Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Hiển thị các bài đăng có nhãn tư duy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tư duy. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

THÔNG TIN KHOA HỌC - Phần 2.


THÔNG TIN KHOA HỌC .

Phần 2 .

Đoạn phim 1 phút này sẽ thay đổi cách bạn nhìn nhận về vũ trụ

Tác giả của đoạn video đầy kinh ngạc là một sinh viên đại học tại Hoa Kỳ.

Với sự trợ giúp của kính thiên văn vũ trụ Kepler, các nhà khoa học tại NASA đã phát hiện được hơn 1700 hành tinh năm ngoài hệ Mặt Trời. Mặc dù vậy, đối với những người yêu thích thiên văn thì thật khó có thể hình dung một cách cụ thể về vị trí của những hành tinh này khi muốn tìm hiểu về chúng.



Video kinh ngạc của Ethan Kruse.

May thay, Ethan Kruse - một sinh viên ngành thiên văn học của đại học Washington (Hoa Kỳ) - đã tự tay thiết kế một đoạn video ngắn mô tả bức tranh không tưởng về tất cả những hành tình ngoài hệ Mặt Trời mà NASA đã phát hiện kể từ khi kính thiên văn Kepler bay lên vũ trụ vào năm 2009. Với con số 1705 hành tinh nằm trong 685 hệ hành tinh khác nhau, video này còn thể hiện những thông số cơ bản nhất từ kích thước hành tinh được mô tả theo tiêu chuẩn là kích thước của những hành tinh trong hệ Mặt Trời cho đến nhiệt độ trên bề mặt theo thang đo độ Kelvin dựa theo màu sắc. Dựa vào đó, chúng ta có thể nhìn nhận những hành tinh nào có thể có tiềm năng chứa đựng sự sống nếu chúng có kích thước tương đương Trái Đất và có cùng nhiệt độ bề mặt.



Công trình mô phỏng tương tự của Ethan vào năm 2013.

Chưa dừng lại ở đó, Ethan còn đưa bộ mã của mình của mình lên mạng để ai cũng có thể tự làm lấy một mô hình tương tự cho riêng mình. Trước đó, vào năm 2013 thì chính Ethan cũng đã làm một video tương tự nhưng đơn giản hơn rất nhiều.
Những ai quan tâm đến mô hình đặc sắc này có thể tải bộ mã nguồn tại đây.
Tham khảo BusinessInsider

Top 10 phát hiện khoa học đáng chú ý nhất trong năm 2015

Cùng nhìn lại năm 2015 qua những phát hiện khoa học mang tính đột phá nhất.

Năm 2015 đang dần đi đến những ngày cuối cùng, hãy cùng chúng tôi điểm lại những phát hiện khoa học được đánh giá có tính đột phá xuất hiện trong suốt gần 12 tháng qua.
1, Tổ tiên mới của loài người: Homo naledi

Tháng 9/2015, các nhà khoa học tuyên bố phát hiện chủng Homo Naledi, tổ tiên trước nay chưa từng biết của nhân loại, những chuyên gia này đã khai quật được hơn 1.500 xương của ít nhất 15 người tại một hang động ở tỉnh Gauteng, Nam Phi. Nghiên cứu sâu thêm, giới chuyên gia cho rằng, những phần xương của người Homo Naldedi tìm được này phần nhiều là xương người trưởng thành, cũng có cả xương của trẻ sơ sinh và người lớn tuổi. Giáo sư Chris Stringer - người đứng đầu nghiên cứu trong lĩnh vực nguồn gốc con người tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London cho biết: "Chúng tôi tìm được những hài cốt xương này tại một hang sâu, điều này cho thấy một hành vi phức tạp, đáng ngạc nhiên của loài người nguyên thủy xưa".


2, Công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR\Cas-9

Tháng 4/2015, các nhà khoa học Trung Quốc khiến thế giới phải kinh ngạc khi công bố một đột phá vô cùng lớn trong ngành di truyền học, khi lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại họ có thể điều chỉnh được bộ gen người khi mà bộ gen đó vẫn đang trong phôi thai. Điều đó đồng nghĩa với việc các nhà khoa học có thể can thiệp vào bộ mã di truyền của con người, từ đó loại bỏ hoàn toàn những gen xấu hay những khuyết tật bẩm sinh và thêm vào những gen mạnh, nổi trội. Từ đó tạo ra một thế hệ hoàn hảo về cả thể chất lẫn trí tuệ ngay khi vừa mới được sinh ra.
CRISPR - viết tắt của Clustered Regularly InterSpaced Palindromic Repeats - là phương pháp chỉnh sửa gen phổ biến bằng cách dùng các protein vi khuẩn để cắt ADN, trong đó một loại protein có tên Cas-9 được nhiều chuyên gia sinh học và di truyền sử dụng để xóa bỏ, biến đổi, thậm chí là bổ sung ADN vào các hệ thống sinh học di truyền cơ bản bên trong sinh vật sống, từ nấm men cho tới con người.


3, Phát hiện hàng trăm loài sinh vật mới tại Hymalaya

Tháng 10/2015, Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã toàn cầu WWF đã công bố một bản báo cáo sau thời gian nghiên cứ 4 năm tính từ năm 2009, tuyên bố đã phát hiện thấy 211 loài vật mới ở vùng phía đông dãy Hymalaya, gồm 133 loài thực vật, 39 loài động vật không xương sống, 26 loài cá, 10 loài động vật lưỡng thê, một loài bò sát, một loài chim và một loài động vật có vú.
Hàng trăm loài ở dãy phía Đông Himalaya được xem là sự đe dọa toàn cầu và khu vực này tiếp tục được siết hơn bởi việc tăng trưởng dân số, nạn phá rừng, chăn thả quá mức, săn trộm, buôn bán động vật hoang dã, khai thác mỏ, ô nhiễm và phát triển thủy điện.
WWF nói rằng “nguy cơ là rất cao”, dãy Himalaya là nơi có ít nhất 10.000 loài thực vật, bao gồm 300 loài thú, 977 loại chim, 176 loài bò sát, 105 loài lưỡng cư và 269 loài cá nước ngọt, và nó được giúp đỡ bởi các quốc gia trong khu vực để phát triển nền kinh tế xanh, và giá trị của các hệ sinh thái đặc biệt này cung cấp tiện ích cho hàng triệu người đang sống trên hành tinh.


4, Nước ở thể lỏng trên Sao Hỏa

Trong những hình ảnh mới nhất được công bố tại buổi họp bất thường của NASA vào ngày 28/9 được chụp bởi tàu thám hiểm Curiousity, hình ảnh của những dòng nước bên dưới bề mặt của các "sườn dốc biến thiên định kỳ" đã lộ diện. Theo báo cáo của NASA, những vệt nước này chỉ xuất hiện khi nhiệt độ bề mặt của Sao Hỏa vượt qua ngưỡng âm 23 độ C. Ở nhiệt độ này nước vẫn ở dạng lỏng do sự xuất hiện của các loại muối đã hạ điểm đóng băng của nước xuống thấp hơn 0 độ C. Chính vì thế, nước trên Sao Hỏa mặn hơn Trái Đất rất nhiều, muốn sử dụng chắc chắn các nhà khoa học phải có phương pháp lọc muối kỹ càng.
Lý giải cho sự hình thành của các mạch nước này, nhà khoa học Alfred McEwen cho biết: "Điều này vẫn còn là bí ẩn, nước có thể hình thành từ mặt đất hoặc bên trên khí quyển, có thể là cả hai. Tôi thiên về giả thiết nước hình thành bên trên khí quyển nhiều hơn, nước không thể bay hơi do bị các muối clorua và peclorat giữ lại trên bề mặt và ngấm dần xuống lòng đất". Ông cũng thừa nhận hi vọng xuất hiện sự sống trên Sao Hỏa là rất cao cho dù nhiều khả năng sẽ chỉ là dùng ở mức vi sinh vật và sẽ có 3 tàu thăm dò đổ bộ lên Hành tinh Đỏ trong 3 năm tới, một trong số đó thuộc chương trình thám hiểm Sao Hỏa của Cơ quan không gian Châu Âu.


5, Phát hiện ung thư qua một giọt máu

Vào tháng 11, các nhà nghiên cứu tại đại học Umea (Thụy Điển) đã công bố phương pháp thử nghiệm ARN tiểu cầu của máu ngoại vi, thông qua đó có thể phát hiện, phân loại và xác định vị trí ung thư trong cơ thể bằng cách phân tích mẫu máu tương đương chỉ với một giọt máu. Phương pháp này đạt độ chính xác xét nghiệm 96%, độ chính xác tiến hành phân loại bệnh ung thư đạt 71% đối với những bộ phận cơ thể như phổi, vú, tuyến tụy, não, gan, đại tràng và trực tràng. Sự khác biệt phát hiện trong xét nghiệm cũng có thể được sử dụng để giúp bác sĩ xác định quá trình điều trị tốt nhất.
Tiến sỹ Jonas Nilsson - nhà nghiên cứu về ung thư tại Đại học Umea, đồng tác giả dự án nghiên cứu cho biết: “Chẩn đoán và phát hiện sớm ung thư là điều quan trọng nhất. Chúng tôi không chỉ nghiên cứu phương pháp phát hiện ung thư chỉ bằng việc sinh thiết một giọt máu mà trong tương lai không cần đến việc tạo mẫu mô tế bào xâm lấn để chẩn đoán, chẳng hạn chẩn đoán ung thư phổi”.


6, Phát hiện kháng sinh mới cực kỳ mạnh mẽ sau 30 năm nghiên cứu

Tháng 1/2015, các nhà khoa học của đại học Northeastern và đại học Boston (Boston, Hoa Kỳ) cùng với các chuyên gia nghiên cứu của Viện công nghệ Massachusetts đã phát hiện được một chất kháng sinh mới đầu tiên trong vòng 30 năm trở lại đây. Chất kháng sinh gọi là Teixobactin này có thể dùng để điều trị nhiều dạng nhiễm khuẩn thường thấy, như lao phổi, bệnh bại huyết và vi khuẩn Clostridium difficile có khả năng gây ra viêm loét, sưng tấy và kích thích ruột già; khi loại vi khuẩn này phát triển quá mức, có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Các loại bệnh trên sẽ trở nên dễ dàng kiểm soát hơn, có thể được điều trị bằng một loại thuốc duy nhất chứ không phải sử dụng hỗn hợp nhiều loại thuốc như hiện nay. Quan trọng hơn, loại thuốc này không gây tác dụng phụ. Thông thường, các loại vi khuẩn luôn tìm cách biến đổi để kháng lại thuốc kháng sinh. Với Teixobactin, các nhà khoa học tin rằng vi khuẩn sẽ không thể kháng lại trong ít nhất 30 năm tới.


7, Bản đồ “biểu hiện gen” được coi như một mã di truyền thứ hai

Tháng 2/2015, nhiều nhà di truyền học ở tại Hoa Kỳ đã hoàn tất việc tạo dựng bản đồ biểu hiện gen của loài người một cách toàn diện nhất, trở thành đỉnh cao của ngành sinh học và di truyền sau hơn 10 năm mệt mài nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu đã có thể lập được bản đồ của hơn 100 loại tế bào nhân sơ và nhân chuẩn, điều đó sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn mối liên hệ phức tạp giữa ADN con người với các loại bệnh tật.
Biểu hiện gen là thuật ngữ ám chỉ mọi quá trình liên quan đến việc chuyển đổi thông tin di truyền chứa trong gen để chuyển thành các axit amin (hay protein) (mỗi loại protein sẽ thể hiện một cấu trúc và chức năng riêng của tế bào). Tuy nhiên, cũng tồn tại các gen không mã hóa cho protein (ví dụ: gen rARN, gen tARN). Thông thường có 3 quá trình chính liên quan đến biểu hiện gen: phiên mã, xử lý ARN và dịch mã.


8, Thiên hà sáng nhất trong từ trước tới nay

Vào tháng 5/2015, NASA tuyên bố họ đã phát hiện ra thiên hà WISE J224607.57-052635.0 nhờ kính viễn vọng không gian WISE, Wide-field Infrared Survey Explorer (Vệ tinh thăm dò tia hồng ngoại cực điểm trong vũ trụ). Các nhà khoa học nhận định nó có độ sáng gấp 300 nghìn tỷ lần Mặt Trời của chúng ta. Thiên hà này được xếp vào danh sách những vật thể bí ẩn mới trong vũ trụ.
Ở nhiệt độ cao hàng triệu độ, nó bùng nổ và phát ra ánh sáng, tia cực tím, tia X. Tuy ánh sáng của thiên hà là có thể nhìn thấy, song nó lại bị lớp hạt bụi dày đặc bao bọc xung quanh. Lớp bụi nóng lên phát ra các tia hồng ngoại và đây là lý do khiến các nhà thiên văn học chỉ có thể phát hiện ra thiên hà này bằng WISE. Theo tính toán, thiên hà này cách Trái Đất khoảng 12,5 tỷ năm ánh sáng.


9, Kính áp tròng sinh học cấy vĩnh viễn được vào mắt 

Cũng trong tháng 5 vừa qua, dự án Bionic Lens Ocumetic đã giới thiệu một loại kính áp tròng sử dụng vật liệu sinh học, có thể cấy ghép vĩnh viễn vào mắt người trong một ca phẫu thuật chỉ kéo dài 8 phút với phương pháp đơn giản như ghép giác mạc. Tất cả sẽ thay đổi chỉ sau 10 giây khi người bệnh được ghép Bionic Lens, thị lực của người bệnh không chỉ phục hồi lại như bình thường mà nó còn tăng cao hơn gấp 3 lần so với thị lực 10/10. Có nghĩa là mắt của bạn có khả năng zoom 3x so với mắt người bình thường.
Tiến sỹ Garth Webb, người đứng đầu dự án, cho biết Bionic Lens Ocumetic sẽ được thử nghiệm trên động vật trước khi sẵn sàng cấy ghép trên con người vào năm 2017. Dự án này của ông đã mất 8 năm nghiên cứu và khoản tiền đầu tư lên tới 3 triệu USD.


10, Biến tế bào ung thư máu thành tế bào miễn dịch

Tháng 3/2015, những chuyên gia của đại học Standford (Vương quốc Anh) đã thông báo rằng họ đã thành công trong việc biến những tế bào ung thư bạch cầu thành những tế bào miễn dịch thông thường. Theo đó, thay vì tìm cách tiêu diệt và ngăn cản sự phát triển của các tế bào sai hỏng, họ sẽ “nuôi dưỡng”, biến chúng thành các tế bào miễn dịch vô hại. Không những thế, những tế bào này khi đó còn có thể trở thành vũ khí giúp cơ thể tiêu diệt các khối u khác.
Nhóm nghiên cứu cho biết, các tế bào đã bị hư hại sau khi được sửa đổi không chỉ không còn là các tế bào ung thư đối với cơ thể sống nữa, mà ngược lại còn giúp tăng cường hệ miễn dịch giúp chống lại các tế bào ung thư khác còn lại trong cơ thể. Giải thích điều này, tiến sĩ Majetid thuộc viện ung thư của đại học Stanford và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết lý do là bởi các tế bào bạch cầu mới này được tạo thành từ các tế bào ung thư nên chúng cũng chứa các tín hiệu hóa học để xác định chính các tế bào ung thư ban đầu, từ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc khởi động hệ miễn dịch đặc hiệu của cơ thể để chống lại căn bệnh này.
Tham khảo UnitedPressInternational

 Nguồn    http://genk.vn/kham-pha/top-10-phat-hien-khoa-hoc-dang-chu-y-nhat-trong-nam-2015-20151214170431996.chn


12 phát minh khoa học y như phép thần thông của năm 2015


Xây nhà chọc trời trong 18 ngày, nhựa đường chống lũ lụt là hai trong số những phát minh nổi bật nhất năm 2015.

Mỗi ngày trôi qua, thế giới lại xuất hiện thêm nhiều khám phá khoa học thú vị và quan trọng đối với cuộc sống con người. Bài viết sau sẽ cùng các bạn điểm qua một số phát minh độc đáo và quan trọng nhất trong năm 2015.
1. Loại gel đặc biệt giúp cầm máu chỉ với 12 giây
VetiGel là một loại gel đặc biệt được chiết xuất từ tảo, có tác dụng cầm máu nhanh chỉ với 12 giây.
Gel được cấu tạo từ những sợi nhỏ, sẽ lắp ghép vào nhau như những miếng xếp hình để che kín miệng vết thương. Tấm gel phủ lên miệng vết thương sẽ được tích hợp theo các mô bị tổn thương, do đó người dùng không phải bận tâm về việc lau rửa hay loại bỏ nó.
Theo dự tính, cuối năm 2015 loại gel này sẽ được thử nghiệm trong ngành thú y và nếu đạt kết quả tốt sẽ sớm được áp dụng trên người.
2. Bê tông “háo nước” hấp thụ được hơn 3.000 lít nước mỗi phút
Đầu năm nay, một công ty tại Anh đã cho ra mắt sản phẩm bê tông có tác dụng rất tốt trong việc hút nước. Cụ thể, loại bê tông đặc biệt này có thể thấm được 880 gallons (khoảng 3.300 lít nước) chỉ trong vòng 1 phút.
Phát minh này hứa hẹn là một bước đột phá để khắc phục hậu quả do ngập lụt. Các bạn có thấy cái viễn cảnh mưa to đến mấy cũng không phải lội nước thực sự rất... "kích thích" không?
3. Tìm ra vaccine chống Ebola
Vaccine chống Ebola có tên gọi rVSV-ZEBOV đã được thử nghiệm trên 4.000 người Guinea và đã đem lại hiệu quả gần như tuyệt đối 100%.
Vaccine này được phát triển bởi công ty dược phẩm Merck với sự tài trợ của Tổ chức Y tế Thế giới với hy vọng giúp loài người thoát khỏi đại dịch nguy hiểm.
4. Xây dựng nhà chọc trời chỉ trong … 18 ngày
Mới đây một công ty xây dựng của Trung Quốc đã xây dựng thành công một tòa nhà 57 tầng chỉ trong vỏn vẹn 18 ngày. Tòa nhà được xây dựng theo phương thức lắp ráp - thực hiện từng phần nhỏ rồi ráp lại với nhau.
Công ty đang có tham vọng tiếp tục xây thêm một tòa nhà chọc trời khác cao hơn, khoảng... 220 tầng. Những tòa nhà này đều đạt tiêu chuẩn giống như các tòa nhà chọc trời thông thường.
5. Dự báo thời tiết chính xác hơn với công nghệ vệ tinh mới
Theo những thông báo mới nhất, công ty vệ tinh của Mỹ dự kiến sẽ tung ra loại vệ tinh mới thiết kế nhỏ gọn hơn nhưng sẽ dự báo chính xác hơn, với năng suất cao hơn gấp 5 lần những vệ tinh dự báo thời tiết hiện tại. Điều này cho phép thông tin thu được sẽ chính xác và cụ thể hơn.
6. Muỗi biến đổi gene để chiến đấu chống lại dịch bệnh
Công ty sinh học Oxitec (Anh ) mới bắt đầu triển khai một dự án mới: biến đổi gene cho loài muỗi gây bệnh sốt xuất huyết và bệnh chikungunya (một bệnh do virus gây nên tương tự với sốt xuất huyết) nhằm hạn chế dịch bệnh.
Những con muỗi đực bị biến đổi gene sẽ được thả ra tự nhiên để giao phối với các con cái. Thế hệ sau của những con muỗi này mang gene đột biến và sẽ chết trước khi đủ khả năng sinh sản.
7. Du lịch dễ dàng hơn nhờ... Google dịch
Vào tháng 7, Google đã chính thức cập nhật ứng dụng Google Translate và thêm vào đó tính năng dịch 20 ngôn ngữ tức thì ngay trên camera.
Điều này sẽ cho phép việc du lịch trở nên dễ dàng hơn khi bạn chỉ cần giơ điện thoại lên là có thể hiểu được nội dung trên những tấm bảng chỉ dẫn.
8. Vaccine sốt xuất huyết mới hứa hẹn giảm đáng kể tỷ lệ tử vong
Công ty dược phẩm Pháp - Sanofi Pasteur sẽ được cấp phép phát hành loại vaccine mới chống sốt xuất huyết tại 20 quốc gia vào cuối năm nay.
Loại vaccine này được đánh giá là một cột mốc quan trọng giúp giảm tỷ lệ người chết do căn bệnh này tới 50% vào năm 2020.
9. Người mù màu sẽ sớm... nhìn thấy màu
Những người mắc chứng mù màu đã có thể cảm nhận được màu sắc nhờ loại kính râm đặc biệt do công ty EnChroma phát minh. Cụ thể, mắt kính sẽ chặn một số phổ ánh sáng một cách có chọn lọc, đưa dải ánh sáng trở lại quang phổ "có thể nhìn được" đối với người mù màu.
Tuy nhiên số lượng người sử dụng loại kính này còn rất hạn chế, bởi giá của mỗi chiếc kính được dao động từ 329 đến 699 USD (khoảng 7,3 đến 15,5 triệu VND).
10. Thuốc được “in” 3D - đột phá mới trong ngành sản xuất dược phẩm
Mùa hè vừa qua, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ đã cho phép “in” những viên thuốc đầu tiên với công nghệ in 3D.
Những viên thuốc đặc biệt này có hình dạng và chất lượng không kém gì những viên thuốc bình thường. Thậm chí công nghệ in 3D còn cho phép việc điều chỉnh thành phần hay lượng nguyên liệu được dễ dàng hơn.
11. Kiểm tra “sức khỏe” cho biển cả
Công ty hóa học Sunburst Sensors (Mỹ) mới đây đã công bố một phương pháp mới giúp kiểm tra “sức khỏe” cho nước biển.
Cụ thể, phương pháp này sẽ đo lượng axit có trong nước biển. Lượng axit này đến từ khí CO2 trong không khí, khi đi vào nước biển đã chuyển thành axit.
Việc đo được lượng axit trong nước biển sẽ cung cấp thêm cho các khoa học gia thông tin môi trường sống dưới đại dương. Sau khi đưa ra kết luận tình trạng nước biển, chúng ta có thể tìm ra những phương pháp bảo vệ đại dương hiệu quả hơn.
12. Chế tạo thành công sừng tê giác nhân tạo
Một công ty công nghệ sinh học tại Mỹ đã thực hiện được một bước đột phá: chế tạo thử nghiệm thành công sừng tê giác nhân tạo trong phòng thí nghiệm.
Các nhà khoa học đã sử dụng nấm men để tạo ra chất sừng keratin, nguyên liệu chính cấu tạo nên sừng tê giác, rồi lấy đó làm “mực” để đem đi in bằng công nghệ in 3D.
Việc tự tổng hợp sừng tê giác được xem như một bước đột phá quan trọng giúp bảo vệ loài tê giác khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Nguồn: Tech Insider

Nguồn  http://ttvn.vn/khoa-hoc/12-phat-minh-khoa-hoc-y-nhu-phep-than-thong-cua-nam-2015-212015512145820950.htm


Hiện tượng cực hiếm : Hố đen vũ trụ "nghẹn" khi nuốt một ngôi sao


Các nhà thiên văn học vô cùng sửng sốt khi bắt gặp cảnh tượng có 1-0-2: hố đen vũ trụ đang nuốt một ngôi sao rồi... nôn ngay lập tức.

Mới đây, giới thiên văn học đã "chộp" được một cảnh tượng chưa từng có trong lịch sử thiên văn của loài người: Hố đen vũ trụ đang nuốt một ngôi sao rồi... nôn ra ngay lập tức.

151128blackhole01-50f36

Cụ thể, khi đang theo dõi một ngôi sao có kích cỡ bằng với Mặt trời bị hố đen từ từ "xé xác", các nhà thiên văn đã phát hiện hình ảnh một cột lửa vọt ra từ chính giữa tâm hố.

Khác với tưởng tượng của nhiều người rằng ngôi sao sẽ “chui tọt” vào lỗ đen, thực tế diễn ra hoàn toàn khác. Lực hấp dẫn cực lớn của các lỗ đen gây biến dạng, bóp méo ngôi sao hoàn toàn. Hệ quả là một nửa khối lượng của ngôi sao sẽ bắn ra bên ngoài, một nửa còn lại theo những dòng dịch chuyển hình xoắn ốc chui thẳng vào hố đen. 

Trong quá khứ, giới khoa học đã nhiều lần được chứng kiến cảnh tượng hố đen vũ trụ hủy diệt những ngôi sao. Và cột lửa này thường là sản phẩm sau cùng, khi hố đen đã "nuốt" trọn vẹn con mồi của nó.

151128hoden01-45b36
Dù kích thước hố đen bình thường - bằng 1/15 kích thước Mặt trời nhưng có khối lượng gấp cả triệu lần. 

Dù với kích thước nhỏ nhưng chúng vẫn thể hiện sự "háu ăn" bằng cách cố gắng tiêu thụ một ngôi sao có kích thước lớn hơn. Theo tính toán, để ăn hết ngôi sao, hố đen sẽ phải mất khoảng một triệu năm nhưng thời gian này khá ngắn trong vũ trụ.
151128blackhole02-cd3da
Mô phỏng cột lửa xuất hiện sau khi ăn hết một ngôi sao của hố đen vũ trụ

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên chúng ta được chứng kiến cột lửa xuất hiện ngay trong quá trình "ăn nhậu" của hố đen.

Theo Sjoert van Velzen - trưởng nhóm thiên văn: "Hiện tượng này cực kỳ hiếm gặp. Đây là lần đầu tiên chúng ta được quan sát toàn bộ quá trình hố đen nuốt sao và sự giải phóng lửa plasma ngay sau đó".

Theo các chuyên gia, cột sáng này được gọi là Astrophysical jets – phản lực vật lý thiên văn. Hiện tượng này xảy ra do hố đen hút vật chất từ ngôi sao theo đường xoắn ốc, khi tụ vào tâm, các vật chất va chạm vào nhau với tốc độ ánh sáng, tạo nên sự bùng nổ vượt qua cả lực hút của hố đen.


Nhà vật lý học - Stephen Hawking: 

Hố đen là đường dẫn sang một vũ trụ khác.

Để thấy rõ hơn quá trình "hố đen ăn sao", mới các bạn xem qua video dưới đây do NASA cung cấp.





Hố đen là một trong những điều bí ẩn và nguy hiểm nhất trong vũ trụ. Theo các khoa học gia, hố đen được sinh ra do tự hủy của một ngôi sao lớn, tạo nên một môi trường có lực hấp dẫn khổng lồ, đủ sức hút hết mọi thứ đi ngang qua nó, kể cả ánh sáng. Nguồn: Independent

Nguồn  http://ttvn.vn/khoa-hoc/hien-tuong-cuc-hiem-vua-chop-duoc-ho-den-vu-tru-nghen-khi-nuot-mot-ngoi-sao-220152811234644452.htm

------------------------------------------------------------------------------------------- 

-Bậc thềm tiến vào thánh đường của trí tuệ là biết sự ngu dốt của chính mình. 

The doorstep to the temple of wisdom is a knowledge of our own ignorance. 

Benjamin Franklin


Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

CÁC BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA WOLFRAM . Phần 3 .


CÁC BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA WOLFRAM .



Phần 3 .



KHOA HỌC - MATHEMATICA VÀ VIỆC XÂY DỰNG WOLFRAM|ALPHA







CUỘC THÁM HIỂM TRONG KHOA HỌC , CÔNG NGHỆ THƯƠNG MẠI






THỂ LOẠI MỚI TRONG  KHOA HỌC .







CUỘC CÁCH MẠNG TRÍ TUỆ TÍNH TOÁN







-------------------------------------------------------------------------------------------

Chúng ta phải biết , và chúng ta sẽ biết .

David Hilbert

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

THÔNG TIN KHOA HỌC - Phần 1.

THÔNG TIN KHOA HỌC

Phần 1.




1. Mây điện toán .


Điện toán đám mây là một thuật ngữ chung cho việc cung cấp dịch vụ lưu trữ trên Internet .  Điện toán đám mây cho phép các công ty tiêu thụ tài nguyên tính toán như là một tiện ích - giống như nguồn điện - thay vì phải xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng điện toán tại nhà.

Điện toán đám mây hứa hẹn nhiều lợi ích hấp dẫn cho các doanh nghiệp và người dùng . Ba trong số những lợi ích chính của điện toán đám mây bao gồm:

• Tự phục vụ dự phòng : người dùng có thể chuyển tài nguyên tính toán lên cho hầu hết các loại khối lượng công việc theo yêu cầu.
• Tính mềm dẻo linh hoạt : Các công ty có thể mở rộng hoặc giảm thiểu quy mô điện toán theo yêu cầu khi cần thiết .
• Thanh toán sử dụng: Tài nguyên tính toán được xác định theo một mức độ chi tiết, cho phép người dùng chỉ trả tiền cho các nguồn và khối lượng công việc mà họ sử dụng.

Dịch vụ điện toán đám mây có thể là tư nhân, công cộng hay công tư kết hợp .

Dịch vụ điện toán đám mây tư nhân được chuyển phát từ một doanh nghiệp trung tâm dữ liệu đến người sử dụng nội bộ. Mô hình này cung cấp những tính năng linh hoạt và tiện lợi, vừa bảo vệ sự quản lý, kiểm soát và bảo mật. Khách hàng nội bộ có thể được hoặc không được gửi hoá đơn tính phí cho các dịch vụ thông qua đơn vị IT chargeback .

Trong mô hình điện toán đám mây công cộng, một nhà cung cấp bên thứ ba sẽ cung cấp các dịch vụ đám mây trên Internet. Dịch vụ điện toán đám mây công cộng được bán theo yêu cầu, thường theo phút hoặc giờ. Khách hàng chỉ phải trả tiền cho các chu kỳ CPU, lưu trữ và băng thông mà họ tiêu thụ. Một số nhà cung cấp hàng đầu về dịch vụ điện toán đám mây công cộng bao gồm Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure, IBM / SoftLayer và Google Compute Engine.

Điện toán đám mây công tư kết hợp là một sự liên kết các dịch vụ đám mây công cộng và tư nhân - với sự phối hợp và tự động hóa giữa hai bộ phận . Các công ty có thể chạy những tác vụ quan trọng hoặc các ứng dụng nhạy cảm trên các đám mây tư nhân trong khi sử dụng điện toán đám mây công cộng cho những khối lượng công việc bùng phát mà phải mở rộng quy mô theo yêu cầu. Mục tiêu của đám mây này là tạo ra một sự thống nhất, tự động, khả năng mở rộng môi trường tận dụng tất cả những cơ sở hạ tầng điện toán đám mây công cộng có thể cung cấp, trong khi vẫn duy trì kiểm soát dữ liệu quan trọng ở khu vực tư nhân .

Mặc dù điện toán đám mây đã thay đổi theo thời gian , nó đã luôn luôn được chia thành ba loại dịch vụ lớn: dịch vụ cơ sở hạ tầng (IaaS-infrastructure as a service), dịch vụ nền tảng (PaaS- platform as a service) và dịch vụ phần mềm (SaaS-software as service).

Các nhà cung cấp IaaS như AWS cung cấp một máy chủ và lưu trữ ảo , cũng như các giao diện chương trình ứng dụng (API -application program interfaces) cho phép người dùng di chuyển khối lượng công việc đến một máy ảo (VM -virtual machine). Người dùng sẽ có một dung lượng lưu trữ phân bổ và có thể bắt đầu, chấm dứt , truy cập và cấu hình các máy ảo và lưu trữ như mong muốn. Các nhà cung cấp IaaS cũng cung cấp các bộ nhớ trung bình, lớn, cực lớn hoặc tính toán tối ưu hóa , bổ sung theo yêu cầu , cho những nhu cầu cần thiết khối lượng công việc khác nhau .

Trong mô hình PaaS, các nhà cung cấp lưu trữ các công cụ phát triển trên kết cấu hạ tầng của họ. Người dùng truy cập vào các công cụ trên Internet bằng cách sử dụng API, cổng thông tin Web hoặc phần mềm gateway. PaaS được sử dụng để phát triển phần mềm nói chung và nhiều nhà cung cấp PaaS sẽ tổ chức các phần mềm sau khi nó được phát triển. Nhà cung cấp PaaS thường gặp bao gồm Salesforce.com của Force.com, Amazon Elastic Beanstalk và Google App Engine.

SaaS là ​​một mô hình phân phối mang các ứng dụng phần mềm thông qua Internet; thường được gọi là các dịch vụ Web. Microsoft Office 365 là một mô hình SaaS cung cấp cho sản phẩm phần mềm và dịch vụ email. Người dùng có thể truy cập các ứng dụng SaaS và dịch vụ từ bất kỳ vị trí bằng cách sử dụng một máy tính hoặc thiết bị di động có thể truy cập Internet.


Trần hồng Cơ .
Biên tập

Nguồn  http://searchcloudcomputing.techtarget.com/definition/cloud-computing

2. Chia sẻ dữ liệu trực tuyến: Xu hướng mây hóa và mô hình Peer-to-Peer

Chia sẻ dữ liệu trực tuyến: Xu hướng mây hóa và mô hình Peer-to-Peer

Các dịch vụ lưu trữ thông tin, đám mây

Cách đây khoảng 10 năm, việc sở hữu một ổ cứng có dung lượng 40GB đã là quá lớn và dư thừa. Với nhu cầu sử dụng lưu trữ thông tin di động thì có đĩa mềm (floopy disk) với dung lượng khá khiêm tốn là 4MB và USB thời điểm cao nhất lúc bấy giờ là 128MB.
Nhưng hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, nhu cầu sử dụng tài nguyên của con người ngày càng nhiều và những con số đó đã trở nên quá nhỏ bé. Với sự tiến bộ mạnh mẽ của internet, giờ đây cáp quang với tốc độ khá nhanh và phổ cập đã dần dần thay thế cáp đồng. Chính nhờ đó đã phát triển nên một ngành dịch vụ khá hot hiện nay đó là các dịch vụ lưu trữ thông tin trên mạng và qua đám mây. Các công ty lớn như Microsoft, Apple, Google,… lập tức cung cấp các dịch vụ lưu trữ và chia sẻ trên nền điện toán đám mây như Sky Drive, iCloud, Google Drive. Ngoài ra còn có những công ty khác như Box.com, Dropbox, Mediafire, Rapidshare…
Người sử dụng có thể thoải mái truy cập hoặc download các dữ liệu của mình hoặc của người khác chia sẻ trên đó tại bất cứ đâu có mạng internet. Hãy thử tưởng tượng sẽ thuận tiện thế nào khi bạn đi công tác nước ngoài xa cả mấy nghìn cây số nhưng vẫn có thể sử dụng kho dữ liệu của mình như đang ở nhà.

Những nhược điểm của việc lưu trữ thông tin qua đám mây

Nhược điểm đầu tiên và vô cùng quan trọng đó chính là các mối đe dọa an ninh dữ liệu khi nhiều thông tin nhạy cảm đang được trực tuyến.
Cách đây không lâu, Apple đã phải đối mặt với một scandal lớn liên quan tới việc bảo mật dữ liệu trên dịch vụ iCloud của họ, rất nhiều ảnh nóng của các diễn viên, ca sĩ, người nổi tiếng đã bị hacker đánh cắp và phát tán trên mạng. Apple đã lên tiếng cho rằng, việc bảo mật của hãng là hoàn toàn tốt và vụ việc đáng tiếc trên là do chính sự bất cẩn của người dùng đã để hacker biết được password của mình. Sau sự việc đó, Apple đã thực hiện yêu cầu người dùng sử dụng bảo mật 2 lớp với iCloud và Apple ID của mình. Phải chăng, đây giống như việc mất bò mới lo làm chuồng?
Nhược điểm thứ hai cũng không kém quan trọng là các vấn đề pháp lý liên quan tới các thông tin được lưu trữ trên mạng.
Việc lưu trữ các thông tin trái pháp luật hoặc vi phạm bản quyền đang rất phổ biến hiện nay và nó ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận của các công ty sản xuất. Mặc dù trước khi đăng kí sử dụng dịch vụ, các website đều đưa thông tin cam kết sử dụng, nhưng có chăng chỉ là để qua mắt các cơ quan chính quyền. Để ngăn chặn các hành động này, các tổ chức bảo vệ luật bản quyền và các bộ luật bảo vệ bản quyền đã được thành lập và phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện rà soát và đóng cửa các trang web có vi phạm.
Vào thời điểm hai bộ luật Dự luật Đình chỉ hoạt động vi phạm bản quyền trực tuyến (SOPA) và Dự luật PROTECT IP (PIPA) được áp dụng, rất nhiều trang web chia sẻ lớn đã bị kiểm tra và buộc ngừng hoạt động. Đặc biệt vào năm 2012, Megaupload một trong những trang web lưu trữ thông tin lớn nhất thế giới đã bị đóng cửa vì bị tố cáo vi phạm bản quyền. Ngay sau đó, các trang web lưu trữ dữ liệu đã tự rà soát và thắt chặt hơn quy định về đăng tải các dữ liệu có liên quan tới bản quyền. Người dùng đương nhiên không đồng tình với việc này và họ cho rằng hành động đó đã giết chết internet.
Nhược điểm thứ ba là có rất nhiều hạn chế đối với người dùng khi lưu trữ dữ liệu trên mây.
Điển hình như Kindle của Amazon không cho phép khách hàng truy cập và download những cuốn sách hay bài nhạc của mình về thiết bị khác để lưu trữ. Họ buộc người dùng phải sử dùng dữ liệu từ đám mây của họ. Và một ngày nào đó, nếu hệ thống lưu trữ của Amazon bị trục trặc liệu người dùng sẽ mất toàn bộ những gì mình đã bỏ tiền ra mua?

Mô hình mới peer-to-peer (P2P)


Với việc luật bản quyền gây khó khăn cho người sử dụng, họ đã tìm đến một mô hình mới đó chính là P2P. Về cơ bản lưu trữ thông tin trên mạng tức là lưu trữ thông tin tại một trung tâm dữ liệu ngoại tuyến dưới sự quản lý của nhà cung cấp dịch vụ. Nhưng mô hình P2P không cần trung tâm dữ liệu ngoại tuyến nào cả, nó sử dụng chính những máy con tham gia mô hình làm nơi lưu trữ, nói cách khác, người download dữ liệu cũng chính là người upload dữ liệu.
Trang web thành công với dịch vụ này chính là “Vịnh hải tặc” đã bị đóng cửa cách đây vài ngày. Rất nhiều người thắc mắc làm thế nào để “Vịnh hải tặc” kiếm được tiền khi mà việc chia sẻ thông tin không thông qua một máy chủ nào. Không ai biết chính xác ngoại trừ chủ nhân của trang web. Lý do hợp lý nhất được đưa ra đó chính là quảng cáo. Với một lượng truy cập khổng lồ trên trang web chia sẻ lớn nhất thế giới này, các công ty không ngần ngại chi tiền để quảng cáo của mình có mặt trên website.

Xu thế mới này tại Việt Nam

Và ở Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ, rất nhiều dịch vụ lưu trữ thông tin xuất hiện trong những năm gần đây. FPT Telecom với sản phẩm Fshare được cho là thành công nhất với 1,3 triệu tài khoản được đăng ký. Còn về P2P cũng xuất hiện rất nhiều trang web điển hình là viettorrent và HDVNbits với số lượng người đăng kí đáng kể.
Tuy nhiên cùng với đó là những nhược điểm khi sử dụng và đặc biệt là các luật bản quyền đang càng ngày càng chặt chẽ hơn khiến việc sử dụng các dịch vụ này cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy rằng ở Việt Nam, luật bản quyền chưa thực sự phổ biến và chặt chẽ như ở nước ngoài nhưng không ít website đã bị cảnh cáo vi phạm. Điển hình như Zingmp3, vnsharing, và một số trang web khác đã bị sờ gáy khi vi phạm bản quyền
Việc lưu trữ thông tin trên mạng đã trở nên phổ biến, giải phóng được nhiều bộ nhớ và tiết kiệm nhiều chi phí cho việc cất trữ dữ liệu. Chính vì thế, “lên mây” đã trở thành xu thế mới và tất yếu trong tương lai. Song song với đó, xuất hiện khá nhiều vấn đề mà ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng chính là vấn đề vi phạm bản quyền.
Để khắc phục vấn đề này rất nhiều trang web đã đưa ra các giải pháp tuân thủ như kiểm tra nội dung của người dùng khi upload lên website và sẵn sàng xóa bỏ hay chặn tài khoản vĩnh viễn. Như vậy, chúng ta nên tìm cách khắc phục các nhược điểm của loại hình dịch vụ mới này để sử dụng một cách có hiệu quả chứ không nên bóp chết nó bằng các luật lệ hay các hình thức khác.
Theo Trí Thức Trẻ

 Nguồn :  http://cafebiz.vn/xu-huong-cong-nghe/chia-se-du-lieu-truc-tuyen-xu-huong-may-hoa-va-mo-hinh-peer-to-peer-20141217120125663.chn


3.  Internet of Things - Nghe mãi rồi, nhưng mấy ai hiểu

 

Internet of Things - Nghe mãi rồi, nhưng mấy ai hiểu


Nguồn :   http://cafebiz.vn/xu-huong-cong-nghe/internet-of-things-nghe-mai-roi-nhung-may-ai-hieu-20151112100434098.chn


Khi nói về “điều quan trọng tiếp theo”, người ta chưa bao giờ nghĩ đầy đủ về tầm vóc của điều đó. Đó không phải do thiếu trí tưởng tượng, mà là do sự quan sát chưa đầy đủ về sự việc. Tôi luôn nghĩ rằng tương lai nằm trong tầm mắt của chúng ta, và bạn không cần phải tưởng tượng về những gì vốn dĩ vẫn luôn ở quanh ta.
Một ví dụ điển hình là về những hiểu biết sai lệch xung quanh khái niệm Internet of Things.
Hiểu biết sai lệch ở đây là gì? Người ta cho rằng Internet của vạn vật xoay quanh giao tiếp máy-máy (M2M); nó được xây dựng trên nền điện toán đám mây và mạng kết nối của các cảm biến (sensor) thu thập dữ liệu; nó là những kết nối di động, ảo, tức thời; và người ta nói rằng nó sẽ “thông minh hóa” tất cả mọi thứ trong đời sống của chúng ta từ đèn đường cho đến cảng biển.
Nhưng sau đây là những gì tôi muốn nói khi cho rằng người ta chưa nghĩ đủ về quy mô chủ đề này. Khi nghĩ về Interne of Thing, mọi người hầu như phần lớn chú ý vào giao tiếp M2M: thiết bị nói chuyện với thiết bị. Nhưng một cỗ máy chỉ là một thiết bị, một công cụ, là cái gì đó thực hiện việc cụ thể một cách vật lý. Khi chúng ta nói về việc “thông minh hóa” máy móc, chúng ta không hoàn toàn nói về M2M. Chúng ta nói về các sensor (cảm biến).
Sensor không phải là một cỗ máy. Nó không làm bất cứ việc gì mà máy móc làm. Thay vì thế, nó đo lường, định lượng, tóm lại là thu thập dữ liệu. Internet of Things nói cho cùng là mang đến một kết nối giữa các cảm biến và máy móc. Có nghĩa là, giá trị thực sự mà Internet of Things tạo ra là sự kết hợp giữa thu thập dữ liệu và tận dụng dữ liệu đó. Tất cả thông tin được thu thập bởi các sensor trên thế giới sẽ không có ý nghĩa gì mấy nếu không có một hạ tầng để phân tích xử lý và sử dụng dữ liệu đó trong thời gian thực.




Những ứng dụng trên nền điện toán đám mây là chìa khóa để sử dụng dữ liệu này. Internet of Things không thể hoạt động nếu không có các ứng dụng điện toán đám mây để lý giải và chuyển đổi dữ liệu từ tất cả những cảm biến đó. Điện toán đám mây là thứ sẽ cho phép các ứng dụng làm việc cho bạn bất cứ lúc nào, và bất cứ đâu.
Thử phân tích 1 ví dụ: Vào năm 2007, một cây cầu đã đổ sụp ở Minesota, nhiều người thiệt mạng bởi các tấm thép không chịu nổi tải trọng của cầu khi đó. Khi xây lại cầu, chúng ta có thể sử dụng kết cấu Xi măng thông minh: xi măng được trang bị những cảm biến (sensor) để giám sát ứng suất, các nứt vỡ và biến dạng. Chính những cấu trúc xi măng này sẽ báo động cho chúng ta để sửa chữa vấn đề trước khi nó gây ra thảm họa. Và những công nghệ này không giới hạn ở các kiến trúc cầu đường.
Nếu có đi trên cầu, những cảm biến tương tự trong bê tông sẽ phát hiện và gửi thông tin qua giao tiếp internet không dây tới xe của bạn. Một khi xe biết có nguy hiểm phía trước, nó sẽ thông báo để người lái xe đi chậm lại, và nếu người lái không đi chậm lại, chính chiếc xe sẽ tự giảm tốc độ giúp anh ta. Đây chỉ là 1 trong những cách mà giao tiếp sensor-máy móc và máy-máy có thể diễn ra. Các cảm biến trên cầu kết nối với máy móc trong xe: chúng ta đã biến thông tin thành hành động!


Giờ có lẽ bạn đã bắt đầu nhận ra yếu tố tác động ở đây. Điều gì có thể xảy ra khi một chiếc xe thông minh và một mạng lưới thành phố thông minh bắt đầu “nói chuyện” với nhau? Chúng ta sẽ có một hệ thống tối ưu luồng giao thông, bởi thay vì việc chỉ có các đèn giao thông hoạt động dựa trên những bộ định thời cố định, chúng ta sẽ có một hệ thống đèn giao thông thông minh có thể phản ứng lại những thay đổi của lưu lượng giao thông. Tình trạng giao thông và đường xá sẽ được kết nối tới người lái, rồi kết nối họ tới những khu vực bị ùn ứ, tắc nghẽn do tuyết dày, hay bị cản trở do thi công.
Vậy là giờ đây chúng ta có những cảm biến theo dõi tất cả các loại dữ liệu; chúng ta có các ứng dụng trên nền điện toán đám mây chuyển đổi dữ liệu thành những hiểu biết có ích và truyền tới các máy móc ở hiện trường, cho phép đưa ra các phản ứng linh động và kịp thời. Và như thế các cây cầu và xe cộ bình thường trở thành những cây cầu thông minh và chiếc xe thông minh. Và sớm muộn, chúng ta cũng sẽ có những thành phố thông minh, và xa hơn nữa…
Vậy thì ưu điểm ở đây là gì? Chúng ta tiết kiệm được những điều gì? Điều này có thể ứng dụng vào những lĩnh vực nào?
Đây là điều mà tôi muốn nói khi cho rằng đa phần chúng ta chưa nghĩ đủ lớn. Vấn đề không chỉ là “tiết kiệm tiền”, cũng không phải về chuyện những cây cầu, những thành phố. Đây là cả một sự dịch chuyển cơ bản và vĩ đại. Khi chúng ta bắt đầu tạo ra những thứ thông minh, nó sẽ trở thành một động lực chính yếu để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới.
Trong số tất cả những xu hướng công nghệ đang diễn ra hiện nay, có lẽ thứ lớn lao nhất chính là Internet of Things; chính nó sẽ mang đến cho chúng ta bước ngoặt lớn nhất cũng như cơ hội lớn nhất trong 5 năm tới.


Theo Tuấn Anh
Trí thức trẻ/Genk


4. Mười định nghĩa về mây điện toán


Một con voi sẽ phải làm gì với mây điện toán ? Điều gì làm cho cơ sở dữ liệu có quy mô trở nên to lớn? Ngay cả các quản trị viên IT dày dạn vẫn cần phải được bồi dưỡng về một số thuật ngữ điện toán đám mây luôn thay đổi từng ngày .

Điện toán đám mây đang bắt đầu vượt qua nỗi sợ hãi của các doanh nghiệp và xâm nhập vào các môi trường CNTT của họ, và đi cùng với nó là những dịch vụ, các công cụ hỗ trợ , các mô hình có chữ viết tắt và khá nhiều định nghĩa  khó hiểu và xa lạ . Vì vậy, để bạn không trông giống như một khúc gỗ tại cuộc họp tiếp theo của bạn hoặc khi bạn tham gia hội nghị về mây điện toán , hãy tìm hiểu danh sách các định nghĩa điện toán đám mây cần thiết trên SearchCloudComputing.com .

1. SaaS, PaaS và IaaS


SaaS, PaaS và IaaS được coi là ba trụ cột của mô hình dịch vụ điện toán đám mây. Dịch vụ Cơ sở hạ tầng (IaaS-Infrastructure as a Service) là việc cung cấp các thiết bị - máy chủ, máy ảo (VM-virtual machines), các thành phần mạng - qua mạng internet .  Dịch vụ Nền tảng (PaaS-Platform as a Service) là việc cung cấp các phần cứng và hệ điều hành . Dịch vụ Phần mềm (SaaS-Software as a Service) đề cập đến các ứng dụng lưu trữ Web , chẳng hạn như bảo mật, email và thông tin liên lạc khác. Mỗi dịch vụ có lợi ích riêng và khả năng của mình, bao gồm truy cập và một cấu trúc tính-phí-theo-yêu-cầu. SaaS, PaaS và IaaS kết hợp để tạo ra các mô hình SPI, nhưng mỗi dịch vụ có thể đứng riêng một mình hoặc được sử dụng trong các cấu hình khác nhau trong doanh nghiệp.

2. Dịch vụ mọi thứ - XaaS (Anything as a Service)



Một số quản trị viên IT hài lòng với cơ sở hạ tầng, nền tảng và phân phối phần mềm, nhưng nhiều người khác vẫn không chịu nghỉ ngơi cho đến khi họ có thể nhận được bất cứ điều gì và tất cả mọi thứ trong đám mây điện toán . Những hạt Muối  IT này bắt đầu tìm đến XaaS. Thay vì dự tiệc với những cái bánh hạnh hồng, hằng triệu quả bóng bay và xem những cuộc biểu diễn tưng bừng của đàn khỉ đầu chó , các quản trị viên CNTT đó muốn có thêm Dịch vụ lưu trữ , Dịch vụ hợp nhất truyền thông (UCaaS-Unified Communications as a Service), Dịch vụ nhận dạng (IDaaS-Identity as a Service), Dịch vụ giám sát (Maas-Monitoring as a Service) và mọi thứ khác được xem như dịch vụ, và họ muốn nó bây giờ ... và mãi mãi , là theo yêu cầu của khách hàng .

3. Mây điện toán tư nhân



Các đám mây tư nhân là dành cho các bậc phụ huynh của quản trị viên đám mây. Các chuyên gia CNTT này giữ tất cả trong tầm tay và kiểm soát rất chặt chẽ mọi thứ từ chó , mèo , trẻ em , các kỹ thuật và cả dữ liệu   . Nếu bạn sợ phát hành dữ liệu của bạn vào một đám mây điện toán công cộng? Hoặc bạn cần phải liên tục theo dõi nó? Thay vì đặt máy GPS theo dõi các dữ liệu dựa trên đám mây, bạn hãy giữ cho nó bị khóa chặt tại chỗ với đám mây tư nhân . Những liên kết này , các môi trường điện toán đám mây giới hạn sẽ được bảo vệ đằng sau một bức tường lửa, cho phép quản trị viên IT duy trì kiểm soát và bảo mật .

4. Mây điện toán công cộng


Nếu các đám mây điện toán tư nhân giống như là những vật nuôi có cột dây xích, thì đám mây công cộng được xem là các động vật hoang dã di chuyển miễn phí. Chủ đám mây công cộng là các quản trị viên IT sẵn sàng tin tưởng để đưa dữ liệu ra chỗ các nhà cung cấp điện toán đám mây. Và những người chấp nhận đám mây công cộng sẽ gặt hái những lợi ích với sự tin tưởng vào dịch vụ tính-phí-theo-nhu cầu, do đó bạn chỉ phải trả cho những gì bạn sử dụng, những khả năng mở rộng để chứa khối lượng công việc bùng phát và việc quản lý tương đối rảnh tay và công việc bảo trì. Tuy nhiên bạn không nên quá vội vàng; các dữ liệu nhạy cảm và những nhiệm vụ quan trọng có thể không được chuẩn bị sẵn sàng cho điện toán đám mây công cộng hoang dã.

5. Mây điện toán kết hợp



Giống như các giống lai tạo tuyệt vời trước đó - ligers, gấu grolar, khỉ bay và, tất nhiên, có cả Crocosaurus (cá sấu khủng long)- một đám mây lai kết hợp hai điều tốt để tạo ra một cái gì đó được cho là tốt hơn. Những "đám mây Franken" là sản phẩm của sự kết hợp mây công cộng và mây tư nhân. Đám mây lai này tận dụng những lợi ích của cả hai môi trường để tạo ra một siêu giống của đám mây được xây dựng để giúp các doanh nghiệp có được phần đầu tư sinh lợi nhiều nhất bằng cách quản lý những dữ-liệu-có-nhiệm-vụ-quan-trọng tại chỗ trong một đám mây tư nhân , trong khi di chuyển những gì ít quan trọng hoặc có sự "bùng phát" các ứng dụng khác vào  đám mây điện toán công cộng.

6. Voi Hadoop


Mặc dù có nhiều giấc mơ kỳ lạ với sự trái ngược , hầu hết các loài thú nhồi bông thời thơ ấu của chúng ta vẫn không thể lớn lên để mặc các bộ quần áo và chui đầu vào làm việc tại các tập đoàn IT khổng lồ như Google, IBM, Microsoft và Yahoo.  Tuy nhiên chú voi nhồi bông Hadoop của Doug Cutting , đã làm được điều kỳ quặc này . Được đặt theo tên món đồ chơi thời thơ ấu của tác giả, Hadoop đã được hình thành như là một phần của Google's MapReduce . Cơ cấu dựa trên trình Java miễn phí này chắc chắn đã trưởng thành và đang được phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực CNTT, chủ yếu làm công việc phân tích các dữ liệu lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh thông minh.


7. Dữ liệu lớn - Big data


"Big" là một cách nói. Khi chúng ta nói "dữ liệu lớn", chúng ta đang nói về petabyte và exabyte dữ liệu phi cấu trúc hoặc bán cấu trúc. Dữ liệu khổng lồ này được sử dụng để khám phá các mẫu dữ liệu lặp lại, nhưng nó có thể là một ống cống lớn về băng thông và dung lượng lưu trữ. Việc di chuyển dữ liệu lớn đến điện toán đám mây cho phép các công ty kết hợp nó một cách nhanh chóng và dễ dàng với các phân tích dữ liệu, sử dụng các công cụ như MapReduce và Hadoop.

8. Mây điện toán mềm dẻo Amazone  - EC2


Cho dù chúng ta đang nói đến người nữ chiến binh cổ đại hoặc một trong những con sông dài nhất trên thế giới, Amazon.com đã phải thực hiện một số cuộc chinh phục rất tốt từ tên gọi của nó mạnh mẽ để cai trị tối cao trong thế giới điện toán đám mây. Amazon Elastic Compute Cloud (EC2) cung cấp cho các thuê bao một nguồn cung cấp gần như vô tận các khối lượng công việc ảo trong đám mây Amazon để chạy các ứng dụng trên đó . Chọn một máy ảo hoặc chọn một ngàn máy ảo , bạn chỉ phải trả cho những gì bạn sử dụng.

9. Mây điện toánWindow Azure


Sau khi bị tạm ngừng năm 2012 và một email khó hiểu thông báo về sự có thể thay đổi tên họ , nhiều người nghĩ rằng Microsoft đã trở thành hoặc không đáng tin cậy hoặc buộc phải chuyển cho Crazytown. Nhưng cũng phải mất khá lâu thì mới có thể lật đổ được Windows Azure, nền tảng điện toán đám mây công cộng cực kỳ thành công và đầy ấn tượng của Microsoft, trong đó con số tăng trưởng về tầm quan trọng chiến lược khi nó được đóng gói hoàn toàn với Windows Server 2012. Và, chúng ta hãy đối diện với nó, tất cả mọi người đều thích những scandal , và dĩ nhiên những câu chuyện tin tức này chỉ làm cho thị trường càng thú vị hơn. Nếu bạn sẵn sàng có những phê phán Windows Azure , hãy đọc hết những ưu và nhược điểm của nó, sau đó hãy tham quan để nhìn thấy rõ những nơi mà Microsoft sẽ đưa bạn tới.

10. Sự bùng nổ mây điện toán 


Đừng hoảng sợ. Đám mây của bạn không phát nổ đâu . Và sự bùng nổ mây điện toán không khủng khiếp như bạn tưởng . Hãy suy nghĩ về từ "bùng nổ" ít tiêu cực hơn của từ "cháy" và bối cảnh của văn bản. Sự bùng nổ mây điện toán là một kỹ thuật điện toán đám mây có lợi cho những môi trường khác nhau với sự thay đổi khối lượng công việc IT. Trong môi trường mây điện toán kết hợp , một ứng dụng có thể chạy trong một trung tâm dữ liệu hoặc trong mây tư nhân và sau đó bộc phát vào mây công cộng khi phát sinh nhu cầu cao về năng lực tính toán, tiết kiệm tài nguyên và chi phí .

Trần hồng Cơ .
Biên tập

Nguồn  http://searchcloudcomputing.techtarget.com








-------------------------------------------------------------------------------------------

Trên đời không gì vĩ đại bằng con người. Trong con người không gì vĩ đại bằng trí tuệ.

 A.Hamillton

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

CÁC BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA WOLFRAM . Phần 2 .


CÁC BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA WOLFRAM .



Phần 2 .



Transmediale-2010-Conrad Wolfram.jpg

Conrad Wolfram
Nhà phát triển công nghệ , doanh nhân
Website: website chính thức của Conrad Wolfram
http://www.conradwolfram.com/
http://computerbasedmath.org/


    Thông tin cá nhân

 Conrad Wolfram (sinh ngày 10 tháng sáu 1970) là  nhà nghiên cứu và phát triển công nghệ (Anh quốc) đồng thời cũng là doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và ứng dụng .
 Cha của Conrad Wolfram là ông Hugo vốn xuất thân từ một nhà sản xuất dệt may và tiểu thuyết gia (tác giả Into a Neutral Country) và mẹ là Sybil một giáo sư triết học tại Đại học Oxford. Ông là em trai của Stephen Wolfram.

Sinh ra ở Oxford, Anh, vào năm 1970, Wolfram đã học tại Dragon School, Eton College và Pembroke College, Cambridge, tại đó ông lấy bằng Thạc sĩ về Khoa học tự nhiên và Toán. Ông cũng theo học chương trình trên BBC Micro.

 Cải cách giáo dục toán học

Wolfram đã được xem như một người ủng hộ nổi bật về Toán học Máy tính - 'Computer-Based Math'- một cuộc cải cách giáo dục toán học nhằm sử dụng công nghệ thông tin vào toán học một cách rộng lớn hơn , Ông cũng là người sáng lập www.computerbasedmath.org.

Chương trinh  Tin tức Anh quốc kênh 4 trích dẫn ông nói "Có một vài trường hợp, điều quan trọng là làm các phép tính bằng tay, nhưng đây chỉ là những tỷ lệ rất nhỏ . Thời gian còn lại các bạn nên cho sinh viên sử dụng máy tính giống như tất cả mọi người trong thực tế ". Trong một cuộc phỏng vấn do tờ Guardian thực hiện ông mô tả sự thay thế của tính tay bằng cách sử dụng máy tính như là sự kiện " dân chủ hóa chuyên môn ".

Năm 2009, ông đã nói về cải cách giáo dục tại Hội nghị TEDx tại Nghị viện EU  và một lần nữa tại TED toàn cầu 2010, trong đó ông lập luận rằng "Toán học nên thực tế hơn và khái niệm nhiều hơn, nhưng ít máy móc hơn " và cho rằng "Tính toán là máy móc của toán học -. một phương tiện để kết thúc"

Ông là ủy viên Hội đồng Tư vấn Khoa học máy tính tại trường  King's College Luân Đôn. Conrad Wolfram cũng là thành viên của Ban tư vấn Flooved .

Trong năm 2012, The Observer đặt ông ở vị trí thứ 11 trong danh sách 50 nhà tư tưởng cấp tiến Anh quốc.
Tháng Tám năm 2012, ông là một thành viên của ban giám khảo tại Festival of Code , đỉnh cao của Young Rewired State 2012.

Công việc

Conrad Wolfram thành lập Wolfram Research Europe Ltd vào năm 1991 và vẫn hiện vẫn là giám đốc quản lý . Năm 1996, ông trở thành Giám đốc Chiến lược  Quốc tế  của Wolfram Research, Inc., đồng thời cũng chịu trách nhiệm về Wolfram Research Asia Ltd, thông tin liên lạc như trang web wolfram.com.

Wolfram Research được thành lập bởi anh trai của ông ,Stephen Wolfram, nhà sản xuất phần mềm Mathematica và các công cụ tri thức Wolfram Alpha.

Conrad Wolfram đã dẫn đầu nỗ lực để chuyển đổi sử dụng Mathematica từ hệ thống tính toán thuần túy để phát triển và  công cụ triển khai , thúc đẩy công nghệ như các phần mềm Mathematica Player và web Mathematica và bằng cách đẩy tự cao hơn tính động hóa trong hệ thống.

Ông cũng đã hướng dẫn việc tập trung vào công nghệ xuất bản tương tác với mục đích được tuyên bố là "thay đổi các ứng dụng hàng ngày như các tài liệu mới" , ông cho rằng: "Nếu một bức ảnh trị giá một ngàn chữ, thì một tài liệu tương tác trị giá một ngàn bức ảnh. " Những công nghệ này hội tụ để tạo thành các định dạng tài liệu tính toán mà Wolfram từng nói rằng có thể " chuyển giao kiến ​​thức trong một băng thông cao hơn".

Nguồn  https://en.wikipedia.org/wiki/Conrad_Wolfram


-------------------------------------------------------------------------------------------



Conrad Wolfram là giám đốc chiến lược của Wolfram Research, với công việc chính nghiên cứu và tìm kiếm ứng dụng mới cho công nghệ Mathematica. Ông đặc biệt đam mê về việc tìm kiếm sử dụng cho Mathematica ngoài tính toán thuần túy, sử dụng nó như là một nền tảng phát triển cho các sản phẩm giúp truyền đạt những ý tưởng lớn. Ví dụ các công cụ mô hình thay vì hiển thị dữ liệu dưới dạng đồ họa tương tác , có tính thuyết phục hơn việc viết ra những phương trình toán học khác -

Công trình của Wolfram chỉ ra sự thay đổi bản chất  của toán học trong 30 năm qua, chẳng hạn như chúng ta đã thay đổi từ việc có các máy tính với các phần mềm toán học , cho phép chúng ta đạt được những kỳ công tính toán phức tạp hơn bao giờ hết. Nhưng, Wolfram cho biết, nhiều trường học hiện nay vẫn tập trung vào việc tính toán bằng tay ; sử dụng tự động hóa, chẳng hạn như là áp dụng một phần của phần mềm toán học đôi khi bị xem là gian lận. Điều này sẽ khiến các trường học mất nhiều thời gian cần thiết về những công cụ mới của khoa học và toán học. Khi đạt được ý nghĩa cho cuộc sống hàng ngày, ông gợi ý, chúng ta cần phải tìm hiểu để tận dụng lợi thế của những công cụ này và học cách sử dụng chúng sớm hơn.

Tìm hiểu thêm tại computerbasedmath.org.

-------------------------------------------------------------------------------------------


00:11
We've got a real problem with math education right now. Basically, no one's very happy. Those learning it think it's disconnected, uninteresting and hard. Those trying to employ them think they don't know enough. Governments realize that it's a big deal for our economies, but don't know how to fix it. And teachers are also frustrated. Yet math is more important to the world than at any point in human history. So at one end we've got falling interest in education in math, and at the other end we've got a more mathematical world, a more quantitative world than we ever have had.

Chúng ta đang có một vấn đề với việc dạy toán lúc này. Đơn giản là, không có ai thấy hạnh phúc. Người học thì thấy nó không liền lạc, không thú vị và khó. Những người muốn ứng dụng toán thì nghĩ rằng họ chưa biết đủ. Chính quyền nhận ra rằng đó là một chuyện lớn đối với nền kinh tế, nhưng không biết sửa chữa thế nào. Và giáo viên cũng không thỏa mãn và mất kiên nhẫn. Nhưng lúc này toán học thì quan trọng cho thế giới hơn là ở bất cứ lúc nào khác của lịch sử nhân loại. Như vậy ở một phía chúng ta có tình trạng giảm sút quan tâm đến giáo dục toán học, còn ở phía kia là một thế giới càng đòi hỏi toán nhiều hơn, một thế giới có tính định lượng hơn bao giờ hết.


00:52
So what's the problem, why has this chasm opened up, and what can we do to fix it? Well actually, I think the answer is staring us right in the face: Use computers. I believe that correctly using computers is the silver bullet for making math education work. So to explain that, let me first talk a bit about what math looks like in the real world and what it looks like in education. See, in the real world math isn't necessarily done by mathematicians. It's done by geologists, engineers, biologists, all sorts of different people -- modeling and simulation. It's actually very popular. But in education it looks very different -- dumbed-down problems, lots of calculating, mostly by hand. Lots of things that seem simple and not difficult like in the real world, except if you're learning it. And another thing about math: math sometimes looks like math -- like in this example here -- and sometimes it doesn't -- like "Am I drunk?" And then you get an answer that's quantitative in the modern world. You wouldn't have expected that a few years back. But now you can find out all about -- unfortunately, my weight is a little higher than that, but -- all about what happens.

  Thế thì vấn đề là gì, tại sao vực thẳm này lại mở ra vậy, và chúng ta có thể làm gì để sửa nó? Thật ra thì, tôi nghĩ câu trả lời đang ở ngay trước mặt chúng ta. Hãy dùng máy tính. Tôi tin rằng việc dùng máy tính đúng cách là chìa khóa để cho việc toán thành công. Để giải thích điều đó, trước hết tôi nói một chút về toán nhìn ra sao trong thế giới thật và nó như thế nào trong giáo dục. Nhìn xem, trong đời thực không nhất thiết là chỉ có nhà toán học mới làm toán. Nhà địa lý, kĩ sư, sinh học đủ mọi loại người cũng làm toán -- mô hình hóa và mô phỏng. Toán học thật ra rất phổ biến. Nhưng trong giáo dục nó trông khác hẳn -- các bài tập bị đơn giản hóa, toàn là làm tính -- hầu như đều làm bằng tay. Rất nhiều thứ trông đơn giản và không khó như là ngoài đời thực, trừ khi nếu bạn là người học. Và một chuyện nữa về toán là: toán đôi lúc giống như toán -- như là trong ví dụ này -- và đôi khi thì không -- như là "Tôi có say không?" Và rồi bạn được trả lời rằng nó có tính định lượng trong thế giới hiện đại. Vài năm trước bạn không nghĩ đến câu trả lời đó đâu. Nhưng bây giờ bạn có thể khám phá về điều đó -- không may là, trọng lượng của tôi thì cao hơn một chút, nhưng -- tất cả là về những gì xảy ra. 



02:17
So let's zoom out a bit and ask, why are we teaching people math? What's the point of teaching people math? And in particular, why are we teaching them math in general? Why is it such an important part of education as a sort of compulsory subject? Well, I think there are about three reasons: technical jobs so critical to the development of our economies, what I call "everyday living" -- to function in the world today, you've got to be pretty quantitative, much more so than a few years ago: figure out your mortgages, being skeptical of government statistics, those kinds of things -- and thirdly, what I would call something like logical mind training, logical thinking. Over the years we've put so much in society into being able to process and think logically. It's part of human society. It's very important to learn that math is a great way to do that.

Vậy thì hãy zoom ra một chút và hỏi, tại sao chúng ta lại đi dạy toán? Ý nghĩa của việc dạy toán là gì? Và đặc biệt là, tại sao nói chung chúng ta dạy toán? Sao nó lại là một phần quan trọng của giáo dục như là một môn bắt buộc? Tôi nghĩ là có 3 lý do: các công việc kĩ thuật trở nên thiết yếu trong việc phát triển kinh tế, cái mà tôi gọi là kiếm sống hằng ngày. Để hoạt động trong thế giới ngày nay, bạn phải khá giỏi về định lượng, nhiều hơn hẳn so với vài năm trước. Những thứ như: tính ra nợ tiền nhà, hay nghi ngờ thống kê của chính phủ. Và điều thứ ba, cái tôi gọi là rèn luyện logic cho trí óc, suy nghĩ logic. Qua nhiều năm trong xã hội chúng ta đã nhấn mạnh vào việc có thể xử lý và suy nghĩ theo logic; đó là một phần của xã hội con người. Rất là quan trọng để học được điều đó. Toán học là một cách tuyệt vời để làm điều đó.



03:13
So let's ask another question. What is math? What do we mean when we say we're doing math, or educating people to do math? Well, I think it's about four steps, roughly speaking, starting with posing the right question. What is it that we want to ask? What is it we're trying to find out here? And this is the thing most screwed up in the outside world, beyond virtually any other part of doing math. People ask the wrong question, and surprisingly enough, they get the wrong answer, for that reason, if not for others. So the next thing is take that problem and turn it from a real world problem into a math problem. That's stage two. Once you've done that, then there's the computation step. Turn it from that into some answer in a mathematical form. And of course, math is very powerful at doing that. And then finally, turn it back to the real world. Did it answer the question? And also verify it -- crucial step. Now here's the crazy thing right now. In math education, we're spending about perhaps 80 percent of the time teaching people to do step three by hand. Yet, that's the one step computers can do better than any human after years of practice. Instead, we ought to be using computers to do step three and using the students to spend much more effort on learning how to do steps one, two and four -- conceptualizing problems, applying them, getting the teacher to run them through how to do that.

  Vậy thì hãy đặt một câu hỏi khác. Toán học là gì? Ý chúng ta là gì khi nói rằng chúng ta đang làm toán, hoặc dạy người khác làm toán? Tôi nghĩ rằng nó có đại khái là 4 bước, bắt đầu với việc đặt ra câu hỏi đúng. Cái ta muốn hỏi là gì? Ta đang cố khám phá gì ở đây? Và đây chính là thứ sai lầm nhất ở thế giới ngoài kia, hầu như ngoài tầm của các phần khác của toán học. Người ta đặt ra câu hỏi sai, và không có gì ngạc nhiên, họ nhận được câu trả lời sai là vì lý do đó chứ không phải cái gì khác. Thế thì cái tiếp theo là lấy vấn đề đó và chuyển nó từ một vấn đề của đời thật thành một vấn đề trong toán. Đó là giai đoạn thứ hai. Một khi làm được điều này, thì sẽ đến bước tính toán. Để đưa nó thành một câu trả lời gì đó ở dưới dạng toán học. Và đương nhiên, toán học thì rất mạnh để làm chuyện đó. Và cuối cùng, chuyển nó về lại đời thật. Nó có trả lời được câu hỏi không? Và cũng kiểm chứng nó -- đó là bước rất quan trọng Bây giờ là thứ điên khùng nhất ngay đây. Trong việc dạy toán, chúng ta bỏ ra cỡ 80% thời gian để dạy người ta cách làm bước thứ ba bằng tay. Nhưng mà đó là bước mà máy tính có thể làm tốt hơn bất cứ ai dù với nhiều năm thực hành. Thay vào đó, chúng ta phải sử dụng máy tính để làm bước thứ ba và để học sinh ra sức hơn vào việc học cách làm bước một, hai và bốn -- khái niệm hóa vấn đề, ứng dụng chúng, buộc giáo viên phải dạy học sinh cách làm. 


04:37
See, crucial point here: math is not equal to calculating. Math is a much broader subject than calculating. Now it's understandable that this has all got intertwined over hundreds of years. There was only one way to do calculating and that was by hand. But in the last few decades that has totally changed. We've had the biggest transformation of any ancient subject that I could ever imagine with computers. Calculating was typically the limiting step, and now often it isn't. So I think in terms of the fact that math has been liberated from calculating. But that math liberation didn't get into education yet. See, I think of calculating, in a sense, as the machinery of math. It's the chore. It's the thing you'd like to avoid if you can, like to get a machine to do. It's a means to an end, not an end in itself, and automation allows us to have that machinery. Computers allow us to do that -- and this is not a small problem by any means. I estimated that, just today, across the world, we spent about 106 average world lifetimes teaching people how to calculate by hand. That's an amazing amount of human endeavor. So we better be damn sure -- and by the way, they didn't even have fun doing it, most of them -- so we better be damn sure that we know why we're doing that and it has a real purpose.

Nhìn xem, điểm mấu chốt là ở đây: toán học không đồng nghĩa với làm tính. Toán là một môn học rộng hơn nhiều so với chuyện làm tính. Có thể hiểu được rằng hai thứ đã quấn chặt lấy nhau qua hàng trăm năm. Chỉ có một cách để làm tính là dùng tay. Nhưng trong vài thập kỉ vừa qua điều này đã hoàn toàn thay đổi. Chúng ta đã có được một sự biến đổi lớn nhất trên một môn học cổ xưa mà tôi có thể tưởng tượng được bằng máy tính. Làm tính thường hay là nơi nghẽn cổ chai và bây giờ không còn như vậy nữa. Vì vậy tôi nghĩ là toán học đã được giải phóng khỏi việc làm tính. Nhưng sự giải phóng này chưa đi được vào giáo dục. Nhìn đây, tôi nghĩ rằng làm tính theo nghĩa nào đó là bộ máy của toán học. Nó là việc lặt vặt. Là thứ bạn muốn tránh nếu được, giống như là nhường cho máy móc. Nó là công cụ đi đến mục tiêu, chứ không phải là mục tiêu. Và tự động hóa cho phép chúng ta có được bộ máy đó. Máy tính cho phép chúng ta làm việc đó. Và đây không phải là một vấn đề nhỏ nhặt theo bất kỳ nghĩa nào. Tôi ước tính rằng, chỉ trong ngày hôm nay trên toàn thế giới, chúng ta bỏ ra trung bình 106 thời gian của đời người để dạy người ta cách tính tay. Đó là một nỗ lực đáng kinh ngạc của nhân loại. Cho nên ta phải thật chắc chắn -- nói thêm là, hầu như mọi người thậm chí còn không thấy vui khi làm tính. Cho nên ta phải thật chắc chắn là chúng ta biết tại sao lại làm chuyện đó và nó có một mục đích thật sự. 


06:02
I think we should be assuming computers for doing the calculating and only doing hand calculations where it really makes sense to teach people that. And I think there are some cases. For example: mental arithmetic. I still do a lot of that, mainly for estimating. People say, "Is such and such true?" And I'll say, "Hmm, not sure." I'll think about it roughly. It's still quicker to do that and more practical. So I think practicality is one case where it's worth teaching people by hand. And then there are certain conceptual things that can also benefit from hand calculating, but I think they're relatively small in number. One thing I often ask about is ancient Greek and how this relates. See, the thing we're doing right now is we're forcing people to learn mathematics. It's a major subject. I'm not for one minute suggesting that, if people are interested in hand calculating or in following their own interests in any subject however bizarre -- they should do that. That's absolutely the right thing, for people to follow their self-interest. I was somewhat interested in ancient Greek, but I don't think that we should force the entire population to learn a subject like ancient Greek. I don't think it's warranted. So I have this distinction between what we're making people do and the subject that's sort of mainstream and the subject that, in a sense, people might follow with their own interest and perhaps even be spiked into doing that.

Tôi nghĩ rằng chúng ta nên giao việc tính toán cho máy tính và chỉ tính tay khi việc học tính tay thật sự có lý. Và tôi nghĩ rằng có những trường hợp. Ví dụ như là tính nhẩm. Tôi vẫn tính nhẩm rất nhiều, chủ yếu để ước lượng. Khi có ai nói, chuyện này chuyện kia là đúng, thì tôi sẽ nói, hừm, chưa chắc. Để tôi ước lượng coi. Làm vậy vẫn nhanh hơn và thực tế hơn. Nên tôi nghĩ rằng tính thiết thực là một trường hợp đáng để dạy người ta tính tay. Và rồi có những khái niệm nhất định có thể hưởng lợi từ việc tính tay, nhưng tôi nghĩ nhưng việc này tương đối ít. Một việc mà tôi thường hay hỏi đến là tiếng Hy Lạp cổ và cách nó liên quan tới chủ đề. Nhìn xem, cái mà chúng ta làm bây giờ, là bắt mọi người học toán. Nó là một môn chính. Và tôi không có đề nghị rằng, nếu người ta quan tâm đến tính tay hay là theo đuổi sở thích cá nhân với bất kỳ môn học dù có kì lạ đến đâu -- họ nên làm điều đó. Chuyện đó hoàn toàn đúng, khi người ta theo đuổi sở thích cá nhân. Tôi khá là quan tâm đến tiếng Hy Lạp cổ, nhưng tôi không nghĩ rằng chúng ta nên ép buộc toàn bộ dân số học một môn như tiếng Hy Lạp cổ. Tôi không nghĩ rằng làm vậy là đúng. Cho nên tôi có sự tách biệt giữa cái mà chúng ta khiến người khác làm và môn học thuộc dòng chính và môn học mà cá nhân người ta theo đuổi và có lẽ còn được khuyến khích để làm việc đó. 


07:15
So what are the issues people bring up with this? Well one of them is, they say, you need to get the basics first. You shouldn't use the machine until you get the basics of the subject. So my usual question is, what do you mean by "basics?" Basics of what? Are the basics of driving a car learning how to service it, or design it for that matter? Are the basics of writing learning how to sharpen a quill? I don't think so. I think you need to separate the basics of what you're trying to do from how it gets done and the machinery of how it gets done and automation allows you to make that separation. A hundred years ago, it's certainly true that to drive a car you kind of needed to know a lot about the mechanics of the car and how the ignition timing worked and all sorts of things. But automation in cars allowed that to separate, so driving is now a quite separate subject, so to speak, from engineering of the car or learning how to service it. So automation allows this separation and also allows -- in the case of driving, and I believe also in the future case of maths -- a democratized way of doing that. It can be spread across a much larger number of people who can really work with that.

Thế thì những vấn đề gì nảy sinh? Một trong số đó là bạn cần có kiến thức cơ bản trước nhất. Bạn không nên sử dụng máy móc cho đến khi bạn có những kiến thức cơ bản của môn học. Vậy thì câu mà tôi hay hỏi là, ý bạn nói cơ bản là thế nào? Cơ bản của cái gì? Có phải vấn đề cơ bản của việc lái xe là học cách chăm sóc nó, hay là thiết kế nó? Có phải những thứ cơ bản của việc viết là gọt bút? Tôi không nghĩ như vậy. Tôi nghĩ rằng bạn cần phân biệt giữa kiến thức cơ bản của việc bạn muốn làm với lại cách thực hiện và công cụ để thực hiện. Và việc tự động hóa cho phép bạn tạo sự phân biệt đó. Một trăm năm về trước, chắc chắn là nếu muốn lái xe bạn phải biết nhiều thứ về cơ khí của xe và cách khởi động cũng như các thứ khác. Nhưng việc tự động hóa của xe hơi đã cho phép tách biệt, khiến cho lái xe bây giờ là một thứ hoàn toàn riêng biệt, có thể nói vậy, với việc chế tạo chiếc xe hay là học cách chăm sóc nó. Thế thì tự động hóa cho phép sự tách biệt này và cũng cho phép -- trong trường hợp lái xe, và tôi tin rằng cũng như đối với toán học trong tương lai -- một sự dân chủ hóa trong cách làm. Nó có thể được phổ biến cho rất nhiều người có thể thật sự làm được. 


08:29
So there's another thing that comes up with basics. People confuse, in my view, the order of the invention of the tools with the order in which they should use them for teaching. So just because paper was invented before computers, it doesn't necessarily mean you get more to the basics of the subject by using paper instead of a computer to teach mathematics. My daughter gave me a rather nice anecdote on this. She enjoys making what she calls "paper laptops." (Laughter) So I asked her one day, "You know, when I was your age, I didn't make these. Why do you think that was?" And after a second or two, carefully reflecting, she said, "No paper?" (Laughter) If you were born after computers and paper, it doesn't really matter which order you're taught with them in, you just want to have the best tool.

 Thế thì có một thứ khác nảy sinh với kiến thức cơ bản. Theo tôi thì người ta lầm lẫn thứ tự của việc phát minh ra công cụ và thứ tự của việc dùng chúng trong giảng dạy. Thế thì nếu chỉ vì giấy được phát minh trước máy tính, nó không nhất thiết có nghĩa là bạn sẽ hiểu những điều cơ bản của môn học nhiều hơn nhờ vào giấy thay vì máy tính để giảng dạy toán học. Con gái tôi mang đến một giai thoại khá hay về chuyện này. Cháu rất thích làm thứ mà cháu gọi là máy tính xách tay bằng giấy. (Cười) Thế là một hôm tôi hỏi nó, "Con biết không, khi ba cỡ tuổi con, Ba đâu có làm mấy thứ này. Con biết tại sao không?" Và sau một hai giây suy tư cẩn thận, cháu nói, "Không có giấy?" (Cười) Nếu bạn sinh ra sau khi có máy tính và giấy, việc bạn sử dụng chúng theo thứ tự nào vào học tập thật ra không ảnh hưởng đâu, bạn chỉ muốn có công cụ tốt nhất. 

09:22
So another one that comes up is "Computers dumb math down." That somehow, if you use a computer, it's all mindless button-pushing, but if you do it by hand, it's all intellectual. This one kind of annoys me, I must say. Do we really believe that the math that most people are doing in school practically today is more than applying procedures to problems they don't really understand, for reasons they don't get? I don't think so. And what's worse, what they're learning there isn't even practically useful anymore. Might have been 50 years ago, but it isn't anymore. When they're out of education, they do it on a computer. Just to be clear, I think computers can really help with this problem, actually make it more conceptual. Now, of course, like any great tool, they can be used completely mindlessly, like turning everything into a multimedia show, like the example I was shown of solving an equation by hand, where the computer was the teacher -- show the student how to manipulate and solve it by hand. This is just nuts. Why are we using computers to show a student how to solve a problem by hand that the computer should be doing anyway? All backwards.

Vậy có một thứ khác nữa là "máy tính làm cho toán quá đơn giản." Cứ như là nếu bạn sử dụng máy tính thì chỉ là bấm nút mà không suy nghĩ, nhưng nếu làm bằng tay thì rất trí tuệ. Tôi phải nói đó là thứ làm tôi khó chịu. Liệu chúng ta có thật sự tin rằng môn toán mà hầu hết đang thực hành trong trường hôm nay sâu sắc hơn việc áp dụng các quy trình cho các vấn đề mà họ không thật sự hiểu, cho những lý do họ không biết? Tôi không nghĩ vậy. Tệ hơn nữa, cái mà họ đang học ở đó không còn hữu dụng trong thực tế nữa. Có lẽ đã từng như vậy 50 năm trước, nhưng giờ thì không. Khi học xong, họ sẽ làm toán trên máy tính. Để cho rõ, tôi nghĩ máy tính có thể thật sự giúp giải quyết vấn đề, thật sự là khái niệm hóa nó hơn. Dĩ nhiên, như là mọi công cụ tốt khác nó có thể bị dùng một cách hoàn toàn thiếu suy nghĩ, như là biến mọi thứ thành show multimedia, giống như ví dụ mà tôi đã từng thấy trong đó máy tính là thầy giáo -- chỉ cho học sinh cách thao tác và giải toán bằng tay. Thật là điên. Tại sao chúng ta dùng máy tính để chỉ cho học sinh cách giải tay bài toán mà dù gì máy tính cũng làm? Thật là tụt hậu. 

10:27
Let me show you that you can also make problems harder to calculate. See, normally in school, you do things like solve quadratic equations. But you see, when you're using a computer, you can just substitute. You can make it a quartic equation. Make it kind of harder, calculating-wise. Same principles applied -- calculations, harder. And problems in the real world look nutty and horrible like this. They've got hair all over them. They're not just simple, dumbed-down things that we see in school math. And think of the outside world. Do we really believe that engineering and biology and all of these other things that have so benefited from computers and maths have somehow conceptually gotten reduced by using computers? I don't think so -- quite the opposite. So the problem we've really got in math education is not that computers might dumb it down, but that we have dumbed-down problems right now. Well, another issue people bring up is somehow that hand calculating procedures teach understanding. So if you go through lots of examples, you can get the answer, you can understand how the basics of the system work better. I think there is one thing that I think very valid here, which is that I think understanding procedures and processes is important. But there's a fantastic way to do that in the modern world. It's called programming.

  Để tôi chỉ cho bạn rằng bạn cũng có thể tạo ra những bài toán khó tính hơn. Thông thường trong trường học, bạn làm mấy thứ như giải phương trình bậc hai. Nhưng khi bạn dùng máy tính, bạn có thể chỉ cần thay thế. Thay bằng phương trình bậc bốn, làm cho việc tính toán khó hơn. Cùng theo một nguyên lý -- nhưng tính toán thì khó hơn. Và các bài toán ngoài đời đều điên rồ và kinh khủng như vậy. Chúng mọc toàn là gai. Chúng đâu chỉ là các thứ quá đơn giản như là ta thấy ở môn toán trong trường. Và khi nghĩ đến thế giới bên ngoài. Chúng ta có thật sự tin rằng kĩ thuật và sinh học và mọi thứ khác những thứ đã hưởng lợi từ máy tính và toán học làm sao đó bị giản lược về mặt khái niệm bởi việc dùng máy tính? Tôi không nghĩ vậy đâu; ngược lại là khác. Vậy thì vấn đề của ta trong việc dạy toán không phải là việc máy tính làm cho nó quá đơn giản, mà là chúng ta đang đơn giản hóa các bài toán. À, còn một vấn đề khác nảy sinh là theo cách nào đó các quy trình tính tay sẽ làm cho học sinh hiểu vấn đề. Cho nên nếu bạn làm nhiều ví dụ, bạn có thể đạt được câu trả lời -- bạn có thể hiểu tốt hơn những vấn đề cơ bản của hệ thống. Tôi nghĩ rằng có một thứ rất có căn cứ đó là việc hiểu được các quy trình và quá trình là quan trọng. Nhưng có một cách tuyệt vời để làm điều này trong thế giới hiện đại. Đó gọi là lập trình. 

11:49
Programming is how most procedures and processes get written down these days, and it's also a great way to engage students much more and to check they really understand. If you really want to check you understand math then write a program to do it. So programming is the way I think we should be doing that. So to be clear, what I really am suggesting here is we have a unique opportunity to make maths both more practical and more conceptual, simultaneously. I can't think of any other subject where that's recently been possible. It's usually some kind of choice between the vocational and the intellectual. But I think we can do both at the same time here. And we open up so many more possibilities. You can do so many more problems. What I really think we gain from this is students getting intuition and experience in far greater quantities than they've ever got before. And experience of harder problems -- being able to play with the math, interact with it, feel it. We want people who can feel the math instinctively. That's what computers allow us to do.

Lập trình là cách hầu hết quy trình và quá trình được ghi lại ngày nay, và nó cũng là cách rất tốt để thu hút học sinh nhiều hơn và để kiểm tra xem chúng có thật sự hiểu không. Nếu bạn muốn kiểm tra xem bạn có hiểu toán thì hãy viết một chương trình để làm toán. Thế thì lập trình là cách tôi nghĩ chúng ta nên làm. Để cho rõ, cái mà tôi đề nghị ở đây là chúng ta có một cơ hội duy nhất để cùng lúc làm cho toán học vừa thực tế và mang tính khái niệm nhiều hơn. Tôi không nghĩ ra được bất kì môn học nào khác có thể làm được như vậy gần đây. Đó thường là sự lựa chọn giữa trở thành thợ hay thầy. Nhưng tôi nghĩ ta có thể đạt được cả hai cùng lúc ở đây. Và nó cũng mở ra rất nhiều khả năng. Bạn có thể làm rất nhiều bài toán. Cái mà tôi nghĩ chúng ta đạt được từ chuyện này là học sinh sẽ có được hiểu biết trực giác và kinh nghiệm nhiều hơn hẳn những gì chúng đã nhận được trước đây. Và kinh nghiệm đối với các vấn đề khó hơn -- được chơi với toán, tương tác với nó, cảm giác nó. Chúng ta muốn người ta có thể cảm giác toán học một cách bản năng. Đó là thứ mà máy tính cho phép chúng ta làm. 

12:53
Another thing it allows us to do is reorder the curriculum. Traditionally it's been by how difficult it is to calculate, but now we can reorder it by how difficult it is to understand the concepts, however hard the calculating. So calculus has traditionally been taught very late. Why is this? Well, it's damn hard doing the calculations, that's the problem. But actually many of the concepts are amenable to a much younger age group. This was an example I built for my daughter. And very, very simple. We were talking about what happens when you increase the number of sides of a polygon to a very large number. And of course, it turns into a circle. And by the way, she was also very insistent on being able to change the color, an important feature for this demonstration. You can see that this is a very early step into limits and differential calculus and what happens when you take things to an extreme -- and very small sides and a very large number of sides. Very simple example. That's a view of the world that we don't usually give people for many, many years after this. And yet, that's a really important practical view of the world. So one of the roadblocks we have in moving this agenda forward is exams. In the end, if we test everyone by hand in exams, it's kind of hard to get the curricula changed to a point where they can use computers during the semesters.

Một thứ khác nó cho phép chúng ta là thay đổi trật tự của chương trình học. Theo truyền thống thứ tự dựa theo độ khó của phép tính, nhưng giờ ta có thể thay đổi bằng độ khó để hiểu được các khái niệm, cho dù là việc tính toán có khó thế nào. Giải tích thường được dạy rất trễ. Tại sao vậy? À, đó là vì thực hiện tính toán thì cực khó, đó chính là vấn đề. Nhưng thật ra thì nhiều khái niệm có thể dạy được cho lứa tuổi nhỏ hơn nhiều. Đây là ví dụ tôi dành cho con gái mình. Và rất rất đơn giản. Chúng tôi đang nói về cái gì sẽ xảy ra khi bạn tăng số cạnh của một đa giác tới một số rất lớn. Và đương nhiên, nó sẽ thành một vòng tròn. Bên cạnh đó, cháu cũng rất nhất quyết để có thể thay đổi màu sắc, một đặc trưng quan trọng của màn trình diễn này. Bạn có thể thấy rằng đó là bước đi rất sớm để tìm hiểu giới hạn và giải tích vi phân và những gì xảy ra khi bạn đẩy sự việc đi cực xa -- với các cạnh rất nhỏ và với thật nhiều cạnh. Một ví dụ rất đơn giản. Đó là cái nhìn về thế giới mà chúng ta thường không trao cho con người trong nhiều năm sau chuyện này. Nhưng mà đó là cái nhìn thực tế quan trọng về thế giới. Còn một chướng ngại nữa để thúc đẩy chương trình là các bài kiểm tra. Nếu cuối cùng chúng ta kiểm tra mọi người bằng phép tính tay, rất khó mà thay đổi chương trình học tới điểm mà ta có thể dùng máy tính trong suốt học kì. 

14:21
And one of the reasons it's so important -- so it's very important to get computers in exams. And then we can ask questions, real questions, questions like, what's the best life insurance policy to get? -- real questions that people have in their everyday lives. And you see, this isn't some dumbed-down model here. This is an actual model where we can be asked to optimize what happens. How many years of protection do I need? What does that do to the payments and to the interest rates and so forth? Now I'm not for one minute suggesting it's the only kind of question that should be asked in exams, but I think it's a very important type that right now just gets completely ignored and is critical for people's real understanding.

Và một lý do điều này rất quan trọng -- có được máy tính trong kì kiểm tra thì rất quan trọng. Và rồi chúng ta có thể đặt câu hỏi, những câu hỏi thực thụ, những câu như, chính sách bảo hiểm nhân thọ nào tốt nhất? -- những câu hỏi thật sự mà người ta phải đối mặt hằng ngày. Và bạn thấy đó, đây đâu phải là mô hình đơn giản hóa. Đây là mô hình thật mà chúng ta phải tối ưu hóa những gì xảy ra. Tôi cần được bảo vệ trong bao nhiêu năm? Cái đó ảnh hưởng thế nào đến khoản chi trả và tới lãi suất, ... và những thứ giống như vậy? Bây giờ tôi không hề đề nghị rằng đó chỉ là loại câu hỏi nên được đặt trong bài thi, nhưng tôi nghĩ đó là loại câu hỏi rất quan trọng mà giờ đang bị lờ đi hoàn toàn và nó rất cần thiết cho sự hiểu biết thực tế của con người. 

15:01
So I believe [there is] critical reform we have to do in computer-based math. We have got to make sure that we can move our economies forward, and also our societies, based on the idea that people can really feel mathematics. This isn't some optional extra. And the country that does this first will, in my view, leapfrog others in achieving a new economy even, an improved economy, an improved outlook. In fact, I even talk about us moving from what we often call now the "knowledge economy" to what we might call a "computational knowledge economy," where high-level math is integral to what everyone does in the way that knowledge currently is. We can engage so many more students with this, and they can have a better time doing it. And let's understand: this is not an incremental sort of change. We're trying to cross the chasm here between school math and the real-world math. And you know if you walk across a chasm, you end up making it worse than if you didn't start at all -- bigger disaster. No, what I'm suggesting is that we should leap off, we should increase our velocity so it's high, and we should leap off one side and go the other -- of course, having calculated our differential equation very carefully.

Vì thế tôi tin là có những cải tổ cấp thiết mà ta phải làm đối với toán học dựa trên máy tính. Chúng ta phải chắc chắn rằng chúng ta có thể thúc đẩy nền kinh tế, cùng với xã hội, dựa trên ý tưởng rằng người ta có thể thật sự cảm nhận toán học. Đây không phải phần phụ thêm cho tùy ý chọn. Và đất nước nào có thể làm được điều này trước tiên sẽ nhảy vọt trước các nước khác, theo ý tôi để đạt được một nền kinh tế mới, thậm chí là một nền kinh tế được cải thiện hơn, một viễn cảnh mở mang. Thật ra, tôi thậm chí còn nói về việc chúng ta tiến từ cái hay gọi là nền kinh tế tri thức sang cái chúng ta có thể gọi là nền kinh tế tri thức tính toán, nơi mà toán cấp cao được tích hợp vào mọi thứ người ta làm theo cách mà tri thức đang được tính hợp. Ta có thể lôi kéo nhiều học sinh hơn làm cách này, và các em thấy vui vẻ để làm toán. Và hãy hiểu rằng, đây không phải là thay đổi từ từ. Chúng ta đang cố vượt qua một vực thẳm ở đây giữa toán học trong nhà trường với toán học ngoài đời. Và bạn biết rằng nếu bạn đi bộ qua một cái vực, bạn sẽ kết thúc ở chỗ còn tệ hơn là nếu bạn đừng đi ngay từ đầu -- sẽ là thảm họa lớn hơn. Không, cái mà tôi đề nghị chúng ta phải phóng lên, chúng ta nên tăng tốc lên thật cao và ta nên phóng khỏi một bên vực và sang bên kia -- đương nhiên, sau khi đã tính các phương trình vi phân thật cẩn thận. 

16:23
(Laughter)

16:25
So I want to see a completely renewed, changed math curriculum built from the ground up, based on computers being there, computers that are now ubiquitous almost. Calculating machines are everywhere and will be completely everywhere in a small number of years. Now I'm not even sure if we should brand the subject as math, but what I am sure is it's the mainstream subject of the future. Let's go for it, and while we're about it, let's have a bit of fun, for us, for the students and for TED here.

Thế nên tôi muốn thấy một chương trình học toán được thay đổi và làm mới hoàn toàn xây từ gốc, dựa trên máy tính những chiếc máy tính mà bây giờ hầu như có khắp nơi. Các công cụ tính toán có ở khắp nơi và sẽ hoàn toàn ở mọi chỗ trong ít năm nữa. Giờ thì tôi không có chắc ta có nên gọi môn học là toán không nữa, nhưng cái tôi chắc là nó sẽ là môn học chính của tương lai. Hãy làm chuyện này. Và khi chúng ta sắp sửa làm, hay vui một chút vì chúng ta, vì học sinh và vì TED ở đây.



16:59
Thanks.

17:01
(Applause)


Nguồn   http://www.ted.com/talks/conrad_wolfram_teaching_kids_real_math_with_computers/transcript?language=en

 Translated by Hoa Nguyen
Reviewed by Huyen Bui



-------------------------------------------------------------------------------------------

Mục đích cuộc sống càng cao thì đời người càng giá trị.

 Geothe

*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran