Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Hiển thị các bài đăng có nhãn bi kịch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bi kịch. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

CON CHIM TRỐN TUYẾT - PAUL GALICO .

CON CHIM TRỐN TUYẾT - PAUL GALICO .



VÀI LỜI GIỚI THIỆU VỀ TÁC PHẨM .

CON CHIM TRỐN TUYẾT .

** Paul Gallico



Sinh năm 1897 tại New York, sau hơn 20 năm cầm bút, tên tuổi nhà báo Mỹ, Paul Gallico bỗng nổi bật trên văn đàn với "Con chim trốn tuyết", truyện vừa, gây chấn động dư luận bạn đọc cả trong và ngoài nước Mỹ. Trong sáng, và thơ mộng, Paul Gallico đã nhẹ nhàng đi vào thế giới bên trong đầy nhân ái khao khát yêu đương của nhân vật Rhayader, một hoạ sĩ tật nguyền, phải tìm nơi ẩn dật ở một hải đăng hoang phế ven biển. Cái chết cao đẹp của Rhayader bên dưới vòng cánh lượn đầy tình nghĩa của "con chim trốn tuyết", sự tuẫn tiết của chính nó, sự bùng nổ tình yêu trong lòng Frith, cô gái ngây thơ và trong trắng... tất cả đã biến câu chuyện như thành một bài thơ viết bằng văn xuôi ca ngợi vẻ đẹp cả trong tâm hồn lẫn ý thức trách nhiệm của con người.

Môtip cốt truyện về cái đẹp ẩn chứa dưới vỏ ngoài xấu xí của một người đàn ông làm rung động trái tim một cô gái lại được Gallico nhấn mạnh trong "Tình nghệ sĩ". Bảy con rối trong truyện là bảy mặt thiện lương trong bản chất bị che giấu của Michel, gã múa rối độc ác và đê tiện. Thế nhưng Mouche, cô gái có tâm hồn cao đẹp đã nhận ra hết thảy mọi khổ hình gã phải nhận chịu trong cuộc tranh chấp nội tâm giữa thiện ác bên trong gã. Không phải sự thương hại mà chính tình yêu của cô đã cứu vớt gã lột xác để trở thành con người theo cái nghĩa cao đẹp của nó.

Tuy không thuộc vào hàng ngũ các nhà văn lỗi lạc Mỹ, Paul Gallico đã cho ra đời nhiều tiểu thuyết nổi tiếng : Jennie (1950), Thomasina (1957), Những bông hoa dành cho Harris (1958)... Tác phẩm Paul Gallico mang tính nhân đạo sâu sắc, hướng con người vào những vẻ đẹp bên trong, khơi gợi ở mỗi người tình yêu chân chính và trách nhiệm cao cả.

Giới thiệu Paul Gallico, chúng tôi còn mong gửi tới bạn đọc một lối viết trữ tình, dung dị, giàu chất thơ trong văn học Mỹ.

---Sở văn hoá thông tin Minh Hải---
Nguồn: http://vnthuquan.org/


------------------------------------------------------------------------

Trong Con chim trốn tuyết mọi thứ đều cũ. Motip cũ, hơi hướm văn chương cũ, cả trong ngôn ngữ dịch thuật cũng có ba phần cổ kính. Nhưng cuốn sách đáng chiếm một chỗ trên kệ sách của bạn vì những lý do khác…
Con chim trốn tuyết gồm 2 truyện vừa (Con chim trốn tuyết, Tình nghệ sĩ) của Paul Gallico (Mỹ). Rhayader – nhân vật chính trong truyện vừa Con chim trốn tuyết, là một họa sĩ có thân hình dị dạng. Tài năng, lòng chân thành và sự lương thiện không giúp anh chiếm được chỗ đứng yên ổn trong cộng đồng. Rhayader mua một vùng đầm lầy ven biển thật rộng để có thể sống yên ổn khi được cách ly tối đa với loài người.
Sự yên ổn của Rhayader bị phá vỡ khi một cô gái đến nhờ chàng chăm sóc một con ngỗng hoang bị thương. Nỗi e dè của Fritha – tên cô gái, dần dần nhạt dần theo năm tháng và cô bé ngày nào đã là thiếu nữ xinh đẹp. Cứ mỗi mùa chim di trú, con ngỗng kia lại trở về, làm cầu nối cho chàng họa sĩ với Fritha. Hết mùa trốn tuyết, ngỗng theo đàn, Fritha cũng không còn lai vãng đến ngọn hải đăng nơi có chàng họa sĩ có ánh mắt thiết tha. Nàng vô tình lắm thay?
Đến cái đêm định mệnh, khi Rhayader quyết định dùng chiếc thuyền bé nhỏ của mình để đi giải cứu số binh lính thì Fritha đột nhiên có mặt. Nàng nguyện cầu cho chàng nhưng nàng chưa kịp nói. Chàng họa sĩ dị dạng cũng thế… Những người lính thoát chết và xung quanh chiếc thuyền đã giải cứu họ là một huyền thoại. Chỉ có điều trong đó không có tên người đã hy sinh – Rhayader. Khi Fritha hiểu và gọi tên được cái cảm giác mơ hồ lâu nay trong lòng mình thì đã quá muộn để nói một lời yêu.
Tương tự như Rhayader, Mouche trong Tình nghệ sĩ cũng là một nhân vật có tâm hồn đẹp ẩn dưới một dung nhan xù xì. Bị sa thải, cô định quyên sinh. Tình cờ Mouche gặp 7 con rối của một gánh hát rong và cuộc đời cô rẽ sang một lối khác từ cuộc gặp gỡ này…
Cái khiến Tình nghệ sĩ thu hút mạch theo dõi và đọng lại trong lòng độc giả không hẳn là giọng văn kể chuyện mượt mà, không hẳn là kết thúc có hậu dễ đoán nhưng hợp lý. Cái làm nên sự hấp dẫn của Tình nghệ sĩ cũng như Con chim trốn tuyết là nét nhân hậu. Các nhân vật trong truyện có thể rời xa con người, thất vọng về xã hội nhưng bao giờ cũng bao dung. Họ có thể bị cộng đồng khước từ, bị ghẻ lạnh nhưng tâm hồn của họ không vì thế mà chai sạn, để những vết hằn thù làm hoen ố nhân phẩm.
Mạch văn trong Con chim trốn tuyết trong sáng, nhẹ nhàng đủ để bạn tin rằng đâu phải cái gì cũ, cái gì đơn sơ quá… cũng mất chỗ đứng trong thời đại số đâu. Có khi còn cần hơn đấy chứ. Đơn giản vì những truyện như  Con chim trốn tuyết lâu lắm người ta không viết nữa.
Những ai thỉnh thoảng còn đọc lại những câu chuyện cổ tích, còn tin rằng những câu chuyện cổ tích vẫn còn đang được viết trong âm thầm sẽ nhìn thấy sự quyến rũ diệu dàng của tập sách.
Tác giả Paul Gallico sinh ngày 26 tháng 7 năm 1897 tại New York, mất ngày 15 tháng 7 năm 1976 tại Antibes. Sau hơn 20 năm cầm bút, nổi tiếng là một nhà báo thể thao giỏi, Paul Gallico bỗng nổi bật trên văn đàn với Con chim trốn tuyết, truyện vừa, gây chấn động dư luận bạn đọc cả trong và ngoài nước Mỹ. Trong sáng, và thơ mộng, Paul Gallico đã nhẹ nhàng đi vào thế giới bên trong đầy nhân ái khao khát yêu thương.
Tác phẩm Paul Gallico được nhiều người đánh giá có tính nhân đạo sâu sắc, hướng con người vào những vẻ đẹp bên trong, khơi gợi ở mỗi người tình yêu chân chính và trách nhiệm cao cả.
KIỀU PHONG
( Báo Bình Định 19-3-2007)
Nguồn : http://kinhvanhoa.com.vn/bookstore/sach/con-chim-tron-tuyet











ALBUM – THE SNOW GOOSE – CAMEL

21/06/2011 · bởi Café · in Âm Nhạc

Một album kinh điển của Progessive Rock
Con chim trốn tuyết – The Snow Goose by Camel

The Snow goose – Con chim trốn tuyết – Album hòa tấu do Camel viết dựa theo truyện ngắn “Con chim trốn tuyết” của Paul Gallico. Một album mang rất nhiều cảm hứng gồm 16 track :

1/The Great Marsh: Cảnh tượng vắng vẻ, cho ta cảm giác càng thêm quạnh hiu bởi tiếng kêu, tiếng gọi của loài dã điểu làm tổ trong đầm lầy hay ruộng muối… Còn sự hiện diện của loài người thì không có… suốt trong những mùa đông dài dằng dặc, nhiều vũng nước trên bãi biển, trên đầm lầy phản chiếu ánh sáng lạnh lẽo và xám đen của bầu trời…

2/Rhayader: Có một người đàn ông cô độc đến đó ở. Thân hình méo mó, nhưng tâm hồn anh tràn đầy tình thương đối với các loài hoang thú bị săn đuổi. Trông anh thật xấu xí nhưng chính anh lại là người tạo ra cái đẹp… Chàng sống cô đơn và cặm cụi làm việc một mình quanh năm. Chàng là hoạ sĩ chuyên vẽ chim và phong cảnh thiên nhiên. Vì nhiều lí do, chàng đã trốn lánh khỏi xã hội loài người…

