Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Hiển thị các bài đăng có nhãn văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Bono – U2 và Âm Nhạc Cơ Đốc Hiện Đại .

Bono – U2 và Âm Nhạc Cơ Đốc Hiện Đại .

Bono at the 2009 Tribeca Film Festival.jpg

Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinh     Paul David Hewson
Nghệ danh     Bono, Bono Vox
Sinh     10 tháng 5, 1960 (56 tuổi)
Dublin, Ireland
Nguyên quán     Finglas, County Dublin, Ireland
Nghề nghiệp     Nhạc sĩ, ca sĩ, nhà đầu tư, doanh nhân, nhà hoạt động nhân đạo
Thể loại     Rock, post-punk, alternative rock
Nhạc cụ     Hát, guitar, harmonica
Năm hoạt động     1976–nay
Hợp tác với     U2, Passengers
Website     u2.com


Paul David Hewson (sinh ngày 10 tháng 5 năm 1960), được biết tới nhiều dưới nghệ danh Bono, là nhạc sĩ, ca sĩ, doanh nhân và nhà hoạt động xã hội người Ireland. Anh được biết tới rộng rãi là trưởng nhóm nhạc nổi tiếng tới từ Dublin, U2. Bono sinh ra và lớn lên ở Dublin, theo học tại trường Mount Temple Comprehensive School nơi sau đó anh gặp gỡ người vợ tương lai của mình, Alison Stewart, cùng các thành viên của U2. Bono là người viết tất cả phần ca từ cho ban nhạc, đôi khi sử dụng cả những nguồn tôn giáo, các chủ đề xã hội và chính trị. Trong những năm đầu của U2, ca từ của Bono còn mang nặng tính nổi loạn và tình cảm. Cùng với sự phát triển của ban nhạc, cách viết lời của anh cũng thay đổi theo hướng trải nghiệm cá nhân được chia sẻ cùng các thành viên khác.

Ngoài U2, Bono cũng cộng tác cùng rất nhiều nghệ sĩ khác, làm quản lý và quản lý cộng tác cho Elevation Partners và lập nên khách sạn The Clarence Hotel ở Dublin cùng The Edge. Anh cũng được nhắc tới nhiều khi tổ chức nhiều sự kiện nhân đạo cho châu Phi, trong đó có DATA, EDUN, ONE Campaign và Product Red. Anh cũng từng tổ chức rất nhiều chương trình từ thiện và nhiều trong số đó có ảnh hưởng lớn tới giới chính trị gia . Bono được đánh giá cao trong những hoạt động nhân đạo thực hiện cùng U2. Anh từng được trao tước Hiệp sĩ từ nữ hoàng Elizabeth II, và cùng Bill và Melinda Gates được vinh danh Nhân vật của năm của tạp chí Time vào năm 2005, bên cạnh vô số danh hiệu và đề cử khác. Ngày 17 tháng 7 năm 2013, BBC đưa tin Bono được trao Huân chương Nghệ thuật và Ngôn ngữ từ nước Pháp.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Bono



U2 là một ban nhạc rock đến từ Dublin, Ireland. Ban nhạc gồm có Bono (hát chính và vĩ cầm), The Edge (guitar, keyboard và hát chính), Adam Clayton (guitar bass) and Larry Mullen, Jr. (trống và bộ gõ).

U2 thành lập năm 1976 khi các thành viên còn ở tuổi vị thành niên với một kiến thức âm nhạc còn nhiều giới hạn. Giữa thập niên 1980, ban nhạc trở thành một ban nhạc quốc tế, được chú ý đến bởi những bản nhạc giàu âm hưởng của họ, bởi giọng hát sôi nổi của Bono  và những đoạn guitar của The Edge. Thành công của họ trong lưu diễn lớn hơn thành công của họ trong việc bán những bản thu âm cho đến tận album năm 1986 của họ, The Joshua Tree,đã tăng thêm tầm vóc của họ "từ người hùng đến siêu sao," theo lời nói của Rolling Stone. U2 đã phản ứng lại cuộc cách mạng của nhạc dance và alternative rock, và họ đã tạo nên sự trì trệ trong âm nhạc của mình bằng cách tái đầu tư vào họ với album năm 1991 Achtung Baby đi kèm với Zoo TV Tour. Những cuộc thí nghiệm tương tự cũng được tiếp diễn trong suốt thập niên 1990. Kể từ năm 2000, U2 đã theo một dòng nhạc truyền thống hơn và tiếp tục những ảnh hưởng từ những khám phá âm nhạc của họ.

U2 đã bán được hơn 140 triệu album trên toàn thế giới và đã giành được nhiều giải Grammy hơn bất kỳ ban nhạc nào khác. Năm 2005, ban nhạc được bầu vào Rock and Roll Hall of Fame trong năm đầu tiên mà họ đủ tư cách. Tạp chí Rolling Stone xếp U2 ở vị trí 22 trong danh sách 100 Nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Trong suốt sự nghiệp của họ, của ban nhạc cũng như của cá nhân, họ đã vận động cho nhân quyền và công bằng xã hội, bao gồm tham gia tổ chức Ân xá Quốc tế, chiến dịch ONE Campaign, và chiến dịch DATA của Bono (DATA là viết tắt của Debt, AIDS, Trade in Africa).



Mục lục

    1 Danh sách đĩa hát
    2 Giải thưởng
    3 Tham khảo
        3.1 Tham khảo chung
    4 Xem thêm
    5 Chú thích
    6 Liên kết ngoài

Danh sách đĩa hát

    Bài chi tiết: Danh sách đĩa nhạc của U2

Album phòng thu

    Boy (1980)
    October (1981)
    War (1983)
    The Unforgettable Fire (1984)
    The Joshua Tree (1987)
    Rattle and Hum (1988)
    Achtung Baby (1991)
    Zooropa (1993)
    Pop (1997)
    All That You Can't Leave Behind (2000)
    How to Dismantle an Atomic Bomb (2004)
    No Line on the Horizon (2009)

   

Album sưu tập và album trực tiếp

    Under a Blood Red Sky (1983)
    The Best of 1980–1990 (1998)
    The Best of 1990–2000 (2002)
    U218 Singles (2006)

Giải thưởng

    Bài chi tiết: Danh sách giải thưởng của U2

U2 nhận giải thưởng Grammy đầu tiên của mình với album The Joshua Tree vào năm 1988, và đã đạt được 22 giải kể từ đó, đã gắn U2 với Stevie Wonder là những nghệ sĩ đương thời đạt nhiều giải Grammy nhất. Giải thưởng của nhóm bao gồm Ban nhạc Rock hay nhất, Album của năm, Thu âm của năm, Bài hát của năm và Album Rock xuất sắc nhất. British Phonographic Industry đã tặng U2 7 giải BRIT Awards, năm trong số đó là giải Ban nhạc quốc tế xuất sắc nhất. Tại Ireland, U2 đã giành được 14 giải Meteor Awards kể từ lúc bắt đầu đạt giải vào năm 2001. Những giải thưởng khác bao gồm một giải AMA, bốn giải VMA, mười giải Q Awards, hai giải Juno Awards, ba giải NME Awards, và một giải Quả cầu vàng. Ban nhạc đã được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vào đầu năm 2005.
Tham khảo
Tham khảo chung

    Chatterton, Mark (2001). U2: The Complete Encyclopedia. Firefly Publishing. ISBN 0-946719-41-1
    Flanagan, Bill (1995). U2 at the End of the World. Delacorte Press. ISBN 0-385-31154-0
    Graham, Bill; van Oosten de Boer (2004). U2: The Complete Guide to their Music. London: Omnibus Press. ISBN 0-7119-9886-8.
    McCormick, Neil (ed), (2006). U2 by U2. HarperCollins Publishers. ISBN 0-00-719668-7
    de la Parra, Pimm Jal (2003). U2 Live: A Concert Documentary. Omnibus Press. ISBN 0-7119-9198-7
    Stokes, Niall (1996). Into The Heart: The Stories Behind Every U2 Song. Harper Collins Publishers. ISBN 0-7322-6036-1.
    Wall, Mick, (2005). Bono. Andre Deutsch Publishers. ISBN 0233001593 (Promotional edition published by Paperview UK in association with the Irish Independent)

https://vi.wikipedia.org/wiki/U2



Nguồn 
http://hoithanh.com/29293/bono-phe-binh-am-nhac-co-doc-hien-dai-trong-phim-ngan-moi-ra-mat.html








Bono – U2 Phê Bình Âm Nhạc Cơ Đốc Hiện Đại Thiếu Trung Thực


Lời phê bình thật lòng này được danh ca của nhóm nhạc U2, Bono đưa ra trong một cuộc trò chuyện với Eugence Peterson, mục sư, nhà thần học nổi tiếng với bản dịch Kinh Thánh “Message”. Đây là một phần ý kiến của Bono trong bộ phim ngắn do ông và Eugence Peterson hợp tác sản xuất nhằm thảo luận về thơ ca trong Kinh Thánh. Phim ngắn này đặc biệt tập trung vào sách Thi Thiên mà chính Bono mô tả là “trung thực một cách tàn nhẫn”.
Trong đoạn phim tài liệu “The Psalms”, ngôi sao này nói: “Tôi thường nghĩ, Chúa ôi, tại sao âm nhạc hội thánh không như vậy?”.
Đoạn phim ngắn nói về mối quan hệ của hai người sau khi Bono lần đầu tiên ca ngợi công việc của Peterson vào năm 2002. Hai người đã thảo luận về tình yêu mà họ dành cho Kinh Thánh. “Trong Thi Thiên, bạn sẽ thấy có những con người dễ tổn thương với Chúa theo một cách tốt. Họ mong manh và cởi mở”, Bono nói.
“Tôi thấy nhiều sự không trung thực trong nghệ thuật Cơ Đốc và tôi nghĩ đó là một điều xấu hổ”.
“Tôi mong muốn cuộc trò chuyện này có thể truyền cảm hứng cho mọi người viết những bài hát Phúc Âm tuyệt đẹp, viết bài hát về cuộc hôn nhân tồi tệ của họ, viết họ mệt mỏi như thế nào. Bởi vì đó là điều Chúa muốn từ bạn. Tôi nghi ngờ Cơ Đốc nhân vì sự thiếu thực tế này”.
Trong bộ phim ngắn này, Peterson cũng chia sẻ về những khó khăn khi ông dịch Thi Thiên.
“Nó không trôi chảy, không đẹp mắt nhưng trung thực. Tôi nghĩ chúng ta nên cố gắng trung thực, đó là điều rất rất khó trong văn hóa của chúng ta”.

Phim ngắn The Psalms của Bono và Eugence Peterson:


Bono & Eugene Peterson | THE PSALMS


This short film documents the friendship between Bono (of the band U2) and Eugene Peterson (author of contemporary-language Bible translation The Message) revolving around their common interest in the Psalms. Based on interviews conducted by Fuller Seminary faculty member David Taylor and produced in association with Fourth Line Films, the film highlights in particular a conversation on the Psalms that took place between Bono, Peterson, and Taylor at Peterson’s Montana home.

The film is featured exclusively through FULLER studio, a site offering resources—videos, podcasts, reflections, stories—for all who seek deeply formed spiritual lives. Explore these resources, on the Psalms and a myriad of other topics, at Fuller.edu/Studio.

© Fuller Theological Seminary / Fuller Studio

a Fourth Line Films production, in association with Fuller's Brehm Center Texas and W. David O. Taylor

Bono:
[Video message, 2002] Mr. Peterson, Eugene, my name is Bono. I'm the singer with the group U2 and wanted to video message you my thanks and our thanks from the band for this remarkable work you've done. There's been some great translations, very literary translations, but no translation that I've read that speaks to me in my own language, so I want to thank you for that. Take a rest now, won't you? Bye.

Eugene Peterson:
I’d never heard of Bono before. Then one of my students showed up in class with a copy of the Rolling Stones—Rolling Stones?—and in it there was an interview with Bono in which he talked about me and The Message. He used some slangy language about who I was, and I said, "Who's Bono?" They were dumbfounded I'd never heard of Bono, but that's not the circle I really travel in very much. That's how I first heard about him.

Then people started bringing me his music, and I listened to his music, and I thought, "I like this guy." After a while I started feeling quite pleased that he knew me.

[Interview at Point Loma Nazarene University, 2007:]
Dean Nelson:
Yes, but the rest of the story is that he invited you to come and hang with them for a while. You turned him down.

Eugene Peterson:
I was pushing a deadline on The Message. I was finishing up the Old Testament at the time, and I really couldn't do it.

Dean Nelson:
You may be the only person alive who would turn down the opportunity just to make a deadline. I mean, come on. It's Bono, for crying out loud!

Eugene Peterson:
Dean, he was Isaiah.

Dean Nelson:
Yeah.

Jan Peterson:
The Old Testament is a long, long book, much longer than the New Testament, and it did take a long time and a lot of devotion on both of our parts to have that happen.

Bono:
I have to say, in the last years, Eugene's writing has kept me as sane as this is, if you call it sane, which you probably won't. Run With the Horses, that's a powerful manual for me, and it includes a lot of incendiary ideas. I hadn't really thought of Jeremiah as a performance artist. Why do we need art? Why do we need the lyric poetry of the Psalms? Why do we need them? Because the only way we can approach God is if we're honest through metaphor, through symbol. Art becomes essential, not decorative. I learned about art, I learned about the Prophets, I learned about Jeremiah with that book, and that really changed me.

Eugene Peterson:
Then several years later...This was about 4 years ago, 4 or 5 years ago...Bono would like Jan and me to come to Dallas for a concert. We went to the concert. He was very sensitive to us. We were really well cared for, had really good seats. I'd never seen a mash pit before. That was my introduction to the mash pit. Is it a pit?

(Voice off camera):
It's a mosh pit.

Eugene Peterson:
Mosh pit. Okay. You can see how uneducated I am in this world.

We had a 3-hour lunch. We just had a lovely conversation. It was very personal, relational. He didn't put me on any kind of a pedestal, and I didn't him, so we were very natural with each other. Through that 3-hour conversation, I was just really taken by the simplicity of his life, of who he was, who he is. There was no pretension to him. At that point I just felt like he was a companion in the faith.

[About U2’s song “40,” based on Psalm 40:]
I think it's one of his best ones. He sings it a lot. I mean, he does this a lot. It's one of the songs that reaches into the hurt and disappointment and difficulty of being a human being. It acknowledges that in language that is immediately recognizable. There's something that reaches into the heart of a person and the stuff we all feel but many of us don't talk about.

Bono:
[Quoting from The Message’s translation of Psalm 40:]
I waited and waited and waited for God. At last he looked. Finally he listened. He lifted me out of the ditch. He pulled me from deep mud, stood me up on a solid rock to make sure that I wouldn't slip. He taught me how to sing the latest God-song...

--------------------------------------------------




;





Yahweh


Take these shoes
Click clacking down some dead end street
Take these shoes
And make them fit
Take this shirt
Polyester white trash made in nowhere
Take this shirt
And make it clean, clean
Take this soul
Stranded in some skin and bones
Take this soul
And make it sing

Yahweh, Yahweh
Always pain before a child is born
Yahweh, Yahweh
Still I'm waiting for the dawn

Take these hands
Teach them what to carry
Take these hands
Don't make a fist
Take this mouth
So quick to criticise
Take this mouth
Give it a kiss

Yahweh, Yahweh
Always pain before a child is born
Yahewh, Yahweh
Still I'm waiting for the dawn

Still waiting for the dawn, the sun is coming up
The sun is coming up on the ocean
This love is like a drop in the ocean
This love is like a drop in the ocean

Yahweh, Yahweh
Always pain before a child is born
Yahweh, tell me now
Why the dark before the dawn?

Take this city
A city should be shining on a hill
Take this city
If it be your will
What no man can own, no man can take
Take this heart
Take this heart
Take this heart
And make it break


Nguồn   http://www.u2.com/lyrics/176

--------------------------------------------------



40
I waited patiently for the Lord.
He inclined and heard my cry.
He brought me up out of the pit
Out of the miry clay.

I will sing, sing a new song.
I will sing, sing a new song.
How long to sing this song?
How long to sing this song?
How long, how long, how long
How long to sing this song?

You set my feet upon a rock
And made my footsteps firm.
Many will see, many will see and hear.

I will sing, sing a new song.
I will sing, sing a new song
I will sing, sing a new song.
I will sing, sing a new song
How long to sing this song?
How long to sing this song?
How long to sing this song?
How long to sing this song?

Nguồn  http://www.u2.com/discography/lyrics/lyric/song/2/




-------------------------------------------------------------------------------------------

-Bậc thềm tiến vào thánh đường của trí tuệ là biết sự ngu dốt của chính mình.

The doorstep to the temple of wisdom is a knowledge of our own ignorance.

Benjamin Franklin

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Toán học và văn hóa - Truy cập toàn cầu về mọi kiến thức .


 Toán học và văn hóa - Truy cập toàn cầu về mọi kiến thức .

Brewster Kahle sử dụng các container được chuyển đổi để lưu trữ sách Richmond, California


Brewster Kahle










 Những tiến bộ trong lĩnh vực máy tính và truyền thông có nghĩa là chúng ta có thể đạt được hiệu quả chi phí về lưu trữ tất cả sách vở, các cuộc ghi âm thanh, phim ảnh , phần mềm đóng gói, và bất kỳ các trang web nào từng được tạo ra, và cung cấp quyền truy cập vào các bộ sưu tập này thông qua Internet cho học sinh và mọi người trên toàn thế giới.  Bằng cách sử dụng chủ yếu các cơ sở hiện có và các nguồn tài trợ, chúng ta có thể xây dựng điều này cũng như bồi thường cho tác giả trong ngân sách thư viện trên toàn thế giới hiện nay. Nhưng bây giờ chúng ta có thể đạt những bước xa hơn mục tiêu ban đầu đó là  làm cho tất cả các tác phẩm xuất bản của nhân loại đều có thể được truy cập đến tất cả mọi người, bất kể họ đang ở đâu trên thế giới.

B. Kahle tại kho lưu trữ sách của Internet Archive .


Tuyên bố Thomas Jefferson cho rằng "Tất cả những gì cần thiết cho một sinh viên là được tham khảo ở thư viện" có thể là một sự phóng đại, nhưng việc tiếp cận thông tin là một thành phần quan trọng đối với nền giáo dục và một xã hội mở .

Liệu chúng ta sẽ cho phép mình để tái phát minh ra khái niệm của chúng ta về các thư viện mở và sử dụng các công nghệ mới hay không ? Điều này về cơ bản là một vấn đề xã hội và chính sách. Những vấn đề này được phản ánh trong các ưu tiên chi tiêu chính phủ của chúng ta , và theo pháp luật.

B. Kahle người sáng lập Internet Archive - ảnh nguồn : The guardian .com


Là người ủng hộ nhiệt tình cho việc truy cập Internet công cộng và cũng là một doanh nhân thành đạt, Brewster Kahle đã có ý định hướng sự nghiệp của mình vào một tiêu điểm : Truy cập toàn cầu về mọi kiến ​​thức. Khi còn là một sinh viên tại Viện Công nghệ Massachusetts, B. Kahle nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo. Chẳng bao lâu sau khi tốt nghiệp, ông đã lao vào công việc giúp đỡ thành lập công ty Thinking Machines, một hãng sản xuất siêu máy tính. Năm 1989,  Kahle tạo ra hệ thống xuất bản Internet đầu tiên là Wide Area Information Server (WAIS) và thành lập WAIS, Inc.



Sau đó Brewster Kahle tiếp tục thành lập Internet Archive, một trong những thư viện kỹ thuật số lớn nhất thế giới. Với đội ngũ nhân viên thư viện gần 150 người , và 100 thư viện , tổ chức hợp tác đang hoạt động để tạo ra một danh mục liệt kê trực tuyến của mỗi cuốn sách đã từng được tạo ra . Mặt khác , trong năm 1996  Kahle đồng sáng lập Alexa Internet, một dịch vụ thu thập dữ liệu về hành vi và mức độ duyệt web để phân tích trong tương lai, sau đó đã được bán cho Amazon.com vào năm 1999.

Server lưu trữ của Internet Archive .


Brewster Kahle nhận bằng Kỹ sư khoa học máy tính và kỹ thuật từ Viện Công nghệ Massachusetts. Ông và vợ ông, Mary Austin bắt đầu tổ chức Quỹ The Kahle / Austin , nhằm hỗ trợ Internet Archive cùng với các tổ chức phi lợi nhuận khác với mục tiêu tương tự. Ngoài ra,  Kahle cũng là người sáng lập Open Content Alliance, một nhóm các tổ chức đóng góp cho một văn khố lưu trữ thường trực giúp cho việc truy cập công cộng các văn bản số hóa.

Nguồn  :  https://www.msri.org/general_events/20845

Trần hồng Cơ
Ngày 22/08/15


------------------------------------------------------------------------------------------- 

Trên đời không gì vĩ đại bằng con người. Trong con người không gì vĩ đại bằng trí tuệ. 

 A.Hamillton

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Người yêu SAIGON .

 Người yêu SAIGON .


Những hoài niệm đẹp về một Sài Gòn xưa ấy

Chỉ có người yêu mới nhận ra nét đẹp xưa còn mãi trong kiến trúc, con đường, nếp sống…
Sài Gòn năng động và vun vút đi. Ít người có thời gian và chịu bỏ công sức để cảm nhận Sài Gòn một cách trọn vẹn từ quá khứ đến hiện tại, qua những thứ “ngày nào cũng thấy”.
Thời gian làm nhiều thứ bị lu mờ và biến mất, nhưng lại tăng thêm sự quyến rũ, giá trị lịch sử cho những công trình. Mang vẻ đẹp độc đáo, lộng lẫy một thời, các kiến trúc như nhà hát lớn thành phố, UBND thành phố, nhà thờ Đức Bà, bưu điện thành phố… vẫn đậm hơi thở của “hồn Sài Gòn”.

Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 1
Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 2 Nhà thờ Đức Bà được xây bằng những viên gạch làm tại Marseille (Pháp), để trần, không tô trát và mang màu đỏ đặc trưng

Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 3 Chợ Bến Thành – biểu tượng của Sài Gòn, có trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Cho đến nay, kiến trúc của chợ gần như vẫn nguyên vẹn 

Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 4 Bến đò Thủ Thiêm nay chỉ còn trong các bức hình và trí nhớ của những người dân khu vực xung quanh

Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 5 Bưu điện thành phố ngày xưa không đông khách du lịch mà nhộn nhịp người đến vì công việc 

Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 6 Khách sạn Intercontinental

Từng công trình cũng có câu chuyện của riêng mình với những biến cố thăng trầm theo sự phát triển của thành phố. Ví như tiệm cà phê – bánh ngọt Givral ở ngay góc đường Lê Lợi và phố Đồng Khởi.

Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 7 
Givral 

Sài Gòn, chẳng có lấy một cái hồ tự nhiên với liễu rủ, bóng cây tỏa mát. Nhưng Sài Gòn có hồ Con Rùa mang dáng vẻ hiện đại, hình khối hợp tuyệt vời với phong cách năng động của thành phố này. Bao năm qua nó vẫn hòa với nhịp thành phố, chẳng bị lệch tông chút nào.

Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 8 
Hồ Con Rùa với kiến trúc hòa hợp với phong cách của thành phố

Đường , vẫn những hàng cây thẳng tắp nhưng vắng vẻ và thoáng đãng hơn bây giờ. Có lẽ vì thế nên cho người ta có cái cảm giác người Sài Gòn trước hình như thơ hơn, mộng hơn.
 Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 9
Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 10
Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 11 Những con đường thoáng đãng, rộng rãi hơn của hiện tại vì lượng xe và người còn hạn chế

Sài Gòn ngày xưa cũng ngập tràn xe máy, xe đạp và ô tô. Tuy nhiên, những chiếc Mobylette, Vélosolex, Vespa, Lambretta, Honda… khiến cho Sài Gòn xưa mang nét đẹp cổ điển, thanh tao.

Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 12
Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 13
Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 14 
Sài Gòn xưa với các dòng xe thế này là niềm mơ ước của dân chơi xe bây giờ

Bên cạnh đó, xích lô, xe lam, xe buýt góp phần làm Sài Gòn xưa thêm gần Sài Gòn nay. Hẳn những người từng nghe tiếng nổ giòn tan của xe lam nhớ lắm cái mùi khói phả vào mặt khi vô tình đứng sau xe. Có khó chịu đấy, có nhăn mặt đấy nhưng nó lại là kỷ niệm khó phai.

 Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 15
Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 16 
 Xích lô, xe buýt khiến Sài Gòn xưa gần hơn với Sài Gòn nay

Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 17
Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 18 
Và xe lam với tiếng nổ giòn

Nói đến Sài Gòn dịp tết, người ta nghĩ ngay đến đường hoa Nguyễn Huệ. Theo lời kể, kênh đào Charner nối liền với sông Sài Gòn được người Pháp lấp đi, hình thành đại lộ Charner, sau đổi tên thành đường Nguyễn Huệ.
Mỗi dịp tết về, hoa từ khắp nơi theo những con thuyền về bến gần đó được tập kết trải dài trên con đường này, khiến nó thành nơi buôn bán sầm uất, nhộn nhịp người chơi hoa, du xuân và tham quan. Dù không mua bán như trước đây, nhưng đường Nguyễn Huệ cũng là một nét rất riêng được lưu giữ lại của thành phố.

 Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 19 
 Đường Nguyễn Huệ xưa nhộn nhịp bán mua và người vãn cảnh mỗi dịp tết

Không chỉ bây giờ mà trước đây, phim ảnh là một thú vui của nhiều tầng lớp người dân sống ở Sài Gòn. Do đó, các rạp cũng mọc lên như nấm với đủ dạng kiểu và giá thành khác nhau.
Thậm chí có rạp mang gu riêng, không chiếu phim Trung Quốc mà chỉ hướng đến quảng bá phim đạt giải lớn với những diễn viên tài tử nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Còn các rạp như Eden hay Rex giá vé cao, chỉ thích hợp cho “con nhà giàu” hay những người có điều kiện kinh tế dư giả.
Còn các rạp bình dân như Văn Cầm, Kinh Thành, Casino Đakao… thì “mềm” hơn, là điểm tới lui thường xuyên của học trò. Ngoài ra, còn vô số các rạp khác chứng kiến sự đổi thay một thời kỳ của điện ảnh như rạp Cầu Bông, Đại Nam, Cathay, Nguyễn Văn Hảo…
 
Bảng quảng cáo phim của rạp Eden, một trong những rạp chiếu bóng có thâm niên nhất ở Sài Gòn. Mặt trước bên đường Tự Do không có chỗ cho bảng quảng cáo lớn nên họ đặt ở mặt sau bên Nguyễn Huệ. Rạp Eden hoạt động từ thời Pháp thuộc cho đến tận năm 1975 

Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 21 Người Sài Gòn yêu điện ảnh từ xưa, các rạp chiếu bóng thời đó lúc nào cũng đông người đi xem

Trong chợ Sài Gòn, các gánh hàng rong, xe đẩy dường như vẫn thế bao năm qua, khiến đất này mang dư vị khó quên trong lòng người đến và dời đi. Vẫn những món hàng thường ngày, từ trái cây, đồ khô, đồ ăn… cảnh mua bán tấp nập nhưng gánh hàng rong, xe đẩy dường như nhẹ nhàng và thong dong hơn.
 Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 22
Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 23
Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 24
Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 25
Chợ và hàng rong là điều không thể thiếu khi nhắc đến Sài Gòn. Thậm chí, có những khu chợ mang danh tiếng của tính cách Sài Gòn như chợ Dân Sinh, chợ Bà Chiểu… 

Xe đẩy ngày xưa cũng bán những mặt hàng như bây giờ nhưng hình như mang dáng vẻ thong dong, nhẹ nhàng hơn

Sài Gòn luôn tận tình trong các dịch vụ đi kèm, tiệm hoa giao tận nơi này là một thí dụ

Cuộc sống của người Sài Gòn xưa cũng như Sài Gòn nay phóng khoáng và niềm nở

Sài Gòn xưa còn các cuộc thi nữ công gia chánh nhân ngày lễ như thêu, nấu ăn, viết văn…

Cảnh đánh cờ của các anh, các chú, các bác vẫn là điều quen thuộc của Sài Gòn

Sài Gòn khiến người ta phải nhớ mãi nó như câu hát tươi vui: “Một tình yêu mến ghi lời hát câu ca. Để lòng thương nhớ bao ngày vắng nơi xa. Sống mãi trong tôi bóng hôm nay sẽ không phai. Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!”
  
Tạ Ban
Ảnh: Sưu tầm từ Flick

 Nguồn  http://www.saigontrongtoi.com/nhung-hoai-niem-dep-ve-mot-sai-gon-xua-ay.html

Thứ Tư, ngày 23 tháng 7 năm 2014

Cầu Ba Cẳng của Sài Gòn xưa

“Ở vùng Quận 6 Chợ lớn cách đây mấy mươi năm có một cây cầu bằng sắt có hình dạng rất lạ có ba chân. Vì cầu chẳng có cái tên chính thức nào như cầu Bông, cầu Kiệu, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Tân Thuận... nên người dân lấy hình mã đặt tên, tức cầu Ba Cẳng” – trích lời nhà văn Trương Đạm Thủy.


Cầu Ba Cẳng ở Chợ Lớn, gần phía sau chợ Kim Biên nay không còn nữa. Cầu ở đầu đoạn rạch Bãi Sậy, nay lấp thành đường Bãi Sậy và Phạm Văn Khoẻ quận 6.
Cầu Ba cẳng nằm ở khúc rẽ phải ra kênh Tàu Hủ, hai chân nằm ở bến Bãi Sậy và bến Nguyễn Văn Thành và chân kia ở bến Vạn Tượng. Đoạn cuối rạch này vẫn chưa lấp, và cầu tồn tại đến năm 1990 thì bị sập.


Rạch Bãi Sậy hay kênh Hàng Bàng ngày này đã lấp đến 90% trở thành đường Bãi Sậy và đường Phạm Văn Khoẻ, Quận 6, chạy từ rạch Lò Gốm (phía bên trái) ngang qua chợ Bình Tây, tới chỗ cầu Ba Cẳng rẽ phải một đoạn ngắn chảy ra rạch Tàu Hủ.
Đây là con đường chính để đưa hàng hóa đến chợ và hàng hóa từ chợ sau đó lại tỏa đi khắp nơi khi vận tải đường bộ còn chưa phát triển trong nửa đầu thế kỷ 20. Ảnh. J.-C. Curtet.
Cầu Ba Cẳng (phía sau chợ Kim Biên, nối 2 bờ rạch Hàng Bàng).

Gần cầu Ba Cẳng, ở ngã ba rạch Bãi Sậy từ kênh Tàu Hủ và rạch chạy đến đường Kim Biên (tiếng Quảng Đông nghĩa là Cao Miên, vì trước đây gọi là đường Cao Miên hay rue de Cambodge) là đường Gò Công, đây là đường từ Chợ Lớn đi xuống Gò Công (cầu Ba Cẳng có bậc đi xuống đường Gò Công).
Trụ sở và xưởng sản xuất “xà bông Việt Nam” nổi tiếng của ông Trương Văn Bền trong những thập niên giữa thế kỷ 20 nằm ngay trên đường Kim Biên.


Ngày nay rạch bãi Sậy đã hầu như bị lấp hoàn toàn. Phía sau chợ Kim Biên vẫn còn một đoạn rạch rất ngắn khoảng 30m rộng 3m, trước đổ ra thẳng kênh Tàu Hủ. Cầu Palikao trở thành đường Ngô Nhân Tịnh.
Cầu Ba Cẳng đã sập, không còn và rạch phía sau chợ Kim Biên đã bị lấp. Cầu Palikao được người Pháp đặt tên theo một câu gần Bắc Kinh, gọi là Bát lí kiều (cầu tám dặm), nơi liên quân Anh-Pháp vào năm 1860 đánh với quân nhà Thanh.

Cầu Ba Cẳng bắc qua rạch Bãi Sậy, gần Chợ Bình Tây, và gần phía sau chợ Kim Biên (chợ Kim Biên chỉ mới có sau 1975, trước đó vị trí chợ là một công viên). Chân cầu bên phải là đường Gò Công ngày nay.

Đây là tấm hình hiếm hoi còn sót lại của cầu Ba Cẳng, một cây cầu chẳng có mấy quan trọng, nhưng nó đã trở thành một phần của lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn xưa, với cái tên nghe thật dân dã và cũng có lắm chuyện xưa liên quan đến nó, như chuyện "Dân chơi cầu Ba Cẳng" của nhà văn Trương Đạm Thủy...


Kênh Bonard, tức rạch Bãi Sậy, Chợ Lớn, cũng được gọi là kênh các lò gốm. Cái cẳng thứ 3 của Cầu 3 cẳng là hướng thẳng vào trục đường Trịnh Hoài Đức. Và đúng là rạch Lò Gốm và Bãi Sậy là 2 rạch khác nhau.
Nhiều rạch xưa nay đã bị lấp, nên trên các bản đồ Sài Gòn mới sau này không còn tìm thấy chúng. Trong phần chú thích tiếng Pháp có ghi rõ: "Đường nhà buôn (tức là đường Nguyễn Văn Thành). Kênh Bonard, cũng được gọi là kinh các lò gốm, là một huyết mạch thương mại chính của Chợ Lớn".



Đoạn cuối rạch Bãi Sậy gần Cầu Ba Cẳng, nhìn từ cầu Palikao. Cầu Palikao là cầu qua rạch Bãi Sậy trên đường Ngô Nhân Tịnh. Gần cầu Palikao và chợ Kim Biên hồi xưa có ngôi nhà lớn của một trong bốn người giàu nhất Sài Gòn, đó là ông Trần Hữu Định, cũng được gọi là Bá hộ Định, người được xếp thứ tư trong "Tứ đại Phú Gia Sài Gòn": Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định.
 
3 cẳng đều giống nhau nên khó phân biệt được cẳng nào với cẳng nào.

Cầu Ba Cẳng nhìn từ đường Trịnh Hoài Đức (là con đường chạy thẳng ở cuối rạch Bãi Sậy). Đi về phía phải của Cầu Ba Cẳng trong hình này vài chục mét là tới chợ Kim Biên ngày nay, còn về phía trái khoảng 200m là tới Đại lộ Đông Tây và kênh Tàu Hủ.
Hình này chụp khoảng đầu thập niên 1950, ngày nay cầu này không còn nữa. Cái cẳng trong hình này là cẳng đi xuống đường Yunnan, tức Vân Nam (sau 1955 là đường Vạn Tượng), còn hai cẳng kia thì bắc qua hai con đường hai bên rạch Bãi Sậy: bên trái xuống bến Bãi Sậy, bên phải xuống bến Nguyễn Văn Thành nơi đầu đường Cambodge (sau 1955 là đường Kim Biên).


Thứ Tư, ngày 20 tháng 8 năm 2014

NGÀY CHỦ NHẬT CỦA NGƯỜI SÀI GÒN

Danh Đức
La Pagode - Sài Gòn

Tôi thuộc thế hệ mà trong giấy khai sanh, trong mục nơi sinh còn ghi tên đường bằng tên Tây - rue Paul Blanchy. Nói theo nam ca sĩ George Micheal trong album "Song of the last century", tôi thuộc nửa sau thế kỷ trước.
Chẳng phải là hoài cổ gì, song, như người Pháp có câu nói:"Paris đã không được dựng nên chỉ trong một đêm". Sài Gòn 300 năm hơn này cũng thế. Sài Gòn như một đô thị thực sự, mới chĩ bắt đầu chưa được 150 năm, kể từ sau khi người Pháp đỗ bộ vào đây. Muốn hay không muốn, nếp sống đô thị của Sài Gòn này cũng xuất phát từ một khuôn mẫu mà các ông già xưa gọi là "cô-lô-nhền" (colonial), nay gọi là thuộc địa. Muốn hay không muốn, cái khuôn mẫu đó cũng đã tồn tại gần trăm năm, trước khi nhường chỗ cho một hình thái đô thị khác như đáng thấy ngày nay.
Sài Gòn khi đó vẫn còn chưa lớn rộng như bây giờ. Đường Nguyễn Văn Thoại (ngang khu chợ Tân Bình bây giờ) vẫn rậm lá rừng cao su. Thậm chí đọan từ Lăng Cha Cả đến ngã tư Bẩy Hiền, trên đường Hoàng Văn Thụ bây giờ, vẫn còn là khuôn viên của một trung tâm khảo cứu nông nghiệp.
Sài Gòn thời đó vẫn còn giữ nguyên khuôn mẫu của một thị trấn, bourg, và lối sống thị thành, bourgeois, trong ý nghĩa của những "đô thị" nguyên thủy và thị dân trước khi trở thành "tư sản". Một bourg ở Châu Âu quây quần quanh tâm điểm là mái nhà thờ. Bên cạnh đó là tòa thị chánh. Ở đó sẽ có một quảng trường, place, park. Chung quanh đó là cái quán rượu, hàng bánh mì, như là điểm hẹn của cả thị trấn. Người Pháp đã mang cái mô hình đó vào Sài Gòn này. Với nhà thở Đức Bà trên ngọn đồi cao nhất thành phố. Nhà Bưu Điện ở bên cạnh. Đổ dốc xuống là rue Catinat. Quẹo trái là tòa thị chánh, Hotel de Ville, hết dốc là Nhà Hát Lớn, Theatre municipal, quanh đó là quán xá,. Những Givral nổi tiếng với "Người Mỹ Thầm Lặng", La Pagode, Brodard là những điểm hẹn của các "ông Tây bà Đầm". Trong tiếng Pháp có một động từ rất dễ thương, động từ "s'endimancher" đến từ danh từ "dimanche" (ngày Chúa nhật), nghĩa là diện đẹp để đi nhà thờ vào ngày Chúa nhật.
Người Pháp ra đi, lớp thị dân giàu có thế chỗ. Sáng Chúa nhật, những chiếc Peugeot 203, rồi thì 403 cứ thế mà đậu chung quanh nhà thờ Đức Bà. Từng gia đình nắm tay nhau vô nhà thờ, rồi trở ra. Trước khi lên xe ra về, cả nhà quây quần trước hai kiosque bánh mì. Hai bên tòa nhà Bưu Điện xuất hiện hai kiosque chuyên ban bánh mì và bánh ngọt, bên trái là quán "Nguyễn Văn Ngải", bên phải là "quán Bưu Điện". Người sành điệu nme6 bánh mì Nguyễn Văn Ngãi hơn, nhất là bánh mì tôm (với sauce mayonaise), và bánh baba au rhum nồng nàn mùi rượu. Một ổ bánh mì tôm cho đứa con học hành khá nhất trong tuần, những đứa con còn lại, học kém hơn, thì chỉ được ổ bánh mì "paté" thôi. Một điểm tâm sáng thật "công bằng", trước khi cả nhà cùng quây quần bên mâm cơm thịnh soạn của ngày Chúa nhật. Hạnh phúc gia đình là như thế. Và ngay cả cái chất thị dân đích thực cũng là như thế, ngăn nắp trong cả sự trù phú.
Người thị dân Sài Gòn đích thực không hề có lối nhậu vác cả két "la de" (bia), cả thùng "Budweiser", cả chai rượu "Cognac" ra dằn trên bàn! (Cái kiểu uống trăm phần trăm, pha cả lít rượu và cả nón sắt đựng nước dừa "ô kê thau!" đó chỉ dành cho cánh lính trơn, thuộc "chỉ số bóp cò", sống nay chết mai). Họ không chỉ thưởng thức từng ngụm Cognac. Martell cổ lùn vào Sài Gòn vào năm 1965 thay cho Martell cổ cao, từng ngụm lade, mà còn thưởng thức cả việc được người phục vụ rót từng ly cho họ. Động từ "Nhậu", xin lỗi, không được dùng trong giới này. Người thị dân thực sự không tham "nhậu" bỏ bê gia đình, cho dù họ có là thương gia! Chính vì lẽ đó, những bữa cơm gia đình vẫn là tối thượng.
Sống như thế không có nghĩa là "Trưởng giả học làm sang". Trái lại! Tỉ như tui  ưa "gu" thuốc lá đen, tui hút "Bastos", anh ưa "gu" thuốc thơm, anh hút Pall Mall, Lucky Strike, tùy anh. Anh ta ưa "gu" thuốc lá the, anh ta hút "Salem", mặc anh ta. Không ai phải mặc cảm khi hút đúng "gu" của mình cả. Ông giáo sư, ông bác sĩ mà "ghiền" quá cũng hút "Bastos" như mọi người.
Người thị dân có "gia phả" biết thưởng thức tất cả trong sự thành thật với người, trung thực với chính "cái tôi" của mình, chứ không vong thân vì gói thuốc. Cũng như, nếu tui là công chức, nặng gánh gia đình, sáng sáng tui ra quán hủ tíu đầu đường, uống cà phê, ăn điểm tâm (bánh bao, xíu mại, há cảo...), đâu cần đợi đến ngày nay mới biết ăn cũng chừng ấy món mà phải tréo quai hàm đọc thành"dim sum"! Ngày xưa Tân Gia Ba (Singapore), Hồng Kông làm sao sánh nổi với Hòn Ngọc Viễn Đông này về sự thanh lịch.
Điều gì làm nên tính cách của thị dân? "Sự chịu chơi"? E rằng không phải. Mà là sự thanh lịch! Thật ra, sự thanh lịch đó mất dần từ đầu những năm 70, khi mà chiến cuộc khốc liệt đem lối sống "nhà binh" tràn đầy thành phố.

Tất cả rồi cũng qua đi. Hào hoa, món hàng xa xỉ trong thời chiến thì nay lại trở nên lỗi thời giữa nhịp sống công nghiệp gấp gáp thời bình. Thời nay, hiếm thấy còn một mẩy đấng mày râu mở cửa cho phụ nữ vào, biết kèo ghế cho phụ nữ ngồi. Bỗng dưng nhớ lại ca khúc từng đoạt giải Grammy "Where Have All The Cowboys Gone" của nữ ca sĩ Paula Cole. Ôi, đâu rồi những đấng trượng phu!


 Nguồn  http://vuisongmoingay.blogspot.com


Sài Gòn, một thế kỷ sau


Đầu thế kỷ 20 đàn ông Nam bộ không còn búi tóc củ hành nên nghề cắt tóc ra đời; giày dép bắt đầu phổ biến làm xuất hiện nghề sửa giày… Ngày nay trên vỉa hè vẫn còn ông thợ hớt tóc dạo, người thợ sửa giày lâu năm… Không còn hình ảnh lam lũ chân đất áo bà ba như xưa, nhưng trong mưu sinh người Sài Gòn ngày nay vẫn giữ những nét văn hóa cơ bản của đầu thế kỷ 20.

cattoc-157924-1371313004_500x0.jpg

Từ những năm 1910-1930, nam giới đã không còn búi tóc củ hành mà bắt đầu cắt tóc ngắn. Theo đó, nghề hớt tóc dạo đường phố ra đời. Đến nay, các tiệm cắt tóc, salon tóc đã chuyên nghiệp hơn, tích hợp nhiều dịch vụ tiện ích, nhưng thỉnh thoảng đâu đó trên vỉa hè đường phố Sài Gòn, dưới những bóng cây mát vẫn còn những người thợ cắt tóc bình dị, với những dụng cụ hành nghề rất đơn giản, nhỏ gọn.

taxi-929960-1371313008_500x0.jpg

Là phương tiện vận chuyển tiện lợi, taxi bắt đầu xuất hiện ở Sài Gòn – Chợ Lớn vào khoảng cuối những năm 40 và thịnh hành những năm 50 của thế kỷ 20. Trong ảnh là chiếc taxi năm 1970 (ảnh trên) và hiện nay (ảnh dưới).

bannuoc-957923-1371313016_500x0.jpg

Sài Gòn xưa có hàng nước, quán cóc bán trà đá, trà chanh…thì trên phố Sài thành hiện nay cũng phổ biến gánh hàng, bàn giải khát với đủ loại nước có ga, nước chanh, sâm lạnh, nước dừa…

buudien1-664510-1371313021_500x0.jpg

Nghề đưa thư ở Sài Gòn bắt đầu phát triển từ đầu thế kỷ 20, chủ yếu là bằng chân, do các đoàn người vận chuyển từ nơi này đến nơi khác, chỉ một số ít thư được vận chuyển bằng xe. Khi đó đất phương Nam còn nhiều rừng rậm thú dữ nên nghề đưa thư khá nguy hiểm. Ngày này nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, máy móc thiết bị hiện đại nên việc thông tin liên lạc đã nhanh chóng, tiện lợi hơn nhiều lần.

hutiu-486940-1371313027_500x0.jpg

Hình ảnh chiếc xe đẩy bán hủ tíu dạo gắn liền với văn hóa ẩm thực Sài Gòn hơn 100 năm nay. Những chiếc xe bán hủ tíu đến nay gần như vẫn còn giữ nguyên cách buôn bán lề đường, đặc biệt là là tiếng gõ “lách cách” đặc trưng. Ngày nay vẫn còn những tiệm bán hủ tíu trên 50 năm tuổi như các tiệm của người Hoa ở khu Chợ Lớn, trên đường Triệu Quang Phục (quận 5), đường Gia Phú (quận 6),…

hangrong-247511-1371313029_500x0.jpg

Gánh hàng rong đã có từ rất lâu đời, và trở thành một nét văn hóa đặc trưng rất Sài thành. Trải bao thăng trầm dâu bể của thời cuộc, gánh hàng rong ngày nay không khác xưa là mấy, vẫn đơn sơ quà vặt, bình dị những tiếng rao.

suagiay-413138-1371313030_500x0.jpg

Nghề sửa giày bắt đầu xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, cho đến nay đã trở thành một trong những nghề thủ công lâu đời nhất tại Sài Gòn. Sửa giày được xem là một nghề khá nhàn nhã, thu nhập không cao nhưng ổn định, bất cứ khi nào cũng có việc để làm. Ngày nay, nghề sửa giày ít nhiều đã bị mai một, nhưng vẫn có thể bắt gặp những người thợ già đang miệt mài đóng giày trên hè phố, nhất là ở các đường Lê Thánh Tôn, Hai Bà Trưng (quận 1)…
Theo VnExpress
Nguồn  http://www.saigontrongtoi.com/sai-gon-mot-the-ky-sau.html




-------------------------------------------------------------------------------------------

-Bậc thềm tiến vào thánh đường của trí tuệ là biết sự ngu dốt của chính mình.

The doorstep to the temple of wisdom is a knowledge of our own ignorance.

 Benjamin Franklin

*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran