Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Hiển thị các bài đăng có nhãn nghệ thuật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nghệ thuật. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Bắt trẻ đồng xanh (The Catcher in the Rye) – Jerome David Salinger .


Bắt trẻ đồng xanh (The Catcher in the Rye) – Jerome David Salinger



Jerome David "JD" Salinger là một nhà văn Mỹ sớm đoạt giải thưởng văn chương trong những năm đầu đời. Ông đã mở đầu cho khuynh hướng tự thuật về một cuộc sống rất riêng tư và để lại ảnh hưởng rất lớn trong hơn một nửa thế kỷ. JD Salinger cũng đã xuất bản tác phẩm nguyên gốc cuối cùng của ông vào năm 1965 và  tham gia cuộc phỏng vấn cuối cùng của ông vào năm 1980 (Theo Wikipedia)
Sinh : 01 tháng 1 , 1919, thành phố New York, New York, Hoa Kỳ
Mất :  27 tháng 1 , 2010 ( 91 tuổi ), Cornish, New Hampshire, Hoa Kỳ
Các con : Matt Salinger , Margaret Salinger
Học vấn : Ursinus College .
Người phối ngẫu : Colleen O'Neill (1988-2010), Claire Douglas (1955-1967), Sylvia Welter (1945-1947)


Các tác phẩm chính :


1.The Young Folks
2.Go See Eddie
3.The Hang of It
4.The Heart of a Broken Story
5.The Long Debut of Lois Taggett
6.Personal Notes on an Infantryman
7.The Varioni Brothers
8.Both Parties Concerned
8.Soft Boiled Sergeant
10.Last Day of the Last Furlough
11.Once a Week Won't Kill You
12.A Boy in France
13.Elaine
14.This Sandwich Has No Mayonnaise
15.The Stranger
16.I'm Crazy
17.Slight Rebellion Off Madison
18.A Young Girl in 1941 with No Waist at All
19.The Inverted Forest
20.A Perfect Day for Bananafish
21.A Girl I Knew
22.Uncle Wiggily in Connecticut
23.Just Before the War with the Eskimos
24.Blue Melody
25.The Laughing Man
26.Down at the Dinghy
27.For Esmé - With Love and Squalor
28.The Catcher in the Rye
28.Pretty Mouth and Green My Eyes
30.De Daumier-Smith's Blue Period
31.Teddy
32.Franny
33.Raise High the Roof Beam, Carpenters
34.Zooey
35.Seymour: An Introduction
36.Hapworth 16, 1924

Xem thêm : http://salinger.org/



Khi đọc tựa truyện “Bắt trẻ đồng xanh”, nếu chưa được giới thiệu trước, hẳn dễ tưởng đây là sách thiếu nhi. Trong khi đây lại là tác phẩm từng gây tranh cãi lớn vì ngôn từ “phàm tục”, đề cập sự nổi loạn và tâm lý chán chường của lứa tuổi vị thành niên tại Hoa Kỳ thập niên 1950. Đây là cuốn sách đầu tay của nhà văn Hoa Kỳ Jerome David Salinger.

Câu chuyện được nhân vật chính – cậu trai trẻ 17 tuổi Holden Caulfield – kể lại qua ngôi thứ nhất. Đó là một thanh niên vừa bị đuổi học, vốn là người nhạy cảm và thông minh, nhưng lại không tìm được hứng thú trong cuộc sống và học tập. Đặc biệt Holden rất “dị ứng” với thói đạo đức giả có đầy rẫy trong cuộc sống xung quanh. Phía sau sự chán chường và những phản kháng, là một thanh niên giàu tình cảm, biết trân trọng những điều những giá trị “thật”.

Tôi không muốn tóm tắt nội dung cuốn sách này, và cũng mong rằng các bạn đừng đọc những tóm tắt nếu có. Bởi những sự việc được Holden kể lại, như việc bị đuổi học, đi thăm thầy giáo, đánh nhau, lang thang, tìm gái mại dâm,.. chỉ là những diễn biến để những tâm tư của cậu được bộc lộ, những trăn trở được giải bày qua ngôn ngữ giễu cợt chua cay. Những ký ức xen lẫn về người em trai đã chết, tình cảm dành cho cô em gái nhỏ cũng như cô bạn, là những điều không thể “tóm tắt” mà phải đọc hết từng câu từng chữ, để rồi thấu hiểu và cảm nhận.



Cuốn sách ra đời năm 1951 tại Hoa Kỳ, và đến nay đã xuất bản 65 triệu bản trên toàn thế giới. Tôi tin rằng đã có nhiều thế hệ thanh thiếu niên tại nhiều nơi khác nhau cảm thấy một phần của mình trong cuốn sách. Sự giả dối của người lớn, sự kệch cỡm của xã hội, tâm lý nổi loạn của tuổi mới lớn… dù biểu hiện khác nhau vẫn luôn chứa đựng những trải nghiệm mà ai cũng từng gặp. Không nêu ra những thứ giáo điều, nhưng chính câu chuyện của Holden lại là bài học quý giá mà cả người lớn lẫn những người đang trưởng thành có thể thấm thía. Mặc dù tác phẩm từng được đưa vào giảng dạy ở trung học tại Hoa Kỳ nhưng cá nhân tôi cho rằng bạn trẻ Việt Nam chỉ nên đọc cuốn này sau 18 tuổi.

Ghi chú: tôi đọc bản dịch của Phùng Khánh và Phùng Thăng được Nhã Nam tái bản 2008.

Bản tiếng Việt tham khảo dưới đây do Đức Dương và Bùi Mỹ Hạnh dịch (NXB Phụ nữ):
http://www.ConMotSach.com/books/bat_tre_dong_xanh.prc

Tham khảo bản tiếng Anh:
  http://www.ConMotSach.com/books/catcher_in_the_rye.pdf

Nguồn :  http://www.conmotsach.com/blog/bat-tre-dong-xanh-the-catcher-in-the-rye-jerome-david-salinger/



Đọc trực tuyến



Bắt Trẻ Đồng Xanh​
Tác Giả: J.D. Sainger​

Giới thiệu:​
Nếu có ai đó hỏi, liệu một quyển sách có khả năng làm thay đổi đời người không, tôi sẽ trả lời rằng tôi hiếm khi nghi ngờ điều đó. Một quyển sách, đến vào đúng thời điểm, có thể làm cho cuộc sống của ta rẽ sang hướng khác.
Đấy không phải là điều bạn được tuyên truyền hay dạy bảo, mà chính bạn sẽ rút ra được kết luận này, khi bắt gặp quyển sách của đời mình.
Tôi nhớ một buổi chiều ở Era, quán café sách quen thuộc tôi hay ghé lại mỗi khi rảnh rỗi. Khi đang chăm chú chọn sách trên chiếc giá sách nhỏ hai ngăn sát tường, có một người khách nữa trong quán cũng đến kệ sách. Đó là một người lạ, nhưng chúng tôi vẫn gật đầu chào nhau, có lẽ vì những ai cùng chung sở thích sẽ cảm thấy dễ gần hơn.
Và trong lúc cả hai đang chọn sách, anh quay sang tôi bắt chuyện, chủ yếu vẫn là hỏi về những thể loại sách tôi thích đọc. Rồi người lạ hỏi tôi, em đọc Bắt Trẻ Đồng Xanh chưa. Nhận được một cái lắc đầu thay câu trả lời, anh rút trong giá sách ra một quyển rất cũ, đưa cho tôi kèm lời giới thiệu “em đọc thử đi, sẽ không thấy tiếc thời gian đâu”.
Tôi nhớ mình đã ngồi lại đọc cho đến hết quyển sách được giới thiệu ấy. Cho đến bây giờ, tôi vẫn không tiếc khoảng thời gian đã bỏ ra cho bất kỳ quyển sách nào, không hẳn chỉ vì tôi thích đọc, mà có lẽ vì một quyển sách dù rất tệ cũng sẽ mang lại cho bạn vài điều gì đó đáng nói. Và nếu một lúc nào đó bạn được đắm chìm trong những trang viết tuyệt vời, thì đó hẳn là những khoảnh khắc đáng quý.
Nhưng sẽ hay hơn nhiều, nếu khi buông quyển sách xuống, và thoát ra khỏi thế giới của nó mà ảnh hưởng của những gì bạn đọc được vẫn còn đó, đi theo bạn, trở thành một phần của bạn. Bắt Trẻ Đồng Xanh, đối với tôi – là một quyển sách như thế.
Tôi tìm thấy sự đồng cảm với nhân vật chính – Holden Caulfield, chàng trai 17 tuổi bị đuổi khỏi trường dự bị Pencey vì những lý do như đã thi trượt bốn trong tổng số năm môn, hay không chịu học hành, nhưng lý do lớn nhất là cậu đã chán đến tận cổ một nền giáo dục giáo điều, rỗng tuếch; cũng như những con người đạo đức giả và bộ tịch đầy rẫy trong môi trường học tập của cậu.
Tôi dõi theo bước chân của Holden - một cậu trẻ thông minh và nhạy cảm - chỉ vừa bước một chân qua ngưỡng cửa của sự trưởng thành, còn nhiều băn khoăn, nghi ngờ, đôi lúc chán nản cùng cực. Cho dù là ở New York xa xôi, hay ngay tại đây, chung quanh chúng ta và có thể ngay chính bản thân chúng ta nữa, chúng ta luôn tìm thấy những nỗi băn khoăn, những hoài nghi, và sự phản kháng thậm chí nổi loạn của giới trẻ.
Có thể chính vì thế mà qua nhiều năm, Bắt Trẻ Đồng Xanh luôn tìm được những cảm xúc đồng điệu trong lòng người đọc, và luôn có ảnh hưởng đến những lớp độc giả trẻ tuổi. Ở đó, người ta bắt gặp hình ảnh của mình, hoặc là một phần của chính mình.
Ngay từ lần xuất bản đầu tiên tại Hoa Kỳ năm 1951, Bắt Trẻ Đồng Xanh (nguyên tác: The Catcher in the Rye) đã trở thành một hiện tượng. Bị chỉ trích như một quyển sách tồi tệ vì dùng ngôn ngữ thô tục và đề cập đến tôn giáo, xã hội và giáo dục một cách “không chính thống”, nhưng đồng thời Bắt Trẻ Đồng Xanh cũng là quyển sách được đưa vào chương trình giáo dục trung học của Hoa Kỳ.
Hình tượng nhân vật chính – Holden Caulfield, trở thành một hình ảnh biểu trưng cho một thế hệ thanh niên lạc lõng, chán chường và nổi loạn, không chỉ có giá trị phản ánh một phần lịch sử đương thời, mà nó luôn tươi mới và gắn liền với cuộc sống, với những người trẻ ở bất kỳ một thời điểm nào. Cho đến nay, với hơn 65 triệu ấn bản được bán ra trên toàn thế giới, cũng như việc quyển này được tạp chí Time đưa vào danh sách 100 tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất từ 1923 đến nay cũng đã phần nào cho thấy sức sống và sức lan tỏa của tác phẩm.
Tại Việt Nam, người đọc làm quen với ấn phẩm tiếng Việt qua bản dịch của Phùng Khánh (Nhà sách Thanh Hiên – 1965) và một bản nữa của Đức Dương và Bùi Mỹ Hạnh (NXB Phụ Nữ, 1992 và tái bản bởi NXB Văn Học, 2005).
Trong bài phê bình “Những giá trị đạo đức trong Bắt trẻ đồng xanh” của Edwards June (Mai Sơn dịch), ông cho rằng “Trái với những lời kết tội, Bắt Trẻ Đồng Xanh đích thực là một cuốn sách đạo đức. Dù bạn lấy những lời dạy của Jesus, văn kiện của chế độ dân chủ, lý thuyết của Kohlberg, hay bất cứ một nguồn luận cứ nào khác để làm nguồn sáng đạo đức soi rọi, thì Holden vẫn nổi lên như là một con người bối rối mà đức hạnh.”
Tất nhiên, Bắt Trẻ Đồng Xanh không chỉ có thế, vì nếu đấy chỉ là một cuốn sách đạo đức thì bạn đã có hàng ngàn cuốn khác như thế, hàng ngàn cuốn rao giảng đạo đức đơn thuần. Bắt Trẻ Đồng Xanh, trong cách nhìn nhận của tôi, là một quyển sách làm nên sự khác biệt.
Với tôi, trước nhất khía cạnh giữ chân tôi là cách kể chuyện tự nhiên và cuốn hút của tác giả, cũng như việc nắm bắt tâm lý giới trẻ rất tốt, để tôi cảm thấy như thể Salinger viết cho chính mình, cho những người cùng thời, mà còn cho cả tôi, hoặc viết về một ai đó có nhiều điểm giống tôi.
Theo chân Holden Caulfield trở về nhà ở New York sau khi bị đuổi học, tôi không chỉ trải qua một chặng đường với nhiều điểm lý thú nho nhỏ, mà đến khi đọc xong, tôi biết rằng chàng trai ấy không chỉ để lại cho tôi một ấn tượng đẹp, mà còn gieo vào lòng tôi một mong muốn mãnh liệt: mong muốn được tìm thấy bản thân, và được sống với những giá trị đích thực của chính mình.
Trong một xã hội mà những giá trị ảo và thói đạo đức giả lên ngôi, Holden đã cố tách mình khỏi nó. Người ta cần sự tỉnh táo để nhận ra những điều xấu xa, dối trá; cần lòng ngay thẳng để biết ghê tởm và xa lánh chúng; nhưng cũng cần cả sự trong sáng trong tâm hồn để biết nhìn ra những điểm tốt đẹp giữa nơi xô bồ chứ không đánh đồng mọi việc.
Holden chính là một người có những phẩm chất đó. Cậu chán ngấy những màn kịch tôn giáo màu mè và nghĩ “nếu Jesus mà thấy được những bộ trang phục màu mè ấy, chắc ngài sẽ nôn mửa ra mất”, nhưng lại quý mến và quyên tiền cho hai nữ tu đang trên đường xuống miền Nam Chicago dạy học.
Caulfield chán nản những trường lớp rao giảng giáo điều, nhưng trước khi về nhà sau khi bị đuổi học cậu còn ghé thăm ông giáo già dạy Sử, người tuy đã đánh trượt cậu nhưng cậu vẫn quý ông ta vì lòng nhiệt tâm với nghề, thậm chí còn ghi thêm vài dòng vào bài thi để ông không cảm thấy áy náy khi đánh trượt mình.
Cũng vậy, tuy ghê tởm những đứa bạn bẩn thỉu, nhưng Caulfield sẵn sàng trò chuyện hay đi xem phim với chúng, vì chúng chẳng có đứa bạn nào. Tôi cảm động vì Caulfield, ngay cả khi có hành động nổi loạn vẫn không hề chống lại những nền tảng gia đình, vẫn tôn kính cha mẹ và yêu thương anh em, đặc biệt là cô em gái Phoebe.
Với tôi, đoạn trò chuyện giữa hai anh em khi Caulfield lẻn vào nhà, cũng như đoạn kết khi cậu quyết định ở lại vì em gái và dẫn em đi chơi công viên là một trong những trang viết đẹp nhất mà tôi từng đọc về tình cảm gia đình. Nó trong sáng, cảm động dù quả thực rất trẻ con, và nó làm bạn bất giác mỉm cười.
Với tôi, Bắt Trẻ Đồng Xanh chưa bao giờ là một quyển sách của sự phản kháng và chán chường đơn thuần. Tôi tìm thấy ở đó niềm vui sống, của nhân vật và của cả độc giả. Những niềm vui giản dị, nhỏ bé và rất dễ bắt gặp khắp mọi nơi. Mội bài thơ của đứa em đề tặng trên găng tay, một giọng hát trẻ con trong trẻo, hay những mơ ước có phần viển vông….
Như “nghề mơ ước” của Holden Caulfield vậy: hãy hình dung một cánh đồng lúa mạch xanh bát ngát ở đâu đó trên trái đất này, chỉ có bầy trẻ con chơi với nhau. Cậu sẽ đứng trên một mỏm đá bên rìa vực thẳm, ngắm lũ trẻ chơi đùa, canh chừng cho chúng. Khi chúng băng qua cánh đồng xanh, đến gần mỏm đá, chàng Holden nhà ta sẽ tóm lấy chúng để chúng khỏi rơi xuống. Chỉ thế thôi.
Đọc đến đấy, tôi bật cười. “Anh biết, Phoebe ạ, đó là mơ tưởng điên khùng, ngu xuẩn, nhưng thực sự anh muốn thế”.Không chỉ Holden, có lẽ còn nhiều người mơ như thế, hoặc tương tự thế. Và không có giấc mơ nào là ngu xuẩn, nhất là việc giữ lại niềm vui ngây thơ của con trẻ, cũng như chia sẻ niềm vui ấy với chúng. Có lẽ bất kỳ xã hội nào cũng cần những con người muốn làm công việc “bắt trẻ đồng xanh” ấy.
Trong một quyển tiểu thuyết tôi đọc, có 1 nhân vật nói về cha mình như sau “Ông cụ rất tốt, nhưng ông là một chai Coca. Có hàng triệu chai Coca trên thế giới này, và chúng giống hệt nhau. Tôi không muốn mình cũng là một trong số đó”.
Khi những nỗ lực đồng hóa mọi người, những khuôn thước, chuẩn mực đuợc đưa ra để triệt tiêu cái Tôi khác biệt, Bắt Trẻ Đồng Xanh là một tiếng nói phản tỉnh. Quyển sách đánh thức cái mong muốn được sống đúng với thực chất con người mình trong tôi.
Mỗi người là một vũ trụ nhỏ bao gồm cả những điểm đẹp đẽ và xấu xa nhưng rất riêng biệt, chính vì thế nó làm cho cuộc đời rộng lớn kia thêm phong phú. Tôi đã biết cách trân trọng những điểm khác biệt ở người khác, ngay cả khi họ có quan điểm trái ngược với mình.
Tôi nuôi dưỡng những giấc mơ, và luôn nỗ lực để có thể biến nó thành hiện thực (tất nhiên không phải là một giấc mơ bắt được vài đứa trẻ băng qua cánh đồng). Và tôi tin ở những gì mình cảm nhận được. Chẳng phải niềm tin là một điều đẹp đẽ sao, và cứ hãy tin những điều bạn muốn, thay vì tin những gì người ta muốn bạn phải tin, hoặc cố nhồi vào đầu bạn.
Cho dù đi ngược lại, hoặc không hoàn toàn trùng khớp với những “giá trị chung” như Kinh thánh, hay sách vở thì với tôi Bắt Trẻ Đồng Xanh vẫn là một quyển sách đẹp đẽ, vì nó giúp người ta nhận ra Con Người, hiểu với ý nghĩa đơn lẻ nhất – đáng được trân trọng như thế nào.
Khi Holden bị đuổi học, đúng ra là lần thứ tư bị đuổi, cô em gái luôn lập lại “bố sẽ giết anh mất thôi”. Cậu cũng hình dung ra chuyện gì chờ đợi mình, nhưng tôi chắc Holden sẽ không đời nào chọn con đường dẹp bỏ cảm xúc, tảng lờ chính tiếng nói của tâm hồn mình để trờ thành một ai đó như mong muốn của gia đình, hay có một vị trí trong xã hội.
Khi Holden nói với em Phoebe “anh sẽ lên phía Bắc chăn ngựa…” dù cậu chưa từng cưỡi ngựa, tôi tin rằng nếu có cơ hội Holden vẫn sẽ làm mọi cách để tìm đến cánh đồng xanh của mình. Tôi cũng thế, và ngã rẽ của cuộc đời tôi được đánh dấu vào ngày tôi rời trường đại học để làm những gì mình thực sự muốn. Trong quyết định ấy của tôi có phần ảnh hưởng không nhỏ từ Bắt Trẻ Đồng Xanh.
Cuộc sống thật đáng quý và có lẽ rất ngắn ngủi, vì thế ta có lẽ nên dành thời gian để làm những việc mình muốn, thay vì sống theo ý muốn của một ai đó khác hoặc sống cho qua tháng ngày.
Nhìn lại, cho đến giờ có thể tôi chưa đạt được thành công gì đáng kể, và sau này tôi cũng chẳng mong mình thành ông thánh bà tướng gì cả. Tôi chỉ đơn giản thấy hạnh phúc và mãn nguyện.
Nếu bạn muốn tặng ai đó một món quà, tôi xin đưa ra một đề nghị nho nhỏ: bạn hãy tặng họ 1 quyển sách. Có thể nó không tạo ra một bước ngoặt, không thay đổi cuộc đời họ, mà chỉ đơn giản là làm họ thêm yêu đời là đã đủ rồi. Sẽ chẳng bao giờ là quá muộn để bắt đầu Sống thực sự, và đôi khi quá trình ấy được khởi đầu, hoặc thúc đẩy nhờ vào một quyển sách đến đúng thời điểm.
Khi tôi đọc Bắt Trẻ Đồng Xanh, đó là 1 quyển sách cũ rách bìa xuất bản từ trước năm 75, và thuộc dạng sách hiếm, khó tìm, ngay cả khi tìm trong các nhà sách cũ. Tôi đã mượn chủ quán về để bọc lại bìa, và hi vọng có nhiều bạn sẽ tiếp tục đọc nó, cũng như copy ra nhiều bản để tặng bạn bè mình.
Đến cuối tháng 04.2008, tôi lại thấy bản Bắt Trẻ Đồng Xanh ngoài nhà sách, vẫn là bản dịch cũ của dịch giả Phùng Khánh, có chỉnh sửa và biên tập lại. Quả thực, đó là một niềm vui đối với tôi.
Tự quyển sách làm nên giá trị của nó, nhưng phải kể đến phần đóng góp không nhỏ của dịch giả Phùng Khánh trong việc mang lại một bản dịch tiếng Việt điêu luyện, nhuần nhị và tinh tế mà vẫn giữ được tinh thần của nguyên tác.
Khi việc tìm kiếm quyển sách không quá khó khăn như trước nữa, sao bạn không thử tìm đọc nó? Tôi nghĩ bạn sẽ không tiếc thời gian đã bỏ ra, nhất là sau khi đọc xong quyển tiểu thuyết đẹp đẽ ấy.

Crimson Mai

Download:
Dropbox: [EPUB] [PRC]
 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Người có học biết mình ngu dốt. The learned man knows that he is ignorant.

 Victor Hugo.


Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

BẢN GIAO HƯỞNG SÔ 5 - Định mệnh - LUDWIG VAN BEETHOVEN

BẢN GIAO HƯỞNG SÔ 5 - Định mệnh - LUDWIG VAN BEETHOVEN









Portrait of Ludwig van Beethoven by Josef Karl Stieler

Bản Giao hưởng Số 5 cung Đô thứ Op. 67 "Định mệnh" được Beethoven sáng tác vào giai đoạn 1804-1808. Đây là một trong những bản giao hưởng âm nhạc cổ điển nổi tiếng nhất và phổ biến nhất, và thường được trình diễn tại các buổi hòa tấu. Bản giao hưởng gồm bốn chương (movement): chương mở đầu sonata, andante, chương scherzo tiết tấu nhanh dẫn đến chương cuối attacca. Nó được trình diễn lần đầu tiên tại nhà hát opera Theater an der Wien ở Viên năm 1808, ngay sau đấy bản giao hưởng đã trở lên nổi tiếng. E.T.A. Hoffmann miêu tả nó là "một trong những tác phẩm lớn của thời đại".












Tác phẩm mở đầu băng mô típ bốn nốt "ngăn-ngắn-ngắn-dài" lặp lại hai lần.
{\clef treble \key c \minor \time 2/4 {r8 g'8 [ g'8 g'8 ] | ees'2\fermata | r8 f'8 [ f'8 f'8 ] | d'2 (| d'2\fermata) | } }
( Trích :  Beet5mov1bars1to5.ogg )

Bản Giao hưởng và mô típ bốn nốt nhạc mở đầu này trở nên nổi tiếng trên thế giới và thường xuyên được sử dụng trong văn hoá đại chúng từ nhạc disco cho đến rock and roll và xuất hiện cả trong điện ảnh và truyền hình.

Lịch sử

Quá trình sáng tác

Bản giao hưởng Số 5 có một quá trình thai nghén lâu dài. Những phác thảo đầu tiên cho nó được Beethoven bắt tay vào thực hiện vào năm 1804 ngay sau khi ông hoàn thành Bản Giao hưởng số 3. Tuy nhiên, quá trình sáng tác tác phẩm này bị gián đoạn bởi việc chuẩn bị cho những tác phẩm khác như vở opera Fidelio, bản piano sonata Appassionata, ba bản Razumovsky cho tứ tấu bộ dây, Concerto cho Violin, bản Giao hưởng số 4 và Mass cung Đô trưởng. Mãi cho đến năm 1807 Beethoven mới có thể quay lại với việc sáng tác bản giao hưởng số 5 và hoàn thành vào năm 1808. Nó được thực hiện song song với bản giao hưởng số 6 và cả hai bản giao hưởng này được công diễn vào cùng một ngày.


Beethoven hoàn thành bản Giao hưởng Số 5 ở giữa những năm ba mươi tuổi khi cuộc sống của ông gặp nhiều rắc rối bởi căn bệnh điếc ngày càng trầm trọng. Bối cảnh lịch sử thế giới khi đó được đánh dấu bởi những cuộc chiến của Napoléon, bạo loạn chính trị ở Áo, và sự chiếm đóng kinh đô Viên của binh đoàn Napoléon vào năm 1805.






Ra mắt

nhà hát Theater an der Wien 


Bản Giao hưởng Số 5 được biểu diễn ra mắt vào ngày 22 tháng 12 năm 1808 trong một buổi hoà nhạc đồ sộ tại nhà hát Theater an der Wien do đích thân Beethoven chỉ huy. Buổi biểu diễn kéo dào hơn bốn giờ đồng hồ. Hai bản Giao hưởng được trình diễn theo thứ tự đảo ngược, bản số 6 trước rồi mới đến bản Số 5.







Chương trình của buổi biểu diễn như sau:
Giao hưởng số 6
Aria: "Ah, perfido", Op. 65
The Gloria các chương của Mass cung Đô trưởng
Concerto số 4 cho Piano (chơi bởi Beethoven)
(Giải lao)
Giao hưởng số 5
The Sanctus and Benedictus các chương của Mass cung Đô trưởng
Độc tấu ngẫu hứng của Beethoven
Đồng ca fantasia

Theater an der Wien như nó xuất hiện trong đầu thế kỷ 19
Beethoven dành tặng bản Giao hưởng Số 5 của ông cho hai người bảo trợ, Vương công Franz Joseph von Lobkowitz và Bá tước Razumovsky. Dòng đề tặng xuất hiện trên bản in nhạc phổ lần đầu tiên vào tháng 4 năm 1809.


Tiếp nhận và ảnh hưởng


Buổi biểu diễn ra mắt tác phẩm nhận được rất ít phản hồi do diễn ra trong điều kiện khó khăn. Trước đó, dàn nhạc giao hưởng chưa có thời gian luyện tập – chỉ tập được một buổi duy nhất – và khi một nhạc công mắc lỗi trong lúc biểu diễn Đồng ca Fantasia, Beethoven đã phải cho ngừng toàn bộ dàn nhạc và biểu diễn lại từ đầu. Khán phòng hôm đó cực kỳ lạnh và khán giả đã kiệt sức vì buổi biểu diễn quá dài. Tuy nhiên, một năm rưỡi sau đó, nhạc phổ của bản nhạc được xuất bản do tác động của một bài phê bình ca ngợi cuồng nhiệt do một tác giả ẩn danh viết (mà thực chất chính là E.T.A. Hoffmann) đăng trên tờ san Allgemeine musikalische Zeitung. Ông đã mô tả bản nhạc với những hình ảnh đầy kịch tính:
Ánh sánh rực rỡ chiếu xuyên qua màn đêm thăm thẳm, và lúc ấy ta mới nhận ra bóng tối khổng lồ đang lắc lư tới lui đã bao trùm lên ta, huỷ diệt mọi thứ bên trong ta chỉ trừ nỗi đau của niềm khắc khoải vô tận – cái khắc khoải mà trong đó mọi sự khoái lạc ngân lên trong cung bậc hân hoan đều bị dìm xuống và chết lịm, và chỉ qua nỗi đau ấy – cái thống trị nhưng không huỷ diệt tình yêu, hy vọng và niềm vui – ngực ta như muốn nổ tung bởi hơi thở dồn dập trong những hoà âm tràn ngập âm thanh của niềm đam mê, chúng ta bám lấy cuộc sống và trở thành người nắm giữ linh hồn.
Hoffman dành phần lớn nhất trong bài ngợi ca nồng nhiệt này để phân tích chi tiết bản giao hưởng, nhằm cho độc giả thấy được cách thức Beethoven sử dụng để nhấn mạnh những hiệu ứng đặc biệt đối với thính giả. Trong một bài luận mang tên "Nhạc không lời của Beethoven", kết hợp bài phê bình này cùng một bài viết khác vào năm 1813 về tác phẩm tam tấu đàn dây Op. 70, xuất bản trong ba số vào tháng 12 năm 1813, E.T.A. Hoffman ngợi ca thêm "bản giao hưởng cung Đô thứ kỳ diệu, sâu sắc không bút nào tả xiết."
Bản giao hưởng tuyệt diệu này, trong một cao trào cứ lên cao mãi, cao mãi, đã đưa đẩy thính giả rơi vào thế giới tâm linh của sự vô tận mới thật mãnh liệt!… Không nghi ngờ rằng toàn bộ làn sóng nhu động giống như một khúc Rhasody cuồng tưởng đã tinh tế đã đi qua bao người, nhưng tâm hồn của mỗi một thính giả am tường chắc chắn đã bị khuấy động một sâu sắc và mật thiết bởi cảm giác rằng không có một địa hạt tâm linh nào khác nơi nỗi buồn và niềm vui lại có thể ôm ấp lấy anh ta bằng những âm thanh…
Bản giao hưởng sớm đạt được vị trí như một tác phẩm trung tâm trong sự nghiệp của Beethoven. Như một biểu tượng của nhạc cổ điển, nó được chơi mở màn cho những buổi hoà nhạc của Dàn nhạc Giao hưởng New York vào ngày 7 tháng 12 năm 1842, và Dàn nhạc Giao Hưởng Quốc gia Mỹ ngày 2 tháng 11 năm 1931. Những yếu tố sáng tạo đột phá cả về kỹ thuật lẫn khả năng tác động tới cảm xúc của nó đã có sức ảnh hưởng sâu rộng tới các nhà soạn nhạc và giới phê bình âm nhạc, và là nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm sau này của Brahms, Tchaikovsky (tiêu biểu là trong bản Giao hưởng số 4 của ông),  Bruckner, Mahler, và Hector Berlioz. Giao hưởng số 5 cùng với bản Giao hưởng số 3 (Anh hùng ca) và Giao hưởng số 9 (Thánh ca) trở thành những bản giao hưởng có tính cách mạng nhất của Beethoven.


Nhạc cụ

Bản Giao hưởng Số 5 được chơi bởi các nhạc cụ: piccolo (chỉ xuất hiện trong chương 4), 2 sáo, 2 oboe, 2 clarinet cung Si giáng và Đô, 2 bassoon, contrabassoon (chỉ xuất hiện trong chương 4), 2 kèn cor cung Mi giáng và Đô, 2 trumpet, 3 trombon (alto, tenor, và bass, chỉ xuất hiện trong chương 4), trống timpani (gam Son-Đô) và bộ vỹ.




Kết cấu

Một buổi biểu diễn kiểu mẫu thường kéo dài 30 phút. Tác phẩm chia làm bốn chương:

Chương 1: Allegro con brio

Chương đầu mở màn với mô típ 4 nốt đã đề cập ở trên, một trong những mô tip nổi tiếng nhất của âm nhạc phương Tây. Có khá nhiều tranh cãi giữa các nhạc trưởng về nhịp điệu để chơi bốn nốt mở màn này. Một số nhạc trưởng tuân thủ chặt chẽ theo nhịp allegro (nhịp nhanh khoảng 120-168 nhịp trên phút); một số khác nhằm nhấn mạnh sự nặng nề của tiếng gõ cửa định mệnh lại chơi bốn nốt mở đầu với nhịp điệu rất chậm và trang nghiêm; một số khác thì chơi theo nhịp molto ritardando (chơi mỗi nhịp bốn nốt chậm dần), cho rằng dấu lặng trên nốt thứ tư đóng vai trò cân bằng. Một số nhà phê bình nhấn mạnh điều quan trọng là phải thể hiện được tinh thần của nhịp hai-một và cho rằng nhịp một-hai-ba-bốn thường bị chơi sai.
( Nghe chương 1 :  Ludwig_van_Beethoven_-_symphony_no._5_in_c_minor,_op._67_-_i._allegro_con_brio.ogg )

Chương đầu được viết theo hình thức sonata truyền thống mà Beethoven thừa hưởng từ những nhà soạn nhạc cổ điển tiền bối Haydn và Mozart (trong đó ý tưởng chính được thể hiện ngay từ những trang đầu tiên và được tiếp tục đưa đẩy và phát triển lên qua rất nhiều nốt nhạc, với sự lặp lại kịch tính của đoạn mở đầu – dấu tóm tắt – ở quãng ba phần tư của toàn bộ chương). Nó bắt đầu với hai đoạn kịch tính cực mạnh, một mô tip nổi tiếng nhằm thu hút sự chú ý của thính giả. Tiếp theo bốn nhịp đầu Beethoven sử dụng biện pháp lặp và tiếp nối để phát triển chủ đề. Bốn nốt lặp lại ngắn gọn như xô đầy lên nhau với nhịp độ đều đặn tạo lên một giai điệu đơn nhất liên tục trôi chảy. Ngay sau đó, một đoạn nối được chơi bằng kèn cor với âm hưởng nhanh mạnh thế chỗ trước khi chủ đề thứ hai được giới thiệu. Chủ đề thứ hai này được chơi ở cung Mi giáng, giọng trưởng tương đương, và nó trữ tình hơn, được viết cho piano và với bốn nốt mô típ được chơi phụ hoạ bởi bộ vỹ. Phần tái hiện một lần nữa lại dựa trên bốn nốt mô típ. Sự phát triển của phân đoạn tiếp tục sử dụng biện pháp chuyển giọng, tiếp nối và lặp lại và đoạn nối. Trong đoạn lặp lại này, có một phần độc tấu ngắn dành cho oboe theo phong cách gần như ngẫu hứng, và toàn bộ chương đầu kết thúc với coda (đoạn kết của một chương nhạc) mãnh liệt.

Chương hai: Adante con moto

Chương hai chơi ở cung La trưởng mang đậm tính trữ tình với hình thức chủ đề kép biến tấu, tức là hai chủ đề cùng xuất hiện và biến đổi luân phiên nhau. Tiếp theo những đoạn biến tấu là một phần coda dài.
Chương này mở đầu với sự lên tiếng của chủ đề thứ nhất, một giai điều được đồng tấu bằng viola và cello với double bass phụ hoạ. Chủ đề thứ hai ngay lập tức theo sau bằng hoà âm tạo ra bởi clarinet, basson, violin, với giải âm ba nốt cho viola và bass. Ở đoạn biến tấu tiếp theo chủ để thứ nhất lại xuất hiện và tiếp nối nó là chủ để thứ ba, 32 nốt chơi bằng viola và cello với một đoạn đối chọi chơi bởi sáo, oboe và basson. Tiếp theo một khúc chuyển tiếp toàn bộ dàn nhạc cùng hoà tấu với nhịp điệu cực mạnh, dẫn tới một đoạn cao trào mạnh dần, và đoạn coda để kết thúc chương.
( Nghe chương 2 : Ludwig_van_Beethoven_-_symphony_no._5_in_c_minor,_op._67_-_ii._andante_con_moto.ogg )


Chương ba: Scherzo. Allegro

Chương ba có cấu trúc ba lớp, bao gồm scherzo và trio được viết theo khuôn mẫu của chương ba trong nhạc giao hưởng thời kỳ Cổ điển, trong đó đoạn scherzo chính được chơi liên hoàn, rồi đến một phần trio đối lập, và đoạn scherzo sẽ lặp lại, và đến coda kết thúc. Tuy nhiên trong khi nhạc giao hưởng thời kỳ Cổ điển thông thường sử dụng minuet và trio cho chương ba thì Beethoven lại có sự cách tân bằng cách sử dụng cấu trúc scherzo và trio.
Chương ba này lại quay lại chơi ở cung Đô thứ ở đoạn mở đầu và bắt đầu với chủ đề được chơi bằng cello và double bass
\relative c{ \clef bass \key c \minor \time 3/4 \partial 4 g\pp \mark "Allegro" c ees g c2 ees4 d2 fis,4 g2.}
( Trích :  Beet5mov3bars1to4.ogg )

Chủ đề mở màn được đáp lại bằng một chủ để tương phản chơi bằng nhạc cụ bộ hơi, và đoạn này được lặp lại. Sau đó kèn cor lên tiếng mạnh mẽ để tuyên bố chủ để chính của chương và phần nhạc phát triển từ đây.
Phần trio chơi ở cung Đô trưởng và được viết theo lối đối âm. Khi đoạn scherzo trở lại lần cuối cùng, nó được chơi bằng bộ dây hết sức nhẹ nhàng với kỹ thuật pizzicato.
"Phần scherzo tạo sự đối lập tương tự như những giai điệu chậm trong đó chúng phát triển từ những đặc điểm cực kỳ khác biệt giữa scherzo và trio… Scherzo đối lập hình ảnh này với mô tip (3+1) nổi tiếng của chương đầu, cái có tính quyết định xuyên suốt toàn bộ chương."
( Nghe chương 3 : Ludwig_van_Beethoven_-_symphony_no._5_in_c_minor,_op._67_-_iii._allegro.ogg )


Chương 4: Allegro


Âm điệu hân hoan và hồ hởi của chương kết ngay lập tức theo sau scherzo mà không hề bị ngắt quãng. Nó được viết theo hính thức sonata biến thể khác lạ: ở phần cuối của đoạn phát triển chủ đề, các nhạc cụ tạm ngưng ở phách át, chơi cực mạnh, và âm nhạc được tiếp tục chơi sau đoạn ngừng với điệp khúc nhẹ nhàng của "chủ đề kèn cor" trong điệu scherzo. Phần tóm tắt sau đó được giới thiệu bằng nhịp điệu mạnh dần phát ra từ những nhịp cuối cùng của phần scherzo thêm vào, giống hệt nhạc của phần mở đầu chương. Đưa phần tạm ngưng vào chương cuối với chất liệu từ ‘vũ điệu’ thứ ba này lần đầu tiên được Haydn sử dụng trong tác phẩm Giao hưởng số 46 cung Si của ông vào năm 1772. Không ai biết liệu có phải Beethoven học tập từ tác phần này hay không.
Chương cuối Bản giao hưởng Số 5 kết thúc bằng một coda rất dài, trong đó những chủ đề chính của chương được chơi theo hình thức cô đọng về nhịp điệu. Càng tới cuối nhịp điệu chuyển dần về presto (rất nhanh). Bản giao hưởng kết thúc bằng 29 nhịp ở hợp âm Đô trưởng, chơi cực mạnh. Charles Rosen trong The Classical Style cho rằng kết thúc này thể hiện cảm nhận Beethoven về tính tương quan trong nhạc thời kỳ Cổ điển: đoạn "kết dài đến khó tin" hoàn toàn ở cung đô trưởng là cần thiết "để kết lại sự căng thẳng tột độ của tác phầm đồ sộ này."
( Nghe chương 4 : Ludwig_van_Beethoven_-_symphony_no._5_in_c_minor,_op._67_-_iv._allegro.ogg )


Ảnh hưởng

Nhà nghiên cứu âm nhạc thế kỷ 19, Gustav Nottebohm lần đầu tiên chỉ ra rằng chủ đề trong chương ba của tác phầm này có chung chuỗi các quãng như phần mở đầu của chương cuối của bản Giao hưởng số 40 cung Son thứ K.550 của Mozart. Đây là phần mở đầu của Mozart:
MozartSymph40Mvt4Opening.png
( Trích : Mozart40bars1to3.ogg  )

Trong khi sự giống nhau ngẫu nghiên đôi cũng khi xảy ra trong âm nhạc, trường hợp của Beethoven có vẻ không phải do tình cờ. Nottebohn khám phá ra sự tương đồng này khi xem xét bản nháp mà Beethoven sử dụng để soạn thảo Bản giao hưởng Số 5 và thấy rằng 29 nhịp hợp âm kết thúc của Mozart được Beethoven sao chép lại.

Nguồn  :  http://vi.wikipedia.org/wiki/Giao_huong_so_5_Beethoven
http://en.wikipedia.org/wiki/Symphony_No._5_(Beethoven)

Xem thêm
http://www.all-about-beethoven.com/symphony5.html
http://www.theguardian.com/music/tomserviceblog/2013/sep/16/symphony-guide-beethoven-fifth-tom-service




Trần hồng Cơ 
Biên tập - Lược dịch











 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Chúng ta phải biết và chúng ta sẽ biết .

 David Hilbert .

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

25 NGHỆ SĨ ROCK CỔ ĐIỂN NỔI TIẾNG . Phần 1 .


25  NGHỆ SĨ ROCK CỔ ĐIỂN NỔI TIẾNG . 

Phần 1 . 



Một số nghệ sĩ đầu tiên đạt được danh tiếng khi là thành viên của ban nhạc. Một số khác đã bắt đầu và tiếp tục sáng tác một mình. Tất cả họ đều chia sẻ một mức độ phi thường về sự thành công trong thể loại âm nhạc và chịu chi phối bởi phong cách của các nhóm. Căn cứ vào tuổi thọ, doanh số album bán ra , tần suất phát sóng trên radio, và ảnh hưởng âm nhạc của các nghệ sĩ , sau đây là danh sách Top 25 Classic Rock Solo Artists được sắp xếp theo trang About.com .

1. Paul McCartney

Kết quả hình ảnh cho paul mccartney


Paul McCartney - Nhạc sĩ .
Sir James Paul McCartney, MBE, là nhạc sĩ , ca sĩ , người viết nhạc , chuyên gia nhạc cụ ,kiêm sáng tác .
Sinh :  18 tháng 6 , 1942 , tại  Walton, Liverpool, Anh quốc .
Các nhạc phẩm : Yesterday, Let it be , Another day , Hey Jude, Blackbird, In My Life, ...
Các nhóm nhạc : The Beatles, Wings, The Quarrymen, Band Aid, The Fireman, Band Aid 20
Người phối ngẫu : Nancy Shevell (2011), Heather Mills (2002–2008), Linda McCartney (1969–1998)
Các con : Heather McCartney, Stella McCartney, James McCartney, Mary McCartney, Beatrice McCartney


Album khái quát : All The Best
Trong sách kỷ lục Guinness World Records ông được xem như nhà soạn nhạc thành công nhất của thế kỷ 20, đã rất thành công trong sự nghiệp solo của mình cũng như khi còn là một thành viên của The Beatles.

Xem thêm  http://www.paulmccartney.com

Vài ca khúc tiêu biểu

+ 1.1 Yesterday

Paul McCartney

Yesterday, all my troubles seemed so far away
Now it looks as though they're here to stay
Oh I believe in yesterday

Suddenly I'm not half the man I used to be
There's a shadow hanging over me
Oh yesterday came suddenly

Why she had to go I don't know
She wouldn't say
I said something wrong, Now I long for yesterday

Yesterday, love was such an easy game to play
Now I need a place to hide away
Oh I believe in yesterday

 ("YESTERDAY" was first performed on Sep 09 1975 in Southampton)



+ 1.2  Let It Be

Paul McCartney

When I find myself in times of trouble
Mother Mary comes to me
Speaking words of wisdom,
Let it be.
And in my hour of darkness
She is standing right in front of me
Speaking words of wisdom,
Let it be.

Let it be, let it be,
Let it be, let it be,
Whisper words of wisdom,
Let it be.

And when the broken hearted people
Living ina  world agree
There will be an answer,
Let it be.
For though they may be parted
There is a chance they will see
There will be an answer,
Let it be.

Let it be, let it be,
Let it be, let it be,
Whisper words of wisdom,
Let it be.

Let it be, let it be,
Let it be, let it be,
Whisper words of wisdom,
Let it be.

And when the night is cloudy
There is still a light that shines on me
Shine until tomorrow,
Let it be.
I wake up to the sound of music
Mother Mary comes to me
Speaking words of wisdom,
Let it be.

Let it be, let it be,
Let it be, let it be,
Whisper words of wisdom,
Let it be.

Let it be, let it be,
Let it be, let it be,
Whisper words of wisdom,
Let it be. ("LET IT BE" was first performed on Nov 23 1979 in Liverpool)







+ 1.3  Another Day

Wings

Ev'ry day she takes a morning bath she wets her hair,
Wraps a towel around her as she's heading for the bedroom chair
It's just another day

Slipping into stockings, stepping into shoes
Dipping in the pocket of her raincoat
It's just another day

At the office where the papers grow she takes a break
Drinks another coffee and she finds it hard to stay awake
It's just another day

Du du du du du du, it's just another day
Du du du du du du, it's just another day

CHORUS
So sad, so sad,
Sometimes she feels so sad
Alone in her apartment she'd dwell
Till the man of her dreams comes to break the spell
Ah, stay, don't stand her up
And he comes and he stays
but he leaves the next day, so sad
Sometimes she feels so sad

As she posts another letter to the sound of five,
People gather 'round her and she finds it hard to stay alive.
It's just another day

Du du du du du du, it's just another day
Du du du du du du, it's just another day

CHORUS

Ev'ry day she takes a morning bath she wets her hair,
Wraps a towel around her as she's heading for the bedroom chair
It's just another day

Slipping into stockings, stepping into shoes
Dipping in the pockets of her raincoat
Ah, it's just another day

Du du du du du du, it's just another day
Du du du du du du, it's just another day  ("ANOTHER DAY" was first performed on Feb 18 1993 in Milan)



 -------------------------------------------------------------------------------------------
2. Elton John



Elton John
Ca sĩ-nhạc sĩ
Sir Elton Hercules John CBE là một ca sĩ tiếng Anh, nhạc sĩ, nhà soạn nhạc, nghệ sĩ dương cầm, nhà sản xuất thu âm, và diễn viên nghệ thuật .
Elton sinh ngày 25 Tháng Ba năm 1947, tại Pinner, Middlesex, Anh quốc , và được đặt tên là Reginald Kenneth Dwight.
Các nhạc phẩm  : Can You Feel the Love Tonight (1994) , Sacrifice (1989) , Your Song (1970) ,Don't Let the Sun Go Down on Me (1974) , ...
Người phối ngẫu: David Furnish ( 2005), Renate Blauel  (1984-1988).
Các con : Zachary Jackson Levon Furnish-John, Elijah Joseph Daniel Furnish-John

Album khái quát : Greatest Hits 1970-2002 .
Giống như chú thỏ Energizer® (điều thực sự gợi nhớ đến một số trang phục đầu tiên trong sự nghiệp âm nhạc của ông) Elton John vẫn tiếp tục sáng tác hơn 35 năm, gồm 43 album, và hơn 200 triệu album được bán ra trên toàn thế giới .

Xem thêm  http://www.eltonjohn.com/

Vài ca khúc tiêu biểu

+ 2.1  Can You Feel the Love Tonight 

There's a calm surrender to the rush of day
When the heat of a rolling wind can be turned away
An enchanted moment, and it sees me through
It's enough for this restless warrior just to be with you

And can you feel the love tonight?
It is where we are
It's enough for this wide-eyed wanderer
That we got this far

And can you feel the love tonight?
How it's laid to rest
It's enough to make kings and vagabonds
Believe the very best

There's a time for everyone if they only learn
That the twisting kaleidoscope moves us all in turn
There's a rhyme and reason to the wild outdoors
When the heart of this star-crossed voyager beats in time with yours

And can you feel the love tonight?
It is where we are
It's enough for this wide-eyed wanderer
That we got this far

And can you feel the love tonight?
How it's laid to rest
It's enough to make kings and vagabonds
Believe the very best

It's enough to make kings and vagabonds
Believe the very best



+ 2.2  Sacrifice 

It's a human sign
When things go wrong
When the scent of her lingers
And temptation's strong

Into the boundary
Of each married man
Sweet deceit comes calling
And negativity lands

Cold cold heart
Hard done by you
Some things look better baby
Just passing through

And it's no sacrifice
Just a simple word
It's two hearts living
In two separate worlds
But it's no sacrifice
No sacrifice
It's no sacrifice at all

Mutual misunderstanding
After the fact
Sensitivity builds a prison
In the final act

We lose direction
No stone unturned
No tears to damn you
When jealousy burns



+ 2.3   Don't Let the Sun Go Down on Me

"Don't Let The Sun Go Down On Me"

I can't light no more of your darkness
All my pictures seem to fade to black and white
I'm growing tired and time stands still before me
Frozen here on the ladder of my life

Too late to save myself from falling
I took a chance and changed your way of life
But you misread my meaning when I met you
Closed the door and left me blinded by the light

Don't let the sun go down on me
Although I search myself, it's always someone else I see
I'd just allow a fragment of your life to wander free
But losing everything is like the sun going down on me

I can't find the right romantic line
But see me once and see the way I feel
Don't discard me just because you think I mean you harm
But these cuts I have they need love to help them heal







 -------------------------------------------------------------------------------------------

3. John Lennon



John Lennon - nhạc sĩ
John Ono Lennon, MBE, tên khai sinh John Winston Lennon;, là một nhạc sĩ Anh quốc , ca sĩ và nhạc sĩ trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới như là một thành viên sáng lập của ban nhạc rock The Beatles, ban nhạc thành công nhất trong lịch sử âm nhạc đại chúng.
Sinh ra: ngày 9 tháng 10 năm 1940, Liverpool, Vương quốc Anh
Mất : Bị ám sát: 8 tháng 12 năm 1980, thành phố New York, New York, Hoa Kỳ
Các nhạc phẩm  :  Let It Be (1970) , Yesterday (1965) , Hey Jude , Love Me Do (1963) ,  Ob-La-Di, Ob-La-Da (1968) , Imagine , ...
Các nhóm nhạc: The Beatles, The Dirty Mac, The Quarrymen, The Plastic Ono Band
Người phối ngẫu: Yoko Ono (. 1969-1980), Cynthia Lennon (1962-1968 .)
Các con : Sean Lennon, Julian Lennon


Album khái quát: Working Class Hero - The Definitive Lennon
Ảnh hưởng của ông về nhạc rock dao động từ lúc sáng lập The Beatles từ đó ông viết một số ca khúc nổi tiếng nhất của thời đại, nhằm giới thiệu các thông điệp xã hội và chính trị vào lời bài hát rock.

Xem thêm
 http://www.johnlennon.com
http://www.john-lennon.com

Vài ca khúc tiêu biểu :

+ 3.1  Imagine 

Recorded 11 February 1963 -
October 1980


Imagine there's no heaven
It's easy if you try
No hell below us
Above us only sky
Imagine all the people
Living for today...

Imagine there's no countries
It isn't hard to do
Nothing to kill or die for
And no religion too
Imagine all the people
Living life in peace...

You may say I'm a dreamer
But I'm not the only one
I hope someday you'll join us
And the world will be as one

Imagine no possessions
I wonder if you can
No need for greed or hunger
A brotherhood of man
Imagine all the people
Sharing all the world...

You may say I'm a dreamer
But I'm not the only one
I hope someday you'll join us
And the world will live as one



+ 3.2  Hey Jude

Hey Jude, don't make it bad
Take a sad song and make it better
Remember to let her into your heart
Then you can start to make it better

Hey Jude, don't be afraid
You were made to go out and get her
The minute you let her under your skin
Then you begin to make it better

And anytime you feel the pain, hey Jude, refrain
Don't carry the world upon your shoulders
For well you know that it's a fool who plays it cool
By making his world a little colder
Nah nah nah nah nah nah nah nah nah

Hey Jude, don't let me down
You have found her, now go and get her
Remember to let her into your heart
Then you can start to make it better

So let it out and let it in, hey Jude, begin
You're waiting for someone to perform with
And don't you know that it's just you, hey Jude, you'll do
The movement you need is on your shoulder
Nah nah nah nah nah nah nah nah nah yeah

Hey Jude, don't make it bad
Take a sad song and make it better
Remember to let her under your skin
Then you'll begin to make it
Better better better better better better, oh

Nah nah nah nah nah nah, nah nah nah, hey Jude
Nah nah nah nah nah nah, nah nah nah, hey Jude

Nah nah nah nah nah nah, nah nah nah, hey Jude
Nah nah nah nah nah nah, nah nah nah, hey Jude [fade out]





+ 3.3  Ob-La-Di  Ob-La-Da

Desmond has a barrow in the market place
Molly is the singer in a band
Desmond says to Molly "girl I like your face"
And Molly says this as she takes him by the hand

Ob-la-di ob-la-da life goes on bra
La-la how the life goes on
Ob-la-di ob-la-da life goes on bra
La-la how the life goes on

Desmond takes a trolley to the jewellers stores
Buys a twenty carat golden ring (Golden ring?)
Takes it back to Molly waiting at the door
And as he gives it to her she begins to sing (Sing)

Ob-la-di ob-la-da life goes on bra
La-la how the life goes on
Ob-la-di ob-la-da life goes on bra
La-la how the life goes on, yeah (No)

In a couple of years they have built
A home sweet home
With a couple of kids running in the yard
Of Desmond and Molly Jones
(Ah ha ha ha ha ha)

Happy ever after in the market place
Desmond lets the children lend a hand (Arm! Leg!)
Molly stays at home and does her pretty face
And in the evening she still sings it with the band

Yes, ob-la-di ob-la-da life goes on bra
La-la how the life goes on (Ha ha ha)
Hey, ob-la-di ob-la-da life goes on bra
La-la how the life goes on

In a couple of years they have built
A home sweet home
With a couple of kids running in the yard
Of Desmond and Molly Jones
(Ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha)

Yeah, happy ever after in the market place
Molly lets the children lend a hand (Foot!)
Desmond stays at home and does his pretty face
And in the evening she's a singer with the band

Yeah, ob-la-di ob-la-da life goes on bra
La-la how the life goes on
Yeah, ob-la-di ob-la-da life goes on bra
La-la how the life goes on

And if you want some fun
Take ob-la-di ob-la-da

(Thank you, uh, ha ha ha!)



-------------------------------------------------------------------------------------------

4. Bruce Springsteen



Bruce Springsteen
Ca sĩ-nhạc sĩ
Bruce Frederick Joseph Springsteen là một ca sĩ-nhạc sĩ người Mỹ. Ông được biết đến với công việc của mình với E Street Band.
Sinh: 23 tháng  9 , 1949 , Long Branch, New Jersey, Hoa Kỳ
Các nhạc phẩm :  Dancing in the Dark , Born to Run (1975) , Jungleland (1975) , Born in the U.S.A. (1984) , Streets Of  Philadelphia ..
Người phối ngẫu: Patti Scialfa (. 1991), Julianne Phillips (1985-1989 )
Các con : Jessica Rae Springsteen, Sam Ryan Springsteen, Evan James Springsteen

Album khái quát:  Born In The USA
Kể từ album đột phá của mình ra mắt vào năm 1974, "The Boss" đã khẳng định mình là tiếng nói của tầng lớp lao động. Album của Bruce Springsteen có tên  Born In The USA nằm trong số 20 album bán chạy nhất nhất của mọi thời đại .

Xem thêm  :  http://brucespringsteen.net/

Vài ca khúc tiêu biểu

+ 4.1  Dancing In The Dark

"Dancing In The Dark"

I get up in the evening
and I ain't got nothing to say
I come home in the morning
I go to bed feeling the same way
I ain't nothing but tired
Man I'm just tired and bored with myself
Hey there baby, I could use just a little help

You can't start a fire
You can't start a fire without a spark
This gun's for hire
even if we're just dancing in the dark

Message keeps getting clearer
radio's on and I'm moving 'round the place
I check my look in the mirror
I wanna change my clothes, my hair, my face
Man I ain't getting nowhere
I'm just living in a dump like this
There's something happening somewhere
baby I just know that there is

You can't start a fire
you can't start a fire without a spark
This gun's for hire
even if we're just dancing in the dark

You sit around getting older
there's a joke here somewhere and it's on me
I'll shake this world off my shoulders
come on baby this laugh's on me

Stay on the streets of this town
and they'll be carving you up alright
They say you gotta stay hungry
hey baby I'm just about starving tonight
I'm dying for some action
I'm sick of sitting 'round here trying to write this book
I need a love reaction
come on now baby gimme just one look

You can't start a fire sitting 'round crying over a broken heart
This gun's for hire
Even if we're just dancing in the dark
You can't start a fire worrying about your little world falling apart
This gun's for hire
Even if we're just dancing in the dark
Even if we're just dancing in the dark
Even if we're just dancing in the dark
Even if we're just dancing in the dark
Hey baby



+ 4.2   Streets Of Philadelphia

"Streets Of Philadelphia"

I was bruised and battered, I couldn't tell what I felt.
I was unrecognizable to myself.
I saw my reflection in a window, I didn't know my own face.
Oh brother are you gonna leave me wastin' away
On the Streets of Philadelphia.

I walked the avenue, 'til my legs felt like stone,
I heard the voices of friends vanished and gone,
At night I could hear the blood in my veins,
Black and whispering as the rain,
On the Streets of Philadelphia.

Ain't no angel gonna greet me.
It's just you and I my friend.
My clothes don't fit me no more,
I walked a thousand miles
Just to slip this skin.

The night has fallen, I'm lyin' awake,
I can feel myself fading away,
So receive me brother with your faithless kiss,
Or will we leave each other alone like this
On the Streets of Philadelphia




+ 4.3  Born To Run

"Born To Run"

In the day we sweat it out on the streets of a runaway American dream
At night we ride through the mansions of glory in suicide machines
Sprung from cages out on highway 9,
Chrome wheeled, fuel injected,and steppin' out over the line
h-Oh, Baby this town rips the bones from your back
It's a death trap, it's a suicide rap
We gotta get out while we're young
`Cause tramps like us, baby we were born to run

yes, girl we were

Wendy let me in I wanna be your friend
I want to guard your dreams and visions
Just wrap your legs 'round these velvet rims
and strap your hands 'cross my engines
Together we could break this trap
We'll run till we drop, baby we'll never go back
h-Oh, Will you walk with me out on the wire
`Cause baby I'm just a scared and lonely rider
But I gotta know how it feels
I want to know if love is wild
Babe I want to know if love is real

Oh, can you show me

Beyond the Palace hemi-powered drones scream down the boulevard
Girls comb their hair in rearview mirrors
And the boys try to look so hard
The amusement park rises bold and stark
Kids are huddled on the beach in a mist
I wanna die with you Wendy on the street tonight
In an everlasting kiss

1-2-3-4!

The highway's jammed with broken heroes on a last chance power drive
Everybody's out on the run tonight
but there's no place left to hide
Together Wendy we can live with the sadness
I'll love you with all the madness in my soul
h-Oh, Someday girl I don't know when
we're gonna get to that place
Where we really wanna go
and we'll walk in the sun
But till then tramps like us
baby we were born to run

Oh honey, tramps like us
baby we were born to run

Come on with me, tramps like us
baby we were born to run

Ru-uh-uh-un
Mm-mm-mm-mm
Uh-uh-uh-oh-oh-oh-oh
Ru-uh-uh-uh-un
Mm-mm-mm-mm
Whoa-oh-oh-oh
Whoa-oh-oh-oh-oh-oh-oh
Ru-uh-uh-un



-------------------------------------------------------------------------------------------

5. Eric Clapton


Eric Clapton - nhạc sĩ
Eric Patrick Clapton, CBE, là một nhạc sĩ Anh quốc , ca sĩ và nghệ sĩ guitar. Ông là người duy nhất 3 lần được cử vào The  Rock and Roll Hall of Fame : một lần như một nghệ sĩ solo và hai lần khác như là thành viên của nhóm Yardbirds và Cream.
Sinh: 30 tháng 3 , 1945 , Ripley, Vương Quốc Anh
Các nhóm nhạc: Kem, The Yardbirds, Derek và Dominos, ...
Các nhạc phẩm : Tears in Heaven (1992) , Change the World
(1997),Wonderful Tonight (1977), Nobody Knows You When You're Down & Out (1992)
Người phối ngẫu: Melia McEnery (. M 2002), Pattie Boyd (1979-1988 m.)
Các con :  Conor (August 1986), Julie Rose (June 2001), Ella May ( 2003) Sophie Belle ( 2005)


Album khái quát: Eric Clapton
Lệnh của ông về guitar là huyền thoại, và vai trò của mình trong nhóm đột phá như Cream, The Yardbirds, và Bluesbreakers John Mayall đã khiến anh trở thành người duy nhất để kiếm được ba hợp phát sinh vào Rock and Roll Hall of Fame.


Xem thêm  http://www.ericclapton.com/planestrainsanderic

Vài ca khúc tiêu biểu

+ 5.1  Tears in Heaven

"Tears In Heaven"

Would you know my name
If I saw you in heaven?
Would it be the same
If I saw you in heaven?

I must be strong
And carry on,
'Cause I know I don't belong
Here in heaven.

Would you hold my hand
If I saw you in heaven?
Would you help me stand
If I saw you in heaven?

I'll find my way
Through night and day,
'Cause I know I just can't stay
Here in heaven.

Time can bring you down,
Time can bend your knees.
Time can break your heart,
Have you begging please, begging please.

Beyond the door,
There's peace I'm sure,
And I know there'll be no more
Tears in heaven.

Would you know my name
If I saw you in heaven?
Would it be the same
If I saw you in heaven?

I must be strong
And carry on,
'Cause I know I don't belong
Here in heaven.



+5.2  Change The World

"Change The World"

If I could reach the stars
Pull one down for you,
Shine it on my heart
So you could see the truth:

That this love inside
Is everything it seems.
But for now I find
It's only in my dreams.

And I can change the world,
I will be the sunlight in your universe.
You would think my love was really something good,
Baby if I could change the world.

If I could be king,
Even for a day,
I'd take you as my queen;
I'd have it no other way.

And our love would rule
This kingdom we had made.
'til then I'd be a fool,
Wishing for the day...

That I can change the world,
I would be the sunlight in your universe.
You would think my love was really something good,
Baby if I could change the world.
Baby if I could change the world.

I could change the world,
I would be the sunlight in your universe.
You would think my love was really something good,
Baby if I could change the world.
Baby if I could change the world.
Baby if I could change the world.



+5.3  Layla

"Layla"

What'll you do when you get lonely
And nobody's waiting by your side?
You've been running and hiding much too long.
You know it's just your foolish pride.

[Chorus:]
Layla, you've got me on my knees.
Layla, I'm begging, darling please.
Layla, darling won't you ease my worried mind.

I tried to give you consolation
When your old man had let you down.
Like a fool, I fell in love with you,
Turned my whole world upside down.

[Chorus]

Let's make the best of the situation
Before I finally go insane.
Please don't say we'll never find a way
And tell me all my love's in vain.

[Chorus 2x]







Trần hồng Cơ 
Sưu tầm - Biên soạn 
11/11/2014





Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

TIẾNG ĐÊM .

Before The Night Ends - Leslie Mills


Một khúc nhạc nhẹ nhàng , thoảng qua như hơi thở và tiếng thì thầm của trái tim .

Before The Night Ends 
I close my eyes to see the world
I close my eyes so that it won't hurt
I'm sailing on blue ocean and flying to you

I catch my breathe under the full moon
A star that shines, so pleased to meet... you
Maybe I'll dream forever
And I'd like to love right here

Before the night ends
And dawn of a new day dawns
How I hope, how I hope
That out of this endless blue
Somehow I will find you
Before the night ends,
Before the night ends

I made a choice more than a few times
To walk a road that didn't end up so right
But I want to go the distance
I'd like to love right here

Before the night ends
And dawn of a new day dawns
How I hope, how I hope
That out of this endless blue
Somehow I will find you
Before the night ends,
Before the night ends

Close my eyes...
Never gonna let up...

Before the night ends
I hope I find you

**************************************************************

TIẾNG ĐÊM





Mắt huyền khép lại
Và nhìn quanh thế giới
Đôi mi chìm dần
không chạm tới nỗi đau
Khi cơn mơ êm đềm
Lướt mau trên biển biếc ,
Em bay về anh
tìm hơi ấm thật sâu .


Hơi thở thì thầm
Dưới vầng trăng bí ẩn
Một nụ cười tinh tú
Tỏa sáng trên cao .
Em nhủ lòng mình
trong giấc mơ sương khói
Trái tim yêu
 mãi nơi đây
Những giây phút ngọt ngào .


Trước khi bóng tối tan nhanh
Và bình minh rạo rực
Hy vọng! hy vọng ,
em biết bao hy vọng
Ôi một niềm hy vọng
rất mong manh
Trong tối tăm
bất tận ánh khuya xanh
Em sẽ tìm thấy anh trước khi tan đêm tối



Đã hơn một lần
Em băn khoăn sầu rối
Đi hết một con đường
Không kết thúc đẹp đôi
Nhưng kìa trái tim em
Sao cứ nhắn nhủ không thôi
Yêu mãi nơi đây
Những phút giây hiện thực .


Trước khi bóng tối tan nhanh
Và bình minh rạo rực
Hy vọng! hy vọng ,
em biết bao hy vọng
Ôi một niềm hy vọng
rất mong manh
Trong tối tăm
bất tận ánh khuya xanh
Em sẽ tìm thấy anh trước khi tan đêm tối







Trần hồng Cơ 
12/05/2012

Lòng thổn thức khi lắng nghe tiếng đêm .



------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.
Albert Einstein .

*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran