Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Hiển thị các bài đăng có nhãn toán học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn toán học. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

CÂU CHUYỆN TOÁN HỌC - PHẦN 4 .

CÂU CHUYỆN TOÁN HỌC -

  PHẦN 4 .








1. Hình động mô phỏng các khái niệm toán học

ĐỊNH LÝ PYTHARORAS



CONICS

ELLIPSE
HYPERBOLA

PARABOLA



TAM GIÁC PASCAL

GÓC NGOÀI CỦA LỤC GIÁC ĐỀU

 SỐ PHI

SỐ PI



QUAN HỆ GIỮA HÀM SIN VÀ COS




Nguồn http://kenh14.vn/

2. Viễn vọng kính Không gian Hubble

Viễn vọng kính Không gian Hubble đã thay đổi cách nhìn của chúng ta về vũ trụ. Trong gấn một phần tư thế kỷ, kính viễn vọng này đã gửi về trái đất một số lượng khổng lồ dữ liệu và hình ảnh từ không gian.





25.04.2015

Cách nay đúng 25 năm Viễn vọng kính Hubble được phi thuyền con thoi Discovery đặt trong không gian, với nhiều thiết bị để tìm hiểu về vũ trụ.

Viễn vọng kính này đã chụp được những hình ảnh tuyệt vời về không gian, làm cho khoa thiên văn thay đổi vĩnh viễn.

Cuộc khảo sát của Hubble bao trùm gần như mọi biên cương của khoa thiên văn không gian sâu, kể cả sự nới rộng và tăng tốc của vũ trụ, sự hình thành của thiên hà ngay sau cú nổ lớn Big Bang, cùng với thành phần hoá học và tính chất có thể cư trú của những hành tinh bay trong quỹ đạo của những tinh tú.

Viễn vọng kính này vốn được dự trù chấm dứt hoạt động vào năm 2005, nhưng giờ đây vẫn tiếp tục hoạt động sau 5 phi vụ bảo trì và sửa chữa của phi thuyền con thoi, tổng cộng 32 cuộc đi bộ trong không gian và nhiều phi hành gia đã làm việc cho viễn vọng kính.

Website của Hubble cho biết năng lực khoa học của đài quan sát này giờ đây mạnh hơn lúc mới được đưa lên không gian, với những thiết bị được nâng cấp, các máy tính và những hệ thống kiểm soát hoạt động tốt cho tới ít nhất là cuối thập niên này.

Tại Hoa Kỳ, tài liệu giáo dục của Hubble được sử dụng bởi nửa triệu giáo viên và 6 triệu học sinh mỗi năm.

Nguồn VOA.


3. Kính viễn vọng Giant Magellan cho phép tìm hiểu nguồn gốc vũ trụ



Rosanne Skirble
13.02.2014

Kính viễn vọng lớn nhất và mạnh nhất trong lịch sử đang trong giai đoạn xây dựng tại Trường đại học Arizona. Khi kính viễn vọng Giant Magellan hoàn tất vào năm 2020, nó sẽ cho phép các nhà thiên văn tìm hiểu về nguồn gốc của vũ trụ.

Ông Patrick McCarthy tới dự hội nghị thường niên của Hội Thiên văn Hoa Kỳ ở Washington để quảng bá dự án Kính viễn vọng Giant Magellan mà ông dẫn đầu.

“Kính viễn vọng của chúng tôi có đường kính 25 mét và bao gồm bảy tấm gương phối hợp hoạt động để tạo thành một kính viễn vọng duy nhất. Mỗi tấm gương đó có đường kính 8,4 mét.”

Mặc dù vậy, Magellan có căn cứ trên mặt đất và thu thập ánh sáng được lọc qua khí quyển, nó sẽ cung cấp những hình ảnh có độ phân giải cao nhất chưa bao giờ được thấy để khám phá không gian sâu thẳm. Ông McCarthy nói rằng kính viễn vọng này được thiết kế để thăm dò bầu trời nhằm tìm lời giải đáp cho những câu hỏi căn bản.

“Chúng ta muốn biết tầm vóc và cấu trúc toàn thể của vũ trụ. Vũ trụ bao gồm những gì? Đâu là nơi ở của chúng ta trong vũ trụ? Có những hành tinh khác trong vũ trụ tôn tại sự sống hay không? Và toàn bộ số phận và tiến hóa của vũ trụ là gì? Như vậy chúng ta muốn biết ta ở đâu ? Và có ai khác ở với chúng ta trong vũ trụ hay không?”





Khả năng thu thập ánh sáng cực lớn của Magellan sẽ cho phép kính viễn vọng này dõi theo tuyến đường vũ trụ tiến hóa của chúng ta, từ khí và những hạt nguyên tố tới thế giới phong phú các thiên hà, các sao và các hành tinh chúng ta thấy ngày hôm nay.

“Và một khi ta nhìn thấy chúng, ta có thể bắt đầu xem xét tới các tầng khí quyển của chúng để xem có dấu hiệu nào về đời sống hay ít nhất những chỉ dấu sinh học như nước, oxy, hoặc có lẽ chlorophyll… Và rồi trên một tầm cỡ rất lớn, chúng ta có thể đo lường lịch sử mở rộng của vũ trụ và tìm cách hiểu sự tiến hóa kỳ diệu này và hỏi số phận của vũ trụ sẽ như thế nào sau một tỉ năm nữa?”

Mỗi tấm gương là sản phẩm của kỹ thuật cắt và sản xuất độc đáo. Trước hết, một khuôn đúc được chế tạo để có thể thích nghi và chứa đựng khoảng 20 tấn kính được nghiền nát.

“Ta đổ kính vào đó, ta nung kính trong một lò đầy sợi đèn. Ta nung nóng kính tới khoảng 2.000 độ. Khi kính bắt đầu chảy, ta quay lò nung. Ta quay lò cho tới lúc kính chảy thành dạng lỏng, số kính này giữ được dạng tự nhiên của một tấm gương hình parabol.”

Sau hai ngày quay, tấm gương được để cho nguội lại, mỗi ngày một độ trong bốn tháng, để tránh những ứng suất có thể gây ra các vết nứt.”

“Rồi sau bốn tháng đó, chúng tôi mở nắp phía trên để xem kết quả ra sao. Và chúng tôi đã làm như vậy trên tấm gương thứ ba, và nó rất đẹp!”




Nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm, để đánh bóng tấm gương thật kỹ, đúng mức với những dụng cụ mỗi ngày một tinh vi hơn.

Dự án trị giá một tỉ đô la này là sáng kiến kính viễn vọng do tư nhân dẫn dắt lớn nhất trong lịch sử, một sự hợp tác toàn cầu giữa các học viện hàn lâm và khoa học.

“Đây là 10 năm giải quyết những vấn đề khó khăn, suy nghĩ thận trọng, để chế tạo một thứ chưa bao giờ được thực hiện trước đó. Đó là lý do tại sao cần phải có một đội ngũ lớn, những người rất có tài, nhiều suy nghĩ và nhiều kế hoạch.”

Kính viễn vọng Giant Magellan sẽ bắt đầu hoạt động trên một đỉnh núi tại Chile vào năm 2020, với bốn trong số bảy tấm gương căn bản. Khi giai đoạn chót hoàn tất, kính viễn vọng này sẽ có độ phân giải gấp 10 lần kính viễn vọng Hubble trên không gian. Ông McCarthy thừa nhận rằng có lẽ ông sẽ không còn sống để được hưởng những lợi ích của nó.

“Những dự án này là những kiểu dự án sẽ chiếm trọn cả đời người hay gần như vậy. Vì vậy mà những người làm công việc đó như tôi hiểu rằng thế hệ kế tiếp sẽ là người sử dụng. Họ sẽ là những người thực hiện việc khám phá.”

Ông nói thêm rằng “những khám phá, mà chúng ta thậm chí còn chưa thể hình dung ra.”

Nguồn VOA

4. Nhà toán học lỗi lạc John Nash qua đời trong tai nạn xe hơi

Thiên tài toán học từng đoạt giải Nobel John Nash, người mà cuộc đấu tranh chống chọi bệnh tâm thần phân liệt được dựng thành phim A Beautiful Mind năm 2001, cùng vợ của ông, đã qua đời trong một tai nạn giao thông ở Mỹ.





Nguồn VOA

Tưởng nhớ John Nash



John Nash là một tượng đài trong ngành toán và kinh tế. Ông đoạt giải Nobel kinh tế năm 1994.

Trần Vinh Dự
25.05.2015

Hôm nay, giáo sư toán kinh tế John Nash đã qua đời cùng với người vợ của mình, bà Alicia Nash, trong một tai nạn giao thông kinh hoàng ở bang New Jersey. Giáo sư Nash hưởng thọ 86 tuổi, còn vợ ông, bà Alicia Nash hưởng thọ 82 tuổi.

John Nash là một tượng đài trong ngành toán và kinh tế. Ông nhận giải Nobel kinh tế năm 1994 vì là người đầu tiên mở ra ngành Game Theories (lý thuyết trò chơi, hay đúng hơn là lý thuyết tương tác chiến lược). Game Theory ngày nay đã trở thành xương sống của kinh tế học hiện đại, của chính trị học, xã hội học, và nhiều ngành khoa học xã hội khác. Sở dĩ như vậy là vì Game Theories mô hình hóa tất cả các tương tác xã hội giữa con người với con người dưới dạng toán học để tìm ra các giải pháp cân bằng (equilbrium) cho mỗi tình huống. Tên của giáo sư John Nash được đặt cho một loại cân bằng này, gọi là Nash Equilibrium.



Những người không thuộc giới nghiên cứu kinh tế hoặc toán học ít biết đến ông. Người ta chỉ biết đến hình ảnh một thiên tài đầy bệnh tật và cuộc sống kì dị trong phim A Beautiful Mind (phim được 4 giải Oscar năm 2002). Trong film, nghiên cứu sinh tiến sĩ Nash nghĩ ra cân bằng Nash và bắt đầu đặt viên gạch đầu tiên cho Game Theory khi đi tới một bữa tiệc, và nhận thấy tương tác giữa các bạn nam và bạn nữ, khi mỗi bên đều tìm cách gây ấn tượng và chinh phục người của phe kia.

Nhân vật trong A Beautiful Mind tốt nghiệp tiến sĩ, lập gia đình với một cô bạn gái cùng trường, và được Bộ Quốc phòng Mỹ mời làm việc. Sau đó ông bị phát hiện có triệu chứng hoang tưởng và rối loạn thần kinh (paranoid schizophrenia), luôn cảm thấy mình là trung tâm của một vụ việc hệ trọng liên quan đến an ninh quốc gia, luôn bị theo dõi, đe dọa. Căn bệnh này đe dọa chính gia đình ông, cho đến khi ông phát hiện ra là người vợ mình luôn trẻ như ngày đầu mà không già đi chút nào, và hiểu rằng mình luôn bị ảo giác. Từ đó, ông tập sống và chấp nhận với ảo giác, với những nhân vật không có thật đeo bám mình, và trở lại cuộc sống bình thường của một giáo sư vào lúc tuổi đã già.



Ngoài đời thật của John Nash khác rất nhiều so với trong phim. Ông chưa bao giờ làm cho Bộ Quốc phòng Mỹ mà chỉ làm cho một think tank tên là RAND (think tank này làm nhiều hợp đồng nghiên cứu cho Bộ Quốc phòng). Cuộc sống ngoài đời thật của ông cũng phức tạp hơn rất nhiều lần so với trong  phim. Theo nhiều nguồn tin chính thống, John Nash từng có thời gian có khuynh hướng tình dục đồng giới (trước khi có tình yêu thật sự với Alicia và cưới).

Ông cũng có một người con trai từ lúc 25 tuổi (năm 1953) với Eleanor Stier, một y tá ở Boston, và đặt tên là John David Stier. John Nash không chịu cưới và chia tay Eleanor. Ông không mấy quan tâm đến John Stier và chỉ thi thoảng gặp. Từ khi cậu bé lên 6 tuổi, ông chủ yếu liên hệ với con trai qua thư. Sau này John Stier trở thành một y tá giống như mẹ. Sau nhiều năm vật lộn với bệnh tật và trở lại bình thường, Nash gặp lại John Stier và trách John tại sao không trở thành bác sĩ để cậu và em trai cùng bố (con của Nash và Alicia) có thể gặp nhau và giúp nhau (người con thứ hai này cũng bị bệnh rối loạn thần kinh giống John Nash).

Cuộc hôn nhân của John Nash và Alicia cũng không suôn sẻ. Ông bà lấy nhau tháng 2 năm 1957 và có con trai tên John C.M. Nash vào tháng 5 năm 1959 (cậu bé này không có tên trong gần cả một năm). Tới mùa Giáng Sinh năm 1962, Alicia đệ đơn li dị. Rõ ràng bệnh tật của Nash trong giai đoạn này đã làm Alicia không chịu đựng nổi. Hồ sơ của Alicia viết rằng Nash đổ tội cho bà đã cố tình hai lần đưa ông vào nhà thương điên. Ông chuyển sang sống ở một phòng khác trong nhà, và trong hơn 2 năm từ chối quan hệ vợ chồng với Alicia.

Sau khi li dị, Alicia lại cho phép John Nash quay lại sống cùng với mình vào năm 1970. Sự chăm sóc và sự kiên nhẫn của bà đóng vai trò vô cùng hệ trọng trong việc giúp ông dần dần khỏi bệnh loạn trí. Tuy nhiên, quan hệ của hai người giống như hai người bạn. Quan hệ tình cảm của họ chỉ sống lại vào năm 1994, sau khi John Nash được giải Nobel kinh tế. Hai người làm đám cưới trở lại vào năm 2001, 44 năm sau đám cưới đầu tiên của họ. John Nash và Alicia cùng qua đời vào ngày 25 tháng 5 năm 2015 trong một tai nạn giao thông ở New Jersey như báo chí đã đưa.

John và Alicia Nash, trong khuôn viên trường Đại học Princeton,
tái hôn năm 2001. Họ có một con trai tên là John Charles Martin Nash (sinh năm 1959)
 

Ngoài đời thật, John Nash là một thiên tài, nhưng cũng là một người lập dị, trước khi trở thành một nạn  nhân của bệnh loạn trí. Phần lớn cuộc đời ông sống trong bệnh tật. Những người thân của ông cũng vì thế mà chịu nhiều khổ đau. Con trai đầu của ông bị ông ghẻ lạnh. Con trai thứ hai bị bệnh giống như ông. Vợ ông, bà Alicia cũng gần như dành cả đời mình chăm sóc cho John Nash – như một người chồng thì ít mà như một bệnh nhân thì nhiều.
Thế nhưng, đối với những người làm nghiên cứu kinh tế (và nhiều bộ môn khoa học khác sau này), đặc biệt với người nghiên cứu Game Theory, thì tài sản mà ông để lại cho họ (và cho nhân loại) quả thật vô giá.

Tôi chưa bao giờ gặp ông, nhưng đã có thời là người nghiên cứu Game Theory, luôn ngưỡng mộ thiên tài của ông, và trân trọng những gì ông để lại cho khoa học. Hôm nay biết tin ông mất, và lần đọc lại những biến cố trong cuộc đời ông, nhớ lại bộ film A Beautiful Mind đã từng xem từ mười mấy năm trước, không khỏi thấy sự ra đi của ông là một mất mát quá lớn. Những dòng viết đơn giản này xin dành để tưởng nhớ ông, người cha của ngành khoa học Game Theory hiện đại.

Nguồn VOA
http://www.voatiengviet.com/content/tuong-nho-john-nash/2789639.html



5. 14/03/15: Ngày số Pi trăm năm mới có một lần

Ngày số Pi năm nay sẽ ghi nhận khoảnh khắc đặc biệt trăm năm mới có một lần: 9 giờ 26 phút 53 giây.

Ai cũng biết hôm nay là Valentine trắng, dịp mà các chàng trai tặng quà đáp lễ cho nửa kia của mình sau khi được nhận sô cô la vào ngày 14/02. Nhưng ngoài ra, 14/03 còn mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt khác: đó là ngày số Pi – ngày vinh danh một trong những con số vĩ đại nhất trong lịch sử toán học.


Năm nay, ngày số Pi sẽ trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết khi đồng hồ điểm 9 giờ 26 phút 53 giây. Khi đó nếu ghép các số liệu thời gian theo thứ tự tháng, ngày, 2 số cuối cùng của năm, giờ, phút, giây ta sẽ được: 3,141592653. Đây chẳng phải là giá trị gần đúng của số Pi hay sao?

Ngược dòng lịch sử, ta sẽ thấy trong mọi nền văn hóa, số Pi luôn chiếm một vị trí vô cùng đặc biệt. Từ Hy Lạp cổ đại cho tới Ai Cập, Babylon, Trung Quốc, ở đâu các nhà toán học đại tài cũng đều mong muốn tìm ra giá trị thật của Pi (hằng số biểu thị tỉ số giữa chu vi của đường tròn và đường kính). 

Người đầu tiên tính ra gần đúng giá trị của π là Ác-si-mét người Hy Lạp (287 – 222 TCN) sau khi sử dụng hình vẽ đa giác có tới 96 cạnh. Kết quả của ông là 3,1419. 
Ở Trung Quốc, vào thời Ngụy Tấn (khoảng năm 263), nhà toán học Lưu Huy đã chỉ ra được giá trị của π là 3,1416 - một giá trị gần đúng với ngày nay. Đến thời Nam - Bắc Triều (khoảng năm 480), nhà khoa học Tổ Xung Chi đã tìm ra số π = 355/113 hay giá trị của π nằm trong khoảng từ 3,1415926 đến 3,1415927. Đây là số π chính xác nhất trong vòng 900 năm sau đó. 

Tổ Xung Chi, nhà khoa học tính ra gần đúng nhất với giá trị của số Pi ngày nay
Tục lệ kỷ niệm ngày số Pi bắt đầu ra đời tại San Francisco Exploratorium vào năm 1988 theo ý tưởng của Larry Shaw. Nhân viên của Exploratorium và công chúng sẽ cùng nhau tập trung trong sự kiện này, diễu hành rồi sau đó cùng nhau ăn những chiếc bánh trái cây. Kể từ đó, nhiều người bắt đầu coi “Ngày số Pi” như một ngày lễ kỉ niệm đáng nhớ thường niên. Đặc biệt, ngày số Pi cũng chính là sinh nhật của thiên tài khoa học Albert Einstein người Đức.


Nguồn: CNN Tech, The Next Web, Wikipedia

    Trong số những ngày lễ kỉ niệm cấp quốc gia của nước Mỹ, Pi day 14/3 là một dịp đặc biệt để dân mê Toán và dân nghiền bánh nướng cùng tụ họp.

    Sinh ra từ một lối chơi chữ
    Năm 1988, tại Bảo tàng khoa học San Francisco Explotarium, nhà vật lý học Larry Shaw đã cùng với các nhân viên của mình tự tổ chức một ngày lễ vinh danh hằng số Pi. Do “Pi” và “Pie” (bánh nướng) có phát âm giống nhau, trong ngày này, Shaw cùng các cộng sự của mình đã thưởng thức những chiếc Pie trái cây thơm ngon. Ý tưởng về một “Pi day” – vừa vinh danh toán học vừa “măm măm” bánh ngọt – đã được Hạ viện Mỹ quan tâm và hỗ trợ để phát triển thành Ngày số Pi toàn quốc – 14/3 hàng năm.

    Một điều thú vị khác là, sở dĩ 14 tháng 3 được chọn vì trong lịch Mỹ nó sẽ được viết thành 314, khá giống với  con số Pi xấp xỉ 3,14 nổi tiếng. Bên cạnh đó còn có một lí giải thú vị không kém về mối liên hệ giữa số 3,1,4 với bánh pie: Nếu bạn viết 314 và soi qua gương, hình ảnh phản chiếu của nó sẽ gần giống với từ “pie”!

    Dù mang ý nghĩa chính là tôn vinh số Pi, nhưng mục đích này chỉ phổ biến trong giới Toán học. Với đa số dân Mỹ nói chung, 14/3 hàng năm được biết đến như một ngày bánh Pie toàn quốc thứ hai bên cạnh ngày chính thức là 23/1. Thậm chí Hội đồng Bánh nướng uy tín nhất của nước Mỹ - American Pie Council – cũng nhiệt tình tham gia vào công cuộc kỉ niệm Pi day.

    Hàng năm, cứ tới 14/3, người Mỹ đều rộn ràng chuẩn bị những chiếc bánh pie thơm ngon và xinh đẹp, theo sau là hàng loạt các hoạt động thú vị khác xoay quanh số Pi và bánh pie: Lễ hội ném bánh pie, cuộc thi bánh nướng cấp khu vực và toàn quốc, những cuộc họp mặt của câu lạc bộ Toán ở trường trung học và đại học – khi các thành viên cùng quây quần bên một đĩa bánh nướng thơm lừng. Dù ra đời chưa lâu nhưngPi day đã tổ chức thành công suốt chục năm ở Mỹ , và trở thành một trong những dịp lễ lạc được người dân cực kì mong đợi.

    Ăn gì vào Pi day 14/3 ?

    Dĩ nhiên là bánh Pie…

    Tất cả các loại Pie truyền thống của Mỹ sẽ được bán nhanh chóng vào ngày này, và mọi người có thể ăn Pie từ sáng đến tối thay cho ba bữa chính. Tuy nhiên vì đây là loại bánh truyền thống gắn với cuộc sống thường nhật, nên người Mỹ có xu hướng tự nướng Pie ở nhà hơn. Một số loại Pie trái cây đơn giản sẽ là lựa chọn lý tưởng cho ngày 14/3: Apple Pie với lớp táo mọng nước bên trong, Rashberry hoặcBlueberry Pie với vị chua hoa quả hòa quyện cùng phần bánh giòn tan, ngọt ngào,…

    “Hoành tráng” hơn, nhiều gia đình còn khéo léo làm các loại Pie đẹp mắt và phức tạp như Ley Lime Pie – bánh nướng chanh với lớp meringue  từ lòng trắng trứng tuyệt đẹp bên trên, hoặc pie hồ đào, pie bí đỏ, thậm chí pie mang phong vị châu Á với thành phần chính là…khoai lang! Pi day đích thực là một dịp để các đầu bếp Mỹ tại gia được thỏa sức sáng tạo trên công thức bánh nướng truyền thống.

    …và nhiều món ngon khác nữa!

    Một điều thú vị mà dân Mỹ phát hiện ra trong vài năm đầu tổ chức Pi day là, không chỉ đồng âm với bánh pie, “Pi” còn xuất hiện rất nhiều trong các danh từ chỉ món ăn ở Tiếng Anh. Và thế là để hòa quyện toán học với ẩm thực một cách thú vị hơn nữa trong ngày 14/3, người Mỹ sẽ ăn cả những món có cụm “pi” trong đó, ví dụ như pizza, pinnapple, pine nuts,… Danh sách này ngày càng được tăng lên và được thêm vào nhiều cái tên “không ngờ”, nhờ vào óc nhạy cảm ngôn ngữ của người Mỹ.

    Tuy nhiên, ngày 14/3 sẽ không trọn vẹn nếu mọi người chỉ chú trọng vào công thức và hương vị. Để truyền tải tinh thần tôn vinh số Pi vào trong những món ăn thơm ngon, nhiều cách tạo hình độc đáo cho thực phẩm đã được ra đời. Phổ biến nhất là dùng icing sugar  hoặc sốt chocolate để vẽ kí hiệu Pi lên mặt bánh, hoặc tạo hình vỏ bánh theo kí hiệu này.

    Kí hiệu Pi sẽ xuất hiện khắp nơi: Từ hình dáng những chiếc bánh cupcake, chi tiết trang trí trên bánh cupcate, tới cách sắp xếp quả olive và cà chua bi trong đĩa salad cho bữa tối,…Tất cả đều thể hiện tinh thần sáng tạo không ngừng nghỉ và đầy bất ngờ của các đầu bếp tại gia Mỹ.


    Chỉ từ một hiện tượng đồng âm khác nghĩa trong tiếng Anh, người Mỹ đã nghĩ ra cách kết hợp hai hoạt động tưởng chừng không chút liên quan là Toán học và ẩm thực lại với nhau – tạo nên một Pi day độc đáo chỉ có riêng ở đất Mỹ.  Đừng quên rằng vào ngày 14/3 hàng năm, ngoài việc kỉ niệm lễ Valentine Trắng, vẫn có hoạt động không kém để tôn vinh một phát minh quan trọng của Toán học lẫn một công thức ẩm thực lâu đời nhé!
    Theo
     Tsubaki / Trí Thức Trẻ


    6. Tin tức toán học thế giới

    a.Mathematical Reviews kỷ niệm 75 năm ra số đầu tiên.
    Năm 1940 Hội Toán học Mỹ đã thành lập Mathematical Reviews với tổng biên tập đầu tiên là Otto Neugebauer. Kể từ đó, Mathematical Reviews đã trở thành một phần quan trọng của Hội Toán học Mỹ cũng như cộng đồng toán học quốc tế. Số đầu tiên được xuất bản chỉ có 32 trang và 176 bài viết. Ngày nay,
    MathSciNet (phiên bản điện tử) có một cơ sở dữ liệu gồm 3 triệu tài liệu với gần 9 triệu trích dẫn và một cộng đồng gần 17.000 nhà toán học tham gia viết.

    b."Breakout Graduate Fellowships" là tên một quỹ học bổng mới được thành lập bởi các nhà toán học Simon Donaldson, Maxim Kontsevich, Jacob Lurie, Terence Tao và Richard Taylor. Là chủ nhân của các giải thưởng "Mathematics Breakthrough Prize" (Giải thưởng Đột phá Toán học) năm 2014, mỗi nhà toán học đã tặng cho Liên đoàn Toán học Thế giới 100.000 đô la để thành lập quỹ học bổng cho những sinh viên cao học toán ở tại các nước đang phát triển.
    Thông tin thêm xem tại www.mathunion.org/cdc/aboutcdc/news-and-events/

    c.Các nhà toán học Mỹ John F. Nash Jr. và Louis Nirenberg cùng chia giải thưởng Abel năm nay.
    Cả hai ông được trao giải cho những đóng góp nổi bật và có ảnh hưởng sâu xa trong lý thuyết phương trình đạo hàm riêng phi tuyến và những ứng dụng trong giải tích hình học.
    John F. Nash Jr. năm nay 86 tuổi và từng dành cả sự nghiệp tại Đại học Princeton và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).
     Louis Nirenberg nămnay 90 tuổi và từng làm việc tại Viện các khoa học về Toán Courant, Đại học New York. Mặc dù cả hai nhà toán học không chính thức hợp tác trong bài báo nào, trong những năm 1950 họ đã có ảnh hưởng lớn lẫn nhau. Hiện nay, những kết quả của hai ông đang được áp dụng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

    d.Giải thưởng Wolf cho Toán học là một giải thưởng quan trọng khác trong cộng đồng toán học cũng vừa công bố chủ nhân của giải thưởng năm 2015 là giáo sư James G. Arthur của Đại học Toronto, Canada.
     Arthur được trao giải cho những công trình đồ sộ về công thức vết vànhững đóng góp cơ bản cho lý thuyết biểu diễn automophic của nhóm reductive.

    e.Một số giải thưởng năm 2015 của Hội Toán học Mỹ bao gồm:

    1. Giải thưởng Steele mục Thành tựu trọn đời: Victor Kac (Viện Công nghệ Massachusetts - MIT) cho những đóng góp đột phá của ông cho lý thuyết Lie và ứng dụng trong toán học và vật lý.
    2. Giải thưởng Steele mục Trình bày toán học: Robert Lazarsfeld (Đại học Stony Brook) cho quyển sách "Positivity in Algebraic Geometry I and II", xuất bản năm 2004.
    3. Giải thưởng Steele mục Cống hiến cho nghiên cứu: Rostislav Grigorchuk (Đạihọc Texas A&M) cho bài báo "Degrees of growth of finitely generated groups and the theory of invariant means". Bài báo này đầu tiên được đăng bằng tiếng Nga năm 1984 ở tờ Izvestiya Akademii Nauk SSSR. Seriya Matematicheskaya,một năm sau được dịch sang tiếng Anh. Bài báo là một bước ngoặt đặc biệt trong sự phát triển của lý thuyết nhóm hình học, một lĩnh vực đang phát triển nhanh.
    4. Giải thưởng Satter: Hee Oh (Đại học Yale, Mỹ) cho những nghiên cứu về động lực của không gian thuần nhất, nhóm con rời rạc của nhóm Lie và ứng dụng vào lý thuyết số.
    5. Giải thưởng Cole cho Đại số: Peter Scholze (Đại học Bonn, CHLB Đức) cho các kết quả về các không gian perfectoid, dẫn đến lời giải cho một trường hợp đặc biệt quan trọng của giả thuyết đơn đạo có trọng (Weight-monodromy conjecture) của P. Deligne.
    6. Giải thưởng Birkhoff: Emmanuel Candès (Đại học Stanford, Mỹ) trong lĩnh vực toán ứng dụng. Các công trình của ông về compressed sensing (lấy mẫu nén) đã cách mạng hóa xử lý tín hiệu và nhận dạng hình ảnh y tế. Giải thưởng cũng được trao do những đóng góp của Candès trong giải tích điều hòa tính toán, thống
    kê và tính toán khoa học.
    7. Giải thưởng Whiteman: Umberto Bottazzini (Đại học Milan, Ý), đã được trao giải thưởng cho những công trình về lịch sử toán học, trong đó nổi bật là về sự xuất hiện của toán học hiện đại ở Ý và về giải tích thế kỷ 19 và 20.


    7. Máy gia tốc hạt lớn LHC tái khởi động

    Thứ Tư, 27/05/2015

    Tin tức / Khoa học công nghệ



    Các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu (CERN) hôm qua tái khởi động Máy Gia tốc hạt lớn LHC "Big Bang", bắt đầu nỗ lực thăm dò vào ‘vũ trụ tối’ mà họ tin là nằm ngoài bầu vũ trụ có thể nhìn thấy.

    CERN cho hay các tia phân tử đã bắn xuyên qua được đường hầm dài 27km của máy gia tốc bên dưới đường biên giới giữa Thụy Sĩ và Pháp, gần Geneva.

    Máy LHC là dụng cụ trong quá trình khám phá các hạt boson Higgs, một hạt hạ nguyên tử đã được giả định từ lâu nhưng mãi tới năm 2013 mới được xác định.

    Cỗ máy này bị đóng hai năm trước cho quá trình nâng cấp khổng lồ được mô tả như nhiệm vụ của Hercule tăng đôi sức mạnh và khả năng vươn tới những gì chưa được biết đến.

    Các khoa học gia hy vọng sẽ nhìn thấy được tất cả các thể loại vật lý mới, kể cả việc lần đầu tiên được trông thấy vật chất tối trong quá trình vận hành 3 năm lần thứ nhì của máy LHC.

    Nguồn VOA


    -------------------------------------------------------------------------------------------

     Mục đích cuộc sống càng cao thì đời người càng giá trị.

     Geothe

    Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

    CÁC KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ .


    CÁC KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ  .



    Most of the best schools or colleges, in the world are sharing their classroom recorded video lectures through youtube. Some of theses courses are not just video lectures but has assignments, slides, quizzes as well. Universities include MIT, Yale, NPTEL, UC Berkeley, Stanford, McGill and many more. Lecture videos from individuals like Salman Khan of Khan academy , Patrick Dixon are also included. I have made an attempt to collect, organize them subject wise as  Maths, Physics & Chemistry, Computer ScienceElectronics & Electrical Engg, Computer Networks, Signals and SystemsBusiness & ManagementEconomicsMechanical EnggCivil EnggPhilosophy & PhysiologyAstronomyAnatomy & PhysiologyBiology & Medical SciencesHistory & Law,Languages & LiteratureAll other Courses

    Maths, Physics & Chemistry


    Computer Science


    Electronics & Electrical Engineering


    Computer Networking, Signals and Systems


    Business & Management


    Economics


    Mechanical Engineering


    Civil Engineering


    Philosophy & Psychology


    Anatomy & Physiology


    Astronomy & Aerospace


    Biology & Medical Science


    History & Law


    Languages and Literature


    Other Courses

    Find more college courses from other universities.

    Related Posts

    1. How to Download YouTube Playlist (Video Guide)

    -------------------------------------------------------------------------------------------



    NPTEL, funded by Indian Govt, jointly initiated  by all seven premier IIT’s and IISc Bangalore. These Indian prestigious institutes have been hugely successful in nurturing the young Indians talent. Students from these institutes are leading many of the major multinational corporations.
    NPTEL provides course-ware in the form of video lectures and web courses. There are more than 350+ Video Courses, more than 12000 video lectures across 10 subjects. Most of these courses consists 40 videos and 1 hour duration each. You can also get course completion certification for some of the courses. They also started providing course completion certificates for few of the courses.  You can also access them on YouTube and their official website.



    350+ NPTEL Courses, 12000+ Video Lectures

    We will start with most sought after computer science, electronics, electrical engineering and so on…

    Computer Science

    1. Artificial Intelligence, Prof. Anupam Basu, IIT Kharagpur
    2. Artificial Intelligence II, Prof. P.Dasgupta, IIT Kharagpur
    3. Artificial Intelligence III, Prof. Deepak Khemani, IIT Madras
    4. Biometrics, Prof. Phalguni Gupta, IIT Kanpur
    5. C Programming and Data Structures, Prof. P.P.Chakraborty, IIT Kharagpur
    6. Compiler Design, Prof. Y.N.Srikant, IISc Bangalore
    7. Computational Geometry, Prof. Sandeep Sen, IIT Delhi
    8. Computer Algorithms, Prof. Shashank K. Mehta, IIT Kanpur
    9. Computer Architecture, Prof. Anshul Kumar, IIT Delhi
    10. Computer Graphics, Prof. Sukhendu Das, IIT Madras
    11. Computer Organization, Prof. S. Raman, IIT Madras
    12. Cryptography and Network Security, Prof. Debdeep Mukhopadhyay, IIT Kharagpur
    13. Data Structures And Algorithms, Prof. Naveen Garg, IIT Delhi
    14. Database Design, Prof. D. Janaki Ram, IIT Madras
    15. Database Management System, Prof. D.Janakiram, IIT Madras
    16. Design and Analysis of Algorithms, Prof. Abhiram G Ranade, IIT Bombay
    17. Digital Computer Organization, Prof. P.K. Biswas, IIT Kharagpur
    18. Digital Systems Design, Prof. D. Roychoudhury, IIT Kharagpur
    19. Discrete Mathematical Structures, Prof. Kamala Krithivasan, IIT Madras
    20. Graph Theory, Prof. L. Sunil Chandran, IISc Bangalore
    21. High Performance Computer Architecture, Prof. Ajit Pal, IIT Kharagpur
    22. High Performance Computing, Prof. Matthew Jacob, IISc Bangalore
    23. Internet Technologies, Prof. I. Sengupta, IIT Kharagpur
    24. Internet Technology, Prof. Indranil Sengupta, IIT Kharagpur
    25. Introduction to Computer Graphics, Prof. Prem Kalra, IIT Delhi
    26. Introduction To Problem Solving, Programming, Prof. Deepak Gupta, IIT Kanpur
    27. Logic for Computer Science, Prof. S. Arun Kumar, IIT Delhi
    28. Logic for CS, Prof. S. Arun Kumar, IIT Delhi
    29. Natural Language Processing, Prof. Pushpak Bhattacharyya, IIT Bombay
    30. Numerical Analysis and Computer Programming, Prof. P. B. Sunil Kumar, IIT Madras
    31. Numerical Methods and Programing, Prof. P.B.Sunil Kumar, IIT Madras
    32. Numerical Optimization, Prof. Shirish K. Shevade, IISc Bangalore
    33. Parallel Algorithm, Prof. Phalguni Gupta, IIT Kanpur
    34. Parallel Computing, Prof. Subodh Kumar, IIT Delhi
    35. Performance Evaluation of Computer Systems, Prof. Krishna Moorthy Sivalingam, IIT Madras
    36. Principles of Engineering System Design, Prof. T Asokan, IIT Madras
    37. Principles of Programming Languages, Prof. S. Arun Kumar, IIT Madras
    38. Software Engineering, Prof. Rushikesh K Joshi, IIT Bombay
    39. Systems Analysis and Design, Prof. V Rajaraman, IISc Bangalore
    40. Theory of Computation I, Prof. Kamala Krithivasan, IIT Madras

    Electronics & Communication

    1. Active Filter Design, Prof. Shanthi Pavan, IIT Madras
    2. Adaptive Signal Processing, Prof. Mrityunjoy Chakraborty, IIT Kharagpur
    3. Advanced Digital Signal Processing, Prof. V. M. Gadre, IIT Bombay
    4. Advanced Optical Communication, Prof. R.K.Shevgaonkar, IIT Bombay
    5. Analog IC Design, Prof. Nagendra Krishnapura, IIT Madras
    6. Analog VLSI and CAD, Prof. Pallab Dasgupta, IIT Kharagpur
    7. Basic Electronics, Prof. Chitralekha Mahanta, IIT Guwahati
    8. Basic Electronics and Lab, Prof. T.S. Natarajan, IIT Madras
    9. Circuits for Analog System Design, Prof. M.K. Gunasekaran, IISc Bangalore
    10. Coding Theory, Prof. Andrew Thangaraj, IIT Madras
    11. Communication Engineering, Prof. Surendra Prasad, IIT Delhi
    12. Design Verification and Test of Digital VLSI Circuit, Prof. Jatindra Kumar Deka, IIT Guwahati
    13. Digital Communication, Prof. Bikash Kumar Dey, IIT Bombay
    14. Digital Image Processing (IIT Kharagpur), Prof. P.K. Biswas, IIT Kharagpur
    15. Digital Integrated Circuits (IITMadras), Prof. Amitava Dasgupta, IIT Madras
    16. Digital Signal Processing (IIT Delhi), Prof. S.C. Dutta Roy, IIT Delhi
    17. Digital Voice and Picture Communication, Prof. Sabyasachi Sengupta, IIT Kharagpur
    18. Electronic Design and Automation, Prof. I.Sengupta, IIT Kharagpur
    19. Electronics for Analog Signal Processing I, Prof. K.Radhakrishna Rao, IIT Madras
    20. Electronics for Analog Signal Processing II, Prof. K.Radhakrishna Rao, IIT Madras
    21. Estimation of Signals and Systems, Prof. S. Mukhopadhyay, IIT Kharagpur
    22. High Speed Devices and Circuits, Prof. K.N.Bhat, IIT Madras
    23. Low Power VLSI Circuits and Systems, Prof. Ajit Pal, IIT Kharagpur
    24. MEMS and Microsystems, Prof. Santiram Kal, IIT Kharagpur
    25. Microprocessors and Microcontrollers, Prof. Ajit Pal, IIT Kharagpur
    26. Networks and Systems, Prof. V.G.K.Murti, IIT Madras
    27. Neural Networks and Applications, Prof. S.Sengupta, IIT Kharagpur
    28. Pattern Recognition, Prof. P.S. Sastry, IISc Bangalore
    29. Real Time Systems, Prof. Rajib Mall, IIT Kharagpur
    30. RF Integrated Circuits, Prof. Shouribrata Chatterjee, IIT Delhi
    31. Semiconductor Device Modeling, Prof. S. Karmalkar, IIT Madras
    32. Solid State Devices (IIT Madras), Prof. S. Karmalkar, IIT Madras
    33. Transmission Lines and EM Waves, Prof. R.K. Shevgaonkar, IIT Bombay
    34. VLSI Broadband Communication Circuits, Prof. Nagendra Krishnapura, IIT Madras
    35. VLSI Circuits, Prof. S.Srinivasan, IIT Madras
    36. VLSI Data Conversion Circuits, Prof. Shanthi Pavan, IIT Madras
    37. VLSI Device Modeling(Circuits and Systems), Prof. SK.Lahiri, IIT Kharagpur
    38. VLSI Technology, Prof. Dr. Nandita Dasgupta, IIT Madras
    39. VLSI Technology I, Prof. S.Kal, IIT Kharagpur
    40. Wireless Communication, Prof. Ranjan Bose, IIT Delhi

    Computer Networking

    1. Broadband Networks: Concepts and Technology, Prof. Abhay Karandikar, IIT Bombay
    2. Computer Networks, Prof. Sujoy Ghosh, IIT Kharagpur
    3. Data Communication, Prof. Ajit Pal, IIT Kharagpur

    Aerospace & Astronomy

    1. Acoustic Instabilities in Aerospace Propulsion, Prof. R.I. Sujith, IIT Madras
    2. Advanced Control System Design, Prof. Radhakant Padhi, IISc Bangalore
    3. Aero elasticity, Prof. C. Venkatesan, IIT Kanpur
    4. Flight Dynamics II (Stability), Prof. Nandan Kumar Sinha, IIT Madras
    5. Foundation of Scientific Computing, Prof. T.K.Sengupta, IIT Kharagpur
    6. Gas Dynamics, Prof. T.M. Muruganandam, IIT Madras
    7. High Speed Aero Dynamics, Prof. K.P. Sinhamahapatra, IIT Kharagpur
    8. Introduction to Aerodynamics, Prof. K.P. Sinhamahapatra, IIT Kharagpur
    9. Introduction to Aerospace Propulsion, Prof. Bhaskar Roy, IIT Bombay
    10. Introduction to Helicopter Aerodynamics and Dynamics, Prof. C. Venkatesan, IIT Kanpur
    11. Jet Aircraft Propulsion, Prof. Bhaskar Roy, IIT Bombay
    12. Optimal Control, Guidance and Estimation, Prof. Radhakant Padhi, IISc Bangalore
    13. Space Flight Mechanics, Prof. Manoranjan Sinha, IIT Kharagpur
    14. Turbomachinery Aerodynamics, Prof. Bhaskar Roy, IIT Bombay

    Bio-Technology

    1. Analytical Technologies in Biotechnology, Prof. Ashwani K Sharma, IIT Roorkee
    2. BioChemistry, Prof. S.Dasgupta, IIT Kharagpur
    3. Biomathematics, Prof. Ranjith Padinhateeri, IIT Bombay
    4. Downstream Processing, Prof. Mukesh Doble, IIT Madras
    5. Enzyme Science and Engineering, Prof. Subhash Chand, IIT Delhi
    6. Thermodynamics, Prof. G.K. Suraishkumar, IIT Madras

    Business, Management & Entrepreneurship

    1. Applied Multivariate Statistical Modeling, Prof. J Maiti, IIT Kharagpur
    2. Concept of Management and Evolution of Management thought, Prof. K.B. Akhilesh, IISc Bangalore
    3. Econometric Modelling, Prof. Rudra P. Pradhan, IIT Kharagpur
    4. Human Resource Management, Prof. Kalyan Chakravarti, IIT Kharagpur
    5. Infrastructure Finance, Prof. A. Thillai Rajan, IIT Madras
    6. International Business Communication, Prof. A. Malic, IIT Kharagpur
    7. Management Information System, Prof. Biswajit Mahanty, IIT Kharagpur
    8. Management Science, Prof. Anuradha Sharma, IIT Delhi
    9. Managerial Economics, Prof. Trupti Mishra, IIT Bombay
    10. Manufacturing Systems Management, Prof. G. Srinivasan, IIT Madras
    11. Operations and Supply Chain Management, Prof. G. Srinivasan, IIT Madras
    12. Organisation Management, Prof. Vinayshil Gautam, IIT Delhi
    13. Organisation of Engineering Systems and Human Resources Management, Prof. Vinayshil Gautam, IIT Delhi
    14. Security Analysis and Portfolio Management, Prof. J. Mahakud, IIT Kharagpur
    15. Six Sigma, Prof. T. P. Bagchi, IIT Kharagpur
    16. Strategic Management, Prof. R. Srinivasan, IISc Bangalore
    17. Strategic Management I, Prof. K.Chakravarti, IIT Kharagpur
    18. Strategic Marketing Contemporary Issues, Prof. Jayanta Chatterjee, IIT Kanpur

    Mathematics (maths)

    1. A Basic Course in Real Analysis, Prof. P.D. Srivastava, IIT Kharagpur
    2. Advanced Engineering Mathematics, Prof. P. Panigrahi, IIT Kharagpur
    3. Advanced Matrix Theory, Prof. Vittal Rao, IISc Bangalore
    4. Applied Multivariate Analysis, Prof. Amit Mitra, IIT Kanpur
    5. Calculus of Variations and Integral Equations, Prof. D. Bahuguna, IIT Kanpur
    6. Complex Analysis, Prof. P. A. S. Sree Krishna, IIT Guwahati
    7. Computational Techniques, Prof. Niket Kaisare, IIT Madras
    8. Discrete Structures, Prof. Kamala Krithivasan, IIT Madras
    9. Elementary Numerical Analysis, Prof. Rekha P. Kulkarni, IIT Bombay
    10. Foundations of Optimization, Prof. Joydeep Dutta, IIT Kanpur
    11. Functional Analysis, Prof. P.D. Srivastava, IIT Kharagpur
    12. Linear programming and Extensions, Prof. Prabha Sharma, IIT Kanpur
    13. Mathematical Logic, Prof. Arindama Singh, IIT Madras
    14. Mathematics I, Prof. Swagato K. Ray, IIT Kanpur
    15. Mathematics II, Prof. Sunita Gakkhar, IIT Roorkee
    16. Mathematics III, Prof. P.N. Agrawal, IIT Roorkee
    17. Measure and Integration, Prof. Inder K Rana, IIT Bombay
    18. Numerical Methods and Computation, Prof. S.R.K.Iyengar, IIT Delhi
    19. Probability and Random Processes, Prof. Mrityunjoy Chakraborty, IIT Kharagpur
    20. Probability and Statistics, Prof. Somesh Kumar, IIT Kharagpur
    21. Real Analysis I, Prof. S.H. Kulkarni, IIT Madras
    22. Regression Analysis, Prof. Soumen Maity, IIT Kharagpur

    Physics & Chemistry

    1. Advance Analytical Course, Prof. Padma Vankar, IIT Kanpur
    2. Applied Mechanics, Prof. R.K.Mittal, IIT Delhi
    3. Biochemical Engineering, Prof. Rintu Banerjee, IIT Kharagpur
    4. Chemical Reaction Engineering, Prof. Jayant Modak, IISc Bangalore
    5. Classical Field Theory, Prof. Suresh Govindarajan, IIT Madras
    6. Classical Physics, Prof. V.Balakrishnan, IIT Madras
    7. Electromagnetic Theory, Prof. D.K. Ghosh, IIT Bombay
    8. Electronics I, Prof. D.C. Dube, IIT Delhi
    9. Engineering Chemistry I, Prof. Mangala Sunder, IIT Madras
    10. Engineering Physics II, Prof. V. Ravishankar, IIT Kanpur
    11. Eukaryotic Gene Expression, Prof. P N RANGARAJAN, IISc Bangalore
    12. Fundamentals of Transport Processes, Prof. V. Kumaran, IISc Bangalore
    13. Heat Transfer, Prof. Aloke Kumar Ghosal, IIT Guwahati
    14. Heterocyclic Chemistry, Prof. D.R. Mal, IIT Kharagpur
    15. Heterogeneous Catalysis and Catalytic Processes, Prof. K.K. Pant, IIT Delhi
    16. Instability and Patterning of Thin Polymer Films, Prof. Rabibrata Mukherjee, IIT Kharagpur
    17. Introduction to Organometallic Chemistry, Prof. A.G. Samuelson, IISc Bangalore
    18. Introductory Quantum Chemistry, Prof. K.L. Sebastian, IISc Bangalore
    19. Mass Transfer, Prof. Nishith Verma, IIT Kanpur
    20. Mathematics for Chemistry, Prof. Madhav Ranganathan, IIT Kanpur
    21. Microscale Transport Processes, Prof. Sunando DasGupta, IIT Kharagpur
    22. Modern Instrumental Methods of Analysis, Prof. J.R. Mudakavi, IISc Bangalore
    23. Multiphase Flow, Prof. P.K. Das, IIT Kharagpur
    24. Novel Separation Processes, Prof. Sirshendu De, IIT Kharagpur
    25. Nuclear Physics Fundamentals and Application, Prof. H.C.Verma, IIT Kanpur
    26. Organic Photochemistry and Pericyclic Reactions, Prof. N.D. Pradeep Singh, IIT Kanpur
    27. Particle Characterization, Prof. R. Nagarajan, IIT Madras
    28. Physics I: Oscillations and Waves, Prof. S. Bharadwaj, IIT Kharagpur
    29. Plantwide Control of Chemical Processes, Prof. Nitin Kaistha, IIT Kanpur
    30. Plasma Physics: Fundamentals and Applications, Prof. V.K. Tripathi, IIT Delhi
    31. Polymer Chemistry, Prof. D. Dhara, IIT Kharagpur
    32. Process Control and Instrumentation, Prof. A.K.Jana, IIT Kharagpur
    33. Process Design Decisions and Project Economics, Prof. V. S. Moholkar, IIT Guwahati
    34. Quantum Electronics, Prof. K. Thyagarajan, IIT Delhi
    35. Quantum Field Theory, Prof. Prasanta Tripathy, IIT Madras
    36. Quantum Mechanics and Applications, Prof. Ajoy Ghatak, IIT Delhi
    37. Quantum Mechanics I, Prof. S. Lakshmi Bala, IIT Madras
    38. Quantum Physics, Prof. V.Balakrishnan, IIT Madras
    39. Rate Processes, Prof. M.Halder, IIT Kharagpur
    40. Relativistic Quantum Mechanics, Prof. Apoorva D Patel, IISc Bangalore
    41. Semiconductor Optoelectronics, Prof. M. R. Shenoy, IIT Delhi
    42. Special Topics in Atomic Physics, Prof. P.C. Deshmukh, IIT Madras
    43. Special Topics in Classical Mechanics, Prof. P.C. Deshmukh, IIT Madras

    Civil Engineering

    1. Advanced Foundation Engineering, Prof. Kousik Deb, IIT Kharagpur
    2. Advanced Hydraulics, Prof. Suresh A Kartha, IIT Guwahati
    3. Advanced Hydrology, Prof. Ashu Jain, IIT Kanpur
    4. Advanced Structural Analysis, Prof. Devdas Menon, IIT Madras
    5. Building Materials and Construction, Prof. B. Bhattacharjee, IIT Delhi
    6. Concrete Technology, Prof. B. Bhattacharjee, IIT Delhi
    7. Design of Reinforced Concrete Structures, Prof. N. Dhang, IIT Kharagpur
    8. Design Of Steel Structures, Prof. Damodar Maity, IIT Guwahati
    9. Engineering Geology, Prof. Debasis Roy, IIT Kharagpur
    10. Environmental Air Pollution, Prof. Mukesh Sharma, IIT Kanpur
    11. Finite Element Analysis I, Prof. B.N. Rao, IIT Madras
    12. Fluid Mechanics, Prof. T.I.Eldho, IIT Bombay
    13. Foundation Engineering, Prof. N.K.Samadhiya, IIT Roorkee
    14. Geosynthetics and Reinforced Soil Structures, Prof. K. Rajagopal, IIT Madras
    15. Geosynthetics Engineering : In Theory and Practice, Prof. J. N. Mandal, IIT Bombay
    16. Geotechnical Measuements and Explorations, Prof. Nihar Ranjan Patra, IIT Kanpur
    17. Hydraulics, Prof. Arup Kumar Sarma, IIT Guwahati
    18. Introduction to Transportation Engineering, Prof. Bhargab Maitra, IIT Kharagpur
    19. Mechanics of Solids, Prof. M.S.Siva Kumar, IIT Madras
    20. Modern Surveying Techniques, Prof. S.K.Ghosh, IIT Roorkee
    21. Numerical Methods in Civil Engineering, Prof. Arghya Deb, IIT Kharagpur
    22. Performance of Marine Vehicles At Sea, Prof. S. C. Misra, IIT Kharagpur
    23. Prestressed Concrete Structures, Prof. A.K.Sengupta, IIT Madras
    24. Probability Methods in Civil Engineering, Prof. Rajib Maity, IIT Kharagpur
    25. Soil Dynamics, Prof. Deepankar Choudhury, IIT Bombay
    26. Soil Mechanics, Prof. B.V.S. Viswanadham, IIT Bombay
    27. Stochastic Hydrology, Prof. P. P. Mujumdar, IISc Bangalore
    28. Stochastic Structural Dynamics, Prof. C.S. Manohar, IISc Bangalore
    29. Strength of Materials, Prof. S.K.Bhattacharyya, IIT Kharagpur
    30. Structural Analysis II, Prof. P. Banerjee, IIT Bombay
    31. Structural Dynamics, Prof. P. Banerji, IIT Bombay
    32. Surveying, Prof. Bharat Lohani, IIT Kanpur
    33. Transportation Engineering II, Prof. Rajat Rastogi, IIT Roorkee
    34. Urban transportation planning, Prof. V. Thamizh Arasan, IIT Madras
    35. Water and Wastewater Engineering, Prof. B. S. Murty, IIT Madras
    36. Water Resources Engineering, Prof. Rajesh Srivastava, IIT Kanpur
    37. Water Resources Systems:Modeling Techniques and Analysis, Prof. P.P. Mujumdar, IISc Bangalore
    38. Watershed Management, Prof. T.I. Eldho, IIT Bombay

    Electrical Engineering

    1. Advanced 3G and 4G Wireless Mobile Communications, Prof. Aditya K. Jagannatham, IIT Kanpur
    2. Advanced Electric Drives, Prof. S.P. Das, IIT Kanpur
    3. An Introduction to Electronics System Packaging, Prof. G.V. Mahesh, IISc Bangalore
    4. Analog ICs, Prof. K. Radhakrishna Rao, IIT Madras
    5. Analog Integrated Circuit Design, Prof. Nagendra Krishnapur, IIT Madras
    6. Basic Electrical Technology, Prof. L.Umanand, IISc Bangalore
    7. Basic Electronics I, Prof. R. V. Raja Kumar, IIT Kharagpur
    8. Chaos, Fractals and Dynamical Systems, Prof. S.Banerjee, IIT Kharagpur
    9. Circuit Theory, Prof. S.C.Dutta Roy, IIT Delhi
    10. Control Engineering, Prof. S.D.Agashe, IIT Bombay
    11. Control Engineering I, Prof. Madan Gopal, IIT Delhi
    12. Digital Circuits and Systems, Prof. S. Srinivasan, IIT Madras
    13. Digital Signal Processing (IITKharagpur), Prof. T.K.Basu, IIT Kharagpur
    14. Dynamics of Physical System, Prof. Soumitro Banerjee, IIT Kharagpur
    15. Electrical Machines – I, Prof. Debaprasad Kastha, IIT Kharagpur
    16. Electromagnetic Fields, Prof. Harishankar Ramachandran, IIT Madras
    17. Embedded Systems, Prof. Santanu Chaudhary, IIT Delhi
    18. Energy Resources and Technology, Prof. S.Banerjee, IIT Kharagpur
    19. Error Correcting Codes, Prof. P. Vijay Kumar, IISc Bangalore
    20. High Voltage DC Transmission, Prof. S.N.Singh, IIT Kanpur
    21. Illumination Engineering, Prof. N.K.Kishore, IIT Kharagpur
    22. Industrial Automation and Control, Prof. S. Mukhopadhyay, IIT Kharagpur
    23. Industrial Drives and Power Electronics, Prof. K.Gopakumar, IISc Bangalore
    24. Industrial Instrumentation, Prof. Alok Barua, IIT Kharagpur
    25. Information Theory and Coding, Prof. S.N.Merchant, IIT Bombay
    26. Intelligent Systems and Control, Prof. Laxmidhar Behera, IIT Kanpur
    27. Introduction to Finite Element Method, Prof. R. Krishnakumar, IIT Madras
    28. MATLAB, Prof. Routray, IIT Kharagpur
    29. Micro and Smart Systems, Prof. K.N. Bhat, IISc Bangalore
    30. Networks Signals and Systems, Prof. T.K.Basu, IIT Kharagpur
    31. Optimal Control, Prof. Goshaidas Ray, IIT Kharagpur
    32. Power Electronics, Prof. B.G. Fernandes, IIT Bombay
    33. Power System Dynamics, Prof. M.L.Kothari, IIT Delhi
    34. Power System Dynamics and Control, Prof. A.M. Kulkarni, IIT Bombay
    35. Power System Generation Transmission and Distribution, Prof. D.P.Kothari, IIT Delhi
    36. Power System Operations and Control, Prof. S.N.Singh, IIT Kanpur
    37. Power Systems Analysis, Prof. A.K. Sinha, IIT Kharagpur
    38. Power Systems Operation and Control, Prof. S.N.Singh, IIT Kanpur
    39. Pulse width Modulation for Power Electronic Converters, Prof. G. Narayanan, IISc Bangalore
    40. Switched Mode Power Conversion, Prof. V. Ramanarayanan, IISc Bangalore

    Mechanical Engineering

    1. Advanced Finite Elements Analysis, Prof. R.Krishnakumar, IIT Madras
    2. Advanced Gas Dynamics, Prof. Rinku Mukherjee, IIT Madras
    3. Advanced Machining Processes, Prof. Vijay K. Jain, IIT Kanpur
    4. Advanced Manufacturing Processes, Prof. A.K. Sharma, IIT Roorkee
    5. Advanced Operations Research, Prof. G.Srinivasan, IIT Madras
    6. Advanced Strength of Materials, Prof. S.K. Maiti, IIT Bombay
    7. An Introduction to Explosions and Explosion Safety, Prof. K. Ramamurthi, IIT Madras
    8. Applied Thermodynamics for Marine Systems, Prof. P.K.Das, IIT Kharagpur
    9. Basic Thermodynamics, Prof. S.K. Som, IIT Kharagpur
    10. Biomicroelectromechanical systems, Prof. Shantanu Bhattacharya, IIT Kanpur
    11. Computational Fluid Dynamics, Prof. Suman Chakraborty, IIT Kharagpur
    12. Computer Aided Design and Manufacturing, Prof. Anoop Chawla, IIT Delhi
    13. Computer Aided Engineering Design, Prof. Anupam Saxena, IIT Kanpur
    14. Conduction and Radiation, Prof. C.Balaji, IIT Madras
    15. Convective Heat and Mass Transfer, Prof. A.W. Date, IIT Bombay
    16. Cryogenic Engineering, Prof. M.D. Atrey, IIT Bombay
    17. Design and Optimization of Energy Systems, Prof. C. Balaji, IIT Madras
    18. Design of Machine Elements I, Prof. G. Chakraborty, IIT Kharagpur
    19. Dynamics of Machines, Prof. Amitabha Ghosh, IIT Kanpur
    20. Engineering Fracture Mechanics, Prof. K. Ramesh, IIT Madras
    21. Engineering Mechanics, Prof. Manoj K Harbola, IIT Kanpur
    22. Engineering Mechanics ( IIT Guwahati), Prof. G.Saravana Kumar, IIT Guwahati
    23. Experimental Stress Analysis, Prof. K.Ramesh, IIT Madras
    24. Finite Element Method, Prof. C.S. Upadhyay, IIT Kanpur
    25. Fluid Mechanics III, Prof. V. Shankar, IIT Kanpur
    26. Fundamentals of Operations Research, Prof. G. Srinivasan, IIT Madras
    27. Heat and Mass Transfer, Prof. U.N. Gaitonde, IIT Bombay
    28. Industrial Engineering, Prof. Pradeep Kumar, IIT Roorkee
    29. Kinematics of Machines, Prof. Ashok K Mallik, IIT Kanpur
    30. Manufacturing Processes I, Prof. D.K. Dwivedi, IIT Roorkee
    31. Manufacturing Processes II, Prof. A.K. Chattopadhyay, IIT Kharagpur
    32. Material Science, Prof. S.K. Gupta, IIT Delhi
    33. Mathematical Methods in Engineering and Science, Prof. Bhaskar Dasgupta, IIT Kanpur
    34. Mechanical Measurements and Metrology, Prof. S. P. Venkateshan, IIT Madras
    35. Mechanical Vibrations, Prof. S.K.Dwivedy, IIT Guwahati
    36. Nonlinear Vibration, Prof. S.K. Dwivedy, IIT Guwahati
    37. Principles of Mechanical Measurements, Prof. R. Raman, IIT Madras
    38. Project and Production Management, Prof. Arun Kanda, IIT Delhi
    39. Refrigeration and Air Conditioning, Prof. R.C. Arora, IIT Kharagpur
    40. Robotics, Prof. C. Amarnath, IIT Bombay
    41. Rocket Propulsion, Prof. K. Ramamurthi, IIT Madras
    42. Strength of Materials, Prof. S.P.Harsha, IIT Roorkee
    43. Techonology of Surface Coating, Prof. A.K. Chattopadhyay, IIT Kharagpur
    44. Theory and Practice of Rotor Dynamics, Prof. Rajiv Tiwari, IIT Guwahati
    45. Tribology, Prof. Harish Hirani, IIT Delhi
    46. Welding Engineering, Prof. D.K. Dwivedi, IIT Roorkee

    Metallurgy and Material Science

    1. Advanced ceramics for strategic applications, Prof. H.S. Maiti, IIT Kharagpur
    2. Advanced Materials and Processes, Prof. B.S. Murty, IIT Kharagpur
    3. Advanced Metallurgical Thermodynamics, Prof. B.S. Murty, IIT Madras
    4. Electroceramics, Prof. Electroceramics, IIT Kanpur
    5. Fuels Refractory and Furnaces, Prof. S. C. Koria, IIT Kanpur
    6. Introduction to Biomaterials, Prof. Bikramjit Basu, IIT Kanpur
    7. Materials and Energy Balance, Prof. Satish Ch. Koria, IIT Kanpur
    8. Non-ferrous Extractive Metallurgy, Prof. H.S. Ray, IIT Kharagpur
    9. Optoelectronic Materials and Devices, Prof. Monica Katiyar, IIT Kanpur
    10. Physics of Materials, Prof. Prathap Haridoss, IIT Madras
    11. Principles of Physical Metallurgy, Prof. R.N. Ghosh, IIT Kharagpur
    12. Processing of Semiconducting Materials, Prof. Pallab Banerji, IIT Kharagpur
    13. Science and Technology of Polymers, Prof. B.Adhikari, IIT Kharagpur
    14. Steel Making, Prof. S.C.Koria, IIT Kanpur
    15. Structure of Materials, Prof. Sandeep Sangal, IIT Kanpur

    Ocean Engineering

    1. Coastal Engineering, Prof. V. Sundar, IIT Madras
    2. Dynamics of Ocean Structures, Prof. Srinivasan Chandrasekaran, IIT Madras
    3. Elements of Ocean Engineering, Prof. Ashoke Bhar, IIT Kharagpur
    4. Foundation for Offshore Structures, Prof. S. Nallayarasu, IIT Madras
    5. Health,Safety and Environmental Management in Petroleum and Offshore Engineering, Prof. Srinivasan Chandrasekaran, IIT Madras
    6. Hydrostatics and Stability, Prof. Hari V. Warrior, IIT Kharagpur
    7. Marine Construction and Welding, Prof. N.R.Mandal, IIT Kharagpur
    8. Marine Hydrodynamics, Prof. Trilochan Sahoo, IIT Kharagpur
    9. Port and Harbour Structures, Prof. R. Sundaravadivelu, IIT Madras
    10. Seakeeping and Manoeuvring, Prof. Debabrata Sen, IIT Kharagpur
    11. Ship Resistance and Propulsion, Prof. V. Anantha Subramanian, IIT Madras
    12. Strength and Vibration of Marine Structures, Prof. A.H. Sheikh, IIT Kharagpur
    13. Wave Hydrodynamics, Prof. V. Sundar, IIT Madras

    Other Subjects like Economics, Literature etc..

    1. Contemporary Issues in Philosophy of Mind and Cognition, Prof. Ranjan K.Panda, IIT Bombay
    2. Contemporary Literature, Prof. Aysha Iqbal Viswamohan, IIT Madras
    3. Ergonomics for beginners Industrial design, Prof. Debkumar Chakrabarti, IIT Guwahati
    4. Ergonomics for beginners: Industrial design perspective, Prof. Debkumar Chakrabarti, IIT Guwahati
    5. Fundamentals of Environmental Pollution and Control, Prof. Jayanta Bhattacharya, IIT Kharagpur
    6. Game Theory and Economics, Prof. Debarshi Das, IIT Guwahati
    7. History of Economic Theory, Prof. Shivakumar, IIT Madras
    8. Introduction to Film Studies, Prof. Aysha Iqbal Viswamoha, IIT Madras
    9. Introductory Sociology, Prof. A.K. Sharma, IIT Kanpur
    10. Macro Economics, Prof. Surajit Sinha, IIT Kanpur
    11. Money and Banking, Prof. Surajit Sinha, IIT Kanpur
    12. Natural Dyes, Prof. Padma Vanker, IIT Kanpur
    13. Population and Society, Prof. A. K. Sharma, IIT Kanpur
    14. Radiation Heat Transfer, Prof. J. Srinivasan, IISc Bangalore
    15. The monsoon and its variability, Prof. Sulochana Gadgil, IISc Bangalore
    16. Theory of Yarn Structures, Prof. Bohuslev Neckar, IIT Delhi
    17. Understanding Creativity and Creative Writing, Prof. Neelima Talwar, IIT Bombay
    18. Vehicle Dynamics, Prof. R.Krishnakumar, IIT Madras
      1. ------------------------------------------------------------------------------------------
       Người có học biết mình ngu dốt. The learned man knows that he is ignorant. Victor Hugo.

    *******

    Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
    Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


    Chia xẻ

    Bài viết được xem nhiều trong tuần

    CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

    Danh sách Blog

    Gặp Cơ tại Researchgate.net

    Co Tran