3/Rhayader Goes to Town: …trong những chuyến chàng xuống làng Chelmbury, nửa tháng một kỳ để mua thực phẩm, phơi bày tấm thân lệch và bộ mặt đen đúa của chàng dưới những cái nhìn soi mói của dân làng… Ít lâu sau dân làng quen dần với hình dáng của chàng, nhỏ nhung đầy sức lực … Chàng thương yêu tha thiết con người, mọi loài muông thú và cảnh vật thiên nhiên. Tâm hồn chàng tràn đầy lòng thương xót và sự cảm thông…

4/Sanctuary: …Chàng là bạn thân của mọi loài chim hoang dã và chúng cũng đền đáp lại chàng bằng tình thân hữu… những con chim mà chàng đã tụ tập vào nơi an toàn dưới sự bảo trợ của đôi cánh tay và con tim chàng, những con chim hoang dã hiểu biết và đã đặt lòng tin cậy nơi chàng…

5/Fritha: …có một cô bé lại gần phòng vẽ trong hải đăng…Cô bé trạc muời hai tuổi, mảnh mai, lem luốc, lo lắng và nhút nhát như một con chim, nhưng duới vẻ lọ lem ấy cô ta đẹp kỳ lạ như một nàng tiên ở vùng Đồng lầy… Cô bé vô cùng khiếp sợ người đàn ông xấu xí mà cô phải đến gặp… Nhưng vượt trên nỗi sợ hãi ấy là tình cảnh nguy khốn của sinh vật mà em đang ấp ủ trên tay… một con ngỗng trốn tuyết…

6/The Snow Goose: …sinh ra ở đất bắc xa xôi, cách mấy trùng biển cả …bay về phương nam để trốn tuyết, trốn băng giá, trốn làn khí lạnh rợn người, một cơn bão lớn đã vồ lấy nó, đã cuốn nó vào những đợt cuồng phong. Một trận bão thật kinh khủng, mạnh gấp bội đôi cánh lớn của nó, và mạnh hơn bất cứ sức mạnh nào… “Mình sẽ gọi cô ta bằng biệt hiệu ‘La Princesse Perdue’ – Nàng Công Chúa Lạc Loài”…

7/Friendship: Frith, là người khách thường xuyên lui tới. Cô bé không còn sợ hãi Rhayader nữa. Trí tưởng tượng của cô bị thu hút bởi sự hiện diện của nàng công chúa áo trắng kỳ ngộ đến từ miền đất lạ cách mấy trùng dương…

8/Migration: “Nàng Công chúa hồi hương! Lắng tai mà nghe! Nàng đang từ giã chúng ta đó”. Từ trên vòm trời trong vắt vọng xuống tiếng kêu ai oán của những con ngỗng chân hồng, và nổi bật lên trên, cao hơn, trong hơn, là tiếng của con chim trốn tuyết…

9/Rhayder Alone: Từ bữa con chim trốn tuyết ra đi, Frith ko lui tới ngọn hải đăng nữa. Rhayader một lần nữa thấm thía ý nghĩa của hai chữ “cô đơn”. Mùa hè năm ấy, moi trong ký ức, chàng vẽ lại hình dáng thanh thanh của cô bé, mặt lem luốc, mái tóc hung vàng bồng bềnh trong gió lộng tháng chín, trong tay ghì chặt con chim trắng bị thương.

10/The Flight Of The Snow Goose: …Vào giữa tháng mười … ảo ảnh một giấc mơ đen trắng chập chờn xuất hiện, nó lượn quanh hải đăng một vòng… Đó chính là con chim trốn tuyết. Nàng công chúa đi lạc đã trở lại… Khi con chim trốn tuyết có mặt tại hải đăng thì chính cô bé cũng lại lui tới… Nàng sẽ ở lại, Nàng sẽ không đi nữa. Nàng Công Chúa đi lạc sẽ không còn đi lạc nữa. Từ nay nơi đây là quê hương của nàng

11/Preparation: Cách chừng một trăm dặm bên kia bờ biển phía Bắc, một đạo binh Anh mắc bẫy ở đó, trên bãi cát, đang chờ bị tiêu diệt bởi bàn tay quân Đức đang tiến tới. Chàng phải đi Dunkerque… chàng sẽ vượt qua eo biển trên chiếc thuyền buồm nhỏ của chàng… cố gắng cứu sống càng nhiều càng hay số binh sĩ Anh thoát khỏi làn mưa đạn của quân Đức…

12/Dunkirk: …Em sẽ săn sóc đàn chim. Cầu trời che chở cho anh… Frith đứng trên bờ đê, ngó theo cánh buồm trắng…Trong ánh sao đêm cô thoáng thấy đôi cánh trắng loé sáng, đầu cánh có đốm đen, và cái đầu chúi về phía trước của con chim trốn tuyết.

13/Epitaph: “…anh chàng gù lưng với chiếc thuyền buồm bé nhỏ… Anh chàng đó thật là can đảm và tốt bụng lạ thường”… một chiếc thuyền nhỏ trôi giạt, trên thuyền dường như có một người hay một cái xác người nào đó, và một con chim đậu trên mạn thuyền… Con chim bay lên và lượn vòng quanh. Nó lượn ba vòng tựa như một chiếc máy bay lượn chào… Rồi nó bay về hướng tây…

14/Fritha Alone: Fritha ở lại một mình trong hải đăng nhỏ bé trên vùng Đồng lầy rộng lớn, săn sóc những con chim bị xén lông cánh còn ở lại. Cô chờ đợi mà chẳng biết mình chờ đợi gì… cô gái tìm thấy bức chân dung Rhayader vẽ mình theo ký ức, đã nhiều năm về trước, hồi cô còn là một cô bé nhỏ xíu, nhút nhát…

15/La Princesse Perdue: Một linh hồn hoang dã kêu gọi một linh hồn hoang dã khác, cô có cảm tưởng như mình đang bay theo cánh chim to lớn bay vút lên vòm trời chiều và lắng nghe lời Rhayader nhắn nhủ…“Frith, Fritha! Frith, em yêu. Vĩnh biệt nhé, người em yêu dấu”. Nhìn cánh chim bay vút lên cao, Frith không còn thấy hình ảnh con chim trốn tuyết nữa, mà chỉ thấy linh hồn của Rhayader đến giã biệt cô gái trước khi chắp cánh bay vào cõi hư vô…

16/The Great Marsh: Tối hôm đó, khi Fritha trở lại, sóng biển đã ùa qua những bức tường sụp đổ và bao phủ lên tất cả. Không còn gì sót lại khả dĩ làm cho giảm bớt quanh cảnh ảm đạm thê lương. Không một cánh chim nào trong vùng Đồng lầy dám trở lại. Chỉ có những con hải âu dạn dĩ chập chờn bay lượn, nức nở kêu thương quanh nơi chốn cũ – nơi mà khi vầng dương mới ló, còn là ngọn hải đăng xưa.














 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Khoa học là một điều tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống.

Albert Einstein .


Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Kích-Tôn-Sơn bá tước - Monte Cristo - Alexandre Dumas .

Kích-Tôn-Sơn bá tước - Monte Cristo - Alexandre Dumas . 


nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/Bá tước_Monte_Cristo

TÁC PHẨM .

Bá tước Monte Cristo (tiếng Pháp: Le Comte de Monte-Cristo, phát âm tiếng Việt: Môngtơ-crixtô) là một tiểu thuyết phiêu lưu của Alexandre Dumas cha. Cùng với một tác phẩm khác của ông là Ba chàng lính ngự lâm, tác phẩm thường được xem là tác phẩm văn học nổi tiếng nhất của Dumas. Cuốn sách này đã được viết xong năm 1844. Giống như nhiều tiểu thuyết khác của ông, tiểu thuyết này đã được mở rộng từ cốt truyện do người giúp việc cho nhà văn Auguste Maquet cộng tác.

Câu chuyện xảy ra tại Pháp, Italia, các đảo trong Địa Trung Hải và Levant trong thời kỳ các sự kiện lịch sử trong năm 1815–1838 (ngay trước sự kiện Một trăm ngày dưới sự cai trị của Louis-Philippe của Pháp). Sự sắp đặt lịch sử là yếu tố cơ bản của cuốn sách. Câu chuyện chủ yếu liên quan đến các chủ đề công lý, sự báo thù, lòng từ bi, và lòng khoan dung, và được kể theo phong cách một câu chuyện phiêu lưu. Dumas lấy ý tưởng cho cuốn Bá tước Monte Cristo từ một câu chuyện thật mà ông tìm thấy trong một quyển hồi ký của một người đàn ông có tên Jacques Peuchet. Peuchet thuật lại câu chuyện của một người thợ đóng giày có tên Pierre Picaud, một người sống ở Paris năm 1807. Picaud đã hứa hôn với một người phụ nữ giàu có, nhưng bốn người bạn ghen ghét đã vu khống tố cáo ông làm gián điệp cho Anh. Ông đã bị tống vào ngục trong 7 năm. Trong thời gian ở tù, một người bạn tù lúc hấp hối đã tiết lộ cho ông một kho báu được giấu ở Milano. Khi Picaud được thả năm 1814, ông đã lấy được kho báu, trở về với một tên gọi khác và đến Paris và sống ở đó 10 năm và đã trả thù thành công đám bạn cũ đã vu khống kia. Nhưng sau khi trả thù được người cuối cùng đã vu khống mình, ông chợt nhận ra rằng trả thù sẽ chẳng có gì là tốt đẹp sau khi trả thù.

Nội dung


Câu chuyện bắt đầu với việc chiếc tàu Pharaon của hãng buôn Morrel cập cảng Marseille, người điều khiển con tàu là Edmond Dantès, một thanh niên 18 tuổi và là thuyền phó của tàu. Trong chuyến đi lần này, thuyền trưởng tàu là Leclère bị bệnh qua đời, trước khi mất, ông đã đưa cho Dantès một bức thư và dặn anh phải trao tận tay cho Napoléon Bonaparte lúc này đang ở đảo Elba. Dantès đã làm theo lời ông và sau đó Napoléon lại bảo anh trao một bức thư cho ngài Noitier ở Paris. Lúc trở về Marseille, Edmond được ông Morrel thăng chức thuyền trưởng, Edmond xin phép nghỉ 2 tuần để đi Paris trao bức thư và sau đó tổ chức lễ cưới với cô Mercédès xinh đẹp.

Danglars, một tên kế toán của tàu Pharaon, luôn ghen ghét Dantès, đã lập ra một kế hoạch để hãm hại anh. Hắn mời Fernand Mondego, anh họ của Mercédès, một người say mê nàng nhưng không được đáp lại, cùng với Caderousse, hàng xóm của Edmond đi uống rượu. Danglars viết một bức thư nặc danh tố giác Edmond cấu kết với Napoleon rồi xui Fernand gửi lên chính quyền.

Edmond bị bắt ngay trong lễ cưới. Người hỏi cung anh là phó biện lý Villefort. Lúc đầu, nhìn vẻ mặt lương thiện của Edmond, hắn định tha cho anh, nhưng khi thấy tên Noitier trên bức thư, hắn rất bàng hoàng và vội vàng đốt bức thư, sau đó hắn cho giam Edmond vào nhà tù If.Ở đây, Edmond may mắn gặp được cha Pharia-một người thông thái.Cha đã truyền cho chàng những kiến thức lịch sử, vật lý, ngoại ngữ và đặc biệt hơn cả là bí mật về kho báu.

Sau khi cha Pharia qua đời, Edmond đã vượt ngục thành công và sở hữu một số của cải khổng lồ.Ông bí mật đổi tên thành bá tước Monte Cristo và thâm nhập vào giới thượng lưu Paris.Bá tước đã lần lượt trả ơn những người đã giúp đỡ và trừng phạt thích đáng những kẻ tâm địa xấu xa đã từng hại mình.Bá tước Monte Cristo là câu chuyện thể hiện sâu sắc quy luật nhân quả ở đời:Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.

Phim và TV

1914 : Le Comte de Monte-Cristo được dựng thành phim bởi André Ponctal
1928 : "Monte Cristo" được dựng thành phim bởi Henri Fescourt cùng với Jean Angelo, Lil Dagover, Gaston Modot, Mary Glory, Pierre Batcheff, Jean Toulout.
1934 : "Le Comte de Monte-Cristo" được dựng thành phim bởi Rowland V. Lee cùng với Robert Donat dans le rôle d'Edmond Dantès.
1943 : Le Comte de Monte-Cristo, được dựng thành phim bởi Robert Vernay, cùng với Pierre Richard-Willm, Michèle Alfa, Aimé Clariond, Marcel Herrand, Lise Delamare, Henri Bosc
1948 : Le Secret de Monte Cristo được dựng thành phim bởi Albert Valentin
1955 : Le Comte de Monte-Cristo, được dựng thành phim bởi Robert Vernay, cùng với Jean Marais, Lia Amada, Roger Pigaut, Jacques Castelot, Paolo Stoppa, Jean-Pierre Mocky
1961 : Le Comte de Monte-Cristo, được dựng thành phim bởi Claude Autant-Lara, cùng với Louis Jourdan, Yvonne Furneaux, Pierre Mondy, Bernard Dhéran, Claudine Coster, Yves Rénier, Mary Marquet
1968 : Sous le signe de Monte-Cristo, được dựng thành phim bởi André Hunebelle, cùng với Paul Barge, Claude Jade, Anny Duperey, Pierre Brasseur, Michel Auclair, Raymond Pellegrin
2002 : La Vengeance de Monte-Cristo, được dựng thành phim bởi Kevin Reynolds, cùng với Jim Caviezel, Guy Pearce, Dagmara Dominczyk, Richard Harris
1934: Count of Monte Cristo, directed by Rowland V. Lee
1940: The Son of Monte Cristo, directed by Rowland V. Lee
1946: The Return of Monte Christo, directed by Henry Levin
1975: Count of Monte Cristo, directed by David Greene
1998: The Count of Monte Cristo, television serial starring Gérard Depardieu
2002: Count of Monte Cristo, directed by Kevin Reynolds


Tác phẩm phỏng theo (sách)

1853 " A Mão do finado" Alfredo Hogan
1881: The Son of Monte Cristo, Jules Lermina
1869: The Countess of Monte Cristo, Jean Charles Du Boys, also 1934 và 1948
1946 The Wife of Monte Cristo
Kịch nói và nhạc kịch[sửa | sửa mã nguồn]
2000 Monte Cristo by Karel Svoboda (music) and Zdenek Borovec (lyrics), Prague
2003 The Count of Monte Cristo (Граф Монте-Кристо) by Alexandr Tumencev and Tatyana Ziryanova
2006 Monte Cristo - The musical by Jon Smith và Leon Parris
2008 Monte-Cristo by Roman Ignatyev (composer) and Yuli Kim (lyrics), Moscow
2009 The Count of Monte Cristo by Frank Wildhorn
2009 The Count of Monte Cristo, by Ido Ricklin
2010 The Count of Monte Cristo, Rock Opera by Pete Sneddon


Trên đài phát thanh

1938 - Orson Welles và the Mercury Theatre on the Air players (radio).
1939 - Orson Welles with Agnes Moorehead at Campbell Playhouse (radio)
1939 - Robert Montgomery on the Lux Radio Theater (radio)
1947 - Carleton Young (radio series)
1960s - Paul Daneman for Tale Spinners For Children series (LP) UAC 11044
1961 - Louis Jourdan for Caedmon Records (LP)
1987 - Andrew Sachs on BBC Radio

TÁC GIẢ .


Alexandre Dumas (24 tháng 7 năm 1802 – 5 tháng 12 năm 1870), còn được gọi Alexandre Dumas cha để phân biệt với con trai ông, ông là một nhà văn Pháp nổi tiếng. Những tác phẩm tiểu thuyết nổi tiếng của ông như là Ba chàng lính ngự lâm, Bá tước Monte Cristo giành được sự hâm mộ của độc giả khắp thế giới từ hơn một thế kỷ nay.

Alexandre Dumas sinh tại Villers-Cotterêts (Aisne). Ông là con trai của Tướng Dumas, vị tướng trong cuộc cách mạng Thomas Alexandre Davy de La Pailleterie. Cha Dumas chết khi Dumas mới được ba tuổi rưỡi, ông lớn lên với sự chăm sóc và giáo dục của mẹ. Dumas học hành chểnh mảng, khi học xong ông làm thư ký cho một phòng công chứng, và bắt đầu viết những vở kịch đầu tiên cùng với một người bạn, Tử tước Adolphe Ribbing de Leuven. Nhưng những tác phẩm đầu tay đó thất bại.

Năm 1823, nhờ viết chữ đẹp, ông được tới làm việc cho Tử tước Orléans với công việc giao gửi hàng ở Paris. Dumas tiếp tục viết kịch và cuối cùng cũng tìm được thành công với vở diễn Henri III và triều đình tại nhà hát Comédie-Française, công diễn lần đầu ngày 10 tháng 2 1829. Sự nghiệp văn chương của ông tiếp tục thành công, đặc biệt trong hai thể loại ông ưa thích: kịch và tiểu thuyết lịch sử.

Alexandre Dumas là một nhà văn có sức sáng tác mạnh mẽ. Ông để lại khoảng 250 tác phẩm, gồm 100 là tiểu thuyết, số còn lại là 91 vở kịch, rồi bút ký, phóng sự, hồi ký. Dumas có cả một đội ngũ cộng sự, đặc biệt là Auguste Maquet, người góp phần vào nhiều thành công của Dumas. Trong những tiểu thuyết của ông, nổi tiếng hơn cả là Ba chàng lính ngự lâm, còn được dịch Ba chàng ngự lâm pháo thủ (Trois Mousquetaires) và Bá tước Monte Cristo (Le Comte de Monte-Cristo) năm 1844.

Đương thời, Dumas bị chê trách là người ham ăn, ham chơi. Ông thường xuyên thết đãi thịnh soạn bạn bè, người thân, công chúng hâm mộ, với những bữa tiệc sang trọng khiến ngay cả Paris cũng loá mắt, trầm trồ. Ông còn để lại một công trình đặc biệt, cuốn Đại từ điển ăn uống, mà ông muốn được hậu thế coi là đỉnh cao sự nghiệp văn chương của mình. Trong đời mình Dumas kiếm được 18 triệu franc vàng, song ông luôn luôn nợ nần, nhiều lần trốn nợ, thậm chí ra nước ngoài, những năm cuối đời, phải đến tá túc ở nhà con.

Dumas nức tiếng là người thay nhân tình như thay áo. Quả thật, ông cưới vợ chỉ một lần, gia đình này tan vỡ rất nhanh. Ông dan díu với 25 người đàn bà, có nhiều con hoang, mỗi con của một mẹ. Chỉ 3 con được công khai, trong đó con trai, cũng tên Alexandre Dumas, thường được gọi Alexandre Dumas con, trở nên một nhà văn lừng danh. Con gái thứ hai thì cuộc đời lỡ làng, con gái út – mà mẹ cô trẻ hơn Dumas đến gần 40 tuổi – thì chết cô đơn năm 1936 ở một làng quê trong nghèo khổ và không được ai biết đến là con gái cưng của một trong những vĩ nhân của nước Pháp. Mãi gần đây, người ta mới vỡ lẽ rằng Dumas đến với nhiều phụ nữ là do thương họ. Ông đồng thời chu cấp tiền nong đầy đủ cho vài người.

Dumas là người hết sức quý trọng tình bạn. Trừ Balzac và Musset, các nhà văn cùng thời đều chơi với ông, thân nhất là Victor Hugo, người đã đánh giá chính xác vai trò của ông ngay khi ông qua đời. Hugo viết: "Trong thế kỷ này, không ai được dân chúng yêu mến sâu rộng và thắm thiết bằng Alexandre Dumas. Các thành công của ông đều tầm cỡ hơn thành công nói chung nhiều. Đó là những đại thắng lợi. Đó là những ngọn đèn pha". Ông cũng là người đại lượng, năm 1831, do ghen tức với thành công của vở Antony của ông, Hugo cho người viết báo chê bai. Hai người giận nhau. Song năm 1834, ông chủ động giảng hoà.

Để hoàn toàn chủ động trong hoạt động sân khấu, ông bỏ ra một món tiền lớn để xây dựng Nhà hát kịch lịch sử của riêng ông. Khán giả rất nồng nhiệt, song không bù đắp nổi chi phí bỏ ra, nên cuối cùng nhà hát đóng cửa. Từ năm 1848, ông đã ra tờ báo đầu tiên. Sau đó, ông còn ra nhiều tờ báo nữa. Nhưng do quản lý kém, bị kiểm duyệt gây khó dễ, các tờ báo ấy tồn tại không bền, và ngốn của ông rất nhiều công sức và tiền bạc.

Ông cũng hai lần ứng cử vào Nghị viện đều thất bại, ứng cử vào Hội quốc ước thì chỉ được 261 phiếu, trong khi các đối thủ được 220.000, rồi phải sang Bỉ lưu vong năm 1851, sau cuộc đảo chính của Napoléon III.

Ông mất năm 1870 ở Puys, vùng Dieppe. Thi hài của ông được chuyển về Điện Panthéon năm 2002, bất chấp ý nguyện cuối đời của ông: "trở về bóng đêm của tương lai cùng nơi tôi ra đời" (rentrer dans la nuit de l'avenir au même endroit que je suis sorti de la vie du passé), "nơi một nghĩa địa đẹp (Villers-Cotterêts) trong mùi hoa của rào quanh..." (dans ce charmant cimetière qui a bien plus l'air d'un enclos de fleurs où faire jouer les enfants que d'un champ funèbre à faire coucher les cadavres)

Tác phẩm

Kịch

La chasse et l’amour, 1825
La noce et l’enterrement, 1826
Henri III et sa cour, 1829
Christine, ou Stockholm, Fontainebleau et Rome, 1830
Napoléon Bonaparte, ou trente ans de l’histoire de France, 1831
Antony, 1831
Charles VII chez ses grands vassaux, 1831
Teresa, 1831
La Tour de Nesle, 1832
Kean, 1836
Caligula, 1837
Mademoiselle de Belle-Isle, 1837
Des Demoiselles de Saint-Cyr, 1843
La jeunesse de louis XIV, 1854

Tiểu thuyết

Souvenirs d’Anthony, 1835
Chroniques de France Isabel de Bavière, 1835
La salle d’armes, 1838
Le capitaine Paul, 1838
Le capitaine Pamphile, 1839
Crimes célèbres, 1839-1841
Napoléon, 1840
Othon L’archer, 1840
Les Stuarts, 1840
Maître Adam Le calabrais, 1840
Les aventures de John Davys, 1840
Le maître d’armes, 1840-1841
Praxède, 1841
Nouvelles Impressions de Voyage (Midi de la France), 1841
Excursions sur les bords du Rhin, 1841
Souvenirs de voyage - Une année à Florence , 1841
Jehanne la pucelle 1429-1431, 1842
Le speronare, 1842
Le capitaine arena, 1842
Le Chevalier d'Harmental, 1842. Tiểu thuyết thành công đầu tiên.
Le Corricolo, 1843
Filles, lorettes et courtisanes, 1843
Georges, 1843
Sylvandire, 1844
Fernande, 1844
Les trois mousquetaires, 1844
Le château d’Eppstein, 1844
Cécile, 1844
Gabriel Lambert, 1844
Louis XIV et son siècle, 1844
Vingt ans après, 1845
La Guerre des Femmes (Những quận chúa nổi loạn), 1845
Bá tước Monte Cristo, 1845 – 1846
Une fille du régent, 1845
La Reine Margot (Hoàng hậu Mác gô), 1845
Les Médicis, 1845
Les frères corses, 1845
Le chevalier de Maison-Rouge, 1845-1846
La Dame de Monsoreau, 1846
Le bâtard de Mauléon, 1846
Joseph Balsamo, 1846, inspiré de la vie de Giuseppe Balsamo
Les deux Diane, 1846
Impressions de voyage, De Paris à Cadix, 1847
Les Quarante-cinq, 1847
Le Vicomte de Bragelonne (Cái chết của ba người lính ngự lâm), 1848
Les mille et un fantômes, 1849
Le Collier de la reine, inspiré de l'affaire du collier de la reine 1849
La femme au collier de velours, 1850
La Tulipe noire, (Hoa Tuy líp đen), 1850
Le trou de l’enfer, 1850
La colombe, 1850
Le Drame de Quatre Vingt Treize, 1851
Impression de voyage (en Suisse), 1851
Ange Pitou, 1851
Olympe de Clèves, 1851
La comtesse de Charny, 1853
Le pasteur d’Ashbourne, 1853
Isaac Laquedem, 1853
Les drames de la mer, 1853
Ingénue, 1853
La jeunesse de Pierrot, 1854
El salteador, 1855
Une vie d’artiste, 1854
Catherine Blum, 1854
Saphir, 1854
Vie et Aventures de la princesse de Monaco, 1854
Les Mohicans de Paris, 1854-1855
Souvenirs de 1830 à 1842, 1854
La dernière année de Marie Dorval, 1855
Marie Giovanni, journal d’une parisienne, 1855
Le page du duc de Savoir, 1855
Les grands hommes en robe de chambre, César, Henri IV, Richelieu, 1855 –1856
Madame du Deffand, 1856
Les compagnons de Jéhu, 1856
L’homme aux contes, 1857
Charles le Téméraire, 1857
Le meneur de loups, 1857
La dame de volupté, 1857
Les louves de Machecoul, 1858
De Paris à Astrakan, 1859
Jane, 1859
Histoire d’un cabanon et d’un chalet, 1859
La maison de glace, 1860
La route de Varennes, 1860
Mémoires de Garibaldi, 1860
Une aventure d’amour, 1860
Le père Gigogne, contes pour les enfants, 1860
La marquise d’Escoman, 1860
Une nuit à Florence sous Alexandre de Médicis, 1861
Les morts vont vite, 1861
Bric à Brac, 1861
La princesse Flora, 1863
La San-Felice, 1863
La boule de neige, 1863
Les Blancs et les Bleus1867
Les hommes de fer, 1867
La terreur prussienne, souvenirs dramatiques, 1868

Xuất bản sau khi ông qua đời

Le grand dictionnaire de cuisine, 1871
Création et rédemption, 1863
La fille du marquis, 1863
Le prince des Voleurs, 1863
Robin Hood le proscrit, 1863
L’île de feu, 1863
Le Chevalier de Sainte-Hermine. Tiểu thuyết cuối cùng của ông, xuất bản ban đầu dưới dạng bản thảo vào năm 1869, mới được tìm lại ở Thư viện Quốc gia Pháp và xuất bản lần đầu tiên dưới dạng tác phẩm hoàn chỉnh năm 2005.






Bản tiếng Anh .

http://www.gutenberg.org/files/1184/1184-h/1184-h.htm#linkC2HCH0117

http://www.gutenberg.org/ebooks/1184






-------------------------------------------------------------------------------------------

 Hướng Chân Thiện Mỹ
 Độc lập tư duy
 Hoài nghi hợp lý
 Tự do sáng tạo .

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Nhà thờ Đức Bà Paris - VICTOR HUGO


Nhà thờ Đức Bà Paris _."|/*._ VICTOR HUGO . 



Vài nét về kiến trúc .

“Nhà Thờ Đức Bà là Trung Tâm của Thành Phố Paris và của cả nước Pháp bởi vì mọi khoảng cách gần xa đều được tính từ Trung Tâm này và trước Nhà Thờ là tấm bảng đồng ghi rõ “Cây Số Không” (Kilomètre Zéro).

Nhà Thờ Đức Bà được hiến dâng cho Đức Bà Marie , theo tiếng Pháp gọi là “Notre Dame”. Nhà thờ này tọa lạc trên hòn đảo Ile de la Cité nằm giữa Giòng Sông Seine, được xây dựng trong các năm từ 1103 tới 1250, khởi đầu do Giám Mục của thành phố Paris tên là Maurice de Sully.



Kể từ thời gian này, Nhà Thờ Đức Bà đã thay đổi theo vận mệnh của nước Pháp. Tại ngôi giáo đường này, các đoàn Thập Tự Quân đã cầu nguyện trước khi ra trận. Trong cuộc Cách Mạng Pháp 1789, dân chúng Pháp đã nổi dậy, đập phá Galerie des Rois và biến ngôi giáo đường này thành nhà kho và một nhà thờ thế tục vì nơi đây bị coi là một biểu tượng của chế độ quân chủ đang bị ghét bỏ.

Vài năm sau Napoléon I lên ngôi Hoàng Đế tại ngôi giáo đường này và trong buổi Lễ Đăng Quang vào năm 1804, Hoàng Đế Napoléon đã nhận Vương Niệm từ tay Giáo Hoàng Pius VII rồi tự tay đặt lên đầu mình.

Vào năm 1845, Nhà Thờ Đức Bà được trùng tu do Kiến Trúc Sư thiên tài người Pháp Eugène Emmanuel Viollet-le-Duc trực tiếp điều khiển và ngày nay ngôi giáo đường này là một trong các kiến trúc Gothic xuất sắc nhất.

Nhà Thờ Đức Bà là một trong các công trình xây dựng có các cột chịu vòng cung bên ngoài (flying buttresses) nhờ đó bên trong có các cửa sổ kính màu rộng lớn đưa ánh sang mặt trời rọi qua. Đứng trước mặt tiền của nhà thờ, du khách có thể nhận ra các trang trí điêu khắc bằng đá (stone sculptures).

Bên trái của mặt tiền là Phần Cửa của Đức Mẹ Đồng Trinh (the portal of the Virgin) mô tả Hoàng Đạo (the Zodiac) và cảnh đăng quang của Đức Mẹ. Phần giữa của mặt tiền mô tả Cảnh Phán Xét Cuối Cùng (the portal of the Last Judgment) với 3 phần, phần thấp nhất nói về các thói xấu và các đức tính, phần giữa trình bày cảnh Chúa Jesus và các Tông Đồ và phần trên cùng là cảnh Khải Hoàn của Chúa sau khi Phục Sinh.



Phần bên phải của mặt tiền được gọi là phần của Thánh Anne (the portal of St. Anne), diễn tả cảnh Đức Mẹ Đồng Trinh và Chúa Hài Đồng lên ngôi Vương. Đây là phần điêu khắc đẹp nhất và được bảo toàn cẩn thận nhất của Nhà Thờ.

Du khách có thể qua bên trái của Nhà Thờ và thấy phần cầu thang, đưa mọi người lên tháp chuông cao 225 feet. Đây chính là nơi Đại Văn Hào Victor Hugo đã mô tả Anh Gù Quasidomo trong tác phẩm “Anh Gù của Nhà Thờ Đức Bà” (The Hunchback of Notre Dame).

Qua phía sau Nhà Thờ, du khách thấy “Đài Tưởng Niệm các Thánh Tử Đạo người Pháp bị lưu đầy năm 1945″ (Mémorial des Martyrs Francais de la Déportation de 1945). Từ nơi này mọi người nhìn thấy rõ hòn đảo Ile de la Cité, Giòng Sông Seine chảy dịu dàng nhưng đây cũng là nơi tưởng niệm các công dân Pháp bị đưa đi lưu đầy trong các trại tử thần như Auschwitz và Buchenwald trong kỳ Thế Chiến Thứ Hai. Trên tường, du khách nhận ra giòng chữ màu máu viết bằng tiếng Pháp “Hãy tha thứ, nhưng đừng quên”.

Nguồn:
vietsciences.free.fr
http://www.dulichhoanmy.com/diem-den-the-gioi/4601-nha-tho-duc-ba-paris.html



“Nhà thờ Đức Bà Paris (tiếng Pháp: Cathédrale Notre-Dame de Paris) là một nhà thờ Công giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc gothic trên đảo Île de la Cité (nằm giữa dòng sông Seine) của Paris. Đây cũng là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Paris.

Lịch sử

Các công trình tôn giáo đầu tiên

Theo truyền thuyết thì thánh Dennis truyền bá Kitô giáo vào thành phố Paris khoảng năm 250. Công trình tôn giáo đầu tiên có thể đã được xây dựng bên bờ trái sông Seine, cạnh Val-de-Grâce ngày nay. Nhưng sử sách đã không ghi lại được chính xác về nhà thờ lớn đầu tiên của Paris cũng như các nhà thờ sau đó. Theo những dấu tích, trên đảo Île de la Cité từng có một ngôi đền, rồi được thay thế bởi một nhà thờ Cơ Đốc giáo mang tên Saint-Etienne. Nhưng không thể biết nhà thờ này được xây dựng vào thế kỷ 4 rồi được tu sửa sau đó hay xây vào thế kỷ 7 trên các dấu tích cũ. Một điều chắc chắn rằng Saint-Etienne là một giáo đường rất lớn và giống với các nhà thờ cổ khác của La Mã hay Ravenna. Bên trong, năm gian được chia cách bởi những cột lớn, tường được trang trí ghép mảnh. Phía Bắc nhà thờ còn có nhà rửa tội mang tên Saint-Jean le Rond.

Bên bờ trái sông Seine, tu viện Saint-Germain-des-Prés được xây khoảng thập niên 540. Nhưng vào thế kỷ 9 và 10, những người Normand thường xuyên tấn công Paris và đã phá hủy tu viện Saint-Germain-des-Prés. Tu viện mới được xây lại trong khoảng 990 tới 1021.

Bối cảnh

Thế kỷ 12, Paris là một thành phố quan trọng của Kitô giáo. Đây cũng là giai đoạn thành phố có những phát triển mạnh mẽ về cả dân số và kinh tế. Nhà buôn và thợ thủ công tập trung tại chợ lớn bên bờ phải sông Seine. Trường học của nhà thờ tạo được uy tín. Vương triều Capet cũng quay trở lại Paris.

Ngày 12 tháng 10 năm 1160, dưới thời Louis VII, Maurice de Sully trúng cử giám mục Paris. Cùng với các tu sĩ, Maurice de Sully đã có một quyết định quan trong: xây dựng trên quảng trường Saint-Etienne một nhà thờ mới lớn hơn nhiều so với nhà thờ cũ. Nhà thờ sẽ thờ Đức Mẹ và theo phong cách kiến trúc mới, về sau được gọi là kiến trúc Gothic. Cùng với việc xây dựng nhà thờ là cả một dự án quy hoạch đô thị.

• Nhà thờ cũ Saint-Etienne sẽ bị phá bỏ.
• Bố trí sân trước nhà thờ mới như một khoảng trung gian giữa những người ngoại đạo và các tín đồ Công giáo.
• Vạch ra con phố Neuve-Notre-Dame rộng 6 mét, cho phép một lượng lớn dân chúng đến nhà thờ.
• Tòa giám mục và Hôtel-Dieu cũng được xây dựng lại.

Xây dựng

Năm 1163, viên đá đầu tiên được đặt với sự có mặt của Giáo hoàng Alessandro III và vua Louis VII. Tên của kiến trúc sư đầu tiên đã không được nhắc tới. Giám mục Maurice de Sully chỉ đạo công việc cho tới năm 1196, rồi tiếp tục bởi giám mục Eudes de Sully. Việc thi công đầu tiên gồm bốn giai đoạn chính:

• 1163-1182 : Xây dựng điện và hai hành lang chính diện
• 1182-1190 : Xây dựng hai gian cuối, các gian bên và diễn đàn
• 1190-1225 : Xây dựng mặt ngoài, hai gian đầu của nhà thờ
• 1225-1250 : Xây dựng hành lang thượng, hai tháp cùng thay đổi, mở rộng các cửa sổ.
• 1350: Chính thức xây dựng xong.

Các xây dựng tiếp theo từ cuối thế kỷ 13 cho tới đầu thế kỷ 14, tên tuổi các kiến trúc sư được ghi lại: Jean de Chelles, Pierre de Montreuil, Pierre de Chelles, Jean Ravy và Jean le Bouteiller. Hai cánh ngang nhà thờ được mở rộng, điện thờ được bố trí lại, mặt ngoài gian giữa được ốp .”

Nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/Nha tho Duc Ba_Paris





















-------------------------------------------------------------------------------------------
Hướng Chân Thiện Mỹ
Độc lập tư duy
Hoài nghi hợp lý
Tự do sáng tạo .

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

Anna Karenina - Lev TOLSTOY .


Anna  Karenina *`\./*






Lev TOLSTOY .













Nguồn trích dẫn :

http://vi.wikipedia.org/wiki/Anna_Karenina

Anna Karenina (tiếng Nga: Анна Каренина) là một tiểu thuyết của nhà văn Nga Lev Nikolayevich Tolstoy, được đăng tải nhiều kỳ trên tờ báo Ruskii Vestnik (tiếng Nga: Русский Вестник, "Người đưa tin") từ năm 1873 đến năm 1877 trước khi xuất bản thành ấn phẩm hoàn chỉnh.
Anna Karenina được xem như là một đỉnh cao của tiểu thuyết lãng mạn. Nhân vật chính trong truyện Anna Karenina được Tolstoy sáng tác dựa vào Maria Aleksandrovna Hartung, người con gái lớn của đại thi hào Aleksandr Sergeyevich Pushkin[1]. Sau khi gặp cô ở một bữa ăn tối, ông bắt đầu đọc truyện viết dở dang của Puskin: Những người khách họp mặt trong biệt thự, Tolstoy nảy ra ý định viết Anna Karenina .
Theo một cuộc thăm dò gần đây, dựa trên ý kiến của 125 nhà văn nổi tiếng đương thời, tiểu thuyết Anna Karenina là tác phẩm có số phiếu bầu cao nhất trong danh sách 10 tác phẩm vĩ đại nhất mọi thời đại[2] .








Cảm hứng sáng tác .


Bốn năm sau khi viết xong tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình, khoảng ngày 19 tháng 03 năm 1873 Tolstoy bắt đầu viết Anna Karenina. Sau khi hoàn thành, cuốn tiểu thuyết này đã đưa nhà văn lên một địa vị mới trên văn đàn văn học Nga và thế giới. Anna Karenina lập tức được xem là một trong trong những quyển tiểu thuyết hay nhất của nền văn học nhân loại.
Cảm hứng sáng tác Anna Karenina được vợ nhà văn kể lại như sau: "Tối qua anh ấy nói với tôi rằng anh ấy đã hình dung ra một người đàn bà có chồng thuộc xã hội thượng lưu, nhưng bị sa ngã. Anh ấy nói rằng nhiệm vụ của anh ấy là phải làm sao cho mọi người thấy người đàn bà ấy chỉ đáng thương mà không đáng tội và khi anh vừa hình dung được ra như thế, thì tất cả những nhân vật, những loại đàn ông mà anh hình dung trước kia đều tìm được vị trí của họ và tập trung quanh người đàn bà ấy"






Cốt truyện

Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

CUỘC ĐỜI CỦA PI .


CUỘC ĐỜI CỦA PI . 




TT - Ðã có không ít bộ phim chuyển thể từ các tác phẩm đoạt giải Man Booker giành các giải thưởng điện ảnh uy tín. Bộ phim mới nhất của Lý An Life of Pi trở thành cái tên tiếp theo trong danh sách đáng ngưỡng mộ này với 11 đề cử cho giải Oscar. 




Chuyển thể từ các tác phẩm văn học đoạt giải Man Booker như The English patient (Michael Ondaatje), The remains of the day (Kazuo Ishiguro), Atonement (Ian McEwan)..., các tác phẩm điện ảnh đều ít nhiều thu hút được sự chú ý. Nay, lại một "bộ phim Booker" khác, lại những lời khen ngợi từ giới phê bình, hẳn vậy. Tuy nhiên, số phận của Life of Pi (tác giả Yann Martel) hoàn toàn khác với các "anh em" Booker trước đó.

Khi chuyển thể những cuốn sách đoạt giải thưởng văn học danh giá này, có lẽ các nhà làm phim không dám kỳ vọng quá nhiều vào doanh thu. Trong khi đó, Life of Pi là sản phẩm đã được xác định phải trở thành một bộ phim bom tấn của Hollywood.


Hành trình huyền thoại





Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều đạo diễn ban đầu hăm hở muốn thực hiện Life of Pi, nhưng chẳng bao lâu sau đành ngậm ngùi từ bỏ. Cuối cùng, chỉ Lý An mới đủ dũng cảm để ở lại cùng cậu bé Pi và chú hổ Richard Parker giữa đại dương xanh thẳm, đầy hứa hẹn mà cũng đầy bất trắc của một dự án phim táo bạo. Trên vai người đạo diễn gốc Ðài Loan này giờ có cả hai gánh nặng: Làm sao để giữ nguyên được tính triết lý, tinh thần trong cuốn sách của Yann Martel mà vẫn đảm bảo dự án điện ảnh đắt đỏ này có lãi? Và trong tình thế ấy, nhà làm phim buộc phải lựa chọn giữa việc giữ, bớt và thêm những tình tiết từ cuốn sách.

Hành trình lênh đênh trên biển mà cậu bé Pi trong cuốn sách của Yann Martel phải trải qua khiến độc giả nhớ tới nhiều tác phẩm văn học vĩ đại khác. Không khác gì hành trình của Odysseus hay Ðức Phật, Pi phải đối diện với những thử thách ở cả hai mặt thể xác lẫn tinh thần, đi từ hạnh phúc đến bi kịch, hi vọng sang tuyệt vọng, kiên trì với niềm tin, phủ nhận chính niềm tin ấy và cuối cùng đến được bến bờ. Hơn hết, một cuốn sách như Life of Pi sẽ không có chỗ cho những ai không tin vào huyền thoại và những điều vĩ đại của tự nhiên và bản thể con người.

Ðó là điều Lý An đã cố gắng giữ lại và thậm chí còn đẩy lên một tầm cao mới trong bộ phim chuyển thể của mình. Hành trình của Pi là hành trình huyền thoại từ trong ra ngoài. Có không ít người hâm mộ cuốn sách đã nhận xét hình ảnh trong bộ phim quá lung linh, quá nuột nà so với hình dung của họ về Life of Pi. Và dù ai cũng phải công nhận hiệu ứng 3D và chất lượng hình ảnh trong phim là đáng kinh ngạc, phản ứng của các nhà phê bình trước việc "thiên đường hóa" bối cảnh bi kịch của vị đạo diễn này cũng không hẳn là đồng nhất.

Nhà phê bình Matt Mueller của trang tạp chí Totalfilm cho bộ phim điểm tuyệt đối năm sao và ca ngợi những cảnh quay mượt mà, lung linh ấy đầu tiên. Trong khi đó, cây bút A. O. Scott của New York Times cho rằng những cảnh quay quá đẹp dường như mâu thuẫn với nội dung có phần u tối của bộ phim.





Giảm "tông" vì số đông

Một yếu tố khác khiến không ít người yêu mến tác phẩm văn học hụt hẫng khi xem tác phẩm chuyển thể chính là sự "tránh né" các tình tiết táo bạo trong phim. Life of Pi được đóng nhãn PG (khuyến cáo một số cảnh không thích hợp với trẻ em). Ðây có thể xem là một mức giới hạn tương đối thoáng, cho phép bộ phim đến với số lượng đông đảo khán giả - điều bảo đảm cho doanh thu của một bộ phim kinh phí cao. Chính vì vậy, người xem có thể thấy những gì mà cậu bé Pi phải chịu đựng trên màn ảnh không còn khốc liệt như trong cuốn sách của Yann Martel. Ðoạn những con thú lên được chiếc xuồng cứu hộ cùng Pi (ẩn dụ cho phiên bản câu chuyện khác mà đến cuối phim cậu bé sẽ tiết lộ) ăn thịt lẫn nhau cũng vì thế bị cắt đến mức tối đa. Ðặc biệt khi cảnh tượng cậu bé phải làm thịt những con cá để sinh tồn - hành động phạm đến quan điểm đạo đức của một cậu bé ăn chay suốt thời thơ ấu - cũng không còn quá ấn tượng, quá day dứt nữa.

Không chỉ thế, nhiều độc giả cũng bày tỏ sự thất vọng khi thấy Lý An đã bỏ đi một chi tiết quan trọng trong sách. Khi cậu bé đã đi tới tận cùng tuyệt vọng, mắt không còn nhìn thấy gì do ở quá lâu trên biển, một người Pháp bí ẩn đã bước lên xuồng để rồi trở thành mồi cho chú hổ. Chi tiết ấy đã làm nổi bật lên biểu tượng về bản thể con người trong cuốn sách. Ðáng tiếc thay, có lẽ các nhà làm phim cho rằng việc một nhân vật bí ẩn, mơ hồ xuất hiện sẽ làm loãng đi hình ảnh của chú hổ và Pi, khiến đa số người xem (những người chưa đọc sách) khó hiểu nên quyết định bỏ bớt. Chiều sâu ý nghĩa của phim vì thế cũng bị vơi bớt ít nhiều.

Thế nhưng dù đã phải giảm "tông" để làm vừa lòng số đông người xem, Lý An vẫn có thể đầy tự hào vì thành quả công việc của mình. Life of Pi là một cuốn sách không dễ dựng thành phim, vì sự chồng chất của ngữ nghĩa trong tác phẩm cũng như những yêu cầu cao về kỹ thuật. Lý An đã giữ lại được phần lớn cốt truyện và thông điệp triết học mà Yann muốn chuyển tải, biến Life of Pi từ một tác phẩm đẫm chất bi thảm thành một tác phẩm lý tưởng hơn, huyền ảo hơn qua hình ảnh. Có thể điều ấy khiến nhiều người không hài lòng, nhưng không ai có thể phủ nhận được bộ phim của Lý An "đẹp" và đủ hấp dẫn để khán giả phải ngồi lại tới phút cuối cùng.



Ðại dương, thú dữ và trẻ em




Chúng ta hãy thử so sánh bộ phim Life of Pi của Lý An và một tác phẩm chuyển thể ấn tượng khác với bảy đề cử Oscar - Atonement.

Bộ phim năm 2007 của đạo diễn Joe Wright quy tụ dàn diễn viên đắt giá bao gồm cả cô đào Keira Knightly. Dẫu vậy, tổng chi phí sản xuất của Atonement chỉ là 30 triệu USD. Sau đó, nhờ cả chất lượng và danh tiếng từ các giải thưởng, tác phẩm đạt doanh thu tới gần 130 triệu USD, một con số tương đối ngoạn mục so với vốn đầu tư.

Tuy nhiên, con số doanh thu của Atonement chỉ tương đương kinh phí của phim Life of Pi - bộ phim hội tụ cả ba yếu tố mà mọi nhà làm phim đều "sợ": đại dương, thú dữ và trẻ em. Việc làm ra một bộ phim liên quan đến đại dương luôn đắt đỏ, đó là chưa kể chi phí để tạo ra một chú hổ 3D sao cho thật thuyết phục cũng chẳng hề khiêm tốn. Ðó là chưa kể câu chuyện từ một cuốn sách đoạt giải Booker không bao giờ là dễ hiểu, đơn giản với đa số người xem, kể cả khi đó là cuốn sách bán chạy nhất trong lịch sử giải thưởng này.



PHƯƠNG THỦY

Nguồn : http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/Dien-anh/531071/ly-an-vuot-qua-ba-noi-so.html

* Tóm tắt :

Life of Pi kể về câu chuyện của cậu bé Piscine hay còn gọi là Pi. Sau khi con tàu chở cả gia đình cậu gặp nạn giữa đại dương, Pi may mắn sống sót cùng bốn con vật thuộc vườn thú mà nhà cậu từng sở hữu. Những con vật dần giết hại lẫn nhau và cuối cùng chỉ còn lại một chú hổ Bengal có tên Richard Parker. Một con người bé nhỏ và một mãnh thú nhưng chỉ có một chiếc xuồng cứu hộ, Pi đã phải tìm cách tồn tại khi lênh đênh trên mặt biển và đối phó với người bạn đồng hành có một không hai này. Cuốn sách đã được dịch ra tiếng Việt với tên Cuộc đời của Pi (dịch giả Trịnh Lữ).  


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cuộc đời của Pi
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia 




Bìa Cuộc đời của Pi bản tiếng Việt
Tác giả Yann Martel
Tựa gốc Life of Pi
Quốc gia Canada
Ngôn ngữ tiếng Anh
Thể loại Tiểu thuyết
Nhà xuất bản Knopf Canada (bản tiếng Anh) / Nhà xuất bản Văn học (bản tiếng Việt)
Ngày phát hành tháng 9 năm 2001
Số trang 550 trang (tiếng Việt)
ISBN ISBN 0-676-97376-0 (in lần đầu, bìa cứng), ISBN 0-15-602732-1 (bản Mỹ bìa mềm) ISBN 1-565-11780-8 (sách nói, Penguin Highbridge)
Cuốn trước Self
Cuốn sau We Ate the Children Last
Bản tiếng Việt
Người dịch Trịnh Lữ


Cuộc đời của Pi (tiếng Anh: Life of Pi) là một tiểu thuyết của nhà văn người Canada Yann Martel, được xuất bản năm 2001 bởi nhà xuất bản Knopf Canada. Năm 2002, cuốn sách giúp tác giả giành được giải Man Booker. Năm 2003, văn bản tiếng Anh, Life of Pi, được chọn cho giải Canada Reads và văn bản tiếng Pháp, L'Histoire de Pi, được chọn cho giải Le combat des livres; cả hai giải là của CBC Radio.

Nội dung
Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.

Nhân vật chính của tác phẩm là cậu bé Piscine Molitor Patel, sau đó, cậu tự gọi mình là Pi. Pi là con trai của một chủ vườn thú tại vùng Pondicherry của Ấn Độ. Cậu say mê tôn giáo và cùng một lúc theo cả đạo Hindu, đạo Hồi và đạo Thiên Chúa. Để tránh những biến cố chính trị, gia đình cậu chuyển toàn bộ vườn thú tới Canada trên một con tàu của người Nhật Bản. Con tàu đã gặp một cơn bão lớn và Pi lạc mất gia đình mình, cậu sống sót trên chiếc thuyền cứu hộ cùng một con hổ Bengal có tên Richard Parker, một con linh cẩu và một con đười ươi và một con ngựa vằn. Cuối cùng, chỉ còn lại con hổ và cậu lênh đênh trên biển. Sử dụng những hiểu biết về nuôi dưỡng thú hoang, Pi đã duy trì sự sống của cả cậu và Richard Parker cho tới khi cả hai dạt lên một bờ biển.
Hết phần cho biết trước nội dung.

Bản dịch tiếng Việt

Cuộc đời của Pi được xuất bản tại Việt Nam năm 2004 bởi công ty Nhã Nam. Bản tiếng Việt do dịch giả Trịnh Lữ chuyển ngữ. Cuộc đời của Pi được trao giải thưởng dành cho văn học dịch của Hội nhà văn Hà Nội năm 2004.

Phim chuyển thể

Tiểu thuyết được Mỹ chuyển thể thành phim, do Lý An đạo diễn, Suraj Sharma đóng vai chính, ngoài ra có sự tham gia của Shravanthi Sainath,Tabu (diễn viên Ấn Độ), Adil Hussain, Irrfan Khan (diễn viên Ấn Độ), Gérard Depardieu (Pháp), Rafe Spall (Anh), đầu tư 120 triệu USD dự kiến công chiếu 21. 11. 2012.


Nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/Cuộc_đời_của_Pi

http://www.loidich.com/library/download.php?id=1498

------------------------------------------------------------------------------------------------------------





















http://vuaphim.net/phim-online-cuoc-doi-cua-pi-tap-Full-server-80-407777.html





 -------------------------------------------------------------------------------------------

Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.
Albert Einstein .

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012

HAMLET - BI KỊCH ĐẠO ĐỨC CỦA SHAKESPEARE .

HAMLET - BI KỊCH ĐẠO ĐỨC CỦA SHAKESPEARE .


Nguồn : http://vetranhsondau.com/oilpaintingimg/4/Hamlet-polski-Jacek-Malczewski.jpg






Hamlet - Hoàng tử Đan Mạch / Shakespeare
Hamlet là vở bi kịch của nhà văn, nhà soạn kịch vĩ đại người Anh William Shakespeare (1564-1616), có lẽ được sáng tác vào năm 1601. Cốt truyện của tác phẩm có nguồn gốc từ thể loại truyện dân gian thời đại Trung cổ. Trên sân khấu Anh thời Phục Hưng đã từng diễn nhiều vở kịch cùng tên của nhiều tác giả. Người ta cho rằng Shakespeare sáng tác Hamlet có thể dựa trên Bi kịch lịch sử của François Belleforest hoặc trên vở kịch nay đã bị thất lạc Hamlet của Thomas Kyd (1558-1594), một vở kịch được gọi tên là Ur-Hamlet với ý nghĩa là vở “Hamlet nguyên bản”.

Cốt truyện Hamlet xoay quanh nhân vật trung tâm là Hamlet, hoàng tử nước Đan Mạch, sinh viên trường Đại học Wittenberg (Đức). Chàng gặp một cảnh ngộ éo le trong gia đình: vua cha vừa chết được hai tháng thì mẹ chàng, Hoàng hậu Gertrude tái giá lấy Claudius, chú ruột của chàng. Hồn ma của vua cha hiện về báo cho chàng biết Claudius là kẻ đã giết mình để chiếm đoạt ngai vàng và Hoàng hậu, và đòi Hamlet phải trả thù. Hamlet từ đó lòng tràn đầy căm phẫn, ghê tởm và chán ghét cuộc đời. Chàng giả điên để che mắt kẻ thù, thực hiện nghĩa vụ. Còn kẻ thù của Hamlet cũng ra sức theo dõi, dò xét chàng. Tình hình trở nên căng thẳng hơn khi Hamlet cho mời một đoàn kịch vào hoàng cung diễn một vở kịch. Xem đến kịch cảnh một đôi gian phu dâm phụ mưu sát nhà vua, Claudius hoảng hốt bỏ về rồi vào phòng riêng cầu nguyện. Hamlet theo sát và đứng ngay sau y. Thời cơ rất thuận lợi để chàng trả thù, nhưng chàng lại không hành động. Chàng cho rằng giết hắn trong lúc hắn đang cầu nguyện để linh hồn hắn sạch tội ác, lên thiên đàng thì không thể gọi là trả thù được và như thế không tương xứng với cái chết mà cha chàng đã chịu. Claudius lập mưu trừ khử Hamlet, hắn cho hai tên tay sai Rosencrantz và Guildenstern hộ tống Hamlet sang Anh, thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt. Trước khi Hamlet lên đường, mẹ chàng cho gọi chàng vào để nói chuyện, với ý đồ lợi dụng tình cảm mẹ con để khêu gợi Hamlet nói thật tâm trạng của mình. Quan đại thần Polonius, thân phụ của Ophelia, người yêu của Hamlet nấp sẵn sau bức rèm, có nhiệm vụ theo dõi cuộc nói chuyện đó. Nhưng Hamlet luôn đề phòng và khi phát hiện bức rèm động đậy, chàng rút gươm đâm. Tiếc thay không phải là nhà vua Claudius như chàng tưởng mà là bố người yêu của mình. Trên đường sang Anh, lợi dụng lúc hai tên tay sai của nhà vua sơ ý, Hamlet xem trộm tờ chiếu chỉ, đó là mật lệnh giao cho vua Anh phải giết ngay Hamlet. Hamlet bèn viết thay một chiếu chỉ khác, đề nghị vua Anh giết Rosencrantz và Guildenstern. Chàng trở về Đan Mạch tâu với vua là chàng bị bọn cướp biển bắt, rồi được chúng tha. Ophelia phần vì thất vọng với sự điên loạn của người yêu là Hamlet, phần quá đỗi đau thương trước cái chết bí ẩn của cha nên bị mất trí, lang thang và cuối cùng chết đuối. Laertes phẫn nộ trước cái chết của cha (Polonius) và được nhà vua nói cho biết Hamlet là thủ phạm, đồng thời bày ra kế hoạch để Laertes có thể trả thù được một cách êm thấm khiến Hoàng hậu không biết mà thần dân cũng không hay: tổ chức một cuộc đấu kiếm giữa Laertes và Hamlet, mũi kiếm của Laertes tẩm thuốc độc và không bịt đầu. Cẩn thận hơn, nhà vua còn chuẩn bị sẵn một cốc rượu độc để mời Hamlet uống. Hamlet không lường trước được âm mưu thâm độc của kẻ thù. Song, ngoài ý muốn của Claudius, khi Hamlet thắng điểm, Hoàng hậu lại là người uống cốc rượu để mừng con. Đến hiệp ba, Laertes đâm Hamlet bị thương. Đổi kiếm, Laertes lại bị Hamlet đâm trúng. Hoàng hậu ngấm rượu độc chết khiến cả triều đình sửng sốt. Laertes biết mình cũng sắp chết nên hối hận nói rõ sự thật: nhà vua Claudius là thủ phạm của âm mưu và Hamlet sẽ không thể thoát chết do đã bị trúng độc. Căm phẫn tột độ, Hamlet đã dùng mũi kiếm tẩm độc kết liễu nhà vua. Vở bi kịch kết thúc với việc Fortinbras, sau khi chinh phục được Ba Lan trở về, lên ngôi vua trị vì vương quốc Đan Mạch trong tiếng đại bác, tiếng quân nhạc tiễn đưa linh hồn Hamlet về nơi yên nghỉ.




Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

ROMEO VÀ JULIET - BI KỊCH TÌNH YÊU CỦA SHAKESPEARE

The Tragedy of Romeo and Juliet

ROMEO VÀ JULIET - BI KỊCH TÌNH YÊU CỦA SHAKESPEARE












Đọc trực tuyến
Bản tiếngViệt




Dưới đây là bài viết của tác giả Phạm Văn Tuấn đăng trên vietsciences.free.fr , xin phép được đăng lại trên Blog Toán - Cơ học ứng dụng . Trân trọng cám ơn .

Đọc tiếp ... 


Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

VICTOR HUGO - Những người khốn khổ .


Những người khốn khổ - VICTOR  HUGO


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Những người khốn khổ (Les Misérables)
Ebcosette.jpg
Chân dung "Cosette" do Emile Bayard vẽ, trong phiên bản ban đầu của Les Misérables (1862)
Tác giả Victor Hugo
Quốc gia Pháp
Ngôn ngữ tiếng Pháp
Thể loại tiểu thuyết
Nhà xuất bản A. Lacroix, Verboeckhoven & Ce.
Ngày phát hành 1862
Những người khốn khổ (Les Misérables) là tiểu thuyết của văn hào Pháp Victor Hugo, được xuất bản năm 1862. Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ 19.
Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu thế kỷ 19 kể từ thời điểm Napoléon I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Jean Valjean, một cựu tù khổ sai tìm cách chuộc lại những lỗi lầm gây ra thời trai trẻ. Bộ tiểu thuyết không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu, của luật pháp, mà tác phẩm còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ 19. Chính nhà văn Victor Hugo cũng đã viết cho người biên tập rằng: "Tôi có niềm tin rằng đây sẽ là một trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất, trong sự nghiệp cầm bút của mình"[1].
Những người khốn khổ cũng nổi tiếng vì đã được chuyển thể nhiều lần thành các vở kịch, bộ phim, trong đó nổi tiếng nhất phải kể tới vở nhạc kịch cùng tên, thường được gọi tắt là "Les Mis" (viết tắt từ Les Misérables).

Nội dung

Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.
Bản thân Những người khốn khổ có rất nhiều câu chuyện, nhân vật với những cuộc đời khác nhau, nhưng sợi dây nối những mảnh đời riêng biệt này lại là câu chuyện về Jean Valjean (Giăng Van-giăng), người cựu tù khổ sai, người đang cố gắng sống vì một xã hội tốt đẹp nhưng lại không thể thoát khỏi quá khứ của mình. Sau 19 năm ngồi tù với số tù 24601 vì ăn cướp thức ăn cho gia đình của mình đang lâm vào cảnh chết đói, người nông dân Jean Valjean được thả. Tuy nhiên anh phải mang theo giấy thông hành vàng, dấu hiệu cho thấy người mang nó từng phạm tội, vì vậy Jean bị chủ quán trọ từ chối và buộc phải ngủ ngoài đường. May cho anh là giám mục Myriel, một người nổi tiếng hay làm từ thiện đã cho Jean Valjean một chỗ nương náu. Khi mọi người đã ngủ, Jean lại ăn cắp mấy thứ đồ bạc của giám mục và chạy trốn, anh bị bắt lại sau đó nhưng lại được ông Myriel cứu thoát khi nói với cảnh sát rằng đó là đồ ông tặng cho Valjean. Khi chia tay vị giám mục già nói với Jean Valjean rằng anh nhất định phải trở thành một người lương thiện và làm nhiều việc tốt cho mọi người.
6 năm sau Valjean, nay mang tên ông Madeleine, đã trở thành một chủ xưởng giàu có và là thị trưởng thành phố nhỏ nơi ông sinh sống, Valjean phải mang tên giả để tránh sự phát hiện của thanh tra Javert (Gia-ve) vẫn đang truy tìm ông ráo riết. Tuy nhiên số phận buộc Valjean phải để lộ danh tính của mình khi một người đàn ông khác bị nhầm là Jean Valjean và bị bắt đưa ra tòa. Cùng lúc này, Valjean gặp Fantine (Phăng-tin), một cô gái đang hấp hối sau khi bị đuổi việc khỏi công xưởng của ông và buộc phải làm nghề mại dâm để có tiền nuôi con gái Cosette (Cô-dét), em đang phải sống với gia đình nhà Thénardier (Tê-nác-đi-ê) độc ác. Trước khi Fantine chết, Valjean hứa với cô sẽ chăm sóc Cosette cẩn thận, ông trả tiền cho lão chủ quán trọ Thénardier để giải phóng cho Cosette và cùng em chạy trốn lên Paris khỏi sự truy đuổi của Javert. Ở Paris, hai người trú trong một nhà tu kín mà Javert không được quyền khám xét, vì vậy họ tạm thoát khỏi sự truy lùng gắt gao của viên thanh tra.
Eponine do Julie Lund thủ vai
   
10 năm sau, sau cái chết của tướng Lamarque, người duy nhất trong giới lãnh đạo Pháp có cảm tình với giai cấp lao động, nhóm sinh viên đứng đầu là Enjolras tức giận với chế độ đã chuẩn bị cho một cuộc cách mạng vào đêm ngày mùng 5, rạng sáng mùng 6 tháng 6 năm 1832. Cuộc cách mạng cũng có sự tham gia của những người nghèo khổ, trong đó có cậu bé lang thang Gavroche (Ga-vơ-rốt). Một trong những người tham gia cách mạng là Marius Pontmercy, một sinh viên bị gia đình xa lánh vì quan điểm tự do của mình, anh đã đem lòng yêu Cosette, bây giờ đã trở thành một thiếu nữ hết sức xinh đẹp. Gia đình nhà Thénardier cũng đã chuyển tới Paris, bọn họ dẫn đầu một băng trộm đột nhập nhà của Valjean trong khi Marius đang đến chơi. Tuy nhiên con gái của Thénardier là Éponine cũng đã đem lòng yêu người sinh viên và cô đã thuyết phục bọn trộm rời khỏi đó.
Ngày hôm sau cuộc cách mạng nổ ra, những sinh viên bắt đầu dựng chiến lũy trên những con phố hẹp ở Paris. Khi biết người yêu của Cosette cũng tham gia nổi dậy, Valjean đã gia nhập với họ, bởi vì ông muốn bảo vệ Marius. Éponine cũng đứng vào hàng ngũ khởi nghĩa để bảo vệ Marius và cô đã chết hạnh phúc trên tay Marius sau khi hứng một viên đạn thay anh. Trong trận chiến tiếp theo, Valjean cứu sống Javert khỏi tay những người sinh viên và để viên thanh tra đi. Ông cũng cứu được Marius khi đó đã bị thương, nhưng tất cả những người khác, kể cả Enjolras và Gavroche đều đã bị giết. Valjean vác theo Marius chạy trốn theo những đường cống ngầm ở Paris, khi ra đến miệng cống ông chạm trán Javert, ông cố gắng thuyết phục Javert cho mình thời gian để trả Marius về gia đình của anh. Javert đồng ý đề nghị của Jean và nhận ra rằng ông ta đang bị kẹt giữa niềm tin vào luật pháp và niềm tin vào lòng tốt của con người mà Valjean đã cho viên thanh tra thấy, Javert cũng hiểu rằng ông không bao giờ có thể nộp Valjean cho chính quyền được nữa. Không thể chịu đựng nổi tình trạng khó xử này, Javert nhảy xuống sông Seine tự vẫn.
Marius và Cosette cưới nhau. Valjean đã mất niềm vui duy nhất của cuộc sống cuối đời vì bây giờ Cosette đã không còn cần đến ông nữa. Cosette bị Marius thuyết phục tránh xa Valjean vì anh cho rằng ông là người có đạo đức tồi. Mãi sau đó khi Valjean đã hấp hối, Marius mới nhận ra được lòng tốt của ông và chạy đến nhà Valjean cùng Cosette. Valjean chỉ còn kịp tiết lộ cho hai người về quá khứ của mình và rằng ông chi là người bố nuôi của Cosette trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời. Ông cũng đã có niềm hạnh phúc khi ở bên là đứa con gái nuôi yêu quý và con rể. Ông nói với họ rằng ông rất yêu quý họ, sau đó Valjean qua đời.

Đọc tiếp ...


*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran