Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

DANH NHÂN VIỆT .


DANH NHÂN VIỆT .


Hai anh em - hai nhà khoa học Việt kiều nổi tiếng

Vietsciences-   Bình Minh                 16/08/2009


Trong cộng đồng người Việt tại Pháp có hai nhà khoa học nổi tiếng cùng sinh ra trong một gia đình. Đó là ông Nguyễn Quang Riệu, nhà thiên văn học, và ông Nguyễn Quý Đạo, nhà hóa học. Cả hai đều là tiến sĩ, Giám đốc nghiên cứu danh dự của Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), đã từng có những công trình khoa học được giới chuyên môn đánh giá cao và có nhiều đóng góp cho cả Pháp và Việt Nam.



Ông Nguyễn Quang Riệu và  Nguyễn Quý Đạo

Trong cộng đồng người Việt tại Pháp có hai nhà khoa học nổi tiếng cùng sinh ra trong một gia đình. Đó là ông Nguyễn Quang Riệu, nhà thiên văn học, và ông Nguyễn Quý Đạo, nhà hóa học. Cả hai đều là tiến sĩ, Giám đốc nghiên cứu danh dự của Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), đã từng có những công trình khoa học được giới chuyên môn đánh giá cao và có nhiều đóng góp cho cả Pháp và Việt Nam.

Ông Nguyễn Quang Riệu và ông Nguyễn Quý Đạo quê ở Hải Phòng. Hai ông được gia đình gửi sang Pháp du học từ khi còn trẻ. Theo lời ông Nguyễn Quang Riệu, quãng thời gian học đại học là thời kỳ khó khăn nhất đối với hai anh em ông vì lúc đó tại quê nhà đang có chiến tranh, hai ông mất liên lạc với gia đình. Để có tiền giúp hai anh em sinh sống và tiếp tục học tập ông Riệu phải vừa học vừa làm nhiều nghề, trong đó có nghề dạy kèm và trợ giảng. Bằng ý chí quyết tâm và nghị lực của mình, hai anh em ông đã vượt qua giai đoạn khó khăn đó và đã tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, sau đó đoạt bằng tiến sĩ và trở thành các nhà nghiên cứu khoa học nổi tiếng. Ông Nguyễn Quang Riệu làm ở Đài Thiên văn Paris, đã từng công bố hàng trăm công trình khoa học nghiên cứu về các vấn đề của vũ trụ như các tia bức xạ vũ trụ hoặc các nguyên tố hóa học có khả năng dẫn đến sự sống trong dải Ngân Hà. Năm 1972 ông Riệu xác định được vụ nổ trên chòm sao Thiên Nga và đó được coi là một trong những phát hiện quan trọng trong ngành Thiên văn. Viện Hàn lâm khoa học Pháp đánh giá cao các công trình nghiên cứu của ông Nguyễn Quang Riêu. Với đóng góp đó năm 1973 ông được Đài Thiên văn Paris trao giải thưởng. Ông Nguyễn Quý Đạo cũng rất thành công trong nghề nghiệp của mình. Ông là tác giả của hơn 300 tài liệu nghiên cứu khoa học và là chủ nhân của ba bằng sáng chế, được nhiều trường đại học trên thế giới mời thuyết trình.
Có một điều đặc biệt là cả hai anh em ông Nguyễn Quang Riệu và ông Nguyễn Quý Đạo tuy sống nhiều năm ở nước ngoài nhưng vẫn nặng lòng với quê hương, đất nước. Trong các dịp trò chuyện với hai ông, tôi, người viết bài này, đã từng được nghe các ông hào hứng kể về cảm giác vui sướng của mình khi nghe tin Việt Nam chiến thắng ngoại xâm, tái lập hòa bình. Với các ông, hòa bình không chỉ mang lại hạnh phúc cho người dân trong nước mà còn tạo điều kiện để hai anh em ông về quê góp phần cống hiến cho quê hương. Sau ngày đất nước thống nhất, hai ông đều về nước rất sớm. Kể từ đó đến nay hai anh em ông Nguyễn Quang Riệu và Nguyễn Quý Đạo đã về Việt Nam nhiều lần. Ông Nguyễn Quang Riệu thì tham gia các khóa giảng dạy về vật thiên văn tại các trường đại học, nói chuyện về khoa học vũ trụ, làm việc với các cơ quan hữu quan Pháp để xin các xuất học bổng cho sinh viên Việt Nam. Ông còn viết sách về thiên văn bằng tiếng Việt và xuất bản ở trong nước để phổ biến kiến thức về vũ trụ học cho mọi người. Tôi đã từng dự một buổi nói chuyện của ông, thấy ông hào hứng, say sưa nói về vụ nổ bigbang, về vũ trụ thuở sơ khai, về các hành tinh và các thiên hà với các cử tọa mà đa số đều là những người chưa biết gì nhiều về thiên văn học. Điều đó cho thấy ông Riệu say mê công việc của mình như thế nào. Dường như với ông, quan sát các vì sao, nghiên cứu đời sống bí ẩn của chúng là một niềm hạnh phúc và ông muốn chia sẻ niềm hạnh phúc đó cho tất cả mọi người.

Để phổ biến các hiểu biết về khoa học thiên văn và khoa học môi trường tới nhiều người, ông viết một loạt sách khoa học thuộc loại dễ đọc bằng tiếng Việt, trong đó các cuốn như “Phòng thí nghiệm thiên nhiên vĩ đại”, “Lang thang trên dải Ngân Hà”, “Sông Ngân khi tỏ khi mờ”, “Bầu trời tuổi thơ” và “Con đương đến với những vì sao” để in và xuất bản tại Việt Nam.

Giống như anh mình, ông Nguyễn Quý Đạo cũng luôn quan tâm tới đất nước và tìm cách đóng góp công sức tài năng cho quê hương. Trong những lần về nước ông Đạo đã cùng các nhà khoa học Việt Nam thực hiện nhiều công trình khoa học có giá trị. Ông rất quan tâm đến việc đào tạo các nhân tài cho Việt Nam và đã từng kiến nghị Nhà nước mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở trang thiết bị nghiên cứu hiện đại nhằm tạo điều kiện làm việc cho các nhà khoa học trong nước, đồng thời góp phần thu hút chất xám của kiều bào cũng như chất xám của các nhà khoa học trên thế giới, mở ra các cơ hội hợp tác quốc tế, đưa đến việc thực hiện các công trình nghiên cứu mang tầm vóc quốc tế ngay tại Việt Nam. Ông Đạo đã được trao danh hiệu “Vinh danh nước Việt 2005”, do có nhiều đóng góp cho đất nước.

http://baodaidoanket.net/ddk/mdNews.ddk?masterId=90&categoryId=218&id=19504



            ©  http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org



GS Tạ Quang Bửu, tấm gương và những lời căn dặn

Vietsciences-Nguyễn Lân Dũng              31/03/2010

           Trong những ngày này, khi nói đến những giải pháp giải quyết những bất cập, lạc hậu, bệnh hình thức, giả dối kéo dài trong nền giáo dục nước nhà, nhiều trí thức thường nhắc đến tấm gương và những di huấn của GS Tạ Quang Bửu (1910-1986), Bộ trưởng bộ Quốc phòng thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp và Bộ trưởng bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp đầu tiên, nhà bác học lớn của đất nước, một “Lê Quý Đôn thời đại Hồ Chí Minh". Đó là một nhà trí thức từ hơn 40 năm trước đã kiên tâm phấn đấu cho một nền giáo dục “thực dạy, thực học", "học đi đôi với hành" và đã sớm chỉ ra rằng đất nước không thể tiến lên được nếu không thanh toán được một nền sản xuất không có kỹ thuật và một nền kỹ thuật thiếu cơ sở khoa học, tức là nếu không sớm vươn lên một nền kinh tế tri thức như cách gọi hôm nay. 

            Giáo sư Bửu có sự uyên bác rất kỳ lạ. Tôi chỉ nói một khía cạnh nhỏ, đó là lĩnh vực Sinh học- một lĩnh vực khác hẳn với chuyên ngành Toán học, chuyên ngành mà ông đã lấy bằng Tú tài Toán từ năm 1929, và sau đó là những năm được đào tạo chính quy ở các Đại học Paris, Bordeaux (Pháp) và Oxford (Anh)... 
         Trong kháng chiến chống Pháp, khi bố tôi làm Giám đốc Giáo dục Liên khu X, có lần Cụ đã mang về nhà cuốn sách “Sống” và cuốn “Vui sống” do GS Tạ Quang Bửu viết, được in trên giấy dó. Tôi còn nhỏ quá nên đọc không hiểu. Sau này học đại học chuyên ngành Sinh học tôi mới có điều kiện đọc lại. 
          Phải nói là kỳ lạ vì GS Bửu viết ra những điều rất uyên bác ấy vào năm 1948, nghĩa là 5 năm trước khi J.D. Watson và F.H.C. Crick khám phá ra cấu trúc ADN, mở màn cho thời đại Sinh học phân tử. Thời ấy mà GS Bửu đã viết được: Ngoài chromosome (nay gọi là nhiễm sắc thể- NLD) thì tế bào chỉ chứa những hóa chất không có gì đặc sắc... Nhưng số đặc tính trong một con người lớn hơn số chromosome nhiều, nên các đặc tính ấy chỉ có thể chiếm những phần tử rất bé của chromosome: mỗi đặc tính sẽ chiếm một căn cứ gọi là gen...Một chromosome là một chuỗi gồm 2000 gen và như thế chiều dài của mỗi gen không quá 3/10000mm hay ba trăm Angstrom. Theo đó một gen dài bằng một trăm lần khoảng cách giữa hai nguyên tử trong một khí. Còn bao nhiêu khái niệm hiện đại khác mà GS Bửu ghi bằng tiếng Anh. Bất kỳ nhà Sinh học nào đọc lại cuốn sách mỏng này và nhớ rằng GS Bửu viết ra vào năm 1948 thì chỉ có thể từ ngạc nhiên đến khâm phục.
           Ngày nay, khi các nhà Sinh học trên thế giới bắt đầu chuyển sang nghiên cứu Sinh học lượng tử (Quantum Biology) thì ngay trong cuốn sách rất mỏng kia GS Bửu đã khẳng định được rằng: Gen, phân tử khổng lồ, theo thuyết Delbruck, cũng là một hệ thống phải cắt nghĩa bằng những định luật của Lượng tử học. Tiếc rằng tác phẩm này GS Bửu viết bằng tiếng Việt chứ nếu không chắc hẳn phải được coi là một trong những trước tác kinh điển của giới Sinh học quốc tế, vì trong đó đã có những tiên đoán rất khoa học. 
         Về những uyên bác trong Toán học và Vật lý học của GS Bửu chắc chúng ta đều đã biết rõ. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi biết GS Bửu là người cùng KS. Phạm Quang Lễ (tức GS Trần Đại Nghĩa sau này) đã lên Thái Nguyên thử đạn bazôca của Mỹ ngay sau khi KS Lễ vừa theo Bác Hồ từ Pháp về Hà Nội. Ông không chỉ uyên bác về kiến thức mà rất tài hoa trong việc viết tài liệu phổ biến khoa học. Cái khó mà tôi cố học ở ông là: viết thế nào để ai đọc cũng thấy những cái mới nhưng ai đọc cũng hiểu được, hay ít nhiều hiểu được nội dung chủ yếu.

         Sự uyên bác của GS Bửu gắn liền với tinh thần tự học suốt đời của ông. Ông chỉ có bằng Cử nhân trong tay, cho nên khi có người hỏi bằng cấp nào cao nhất mà ông có thì người ta đồn rằng ông đã trả lời là Bằng bơi lội do Hoàng gia Anh cấp. 
         Ông miệt mài đọc sách và chọn toàn những quyển cốt lõi nhất để đọc. Thí dụ như về Sinh học ông chọn cuốn Was ist leben? của Erwin Schrödinger qua bản dịch tiếng Đức (vì không có nguyên bản tiếng Anh). Ông thông thạo tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga và cả chữ Hán nữa. Khi đã ở cương vị lãnh đạo cao, GS Bửu vẫn đều đặn đến thư viện khoa học để tự chọn sách mượn về đọc. 
       Là người lãnh đạo ngành đại học và trung học chuyên nghiệp trong 11 năm trời, GS Bửu đã đặt nền móng cho sự nghiệp đào tạo không chỉ cho hai ngành này mà cả cho ngành giáo dục phổ thông nữa. 
         Xin nhắc lại một số ý kiến mà GS Bửu đã từng phát biểu: Mục đích phấn đấu của chúng ta là làm cho học sinh tốt nghiệp lớp 10 phải biết làm một số việc như biến đổi đại số, giải một số phương trình đại số, tính được một số đạo hàm, vẽ một số đồ thị; còn về mặt hình học cũng phải biết làm một số động tác cần cho các chứng minh và cho việc dựng hình. Biết làm là chủ yếu còn biết nhiều về toán hoc chỉ là yêu cầu phụ và chúng ta phải làm sao cho học sinh thông qua biết làm mà biết nhiều và biết sâu...Thầy cần tránh nói sai để sau phải cải chính lại, vì cải chính chỉ xóa bỏ cái sai của thầy chứ không xóa được cái sai mà trò đã tiếp thu...Ở bậc phổ thông, bài tập nên theo sát từng đợt các bài giảng để học sinh nắm vững định nghĩa và quy tắc. Rõ ràng không cần nhiều bài tập mà cần một số ít nhưng thật tiêu biểu, nhất định phải làm được... Thần đồng toán học là một quá trình xây dựng chứ không phải là một hiện tượng bẩm sinh... Chúng ta nên kiên quyết tập cho học sinh từ bé cân nhắc trước khi viết, biết quý sự viết ít mà đúng...Hình như chúng ta chưa làm được bao nhiêu so với các lời căn dặn của GS Bửu. 
         Trong gần một thập kỷ phụ trách việc xây dựng và quản lý nền khoa học và công nghệ nước ta, GS Bửu cũng đã có biết bao chính kiến cơ bản và thỏa đáng. Chúng ta không thể quên những lời chỉ bảo của ông, chẳng hạn như: Kỹ thuật là nhập cảng, là bắt chước, rồi cải tiến, sáng tạo trong cái bắt chước... Tất nhiên chúng ta càng phải sáng tạo.Nhưng sáng tạo ở đâu? Sáng tạo thế nào? Sáng tạo để làm gì? Chưa thật rõ ràng lắm. Phải chăng chúng ta phải sáng tạo để nâng cao hiệu suất và chất lượng? Ý thức về chất lượng, kỷ luật và chất lượng của chúng ta còn thấp. Cứ như vậy mãi, sẽ khó mà có tiến bộ kỹ thuật, đừng nói gì đến cách mạng kỹ thuật… Chúng ta phải thanh toán càng nhanh càng tốt hiện tượng sản xuất không có kỹ thuật. Hơn nữa, chúng ta phải tiến đến thanh toán kỹ thuật không có cơ sở khoa học... Trường chúng ta phải là trường vừa học vừa làm để đào tạo ra những người vừa làm vừa học...
         GS Tạ Quang Bửu có một nhân cách hết sức quý giá. Chưa bao giờ ông lo nghĩ cho riêng bản thân mình. Nghe nói ông dùng chiếc TV đen trắng cho mãi đến khi người con rể tặng ông một chiếc TV màu. Ông rất gần gũi với mọi người và biết chọn trong mỗi ngành những người giỏi để trực tiếp giao nhiệm vụ. Ông giao cho những việc rất cụ thể và tận tình hướng dẫn để có thể làm bằng được. Đi công tác địa phương ông kéo những cán bộ này đi theo và chỉ định những nhiệm vụ khoa học cần giải quyết. Càng giỏi càng khiêm tốn và càng biết tin dùng lớp trẻ. Đó là bài học không phải ai cũng có thể học được.


       Giáo sư Tạ Quang Bửu đã chia tay với chúng ta 24 năm rồi, nhưng tấm gương và những lời căn dặn của ông luôn còn mãi trong những người được có dịp làm việc với ông, những học trò của ông và tất cả những ai được biết đến về tài năng và nhân cách của ông.


            ©  http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org    Nguyễn Lân Dũng

Tin tức / Việt Nam

Chàng lao công gốc Việt trở thành khoa học gia không gian vũ trụ của Mỹ


Tiến sĩ Phạm Đăng Khánh.

Trà Mi-VOA
27.06.2015

Một thanh niên làm lao công cho các cửa hàng trong những khu mua sắm khi sang Mỹ tỵ nạn trở thành một nhà khoa học không gian vũ trụ của Trung tâm Thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Hoa Kỳ sau 25 năm miệt mài vượt khó vươn lên.

Đó là câu chuyện thành công của Tiến sĩ Phạm Đăng Khánh, cháu nội đích tôn của sử gia nổi tiếng Phạm Văn Sơn và là cháu ngoại của nhà thơ lừng danh một thời Bàng Bá Lân.

Đến Mỹ năm 1991 theo diện HO vì bố mẹ là cựu tù nhân chính trị từng làm việc cho chính phủ Mỹ trước năm 1975, chàng thanh niên 19 tuổi quyết tâm theo đuổi ‘giấc mơ Mỹ’, phấn đấu tiến thân bằng con đường học vấn.

Ý chí kiên trì và những nỗ lực không ngừng đã mang về cho anh những thành quả đáng nể. Trong số này phải kể tới hàng trăm bài viết nghiên cứu khoa học cùng hàng chục giải thưởng của Không quân Hoa Kỳ như Huy chương Không quân về Thành tựu dân sự, Giải Kỹ sư Không quân Xuất sắc, Bài nghiên cứu Xuất sắc nhất năm. Anh cũng là thành viên phê bình trong các ủy ban luận án Tiến sĩ và Thạc sĩ tại các trường đại học Mỹ, cố vấn nghiên cứu cho các cơ quan khoa học danh tiếng của Mỹ như Cơ quan Phòng thủ Tên lửa, Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng cao cấp, Hội Kỹ thuật Khoa học Quốc phòng Hoa Kỳ..v..v..

Tạp chí Thanh niên VOA hôm nay mời các bạn cùng gặp gỡ tấm gương thành công Phạm Đăng Khánh, niềm tự hào của người Việt hải ngoại.

Bấm vào đây để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn
******************************************************************************


******************************************************************************
TS. Khánh: Khi tôi đến Mỹ, mọi sự đều bỡ ngỡ về văn hóa, lịch sử, phong tục-tập quán. Khó khăn lớn nhất đối với tôi và cả gia đình là không có đủ khả năng đọc hiểu và nói tiếng Anh. Bản thân tôi phải bắt đầu lại con đường học vấn từ lớp 10. Các khó khăn về kinh tế người tỵ nạn nào cũng phải đương đầu, nhưng mình cũng phải cố gắng. Tôi cùng với em trai mỗi sáng sớm phải đi làm thêm. Sáng sớm, chúng tôi đi dọn dẹp, lau chùi các cửa hàng to trong các khu thương mại lớn. Mình làm 2-3 tiếng/ngày, và đi học cho tới 10 giờ đêm. Lên thạc sĩ, mình được học bổng. Mình biết tiết kiệm nên tiền học bổng cũng đủ trang trải các chi phí như đi lại, xe cộ, bảo hiểm.

Trà Mi: Với những cái giá đã trả để có được vị trí hôm nay, nhìn lại, anh nghiệm ra cho mình điều gì?

TS. Khánh: Tôi nghĩ mình lúc nào cũng nên luôn làm việc chăm chỉ, không được hài lòng với những gì đạt được, và con đường đó lúc nào cũng đòi hỏi những hy sinh. Chẳng hạn như vì công việc, thời gian của tôi dành cho gia đình đã bị ít đi.

Trà Mi: Tư chất ham học, nỗ lực, và sự may mắn chiếm tỷ lệ thế nào trong sự thành công của anh?

TS. Khánh: Tinh thần học hỏi và sự nỗ lực, hai tố chất này cộng lại chiếm 90%. Còn lại là do sự may mắn hay do cơ hội chính mình tự tạo nên. Những người tỵ nạn như tôi khi gặp khó khăn mà không biết cách giải quyết vấn đề và đương đầu với khó khăn một cách tích cực thì rất khó khăn. Làm sao để vượt qua và tìm phương hướng tùy thuộc vào bản thân mỗi người kèm theo các yếu tố tác động xung quanh từ gia đình.

Trà Mi: Nếu đặt tất cả những bí quyết thành công anh vừa kể vào môi trường ở Việt Nam, anh nghĩ đích đến của mình có giống ngày hôm nay không?

TS. Khánh: Chị hỏi một câu rất sát thực tế. Những tố chất về nỗ lực, ham học, sự giúp đỡ của những người xung quanh thì ở trong hay ngoài nước mình đều có được, nhưng môi trường nuôi nấng nghiên cứu và các chính sách hay những khuyến khích từ các cơ quan, hội đồng khoa học rất quan trọng. Có thể trong nước đang dần dần có môi trường này nhiều hơn so với những năm trước, nhưng những điều kiện đó không thể nào bằng được bên Mỹ này.

Trà Mi: Có nhiều con đường để thành công, vì sao anh chọn theo đuổi con đường khoa học đầy cam go đòi hỏi rất nhiều kỳ công và chất xám để tiến thân?

TS. Khánh: Lĩnh vực khoa học luôn năng động, thay đổi, biến động nên tôi muốn đóng góp một phần nào đó cho hướng đi này.

Trà Mi: Thành tựu hôm nay đạt được trên đất Mỹ có ý nghĩa thế nào đối với anh, một người tỵ nạn gốc Việt?

TS. Khánh: Tôi vẫn luôn tự hào mình là người Việt Nam và đề ra mục tiêu dài hạn là hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu sáng tạo do người Việt đứng đầu hoặc các chuyên gia người Việt ở đây.

Trà Mi: Vì sao mục tiêu đó chỉ mới giới hạn ở cộng đồng người Việt ở Mỹ? Anh có bao giờ nghĩ tới mình có thể làm gì để đóng góp, giúp đỡ nơi chôn nhau cắt rốn của mình chăng?

TS. Khánh: Câu hỏi này tương đối rất khó. Bất kỳ thể chế nào muốn thu hút nhân tài về giúp nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu đất nước trân trọng sự phát triển về khoa học, thúc đẩy và động viên tinh thần nghiên cứu khoa học thì ai cũng muốn về giúp đỡ cả. Hiện nay, tôi biết vài nhân tài người Việt bên này đang hợp tác với các cơ quan hữu trách ở Việt Nam để nâng cấp giáo dục đại học. Nhân tài người Việt ở nước ngoài đang dần dần trở về hợp tác và giúp đỡ phát triển kinh tế trong nước. Tôi nghĩ nếu môi trường và các điều kiện trong nước thích hợp với các nhân tài bên này và tạo điều kiện cho họ phát triển tài năng và lương bổng gần gần với bên này thì dần dần họ sẽ trở về thôi.

Trà Mi: Theo ý kiến của Tiến sĩ, học vấn cao và vị trí lãnh đạo có phải là thước đo chính xác về sự thành công của người trẻ hay không?

TS. Khánh: Tôi nghĩ học vấn vẫn là một công cụ nhiều tiềm năng. Về tinh thần lãnh đạo, đối với giới trẻ, nếu mình có vị trí cao trong một cơ quan hay tổ chức nào đó, mình nên truyền đạt tinh thần đóng góp tích cực và tinh thần tự nguyện. Tinh thần lãnh đạo và học vấn, hai điều này phải luôn đi đôi với nhau.

Trà Mi: Một lời khuyên cho các bạn trẻ ngưỡng mộ thành quả anh đạt được, anh sẽ nói gì?

TS. Khánh: Tôi muốn gửi đến các bạn trẻ một lời khuyên đơn giản thôi, đó là phải luôn luôn làm việc tích cực, ham học và hướng tới. Đây là những bí quyết đã giúp tôi thành công. Và mình cũng không nên quên nguồn gốc gia đình của mình và bản thân mình là ai.

Trà Mi: Xin cảm ơn Tiến sĩ Khánh rất nhiều về thời gian dành cho cuộc trao đổi hôm nay.


Chùm ảnh GS Bùi Trọng Liễu trong cuốn sách «Học gần Học xa»

Vietsciences        10/03/2010




 

Ảnh 1: Bùi Trọng Liễu (đứng giữa) và hai con, cùng trong lễ phục giáo sư đại học Pháp, 2003.
Ảnh 2 : Vợ chồng thuở chưa cưới, ảnh chụp trước lâu đài Chantilly, 1961.
Ảnh 3 : Với ông bà Tạ Quang Bửu vào dịp tác giả được mời về nước (1970), thí điểm cho việc Việt kiều về nước làm việc ngắn hạn. Lúc đó ông Bửu là bộ trưởng bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (ảnh chụp tại nhà ông bà Bửu phố Hoàng Diệu, Hà Nội).
Ảnh 4: Với GS anh hùng lao động Lương Định Của, khi Bùi Trọng Liễu thăm viện « Nghiên cứu cây lương thực » ở Hải Hưng, trong chuyến về nước làm việc năm 1970.
Ảnh 5 : Với bộ trưởng Nguyễn Văn Hiếu (trưởng đoàn) và bà Nguyễn thị Chơn (đoàn viên), phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam tại Hội nghị hiệp thương hai bên miền Nam ở La-Celle-Saint-Cloud, sau Hiệp định Paris, 1973.
Ảnh 6 : Thăm bảo tàng họa sĩ Fernand Léger, với các ông Phạm Ngạc (bên trái trong ảnh) và Đoàn Hựu (bên phải trong ảnh), thuộc phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris. Bảo tàng Fernand Léger là một trong những địa điểm đàm phán bí mật Lê ĐứcThọ-Kissinger. Ảnh chụp 1973.
Ảnh 7 : Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Ban Chấp hành Hiệp hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tại Pháp, tại Sứ quán Việt Nam ở Paris, trong chuyến thăm chính thức nước Pháp của Thủ tướng, 1977. Bùi Trọng Liễu, chủ tịch Hiệp hội, là người đứng ngoài cùng (thứ tư phía bên trái Thủ tướng).
Ảnh 8 : Vợ chồng Bùi Trọng Liễu (hàng ghế thứ nhì, phía bên phải tấm ảnh) tại Hội nghị « liên Mỹ » về giảng dạy Toán học, Caracas 1975.
Ảnh 9 : Tại Hội nghị Toán học toàn quốc, Hà Nội 1977. Từ phải sang trái : Phan Đình Diệu (người thứ 4), Lê Văn Thiêm (người thứ 6), bộ truởng Trần Quang Huy, trưởng Ban Việt kiểu Trung ương (người thứ 11), Bùi Trọng Liễu (người thứ 16).
Ảnh 10 : Năm 1981, một Đoàn trí thức Việt kiều tại Pháp về nước theo lời mời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng và Ủy Ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước. Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bùi Trọng Liễu, trưởng Đoàn, tại nhà khách Chính phủ, Hà Nội 1981.
Ảnh 11 : Với Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (Thủ tướng, tên gọi thời đó) Phạm Văn Đồng, tại phủ Chủ tịch, Hà Nội 1981.
Ảnh 12 : Ông Hoàng Quốc Việt, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc (người thứ nhất bên trái ảnh), Bộ truởng Xuân thủy (người thứ nhì) và Bùi Trọng Liễu, tại trụ sở của Mặt trận, Hà Nội 1981.
Ảnh 13 : Trong buổi làm việc của Đoàn trí thức Việt kiều tại Pháp với Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ (bên phải tấm ảnh), Bộ Đại học, Hà Nội 1981.
Ảnh 14 : Trưởng Ban Khoa giáo Bùi Thanh Khiết (bên trái tấm ảnh) tiếp Đoàn trí thức Việt kiều tại Pháp. Từ trái sang phải : Phạm Thị Anh Thư (đoàn viên), Bùi Trọng Liễu (trưởng đoàn), thứ trưởng Nguyễn Ngọc Trân và Nguyễn Quang Tiến (thư ký đoàn), Hà Nội 1981.
Ảnh 15 : Trong buổi Bộ trưởng Đặng Thí, trưởng Ban Việt kiều Trung ương (người đứng) tiếp Đoàn trí thức Việt kiều tại Pháp, Hà Nội 1981.
Ảnh 16 : Khai mạc Đại hội 4 Hiệp hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tại Pháp, Paris 1982.
Ảnh 17 : Bia chữ Nôm khắc bài ký về việc thành lập Trung tâm Đại học « dân lập » Thăng Long năm 1988. Bia gắn tại 34 Hàn Thuyên, Hà Nội, trụ sở văn phòng lúc mới thành lập. Bia chữ quốc ngữ cũng gắn tại địa chỉ này.
Ảnh 18 : Bia khắc bài thơ của Bùi Trọng Liễu tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Toàn quốc kháng chiến, 1946-1996.
Ảnh 19 : Từ trái sang phải : Hoàng Tụy, Lê Văn Thiêm, Colette (vợ Bùi Trọng Liễu), Nguyễn Văn Đạo, Henri Van Regemorter (chủ tịch Ủy ban Hợp tác Khoa học và Kỹ thuật vói Việt Nam, Comité pour la Coopération Scientifique et Technique avec le Vietnam). Ảnh chụp tại nhà Bùi Trọng Liễu cuối năm 1981, khi Đoàn các GS Lê Văn Thiêm, Hoàng Tụy, Nguyễn Văn Đạo ghé qua Pháp trong chuyến đi thăm Mỹ.
Ảnh 20 : Bia thứ nhất trong Văn Miếu, trên đó có khắc tên Bảng nhãn Nguyễn Như Đổ, cụ tổ bên ngoại của Bùi Trọng Liễu. Tên cụ Nguyễn Như Đổ là tên thứ nhì trên bia này.
Ảnh 21 : Tiếp GS Nguyễn Đình Trí (Đại học Bách Khoa Hà Nội) và GS Phan Đình Diệu (lúc đó còn công tác ở Viện Khoa học Việt Nam, sau này mới chuyển sang Đại học Quốc gia Hà Nội) ghé qua Pháp trong chuyến đi thăm Mỹ. Từ phải sang trái : Phan Đình Diệu và Nguyễn Đình Trí. Ảnh chụp tại nhà Bùi Trọng Liễu ở Pháp năm 1980.
Ảnh 22 : Tiếp VS anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa. Ảnh chụp tại nhà Bùi Trọng Liễu ở Pháp năm 1983.
Ảnh 23 : Lễ « Sinh phong » ông bà nội của Bùi Trọng Liễu ở quê Nhuận Ốc, năm 1938 .
Ảnh 24 : Nhà thủy tạ trên hồ bán nguyệt, ở « sinh phần » ông bà nội của Bùi Trọng Liễu ở làng Nhuận Ốc. Các công trình xây dựng này đã bị hủy trong chiến tranh Việt-Pháp và trong thời cải cách ruộng đất.



           http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org 

Bùi Trọng Liễu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bùi Trọng Liễu (sinh 28 tháng 9 năm 1934Ninh BìnhViệt Nam - mất 5 tháng 3 năm 2010 tại Bệnh viện Antony, ngoại ô phía Nam ParisPháp) là Tiến sĩ nhà nước về khoa học, ngành Toán (Docteur d’Etat ès sciences mathématiques), là nghiên cứu viên tại Direction des Etudes et Recherches de l'EDF (1959-1963) và là giáo sư đại học (Lille 1963-1969, Paris 1969-2003).[1]
Ông sinh ra trong một gia đình trí thức ở làng Nhuận Ốc, xã Khánh Cường, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh BìnhViệt Nam. Bố ông là Bùi Văn Thiệp, một nhà tân học, từng học Trường Bưởi và Trường Cao đẳng Pháp chính Hà Nội, ra làm quan đến chức Tuần phủ Thái Nguyên, rồi Tuần phủ Phúc Yên lúc trước Cách mạng Tháng Tám.
Ông sang Pháp học và lập nghiệp tại đây. Vợ ông là Colette, một người Pháp, là tiến sĩ quốc gia về toán học, phó giáo sưĐại học Paris 4. Con trai đầu là Bùi Khảo Mạc, giáo sư Đại học Compiègne. Con trai thứ hai là Bùi A Lanh, phó giáo sư Đại học Picardie (Amiens).[2]
Thuở nhỏ, bên cạnh việc học tiếng Pháp, ông còn học chữ Hán đến mức đọc hiểu bộ tiểu thuyết cổ điển Tam Quốc chí diễn nghĩa. Theo gia đình sang Pháp từ năm 1950, khi mới 15 tuổi, gần cả cuộc đời sống nơi đất khách quê người, ông vẫn sành tiếng Việt, không chỉ trong lời ăn tiếng nói ngày thường, mà cả trong văn chương nghị luận, tranh biện hay trần thuật, hồi ký, tùy bút, tiểu phẩm.[2]
Ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ quốc gia về khoa học toán học năm 28 tuổi. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm giáo sư Đại học Lille (1963-1969), rồi giáo sư Đại học René Descartes (Paris 5) từ năm 1969 cho đến khi về hưu. Ông là một trong số rất ít người Việt sớm được công nhận chức danh giáo sư đại học ngành toán ở Pháp nói riêng, cũng như ở phương Tây nói chung.[2]
Năm 1970 ông đã trở về thăm quê hương, làm việc với Ủy ban Khoa học Nhà nước, đến năm 1981, ông làm trưởng đoàn của đoàn trí thức Việt kiều tại Pháp về nước theo lời mời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.[1]
Ngay từ năm 1988, khi công cuộc Đổi Mới vừa bắt đầu, ông đã đứng ra sáng lập Trường Đại học Thăng Long[3] tại Hà Nội, trường đại học dân lập đầu tiên trong chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không xin tài trợ của Nhà nước, về giảng dạy và quản lý theo quan niệm mới, phù hợp với yêu cầu của xã hội và tình hình quốc tế. Trong những ngày đầu, vợ chồng ông phải dành một phần tiền lương của mình ở Pháp để gửi về nước. Ông bà đã thành lập tại Pháp một Hội Tương trợ Đại học Pháp - Việt (Amitié Universitaire France-Vietnam) để quyên góp tiền bạc, vật dụng từ các cá nhân, đoàn thể bên Pháp gửi về, giúp trường trang trải các chi phí và hỗ trợ các học bổng miễn phí...[4][5].

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Ông là tác giả của 4 cuốn sách đã xuất bản tại Việt Nam[1] gồm:
  • Tự sự của người xa quê hương (tên cũ là Chuyện gia đình và ngoài đời), nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2004
  • Chung quanh việc học, nhà xuất bản Thanh niên 2004
  • Học gần, Học xa, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2005
  • Học một sàng khôn, nhà xuất bản Tri thức Hà Nội 2007.
Cuốn sách thứ 5 là một tạp ký còn bỏ ngỏ, đó là Hướng về quê cũ lúc chiều tà gồm các bài báo của ông đăng trên báo.[6]
Ông viết hàng trăm bài báo, tiểu luận, góp ý về cải cách giáo dục ở Việt Nam. Bài nào của ông cũng thể hiện tấm lòng dành cho quê hương. Ông đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục Đại học ở Việt Nam.[7]




 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Mục đích cuộc sống càng cao thì đời người càng giá trị. 

 Geothe



Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

GIẢI TOÁN PHỔ THÔNG BẰNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN . Phần 8c . HÌNH HỌC - Đường cong 2D - Conics - Các bài toán khác về Hyperbola


GIẢI TOÁN PHỔ THÔNG BẰNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN .


Phần 8c . HÌNH HỌC - Đường cong 2D - Conics - Các bài toán khác về Hyperbola 


DANH MỤC CÔNG CỤ GIẢI TOÁN TRỰC TUYẾN  MATHEMATICA  WOLFRAM | ALPHA .

Giới thiệu .

Bạn đọc truy cập vào đường dẫn  http://cohtrantmed.yolasite.com/widgets-tructuyen  để sử dụng các widgets giải toán trực tuyến W|A Mathematica theo chỉ mục trong danh sách dưới đây .

Những widgets này đã được tác giả sắp xếp theo từng môn học và cấp lớp theo ký hiệu như sau :

D : Đại số . Ví dụ  D8.1 widget dùng cho Đại số lớp 8 , mục 1 - Khai triển , rút gọn biểu thức đại số .
H : Hình học . Ví dụ  H12.3  widget dùng cho Hình học lớp 12 , mục 3 - Viết phương trình tham số của đường thẳng trong không gian .
G : Giải tích . Ví dụ : G11.7  widget dùng cho Giải tích lớp 11 , mục 7 - Tính đạo hàm cấp cao của hàm số
GI : Giải tích cao cấp I . Ví dụ GI.15  widget dùng cho Giải tích cao cấp I , mục 15 - Khai triển hàm số bằng đa thức TAYLOR
GII : Giải tích cao cấp II .


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


 ĐẠI SỐ 8

D8.1  Khai triển , rút gọn biểu thức đại số
D8.2  Rút gọn phân thức
D8.3  Phân tích thừa số
D8.4  Nhân 2 đa thức
D8.5  Khai triển tích số ( có thể dùng để khai triển Newton )
D8.6  Phân tích thừa số

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

ĐẠI SỐ 10

D10.1 Giải phương trình nguyên Diophante
D10.2 Giải phương trình tuyệt đối
D10.3 Giải phương trình chứa tham số
D10.4  Giải phương trình đại số
D10.5  Giải phương trình từng bước
D10.6  Giải bất phương trình minh hoạ bằng đồ thị

D10.8  Tính giá trị biểu thức hàm số
D10.9  Giải bất phương trình đại số và minh hoạ bằng đồ thị
D10.10  Giải bất phương trình đại số - tìm miền nghiệm
D10.11  Giải phương trình đại số
D10.12  Giải phương trình vô tỷ
D10.13  Giải phương trình minh hoạ từng bước
D10.14  Giải phương trình dạng hàm ẩn
D10.15  Giải hệ thống phương trình tuyến tính , phi tuyến
D10.16  Giải hệ phương trình
D10.17  Vẽ miền nghiệm của bất phương trình đại số
D10.19  Tối ưu hoá hàm 2 biến với các ràng buộc
D10.20  Tìm giao điểm của đồ thị hàm số và trục hoành Ox , trục tung Oy

HÌNH HỌC 10

H10.1  Tính diện tích tam giác trong hệ toạ độ Oxy
H10.3  Khảo sát conic ( đường tròn , Ellipse , Parabola , Hyperbola )
H10.2  Tính khoảng cách từ 1 điểm đến đường thẳng trong Oxy



++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

ĐẠI SỐ 11

D11.1 Thuật chia Euclide dùng cho số và đa thức  ( HORNER )
D11.2  Tính tổng nghịch đảo của n số tự nhiên




D11.6  Khai triển nhị thức Newton


GIẢI TÍCH 11


G11.1  Tính gíá trị một chuỗi số  theo n
G11.2  Đa thức truy hồi
G11.3  Khảo sát tính hội tụ của chuỗi số
G11.4  Tính giới hạn của chuỗi số khi  $n \rightarrow  \infty$
G11.5  Tìm hàm số ngược của hàm số cho trước
G11.6  Tìm đạo hàm của hàm số hợp - giải thích
G11.7   Tính đạo hàm cấp cao của hàm số
G11.8   Tìm giới hạn của hàm số
G11.9   Tìm giới hạn của hàm số
G11.10  Tính đạo hàm hàm số có dạng U/V
G11.11  Tìm đạo hàm của hàm số cho trước
G11.12  Tìm đạo hàm của hàm số cho trước

G11+12.1   Tính đạo hàm ,tích phân , giới hạn , vẽ đồ thị


LƯỢNG GIÁC 11

L11.1   Giải phương trình lượng giác
L11.2   Giải phương trình lượng giác trên một đoạn
L11.3   Tìm chu kỳ của hàm số tuần hoàn
L11.4   Khai triển công thức lượng giác



++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

ĐẠI SỐ 12

D12.1   Cấu trúc của số phức
D12.1   Giải phương trình mũ
D12.3   Giải  phương trình chứa tham số
D12.4   Giải  phương trình  bất kỳ  ( Bậc 2 , 3 , ... , mũ  , log , căn thức )
D12.5   Giải phương trình mũ



GIẢI TÍCH 12


G12.1  Vẽ đồ thị biểu diễn phương trình
G12.2    Khảo sát hàm số hữu tỷ
G12.3   Vẽ đồ thị trong toạ độ cực (Polar)
G12.4    Tìm cực trị của hàm số
G12.5    Vẽ đồ thị hàm số 2D
G12.6   Tìm đạo hàm cấp 2 của hàm số
G12.7    Vẽ nhiều hàm số - Basic plot. To plot two or more functions, enter {f1(x), f2(x),...}
G12.8    Tìm điểm uốn của hàm số cho trước
G12.9    Tìm nghiệm của các phương trình  y = 0 , y ' = 0 ,  y " = 0
G12.10    Tính tích phân bất định
G12.11    Tính tích phân bất định minh hoạ từng bước
G12.12   Tính tích phân bất định minh hoạ từng bước
G12.13   Tìm đường tiệm cận của hàm số
G12.14   Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi 2 đường cong (C1) , (C2)
G12.15  Tìm giao điểm của hàm số đa thức và trục hoành Ox - Vẽ đồ thị .
G12.16    Tính thể tích vật thể tròn xoay giới hạn bởi (C1) , (C2)
G12.17    Vẽ đồ thị hàm số ( có đường tiệm cận )
G12.18   Vẽ đồ thị 2D , 3D
G12.19   Tìm hoành độ giao điểm giữa 2 đường cong (C1) , (C2)
G12.20    Vẽ đường cong tham số 3D
G12.21    Tính diện tich mặt tròn xoay
G12.22    Tích thể tích vật tròn xoay  (C) , trục  Ox , x =a , x= b
G12.23    Thể tích vật tròn xoay
G12.24    Tích thể tích vật tròn xoay (C1) , (C2) , trục OX , x = a , x = b
G12.25    Khảo sát hàm số đơn giản
G12.26    Tìm cực trị của hàm số
G12.27    Tìm nguyên hàm của hàm số
G12.28    Tính tích phân xác định


HÌNH HỌC 12


H12.1  Tính khoảng cách 2 điểm trong 2D , 3D
H12.2   Viết phương trình mặt phẳng qua 3 điểm trong không gian
H12.3  Viết phương trình tham số của đường thẳng trong không gian
H12.4   Tìm công thức thể tích , diện tích hình không gian
H12.5   Vẽ đồ thị 2D , mặt 3D
H12.6    Tích có hướng 2 vector



++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

GIẢI TÍCH CAO CẤP

GI.1    Vẽ đồ thị , mặt 3D
GI.2   Vẽ đồ thị , mặt  3D
GI.3    Tích phân 2 lớp
GI.5    Tích phân kép
GI.6    Tích phân bội 3
GI.7    Tích phân bội 3
GI.8    Tích phân suy rộng
GI.9    Chuỗi và dãy số
GI.10    Các bài toán cơ bản trong vi  tích phân
GI.11     Vẽ hàm từng khúc ( piecewise ) - dùng để xét tính liên tục của hàm số
GI.12    Tính đạo hàm và tích phân một hàm số cho trước
GI.13     Vẽ đồ thị hàm số trong hệ toạ độ cực
GI.14     Tính đạo hàm riêng
GI.15    Khai triển hàm số bằng đa thức TAYLOR
GI.16    Tính tổng chuỗi số  n = 1...$\infty$
GI.17     Vẽ  đồ thị  3 hàm số

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Bài viết sau đây mô tả các khái niệm toán học và hướng dẫn tính toán chi tiết bằng công cụ trực tuyến , bạn đọc có thể tham khảo những nội dung chính yếu được đề cập đến trong giáo trình toán phổ thông  cùng với các ví dụ minh họa  .

Một số website hữu ích phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn toán :

http://quickmath.com/
http://analyzemath.com/
http://www.intmath.com/
http://www.mathportal.org
https://www.mathway.com/
https://www.symbolab.com/
http://www.graphsketch.com/
http://www.meta-calculator.com/online/?home
http://cohtrantmed.yolasite.com/widgets-tructuyen



8.  HÌNH HỌC - Đường cong 2D - Conics - Hyperbola

8.2  Một số bài toán khác về Hyperbola  .

Nhắc lại các công thức Hyperbola .


Lưu ý
Trong nội dung tiếp sau chúng ta sẽ khảo sát chủ yếu các trường hợp Hyperbola có trục thực nằm trên Ox .
(H)

 $\frac{x^2}{a^2}-\frac{y^2}{b^2}=1$

Nửa trục thực   a
Nửa trục ảo      b
Chu vi   không có
Diện tích   không có
Tham số tiêu   focal parameter  $p= b^2/ \sqrt(a^2+b^2)$
Tâm sai  eccentricity   $e = \sqrt(a^2+b^2)/a $  đường chuẩn $x = \pm a/e$
Bán kính tiêu  $MF_1=|a+ex|  ;  MF_2=|a-ex|$
Phương trình hình chữ nhật cơ sở
$x= \pm a , y = \pm b$
Tiệm cận  $y  = \pm bx/a$
$a^2=... \Rightarrow  a = ...  \Rightarrow  2a = ... $  (độ dài trục thực) ; đỉnh thực $A_2,1(\pm a,0)$
$b^2=... \Rightarrow  b = ...  \Rightarrow  2b = ... $  (độ dài trục ảo) ; đỉnh ảo $B_2,1(0,\pm b)$
$c^2=a^2+b^2=... \Rightarrow  c = ...  \Rightarrow  2c = ... $  (tiêu cự) ; tiêu điểm $F_2,1(\pm c,0)$

8.2.1  Các bài toán về tâm sai của Hyperbola  .

a.  Xác định tâm sai e biết a , b 
Từ  $a = kb$  ta có $a^2 = k^2b^2  $   và  $a^2=c^2-b^2$
suy ra  $b^2(k^2+1)=c^2$   vậy   $e^2=c^2/a^2=(k^2+1)/k^2$
Thu được   $e= \sqrt{(k^2+1)}/k$

Ví dụ .  Tìm tâm sai e của Hyperbola biết a = 4 , b = 2
*Dùng  widget  H10.II.3 TIM TAM SAI e (H) BIET a , b


b.  Xác định tâm sai e biết b , c 
Từ  $b = kc$  ( 0 <  k < 1)  ta có $b^2 = k^2c^2  $   và  $a^2=c^2-b^2$
suy ra  $a^2=c^2-k^2c^2$   vậy   $e^2=c^2/a^2=1/(1-k^2)$
Thu được   $e= 1/ \sqrt{1-k^2}$

Ví dụ .  Tìm tâm sai e của hyperbola biết b = 3 , c =5
*Dùng  widget  H10.II.3 TIM TAM SAI e (H) BIET b , c



8.2.2  Các bài toán về tham số tiêu của Hyperbola  .

a.  Xác định tham số tiêu p biết a , b 
Tham số tiêu  $p = b^2/ \sqrt{a^2+b^2}$

Ví dụ .  Tìm tham số tiêu p của Hyperbola biết a = 3 , b = 4
*Dùng  widget  H10.II.3 TIM TH.SO TIEU p (H) BIET a , b





b.  Xác định tham số tiêu p biết b , c 
Tham số tiêu  $p = b^2/ \sqrt{a^2+b^2}=b^2/c$

Ví dụ .  Tìm tham số tiêu p của Hyperrbola biết b = 6 , c =10
*Dùng  widget  H10.II.3 TIM TH.SO TIEU p (H) BIET b , c



c.  Xác định tham số tiêu p biết a , c 
Tham số tiêu  $p = b^2/ \sqrt{a^2+b^2}=b^2/c$

Ví dụ .  Tìm tham số tiêu p của Hyperbola biết a = 12 , c =13
*Dùng  widget  H10.II.3 TIM TH.SO TIEU p (H) BIET a , c



8.2.3  Các bài toán về bán kính tiêu của Hyperbola  .

a.  Tìm bán kính tiêu của Hyperbola biết a , b 
Tâm sai   $e = \sqrt{a^2+b^2}/a $     $e=c/a$
Bán kính tiêu $MF_1,2=|a \pm ex|$
$MF_1=|a+ex|  ;  MF_2=|a-ex|$

Ví dụ .  Tìm bán kính tiêu của (H)   $x^2/16-y^2/9=1$
*Dùng  widget    H10.II.3 TIM BAN KINH TIEU (H) BIET a , b



b.  Tìm bán kính tiêu của Hyperbola biết b , c 
Tâm sai   $e = \sqrt{a^2+b^2}/a $     $e=c/a$
Bán kính tiêu $MF_1,2=|a \pm ex|$
$MF_1=|a+ex|  ;  MF_2=|a-ex|$

Ví dụ .  Tìm bán kính tiêu của (H)  biết  b  = 4 , c = 3
*Dùng   widget  H10.II.3 TIM BAN KINH TIEU (H) BIET b , c




c.  Tìm bán kính tiêu của Hyperbola biết a , c 
Tâm sai   $e = \sqrt{a^2+b^2}/a $     $e=c/a$
Bán kính tiêu $MF_1,2=|a \pm ex|$
$MF_1=|a+ex|  ;  MF_2=|a-ex|$

Ví dụ .  Tìm bán kính tiêu của (H)  biết  a  = 3 , c =5
*Dùng  widget  H10.II.3 TIM BAN KINH TIEU (H) BIET a , c



d.  Tìm điểm M trên Hyperbola thỏa MF1 = kMF2  biết a , b 
Tâm sai   $e = \sqrt{a^2+b^2}/a $     $e=c/a$
Bán kính tiêu $MF_1,2=|a \pm ex|$
$MF_1=|a+ex|  ;  MF_2=|a-ex|$

Ví dụ .  Tìm điểm trên Hyperbola  (H)   $x^2/9-y^2/16=1$  sao cho MF1=2MF2
*Dùng   widget  H10.II.3 TIM M TREN (H), MF1=kMF2 (a , b)



e.  Tìm điểm M trên Hyperbola thỏa MF1 = kMF2  biết b , c 
Tâm sai   $e = \sqrt{a^2+b^2}/a $     $e=c/a$
Bán kính tiêu $MF_1,2=|a \pm ex|$
$MF_1=|a+ex|  ;  MF_2=|a-ex|$

Ví dụ .  Tìm điểm trên Hyperbola  (H)  có b = 4 , c = 5  sao cho MF1=2MF2
*Dùng  widget   H10.II.3 TIM M TREN (H), MF1=kMF2 (b , c)




f.  Tìm điểm M trên Hyperbola thỏa MF1 = kMF2  biết a , c 
Tâm sai   $e = \sqrt{a^2+b^2}/a $     $e=c/a$
Bán kính tiêu $MF_1,2=|a \pm ex|$
$MF_1=|a+ex|  ;  MF_2=|a-ex|$

Ví dụ .  Tìm điểm trên Hyperbola  (H)  có a = 3 , c = 5  sao cho MF1=2MF2
*Dùng   widget   H10.II.3 TIM M TREN (H), MF1=kMF2 (a , c)




g.  Tìm điểm M trên Hyperbola thỏa  kMF1 + hMF2 = m  
Tâm sai   $e = \sqrt{a^2+b^2}/a $     $e=c/a$
Bán kính tiêu $MF_1,2=|a \pm ex|$
$MF_1=|a+ex|  ;  MF_2=|a-ex|$

Ví dụ .  Tìm điểm trên Hyperbola  (H)   $x^2/4-y^2/5=1$  sao cho MF1 - 2MF2 =-1
*Dùng  widget   H10.II.3 TIM M TREN (H), kMF1+hMF2 = m




h.  Tìm điểm M trên Hyperbola thỏa (MF1,MF2) = $\alpha^{\circ}$ 
Tâm sai   $e = \sqrt{a^2+b^2}/a $     $e=c/a$
Bán kính tiêu $MF_1,2=|a \pm ex|$
$MF_1=|a+ex|  ;  MF_2=|a-ex|$

$MF_1^2+MF_2^2-2MF_1.MF_2 .cos(\alpha)=F_1F_2^2$

Ví dụ .  Tìm điểm trên (H)   $x^2/16-y^2/9=1$  sao cho (MF1,MF2) = $90^{\circ}$
*Dùng   widget  H10.II.3 TIM M TREN (H), (MF1,MF2)=alpha




i.  Tìm bán kính tiêu MF1,MF2 với điểm M trên Hyperbola (H)
Tâm sai   $e = \sqrt{a^2+b^2}/a $     $e=c/a$
Bán kính tiêu $MF_1,2=|a \pm ex|$
$MF_1=|a+ex|  ;  MF_2=|a-ex|$


Ví dụ .  Tìm bán kính tiêu MF1,MF2 của hyperbola  (H)   $x^2/16-y^2/9=1$  với xM =5
*Dùng  widget   H10.II.3 TIM MF1 , MF2 VOI M TREN (H)



k.  Tìm giá trị biểu thức chứa bán kính tiêu MF1,MF2 với điểm M trên Hyperbola
Tâm sai   $e = \sqrt{a^2+b^2}/a $     $e=c/a$
Bán kính tiêu $MF_1,2=|a \pm ex|$
$MF_1=|a+ex|  ;  MF_2=|a-ex|$

Biểu thức $P =  kMF_1^2 + hMF_2^2 + mOM^2 + nMF_1.MF_2$ trong đó $OM^2=x^2+y^2$

Ví dụ .  Cho Hyperbola (H)   $x^2/9-y^2/16=1$
Tìm giá trị của
1.  $P = OM^2-MF_1.MF_2$
2.  $P=4OM^2-(MF_1+MF_2)^2$

*Dùng  widget  H10.II.3 TIM GTRI BTHUC MF1 , MF2 , M TREN (H)
1. Nhập  a = 3, b = 4 ,  k = 0 , h = 0 , m = 1 , n = -1



2. Nhập  a = 3 , b = 4 ,  k = -1 , h = -1 , m = 4 , n = 2




--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



Trần hồng Cơ
12/07/2015

------------------------------------------------------------------------------------------- 

 Mục đích cuộc sống càng cao thì đời người càng giá trị.



 Geothe

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

DẠ KHÚC - SERENADE - FRANZ SCHUBERT

DẠ KHÚC - SERENADE - 
FRANZ SCHUBERT






DẠ KHÚC 

   
 Ta đợi chờ em ,
trong màn đêm hiu quạnh
Tiếng cung đàn ,
dìu dặt họa lời thơ 
Làn gió thoảng ,
đưa hương bên lầu vắng
Réo rắt khúc ca , từ những nẻo xa mờ

Chim muông giao hòa -
điệu tình ca muôn thuở
Ríu rít lao xao - như hơi thở thầm thì
Vang từ xa xăm ,
bao lời ta đắm đuối
Của một người
ôm tha thiết mối tình si

Trên cành lá 

gió xạc xào lời hát
Như tim ta 

rộn rã biết yêu người
Gió hãy mang
những tâm sự  khúc nôi
Em có hay chăng 

mối tình ta câm nín

Đừng e ấp than van
khi nụ yêu đang chín .
Trái tim này luôn 

nồng cháy nỗi hân hoan ,
Xin yêu người muôn kiếp với thời gian
Thì xin mãi không rời xa nhau nhé .

Khi trái tim biết yêu ,
Nỗi han hoan trần thế .
Tôi vẫn mong chờ
chờ em mãi người ơi .



Đêm khuya tôi lắng nghe dạ khúc
Trần hồng Cơ
28/07/2015



** Lời gốc tiếng Đức -  Ständchen

    Leise flehen meine Lieder

    Durch die Nacht zu dir;

    In den stillen Hain hernieder,

    Liebchen, komm zu mir!

    Flüsternd schlanke Wipfel rauschen

    In des Mondes Licht;

    Des Verräters feindlich Lauschen

    Fürchte, Holde, nicht.

    Hörst die Nachtigallen schlagen?

    Ach! sie flehen dich,

    Mit der Töne süßen Klagen

    Flehen sie für mich.

    Sie verstehn des Busens Sehnen,

    Kennen Liebesschmerz,

    Rühren mit den Silbertönen

    Jedes weiche Herz.

    Laß auch dir die Brust bewegen,

    Liebchen, höre mich!

    Bebend harr' ich dir entgegen!

    Komm, beglücke mich!


https://www.youtube.com/watch?v=ZpA0l2WB86E








Bản Dạ khúc của Franz Schubert (tiếng Đức: Ständchen) được viết lời bởi Ludwig Rellstab. Bản này có số thứ tự 4, nằm trong quyển 1 của tập Schwanengesang (Bài ca thiên nga). Đây là tuyển tập bài hát được sưu tầm sau khi tác giả Schubert qua đời, trong danh sách tác phẩm của nhà soạn nhạc nó có số thứ tự D 957. Franz Liszt là người sau này đã chuyển thể các tác phẩm trong tập Schwanengesang cho độc tấu piano.

Dạ khúc (Serenade) là một thể loại ca khúc để hát vào buổi tối, đặc biệt cho giọng nữ. Ở phương Tây thể loại ca khúc này gọi là "Serenade" và nó rất được nhiều nhạc sĩ ưa chuộng, sáng tác... cho nên Dạ khúc không chỉ riêng một tác phẩm riêng biệt của một nhạc sĩ nào cả. Nhiều nhạc sĩ đã sáng tác trên chủ đề này, nhưng có lẽ được biết đến và ưa chuộng nhiều nhất (cho mãi đến ngày hôm nay)[cần dẫn nguồn] vẫn là Serenade của nhạc sĩ thiên tài người Áo Franz Schubert.

Franz Schubert chỉ sống một cuộc đời ngắn ngủi 31 năm nhưng đã kịp để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ ở nhiều thể loại. Schubert còn được mệnh danh là "Vua Lied" vì ông sáng tác rất nhiều lied (số nhiều: Lieder), theo tiếng Đức nghĩa là đoản ca, có giá trị. Có lẽ lied của Schubert được nhiều người yêu thích nhất[cần dẫn nguồn] là lied có tên "Ständchen" này. "Ständchen" đã được dịch sang rất nhiều ngôn ngữ và được chuyển soạn cho nhiều nhạc cụ khác chơi dưới cái tên "Serenade" và cái tên phổ biến nhất là "Serenade của Schubert"

http://garry.holding.pagesperso-orange.fr/schubert/img/titres/maintitle.jpg
http://garry.holding.pagesperso-orange.fr/schubert/img/titres/maintitle.jpg


Bài Dạ Khúc bất hủ mà Franz Schubert sáng tác là để tặng sinh nhật cho một thiếu nữ mà ông thầm yêu trộm nhớ. Ở châu Âu ngay từ thời trung cổ các chàng trai thường có lối tỏ tình bằng cách mượn âm nhạc, ban đêm đến đứng dưới cửa lầu "người đẹp" tự thể hiện bằng tiếng đàn và giọng hát của chính mình. Những bài nhạc lãng mạn này gọi là "serenade". Serenade thời Trung cổ và Phục hưng được biểu diễn không theo một hình thức đặc biệt nào, ngoại trừ nó được một người hát tự đệm bằng nhạc cụ có thể mang theo được (guitar, mandolin...).

Để làm cho nàng bất ngờ, Schubert nhờ một bạn thân là ca sĩ, trình bày ngay dưới cửa sổ nhà nàng. Tối đó, người ta bí mật khiêng cây đàn piano vào trong vườn, tất cả đã sẵn sàng cho buổi biểu diễn lãng mạn và độc đáo. Thế nhưng, Schubert lại quên không đến. Trớ trêu thay, cô gái lại đem lòng yêu chính chàng ca sĩ, chứ không dành trái tim cho Schubert.

http://www.naxos.com/SharedFiles/Images/Composers/Pictures/21172-2.jpg
http://www.naxos.com/SharedFiles/Images/Composers/Pictures/21172-2.jpg


Những lời nỉ non, thổn thức của ca từ quyện với một giai điệu lãng mạn, quyến rũ, bản Dạ Khúc Schubert là một thông điệp tình yêu chuyển tải bẳng âm nhạc tuyệt vời, một bài lied hoàn hảo cho kẻ tỏ tình trong đêm.

Nhưng hơn thế, nhạc phẩm "Dạ Khúc" của Schubert là một bức tranh toàn bích, sâu lắng... mang dáng dấp hơi thở không chỉ của thời đại ông mà của muôn mọi thời đại. Nhạc sỹ thiên tài đã nói lên tiếng lòng mình trong thời khắc đêm về, ngoài niềm khắc khoải thường tình về tình yêu đôi lứa, còn như thân phận con người nhỏ nhoi đầy bất trắc trước mênh mông vũ trụ. Bài nhạc có giai điệu rất đẹp, trữ tình, lai láng nhưng không trầm mặc, buồn nhưng vẫn phảng phất đâu đó niềm hy vọng và hoài bão hướng thiện (tác dụng bởi việc chuyển cung từ thứ sang trưởng ở đoạn kết). Schubert như nói lên tiếng lòng của muôn người, muôn thế hệ...

Trong lời dịch của ông, nhạc sỹ Phạm Duy đã cố gắng phác thảo tất cả những cung bậc trải nghiệm hết sức tinh tế về cảm xúc mà giai điệu bản Serenade khơi gợi nơi người thính giả. Lời dịch của ông tuy hy sinh sự chính xác của ngôn từ nhưng giàu tính thẩm mỹ của cảm nhận âm nhạc, một cảm nhận ông muốn hướng dẫn người thưởng ngoạn cũng cảm nhận như ông.







Franz Schubert
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Franz Peter Schubert (31 tháng 1 năm 1797 - 19 tháng 11 năm 1828) là một nhà soạn nhạc người Áo. Ông đã sáng tác 600 Lieder, 9 bản giao hưởng trong đó có bản giao hưởng nổi tiếng "Unfinished Symphony" cùng các thể loại nhạc nghi lễ, nhạc thính phòng và solo piano. Ông được biết đến với các tác phẩm có giai điệu nhẹ nhàng và du dương.

Dù Schubert có khá nhiều người bạn ngưỡng mộ các nhạc phẩm của ông (như thầy giáo của ông Antonio Salieri, và ca sĩ nổi tiếng Johann Michael Vogl), tuy nhiên âm nhạc của Schubert thời đó không được thừa nhận rộng rãi nếu không muốn nói là rất hạn chế. Schubert chưa bao giờ đảm bảo được một công việc ổn định và thường xuyên phải nhờ đến sự ủng hộ của bạn bè và gia đình trong phần lớn sự nghiệp.

Schubert mất sớm, năm 31 tuổi, do hậu quả của bệnh thương hàn là thứ bệnh không chữa được thời đó. Vài thập kỷ sau khi Schubert qua đời, các tác phẩm của ông mới khẳng định được tên tuổi của mình, một phần nhờ công lao phổ biến của các nhạc sĩ cùng thời như Franz Liszt, Robert Schumann, Felix Mendelssohn.

Franz Schubert


Tiểu sử

Franz Peter Schubert sinh ngày 31 tháng 1 năm 1797 tại Viên, nước Áo. Bố ông, Franz Theodor Schubert, là thầy giáo nổi tiếng trong giáo khu, mẹ ông là người hầu của một gia đình giàu có trước khi lấy bố ông. Ông là một trong số 14 người con trong gia đình mà phần lớn đều chết yểu. Bố Schubert cũng là một nhạc sĩ, tuy không nổi danh nhưng là người thầy đầu tiên truyền dạy cho Schubert những hiểu biết về âm nhạc.

Schubert bắt đầu được cha dạy nhạc khi lên 5, một năm sau ông theo học trường Himmelpfortgrund và bắt đầu chính thức theo học âm nhạc. Năm 7 tuổi ông học với Michael Holzer, nhạc công organ và trường dàn đồng ca của nhà thờ địa phương.

Năm 1808 ông vào trường Stadtkonvikt với suất học bổng trong dàn đồng ca. Tại đây ông bắt đầu làm quen với các bản overture và giao hưởng của Mozart. Cùng thời gian đó ông còn thỉnh thoảng đến xem các vở opera, làm quen với các tác phẩm của các nhạc sĩ khác kém quan trọng hơn. Tất cả cá điều này tạo nên nền tảng âm nhạc vững chắc trong ông. Tại trường Stadtkonvikt ông cũng tạo dựng các mối quan hệ mà sau này sẽ cùng ông đi hết cuộc đời.

Thỉnh thoảng Schubert được giao chỉ huy dàn nhạc, Antonio Salieri, nhạc sĩ đối thủ của Mozart, cũng là nhạc sĩ hàng đầu đương thời bắt đầu chú ý đến tài năng trẻ, bỏ công đào tạo Schubert về lí thuyết âm nhạc và kĩ năng sáng tác. Thể loại nhạc thính phòng ghi dấu đặc biệt trong giai đoạn này, bản thân gia đình Schubert đã là một dàn nhạc thính phòng 5 người thường xuyên trình tấu với nhau trong các dịp lễ và các ngày chủ nhật. Trong thời gian ở Stadtkonvikt ông cũng kịp sáng tác nhiều tác phẩm thính phòng, một số ca khúc nghệ thuật, và bản giao hưởng số 1.

Cuối năm 1813, ông rời Stadtkonvikt trở về quê học làm thầy giáo. Năm 1814 ông trở thành giáo viên tại trường của bố ông. Ông cũng tiếp tục học với Salieri cho đến năm 1817.

Năm 1814, ông làm quen với Therese Grob, con của một nhà sản xuất lụa trong vùng đồng thời là một ca sĩ soprano đã trình tấu một số tác phẩm của ông như Salve Regina, Tantum Ergo, Mass in F. Mối quan hệ tình cảm cũng phát triển phức tạp và có nhiều khả năng Schubert muốn kết hôn với Grob nhưng vì nhiều lí do sự việc đã không thành. Năm 1816 ông gửi Grob một tập tác phẩm mà gia đình bà còn giữ đến đầu thế kỉ 20.

Năm 1815 là năm Schubert tập trung vào sáng tác, ông viết đến 9 tác phẩm cho nhà thờ, 140 ca khúc nghệ thuật (lieder), một bản giao hưởng.

Phong cách sáng tác

Giai đoạn Âm nhạc Cổ điển - Trường phái cổ điển Vienna (1730 -1820) khép lại với những tên tuổi lừng lẫy như Haydn, Mozart, Beethoven để mở ra một giai đoạn mới - giai đoạn Âm nhạc Lãng mạn (1800 - 1910) Những nhà soạn nhạc thời kì Lãng mạn thường lấy cảm hứng từ văn học, hội họa hay từ những nguồn ngoài thế giới âm nhạc. Vì vậy, âm nhạc chương trình được phát triển rất mạnh mẽ và dẫn đến sự ra đời của thể loại thơ giao hưởng.Các bài thơ trong thế kỉ 18 và 19 là cơ sở đề hình thành nên các bài hát nghệ thuật mà trong đó các nhà soạn nhạc dùng âm nhạc để khắc họa hình ảnh và tâm trạng của lời ca. Sự huy hoàng của âm nhạc lãng mạn lan toả suốt thế kỷ XIX với rất nhiều nhà soạn nhạc ưu tú như Mendelssohn, Schumann, Chopin, Liszt hay Tchaikovsky nhưng trong đó người khai phá và là "nhân vật vĩ đại" đầu tiên chính là Franz Schubert. Schubert sáng tác đủ các thể loại âm nhạc: giao hưởng, Sonat, nhạc thính phòng, bài hát. Schubert là người đầu tiên đưa bài hát đến tầm khái quát cao, đồng thời giữ được vẻ tự nhiên ban đầu của nó. Schubert trở nên bất tử qua 600 bài hát mà ông sáng tác (nên giao hưởng và opera của ông bị khuất lấp, bị rơi vào lãng quên lúc sinh thời). Sau khi Schubert qua đời, các tác phẩm của ông mới khẳng định được tên tuổi của mình, một phần nhờ công lao phổ biến của các nhạc sĩ cùng thời như Franz Liszt, Robert Schumann, Felix Mendelssohn. Schubert được coi là ánh bình minh của chủ nghĩa lãng mạn trong âm nhạc Ông được xếp vào hàng các nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của nhân loại.

Tham khảo
Liên kết ngoài

    The Best of Schubert
    The Best of Schubert
    Franz Schubert: Ave Maria
    F. Schubert - Serenade
    F. Schubert - Moment Musical Op.94 (D.780) No.3 in F Minor - Alfred Brendel
    Schubert: Unfinished Symphony No.8
    Franz Schubert - Trout Quintet: Tema Con Variazioni

Xem thêm

    Nhạc phẩm "Dạ khúc"




Schubert, Franz
Franz Schubert (1797-1828)

Ngày 09:09 18/10/2011


 “Khi tôi muốn ca hát về tình yêu thì tình yêu lại biến thành đau khổ, nhưng khi tôi chỉ muốn hát về đau khổ thì đau khổ lại hoá thành tình yêu.” - Franz Schubert
 Sự phát triển của con người và xã hội luôn liên tục và âm nhạc cũng không đứng ngoài qui luật đó. Bối cảnh lịch sử những năm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX tại châu Âu có những biến động đáng kể tạo nên những thay đổi lớn về chính trị, kinh tế và nghệ thuật. Hoà mình vào dòng chảy đó, âm nhạc cổ điển cũng có những chuyển mình cho phù hợp với qui luật tự nhiên. Giai đoạn Cổ điển Vienna khép lại với những tên tuổi lừng lẫy như Haydn, Mozart, Beethoven để mở ra một giai đoạn mới, giai đoạn Lãng mạn mà sự huy hoàng của nó lan toả suốt thế kỷ XIX với rất nhiều nhà soạn nhạc ưu tú như Mendelssohn, Schumann, Chopin, Liszt hay Tchaikovsky nhưng trong đó người khai phá và là “nhân vật vĩ đại” đầu tiên chính là Franz Schubert.
 Franz Schubert sinh ngày 31 tháng 1 năm 1797 tại Himmelpfortgrund, một làng nhỏ ở ngoại ô Vienna trong một gia đình có nguồn gốc Bohemia. Cha của Schubert là một thầy giáo làng chơi được violin và cello, mẹ ông vốn là đầu bếp. Cha mẹ Schubert có cả thảy 15 người con nhưng 10 người trong số họ đã chết ngay từ khi còn nhỏ, chỉ còn lại 5 người. Schubert có 3 người anh trai Ignaz (1785), Ferdinand (1794), Karl (1796) và một cô em gái Theresia (1801). Chính người cha và anh trai Ignaz đã dạy cho Schubert những bài học âm nhạc đầu tiên.
 Lớn lên trong một gia đình mà mọi thành viên đều có niềm đam mê âm nhạc lớn lao nhưng lại có nền kinh tế tỷ lệ nghịch với niềm đam mê đó, thời thơ ấu của Schubert là những chuỗi ngày ông không thể nào quên cho đến cuối cuộc đời. Luôn sống trong cảnh nghèo đói, những kí ức tuổi thơ buồn bã thường xuyên xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm của Schubert sau này. Năm 1804, khi mới 7 tuổi, Schubert được gửi tới nhà thờ Lichtenthal ở Vienna để học chơi đàn organ. Năm 1808, để gia đình giảm bớt một miệng ăn, Schubert tới học ở trường nội trú Convict nơi có nhà soạn nhạc nổi tiếng Antonio Saliari - người cùng thời với Mozart làm hiệu trưởng. Tuy được miễn hoàn toàn học phí cũng như tiền ăn, tiền trọ nhưng cuộc sống hà khắc nơi đây thật quá sức chịu đựng của một cậu bé mới 10 tuổi. Trong thời gian 5 năm sống tại đây, Schubert còn phải chịu đựng sự ghẻ lạnh của những người bạn học vốn là con của những gia đình giàu có. Cũng trong thời gian này, Schubert ban đầu chơi ở bè violin 2 sau đó chuyển lên bè violin 1 trong dàn nhạc của trường. Những sáng tác đầu tiên của cậu bé cũng bắt đầu xuất hiện trong đó nổi tiếng nhất là bản Fantasia cho 2 Piano (1810).
 Rời truờng nội trú năm 16 tuổi, để san sẻ gánh nặng cho gia đình, Schubert định đi đăng lính nhưng vì cận thị quá nặng, bị quân đội từ chối, ông đành nghe theo lời cha đi làm thầy giáo tại Annegasse. Tuy công việc khá nhàm chán không làm thoả mãn nhà soạn nhạc trẻ vốn đầy hoài bão, ước mơ nhưng vì thực tế cuộc sống Schubert đành phải tạm bằng lòng với bản thân. Trong thời gian 3 năm dạy học, Schubert đã sáng tác được 2 tứ tấu đàn dây, những bản giao hưởng đầu tiên, một vài Piano sonata, Mass số 1 giọng Fa trưởng. Tác phẩm Mass số 1 giọng Pha trưởng lần đầu tiên được vang lên vào tháng 10 năm 1814 tại nhà thờ Lichtenthan với giọng hát chính do ca sĩ trẻ Therese Grob đảm nhiệm, người mà Schubert đem lòng yêu mến. Sau này Schubert đã ngỏ lời cầu hôn nhưng bị gia đình cô gái từ chối và từ đó Schubert luôn mang trong mình vết thương lòng sâu sắc cũng như không bao giờ nghĩ đến chuyện lấy vợ nữa.
 Thời gian này các tác phẩm của Schubert xuất hiện với số lượng thật đáng kinh ngạc. Năm 1814, Schubert hoàn thành vở opera đầu tiên Des Teufels Lustschloss D.84 cũng như 17 lied trong đó có những bài nổi tiếng như “Der Taucher” D.77/111 hay “Gretchen am Spinnrade” D.118 (dựa theo thơ của Goethe). Một năm sau, 145 lied và 4 vở opera khác ra đời, những con số thật ấn tượng. Có cảm giác không phải Schubert sáng tác mà những bài hát tuôn trào dưới tay ông như một dòng thác.
 Schubert chuyển đến dạy học tại trường Laibach ở Slovenia vào năm 1816. Hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng được ông sáng tác vào thời gian này. Tiêu biểu có các lied “Erlkonig” (Chúa rừng), “Gesange des Harfners”, giao hưởng số 4 “Tragic” giọng Đô thứ D.417, giao hưởng số 5 giọng Si giáng trưởng D.485. Tháng 6 năm 1816, Schubert bắt tay vào viết bản cantata “Prometheus”.
 Một năm trước đó, trong một lần đến thăm Linz, Schubert gặp Franz von Schober - một chàng trai trẻ rất đáng mến và họ trở thành những người bạn thân nhất của nhau. Là con một gia đình khá giả, chính Schober là người giúp đỡ Schubert nhiệt tình nhất trong cuộc sống sau này. Nghe theo lời khuyên của Schober, Schubert đã rời bỏ nghề dạy học để thành một nhà soạn nhạc tự do, điều mà Schubert luôn khao khát. Năm 1817, trở lại Vienna thời gian đầu, Schubert sống tại nhà của Schober. Tại đây Schubert gặp Johann Michael Vogl, giọng nam trung nổi tiếng nhất Vienna thời bấy giờ. Sự cộng tác giữa họ đã tạo nên những buổi hoà nhạc rất ấn tượng thu hút được nhiều sự chú ý mà công chúng Vienna hồi đó gọi là Schubertiaden. Tuy nhiên điều này cũng không che giấu được thực tế là chàng trai 20 tuổi Franz Schubert vẫn rất khó khăn trong việc khẳng định vị trí của mình. Các nhà xuất bản chỉ trả cho Schubert những khoản nhuận bút rất thấp khi in ấn các tác phẩm của ông và Schubert vẫn phải ở nhờ nhà bạn.
 Với bản tính vui vẻ, thích giao thiệp Schubert kết giao được rất nhiều bạn bè và một người trong số đó Anselm Huttenbrenner đã giới thiệu ông đến làm việc tại lâu đài của công tước Esterhazy - nơi mà Haydn vĩ đại đã từng sống. Thời gian đầu tại đây Schubert còn cảm thấy hạnh phúc nhưng dần dần nỗi buồn xâm chiếm ông và trong vòng chưa đầy một năm ông đã trở về Vienna.
 Mùa hè năm 1819, một niềm vui nhỏ đến với Schubert. Trong chuyến lưu diễn cùng với Vogl tại Upper, Áo, các lied của ông được đón giới yêu âm nhạc nơi đây rất yêu thích trong đó nổi bật có lied “Die Forelle” (Cá hồi) và Ngũ tấu Piano giọng La trưởng D.667 còn có tên khác là Ngũ tấu “Cá hồi”. Năm 1820, Schubert hoàn thành Piano Sonata giọng La trưởng, D.664, tác phẩm thính phòng xuất sắc Tứ tấu đàn dây giọng Đô thứ Quartettsatz D.703, âm nhạc cho vở kịch Die Zauberharfe D.64 và vở opera Die Zwillingsbrüder D.647.
 Lúc này Schubert đã trở nên nổi tiếng nhưng sự nghèo khó vẫn không chịu buông tha ông. Các nhà xuất bản chỉ chịu trả cho Schubert những khoản tiền ít ỏi để in những tác phẩm của ông. Thường xuyên phải nhịn đói, đã có lần để đổi lấy một bữa ăn Schubert phải sáng tác một bài hát tặng ông chủ quán.
 Năm 1822 sự nghiệp âm nhạc của Schubert có một bước ngoặt vĩ đại. Ông sáng tác bản giao hưởng số 8 giọng Si thứ “Bỏ dở” D.759 nổi tiếng. Không hiểu vì lý do gì bản giao hưởng chỉ có 2 chương thay vì 4 chương như thông thường. Nếu như những tác phẩm được sáng tác trong thời gian đầu của Schubert còn mang hơi hướng của trường phái cổ điển Vienna thì đến bản giao hưởng này đã cho thấy một ngôn ngữ thể hiện hoàn toàn khác vượt qua những qui tắc khắt khe, chặt chẽ để đến với những sáng tạo, tìm tòi mới tạo lập nên một trường phái mới: Trường phái lãng mạn mà sau này đã lan rộng ra khắp châu Âu trong suốt thế kỷ XIX trong đó Franz Schubert chính là “người vĩ đại đầu tiên”. Tổng phổ tác phẩm này bị thất lạc trong hơn 60 năm kể từ ngày được Schubert viết chỉ được tìm thấy một cách tình cờ trong ngăn kéo tại nhà Anselm Huttenbrenner. Cùng trong năm 1822 này, Schubert hoàn thành bản Mass giọng La giáng trưởng D.678 và tác phẩm nổi tiếng Wanderer fantasy cho Piano D760 (sau này Liszt đã phối khí lại cho Piano và dàn nhạc). Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì bản nhạc này dựa trên lied “Der Wanderer” của Schubert.
 Toàn bộ các sáng tác của Schubert đều mang đậm màu sắc trữ tình, trữ tình đến mức nhiều nhà phê bình sau này không lý giải được và họ phải thốt lên: “chất trữ tình đầy đậm đà như mặt nước của con sông Rhein trôi êm đềm”. Phải chăng cuộc sống nghèo khổ lại là nguồn cảm hứng bất tận và âm nhạc là người bạn sẻ chia mọi nỗi buồn đau?
 Năm 1823, vở opera Rosamude, furstin von Cypern (Rosamude, hoàng tử đảo Cyprus) và tập bài hát đầu tiên Die Schöne Müllerin D. 795 (Con gái ông chủ cối xay xinh đẹp) dựa theo thơ của Wilhelm Müller ra đời. Các tác phẩm của Schubert luôn xuất hiện với số lượng đáng kinh ngạc cho thấy ông quả là một con người thật phi thường. Một năm sau, Schubert sáng tác 2 bản Tứ tấu đàn dây giọng La thứ và Rê thứ “Death and the maiden” (Thần chết và trinh nữ) cũng như Octet giọng Fa trưởng D.803. Trong lần trở lại nhà công tuớc Esterhazy để dạy học cho 2 con gái của công tước, ông viết “Divertissement a l'Hongroise” D.818 sau khi bị những giai điệu dân ca Hungary chinh phục. Thời gian này, đời sống của Schubert có khá hơn nhưng ông lại có những nỗi bực bội khác. Trong một bức thư cho bạn, Schubert viết: “Tôi cảm thấy rất mệt mỏi. Sự tự do của tôi đang bị đánh cắp. Tôi sẽ trở về và không bao giờ quay trở lại đây nữa”. Schubert là như vây, luôn coi trọng tự do và không để những việc đời thường làm ảnh hưởng đến công việc sáng tác của mình.
 Trong thời kỳ mà sự ổn định tạm thời về kinh tế xen lẫn với sự suy sụp về sức khoẻ, Schubert vẫn không ngừng sáng tác, âm nhạc đối với ông như một niềm an ủi. Từ năm 1825 đến 1826, hàng loạt các tác phẩm quan trọng ra đời như Piano Sonata giọng La thứ, Op. 42; giọng Rê trưởng, Op. 53 và bản giao hưởng cuối cùng của ông bản giao hưởng số 9 giọng Đô trưởng (the Great) D.944. Bản nhạc này cũng bị thất lạc như bản số 8 nhưng được Robert Schumann tìm thấy vào năm 1839 trong đống giấy tờ còn sót lại của Schubert. Mendelssohn đã lần đầu tiên chỉ huy bản giao hưởng này nhân dịp kỷ niệm mười năm ngày mất của Schubert.
 Năm 1827, Beethoven - người mà Schubert luôn kính phục trong suốt cuộc đời mất. Như dự báo được số phận của mình, Schubert lao vào sáng tác như để chạy đua với thời gian. Tập bài hát thứ 2 Winterreise D. 911 (Hành trình mùa đông) cũng dựa theo thơ của Müller ra đời và cùng với tập thứ nhất là những viên ngọc vô giá trong kho tàng thanh nhạc của nhân loại. Bốn Impromtu cho piano, D.899, Trio giọng Si giáng trưởng và Fantasia cho violin và piano, D934 ra đời trong thời gian này cũng là những tác phẩm ưu tú.
 Mười bốn lied trong tập liên khúc thứ 3 và cũng là tập cuối cùng Schwanengesang D.957 (Bài ca thiên nga) được Schubert viết vào năm 1828. Sáu bài trong số đó là dựa vào thơ của Heinrich Heine. Các tác phẩm cuối cùng của Schubert là 3 Piano Sonata cuối cùng cũng như Ngũ tấu cho dàn dây giọng Đô trưởng D.956 cho 2 violin, viola và 2 cello.
 Giữa lúc sức sáng tạo đang dồi dào nhất, sức khoẻ của Schubert ngày càng trở nên xấu hơn. Ông luôn phải vật lôn với căn bệnh thương hàn và do chữa bệnh bằng thuỷ ngân (cách chữa bệnh phổ thông thời đó) nên bệnh tình ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Schubert bị suy sụp hoàn toàn vào tháng 10 năm 1828 sau khi trở về Vienna từ Eisentadt, nơi ông đi thăm mộ của Haydn. Trong bức thư cuối cùng Schubert viết cho Schober ngày 12 tháng 11, ông đã thể hiện sự tuyệt vọng của mình: “Tôi đang ốm. Mười một ngày nay tôi hầu như không ăn uống được gì. Tôi đi không vững nữa”. Schubert qua đời ngày 19 tháng 11 năm 1828. Và thể theo nguyện vọng lúc cuối đời của ông, mộ của Schubert được đặt cạnh mộ của Beethoven tại nghĩa trang Walhring. Vào năm 1888, hai ngôi mộ này được chuyển đến nghĩa trang Zentralfriedhof bên cạnh Johann Strauss cha và Johannes Brahms.

http://assets1.classicfm.com/2013/26/schubert-memorial-vienna-1372944812-view-1.jpg
http://assets1.classicfm.com/2013/26/schubert-memorial-vienna-1372944812-view-1.jpg
 Chỉ sống một cuộc đời ngắn ngủi nhưng Schubert đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm thật đồ sộ. Chín bản giao hưởng (bản giao hưởng số 7 bị thất lạc), khoảng 10 vở opera, 15 tứ tấu đàn dây, 8 Mass, gần 20 piano sonata, 500 tiểu phẩm cho nhiều nhạc cụ và hơn 600 lied, những con số khổng lồ khiến chúng ta ngày nay vẫn chưa hết kinh ngạc. Thật tiếc nuối cho Schubert và cho tất cả những người yêu âm nhạc, ở độ tuổi 31, Bach và Haydn chưa có tác phẩm nổi tiếng còn Beethoven thì chỉ vừa mới hoàn thành bản giao hưởng số 1. Sự ngọt ngào trong đau khổ của Schubert đã thổi vào nền âm nhạc thế kỷ XIX những ngọn gió nhẹ trong lành, tươi mát mãi cho đến tận bây giờ...
Cobeo (nhaccodien.info) tổng hợp

View: 10994  -  Nguồn: nhaccodien.info  -  Cập nhật lần cuối: 09:09 18/10/2011  


 Nguồn   http://www.nhaccodien.vn



The Best of Franz Peter Schubert (31 January 1797 -- 19 November 1828)

In a short lifespan of less than 32 years, Schubert was a prolific composer, writing some 600 Lieder, ten complete or nearly complete symphonies, liturgical music, operas, incidental music and a large body of chamber and solo piano music. Appreciation of his music while he was alive was limited to a relatively small circle of admirers in Vienna, but interest in his work increased significantly in the decades immediately after his death. Felix Mendelssohn, Robert Schumann, Franz Liszt, Johannes Brahms and other 19th-century composers discovered and championed his works. Today, Schubert is ranked among the greatest composers of the early Romantic era and, as such, is one of the most frequently performed composers of the early nineteenth century.

1.Symphony No. 5 (Excerpt) 0:00
2.Ellens Gesang 3, Op. 52/6, D 839, "Ave Maria" 5:22
3.Impromptu In G Flat, D 899 10:12
4.German Dance No. 1 In C, D 90 15:38
5.String Quintet In C Major D. 956 - II. Adagio (Excerpt) 19:29
6.Symphony No. 9 In C Major Great D. 944 - III. Scherzo, Allegro vivace (Excerpt) 24:13
7.Standchen 28:09
8.Piano Quintet In A, Op. 114, D 667, "Trout" (Excerpt) 31:30
9.Moment Musical No. 3 In F Minor, Op. 94, D 780 34:36
10.Impromptus, Op. 90, D 899 - #4 In A Flat 36:21
11.Symphony No. 3 In D, D 200 - Allegretto 43:08
12.Menuet (From "3 Small Pieces") 47:43
13.Piano Sonata In A, D 664 (Excerpt) 50:22
14.Tantum Ergo In E Flat, D 962 54:45
15.Mass No. 6 In E-Flat Major D. 950 - III. Credo: Et in carnatus est 1:00:23
16.Symphony No. 8 In B Minor, D 759, "Unfinished" - 2. Andante Con Moto 1:06:16




























-------------------------------------------------------------------------------------------

Mục đích cuộc sống càng cao thì đời người càng giá trị.

Geothe

*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran