Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

VICTOR HUGO - Những người khốn khổ .


Những người khốn khổ - VICTOR  HUGO


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Những người khốn khổ (Les Misérables)
Ebcosette.jpg
Chân dung "Cosette" do Emile Bayard vẽ, trong phiên bản ban đầu của Les Misérables (1862)
Tác giả Victor Hugo
Quốc gia Pháp
Ngôn ngữ tiếng Pháp
Thể loại tiểu thuyết
Nhà xuất bản A. Lacroix, Verboeckhoven & Ce.
Ngày phát hành 1862
Những người khốn khổ (Les Misérables) là tiểu thuyết của văn hào Pháp Victor Hugo, được xuất bản năm 1862. Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ 19.
Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu thế kỷ 19 kể từ thời điểm Napoléon I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Jean Valjean, một cựu tù khổ sai tìm cách chuộc lại những lỗi lầm gây ra thời trai trẻ. Bộ tiểu thuyết không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu, của luật pháp, mà tác phẩm còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ 19. Chính nhà văn Victor Hugo cũng đã viết cho người biên tập rằng: "Tôi có niềm tin rằng đây sẽ là một trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất, trong sự nghiệp cầm bút của mình"[1].
Những người khốn khổ cũng nổi tiếng vì đã được chuyển thể nhiều lần thành các vở kịch, bộ phim, trong đó nổi tiếng nhất phải kể tới vở nhạc kịch cùng tên, thường được gọi tắt là "Les Mis" (viết tắt từ Les Misérables).

Nội dung

Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.
Bản thân Những người khốn khổ có rất nhiều câu chuyện, nhân vật với những cuộc đời khác nhau, nhưng sợi dây nối những mảnh đời riêng biệt này lại là câu chuyện về Jean Valjean (Giăng Van-giăng), người cựu tù khổ sai, người đang cố gắng sống vì một xã hội tốt đẹp nhưng lại không thể thoát khỏi quá khứ của mình. Sau 19 năm ngồi tù với số tù 24601 vì ăn cướp thức ăn cho gia đình của mình đang lâm vào cảnh chết đói, người nông dân Jean Valjean được thả. Tuy nhiên anh phải mang theo giấy thông hành vàng, dấu hiệu cho thấy người mang nó từng phạm tội, vì vậy Jean bị chủ quán trọ từ chối và buộc phải ngủ ngoài đường. May cho anh là giám mục Myriel, một người nổi tiếng hay làm từ thiện đã cho Jean Valjean một chỗ nương náu. Khi mọi người đã ngủ, Jean lại ăn cắp mấy thứ đồ bạc của giám mục và chạy trốn, anh bị bắt lại sau đó nhưng lại được ông Myriel cứu thoát khi nói với cảnh sát rằng đó là đồ ông tặng cho Valjean. Khi chia tay vị giám mục già nói với Jean Valjean rằng anh nhất định phải trở thành một người lương thiện và làm nhiều việc tốt cho mọi người.
6 năm sau Valjean, nay mang tên ông Madeleine, đã trở thành một chủ xưởng giàu có và là thị trưởng thành phố nhỏ nơi ông sinh sống, Valjean phải mang tên giả để tránh sự phát hiện của thanh tra Javert (Gia-ve) vẫn đang truy tìm ông ráo riết. Tuy nhiên số phận buộc Valjean phải để lộ danh tính của mình khi một người đàn ông khác bị nhầm là Jean Valjean và bị bắt đưa ra tòa. Cùng lúc này, Valjean gặp Fantine (Phăng-tin), một cô gái đang hấp hối sau khi bị đuổi việc khỏi công xưởng của ông và buộc phải làm nghề mại dâm để có tiền nuôi con gái Cosette (Cô-dét), em đang phải sống với gia đình nhà Thénardier (Tê-nác-đi-ê) độc ác. Trước khi Fantine chết, Valjean hứa với cô sẽ chăm sóc Cosette cẩn thận, ông trả tiền cho lão chủ quán trọ Thénardier để giải phóng cho Cosette và cùng em chạy trốn lên Paris khỏi sự truy đuổi của Javert. Ở Paris, hai người trú trong một nhà tu kín mà Javert không được quyền khám xét, vì vậy họ tạm thoát khỏi sự truy lùng gắt gao của viên thanh tra.
Eponine do Julie Lund thủ vai
   
10 năm sau, sau cái chết của tướng Lamarque, người duy nhất trong giới lãnh đạo Pháp có cảm tình với giai cấp lao động, nhóm sinh viên đứng đầu là Enjolras tức giận với chế độ đã chuẩn bị cho một cuộc cách mạng vào đêm ngày mùng 5, rạng sáng mùng 6 tháng 6 năm 1832. Cuộc cách mạng cũng có sự tham gia của những người nghèo khổ, trong đó có cậu bé lang thang Gavroche (Ga-vơ-rốt). Một trong những người tham gia cách mạng là Marius Pontmercy, một sinh viên bị gia đình xa lánh vì quan điểm tự do của mình, anh đã đem lòng yêu Cosette, bây giờ đã trở thành một thiếu nữ hết sức xinh đẹp. Gia đình nhà Thénardier cũng đã chuyển tới Paris, bọn họ dẫn đầu một băng trộm đột nhập nhà của Valjean trong khi Marius đang đến chơi. Tuy nhiên con gái của Thénardier là Éponine cũng đã đem lòng yêu người sinh viên và cô đã thuyết phục bọn trộm rời khỏi đó.
Ngày hôm sau cuộc cách mạng nổ ra, những sinh viên bắt đầu dựng chiến lũy trên những con phố hẹp ở Paris. Khi biết người yêu của Cosette cũng tham gia nổi dậy, Valjean đã gia nhập với họ, bởi vì ông muốn bảo vệ Marius. Éponine cũng đứng vào hàng ngũ khởi nghĩa để bảo vệ Marius và cô đã chết hạnh phúc trên tay Marius sau khi hứng một viên đạn thay anh. Trong trận chiến tiếp theo, Valjean cứu sống Javert khỏi tay những người sinh viên và để viên thanh tra đi. Ông cũng cứu được Marius khi đó đã bị thương, nhưng tất cả những người khác, kể cả Enjolras và Gavroche đều đã bị giết. Valjean vác theo Marius chạy trốn theo những đường cống ngầm ở Paris, khi ra đến miệng cống ông chạm trán Javert, ông cố gắng thuyết phục Javert cho mình thời gian để trả Marius về gia đình của anh. Javert đồng ý đề nghị của Jean và nhận ra rằng ông ta đang bị kẹt giữa niềm tin vào luật pháp và niềm tin vào lòng tốt của con người mà Valjean đã cho viên thanh tra thấy, Javert cũng hiểu rằng ông không bao giờ có thể nộp Valjean cho chính quyền được nữa. Không thể chịu đựng nổi tình trạng khó xử này, Javert nhảy xuống sông Seine tự vẫn.
Marius và Cosette cưới nhau. Valjean đã mất niềm vui duy nhất của cuộc sống cuối đời vì bây giờ Cosette đã không còn cần đến ông nữa. Cosette bị Marius thuyết phục tránh xa Valjean vì anh cho rằng ông là người có đạo đức tồi. Mãi sau đó khi Valjean đã hấp hối, Marius mới nhận ra được lòng tốt của ông và chạy đến nhà Valjean cùng Cosette. Valjean chỉ còn kịp tiết lộ cho hai người về quá khứ của mình và rằng ông chi là người bố nuôi của Cosette trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời. Ông cũng đã có niềm hạnh phúc khi ở bên là đứa con gái nuôi yêu quý và con rể. Ông nói với họ rằng ông rất yêu quý họ, sau đó Valjean qua đời.

Đọc tiếp ...




Nhân vật

  • Jean Valjean (hay ông Madeleine): Một anh thanh niên nghèo phải ăn cắp bánh mỳ về cho gia đình đang chết đói. Anh bị kết án khổ sai và chỉ được thả sau 19 năm ngồi tù nhưng phải mang giấy thông hành màu vàng của người đã từng có tiền án. Cuộc đời Valjean thay đổi sau khi gặp giám mục Myriel, anh hủy giấy thông hành và quyết định làm lại cuộc đời. Valjean có người con gái nuôi là Cosette.
  • Linh mục Myriel (hay quý ngài Bienvenue): Một linh mục già tốt bụng, người đã giúp cho Valjean nhận ra ý nghĩa đích thực của cuộc đời và làm lại nó.
  • Javert: Viên thanh tra cảnh sát bị ám ảnh bởi việc phải bắt bằng được Valjean nhưng luôn vồ hụt con mồi. Cuối cùng thì Valjean cũng có cơ hội giết ông ta nhưng lại thả cho Javert đi. Sau đó Javert đồng ý để Valjean trốn thoát, không chịu nổi việc một kẻ phạm tội lại làm ơn với mình và bản thân lại thả tên tội phạm đã truy lùng bấy lâu, Javert tự tử.
  • Fantine: Công nhân trong công xưởng của ông Madeleine nhưng bị đốc công đuổi việc một cách vô lý. Cô phải hành nghề mại dâm để có tiền nuôi con gái Cosette. Cuối cùng Fantine chết vì bệnh lao mà chưa kịp nhìn thấy mặt con.
  • Eponine: Con gái của Thenardier. Cô yêu say đắm Marius. Sau khi chuyển một bức thư của Marius cho Cosette, cô bị bắn chết. Trong vở nhạc kịch, Eponine là người đã đưa Jean Valjean lên thiên đường.
  • Cosette: Con gái của Fantine, cô được Jean Valjean nuôi dưỡng sau khi mẹ chết. Cô yêu Marius Pontmercy và cưới anh ở cuối tiểu thuyết.
  • Marius Pontmercy: Anh sinh viên tham gia khởi nghĩa, người yêu và sau đó là chồng của Cosette.
  • Vợ chồng nhà Thénardier: Gia đình chủ quán trọ độc ác, nơi Cosette sống khi còn nhỏ.
  • Gavroche: Con trai của Thenardiers, tham gia và chết trong cuộc khởi nghĩa ngày 5 tháng 6 năm 1832.
  • Enjolras: Lãnh đạo của nhóm "Những người bạn của ABC", tham gia cuộc khởi nghĩa ngày 5 tháng 6 năm 1832.
  • Quá trình sáng tác

    Bối cảnh ra đời

    Thần tự do dẫn dắt nhân dân (tranh của Eugène Delacroix, được coi là nguồn cảm hứng cho tác phẩm Những người khốn khổ
    Quan tâm sâu sắc tới mối quan hệ giữa công lý xã hội và phẩm giá con người, từ năm 1829 Victor Hugo đã viết tiểu thuyết Le Dernier Jour d'un condamné (nghĩa là "Ngày phán xử cuối"), một tác phẩm độc thoại và bào chữa chống lại án tử hình. Tiếp đó năm 1834 ông viết tác phẩm Claude Gueux cũng về mối quan hệ giữa công lý và con người. Năm 1845, ông bắt đầu viết một phần của tiểu thuyết mà Hugo dự định đặt tên là Les Misères (Những cảnh khốn cùng). Ông ngừng viết tiểu thuyết này vào tháng 2 năm 1848 nhưng cùng thời kỳ đó lại viết một tác phẩm khác có tên Discours sur la misère (Chuyên khảo về sự khốn cùng - 1849).
    Trong thời gian phải đi tị nạn, sau khi hoàn thành tác phẩm Contemplations năm 1856 và la Légende des siècles năm 1859, Victor Hugo bắt đầu viết hoàn chỉnh tiểu thuyết Les Miserables và xuất bản nó vào năm 1862.

    Động cơ

    Những người khốn khổ vừa là một tiểu thuyết hiện thực, vừa là một tiểu thuyết sử thi, tiểu thuyết xã hội và cũng là một bài ca về tình yêu.
    Trên khía cạnh hiện thực, tiểu thuyết[2], Những người khốn khổ đã miêu tả cả một thế giới của những con người nghèo khổ, đó là bức tranh cực kỳ chân thực về cuộc sống ở nước Pháp nói chung và ở Paris nghèo khổ nói riêng vào nửa đầu thế kỷ 19.
    Trên khía cạnh là một tiểu thuyết sử thi, tác phẩm đã miêu tả ít nhất ba bức tranh chân thực của lịch sử nước Pháp, đó là trận Waterloo, cuộc nổi dậy của những người cộng hòa ở Paris năm 1832 và cuộc chạy trốn trong cống ngầm của Jean Valjean. Tính sử thi của tiểu thuyết cũng thể hiện qua việc miêu tả những xung đột bên trong tâm hồn con người, đó là sự xung đột giữa cái thiện và cái ác bên trong Jean Valjean, đó cũng là sự xung đột trong suy nghĩ của Javert trước sự tôn trọng luật pháp và sự tôn trọng đạo lý con người.
    Những người khốn khổ cũng là tác phẩm ca ngợi tình yêu: Tình yêu đối với các con chiên của linh mục Myriel, tình yêu tuyệt vọng của Fantine và Éponine, tình phụ tử của Jean Valjean với Cosette. Bên cạnh đó, Những người khốn khổ cũng là một trong những tác phẩm hay nhất của văn học Pháp khi thể hiện tình yêu tổ quốc. Trong tâm trạng của một người tị nạn, Victor Hugo đã ghi lại từ trí nhớ và trái tim mình những cảnh vật nước Pháp mà ông yêu quý, đặc biệt là những hình ảnh về Paris, phông nền chính cho cả tác phẩm. Để nuôi dưỡng Cossette, Fantine đã chọn cách kiếm được nhiều tiền nhất có thể: làm điếm, những nhân vật này không chỉ là sản phẩm của thuần túy trí tưởng tượng. Ông là nhà văn có ham muốn tình dục mạnh mẽ và biết thỏa mãn nhu cầu của mình bằng rất nhiều cuộc tình với những phụ nữ khác nhau.[3]
    Tuy nhiên động cơ chính của Hugo khi viết tác phẩm là muốn biến nó thành một bản biện hộ xã hội. "Nếu những người bất hạnh và những kẻ tội phạm bị coi là giống nhau, thì đó là lỗi của ai?". Theo Victor Hugo, đó là lỗi của sự khốn cùng, sự thờ ơ và của một chế độ chỉ biết trấn áp mà không biết thương xót. Là người theo chủ nghĩa lý tưởng, Victor Hugo tin rằng sự dạy dỗ, kèm cặp và tôn trọng từng cá nhân là những vũ khí duy nhất của xã hội để tránh cho những người bất hạnh trở thành tội phạm. Những ý tưởng đó có thể tóm tắt bằng lời tựa của Victor Hugo trong Những người khốn khổ:
    "Khi pháp luật và phong hoá còn đầy đoạ con người, còn dựng nên những địa ngục ở giữa xã hội văn minh và đem một thứ định mệnh nhân tạo chồng thêm lên thiên mệnh; khi ba vấn đề lớn của thời đại là sự tha hoá của đàn ông vì bán sức lao động, sự sa đoạ của đàn bà vì miếng cơm manh áo, sự cằn cỗi của trẻ nhỏ vì tối tăm thất học còn chưa được giải quyết; khi ở một số nơi đời sống còn ngạt thở; nói khác đi và trên quan điểm rộng hơn, khi trên mặt đất, dốt nát và đau khổ còn tồn tại thì những quyển sách như loại này còn có thể có ích."

    Đón nhận của độc giả

    Phản ứng của giới phê bình là khác nhau, nhiều người cho rằng tác phẩm chỉ ở mức bình thường, số khác cho rằng tác phẩm rất cảm động, số nữa lại cho tác phẩm quá ưu ái với những người cách mạng[4]. Anh em Goncourt biểu lộ sự thất vọng khi cho rằng tác phẩm quá hời hợt và giả dối[5]. Gustave Flaubert thì cho rằng chẳng tìm đâu ra chân lý hay tầm quan trọng từ Những người khốn khổ[6]. Charles Baudelaire thì tuy ca ngợi tiểu thuyết của Vitor Hugo[7] trên báo chí nhưng ý kiến cá nhân của ông đây lại là một tiểu thuyết rất dở.
    Tuy vậy, cuốn sách vẫn thu hút được rất đông độc giả và được dịch sang nhiều thứ tiếng khác ngay từ khi mới xuất bản.
    Nhìn chung trong bối cảnh xã hội Pháp lúc bấy giờ khi chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn chưa được điều chỉnh, các cuộc nổi dậy là tất yếu xảy ra. Trong Những người khốn khổ, Hugo đã giành tình thương cảm cho những người Cách mạng nhưng không hoàn toàn tán thành đường lối của họ. Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Jean Valjean, qua nhân vật này ông muốn cải tạo xã hội nhân bản hơn qua xây dựng những mẫu người lý tưởng. Vì thế tác phẩm mang màu sắc vừa hiện thực vừa lãng mạn, trái ngược với văn của Honoré de Balzac, Stendhal, Charles Dickens mang màu sắc hiện thực phê phán và có phần bi quan về xã hội (chính xác hơn phê phán để tạo động lực thay đổi) hay văn học cách mạng (Ruồi trâu,...). Tác phẩm đậm chất nhân đạo chủ nghĩa và hướng đến cải tạo xã hội mang màu sắc lãng mạn, khác với trào lưu lãng mạn phổ biến khác như trào lưu theo François-René de Chateaubriand hay Novalis thoát ly thực tại hay hoài cổ.

    Chuyển thể

    Những người khốn khổ là tác phẩm rất nổi tiếng và đã được chuyển thể rất nhiều lần một phần hoặc toàn bộ tiểu thuyết ra các ngôn ngữ khác ( một trong số đó là bản dịch "Những người cùng khổ" và "Những người khốn nạn"), thành các tác phẩm sân khấu và điện ảnh.

    Điện ảnh


    Phim Những người khốn khổ phiên bản 1995 với sự tham gia của Jean-Paul Belmondo
  • 1907, On the barricade, đạo diễn Alice Guy Blaché
  • 1907, Le Chemineau
  • 1909, Les Misérables, đạo diễn J. Stuart Blackton
  • 1911, Les Misérables, đạo diễn Albert Capellani
  • 1913, Les Misérables, đạo diễn Albert Capellani
  • 1913, The Bishop's Candlesticks, đạo diễn Herbert Brenon
  • 1917, Les Misérables, đạo diễn Frank Lloyd
  • 1922, Les Misérables
  • 1923, Aa Mujo, đạo diễn Kiyohiko Ushihara và Yoshinobu Ikeda
  • 1925, Les Misérables, đạo diễn Henri Fescourt
  • 1929, The Bishop's Candlesticks, đạo diễn Norman McKinnell, chuyển thể điện ảnh có tiếng đầu tiên của tác phẩm
  • 1929, Aa mujo, đạo diễn Seika Shiba
  • 1931, Jean Valjean, đạo diễn Tomu Uchida
  • 1934, Les Misérables, đạo diễn Raymond Bernard
  • 1935, Les Misérables, đạo diễn Richard Boleslawski
  • 1937, Gavrosh, đạo diễn Tatyana Lukashevich
  • 1938, Kyojinden, đạo diễn Mansaku Itami
  • 1943, Los Miserables, đạo diễn Renando A. Rovero
  • 1944, El Boassa, đạo diễn Kamal Selim
  • 1947, I Miserabili, đạo diễn Riccardo Freda
  • 1949, Les Nouveaux Misérables, đạo diễn Henri Verneuil
  • 1950, Re mizeraburu: Kami to Akuma, đạo diễn Daisuke Ito
  • 1950, Ezai Padum Pado, đạo diễn K. Ramnoth
  • 1952, Les Misérables, đạo diễn Lewis Milestone
  • 1955, Kundan, đạo diễn Sohrab Modi
  • 1958, Les Misérables, đạo diễn Jean-Paul Le Chanois, hiện xếp thứ 12 trong các phim Pháp ăn khách nhất nước Pháp (9.940.533 lượt xem)
  • 1967, Les Misérables, đạo diễn Alan Bridges
  • 1967, Os Miseráveis
  • 1967, Sefiler
  • 1972, Les Misérables, đạo diễn Marcel Bluwal
  • 1973, Los Miserables, đạo diễn Antulio Jimnez Pons

Sân khấu

Chuyển thể sân khấu nổi tiếng nhất của Những người khốn khổ có lẽ là vở nhạc kịch cùng tên do Claude-Michel Schönberg sáng tác. Đây có lẽ là vở nhạc kịch Pháp nổi tiếng nhất và là một trong những vở nhạc kịch nổi tiếng nhất thế giới. Vào ngày 8 tháng 10 năm 2006, vở diễn kỉ niệm tròn 21 năm ngày ra mắt lần đầu tiên. Những người khốn khổ đang giữ kỷ lục là vở nhạc kịch được diễn liên tục lâu nhất ở sân khấu West End, Luân Đôn[8].


Tham khảo

Liên kết ngoài

********************************************************************

Victor Hugo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Victor Hugo
Sinh 26 tháng 2 năm 1802
Besançon (Franche-Comté), Pháp
Mất 22 tháng 5 năm 1885
Công việc sáng tác thơ, văn, viết kịch bản, vẽ tranh
Trào lưu lãng mạn


Victor Hugo (26 tháng 2, 1802 tại Besançon22 tháng 5, 1885 tại Paris) là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Ông cũng đồng thời là một nhà chính trị, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ XIX.
Victor Hugo chiếm một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học Pháp. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Với tư cách là nhà thơ trữ tình, Hugo đã xuất bản tập Odes et Ballades (1826), Les feuilles d'automne (1931) hay Les Contemplations (1856). Nhưng ông cũng thể hiện vai trò của một nhà thơ dấn thân chống Napoléon III bằng tập thơ Les Châtiments (1853) và vai trò một nhà sử thi với tập La Légende des siècles (1859 và 1877). Thành công vang dội của hai tác phẩm Nhà thờ Đức Bà ParisNhững người khốn khổ khiến Victor Hugo trở thành tiểu thuyết gia của công chúng. Về kịch, ông đã trình bày thuyết kịch lãng mạn trong bài tựa của vở kịch Cromwell (1827) và minh họa rõ nét thể loại này ở hai vở kịch nổi tiếng Hernani (1830) và Ruy Blas (1838).

Victor Hugo đã cống hiến lớn lao cho sự đổi mới thơ ca và sân khấu. Ông được người đương thời ngưỡng mộ nhưng cũng gây ra tranh cãi ở một số tác gia hiện đại. Cuộc lưu đày 20 năm trong đế chế thứ hai của ông đặt ra sự suy ngẫm cho nhiều thế hệ về vai trò của một nhà văn trong đời sống chính trị xã hội.
Những lựa chọn mang tính đạo đức và chính trị của Victor Hugo, cùng với những kiệt tác văn học đã đưa ông trở thành gương mặt nổi bật của thời đại đó. Khi qua đời, Victor Hugo được nhà nước cử lễ quốc tang và thi hài ông được đưa vào điện Panthéon.

Tiểu sử

Victor Marie Hugo là con trai út của vị tướng triều đình Joseph Léopold Sigisbert Hugo (1773-1828) với bà Sophie Trébuchet (1772-1821). Hai người anh lớn của ông là Abel Joseph Hugo (1798-1855) và Eugène Hugo (1800-1837). Năm 1811, Victor cùng với anh trai Eugène được gửi trọ học tại trường Collège des Nobles, Madrid. Khoảng năm 1813, ông về Paris sống với mẹ, lúc này đã chia tay cha ông và đi lại với tướng Victor Fanneau de la Horie. Tháng 9 năm 1815, ông vào trọ học tại trường Cordier. Theo Adèle Hugo, đây là khoảng thời gian mà Victor Hugo bắt đầu làm thơ. Ông tự mày mò học vần và luật. Được mẹ và anh trai ủng hộ, Victor đã tỏ rõ tham vọng lớn lao của mình khi ông viết trong nhật kí lúc mới 14 tuổi: "Tôi muốn trở thành Chateaubriand hoặc không gì cả!".
Tập thơ Odes ra mắt năm 1821 khi ông 19 tuổi, với 1500 ấn bản được tiêu thụ trong vòng 4 tháng. Vua Louis XVIII sau khi chiêm ngưỡng tác phẩm này, đã dành tặng ông một học bổng trị giá một nghìn franc một năm.
Sau khi mẹ ông mất (1821), Victor Hugo làm đám cưới với người bạn gái thời thơ ấu Adèle Foucher. Họ sinh được năm người con:
  • Léopold (1823-1823)
  • Léopoldine (1824-1843)
  • Charles(1826-1871)
  • François-Victor (1828-1873)
  • Adèle (1830-1915)
Victor Hugo có rất nhiều tình nhân, nổi bật trong số đó là mối quan hệ nồng cháy với Juliette Drouet (Julienne Gauvain). Họ gặp nhau lần đầu tiên năm 1833, năm Victor Hugo ra mắt vở kịch Lucrèce Borgia. Juliette vào vai công chúa Négroni, một vai diễn bé nhỏ nhưng để lại ấn tượng mạnh cho khán giả và nhất là cho Victor Hugo. Họ bắt đầu đi lại với nhau. Juliette trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho Victor. Juliette luôn dành cho ông một tình yêu mãnh liệt, một sự chiếm hữu lớn, một tính cách thất thường.
7 tháng 2 năm 1841, Victor Hugo được bầu vào Viện Hàn Lâm Pháp, sau bốn lần thất bại.
Mùa hè năm 1843, ông cùng Juliette đi nghỉ. Tại một quán cà phê ở Rochefort, ông tình cờ nhận được tin dữ thông qua một bài báo: Léopoldine-con gái ông và chồng bị chết đuối trên sông Seine ở vùng Villequier. Sự kiện này đã chấn động dữ dội Victor Hugo.
Năm 1845, Hugo bắt đầu đi vào chính trị. Năm 1848, ông được bầu làm nghị sĩ hội đồng lập hiến. Ông lên án cuộc đảo chính ngày 2 tháng 12 năm 1851 của hoàng tử Louis-Napoléon (cháu của Napoléon Bonaparte). Ngay lập tức, Victor Hugo bị buộc đi đày ở Bỉ, sau đó là đảo Jersey và Guernesey.
Trong khoảng thời gian sống lưu vong, Hugo vẫn không ngừng sáng tác. Ông cho ra đời các tập thơ: les Châtiments (1853), les Contemplations (1856) và hoàn thành tiểu thuyết les Misérables (1862) - tác phẩm được công chúng đón nhận nồng nhiệt.
Sau khi nền cộng hòa Pháp được thiết lập năm 1870, Victor Hugo trở về Paris.
Ngày 8 tháng 2 năm 1871, ông được bầu vào quốc hội Pháp.
Năm 1876, ông được bầu làm thượng nghị sĩ. Những tham luận đầu tiên của ông hướng đến sự ân xá cho các chiến sĩ công xã Paris.
Ngày 22 tháng 5 năm 1855, Victor Hugo qua đời vì sung huyết phổi. Hai triệu người dân đã đưa tiễn ông đến điện Panthéon.

Tác phẩm

Kịch

  • Cromwell (1827)
  • Hernani (1830)
  • Marion Delorme (1831)
  • Le Roi s'amuse (1832)
  • Lucrèce Borgia (1833)
  • Marie Tudor (1833)
  • Angelo, tyran de Padoue (1835)
  • Ruy Blas (1838)
  • Les Burgraves (1843)
  • Torquemada (1882)
  • Théâtre en liberté (1886)

Tiểu thuyết


Thơ


Victor Hugo khi còn trẻ (không biết ngày vẽ)
  • Odes et poésies diverses (1822)
  • Nouvelles Odes (1824)
  • Odes et Ballades (1826)
  • Les Orientales (1829)
  • Les Feuilles d’automne (1831)
  • Les Chants du crépuscule (1835)
  • Les Voix intérieures (1837)
  • Les Rayons et les ombres (1840)
  • Les Châtiments (1853)
  • Les Contemplations (1856)
  • Première série de la Légende des Siècles (1859)
  • Les Chansons des rues et des bois (1865)
  • L'Année terrible (1872)
  • L'Art d'être grand-père (1877)
  • Nouvelle série de la Légende des Siècles (1877)
  • Religions et religion (1880)
  • Les Quatre Vents de l'esprit (1881)
  • Série complémentaire de la Légende des Siècles (1883)
  • La Fin de Satan (1886)
  • Toute la Lyre (1888)
  • Dieu (1891)
  • Toute la Lyre - nouvelle série (1893)
  • Les Années funestes (1898)
  • Dernière Gerbe (1902)
  • Océan. Tas de pierres (1942)

Tác phẩm khác

Mặt Trời Lặn (1853–1855)
Bạch tuộc và những cái xúc tu (1866)
  • Étude sur Mirabeau (1834)
  • Littérature et philosophie mêlées (1834)
  • Le Rhin (1842)
  • Napoléon le Petit (pamphlet, 1852)
  • Lettres à Louis Bonaparte (1855)
  • William Shakespeare (1864)
  • Paris-Guide (1867)
  • Mes Fils (1874)
  • Actes et paroles - Avant l'exil (1875)
  • Actes et paroles - Pendant l'exil (1875)
  • Actes et paroles - Depuis l'exil (1876)
  • Histoire d'un crime - 1re partie (1877)
  • Histoire d'un crime - 2e partie (1878)
  • Le Pape (1878)
  • L'Âne (1880)
  • L'Archipel de la Manche (1883)
  • Œuvres posthumes
  • Choses vues - 1re série (1887)
  • Alpes et Pyrénées (1890)
  • France et Belgique (1892)
  • Correspondances - Tome I (1896)
  • Correspondances - Tome II (1898)
  • Choses vues - 2e série (1900)
  • Post-scriptum de ma vie (1901)
  • Mille Francs de récompense (1934)
  • Pierres (1951)
  • Mélancholia

Chú thích

  • Afran, Charles (1997). “Victor Hugo: French Dramatist”. Website: Discover France. (Originally published in Grolier Multimedia Encyclopedia, 1997, v.9.0.1.) Retrieved November 2005.
  • Bates, Alfred (1906). “Victor Hugo”. Website: Theatre History. (Originally published in The Drama: Its History, Literature and Influence on Civilization, vol. 9. ed. Alfred Bates. London: Historical Publishing Company, 1906. pp. 11–13.) Retrieved November 2005.
  • Bates, Alfred (1906). “Hernani”. Website: Theatre History. (Originally published in The Drama: Its History, Literature and Influence on Civilization, vol. 9. ed. Alfred Bates. London: Historical Publishing Company, 1906. pp. 20–23.) Retrieved November 2005.
  • Bates, Alfred (1906). “Hugo’s Cromwell”. Website: Theatre History. (Originally published in The Drama: Its History, Literature and Influence on Civilization, vol. 9. ed. Alfred Bates. London: Historical Publishing Company, 1906. pp. 18–19.) Retrieved November 2005.
  • Bittleston, Misha (uncited date). "Drawings of Victor Hugo". Website: Misha Bittleston. Retrieved November 2005.
  • Burnham, I.G. (1896). “Amy Robsart”. Website: Theatre History. (Originally published in Victor Hugo: Dramas. Philadelphia: The Rittenhouse Press, 1896. pp. 203–6, 401-2.) Retrieved November 2005.
  • Columbia Encyclopedia, 6th Edition (2001-05). “Hugo, Victor Marie, Vicomte”. Website: Bartleby, Great Books Online. Retrieved November 2005. Retrieved November 2005.
  • Haine, W. Scott (1997). “Victor Hugo”. Encyclopedia of 1848 Revolutions. Website: Ohio University. Retrieved November 2005.
  • Illi, Peter (2001-2004). “Victor Hugo: Plays”. Website: The Victor Hugo Website. Retrieved November 2005.
  • Karlins, N.F. (1998). "Octopus With the Initials V.H." Website: ArtNet. Retrieved November 2005.
  • Liukkonen, Petri (2000). “Victor Hugo (1802-1885)”. Books and Writers. Website: Pegasos: A Literature Related Resource Site. Retrieved November 2005.
  • Meyer, Ronald Bruce (2004). “Victor Hugo”. Website: Ronald Bruce Meyer. Retrieved November 2005.
  • Robb, Graham (1997). “A Sabre in the Night”. Website: New York Times (Books). (Excerpt from Graham, Robb (1997). Victor Hugo: A Biography. New York: W.W. Norton & Company.) Retrieved November 2005.
  • Roche, Isabel (2005). “Victor Hugo: Biography”. Meet the Writers. Website: Barnes & Noble. (From the Barnes & Noble Classics edition of The Hunchback of Notre Dame, 2005.) Retrieved November 2005.
  • Uncited Author. “Victor Hugo”. Website: Spartacus Educational. Retrieved November 2005.
  • Uncited Author. “Timeline of Victor Hugo”. Website: BBC. Retrieved November 2005.
  • Uncited Author. (2000-2005). “Victor Hugo”. Website: The Literature Network. Retrieved November 2005.
  • Uncited Author. "Hugo Caricature". Website: Présence de la Littérature a l’école. Retrieved November 2005.

Đọc thêm

  • Barbou, Alfred (1882). Victor Hugo and His Times. University Press of the Pacific: 2001 paper back edition. Book sources
  • Barnett, Marva A., ed. (2009). Victor Hugo on Things That Matter: A Reader. New Haven, CT: Yale University Press. Book sources
  • Brombert, Victor H. (1984). Victor Hugo and the Visionary Novel. Boston: Harvard University Press. Book sources
  • Davidson, A.F. (1912). Victor Hugo: His Life and Work. University Press of the Pacific: 2003 paperback edition. Book sources
  • Dow, Leslie Smith (1993). Adele Hugo: La Miserable. Fredericton: Goose Lane Editions. Book sources
  • Falkayn, David (2001). Guide to the Life, Times, and Works of Victor Hugo. University Press of the Pacific. Book sources
  • Feller, Martin, Der Dichter in der Politik. Victor Hugo und der deutsch-französische Krieg von 1870/71. Untersuchungen zum französischen Deutschlandbild und zu Hugos Rezeption in Deutschland. Doctoral Dissertation, Marburg 1988.
  • Frey, John Andrew (1999). A Victor Hugo Encyclopedia. Greenwood Press. Book sources
  • Grant, Elliot (1946). The Career of Victor Hugo. Harvard University Press. Out of print.
  • Halsall, A.W. et al. (1998). Victor Hugo and the Romantic Drama. University of Toronto Press.Book sources
  • Hart, Simon Allen (2004). Lady in the Shadows: The Life and Times of Julie Drouet, Mistress, Companion and Muse to Victor Hugo. Publish American. Book sources
  • Houston, John Porter (1975). Victor Hugo. New York: Twayne Publishers. Book sources
  • Hovasse, Jean-Marc (2001), Victor Hugo: Avant l'exil. Paris: Fayard. Book sources
  • Hovasse, Jean-Marc (2008), Victor Hugo: Pendant l'exil I. Paris: Fayard. Book sources
  • Ireson, J.C. (1997). Victor Hugo: A Companion to His Poetry. Clarendon Press. Book sources
  • Laster, Arnaud (2002). Hugo à l'Opéra. Paris: L'Avant-Scène Opéra, no. 208.
  • Maurois, Andre (1956). Olympio: The Life of Victor Hugo. New York: Harper & Brothers.
  • Maurois, Andre (1966). Victor Hugo and His World. London: Thames and Hudson. Out of print.
  • Pouchain, Gérard and Robert Sabourin (1992). Juliette Drouet, ou, La dépaysée. Paris: Fayard. Book sources
  • Robb, Graham (1997). Victor Hugo: A Biography. W.W. Norton & Company: 1999 paperback edition. Book sources, (description/reviews at wwnorton.com)
  • Tonazzi, Pascal (2007) Florilège de Notre-Dame de Paris (anthologie) Paris, Editions Arléa ISBN 2-86959-795-9

Liên kết ngoài


Danh ngôn của Victor Hugo


Tương lai có rất nhiều tên: Với kẻ yếu, nó là Điều không thể đạt được. Đối với người hay sợ hãi, nó là Điều chưa biết. Với ai dũng cảm, nó là Cơ hội.
The future has many names: For the weak, it means the unattainable. For the fearful, it means the unknown. For the courageous, it means opportunity.



Cái người đời thường thiếu là ý chí chứ không phải là sức mạnh.
People do not lack strength; they lack will.


Niềm tin cần thiết cho con người. Thật thống khổ cho ai không tin tưởng.
A faith is a necessity to a man. Woe to him who believes in nothing.


Tha thứ là tôn giáo tuyệt vời nhất.
Toleration is the best religion.


Âm nhạc thể hiện những điều không thể nói nhưng cũng không thể lặng câm.
Music expresses that which can not be said and on which it is impossible to be silent.


Có những người cha không yêu con; nhưng chẳng có người ông nào không yêu cháu.
There are fathers who do not love their children; there is no grandfather who does not adore his grandson.


Bất hạnh làm nên con người, giàu sang tạo nên quái vật.
Adversity makes men, and prosperity makes monsters.


Làm thế nào mà môi họ gặp nhau? Làm thế nào mà chim hót, tuyết tan, hoa hồng nở và bình minh bừng sáng sau những hàng cây ảm đạm trên đỉnh đồi đang run rẩy? Một nụ hôn, và chỉ vậy thôi.
How did it happen that their lips came together? How does it happen that birds sing, that snow melts, that the rose unfolds, that the dawn whitens behind the stark shapes of trees on the quivering summit of the hill? A kiss, and all was said.


Nụ cười của sự vui mừng gần nước mắt hơn là tiếng cười.
Joy's smile is much closer to tears than laughter.


Hòa bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác.
Peace is the virtue of civilization. War is its crime.


Người chìm trong suy nghĩ không phải là người nhàn rỗi. Có sự lao động hữu hình, và có sự lao động vô hình.
A man is not idle because he is absorbed in thought. There is a visible labor and there is an invisible labor.



Hạnh phúc lớn nhất ở đời là có thể tin chắc rằng ta được yêu thương - yêu vì chính bản thân ta, hay đúng hơn, yêu bất kể bản thân ta.
The greatest happiness of life it the conviction that we are loved - loved for ourselves, or rather, loved in spite of ourselves.


Thận trọng là đứa con trưởng của sự khôn ngoan.
Caution is the eldest child of wisdom.


Khi một người phụ nữ đang nói, hãy nghe điều nàng nói qua đôi mắt của nàng.
When a woman is talking to you, listen to what she says with her eyes.


Yêu cái đẹp là thấy ánh sáng.
To love beauty is to see light.


Ở ngôi đền Tình bạn, đừng bao giờ nói từ chết; hãy để ly rượu tình bạn không bao giờ cạn.
At the shrine of friendship never say die, let the wine of friendship never run dry.


Địa ngục thông minh còn hơn thiên đường ngu dốt.
An intelligent hell would be better than a stupid paradise.


Tiếng cười là mặt trời đuổi mùa đông khỏi gương mặt con người.
Laughter is the sun that drives winter from the human face.


Cứ thử đi, ngươi không thể hủy diệt di tích vĩnh hằng của trái tim con người, tình yêu.
Try as you will, you cannot annihilate that eternal relic of the human heart, love.


Những lỗi lầm lớn thường kết cấu từ những lỗi lầm nhỏ.
Great bundlers are opt made, like large ropes, of a multitude of fibres.


Hành động làm nên ta, hoặc làm hỏng ta, chúng ta là kết quả hành vi của bản thân.
Our acts make or mar us, we are the children of our own deeds.


Cuộc đời là đóa hoa mà tình yêu là mật ngọt.
Life is a flower of which love is the honey.


Bốn mươi là tuổi già của lớp trẻ; năm mươi là tuổi trẻ của lớp già.
Forty is the old age of youth; fifty the youth of old age.


Hy vọng là từ Chúa đã viết lên lông mày mỗi người.
Hope is the word which God has written on the brow of every man.


Chẳng có gì như một giấc mơ tạo dựng tương lai.
There is nothing like a dream to create the future.


Ngôn từ mạnh mẽ và chua chát cho thấy một động cơ yếu ớt.
Strong and bitter words indicate a weak cause.


Thói quen là người vú nuôi của sai lầm.
Habit is the nursery of errors.


Chủ động là làm điều đúng mà không cần phải bảo.
Initiative is doing the right thing without being told.


Tình yêu là gì? Ta gặp trên đường một chàng trai trẻ đang yêu. Mũ chàng cũ, áo chàng sờn, rách lòi cả khuỷu, nước thấm vào giày chàng, nhưng tinh tú thấm vào hồn chàng.
What is love? I have met in the streets a very poor young man who was in love. His hat was old, his coat worn, his cloak was out at the elbows, the water passed through his shoes and the stars through his soul.


Nội chiến ư? Điều đó có nghĩa gì? Liệu có cuộc chiến ngoại bang nào không? Chẳng phải cuộc chiến nào cũng diễn ra giữa người với người, giữa những người anh em hay sao?
Civil war? What does that mean? Is there any foreign war? Isn't every war fought between men, between brothers?


Không có đất nước nào nhỏ bé. Sự vĩ đại của một dân tộc không được quyết định bởi số người, cũng như sự vĩ đại của một người không được đo bằng chiều cao của anh ta.
There is no such thing as a little country. The greatness of a people is no more determined by their numbers than the greatness of a man is by his height.


Lời khen giống như một nụ hôn qua tấm mạng.
A compliment is like a kiss through a veil.


Không có quân đội nào có thể đứng vững trước sức mạnh của một tư tưởng đã chín muồi.
No army can withstand the strength of an idea whose time has come.



Khi nào bạn anh bắt đầu khen anh trông thật trẻ, anh có thể tin chắc rằng họ nghĩ anh đã già rồi.
Whenever a man's friends begin to compliment him about looking young, he may be sure that they think he is growing old.


Sự tàn bạo của tiến bộ được gọi là cách mạng. Khi chúng kết thúc, ta nhận ra loài người đã bị đối xử thật thô bạo, nhưng đã tiến lên.
The brutalities of progress are called revolutions. When they are over we realize this: that the human race has been roughly handled, but that it has advanced.


Người ta có thể chống lại sự xâm chiếm của một đạo quân, nhưng không thể chống lại sự xâm chiếm của tư tưởng.
One can resist the invasion of an army but one cannot resist the invasion of ideas.


Có những lúc tư tưởng là lời cầu nguyện. Có những lúc linh hồn quỳ gối dù cơ thể ở bất cứ tư thế nào.
There are thoughts which are prayers. There are moments when, whatever the posture of the body, the soul is on its knees.


Tư tưởng là sự lao động của trí tuệ, còn mơ màng là lạc thú.
Thought is the labour of the intellect, reverie is its pleasure.


Thật đáng yêu khi sự thanh nhã kết hợp với những nếp nhăn. Có buổi mình minh không thể nêu tên trong tuổi già hạnh phúc.
When grace is joined with wrinkles, it is adorable. There is an unspeakable dawn in happy old age.


 Nguồn : http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/88/itemid/443/search/victor-hugo/default.aspx


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++



















*********************************************************
The 25th Anniversary Special  : LES MISERABLES OPERA .

 


Tập 1 .




Tập 2 .



Tập 3 .



Tập 4 .



Tập 5 .













Những người khốn khổ





-------------------------------------------------------------------------------------------

 Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.
Albert Einstein .

3 nhận xét :

  1. Hạnh phúc lớn nhất ở đời là có thể tin chắc rằng ta được yêu thương - yêu vì chính bản thân ta, hay đúng hơn, yêu bất kể bản thân ta.
    The greatest happiness of life it the conviction that we are loved - loved for ourselves, or rather, loved in spite of ourselves.
    Chính điều này làm cho Victor Hugo trở thành bất tử với các tác phẩm vĩ đại của ông : Notre Dame de Paris , Les Miserables ...

    Trả lờiXóa
  2. Tôi thích nhất câu này : " Làm thế nào mà môi họ gặp nhau? Làm thế nào mà chim hót, tuyết tan, hoa hồng nở và bình minh bừng sáng sau những hàng cây ảm đạm trên đỉnh đồi đang run rẩy? Một nụ hôn, và chỉ vậy thôi.
    How did it happen that their lips came together? How does it happen that birds sing, that snow melts, that the rose unfolds, that the dawn whitens behind the stark shapes of trees on the quivering summit of the hill? A kiss, and all was said. " . Thầy Cơ thấy sao ?

    Trả lờiXóa

Cám ơn lời bình luận của các bạn .
Tôi sẽ xem và trả lời ngay khi có thể .


I will review and respond to your comments as soon as possible.,
Thank you .

Trần hồng Cơ .
Co.H.Tran
MMPC-VN
cohtran@mail.com
https://plus.google.com/+HongCoTranMMPC-VN/about

*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran