Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

CON CHIM TRỐN TUYẾT - PAUL GALICO .

CON CHIM TRỐN TUYẾT - PAUL GALICO .



VÀI LỜI GIỚI THIỆU VỀ TÁC PHẨM .

CON CHIM TRỐN TUYẾT .

** Paul Gallico



Sinh năm 1897 tại New York, sau hơn 20 năm cầm bút, tên tuổi nhà báo Mỹ, Paul Gallico bỗng nổi bật trên văn đàn với "Con chim trốn tuyết", truyện vừa, gây chấn động dư luận bạn đọc cả trong và ngoài nước Mỹ. Trong sáng, và thơ mộng, Paul Gallico đã nhẹ nhàng đi vào thế giới bên trong đầy nhân ái khao khát yêu đương của nhân vật Rhayader, một hoạ sĩ tật nguyền, phải tìm nơi ẩn dật ở một hải đăng hoang phế ven biển. Cái chết cao đẹp của Rhayader bên dưới vòng cánh lượn đầy tình nghĩa của "con chim trốn tuyết", sự tuẫn tiết của chính nó, sự bùng nổ tình yêu trong lòng Frith, cô gái ngây thơ và trong trắng... tất cả đã biến câu chuyện như thành một bài thơ viết bằng văn xuôi ca ngợi vẻ đẹp cả trong tâm hồn lẫn ý thức trách nhiệm của con người.

Môtip cốt truyện về cái đẹp ẩn chứa dưới vỏ ngoài xấu xí của một người đàn ông làm rung động trái tim một cô gái lại được Gallico nhấn mạnh trong "Tình nghệ sĩ". Bảy con rối trong truyện là bảy mặt thiện lương trong bản chất bị che giấu của Michel, gã múa rối độc ác và đê tiện. Thế nhưng Mouche, cô gái có tâm hồn cao đẹp đã nhận ra hết thảy mọi khổ hình gã phải nhận chịu trong cuộc tranh chấp nội tâm giữa thiện ác bên trong gã. Không phải sự thương hại mà chính tình yêu của cô đã cứu vớt gã lột xác để trở thành con người theo cái nghĩa cao đẹp của nó.

Tuy không thuộc vào hàng ngũ các nhà văn lỗi lạc Mỹ, Paul Gallico đã cho ra đời nhiều tiểu thuyết nổi tiếng : Jennie (1950), Thomasina (1957), Những bông hoa dành cho Harris (1958)... Tác phẩm Paul Gallico mang tính nhân đạo sâu sắc, hướng con người vào những vẻ đẹp bên trong, khơi gợi ở mỗi người tình yêu chân chính và trách nhiệm cao cả.

Giới thiệu Paul Gallico, chúng tôi còn mong gửi tới bạn đọc một lối viết trữ tình, dung dị, giàu chất thơ trong văn học Mỹ.

---Sở văn hoá thông tin Minh Hải---
Nguồn: http://vnthuquan.org/


------------------------------------------------------------------------

Trong Con chim trốn tuyết mọi thứ đều cũ. Motip cũ, hơi hướm văn chương cũ, cả trong ngôn ngữ dịch thuật cũng có ba phần cổ kính. Nhưng cuốn sách đáng chiếm một chỗ trên kệ sách của bạn vì những lý do khác…
Con chim trốn tuyết gồm 2 truyện vừa (Con chim trốn tuyết, Tình nghệ sĩ) của Paul Gallico (Mỹ). Rhayader – nhân vật chính trong truyện vừa Con chim trốn tuyết, là một họa sĩ có thân hình dị dạng. Tài năng, lòng chân thành và sự lương thiện không giúp anh chiếm được chỗ đứng yên ổn trong cộng đồng. Rhayader mua một vùng đầm lầy ven biển thật rộng để có thể sống yên ổn khi được cách ly tối đa với loài người.
Sự yên ổn của Rhayader bị phá vỡ khi một cô gái đến nhờ chàng chăm sóc một con ngỗng hoang bị thương. Nỗi e dè của Fritha – tên cô gái, dần dần nhạt dần theo năm tháng và cô bé ngày nào đã là thiếu nữ xinh đẹp. Cứ mỗi mùa chim di trú, con ngỗng kia lại trở về, làm cầu nối cho chàng họa sĩ với Fritha. Hết mùa trốn tuyết, ngỗng theo đàn, Fritha cũng không còn lai vãng đến ngọn hải đăng nơi có chàng họa sĩ có ánh mắt thiết tha. Nàng vô tình lắm thay?
Đến cái đêm định mệnh, khi Rhayader quyết định dùng chiếc thuyền bé nhỏ của mình để đi giải cứu số binh lính thì Fritha đột nhiên có mặt. Nàng nguyện cầu cho chàng nhưng nàng chưa kịp nói. Chàng họa sĩ dị dạng cũng thế… Những người lính thoát chết và xung quanh chiếc thuyền đã giải cứu họ là một huyền thoại. Chỉ có điều trong đó không có tên người đã hy sinh – Rhayader. Khi Fritha hiểu và gọi tên được cái cảm giác mơ hồ lâu nay trong lòng mình thì đã quá muộn để nói một lời yêu.
Tương tự như Rhayader, Mouche trong Tình nghệ sĩ cũng là một nhân vật có tâm hồn đẹp ẩn dưới một dung nhan xù xì. Bị sa thải, cô định quyên sinh. Tình cờ Mouche gặp 7 con rối của một gánh hát rong và cuộc đời cô rẽ sang một lối khác từ cuộc gặp gỡ này…
Cái khiến Tình nghệ sĩ thu hút mạch theo dõi và đọng lại trong lòng độc giả không hẳn là giọng văn kể chuyện mượt mà, không hẳn là kết thúc có hậu dễ đoán nhưng hợp lý. Cái làm nên sự hấp dẫn của Tình nghệ sĩ cũng như Con chim trốn tuyết là nét nhân hậu. Các nhân vật trong truyện có thể rời xa con người, thất vọng về xã hội nhưng bao giờ cũng bao dung. Họ có thể bị cộng đồng khước từ, bị ghẻ lạnh nhưng tâm hồn của họ không vì thế mà chai sạn, để những vết hằn thù làm hoen ố nhân phẩm.
Mạch văn trong Con chim trốn tuyết trong sáng, nhẹ nhàng đủ để bạn tin rằng đâu phải cái gì cũ, cái gì đơn sơ quá… cũng mất chỗ đứng trong thời đại số đâu. Có khi còn cần hơn đấy chứ. Đơn giản vì những truyện như  Con chim trốn tuyết lâu lắm người ta không viết nữa.
Những ai thỉnh thoảng còn đọc lại những câu chuyện cổ tích, còn tin rằng những câu chuyện cổ tích vẫn còn đang được viết trong âm thầm sẽ nhìn thấy sự quyến rũ diệu dàng của tập sách.
Tác giả Paul Gallico sinh ngày 26 tháng 7 năm 1897 tại New York, mất ngày 15 tháng 7 năm 1976 tại Antibes. Sau hơn 20 năm cầm bút, nổi tiếng là một nhà báo thể thao giỏi, Paul Gallico bỗng nổi bật trên văn đàn với Con chim trốn tuyết, truyện vừa, gây chấn động dư luận bạn đọc cả trong và ngoài nước Mỹ. Trong sáng, và thơ mộng, Paul Gallico đã nhẹ nhàng đi vào thế giới bên trong đầy nhân ái khao khát yêu thương.
Tác phẩm Paul Gallico được nhiều người đánh giá có tính nhân đạo sâu sắc, hướng con người vào những vẻ đẹp bên trong, khơi gợi ở mỗi người tình yêu chân chính và trách nhiệm cao cả.
KIỀU PHONG
( Báo Bình Định 19-3-2007)
Nguồn : http://kinhvanhoa.com.vn/bookstore/sach/con-chim-tron-tuyet











ALBUM – THE SNOW GOOSE – CAMEL

21/06/2011 · bởi Café · in Âm Nhạc

Một album kinh điển của Progessive Rock
Con chim trốn tuyết – The Snow Goose by Camel

The Snow goose – Con chim trốn tuyết – Album hòa tấu do Camel viết dựa theo truyện ngắn “Con chim trốn tuyết” của Paul Gallico. Một album mang rất nhiều cảm hứng gồm 16 track :

1/The Great Marsh: Cảnh tượng vắng vẻ, cho ta cảm giác càng thêm quạnh hiu bởi tiếng kêu, tiếng gọi của loài dã điểu làm tổ trong đầm lầy hay ruộng muối… Còn sự hiện diện của loài người thì không có… suốt trong những mùa đông dài dằng dặc, nhiều vũng nước trên bãi biển, trên đầm lầy phản chiếu ánh sáng lạnh lẽo và xám đen của bầu trời…

2/Rhayader: Có một người đàn ông cô độc đến đó ở. Thân hình méo mó, nhưng tâm hồn anh tràn đầy tình thương đối với các loài hoang thú bị săn đuổi. Trông anh thật xấu xí nhưng chính anh lại là người tạo ra cái đẹp… Chàng sống cô đơn và cặm cụi làm việc một mình quanh năm. Chàng là hoạ sĩ chuyên vẽ chim và phong cảnh thiên nhiên. Vì nhiều lí do, chàng đã trốn lánh khỏi xã hội loài người…

3/Rhayader Goes to Town: …trong những chuyến chàng xuống làng Chelmbury, nửa tháng một kỳ để mua thực phẩm, phơi bày tấm thân lệch và bộ mặt đen đúa của chàng dưới những cái nhìn soi mói của dân làng… Ít lâu sau dân làng quen dần với hình dáng của chàng, nhỏ nhung đầy sức lực … Chàng thương yêu tha thiết con người, mọi loài muông thú và cảnh vật thiên nhiên. Tâm hồn chàng tràn đầy lòng thương xót và sự cảm thông…

4/Sanctuary: …Chàng là bạn thân của mọi loài chim hoang dã và chúng cũng đền đáp lại chàng bằng tình thân hữu… những con chim mà chàng đã tụ tập vào nơi an toàn dưới sự bảo trợ của đôi cánh tay và con tim chàng, những con chim hoang dã hiểu biết và đã đặt lòng tin cậy nơi chàng…

5/Fritha: …có một cô bé lại gần phòng vẽ trong hải đăng…Cô bé trạc muời hai tuổi, mảnh mai, lem luốc, lo lắng và nhút nhát như một con chim, nhưng duới vẻ lọ lem ấy cô ta đẹp kỳ lạ như một nàng tiên ở vùng Đồng lầy… Cô bé vô cùng khiếp sợ người đàn ông xấu xí mà cô phải đến gặp… Nhưng vượt trên nỗi sợ hãi ấy là tình cảnh nguy khốn của sinh vật mà em đang ấp ủ trên tay… một con ngỗng trốn tuyết…

6/The Snow Goose: …sinh ra ở đất bắc xa xôi, cách mấy trùng biển cả …bay về phương nam để trốn tuyết, trốn băng giá, trốn làn khí lạnh rợn người, một cơn bão lớn đã vồ lấy nó, đã cuốn nó vào những đợt cuồng phong. Một trận bão thật kinh khủng, mạnh gấp bội đôi cánh lớn của nó, và mạnh hơn bất cứ sức mạnh nào… “Mình sẽ gọi cô ta bằng biệt hiệu ‘La Princesse Perdue’ – Nàng Công Chúa Lạc Loài”…

7/Friendship: Frith, là người khách thường xuyên lui tới. Cô bé không còn sợ hãi Rhayader nữa. Trí tưởng tượng của cô bị thu hút bởi sự hiện diện của nàng công chúa áo trắng kỳ ngộ đến từ miền đất lạ cách mấy trùng dương…

8/Migration: “Nàng Công chúa hồi hương! Lắng tai mà nghe! Nàng đang từ giã chúng ta đó”. Từ trên vòm trời trong vắt vọng xuống tiếng kêu ai oán của những con ngỗng chân hồng, và nổi bật lên trên, cao hơn, trong hơn, là tiếng của con chim trốn tuyết…

9/Rhayder Alone: Từ bữa con chim trốn tuyết ra đi, Frith ko lui tới ngọn hải đăng nữa. Rhayader một lần nữa thấm thía ý nghĩa của hai chữ “cô đơn”. Mùa hè năm ấy, moi trong ký ức, chàng vẽ lại hình dáng thanh thanh của cô bé, mặt lem luốc, mái tóc hung vàng bồng bềnh trong gió lộng tháng chín, trong tay ghì chặt con chim trắng bị thương.

10/The Flight Of The Snow Goose: …Vào giữa tháng mười … ảo ảnh một giấc mơ đen trắng chập chờn xuất hiện, nó lượn quanh hải đăng một vòng… Đó chính là con chim trốn tuyết. Nàng công chúa đi lạc đã trở lại… Khi con chim trốn tuyết có mặt tại hải đăng thì chính cô bé cũng lại lui tới… Nàng sẽ ở lại, Nàng sẽ không đi nữa. Nàng Công Chúa đi lạc sẽ không còn đi lạc nữa. Từ nay nơi đây là quê hương của nàng

11/Preparation: Cách chừng một trăm dặm bên kia bờ biển phía Bắc, một đạo binh Anh mắc bẫy ở đó, trên bãi cát, đang chờ bị tiêu diệt bởi bàn tay quân Đức đang tiến tới. Chàng phải đi Dunkerque… chàng sẽ vượt qua eo biển trên chiếc thuyền buồm nhỏ của chàng… cố gắng cứu sống càng nhiều càng hay số binh sĩ Anh thoát khỏi làn mưa đạn của quân Đức…

12/Dunkirk: …Em sẽ săn sóc đàn chim. Cầu trời che chở cho anh… Frith đứng trên bờ đê, ngó theo cánh buồm trắng…Trong ánh sao đêm cô thoáng thấy đôi cánh trắng loé sáng, đầu cánh có đốm đen, và cái đầu chúi về phía trước của con chim trốn tuyết.

13/Epitaph: “…anh chàng gù lưng với chiếc thuyền buồm bé nhỏ… Anh chàng đó thật là can đảm và tốt bụng lạ thường”… một chiếc thuyền nhỏ trôi giạt, trên thuyền dường như có một người hay một cái xác người nào đó, và một con chim đậu trên mạn thuyền… Con chim bay lên và lượn vòng quanh. Nó lượn ba vòng tựa như một chiếc máy bay lượn chào… Rồi nó bay về hướng tây…

14/Fritha Alone: Fritha ở lại một mình trong hải đăng nhỏ bé trên vùng Đồng lầy rộng lớn, săn sóc những con chim bị xén lông cánh còn ở lại. Cô chờ đợi mà chẳng biết mình chờ đợi gì… cô gái tìm thấy bức chân dung Rhayader vẽ mình theo ký ức, đã nhiều năm về trước, hồi cô còn là một cô bé nhỏ xíu, nhút nhát…

15/La Princesse Perdue: Một linh hồn hoang dã kêu gọi một linh hồn hoang dã khác, cô có cảm tưởng như mình đang bay theo cánh chim to lớn bay vút lên vòm trời chiều và lắng nghe lời Rhayader nhắn nhủ…“Frith, Fritha! Frith, em yêu. Vĩnh biệt nhé, người em yêu dấu”. Nhìn cánh chim bay vút lên cao, Frith không còn thấy hình ảnh con chim trốn tuyết nữa, mà chỉ thấy linh hồn của Rhayader đến giã biệt cô gái trước khi chắp cánh bay vào cõi hư vô…

16/The Great Marsh: Tối hôm đó, khi Fritha trở lại, sóng biển đã ùa qua những bức tường sụp đổ và bao phủ lên tất cả. Không còn gì sót lại khả dĩ làm cho giảm bớt quanh cảnh ảm đạm thê lương. Không một cánh chim nào trong vùng Đồng lầy dám trở lại. Chỉ có những con hải âu dạn dĩ chập chờn bay lượn, nức nở kêu thương quanh nơi chốn cũ – nơi mà khi vầng dương mới ló, còn là ngọn hải đăng xưa.














 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Khoa học là một điều tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống.

Albert Einstein .


Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Albert Einstein: Đỉnh cao của khoa học và nhân văn .



Albert Einstein : Đỉnh cao của khoa học và nhân văn .

 - Đây là bài viết của tác giả Chu Hảo trên tạp chi Tia Sáng . Xin phép được đăng lại trên Blog Toán - Cơ học ứng dụng .
Trân trọng cảm ơn .





Steven Weinberg (nhà vật lý Mỹ, giải thưởng Nobel 1979), đã kết thúc cuốn sách "Ba phút đầu tiên – một cách nhìn hiện đại về vũ trụ” bằng một ý tưởng độc đáo: "Sự cố gắng hiếu biết về Vũ trụ là một trong rất ít cái làm cho đời sống con người được nâng lên cao hơn trình độ của một hài kịch và cho nó một phần nào dáng đẹp của một bi kịch”.
Albert Einstein đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời đầy bi kịch của mình cho "sự cố gắng hiểu biết về vũ trụ” ấy với cả một vầng hào quang các giai thoại hài hước, cùng với dáng điệu ngộ nghĩnh không trộn lẫn vào đâu được, nhưng gần gũi với tất cả mọi người, như kiểu vua hề Charlie Chaplin.
Sự hiểu biết về Vũ trụ mênh mông, huyền bí luôn luôn là khát vọng cháy bỏng của con người. Ta là ai? Ta từ đâu tới và sẽ đi về đâu? Đâu là điểm tựa của Đức Tin duy trì sự trương tồn của nhân loại? Nhũng câu hỏi huyết mạch muôn thuở ấy đã thôi thúc con người tìm hiểu nguồn gốc của Vũ trụ, của vật chất, của không gian và thời gian. Và chính những quan niệm (hay là sự hiểu biết) ấy là nguồn gốc của mọi nền Văn minh và Văn hóa.
Trong suốt hơn năm trăm nghìn năm lịch sử của mình, loài người mới chỉ có hai lần may mắn được chứng kiến những thay đối có tính cách mạng trong những quan niệm đó. Lần thứ nhất do nhà thiên văn học Ba Lan kiệt xuất, Copernic (1473- 1543), mở đầu bằng một kết luận khoa học bác bỏ quan điểm "Trái đất là trung tâm Vũ trụ!". Kết luận ấy đã xé tan bức màn đen của đêm dài Trung cổ, đưa loài người sang thời kỳ Phục hưng. Đó chính là cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất với sự hình thành và phát triển vật lý - thiên văn cổ điển do công lao sáng tạo của nhiều thế hệ các nhà khoa học, mà tiêu biểu là Kepler (Ba Lan), Galilée (Ý) và Newton (Anh).
Newton
Kepler
Galileo













Einstein là người đột phá trong cuộc cách mạng khoa học lần thứ hai, đúng vào lúc khoa học cổ điển tương chừng như sắp có thể hoàn chỉnh sự mô tả toàn bộ Vũ trụ bằng giả thuyết chất ête (ether) tràn ngập không gian. Với trí tưởng tượng , siêu đẳng và trực giác bẩm sinh, Einstein đã làm đố vỡ nền móng của khoa học cổ điển bằng lập luận khoa học xác đáng phủ nhận sụ tồn tại của chất ête, và do đó phủ nhận luôn cả hai cái tuyệt đối của khoa học cổ điển (không gian tuyệt đối. Và thời gian tuyệt đối) bằng Thuyết tương đối bất hủ của mình. Lúc đó, cả thế giới triết học lẫn khoa học đã chao đảo như có ai đó, (hẳn là Einstein rồi!), rút mạnh tấm thảm dưới chân mình. Cùng với Thuyết lượng trang Einstein cũng đóng góp một phần không nhỏ, Thuyết tương đối của riêng Einstein là phiến đá tảng của nền khoa học và công nghệ hiện đại - một trong vài ba nét đặc trưng quan trọng nhất của thế kỷ XX. Vì thế, Einstein đã được cộng đồng các nhà khoa học thế giới chọn làm biểu tượng của thế kỷ vừa qua - thế kỷ của khoa học và cồng nghệ (xin xem Tạp chí "Time", số 31/12/1999).



Cuộc đời của Einstein đã không suôn sẻ ngay từ nhỏ. Bên cạnh người mẹ độc đoán, cậu bé Einstein chậm biết nói và hay "nổi loạn" chỉ có được một niềm an ủi duy nhất: bà đã khuyến khích con mình ham mê âm nhạc cổ điển và chơi đàn viôlông. Với người bố dễ dãi và thất bại liên tục trong kinh doanh, Einstein chỉ còn giữ một kỷ niệm duy nhất về một món quà đã gây cho cậu thú vui tò mò đầu tiên: chiếc la bàn (vì sao đầu kim của nó luôn quay về phương Bắc ?). Einstein đã phải tự quyết định con đường học tập của mình từ năm 15 tuổi. Từ bỏ trường trung học có khuynh hướng quân sự, Einstein sang Thụy Sĩ và tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa Zurich rồi làm việc tại cơ quan đăng ký sáng chế - phát minh. Chính ở đây, vào năm 1905, ông đã công bố các kết quả nghiên cứu khoa học của mình (khi 26 tuổi). Chỉ với hai bài báo rất ngắn gọn, trình bày hai công trình nghiên cứu quan trọng nhất, Einstein đã trở thành một trong các nhà vật lý hàng đầu thế giới. Một trong hai bài báo đó trình bày kết quả nghiên cứu về hiện tượng quang - điện mà sau này, vào năm 1921, đã mang lại cho ông giải thưởng Nobel. Trớ trêu thay, công trình nghiên cứu mang lại cho ông niềm vinh quang bất diệt lại đã không hề nhận được bất kỳ giải thưởng nào: công trình về Thuyết tương đối hợp với những kết quả làm đảo lộn toàn bộ khái niệm đương thời về không gian, thời gian và thực tại (Reality).
Einstein vào lúc nhận giải Nobel vật lý 1921 .

Trong công trình này, Einstein đã đặt ra bài toán: nếu ta trưởng một con tàu chuyển động với vận tốc bằng tốc độ ánh sáng thì ta sẽ thấy sóng ánh sáng thế nào? Liệu ta có thấy không gian và thời gian khác đi so với bình thường ta vẫn thấy? ông đã giải bài toán ấy một cách chính xác và đi đến các kết luận kinh hoàng đối với khoa học thời đó: tốc độ ánh sáng là không đổi , gần bằng 300.000 km/giây, bất kể ta chuyển động về phía nguồn sáng hay ngược lại. Và không gian cũng như thời gian là tương đối: nếu tốc độ chuyển động của con tầu gần bằng tốc độ ánh sáng, thì thời gian trên con tầu chậm hơn so với lúc nó đứng yên (hoặc chuyển động chậm hơn), đồng thời chính con tầu cũng sẽ trở nên ngắn hơn và nặng hơn. Nói cách khác, không tồn tại chất ête và không có cái gì là tuyệt đối cả. Quan điểm này về sau đã lan truyền sang các lĩnh vực văn học, nghệ thuật... thậm chí cả đạo đức trong suốt thế kỷ XX.
Đi xa hơn nữa, Einstein còn chứng minh rằng năng lượng và vật chất (khối lượng) là hai mặt khác nhau của cùng một thục thể. Quan hệ giữa chúng được mô tả bằng một phương trình rất đơn giản nhưng lại cực kỳ lợi hại: E = mc2 (E là năng lượng được giải phóng khi vật chất bị hụt đi một khối lượng bằng m, c là tốc độ ánh sáng). Đây chính là nguồn gốc của năng lượng nguyên tử, và đau đớn thay (như sau này ông tùng than thở) của cả bom nguyên tử nữa!



Ngay từ năm 1907, ông đã nhận thấy Thuyết tương đối hẹp của mình tuy phù hợp với các định luật Điện - Từ trường (đã được xác lập một cách hoàn chỉnh), nhưng không tương thích với Định luật Trọng trường của Newton (đã được xác lập một cách còn có vẻ như hoàn chỉnh hơn!). Định luật Newton đã dẫn đến kết quả là: nếu ta thay đổi sự phân bố vật chất ở một vùng nào đó trong không gian thì trọng trường trong toàn bộ Vũ trụ tức thời thay đổi. Có nghĩa là về nguyên tắc có thể truyền tín hiệu với vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng, và hơn thế nữa, thời gian là tuyệt đối. Điều đó mâu thuẫn với Thuyết tương đối hẹp. Để khắc phục mâu thuẫn này, Einstein đã lập luận rằng, ắt phải có một mối liên hệ nào đó giũa trọng trường và chuyển động gia tốc. Mối liên hệ đó được ông -mô tả bằng sự uốn cong của không- thời gian bốn chiều (ba - chiều không gian và một chiều thời gian) dưới tác động gian) dưới tác động của khối lượng (năng lượng).



Đó chính là Thuyết tương đối tổng quát, khác với Thuyêt tương đối hẹp ở chỗ có sự hiện diện của trọng trường. Einstein đã công bố công trình đồ sộ này của mình vào năm 1916, có lẽ đó là đỉnh cao nhất trong cuộc đời sáng tạo của ông.
Từ đây cho đến khi qua đời, Einstein không làm được gì đáng kể hơn cho khoa học nữa, mặc dầu ông đã dồn tất cả tinh lực của mình cho niềm đam mê cuồng nhiệt: tìm hiểu chân lý khoa học về nguồn gốc vũ trụ. Cũng bắt đầu từ đây, cuộc sống riêng của ông gặp nhiều trắc trở, và như để bù lại , tiếng tăm của ông càng ngày càng nổi như sóng cồn.
Tình duyên lỡ dở với người bạn gái thông minh cùng lớp, cùng mê say cả vật lý lẫn âm nhạc là bi kịch nặng nề của đời ông. Sau khi đứa con ngoài pháp luật của họ chết ngay sau khi ra đời. Einstein vẫn cưới người yêu của mình mặc cho gia đình phản đối. Họ đã chia tay nhau sau một thời gian ngắn, rồi lại chung sống, để rồi lại vĩnh viên chia tay vào năm 1919. Khi chia tay, Einstein hứa dành tiền thưởng của giải Nobel, mà ông tin chắc là sẽ có được, cho vợ và hai người con trai của họ. Hai năm sau, khi nhận giải thưởng, ông đã làm đúng như điều đã hứa.



Trong khoa học, Einstein cũng không còn may mắn nữa. Ông đã tự mình làm hồng phần nào vẻ đẹp toàn bích của Thuyết tương đối tổng quát bằng cách thêm vào phương trình nguyên thuỷ "hằng số vũ trụ” một cách vô căn cứ hòng chứng minh vũ trụ là "vô thủy vô chung" (như mọi người, kể cả ông, tưởng thế!). Giá như ông không “bịa" ra cái hằng số quái quỷ ấy, thì phương trình của ông đã mô tả đúng: Vũ trụ đang nở sau một vụ nổ lớn Bia Bang, đúng như mô hình chuẩn của vũ trụ mà ngày nay được coi là gần với hiện thực nhất. Trong lúc cả gan “bịa" ra "hằng số vũ trụ” thì Einstein lại không thể nào chấp nhận nổi sự mập mờ “bất khả trị” của cơ học lượng tử (xin xem bài “Bohr chưa hắn đã sai” của tác giả, Tạp chí Tia Sáng số 6/1999). Nhiều lần trong khi tranh luận với Bohr, người bênh vực một cách không nhân nhượng hệ thức bất định Heisenberg, Einstein cứ lúc lắc cái đầu to với mớ tóc bù xù và lẩm bẩm: “Thượng đế không chơi trò xúc xắc!". Có lần Bohr nổi giận, vặc lại: “Thôi đi  Einstein , đừng bảo Thượng đế phái làm gì ?” Điều đó đã giày vò Einstein suốt đời, đến nỗi trước khi mất một năm, năm 1954, ông còn than vãn: "Tôi chắc giống như con đà điểu, rúc đầu mãi vào đông cát thấy con quỷ “tương đối” để khỏi phải tìm thấy con quỷ “Lượng tử” . Khốn thay trong đống cát 'Tương đối" ấy ông càng trở nên bất hạnh hơn: suốt ba mươi năm cuối đời ông đã sa lầy vào cái "bẫy" Lý thuyết trường thống nhất (chứa đựng cả điện - từ trường và trọng trường) mà không sao thoát ra được. Ngày nay, Lý thuyết trường thống nhất vẫn còn là giấc mơ xa vời của các nhà vật.
Trong những năm 20, Einstein đã sống trong hoàn cảnh bị kìm kẹp bởi chủ nghĩa bài Do thái của Đức quốc xã, nhất là sau khi ông cùng ba nhà khoa học Đức khác, ông sang Mỹ năm 1933 và làm việc cho đến cuối đời tại Viện nghiên cứu cao cấp ở Princeton N.Y.

Viện Princeton .
Trong suốt 20 năm, Einstein là linh hồn của Viện này. Với tính tình bộc trực, hồn nhiên, giản dị là vô cùng hóm hỉnh, ông à bạn của mọi người trong thành phố, tù các nhà khoa lọc lớn đến các cháu nhỏ da mầu con của các gia đình lao động nghèo. Chuyện kề rằng, khi ông tới Princeton, có người hỏi: “Sao ông không thay cái áo măng tô này đi ? Nó sờn cũ rồi". Ông trả lời: "Ôi dào! Ở đây có ai biết tôi là ai đâu mà lo!”. Mấy năm sau người ta vẫn thấy ông mặc chiếc áo đó, ông lại biện bạch: ( Vẽ ! ở đây ai người ta chê mà tôi, thay làm gì!". Tấm áo cũ kỹ ấy ấp ủ một tấm lòng vị tha và một trái tim nhân hậu. Với tấm lòng vị tha và trái tim nhân hậu ấy, Einstein đã trở thành một nhà hoạt động xã hội nhiệt thành và hơn thế nữa, một nhà hoạt động chính trị nhân văn cao độ.
Năm 1939, khi được biết Đức quốc xã âm mưu phát triển vũ khí nguyên tử, ông đã viết thư thúc giục Tổng thống F.D. Roosevelt phê duyệt đề án chế tạo bom nguyên tử của Mỹ. Thế nhưng, khi được biết hai quả bom nguyên tử đã rơi xuống Hiroshima và Nagasaki vào cuối Thế chiến thứ hai thì Einstein đã vô cùng hối hận. Ông thú nhận: "Có lẽ đó là sai lầm lớn nhất của đời tôi”.

Từ đó, ông đã trở thành một chiến sỹ hòa bình tích cực, ra sức chống chiến tranh phi nghĩa và chống phổ biến vũ khí nguyên tử. Tuy vậy chính trị “thực sự” thì Einstein không màng. Khi nhà nước Do thái được thành lập năm 1952, người ta ngỏ lời mới ông làm Tổng thống, ông từ chối với một quan điểm rất rõ ràng: "Chính trị là nhất thời, phương trình là vĩnh cửu”. Ít ra là về sau của lời tuyên bố ấy đã rất đúng: những phương trình của Thuyết tương đối tổng quát chắc chắn sẽ trường tồn cùng vũ trụ.
Ba năm sau đó, Einstein qua đời với sự bình tĩnh và thanh thản lạ thường. Ông nói với những người thân vây quanh giường bệnh: "Đừng bối rối thế! Ai mà chẳng phải chết một lần!". Trước đó ông đã từng viết: "Nỗi lo sợ về cái chết là nét phổ quát rất dễ thương của loài người. Đó là một trong những phương thức mà tạo hóa dùng để duy trì sự sống của muôn loài. Nhưng công bằng mà nói, nỗi lo sợ ấy thật là khó biện minh, bởi vì chẳng có rủi ro tai họa nào có thể xảy ra đối với một người đã chết”. Những người thực hiện di chúc đã đưa ông trở về với cát bụi bằng cách rắc nắm tro thi hài lòng ông vào thinh không. Họ đã không ngờ rằng, có một nhà bệnh lý học táo tợn dám cất giấu bộ não của Einstein và bảo quản cho đến tận ngày nay. Nhờ thế mà gần đây, các nhà khoa học Canađa mới có điều kiện thông báo rằng: thùy não dưới (trung tâm tư duy toán học và hình tượng không gian) của con người vĩ đại ấy lớn hơn nhiều so với bình thường.



Einstein đã vĩnh biệt chúng ta gần nửa thế kỷ rồi, nhưng tên tuổi và hình ảnh của ông sẽ mãi mãi sống cùng thời gian. Người đời sau sẽ vẫn cứ luôn luôn kinh ngạc trước trí tuệ siêu phàm của Einstein . Đồng thời, cũng sẽ mãi lưu truyền những câu cách ngôn hóm hỉnh mà lúc nào ông cũng có thể úng khẩu .một cách cũng dễ dàng tựa như làm toán vậy. Chẳng hạn: "Khoa học là một thứ tuyệt vời nếu như ta không phải kiếm sống bằng khoa học!”.



Nguồn

Chu Hảo, Tạp chí Tia Sáng

Theo http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Albert_Einstein

 ------------------------------------------------------------------------------------------- 

 Khoa học là một điều tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống. 

 Albert Einstein .

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

NHẬT KÝ LƯỢNG TỬ - CUỘC THÁM HIỂM THẾ GIỚI VẬT LÝ HẠT - Bài 11 . Khi sơ đồ Feymann thất bại .

NHẬT KÝ LƯỢNG TỬ - CUỘC THÁM HIỂM THẾ GIỚI VẬT LÝ HẠT - Bài 11 . Khi sơ đồ Feymann thất bại  .






Lời nói đầu .


Vật lý hạt nhân là một nhánh quan trọng trong khoa học vật lý , nó chỉ ra những quan hệ tương tác giữa các hạt , phản hạt cùng những cấu thành khác trong thế giới hạt vi mô . Nhưng để hiểu được các ý nghĩa của chúng bằng việc sử dụng các công thức , ký hiệu toán học và các kiến thức vật lý cao cấp khác là cả một sự khó khăn với quảng đại quần chúng . Loạt bài sau đây gồm 20 đề tài được các tác giả là những nhà vật lý hạt hiện đang tham gia nghiên cứu về lĩnh vực này thể hiện qua những bài đăng rất thú vị . Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc .




Trần hồng Cơ .
Tham khảo - Trích lược .
Ngày 18/08/2013.


Đường dẫn :

Bài 1 . Sơ đồ Feynman .

Bài 2 . Nhiều sơ đồ FEYNMAN hơn nữa .

Bài 3 . QED + μ  giới thiệu về muon . 

Bài 4 . Boson Z và sự cộng hưởng .

Bài 5 . Các chàng ngự lâm Neutrinos .

Bài 6 . Tí hon boson W - làm rối tung mọi thứ .

Bài 7 . Các chú lính quarks - Một cuộc gặp gỡ thú vị .

Bài 8 . Thế giới của keo .

Bài 9 . QCD và sự giam hãm .

Bài 10 . Những hiểu biết được biết đến về Mô hình Chuẩn .

Bài 11 . Khi sơ đồ Feynman thất bại .

Bài 12 . Bài giới thiệu độc đáo về boson Higgs .



Bài 11 . Khi sơ đồ Feynman thất bại .



Tóm tắt bài viết trước  .

Chúng ta đã đi khá xa với hàng loạt bài viết trước đây về việc học hỏi vật lý hạt thông qua sơ đồ Feynman. Trong bài 10 , chúng ta đã tóm tắt các quy tắc Feynman cho tất cả các hạt được biết đến của Mô hình Chuẩn. Bây giờ là lúc cần nói rõ thêm một chút về những thiếu sót của các tiếp cận của sơ đồ Feynman đối với tính toán; làm như vậy, chúng ta sẽ hiểu thêm một chút về những gì sơ đồ Feynman thực sự đại diện cũng như các loại hạt vật lý mà chúng ta phải làm việc với một máy như LHC.


11 .1  Khi một sơ đồ là không đủ .

Nhớ lại rằng các meson là những trạng thái bị ràng buộc của các quark và phản quark được giam giữ bởi các lực mạnh . Lực liên kết bắt buộc này thuộc loại không nhiễu, nói cách khác, ý nghĩa toán học đằng sau các biểu đồ Feynman của chúng ta không phải là công cụ thích hợp để phân tích nó. Chúng ta hãy đi vào chi tiết hơn về những gì mà điều này có nghĩa. Xem xét các sơ đồ Feynman đơn giản nhất ta có thể rút ra vài ý tưởng để mô tả sự tương tác gluon bị trung hòa giữa một quark và một phản quark như sau :

Dễ quá , đúng không các bạn ! một điều mà chúng ta vửa chú thích trong các cuộc bàn luận của chúng ta chính là điều mà có thể vẽ được nhiều sơ đồ phức tạp như vậy . Lấy ví dụ , dùng các quy tắc QCD Feynman chúng ta sẽ có thể vẽ được một sơ đồ rất xấu xí như dưới đây .

Đây là một đóng góp vật lý về sự tương tác giữa một quark và phản quark . Rõ ràng là chúng ta có thể vẽ được rất nhiều các sơ đồ bất kỳ thuộc loại này mỗi cái càng ngày càng phức tạp hơn cái trước . Điều này có nghĩa gì ?

Mỗi sơ đồ Feynman đại diện một thuật ngữ trong biểu thức toán học . Tổng các thành phần này cho ta một biên độ xác suất hoàn chỉnh cho quá trình vật lý này xảy ra . Sơ đồ thực sự phức tạp thường cho một đóng góp nhỏ hơn nhiều so với sơ đồ đơn giản .  Ví dụ, mỗi dòng photon nội bộ bổ sung sẽ cho một hệ số khoảng α = 1/ 137 đối với đóng góp của sơ đồ cho xác suất tổng thể.  Như vậy thường là tốt khi chỉ cần đi theo sơ đồ đơn giản và tính toán những sự kiện đó .  Sự đóng góp từ các biểu đồ phức tạp hơn , chính là sau đó có được những điều chỉnh rất nhỏ mà thực sự chỉ quan trọng để tính toán khi thí nghiệm đạt đến mức độ chính xác. .Đối với những người có một số nền tảng toán học , điều này nghe như rất quen thuộc : nó chỉ đơn giản là một sự mở rộng chuỗi Taylor  (Trong thực tế , cũng cần biết rằng hầu hết các hiện tượng vật lý là thực hiện việc mở rộng khai triển đúng của chuỗi Taylor ) .

Tuy nhiên , QCD lại rất cứng đầu và bất chấp sự xấp xỉ này . Nó chỉ ra rằng các biểu đồ đơn giản không cung cấp gì cho sự đóng góp chi phối cả ! Nó cũng chỉ ra rằng cả hai sơ đồ đơn giản và sơ đồ phức tạp trên đều cho những đóng góp gần như nhau . Như thế thì người ta phải bao gồm nhiều sơ đồ phức tạp để có được một tính toán gần đúng khá tốt hay sao ? .Và bởi từ " nhiều", có nghĩa là " gần như tất cả trong số đó " ... và "gần như tất cả " của một số lượng vô hạn của sơ đồ là rất nhiều. Vì nhiều lý do khác nhau , những sơ đồ phức tạp rất khó để tính toán và tại thời điểm các cách tiếp cận thông thường của chúng ta là vô ích. Có rất nhiều nghiên cứu hiện tại đi theo hướng này (ví dụ như cái gọi là kỹ thuật ba chiều và tiến bộ gần đây về biên độ tán xạ ) , nhưng bây giờ chúng ta hãy chuyển sang những gì chúng ta có thể làm được .

Mô hình kỹ thuật 3 chiều .

Mô hình sự tán xạ điện tử
11.2  QCD và mạng tinh thể .

Bạn đọc thân mến ! chúng ta cùng đọc một đoạn đối thoại khá thú vị sau đây :

` Chắc chắn , " tôi nói, ` chắc chắn đó là một cái gì đó ở cửa sổ lưới của tôi ;
Hãy cho tôi xem , những gì ở đó , và bí ẩn này sẽ được khám phá -
- Edgar Allen Poe , " The Raven "

Một công cụ khác mà chúng ta có thể sử dụng được gọi là lưới QCD ( sắc động lực lượng tử ) . Chúng ta không thể đi vào chi tiết về điều này vì nó khá xa khu vực chuyên môn , nhưng ý tưởng là thay cho việc sử dụng biểu đồ Feynman để tính toán quá trình theo cách nhiễu động perturbatively - nghĩa là chỉ dùng các sơ đồ đơn giản  - chúng ta có thể sử dụng máy tính để giải số cho một số lượng có liên quan . Số lượng liên quan này được gọi là chức năng phân vùng và là một đối tượng toán học mà từ đó một cách thẳng thắn có thể tính toán được biên độ xác suất.

Vấn đề là các kỹ thuật lưới không gây nhiễu trong ý nghĩa rằng chúng ta không tính toán sơ đồ cá thể , mà đồng thời tính toán tất cả các sơ đồ . Sự thỏa hiệp ở đây là người ta phải đặt không-thời gian trên lưới để các tính toán được thực sự thực hiện trên siêu khối lập phương bốn chiều .Độ chính xác của xấp xỉ này phụ thuộc vào kích thước lưới và khoảng cách tương đối so với vật lý mà bạn muốn nghiên cứu . ( Các kỹ sư sẽ được làm quen với ý tưởng này từ việc sử dụng các phép biến đổi Fourier ) .

Như thường lệ, một bức tranh nói lên nhiều điều và có giá trị hơn ngàn từ ngữ . Hãy giả sử rằng chúng ta muốn nghiên cứu tác phẩm Mona Lisa :


Hình ảnh đầu tiên là bản gốc . Hình ảnh thứ hai xuất phát từ việc đưa các hình ảnh trên một lưới , bạn thấy rằng chúng ta mất đi chi tiết về những hạt nhỏ . Bởi vì mọi thứ có bước sóng nhỏ mang năng lượng cao, chúng ta gọi đây là các lát cắt tia cực tím (UV) . Hình ảnh thứ ba trích ra từ một bức tranh sơn dầu kích thước nhỏ hơn để chúng ta không thể nhìn thấy những bức tranh lớn với toàn bộ hình ảnh . Bởi vì mọi thứ với bước sóng lớn mang năng lượng thấp, chúng ta sẽ gọi đây là lát cắt IR . Hình ảnh cuối cùng có nghĩa là sự truyền đạt những hạn chế bị áp đặt bởi sự kết hợp của các lát cắt tia cực tím và hồng ngoại , nói cách khác , những hạn chế từ việc sử dụng một lưới có kích thước hữu hạn và khoảng cách lưới hữu hạn.

Nếu điều bạn quan tâm chỉ là các tính năng mở rộng khuôn mặt của Mona Lisa ,thì sự miêu tả lưới ở trên không phải là quá tệ. Tất nhiên, nếu bạn là một nhà phê bình mỹ thuật, thì việc mất thông tin ở cả quy mô nhỏ và lớn là không thể tha thứ được. Hiện nay, kỹ thuật lưới có lát cắt UV khoảng 3 GeV và lát cắt IR khoảng 30 MeV , điều này khiến chúng rất hữu ích cho việc tính toán các thông tin về quá trình chuyển đổi giữa quark duyên (khối lượng = 1,2 GeV ) và các quark lạ (khối lượng = 100 MeV ) .

11.3  Việc dịch từ lý thuyết sang thực nghiệm ( và ngược lại ) .

Phù ! Vào thời sinh viên, chúng ta thường luôn bị bối rối khi các nhà lý thuyết vẽ những sơ đồ Feynman có vẻ đơn giản trên bảng phấn của họ , trong khi các nhà thực nghiệm lại có những phác họa chi tiết và đồ thị phức tạp để đại diện cho hiện tượng vật lý tương tự. Thật vậy, bạn có thể xác định xem một bài báo khoa học hay buổi nói chuyện đã được viết bởi một nhà lý luận hay thực nghiệm dựa vào việc nó bao gồm nhiều sơ đồ Feynman hoặc các biểu đồ. Điều này dường như được thay đổi một chút khi cộng đồng lý thuyết đã thực hiện một nỗ lực phối hợp trong thập kỷ qua để tìm hiểu về các biệt ngữ của LHC. Như Seth đã chỉ ra, đây là một quá trình liên tục.

Có một lý do cho điều này: đó là vì dữ liệu thực nghiệm rất khác nhau từ việc viết ra mô hình mới của các tương tác hạt .  Một khuyến nghị nhỏ cho bạn đọc : Bạn nên kiểm tra các mẫu sự kiện hiển thị  từ CMS và ATLAS trên blog Symmetry Breaking qua những cuộc thảo luận tuyệt vời và bạn cũng có thể truy cập những thông tin về nó trên tất cả các phương tiện .
Bạn có thể tưởng tượng các blogger đồng nghiệp như  Jim và Burton đã từng bỏ ra rất nhiều thời gian quan sát những sự kiện tương tự như thế nào ! Chúng ta ngờ rằng một phân tích thực tế tập trung nhiều hơn vào các dữ liệu được tích lũy qua nhiều sự kiện hơn là sự kiện cá biệt . Nếu chỉ đơn thuần là một nhà lý thuyết, mặt khác, chúng ta dường như bị bỏ lại với bảng đen của mình cùng với những dòng kết nối nguệch ngoạc với nhau.

Tán xạ cứng .

Trở lại lần nữa , một phần lý do tại sao chúng ta nói rằng ngôn ngữ khác nhau như vậy là không gây nhiễu . Người ta không thể đơn giản lấy sơ đồ  Feynman làm phương pháp tiếp cận và sử dụng nó khi có tất cả các cặp tạp chất liên kết mạnh bay xung quanh. Ví dụ, đây là một sơ đồ cho sự tán xạ electron-positron trong bài giảng của Dieter Zeppenfeld PiTP 2005 :



Dưới đây là toàn văn bài giảng của Dieter Zeppenfeld .



Phần màu đen , được dán nhãn " tán xạ cứng " , là những gì một nhà lý luận có thể rút ra . Tựa như một bài kiểm tra về sơ đồ Feynman xem bạn có thể "đọc" như sau  : sơ đồ này đại diện cho một electron và positron tự hủy thành một boson Z , sau đó phân rã thành một cặp quark đỉnh - phản quark đỉnh . Các đường nâu cũng cho thấy sự phân rã tiếp theo của mỗi quark đỉnh thành một quark (phản quark ) đáy và boson W.

Thật tuyệt vời, đó là điều chúng ta đã học được từ bài viết trước  . Câu hỏi lớn là : tất cả những thứ linh tinh khác là gì vậy ? Rằng , này các bạn , đó là kết quả của QCD . Bạn có thể thấy rằng các đường màu hồng là gluon được phát ra từ các hạt quark trạng thái cuối cùng . Các gluon có thể nảy mầm ra gluon khác hoặc cặp quark- phản quark . Sau đó tất cả các quark và gluon phải hadron hóa thành trạng thái hadron sắc trung tính , chủ yếu là meson .  Những điều này được thể hiện như các đốm màu xám. Các hadron có thể bị phân rã lần lượt thành các hadron khác , mô tả bởi các đốm màu vàng . Hầu hết tất cả những điều này xảy ra trước khi bất kỳ một trong các hạt đến được máy phát hiện . Không cần phải nói , có rất nhiều, rất nhiều sơ đồ tương tự mà tất cả phải được tính toán để đưa ra một dự đoán chính xác .

11.4  Vòi phun - rác Hadron .

Trong thực tế, đối với LHC nó thậm chí còn phức tạp hơn vì ngay cả các trạng thái ban đầu mang sắc và vì vậy chúng cũng phun ra các gluon ( gọi là " rác hadron " ) . Đây là một hình ảnh chỉ để hiển thị sự vô lý như thế nào về các quá trình xem xét hạt ở mức độ của hạt :

Hãy nhận xét rằng hai đốm màu xám đậm là các proton đến. Quả bóng lớn màu đỏ đại diện cho tất cả các gluon mà các proton phát ra. Lưu ý rằng "tương tác cứng " thực tế có nghĩa là "quá trình cốt lõi" là sự  tán xạ gluon-gluon . Đây là một mẩu nhỏ của một điểm tinh tế, nhưng ở mức năng lượng rất cao, các đối tượng thực tế tựa  như  điểm đó đang tương tác là các gluon, chứ không phải là các hạt quark tạo nên proton!  Tất cả các rác hadronic này kết thúc việc phun lên qua các máy dò của các thí nghiệm. Nếu nguồn gốc của một số rác hadronic đến từ một hạt mang sắc năng lượng cao (ví dụ như một quark đến từ sự phân rã của một hạt nặng mới ở quy mô TeV ), sau đó chúng được chuẩn trực thành một hình nón được chỉ theo cùng một hướng được gọi là một ống phun , (hình ảnh sau trích từ các bài giảng Gavin Salam tại Cargese năm 2010 ) .

Một số thuật ngữ: parton đề cập đến một trong hai hạt quark hoặc gluon , LO có nghĩa là "hàng đầu", NLO có nghĩa là "thứ tự tiếp theo hàng đầu." Các vòi sen parton là giai đoạn mà trong đó partons có thể phát xạ những partons năng lượng thấp hơn, sau đó bị giam giữ vào các hadron. Bây giờ chúng ta có thể bắt đầu xem làm thế nào để kết nối biểu đồ Feynman đơn giản của chúng ta với sự kiện tái cấu trúc trông khá gọn gàng tại LHC: (hình ảnh này trích từ các bài giảng Gavin Salam )
Tất cả mọi thứ ngoại trừ các đường màu đen là những ví dụ về những gì chúng ta thực sự có thể đọc tắt về sự hiển thị hiện tượng . Điều này được hiểu là một mặt cắt ngang của các điểm tương tác . Các đường màu xanh đến từ một phòng theo dõi , về cơ bản các lớp của các chip silicon phát hiện những thông tin của các hạt tích điện . Các thanh màu vàng và màu hồng được đọc từ nhiệt lượng kế , sẽ nói cho chúng ta biết có bao nhiêu năng lượng được gửi vào những phần vật chất dày đặc.
Lưu ý : Tính chất " lộn xộn " của sự kiện này trong thực nghiệm được chỉ ra : tất cả những hadron che khuất cái gọi là " tán xạ cứng" , đó là những gì chúng ta rút ra được với sơ đồ Feynman .
Vì vậy, đây là tình huống xảy ra : lý thuyết có thể tính toán " tán xạ cứng" hay "sự kiện cơ bản " ( các đường màu đen trong hai sơ đồ trên), nhưng tất cả những thứ thuộc QCD gây ra điều đó , xảy ra sau " tán xạ cứng " lại vượt quá kỹ thuật sơ đồ Feynman  của chúng ta , và có thể không tính được từ những nguyên tắc đầu tiên .
May mắn thay , hầu hết các hiệu ứng phi nhiễu động lại có thể được tính toán bằng cách sử dụng máy tính . Câu hỏi thực sự được đưa ra một sự kiện cơ bản ( một sơ đồ Feynman ) , bao nhiêu lần thì các hạt trạng thái cuối cùng sẽ biến thành một loạt các hadron cấu hình khác nhau .
Lúc này người ta sử dụng kỹ thuật Monte-Carlo trong đó thay vì tính toán xác suất của mỗi trạng thái hadronic cuối cùng , máy tính tạo ra ngẫu nhiên các trạng thái cuối cùng ấy theo một số phân phối xác suất được xác định trước . Nếu chúng ta chạy một mô phỏng như vậy nhiều lần , ta sẽ có thể kết thúc với một phân phối mô phỏng các sự kiện đó thỏa mãn sự phù hợp với các thí nghiệm tương đối tốt .

Người ta có thể tự hỏi tại sao kỹ thuật này có thể làm được việc ấy . Nó có vẻ như chúng ta đang bị lừa dối - Những phân bố xác suất " xác định trước " đến từ đâu? Những điều này không phải là những gì chúng ta muốn tính toán ở nơi đầu tiên hay sao ? Câu trả lời là : các phân bố xác suất này tự đến từ các thí nghiệm của mình. Đây không phải là sự gian lận hay lừa dối bởi vì các thí nghiệm phản ánh các dữ liệu về vật lý năng lượng thấp . Đây là lãnh vực được cho rằng chúng ta thực sự hiểu biết . Trong thực tế, tất cả mọi thứ trong hoạt động của rác hadronic đều là vật lý năng lượng thấp .  Điểm toàn bộ là các thông tin duy nhất còn thiếu là sự kiện cơ bản " tán xạ cứng " năng lượng cao  , nhưng may mắn thay đó là phần mà chúng ta có thể tính toán được ! Thực tế công trình này là kết quả đơn giản của việc " tách " cặp, hay ý tưởng cho rằng vật lý ở quy mô khác nhau không ảnh hưởng đến nhau  ( Trong trường hợp này các nhà vật lý thường nói rằng các phần hadronic của việc tính toán " nhân tử hóa "  ) .

11.5 Thay lời kết . 

Để tóm tắt lại : các nhà lý thuyết có thể tính toán sự  " tán xạ cứng " cho các mô hình hạt yêu thích của họ về vật lý mới . Đây không phải là toàn bộ câu chuyện , bởi vì nó không phản ánh những gì đang thực sự được quan sát tại một máy va chạm hadron . Nó không thể tính toán những gì xảy ra tiếp theo từ nguyên tắc đầu tiên , nhưng thật may mắn là không cần thiết , chúng ta chỉ có thể sử dụng phân bố xác suất nổi tiếng để mô phỏng nhiều sự kiện và dự đoán những gì các mô hình vật lý mới sẽ dự đoán trong một tập dữ liệu lớn từ một thí nghiệm thực tế .  Hiện chúng ta đang làm việc theo cách của chúng ta mệnh danh là kỷ nguyên LHC , các nhà lý thuyết và thực nghiệm thông minh đang làm việc với nhiều cách thức mới để đi theo con đường khác xung quanh và thu thập các chứng cứ thực nghiệm để cố gắng tái tạo các mô hình cơ bản .

Khi còn là những cô cậu bé con , chắc chúng ta vẫn còn nhớ rằng cần phải tìm hiểu hơn và hơn nữa để một dự luật trở thành quy luật . Những gì chúng ta đã đưa ra ở đây là làm thế nào một mô hình vật lý - một loạt các quy tắc Feynman - trở thành một tiên đoán trong một máy va chạm hadron ! Trên đường đi chúng ta đã hy vọng học được rất nhiều điều về sơ đồ Feynman  và cách thức chúng ta sẽ phải đối phó với các hiện tượng vật lý mà không thể được mô tả bởi chúng .


Theo FLIP TANEDO | USLHC | USA

+++++++++++++++++++++++++++

11.6  Bổ sung về vòi phun .

Theo wikipedia .

Vòi phun là một hình nón hẹp gồm các hadron và các hạt khác được sản sinh bởi sự hadron hóa của một quark gluon hoặc trong một thí nghiệm vật lý hạt hoặc thí nghiệm về ion nặng . Vì sự giam giữ sắc QCD  , các hạt mang sắc tích , chẳng hạn như quark , không thể tồn tại ở dạng tự do - vì thế chúng phân mảnh thành các hadron trước khi  có thể được trực tiếp phát hiện , và trở thành vòi phun hadron . Các vòi phun phải được đo bằng máy đo hạt và được nghiên cứu nhằm xác định các tính chất của các hạt quark ban đầu.

Trong vật lý ion nặng tương đối tính , vòi phun rất quan trọng vì nguồn gốc tán xạ cứng là một thăm dò tự nhiên về các vật chất QCD được tạo ra trong vụ va chạm , và cho biết các pha của nó .  Khi vật chất QCD trải qua một pha tắt biến thành  plasma quark gluon , sự hao tán năng lượng trong môi trường phát triển đáng kể , dập tắt các vòi phun ra một cách hiệu quả .
Ví dụ về kỹ thuật phân tích vòi phun là:
- Tái cấu trúc vòi phun  (ví dụ , thuật toán KT , thuật toán hình nón )
- Tương quan vòi phun .
- gắn thẻ hương vị (ví dụ , b -tagging ) .
Mô hình chuỗi Lund là một ví dụ về một mô hình phân mảnh vòi phun .
Hình ảnh sau đây mô tả cặp quark đỉnh và phản quark đỉnh phân rã thành vòi phun , có thể nhìn thấy như bộ sưu tập va chạm các hạt chuẩn trực , và những fermion khác trong máy dò CDF tại Tevatron.

Nguồn : http://en.wikipedia.org/wiki/File:CDF_Top_Event.jpg

a. Sản sinh vòi phun .

Vòi phun được sản xuất trong quá trình tán xạ cứng QCD , tạo ra các hạt quark hoặc gluon có xung lượng ngang mức độ cao , hay gọi chung là hạt cơ bản (partons) trong mô hình partonic .
Xác suất của việc tạo ra một tập hợp các vòi phun được mô tả bằng mặt cắt sản sinh vòi phun , đó là trung bình của các quark QCD nhiễu động, phản quark và các quá trình gluon , có trọng khối bởi các hàm phân phối hạt .
 Đối với quá trình sản sinh vòi phun thường gặp nhất , sự tán xạ hai hạt , mặt cắt ngang sản sinh vòi phun trong một vụ va chạm hadronic được cho bởi công thức


Trong đó các ký hiệu
Mặt cắt ngang cơ sở là ví dụ như được tính đến thứ tự hàng đầu của lý thuyết nhiễu động trong , phần 17.4 của Peskin & Schroeder (1995) . Một đánh giá về các sự tham số hóa khác nhau của hàm phân phối hạt và tính toán trong bối cảnh tác nhân biến cố Monte Carlo được thảo luận trong phần 7.4.1. của T. Sjöstrand et al. (2003),

b. Sự phân mảnh vòi phun .

Tính toán QCD nhiễu động có thể có những hạt cơ bản mang sắc tích trong trạng thái cuối cùng , nhưng chỉ có các hadron không sắc mà cuối cùng chúng sản sinh ra được quan sát thực nghiệm.
Vì vậy, để mô tả những gì được quan sát thấy trong một máy dò như là kết quả của một quá trình nhất định, tất cả các hạt cơ bản mang sắc đi ra đầu tiên phải trải qua sự tắm hạt và sau đó kết hợp các hạt cơ bản  được sinh ra để biến thành các hadron .  Các điều khoản phân mảnh và hadron hóa thường được sử dụng thay thế cho nhau trong các tài liệu mô tả về bức xạ mềm QCD , sự hình thành các hadron , hoặc cả hai quá trình với nhau.
Khi hạt cơ bản được sản xuất trong hiện tượng tán xạ cứng thoát khỏi sự tương tác , hằng số liên kết cặp mạnh sẽ gia tăng cùng với sự phân tách của nó . Điều này làm tăng khả năng cho bức xạ QCD . Như vậy, một hạt cơ bản sẽ bức xạ gluon , cái mà lần lượt sẽ sinh ra cặp quark- phản quark và cứ như vậy, với mỗi hạt cơ bản mới gần như thẳng hàng với các hạt nguồn của nó.
Điều này có thể được mô tả bởi sự cuộn lại của các spinors với hàm phân mảnh, một cách tương tự như sự phát triển của các hàm mật độ hạt cơ bản $P_{ji}\left ( \frac{x}{z} ,Q^{2}\right )$ . Điều này được mô tả bởi  phương trình  Dokshitzer - Gribov - Lipatov - Altarelli - Parisi ( DGLAP ) như dưới đây

Sự tắm hạt cơ bản sản sinh ra các hạt cơ bản có năng lượng liên tục thấp dần , và do đó cần phải thoát khỏi miền hiệu lực cho QCD nhiễu động . Mô hình hiện tượng đó phải được áp dụng để mô tả chiều dài của thời gian khi sự tắm hạt xảy ra, và sau đó là sự kết hợp của các hạt cơ bản mang sắc tích vào những trạng thái bị ràng buộc của các hadron không sắc , vốn không gây xáo trộn. Một ví dụ là mô hình dây Lund, được thực hiện trong nhiều tương tác thực nghiệm hiện đại.

11.7  Hàm phân phối hạt cơ bản .  

Dưới đây là thông tin trích từ bài viết của John Collins, Đại học Penn State về hàm phân phối hạt cơ bản .

Phân tích nhân tử hóa , và nhu cầu về mật độ hạt cơ bản .

Trung tâm của nhiều hiện tượng tán xạ năng lượng cao với thanh hadron hoặc các mục tiêu là các khái niệm về mật độ hạt cơ bản trong sắc động lực lượng tử (QCD). Điều này giải thích định nghĩa của mật độ hạt cơ bản (còn gọi là hàm phân phối hạt cơ bản ). Nó bao gồm việc sử dụng chỉ định tái chuẩn hóa  MS ¯ , trong đó cung cấp các chương trình thông dụng nhất cho các mật độ hạt cơ bản được đo .
Mật độ hạt cơ bản được sử dụng trong định lý nhân tử hóa , nơi một mặt cắt tán xạ cứng đặc biệt là một tích cuộn của một (hoặc hai ) mật độ hạt (hoặc số lượng tương tự) và tán xạ cứng nhiễu động có thể tính được . Tầm quan trọng của định lý nhân tử hóa là chúng ta có thể mở khóa được rất nhiều quyền lực tiên đoán của QCD .
Cho đến nay các phương pháp phát triển tốt nhất để dự đoán tán xạ mặt cắt ngang là lý thuyết nhiễu động liên kết yếu . Tuy nhiên , phản ứng tán xạ điển hình lại liên quan đến hiện tượng xẩy ra trên một loạt các khoảng cách lớn hoặc các mức xung lượng  . Trong trường hợp này , lý thuyết nhiễu sơ cấp là vô ích , bởi vì hệ số của nó có chứa logarit lớn về các tỷ lệ quy mô có liên quan cho một quá trình .
Trong các tính chất nhân tử hóa cho quá trình thích hợp, như tán xạ không đàn hồi sâu hoặc tán xạ hadron - hadron đạt tới vòi phun , mỗi thừa số liên quan đến hiện tượng trên khoảng một quy mô duy nhất. Nhóm tái chuẩn hóa có thể được sử dụng trong mỗi thừa số riêng biệt để cung cấp cho các QCD liên kết cặp phù hợp giá trị của nó đối với quy mô tiêu biểu của thừa số . Lúc này QCD tiệm cận tự do . Đó là , liên kết cặp hiệu quả của nó là yếu đối với các số lượng khoảng cách ngắn , là cái mà do đó có thể tính toán nhiễu đến một độ chính xác hữu ích .
Ngược lại, các thừa số khoảng cách xa đều không nhiễu , đây là mật độ hạt cơ bản và số lượng tương tự , trong đó quy mô có liên quan là các kích thước của một hadron ( khoảng 10-15 m ) . Mặc dù khả năng của chúng ta tiên đoán mật độ hạt từ QCD là rất hạn chế , nhưng chúng có tính phổ quát giữa các phản ứng khác nhau. Vì vậy, chúng có thể được đo từ một tập giới hạn các phản ứng tại một số tập hợp hạn chế các nguồn năng lượng , và sau đó được sử dụng vào định lý nhân tử hóa cho phản ứng tương tự ở mức năng lượng khác nhau và cho các phản ứng khác nhau. Đây thuộc về phần nhiều sức mạnh tiên đoán có sẵn của QCD .

Trong thực tế, mật độ phổ quát hạt cơ bản được sửa đổi trong QCD , vì mật độ hạt phụ thuộc vào quy mô xung lượng  mà chúng đang được sử dụng . Có một phương trình tên là Dokshitzer - Gribov - Lipatov - Altarelli - Parisi ( DGLAP ) , diễn tả cho sự phụ thuộc quy mô . Dự báo xa hơn tiếp tục phát sinh từ khả năng tính toán nhiễu của những hạt nhân của phương trình DGLAP nói trên .

a. Công thức nhân tử hóa . 

Định lý nhân tử hóa điển hình là đối với một hàm cấu trúc cho tán xạ phi đàn hồi sâu (DIS) của các lepton trên các hadron (l + Pl '+ X). Mặt cắt ngang DIS được viết theo các thành phần của các hàm cấu trúc vô hướng như F1 (x, Q), được quy ước bằng văn bản theo các thành phần biến động học tiêu chuẩn  xQ - xem phương trình tiến hóa QCD cho mật độ hạt .
Định lý nhân tử hóa cho F1 có dạng
Điều này cho phép một dạng nhân tử hóa cho F1 có hiệu lực đến khi các sửa chữa bị khử bởi một lũy thừa của Q khi Q là đủ lớn (p.s.c)  . Số lượng fj / H là mật độ của hạt cơ bản mang hương j trong  hạt mục tiêu H . Trong QCD chỉ số hạt cơ bản có thể có các giá trị g (đối với gluon ) , hoặc một trong những hương của quark hoặc phản-quark (u, u ¯ , d, d ¯ , .v.v..).  Đối số  ξ là xung lượng phân đoạn của hạt cơ bản liên quan đến mục tiêu, được định nghĩa dưới đây sử dụng tọa độ tiền-ánh sáng  . Đối số thứ hai μ là quy mô năng lượng mà tại đó mật độ hạt cơ bản  được định nghĩa , chúng ta sẽ xác định nó với quy mô tái chuẩn hóa được sử dụng trong tái chuẩn hóa MS ¯ . Cuối cùng  $\hat{F_{1j}}$ là  hàm hệ số khoảng cách ngắn. Các dự đoán được thực hiện bằng cách tính toán hàm hệ số trong lý thuyết nhiễu cấp thấp. Để thực hiện điều này có hiệu quả , μ nên được chọn là cấp của xung lượng quy mô lớn Q . Sau đó , sẽ không có các logarit lớn ( điều kiện là x là không gần 0 hoặc 1 ) , trong khi αs(Q) là nhỏ vì có sự tự do tiệm cận của QCD .
Một hàm hệ số như $\hat{F_{1j}}$  (x / ξ) có thể được định nghĩa như là một hàm cấu trúc cho DIS trên mục tiêu hạt cơ bản mang hương vị j và xung lượng ξP, trong đó P là xung lượng mục tiêu. Nhưng nó được định nghĩa với phần giảm bớt để chỉ liên quan đến phần khoảng cách ngắn DIS.
Tính dương của năng lượng của trạng thái cuối cùng kéo theo mật độ hạt cơ bản bằng không với ξ trên miền đơn vị , trong khi hàm hệ số bằng không với ξ < x. Do đó các giới hạn về tích phân ξ là x và 1. Tuy nhiên, mật độ hạt và hàm hệ số có thể là  các hàm được tổng quát với điểm kỳ dị tại các điểm đầu mút . Vì vậy, để làm cho các tích phân toán học chính xác , tích phân cần được mở rộng một chút vượt ra ngoài các điểm đầu mút động học.

b. Sự phụ thuộc quy mô .
Sự phụ thuộc quy mô của các mật độ Parton bị chi phối bởi phương trình DGLAP - viết dưới dạng khác - như sau :
với thừa số tổng thể 2 được sử dụng để các nhân P có sự chuẩn hóa theo quy ước được cho bởi Nhóm Dữ liệu hạt - xem Nakamura et al. (2010)   và   PDG structure-function review , các quy ước khác tồn tại. Trong  phương pháp tiếp cận MS ¯, phương trình DGLAP là phương trình  nhóm tái chuẩn hóa (RG)  cho mật độ hạt cơ bản . Hạt nhân P có thể thu được từ các hệ số tái chuẩn hóa UV của mật độ hạt cơ bản - xem phương trình (24) dưới đây.
 Tuy nhiên , cần lưu ý rằng nguồn gốc ban đầu  phương trình DGLAP sử dụng một giải thích hơi khác nhau  theo Altarelli và Parisi (1977) . Cấu trúc tổng thể của nhân tử hóa và ứng dụng của nó có thể được tóm tắt bằng cách viết phương trình nhân tử hóa và phương trình DGLAP theo một ký hiệu tích chập:
Ở đây hàm cấu trúc ở quy mô lớn Q được thể hiện theo các số hạng của mật độ hạt cơ bản tại một quy mô cố định Q0 . Đại số trên nhân P là theo nghĩa tích chập. Với điều kiện Q0 không quá nhỏ,  nhân của DGLAP cũng như hàm hệ số là  có thể tính toán được theo nhiễu . Do đó chúng có thể được dự đoán từ những nguyên lý đầu tiên trong QCD đến độ chính xác hữu ích.



Trần hồng Cơ .
Tham khảo - Trích lược .
Ngày 18/02/2014.


Nguồn :
1. http://www.quantumdiaries.org/2010/12/11/when-feynman-diagrams-fail/
2. http://en.wikipedia.org/wiki/Jet_(particle_physics)
3. http://www.hep.wisc.edu/~sheaff/PASI2012/lectures/melnikov.pdf
4. http://www.scholarpedia.org/article/Parton_distribution_functions_(definition)



 ------------------------------------------------------------------------------------------- 


 Khoa học là một điều tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống.

 Albert Einstein .

*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran