Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Hiển thị các bài đăng có nhãn âm nhạc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn âm nhạc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

JOHANN S. BACH: Bài Ca Của SIMEON – ICH HABE GENUG (BWV 82)

Johann S. Bach: Bài Ca Của Simeon – Ich Habe Genug (BWV 82)


 Bài Ca Của Simeon

Jesus_Simeon






Vài Nét Về Tác Phẩm
Ich habe genug (BWV 82) là một cantata do Johann Sebastian Bach (1685-1750)  sáng tác.  Bản thánh nhạc này được trình bày lần đầu tiên vào ngày 2/2/1727 tại Leipzig, Đức quốc. Tựa đề Ich habe genug tạm dịch sang tiếng Việt là Con Thỏa Lòng.   Nội dung của bài thánh ca lấy ý từ Phúc Âm Lu-ca 2:29-32, diễn tả tâm trạng thỏa lòng của Simeon khi gặp Hài Nhi Jesus; do đó, trong tiếng Việt bài thánh ca này được gọi là Bài Ca Của Simeon.
Tác Giả
Johann Sebastian Bach là một nhạc sĩ trong thế kỷ 18.  Ông được xem là nhạc sĩ hàng đầu của nhạc Baroque và là một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất từ xưa đến nay.
Johann Sebastian Bach sáng tác nhiều thể loại nhạc khác nhau.  Phần lớn các tác phẩm của Bach là thánh nhạc.  Một số tác phẩm của Bach như The Passion According to St. John, The Passion According to St. Matthew,Mass in B Minor được các nhà nghiên cứu ghi nhận là những tác phẩm nhạc cổ điển hay nhất từ xưa cho đến nay.
Bối Cảnh Sáng Tác
Johann Sebastian Bach là một tín hữu Tin Lành yêu mến Chúa. Bach nhận biết tài năng của mình đến từ Chúa và ông quyết định dùng tài năng đó để tôn ngợi Chúa.
Năm 1723, Johann Sebastian Bach nhận lời làm giám đốc âm nhạc cho giáo khu St. Thomas của Giáo hội Tin Lành Lutheran tại thành phố Leipzig.  Một trong những trách nhiệm của Bach, một nhạc trưởng trong nhà thờ, là hướng dẫn ca đoàn hát thờ phượng Chúa trong các lễ thờ phượng hằng tuần.
Thông thường, các nhạc trưởng chỉ chọn thánh ca đã được viết sẵn, cải soạn hòa âm, rồi tập cho ban hát và dàn nhạc.  Trong trường hợp của Bach, ông không chỉ dùng những thánh ca đã có sẵn, nhưng Bach đã sáng tác rất nhiều cantata mới để minh họa cho bài giảng của mục sư trong giờ thờ phượng hằng tuần.  Trong vài năm đầu làm nhạc trưởng tại Leipzig, Johann Sebastian Bach đã sáng tác hơn 300 cantatas.
Năm 1750, Johann Sebastian Bach về với Chúa. Sau khi Bach qua đời, một số người thời đó, vì thiếu hiểu biết, cho rằng nhạc của Bach đã lỗi thời; do đó rất nhiều tác phẩm của Bach bị thiêu hủy. Các sáng tác của Johann Sebastian Bach sau đó bị lãng quên một thời gian khá lâu.
Đến cuối thế kỷ thứ 18 và đầu thế kỷ thứ 19, một số nhạc sĩ thuộc thế hệ sau như Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791), Ludwig van Beethoven (1770-1827), Frédéric François Chopin (1810-1849), Robert Schumann (1810-1856), và Felix Mendelssohn (1809-1847) có dịp tiếp xúc với nhạc của Bach. Họ cảm nhận được vẻ đẹp và hiểu được giá trị trong những tác phẩm của Bach. Các nhạc sĩ này công nhận rằng Johann Sebastian Bach không phải chỉ lỗi lạc trong việc biên soạn và sáng tác cho đàn organ, nhưng ông là bậc thầy và chính là người đã đặt nền móng cho nghệ thuật hòa âm của nhạc cổ điển. Động lực khiến Bach thực hiện những điều đó vì  ông muốn dùng những cấu trúc âm nhạc và giai điệu đẹp nhất để tôn kính Chúa.
Đến giữa thế kỷ thứ 19, một số tác phẩm của Johann Sebastian Bach được giới thiệu trở lại với công chúng.    Sau đó, Hội Những Người Yêu Nhạc Bach được thành lập.  Trong suốt 160 năm qua, các nhà nghiên cứu đã sưu tầm tìm lại những tác phẩm của Johann Sebastian Bach. Đến nay, khoảng hơn 200 cantatas mà Bach đã viết cho các chương trình thờ phượng hằng tuần đã được tìm lại; hơn 100 cantatas khác vẫn còn thất lạc.
Lời của bài thánh ca trong nguyên văn tiếng Đức và bản dịch trong tiếng Anh như sau:
Lời Ca

1. Arie
Ich habe genug,
Ich habe den Heiland,
das Hoffen der Frommen,
Auf meine begierigen Arme genommen;
Ich habe genug!
Ich hab ihn erblickt,
Mein Glaube hat Jesum ans Herze gedrückt;
Nun wünsch ich, noch heute mit Freuden
Von hinnen zu scheiden. 2. Rezitativ
Ich habe genug.
Mein Trost ist nur allein,
Daß Jesus mein
und ich sein eigen möchte sein.
Im Glauben halt ich ihn,
Da seh ich auch mit Simeon
Die Freude jenes Lebens schon.
Laßt uns mit diesem Manne ziehn!
Ach! möchte mich von meines Leibes Ketten
Der Herr erretten;
Ach! wäre doch mein Abschied hier,
Mit Freuden sagt ich, Welt, zu dir:
Ich habe genug.
3. Arie
Schlummert ein, ihr matten Augen,
Fallet sanft und selig zu!
Welt, ich bleibe nicht mehr hier,
Hab ich doch kein Teil an dir,
Das der Seele könnte taugen.
Hier muß ich das Elend bauen,
Aber dort, dort werd ich schauen
Süßen Friede, stille Ruh.
4. Rezitativ
Mein Gott! wenn kömmt das schöne: Nun!
Da ich im Friede fahren werde
Und in dem Sande kühler Erde
Und dort bei dir im Schoße ruhn?
Der Abschied ist gemacht,
Welt, gute Nacht!
5. Arie
Ich freue mich auf meinen Tod,
Ach, hätt’ er sich schon eingefunden.
Da entkomm ich aller Not,
Die mich noch auf der Welt gebunden.
1. Aria
I have enough,
I have taken the Savior,
the hope of the righteous,
into my eager arms;
I have enough!
I have beheld Him,
my faith has pressed Jesus to my heart;
now I wish, even today with joy
to depart from here.
2. Recitative
I have enough.
My comfort is this alone,
that Jesus might be mine
and I His own.
In faith I hold Him,
there I see, along with Simeon,
already the joy of the other life.
Let us go with this man!
Ah! if only the Lord might rescue me
from the chains of my body;
Ah! were only my departure here,
with joy I would say, world, to you:
I have enough.
3. Aria
Fall asleep, you weary eyes,
close softly and pleasantly!
World, I will not remain here any longer,
I own no part of you
that could matter to my soul.
Here I must build up misery,
but there, there I will see
sweet peace, quiet rest.
4. Recitative
My God! When will the lovely ‘now!’ come,
when I will journey into peace
and into the cool soil of earth,
and there, near You, rest in Your lap?
My farewells are made,
world, good night!
5. Aria
I delight in my death,
ah, if it were only present already!
Then I will emerge from all the suffering
that still binds me to the world.
Nội Dung
Bài Ca Của Simeon là một cantata mà Bach đã viết vào dịp kỷ niệm lễ Thanh Tẩy của Mary vào năm 1727.  Bài cantata này được trình bày lần đầu tiên vào ngày 2/2/1727 tại Leipzig, đúng 40 ngày sau lễ giáng sinh năm 1726.
Lý do bài thánh ca được trình diễn đúng 40 ngày sau lễ giáng sinh vì theo Thánh Kinh Cựu Ước, sau khi một phụ nữ Do Thái sinh con, người đó phải làm lễ thanh tẩy. Nếu sinh con trai thì lễ thanh tẩy diễn ra 40 ngày sau khi sinh xong.  Sách Lê-vi ký trong Thánh Kinh Cựu Ước chương 12 chép như sau:

Đức Giê-hô-va phán với Môi-se: “Hãy truyền cho dân Y-sơ-ra-ên rằng:
Nếu một phụ nữ mang thai và sinh con trai, người ấy sẽ bị ô uế bảy ngày như trong thời kỳ kinh nguyệt.  Ðến ngày thứ tám, phải làm phép cắt bì cho đứa trẻ.  Thời kỳ cho máu của nàng được thanh tẩy là ba mươi ba ngày. Trong thời gian này, nàng không được phép đụng vào một vật thánh nào, và cũng không được phép vào nơi thánh, cho đến khi thời kỳ thanh tẩy đã mãn.
Còn nếu người phụ nữ sinh con gái, người ấy sẽ bị ô uế hai tuần như trong thời kỳ kinh nguyệt, và thời kỳ để cho máu nàng được thanh tẩy là sáu mươi sáu ngày.
Khi thời kỳ thanh tẩy của nàng đã xong, dù sinh con trai hay con gái, nàng phải mang đến cho thầy tế lễ tại cửa Lều Hội Kiến một con chiên dưới một tuổi để dâng làm của lễ thiêu, và một con bồ câu con, hoặc một con chim gáy, để dâng làm của lễ chuộc tội.
Thầy tế lễ sẽ dâng con vật hiến tế ấy trước mặt Đức Giê-hô-va và làm lễ chuộc tội cho nàng; bấy giờ nàng sẽ được sạch vì huyết đã xuất ra. Ðó là luật lệ về người phụ nữ sinh con trai hoặc con gái.
Nếu nàng không đủ khả năng dâng một chiên con, nàng có thể mang đến hai con chim gáy, hoặc hai con bồ câu con; một con sẽ được dâng làm của lễ thiêu, và con kia sẽ được dâng làm của lễ chuộc tội. Tư tế sẽ làm lễ chuộc tội cho nàng, và nàng sẽ được sạch.”



Phúc Âm Lu-ca 2:22-35 chép rằng sau khi những ngày thanh tẩy theo luật định đã mãn, Mary và Joseph đem Hài Nhi Jesus lên Jerusalem để dâng cho Đức Chúa Trời.  Lúc này, Hài Nhi đã được 40 ngày.
Tại đền thờ, họ gặp cụ Simeon, là một người đạo đức và công chính, luôn trông đợi sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế. Cụ Simeon được Đức Thánh Linh cho biết cụ sẽ không chết trước khi gặp Đấng Cứu Thế.
Theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh, cụ Simeon đã gặp Joseph và Mary khi họ mang Hài Nhi Jesus đến Đền Thờ để làm các thủ tục theo luật lệ ấn định.  Cụ Simeon thỏa lòng vì mơ ước của mình được Chúa thực hiện.  Cụ bồng Hài Nhi trên tay, dâng lời tôn ngợi Đức Chúa Trời như sau:
Lạy Chúa! Theo như lời Ngài đã hứa, bây giờ xin cho tôi tớ Ngài qua đời bình an; bởi vì chính mắt con đã thấy ơn cứu rỗi của Ngài mà Ngài đã chuẩn bị trước mặt mọi dân tộc – là ánh sáng soi đường cho các dân ngoại, và là vinh quang của Israel – dân Ngài.





Lời ngợi ca của Simeon bày tỏ sự thỏa nguyện, và đó chính là chủ đề của bản cantata mà Johann Sebastian Bach đã sáng tác. Tựa đề của bài cantata này trong tiếng Đức “Ich habe genug” – tạm dịch là “Con Thỏa Lòng.” Vì nội dung của cantata dựa trên lời ngợi ca của Simeon, nên tác phẩm này trong tiếng Việt được gọi là Bài Ca Của Simeon.
Bố Cục
Cantata Ich habe genug được chia làm 5 phần:
  1. Aria: Ich habe genug
  2. Recitativo: Ich habe genug! Mein Trost ist nur allein
  3. Aria: Schlummert ein, ihr matten Augen
  4. Recitativo: Mein Gott! wenn kömmt das schöne: Nun!
  5. Aria: Ich freue mich auf meinen Tod
Phần mở đầu của cantata là aria Con Thỏa Lòng. Chủ đề chính của cantata được viết trong cung Đô thứ (Cm) thể hiện tình cảm sâu lắng nhẹ nhàng. Tiếng kèn oboe và đàn dây quyện vào nhau thật hài hòa, giai điệu trầm lắng nhưng không u sầu; nhịp điệu thong thả của aria diễn tả tâm trạng của một người thoả nguyện sẵn sàng về với Chúa: không ưu tư, không trăn trở, không nuối tiếc.
Lời thánh ca nói rằng: Con thỏa lòng vì con đã gặp Cứu Chúa, là niềm hy vọng của sự công chính. Con được ôm Ngài trong vòng tay háo hức của con.  Con thỏa lòng vì con được bồng ẵm Ngài; đức tin của con ôm chặt Ngài trong tim con; và giờ đây, con mong ước, với niềm vui, được lìa cõi trần nầy.
Trong phần thứ hai, chủ đề Con Thỏa Lòng được thể hiện bằng một giai điệu mới trong cung Si giáng trưởng.  Bài recitativo đầu tiên của cantata này rất ngắn nhưng rất súc tích.
Bach đã khéo léo trích dẫn các phân đoạn Kinh Thánh liên hệ để viết lời cho recitativo đầu tiên trong cantata này. Lời thánh ca nói rằng chỉ một mình Đấng Yên Ủi làm con thỏa lòng (II Cô-rinh-tô 1:2-7). Con thỏa lòng vì Chúa Jesus thuộc về con và con thuộc về Ngài (Nhã Ca 2:16; 6:3).  Như Simeon, với đức tin, con giữ chặt Ngài và đón nhận niềm vui của cuộc đời mới. Thêm vào đó, trong lời ca “Chúng ta hãy cùng đi với Ngài,” Bach khéo léo mô phỏng mong ước của Sứ đồ Phao Lô được rời khỏi trần gian khổ đau, về sống bên Chúa trên thiên đàng, để trình bày tâm trạng tương tự của Simeon, và của nhiều người yêu mến Chúa, là mong ước được về với Chúa.  Lời thánh ca viết: “Và nếu chỉ có mình Chúa có thể cứu con khỏi xiềng xích của thân thể con; thì con phải nói rằng: Thật là vui khi được rời khỏi đây.  Thế gian ơi! Với ngươi, ta đã đủ rồi.”
Bài aria, trong phần thứ ba của cantata, là một bài hát ru: “Hỡi những đôi mắt mỏi mòn, hãy ngủ đi!  Hãy nhắm mắt êm ái, dịu dàng.  Thế gian ơi!  Ta sẽ không còn ở đây nữa đâu.  Ta không mắc nợ ngươi chút nào có thể ảnh hưởng đến linh hồn của ta.  Ở đây, ta phải vun góp những bất hạnh, nhưng nơi đó, ta sẽ tìm thấy sự yên nghỉ bình an ngọt ngào.”  Lời thánh ca thể hiện tâm trạng thỏa lòng của một người đã thực hiện xong những gì mình cần làm trên đời này và sẵn sàng nhắm mắt lìa cõi đời để về với Chúa.  Bach trích dẫn câu Kinh Thánh I Tê-sa-lô-ni-ca 4:14 để mô tả cái chết của người tin Chúa là sự ngủ yên trong Chúa.
Phần thứ tư của cantata tiếp tục với một recitativo. Lời thánh ca viết: “Lạy Chúa!  Khi nào Đấng Yêu Thương sẽ đến – là lúc con sẽ bước vào nơi an bình và vào miền đất lạnh; được ở bên Ngài và nghỉ an bên cạnh Ngài. Thế gian ơi!  Ta đã chào giã biệt bóng đêm.”
Bài aria kết thúc trong phần cuối của cantata có vài nét tương đồng với bài aria mở đầu; tuy nhiên bài aria kết thúc có giai điệu nhanh hơn và sống động hơn. Lời thánh ca viết rằng: “Tôi vui sướng về cái chết của mình dường như nó đã xảy ra rồi!  Và rồi, tôi sẽ vượt mọi khổ đau đã ràng buộc tôi với thế giới này.”
Toàn bộ tác phẩm kéo dài khoảng 25 phút.  Mời bạn đọc lắng nghe tấm lòng của một người sau bao năm trông mong, đã được thỏa nguyện vì gặp được Chúa.




Phước Nguyên
Thư Viện Tin Lành (2014)
www.thuvientinlanh.org


http://www.thuvientinlanh.org/jsb_ichhabegenug_bwv82/

-------------------------------------------------------------------------------------------

-Bậc thềm tiến vào thánh đường của trí tuệ là biết sự ngu dốt của chính mình.

The doorstep to the temple of wisdom is a knowledge of our own ignorance.

Benjamin Franklin





Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

PAUL MAURIAT - Sự nghiệp âm nhạc và di sản văn hóa Pháp .



PAUL MAURIAT  - Sự nghiệp âm nhạc và di sản văn hóa Pháp . 



 Nguồn   https://vi.wikipedia.org/wiki/Paul_Mauriat
Paul Mauriat (4 tháng 3, 1925 – 3 tháng 11, 2006) là một nhạc trưởng người Pháp.

Tiểu sử

Ông sinh tại Marseille, lớn lên ở thủ đô Paris, lúc bốn tuổi ông bắt đầu chơi nhạc và lúc mười tuổi đã ghi danh vào Nhạc viện Paris nhưng với thời gian vào năm mười bảy tuổi ông bắt đầu yêu thích nhạc jazz và nhạc phổ thông. Trong thời gian Chiến tranh thế giới lần thứ 2, ông thành lập ban nhạc khiêu vũ và bắt đầu chỉ huy dàn nhạc của riêng ông lưu diễn khắp châu Âu. Trong thập kỷ 1950, ông trở thành giám đốc âm nhạc và đi lưu diễn với ít nhất hai ca sĩ nổi tiếng người Pháp là Charles Aznavour và Maurice Chevalier.

Người ta biết đến ông nhiều nhất sau khi bản phối khí L'Amour est bleu ("Love Is Blue") (do André Popp soạn) của ông năm 1968 đứng đầu bảng xếp hạng của Hoa Kỳ. Paul Mauriat cùng dàn nhạc của ông rất được yêu thích ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

Paul Mauriat mất tại Perpignan, thọ 81 tuổi.



Sự nghiệp và giải thưởng

Ông được trao giải Grand Prix (giải thưởng lớn) từ ngành công nghiệp ghi âm Pháp. Năm 1997, ông giành giải Commandeur des Arts et des Lettres của Bộ Văn hóa Pháp. Ông đã bán được hơn 40 triệu album trên toàn thế giới và tổ chức 28 tour du lịch tại Nhật Bản 1969-1998.

Trong khoảng đầu đến giữa thập niên 1980, Paul Mauriat đã xuất hiện trong một số quảng cáo cà phê và rượu vang truyền hình Nhật Bản, trong đó đặc trưng âm nhạc từ dàn nhạc của mình.

Các đĩa nhạc của Paul Mauriat

    Paris by Night (1961)
    Plays Standards (1963)
    Paul Mauriat Joue pour les Enfants (1963)
    Album No 1 (1965)
    Russie De Toujours (1965)
    Album No 2 (1965)
    Album No 3 (1966)
    Prestige de Paris (1966)
    Album No 4 (1966)
    Bang, Bang (1966)
    Album No 5 (1967)
    Noëls (1967)
    Album No 6 (1967)
    Love Is Blue (1968)
    Latin Nights (1968)
    Mauriat Slows (1968)
    Rain and Tears (1968)
    Cent Mille Chansons (1968)
    Rythm and Blues (1968)
    Je T'aime...Moi Non Plus (1969)
    Un Jour, Un Enfant (1969)
    Vole, Vole, Farandole (1969)
    Paul Mauriat Joue Chopin (1970)
    C'est La Vie... Lily (1970)
    Gone is Love (1970)
    Comme J'ai Toujours Envie D'aimer (1970)
    Paloma Embriagada (1970)
    Un Banc, Un Arbre, Une Rue (1971)
    Mamy Blue (1971)
    Penelope (1971)
    El Condor Pasa (1971)
    Tombe La Neige (1971)
    Apres Toi (1972)
    L'Avventura (1972)
    Last Summer Day (1972)
    Paul Mauriat Joue Les Beatles (1972)

   

    Le Lac Majeur (1972)
    Forever and Ever (1973)
    Nous Irons à Vérone (1973)
    Last Tango In Paris (1973)
    Good bye, My Love, Good bye (1973)
    White Christmas (1973)
    Retalhos de Cetim (1974)
    Je Pense à Toi (1974)
    Le Premier Pas (1974)
    I Won't Last a Day Without You (1974)
    Have You Never Been Mellow? (1974)
    L'Été Indien (1975)
    Entre Dos Aguas (1975)
    The Best of Paul Mauriat - 10 Years with Philips (1975)
    From Souvenirs to Souvenirs (1975)
    Lili Marlene (1975)
    Love Sounds Journey (1976)
    Michelle (1976)
    Love Is Still Blue (1976)
    Il Était une Fois... Nous Deux (1976)
    Chanson D'amour (1977)
    C'est La Vie (1977)
    Hymne à l'Amour (1977)
    Brasil Exclusivamente (1977)
    L'Oiseau et l'Enfant (1977)
    Overseas Call (1978)
    Dans les Yeux d'Émilie (1978)
    Brasil Exclusivamente Vol.2 (1978)
    Too Much Heaven (1979)
    Nous (1979)
    Copacabana (1979)
    Aerosong (1980)
    Chromatic (1980)
    Brasil Exclusivamente Vol.3 (1980)
    Reality (1981)
    Roma dalla Finestra (1981)
    Pour Le Plaisir (1981)
    Je n'Pourrais Jamais t'Oublier (1981)

   

    Tout Pour Le Musique (1982)
    Magic (1982)
    I Love Breeze (1982)
    Descendant Of The Dragon (1982)
    Wild Spring (1983)
    Summer Has Flown (1983)
    Olive Tree (1984)
    Piano Ballade (1984)
    The Seven Seas (1984)
    Chromatic (1984)
    Transparence (1985)
    The Best of Paul Mauriat 2 - 20 Years with Philips (1985)
    Classics In The Air (1985)
    Windy (1986)
    Classics In The Air 2 (1986)
    Song For Taipei (1986)
    Classics In The Air 3 (1987)
    Nagekidori (1987)
    Best Of France (1988)
    The Paul Mauriat Story (1988)
    Serenade (1989)
    Iberia (1989)
    Remember (1990)
    You Don't Know Me (1990)
    Gold Concert (1990)
    Retrospective (1991)
    Nostal Jazz (1991)
    Emotions (1993)
    The Color Of The Lovers (1994)
    Now And Then (1994)
    Soundtracks (1995)
    Quartet For Kobe (1995)
    Escapades (1996)
    Cri D'amour (1996)
    30th Anniversary Concert (1996)
    Romantic (1997)
    Sayonara Concert (1998)
    I Will Follow Him (2000)
    All The Best (2003, In China)


http://paul-mauriat.com/biography.html























 -------------------------------------------------------------------------------------------
 Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic. 
 Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.

 Albert Einstein .

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2016


CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2016

 































-------------------------------------------------------------------------------------------

-Bậc thềm tiến vào thánh đường của trí tuệ là biết sự ngu dốt của chính mình.

The doorstep to the temple of wisdom is a knowledge of our own ignorance.

Benjamin Franklin

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

DẠ KHÚC - SERENADE - FRANZ SCHUBERT

DẠ KHÚC - SERENADE - 
FRANZ SCHUBERT






DẠ KHÚC 

   
 Ta đợi chờ em ,
trong màn đêm hiu quạnh
Tiếng cung đàn ,
dìu dặt họa lời thơ 
Làn gió thoảng ,
đưa hương bên lầu vắng
Réo rắt khúc ca , từ những nẻo xa mờ

Chim muông giao hòa -
điệu tình ca muôn thuở
Ríu rít lao xao - như hơi thở thầm thì
Vang từ xa xăm ,
bao lời ta đắm đuối
Của một người
ôm tha thiết mối tình si

Trên cành lá 

gió xạc xào lời hát
Như tim ta 

rộn rã biết yêu người
Gió hãy mang
những tâm sự  khúc nôi
Em có hay chăng 

mối tình ta câm nín

Đừng e ấp than van
khi nụ yêu đang chín .
Trái tim này luôn 

nồng cháy nỗi hân hoan ,
Xin yêu người muôn kiếp với thời gian
Thì xin mãi không rời xa nhau nhé .

Khi trái tim biết yêu ,
Nỗi han hoan trần thế .
Tôi vẫn mong chờ
chờ em mãi người ơi .



Đêm khuya tôi lắng nghe dạ khúc
Trần hồng Cơ
28/07/2015



** Lời gốc tiếng Đức -  Ständchen

    Leise flehen meine Lieder

    Durch die Nacht zu dir;

    In den stillen Hain hernieder,

    Liebchen, komm zu mir!

    Flüsternd schlanke Wipfel rauschen

    In des Mondes Licht;

    Des Verräters feindlich Lauschen

    Fürchte, Holde, nicht.

    Hörst die Nachtigallen schlagen?

    Ach! sie flehen dich,

    Mit der Töne süßen Klagen

    Flehen sie für mich.

    Sie verstehn des Busens Sehnen,

    Kennen Liebesschmerz,

    Rühren mit den Silbertönen

    Jedes weiche Herz.

    Laß auch dir die Brust bewegen,

    Liebchen, höre mich!

    Bebend harr' ich dir entgegen!

    Komm, beglücke mich!


https://www.youtube.com/watch?v=ZpA0l2WB86E








Bản Dạ khúc của Franz Schubert (tiếng Đức: Ständchen) được viết lời bởi Ludwig Rellstab. Bản này có số thứ tự 4, nằm trong quyển 1 của tập Schwanengesang (Bài ca thiên nga). Đây là tuyển tập bài hát được sưu tầm sau khi tác giả Schubert qua đời, trong danh sách tác phẩm của nhà soạn nhạc nó có số thứ tự D 957. Franz Liszt là người sau này đã chuyển thể các tác phẩm trong tập Schwanengesang cho độc tấu piano.

Dạ khúc (Serenade) là một thể loại ca khúc để hát vào buổi tối, đặc biệt cho giọng nữ. Ở phương Tây thể loại ca khúc này gọi là "Serenade" và nó rất được nhiều nhạc sĩ ưa chuộng, sáng tác... cho nên Dạ khúc không chỉ riêng một tác phẩm riêng biệt của một nhạc sĩ nào cả. Nhiều nhạc sĩ đã sáng tác trên chủ đề này, nhưng có lẽ được biết đến và ưa chuộng nhiều nhất (cho mãi đến ngày hôm nay)[cần dẫn nguồn] vẫn là Serenade của nhạc sĩ thiên tài người Áo Franz Schubert.

Franz Schubert chỉ sống một cuộc đời ngắn ngủi 31 năm nhưng đã kịp để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ ở nhiều thể loại. Schubert còn được mệnh danh là "Vua Lied" vì ông sáng tác rất nhiều lied (số nhiều: Lieder), theo tiếng Đức nghĩa là đoản ca, có giá trị. Có lẽ lied của Schubert được nhiều người yêu thích nhất[cần dẫn nguồn] là lied có tên "Ständchen" này. "Ständchen" đã được dịch sang rất nhiều ngôn ngữ và được chuyển soạn cho nhiều nhạc cụ khác chơi dưới cái tên "Serenade" và cái tên phổ biến nhất là "Serenade của Schubert"

http://garry.holding.pagesperso-orange.fr/schubert/img/titres/maintitle.jpg
http://garry.holding.pagesperso-orange.fr/schubert/img/titres/maintitle.jpg


Bài Dạ Khúc bất hủ mà Franz Schubert sáng tác là để tặng sinh nhật cho một thiếu nữ mà ông thầm yêu trộm nhớ. Ở châu Âu ngay từ thời trung cổ các chàng trai thường có lối tỏ tình bằng cách mượn âm nhạc, ban đêm đến đứng dưới cửa lầu "người đẹp" tự thể hiện bằng tiếng đàn và giọng hát của chính mình. Những bài nhạc lãng mạn này gọi là "serenade". Serenade thời Trung cổ và Phục hưng được biểu diễn không theo một hình thức đặc biệt nào, ngoại trừ nó được một người hát tự đệm bằng nhạc cụ có thể mang theo được (guitar, mandolin...).

Để làm cho nàng bất ngờ, Schubert nhờ một bạn thân là ca sĩ, trình bày ngay dưới cửa sổ nhà nàng. Tối đó, người ta bí mật khiêng cây đàn piano vào trong vườn, tất cả đã sẵn sàng cho buổi biểu diễn lãng mạn và độc đáo. Thế nhưng, Schubert lại quên không đến. Trớ trêu thay, cô gái lại đem lòng yêu chính chàng ca sĩ, chứ không dành trái tim cho Schubert.

http://www.naxos.com/SharedFiles/Images/Composers/Pictures/21172-2.jpg
http://www.naxos.com/SharedFiles/Images/Composers/Pictures/21172-2.jpg


Những lời nỉ non, thổn thức của ca từ quyện với một giai điệu lãng mạn, quyến rũ, bản Dạ Khúc Schubert là một thông điệp tình yêu chuyển tải bẳng âm nhạc tuyệt vời, một bài lied hoàn hảo cho kẻ tỏ tình trong đêm.

Nhưng hơn thế, nhạc phẩm "Dạ Khúc" của Schubert là một bức tranh toàn bích, sâu lắng... mang dáng dấp hơi thở không chỉ của thời đại ông mà của muôn mọi thời đại. Nhạc sỹ thiên tài đã nói lên tiếng lòng mình trong thời khắc đêm về, ngoài niềm khắc khoải thường tình về tình yêu đôi lứa, còn như thân phận con người nhỏ nhoi đầy bất trắc trước mênh mông vũ trụ. Bài nhạc có giai điệu rất đẹp, trữ tình, lai láng nhưng không trầm mặc, buồn nhưng vẫn phảng phất đâu đó niềm hy vọng và hoài bão hướng thiện (tác dụng bởi việc chuyển cung từ thứ sang trưởng ở đoạn kết). Schubert như nói lên tiếng lòng của muôn người, muôn thế hệ...

Trong lời dịch của ông, nhạc sỹ Phạm Duy đã cố gắng phác thảo tất cả những cung bậc trải nghiệm hết sức tinh tế về cảm xúc mà giai điệu bản Serenade khơi gợi nơi người thính giả. Lời dịch của ông tuy hy sinh sự chính xác của ngôn từ nhưng giàu tính thẩm mỹ của cảm nhận âm nhạc, một cảm nhận ông muốn hướng dẫn người thưởng ngoạn cũng cảm nhận như ông.







Franz Schubert
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Franz Peter Schubert (31 tháng 1 năm 1797 - 19 tháng 11 năm 1828) là một nhà soạn nhạc người Áo. Ông đã sáng tác 600 Lieder, 9 bản giao hưởng trong đó có bản giao hưởng nổi tiếng "Unfinished Symphony" cùng các thể loại nhạc nghi lễ, nhạc thính phòng và solo piano. Ông được biết đến với các tác phẩm có giai điệu nhẹ nhàng và du dương.

Dù Schubert có khá nhiều người bạn ngưỡng mộ các nhạc phẩm của ông (như thầy giáo của ông Antonio Salieri, và ca sĩ nổi tiếng Johann Michael Vogl), tuy nhiên âm nhạc của Schubert thời đó không được thừa nhận rộng rãi nếu không muốn nói là rất hạn chế. Schubert chưa bao giờ đảm bảo được một công việc ổn định và thường xuyên phải nhờ đến sự ủng hộ của bạn bè và gia đình trong phần lớn sự nghiệp.

Schubert mất sớm, năm 31 tuổi, do hậu quả của bệnh thương hàn là thứ bệnh không chữa được thời đó. Vài thập kỷ sau khi Schubert qua đời, các tác phẩm của ông mới khẳng định được tên tuổi của mình, một phần nhờ công lao phổ biến của các nhạc sĩ cùng thời như Franz Liszt, Robert Schumann, Felix Mendelssohn.

Franz Schubert


Tiểu sử

Franz Peter Schubert sinh ngày 31 tháng 1 năm 1797 tại Viên, nước Áo. Bố ông, Franz Theodor Schubert, là thầy giáo nổi tiếng trong giáo khu, mẹ ông là người hầu của một gia đình giàu có trước khi lấy bố ông. Ông là một trong số 14 người con trong gia đình mà phần lớn đều chết yểu. Bố Schubert cũng là một nhạc sĩ, tuy không nổi danh nhưng là người thầy đầu tiên truyền dạy cho Schubert những hiểu biết về âm nhạc.

Schubert bắt đầu được cha dạy nhạc khi lên 5, một năm sau ông theo học trường Himmelpfortgrund và bắt đầu chính thức theo học âm nhạc. Năm 7 tuổi ông học với Michael Holzer, nhạc công organ và trường dàn đồng ca của nhà thờ địa phương.

Năm 1808 ông vào trường Stadtkonvikt với suất học bổng trong dàn đồng ca. Tại đây ông bắt đầu làm quen với các bản overture và giao hưởng của Mozart. Cùng thời gian đó ông còn thỉnh thoảng đến xem các vở opera, làm quen với các tác phẩm của các nhạc sĩ khác kém quan trọng hơn. Tất cả cá điều này tạo nên nền tảng âm nhạc vững chắc trong ông. Tại trường Stadtkonvikt ông cũng tạo dựng các mối quan hệ mà sau này sẽ cùng ông đi hết cuộc đời.

Thỉnh thoảng Schubert được giao chỉ huy dàn nhạc, Antonio Salieri, nhạc sĩ đối thủ của Mozart, cũng là nhạc sĩ hàng đầu đương thời bắt đầu chú ý đến tài năng trẻ, bỏ công đào tạo Schubert về lí thuyết âm nhạc và kĩ năng sáng tác. Thể loại nhạc thính phòng ghi dấu đặc biệt trong giai đoạn này, bản thân gia đình Schubert đã là một dàn nhạc thính phòng 5 người thường xuyên trình tấu với nhau trong các dịp lễ và các ngày chủ nhật. Trong thời gian ở Stadtkonvikt ông cũng kịp sáng tác nhiều tác phẩm thính phòng, một số ca khúc nghệ thuật, và bản giao hưởng số 1.

Cuối năm 1813, ông rời Stadtkonvikt trở về quê học làm thầy giáo. Năm 1814 ông trở thành giáo viên tại trường của bố ông. Ông cũng tiếp tục học với Salieri cho đến năm 1817.

Năm 1814, ông làm quen với Therese Grob, con của một nhà sản xuất lụa trong vùng đồng thời là một ca sĩ soprano đã trình tấu một số tác phẩm của ông như Salve Regina, Tantum Ergo, Mass in F. Mối quan hệ tình cảm cũng phát triển phức tạp và có nhiều khả năng Schubert muốn kết hôn với Grob nhưng vì nhiều lí do sự việc đã không thành. Năm 1816 ông gửi Grob một tập tác phẩm mà gia đình bà còn giữ đến đầu thế kỉ 20.

Năm 1815 là năm Schubert tập trung vào sáng tác, ông viết đến 9 tác phẩm cho nhà thờ, 140 ca khúc nghệ thuật (lieder), một bản giao hưởng.

Phong cách sáng tác

Giai đoạn Âm nhạc Cổ điển - Trường phái cổ điển Vienna (1730 -1820) khép lại với những tên tuổi lừng lẫy như Haydn, Mozart, Beethoven để mở ra một giai đoạn mới - giai đoạn Âm nhạc Lãng mạn (1800 - 1910) Những nhà soạn nhạc thời kì Lãng mạn thường lấy cảm hứng từ văn học, hội họa hay từ những nguồn ngoài thế giới âm nhạc. Vì vậy, âm nhạc chương trình được phát triển rất mạnh mẽ và dẫn đến sự ra đời của thể loại thơ giao hưởng.Các bài thơ trong thế kỉ 18 và 19 là cơ sở đề hình thành nên các bài hát nghệ thuật mà trong đó các nhà soạn nhạc dùng âm nhạc để khắc họa hình ảnh và tâm trạng của lời ca. Sự huy hoàng của âm nhạc lãng mạn lan toả suốt thế kỷ XIX với rất nhiều nhà soạn nhạc ưu tú như Mendelssohn, Schumann, Chopin, Liszt hay Tchaikovsky nhưng trong đó người khai phá và là "nhân vật vĩ đại" đầu tiên chính là Franz Schubert. Schubert sáng tác đủ các thể loại âm nhạc: giao hưởng, Sonat, nhạc thính phòng, bài hát. Schubert là người đầu tiên đưa bài hát đến tầm khái quát cao, đồng thời giữ được vẻ tự nhiên ban đầu của nó. Schubert trở nên bất tử qua 600 bài hát mà ông sáng tác (nên giao hưởng và opera của ông bị khuất lấp, bị rơi vào lãng quên lúc sinh thời). Sau khi Schubert qua đời, các tác phẩm của ông mới khẳng định được tên tuổi của mình, một phần nhờ công lao phổ biến của các nhạc sĩ cùng thời như Franz Liszt, Robert Schumann, Felix Mendelssohn. Schubert được coi là ánh bình minh của chủ nghĩa lãng mạn trong âm nhạc Ông được xếp vào hàng các nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của nhân loại.

Tham khảo
Liên kết ngoài

    The Best of Schubert
    The Best of Schubert
    Franz Schubert: Ave Maria
    F. Schubert - Serenade
    F. Schubert - Moment Musical Op.94 (D.780) No.3 in F Minor - Alfred Brendel
    Schubert: Unfinished Symphony No.8
    Franz Schubert - Trout Quintet: Tema Con Variazioni

Xem thêm

    Nhạc phẩm "Dạ khúc"




Schubert, Franz
Franz Schubert (1797-1828)

