THÔNG TIN KHOA HỌC .
Phần 3 .
Giả thuyết về hành tinh thứ 9 của Hệ Mặt Trời
Các nhà thiên văn học tại Viện công nghệ California
tuyên bố phát hiện ra bằng chứng đáng tin cậy về hành tinh thứ 9 của Hệ
Mặt Trời.
Các hành tinh trong hệ Mặt Trời và hành tinh bí ẩn được coi là hành tinh thứ 9 |
Hành tinh này vẫn chưa được đặt tên, người ta đang tạm gọi nó là "Hành tinh thứ 9" hoặc "Hành tinh X". Mặc họ vẫn chưa quan sát được hành tinh này mà chỉ dựa vào mô hình toán học, máy tính để đưa ra bằng chứng về nó nhưng đây được thông tin đáng tin cậy nhất trong 150 năm qua cho thấy danh sách các hành tinh của Hệ Mặt Trời vẫn còn chưa đủ.
Hành tinh này được cho là có kích thước cỡ sao Hải Vương, khối lượng gấp 10 lần Trái Đất, quỹ đạo cách Mặt Trời xa hơn 20 lần so với sao Hải Vương và theo dự đoán, nó mất khoảng 10.000 đến 20.000 năm để quay quanh Mặt Trời. Trước đây người ta đã dự đoán sự có mặt của nó từ cách đây nhiều thập kỷ nhưng vẫn chưa có bằng chứng cụ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu lần này đã cung cấp thêm nhiều bằng chứng có độ tin cậy cao.
Hành tinh này được cho là có kích thước cỡ sao Hải Vương, khối lượng gấp 10 lần Trái Đất. |
Nhà thiên văn học Mike Brown, một tác giả của báo cáo lần này cho biết: "Chúng tôi vẫn cứ âm thầm và dành thời gian 5 năm tới để tự tiếp tục quan sát với hy vọng rằng sẽ trực tiếp tìm thấy nó. Nếu tôi thật sự tìm thấy nó, đây sẽ là một phát hiện lớn và cực kỳ có ích". Được biết Brown cũng là người từng đưa ra bằng chứng dẫn tới việc loại bỏ sao Diêm Vương ra khỏi danh sách các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời, "tuột hạng" xuống là một hành tinh lùn và từ đó, Hệ Mặt Trời chỉ còn có 8 hành tinh.
Trong nghiên cứu lần này, Brown và đồng nghiệp của ông là Konstantin Batygin đã phân tích chuyển động của những vật thể nhỏ ở ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta và phát hiện rằng chúng phải chịu ảnh hưởng của một thiên thể nào đó không nhìn thấy. Cho tới nay, chưa có ai tận mắt quan sát được hành tinh này nhưng nhóm nghiên cứu cho rằng độ tin cậy của phát hiện lần này là khoảng 70%.
Giáo sư Brown cho biết thêm: "Đây có thể là hành tinh thứ 9. Chỉ có 2 hành tinh thật sự được phát hiện ra từ thời cổ đại tới giờ, và đây có thể là hành tinh thứ 3. Nếu đúng thế thì đây thật sự là một phát hiện thú vị về Hệ Mặt Trời của chúng ta. Mặc dù ban đầu chúng tôi khá hoài nghi về sự tồn tại của hành tinh này nhưng sau khi tiếp tục điều tra về quỹ đạo của nó thì chúng tôi ngày càng tin về sự tồn tại thật sự. Đây là lần đầu tiên trong 150 năm qua có những bằng chứng mạnh mẽ được phát hiện cho thấy danh sách các hành tinh của Hệ Mặt Trời là chưa đầy đủ".
Theo Tinh tế
Cảnh báo: Internet sẽ sớm qua mặt và thống trị loài người
| 18/01/2016 10:59
Các khoa học gia tin rằng với tốc độ tăng trưởng chóng mặt, thông tin số có thể thực sự tiến hóa như sinh vật sống.
Từ xưa đến nay, các sinh vật sống luôn thu thập rồi tái phân phối thông tin. Đó chính là thứ đã làm nên sự sống và thúc đẩy quá trình tiến hóa.
Tuy nhiên, con người đã vượt lên trên tất cả bằng cách nghĩ ra một phương pháp mới để thu thập và phân phối thông tin. Đó chính là công nghệ "số hóa thông tin", và các thông tin số (digital information) hiện đang phát triển với tốc độ chóng mặt.
Các
thông tin số có thể tự sao chép một cách hoàn hảo, có thể được "điều
chỉnh" (giống như đột biến gene ở người), hoặc kết hợp để tạo nên thông
tin hoàn toàn mới.
Tất cả đều được thể hiện dưới các dạng "trí thông minh nhân tạo" (Artificial Intelligence - AI). Và đến nay, các khoa học gia cho rằng đã đến lúc coi thông tin số là một sinh vật sống, hoàn toàn có thể tiến hóa, và thậm chí vượt xa con người.
Thông tin số phát triển với tốc độ "kinh khủng"
Đầu tiên phải kể đến việc các thông tin số có thể nhân bản giống như tế bào, nhưng gần như không tốn năng lượng, đồng thời các thế hệ được thay thế nhanh hơn rất nhiều.
Theo các thống kê, dung lượng lưu trữ hiện tại của Internet
là 10 mũ 24 byte, với tốc độ phát triển từ 30% đến 40% mỗi năm. Được
biết sau 3,7 tỉ năm, lượng thông tin trong các ADN của sinh vật sống là
10 mũ 37 bytes. Trong khi đó, thông tin số sẽ đạt đến mức này chỉ trong
vòng 100 năm tiếp theo. Đó là tốc độ quá khủng khiếp.
Viễn cảnh xảy đến với con người nếu thông tin số tiến hóa
Trong mỗi giai đoạn tiến hóa, luôn có kẻ thua và người thắng. Giờ là lúc chúng ta tự hỏi xem tốc độ phát triển như vũ bão của thông tin số liệu có gây nguy hiểm cho con người hay không?
Được biết, mỗi giai đoạn chuyển giao tiến hóa, đó là lúc những thiết bị vận chuyển thông tin cũ bị thay thế. Thuở sơ khai, ARN - cơ sở di truyền ở cấp độ phân tử - chính là thứ vận chuyển thông tin di truyền.
Sau đó ADN xuất hiện, ARN chuyển thành nơi chuyển tiếp thông tin từ ADN đến tế bào. Rồi khi các tế bào phức tạp đến, tế bào sơ cấp như vi khuẩn trở thành nơi cung cấp năng lượng cho tế bào mới. Cứ như vậy, con người chúng ta đã trở thành sinh vật thống trị hành tinh này.
Vậy có thể kết luận: quá trình tiến hóa thay đổi thông tin có thể khiến một sinh vật sống tuyệt chủng, hoặc bị bào mòn, hoặc kết hợp với nhau để cộng sinh - đôi bên cùng có lợi.
Khả năng trí thông tin nhân tạo tiến hóa đang gây lo ngại cho các nhà lãnh đạo trên thế giới. Họ cho rằng điều này có thể gây nguy hiểm, khi máy móc tự động chiếm lấy thế giới giống như trong bộ phim nổi tiếng "Kẻ hủy diệt" - The Terminator - và kết quả là con người sẽ tuyệt chủng.
Ngoài ra, hiện nay công nghệ số đã phát triển rất nhanh, kèm theo đó là nhiều công nghệ giúp kết nối trực tiếp với não bộ.
Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến viễn cảnh không sáng sủa hơn khi con người không còn phân biệt được "thực" và "ảo", đồng thời năng lượng từ cơ thể sẽ dùng để nuôi sống máy móc. Đó chính là sự bào mòn.
Tuy hiện nay hiện thực này chưa diễn ra, nhưng có thể nói quá trình hợp nhất giữa con người và thông tin số đã chạm ngưỡng "không thể quay đầu lại". Đó là thực tế, khi hầu như không một ai trong số chúng ta có thể chịu nổi một ngày không có Internet.
Chính
vì vậy, theo giáo sư Michael Gillings tại ĐH California, chúng ta cần
sớm coi Internet, thông tin số... là những sinh vật sống biết tiến hóa,
để chuẩn bị cho một tương lai xấu nhất.
Tuy nhiên, con người đã vượt lên trên tất cả bằng cách nghĩ ra một phương pháp mới để thu thập và phân phối thông tin. Đó chính là công nghệ "số hóa thông tin", và các thông tin số (digital information) hiện đang phát triển với tốc độ chóng mặt.
Tất cả đều được thể hiện dưới các dạng "trí thông minh nhân tạo" (Artificial Intelligence - AI). Và đến nay, các khoa học gia cho rằng đã đến lúc coi thông tin số là một sinh vật sống, hoàn toàn có thể tiến hóa, và thậm chí vượt xa con người.
Thông tin số phát triển với tốc độ "kinh khủng"
Đầu tiên phải kể đến việc các thông tin số có thể nhân bản giống như tế bào, nhưng gần như không tốn năng lượng, đồng thời các thế hệ được thay thế nhanh hơn rất nhiều.
Viễn cảnh xảy đến với con người nếu thông tin số tiến hóa
Trong mỗi giai đoạn tiến hóa, luôn có kẻ thua và người thắng. Giờ là lúc chúng ta tự hỏi xem tốc độ phát triển như vũ bão của thông tin số liệu có gây nguy hiểm cho con người hay không?
Được biết, mỗi giai đoạn chuyển giao tiến hóa, đó là lúc những thiết bị vận chuyển thông tin cũ bị thay thế. Thuở sơ khai, ARN - cơ sở di truyền ở cấp độ phân tử - chính là thứ vận chuyển thông tin di truyền.
Sau đó ADN xuất hiện, ARN chuyển thành nơi chuyển tiếp thông tin từ ADN đến tế bào. Rồi khi các tế bào phức tạp đến, tế bào sơ cấp như vi khuẩn trở thành nơi cung cấp năng lượng cho tế bào mới. Cứ như vậy, con người chúng ta đã trở thành sinh vật thống trị hành tinh này.
ADN, ARN - tất cả đều đánh dấu sự tiến hóa của thông tin
Khả năng trí thông tin nhân tạo tiến hóa đang gây lo ngại cho các nhà lãnh đạo trên thế giới. Họ cho rằng điều này có thể gây nguy hiểm, khi máy móc tự động chiếm lấy thế giới giống như trong bộ phim nổi tiếng "Kẻ hủy diệt" - The Terminator - và kết quả là con người sẽ tuyệt chủng.
Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến viễn cảnh không sáng sủa hơn khi con người không còn phân biệt được "thực" và "ảo", đồng thời năng lượng từ cơ thể sẽ dùng để nuôi sống máy móc. Đó chính là sự bào mòn.
Tuy hiện nay hiện thực này chưa diễn ra, nhưng có thể nói quá trình hợp nhất giữa con người và thông tin số đã chạm ngưỡng "không thể quay đầu lại". Đó là thực tế, khi hầu như không một ai trong số chúng ta có thể chịu nổi một ngày không có Internet.
Nguồn: IFL Science, The Conversation
Con người đã đưa Trái đất tiến vào kỷ nguyên địa chất mới
Một loạt những tác động từ con người đã khiến cấu tạo địa chất của Trái đất thay đổi.
Theo các khoa học gia, những hành động của loài người trong quá khứ và hiện tại đã thay đổi thành phần cấu tạo nên Trái đất, đồng thời đưa hành tinh của chúng ta tiến vào một kỷ nguyên địa chất mới mang tên Anthropocene.
Cụ thể, loài người đã tạo ra những khoáng chất, đá và các vật chất mới trên Trái đất, đồng thời thay đổi cách tạo ra chúng. Đây là hệ quả từ những lần thử nghiệm và kích hoạt bom nguyên tử trong quá khứ - thứ đã gây thay đổi rất lớn lên địa chất của Trái đất. Ngoài ra, quá trình đốt cháy nhiên liệu (từ thập niên 1950), xây dựng cầu đường và sự ra đời của vật liệu phi tự nhiên (nhựa, xi măng, bê tông...) cũng góp phần thay đổi kết cấu địa chất.
Những
điều này đã kết thúc kỷ địa chất rất ổn định Holocene kéo dài 11.700
năm - thứ giúp con người tồn tại, phát triển và mở ra một kỷ nguyên địa
chất mới - Anthropocene.
Các nhà khoa học cũng cho rằng, loài người đã để lại những hậu quả vĩnh viễn lên hệ thống phân phối sinh học. Đánh bắt cá, trồng trọt chăn nuôi... sự sống hoang dã đang dần thu hẹp lại, kéo theo đó là sự tuyệt chủng của rất nhiều sinh vật trong tự nhiên.
Có điểm đáng lưu ý là chúng ta vẫn chưa thể chính thức công nhận rằng Trái đất đã bước sang một kỷ nguyên mới. Tuy nhiên, các bằng chứng khi nhận trong tầng địa chất bùn và băng đá cho thấy những hành động của loài người đang có tác động đủ lớn để thay đổi toàn bộ Trái đất này.
Như theo tiến sĩ Colin Water thuộc Cục khảo sát địa chất Anh: "Loài
người đã gây ảnh hưởng đến môi trường từ lâu, nhưng gần đây sự phổ biến
của các loại nguyên liệu như nhôm, xi măng và nhựa đã để lại dấu vết ở
trong các tầng địa chất".
Giáo sư Jan Zalasiewicz của ĐH Leicester (Anh) thì cho rằng: "Những bằng chứng này cho thấy kỷ Anthropocene đang thực sự diễn ra. Đây cũng là kỷ nguyên đầu tiên xảy ra do hậu quả từ việc làm của con người".
Câu hỏi đặt ra hiện nay là thời điểm chính xác kỷ nguyên này bắt đầu. Trước kia, các khoa học gia tin rằng Anthropocene diễn ra khi quả bom nguyên tử đầu tiên được kích nổ vào năm 1945. Tuy nhiên các bằng chứng mới lại cho thấy quá trình biến đổi địa chất này có thể bắt nguồn từ thế kỷ 18, khi Cách mạng công nghiệp diễn ra gây tăng đột biến lượng khí thải ra môi trường. Thậm chí cũng có thể Anthropocene chưa diễn ra, nhưng sẽ xảy đến trong vài chục năm tới.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science.
Cụ thể, loài người đã tạo ra những khoáng chất, đá và các vật chất mới trên Trái đất, đồng thời thay đổi cách tạo ra chúng. Đây là hệ quả từ những lần thử nghiệm và kích hoạt bom nguyên tử trong quá khứ - thứ đã gây thay đổi rất lớn lên địa chất của Trái đất. Ngoài ra, quá trình đốt cháy nhiên liệu (từ thập niên 1950), xây dựng cầu đường và sự ra đời của vật liệu phi tự nhiên (nhựa, xi măng, bê tông...) cũng góp phần thay đổi kết cấu địa chất.
Bom nguyên tử là một trong những nguyên nhân khiến địa chất Trái đất thay đổi
Các nhà khoa học cũng cho rằng, loài người đã để lại những hậu quả vĩnh viễn lên hệ thống phân phối sinh học. Đánh bắt cá, trồng trọt chăn nuôi... sự sống hoang dã đang dần thu hẹp lại, kéo theo đó là sự tuyệt chủng của rất nhiều sinh vật trong tự nhiên.
Có điểm đáng lưu ý là chúng ta vẫn chưa thể chính thức công nhận rằng Trái đất đã bước sang một kỷ nguyên mới. Tuy nhiên, các bằng chứng khi nhận trong tầng địa chất bùn và băng đá cho thấy những hành động của loài người đang có tác động đủ lớn để thay đổi toàn bộ Trái đất này.
Giáo sư Jan Zalasiewicz của ĐH Leicester (Anh) thì cho rằng: "Những bằng chứng này cho thấy kỷ Anthropocene đang thực sự diễn ra. Đây cũng là kỷ nguyên đầu tiên xảy ra do hậu quả từ việc làm của con người".
Câu hỏi đặt ra hiện nay là thời điểm chính xác kỷ nguyên này bắt đầu. Trước kia, các khoa học gia tin rằng Anthropocene diễn ra khi quả bom nguyên tử đầu tiên được kích nổ vào năm 1945. Tuy nhiên các bằng chứng mới lại cho thấy quá trình biến đổi địa chất này có thể bắt nguồn từ thế kỷ 18, khi Cách mạng công nghiệp diễn ra gây tăng đột biến lượng khí thải ra môi trường. Thậm chí cũng có thể Anthropocene chưa diễn ra, nhưng sẽ xảy đến trong vài chục năm tới.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science.
Nguồn: Independent
Đã từng có tới 2 Trái đất trong hệ Mặt trời
Các nhà khoa học kết luận rằng Trái đất hiện nay là sự kết hợp của 2 hành tinh từ hơn 4,5 tỉ năm trước.
Mới đây, một nghiên cứu của ĐH California (Mỹ) đã đưa ra kết luận rằng Trái đất của chúng ta ngày nay là sự kết hợp của hai hành tinh từ hơn 4,5 tỉ năm về trước.
Trước
kia, các nhà khoa học tin rằng Mặt trăng được tạo ra nhờ một vụ va chạm
cực mạnh giữa Trái đất và một hành tinh nhỏ hơn mang tên Theia. Vụ va
chạm đã khiến Theia vỡ ra, tạo nên Mặt trăng của chúng ta ngày nay.
Tuy nhiên, nếu vậy thì đáng ra thành phần hóa học trên Mặt trăng phải khác hẳn chúng ta, vì phần lớn Mặt trăng đều được tạo bởi Theia. Nhưng qua các xét nghiệm thực tế của ĐH California, Mặt trăng có các đồng vị oxy giống hệt chúng ta, cụ thể là O-17 và O-18.
Điều
này chứng tỏ rằng vụ va chạm giữa Theia và Trái đất trước kia phải vô
cung mạnh, đến nỗi hai hành tinh tan vào nhau, tạo thành Trái đất mới.
Trong quá trình này, một mảnh vỡ đã văng ra tạo thành Mặt trăng.
Nếu tò mò, video dưới đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn trực quan hơn về cách Mặt trăng được tạo ra.
Giáo sư Young chia sẻ: "Theia đã hòa vào Trái đất và Mặt trăng, điều đó lý giải vì sao chúng ta không thấy dấu hiệu của Theia trên cả hai hành tinh".
Sự
kiện này diễn ra vào khoảng 100 triệu năm sau khi Trái đất được hình
thành - tức khoảng 4,5 tỉ năm về trước. Thời điểm đó, Theia là hành tinh
có kích thước nhỏ, do đó không thể "sống sót" sau vụ va chạm.
Theo giáo sư Young, nếu không có sự kiện đó xảy ra, Theia hoàn toàn có thể đạt độ lớn cỡ sao Hỏa hoặc Trái đất. Thậm chí không loại trừ khả năng Theia còn có thể nuôi dưỡng sự sống.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science.
Tuy nhiên, nếu vậy thì đáng ra thành phần hóa học trên Mặt trăng phải khác hẳn chúng ta, vì phần lớn Mặt trăng đều được tạo bởi Theia. Nhưng qua các xét nghiệm thực tế của ĐH California, Mặt trăng có các đồng vị oxy giống hệt chúng ta, cụ thể là O-17 và O-18.
Nếu tò mò, video dưới đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn trực quan hơn về cách Mặt trăng được tạo ra.
Chúng tôi không thấy điểm gì khác biệt giữa các đồng vị oxy trên Trái đất và Mặt trăng; chúng giống hệt nhau.
Edward Young - Giáo sư địa chất và hóa học thiên văn
Các mẫu đá trên Mặt trăng do Apollo 17 mang về
Theo giáo sư Young, nếu không có sự kiện đó xảy ra, Theia hoàn toàn có thể đạt độ lớn cỡ sao Hỏa hoặc Trái đất. Thậm chí không loại trừ khả năng Theia còn có thể nuôi dưỡng sự sống.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science.
Nguồn: Telegraph
Con người sẽ sống trên Mặt trăng vào năm 2030
Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu ESA đang có kế hoạch đưa con người lên sinh sống và làm việc trên Mặt trăng trong 15 năm tới.
Nếu như NASA dự tính sẽ đưa con người lên chinh phục sao Hỏa thì Cơ quan Hàng không vũ trụ Châu Âu (ESA) đang có kế hoạch xây dựng một căn cứ trên Mặt trăng, biến vệ tinh này trở thành một nơi con người có thể ở được.
Theo dự tính trong một thập kỷ tới, ESA sẽ gửi các phi hành gia lên Mặt trăng để thử nghiệm quá trình này.
Phát ngôn viên của ESA cho biết: "Các nhiệm vụ mới liên quan đến Mặt trăng lần này sẽ bắt đầu vào đầu thập niên 2020. Robot tự hành sẽ hạ cánh trước, dọn đường cho con người. Sau đó, chúng ta sẽ tìm kiếm nơi phù hợp để con người sinh sống và làm việc trong thời gian dài".
ESA cũng chia sẻ thêm: "Mặt trăng sẽ giống như Nam Cực trên Trái đất - nơi các quốc gia trên thế giới làm việc chung với nhau".
Nhiệm vụ đầu tiên sẽ khởi động vào năm 2020 bằng việc ESA gửi tàu vũ trụ Russian Luna 27 đến cực Nam của Mặt trăng để thu thập các mẫu đất đá. Mục tiêu dài hạn của dự án là cung cấp thêm những hiểu biết về tài nguyên trên Mặt trăng - băng đá; đồng thời, các chuyên gia hy vọng rằng họ có thể thám hiểm những khu vực chưa được khai phá trên vệ tinh này. Theo kế hoạch đến năm 2030, còn người sẽ chính thức sống và làm việc tại đây.
Ngoài
ra, một số chuyên gia tin rằng, Mặt trăng có thể đang nắm giữ những bí
mật về việc sự sống trên Trái đất hình thành như thế nào: "Bí mật về sự sống trên Trái đất hơn 3 tỉ năm trước có thể được giữ nguyên vẹn trên Mặt trăng - nơi cách chúng ta 384.000 km".
Phát ngôn viên của ESA cho biết: "Các nhiệm vụ mới liên quan đến Mặt trăng lần này sẽ bắt đầu vào đầu thập niên 2020. Robot tự hành sẽ hạ cánh trước, dọn đường cho con người. Sau đó, chúng ta sẽ tìm kiếm nơi phù hợp để con người sinh sống và làm việc trong thời gian dài".
Nhiệm vụ đầu tiên sẽ khởi động vào năm 2020 bằng việc ESA gửi tàu vũ trụ Russian Luna 27 đến cực Nam của Mặt trăng để thu thập các mẫu đất đá. Mục tiêu dài hạn của dự án là cung cấp thêm những hiểu biết về tài nguyên trên Mặt trăng - băng đá; đồng thời, các chuyên gia hy vọng rằng họ có thể thám hiểm những khu vực chưa được khai phá trên vệ tinh này. Theo kế hoạch đến năm 2030, còn người sẽ chính thức sống và làm việc tại đây.
Nguồn: Express
Kỹ sư gốc Việt muốn thay đổi thế giới bằng trí tuệ nhân tạo
24/02/2016 08:49 GMT+7
Trí
tuệ nhân tạo sẽ giúp giải quyết những vấn đề hóc búa nhất của thế giới
hiện đại nhưng sẽ cần những bộ óc thông minh để làm điều đó, và Quốc Lê –
kỹ sư phần mềm gốc Việt tại Google Brain - chính là một trong số đó. Google Brain tập trung chủ yếu và kỹ thuật "học sâu", được xem là một phần của trí tuệ nhân tạo giúp máy móc có thể tự thích nghi, tự học và ngày trở nên thông minh hơn. Học sâu sử dụng nhiều lớp thuật toán khác nhau gọi là mạng thần kinh để xử lý ảnh, chữ và ngữ cảnh nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Ý tưởng ở đây là giúp máy móc một ngày nào đó có thể tự đưa ra quyết định như con người. Tuy nhiên, theo Andrew Ng, đồng sáng lập Google Brain, chúng ta còn lâu mới đạt được điều đó.
Được thành lập năm 2011, Google Brain ban đầu là sáng kiến trực thuộc bộ phận Google X bí mật. Nơi đây chính là "nhà" của Quốc Lê, 34 tuổi, từng lấy bằng tiến sĩ khoa học máy tính tại Đại học Stanford, Mỹ. Lê đã làm tại Google Brain suốt 4 năm rưỡi qua.
"Rất ít người hiện nay có thể hiểu được cách thức máy móc tự học và tự suy nghĩ. Học sâu vẫn là khái niệm rất mới", Lê cho biết.
Tuy nhiên, khi học sâu phát triển, mọi người trở nên hào hứng hơn với tiềm năng có thể giải quyết nhiều vấn đề lớn về giáo dục hoặc thay đổi khí hậu. Chẳng hạn, sử dụng cảm biến từ xa để theo dõi dữ liệu môi trường trên khắp thế giới. Hiện tại, phần lớn các dữ liệu đó chưa được xử lý nhưng học sâu có thể được sử dụng để nhận biết các dạng mẫu và đưa ra giải pháp thích hợp.
Alphabet, công ty mẹ của Google, đã tích hợp công nghệ Google Brain vào một số dịch vụ của hãng. Chẳng hạn, công nghệ nhận dạng giọng nói trong hệ điều hành Android và khả năng tìm kiếm ảnh nâng cao đều có nguồn gốc từ Google Brain mà ra.
Google cũng công bố mã nguồn công nghệ học sâu TensorFlow với hy vọng sẽ giúp phát triển hơn nữa trí tuệ nhân tạo. Năm 2014, Google mua lại DeepMind Technologies, một công ty chuyên về trí tuệ nhân tạo, với giá 650 triệu USD.
Tất nhiên, để hiểu sâu về trí tuệ nhân tạo sẽ cần những bộ óc thực sự thông minh và xuất chúng, và Quốc Lê hiện đang được xem là một trong số những người có khả năng đó.
Nguyễn Minh(theo CNN)
Nguồn http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe-thong-tin-vien-thong/the-gioi-so/290707/ky-su-goc-viet-muon-thay-doi-the-gioi-bang-tri-tue-nhan-tao.html