus đã thắng trận. Caesarion bị bắt và bị hành quyết theo lệnh của Octavian. Chấm dứt không chỉ giai đoạn cai trị của người Hy Lạp trên ngôi vị pharaoh ở Ai Cập mà cả giai đoạn pharaoh ở Ai Cập.
Ba con của Cleopatra với Marcus Antonius được miễn tội và được đưa về Roma nơi chúng được vợ của Antonius là Octavia nuôi nấng. Vài năm sau đó, Alexander Helios và Ptolemy Philadelphus biến mất không để lại dấu vết, chỉ còn lại Cleopatra Selene. Khi lớn lên, con gái Cleopatra Selene kết hôn với Vua Juba II của Mauretania và hạ sinh ít nhất một người con đặt tên là Ptolemy Philadelphus nhằm tưởng nhớ tới người em trai mất tích. Hình của Cleopatra Selene từng được khắc trên các đồng xu cùng với hình của Vua Juba.
Ai Cập trở thành một tỉnh của đế quốc La Mã dưới quyền hoàng đế Augustus.

Cleopatra trong nghệ thuật, điện ảnh và văn học

Cuộc đời Cleopatra là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà văn và nghệ sĩ qua nhiều thế kỷ. Không nghi ngờ rằng, đa phần sức lôi cuốn xuất phát từ huyền thoại về sắc đẹp có sức quyến rũ mạnh mẽ biến bà trở thành đồng minh của hai người đàn ông quyền lực nhất thời ấy (Caesar và Antonius).

Kịch
Trong số những vở kịch nổi tiếng nhất về bà:
Antony and Cleopatra (kh. 1607) của William Shakespeare
All for Love (1678) của John Dryden
Caesar and Cleopatra (1901) của George Bernard Shaw
The Death of Cleopatre của Ahmed Shawqi

Văn học 
Cléopâtre của Jules-Émile-Frédéric Massenet
Incipit Legenda Cleopatrie Martiris, Egipti Regine từ cuốn The Legend of Good Women của Geoffrey Chaucer
Cléopatre của Victorien Sardou
Cleopatra (1889) của H. Rider Haggard
The Memoirs of Cleopatra của Margaret George
Nhiều cuốn sách về Asterix, với Cleopatra từ cảm hứng của Elizabeth Taylor

TV
Clone High
Rome - Series 1 (Caesarion (tập về Rome)), và có lẽ cả Series 2
Teresa Pavlinek trong vai Cleopatra trong một tập History Bites nói về trận Actium
The Cleopatras, một serie truyền hình của BBC phát sóng năm 1983

Phim ảnh 
Bộ phim đầu tiên đề cập tới Cleopatra là phim Antony and Cleopatra (1908) với Florence Lawrence thủ vai Cleopatra. Phim đầu tiên với Cleopatra là nhân vật chính là Cleopatra, Queen of Egypt, với diễn viên chính Helen Gardner (1912).
Những phim/chương trình TV lấy cảm hứng từ Nữ hoàng sông Nil:
(1917): Cleopatra: Theda Bara (Cleopatra), Fritz Leiber (Caesar), Thurston Hall (Antonius). Đạo diễn J. Gordon Edwards. Dựa trên vở kịch Cléopatre của Émile Moreau, vở Cléopatre của Sardou và Antony and Cleopatra của Shakespeare.
(1934): Cleopatra: Claudette Colbert (Cleopatra), Warren William (Caesar), Henry Wilcoxon (Antonius). Một công trình của nhà đoạt giải Oscar Cecil B. DeMille.
(1946): Caesar and Cleopatra: Vivien Leigh (Cleopatra), Claude Rains (Caesar), Stewart Granger, Flora Robson — dựa trên vở kịch của George Bernard Shaw và được đề cử giải Oscar. Leigh cũng đóng vai Cleopatra cùng với người sau này trở thành chồng bà, Laurence Olivier đóng vai Caesar, trong một vở kịch trên sân khấu tại London.
(1953): Serpent of the Nile: Rhonda Fleming (Cleopatra), Raymond Burr (Marcus Antonius), Michael Fox (Augustus).
(1963): Cleopatra: Elizabeth Taylor (Cleopatra), Rex Harrison (Caesar), Richard Burton (Antonius). Đoạt giải Oscar được nhớ nhất về vụ tình ái sau sân khấu giữa Taylor và Burton và chi phí sản xuất lớn nhất thời đó, $44 triệu.
(1964): Carry On Cleo, một phiên bản bắt chước lại bộ phim năm 1963, Amanda Barrie đóng vai Cleopatra, Sid James vai Marcus Antonius và Kenneth Williams vai Caesar.
(1970): Kureopatora (Cleopatra: Queen of Sex), một bộ phim hoạt họa Nhật Bản kỳ lạ của Osamu Tezuka. Phiên bản có phụ đề tiếng Anh đã bị mất.
(1974): Antony & Cleopatra: được trình diễn bởi Royal Shakespeare Company ở Luân Đôn. Vai chính Janet Suzman (Cleopatra), Richard Johnson (Antonius) và Patrick Stewart (Enobarbus).
(1999): Cleopatra (phim): Leonor Varela (Cleopatra), Timothy Dalton (Caesar), Billy Zane (Antonius). Dựa trên cuốn sách Memoirs of Cleopatra của Margaret George và gần với sự thực nhất.


Tranh, điêu khắc cổ
Bức tranh nổi tiếng nhất về Cleopatra là bức không tồn tại nữa bởi vì vị nữ hoàng đã chết ở Ai Cập một thời gian dài trước khi Augustus giành được quyền lực ở Roma và nhờ vậy Cleopatra cũng lấy lại được uy danh của mình, ông đã ra lệnh vẽ một bức tranh lớn về bà và đưa nó đi trong lễ diễu hành chiến thắng, có lẽ trong bức tranh đó bà được thể hiện khi đang bị rắn độc cắn. Nguồn của câu chuyện này tại Plut. Ant. 86 và App. Civ. II.102, dù rằng nguồn sau thật sự nói về một bức tượng, và Cass. Dio LI.21.3 cho rằng "hình ảnh" đó làm bằng vàng, và vì thế không phải là một bức tranh. Bức tranh ấy được tái hiện trong một bản khắc đầu thế kỷ 19: nó thuộc một bộ sưu tập cá nhân gần Sorrento. Từ đó, bức tranh này đã bị cho là thuộc về bộ sưu tập ở Cortona, nhưng cũng không còn dấu vết nào về nó; sự biến mất âm thầm của bức tranh có lẽ vì nó chỉ là đồ giả mạo. Để có thêm thông tin về toàn bộ vấn đề, xem các liên kết ngoài ở cuối bài.

Tranh, từ thời Phục hưng về sau
Cleopatra và cái chết của bà đã trở thành cảm hứng sáng tác cho hàng trăm bức họa Thời Phục Hưng cho tới tận ngày nay, tất nhiên không bức nào có giá trị lịch sử; chủ đề này đặc biệt lôi cuốn các họa sĩ hàn lâm Pháp.
Sir Thomas Browne: Of the Picture describing the death of Cleopatra (1672)
John Sartain: On the Antique Portrait of Cleopatra (1818)

Nhạc kịch Opera
Cleopatra đã xuất hiện với tư cách một nhân vật trong các vở opera của Handel, Carl Heinrich Graun, Johann Adolf Hasse và Johann Mattheson
Antony and Cleopatra của Samuel Barber diễn khai trương nhà hát Metropolitan Opera House mới năm 1966.

Hội họa 

Suicide of Cleopatra. Sơn dầu. 46 x 36-3/4 in. (116.8 x 93.3 cm) Giovanni Francesco Barbieri sáng tác, cũng được gọi là Guercino. Vẽ năm 1621 và treo trong bộ sưu tập của Bảo tàng Norton Simon tại Pasadena, California. Nó thể hiện Cleopatra và trong tay bà là một con rắn đang sắp được dùng để tự tử.
Cleopatra and the Peasant (1838). Sơn dầu. Eugène Delacroix vẽ. Treo tại Bảo tàng Ackland Art của Đại học North Carolina. Tác phẩm thể hiện một người đàn ông đang trao cho Cleopatra con rắn để bà tự sát.
The Death of Cleopatra, Jean André Rixens sáng tác năm 1874 và treo tại Bảo tàng Augustins ở Toulouse, Pháp.

Guido Cagnacci, Cái chết của Cleopatra, 1658
The Death of Cleopatra, Guido Cagnacci sáng tác năm 1658. Sơn dầu. Treo tại Bảo tàng Vienna Kunsthistorisches.
Guido Cagnacci, Cái chết của Cleopatra, 1658

Victoria Art Gallery, Bath - Không biết tên nghệ sĩ sáng tác (có thể phỏng theo bức), Suicide of Cleopatra

The Banquet of Cleopatra (1743–5). Sơn dầu, 248.2 x 357.8cm. Giambattista Tiepolo (1696–1770) sáng tác, treo tại National Gallery of Victoria, Australia, thể hiện bữa tiệc lớn khi Cleopatra ngâm đôi hoa tai ngọc trai của mình trong cốc dấm.
Cléopâtre et César (1866). Sơn dầu. Jean-Léon Gérôme (1824–1904) sáng tác. Bức nguyên bản đã mất, chỉ còn lại các bản copy. Bức tranh thể hiện Cleopatra đứng phía trước, Caesar ngồi phía sau, vẽ theo phong cách Orientalist.

Nguồn :  http://vi.wikipedia.org/wiki/Cleopatra_VII









Cleopatra - người phụ nữ quyền lực nhất của thế giới cổ đại

Cleopatra, nữ hoàng của Ai Cập cổ đại đã truyền cảm hứng cho vô số tác phẩm nghệ thuật hơn hai nghìn năm qua. Nhưng liệu Cleopatra xinh đẹp như truyền thuyết?



Vị nữ hoàng nổi tiếng của Ai Cập cổ đại có tên đầy đủ là Cleopatra VII Philopator. Bà thường được gọi đơn giản là Cleopatra. Dù nhiều Nữ hoàng Ai Cập khác cũng có tên này song tất cả hầu như đã bị quên lãng. Nữ hoàng Cleopatra lên nắm quyền khi bà mới 17 tuổi và cai trị Ai Cập cổ đại từ năm 51 - 30 Trước Công nguyên, trước khi Chúa Kitô ra đời.

Huyền thoại về sắc đẹp của bà được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa bà với Julius Caesar và Mark Antony - hai nhà lãnh đạo La Mã hùng mạnh. Nhưng bà có thực sự sở hữu vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành như vậy? Để trả lời, chúng ta hãy nhìn vào những bằng chứng lịch sử và khảo cổ học.


Lâu nay, Cleopatra luôn được thể hiện trong hình tượng  khêu gợi như thế này
Lâu nay, Cleopatra luôn được thể hiện trong hình tượng 
khêu gợi như thế này - (Ảnh: Granger Collection, New York)


Hai thế kỷ sau khi Cleopatra trị vì Ai Cập cổ, sử gia người La Mã - Cassius Dio đã mô tả Cleopatra là "người phụ nữ có vẻ đẹp vượt trội" và "cực kỳ thông minh". Còn sử gia người Hy Lạp – Plutarch cho rằng "nhan sắc của bà không đủ nổi bật để có thể khiến ai vừa gặp cũng phải ngẩn ngơ".

Không hề có bức tượng bán thân nào được cho là khắc họa Cleopatra nhưng chúng ta có những hình ảnh khác nhau của bà trên những đồng tiền xu cổ đại. Trong những hình ảnh này, vẻ ngoài của bà hết sức bình thường, chiếc mũi khoằm và nam tính. Tuy nhiên, đồng tiền trong thế giới cổ đại chỉ mang mục đích tuyên truyền chính trị. Có thể bà cố ý khắc họa chân dung nam tính để hợp pháp hoá sự cai trị của một nữ hoàng trẻ.

Cũng cần lưu ý rằng, quan niệm về vẻ đẹp của người cổ đại rất khác với quan niệm của thế giới hiện đại. “Cleopatra có đẹp hay không?” có lẽ là câu hỏi vô ích nếu bà thực sự xinh đẹp trong mắt của những người sống trong thời kỳ đó.

Hoặc có thể chúng ta cần hiểu vẻ đẹp không phải là khái niệm đơn thuần, liên quan tới thân thể. Sử gia Dio cũng nói rằng, Cleopatra có "giọng nói ngọt ngào và biết cách làm cho mình hòa hợp với mọi người". Tương tự như vậy, sử gia Plutarch nói rằng, việc trò chuyện với nữ hoàng Cleopatra "có sự quyến rũ không thể cưỡng lại."

Sức hấp dẫn của Cleopatra không tới từ vẻ đẹp của cơ thể mà tới từ trí tuệ, tính cách và giọng nói của bà. Khi xem xét mối quan hệ sâu sắc giữa bà với Caesar và Antony, rõ ràng bà phải có sự hấp dẫn khác bởi cả hai đều là những người nổi tiếng là thu hút phụ nữ vì vậy họ sẽ không dễ dàng gục ngã trước Nữ hoàng chỉ bởi bà có cơ thể trẻ trung, quyến rũ.

Sắc đẹp của Nữ hoàng Cleopatra không vượt trội so với những người phụ nữ khác nhưng chính nhờ trí thông minh, quyến rũ và táo bạo, bà đã tiếp cận được hai trong số những người đàn ông quyền lực nhất của thế giới cổ đại.

Vẻ đẹp nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại của Nữ hoàng Cleopatra là vẻ đẹp xất phát từ trí tuệ và bản lĩnh. Đây là bài học lớn cho chúng ta về cách định nghĩa vẻ đẹp trong thế giới hiện đại.


Nhà khoa học Cleopatra


Nữ hoàng Cleopatra có thể không gợi tình như mô tả của các học giả Hy Lạp và La Mã, mà là một nhà khoa học tài giỏi.

Theo một cuốn sách mới, nữ hoàng Ai Cập Cleopatra là người am hiểu toán, hóa học, đồng thời là một triết gia. Hằng tuần, bà thường xuyên gặp gỡ các nhà khoa học khác. Cuốn sách này có nhan đề Ai Cập học: Thiên niên kỷ bị thất lạc, Ai Cập cổ trong các tài liệu viết tay Ả Rập thời trung cổ, sẽ được Nhà xuất bản của Đại học London (UCL) phát hành trong tháng 1. Theo đó, Okasha El Daly - nhà Ai Cập học của UCL - đã tìm thấy những bản viết tay tiếng Ả Rập trung cổ chưa từng được phát hiện trước đây. Ông đã chuyển ngữ và phân tích nội dung các bản chữ dựa trên kiến thức về lịch sử Ai Cập thời đầu.


Theo chuyên gia El Daly, tài liệu chữ Ả Rập đầu tiên về nhà khoa học Cleopatra được ghi lại bởi Al-Masudi, qua đời vào năm 956. Trong cuốn sách Muruj, Al-Masudi viết về Cleopatra như sau: “Nàng là nhà hiền triết, triết gia, đã nâng cao địa vị của các học giả và vui thích với sự đồng hành của họ. Nàng cũng viết sách về y học, bùa chú và mỹ phẩm, bên cạnh nhiều quyển sách khác là tài liệu phổ biến trong giới những người thực hành y khoa”.

Những tác giả thời Ả Rập trung cổ như Al-Bakri, Yaqut, Ibn Al-Ibri, Ibn Duqmaq và Al-Maqrizi cũng đã bày tỏ sự ấn tượng về những dự án xây dựng của nữ hoàng. Trên thực tế, El Daly cho rằng những quyển sách Ả Rập đầu tiên đề cập về Cleopatra và lịch sử Ai Cập do giám mục John xứ Nikiou (cũng là người Ai Cập) viết. Trong đó đã nói về những công trình kiến trúc của nữ hoàng ở Alexandria, với nhiều lời ngợi khen. Còn một sử gia Ả Rập khác, ông Ibn Ab Al-Hakam, cho rằng chính Cleopatra là người đứng sau công trình hải đăng xứ Alexandria, một trong những cấu trúc vĩ đại nhất của thế giới cổ đại.

Trả lời phỏng vấn Đài phát thanh Hà Lan, chuyên gia El Daly cho biết hải đăng xứ Alexandria không chỉ đóng vai trò là đèn biển, mà còn là một kính viễn vọng vĩ đại, có thấu kính khổng lồ dùng để đốt cháy tàu thuyền địch có ý đồ tấn công Ai Cập. Còn những nguồn tài liệu Ả Rập khác chỉ ra Cleopatra đã tạo ra công thức trị rụng tóc và thậm chí nghiên cứu cả khoa sản (thực hiện thí nghiệm theo dõi các giai đoạn phát triển của bào thai trong bụng mẹ), chưa kể khả năng giả kim tài tình.

Để giải thích về sự bất nhất của hình ảnh Cleopatra trong giới sử học, chuyên gia El Daly lý luận rằng những thông tin trước đây về nữ hoàng Ai Cập đều đến từ kẻ thù, những kẻ muốn bôi xấu và biến bà thành một phụ nữ chỉ giỏi chuyện cám dỗ đàn ông. Tuy nhiên, Giáo sư Mary Lefkowitz của Đại học Wellesley (Mỹ) không đồng ý về suy đoán trên. “Trên thực tế, người Ai Cập say mê Cleopatra, dù họ có e sợ về uy quyền của bà đi chăng nữa”, theo Lefkowitz. Các chuyên gia khác cũng ủng hộ giả thuyết mới về một Cleopatra - nhà khoa học.


Cleopatra - Nữ hoàng sắc sảo của thế giới cổ đại


Cleopatra có lẽ là vị nữ hoàng nổi tiếng nhất của thế giới cổ đại. Bà nổi tiếng không chỉ với sắc đẹp của mình mà còn chính vì những nét sắc sảo thông minh của mình và đã trở thành đề tài khai thác của nhiều tác phẩm điện ảnh, sân khấu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn một vài nét chính cuộc đời và những sự kiện xung quanh người phụ nữ đầy quyền lực này.

 Điều ít biết về các con nữ hoàng Cleopatra 

Cleopatra lên nắm quyền khi bà mới 17 tuổi và cai trị Ai Cập cổ đại từ 51-30 Trước CN. Là một thành viên của nhà Ptolemy, Cleopatra là người Macedonia, tuy nhiên bà vẫn là một vị nữ hoàng của Ai cập và được dân chúng tôn thờ như một vị chúa trời. Cleopatra cũng là vị pharoah cuối cùng của Ai Cập, và nổi tiếng cùng những mối quan hệ chính trị phức tạp với đế chế La Mã. Mối quan hệ giữa Cleopatra và các nhà lãnh đạo La Mã là Julius Caesar, Mark Antony, và Augustus - kẻ thù của bà đã dẫn tới cái chết đầy bi kịch của Cleopatra sau này và đã trở thành nguồn cảm hứng khai thác của rất nhiều kịch bản sân khấu, phim ảnh.

Nữ hoàng Cleopatra


Người phụ nữ cai trị Ai Cập
Theo phong tục của người Ai Cập lúc đó, Cleopatra đã buộc lấy người em trai là Ptolemy XIII khi Ptolemy mới 12 tuổi để kế thừa ngôi trị vì từ người cha quá cố. Tuy nhiên bà đã sớm xóa tên người chồng khỏi các văn bản chính thức, bỏ qua truyền thống của nhà Ptolemy rằng sự hiện diện của người nam giới là điều bắt buộc khi có sự chia sẻ quyền lực. Bà cũng khắc bức chân dung và tên của riêng mình đồng tiền thời đó và bỏ qua người anh em của mình. Vậy tại sao mà nữ hoàng Ai Cập lại có thể hành động như vậy? Câu trả lời là có lẽ người phụ nữ Ai Cập được thừa nhận có khả năng thừa hành quyền lực và xử lý các công việc triều đình.

Dẫu người phụ nữ có nhiều quyền lợi nhưng Ai Cập không phải là một xã hội công bằng khi có sự phân hóa theo tầng lớp xã hội. Người phụ nữ không có quyền thừa kế bình đẳng với người đàn ông và chỉ có một số ít là được học hành. Bên cạnh đó tuy không bị giới hạn về mặt luật pháp, phong tục của người Ai Cập quy định rằng tầng lớp phụ nữ trung và thượng lưu thường xuyên phải gánh vác trọng trách nuôi dưỡng con cái và các hoạt động thường ngày của gia đình.

Tiền Ai Cập cổ đại

Cleopatra và Caesar
Để xóa bỏ quan hệ ràng buộc của bản thân với Ptolemy XIII, người đã buộc bà phải sống lưu vong sau một thời gian độc chiếm cai trị Ai Cập, Cleopatra cần sự hỗ trợ của người La Mã. Sau khi bà tiếp cận và chinh phục được Caesar, Ptolemy đã bị giết. Sau đó vào năm 47 TCN, để tái lập ngôi báu và đã kết hôn với người em trai khác là Ptolemy XIV mới có 11 tuổi. Cũng từ đó, mối quan hệ tình ái giữa Cleopatra và Caesar bắt đầu. Sau khi đã có được Ai cập nhờ sự giúp đỡ của Caesar, bà ta đã đẩy Caesar vào thế khó xử khi nhất quyết phải ép ông đưa mình về Rome.

Liên minh giữa Cleopatra và Julius Caesar sau đó đã càng được củng cố thêm với sự ra đời của con trai giữa hai người là Caesarion, nhằm xây dựng Ai Cập trở lại với vị thế vốn có sau thời gian dài suy yếu. Những người cộng hòa ở La Mã tự nhận là Liberators (phe tự do), do Gaius Cassius Longinus và Marcus Junius Brutus cầm đầu đã ngăn chặn kế hoạch đó bằng cách quyết định giết hại Ceasar ngay tại Viện Nguyên lão Pompey. Sau vụ ám sát đó, Cleopatra đã quay trở về Ai Cập và lập Caesarion làm người đồng cai trị và thừa kế sau khi người em trai thứ hai cũng bị sát hại.

Cleopatra và Caesar

Mark Antony
Sau vụ ám sát Caesar vào ngày 15 tháng 3 năm 44 trước CN, Mark Antony một trong những thành viên Tam đầu chế cai trị Roma khi có khoảng trống quyền lực sau khi Caesar chết đã lên kế hoạch gặp gỡ nữ hoàng Cleopatra của Ai Cập. Tuy đã kết hôn với một người phụ nữ La Mã là Octavia, chị gái của Octavian - người kế nhiệm hợp pháp ngai vàng của Caesar, nhưng Antony vẫn yêu say đắm vị nữ hoàng đầy quyền lực. Octavin đã làm cho người La Mã tin rằng Mark Antony đang chuẩn bị để chuyển giao quyền lực, thứ lẽ ra là của họ cho Cleopatra. Đứng giữa mối đe dọa tiềm tàng này, cuộc cạnh tranh để thừa kế quyền lực của Ceasar đã làm tình hình ở Rome cực kì căng thẳng. Cuối cùng, Mark Antony đã li dị người vợ La Mã của mình sau khi Octavian tuyên chiến với ông và tình nhân.

Ai Cập thuộc về La Mã
Cuối cùng sau khi thất bại tại trận chiến Actium ở ngoài khơi Hy Lạp năm 31 TCN, Antony đã tự tử cùng với Cleopatra, theo như lời đồn là bỏ một con rắn độc vào ngực bà. Quân La Mã của tướng Octavian vào lãnh thổ Ai Cập và diệt vương triều của Cleopatra. Gia tộc Ptolemy đã cai trị Ai Cập kể từ sau cái chết của Alexander Đại Đế vào năm 323 trước CN. Tuy nhiên Rome luôn muốn xâm chiếm Ai Cập và chỉ có cách triều cống mới giúp gia tộc Ptolemy tồn tại trước đế chế La Mã hùng mạnh. Nhưng sau cái chết của Cleopatra thì cuối cùng Ai Cập cũng đã thuộc về Rome.

Nguồn :  http://khoahoc.tv/khampha












 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Người có học biết mình ngu dốt. The learned man knows that he is ignorant. Victor Hugo.













Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

GIẢI TRÍ CUỐI TUẦN : Hội họa công nghệ mới .



Showdown Flash *

Hội họa công nghệ mới .










Click vào hình dưới đây xem trên FLICKR .

Scribbled Line People


Nguồn :  http://kienthuc.net.vn/gallery/nghe-nhin/201307/



Cờ vua .
















------------------------------------------------------------------------------------------- Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic. Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas. Albert Einstein .

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Nguồn gốc văn minh nhân loại - Phần 1 .

NGUỒN GỐC VĂN MINH NHÂN LOẠI .





PHẦN 1 .
Từ những manh mối nhỏ về di chỉ 26, do nhà khảo cổ học Winkle để lại trong những ghi chép của mình, nhóm chuyên gia khảo cổ do David M.Rohl dẫn đầu, đã lần theo dấu vết và phát hiện những điều thú vị. Dựa trên những khám phá này, David M.Rohl đã dựng nên bức tranh về sự hình thành và phát triển của nền văn minh thế giới cổ đại từ dấu tích vườn EDEN – vùng đất các vị thần được ghi chép trong Kinh Thánh – cho đến những dấu tích rực rỡ của văn minh Ai Cập cổ đại. Với ngôn ngữ mô tả đặc sắc, “Nguồn gốc văn minh nhân loại” như một bộ phim lịch sử sống động được trình chiếu có lớp lang cho người đọc theo dõi từ mốc điểm khởi nguyên của một quá khứ kỳ bí, hấp dẫn đến những chuỗi dài biến động như để giải thích rõ ràng và đầy đủ hơn về nguồn gốc sự phát triển của thế giới nhân loại ngày nay.

Mục lục:
 Lời nói đầu Dẫn nhập 
Phần 1: Từ sương mù của thời gian 

Chương 1: Cuộc tìm kiếm vườn địa đàng
Chương 2: Đất ARATTA 

Phần 2: Những anh hùng vĩ đại 
Chương 3: Cuộc di cư vĩ đại 
Chương 4: Đại hồng thuỷ 
Chương 5: Định niên đại hồng thuỷ 
Chương 6: Những người tiền hồng thuỷ 
Chương 7: Bên kia thời đại hoàng kim 
Chương 8: Thiên đường tìm lại 

Phần 3: Những tín đồ của HORUS 

Chương 9: Những con thuyền của sa mạc 
Chương 10: Chủng tộc triều đại 
Chương 11: Những nhà sáng lập 
Chương 12: Cầu thang lên trời 
Chương 13: Đảo ngọn lửa 
Chương 14: Sáng thế 

Phần 4: Tham khảo 
Phụ lục A: Tân niên đại học dành cho Ai Cập thuộc thời kỳ sớm 
Phụ lục B: Chiến dịch năm 8 của Sargon 
Phụ lục C: Tân niên đại của MESOPOTAMIA.




Nguồn :  http://truyen.enterplus.org/doc-truyen-audio/Nguon-Goc-Van-Minh-Nhan-Loai-79.html#.Uaa3QNJHJMg#ixzz2Ujrl07Gm



Bài  1 .


Bài  2 .



Bài  3 .


Bài  4 .


Bài  5 .





------------------------------------------------------------------------------------------- 
 Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic. 
 Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.
 Albert Einstein .


Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

THƠ VÀ TRANH .


THơ &*\/.* TRANH     .



Nguồn : http://www.chutluulai.net/forums/showthread.php?t=14612














































 ------------------------------------------------------------------------------------------- 

Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic. 
 Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas. 
 Albert Einstein .

*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran