Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

THÔNG TIN KHOA HỌC - Phần 2.


THÔNG TIN KHOA HỌC .

Phần 2 .

Đoạn phim 1 phút này sẽ thay đổi cách bạn nhìn nhận về vũ trụ

Tác giả của đoạn video đầy kinh ngạc là một sinh viên đại học tại Hoa Kỳ.

Với sự trợ giúp của kính thiên văn vũ trụ Kepler, các nhà khoa học tại NASA đã phát hiện được hơn 1700 hành tinh năm ngoài hệ Mặt Trời. Mặc dù vậy, đối với những người yêu thích thiên văn thì thật khó có thể hình dung một cách cụ thể về vị trí của những hành tinh này khi muốn tìm hiểu về chúng.



Video kinh ngạc của Ethan Kruse.

May thay, Ethan Kruse - một sinh viên ngành thiên văn học của đại học Washington (Hoa Kỳ) - đã tự tay thiết kế một đoạn video ngắn mô tả bức tranh không tưởng về tất cả những hành tình ngoài hệ Mặt Trời mà NASA đã phát hiện kể từ khi kính thiên văn Kepler bay lên vũ trụ vào năm 2009. Với con số 1705 hành tinh nằm trong 685 hệ hành tinh khác nhau, video này còn thể hiện những thông số cơ bản nhất từ kích thước hành tinh được mô tả theo tiêu chuẩn là kích thước của những hành tinh trong hệ Mặt Trời cho đến nhiệt độ trên bề mặt theo thang đo độ Kelvin dựa theo màu sắc. Dựa vào đó, chúng ta có thể nhìn nhận những hành tinh nào có thể có tiềm năng chứa đựng sự sống nếu chúng có kích thước tương đương Trái Đất và có cùng nhiệt độ bề mặt.



Công trình mô phỏng tương tự của Ethan vào năm 2013.

Chưa dừng lại ở đó, Ethan còn đưa bộ mã của mình của mình lên mạng để ai cũng có thể tự làm lấy một mô hình tương tự cho riêng mình. Trước đó, vào năm 2013 thì chính Ethan cũng đã làm một video tương tự nhưng đơn giản hơn rất nhiều.
Những ai quan tâm đến mô hình đặc sắc này có thể tải bộ mã nguồn tại đây.
Tham khảo BusinessInsider

Top 10 phát hiện khoa học đáng chú ý nhất trong năm 2015

Cùng nhìn lại năm 2015 qua những phát hiện khoa học mang tính đột phá nhất.

Năm 2015 đang dần đi đến những ngày cuối cùng, hãy cùng chúng tôi điểm lại những phát hiện khoa học được đánh giá có tính đột phá xuất hiện trong suốt gần 12 tháng qua.
1, Tổ tiên mới của loài người: Homo naledi

Tháng 9/2015, các nhà khoa học tuyên bố phát hiện chủng Homo Naledi, tổ tiên trước nay chưa từng biết của nhân loại, những chuyên gia này đã khai quật được hơn 1.500 xương của ít nhất 15 người tại một hang động ở tỉnh Gauteng, Nam Phi. Nghiên cứu sâu thêm, giới chuyên gia cho rằng, những phần xương của người Homo Naldedi tìm được này phần nhiều là xương người trưởng thành, cũng có cả xương của trẻ sơ sinh và người lớn tuổi. Giáo sư Chris Stringer - người đứng đầu nghiên cứu trong lĩnh vực nguồn gốc con người tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London cho biết: "Chúng tôi tìm được những hài cốt xương này tại một hang sâu, điều này cho thấy một hành vi phức tạp, đáng ngạc nhiên của loài người nguyên thủy xưa".


2, Công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR\Cas-9

Tháng 4/2015, các nhà khoa học Trung Quốc khiến thế giới phải kinh ngạc khi công bố một đột phá vô cùng lớn trong ngành di truyền học, khi lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại họ có thể điều chỉnh được bộ gen người khi mà bộ gen đó vẫn đang trong phôi thai. Điều đó đồng nghĩa với việc các nhà khoa học có thể can thiệp vào bộ mã di truyền của con người, từ đó loại bỏ hoàn toàn những gen xấu hay những khuyết tật bẩm sinh và thêm vào những gen mạnh, nổi trội. Từ đó tạo ra một thế hệ hoàn hảo về cả thể chất lẫn trí tuệ ngay khi vừa mới được sinh ra.
CRISPR - viết tắt của Clustered Regularly InterSpaced Palindromic Repeats - là phương pháp chỉnh sửa gen phổ biến bằng cách dùng các protein vi khuẩn để cắt ADN, trong đó một loại protein có tên Cas-9 được nhiều chuyên gia sinh học và di truyền sử dụng để xóa bỏ, biến đổi, thậm chí là bổ sung ADN vào các hệ thống sinh học di truyền cơ bản bên trong sinh vật sống, từ nấm men cho tới con người.


3, Phát hiện hàng trăm loài sinh vật mới tại Hymalaya

Tháng 10/2015, Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã toàn cầu WWF đã công bố một bản báo cáo sau thời gian nghiên cứ 4 năm tính từ năm 2009, tuyên bố đã phát hiện thấy 211 loài vật mới ở vùng phía đông dãy Hymalaya, gồm 133 loài thực vật, 39 loài động vật không xương sống, 26 loài cá, 10 loài động vật lưỡng thê, một loài bò sát, một loài chim và một loài động vật có vú.
Hàng trăm loài ở dãy phía Đông Himalaya được xem là sự đe dọa toàn cầu và khu vực này tiếp tục được siết hơn bởi việc tăng trưởng dân số, nạn phá rừng, chăn thả quá mức, săn trộm, buôn bán động vật hoang dã, khai thác mỏ, ô nhiễm và phát triển thủy điện.
WWF nói rằng “nguy cơ là rất cao”, dãy Himalaya là nơi có ít nhất 10.000 loài thực vật, bao gồm 300 loài thú, 977 loại chim, 176 loài bò sát, 105 loài lưỡng cư và 269 loài cá nước ngọt, và nó được giúp đỡ bởi các quốc gia trong khu vực để phát triển nền kinh tế xanh, và giá trị của các hệ sinh thái đặc biệt này cung cấp tiện ích cho hàng triệu người đang sống trên hành tinh.


4, Nước ở thể lỏng trên Sao Hỏa

Trong những hình ảnh mới nhất được công bố tại buổi họp bất thường của NASA vào ngày 28/9 được chụp bởi tàu thám hiểm Curiousity, hình ảnh của những dòng nước bên dưới bề mặt của các "sườn dốc biến thiên định kỳ" đã lộ diện. Theo báo cáo của NASA, những vệt nước này chỉ xuất hiện khi nhiệt độ bề mặt của Sao Hỏa vượt qua ngưỡng âm 23 độ C. Ở nhiệt độ này nước vẫn ở dạng lỏng do sự xuất hiện của các loại muối đã hạ điểm đóng băng của nước xuống thấp hơn 0 độ C. Chính vì thế, nước trên Sao Hỏa mặn hơn Trái Đất rất nhiều, muốn sử dụng chắc chắn các nhà khoa học phải có phương pháp lọc muối kỹ càng.
Lý giải cho sự hình thành của các mạch nước này, nhà khoa học Alfred McEwen cho biết: "Điều này vẫn còn là bí ẩn, nước có thể hình thành từ mặt đất hoặc bên trên khí quyển, có thể là cả hai. Tôi thiên về giả thiết nước hình thành bên trên khí quyển nhiều hơn, nước không thể bay hơi do bị các muối clorua và peclorat giữ lại trên bề mặt và ngấm dần xuống lòng đất". Ông cũng thừa nhận hi vọng xuất hiện sự sống trên Sao Hỏa là rất cao cho dù nhiều khả năng sẽ chỉ là dùng ở mức vi sinh vật và sẽ có 3 tàu thăm dò đổ bộ lên Hành tinh Đỏ trong 3 năm tới, một trong số đó thuộc chương trình thám hiểm Sao Hỏa của Cơ quan không gian Châu Âu.


5, Phát hiện ung thư qua một giọt máu

Vào tháng 11, các nhà nghiên cứu tại đại học Umea (Thụy Điển) đã công bố phương pháp thử nghiệm ARN tiểu cầu của máu ngoại vi, thông qua đó có thể phát hiện, phân loại và xác định vị trí ung thư trong cơ thể bằng cách phân tích mẫu máu tương đương chỉ với một giọt máu. Phương pháp này đạt độ chính xác xét nghiệm 96%, độ chính xác tiến hành phân loại bệnh ung thư đạt 71% đối với những bộ phận cơ thể như phổi, vú, tuyến tụy, não, gan, đại tràng và trực tràng. Sự khác biệt phát hiện trong xét nghiệm cũng có thể được sử dụng để giúp bác sĩ xác định quá trình điều trị tốt nhất.
Tiến sỹ Jonas Nilsson - nhà nghiên cứu về ung thư tại Đại học Umea, đồng tác giả dự án nghiên cứu cho biết: “Chẩn đoán và phát hiện sớm ung thư là điều quan trọng nhất. Chúng tôi không chỉ nghiên cứu phương pháp phát hiện ung thư chỉ bằng việc sinh thiết một giọt máu mà trong tương lai không cần đến việc tạo mẫu mô tế bào xâm lấn để chẩn đoán, chẳng hạn chẩn đoán ung thư phổi”.


6, Phát hiện kháng sinh mới cực kỳ mạnh mẽ sau 30 năm nghiên cứu

Tháng 1/2015, các nhà khoa học của đại học Northeastern và đại học Boston (Boston, Hoa Kỳ) cùng với các chuyên gia nghiên cứu của Viện công nghệ Massachusetts đã phát hiện được một chất kháng sinh mới đầu tiên trong vòng 30 năm trở lại đây. Chất kháng sinh gọi là Teixobactin này có thể dùng để điều trị nhiều dạng nhiễm khuẩn thường thấy, như lao phổi, bệnh bại huyết và vi khuẩn Clostridium difficile có khả năng gây ra viêm loét, sưng tấy và kích thích ruột già; khi loại vi khuẩn này phát triển quá mức, có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Các loại bệnh trên sẽ trở nên dễ dàng kiểm soát hơn, có thể được điều trị bằng một loại thuốc duy nhất chứ không phải sử dụng hỗn hợp nhiều loại thuốc như hiện nay. Quan trọng hơn, loại thuốc này không gây tác dụng phụ. Thông thường, các loại vi khuẩn luôn tìm cách biến đổi để kháng lại thuốc kháng sinh. Với Teixobactin, các nhà khoa học tin rằng vi khuẩn sẽ không thể kháng lại trong ít nhất 30 năm tới.


7, Bản đồ “biểu hiện gen” được coi như một mã di truyền thứ hai

Tháng 2/2015, nhiều nhà di truyền học ở tại Hoa Kỳ đã hoàn tất việc tạo dựng bản đồ biểu hiện gen của loài người một cách toàn diện nhất, trở thành đỉnh cao của ngành sinh học và di truyền sau hơn 10 năm mệt mài nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu đã có thể lập được bản đồ của hơn 100 loại tế bào nhân sơ và nhân chuẩn, điều đó sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn mối liên hệ phức tạp giữa ADN con người với các loại bệnh tật.
Biểu hiện gen là thuật ngữ ám chỉ mọi quá trình liên quan đến việc chuyển đổi thông tin di truyền chứa trong gen để chuyển thành các axit amin (hay protein) (mỗi loại protein sẽ thể hiện một cấu trúc và chức năng riêng của tế bào). Tuy nhiên, cũng tồn tại các gen không mã hóa cho protein (ví dụ: gen rARN, gen tARN). Thông thường có 3 quá trình chính liên quan đến biểu hiện gen: phiên mã, xử lý ARN và dịch mã.


8, Thiên hà sáng nhất trong từ trước tới nay

Vào tháng 5/2015, NASA tuyên bố họ đã phát hiện ra thiên hà WISE J224607.57-052635.0 nhờ kính viễn vọng không gian WISE, Wide-field Infrared Survey Explorer (Vệ tinh thăm dò tia hồng ngoại cực điểm trong vũ trụ). Các nhà khoa học nhận định nó có độ sáng gấp 300 nghìn tỷ lần Mặt Trời của chúng ta. Thiên hà này được xếp vào danh sách những vật thể bí ẩn mới trong vũ trụ.
Ở nhiệt độ cao hàng triệu độ, nó bùng nổ và phát ra ánh sáng, tia cực tím, tia X. Tuy ánh sáng của thiên hà là có thể nhìn thấy, song nó lại bị lớp hạt bụi dày đặc bao bọc xung quanh. Lớp bụi nóng lên phát ra các tia hồng ngoại và đây là lý do khiến các nhà thiên văn học chỉ có thể phát hiện ra thiên hà này bằng WISE. Theo tính toán, thiên hà này cách Trái Đất khoảng 12,5 tỷ năm ánh sáng.


9, Kính áp tròng sinh học cấy vĩnh viễn được vào mắt 

Cũng trong tháng 5 vừa qua, dự án Bionic Lens Ocumetic đã giới thiệu một loại kính áp tròng sử dụng vật liệu sinh học, có thể cấy ghép vĩnh viễn vào mắt người trong một ca phẫu thuật chỉ kéo dài 8 phút với phương pháp đơn giản như ghép giác mạc. Tất cả sẽ thay đổi chỉ sau 10 giây khi người bệnh được ghép Bionic Lens, thị lực của người bệnh không chỉ phục hồi lại như bình thường mà nó còn tăng cao hơn gấp 3 lần so với thị lực 10/10. Có nghĩa là mắt của bạn có khả năng zoom 3x so với mắt người bình thường.
Tiến sỹ Garth Webb, người đứng đầu dự án, cho biết Bionic Lens Ocumetic sẽ được thử nghiệm trên động vật trước khi sẵn sàng cấy ghép trên con người vào năm 2017. Dự án này của ông đã mất 8 năm nghiên cứu và khoản tiền đầu tư lên tới 3 triệu USD.


10, Biến tế bào ung thư máu thành tế bào miễn dịch

Tháng 3/2015, những chuyên gia của đại học Standford (Vương quốc Anh) đã thông báo rằng họ đã thành công trong việc biến những tế bào ung thư bạch cầu thành những tế bào miễn dịch thông thường. Theo đó, thay vì tìm cách tiêu diệt và ngăn cản sự phát triển của các tế bào sai hỏng, họ sẽ “nuôi dưỡng”, biến chúng thành các tế bào miễn dịch vô hại. Không những thế, những tế bào này khi đó còn có thể trở thành vũ khí giúp cơ thể tiêu diệt các khối u khác.
Nhóm nghiên cứu cho biết, các tế bào đã bị hư hại sau khi được sửa đổi không chỉ không còn là các tế bào ung thư đối với cơ thể sống nữa, mà ngược lại còn giúp tăng cường hệ miễn dịch giúp chống lại các tế bào ung thư khác còn lại trong cơ thể. Giải thích điều này, tiến sĩ Majetid thuộc viện ung thư của đại học Stanford và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết lý do là bởi các tế bào bạch cầu mới này được tạo thành từ các tế bào ung thư nên chúng cũng chứa các tín hiệu hóa học để xác định chính các tế bào ung thư ban đầu, từ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc khởi động hệ miễn dịch đặc hiệu của cơ thể để chống lại căn bệnh này.
Tham khảo UnitedPressInternational

 Nguồn    http://genk.vn/kham-pha/top-10-phat-hien-khoa-hoc-dang-chu-y-nhat-trong-nam-2015-20151214170431996.chn


12 phát minh khoa học y như phép thần thông của năm 2015


Xây nhà chọc trời trong 18 ngày, nhựa đường chống lũ lụt là hai trong số những phát minh nổi bật nhất năm 2015.

Mỗi ngày trôi qua, thế giới lại xuất hiện thêm nhiều khám phá khoa học thú vị và quan trọng đối với cuộc sống con người. Bài viết sau sẽ cùng các bạn điểm qua một số phát minh độc đáo và quan trọng nhất trong năm 2015.
1. Loại gel đặc biệt giúp cầm máu chỉ với 12 giây
VetiGel là một loại gel đặc biệt được chiết xuất từ tảo, có tác dụng cầm máu nhanh chỉ với 12 giây.
Gel được cấu tạo từ những sợi nhỏ, sẽ lắp ghép vào nhau như những miếng xếp hình để che kín miệng vết thương. Tấm gel phủ lên miệng vết thương sẽ được tích hợp theo các mô bị tổn thương, do đó người dùng không phải bận tâm về việc lau rửa hay loại bỏ nó.
Theo dự tính, cuối năm 2015 loại gel này sẽ được thử nghiệm trong ngành thú y và nếu đạt kết quả tốt sẽ sớm được áp dụng trên người.
2. Bê tông “háo nước” hấp thụ được hơn 3.000 lít nước mỗi phút
Đầu năm nay, một công ty tại Anh đã cho ra mắt sản phẩm bê tông có tác dụng rất tốt trong việc hút nước. Cụ thể, loại bê tông đặc biệt này có thể thấm được 880 gallons (khoảng 3.300 lít nước) chỉ trong vòng 1 phút.
Phát minh này hứa hẹn là một bước đột phá để khắc phục hậu quả do ngập lụt. Các bạn có thấy cái viễn cảnh mưa to đến mấy cũng không phải lội nước thực sự rất... "kích thích" không?
3. Tìm ra vaccine chống Ebola
Vaccine chống Ebola có tên gọi rVSV-ZEBOV đã được thử nghiệm trên 4.000 người Guinea và đã đem lại hiệu quả gần như tuyệt đối 100%.
Vaccine này được phát triển bởi công ty dược phẩm Merck với sự tài trợ của Tổ chức Y tế Thế giới với hy vọng giúp loài người thoát khỏi đại dịch nguy hiểm.
4. Xây dựng nhà chọc trời chỉ trong … 18 ngày
Mới đây một công ty xây dựng của Trung Quốc đã xây dựng thành công một tòa nhà 57 tầng chỉ trong vỏn vẹn 18 ngày. Tòa nhà được xây dựng theo phương thức lắp ráp - thực hiện từng phần nhỏ rồi ráp lại với nhau.
Công ty đang có tham vọng tiếp tục xây thêm một tòa nhà chọc trời khác cao hơn, khoảng... 220 tầng. Những tòa nhà này đều đạt tiêu chuẩn giống như các tòa nhà chọc trời thông thường.
5. Dự báo thời tiết chính xác hơn với công nghệ vệ tinh mới
Theo những thông báo mới nhất, công ty vệ tinh của Mỹ dự kiến sẽ tung ra loại vệ tinh mới thiết kế nhỏ gọn hơn nhưng sẽ dự báo chính xác hơn, với năng suất cao hơn gấp 5 lần những vệ tinh dự báo thời tiết hiện tại. Điều này cho phép thông tin thu được sẽ chính xác và cụ thể hơn.
6. Muỗi biến đổi gene để chiến đấu chống lại dịch bệnh
Công ty sinh học Oxitec (Anh ) mới bắt đầu triển khai một dự án mới: biến đổi gene cho loài muỗi gây bệnh sốt xuất huyết và bệnh chikungunya (một bệnh do virus gây nên tương tự với sốt xuất huyết) nhằm hạn chế dịch bệnh.
Những con muỗi đực bị biến đổi gene sẽ được thả ra tự nhiên để giao phối với các con cái. Thế hệ sau của những con muỗi này mang gene đột biến và sẽ chết trước khi đủ khả năng sinh sản.
7. Du lịch dễ dàng hơn nhờ... Google dịch
Vào tháng 7, Google đã chính thức cập nhật ứng dụng Google Translate và thêm vào đó tính năng dịch 20 ngôn ngữ tức thì ngay trên camera.
Điều này sẽ cho phép việc du lịch trở nên dễ dàng hơn khi bạn chỉ cần giơ điện thoại lên là có thể hiểu được nội dung trên những tấm bảng chỉ dẫn.
8. Vaccine sốt xuất huyết mới hứa hẹn giảm đáng kể tỷ lệ tử vong
Công ty dược phẩm Pháp - Sanofi Pasteur sẽ được cấp phép phát hành loại vaccine mới chống sốt xuất huyết tại 20 quốc gia vào cuối năm nay.
Loại vaccine này được đánh giá là một cột mốc quan trọng giúp giảm tỷ lệ người chết do căn bệnh này tới 50% vào năm 2020.
9. Người mù màu sẽ sớm... nhìn thấy màu
Những người mắc chứng mù màu đã có thể cảm nhận được màu sắc nhờ loại kính râm đặc biệt do công ty EnChroma phát minh. Cụ thể, mắt kính sẽ chặn một số phổ ánh sáng một cách có chọn lọc, đưa dải ánh sáng trở lại quang phổ "có thể nhìn được" đối với người mù màu.
Tuy nhiên số lượng người sử dụng loại kính này còn rất hạn chế, bởi giá của mỗi chiếc kính được dao động từ 329 đến 699 USD (khoảng 7,3 đến 15,5 triệu VND).
10. Thuốc được “in” 3D - đột phá mới trong ngành sản xuất dược phẩm
Mùa hè vừa qua, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ đã cho phép “in” những viên thuốc đầu tiên với công nghệ in 3D.
Những viên thuốc đặc biệt này có hình dạng và chất lượng không kém gì những viên thuốc bình thường. Thậm chí công nghệ in 3D còn cho phép việc điều chỉnh thành phần hay lượng nguyên liệu được dễ dàng hơn.
11. Kiểm tra “sức khỏe” cho biển cả
Công ty hóa học Sunburst Sensors (Mỹ) mới đây đã công bố một phương pháp mới giúp kiểm tra “sức khỏe” cho nước biển.
Cụ thể, phương pháp này sẽ đo lượng axit có trong nước biển. Lượng axit này đến từ khí CO2 trong không khí, khi đi vào nước biển đã chuyển thành axit.
Việc đo được lượng axit trong nước biển sẽ cung cấp thêm cho các khoa học gia thông tin môi trường sống dưới đại dương. Sau khi đưa ra kết luận tình trạng nước biển, chúng ta có thể tìm ra những phương pháp bảo vệ đại dương hiệu quả hơn.
12. Chế tạo thành công sừng tê giác nhân tạo
Một công ty công nghệ sinh học tại Mỹ đã thực hiện được một bước đột phá: chế tạo thử nghiệm thành công sừng tê giác nhân tạo trong phòng thí nghiệm.
Các nhà khoa học đã sử dụng nấm men để tạo ra chất sừng keratin, nguyên liệu chính cấu tạo nên sừng tê giác, rồi lấy đó làm “mực” để đem đi in bằng công nghệ in 3D.
Việc tự tổng hợp sừng tê giác được xem như một bước đột phá quan trọng giúp bảo vệ loài tê giác khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Nguồn: Tech Insider

Nguồn  http://ttvn.vn/khoa-hoc/12-phat-minh-khoa-hoc-y-nhu-phep-than-thong-cua-nam-2015-212015512145820950.htm


Hiện tượng cực hiếm : Hố đen vũ trụ "nghẹn" khi nuốt một ngôi sao


Các nhà thiên văn học vô cùng sửng sốt khi bắt gặp cảnh tượng có 1-0-2: hố đen vũ trụ đang nuốt một ngôi sao rồi... nôn ngay lập tức.

Mới đây, giới thiên văn học đã "chộp" được một cảnh tượng chưa từng có trong lịch sử thiên văn của loài người: Hố đen vũ trụ đang nuốt một ngôi sao rồi... nôn ra ngay lập tức.

151128blackhole01-50f36

Cụ thể, khi đang theo dõi một ngôi sao có kích cỡ bằng với Mặt trời bị hố đen từ từ "xé xác", các nhà thiên văn đã phát hiện hình ảnh một cột lửa vọt ra từ chính giữa tâm hố.

Khác với tưởng tượng của nhiều người rằng ngôi sao sẽ “chui tọt” vào lỗ đen, thực tế diễn ra hoàn toàn khác. Lực hấp dẫn cực lớn của các lỗ đen gây biến dạng, bóp méo ngôi sao hoàn toàn. Hệ quả là một nửa khối lượng của ngôi sao sẽ bắn ra bên ngoài, một nửa còn lại theo những dòng dịch chuyển hình xoắn ốc chui thẳng vào hố đen. 

Trong quá khứ, giới khoa học đã nhiều lần được chứng kiến cảnh tượng hố đen vũ trụ hủy diệt những ngôi sao. Và cột lửa này thường là sản phẩm sau cùng, khi hố đen đã "nuốt" trọn vẹn con mồi của nó.

151128hoden01-45b36
Dù kích thước hố đen bình thường - bằng 1/15 kích thước Mặt trời nhưng có khối lượng gấp cả triệu lần. 

Dù với kích thước nhỏ nhưng chúng vẫn thể hiện sự "háu ăn" bằng cách cố gắng tiêu thụ một ngôi sao có kích thước lớn hơn. Theo tính toán, để ăn hết ngôi sao, hố đen sẽ phải mất khoảng một triệu năm nhưng thời gian này khá ngắn trong vũ trụ.
151128blackhole02-cd3da
Mô phỏng cột lửa xuất hiện sau khi ăn hết một ngôi sao của hố đen vũ trụ

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên chúng ta được chứng kiến cột lửa xuất hiện ngay trong quá trình "ăn nhậu" của hố đen.

Theo Sjoert van Velzen - trưởng nhóm thiên văn: "Hiện tượng này cực kỳ hiếm gặp. Đây là lần đầu tiên chúng ta được quan sát toàn bộ quá trình hố đen nuốt sao và sự giải phóng lửa plasma ngay sau đó".

Theo các chuyên gia, cột sáng này được gọi là Astrophysical jets – phản lực vật lý thiên văn. Hiện tượng này xảy ra do hố đen hút vật chất từ ngôi sao theo đường xoắn ốc, khi tụ vào tâm, các vật chất va chạm vào nhau với tốc độ ánh sáng, tạo nên sự bùng nổ vượt qua cả lực hút của hố đen.


Nhà vật lý học - Stephen Hawking: 

Hố đen là đường dẫn sang một vũ trụ khác.

Để thấy rõ hơn quá trình "hố đen ăn sao", mới các bạn xem qua video dưới đây do NASA cung cấp.





Hố đen là một trong những điều bí ẩn và nguy hiểm nhất trong vũ trụ. Theo các khoa học gia, hố đen được sinh ra do tự hủy của một ngôi sao lớn, tạo nên một môi trường có lực hấp dẫn khổng lồ, đủ sức hút hết mọi thứ đi ngang qua nó, kể cả ánh sáng. Nguồn: Independent

Nguồn  http://ttvn.vn/khoa-hoc/hien-tuong-cuc-hiem-vua-chop-duoc-ho-den-vu-tru-nghen-khi-nuot-mot-ngoi-sao-220152811234644452.htm

------------------------------------------------------------------------------------------- 

-Bậc thềm tiến vào thánh đường của trí tuệ là biết sự ngu dốt của chính mình. 

The doorstep to the temple of wisdom is a knowledge of our own ignorance. 

Benjamin Franklin


Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

GIẢI TOÁN PHỔ THÔNG BẰNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN . Phần 10f . LƯỢNG GIÁC - Hệ phương trình - Bất phương trình lượng giác .


GIẢI TOÁN PHỔ THÔNG BẰNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN .

Phần 10f . LƯỢNG GIÁC - Hệ phương trình - Bất phương trình lượng giác .   


DANH MỤC CÔNG CỤ GIẢI TOÁN TRỰC TUYẾN  MATHEMATICA  WOLFRAM | ALPHA .

Giới thiệu .

Bạn đọc truy cập vào đường dẫn  http://cohtrantmed.yolasite.com/widgets-tructuyen  để sử dụng các widgets giải toán trực tuyến W|A Mathematica theo chỉ mục trong danh sách dưới đây .

Những widgets này đã được tác giả sắp xếp theo từng môn học và cấp lớp theo ký hiệu như sau :

D : Đại số . Ví dụ  D8.1 widget dùng cho Đại số lớp 8 , mục 1 - Khai triển , rút gọn biểu thức đại số .
H : Hình học . Ví dụ  H12.3  widget dùng cho Hình học lớp 12 , mục 3 - Viết phương trình tham số của đường thẳng trong không gian .
G : Giải tích . Ví dụ : G11.7  widget dùng cho Giải tích lớp 11 , mục 7 - Tính đạo hàm cấp cao của hàm số
GI : Giải tích cao cấp I . Ví dụ GI.15  widget dùng cho Giải tích cao cấp I , mục 15 - Khai triển hàm số bằng đa thức TAYLOR
GII : Giải tích cao cấp II .


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


 ĐẠI SỐ 8

D8.1  Khai triển , rút gọn biểu thức đại số
D8.2  Rút gọn phân thức
D8.3  Phân tích thừa số
D8.4  Nhân 2 đa thức
D8.5  Khai triển tích số ( có thể dùng để khai triển Newton )
D8.6  Phân tích thừa số

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

ĐẠI SỐ 10

D10.1 Giải phương trình nguyên Diophante
D10.2 Giải phương trình tuyệt đối
D10.3 Giải phương trình chứa tham số
D10.4  Giải phương trình đại số
D10.5  Giải phương trình từng bước
D10.6  Giải bất phương trình minh hoạ bằng đồ thị

D10.8  Tính giá trị biểu thức hàm số
D10.9  Giải bất phương trình đại số và minh hoạ bằng đồ thị
D10.10  Giải bất phương trình đại số - tìm miền nghiệm
D10.11  Giải phương trình đại số
D10.12  Giải phương trình vô tỷ
D10.13  Giải phương trình minh hoạ từng bước
D10.14  Giải phương trình dạng hàm ẩn
D10.15  Giải hệ thống phương trình tuyến tính , phi tuyến
D10.16  Giải hệ phương trình
D10.17  Vẽ miền nghiệm của bất phương trình đại số
D10.19  Tối ưu hoá hàm 2 biến với các ràng buộc
D10.20  Tìm giao điểm của đồ thị hàm số và trục hoành Ox , trục tung Oy

HÌNH HỌC 10

H10.1  Tính diện tích tam giác trong hệ toạ độ Oxy
H10.3  Khảo sát conic ( đường tròn , Ellipse , Parabola , Hyperbola )
H10.2  Tính khoảng cách từ 1 điểm đến đường thẳng trong Oxy



++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

ĐẠI SỐ 11

D11.1 Thuật chia Euclide dùng cho số và đa thức  ( HORNER )
D11.2  Tính tổng nghịch đảo của n số tự nhiên




D11.6  Khai triển nhị thức Newton


GIẢI TÍCH 11


G11.1  Tính gíá trị một chuỗi số  theo n
G11.2  Đa thức truy hồi
G11.3  Khảo sát tính hội tụ của chuỗi số
G11.4  Tính giới hạn của chuỗi số khi  $n \rightarrow  \infty$
G11.5  Tìm hàm số ngược của hàm số cho trước
G11.6  Tìm đạo hàm của hàm số hợp - giải thích
G11.7   Tính đạo hàm cấp cao của hàm số
G11.8   Tìm giới hạn của hàm số
G11.9   Tìm giới hạn của hàm số
G11.10  Tính đạo hàm hàm số có dạng U/V
G11.11  Tìm đạo hàm của hàm số cho trước
G11.12  Tìm đạo hàm của hàm số cho trước

G11+12.1   Tính đạo hàm ,tích phân , giới hạn , vẽ đồ thị


LƯỢNG GIÁC 11

L11.1   Giải phương trình lượng giác
L11.2   Giải phương trình lượng giác trên một đoạn
L11.3   Tìm chu kỳ của hàm số tuần hoàn
L11.4   Khai triển công thức lượng giác



++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

ĐẠI SỐ 12

D12.1   Cấu trúc của số phức
D12.1   Giải phương trình mũ
D12.3   Giải  phương trình chứa tham số
D12.4   Giải  phương trình  bất kỳ  ( Bậc 2 , 3 , ... , mũ  , log , căn thức )
D12.5   Giải phương trình mũ



GIẢI TÍCH 12


G12.1  Vẽ đồ thị biểu diễn phương trình
G12.2    Khảo sát hàm số hữu tỷ
G12.3   Vẽ đồ thị trong toạ độ cực (Polar)
G12.4    Tìm cực trị của hàm số
G12.5    Vẽ đồ thị hàm số 2D
G12.6   Tìm đạo hàm cấp 2 của hàm số
G12.7    Vẽ nhiều hàm số - Basic plot. To plot two or more functions, enter {f1(x), f2(x),...}
G12.8    Tìm điểm uốn của hàm số cho trước
G12.9    Tìm nghiệm của các phương trình  y = 0 , y ' = 0 ,  y " = 0
G12.10    Tính tích phân bất định
G12.11    Tính tích phân bất định minh hoạ từng bước
G12.12   Tính tích phân bất định minh hoạ từng bước
G12.13   Tìm đường tiệm cận của hàm số
G12.14   Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi 2 đường cong (C1) , (C2)
G12.15  Tìm giao điểm của hàm số đa thức và trục hoành Ox - Vẽ đồ thị .
G12.16    Tính thể tích vật thể tròn xoay giới hạn bởi (C1) , (C2)
G12.17    Vẽ đồ thị hàm số ( có đường tiệm cận )
G12.18   Vẽ đồ thị 2D , 3D
G12.19   Tìm hoành độ giao điểm giữa 2 đường cong (C1) , (C2)
G12.20    Vẽ đường cong tham số 3D
G12.21    Tính diện tich mặt tròn xoay
G12.22    Tích thể tích vật tròn xoay  (C) , trục  Ox , x =a , x= b
G12.23    Thể tích vật tròn xoay
G12.24    Tích thể tích vật tròn xoay (C1) , (C2) , trục OX , x = a , x = b
G12.25    Khảo sát hàm số đơn giản
G12.26    Tìm cực trị của hàm số
G12.27    Tìm nguyên hàm của hàm số
G12.28    Tính tích phân xác định


HÌNH HỌC 12


H12.1  Tính khoảng cách 2 điểm trong 2D , 3D
H12.2   Viết phương trình mặt phẳng qua 3 điểm trong không gian
H12.3  Viết phương trình tham số của đường thẳng trong không gian
H12.4   Tìm công thức thể tích , diện tích hình không gian
H12.5   Vẽ đồ thị 2D , mặt 3D
H12.6    Tích có hướng 2 vector



++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

GIẢI TÍCH CAO CẤP

GI.1    Vẽ đồ thị , mặt 3D
GI.2   Vẽ đồ thị , mặt  3D
GI.3    Tích phân 2 lớp
GI.5    Tích phân kép
GI.6    Tích phân bội 3
GI.7    Tích phân bội 3
GI.8    Tích phân suy rộng
GI.9    Chuỗi và dãy số
GI.10    Các bài toán cơ bản trong vi  tích phân
GI.11     Vẽ hàm từng khúc ( piecewise ) - dùng để xét tính liên tục của hàm số
GI.12    Tính đạo hàm và tích phân một hàm số cho trước
GI.13     Vẽ đồ thị hàm số trong hệ toạ độ cực
GI.14     Tính đạo hàm riêng
GI.15    Khai triển hàm số bằng đa thức TAYLOR
GI.16    Tính tổng chuỗi số  n = 1...$\infty$
GI.17     Vẽ  đồ thị  3 hàm số

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Bài viết sau đây mô tả các khái niệm toán học và hướng dẫn tính toán chi tiết bằng công cụ trực tuyến , bạn đọc có thể tham khảo những nội dung chính yếu được đề cập đến trong giáo trình toán phổ thông  cùng với các ví dụ minh họa  .

Một số website hữu ích phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn toán :

http://quickmath.com/
http://analyzemath.com/
http://www.intmath.com/
http://www.mathportal.org
https://www.mathway.com/
https://www.symbolab.com/
http://www.graphsketch.com/
http://www.meta-calculator.com/online/?home
http://cohtrantmed.yolasite.com/widgets-tructuyen



10.  LƯỢNG GIÁC - Công thức - hàm số - phương trình và bất phương trình lượng giác

10.8.  Hệ phương trình - Bất phương trình lượng giác  .

10.8.1  Giải hệ phương trình lượng giác trên đoạn cho trước .

Đối với hệ phương trình lượng giác bạn đọc áp dụng các công thức đã trình bày ở phần 10a , biến đổi về hệ phương trình tương đương và giải bằng phép cộng hoặc phép thế . Dưới đây là một vài dạng hệ phương trinh lượng giác có kèm theo ví dụ và cách giải .


1. Tổng đại số-tổng tổng lượng giác .
Trong đó a,b,c,A.B.C  là các hằng (tham số)  f(x) và g(y) là các hàm lượng giác .

Ví dụ 1 .    Giải  hệ phương trình sau  


Biến đổi phương trình (2)  $cosx+cosy=2cos(\frac{x+y}{2})cos(\frac{x-y}{2})=2$

Thay (1)  $x+y = 2\pi$  thu được $2cos \pi cos(\frac{x-y}{2})=2\Leftrightarrow cos(\frac{x-y}{2})=-1=cos\pi$ 
Ghép hệ  ${x-y= \pm 2\pi + k2\pi , x+y=2\pi}$

*Dùng  widget  L11.I.1 GIAI HE PT L.GIAC / TIM No TONG QUAT    http://goo.gl/dEz1vg



2. Tổng đại số-tích lượng giác .

Trong đó a,b,c,A.B.C  là các hằng (tham số)  f(x) và g(y) là các hàm lượng giác .

Ví dụ 1 .    Giải  hệ phương trình sau

Biến đổi phương trình (2)  $2sinxcosy=1\Leftrightarrow sin(x+y)+sin(x-y)=1$

Thay (1)  $x+y = \pi$  thu được $sin \pi+sin(x-y)=1 \Leftrightarrow sin(x-y)=sin(\pi/2)$ 
Ghép hệ  ${x-y= \pi/2 + k2\pi , x+y=\pi}$

*Dùng  widget  L11.I.1 GIAI HE PT L.GIAC / TIM No TONG QUAT    http://goo.gl/dEz1vg



3. Tổng lượng giác -tổng lượng giác .

Trong đó A.B.C.D,E,F  là các hằng (tham số)  f(x),g(y),h(x),k(y)  là các hàm lượng giác .

Ví dụ 1 .    Giải  hệ phương trình sau

Biến đổi phương trình (1)  $sinx+siny=2sin[(x+y)/2]cos[(x-y)/2]=0$
Biến đổi phương trình (2)  $cosx+cosy=2cos[(x+y)/2]cos[(x-y)/2]=-1$
Lấy (1) chia (2) ta có  $tan[(x+y)/2] = 0 \Leftrightarrow x+y = k2\pi$

Thay (2)  $x+y =k2 \pi$  thu được $2cosk\pi.cos[(x-y)/2]=-1$ hay  $cos[(x-y)/2]= \pm 1/2$
Ghép hệ  ${(x-y)/2= \pi/3 + k2\pi , x+y = k2\pi}$  hoặc  ${(x-y)/2=2 \pi/3 + k2\pi , x+y = k2\pi}$

*Dùng  widget  L11.I.1 GIAI HE PT L.GIAC / TIM No TONG QUAT    http://goo.gl/dEz1vg


Lưu ý  có thể giải bằng phép thế  $y=-x+k2\pi$    thế (1) vào (2)

4. Tổng lượng giác -tích lượng giác.

Trong đó A.B.C.D,E,F  là các hằng (tham số)  f(x),g(y),h(x),k(y)  là các hàm lượng giác .

Ví dụ 1 .    Giải  hệ phương trình sau

Biến đổi phương trình (1)  $sin2x+sin2y=2sin(x+y)cos(x-y)=0$
Biến đổi phương trình (2)  $2cosx.cosy=cos(x+y)+cos(x-y)=1$
TH1.  Xét  $cos(x-y)=0 \Leftrightarrow x-y =\pi/2 + k\pi$
Ghép hệ  $cos(x+y)=1=cos\pi  \Leftrightarrow x+y = \pm \pi + k\pi$
TH2.  Xét  $cos(x+y)=0 \Leftrightarrow x+y =\pi/2 + k\pi$
Ghép hệ  $cos(x-y)=1=cos\pi  \Leftrightarrow x-y = \pm \pi + k\pi$

*Dùng  widget  L11.I.1 GIAI HE PT L.GIAC / TIM No TONG QUAT    http://goo.gl/dEz1vg



5. Tích lượng giác -tích lượng giác.


Trong đó A.B.C.D,E,F  là các hằng (tham số)  f(x),g(y),h(x),k(y)  là các hàm lượng giác .

Ví dụ 1 .    Giải  hệ phương trình sau

Lấy (2) trừ (1) ta có
 $cosxcosy-sinxsiny=0\Leftrightarrow cos(x+y)=0=cos\pi/2\Leftrightarrow x+y=\pi/2+k\pi$
Lấy (2) cộng (1) ta có
 $cosxcosy+sinxsiny=1\Leftrightarrow cos(x-y)=1=cos0 \Leftrightarrow x-y=0+k2\pi$
Ghép hệ   $x+y=\pi/2+k\pi  ; x-y=0+k2\pi$

*Dùng  widget  L11.I.1 GIAI HE PT L.GIAC / TIM No TONG QUAT    http://goo.gl/dEz1vg



6. Tổng đại số-tổng bình phương lượng giác .


Trong đó A.B.C.a,b,c  là các hằng (tham số)  F(x),G(y)  là các hàm lượng giác .

Ví dụ  .   Giải  hệ phương trình sau  


Biến đổi (2)  $cos^2x+cos^2y=(1+cos2x)/2+(1+cos2y)/2=1\Leftrightarrow cos2x+cos2y=0$
  $\Leftrightarrow cos2x=-cos2y=cos(\pi-2y) \Leftrightarrow 2x=\pm (\pi-2y)+k2\pi$
Ghép hệ  $x-y=\pi ; 2x=\pm (\pi-2y)+k2\pi$

*Dùng  widget  L11.I.1 GIAI HE PT L.GIAC / TIM No TONG QUAT    http://goo.gl/dEz1vg



7. Tổng bình phương lượng giác -tích lượng giác .


Trong đó A.B.C.a,b,c  là các hằng (tham số)  F(x),G(y),f(x),g(y)  là các hàm lượng giác .

Ví dụ  .    Giải  hệ phương trình sau


Biến đổi (1)  $-2sinxsiny=1\Leftrightarrow cos(x+y)-cos(x-y)=1$
Biến đổi (2)  $cos^2x+cos^2y=(1+cos2x)/2+(1+cos2y)/2=1\Leftrightarrow cos2x+cos2y=0$
  $\Leftrightarrow cos2x=-cos2y=cos(\pi-2y) \Leftrightarrow 2x=\pm (\pi-2y)+k2\pi$


Ghép hệ  $cos(x+y)-cos(x-y)=1; 2x=\pm (\pi-2y)+k2\pi$
Hoặc  $2cos(x+y)cos(x-y)=0 ; cos(x+y)-cos(x-y)=1$

*Dùng  widget  L11.I.1 GIAI HE PT L.GIAC / TIM No TONG QUAT    http://goo.gl/dEz1vg



8. Tổng bình phương lượng giác -tổng bình phương lượng giác  .

Trong đó A.B.C.D,E,K  là các hằng (tham số)  F(x),G(y),P(x),Q(y)  là các hàm lượng giác .

Ví dụ  .    Giải  hệ phương trình sau


Biến đổi (1)  $sin^2 2x+sin^2 2y=1\Leftrightarrow (1-cos4x)/2+(1-cos4y)/2=1\Leftrightarrow cos4x+cos4y=0$
$\Leftrightarrow cos4x=-cos4y=cos(\pi-4y) \Leftrightarrow 4x=\pm (\pi-4y)+k2\pi$

Ghép hệ  $cos^2x+cos^2y=1/2; 4x=\pm (\pi-4y)+k2\pi $

*Dùng  widget  L11.I.1 GIAI HE PT L.GIAC / TIM No TONG QUAT    http://goo.gl/dEz1vg



10.2.1  Giải bất phương trình lượng giác .

Phương pháp chung để giải bất phương trình lượng giác là dựa vào việc xác định các đầu cung và trục của đường tròn lượng giác , sau đó tìm ra khoảng nghiệm thích hợp .

Ví dụ . 
a. Tìm nghiệm của bất phương trình sau :  $2cosx + 1 \leq 0$   (dạng cơ bản)
Dùng đường tròn lượng giác có chấm các đầu cung đặc biệt như sau
$2cosx + 1 \leq 0 \Leftrightarrow  cosx \leq -1/2 $
Trên trục cos ta loại bỏ phần lớn hơn -1/2 , tương ứng với miền nhận nghiệm là
$4\pi/6 + k2\pi  \leq  x \leq  8\pi/6 + k2\pi $
Hay  $2\pi/3 + k2\pi  \leq  x \leq  4\pi/3 + k2\pi $

*Dùng  widget   L11.I.1 GIAI BAT PHUONG TRINH LUONG GIAC      http://goo.gl/AdWgJM


b. Tìm nghiệm của bất phương trình sau :  $2cos^2x + 5sinx -4  \geq 0$   (dạng bậc 2)
Biến đổi về sinx , ta có  $2(1-sin^2x) + 5sinx -4  \geq 0\Leftrightarrow -2sin^2x+5sinx-2 \geq 0 $
Hay $2sin^2x-5sinx+2\leq 0$  đặt  $t=sinx;-1 \leq t \leq 1$
Bất phương trình thành  $2t^2-5t+2 \leq 0 ; -1 \leq t \leq 1 $
Giải bằng xét dấu

Bất phương trình tương đương  $sinx \geq 1/2$
Dùng đường tròn lượng giác có chấm các đầu cung đặc biệt như sau  $sinx \geq 1/2$
Trên trục sin ta loại bỏ phần nhỏ hơn 1/2 , tương ứng với miền nhận nghiệm là
$\pi/6 + k2\pi   \leq  x  \leq  5\pi/6 +k2\pi$


*Dùng  widget   L11.I.1 GIAI BAT PHUONG TRINH LUONG GIAC      http://goo.gl/AdWgJM
 


c. Tìm nghiệm của bất phương trình sau :  $\sqrt{3}cosx -sinx -\sqrt{2}  \leq 0$   (dạng cổ điển)
Chia 2 vế cho 2 , ta có
 $\sqrt{3}cosx -sinx -\sqrt{2}   \leq 0 \Leftrightarrow \sqrt{3}/2 cosx - 1/2 sinx \leq \sqrt{2}/2 \Leftrightarrow sin(\pi/3-x)\leq \sqrt{2}/2 $
Dùng đường tròn lượng giác có chấm các đầu cung đặc biệt như sau  $sin(\pi/3-x)\leq \sqrt{2}/2 $
Trên trục sin ta loại bỏ phần lớn hơn $\sqrt{2}/2$ , tương ứng với miền nhận nghiệm là
$3\pi/4 + k2\pi   \leq  \pi/3-x  \leq  9\pi/4 +k2\pi$


*Dùng  widget   L11.I.1 GIAI BAT PHUONG TRINH LUONG GIAC      http://goo.gl/AdWgJM






Trần hồng Cơ
Ngày 28/11/2015



-------------------------------------------------------------------------------------------

Trên đời không gì vĩ đại bằng con người.

Trong con người không gì vĩ đại bằng trí tuệ.

A.Hamillton

*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran