Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Hiển thị các bài đăng có nhãn Viêt nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Viêt nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Đố vui Việt sử Phần 2 (giải đáp) .

Đố vui Việt sử  

 Phần 2 (giải đáp) .




Bài viết này của tác giả  Kim Anh Truong  đã đăng tải trên http://truongxuabancu.fpb.yuku.com/topic/1347
Xin phép được đăng lại trên Blog Toán-Cơ học ứng dụng . 
Trân trọng cám ơn .



“Đố Vui Việt Sử” là một tập thơ lục bát gồm có một trăm câu đố về lịch sử và văn học sử Việt Nam đề ra bởi luật sư Đào Hữu Dương và hai trăm câu thơ trả lời của giáo sư Nguyễn Xuân Vinh.

Dụng ý của hai tác giả là dùng một thể thơ thật nhẹ nhàng và hấp dẫn để nhắc nhở các thanh thiếu niên ôn lại những trang sử Việt Nam và nuôi dưỡng tinh thần nhớ nước, thương nòi ở nơi đất khách. Tập thơ in ra lần đầu ở San Diego, vào năm 1985, đã được gửi tặng các trường dậy Việt ngữ. Cuốn sách này cũng được Trung Tâm Việt Ngữ Văn Lang ở San Jose, CA in lại để làm tài liệu dậy tiếng Việt.

Chúng tôi in lại ở đây như là một tài liệu giáo dục quý giá cho thế hệ trẻ


******************************************************


Câu hỏi của Đào Hữu Dương

1. Vua nào mặt sắt đen sì?
2. Vua nào trong buổi hàn vi ở chùa?
3. Tướng nào bẻ gậy phò vua?
4. Tướng nào dùng bút đánh lừa Vương Thông?
5. Ngựa ai phun lửa đầy đồng?
6. Voi ai nhỏ lệ ở giòng Hóa Giang?
7. Kiếm ai trả lại rùa vàng?
8. Súng ai rền ở Vũ Quang thủa nào?
9. Còn ai đổi mặc hoàng bào?
10. Nữ lưu sánh với anh hào những ai?
11. Nhà thơ lên đoạn đầu đài?
12. Tướng Tàu chui ống chạy dài Bắc phương?
13. Tướng Nam chẳng thiết phong vương?
14. Rắc lông ngỗng, thiếp nghe chàng hại cha?
15. Anh hùng đại thắng Đống Đa?
16. Đông du khởi xướng bôn ba những ngày?
17. Lũy Thầy ai đắp, ai xây?
18. Hồng-Sơn Liệp-Hộ, triều Tây ẩn mình?
19. Vua Bà lừng lẫy uy danh?
20. Ấu nhi tập trận, cỏ tranh làm cờ?
21. Vua nào nguyên-súy hội thơ?
22. Hùng-Vương quốc-tổ đền thờ ở đâu?
23. Đại vương bẻ gẫy sừng trâu?
24. Rừng Lam khởi nghĩa áo nâu anh hùng?
25. Hại dân bán nước tên Cung?
26. Đục chìm thuyền địch dưới sông Bạch-Đằng?
27. Lý triều nổi tiếng cao tăng?
28. Bình-Ngô ai soạn bản văn lưu truyền?
29. Mười ba liệt sĩ thành Yên?
30. Bỏ quan treo ấn tu tiên thủa nào?
31. Ai sinh trăm trứng đồng bào?
32. Bình-Khôi chức hiệu được trao cho người?
33. Tây-Sơn có nữ tướng tài?
34. Cần-vương chống Pháp bị đầy xứ xa?
35. Tổ ngành hát bội nước ta?
36.. Khúc ngâm Chinh-Phụ ai là tác nhân?
37. Vua nào sát hại công thần?
38. Nhà văn viết truyện Tố-Tâm trữ tình?
39. Thái-Nguyên chống Pháp dấy binh?
40. Hà-Ninh tổng đốc vị thành vong thân?
41. Vua nào mở nghiệp nhà Trần?
42. Nêu gương hiếu tử diễn âm lưu truyền?
43. Công lao văn học Nguyễn-Thuyên?
44. Lừng danh duyên hải Dinh-Điền là ai?
45. Nhà thơ sông Vị, biệt tài?
46. Vua nào chống Pháp bị đầy đảo xa?
47. Ngày nào kỷ niệm Đống Đa?
48. Biên thùy tiễn biệt lời cha dặn dò?
49. Mê-Linh xây dựng cơ đồ?
50. Bến Hàm-Tử bắt quân thù xâm lăng?
51. Húy danh Hoàng-Đế Gia-Long?
52. Tướng nào hương khói Lăng-Ông thủa giờ?
53. Rồng thiêng kết nghĩa Âu-Cơ?
54.. Thánh Trần nay có bàn thờ ở đâu?
55. Đời nào có chức Lạc-Hầu?
56. Tướng Châu-Văn-Tiếp, ở đâu bỏ mình?
57. Danh nho thường gọi Trạng Trình?
58. Cha con cùng quyết hy sinh với thành?
59. Đầm Dạ-Trạch nức uy danh?
60. Sớ dâng chém nịnh không thành, từ quan?
61. Công thần vì rắn thác oan?
62. Ai mời bô lão dự bàn chiến chinh?
63. Vua nào dòng dõi Đế-Minh?
64.. Vĩnh-Long thất thủ, liều mình tiết trung?
65. Ngày nào trẩy hội Đền Hùng?
66. Ngày nào sông Hát, nhị Trưng trẫm mình?
67. Núi nào ngự trị Sơn-Tinh?
68. Sông nào ghép lại bút danh thi hào?
69. Gốc nguồn hai chữ đồng bào?
70. Bôn ba tổ chức phong trào Đông du?
71. Hùm Thiêng trấn đóng chiến khu?
72. Vua nào thành lập Hội Thơ Tao-Đàn?
73. Dẹp Thanh giữ vững giang san?
74. Thiết triều nằm lả khiến tàn nghiệp Lê?
75. Hóa-Giang giữ trọn lời thề?
76. Mười năm kháng chiến chẳng nề gian lao?
77. Móng rùa thần tặng vua nào?
78. Bình Chiêm, Dẹp Tống, Lý trào nổi danh?
79. Dâng vua sách lược “Trị-Bình”?
80. Trạng nguyên tướng xấu ví mình hoa sen?
81. Người Tàu dựng đất Hà-Tiên?
82. Họ Lương chống Pháp, Thái-Nguyên bỏ mình?
83. Quy-Nhơn thất thủ, quyên sinh?
84. Lê Triều sử ký soạn thành họ Ngô?
85. Công thần mà bị quật mồ?
86. “Vân-Tiên” tác giả lòa mù là ai?
87. Đại-Từ nổi tiếng tú tài?
88. Đem nghề in sách miệt mài dạy dân?
89. Dâng vua cải cách điều trần?
90. Sánh duyên công chúa Ngọc-Hân, vua nào?
91. Thi nhân nổi loạn họ Cao?
92. Xây thành đắp lũy, họ Đào là ai?
93. Họ Phan lãnh ấn khâm sai?
94. Phòng khuya vọng tiếng thuyền chài tương tư?
95. Đông y lừng tiếng danh sư?
96. Lời thề diệt địch trên bờ Hóa-Giang?
97. Vân-Đồn ai thắng danh vang?
98. Am mây ẩn dật chẳng màng lợi danh?
99. Mùa xuân nào phá quân Thanh?
100. Bao giờ trở lại thanh bình Việt Nam?






Giải đáp của Nguyễn Xuân Vinh


Trước đèn đọc sách Đào quân:
“Đố Vui Việt Sử”, gieo vần họa thơ.
Duyên văn tao ngộ từ xưa,
Nặng lòng đất nước, bây giờ luyện thi.
1. Vua nào mặt sắt đen sì ?
Tướng Mai-Hắc-Đế, sử ghi chống Đường.
2. Quét chùa mà tướng đế-vương,
Lý-Công, tên Uẩn, xuất đường lên ngôi.
3. Phò vua, chống giặc cõi ngoài,
Đức Trần-Hưng-Đạo dẹp suôi hận lòng.
4. Bút thần đâu sợ Vương-Thông,
Thù cha, Nguyễn-Trãi có công dựng triều.
5. Gậy thần, ngựa sắt cao siêu,
Thiên-Vương Phù-Đổng một chiều thét vang.
6. Voi lầy, nhỏ lệ Hóa-Giang,
Đại-Vương Hưng-Đạo quyết đường dẹp Nguyên.
7. Kiếm thần, lập quốc, báo đền,
Vua Lê trả lại rùa thiêng trên hồ.
8. Vũ-Quang, chống Pháp lập đô,
Súng do Cao-Thắng, phất cờ cụ Phan.
9. Lê-Lai đổi mặc áo vàng,
Để vua Lê-Lợi thoát vòng gian lao.
10. Triệu, Trưng kể lại biết bao
Nữ nhi sánh với anh hào kém chi
11. Ngang tàng cung, kiếm, cầm, thi,
Ông Cao-Bá-Quát sá gì phân thây!
12. Thoát-Hoan, Vạn-Kiếp sa lầy,
Ống đồng chui rúc, từ đây kéo về.
13. Nước Nam, làm quỷ ai thề ?
Tướng Trần-Bình-Trọng chẳng nề Bắc-Vương.
14. Lông ngan làm chước dẫn đường,
Mỵ-Châu, Trọng-Thủy còn vương hận lòng.
15. Đống-Đa thây giặc điệp-trùng,
Quang-Trung Nguyễn-Huệ anh hùng phương Nam.
16. Họ Phan có cụ Sào-Nam,
Bôn ba khởi xướng, luận bàn Đông-Du.
17. Nguyễn-Vương giữ vững cơ đồ,
Lũy xây Trường-Dục, Duy-Từ có công.
18. Nguyễn-Du tạm lánh sơn trung,
Truyện Kiều thi phẩm, anh hùng nổi danh.
19. Triệu-Bà Lệ-Hải Tài-Trinh,
Ngàn năm dân Việt tôn vinh, phụng thờ.
20. Mục đồng tập trận ấu thơ,
Tiên-Hoàng Bộ-Lĩnh phất cờ bông lau.
21. Thánh-Tôn, nguyên súy, công hầu,
Tao-Đàn lập hội, lựa câu họa vần.
22. Đền Hùng, hương khói phong vân,
Lâm-Thao là chốn nhân dân hướng chầu.
23. Phùng-Hưng bẻ gẫy sừng trâu,
Tôn thờ Bố-Cái, sức đâu hơn người.
24. Lam-Sơn áo vải, lòng trời,
Vua Lê khởi nghĩa, muôn đời ghi công.
25. Họ Hồ chính Nguyễn-Sinh-Cung,
Liên-Sô dâng nước, khốn cùng nhân dân.
26. Yết-Kiêu, Dã-Tượng sả thân,
Đục chìm thuyền địch, mấy lần Đằng-Giang.
27. Lý-Triều Vạn-Hạnh cao tăng,
Cùng Từ-Đạo-Hạnh tiếng vang pháp thiền.
28. Bình-Ngô Đại-Cáo sách tuyên,
Văn tài Nguyễn-Trãi lưu truyền mai sau.
29. Thành Yên, liệt sĩ rơi đầu,
Vang danh Thái-Học, lưu sầu Quốc-Dân.
30. Tiên-Du, treo ấn từ quan,
Giáng-Hương, Từ-Thức theo nàng lên tiên.
31. Âu cơ, trăm trứng nở truyền,
Ngàn năm Hồng Lạc, con Tiên, cháu Rồng.
32. Bình-Khôi, chức hiệu Nguyên-Nhung,
Lệnh Bà Trưng Nhị được phong tướng tài.
33. Tây-Sơn lẫm liệt thần oai,
Quần thoa ai sánh tướng Bùi-Thị-Xuân.
34. Cần-Vương vì nước gian truân,
Vua Hàm-Nghi trải tấm thân lưu đầy.
35. Lập ngành Hát Bộ từ đây,
Tổ-sư Đào-Tấn, bậc thầy xướng ca.
36. Đoàn thư, Chinh-Phụ dịch ra,
Trần-Côn trước tác khúc ca ngậm ngùi.
37. Gia-Long từ độ lên ngôi,
Công thần giết hại, nhiều người thác oan.
38. Tố-Tâm, tác giả Song-An,
Chữ Hoàng-Ngọc-Phách, lời than tự tình.
39. Thái-Nguyên chống Pháp, dấy binh,
Lưu danh Đội Cấn, gây tình quốc gia.
40. Pháp quân tiến đánh thành Hà.
Tuẫn trung, Hoàng-Diệu, Chính-Ca một thời.
41. Chiêu-Hoàng nhà Lý truyền ngôi
Cho chồng Trần-Cảnh nối đời làm vua.
42. Diễn âm gương hiếu ngày xưa,
Ghi công Văn-Phức, vốn thừa Lý gia.
43. Hán văn chuyển tiếng nước nhà.
Thơ Nôm, Đường luật chính là Nguyễn-Thuyên.
44. Kim-Sơn, Tiền-Hải, dinh điền,
Uy danh Công-Trứ, tiếng truyền đời sau.
45. Tú Xương, sông Vị, không giầu,
Tiếng thơ cao ngạo, ai rầu mặc ai.
46. Duy-Tân vì nước rời ngai,
Thực dân uy hiếp đưa ngài đảo xa.
47. Mồng Năm kỷ niệm Đống-Đa,
Tháng Giêng chiến thắng, hùng ca Ngọc-Hồi.
48. Tiễn cha, Nguyễn-Trãi nhớ lời
Phi-Khanh còn vẳng núi đồi Nam-Quan.
49. Bà Trưng khôi phục giang san,
Mê-Linh khởi nghĩa, dẹp tan quân thù.
50. Danh Trần-Quang-Khải ngàn thu,
Chương-Dương cướp giáo, bắt tù Hàm-Quan.
51. Nguyễn-Triều, khởi sự gian nan,
Bôn ba Phúc-Ánh, Bắc Nam hợp lòng.
52. Tả-Quân, thờ phụng Lăng-Ông,
Tướng Lê-Văn-Duyệt có công phá thành.
53. Âu-Cơ, tiên nữ giáng trần,
Hợp duyên cùng Lạc-Long-Quân giống Rồng.
54. Đức Trần-Hưng-Đạo phá Mông,
Đền thờ Kiếp-Bạc, tôn sùng khói hương.
55. Ngàn năm thời đại Hùng-Vương,
Lạc-Hầu, Lạc-Tướng, chức thường gọi quan.
56. Tướng Châu-Văn-Tiếp thân tàn,
Vĩnh-Long, Mang-Thít đầu hàng Tây-Sơn !
57. Trạng Trình phong tước Quốc-Công,
Bỉnh-Khiêm họ Nguyễn, vốn dòng Cổ-Am.
58. Hùm thiêng sớm đã về âm,
Tri-Phương cùng với Nguyễn-Lâm giữ thành.
59. Chống Lương, Dạ-Trạch uy danh,
Triệu-Vương, Quang-Phục hiển vinh một thời.
60. Chu hiền xin chém bẩy người,
Vua nghe kẻ nịnh, ông rời chức quan.
61. Vì tay Thị Lộ thác oan,
Công thần Nguyễn-Trãi gia toàn chu di.
62. Diên-Hồng quyết chiến còn ghi,
Đời Trần bô lão kém gì tráng sinh.
63. Tổ Hùng tên hiệu Đế Minh,
Dương-Vương Lộc-Tục, con mình phong vua.
64. Vĩnh-Long chống Pháp đành thua,
Ông Phan-Thanh-Giản, ơn vua tuẫn người.
65. Dù ai buôn bán ngược xuôi,
Đền Hùng trẩy hội mồng Mười tháng Ba,
66. Hàng năm kỷ niệm Hai Bà,
Tháng Hai, mồng Sáu trầm hà Hát-Giang.
67. Tản-Viên che phủ mây vàng,
Sơn-Tinh chuyện cũ đưa nàng lên cao.
68. Tản-Đà, bút hiệu thi hào,
Núi sông hai chữ ghép vào thành tên.
69. Cùng trong một bọc Rồng Tiên,
Trứng trăm con nở, nối truyền đời ta.
70. Đông-Du cách mạng sơn hà,
Bội Châu lừng lẫy tiếng nhà họ Phan.
71. Hùm thiêng Yên-Thế họ Hoàng,
Nổi danh Hoa-Thám giữ vùng chiến khu.
72. Đời Lê bình trị thiên thu,
Thánh-Tôn mới lập hội thơ Tao-Đàn.
73. Thăng-Long giữ vững giang san,
Quang-Trung Nguyễn-Huệ đánh tàn quân Thanh.
74. Ngọa triều, tửu sắc liệt mình,
Uổng cho Long-Đĩnh tan tành nghiệp ê.
75. Hóa-Giang giữ trọn lời thề,
Thánh Trần không thắng không về tới sông.
76. Mười năm kháng chiến thành công,
Ơn vua Lê-Lợi, non sông phục hồi.
77. Kim-Quy chuyện móng ngàn đời,
An-Dương-Vương được Rùa trời ban giao.
78. Bình Chiêm, dẹp Tống, Lý hào,
Câu thơ Thường-Kiệt: Nam trào, Nam cư.
79. Đời Lê, Lương đống tâm tư,
Đắc Bằng, quốc sách dâng thư trị bình.
80. Trạng nguyên họ Mạc thấp mình,
Đĩnh Chi thảo phú ví tình hoa sen.
81. Hà-Tiên Nam Việt cuối miền,
Nhờ tay Mạc-Cửu dựng nên mật trù.
82. Thái-Nguyên chống Pháp, giặc thù,
Ông Lương-Ngọc-Quyến thiên thu tuyệt mình.
83. Quy-Nhơn, Võ-Tánh quyên sinh,
Đài cao đốt lửa, chiếm thành Tây-Sơn.
84. Sĩ-Liên, Sử-Ký Đại-Toàn,
Triều Lê soạn thảo, danh thần họ Ngô.
85. Nguyễn phò, gây dựng cơ đồ,
Tướng Lê-Văn-Duyệt, quật mồ thảm thay.
86. Vân-Tiên, tác giả ai hay ?
Cụ đồ Đình-Chiểu, xưa nay mù lòa.
87. Đại-Từ, cách mạng sơn hà,
Hải-Thần, cụ Nguyễn bôn ba nước ngoài.
88. Thám-Hoa Nhữ-Học, thiên tài,
Học nghề in sách miệt mài dạy dân.
89. Tâu vua, Trường-Tộ điều trần,
Tiếc thay Tự-Đức canh tân không màng.
90. Ngọc-Hân tài sắc vẹn toàn,
Quang-Trung Nguyễn-Huệ điện vàng sánh duyên.
91. Văn tài Bá-Quát vô tiền,
Quốc-Oai treo ấn, cự thiên, kháng đình.
92. Lũy-Thầy, Đồng-Hới, Quảng-Bình,
Duy-Từ nổi tiếng xây thành, khai sơn.
93. Khâm sai Bắc Việt chiêu dân,
Cụ Phan-Kế-Toại, văn thần vua phong.
94. Trương-Chi hát vọng khuê phòng,
Mỵ-Nương nghe tiếng, đem lòng tương tư.
95. Đông-Y Hải-Thượng danh sư,
Dương-An Toàn-Trạch, đề thư dụng truyền.
96. Trận này không phá giặc Nguyên,
Không về sông Hóa, lời nguyền Đạo-Vương.
97. Vân-Đồn thắng địch tuyệt lương,
Quân Nguyên nản chí, công dường Khánh-Dư.
98. Bạch-Vân về ngụ, tâm tư,
Thi văn, lý đoán, ẩn cư Trạng Trình.
99. Quang-Trung thần tốc phát binh,
Mùa xuân Kỷ-Dậu chiếm thành Thăng-Long.
100. Lời ca con cháu Tiên Rồng :
Cộng nô tiêu diệt, non sông thanh bình.




 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Người có học biết mình ngu dốt. The learned man knows that he is ignorant.

 Victor Hugo.

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Đố vui Việt sử - Phần 1 (câu hỏi) .

Đố vui Việt sử  

 Phần 1 (câu hỏi) .




Bài viết này của tác giả  Kim Anh Truong  đã đăng tải trên http://truongxuabancu.fpb.yuku.com/topic/1347
Xin phép được đăng lại trên Blog Toán-Cơ học ứng dụng . 
Trân trọng cám ơn .



“Đố Vui Việt Sử” là một tập thơ lục bát gồm có một trăm câu đố về lịch sử và văn học sử Việt Nam đề ra bởi luật sư Đào Hữu Dương và hai trăm câu thơ trả lời của giáo sư Nguyễn Xuân Vinh.

Dụng ý của hai tác giả là dùng một thể thơ thật nhẹ nhàng và hấp dẫn để nhắc nhở các thanh thiếu niên ôn lại những trang sử Việt Nam và nuôi dưỡng tinh thần nhớ nước, thương nòi ở nơi đất khách. Tập thơ in ra lần đầu ở San Diego, vào năm 1985, đã được gửi tặng các trường dậy Việt ngữ. Cuốn sách này cũng được Trung Tâm Việt Ngữ Văn Lang ở San Jose, CA in lại để làm tài liệu dậy tiếng Việt.

Chúng tôi in lại ở đây như là một tài liệu giáo dục quý giá cho thế hệ trẻ


******************************************************


Câu hỏi của Đào Hữu Dương

1. Vua nào mặt sắt đen sì?
2. Vua nào trong buổi hàn vi ở chùa?
3. Tướng nào bẻ gậy phò vua?
4. Tướng nào dùng bút đánh lừa Vương Thông?
5. Ngựa ai phun lửa đầy đồng?
6. Voi ai nhỏ lệ ở giòng Hóa Giang?
7. Kiếm ai trả lại rùa vàng?
8. Súng ai rền ở Vũ Quang thủa nào?
9. Còn ai đổi mặc hoàng bào?
10. Nữ lưu sánh với anh hào những ai?
11. Nhà thơ lên đoạn đầu đài?
12. Tướng Tàu chui ống chạy dài Bắc phương?
13. Tướng Nam chẳng thiết phong vương?
14. Rắc lông ngỗng, thiếp nghe chàng hại cha?
15. Anh hùng đại thắng Đống Đa?
16. Đông du khởi xướng bôn ba những ngày?
17. Lũy Thầy ai đắp, ai xây?
18. Hồng-Sơn Liệp-Hộ, triều Tây ẩn mình?
19. Vua Bà lừng lẫy uy danh?
20. Ấu nhi tập trận, cỏ tranh làm cờ?
21. Vua nào nguyên-súy hội thơ?
22. Hùng-Vương quốc-tổ đền thờ ở đâu?
23. Đại vương bẻ gẫy sừng trâu?
24. Rừng Lam khởi nghĩa áo nâu anh hùng?
25. Hại dân bán nước tên Cung?
26. Đục chìm thuyền địch dưới sông Bạch-Đằng?
27. Lý triều nổi tiếng cao tăng?
28. Bình-Ngô ai soạn bản văn lưu truyền?
29. Mười ba liệt sĩ thành Yên?
30. Bỏ quan treo ấn tu tiên thủa nào?
31. Ai sinh trăm trứng đồng bào?
32. Bình-Khôi chức hiệu được trao cho người?
33. Tây-Sơn có nữ tướng tài?
34. Cần-vương chống Pháp bị đầy xứ xa?
35. Tổ ngành hát bội nước ta?
36.. Khúc ngâm Chinh-Phụ ai là tác nhân?
37. Vua nào sát hại công thần?
38. Nhà văn viết truyện Tố-Tâm trữ tình?
39. Thái-Nguyên chống Pháp dấy binh?
40. Hà-Ninh tổng đốc vị thành vong thân?
41. Vua nào mở nghiệp nhà Trần?
42. Nêu gương hiếu tử diễn âm lưu truyền?
43. Công lao văn học Nguyễn-Thuyên?
44. Lừng danh duyên hải Dinh-Điền là ai?
45. Nhà thơ sông Vị, biệt tài?
46. Vua nào chống Pháp bị đầy đảo xa?
47. Ngày nào kỷ niệm Đống Đa?
48. Biên thùy tiễn biệt lời cha dặn dò?
49. Mê-Linh xây dựng cơ đồ?
50. Bến Hàm-Tử bắt quân thù xâm lăng?
51. Húy danh Hoàng-Đế Gia-Long?
52. Tướng nào hương khói Lăng-Ông thủa giờ?
53. Rồng thiêng kết nghĩa Âu-Cơ?
54.. Thánh Trần nay có bàn thờ ở đâu?
55. Đời nào có chức Lạc-Hầu?
56. Tướng Châu-Văn-Tiếp, ở đâu bỏ mình?
57. Danh nho thường gọi Trạng Trình?
58. Cha con cùng quyết hy sinh với thành?
59. Đầm Dạ-Trạch nức uy danh?
60. Sớ dâng chém nịnh không thành, từ quan?
61. Công thần vì rắn thác oan?
62. Ai mời bô lão dự bàn chiến chinh?
63. Vua nào dòng dõi Đế-Minh?
64.. Vĩnh-Long thất thủ, liều mình tiết trung?
65. Ngày nào trẩy hội Đền Hùng?
66. Ngày nào sông Hát, nhị Trưng trẫm mình?
67. Núi nào ngự trị Sơn-Tinh?
68. Sông nào ghép lại bút danh thi hào?
69. Gốc nguồn hai chữ đồng bào?
70. Bôn ba tổ chức phong trào Đông du?
71. Hùm Thiêng trấn đóng chiến khu?
72. Vua nào thành lập Hội Thơ Tao-Đàn?
73. Dẹp Thanh giữ vững giang san?
74. Thiết triều nằm lả khiến tàn nghiệp Lê?
75. Hóa-Giang giữ trọn lời thề?
76. Mười năm kháng chiến chẳng nề gian lao?
77. Móng rùa thần tặng vua nào?
78. Bình Chiêm, Dẹp Tống, Lý trào nổi danh?
79. Dâng vua sách lược “Trị-Bình”?
80. Trạng nguyên tướng xấu ví mình hoa sen?
81. Người Tàu dựng đất Hà-Tiên?
82. Họ Lương chống Pháp, Thái-Nguyên bỏ mình?
83. Quy-Nhơn thất thủ, quyên sinh?
84. Lê Triều sử ký soạn thành họ Ngô?
85. Công thần mà bị quật mồ?
86. “Vân-Tiên” tác giả lòa mù là ai?
87. Đại-Từ nổi tiếng tú tài?
88. Đem nghề in sách miệt mài dạy dân?
89. Dâng vua cải cách điều trần?
90. Sánh duyên công chúa Ngọc-Hân, vua nào?
91. Thi nhân nổi loạn họ Cao?
92. Xây thành đắp lũy, họ Đào là ai?
93. Họ Phan lãnh ấn khâm sai?
94. Phòng khuya vọng tiếng thuyền chài tương tư?
95. Đông y lừng tiếng danh sư?
96. Lời thề diệt địch trên bờ Hóa-Giang?
97. Vân-Đồn ai thắng danh vang?
98. Am mây ẩn dật chẳng màng lợi danh?
99. Mùa xuân nào phá quân Thanh?
100. Bao giờ trở lại thanh bình Việt Nam?



-------------------------------------------------------------------------------------------

 Chúng ta phải biết và chúng ta sẽ biết . 

 David Hilbert .

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN .



TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN .







Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển.
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa.
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển.
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa.
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc.
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn.
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả.
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn.
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển.
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng.
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa.
Trong hồn người có ngọn sóng nào không.
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo.
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về.
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất.
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi.
Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể.
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù.
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ.
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u.
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích.
Những đau thương trận mạc đã qua rồi.
Bao dáng núi còn mang hình góa phụ.
Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi.
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa.
Đã mười lần giặc đến tự biển Đông.
Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử.
Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng.
Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo.
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn.
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy.
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân.
Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả.
Những chàng trai ra đảo đã quên mình.
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước.
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh.
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát.
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời.
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất.
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.

NGUYỄN VIỆT CHIẾN .


 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Khoa học là một điều tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống. 

 Albert Einstein .


Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Bình Ngô Đại Cáo .


Nguyễn Trãi

Bình Ngô Đại Cáo

Bản dịch của Ngô Tất Tố



Thay trời hành hóa, hoàng thượng chiếu rằng,
Từng nghe: 
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, 
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo; 
Như nước Đại Việt ta từ trước, 
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, 
Nước non bờ cõi đã chia, 
Phong tục Bắc Nam cũng khác; 
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập; 
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương; 
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, 
Song hào kiệt thời nào cũng có. 
Cho nên: 
Lưu Cung tham công nên thất bại; 
Triệu Tiết chí lớn phải vong thân; 
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô 
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã 
Việc xưa xem xét. 
Chứng cứ còn ghi. 
Vưà rồi: 
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà 
Để trong nước lòng dân oán hận 
Quân cuồng Minh thưà cơ gây loạn 
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh 
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn 
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ 
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế 
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm 
Bại nhân nghĩa nát cả đất trờị 
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi. 
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, 
Ngán thay cá mập thuồng luồng. 
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, 
Khốn nỗi rừng sâu nước độc. 
Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng. 
Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt. 
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ, 
Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng. 
Thằng há miệng, đứa nhe răng, 
Máu mỡ bấy no nê chưa chán, 
Nay xây nhà, mai đắp đất, 
Chân tay nào phục dịch cho vừa ? 
Nặng nề những nổi phu phen 
Tan tác cả nghề canh cửi. 
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, 
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi! 
Lòng người đều căm giận, 
Trời đất chẳng dung tha; 
Ta đây: 
Núi Lam Sơn dấy nghĩa 
Chốn hoang dã nương mình 
Ngẫm thù lớn há đội trời chung 
Căm giặc nước thề không cùng sống 
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời 
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối. 
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh, 
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ 
Những trằn trọc trong cơn mộng mị, 
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi 
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên, 
Chính lúc quân thù đang mạnh. 
Lại ngặt vì: 
Tuấn kiệt như sao buổi sớm, 
Nhân tài như lá mùa thu, 
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đở đần, 
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc, 
Tấm lòng cứu nước, 
Vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông, 
Cỗ xe cầu hiền, 
Thường chăm chắm còn dành phía tả. 
Thế mà: 
Trông người, người càng vắng bóng, 
Miịt mù như nhìn chốn bể khơi. 
Tự ta, ta phải dốc lòng, 
Vội vã hơn cứu người chết đói. 
Phần vì giận quân thù ngang dọc, 
Phần vì lo vận nước khó khăn, 
Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần, 
Lúc Khôi Huyện quân không một đội. 
Trời thử lòng trao cho mệnh lớn 
Ta gắng trí khắc phục gian nan. 
Nhân dân bốn cõi một nhà, 
Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới 
Tướng sĩ một lòng phụ tử, 
Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào. 
Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh, 
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều. 
Trọn hay: 
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, 
Lấy chí nhân để thay cường bạọ 
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật, 
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay. 
Sĩ khí đã hăng quuân thanh càng mạnh. 
Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía, 
Lý An, Phương Chính, nín thở cầu thoát thân. 
Thừa thắng đuổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại, 
Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về. 
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm 
Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm. 
Phúc tâm quân giặc: Trần Hiệp đã phải bêu đầu 
Mọt gian kẻ thù: Lý Lượng cũng đành bỏ mạng. 
Vương Thông gỡ thế nguy, 
Mà đám lửa cháy lại càng cháy 
Mã Anh cứu trận đánh 
Mà quân ta hăng lại càng hăng. 
Bó tay để đợi bại vong, 
Giặc đã trí cùng lực kiệt, 
Chẳng đánh mà người chịu khuất, 
Ta đây mưu phạt tâm công. 
Tưởng chúng biết lẽ ăn năn 
Nên đã thay lòng đổi dạ 
Ngờ đâu vẫn đương mưu tính 
Lại còn chuốc tội gây oan. 
Giữ ý kiến một người, 
Gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác, 
Tham công danh một lúc, 
Để cười cho tất cả thế gian. 
Bởi thế: 
Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng 
Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy 
Đinh mùi tháng chín, 
Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại 
Năm ấy tháng mười, 
Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang. 
Ta trước đã điều binh thủ hiểm, 
Chặt mũi tiên phong 
Sau lại sai tướng chẹn đường 
Tuyệt nguồn lương thực 
Ngày mười tháng tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế 
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu 
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong 
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn. 
Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá 
Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau 
Lại thêm quân bốn mặt vây thành 
Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc 
Sĩ tốt kén người hùng hổ 
Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh 
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn 
Voi uống nước, nước sông phải cạn. 
Dánh một trận, sạch không kình ngạc 
Đánh hai trận tan tác chim muông. 
Cơn gió to trút sạch lá khô, 
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ. 
Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội, 
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng. 
Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường 
Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước 
Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi, 
Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ. 
Bị ta chặn ở Lê Hoa, 
Quân Vân Nam nghi ngờ, khiếp vía mà vỡ mật 
Nghe Thăng thua ở Cần Trạm, 
Quân Mộc Thạnh xéo lên nhau, chạy để thoát thân. 
Suối Lãnh Câu, máu chảy thành sông, 
Nước sông nghẹn ngào tiếng khóc 
Thành Đan Xá, thây chất thành núi, 
Cỏ nội đầm đìa máu đen. 
Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp, 
Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng 
Tướng giặc bị cầm tù, 
Như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng 
Thần vũ chẳng giết hại, 
Thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh 
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, 
Ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc, 
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, 
Về đến nước mà vẫn tim đập chân run. 
Họ đã tham sống sợ chết mà hòa hiếu thực lòng 
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức. 
Chẳng những mưu kế kì diệu 
Cũng là chưa thấy xưa nay 
Xã tắc từ đây vững bền 
Giang sơn từ đây đổi mới 
Càn khôn bĩ rồi lại thái 
Nhật nguyệt hối rồi lại minh 
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu 
Muôn thuở nền thái bình vững chắc 
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông 
Linh thiêng đã lặng thầm phù trợ; 
Than ôi! Một cỗ nhung y chiến thắng, 
Nên công oanh liệt ngàn năm 
Bốn phương biển cả thanh bình, 
Ban chiếu duy tân khắp chốn. 
Xa gần bá cáo, 
Ai nấy đều hay.

-------------------------------------------------------------------------------------------

 Khoa học là một điều tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống.

 Albert Einstein .

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Nghe Hịch tướng sĩ trên biển Đông


TUẦN HÀNH CHỐNG Trung quốc XÂM LƯỢC LÃNH HẢI VIỆT NAM - Phần 4 .










 



Nghe Hịch tướng sĩ trên biển Đông 


Mắt hướng biển Đông, Hịch cầm tay 

Uy nghi người đứng Song Tử Tây 
Đầu đội trời xanh, chân đạp sóng 
Sóng Bạch Đằng Giang có về đây? 

Ba lần quét sạch giặc Nguyên Mông 

Hịch tướng sĩ văn dậy non sông 
Giờ ông ra biển cùng con cháu 
Một cõi trời nam dậy trống đồng 

Người nghe biển động phía Trường Sa 

Ngực trần chắn đạn lính đảo ta 
Những hồn lính trận chưa yên ngủ 
Mộ gió cồn cào với Gạc Ma 

Người nghe sóng dội phía Hoàng Sa 

Có kẻ hung hăng chiếm biển ta 
Đã cắm giàn khoan vào ngực biển 
Nhói lòng như chạm máu xương ta 

Sông núi ngàn năm vẫn còn đây 

Biển vẫn ngàn năm sóng dâng đầy 
Bao lớp giặc thù tan dưới sóng 
Từng trang sử biển bão giông này 

Người hỏi màu xanh lá phong ba 

Hồn cây thao thức với Trường Sa 
Con dân đất Việt còn thương nhớ 
Muôn trùng sóng mặn dội Hoàng Sa

 Nghe Hịch tướng sĩ ở Trường Sa 

Gối đầu trên sóng ngậm hờn ca 
Ca rằng: Muôn thuở non sông Việt 
Lớp lớp con dân giữ nước nhà 



NGUYỄN VIỆT CHIẾN 
5.2014 
18/05/2014 ( Theo báo Thanh Niên ) 

 ------------------------------------------------------------------------------------------- 

 Khoa học là một điều tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống. 

 Albert Einstein .


Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG .

HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG .










 



Hội nghị Diên Hồng .  
Nhạc và lời Lưu Hữu Phước 

Toàn dân! Nghe chăng? Sơn hà nguy biến! 
Hận thù đằng đằng! Biên thùy rung chuyển 
Tuôn giày non sông rền vang tiếng vó câu 
Gây oán nghìn thu 

Toàn dân Tiên Long! Sơn hà nguy biến! 

Hận thù đằng đằng! Nên hòa hay chiến? 
Diên Hồng tâu lên cùng Minh đế báo ân 
Hỡi đâu tứ dân! 

Kìa vừng hồng tràn lan trên đỉnh núi 

Ôi Thăng Long! Khói kinh kỳ phơi phới 
Loa vang vang, chiếu ban truyền bốn phương 
Theo gió bay khắp miền sông núi réo hời. 

Lòng dân Lạc Hồng nhìn non nước yêu quê hương 

Giống anh hùng nâng cao chí lớn 
Giống anh hùng đua sức tráng cường. 
Ta lên đường lòng mang tâu đến long nhan 
Giòng Lạc Hồng xin thề liều thân liều thân! 

Đường còn dài 

Hờn vương trên quan tái 
Xa xa trông áng mây đầu non đoài 

Trông quân Nguyên tàn phá non sông nhà 

Đoạt thành trì toan xéo giày lăng miếu 
Nhìn bao quân Thoát lấn xâm tràn nước ta 
Ôi sông núi nhà rền tiếng muôn dân kêu la 

(Hỏi) Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến? 

(Đáp) Quyết Chiến! 

(Hỏi) Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến? 

(Đáp) Quyết Chiến! 

Quyết chiến luôn 

Cứu nước nhà 
Nối chí dân hùng anh 

(Hỏi) Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh? 

(Đáp) Hy Sinh! 

(Hỏi) Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh? 

(Đáp) Hy Sinh! 

Thề liều thân cho sông núi 


Muôn Năm Lừng Uy!








-------------------------------------------------------------------------------------------

 Khoa học là một điều tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống.

 Albert Einstein .

Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

KHỎE VÌ NƯỚC .


KHỎE VÌ NƯỚC .  


KHỎE ĐỂ PHỤC VỤ TỔ QUỐC !





 

Sáng tác : HÙNG LÂN  -  1945 


ĐIỆP KHÚC :     

Khỏe vì nước kiến thiết quốc gia. 
Đoàn thanh niên ta góp tài ba.
Tạo nguồn dân sinh mới. 
Hùng mạnh trong năm giới.
Hợp lực xây hưng thịnh chung nước Nam.
Khỏe vì nước, chí khí cương kiên. 
Giống Lạc Hồng uy hùng vô biên.
Trong khó nguy, can trường. 
Sinh thác, ta coi thường.
Việt Nam thanh niên anh dũng muôn năm.

Thanh niên ơi hồn thiêng núi sông đợi chờ.
Nơi tay ta toàn dân ngóng trông từng giờ.
Mang máu anh hùng, ta đừng làm nhơ máu anh hùng.
Trai đất Việt phải nêu đèn sáng Thế giới ngắm chung.
Dân sinh yếu nhược lôi theo mối nhục vong quốc.
Dân sinh dũng cường đưa ta tới đài vinh quốc.
Mau gây lấy phong trào khỏe khắp nơi xa gần.
Cho dân khí phương cường và hưng phấn.
Nghìn đời không mờ ánh duy tân. Khoẻ vì nước . . .





 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Khoa học là một điều tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống.

 Albert Einstein .


Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

SỬ CA .


SỬ CA .









 


 ------------------------------------------------------------------------------------------- 

 Khoa học là một điều tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống. 

 Albert Einstein .

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

PHẪN NỘ .




PHẪN NỘ  .

Số phận đặt ta trước hàm rắn độc
Phải làm gì đây , chẳng lẽ lại ngồi im
Bốn nghìn năm qua được bao lúc bình yên
Đến bây giờ Biển Đông cuồng nổi sóng .

Hướng về Biển  những trái tim vang vọng

Cùng dang tay gìn giữ nước non nhà
Trời của ta , Đất của ta và Biển của ta
Không thể có dấu giày quân xâm lược .

Lịch sử xưa bao anh hùng giữ nước 

Không cúi đầu khuất phục ngoại bang 
Trong tim ghi khắc hai chữ Việt Nam 
Quyết một lòng xả thân báo quốc .

Nòi giống Việt đồng tâm vững bước

Vượt phong ba bão táp lũ bá quyền 
Dù bao lần vận nước truân chuyên
Ta vẫn mãi là con dân nước Việt .



Những ngày tháng đầy phẫn nộ .
Trần hồng Cơ
12/05/2014 .





 ------------------------------------------------------------------------------------------- 

 Khoa học là một điều tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống. 

 Albert Einstein .


Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - Phần 3 . MÓN QUÀ TẶNG CHO TRUNG QUỐC .

MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - Phần 3 .
MÓN QUÀ TẶNG CHO TRUNG QUỐC .





 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Khoa học là một điều tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống.

 Albert Einstein .

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Sử VIỆT - ĐINH TIÊN HOÀNG ĐẾ .


Sử VIỆT - ĐINH TIÊN HOÀNG ĐẾ .


Có ông Bộ Lĩnh họ Đinh,
Con quan thứ sử ở thành Hoa lư.
Khác thường từ thuở còn thơ,
Rủ đoàn mục thụ mở cờ bông lau.
Dập dìu kẻ trước người sau,
Trần ai đã thấy vương hầu uy dung.
Một mai về với Trần công,
Hiệu xưng Vạn thắng, anh hùng ai qua.
Bốn phương thu lại một nhà,
Mười hai sứ tướng đều là quét thanh.
Trường yên đầu dựng đô thành.
Cải nguyên là hiệu Thái bình từ đây.





Đinh Tiên Hoàng ( 924 - 979), tên húy là Đinh Bộ Lĩnh , là vị vua sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế: Thời kỳ phục quốc của Việt Nam, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô Quyền xưng vương và tới vua Đinh xưng làm hoàng đế. Sau hai vua nhà Tiền Lý xưng đế giữa thời Bắc thuộc rồi bị thất bại trước hoạ ngoại xâm, 400 năm sau người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia độc lập, thống nhất qua các triều đại Đinh – Lê – Lý - Trần và buộc các điển lễ, sách phong của cường quyền phương Bắc phải công nhận là một nước độc lập. Từ Đinh Bộ Lĩnh trở về sau, các Vua không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Hoàng đế như một dòng chính thống. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam , vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử.

Thuở hàn vi

Đinh Bộ Lĩnh sinh ngày Rằm tháng Hai, năm Giáp Thân (tức 22 tháng 3 năm 924) ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay thuộc xã Gia Phương, Gia Viễn, Ninh Bình) . Cha của ông là Đinh Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Hoan Châu. Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, nương nhờ người chú ruột là Đinh Thúc Dự. Từ bé Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ ra là người có khả năng chỉ huy, ông cùng các bạn chăn trâu lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau. Và trong đám bạn đó, có Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ và Trịnh Tú, những người sau này cùng Đinh Bộ Lĩnh tạo nên sự nghiệp.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép:
“Vua mồ côi cha từ bé, mẹ họ Đàm đưa gia thuộc vào ở cạnh đền sơn thần trong động. Vào tuổi nhi đồng, vua thường cùng bọn trẻ con chăn trâu ngoài đồng. Bọn trẻ tự biết kiến thức không bằng vua, cùng nhau suy tôn làm trưởng. Phàm khi chơi đùa, thường bắt bọn chúng chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như nghi trượng thiên tử. Ngày rỗi, thường kéo nhau đi đánh trẻ con thôn khác, đến đâu bọn trẻ đều sợ phục, hàng ngày rủ nhau đến phục dịch kiếm củi thổi cơm. Bà mẹ thấy vậy mừng lắm, mổ lợn nhà cho chúng ăn. Phụ lão các sách bảo nhau: "Đứa bé này khí lượng như thế ắt làm nên sự nghiệp, bọn ta nếu không theo về, ngày sau hối thì đã muộn". Bèn dẫn con em đến theo, rồi lập làm trưởng ở sách Đào Áo. Người chú của vua giữ sách Bông chống đánh với vua. Bấy giờ, vua còn ít tuổi, thế quân chưa mạnh, phải thua chạy. Khi qua cầu ở Đàm Gia Nương Loan,cầu gãy, vua rơi xuống bùn, người chú toan đâm, bỗng thấy hai con rồng vàng hộ vệ vua, nên sợ mà lui. Vua thu nhặt quân còn sót, quay lại đánh, người chú phải hàng. Từ đấy ai cũng sợ phục, phàm đi đánh đến đâu đều dễ như chẻ tre, gọi là Vạn Thắng Vương.”
Có một giai thoại về Đinh Bộ Lĩnh thuở bé.
Một lần Đinh Bộ Lĩnh quyết định cho mổ con trâu của người chú để "khao quân". Ông mang đuôi trâu cắm vào một khe núi. Đến tối Đinh Dự hỏi, Đinh Bộ Lĩnh nói dối trâu vào hang và cửa hang đã bị lấp lại. Đinh Dự tới nơi, rút cái đuôi trâu ra, giận người cháu nói dối nên đuổi đánh. Đinh Bộ Lĩnh bỏ đi mất.

Thống nhất giang sơn

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

THƠ VÀ TRANH .


THơ &*\/.* TRANH     .



Nguồn : http://www.chutluulai.net/forums/showthread.php?t=14612














































 ------------------------------------------------------------------------------------------- 

Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic. 
 Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas. 
 Albert Einstein .

*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran