Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

GIẢI TOÁN PHỔ THÔNG BẰNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN . Phần 12b . XÁC SUẤT THỐNG KÊ - Các ví dụ về xác suất cổ điển .

 
GIẢI TOÁN PHỔ THÔNG BẰNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN .

Phần 12b . XÁC SUẤT THỐNG KÊ -  Các ví dụ về xác suất cổ điển .   


DANH MỤC CÔNG CỤ GIẢI TOÁN TRỰC TUYẾN  MATHEMATICA  WOLFRAM | ALPHA .

Giới thiệu .

Bạn đọc truy cập vào đường dẫn  http://cohtrantmed.yolasite.com/widgets-tructuyen  để sử dụng các widgets giải toán trực tuyến W|A Mathematica theo chỉ mục trong danh sách dưới đây .

Những widgets này đã được tác giả sắp xếp theo từng môn học và cấp lớp theo ký hiệu như sau :

D : Đại số . Ví dụ  D8.1 widget dùng cho Đại số lớp 8 , mục 1 - Khai triển , rút gọn biểu thức đại số .
H : Hình học . Ví dụ  H12.3  widget dùng cho Hình học lớp 12 , mục 3 - Viết phương trình tham số của đường thẳng trong không gian .
G : Giải tích . Ví dụ : G11.7  widget dùng cho Giải tích lớp 11 , mục 7 - Tính đạo hàm cấp cao của hàm số
GI : Giải tích cao cấp I . Ví dụ GI.15  widget dùng cho Giải tích cao cấp I , mục 15 - Khai triển hàm số bằng đa thức TAYLOR
GII : Giải tích cao cấp II .


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


 ĐẠI SỐ 8

D8.1  Khai triển , rút gọn biểu thức đại số
D8.2  Rút gọn phân thức
D8.3  Phân tích thừa số
D8.4  Nhân 2 đa thức
D8.5  Khai triển tích số ( có thể dùng để khai triển Newton )
D8.6  Phân tích thừa số

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

ĐẠI SỐ 10

D10.1 Giải phương trình nguyên Diophante
D10.2 Giải phương trình tuyệt đối
D10.3 Giải phương trình chứa tham số
D10.4  Giải phương trình đại số
D10.5  Giải phương trình từng bước
D10.6  Giải bất phương trình minh hoạ bằng đồ thị

D10.8  Tính giá trị biểu thức hàm số
D10.9  Giải bất phương trình đại số và minh hoạ bằng đồ thị
D10.10  Giải bất phương trình đại số - tìm miền nghiệm
D10.11  Giải phương trình đại số
D10.12  Giải phương trình vô tỷ
D10.13  Giải phương trình minh hoạ từng bước
D10.14  Giải phương trình dạng hàm ẩn
D10.15  Giải hệ thống phương trình tuyến tính , phi tuyến
D10.16  Giải hệ phương trình
D10.17  Vẽ miền nghiệm của bất phương trình đại số
D10.19  Tối ưu hoá hàm 2 biến với các ràng buộc
D10.20  Tìm giao điểm của đồ thị hàm số và trục hoành Ox , trục tung Oy

HÌNH HỌC 10

H10.1  Tính diện tích tam giác trong hệ toạ độ Oxy
H10.3  Khảo sát conic ( đường tròn , Ellipse , Parabola , Hyperbola )
H10.2  Tính khoảng cách từ 1 điểm đến đường thẳng trong Oxy



++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

ĐẠI SỐ 11

D11.1 Thuật chia Euclide dùng cho số và đa thức  ( HORNER )
D11.2  Tính tổng nghịch đảo của n số tự nhiên




D11.6  Khai triển nhị thức Newton


GIẢI TÍCH 11


G11.1  Tính gíá trị một chuỗi số  theo n
G11.2  Đa thức truy hồi
G11.3  Khảo sát tính hội tụ của chuỗi số
G11.4  Tính giới hạn của chuỗi số khi  $n \rightarrow  \infty$
G11.5  Tìm hàm số ngược của hàm số cho trước
G11.6  Tìm đạo hàm của hàm số hợp - giải thích
G11.7   Tính đạo hàm cấp cao của hàm số
G11.8   Tìm giới hạn của hàm số
G11.9   Tìm giới hạn của hàm số
G11.10  Tính đạo hàm hàm số có dạng U/V
G11.11  Tìm đạo hàm của hàm số cho trước
G11.12  Tìm đạo hàm của hàm số cho trước

G11+12.1   Tính đạo hàm ,tích phân , giới hạn , vẽ đồ thị


LƯỢNG GIÁC 11

L11.1   Giải phương trình lượng giác
L11.2   Giải phương trình lượng giác trên một đoạn
L11.3   Tìm chu kỳ của hàm số tuần hoàn
L11.4   Khai triển công thức lượng giác



++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

ĐẠI SỐ 12

D12.1   Cấu trúc của số phức
D12.1   Giải phương trình mũ
D12.3   Giải  phương trình chứa tham số
D12.4   Giải  phương trình  bất kỳ  ( Bậc 2 , 3 , ... , mũ  , log , căn thức )
D12.5   Giải phương trình mũ



GIẢI TÍCH 12


G12.1  Vẽ đồ thị biểu diễn phương trình
G12.2    Khảo sát hàm số hữu tỷ
G12.3   Vẽ đồ thị trong toạ độ cực (Polar)
G12.4    Tìm cực trị của hàm số
G12.5    Vẽ đồ thị hàm số 2D
G12.6   Tìm đạo hàm cấp 2 của hàm số
G12.7    Vẽ nhiều hàm số - Basic plot. To plot two or more functions, enter {f1(x), f2(x),...}
G12.8    Tìm điểm uốn của hàm số cho trước
G12.9    Tìm nghiệm của các phương trình  y = 0 , y ' = 0 ,  y " = 0
G12.10    Tính tích phân bất định
G12.11    Tính tích phân bất định minh hoạ từng bước
G12.12   Tính tích phân bất định minh hoạ từng bước
G12.13   Tìm đường tiệm cận của hàm số
G12.14   Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi 2 đường cong (C1) , (C2)
G12.15  Tìm giao điểm của hàm số đa thức và trục hoành Ox - Vẽ đồ thị .
G12.16    Tính thể tích vật thể tròn xoay giới hạn bởi (C1) , (C2)
G12.17    Vẽ đồ thị hàm số ( có đường tiệm cận )
G12.18   Vẽ đồ thị 2D , 3D
G12.19   Tìm hoành độ giao điểm giữa 2 đường cong (C1) , (C2)
G12.20    Vẽ đường cong tham số 3D
G12.21    Tính diện tich mặt tròn xoay
G12.22    Tích thể tích vật tròn xoay  (C) , trục  Ox , x =a , x= b
G12.23    Thể tích vật tròn xoay
G12.24    Tích thể tích vật tròn xoay (C1) , (C2) , trục OX , x = a , x = b
G12.25    Khảo sát hàm số đơn giản
G12.26    Tìm cực trị của hàm số
G12.27    Tìm nguyên hàm của hàm số
G12.28    Tính tích phân xác định


HÌNH HỌC 12


H12.1  Tính khoảng cách 2 điểm trong 2D , 3D
H12.2   Viết phương trình mặt phẳng qua 3 điểm trong không gian
H12.3  Viết phương trình tham số của đường thẳng trong không gian
H12.4   Tìm công thức thể tích , diện tích hình không gian
H12.5   Vẽ đồ thị 2D , mặt 3D
H12.6    Tích có hướng 2 vector



++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

GIẢI TÍCH CAO CẤP

GI.1    Vẽ đồ thị , mặt 3D
GI.2   Vẽ đồ thị , mặt  3D
GI.3    Tích phân 2 lớp
GI.5    Tích phân kép
GI.6    Tích phân bội 3
GI.7    Tích phân bội 3
GI.8    Tích phân suy rộng
GI.9    Chuỗi và dãy số
GI.10    Các bài toán cơ bản trong vi  tích phân
GI.11     Vẽ hàm từng khúc ( piecewise ) - dùng để xét tính liên tục của hàm số
GI.12    Tính đạo hàm và tích phân một hàm số cho trước
GI.13     Vẽ đồ thị hàm số trong hệ toạ độ cực
GI.14     Tính đạo hàm riêng
GI.15    Khai triển hàm số bằng đa thức TAYLOR
GI.16    Tính tổng chuỗi số  n = 1...$\infty$
GI.17     Vẽ  đồ thị  3 hàm số

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Bài viết sau đây mô tả các khái niệm toán học và hướng dẫn tính toán chi tiết bằng công cụ trực tuyến , bạn đọc có thể tham khảo những nội dung chính yếu được đề cập đến trong giáo trình toán phổ thông  cùng với các ví dụ minh họa  .

Một số website hữu ích phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn toán :

http://quickmath.com/
http://analyzemath.com/
http://www.intmath.com/
http://www.mathportal.org
https://www.mathway.com/
https://www.symbolab.com/
http://www.graphsketch.com/
http://www.meta-calculator.com/online/?home
http://cohtrantmed.yolasite.com/widgets-tructuyen



12.  XÁC SUẤT - THỐNG KÊ  - Khái niệm xác suất .

12.2  Các ví dụ về xác suất cổ điển .

12.2.1  Khảo sát thực nghiệm .
Để nghiên cứu về thực nghiệm và biến cố bạn đọc có thể truy cập vào các trang mô tả trực tuyến những ví dụ xác suất , sử dụng các phần mềm mô phỏng hoặc kích hoạt các widget chạy trên nền mây điện toán W|A . 
 Ví dụ 1.  
Thực nghiệm : TUNG ĐỒNG XU

*  Phần mềm mô phỏng CoinTossing.exe  .
  
Hướng dẫn : 
1.Download file : Tung dong xu.rar về máy .
2.Extract to Tung dong xu .
3.Click file :  CoinTossing.exe.
4.Nhập số đồng xu vào Number of coins .
5.Nhập số lần tung vào Number of tosses .
6.Click Start
7.Đọc kết quả ở Analysis , xem biểu đồ cột  ở Column Graph

Tung dong xu.rar Tung dong xu.rar
Size : 1666.228 Kb
Type : rar 

Giao diện của CoinTossing.exe

Thực nghiệm tung một đồng xu 20 lần , ghi lại tần suất biến cố Hình (H) và Chữ (T) - quan sát biểu đồ cột .


* Trang trực tuyến   http://www.funmines.com/utilities/dice/


* Trang trực tuyến  https://www.random.org/coins/?num=3&cur=60-usd.0001c



*Dùng  widget  D11.I.4 X.SUAT-TUNG D.XU (bt1a)     http://goo.gl/AlGb6x



 Ví dụ 2.   Thí nghiệm : TUNG SÚC SẮC

*  Phần mềm mô phỏng  DiceRoll.exe .

Hướng dẫn : 
1.Download file : Tung suc sac.rar về máy .
2.Extract to Tung suc sac .
3.Click file :  DiceRoll.exe .
4.Nhập số hột súc sắc vào Number of dice .
5.Nhập số lần gieo vào Number of rolls .
6.Click Start
7.Đọc kết quả ở Analysis , xem biểu đồ cột  ở Column Graph
Tung suc sac.rar Tung suc sac.rar
Size : 1666.37 Kb
Type : rar

Giao diện của DiceRoll.exe

Thực nghiệm tung một con súc sắc (6 mặt) 5 lần , ghi lại tần suất biến cố các nút - quan sát biểu đồ cột .


*Trang trực tuyến   http://www.funmines.com/utilities/dice/


* Trang trực tuyến   https://www.random.org/dice/?num=3


*Dùng  widget   D11.I.4 X.SUAT-TUNG SUC SAC (bt2)     http://goo.gl/Oliowm



12.2.2  Các ví dụ về xác suất .

Dưới đây là các widget W|A tác giả đã viết với mục đích mô phỏng và áp dụng tính toán xác suất cho một số bài toán . Bạn đọc có thể thay đổi các số liệu  hoặc thiết lập các giả thiết thích hợp cho bài toán tương ứng tùy theo yêu cầu . 

 a. Bài toán tung đồng xu . 

-Tung N đồng xu đồng thời  1 lần - tính xác suất .

 Ví dụ 1.  Tung 3 đồng xu đồng thời 1 lần .  Tính xác suất xảy ra biến cố
A :  Cả 3 mặt HÌNH  (H)
B :  Chỉ có 1 mặt CHỮ (C trong widget là T)
C :  Có ít nhất 1 mặt HÌNH (H)

Lời giải .
Tung 3 đồng xu (mỗi đồng 2 mặt H,C) , n(W) = 2^3 = 8
Gọi  W = { [đồng 1, đồng 2 , đồng 3] }
W = { [HHH] , [HHC] , [HCH] , [HCC] , [CHH] , [CHC] , [CCH] , [CCC] }
P(A) = 1/8 ; P(B)  = 2/8 ; P(C) = 7/8

*Dùng  widget  D11.I.4 X.SUAT-TUNG S.SAC-D.XU (bt1)     http://goo.gl/u6Gw8w



-Tung 1 đồng xu k lần liên tiếp - tính xác suất .

Ví dụ 2.  Tung 1 đồng xu 4 lần liên tiếp .  Tính xác suất xảy ra biến cố
A :  Cả 4 lần đều có mặt HÌNH  (H)
B :  Có đúng 2 mặt HÌNH và  2 mặt CHỮ (C trong widget là T)
C :  Có ít nhất 1 mặt CHỮ (C trong widget là T)


Lời giải .
Tung 1 đồng xu (2 mặt H,C) 4 lần liên tiếp , n(W) = 2^4 =16
Gọi  W = {[ lần 1, lần 2 , lần 3 , lần 4 ] }
W = {[HHHH] , [HHHC] , [HHCH] , [HHCC] , [HCHH] , [HCHC] , [HCCH] , [HCCC] , [CCCC] , [CCCH] , [CCHC] , [CCHH] , [CHCC] , [CHHH] , [CHHC] , [CHCH]    }
P(A) = 1/16 ; P(B)  = 6/16 ; P(C) = 15/16

*Dùng  widget  D11.I.4 X.SUAT-TUNG D.XU (bt1a)     http://goo.gl/z5PSKk



-Tung 1 đồng xu k lần liên tiếp biết số lần HÌNH - tính khả năng xuất hiện mặt HÌNH .

Ví dụ 3.  Tung 1 đồng xu 10 lần liên tiếp có 6 lần xuất hiện mặt HÌNH .
Tính
-Tần suất xảy ra mặt HÌNH và mặt CHỮ
-Xác suất xảy ra biến cố mặt HÌNH .

Lời giải .
Tần suất xảy ra mặt HÌNH :  6/10
Tần suất xảy ra mặt CHỮ :   4/10

Tung 1 đồng xu (2 mặt H,C) 10 lần liên tiếp , n(W) = 2^10 =1024
 Gọi A là biến cố xảy ra mặt HÌNH
Tính số cách xuất hiện 6 mặt HÌNH
SCC =  $C_{10}^{6}$ =210
P(A) = 210/1024

*Dùng  widget  D11.I.4 TINH X.SUAT -TUNG D.XU (bt1b)     http://goo.gl/8g4e0g



-Tung 1 đồng xu liên tiếp biết số lần HÌNH và CHỮ- tính khả năng xuất hiện mặt HÌNH .

Ví dụ 4.  Tung 1 đồng xu liên tiếp có 25 lần xuất hiện mặt HÌNH , 22 lần xuất hiện mặt CHỮ .
Tính
-Tần suất xảy ra mặt HÌNH và mặt CHỮ
-Xác suất xảy ra biến cố mặt HÌNH .

Lời giải .
Tổng số lần tung :  25 + 22 = 47
Tần suất xảy ra mặt HÌNH :  25/47
Tần suất xảy ra mặt CHỮ :   22/47

Tung 1 đồng xu (2 mặt H,C) 47 lần liên tiếp , n(W) = 2^47
 Gọi A là biến cố xảy ra mặt HÌNH
Tính số cách xuất hiện 25 mặt HÌNH
SCC =  $C_{47}^{25}$
P(A) =  $C_{47}^{25} / 2^{47} $  

*Dùng  widget  D11.I.4 TINH X.SUAT -TUNG D.XU (bt1c)     http://goo.gl/GjWrSN



 b. Bài toán tung súc sắc . 

-Tung N con súc sắc (6 MẶT) đồng thời  1 lần - tính xác suất .

 Ví dụ 1.  Tung 2 con súc sắc (6 MẶT) đồng thời 1 lần .  Tính xác suất xảy ra biến cố
A :  Cả 2 mặt cùng nút .
B :  Cả 2 mặt khác nút .

Lời giải .
Tung 2 con súc sắc 1 lần (mỗi con 6 mặt) , n(W) = 6^2 =36
Gọi  W = { [con 1, con 2 ] }
W = { [11] , [12] , [13] , [14] , [15] , [16] ,[21] , [22] , [23] , [24] , [25] , [26] , [31] , [32] , [33] , [34] , [35] , [36] , [41] , [42] , [43] , [44] , [45] , [46] , [51] , [52] , [53] , [54] , [55] , [56] , [61] , [62] , [63] , [64] , [65] , [66]}
P(A) = 6/36 ; P(B)  = 30/36 = 5/6

*Dùng  widget  D11.I.4 X.SUAT-TUNG S.SAC-D.XU (bt1)     http://goo.gl/bP5RVk



-Tung N con súc sắc (6 MẶT) đồng thời  k lần - tính xác suất .

 Ví dụ 2.  Tung 2 con súc sắc (6 MẶT) đồng thời 2 lần .  Tính xác suất xảy ra biến cố
A :  Cả 4 mặt cùng nút .
B :  Cả 4 mặt khác nút .

Lời giải .
Tung 2 con súc sắc 2 lầ (mỗi con 6 mặt) , n(W) = (6^2).(6^2) = 1296
Gọi  W = { [con 1, con 2 ] }
A =  {[1111],[2222],[3333],[4444],[5555],[6666]}
Số lần xuất hiện 4 mặt cùng nút  n(A) = 6
P(A) = n(A)/n(W) = 6/1296 = 1/216
B gồm các phần tử có dạng  [[a,b],[c,d]]  với  a,b,c,d  khác nhau thuộc {1,2,3,4,5,6}
SCC của [a,b] = 6x5 = 30  ([a,b] là cặp súc sắc lần tung thứ 1)
SCC của [c,d] = 4x3 = 12  ([c,d] là cặp súc sắc lần tung thứ 2)
n(B) = 30x12 = 360
P(B) = n(B)/n(W) = 360/1296 = 5/18

*Dùng  widget  D11.I.4 X.SUAT-TUNG SUC SAC (bt2)     http://goo.gl/jjLYza


-Tung N con súc sắc (KHÁC LOẠI 6 MẶT) đồng thời  1 lần - tính xác suất tổng số nút BẰNG .

 Ví dụ 3 .  Tung 2 con súc sắc 8 MẶT đồng thời 1 lần .  Tính xác suất xảy ra biến cố
A :  Có tồng số nút bằng 8 .
B :  Cả 2 mặt khác nút .

Lời giải .
Tung 2 con súc sắc 1 lần (mỗi con 8 MẶT) , n(W) = 8^2 =64
Gọi  W = { [con 1, con 2 ] }
W = { [11] , [12] , [13] , [14] , [15] , [16] , [17] , [18] , [21] , [22] , [23] , [24] , [25] , [26] , [27] , [28] , [31] , [32] , [33] , [34] , [35] , [36] , [37] , [38] , [41] , [42] , [43] , [44] , [45] , [46] , [47] , [48] , [51] , [52] , [53] , [54] , [55] , [56] , [57] , [58] , [61] , [62] , [63] , [64] , [65] , [66] , [67] , [68] , [71] , [72] , [73] , [74] , [75] , [76] , [77] , [78] , [81] , [82] , [83] , [84] , [85] , [86] , [87] , [88] }

A = {[17] , [26] , [35] , [44] , [53] , [62] , [71] }
n(A) =  7
P(A) = 7/64

B = { [a,b] , a khác b ,  thuộc {1,2,3,4,5,6,7,8} }
n(B) = 64 - 8 = 56
P(B)  = 56/64 = 7/8

*Dùng  widget  D11.I.4 XS-TONG NUT SS(KHACLOAI) BANG (bt2a)     http://goo.gl/62mzmG




-Tung N con súc sắc (KHÁC LOẠI 6 MẶT) đồng thời  1 lần - tính xác suất tổng số nút NHỎ/LỚN HƠN .

 Ví dụ 4 .  Tung 2 con súc sắc 8 MẶT đồng thời 1 lần .  Tính xác suất xảy ra biến cố
A :  Có tồng số nút nhỏ hơn 7 .
B :  Có tồng số nút lớn hơn 14 .

Lời giải .
Tung 2 con súc sắc 1 lần (mỗi con 8 MẶT) , n(W) = 8^2 =64
Gọi  W = { [con 1, con 2 ] }
W = { [11] , [12] , [13] , [14] , [15] , [16] , [17] , [18] , [21] , [22] , [23] , [24] , [25] , [26] , [27] , [28] , [31] , [32] , [33] , [34] , [35] , [36] , [37] , [38] , [41] , [42] , [43] , [44] , [45] , [46] , [47] , [48] , [51] , [52] , [53] , [54] , [55] , [56] , [57] , [58] , [61] , [62] , [63] , [64] , [65] , [66] , [67] , [68] , [71] , [72] , [73] , [74] , [75] , [76] , [77] , [78] , [81] , [82] , [83] , [84] , [85] , [86] , [87] , [88] }

A =  { [a,b] , a , b  thuộc {1,2,3,4,5,6,7,8} sao cho a + b  < 7}
A = { [11] , [12] , [13] , [14] , [15] ,  [21] , [22] , [23] , [24] , [31] , [32] , [33] , [41] , [42] , [51] }
n(A) = 15
P(A) = 15/64

B = { [a,b] , a , b  thuộc {1,2,3,4,5,6,7,8} sao cho a + b  > 14}
B = { [78] , [87] , [88] }
n(B) = 3
P(B)  = 3/64 

*Dùng  widget  D11.I.4 XS-TONG NUT SS(KL)NHO/LON HON (bt2b)     http://goo.gl/ky6inv



-Tung N con súc sắc (6 MẶT) đồng thời  1 lần - tính xác suất tổng số nút BẰNG .

 Ví dụ 5 .  Tung 2 con súc sắc (6 MẶT) đồng thời 1 lần .  Tính xác suất xảy ra biến cố
A :  Có tồng số nút bằng 5 .
B :  Cả 2 mặt cùng nút .

Lời giải .
Tung 2 con súc sắc 1 lần (mỗi con 8 MẶT) , n(W) = 6^2 = 36
Gọi  W = { [con 1, con 2 ] }
W = { [11] , [12] , [13] , [14] , [15] , [16] , [21] , [22] , [23] , [24] , [25] , [26] , [31] , [32] , [33] , [34] , [35] , [36] , [41] , [42] , [43] , [44] , [45] , [46] ,  [51] , [52] , [53] , [54] , [55] , [56] , [61] , [62] , [63] , [64] , [65] , [66]  }

A = {[14] , [23] , [32] , [41] }
n(A) = 4
P(A) = 4/36 = 1/9

B = { [a,b] , a = b ,  thuộc {1,2,3,4,5,6} } = { [11],[22],[33],[44],[55],[66] }
n(B) =  6 
P(B)  = 6/36 = 1/6

*Dùng  widget  D11.I.4 X.SUAT-TONG NUT S.SAC BANG (bt2c)     http://goo.gl/OxP8HB


-Tung N con súc sắc (6 MẶT) đồng thời  1 lần - tính xác suất tổng số nút NHỎ/LỚN HƠN .

 Ví dụ 6 .  Tung 2 con súc sắc (6 MẶT) đồng thời 1 lần .  Tính xác suất xảy ra biến cố
A :  Có tồng số nút nhỏ hơn 5 .
B :  Có tồng số nút lớn hơn 10 .

Lời giải .
Tung 2 con súc sắc 1 lần (mỗi con 8 MẶT) , n(W) = 6^2 = 36
Gọi  W = { [con 1, con 2 ] }
W = { [11] , [12] , [13] , [14] , [15] , [16] , [21] , [22] , [23] , [24] , [25] , [26] , [31] , [32] , [33] , [34] , [35] , [36] , [41] , [42] , [43] , [44] , [45] , [46] ,  [51] , [52] , [53] , [54] , [55] , [56] , [61] , [62] , [63] , [64] , [65] , [66]  }

A = {[11] , [12] , [13] , [21] , [22] , [31] }
n(A) =6
P(A) = 6/36= 1/6

B = { [56],[65],[66] }
n(B) =  3 
P(B)  = 3/36 = 1/12

*Dùng  widget  D11.I.4 X.S-TONG NUT S.SAC NHO/LON HON (bt2d)     http://goo.gl/H4UQ8s



c. Bài toán chọn bi . 

-Tính xác suất trích ra k phần tử từ m+n phần tử cho trước - tính xác suất .

Có m BI ĐỎ , n BI TRẮNG , lấy ra k BI
W : Lấy thông thường (TÙY Ý-không tính có h BI ĐỎ) - tính n(W)
B : có ÍT NHẤT h BI ĐỎ - tính n(B)
C : có NHIỀU NHẤT h BI ĐỎ - tính n(C)
D : có ĐÚNG h BI ĐỎ - tính n(D)

 Ví dụ 1.  Có 3 bi đỏ , 7 bi trắng , lấy ra 4 bi . Tính xác suất các biến cố sau
B :  Có ÍT NHẤT 2 bi đỏ .
C :  Có NHIỀU NHẤT 2 bi đỏ .
D :  Có ĐÚNG 2 bi đỏ .

Lời giải .
Tổng số bi = 3+7 = 10 , lấy ra 4 bi  ; n(W) =$C_{10}^{4}$ = 210
Gọi  B = { ĐĐTT , ĐĐĐT }
SCC = n(B) = $C_{3}^{2}.C_{7}^{2}+C_{3}^{3}.C_{7}^{1}$ = 70
P(B) = 70/210 = 1/3

Gọi  C = { ĐĐTT , ĐTTT }
SCC = n(C) = $C_{3}^{2}.C_{7}^{2}+C_{3}^{1}.C_{7}^{3}+C_{7}^{4}$ = 203
P(C) = 203/210 = 29/30

Gọi  D = { ĐĐTT }
SCC = n(D) = $C_{3}^{2}.C_{7}^{2}$ = 63
P(D) = 63/210 = 3/10

*Dùng  widget  D11.I.4 X.S-NHIEU (IT-DUNG) NHAT-1LOAI (bt3)     http://goo.gl/sKDEE7



d. Bài toán chọn người . 

-Tính xác suất trích ra k phần tử từ m+n phần tử cho trước - tính xác suất .

Có m học sinh NỮ , n học sinh NAM , lấy ra k NGƯỜI thành lập nhóm
W : Lấy thông thường (TÙY Ý-không tính h NỮ) - tính n(W)=C(m+n,k)
B : có ÍT NHẤT h NỮ - tính n(B)
C : có NHIỀU NHẤT h NỮ- tính n(C)
D : có ĐÚNG h NỮ - tính n(D)
E : 2 NGƯỜI /1NỮ 1 NAM LUÔN LÀM VIỆC CHUNG - tính n(E)
F : 2 NGƯỜI /1NỮ 1 NAM KHÔNG LÀM VIỆC CHUNG - tính n(F)

 Ví dụ 1.  Có 4 NỮ , 7 NAM , lấy ra 6 người thành lập nhóm . Tính xác suất các biến cố sau

B :  Có ÍT NHẤT 2 NỮ .
C :  Có NHIỀU NHẤT 2 NỮ .
D :  Có ĐÚNG 2 NỮ .
E :  2 NGƯỜI /1NỮ 1 NAM LUÔN LÀM VIỆC CHUNG
F :  2 NGƯỜI /1NỮ 1 NAM KHÔNG LÀM VIỆC CHUNG

Lời giải .
Tổng số người = 4+7 = 11 , lấy ra 6 người , n(W) =$C_{11}^{6}$ = 462
Gọi
B = { NUNU NAMNAMNAMNAM , NUNUNU NAMNAMNAM , NUNUNUNU NAMNAM  }
SCC = n(B) = $C_{4}^{2}.C_{7}^{4}+C_{4}^{3}.C_{7}^{3}+C_{4}^{4}.C_{7}^{2}$ = 371
P(B) = 371/462 = 53/66

Gọi  C = { NUNU NAMNAMNAMNAM , NU NAMNAMNAMNAMNAM , NAMNAMNAMNAMNAMNAM }
SCC = n(C) = $C_{4}^{2}.C_{7}^{4}+C_{4}^{1}.C_{7}^{5}+C_{7}^{6}$ = 301
P(C) = 301/462 = 43/66

Gọi  D = { NUNU NAMNAMNAMNAM }
SCC = n(D) = $C_{4}^{2}.C_{7}^{4}+C_{4}^{1}.C_{7}^{5}+C_{7}^{6}$ =210
P(D) = 210/462 = 5/11


*Dùng  widget   D11.I.4 XS/CHUNG (RIENG) (bt4)     http://goo.gl/8oOJLO



Gọi  E = { NU_A NAM_B  , XXXX }
SCC = n(E) = $1A.1B . C_{11-2}^{4} + C_{11-2}^{6} $ =210
P(E) = 210/462 = 5/11

 
Gọi  F = { NU_A NAM=/=B  , XXXX , NU=/=A NAMB  , XXXX }
SCC = n(F) = $1A . C_{11-2}^{5} +1B . C_{11-2}^{5} +C_{11-2}^{6} $ =336
P(F) = 336/462 = 8/11













Trần hồng Cơ
Ngày 26/12/2015




------------------------------------------------------------------------------------------- -

Bậc thềm tiến vào thánh đường của trí tuệ là biết sự ngu dốt của chính mình. 

The doorstep to the temple of wisdom is a knowledge of our own ignorance. 

Benjamin Franklin

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH 2015 .


CÂU  CHUYỆN GIÁNG SINH 2015  */* .



     

                    




Lịch sử ngày lễ Giáng sinh .

Có một lịch sử lâu đời về các nghi lễ và kỳ nghỉ Giáng sinh mà những Cơ Đốc nhân ngày nay thường tiến hành theo tập quán nhưng thật ra đã trải qua một quá trình tiến hóa . Phong tục tặng quà, hát thánh ca , và ông già Noel Santa Claus từng là những biểu tượng rất xa xưa và là truyền thống lễ Giáng sinh , nhưng những điều đó đã không phải từng luôn luôn là một phần trong việc kỷ niệm ngày lễ. Trong thực tế, đã có một khoảng thời gian lễ Giáng sinh đã bị các nhà thờ cấm đoán . Vì vậy, làm thế nào mà chúng ta biết được rằng lễ Giáng sinh đã đến được với nhân loại như ngày nay ?

Ngảy đông chí .

Các tu sĩ của tôn giáo cổ Celt tổ chức lễ kỷ niệm mùa đông của họ vào ngày ngắn nhất trong năm (21 tháng 12 - ngảy đông chí ) khi họ đã trải qua những tháng mùa đông tồi tệ nhất và bắt đầu chờ đợi những giờ phút ban ngày dài hơn . Các linh mục Celtic sẽ cắt cây tầm gửi và chúc lành cho họ. Quả của cây tầm gửi là biểu tượng của cuộc sống trong những tháng mùa đông tối tăm.

Vào ngày đông chí La Mã, còn gọi là Saturnalia, những người đàn ông tham gia ăn mặc như phụ nữ còn giới chủ nhân ăn mặc như người hầu. Các cuộc diễu hành , trang hoàng nhà cửa với cây xanh , thắp nến , và tặng quà cho nhau là những nghi thức phổ biến . Họ tổ chức lễ mừng sao Thổ, được xem là vị thần của nông nghiệp trong hơn một tháng. Trong cùng khoảng thời gian họ sẽ ăn mừng lễ Juvenalia ,với mục đích tôn vinh thiếu nhi .

Ngày 25 tháng 12, người La Mã sẽ tôn vinh Mithra, thần mặt trời  bất khả chinh phục , được cho là sinh ra từ một tảng đá.

Thuật ngữ Yule đến từ chữ "houl", có nghĩa là bánh xe thay đổi theo thời tiết mùa vụ , theo truyền thống người Na uy ở Bắc Âu. Trong lễ kỷ niệm này, những người đàn ông sẽ mang về nhà những khúc gỗ lớn để đốt lửa trại . Họ sẽ dự tiệc và ăn mừng cho đến lúc lửa tàn - đôi khi kéo dài đến 12 ngày.

Mỗi tia lửa bắn ra có biểu tượng cho một con lợn hoặc con bê có thể được sinh ra trong năm mới.

Sự can thiệp của Đức Giáo Hoàng .

Vào thế kỷ thứ 4, Giáo hoàng Julius đệ I ra chỉ dụ rằng ngày 25 tháng 12 sẽ là ngày Giáng sinh, còn được gọi là Lễ Thánh đản . Trước khi có tuyên bố này, lễ Phục Sinh được xem là ngày lễ đầu tiên của Kitô giáo . Tuyên bố của Julius đệ I  là một nỗ lực của Giáo Hội nhằm mục đích Kitô hóa các thánh lễ ngoại giáo khác như Saturnalia - lễ thần mặt trời.

Thời trung cổ (400AD-1400AD)

Bắt đầu từ thời kỳ này mà ngày nay chúng ta có được 12 ngày lễ Giáng sinh, được tổ chức từ 25 Tháng mười hai  đến 6 Tháng một (lễ Hiển Linh).

Người ta giữ lại các truyền thống ngoại giáo như trang trí nhà cửa với cây xanh , tổ chức các lễ hội và biến thành một phần của truyền thống Giáng sinh bằng cách gán cho chúng ý nghĩa Kitô giáo.

Trước 529 AD, ngày 25 tháng 12 đã được công bố là một kỳ nghỉ dân sự, và 12 ngày của lễ Giáng sinh cũng đã được công bố bắt đầu từ năm 567 AD. Sự kiện này sau đó dẫn đến thuật ngữ "Twelfth Night" mà bất kỳ trẻ em Kitô giáo nào cũng biết rõ từ các bài  học về văn hào W. Shakespeare. Đêm thứ mười hai được tổ chức vào ngày 06 tháng 1, và là một ngày lễ lớn như Giáng sinh cho đến cuối những năm 1800.

Thế kỷ 17 - 18

Lễ Giáng sinh đã im lặng suốt trong thời gian này, khi các tấm gương khắt khe về đạo đức , sự tuân thủ nghiêm ngặt trong việc cầu nguyện và Kinh Thánh Tân Ước đã rất được coi trọng . Trước năm 1644, hoạt động Giáng sinh đã bị cấm ở Anh do có niềm tin cho rằng lễ Giáng sinh đã được liên kết quá chặt chẽ với những người ngoại giáo thờ thần mặt trời Saturnalia.

Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau cuộc Cách mạng Hoa Kỳ , những người Mỹ bắt đầu không chấp nhận các phong tục Anh quốc. Ngay cả lễ Giáng sinh cũng đã không được cử hành long trọng khi Quốc hội đang họp vào ngày 25 tháng 12 năm 1789.


Triều đại Victoria (1837-1901)

Chúng ta có thể cảm ơn những người ở thời đại này đã mang lại cho chúng ta lễ Giáng Sinh ngày nay. Tầng lớp trung lưu ở Anh và Mỹ  bắt đầu ăn mừng và lý tưởng hóa lễ Giáng sinh như chúng ta đã thấy trong các tiểu thuyết của triều đại này từ Irving đến Dickens. Các kỳ nghỉ không còn đại diện cho một lễ hội hóa trang hoang dã như trước kia nữa , mà đã hướng về sự bình an , gia đình, và những hoài niệm .

Ở thời kỳ này mọi người thường sử dụng các tấm thiệp ngày Valentines để trao tặng cho nhau và trang trí những cây Giáng sinh. Hầu hết các phong tục mới mẻ đã du nhập từ Mỹ. Trước năm 1870 lễ Giáng sinh đã được công bố là một ngày lễ liên bang tại Hoa Kỳ.

Lễ Giáng sinh thời hiện đại

Ngày nay lễ Giáng sinh được tổ chức trên toàn thế giới. Trong khi trước đây các quan điểm của Giáo Hội lo lắng rằng việc cử hành Giáng sinh đã quá gắn liền với nghi lễ ngoại giáo , thì bây giờ sự lo lắng lại hướng về tính chất quá thương mại hóa và thế tục hóa. Tuy nhiên, với sự trung dung, thật dễ nhớ rằng đây là một ngày để ăn mừng ngày sinh của Chúa cứu thế đồng thời cũng để kỷ niệm những gì Chúa Giêsu muốn chúng ta thực hiện - tình yêu dành cho nhau .


Trần hồng Cơ
Nguồn  http://christianteens.about.com/od/christianholidays/a/ChristmasHistor.htm






** Đọc Kinh Thánh 

https://www.bible.com/vi/bible/151/luk.2



https://www.bible.com/vi/videos





* Nhạc Giáng sinh .




























** Xem phim hay mùa Giáng sinh .















Đức Tin Trầm Lặng

Chàng thợ mộc trẻ mang tên Giô-sép, đối với tôi, cũng là một ngôi sao sáng điểm tô cho khung trời đêm giáng sinh thêm lấp lánh, dù Thánh Kinh chẳng ghi lại một lời nói nào của chàng. Tôi không dám có sự phân biệt hồ đồ trong lãnh vực đức tin, nhưng nếu so với nhiều đức tin nổi bật, thì đây lại là một đức tin trầm lặng, không nói ra thì chẳng ai biết. Một con người rất bình thường, với một đức tin rất bình thường, lại có một chỗ trong chương trình lớn của Đức Chúa Trời tiến hành cho cả nhân loại.

Đó là một người được giáo dục trong môi trường đức tin để có một đời sống với cách hành xử hòa bình đáng khâm phục. Câu 19 của Phúc Âm đoạn 1 này viết: “Giô-sép chồng người, là người có nghĩa, chẳng muốn cho người mang xấu, bèn toan đem để nhẹm”. Chàng không những là “con cháu Đa-vít” nhưng là một hậu bối biết kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời để yêu người lân cận như yêu chính mình. Đứng trước một biến cố kín giấu, đến thời điểm đó chỉ có Ma-ri và chàng trao đổi với nhau, trên nền tảng đức tin trầm lặng, Giô-sép đã có một quyết định không phải ai cũng có thể chấp nhận. Đó là cách tốt nhất chàng có thể làm cho người mà chàng thương yêu, với tâm trạng chưa biết nhiều về kế hoạch huyền nhiệm của Chúa Giê-hô-va; cho đến khi gặp thiên sứ của Chúa trong giấc chiêm bao, lắng nghe lời giải trình trực tiếp ơn cứu rỗi mà bấy lâu nay chàng chỉ được truyền dạy qua các lời tiên tri.

Lời tiên tri được ban truyền từ xa xưa trong quá khứ được thiên sứ của Chúa nhắc lại cho Giô-sép với những giải thích rõ ràng, với mệnh lệnh chuẩn xác, với trọng trách được chỉ định trong bảo đảm tuyệt đối. Tất cả xua tan đi mối nghi ngờ rối rắm trong lòng Giô-sép, chàng nhìn biết nhiệm vụ mà Chúa Giê-hô-va đặt trên vai mình; và tình yêu dành cho Ma-ri đã thoát ra khỏi đám mây mù phiền muộn, lại tiếp tục rạng rỡ trong con tim trầm lặng. Không còn thắc mắc, chẳng cần phải hỏi han thêm, đức tin trầm lặng đó đã được Lời của Chúa khai phóng, Giô-sép ghi nhận không sót một lời những gì Chúa phán với chàng qua giấc chiêm bao đêm đó. Đức tin của Giô-sép đã được nâng lên, chàng chấp nhận dấn thân vì Danh Chúa Em-ma-nu-ên.

“Khi Giô-sép thức dậy rồi, thì làm y như lời thiên sứ của Chúa đã dặn, mà đem vợ về với mình; song không hề ăn ở với cho đến khi người sanh một trai, thì đặt tên là Jêsus” (câu 24, 25). Không giải thích, không một chút khoe khoang, chẳng cần thêm ý kiến hay kêu gọi một sự ủng hộ nào khác, chàng trai trẻ với một đức tin trầm lặng đã thuận phục theo ý Chúa để làm trọn mọi điều Chúa giao phó. Đức tin trầm lặng đi những bước trưởng thành, không còn làm theo ý mình cho là phải, nhưng hết lòng hết sức hết ý làm theo ý muốn của Giê-hô-va Đức Chúa Trời Chí Nhân Chí Ái. Không còn là thể hiện tình yêu theo cảm tính, nhưng mặc lấy tình yêu thương từ thiên thượng để sống và nuôi dưỡng Tình Yêu.

Đức tin trầm lặng cũng có chỗ trong công việc nhà Chúa.

M. Jeudi

Nguồn  http://www.about.com/religion/topic/ChristmasOrgins
https://www.wordproject.org/bibles/vt/23/9.htm
http://www.vietchristian.com/vanpham/reader.asp?vcid=5,2004



------------------------------------------------------------------------------------------- 

-Bậc thềm tiến vào thánh đường của trí tuệ là biết sự ngu dốt của chính mình. 

The doorstep to the temple of wisdom is a knowledge of our own ignorance. 

Benjamin Franklin

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

GIẢI TOÁN PHỔ THÔNG BẰNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN . Phần 12a . XÁC SUẤT THỐNG KÊ - Khái niệm cơ bản .

GIẢI TOÁN PHỔ THÔNG BẰNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN .

Phần 12a . XÁC SUẤT THỐNG KÊ - Khái niệm cơ bản .   


DANH MỤC CÔNG CỤ GIẢI TOÁN TRỰC TUYẾN  MATHEMATICA  WOLFRAM | ALPHA .

Giới thiệu .

Bạn đọc truy cập vào đường dẫn  http://cohtrantmed.yolasite.com/widgets-tructuyen  để sử dụng các widgets giải toán trực tuyến W|A Mathematica theo chỉ mục trong danh sách dưới đây .

Những widgets này đã được tác giả sắp xếp theo từng môn học và cấp lớp theo ký hiệu như sau :

D : Đại số . Ví dụ  D8.1 widget dùng cho Đại số lớp 8 , mục 1 - Khai triển , rút gọn biểu thức đại số .
H : Hình học . Ví dụ  H12.3  widget dùng cho Hình học lớp 12 , mục 3 - Viết phương trình tham số của đường thẳng trong không gian .
G : Giải tích . Ví dụ : G11.7  widget dùng cho Giải tích lớp 11 , mục 7 - Tính đạo hàm cấp cao của hàm số
GI : Giải tích cao cấp I . Ví dụ GI.15  widget dùng cho Giải tích cao cấp I , mục 15 - Khai triển hàm số bằng đa thức TAYLOR
GII : Giải tích cao cấp II .


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


 ĐẠI SỐ 8

D8.1  Khai triển , rút gọn biểu thức đại số
D8.2  Rút gọn phân thức
D8.3  Phân tích thừa số
D8.4  Nhân 2 đa thức
D8.5  Khai triển tích số ( có thể dùng để khai triển Newton )
D8.6  Phân tích thừa số

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

ĐẠI SỐ 10

D10.1 Giải phương trình nguyên Diophante
D10.2 Giải phương trình tuyệt đối
D10.3 Giải phương trình chứa tham số
D10.4  Giải phương trình đại số
D10.5  Giải phương trình từng bước
D10.6  Giải bất phương trình minh hoạ bằng đồ thị

D10.8  Tính giá trị biểu thức hàm số
D10.9  Giải bất phương trình đại số và minh hoạ bằng đồ thị
D10.10  Giải bất phương trình đại số - tìm miền nghiệm
D10.11  Giải phương trình đại số
D10.12  Giải phương trình vô tỷ
D10.13  Giải phương trình minh hoạ từng bước
D10.14  Giải phương trình dạng hàm ẩn
D10.15  Giải hệ thống phương trình tuyến tính , phi tuyến
D10.16  Giải hệ phương trình
D10.17  Vẽ miền nghiệm của bất phương trình đại số
D10.19  Tối ưu hoá hàm 2 biến với các ràng buộc
D10.20  Tìm giao điểm của đồ thị hàm số và trục hoành Ox , trục tung Oy

HÌNH HỌC 10

H10.1  Tính diện tích tam giác trong hệ toạ độ Oxy
H10.3  Khảo sát conic ( đường tròn , Ellipse , Parabola , Hyperbola )
H10.2  Tính khoảng cách từ 1 điểm đến đường thẳng trong Oxy



++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

ĐẠI SỐ 11

D11.1 Thuật chia Euclide dùng cho số và đa thức  ( HORNER )
D11.2  Tính tổng nghịch đảo của n số tự nhiên




D11.6  Khai triển nhị thức Newton


GIẢI TÍCH 11


G11.1  Tính gíá trị một chuỗi số  theo n
G11.2  Đa thức truy hồi
G11.3  Khảo sát tính hội tụ của chuỗi số
G11.4  Tính giới hạn của chuỗi số khi  $n \rightarrow  \infty$
G11.5  Tìm hàm số ngược của hàm số cho trước
G11.6  Tìm đạo hàm của hàm số hợp - giải thích
G11.7   Tính đạo hàm cấp cao của hàm số
G11.8   Tìm giới hạn của hàm số
G11.9   Tìm giới hạn của hàm số
G11.10  Tính đạo hàm hàm số có dạng U/V
G11.11  Tìm đạo hàm của hàm số cho trước
G11.12  Tìm đạo hàm của hàm số cho trước

G11+12.1   Tính đạo hàm ,tích phân , giới hạn , vẽ đồ thị


LƯỢNG GIÁC 11

L11.1   Giải phương trình lượng giác
L11.2   Giải phương trình lượng giác trên một đoạn
L11.3   Tìm chu kỳ của hàm số tuần hoàn
L11.4   Khai triển công thức lượng giác



++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

ĐẠI SỐ 12

D12.1   Cấu trúc của số phức
D12.1   Giải phương trình mũ
D12.3   Giải  phương trình chứa tham số
D12.4   Giải  phương trình  bất kỳ  ( Bậc 2 , 3 , ... , mũ  , log , căn thức )
D12.5   Giải phương trình mũ



GIẢI TÍCH 12


G12.1  Vẽ đồ thị biểu diễn phương trình
G12.2    Khảo sát hàm số hữu tỷ
G12.3   Vẽ đồ thị trong toạ độ cực (Polar)
G12.4    Tìm cực trị của hàm số
G12.5    Vẽ đồ thị hàm số 2D
G12.6   Tìm đạo hàm cấp 2 của hàm số
G12.7    Vẽ nhiều hàm số - Basic plot. To plot two or more functions, enter {f1(x), f2(x),...}
G12.8    Tìm điểm uốn của hàm số cho trước
G12.9    Tìm nghiệm của các phương trình  y = 0 , y ' = 0 ,  y " = 0
G12.10    Tính tích phân bất định
G12.11    Tính tích phân bất định minh hoạ từng bước
G12.12   Tính tích phân bất định minh hoạ từng bước
G12.13   Tìm đường tiệm cận của hàm số
G12.14   Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi 2 đường cong (C1) , (C2)
G12.15  Tìm giao điểm của hàm số đa thức và trục hoành Ox - Vẽ đồ thị .
G12.16    Tính thể tích vật thể tròn xoay giới hạn bởi (C1) , (C2)
G12.17    Vẽ đồ thị hàm số ( có đường tiệm cận )
G12.18   Vẽ đồ thị 2D , 3D
G12.19   Tìm hoành độ giao điểm giữa 2 đường cong (C1) , (C2)
G12.20    Vẽ đường cong tham số 3D
G12.21    Tính diện tich mặt tròn xoay
G12.22    Tích thể tích vật tròn xoay  (C) , trục  Ox , x =a , x= b
G12.23    Thể tích vật tròn xoay
G12.24    Tích thể tích vật tròn xoay (C1) , (C2) , trục OX , x = a , x = b
G12.25    Khảo sát hàm số đơn giản
G12.26    Tìm cực trị của hàm số
G12.27    Tìm nguyên hàm của hàm số
G12.28    Tính tích phân xác định


HÌNH HỌC 12


H12.1  Tính khoảng cách 2 điểm trong 2D , 3D
H12.2   Viết phương trình mặt phẳng qua 3 điểm trong không gian
H12.3  Viết phương trình tham số của đường thẳng trong không gian
H12.4   Tìm công thức thể tích , diện tích hình không gian
H12.5   Vẽ đồ thị 2D , mặt 3D
H12.6    Tích có hướng 2 vector



++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

GIẢI TÍCH CAO CẤP

GI.1    Vẽ đồ thị , mặt 3D
GI.2   Vẽ đồ thị , mặt  3D
GI.3    Tích phân 2 lớp
GI.5    Tích phân kép
GI.6    Tích phân bội 3
GI.7    Tích phân bội 3
GI.8    Tích phân suy rộng
GI.9    Chuỗi và dãy số
GI.10    Các bài toán cơ bản trong vi  tích phân
GI.11     Vẽ hàm từng khúc ( piecewise ) - dùng để xét tính liên tục của hàm số
GI.12    Tính đạo hàm và tích phân một hàm số cho trước
GI.13     Vẽ đồ thị hàm số trong hệ toạ độ cực
GI.14     Tính đạo hàm riêng
GI.15    Khai triển hàm số bằng đa thức TAYLOR
GI.16    Tính tổng chuỗi số  n = 1...$\infty$
GI.17     Vẽ  đồ thị  3 hàm số

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Bài viết sau đây mô tả các khái niệm toán học và hướng dẫn tính toán chi tiết bằng công cụ trực tuyến , bạn đọc có thể tham khảo những nội dung chính yếu được đề cập đến trong giáo trình toán phổ thông  cùng với các ví dụ minh họa  .

Một số website hữu ích phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn toán :

http://quickmath.com/
http://analyzemath.com/
http://www.intmath.com/
http://www.mathportal.org
https://www.mathway.com/
https://www.symbolab.com/
http://www.graphsketch.com/
http://www.meta-calculator.com/online/?home
http://cohtrantmed.yolasite.com/widgets-tructuyen



12.  XÁC SUẤT - THỐNG KÊ  - Khái niệm xác suất .

12.1  Các khái niệm về xác suất .

12.1.1 Thực nghiệm và biến cố .
Thực nghiệm : Là việc sử dụng một số điều kiện xác định để quan sát một hiện tượng nào đó .
Biến cố : Kết quả của thực nghiệm được khảo sát .
 Ví dụ 1.   Tung một con súc sắc là thực nghiệm,
Súc sắc xuất hiện các mặt 1,2,3,4,5,6 là các biến cố .


*Dùng  widget  D11.I.4 X.SUAT-TUNG SUC SAC (bt2)     http://goo.gl/k496rV

a. Biến cố hiển nhiên .
Là biến cố chắc chắn xảy ra trong thực nghiệm . Ký hiệu là  W
Ví dụ 2.   Tung một con súc sắc.
Gọi A là biến cố súc sắc xuất hiện mặt có số chấm nhỏ hơn hoặc bằng 6.
A là biến cố chắc chắn .  A = W.
*Xem      https://goo.gl/PwVNk3         http://goo.gl/mlt2ao

b. Biến cố bất khả .
Là biến cố không thể xảy ra trong thực nghiệm . Ký hiệu là  $\phi $
Ví dụ 3.   Tung một đồng xu.
Gọi B là biến cố đồng xu xuất hiện 2 mặt hình , chữ đồng thời .
B là biến cố bất khả .  A = $\phi $

*Xem   http://goo.gl/ouACFa

c. Biến cố ngẫu nhiên .
Là biến cố có thể xảy ra cũng có thể không thể xảy ra trong thực nghiệm . Ký hiệu  A, B, C,..
Ví dụ 4.   Một người ngắm bắn vào một tấm bia .
Gọi C là biến cố người ấy bắn trúng bia,
C là biến cố ngẫu nhiên.



d. Biến cố thuận lợi .
Biến cố A được gọi là thuận lợi cho biến cố B khi A xảy ra thì B cũng xảy ra. Ký hiệu  A $\subset$ B .
Nếu A $\subset$ B và B $\subset$ A thì  A = B ( A tương đương B )
Ví dụ 5.    Một người ngắm bắn vào một tấm bia có số điểm từ 10 đến 100 (vòng 1-10) .
Gọi D là biến cố người ấy bắn trúng vòng 50 và C là biến cố người ấy bắn trúng bia,
Ta có  D $\subset$ C .


e . Biến cố sơ cấp .
Là biến cố không có biến cố nào thuận lợi cho nó (trừ chính nó ), có thể hiểu theo nghỉa là biến cố không thể phân tích được nữa.
Ví dụ 6.   Tung một con súc sắc.
Gọi Si là biến cố súc sắc xuất hiện mặt i chấm (i=1,..,6) thì Si là các biến cố sơ cấp.
Gọi C,L  là biến cố tương ứng thu được mặt súc sắc có số chấm chẵn , số chấm lẻ
Vì C = S2  $\vee$ S4  $\vee$  S6  nên C không phải là biến cố sơ cấp.
Vì L = S1  $\vee$  S3  $\vee$  S5  nên L không phải là biến cố sơ cấp.

Tập hợp tất cả các biến cố sơ cấp của thực nghiệm được gọi là không gian các biến cố sơ cấp
Ký hiệu   W
Ví dụ 7.   Không gian các mặt súc sắc  W = { S1, S2, S3, S4, S5, S6}.
Không gian các mặt đồng xu  W = { H , C }.

f. Biến cố tổng .
Là biến cố xảy ra ít nhất một trong hai biến cố thứ nhất và thứ hai  . Ký hiệu A + B hay A U B 
Ví dụ 8.   Hai người cùng bắn vào một tấm bia .
Gọi A là biến cố người thứ nhất bắn trúng,
Gọi B là biến cố người thứ hai bắn trúng.
Khi đó biến cố tấm bia bị trúng đạn là C = A + B hay  C = A U B



Tổng của n biến cố A1, A2, .., An là một biến cố xảy ra ⇔ ít nhất một trong các biến cố Ai xảy ra
(i = 1,..,n).
Ký hiệu: A1+ A2+ .. + An  hay  A1 U A2 U ...  U An
Lưu ý :
Biến cố hiển nhiên W là tổng các biến cố sơ cấp khả dĩ .
Các biến cố sơ cấp đều là biến cố thuận lợi của W.

g. Biến cố hiệu .
Là biến cố xuất hiện khi có biến cố thứ nhất nhưng không có biến cố thứ hai . Ký hiệu A - B hay A \ B
Với A , B tương ứng là các biến cố thứ nhất , thứ hai .
Ví dụ 9.   Tung một con súc sắc.
Gọi C là biến cố súc sắc xuất hiện mặt có số chấm là số chẵn .
C1 là biến cố súc sắc xuất hiện mặt có số chấm chẵn lớn hơn 2.
C2 là biến cố súc sắc xuất hiện mặt có số chấm là 2 .
Ta có: C2 = C\C1

h. Biến cố tích .
Là một biến cố xảy ra khi cả hai biến cố thứ nhất và thứ hai đồng thời xảy ra .  Ký hiệu: A.B hay A∩B
Với A , B tương ứng là các biến cố thứ nhất , thứ hai .
Ví dụ 10.    Hai người đi săn cùng bắn vào một con thú.
Gọi A là biến cố người thứ nhất bắn trật .
Gọi B là biến cố người thứ hai bắn trật.
Khi đó biến cố con thú bị không bị trúng đạn là C = A.B hay C = A∩B


Tích của n biến cố A1, A2, .., An là một biến cố xảy ra ⇔ tất cả các biến cố Ai (i = 1,..,n). đều xảy ra.
Ký hiệu  A1.A2 ... An  hay  A1∩A2∩ .. ∩ An

i. Biến cố đồng khả năng .
Là các biến cố có cùng một khả năng xuất hiện như nhau trong thực nghiệm .
Ví dụ 11.
-Trong một câu hỏi trắc nghiệm có 4 phương án A,B,C,D .
Các biến cố xuất hiện chọn phương án là đồng khả năng .
-Tung một đồng xu .
Gọi H là biến cố đồng xu xuất hiện mặt hình .
Gọi C là biến cố đồng xu xuất hiện mặt chữ ⇒ H, C là hai biến cố đồng khả năng.

k. Biến cố xung khắc .
Hai biến cố được gọi là xung khắc nếu chúng không cùng lúc xảy ra trong thực nghiệm .
Ký hiệu  A >< B 
Ví dụ 12.
-Tung một con súc sắc .
Gọi A là biến cố súc sắc xuất hiện các mặt có nút chẵn lớn hơn 2 .
Gọi B là biến cố súc sắc xuất hiện các mặt có nút nhỏ hơn 3 .
 ⇒ A, B là hai biến cố xung khắc  A >< B .


 Lưu ý rằng hợp của hai biến cố xung khắc chưa hẳn là biến cố hiển nhiên W .
Trong ví dụ trên A + B  $\neq$  W    vì  {4,6}  U  {1,2}   $\subset$  W

l. Biến cố đối lập .
Biến cố  đối lập của A là biến cố không xảy ra biến cố A .
Ký hiệu ~A

Ví dụ 13.
-Một chiếc máy bay chạy trên phi đạo .
Gọi A là biến cố máy bay ấy cất cánh .
Khi đó biến cố máy bay không bay lên là ~A 

-Tung một đồng xu .
Gọi H là biến cố đồng xu xuất hiện mặt hình .
Gọi C là biến cố đồng xu xuất hiện mặt chữ ⇒ H, C là hai biến cố xung khắc  H >< C đồng thời là biến cố đối lập .



Lưu ý rằng hợp của hai biến cố đối lập phải là biến cố hiển nhiên W .
Trong ví dụ trên A + ~A  =  W  và  H + C = {H,C} = W
Hai biến cố đối lập thì xung khắc nhưng ngược lại hai biến cố xung khắc thì chưa chắc đối lập.

*Xem  widget  D11.I.4 X.SUAT-TUNG S.SAC-D.XU (bt1)     http://goo.gl/tF7M7x




12.1.2  Liên hệ giữa biến cố và tập hợp .
Các biến cố tổng, hiệu, tích, đối lập tương ứng với các phép hợp, hiệu , giao , phần bù trong lý thuyết tập hợp. Dưới đây là một số phép toán trên các biến cố viết dưới dạng đại số .
Cần nhớ  A + B hay A U B , A - B hay A \ B  , A.B hay A∩B ,  ~A : phần bù của A 

1. A + (B + C) = (A + B) + C  (tính kết hợp)
2. A + B + B + A  (tính giao hoán)
3. A +  $\phi$ = A  (phần tử trung hòa)
4. A + A = A
5. A + W = W
6. ~(~A) = A 
8. A +(~A) = W

9. A.(B.C) = (A.B).C  (tính kết hợp)
10. A.B = B.A  (tính giao hoán)
11. A.$\phi$ = $\phi$
12. A.A = A
13. A.W = A
14. ~(A + B) = (~A). (~B)   (luật De Morgan)
15. ~(A.B) =( ~A) + (~B)   (luật De Morgan)


12.1.3  Định nghĩa xác suất .

Thực nghiệm W có n(W) biến cố sơ cấp đồng khả năng .
Gọi  n(A) là số lần xuất hiện biến cố sơ cấp đồng khả năng thuận lợi cho biến cố A.
Xác suất của biến cố A  ký hiệu  $P(A) =$ $  \frac{n(A)}{n(W)}$ 
Ví dụ 14.
Tung một con súc sắc . Tính xác suất xuất hiện biến cố A : có số nút nhỏ hơn 5 .
Ta có  n(W) = 6 , A = {1,2,3,4} ;  n(A) = 4 ⇒ $P(A) =$ $  \frac{n(A)}{n(W)}$  = 4/6

*Dùng  widget  D11.I.4 X.S-TONG NUT S.SAC NHO/LON HON (bt4)      http://goo.gl/0htxZJ



Ví dụ 15.
Tung hai con súc sắc . Tính xác suất xuất hiện biến cố B : có tổng số nút bằng 5 .
Ta có  n(W) = 6^2 , A = {14,41,23,32} ;  n(A) = 4 ⇒ $P(A) =$ $  \frac{n(A)}{n(W)}$  = 4/36
*Dùng  widget  D11.I.4 X.SUAT-TONG NUT SUC SAC (bt3)     http://goo.gl/RRpZKO






Trần hồng Cơ
Ngày 16/12/2015




------------------------------------------------------------------------------------------- -

Bậc thềm tiến vào thánh đường của trí tuệ là biết sự ngu dốt của chính mình. 

The doorstep to the temple of wisdom is a knowledge of our own ignorance. 

Benjamin Franklin

*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran