Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Hiển thị các bài đăng có nhãn tiên đề. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tiên đề. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

CÂU CHUYỆN TOÁN HỌC - PHẦN 4 .

CÂU CHUYỆN TOÁN HỌC -

  PHẦN 4 .








1. Hình động mô phỏng các khái niệm toán học

ĐỊNH LÝ PYTHARORAS



CONICS

ELLIPSE
HYPERBOLA

PARABOLA



TAM GIÁC PASCAL

GÓC NGOÀI CỦA LỤC GIÁC ĐỀU

 SỐ PHI

SỐ PI



QUAN HỆ GIỮA HÀM SIN VÀ COS




Nguồn http://kenh14.vn/

2. Viễn vọng kính Không gian Hubble

Viễn vọng kính Không gian Hubble đã thay đổi cách nhìn của chúng ta về vũ trụ. Trong gấn một phần tư thế kỷ, kính viễn vọng này đã gửi về trái đất một số lượng khổng lồ dữ liệu và hình ảnh từ không gian.





25.04.2015

Cách nay đúng 25 năm Viễn vọng kính Hubble được phi thuyền con thoi Discovery đặt trong không gian, với nhiều thiết bị để tìm hiểu về vũ trụ.

Viễn vọng kính này đã chụp được những hình ảnh tuyệt vời về không gian, làm cho khoa thiên văn thay đổi vĩnh viễn.

Cuộc khảo sát của Hubble bao trùm gần như mọi biên cương của khoa thiên văn không gian sâu, kể cả sự nới rộng và tăng tốc của vũ trụ, sự hình thành của thiên hà ngay sau cú nổ lớn Big Bang, cùng với thành phần hoá học và tính chất có thể cư trú của những hành tinh bay trong quỹ đạo của những tinh tú.

Viễn vọng kính này vốn được dự trù chấm dứt hoạt động vào năm 2005, nhưng giờ đây vẫn tiếp tục hoạt động sau 5 phi vụ bảo trì và sửa chữa của phi thuyền con thoi, tổng cộng 32 cuộc đi bộ trong không gian và nhiều phi hành gia đã làm việc cho viễn vọng kính.

Website của Hubble cho biết năng lực khoa học của đài quan sát này giờ đây mạnh hơn lúc mới được đưa lên không gian, với những thiết bị được nâng cấp, các máy tính và những hệ thống kiểm soát hoạt động tốt cho tới ít nhất là cuối thập niên này.

Tại Hoa Kỳ, tài liệu giáo dục của Hubble được sử dụng bởi nửa triệu giáo viên và 6 triệu học sinh mỗi năm.

Nguồn VOA.


3. Kính viễn vọng Giant Magellan cho phép tìm hiểu nguồn gốc vũ trụ



Rosanne Skirble
13.02.2014

Kính viễn vọng lớn nhất và mạnh nhất trong lịch sử đang trong giai đoạn xây dựng tại Trường đại học Arizona. Khi kính viễn vọng Giant Magellan hoàn tất vào năm 2020, nó sẽ cho phép các nhà thiên văn tìm hiểu về nguồn gốc của vũ trụ.

Ông Patrick McCarthy tới dự hội nghị thường niên của Hội Thiên văn Hoa Kỳ ở Washington để quảng bá dự án Kính viễn vọng Giant Magellan mà ông dẫn đầu.

“Kính viễn vọng của chúng tôi có đường kính 25 mét và bao gồm bảy tấm gương phối hợp hoạt động để tạo thành một kính viễn vọng duy nhất. Mỗi tấm gương đó có đường kính 8,4 mét.”

Mặc dù vậy, Magellan có căn cứ trên mặt đất và thu thập ánh sáng được lọc qua khí quyển, nó sẽ cung cấp những hình ảnh có độ phân giải cao nhất chưa bao giờ được thấy để khám phá không gian sâu thẳm. Ông McCarthy nói rằng kính viễn vọng này được thiết kế để thăm dò bầu trời nhằm tìm lời giải đáp cho những câu hỏi căn bản.

“Chúng ta muốn biết tầm vóc và cấu trúc toàn thể của vũ trụ. Vũ trụ bao gồm những gì? Đâu là nơi ở của chúng ta trong vũ trụ? Có những hành tinh khác trong vũ trụ tôn tại sự sống hay không? Và toàn bộ số phận và tiến hóa của vũ trụ là gì? Như vậy chúng ta muốn biết ta ở đâu ? Và có ai khác ở với chúng ta trong vũ trụ hay không?”





Khả năng thu thập ánh sáng cực lớn của Magellan sẽ cho phép kính viễn vọng này dõi theo tuyến đường vũ trụ tiến hóa của chúng ta, từ khí và những hạt nguyên tố tới thế giới phong phú các thiên hà, các sao và các hành tinh chúng ta thấy ngày hôm nay.

“Và một khi ta nhìn thấy chúng, ta có thể bắt đầu xem xét tới các tầng khí quyển của chúng để xem có dấu hiệu nào về đời sống hay ít nhất những chỉ dấu sinh học như nước, oxy, hoặc có lẽ chlorophyll… Và rồi trên một tầm cỡ rất lớn, chúng ta có thể đo lường lịch sử mở rộng của vũ trụ và tìm cách hiểu sự tiến hóa kỳ diệu này và hỏi số phận của vũ trụ sẽ như thế nào sau một tỉ năm nữa?”

Mỗi tấm gương là sản phẩm của kỹ thuật cắt và sản xuất độc đáo. Trước hết, một khuôn đúc được chế tạo để có thể thích nghi và chứa đựng khoảng 20 tấn kính được nghiền nát.

“Ta đổ kính vào đó, ta nung kính trong một lò đầy sợi đèn. Ta nung nóng kính tới khoảng 2.000 độ. Khi kính bắt đầu chảy, ta quay lò nung. Ta quay lò cho tới lúc kính chảy thành dạng lỏng, số kính này giữ được dạng tự nhiên của một tấm gương hình parabol.”

Sau hai ngày quay, tấm gương được để cho nguội lại, mỗi ngày một độ trong bốn tháng, để tránh những ứng suất có thể gây ra các vết nứt.”

“Rồi sau bốn tháng đó, chúng tôi mở nắp phía trên để xem kết quả ra sao. Và chúng tôi đã làm như vậy trên tấm gương thứ ba, và nó rất đẹp!”




Nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm, để đánh bóng tấm gương thật kỹ, đúng mức với những dụng cụ mỗi ngày một tinh vi hơn.

Dự án trị giá một tỉ đô la này là sáng kiến kính viễn vọng do tư nhân dẫn dắt lớn nhất trong lịch sử, một sự hợp tác toàn cầu giữa các học viện hàn lâm và khoa học.

“Đây là 10 năm giải quyết những vấn đề khó khăn, suy nghĩ thận trọng, để chế tạo một thứ chưa bao giờ được thực hiện trước đó. Đó là lý do tại sao cần phải có một đội ngũ lớn, những người rất có tài, nhiều suy nghĩ và nhiều kế hoạch.”

Kính viễn vọng Giant Magellan sẽ bắt đầu hoạt động trên một đỉnh núi tại Chile vào năm 2020, với bốn trong số bảy tấm gương căn bản. Khi giai đoạn chót hoàn tất, kính viễn vọng này sẽ có độ phân giải gấp 10 lần kính viễn vọng Hubble trên không gian. Ông McCarthy thừa nhận rằng có lẽ ông sẽ không còn sống để được hưởng những lợi ích của nó.

“Những dự án này là những kiểu dự án sẽ chiếm trọn cả đời người hay gần như vậy. Vì vậy mà những người làm công việc đó như tôi hiểu rằng thế hệ kế tiếp sẽ là người sử dụng. Họ sẽ là những người thực hiện việc khám phá.”

Ông nói thêm rằng “những khám phá, mà chúng ta thậm chí còn chưa thể hình dung ra.”

Nguồn VOA

4. Nhà toán học lỗi lạc John Nash qua đời trong tai nạn xe hơi

Thiên tài toán học từng đoạt giải Nobel John Nash, người mà cuộc đấu tranh chống chọi bệnh tâm thần phân liệt được dựng thành phim A Beautiful Mind năm 2001, cùng vợ của ông, đã qua đời trong một tai nạn giao thông ở Mỹ.





Nguồn VOA

Tưởng nhớ John Nash



John Nash là một tượng đài trong ngành toán và kinh tế. Ông đoạt giải Nobel kinh tế năm 1994.

Trần Vinh Dự
25.05.2015

Hôm nay, giáo sư toán kinh tế John Nash đã qua đời cùng với người vợ của mình, bà Alicia Nash, trong một tai nạn giao thông kinh hoàng ở bang New Jersey. Giáo sư Nash hưởng thọ 86 tuổi, còn vợ ông, bà Alicia Nash hưởng thọ 82 tuổi.

John Nash là một tượng đài trong ngành toán và kinh tế. Ông nhận giải Nobel kinh tế năm 1994 vì là người đầu tiên mở ra ngành Game Theories (lý thuyết trò chơi, hay đúng hơn là lý thuyết tương tác chiến lược). Game Theory ngày nay đã trở thành xương sống của kinh tế học hiện đại, của chính trị học, xã hội học, và nhiều ngành khoa học xã hội khác. Sở dĩ như vậy là vì Game Theories mô hình hóa tất cả các tương tác xã hội giữa con người với con người dưới dạng toán học để tìm ra các giải pháp cân bằng (equilbrium) cho mỗi tình huống. Tên của giáo sư John Nash được đặt cho một loại cân bằng này, gọi là Nash Equilibrium.



Những người không thuộc giới nghiên cứu kinh tế hoặc toán học ít biết đến ông. Người ta chỉ biết đến hình ảnh một thiên tài đầy bệnh tật và cuộc sống kì dị trong phim A Beautiful Mind (phim được 4 giải Oscar năm 2002). Trong film, nghiên cứu sinh tiến sĩ Nash nghĩ ra cân bằng Nash và bắt đầu đặt viên gạch đầu tiên cho Game Theory khi đi tới một bữa tiệc, và nhận thấy tương tác giữa các bạn nam và bạn nữ, khi mỗi bên đều tìm cách gây ấn tượng và chinh phục người của phe kia.

Nhân vật trong A Beautiful Mind tốt nghiệp tiến sĩ, lập gia đình với một cô bạn gái cùng trường, và được Bộ Quốc phòng Mỹ mời làm việc. Sau đó ông bị phát hiện có triệu chứng hoang tưởng và rối loạn thần kinh (paranoid schizophrenia), luôn cảm thấy mình là trung tâm của một vụ việc hệ trọng liên quan đến an ninh quốc gia, luôn bị theo dõi, đe dọa. Căn bệnh này đe dọa chính gia đình ông, cho đến khi ông phát hiện ra là người vợ mình luôn trẻ như ngày đầu mà không già đi chút nào, và hiểu rằng mình luôn bị ảo giác. Từ đó, ông tập sống và chấp nhận với ảo giác, với những nhân vật không có thật đeo bám mình, và trở lại cuộc sống bình thường của một giáo sư vào lúc tuổi đã già.



Ngoài đời thật của John Nash khác rất nhiều so với trong phim. Ông chưa bao giờ làm cho Bộ Quốc phòng Mỹ mà chỉ làm cho một think tank tên là RAND (think tank này làm nhiều hợp đồng nghiên cứu cho Bộ Quốc phòng). Cuộc sống ngoài đời thật của ông cũng phức tạp hơn rất nhiều lần so với trong  phim. Theo nhiều nguồn tin chính thống, John Nash từng có thời gian có khuynh hướng tình dục đồng giới (trước khi có tình yêu thật sự với Alicia và cưới).

Ông cũng có một người con trai từ lúc 25 tuổi (năm 1953) với Eleanor Stier, một y tá ở Boston, và đặt tên là John David Stier. John Nash không chịu cưới và chia tay Eleanor. Ông không mấy quan tâm đến John Stier và chỉ thi thoảng gặp. Từ khi cậu bé lên 6 tuổi, ông chủ yếu liên hệ với con trai qua thư. Sau này John Stier trở thành một y tá giống như mẹ. Sau nhiều năm vật lộn với bệnh tật và trở lại bình thường, Nash gặp lại John Stier và trách John tại sao không trở thành bác sĩ để cậu và em trai cùng bố (con của Nash và Alicia) có thể gặp nhau và giúp nhau (người con thứ hai này cũng bị bệnh rối loạn thần kinh giống John Nash).

Cuộc hôn nhân của John Nash và Alicia cũng không suôn sẻ. Ông bà lấy nhau tháng 2 năm 1957 và có con trai tên John C.M. Nash vào tháng 5 năm 1959 (cậu bé này không có tên trong gần cả một năm). Tới mùa Giáng Sinh năm 1962, Alicia đệ đơn li dị. Rõ ràng bệnh tật của Nash trong giai đoạn này đã làm Alicia không chịu đựng nổi. Hồ sơ của Alicia viết rằng Nash đổ tội cho bà đã cố tình hai lần đưa ông vào nhà thương điên. Ông chuyển sang sống ở một phòng khác trong nhà, và trong hơn 2 năm từ chối quan hệ vợ chồng với Alicia.

Sau khi li dị, Alicia lại cho phép John Nash quay lại sống cùng với mình vào năm 1970. Sự chăm sóc và sự kiên nhẫn của bà đóng vai trò vô cùng hệ trọng trong việc giúp ông dần dần khỏi bệnh loạn trí. Tuy nhiên, quan hệ của hai người giống như hai người bạn. Quan hệ tình cảm của họ chỉ sống lại vào năm 1994, sau khi John Nash được giải Nobel kinh tế. Hai người làm đám cưới trở lại vào năm 2001, 44 năm sau đám cưới đầu tiên của họ. John Nash và Alicia cùng qua đời vào ngày 25 tháng 5 năm 2015 trong một tai nạn giao thông ở New Jersey như báo chí đã đưa.

John và Alicia Nash, trong khuôn viên trường Đại học Princeton,
tái hôn năm 2001. Họ có một con trai tên là John Charles Martin Nash (sinh năm 1959)
 

Ngoài đời thật, John Nash là một thiên tài, nhưng cũng là một người lập dị, trước khi trở thành một nạn  nhân của bệnh loạn trí. Phần lớn cuộc đời ông sống trong bệnh tật. Những người thân của ông cũng vì thế mà chịu nhiều khổ đau. Con trai đầu của ông bị ông ghẻ lạnh. Con trai thứ hai bị bệnh giống như ông. Vợ ông, bà Alicia cũng gần như dành cả đời mình chăm sóc cho John Nash – như một người chồng thì ít mà như một bệnh nhân thì nhiều.
Thế nhưng, đối với những người làm nghiên cứu kinh tế (và nhiều bộ môn khoa học khác sau này), đặc biệt với người nghiên cứu Game Theory, thì tài sản mà ông để lại cho họ (và cho nhân loại) quả thật vô giá.

Tôi chưa bao giờ gặp ông, nhưng đã có thời là người nghiên cứu Game Theory, luôn ngưỡng mộ thiên tài của ông, và trân trọng những gì ông để lại cho khoa học. Hôm nay biết tin ông mất, và lần đọc lại những biến cố trong cuộc đời ông, nhớ lại bộ film A Beautiful Mind đã từng xem từ mười mấy năm trước, không khỏi thấy sự ra đi của ông là một mất mát quá lớn. Những dòng viết đơn giản này xin dành để tưởng nhớ ông, người cha của ngành khoa học Game Theory hiện đại.

Nguồn VOA
http://www.voatiengviet.com/content/tuong-nho-john-nash/2789639.html



5. 14/03/15: Ngày số Pi trăm năm mới có một lần

Ngày số Pi năm nay sẽ ghi nhận khoảnh khắc đặc biệt trăm năm mới có một lần: 9 giờ 26 phút 53 giây.

Ai cũng biết hôm nay là Valentine trắng, dịp mà các chàng trai tặng quà đáp lễ cho nửa kia của mình sau khi được nhận sô cô la vào ngày 14/02. Nhưng ngoài ra, 14/03 còn mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt khác: đó là ngày số Pi – ngày vinh danh một trong những con số vĩ đại nhất trong lịch sử toán học.


Năm nay, ngày số Pi sẽ trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết khi đồng hồ điểm 9 giờ 26 phút 53 giây. Khi đó nếu ghép các số liệu thời gian theo thứ tự tháng, ngày, 2 số cuối cùng của năm, giờ, phút, giây ta sẽ được: 3,141592653. Đây chẳng phải là giá trị gần đúng của số Pi hay sao?

Ngược dòng lịch sử, ta sẽ thấy trong mọi nền văn hóa, số Pi luôn chiếm một vị trí vô cùng đặc biệt. Từ Hy Lạp cổ đại cho tới Ai Cập, Babylon, Trung Quốc, ở đâu các nhà toán học đại tài cũng đều mong muốn tìm ra giá trị thật của Pi (hằng số biểu thị tỉ số giữa chu vi của đường tròn và đường kính). 

Người đầu tiên tính ra gần đúng giá trị của π là Ác-si-mét người Hy Lạp (287 – 222 TCN) sau khi sử dụng hình vẽ đa giác có tới 96 cạnh. Kết quả của ông là 3,1419. 
Ở Trung Quốc, vào thời Ngụy Tấn (khoảng năm 263), nhà toán học Lưu Huy đã chỉ ra được giá trị của π là 3,1416 - một giá trị gần đúng với ngày nay. Đến thời Nam - Bắc Triều (khoảng năm 480), nhà khoa học Tổ Xung Chi đã tìm ra số π = 355/113 hay giá trị của π nằm trong khoảng từ 3,1415926 đến 3,1415927. Đây là số π chính xác nhất trong vòng 900 năm sau đó. 

Tổ Xung Chi, nhà khoa học tính ra gần đúng nhất với giá trị của số Pi ngày nay
Tục lệ kỷ niệm ngày số Pi bắt đầu ra đời tại San Francisco Exploratorium vào năm 1988 theo ý tưởng của Larry Shaw. Nhân viên của Exploratorium và công chúng sẽ cùng nhau tập trung trong sự kiện này, diễu hành rồi sau đó cùng nhau ăn những chiếc bánh trái cây. Kể từ đó, nhiều người bắt đầu coi “Ngày số Pi” như một ngày lễ kỉ niệm đáng nhớ thường niên. Đặc biệt, ngày số Pi cũng chính là sinh nhật của thiên tài khoa học Albert Einstein người Đức.


Nguồn: CNN Tech, The Next Web, Wikipedia

    Trong số những ngày lễ kỉ niệm cấp quốc gia của nước Mỹ, Pi day 14/3 là một dịp đặc biệt để dân mê Toán và dân nghiền bánh nướng cùng tụ họp.

    Sinh ra từ một lối chơi chữ
    Năm 1988, tại Bảo tàng khoa học San Francisco Explotarium, nhà vật lý học Larry Shaw đã cùng với các nhân viên của mình tự tổ chức một ngày lễ vinh danh hằng số Pi. Do “Pi” và “Pie” (bánh nướng) có phát âm giống nhau, trong ngày này, Shaw cùng các cộng sự của mình đã thưởng thức những chiếc Pie trái cây thơm ngon. Ý tưởng về một “Pi day” – vừa vinh danh toán học vừa “măm măm” bánh ngọt – đã được Hạ viện Mỹ quan tâm và hỗ trợ để phát triển thành Ngày số Pi toàn quốc – 14/3 hàng năm.

    Một điều thú vị khác là, sở dĩ 14 tháng 3 được chọn vì trong lịch Mỹ nó sẽ được viết thành 314, khá giống với  con số Pi xấp xỉ 3,14 nổi tiếng. Bên cạnh đó còn có một lí giải thú vị không kém về mối liên hệ giữa số 3,1,4 với bánh pie: Nếu bạn viết 314 và soi qua gương, hình ảnh phản chiếu của nó sẽ gần giống với từ “pie”!

    Dù mang ý nghĩa chính là tôn vinh số Pi, nhưng mục đích này chỉ phổ biến trong giới Toán học. Với đa số dân Mỹ nói chung, 14/3 hàng năm được biết đến như một ngày bánh Pie toàn quốc thứ hai bên cạnh ngày chính thức là 23/1. Thậm chí Hội đồng Bánh nướng uy tín nhất của nước Mỹ - American Pie Council – cũng nhiệt tình tham gia vào công cuộc kỉ niệm Pi day.

    Hàng năm, cứ tới 14/3, người Mỹ đều rộn ràng chuẩn bị những chiếc bánh pie thơm ngon và xinh đẹp, theo sau là hàng loạt các hoạt động thú vị khác xoay quanh số Pi và bánh pie: Lễ hội ném bánh pie, cuộc thi bánh nướng cấp khu vực và toàn quốc, những cuộc họp mặt của câu lạc bộ Toán ở trường trung học và đại học – khi các thành viên cùng quây quần bên một đĩa bánh nướng thơm lừng. Dù ra đời chưa lâu nhưngPi day đã tổ chức thành công suốt chục năm ở Mỹ , và trở thành một trong những dịp lễ lạc được người dân cực kì mong đợi.

    Ăn gì vào Pi day 14/3 ?

    Dĩ nhiên là bánh Pie…

    Tất cả các loại Pie truyền thống của Mỹ sẽ được bán nhanh chóng vào ngày này, và mọi người có thể ăn Pie từ sáng đến tối thay cho ba bữa chính. Tuy nhiên vì đây là loại bánh truyền thống gắn với cuộc sống thường nhật, nên người Mỹ có xu hướng tự nướng Pie ở nhà hơn. Một số loại Pie trái cây đơn giản sẽ là lựa chọn lý tưởng cho ngày 14/3: Apple Pie với lớp táo mọng nước bên trong, Rashberry hoặcBlueberry Pie với vị chua hoa quả hòa quyện cùng phần bánh giòn tan, ngọt ngào,…

    “Hoành tráng” hơn, nhiều gia đình còn khéo léo làm các loại Pie đẹp mắt và phức tạp như Ley Lime Pie – bánh nướng chanh với lớp meringue  từ lòng trắng trứng tuyệt đẹp bên trên, hoặc pie hồ đào, pie bí đỏ, thậm chí pie mang phong vị châu Á với thành phần chính là…khoai lang! Pi day đích thực là một dịp để các đầu bếp Mỹ tại gia được thỏa sức sáng tạo trên công thức bánh nướng truyền thống.

    …và nhiều món ngon khác nữa!

    Một điều thú vị mà dân Mỹ phát hiện ra trong vài năm đầu tổ chức Pi day là, không chỉ đồng âm với bánh pie, “Pi” còn xuất hiện rất nhiều trong các danh từ chỉ món ăn ở Tiếng Anh. Và thế là để hòa quyện toán học với ẩm thực một cách thú vị hơn nữa trong ngày 14/3, người Mỹ sẽ ăn cả những món có cụm “pi” trong đó, ví dụ như pizza, pinnapple, pine nuts,… Danh sách này ngày càng được tăng lên và được thêm vào nhiều cái tên “không ngờ”, nhờ vào óc nhạy cảm ngôn ngữ của người Mỹ.

    Tuy nhiên, ngày 14/3 sẽ không trọn vẹn nếu mọi người chỉ chú trọng vào công thức và hương vị. Để truyền tải tinh thần tôn vinh số Pi vào trong những món ăn thơm ngon, nhiều cách tạo hình độc đáo cho thực phẩm đã được ra đời. Phổ biến nhất là dùng icing sugar  hoặc sốt chocolate để vẽ kí hiệu Pi lên mặt bánh, hoặc tạo hình vỏ bánh theo kí hiệu này.

    Kí hiệu Pi sẽ xuất hiện khắp nơi: Từ hình dáng những chiếc bánh cupcake, chi tiết trang trí trên bánh cupcate, tới cách sắp xếp quả olive và cà chua bi trong đĩa salad cho bữa tối,…Tất cả đều thể hiện tinh thần sáng tạo không ngừng nghỉ và đầy bất ngờ của các đầu bếp tại gia Mỹ.


    Chỉ từ một hiện tượng đồng âm khác nghĩa trong tiếng Anh, người Mỹ đã nghĩ ra cách kết hợp hai hoạt động tưởng chừng không chút liên quan là Toán học và ẩm thực lại với nhau – tạo nên một Pi day độc đáo chỉ có riêng ở đất Mỹ.  Đừng quên rằng vào ngày 14/3 hàng năm, ngoài việc kỉ niệm lễ Valentine Trắng, vẫn có hoạt động không kém để tôn vinh một phát minh quan trọng của Toán học lẫn một công thức ẩm thực lâu đời nhé!
    Theo
     Tsubaki / Trí Thức Trẻ


    6. Tin tức toán học thế giới

    a.Mathematical Reviews kỷ niệm 75 năm ra số đầu tiên.
    Năm 1940 Hội Toán học Mỹ đã thành lập Mathematical Reviews với tổng biên tập đầu tiên là Otto Neugebauer. Kể từ đó, Mathematical Reviews đã trở thành một phần quan trọng của Hội Toán học Mỹ cũng như cộng đồng toán học quốc tế. Số đầu tiên được xuất bản chỉ có 32 trang và 176 bài viết. Ngày nay,
    MathSciNet (phiên bản điện tử) có một cơ sở dữ liệu gồm 3 triệu tài liệu với gần 9 triệu trích dẫn và một cộng đồng gần 17.000 nhà toán học tham gia viết.

    b."Breakout Graduate Fellowships" là tên một quỹ học bổng mới được thành lập bởi các nhà toán học Simon Donaldson, Maxim Kontsevich, Jacob Lurie, Terence Tao và Richard Taylor. Là chủ nhân của các giải thưởng "Mathematics Breakthrough Prize" (Giải thưởng Đột phá Toán học) năm 2014, mỗi nhà toán học đã tặng cho Liên đoàn Toán học Thế giới 100.000 đô la để thành lập quỹ học bổng cho những sinh viên cao học toán ở tại các nước đang phát triển.
    Thông tin thêm xem tại www.mathunion.org/cdc/aboutcdc/news-and-events/

    c.Các nhà toán học Mỹ John F. Nash Jr. và Louis Nirenberg cùng chia giải thưởng Abel năm nay.
    Cả hai ông được trao giải cho những đóng góp nổi bật và có ảnh hưởng sâu xa trong lý thuyết phương trình đạo hàm riêng phi tuyến và những ứng dụng trong giải tích hình học.
    John F. Nash Jr. năm nay 86 tuổi và từng dành cả sự nghiệp tại Đại học Princeton và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).
     Louis Nirenberg nămnay 90 tuổi và từng làm việc tại Viện các khoa học về Toán Courant, Đại học New York. Mặc dù cả hai nhà toán học không chính thức hợp tác trong bài báo nào, trong những năm 1950 họ đã có ảnh hưởng lớn lẫn nhau. Hiện nay, những kết quả của hai ông đang được áp dụng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

    d.Giải thưởng Wolf cho Toán học là một giải thưởng quan trọng khác trong cộng đồng toán học cũng vừa công bố chủ nhân của giải thưởng năm 2015 là giáo sư James G. Arthur của Đại học Toronto, Canada.
     Arthur được trao giải cho những công trình đồ sộ về công thức vết vànhững đóng góp cơ bản cho lý thuyết biểu diễn automophic của nhóm reductive.

    e.Một số giải thưởng năm 2015 của Hội Toán học Mỹ bao gồm:

    1. Giải thưởng Steele mục Thành tựu trọn đời: Victor Kac (Viện Công nghệ Massachusetts - MIT) cho những đóng góp đột phá của ông cho lý thuyết Lie và ứng dụng trong toán học và vật lý.
    2. Giải thưởng Steele mục Trình bày toán học: Robert Lazarsfeld (Đại học Stony Brook) cho quyển sách "Positivity in Algebraic Geometry I and II", xuất bản năm 2004.
    3. Giải thưởng Steele mục Cống hiến cho nghiên cứu: Rostislav Grigorchuk (Đạihọc Texas A&M) cho bài báo "Degrees of growth of finitely generated groups and the theory of invariant means". Bài báo này đầu tiên được đăng bằng tiếng Nga năm 1984 ở tờ Izvestiya Akademii Nauk SSSR. Seriya Matematicheskaya,một năm sau được dịch sang tiếng Anh. Bài báo là một bước ngoặt đặc biệt trong sự phát triển của lý thuyết nhóm hình học, một lĩnh vực đang phát triển nhanh.
    4. Giải thưởng Satter: Hee Oh (Đại học Yale, Mỹ) cho những nghiên cứu về động lực của không gian thuần nhất, nhóm con rời rạc của nhóm Lie và ứng dụng vào lý thuyết số.
    5. Giải thưởng Cole cho Đại số: Peter Scholze (Đại học Bonn, CHLB Đức) cho các kết quả về các không gian perfectoid, dẫn đến lời giải cho một trường hợp đặc biệt quan trọng của giả thuyết đơn đạo có trọng (Weight-monodromy conjecture) của P. Deligne.
    6. Giải thưởng Birkhoff: Emmanuel Candès (Đại học Stanford, Mỹ) trong lĩnh vực toán ứng dụng. Các công trình của ông về compressed sensing (lấy mẫu nén) đã cách mạng hóa xử lý tín hiệu và nhận dạng hình ảnh y tế. Giải thưởng cũng được trao do những đóng góp của Candès trong giải tích điều hòa tính toán, thống
    kê và tính toán khoa học.
    7. Giải thưởng Whiteman: Umberto Bottazzini (Đại học Milan, Ý), đã được trao giải thưởng cho những công trình về lịch sử toán học, trong đó nổi bật là về sự xuất hiện của toán học hiện đại ở Ý và về giải tích thế kỷ 19 và 20.


    7. Máy gia tốc hạt lớn LHC tái khởi động

    Thứ Tư, 27/05/2015

    Tin tức / Khoa học công nghệ



    Các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu (CERN) hôm qua tái khởi động Máy Gia tốc hạt lớn LHC "Big Bang", bắt đầu nỗ lực thăm dò vào ‘vũ trụ tối’ mà họ tin là nằm ngoài bầu vũ trụ có thể nhìn thấy.

    CERN cho hay các tia phân tử đã bắn xuyên qua được đường hầm dài 27km của máy gia tốc bên dưới đường biên giới giữa Thụy Sĩ và Pháp, gần Geneva.

    Máy LHC là dụng cụ trong quá trình khám phá các hạt boson Higgs, một hạt hạ nguyên tử đã được giả định từ lâu nhưng mãi tới năm 2013 mới được xác định.

    Cỗ máy này bị đóng hai năm trước cho quá trình nâng cấp khổng lồ được mô tả như nhiệm vụ của Hercule tăng đôi sức mạnh và khả năng vươn tới những gì chưa được biết đến.

    Các khoa học gia hy vọng sẽ nhìn thấy được tất cả các thể loại vật lý mới, kể cả việc lần đầu tiên được trông thấy vật chất tối trong quá trình vận hành 3 năm lần thứ nhì của máy LHC.

    Nguồn VOA


    -------------------------------------------------------------------------------------------

     Mục đích cuộc sống càng cao thì đời người càng giá trị.

     Geothe

    Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

    CÂU CHUYỆN TOÁN HỌC - PHẦN 3 .


    CÂU CHUYỆN TOÁN HỌC -

      PHẦN 3 .

    Dưới đây là các bài viết đã đăng trên trang  
    http://ebooktoan.com  ,   http://boxmath.vn  , https://sites.google.com/site/nguyentuthang/home

    Xin phép được đăng lại trên Blog Toán - Cơ học ứng dụng . 
    Trân trọng cám ơn các tác giả .  








    1. VỀ GIẢI FIELDS



    Huy chương Fields là một giải thưởng được trao cho tối đa bốn nhà toán học không quá 40 tuổi tại mỗi kì Đại hội quốc tế (ICM) của Hiệp hội Toán học quốc tế (IMU), được tổ chức 4 năm một lần. Giải thưởng được sáng lập bởi nhà toán học Canada John Charles Fields lần đầu được trao vào năm 1936, đã bị gián đoạn trong suốt qua thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai và từ năm 1950  được trao đều đặn.

    Mục đích của giải thưởng là sự công nhận và hỗ trợ cho các nhà toán học trẻ tuổi đã có những đóng góp quan trọng có tính cách đột phá cho ngành toán học. Huy chương được đi kèm với số tiền thưởng cổ vũ tượng trưng là 15.000 đôla Gia Nã Đại.

    Huy chương Fields thường được coi là "Giải Nobel dành cho Toán học". Sự so sánh này là không thật sự chính xác, bởi vì giới hạn tuổi của giải Fields được áp dụng nghiêm ngặt. Hơn nữa, giải Fields Medals thường được trao cho các nhà toán học có nhiều công trình nghiên cứu hơn là chỉ có một nghiên cứu quan trọng

    Năm 1954, Jean-Pierre Serre trở thành người trẻ nhất từng đạt Huy chương Fields, ở tuổi 28. Đến nay, ông vẫn giữ kỉ lục này.

    Năm 1966, Alexander Grothendieck tự tẩy chay lễ trao giải Fields của mình, tổ chức tại Moskva, để phản đối các hoạt động của quân đội Xô-viết ở Đông Âu.

    Năm 1970, Sergei Petrovich Novikov, vì sự quản thúc của chính phủ Liên Xô, đã không thể tới Nice để nhận huy chương.

    Năm 1978, Gregori Margulis do bị chính phủ Xô Viết hạn chế di chuyển nên đã không thể tới tham gia đại hội tại Helsinki để nhận giải thưởng. Jacques Tits đã thay mặt ông nhận giải và đã có bài diễn văn:

    Tôi không thể diễn tả sự thất vọng sâu sắc của tôi cũng như mọi người tại đây vì sự vắng mặt của Margulis trong buổi lễ này. Tôi quả thật rất hy vọng tôi sẽ có cơ hội gặp nhà toán học này, người mà tôi mới chỉ biết qua các công trình nghiên cứu và đồng thời cũng là người mà tôi kính trọng và thán phục một cách sâu sắc.

    Năm 1966, Grothendieck, tuy không từ chối nhưng đã không đến Moskva để nhận huy chương Fields vì bất đồng quan điểm chính trị.

    Năm 1982, đại hội được tổ chức tại Warszawa, Ba Lan nhưng cuối cùng đã phải chuyển sang năm sau vì tình hình chính trị không ổn định. Giải Fields được công bố vào kì họp thứ 9 của IMU vào đầu năm và được trao vào năm 1983 tại đại hội Warszawa.

    Năm 1998, tai đại hội ICM, Andrew Wiles được chủ tịch hội đồng giám khảo giải Fields, Yuri Manin, trao tấm thẻ bạc IMU đầu tiên để công nhận thành quả của ông trong việc chứng minh định lý Fermat cuối cùng. Việc trao thưởng này thường làm mọi người suy nghĩ đến việc vào năm 1998 Wiles đã quá tuổi nhận giải Fields. Nhà toán học người Anh đã chứng minh định lý cuối của Fermat; để công nhận ông được trao giải thưởng đặc biệt bạc mảng bám-ông đã vượt quá giới hạn độ tuổi truyền thống của 40 năm để nhận huy chương vàng-Những lĩnh vực Toán học quốc tế do Liên minh vào năm 1998.Wiles được học tại Merton College, Oxford (BA, 1974), và Clare College, Cambridge (Tiến sĩ, 1980). Sau một học bổng nghiên cứu trẻ tuổi ở Cambridge (1977-1980), Wiles chức một cuộc hẹn tại Đại học Harvard, Cambridge, Mass, Hoa Kỳ, và năm 1982 chuyển tới Princeton (NJ) Đại học. Wiles đã làm việc trên một số vấn đề nổi bật trong lý thuyết số: bạch dương và Swinnerton-Dyer phỏng đoán, những phỏng đoán chủ yếu của Iwasawa lý thuyết, và các Shimura-Taniyama-Weil Đóng góp bản dịch hay hơn. Ông đã từng có cơ hội nhận giải vào năm 1994, nhưng một sai sót trong việc chứng minh định lý Fermat cuối cùng được tìm ra vào năm 1993 (về sau Wiles đã sửa được sai sót trong chứng minh). Don Zagier đã miêu tả tấm thẻ IMU là "giải Fields trá hình".

    Năm 2006, lần đầu tiên giải thưởng Fields bị từ chối nhận. Người từ chối là Grigori Perelman.

    Năm 2010, Ngô Bảo Châu nhà toán học đầu tiên người Việt Nam, mang hai quốc tịch Việt nam và Pháp (cũng là người thứ tư của Châu Á) đã chính thức ghi tên mình vào giải thường Fields với việc chứng minh thành công "Bổ đề cơ bản". Đây là lần đầu tiên, một quốc gia đang phát triển có người giành được giải thưởng này.

    Các nhà toán học đã nhận giải

        * 2010: Elon Lindenstrauss (Israel), Ngô Bảo Châu (Việt Nam/Pháp), Stanislav Smirnov, (Nga), Cédric Villani (Pháp)

    Prize Winners 2010
        * 2006: Terence Tao (Đào Triết Hiên) (Úc/Mỹ), Grigori Perelman (Nga), Andrei Okounkov (Nga/Mỹ), Wendelin Werner (Pháp)

        * 2002: Laurent Lafforgue (Pháp), Vladimir Voevodsky (Nga/Mỹ)

        * 1998: Richard Ewen Borcherds (Anh), William Timothy Gowers (Anh), Maxim Kontsevich (Nga), Curtis T. McMullen (Mỹ)
    W. Timothy GowersMaxim KontsevichCurtis T. McMullen
        * 1994: Efim Isakovich Zelmanov (Nga), Pierre-Louis Lions (Pháp), Jean Bourgain (Bỉ), Jean-Christophe Yoccoz (Pháp)

        * 1990: Vladimir Drinfeld (Liên Xô), Vaughan Frederick Randal Jones (New Zealand), Shigefumi Mori (Nhật Bản), Edward Witten (Mỹ)

        * 1986: Simon Donaldson (Anh), Gerd Faltings (Tây Đức), Michael Freedman (Mỹ)

        * 1982: Alain Connes (Pháp), William Thurston (Mỹ), Shing-Tung Yau/Khâu Thành Đồng (Mỹ)

        * 1978: Pierre Deligne (Bỉ), Charles Fefferman (Mỹ), Grigory Margulis (Liên Xô), Daniel Quillen (Mỹ)

        * 1974: Enrico Bombieri (Ý), David Mumford (Mỹ)

        * 1970: Alan Baker (Anh), Heisuke Hironaka (Nhật), Sergei Petrovich Novikov (Liên Xô), John Griggs Thompson (Anh)

        * 1966: Michael Atiyah (Anh), Paul Joseph Cohen (Mỹ), Alexander Grothendieck (Pháp), Stephen Smale (Mỹ)

        * 1962: Lars Hörmander (Thụy Điển), John Milnor (Mỹ)

        * 1958: Klaus Roth (Anh), Rene Thom (Pháp)

        * 1954: Kunihiko Kodaira (Nhật Bản), Jean-Pierre Serre (Pháp)

        * 1950: Laurent Schwartz (Pháp), Atle Selberg (Na Uy)

        * 1936: Lars Ahlfors (Phần Lan), Jesse Douglas (Mỹ)



    Nguồn :  http://en.wikipedia.org/wiki/Fields_Medal
    Xem thêm  :
    http://mathworld.wolfram.com/FieldsMedal.html
    http://mathworld.wolfram.com/MathematicsPrizes.html


    TIN MỚI NHẬN  FIELDS  -  2014  





    2. ĐÔI ĐIỀU VỀ IMO

    Kì thi IMO đầu tiên được tổ chức tại Rumani năm 1959 với sự tham gia của 7 quốc gia Đông Âu là chủ nhà Rumani, Bulgaria, Tiệp Khắc, Đông Đức, Hungary, Ba Lan  và Liên Xô. Trong giai đầu, IMO chủ yếu là cuộc thi của các quốc gia thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa và địa điểm tổ chức cũng chỉ trong phạm vi các nước Đông Âu. Bắt đầu từ thập niên 1970, số lượng các đoàn tham gia bắt đầu tăng lên nhanh chóng và IMO thực sự trở thành một kì thi quốc tế về Toán dành cho học sinh.

    Cho đến nay kì thi được tổ chức liên tục hàng năm, trừ duy nhất năm 1980. Kì IMO có số lượng đoàn tham gia đông đảo nhất tính đến IMO 2007 chính là kì IMO 2007 tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam với 93 đoàn tham dự, trong đó có sự góp mặt lần đầu của đoàn Campuchia, Ả Rập Saudi và sự trở lại sau nhiều năm vắng bóng của đoàn Bắc Triều Tiên.

    Mỗi đoàn tham dự được phép có tối đa 6 thí sinh, một trưởng đoàn, một phó đoàn và các quan sát viên. Theo quy định, thí sinh tham gia phải dưới 20 tuổi và trình độ không được vượt quá cấp trung học phổ thông (secondary school hay high school trong tiếng Anh, hay lycée trong tiếng Pháp), vì vậy một thí sinh có thể tham gia tới 5 hoặc 6 kì IMO, riêng với Việt Nam do quy định của việc chọn đội tuyển, một thí sinh chỉ tham dự được nhiều nhất là hai kì.

    Mỗi bài thi IMO bao gồm 6 bài toán, mỗi bài tương đương tối đa là 7 điểm, có nghĩa là thí sinh có thể đạt tối đa 42 điểm cho 6 bài. 6 bài toán này sẽ được giải trong 2 ngày liên tiếp, mỗi ngày thí sinh giải 3 bài trong thời gian 270 phút.

    Các bài toán được lựa chọn trong các vấn đề toán học sơ cấp, bao gồm 4 lĩnh vực hình học, số học, đại số và tổ hợp. Bắt đầu từ tháng 3 hàng năm, các nước tham gia thi được đề nghị gửi các đề thi mà họ lựa chọn đến nước chủ nhà, sau đó một ban lựa chọn đề thi của nước chủ nhà sẽ lập ra một danh sách các bài toán rút gọn bao gồm những bài hay nhất, không trùng lặp đề thi IMO các năm trước hoặc kì thi quốc gia của các nước tham gia, không đòi hỏi kiến thức toán cao cấp, không quá khó hoặc quá dễ nhưng yêu cầu được thí sinh phải vận dụng hết khả năng suy luận và kiến thức toán được học. Một vài ngày trước kì thi, các trưởng đoàn sẽ bỏ phiếu lựa chọn 6 bài chính thức, chính họ cũng sẽ là người dịch đề thi sang tiếng nước mình để thí sinh có thể giải toán bằng tiếng mẹ đẻ, sau đó các vị trưởng đoàn sẽ được cách ly hoàn toàn với các thí sinh để tránh gian lận.

    Bài thi của thí sinh sẽ được ban giám khảo và trưởng đoàn của thí sinh đó chấm song song, sau đó hai bên sẽ hội ý để đưa ra kết quả cuối cùng. Giám khảo và trưởng đoàn đều có thể phản biện cách chấm của nhau để điểm bài thi đạt được là chính xác nhất. Nếu hai bên không thể đi tới đồng thuận thì người quyết định sẽ là trưởng ban giám khảo và giải pháp cuối cùng là tất cả các trưởng đoàn bỏ phiếu. Riêng bài thi của thí sinh nước chủ nhà sẽ do giám khảo đến từ các nước có đề thi được chọn chấm.

    Tại IMO việc xét giải chỉ là cho cá nhân từng thí sinh tham gia thi, còn việc xếp hạng thành tích các đoàn đều do các nước tham gia tự tính toán và không có ý nghĩa chính thức.

    Giải thưởng của IMO bao gồm huy chương vàng, huy chương bạc và huy chương đồng được trao theo điểm tổng cộng mà thí sinh đạt được. Số thí sinh được trao huy chương là khoảng một nửa tổng số thí sinh, điểm để phân loại huy chương sẽ theo nguyên tắc tỉ lệ thí sinh đạt huy chương vàng, bạc, đồng sẽ là 1:2:3. Các thí sinh không giành được huy chương nhưng giải được trọn vẹn ít nhất 1 bài (7/7 điểm) sẽ được trao bằng khen.

    Ngoài ra, ban tổ chức IMO còn có thể trao các giải thưởng đặc biệt cho cách giải cực kì sáng tạo hoặc tổng quát hóa vấn đề nêu ra trong bài toán. Giải này phổ biến trong thập niên 1980 nhưng gần đây ít được trao hơn, lần cuối cùng giải thưởng đặc biệt được trao là năm 2005. Thí sinh đoàn Việt Nam từng đạt giải thưởng này là Lê Bá Khánh Trình tại IMO 1979.

        * Cho đến nay đã có hai thí sinh từng 4 lần giành huy chương vàng IMO. Người đầu tiên đạt được thành tích này là Reid Barton (đoàn Hoa Kỳ), Barton giành huy chương vàng tại các kì IMO 1998 (32 điểm), 1999 (34 điểm), 2000 (39 điểm) và 2001 (42/42 điểm). Thí sinh thứ hai là Christian Reiher (đoàn Đức) với các huy chương vàng tại IMO 2000 (31 điểm), 2001 (32 điểm), 2002 (36 điểm) và 2003 (36 điểm). Ngoài ra Reiher còn giành thêm một huy chương đồng tại IMO 1999 (15 điểm), qua đó trở thành người có thành tích cao nhất trong tất cả các kì IMO tính đến nay.

        * Ciprian Manolescu (đoàn Rumani) là thí sinh giành nhiều điểm tuyệt đối (42/42) nhất trong lịch sử IMO. Trong cả ba lần tham dự IMO vào các năm 1995, 1996 và 1997, Manolescu đều giành huy chương vàng với số điểm tuyệt đối.

        * Eugenia Malinnikova (đoàn Liên Xô) là thí sinh nữ có thành tích cao nhất với ba huy chương vàng tại các IMO 1989 (41 điểm), 1990 (42 điểm) và 1991 (42 điểm), tức là chỉ kém duy nhất 1 điểm so với thành tích của Manolescu.

        * Đào Triết Hiên (đoàn Úc) bắt đầu tham gia thi IMO khi mới 11 tuổi vào năm 1986. Đến kì IMO 1988, Đào giành huy chương vàng năm 13 tuổi và trở thành thí sinh trẻ nhất từng giành huy chương vàng tại IMO.

        * Oleg Gol'berg (đoàn Nga và Mỹ) là thí sinh duy nhất trong lịch sử IMO từng giành huy chương vàng với tư cách là thành viên hai đội tuyển khác nhau, hai huy chương vàng với đoàn Nga tại IMO 2002 (36 điểm), 2003 (38 điểm) và một với đoàn Mỹ tại IMO 2004 (40 điểm).

        * Grigory Margulis đã giành huy chương bạc tại IMO 1962 trong thành phần đoàn Liên Xô. Ông được trao Giải Fields năm 1978, sau đó là Giải Wolf năm 2005. Margulis là một trong số ít ỏi bảy nhà toán học trên thế giới có được cả hai giải thưởng này.

        * Grigori Perelman đã đạt điểm tuyệt đối 42/42 và giành huy chương vàng tại IMO 1982 trong thành phần đoàn Liên Xô. Năm 2006, ông được trao Giải Fields vì đã giải quyết được Giả thuyết Poincaré, một trong những vấn đề toán học lớn nhất của thế kỉ 20 được Henri Poincaré đề ra từ năm 1904. Bài toán này là một trong sáu bài toán được Viện Toán học Clay đặt giải 1 triệu USD cho bất kỳ ai giải được.

        * Đào Triết Hiên (Terence Tao) giành huy chương vàng IMO 1988 trong thành phần đoàn Úc khi mới 13 tuổi. Cho đến nay đây vẫn là thí sinh trẻ nhất từng giành huy chương vàng trong một kì IMO. Đào được bổ nhiệm làm giáo sư Đại học California tại Los Angeles (UCLA) khi mới 24 tuổi và được đánh giá là Mozart của toán học thế giới. Đào Triết Hiên được trao Giải Fields năm 2006 cùng với Perelman.

        * Ngô Bảo Châu, giáo sư trẻ nhất Việt Nam. Anh đã hai lần đoạt huy chương vàng Olympic toán quốc tế tại Australia năm 1988 và Cộng hoà Liên bang Đức (1989). Anh nổi tiếng với công trình chứng minh bổ đề cơ bản Langlands. Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Fields năm 2010.


    3. GIẢI ABEL

    Giải Abel là giải thưởng được vua Na Uy trao hàng năm cho những nhà toán học xuất chúng.

    Năm 2001 chính phủ Na Uy công bố kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhà toán học Na Uy Niels Henrik Abel (1802) đánh dấu sự ra đời của một giải thưởng mới cho các nhà toán học, đặt tên là Abel. Mục đích của giải này là để lấp đi sự thiếu vắng giải Nobel trong toán học, mặc dù thỉnh thoảng huy chương Fields được xem là mang tính chất tương đương. Giải Abel được đi kèm với số tiền thưởng là 6 triệu tiền kroner Na-Uy, có giá trị (2010) tương đương với 740,000 € hoặc 992,000 USD.

    Hàng năm Viện hàn lâm khoa học và văn chương Na Uy công bố chủ nhân giải Abel sau một cuộc tuyển chọn do một hội đồng gồm 5 nhà toán học quốc tế tiến hành. Khoản tiền thưởng cùng với giải thường gần bằng một triệu đôla Mỹ, gần như giải Nobel (trao thưởng ở Thụy Điển và Na Uy nhưng không bao gồm toán học). Na Uy ban đầu cung cấp cho giải 200.000.000 NOK (khoảng 23.000.000 USD) làm quỹ trong năm 2001. Mục đích của giải là phổ biến toán học, làm cho môn khoa học này thêm uy tín, đặc biệt là dành cho những người trẻ tuổi.

    Sophus Lie là người đầu tiên đề xướng việc thành lập giải Abel khi ông nhận ra kế hoạch của Alfred Nobel cho giải thưởng hàng năm (bắt đầu từ năm 1897), không có giải dành cho toán học. Vua Oscar II đã đồng ý tài trợ cho giải thưởng toán học mang tên Abel, và hai nhà toán học Ludwig Sylow và Carl Størmer đã phác thảo những quy chế và luật lệ cho giải. Tuy nhiên sự tan rã của liên hiệp giữa Thụy Điển và Na Uy năm 1905 đã kết thúc cố gắng đầu tiên để thành lập giải thưởng Abel.

    Tháng 4 năm 2003, Jean-Pierre Serre được công bố là ứng viên đầu tiên nhận giải Abel, và đến tháng 6 tiếp đó giải đã được trao thưởng. Trước đó, ông Jean-Pierre Serre cũng đã từng là nhà toán học trẻ nhất từ trước đến nay được nhận giải thưởng Fields khi mới 28 tuổi.



    TẬP  1 .  NGÔN NGỮ CỦA VŨ TRỤ .









    TẬP  2 .  NHỮNG THIÊN TÀI PHƯƠNG ĐÔNG .











    TẬP  3 .  NHỮNG GIỚI HẠN CỦA KHÔNG GIAN .
























     -------------------------------------------------------------------------------------------

     Khoa học là một điều tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống.

     Albert Einstein .

    *******

    Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
    Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


    Chia xẻ

    Bài viết được xem nhiều trong tuần

    CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

    Danh sách Blog

    Gặp Cơ tại Researchgate.net

    Co Tran