Ngày 09:09 18/10/2011


 “Khi tôi muốn ca hát về tình yêu thì tình yêu lại biến thành đau khổ, nhưng khi tôi chỉ muốn hát về đau khổ thì đau khổ lại hoá thành tình yêu.” - Franz Schubert
 Sự phát triển của con người và xã hội luôn liên tục và âm nhạc cũng không đứng ngoài qui luật đó. Bối cảnh lịch sử những năm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX tại châu Âu có những biến động đáng kể tạo nên những thay đổi lớn về chính trị, kinh tế và nghệ thuật. Hoà mình vào dòng chảy đó, âm nhạc cổ điển cũng có những chuyển mình cho phù hợp với qui luật tự nhiên. Giai đoạn Cổ điển Vienna khép lại với những tên tuổi lừng lẫy như Haydn, Mozart, Beethoven để mở ra một giai đoạn mới, giai đoạn Lãng mạn mà sự huy hoàng của nó lan toả suốt thế kỷ XIX với rất nhiều nhà soạn nhạc ưu tú như Mendelssohn, Schumann, Chopin, Liszt hay Tchaikovsky nhưng trong đó người khai phá và là “nhân vật vĩ đại” đầu tiên chính là Franz Schubert.
 Franz Schubert sinh ngày 31 tháng 1 năm 1797 tại Himmelpfortgrund, một làng nhỏ ở ngoại ô Vienna trong một gia đình có nguồn gốc Bohemia. Cha của Schubert là một thầy giáo làng chơi được violin và cello, mẹ ông vốn là đầu bếp. Cha mẹ Schubert có cả thảy 15 người con nhưng 10 người trong số họ đã chết ngay từ khi còn nhỏ, chỉ còn lại 5 người. Schubert có 3 người anh trai Ignaz (1785), Ferdinand (1794), Karl (1796) và một cô em gái Theresia (1801). Chính người cha và anh trai Ignaz đã dạy cho Schubert những bài học âm nhạc đầu tiên.
 Lớn lên trong một gia đình mà mọi thành viên đều có niềm đam mê âm nhạc lớn lao nhưng lại có nền kinh tế tỷ lệ nghịch với niềm đam mê đó, thời thơ ấu của Schubert là những chuỗi ngày ông không thể nào quên cho đến cuối cuộc đời. Luôn sống trong cảnh nghèo đói, những kí ức tuổi thơ buồn bã thường xuyên xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm của Schubert sau này. Năm 1804, khi mới 7 tuổi, Schubert được gửi tới nhà thờ Lichtenthal ở Vienna để học chơi đàn organ. Năm 1808, để gia đình giảm bớt một miệng ăn, Schubert tới học ở trường nội trú Convict nơi có nhà soạn nhạc nổi tiếng Antonio Saliari - người cùng thời với Mozart làm hiệu trưởng. Tuy được miễn hoàn toàn học phí cũng như tiền ăn, tiền trọ nhưng cuộc sống hà khắc nơi đây thật quá sức chịu đựng của một cậu bé mới 10 tuổi. Trong thời gian 5 năm sống tại đây, Schubert còn phải chịu đựng sự ghẻ lạnh của những người bạn học vốn là con của những gia đình giàu có. Cũng trong thời gian này, Schubert ban đầu chơi ở bè violin 2 sau đó chuyển lên bè violin 1 trong dàn nhạc của trường. Những sáng tác đầu tiên của cậu bé cũng bắt đầu xuất hiện trong đó nổi tiếng nhất là bản Fantasia cho 2 Piano (1810).
 Rời truờng nội trú năm 16 tuổi, để san sẻ gánh nặng cho gia đình, Schubert định đi đăng lính nhưng vì cận thị quá nặng, bị quân đội từ chối, ông đành nghe theo lời cha đi làm thầy giáo tại Annegasse. Tuy công việc khá nhàm chán không làm thoả mãn nhà soạn nhạc trẻ vốn đầy hoài bão, ước mơ nhưng vì thực tế cuộc sống Schubert đành phải tạm bằng lòng với bản thân. Trong thời gian 3 năm dạy học, Schubert đã sáng tác được 2 tứ tấu đàn dây, những bản giao hưởng đầu tiên, một vài Piano sonata, Mass số 1 giọng Fa trưởng. Tác phẩm Mass số 1 giọng Pha trưởng lần đầu tiên được vang lên vào tháng 10 năm 1814 tại nhà thờ Lichtenthan với giọng hát chính do ca sĩ trẻ Therese Grob đảm nhiệm, người mà Schubert đem lòng yêu mến. Sau này Schubert đã ngỏ lời cầu hôn nhưng bị gia đình cô gái từ chối và từ đó Schubert luôn mang trong mình vết thương lòng sâu sắc cũng như không bao giờ nghĩ đến chuyện lấy vợ nữa.
 Thời gian này các tác phẩm của Schubert xuất hiện với số lượng thật đáng kinh ngạc. Năm 1814, Schubert hoàn thành vở opera đầu tiên Des Teufels Lustschloss D.84 cũng như 17 lied trong đó có những bài nổi tiếng như “Der Taucher” D.77/111 hay “Gretchen am Spinnrade” D.118 (dựa theo thơ của Goethe). Một năm sau, 145 lied và 4 vở opera khác ra đời, những con số thật ấn tượng. Có cảm giác không phải Schubert sáng tác mà những bài hát tuôn trào dưới tay ông như một dòng thác.
 Schubert chuyển đến dạy học tại trường Laibach ở Slovenia vào năm 1816. Hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng được ông sáng tác vào thời gian này. Tiêu biểu có các lied “Erlkonig” (Chúa rừng), “Gesange des Harfners”, giao hưởng số 4 “Tragic” giọng Đô thứ D.417, giao hưởng số 5 giọng Si giáng trưởng D.485. Tháng 6 năm 1816, Schubert bắt tay vào viết bản cantata “Prometheus”.
 Một năm trước đó, trong một lần đến thăm Linz, Schubert gặp Franz von Schober - một chàng trai trẻ rất đáng mến và họ trở thành những người bạn thân nhất của nhau. Là con một gia đình khá giả, chính Schober là người giúp đỡ Schubert nhiệt tình nhất trong cuộc sống sau này. Nghe theo lời khuyên của Schober, Schubert đã rời bỏ nghề dạy học để thành một nhà soạn nhạc tự do, điều mà Schubert luôn khao khát. Năm 1817, trở lại Vienna thời gian đầu, Schubert sống tại nhà của Schober. Tại đây Schubert gặp Johann Michael Vogl, giọng nam trung nổi tiếng nhất Vienna thời bấy giờ. Sự cộng tác giữa họ đã tạo nên những buổi hoà nhạc rất ấn tượng thu hút được nhiều sự chú ý mà công chúng Vienna hồi đó gọi là Schubertiaden. Tuy nhiên điều này cũng không che giấu được thực tế là chàng trai 20 tuổi Franz Schubert vẫn rất khó khăn trong việc khẳng định vị trí của mình. Các nhà xuất bản chỉ trả cho Schubert những khoản nhuận bút rất thấp khi in ấn các tác phẩm của ông và Schubert vẫn phải ở nhờ nhà bạn.
 Với bản tính vui vẻ, thích giao thiệp Schubert kết giao được rất nhiều bạn bè và một người trong số đó Anselm Huttenbrenner đã giới thiệu ông đến làm việc tại lâu đài của công tước Esterhazy - nơi mà Haydn vĩ đại đã từng sống. Thời gian đầu tại đây Schubert còn cảm thấy hạnh phúc nhưng dần dần nỗi buồn xâm chiếm ông và trong vòng chưa đầy một năm ông đã trở về Vienna.
 Mùa hè năm 1819, một niềm vui nhỏ đến với Schubert. Trong chuyến lưu diễn cùng với Vogl tại Upper, Áo, các lied của ông được đón giới yêu âm nhạc nơi đây rất yêu thích trong đó nổi bật có lied “Die Forelle” (Cá hồi) và Ngũ tấu Piano giọng La trưởng D.667 còn có tên khác là Ngũ tấu “Cá hồi”. Năm 1820, Schubert hoàn thành Piano Sonata giọng La trưởng, D.664, tác phẩm thính phòng xuất sắc Tứ tấu đàn dây giọng Đô thứ Quartettsatz D.703, âm nhạc cho vở kịch Die Zauberharfe D.64 và vở opera Die Zwillingsbrüder D.647.
 Lúc này Schubert đã trở nên nổi tiếng nhưng sự nghèo khó vẫn không chịu buông tha ông. Các nhà xuất bản chỉ chịu trả cho Schubert những khoản tiền ít ỏi để in những tác phẩm của ông. Thường xuyên phải nhịn đói, đã có lần để đổi lấy một bữa ăn Schubert phải sáng tác một bài hát tặng ông chủ quán.
 Năm 1822 sự nghiệp âm nhạc của Schubert có một bước ngoặt vĩ đại. Ông sáng tác bản giao hưởng số 8 giọng Si thứ “Bỏ dở” D.759 nổi tiếng. Không hiểu vì lý do gì bản giao hưởng chỉ có 2 chương thay vì 4 chương như thông thường. Nếu như những tác phẩm được sáng tác trong thời gian đầu của Schubert còn mang hơi hướng của trường phái cổ điển Vienna thì đến bản giao hưởng này đã cho thấy một ngôn ngữ thể hiện hoàn toàn khác vượt qua những qui tắc khắt khe, chặt chẽ để đến với những sáng tạo, tìm tòi mới tạo lập nên một trường phái mới: Trường phái lãng mạn mà sau này đã lan rộng ra khắp châu Âu trong suốt thế kỷ XIX trong đó Franz Schubert chính là “người vĩ đại đầu tiên”. Tổng phổ tác phẩm này bị thất lạc trong hơn 60 năm kể từ ngày được Schubert viết chỉ được tìm thấy một cách tình cờ trong ngăn kéo tại nhà Anselm Huttenbrenner. Cùng trong năm 1822 này, Schubert hoàn thành bản Mass giọng La giáng trưởng D.678 và tác phẩm nổi tiếng Wanderer fantasy cho Piano D760 (sau này Liszt đã phối khí lại cho Piano và dàn nhạc). Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì bản nhạc này dựa trên lied “Der Wanderer” của Schubert.
 Toàn bộ các sáng tác của Schubert đều mang đậm màu sắc trữ tình, trữ tình đến mức nhiều nhà phê bình sau này không lý giải được và họ phải thốt lên: “chất trữ tình đầy đậm đà như mặt nước của con sông Rhein trôi êm đềm”. Phải chăng cuộc sống nghèo khổ lại là nguồn cảm hứng bất tận và âm nhạc là người bạn sẻ chia mọi nỗi buồn đau?
 Năm 1823, vở opera Rosamude, furstin von Cypern (Rosamude, hoàng tử đảo Cyprus) và tập bài hát đầu tiên Die Schöne Müllerin D. 795 (Con gái ông chủ cối xay xinh đẹp) dựa theo thơ của Wilhelm Müller ra đời. Các tác phẩm của Schubert luôn xuất hiện với số lượng đáng kinh ngạc cho thấy ông quả là một con người thật phi thường. Một năm sau, Schubert sáng tác 2 bản Tứ tấu đàn dây giọng La thứ và Rê thứ “Death and the maiden” (Thần chết và trinh nữ) cũng như Octet giọng Fa trưởng D.803. Trong lần trở lại nhà công tuớc Esterhazy để dạy học cho 2 con gái của công tước, ông viết “Divertissement a l'Hongroise” D.818 sau khi bị những giai điệu dân ca Hungary chinh phục. Thời gian này, đời sống của Schubert có khá hơn nhưng ông lại có những nỗi bực bội khác. Trong một bức thư cho bạn, Schubert viết: “Tôi cảm thấy rất mệt mỏi. Sự tự do của tôi đang bị đánh cắp. Tôi sẽ trở về và không bao giờ quay trở lại đây nữa”. Schubert là như vây, luôn coi trọng tự do và không để những việc đời thường làm ảnh hưởng đến công việc sáng tác của mình.
 Trong thời kỳ mà sự ổn định tạm thời về kinh tế xen lẫn với sự suy sụp về sức khoẻ, Schubert vẫn không ngừng sáng tác, âm nhạc đối với ông như một niềm an ủi. Từ năm 1825 đến 1826, hàng loạt các tác phẩm quan trọng ra đời như Piano Sonata giọng La thứ, Op. 42; giọng Rê trưởng, Op. 53 và bản giao hưởng cuối cùng của ông bản giao hưởng số 9 giọng Đô trưởng (the Great) D.944. Bản nhạc này cũng bị thất lạc như bản số 8 nhưng được Robert Schumann tìm thấy vào năm 1839 trong đống giấy tờ còn sót lại của Schubert. Mendelssohn đã lần đầu tiên chỉ huy bản giao hưởng này nhân dịp kỷ niệm mười năm ngày mất của Schubert.
 Năm 1827, Beethoven - người mà Schubert luôn kính phục trong suốt cuộc đời mất. Như dự báo được số phận của mình, Schubert lao vào sáng tác như để chạy đua với thời gian. Tập bài hát thứ 2 Winterreise D. 911 (Hành trình mùa đông) cũng dựa theo thơ của Müller ra đời và cùng với tập thứ nhất là những viên ngọc vô giá trong kho tàng thanh nhạc của nhân loại. Bốn Impromtu cho piano, D.899, Trio giọng Si giáng trưởng và Fantasia cho violin và piano, D934 ra đời trong thời gian này cũng là những tác phẩm ưu tú.
 Mười bốn lied trong tập liên khúc thứ 3 và cũng là tập cuối cùng Schwanengesang D.957 (Bài ca thiên nga) được Schubert viết vào năm 1828. Sáu bài trong số đó là dựa vào thơ của Heinrich Heine. Các tác phẩm cuối cùng của Schubert là 3 Piano Sonata cuối cùng cũng như Ngũ tấu cho dàn dây giọng Đô trưởng D.956 cho 2 violin, viola và 2 cello.
 Giữa lúc sức sáng tạo đang dồi dào nhất, sức khoẻ của Schubert ngày càng trở nên xấu hơn. Ông luôn phải vật lôn với căn bệnh thương hàn và do chữa bệnh bằng thuỷ ngân (cách chữa bệnh phổ thông thời đó) nên bệnh tình ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Schubert bị suy sụp hoàn toàn vào tháng 10 năm 1828 sau khi trở về Vienna từ Eisentadt, nơi ông đi thăm mộ của Haydn. Trong bức thư cuối cùng Schubert viết cho Schober ngày 12 tháng 11, ông đã thể hiện sự tuyệt vọng của mình: “Tôi đang ốm. Mười một ngày nay tôi hầu như không ăn uống được gì. Tôi đi không vững nữa”. Schubert qua đời ngày 19 tháng 11 năm 1828. Và thể theo nguyện vọng lúc cuối đời của ông, mộ của Schubert được đặt cạnh mộ của Beethoven tại nghĩa trang Walhring. Vào năm 1888, hai ngôi mộ này được chuyển đến nghĩa trang Zentralfriedhof bên cạnh Johann Strauss cha và Johannes Brahms.

http://assets1.classicfm.com/2013/26/schubert-memorial-vienna-1372944812-view-1.jpg
http://assets1.classicfm.com/2013/26/schubert-memorial-vienna-1372944812-view-1.jpg
 Chỉ sống một cuộc đời ngắn ngủi nhưng Schubert đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm thật đồ sộ. Chín bản giao hưởng (bản giao hưởng số 7 bị thất lạc), khoảng 10 vở opera, 15 tứ tấu đàn dây, 8 Mass, gần 20 piano sonata, 500 tiểu phẩm cho nhiều nhạc cụ và hơn 600 lied, những con số khổng lồ khiến chúng ta ngày nay vẫn chưa hết kinh ngạc. Thật tiếc nuối cho Schubert và cho tất cả những người yêu âm nhạc, ở độ tuổi 31, Bach và Haydn chưa có tác phẩm nổi tiếng còn Beethoven thì chỉ vừa mới hoàn thành bản giao hưởng số 1. Sự ngọt ngào trong đau khổ của Schubert đã thổi vào nền âm nhạc thế kỷ XIX những ngọn gió nhẹ trong lành, tươi mát mãi cho đến tận bây giờ...
Cobeo (nhaccodien.info) tổng hợp

View: 10994  -  Nguồn: nhaccodien.info  -  Cập nhật lần cuối: 09:09 18/10/2011  


 Nguồn   http://www.nhaccodien.vn



The Best of Franz Peter Schubert (31 January 1797 -- 19 November 1828)

In a short lifespan of less than 32 years, Schubert was a prolific composer, writing some 600 Lieder, ten complete or nearly complete symphonies, liturgical music, operas, incidental music and a large body of chamber and solo piano music. Appreciation of his music while he was alive was limited to a relatively small circle of admirers in Vienna, but interest in his work increased significantly in the decades immediately after his death. Felix Mendelssohn, Robert Schumann, Franz Liszt, Johannes Brahms and other 19th-century composers discovered and championed his works. Today, Schubert is ranked among the greatest composers of the early Romantic era and, as such, is one of the most frequently performed composers of the early nineteenth century.

1.Symphony No. 5 (Excerpt) 0:00
2.Ellens Gesang 3, Op. 52/6, D 839, "Ave Maria" 5:22
3.Impromptu In G Flat, D 899 10:12
4.German Dance No. 1 In C, D 90 15:38
5.String Quintet In C Major D. 956 - II. Adagio (Excerpt) 19:29
6.Symphony No. 9 In C Major Great D. 944 - III. Scherzo, Allegro vivace (Excerpt) 24:13
7.Standchen 28:09
8.Piano Quintet In A, Op. 114, D 667, "Trout" (Excerpt) 31:30
9.Moment Musical No. 3 In F Minor, Op. 94, D 780 34:36
10.Impromptus, Op. 90, D 899 - #4 In A Flat 36:21
11.Symphony No. 3 In D, D 200 - Allegretto 43:08
12.Menuet (From "3 Small Pieces") 47:43
13.Piano Sonata In A, D 664 (Excerpt) 50:22
14.Tantum Ergo In E Flat, D 962 54:45
15.Mass No. 6 In E-Flat Major D. 950 - III. Credo: Et in carnatus est 1:00:23
16.Symphony No. 8 In B Minor, D 759, "Unfinished" - 2. Andante Con Moto 1:06:16




























-------------------------------------------------------------------------------------------

Mục đích cuộc sống càng cao thì đời người càng giá trị.

Geothe

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Dave Koz - nghệ sĩ saxophone ấn tượng .


Dave Koz - nghệ sĩ saxophone ấn tượng .


DaveKoz.jpg

Dave Koz

Thông tin cơ bản

Tên khai sinh David S. Koz
Sinh 27 Tháng ba 1963
Gốc Encino, California , Mỹ
Thể loại jazz nhẹ
Nghề Nghiệp Nhạc sĩ, biên tập chương trình radio
Dụng cụ Saxophone, piano, trống, EWI
Năm hoạt động 1990-hiện tại
Labels Capitol Records (1990-2008), EMI , Rendezvous Entertainment , Concord Records (2009-nay)
Hợp tác với Bobby Caldwell
Website davekoz.com
Nguồn  http://en.wikipedia.org/wiki/Dave_Koz

Dave Koz (sinh ngày 27 tháng 3 năm 1963) là một nhạc sĩ jazz saxophone người Mỹ .



Cuộc sống ban đầu 

Dave Koz sinh ngày 27 tháng 3 năm 1963) ở Encino, California trong gia đình có cha mẹ là người Do Thái : Cha của ông tên là Norman, một bác sĩ da liễu và và mẹ là Audrey Koz, dược sĩ. Dave có một anh trai, Jeff, cũng là nhạc sĩ, và em gái, Roberta.  Mặc dù là người Do Thái, Koz vẫn thường trình diễn các ca khúc Giáng sinh và Hanukkah tại các buổi hòa nhạc của mình. Dave Koz là học sinh trường trung học  William Howard Taft tại Woodland Hills, Los Angeles, California và từng tham gia biểu diễn saxophone như một thành viên của ban nhạc jazz nhà trường . Sau đó, ông tốt nghiệp UCLA với bằng truyền thông đại chúng vào năm 1986, và chỉ vài tuần sau lễ tốt nghiệp, Dave Koz quyết định trở thành một nhạc sĩ chuyên nghiệp.


(Dave Koz at the Hampton Jazz Festival June 25, 2010. Daily Press photo by Rob Ostermaier)

Sự nghiệp biểu diễn 

Vài tuần sau khi có quyết định đó, Dave Koz được tuyển dụng là thành viên của nhóm lưu diễn  Bobby Caldwell  . Những năm cuối 1980, Koz tham gia như một nhạc sĩ không thường xuyên trong một số ban nhạc, lưu diễn với Jeff Lorber . Koz cũng là thành viên của ban nhạc Richard Marx và đi lưu diễn với Marx suốt cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990. Ông cũng chơi trong ban nhạc CBS , một thời gian ngắn trong Pat Sajak show  , với Tom Scott trong vai trò chỉ huy dàn nhạc.

Guest Artists Dave Koz and Tom Scott with Frost Concert Jazz Band ...

Năm 1990, Koz quyết định theo đuổi sự nghiệp biểu diễn solo, và bắt đầu thu âm cho Capitol Records . Những album của Dave Koz bao gồm Lucky Man , The Dance , và Saxophonic . Riêng album Saxophonic được đề cử cho cả giải Grammy và giải  NAACP Image . Năm 1994, Koz bắt đầu biên tập chương trình cung cấp thông tin phát thanh có tên là The Dave Koz Radio Show , chuyên nghiên cứu tính năng âm nhạc mới nhất và thực hiện các cuộc phỏng vấn những người trong thể loại này. Dave đồng tổ chức The Dave Koz Morning Show trên sóng phát thanh 94,7 The Wave , một hội điểm về thể loại nhạc jazz nhẹ  ở Los Angeles trong sáu năm.

Smooth Jazz Concert Reviews: Dave Koz and Friends Christmas Tour 2013 Modell Performing Arts Center at The Lyric in Baltimore

Sau đó Dave Koz quyết định rời khỏi chương trình vào tháng Giêng năm 2007 và vai trò chính sau này được  thay thế bởi Brian McKnight . Trong năm 2002, ông bắt đầu thành lập hãng thu âm, Rendezvous Entertainment , với Frank Cody và Hyman Katz.

Năm 2006, Koz vinh dự được chọn để tổ chức chương trình cung cấp thông tin cho " Mạng lưới mới các Kiến trúc sư truyền thông nhạc Smooth Jazz" . Chương trình này có trụ sở tại Los Angeles, được phát sóng trên nhiều đài  Smooth Jazz khác trên cả nước Mỹ . Koz và Ramsey Lewis là hai cá nhân duy nhất đứng ra tổ chức hai chương trình Smooth Jazz chuyên cung cấp thông tin nghệ thuật khác nhau trong tuần.

Koz cũng đã thúc đẩy việc tổ chức hàng năm các buổi lưu diễn Dave Koz & Friends Jazz trên các tour Du lịch trên biển từ năm 2005. ( Xem  http://www.davekozcruise.com/ )



Dave Koz cũng đồng thời là chủ biên của một loạt phim truyền hình 30 phút mỗi tuần có tên Tần số ( Frequency)  cho chương trình Fast Focus . Ông cũng tham gia phỏng vấn các nhạc sĩ trong chương trình như Earth, Wind & Fire , Jonathan Butler , và Kelly Sweet . Vào cuối mỗi cuộc phỏng vấn, Koz cùng biểu diễn với các nhạc sĩ, thêm một số ngẫu đoạn saxophone của mình vào những bài hát hit của họ.

Koz cũng là chỉ huy dàn nhạc trong  The Emeril Lagasse Show . Ban nhạc gây tiếng vang lớn là  Dave Koz & The Kozmos , gồm Jeff Golub (guitar), Philippe Saisse (keyboard), Conrad Korsch (guitar bass), và Skoota Warner (trống).

Trong những buổi trình diễn Dave Koz thường sử dụng cây saxo alto bạc Yamaha (YAS-62S) với Beechler kim loại số 7, một cây Soprano saxo bạc thẳng Yamaha (YSS-62S) hoặc cây Conn soprano saxo cong cổ điển , và một cây  Tenor saxo Selmer Mark 6 . Đối với sáo , ông thường sử dụng cây Rico Plasticover số 3 .

Với những đóng góp to lớn trong lĩnh vực âm nhạc , đặc biệt là Jazz Smooth , ngày 22 tháng 9 năm 2009, Dave Koz nhận được một ngôi sao ghi danh trên Đại lộ Danh vọng Hollywood .

Tháng 10 năm 2010, Dave Koz thực hiện "Start All Over Again" trong "Desperate Housewives" season 7 episode " Let Me Entertain You ", cùng với ca sĩ Dana Glover . Trong tháng 7 năm 2012, ông lại xuất hiện trong "The Eric André Show"  , season 1 episode 7, và ngồi ở nhà với ban nhạc

Tháng 12 năm 2014, ông mở Spaghettini & Dave Koz  Lounge, là một nhà hàng và địa điểm tổ chức nhạc sống tại 184 North Canon Drive , Beverly Hills, California với các đối tác kinh doanh là Cary Hardwick và Laurie Sisneros .


Cuộc sống cá nhân 

Trong tháng 4 năm 2004 khi tham gia cuộc phỏng vấn của The Advocate , Dave Koz công khai ông là người đồng tính.




Dưới đây là vài tác phẩm nổi tiếng được Dave Koz tham gia biểu diễn .









Nguồn

http://en.wikipedia.org/wiki/Dave_Koz
http://weblogs.dailypress.com/entertainment/music/pop/blog/2010/06/looking_back_at_the_hampton_ja.html
http://www.miami.edu/frost/index.php/studio_music_and_jazz
http://davekoz.com/tag/jonathan-butler/




Trần hồng Cơ 
Tham khảo - trích dịch
14/04/2015


 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Mục đích cuộc sống càng cao thì đời người càng giá trị. 

 Geothe


Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

Jadranka Jovanović - Nữ danh ca Mezzo - Soprano .


Jadranka Jovanović - Nữ danh ca  Mezzo - Soprano .


Jadranka Jovanović là một nữ diễn viên chính trong nghệ thuật Opera tại Nhà hát Quốc gia ở Belgrade, Serbia.  Sinh ngày 8 tháng 1 năm 1958 tại Belgrade ( Nam tư cũ - nay thuộc Serbia ) , Jadranka Jovanović  là một trong những nghệ sĩ âm nhạc cổ điển nổi tiếng nhất với một sự nghiệp biểu diễn được thế giới ngưỡng mộ . Theo Wikipedia -



Từ rất nhiều năm nay Jadranka Jovanović đã là một từ đồng nghĩa với nghệ thuật thanh nhạc ở Serbia - Montenegro và theo nhà phê bình của Messaggero Veneto ở Trieste ... cô ấy có đầy đủ mọi thứ mà một Primadonna ( vai nữ chính trong nhạc kịch Opera ) chính thống nên có ...
Sinh ra ở Belgrade (Serbia). Tại thị trấn - bản địa này , cô đã tốt nghiệp - cử nhân nghệ thuật ngành nhạc lý  và đơn ca ,  sau đó cô tiếp tục bảo vệ thành công luận án Thạc sĩ nghệ thuật đơn ca . Jadranka Jovanović đã ra mắt khán giả với vai Rosina trong vở nhạc kịch Rossini`s Il Barbiere di Seviglia tại Nhà hát Quốc gia Belgrade, đây đã từng là nơi biểu diễn của tất cả các vai chính trong nghệ thuật mezzo-soprano .
Sự nghiệp quốc tế của Jadranka Jovanović bắt đầu tại Teatro Alla Scala ở Milan, nơi cô xuất hiện trong vai Carmen và Andrea Chenier, do Claudio Abbado và Riccardo Chailly dàn dựng . Tại Scala cô cũng xuất hiện trong vai trò hàng đầu trong buổi công diễn vở nhạc kịch Orfeo do Luigi Rossi chỉ đạo .





Jadranka Jovanović chủ yếu biểu diễn tại các nhà hát opera Ý, nhà hát thính phòng và các lễ hội như :
- Âm nhạc Tháng Năm ở Florence: The Gambler (Sergey Prokofiev) .
- Liên hoan Donizetti tại Bergamo: Fausta và The Diluge .
- Ở Parma: Falstaff ( A.Salieri) .
- Liên hoan Rossini tại Pesaro: Moses ở Ai Cập .
- Cagliari: La Forza del Destino, ( G. Verdi) .
- Festival Opera tại Trieste: Nữ bá tước Maritza (E.Kalman) và vở Chú ngựa trắng bé nhỏ  ( Benachky) , - Hari Janos - vở opera của Z. Kodally, và Hoa hậu Juliette của Bibalo.
-Tại Rome (Nhà hát Argentino) và Milan (Nhà hát Carcano), cô xuất hiện với Hosé Carreras trong khúc fantasia dựa trên vở Carmen .
- Tại Nhà hát Massimo Bellini ở Catania trong hai vở opera: Il Capello di Paglia di Firenze (thực hiện bởi M. Arena) và Nữ bá tước Czardas .
- Tại Palermo - vở Rigoletto.




Jadranka Jovanović cũng đã từng biểu diễn nhiều vở opera khác nhau ở các nước khác như
- Abigaille, (Nabucco) tại Liên hoan Enesco Georges ở Bucharest (Romania);
- Ở Hungary, (Gala Concert ở tại Budapest Opera);
- Adalgisa trong Norma ở Bulgaria (Sofia);
- Ở Pháp (Gala Concert và Rigoletto ở Toulon, và Falstaff (A.Salieri) ở Bordeaux);
- Ở Tiệp Khắc (Prague); Hy Lạp (Athens), vv Cô cũng tham gia vào Gala Concert tại Monterey dành riêng cho G. Rossini, và ở Mexico City với vai Rosina trong Il Barbiere di Siviglia.

-Tại Tây Ban Nha, J. Jovanović xuất hiện tại Nhà hát Liceo , Barceona trong vở Adriana Lecouvreur với Mirella Freni và Placido Domingo, và Roberto Devereux (Donizetti), được thực hiện bởi Richard Bonynge.
-Tại Lisbon ( Bồ Đào Nha ) cô hát Elena trong vở Mephistopheles (A. Boito) và Mass in C-minor của WA Mozart.
- J. Jovanović đạt được thành công rất nổi bật tại Palm Beach Opera (Mỹ), nơi cô nhận vai chính trong vở Cinderella andL 'Italiana in Algeri, cũng như Eboli trong Don Carlo.






















 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Người có học biết mình ngu dốt. The learned man knows that he is ignorant.

 Victor Hugo.


Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

NHỮNG BÀI HÁT GIÁNG SINH PHỔ BIẾN NHẤT .


NHỮNG BÀI HÁT GIÁNG SINH PHỔ BIẾN NHẤT .




1. " When A Child is Born" Sarah Brightman



A ray of hope flickers in the sky
A tiny star lights up way up high
All across the land dawns a brand new morn
This comes to pass when a child is born

A silent wish sails the seven seas
The winds of change whisper in the trees
And the walls of doubt crumble tossed and torn
This comes to pass, when a child is born

A rosy hue settles all around
You got the feel, you're on solid ground
For a spell or two no one seems forlorn
This comes to pass, when a child is born

[Spoken:]
And all of this happens, because the world is waiting.
Waiting for one child; Black-white-yellow, no one knows...
But a child that will grow up and turn tears to laughter,
Hate to love, war to peace and everyone to everyone's neighbor,
And misery and suffering will be words to be forgotten forever.

It's all a dream and illusion now,
It must come true sometime soon somehow,
All across the land dawns a brand new morn,
This comes to pass when a child is born.






2. "The Christmas Waltz" - The Carpenters (1978)

The Carpenters - Christmas Portrait - Courtesy A&M Records
Sáng tác Sammy Cahn và Jule Styne, "Christmas Waltz" đã được thu âm lần đầu với tiếng hát của Frank Sinatra vào thập niên 1960's , sau đó là phiên bản phổ biến nhất của ban nhạc Carpenters năm 1978.

FRANK SINATRA
"The Christmas Waltz"
(S. Cahn, J. Styne)

[Recorded August 12, 1968, Hollywood]
Frosted window panes, candles gleaming inside
Painted candy canes on the tree
Santa's on his way, he's filled his sleigh with things
Things for you and for me
It's that time of year when the world falls in love
Ev'ry song you hear seems to say "Merry Christmas,
"May your New Year dreams come true"
And this song of mine in three-quarter time
Wishes you and yours the same thing, too
[instrumental-first verse]
(It's that time of year when the world falls in love)
(Ev'ry song you hear seems to say)
"Merry Christmas, may your New Year dreams come true"
And this song of mine in three-quarter time
Wishes you and yours the same thing, too



3. All I Want For Christmas Is My Two Front Teeth

Every body stops
And stares at me
These two teeth are
Gone as you can see
I don't know just who
To blame for this catastrophe!
But my one wish on Christmas Eve
Is as plain as it can be!

All I want for Christmas
Is my two front teeth,
My two front teeth,
See my two front teeth!

Gee, if I could only
Have my two front teeth,
Then I could with you
"Merry Christmas."
It seems so long since I could say,
"Sister Susie sitting on a thistle!"

Gosh oh gee, how happy I'd be,
If I could only whistle (thhhh)

All I want for Christmas
Is my two front teeth,
My two front teeth,
See my two front teeth.
Gee, if I could only
Have my two front teeth,
Then I could wish you
"Merry Christmas!"



4. "The Christmas Song" - Nat King Cole (1961)

Singer Nat 'King' Cole and his daughter Natalie Cole pose for a portrait session in front of a Christmas tree in circa 1955 - Michael Ochs Archives/Getty Images

Đồng sáng tác bởi ca sĩ Mel Tormé, "The Christmas Song" đã trở thành một trong những màn trình diễn khẳng định sự nghiệp của Nat King Cole. Ông đã ghi lại những bài hát ít nhất 3 lần trong đó bản ghi âm 1961 thường được coi là tốt nhất. Đôi khi bài hát được gọi là "Chestnuts Roasting on an Open Fire-hạt dẻ rang trên lửa" trích từ dòng đầu tiên của bài hát.

"The Christmas Song (Chestnuts Roasting On An Open Fire)"
(Mel Torme, 1946)

Chestnuts roasting on an open fire
Jack Frost nipping at your nose
Yule-tide carols being sung by a choir
And folks dressed up like Eskimos.

Everybody knows a turkey
And some mistletoe
Help to make the season bright
Tiny tots with their eyes all aglow
Will find it hard to sleep tonight.

They know that Santa's on his way
He's loaded lots of toys
And goodies on his sleigh
And every mother's child is gonna spy
To see if reindeer
Really know how to fly.

And so I'm offering this simple phrase
To kids from one to ninety-two
Although it's been said
Many times, many ways
Merry Christmas to you.



5. "Have Yourself A Merry Little Christmas" - Judy Garland (1944)

Meet Me in St. Louis - Courtesy MGM

Bài hát này đã được giới thiệu bởi Judy Garland thể hiện trong một phân cảnh rất cảm động của bộ phim ca nhạc năm 1944 tựa đề Meet Me In St. Louis. Các nhà làm phim khi ấy đã phàn nàn rằng phiên bản đầu tiên của lời bài hát của bài hát có giai điệu trầm buồn và viết lại phiên bản thứ hai sau đó bài hát trở thành phổ biến nhất.

FRANK SINATRA
"Have Yourself A Merry Little Christmas"
(H. Martin, R. Plane)

[Recorded October 13, 1963, Los Angeles]

Have yourself a merry little Christmas
Let your heart be light
Next year all our troubles will be
out of sight
Have yourself a merry little Christmas
Make the yule-tide gay
Next year all our troubles will be
miles away
Once again as in olden days
Happy golden days of yore
Faithful friends who are dear to us
Will be near to us once more
Someday soon, we all will be together
If the Fates allow
Until then, we'll have to muddle through somehow
So have yourself a merry little Christmas now.



6. "Happy Xmas (War Is Over)" - John Lennon (1971)

 - Courtesy Apple Records

Một trong những giấc mơ của thành viên ban nhạc The Beatles - John Lennon - trong ngành công nghiệp âm nhạc là tạo ra một bài hát Giáng sinh cổ điển. Chắc chắn, ông đã thành công với bài hát "Happy Xmas (War Is Over)" một nhạc phẩm đồng thời là một bài hát lễ và lời cầu xin cho hòa bình thế giới.

JOHN LENNON
"Happy Xmas (War Is Over)"
(Yoko Ono & John Lennon)

(Happy Xmas Kyoko
Happy Xmas Julian)
So this is Xmas
And what have you done
Another year over
And a new one just begun
And so this is Xmas
I hope you have fun
The near and the dear one
The old and the young
A very Merry Xmas
And a happy New Year
Let's hope it's a good one
Without any fear
And so this is Xmas (war is over)
For weak and for strong (if you want it)
For rich and the poor ones (war is over)
The world is so wrong (if you want it)
And so happy Xmas (war is over)
For black and for white (if you want it)
For yellow and red ones (war is over)
Let's stop all the fight (now)
A very Merry Xmas
And a happy New Year
Let's hope it's a good one
Without any fear
And so this is Xmas (war is over)
And what have we done (if you want it)
Another year over (war is over)
A new one just begun (if you want it)
And so happy Xmas (war is over)
We hope you have fun (if you want it)
The near and the dear one (war is over)
The old and the young (now)
A very Merry Xmas
And a happy New Year
Let's hope it's a good one
Without any fear
War is over, if you want it
War is over now
Happy Xmas






7 . "O Holy Night" - Celine Dion (1998)

Celine Dion - These Are Special Times - Courtesy Columbia

"O Holy Night", được sáng tác năm 1847, đã trở thành một thánh ca được yêu thích nhất cho buổi biểu diễn solo của các danh ca . Celine Dion áp dụng các kỹ thuật thanh nhạc khi trình bày ca khúc kinh điển này trong Tuyển tập  These Are Special Times 1998 .

CELINE DION
"O Holy Night"

O Holy night, the stars are brightly shining
It is the night of our dear Savior's birth
Long lay the world in sin and error pining
Til He appeared and the soul felt it's worth
A thrill of hope the weary world rejoyces
For yonder breaks a new and glorious morn
Fall on your knees
O hear the angel voices
O night divine!
O night when Christ was born
O night divine!
O night, O night divine!
And in His Name, all oppression shall cease
Sweet hymns of joy in grateful chorus raise we
Let all within us praise his holy name
Christ is the Lord!
Their name forever praise we
Noel, Noel
O night, O night Divine
Noel, Noel
O night, O night Divine
Noel, Noel
O night, O holy Divine





8. "Santa Claus Is Coming To Town" 





Nhạc phẩm "Santa Claus Is Coming To Town" được viết vào năm 1934 và lần đầu tiên thực hiện trong các chương trình Eddie Cantor trên đài phát thanh , ngay lập tức trở nên nổi tiếng . Rất nhiều danh ca đã trình bày và ghi âm bài hát này trong đó có Frank Sinatra








You better watch out, you better not cry
You better not pout, I'm telling you why
Santa Claus is comin' to town
Santa Claus is comin' to town
Santa Claus is comin' to town
Santa Claus is comin' to town
He's making a list and checking it twice
Gonna find out who's naughty and nice
Santa Claus is comin' to town
Santa Claus is comin' to town
Santa Claus is comin' to town
Santa Claus is comin' to town
He sees you when you're sleeping
He knows when you're awake
He knows if you've been bad or good
So be good for goodness sake
[Chorus]
He sees you when you're sleeping
He knows when you're awake
He knows if you've been bad or good
So be good for goodness sake
[Chorus]





9.  "All I Want for Christmas Is You" - Mariah Carey (1994)Mariah Carey - Merry Christmas - Courtesy Sony
"All I Want for Christmas Is You" đã được  Mariah Carey giới thiệu trên album  hit 1994 Merry Christmas . Trong thập kỷ qua ca khúc này đã nhanh chóng trở thành một phiên bản tiêu chuẩn đương đại trong kỳ lễ Giáng Sinh , album này đã được bán hơn 4 triệu bản trên toàn thế giới.






10.  "Jingle Bells" - Diana Krall (2005)
Diana Krall - Christmas Songs - Courtesy Verve
Nhạc phẩm "Jingle Bells" lần đầu tiên có bản quyền dưới tiêu đề "One Horse Open Sleigh" vào năm 1857. Bài hát đã trở thành một trong những tác phẩm phổ biến nhất trên toàn thế giới vào Lễ Giáng sinh . Ca sĩ nhạc jazz Diana Krall đã trình bày "Jingle Bells"  trong album Christmas Songs năm 2005 .





11.  "Joy to the World" - Michael Bolton (1997)
Phiên bản cổ của bản nhạc "Joy to the World" do Isaac Watts viết , tác giả nền nhạc là Georg F. Handel . Michael Bolton đã trình bày tác phẩm này buổi hòa nhạc Lễ Giáng Sinh  Placido Domingo's 1997  tại Vienna ( Áo ) .


MICHAEL BOLTON
"Joy To The World"

Joy to the world! The Lord has come
Let earth receive her king
Let every heart, prepare Him room
And Heaven and nature sing
And Heaven and nature sing
And Heaven, and Heaven and nature sing
Joy to the world! The Saviour reigns
Let men their songs employ
While fields and floods, rocks, hills and plains
Repeat the sounding joy
Repeat the sounding joy
Repeat, repeat the sounding joy
Repeat, repeat the sounding joy
He rules the world
With truth and grace
And makes the nations prove
The glories of His righteousness
And wonders of His love
And wonders of His love
And wonders and wonders
Of His love

12 .  "Mary's Boy Child " - Boney M (1978)
Boney M - Christmas Album - Courtesy Atlantic

Ca khúc Giáng sinh kinh điển này đã được Harry Belafonte ghi âm đầu tiên vào năm 1956. Tuy nhiên, phiên bản này của nhóm nhạc disco-pop Boney M đã đứng đầu các bảng xếp hạng single pop Anh quốc vào năm 1978.

BONEY M
"Mary's Boy Child/Oh My Lord"

Mary's boy child Jesus Christ, was born on Christmas Day.
And man will live for evermore, because of Christmas Day.
Long time ago in Bethlehem, so the Holy Bible said,
Mary's boy child Jesus Christ, was born on Christmas Day.
Hark, now hear the angels sing, a king was born today,
And man will live for evermore, because of Christmas Day.
Mary's boy child Jesus Christ, was born on Christmas Day.
While shepherds watch their flocks by night,
they see a bright new shining star,
they hear a choir sing a song, the music seemed to come from afar.
Hark, now hear the angels sing, a king was born today,
And man will live for evermore, because of Christmas Day.
For a moment the world was aglow, all the bells rang out
there were tears of joy and laughter, people shouted
"let everyone know, there is hope for all to find peace".
Now Joseph and his wife, Mary, came to Bethlehem that night,
they found no place to bear her child, not a single room was in sight.
And then they found a little nook in a stable all forlorn,
and in a manger cold and dark, Mary's little boy was born.
Hark, now hear the angels sing, a king was born today,
And man will live for evermore, because of Christmas Day.
Mary's boy child Jesus Christ, was born on Christmas Day.
Oh a moment still worth was a glow, all the bells rang out
there were tears of joy and laughter, people shouted
"let everyone know, there is hope for all to find peace".
--
Oh my Lord
You sent your son to save us
Oh my Lord
Your very self you gave us
Oh my Lord
That sin may not enslave us
And love may reign once more
Oh my Lord
when in the crib they found him
Oh my Lord
A golden halo crowned him
Oh my Lord
They gathered all around him
To see him and adore
(This day will live forever)
Oh my Lord (So praise the Lord)
They had become to doubt you
Oh my Lord (He is the truth forever)
What did they know about you
Oh my Lord (So praise the Lord)
But they were lost without you
They needed you so bad (His light is shining on us)
Oh my Lord (So praise the Lord)
with the child's adoration
Oh my lord (He is a personation)
There came great jubilation
Oh my Lord (So praise the Lord)
And full of admiration
They realized what they had (until the sun falls from the sky)
Oh my Lord (Oh praise the Lord)
You sent your son to save us
Oh my Lord (This day will live forever)
Your very self you gave us
Oh my Lord (So praise the Lord)
That sin may not enslave us
And love may reign once more





13.  "Feliz Navidad" - Jose Feliciano (1970)
Jose Feliciano - Jose Feliciano - Courtesy BMG

Guitarist và đồng thời là ca sĩ Jose Feliciano , người Puerto Rico viết và thu âm ca khúc Giáng sinh cổ điển này vào năm 1970. Bài hát này đã nhanh chóng trở thành một tác phẩm được yêu thích và nổi tiếng .

Feliz Navidad
Feliz Navidad
Feliz Navidad
Prospero Ano y Felicidad.

Feliz Navidad
Feliz Navidad
Feliz Navidad
Prospero Ano y Felicidad.

I wanna wish you a Merry Christmas
I wanna wish you a Merry Christmas
I wanna wish you a Merry Christmas
From the bottom of my heart.

[Repeats]
[Translation:]

Merry Christmas
Merry Christmas
Merry Christmas
Prosperous New Year and Happiness.




14.  "Silent Night" - Jackie Evancho (2010)
Jackie Evancho - O Holy Night - Courtesy Columbia

 "Silent Night" lần đầu tiên được sáng tác bằng tiếng Đức trong 1816. Bài hát này sau đó đã được dịch sang tiếng Anh và đều được cả hai phía Anh và Đức ca tụng trong ngày lễ Giáng sinh thế chiến I , trên thực tế đây là ca khúc Giáng Sinh chính mà tất cả chiến sĩ Đức và Anh đều biết . Ca sĩ opera Jackie Evancho đã trình bày bài hát này cùng các thánh ca cổ điển khác trong tuyển tập O Holy Night.

Silent night, holy night!
All is calm, All is bright
Round yon Virgin, Mother and Child
Holy Infant so Tender and mild,
Sleep in heavenly peace,
Sleep in heavenly peace.
Silent night, holy night!
Shepherds quake at the sight!
Glories stream from heaven afar;
Heavenly hosts sing Al-le-lu-ia!
Christ the Saviour is born!
Christ the Saviour is born!
Silent night, holy night!
Wondrous star, lend thy light!
With the angels let us sing
Alleluia to our King!
Christ the Saviour is here,
Jesus the Saviour is here!
Silent night, Holy night!
Son of God, love's pure light
Radiant beams from Thy holy face,
With the dawn of redeeming grace,
Jesus Lord at thy birth;
Jesus Lord at thy birth.




15. "O Little Town of Bethlehem" - Sarah McLachlan (2006)
Linh mục Episcopal Phillips Brooks đã được truyền cảm hứng để viết ra những lời trong bài hát "O Little Town of Bethlehem" khi ông đến thăm thị trấn lịch sử vào năm 1865. Ca sĩ-nhạc sĩ Sarah McLachlan cũng đã ghi âm ca khúc này trong album Wintersong năm 2006 .




"O Little Town Of Bethlehem" lyrics
(Phillips Brooks (1835-1893), 1868)

O little town of Bethlehem,
How still we see thee lie.
Above thy deep and dreamless sleep
The silent stars go by;
Yet in thy dark streets shineth
The everlasting Light;
The hopes and fears of all the years
Are met in thee tonight.

For Christ is born of Mary,
And, gathered all above
While mortals sleep, the angels keep
Their watch of wondering love.
O morning stars, together
Proclaim the holy birth.
And praises sing to God the King.
And peace to men on earth.

How silently, how silently
The wondrous gift is given!
So God imparts to human hearts
The blessings of His heaven.
No ear may hear His coming;
But in this world of sin,
Where meek souls will receive Him,
Still The dear Christ enters in.

Where children, pure and happy,
Pray to the Blessed Child;
Where misery cries out to thee,
Son of the Mother mild;
Where charity stands watching,
And faith holds wide the door,
The dark night wakes, the glory breaks,
And Christmas comes once more.

O Holy Child of Bethlehem,
Descend to us, we pray;
Cast out our sin and enter in;
Be born in us today!
We hear the Christmas angels
The great glad tidings tell;
O come to us, abide with us,
Our Lord Emmanuel!



Nguồn :
http://top40.about.com/od/holidaymusic/tp/Top-100-Christmas-Songs.htm
http://www.oldielyrics.com



 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Người có học biết mình ngu dốt. The learned man knows that he is ignorant.

 Victor Hugo.

*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran