Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Hiển thị các bài đăng có nhãn vật chất. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vật chất. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

Hiểu vật lý trong 60 giây - Bài 6 . Pha trộn neutrino



Hiểu vật lý trong 60 giây - Bài 6 . Pha trộn neutrino 



Lời nói đầu .


Tạp chí Symmetry trình bày rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong Vật lý hiện đại với những ý tưởng , bài viết , công trình lý thuyết lẫn thực nghiệm của tập thể các nhà khoa học hàng đầu hiện nay trên thế giới . Chuyên mục " Hiểu biết Vật lý trong 60 giây " tổng hợp một số bài viết ngắn gọn , súc tích và đầy tính đột phá trong việc giải thích các cơ chế vật lý nhằm giúp người đọc dễ dàng tiếp cận những thông tin mới mẻ . Tác giả của những bài viết này hiện đang công tác tại các Trung tâm nghiên cứu , Viện Khoa học và các trường Đại học danh tiếng nên nguồn thông tin luôn được cập nhật thường xuyên .
 Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc .




Trần hồng Cơ .
Tham khảo - Trích lược .
Ngày 05/05/2014.


 ------------------------------------------------------------------------------------------- 


Neutrino Mixing

Minh họa : Sandbox Studio


Pha trộn neutrino   


Sóng mô tả một số hiện tượng bất thường nhất trong thế giới tự nhiên . Sóng có thể đơn giản ví dụ như là - âm thanh của một cây sáo chơi một nốt đơn duy nhất nào đó hoặc có thể là một chuỗi nốt phức tạp ,  một hợp âm , đó là sự kết hợp của nhiều sóng âm thanh.




Hãy lắng nghe hai cây sáo chơi cùng một nốt , một cây sáo hơi lạc . Bạn sẽ nghe thấy một hiệu ứng "wah-wah-wah"  khi âm thanh đến và đi, bởi vì âm thanh mà bạn nghe được là một hỗn hợp của các sóng hơi khác nhau từ hai cây sáo gây nhiễu lẫn nhau.




Sóng cũng chi phối các đặc tính của neutrino khi chúng bay trong không gian. Sự giao thoa giữa những con sóng tạo ra nhịp đều đặn , giống như các nốt kết hợp của các cây sáo. Chúng ta phát hiện kết quả "wah-wah-wah"  cũng tương tự như vậy trong tính chất của neutrino khi xuất hiện và biến mất. Ví dụ, khi neutrino tương tác với vật chất chúng sản sinh các loại hạt cụ thể khác.






Chúng ta có thể nắm bắt được các neutrino tại một thời điểm , và quan sát sự kiện nó sẽ tương tác để tạo ra một electron .  Sau đó, các neutrino cũng có thể tương tác theo một kiểu nào đấy để tạo ra một hạt khác .
" Sự pha trộn Neutrino " mô tả các hỗn hợp ban đầu của các sóng tạo ra hiệu ứng dao động này.





01/05/2005
Theo  Janet Conrad, Columbia University .


+++++++++++++++++++++++++++

Nguồn :
1. http://www.symmetrymagazine.org/article/may-2005/explain-it-in-60-seconds
2. http://cerncourier.com/cws/article/cern/31840
3. http://physics.aps.org/articles/v5/67
4. http://www.hap-astroparticle.org/185.php
5. https://briankoberlein.com/2014/10/05/mixing/


Trần hồng Cơ
Tham khảo - Trích lược .
Ngày 16/10/2014 .



 ------------------------------------------------------------------------------------------- 

 Chúng ta phải biết và chúng ta sẽ biết . 

 David Hilbert .

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Hiểu vật lý trong 60 giây - Bài 5 . Máy va chạm LHC .



Hiểu vật lý trong 60 giây - Bài 5 . Máy va chạm LHC 



Lời nói đầu .


Tạp chí Symmetry trình bày rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong Vật lý hiện đại với những ý tưởng , bài viết , công trình lý thuyết lẫn thực nghiệm của tập thể các nhà khoa học hàng đầu hiện nay trên thế giới . Chuyên mục " Hiểu biết Vật lý trong 60 giây " tổng hợp một số bài viết ngắn gọn , súc tích và đầy tính đột phá trong việc giải thích các cơ chế vật lý nhằm giúp người đọc dễ dàng tiếp cận những thông tin mới mẻ . Tác giả của những bài viết này hiện đang công tác tại các Trung tâm nghiên cứu , Viện Khoa học và các trường Đại học danh tiếng nên nguồn thông tin luôn được cập nhật thường xuyên .
 Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc .




Trần hồng Cơ .
Tham khảo - Trích lược .
Ngày 05/05/2014.


 ------------------------------------------------------------------------------------------- 

Large Hadron Collider


Minh họa : Sandbox Studio


 Máy va chạm LHC  


Large Hadron Collider hiện đang được đặt trong một đường hầm có chu vi khoảng 27 km chôn sâu dưới đất tại một vùng nông thôn ở ngoại ô Geneva, Thụy Sĩ.  Hoạt động của nó bắt đầu vào năm 2007, và khi đó LHC là máy gia tốc hạt mạnh nhất thế giới. Các dòng proton năng lượng cao trong hai chùm tia ngược chiều sẽ được luân phiên va đập vào nhau nhằm tìm kiếm các dầu hiệu của sự siêu đối xứng, vật chất tối và nguồn gốc của khối lượng vật chất .

Máy va chạm LHC  là  máy tạo gia tốc hạt lớn nhất - Hình ảnh CERN . 

Các dòng được tạo thành chùm có chứa hàng tỷ proton. Được di chuyển dưới tốc độ của ánh sáng chúng sẽ được kích hoạt , tăng tốc, và  kềm giữ sự chuyển động trong nhiều giờ, được định hướng bởi hàng ngàn thanh nam châm siêu dẫn mạnh mẽ.

                                                                     Các thanh nam châm siêu dẫn bên trong LHC .

Trong hầu hết đường hầm , các chùm tia chuyển động trong hai ống chân không riêng biệt, nhưng ở bốn điểm chúng va chạm là nơi quan sát các thí nghiệm chính, được biết đến với tên viết tắt : ALICE, ATLAS, CMS và LHCb. Các máy dò được bố trí ở các điểm này sẽ quan sát và phát hiện các thí nghiệm khi năng lượng của proton va chạm nhau biến đổi thành một loạt các hạt kỳ lạ.



Các máy dò có thể quan sát đến 600 triệu sự kiện va chạm mỗi giây, với các thí nghiệm truy lùng các dữ liệu đối với các dấu hiệu của những sự kiện cực kỳ hiếm có như việc tạo ra các hạt  boson Higgs đã được các nhà vật lý hạt tìm kiếm rất lâu trong quá khứ .


01/04/2005
Theo Mike Lamont, CERN


+++++++++++++++++++++++++++

Nguồn :
1. http://www.symmetrymagazine.org/article/april-2005/explain-it-in-60-seconds
2. http://home.web.cern.ch/topics/large-hadron-collider
3. http://www.atlas.ch/photos/lhc.html
4. http://blog.vixra.org/2010/04/24/lhc-achieves-stable-squeezed-beams/
5. http://en.wikipedia.org/wiki/Large_Hadron_Collider


Trần hồng Cơ
Tham khảo - Trích lược .
Ngày 06/10/2014 .



 ------------------------------------------------------------------------------------------- 

 Chúng ta phải biết và chúng ta sẽ biết . 

 David Hilbert .

Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

Hiểu vật lý trong 60 giây - Bài 4 . Siêu đối xứng


Hiểu vật lý trong 60 giây - Bài 4 . Siêu đối xứng 



Lời nói đầu .


Tạp chí Symmetry trình bày rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong Vật lý hiện đại với những ý tưởng , bài viết , công trình lý thuyết lẫn thực nghiệm của tập thể các nhà khoa học hàng đầu hiện nay trên thế giới . Chuyên mục " Hiểu biết Vật lý trong 60 giây " tổng hợp một số bài viết ngắn gọn , súc tích và đầy tính đột phá trong việc giải thích các cơ chế vật lý nhằm giúp người đọc dễ dàng tiếp cận những thông tin mới mẻ . Tác giả của những bài viết này hiện đang công tác tại các Trung tâm nghiên cứu , Viện Khoa học và các trường Đại học danh tiếng nên nguồn thông tin luôn được cập nhật thường xuyên .
 Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc .




Trần hồng Cơ .
Tham khảo - Trích lược .
Ngày 05/05/2014.


 ------------------------------------------------------------------------------------------- 




Minh họa : Sandbox Studio


 Siêu đối xứng 



Siêu đối xứng là một tính chất được đề xuất của vũ trụ. Siêu đối xứng đòi hỏi tất cả các loại hạt có một hạt siêu đối xứng liên hợp , được gọi là siêu đối tác của nó. Các siêu đối tác là một bản sao lớn của một hạt, có một sự khác biệt quan trọng .

Như chúng ta đã biết tất cả các hạt được xếp vào một trong hai loại : fermion hay boson. Mỗi hạt thuộc một lớp có một siêu đối tác theo cách khác nhau , do đó "sự cân đối siêu đối xứng" này càng làm cho tự nhiên mang tính đối xứng hơn. Ví dụ, siêu đối tác của một electron (một fermion) được gọi là một selectron ( một boson).

Siêu đối xứng mô tả một vũ điệu lớn của các hạt trong vũ trụ, nhưng chúng ta hiện nay chỉ có thể thấy một đối tác từ mỗi cặp của chúng mà thôi . Các hạt không nhìn thấy có thể là nguồn gốc của "vật chất tối" bí ẩn trong thiên hà.
Gợi ý về sự có thể tồn tại vật chất tối trong dữ liệu Fermi - Ảnh NASA 
Vật chất tối được xem như loại vật chất giả thuyết trong vũ trụ, chúng mang thành phần mà chúng ta hiện chưa hiểu được. Vật chất tối không thể quan sát được bằng kính thiên văn hay các thiết bị đo đạc vì nó không phát ra hay phản chiếu đầy đủ các bức xạ điện từ .   Dựa vào những ảnh hưởng hấp dẫn của vật chất tối với chất rắn hoặc các vật chất khác chúng ta có thể nhận ra sự tồn tại của nó  . Các nhà khoa học cho rằng vật chất tối có thể chiếm tới 70%  thành phần cơ bản của vật chất (gồm cả vật chất tối và vật chất thường) tồn tại trong vũ trụ.


Mô phỏng về sự phân bố vật chất tối trong vũ trụ 13,6 tỷ năm trước 
Minh họa Volker Springel, Viện Vật lý thiên văn Max Planck .

Nguồn :  http://science.nationalgeographic.com/science/space/dark-matter/

*Thông tin mới nhất - ngày 03 tháng 4 , 2014 : Các nhà khoa học nói rằng sự va chạm giữa các hạt vật chất tối có thể là nguyên nhân gây ra những tia gamma còn sót phát ra từ trung tâm của thiên hà của chúng ta. [ xem chi tiết  :  http://www.symmetrymagazine.org/article/april-2014/possible-hints-of-dark-matter-in-fermi-data ]

Mặc dù siêu đối tác chưa được quan sát thấy trong tự nhiên, nhưng chúng có thể sớm được sản xuất ra trong các máy gia tốc hạt trên trái đất.
Máy gia tốc hạt CERN - Ảnh : www.universetoday.com

01/03/2005
- Theo   JoAnne Hewett,  Trung tâm gia tốc hạt tuyến tính Stanford




+++++++++++++++++++++++++++

Nguồn :
1. http://www.symmetrymagazine.org/article/march-2005/explain-it-in-60-seconds
2. http://pdg.web.cern.ch/pdg/cpep/adventure.html
3. http://particleadventure.org/
4. http://vi.wikipedia.org/wiki/Vật_chất_tối


Trần hồng Cơ
Tham khảo - Trích lược .
Ngày 06/05/2014 .


-------------------------------------------------------------------------------------------

 Khoa học là một điều tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống.

 Albert Einstein .

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

Hiểu vật lý trong 60 giây - Bài 3 . E = mc^2


Hiểu vật lý trong 60 giây - Bài 3 . $E = mc^2$



Lời nói đầu .


Tạp chí Symmetry trình bày rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong Vật lý hiện đại với những ý tưởng , bài viết , công trình lý thuyết lẫn thực nghiệm của tập thể các nhà khoa học hàng đầu hiện nay trên thế giới . Chuyên mục " Hiểu biết Vật lý trong 60 giây " tổng hợp một số bài viết ngắn gọn , súc tích và đầy tính đột phá trong việc giải thích các cơ chế vật lý nhằm giúp người đọc dễ dàng tiếp cận những thông tin mới mẻ . Tác giả của những bài viết này hiện đang công tác tại các Trung tâm nghiên cứu , Viện Khoa học và các trường Đại học danh tiếng nên nguồn thông tin luôn được cập nhật thường xuyên .
 Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc .




Trần hồng Cơ .
Tham khảo - Trích lược .
Ngày 05/05/2014.


 ------------------------------------------------------------------------------------------- 




Minh họa : Sandbox Studio

$E = mc^2$




Phương trình  $E = mc^2$ của Einstein nói rằng khối lượng (m) tỷ lệ thuận với năng lượng (E) . Việc thừa nhận rằng hai đại lượng này có liên quan với nhau là bước đột phá của thiên tài của Einstein. Tốc độ ánh sáng bình phương ( $c^2$ ) xuất hiện trong phương trình cho chúng ta biết chính xác bao nhiêu năng lượng mà một khối lượng vật chất nhất định có thể cung cấp .

Trong thế giới của các quá trình hạ nguyên tử, khối lượng của các hạt có thể thay đổi thành năng lượng dưới dạng ánh sáng , nhiệt hoặc chuyển động . Tương tự như vậy , năng lượng cũng có thể biến thành khối lượng . Máy gia tốc hạt khai thác ý tưởng này bằng cách đập các hạt chuyển động nhanh với nhau  . Năng lượng cao của các vụ va chạm biến thành các hạt mới, có thể có khối lượng lớn hơn nhiều so với những hạt va chạm ban đầu  .

Mô hình va chạm các hạt năng lượng cao  


Chuyển đổi khối lượng thành năng lượng là mục tiêu theo đuổi của các nhà khoa học phản ứng tổng hợp hạt nhân. Tổng hợp proton và neutron cùng trong một hạt nhân cho kết quả  tổng khối lượng ít hơn khối lượng của các thành phần của nó . Khối lượng thiếu xuất hiện như năng lượng , có thể được khai thác - về nguyên tắc - trích từ : $E = mc^2$ !


Chuyển đổi khối lượng - năng lượng có những hậu quả hết sức sâu rộng. Động cơ xe của bạn được hỗ trợ bởi nhiên liệu hóa thạch , có xuất phát từ các nhà máy phản ứng tổng hợp thời tiền sử . Các nhà máy này có năng lượng từ ánh sáng mặt trời , được sản xuất bởi phản ứng tổng hợp hạt nhân trong mặt trời.
Mặt Trời tự tạo ra năng lượng của mình bằng cách tổng hợp hạt nhân của hydro thành heli. Trong cốt lõi của nó, mặt trời nung chảy 620 triệu tấn hydro mỗi giây.

Phản ứng nhiệt hạch - Ảnh: SOHO-EIT Consortium, ESA, NASA

Từ khối lượng của nhiên liệu đó động cơ xe hơi chuyển nó thành năng lượng và nhờ đó xe có thể hoạt động .
Vì vậy, xe của bạn , và hầu như tất cả các hoạt động khác trên trái đất , cuối cùng cũng được hỗ trợ bởi công thức nổi tiếng của Einstein : $E = mc^2$  .


01/02/2005
- Theo Peter Meyers , Đại học Princeton


+++++++++++++++++++++++++++

Nguồn :
1. http://www.symmetrymagazine.org/article/february-2005/explain-it-in-60-seconds
2. http://www.gizmag.com/hiper-nuclear-fusion-project-underway/10162/
3. http://en.wikipedia.org/wiki/Nuclear_fusion



Trần hồng Cơ
Tham khảo - Trích lược .
Ngày 06/05/2014 .


-------------------------------------------------------------------------------------------

 Khoa học là một điều tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống.

 Albert Einstein .

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

NHẬT KÝ LƯỢNG TỬ - CUỘC THÁM HIỂM THẾ GIỚI VẬT LÝ HẠT - Bài 13 . Một gợi ý về khối lượng từ hạt Higgs .

NHẬT KÝ LƯỢNG TỬ - CUỘC THÁM HIỂM THẾ GIỚI VẬT LÝ HẠT - Bài 13 . Một gợi ý về khối lượng từ hạt Higgs .






Lời nói đầu .


Vật lý hạt nhân là một nhánh quan trọng trong khoa học vật lý , nó chỉ ra những quan hệ tương tác giữa các hạt , phản hạt cùng những cấu thành khác trong thế giới hạt vi mô . Nhưng để hiểu được các ý nghĩa của chúng bằng việc sử dụng các công thức , ký hiệu toán học và các kiến thức vật lý cao cấp khác là cả một sự khó khăn với quảng đại quần chúng . Loạt bài sau đây gồm 20 đề tài được các tác giả là những nhà vật lý hạt hiện đang tham gia nghiên cứu về lĩnh vực này thể hiện qua những bài đăng rất thú vị . Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc .




Trần hồng Cơ .
Tham khảo - Trích lược .
Ngày 18/08/2013.


Đường dẫn :

Bài 1 . Sơ đồ Feynman .

Bài 2 . Nhiều sơ đồ FEYNMAN hơn nữa .

Bài 3 . QED + μ  giới thiệu về muon . 

Bài 4 . Boson Z và sự cộng hưởng .

Bài 5 . Các chàng ngự lâm Neutrinos .

Bài 6 . Tí hon boson W - làm rối tung mọi thứ .

Bài 7 . Các chú lính quarks - Một cuộc gặp gỡ thú vị .

Bài 8 . Thế giới của keo .

Bài 9 . QCD và sự giam hãm .

Bài 10 . Những hiểu biết được biết đến về Mô hình Chuẩn .

Bài 11 . Khi sơ đồ Feynman thất bại .

Bài 12 . Bài giới thiệu độc đáo về boson Higgs .

Bài 13 . Một gợi ý về khối lượng từ hạt Higgs .




Bài 13 . Một gợi ý về khối lượng từ hạt Higgs .



13.1  Thêm vài ghi chú cho boson Higgs .


Một vài tuần trước, chúng ta đã gặp các boson Higgs và thảo luận quy tắc Feynman của nó. Rất tiếc đã quên đưa lên hình ảnh sang trọng của chú bé Higgs từ The Particle Zoo  trong bài viết vừa qua , nhưng độc giả của US LHC sẽ biết rằng Burton có hình ảnh tốt nhất của [chú bé nhồi bông] Higgs (Có vẻ như là hạt Higgs đã thay đổi màu sắc khi nó xuất hiện trong vườn hạt The Particle Zoo đấy các bạn ) .
Đây là chú Higgs được nhồi bông một cách rất duyên dáng nhưng có vẻ hơi bí ẩn một chút .

Chúng ta đã biết rằng hạt Higgs là một loại hạt khác với  các hạt lực boson gauge thông thường  hoặc các hạt vật chất fermion : đó là một hạt vô hướng  - đối với những người muốn có tiếng là sành điệu -  thì có nghĩa là nó không mang spin nội tại cơ lượng tử . Nói theo cách thực hành cho các bài viết này , có nghĩa là chúng ta đã kết thúc việc vẽ hạt Higgs như là một đường nét đứt. Tuy nhiên, đối với hầu hết các phần đã trình bày các quy tắc Feynman mà chúng ta biết trong các bài trước là khá nhàm chán ...


Các bạn hãy nhớ lại bức tranh tổng thể về cách vẽ sơ đồ Feynman:

1. Hạt khác nhau được biểu diễn bởi các đường. Bây giờ chúng ta có ba loại: các fermion (đường liền với mũi tên), boson gauge (đường sóng ), và vô hướng (đường đứt nét).
2. Khi các hạt tương tác, các đường đó cắt nhau tại các nút . "Các quy luật" ở trên cho chúng ta biết những loại nút gì là được phép.
3. Nếu chúng ta muốn tìm hiểu xem một quá trình là khả dĩ, chúng ta phải quyết định liệu chúng ta có thể sử dụng các quy tắc để chuyển đổi các tập hợp hạt ban đầu thành tập hợp hạt cuối cùng hay không .
Nếu bạn đã làm theo bài viết trước đây của chúng ta về sơ đồ Feynman, thì bạn đã có thể bắt đầu cảm thấy nhàm chán quá trình này. Chúng ta có thể thấy cách thức các electron có thể biến thành muon, hoặc thậm chí các phương thức mà boson Higgs có thể được sản xuất tại LHC ;  nhưng bây giờ chúng ta đã đến được với boson Higgs -một trong những mục tiêu chính của LHC- nhưng sự hấp dẫn còn ở đâu ? Điều gì làm cho nó thành đặc biệt, và làm thế nào để chúng ta nhìn thấy nó theo các quy tắc Feynman ?
Sơ đồ Hạt và các tương tác trong Mô hình Chuẩn .
Nguồn : http://profmattstrassler.files.wordpress.com/2011/08/sm_interactions2.png


13.2 Chú bé Higgs RẤT LÀ ĐẶC BIỆT . 

Nó chỉ ra rằng hạt Higgs có một thủ thuật gì đó trong bản chất của nó mà các hạt khác trong Mô hình Chuẩn không có . Trong ngôn ngữ của sơ đồ Feynman, một dòng Higgs có thể chấm dứt như sau :

"X" có nghĩa là đường đứt nét chỉ kết thúc ; Và như thế là không còn có các hạt khác đi ra nữa . RẤT ĐẶC BIỆT thậm chí là lập dị nữa !  Chúng ta biết rằng các hạt thông thường không thể làm điều này ... chúng ta cũng không thấy có chuyện hạt vật chất biến mất vào chỗ không có gì , cũng không thấy hạt lực biến mất đi mà không bị hấp thụ bởi các hạt khác .
Chúng ta có thể phải suy nghĩ về những gì sẽ xảy ra khi vật chất và phản vật chất tiêu diệt lẫn nhau , nhưng ở đó chúng ta thường giải phóng năng lượng dưới dạng hạt lực (thường là photon ) .  Các quy tắc trên cho chúng ta biết một đường Higgs đơn lập - rất hạnh phúc làm việc riêng của mình là - có thể được đột nhiên bị cắt đứt . Nó không nên được coi là một trạng thái ban đầu hoặc hạt trạng thái cuối cùng . Một cách đơn thuần nó chỉ là một đường trung gian xảy ra để dừng lại mà thôi ?!

Bạn sẽ thấy rằng : Được thôi ! Chúng ta sẽ lại tiếp tục thảo luận về ý nghĩa vật lý của điều này trong những bài viết sắp tới. Thỉnh thoảng khi người ta cố gắng giải thích ý nghĩa vật lý họ có thể bị cuốn vào suy nghĩ của riêng mình. Thay vào đó , chúng ta hãy sử dụng sơ đồ Feynman như một cái nạng chống để xem hiệu quả của các quy tắc Feynman quái lạ này . Nhớ lại rằng trong bài trước chúng ta đã giới thiệu một sự tự - tương- tác- bốn- điểm- Higgs  ( " bốn điểm " có nghĩa là bốn dòng Higgs giao nhau ) như sau :
Nếu chúng ta chọn lấy một trong những đường đứt nét và chấm dứt nó , thì chúng ta sẽ kết thúc với một sự tự- tương- tác- ba- điểm- Higgs như thế này  :
Trong thực tế, vì đường có gạch chéo không tham gia bất cứ điều gì, chúng ta cũng có thể nói rằng có một quy tắc Feynman mới có dạng sau
Bây giờ  là một điều gì đó khá thú vị. Chúng ta có thể quên đi quy tắc "đường Higgs bị gạch chéo" và chỉ mặc nhiên công nhận một đỉnh ba điểm. Trong thực tế, đây thường  là cách người ta viết ra các quy tắc Feynman (và cũng là lý do tại sao phương pháp của chúng ta đã được "mang một phong cách riêng"); Tuy nhiên, đối với các mục đích đặc biệt của chúng ta , điều quan trọng phải nhấn mạnh rằng những gì mọi người thực sự hiểu là có được sự mặc định ngầm là "đường Higgs bị gạch chéo" . Tầm quan trọng này liên quan chặt chẽ đến những gì làm cho hạt Higgs trở nên rất đặc biệt.  Chúng ta có thể chơi trò chơi này một lần nữa và lại đánh chéo X cho 2 đường nét đứt và điều này sẽ dẫn chúng ta đến một sự tương tác hai điểm Higgs .
Một lần nữa, chúng ta cũng có thể chặt bỏ hai đường chấm dứt đó và nói rằng có một quy tắc  Feynman 'mới'  cho hai - điểm Higgs . Nhưng điều này thực sự chỉ là một đường , và chúng ta đã biết rằng có thể vẽ các đường như một phần của quy tắc Feynman . Trong thực tế, chúng ta biết rằng các đường thẳng chỉ có nghĩa là một hạt di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Vì vậy, có vẻ như sự tương tác với hai đường gạch chéo này không cho chúng ta thêm bất cứ thông tin gì cả .

Ngoại trừ ra ... có nhiều vấn đề với nó, và đây là nơi mà chúng ta sẽ bắt đầu để có được một chút gợi ý của sự kỳ diệu kết hợp với hạt Higgs. Chúng ta hãy thử phát biểu điều sau đây ...  mà không cần sự thúc đẩy nhé các bạn  :

* Khẳng định  : các quy tắc Feynman trên là một đóng góp cho khối lượng hạt Higgs .
Tại thời điểm này , có lẽ bạn nên nói điều gì đó hoài nghi đại loại như , " Cái gììì ì ì  vậyyy y y? " Cho đến nay, chúng ta đã nói rằng các hạt có một khối lượng cụ thể.  Con số khối lượng nhiều không bao giờ thực sự là quan trọng , một số hạt nhẹ hơn so với những hạt khác , một số hạt có khối lượng bằng không .
 Khối lượng chỉ là một tính chất mà mỗi hạt dường như phải có .  Tuy nhiên , bây giờ ,chúng ta đã vừa thực hiện một tuyên bố khá sâu , khiến chúng ta đứng lên đỉnh của một tảng băng trôi khá lớn : chúng ta bây giờ có liên quan đến một quy tắc Feynman đặc biệt đối với khối lượng của hạt , mà chúng ta đã giả định trước đây chỉ là một con số nào đó , điều mà chúng ta đã phải chỉ định trong chính lý thuyết của chúng ta . Phức tạp quá phải không ?

Chúng ta sẽ phải chờ đợi các bài viết tiếp theo để thực sự đi vào lý do tại sao một mối quan hệ như vậy nên tồn tại và thực sự những gì chúng ta thậm chí muốn giải nghĩa là khối lượng , nhưng điều này nên ít nhất bắt đầu tin vào ý tưởng rằng các boson Higgs có thể cung cấp khối lượng cho các hạt  (*)
-*- nhân đây các bạn hãy thử tưởng tượng xem nếu không có trường Higgs thì  mọi chuyện sẽ xẩy ra như thế nào . Thảm họa nào sẽ đến cho những khái niệm , những định luật trong vật lý hạt ?

Sơ đồ mô tả hiện tượng không có trường Higgs
Nguồn : http://profmattstrassler.files.wordpress.com/2011/08/ifhiggswerezero2.png
Tại thời điểm này chúng ta vẫn cảm thấy rất bí ẩn và có phần không hài lòng , không sao ! Chúng ta rồi sẽ đạt được điều đó . Bây giờ, chúng ta rất muốn cảm thấy thoải mái với chuỗi ý tưởng  sau đây :

1. Boson Higgs có một quy tắc Feynman đặc biệt khi có một đường có thể chấm dứt .
2. Điều này có nghĩa chúng ta có thể thực hiện bất kỳ sự tương tác nào và loại bỏ một cách hiệu quả các đường Higgs bằng cách chấm dứt nó sau đỉnh ngay lập tức  .
3. Đặc biệt , điều này cũng có nghĩa là chúng ta tạo ra một đỉnh chỉ với hai đường Higgs .
4. Đỉnh với hai đường Higgs này  nên - vì những lý do bí ẩn hiện nay - được đồng nhất với khối lượng .



13.3  Việc trao khối lượng cho các hạt khác .

Bây giờ chúng ta xem  trò chơi này hoạt động như thế nào , chúng ta phải ngay lập tức quay trở lại với hai quy tắc Feynman đầu tiên đã viết trước đây :


Sơ đồ này mô tả sự tương tác của các hạt Higgs với fermion và boson gauge. Đây là những gì bạn nên suy nghĩ:

Ừm ... Tôi biết rằng đường boson Higgs có thể chấm dứt ; Tôi chỉ có thể đánh chéo các điểm đầu mút của một đường nét đứt - mô tả hạt Higg . Và tôi chỉ thấy rằng khi tôi làm điều này cho đỉnh  tự tương tác của hạt Higgs đủ thời gian, tôi kết thúc với một sự tương tác hai điểm mà người ta nói với tôi là một khối lượng vì một số lý do quái lạ gì đó .

Bây giờ thì những hai đỉnh đại diện cho sự tương tác hạt Higgs với hai hạt vật chất hoặc hai hạt lực. Không Liệu những sự chấm dứt đường Higgs cũng cung cấp khối lượng cho các hạt này không ?

Câu trả lời là !  Và chúng ta sẽ kết thúc với đỉnh như thế này:


Vì lý do thẩm mỹ ( và thực sự chỉ vì lý do thẩm mỹ ), chúng ta có thể thu nhỏ sơ đồ này như sau :
Thậm chí có thể thả dấu "X" nếu bạn muốn được nhiều thứ hơn so với phiên bản thuần túy  ... nhưng để cho rõ ràng , ta sẽ để nó ở đây để phân biệt điều này từ một đường bình thường.  Thực vậy , các sơ đồ đại diện cho sự đóng góp khối lượng cho các fermion và boson gauge . Một lần nữa ,  điều này có vẻ như một bí ẩn thực tế - sau này chúng ta sẽ  giải thích tại sao sự diễn giải này là chính xác . Còn bây giờ chúng ta sẽ cần phải đầu tiên hiểu được những gì thực sự là " khối lượng" ... và điều đó sẽ đòi hỏi một số quan tâm .

13.4  Cú va chạm với hạt Higgs .

Trong thực tế, thay vì nói rằng các hạt " bắt đầu " với khối lượng bất kỳ , người ta có thể phát biểu một cách hệ thống , toàn bộ chương trình sơ đồ Feynman của chúng ta về các hạt hoàn toàn không có khối lượng . Trong bức ảnh như vậy , các hạt giống như quark đỉnh hay boson Z trải qua rất nhiều sự  tương tác "khối lượng" hai-điểm đã nói trên , và do đó được quan sát có khối lượng lớn hơn. Theo kinh nghiệm , các hạt nặng đổ vào chung khoang và có rất nhiều những tương tác hai- điểm biểu diễn như dưới đây
Để so sánh, một hạt tựa như các electron sẽ ít có những tương tác này. Chuyển động của chúng (một lần nữa, theo kinh nghiệm) trông như sau :

Cũng nên nhớ rằng mỗi một trong các dấu X thực ra là một dòng Higgs bị chấm dứt. Sử dụng một số cách nói  -"theo kiểu vật lý " - rất ưa thích hiện nay - sẽ xuất hiện trong một bài sau, chúng ta nói rằng hạt Higgs có một "giá trị kỳ vọng chân không" và các hạt này va chạm với nó.  Những hình ảnh trên chỉ là "hoạt họa" của sơ đồ Feynman, nhưng các bạn có thể thấy điều này dường như để truyền đạt một cảm giác "quán tính" gì đó . Đúng vậy ! hạt lớn hơn (như quark đỉnh chẳng hạn) càng khó khăn hơn để đẩy ra xung quanh bởi vì chúng tiếp tục va chạm với hạt Higgs . Còn các hạt nhẹ , giống như điện tử, không tương tác quá nhiều với hạt Higgs và do đó có thể được đẩy đi một cách dễ dàng hơn.


[ Clip đồ họa mô tả thực nghiệm tìm kiếm hạt Higg ]

Cũng theo ý nghĩa này, chúng ta có thể nghĩ về tất cả các hạt như là không có khối lượng, nhưng tương tác của chúng với hạt Higgs tạo ra một sự tương tác hai- điểm là điều tạo ra khối lượng một cách hiệu quả . Hạt nào tương tác mạnh mẽ hơn với hạt Higgs có khối lượng nhiều hơn, trong khi các hạt tương tác yếu với hạt Higgs sẽ có ít khối lượng .

 Trong thực tế, một khi chúng ta giả định điều này, thì chúng ta cũng có thể thả tất cả các dấu X ngớ ngẩn trên những đường này - và thế là chúng ta đang rời xa các quy tắc Feynman thông thường (không có chấm dứt dòng Higgs) đã được trình bày trước đây .

(Một chú thích kỹ thuật nhỏ:. Hạt Higgs không thực sự chịu trách nhiệm cho tất cả các khối lượng . Ví dụ, các trạng thái ràng buộc có được khối lượng từ năng lượng liên kết của chúng .Chỉ cần nhìn vào khối lượng của proton và so sánh nó với khối lượng của các quark thành phần của nó là sẽ hiểu . Các proton.. có khối lượng khoảng 1 GeV, trong khi  quark lên / xuống chỉ một phần nghìn điều này. Hầu hết các khối lượng proton xuất phát từ năng lượng liên kết của QCD).

13.5  Một số phát biểu trước khi kết thúc .

Nói vui một chút , trước khi cho phép bạn suy nghĩ về những điều này nhiều hơn một chút , sẽ có một vài nhận xét cuối cùng để " kích thích sự ham muốn của bạn "  vào cuộc thảo luận tiếp theo của chúng ta .

- Photon , như chúng ta biết , không có khối lượng . Do đó chúng ta hy vọng rằng hạt Higgs không tương tác với các photon , hoặc nếu không chúng ta có thể " chấm dứt " các đường Higgs trong các đỉnh tương tác và tạo ra một khối lượng cho photon.

Illustration of the experiment
Hình dạng một photon đơn .
Nguồn : http://physicsworld.com/cws/article/news/2012/aug/10/photon-shape-could-be-used-to-encode-quantum-information
- Mặt khác , hạt Higgs cung cấp khối lượng cho các boson W và Z  Điều này có nghĩa rằng phải cần hao phí năng lượng để sản xuất những hạt này  và do đó sự yếu chỉ thực sự có hiệu quả trên một khoảng cách ngắn mà thôi . So sánh điều này với các photon , không có khối lượng , và do đó có thể tạo ra một lực tầm xa. ( Gluon cũng không có khối lượng , nhưng chúng có một lực tầm ngắn do sự giam hãm của chúng . ) Do đó, hạt Higgs phải chịu trách nhiệm về "điểm yếu" của lực yếu .
Bảng tóm tắt các loại tương tác .
Nguồn : http://www.particleadventure.org/inter_summary.html










Theo FLIP TANEDO | USLHC | USA

+++++++++++++++++++++++++++



Nguồn :
1. http://www.quantumdiaries.org/2011/05/05/a-diagrammatic-hint-of-masses-from-the-higgs/
2. http://www.quantumdiaries.org/2011/03/25/an-idiosyncratic-introduction-to-the-higgs/
3. http://profmattstrassler.com/articles-and-posts/particle-physics-basics/the-known-apparently-elementary-particles/the-known-particles-if-the-higgs-field-were-zero/



Trần hồng Cơ .
Tham khảo - Trích lược .
Ngày --/--/2014.
 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Khoa học là một điều tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống. 

 Albert Einstein .

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Hiểu vật lý trong 60 giây - Bài 2 . Kính hấp dẫn .


Hiểu vật lý trong 60 giây - Bài 2 . Kính hấp dẫn 



Lời nói đầu .


Tạp chí Symmetry trình bày rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong Vật lý hiện đại với những ý tưởng , bài viết , công trình lý thuyết lẫn thực nghiệm của tập thể các nhà khoa học hàng đầu hiện nay trên thế giới . Chuyên mục " Hiểu biết Vật lý trong 60 giây " tổng hợp một số bài viết ngắn gọn , súc tích và đầy tính đột phá trong việc giải thích các cơ chế vật lý nhằm giúp người đọc dễ dàng tiếp cận những thông tin mới mẻ . Tác giả của những bài viết này hiện đang công tác tại các Trung tâm nghiên cứu , Viện Khoa học và các trường Đại học danh tiếng nên nguồn thông tin luôn được cập nhật thường xuyên .
 Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc .




Trần hồng Cơ .
Tham khảo - Trích lược .
Ngày 02/04/2014.


 ------------------------------------------------------------------------------------------- 


gravitational lenses

Minh họa : Sandbox Studio

Kính hấp dẫn là một công cụ hữu ích ngày nay luôn được xem như nai nịt cho các nhà vũ trụ học hiện đại : Những vật thể to lớn làm chệch hướng ánh sáng , việc tập trung nó về phía người quan sát và tạo ra đối tượng ở xa xuất hiện phóng đại và bị bóp méo, hoặc thậm chí là nhiều hình ảnh . Thuyết tương đối tổng quát của Einstein cho chúng ta biết chính xác cách thức các tia sáng bị ảnh hưởng bởi không gian bị biến dạng xung quanh một thiên hà hay đám mây vũ trụ hoạt động như một ống kính .
Nguồn : http://www.dlr.de/en/DesktopDefault.aspx/tabid-5089/8554_read-18007/gallery-1/gallery_read-Image.1.9851/

Thật thú vị, tác dụng thấu kính mạnh hơn dự kiến ​​đối với đa số vật thể chúng ta có thể nhìn thấy. Điều này tăng thêm sức nặng cho ý tưởng rằng thành phần chính của các thiên hà và các cụm là các "vật chất tối " không nhìn thấy .


- Bản chất của vật chất tối là không được biết rõ. Một khối lượng lớn bằng chứng cho thấy nó không thể là các hạt baryon, tức là proton và neutron. Mô hình của vật chất tối được ưa chuộng chủ yếu gồm các hạt  lạ được hình thành khi vũ trụ là một phần rất nhỏ của giây đầu tiên . Đối với các hạt như vậy, vấn đề đặt ra là sẽ yêu cầu một phần mở rộng mô hình chuẩn của vật lý hạt cơ bản, có thể là WIMP (các hạt nặng tương tác yếu ), hoặc các axion, hoặc các neutrino vô sinh .
Dark Matter Visualization courtesy of SDSC and NPACI Visualization Services.
Sự hình dung vật chất tối theo SDSC và NPACI
Nguồn : http://www.startalkradio.net/show/cosmic-queries-dark-matter-and-dark-energy/
Nguồn : http://chandra.harvard.edu/graphics/resources/illustrations/cosmic_time_label.jpg


Mật độ của một thiên hà tăng dần hướng về phía trung tâm của nó , giống như độ dày của đáy của một ly rượu thủy tinh . Trong thực tế, một ly rượu làm nên một mô hình thấu kính hấp dẫn khá tốt  : nhìn vào ly từ trên xuống, qua chân ly hướng vào ánh sáng để phân biệt tác dụng .
Bằng cách nhìn thấy nó làm biến dạng ánh sáng như thế nào , ta có thể tính toán  hình dạng và độ dày kính cần thiết . Theo cùng một cách như vậy , việc quan sát các thiên hà ở xa thông qua ống kính hấp dẫn cho phép sự phân bố mật độ của "vật chất tối"  trong suốt được vạch ra từ một đám hỗn mang . Thấu kính hấp dẫn có thể chưa cho chúng ta biết những gì là "vật chất tối" , nhưng nó chỉ cho chúng ta biết nơi cần phải tìm kiếm .



01/01/2005
- Theo Phil Marshall ,
Viện Vật lý thiên văn hạt và vũ trụ học Kavli .

+++++++++++++++++++++++++++

Nguồn :
1. http://www.symmetrymagazine.org/article/december-2004january-2005/explain-it-in-60-seconds
2. http://chandra.harvard.edu/resources/illustrations/cosmic_timeline.html
3. http://www.startalkradio.net/show/cosmic-queries-dark-matter-and-dark-energy/
4. The principle of a gravitational lens



Trần hồng Cơ
Tham khảo - Trích lược .
Ngày 06/04/2014 .


-------------------------------------------------------------------------------------------

 Khoa học là một điều tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống.

 Albert Einstein .

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

Hiểu vật lý trong 60 giây - Bài 1 . Phản vật chất



Hiểu vật lý trong 60 giây - Bài 1 . Phản vật chất



Lời nói đầu .


Tạp chí Symmetry trình bày rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong Vật lý hiện đại với những ý tưởng , bài viết , công trình lý thuyết lẫn thực nghiệm của tập thể các nhà khoa học hàng đầu hiện nay trên thế giới . Chuyên mục " Hiểu biết Vật lý trong 60 giây " tổng hợp một số bài viết ngắn gọn , súc tích và đầy tính đột phá trong việc giải thích các cơ chế vật lý nhằm giúp người đọc dễ dàng tiếp cận những thông tin mới mẻ . Tác giả của những bài viết này hiện đang công tác tại các Trung tâm nghiên cứu , Viện Khoa học và các trường Đại học danh tiếng nên nguồn thông tin luôn được cập nhật thường xuyên .
 Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc .




Trần hồng Cơ .
Tham khảo - Trích lược .
Ngày 02/04/2014.

 ------------------------------------------------------------------------------------------- 

Hole and hill have equal but opposite characteristics
Minh họa : Sandbox Studio


Phản vật chất được tạo thành từ các hạt bằng nhau nhưng có đặc điểm trái ngược với các hạt vật chất thông thường . Hãy xét sự tương tự sau đây : chúng ta đào một cái lỗ , và làm thành một ngọn đồi với đất đá bạn đã khai quật. Lỗ và đồi bằng nhau nhưng có đặc điểm ngược lại  - khối lượng đất đá bồi thêm thành ngọn đồi , và của các lỗ, nơi đất đá bị đào lên . Đối với các hạt , các tính chất như điện tích là đối dấu với phản hạt - một điện tích dương , một điện tích âm .


Ngoài ra, phản vật chất sẽ triệt tiêu các đối hạt của nó trong một vụ nổ năng lượng , giống như đất đá ngọn đồi sẽ lấp đầy vào các lỗ , để biến thành không còn gì  cả .

Khi một hạt vật chất và phản vật chất hạt gặp nhau, chúng triệt tiêu diệt thành năng lượng thuần !


Vũ trụ dường như chứa một lượng không đáng kể các phản vật chất, mặc dù kỳ vọng rằng cả hai cần phải có được tạo ra bằng nhau trong suốt quá trình Big Bang. Vì vậy, tất cả các phản vật chất đi đâu?

          
Chú thích : Trong hình ảnh tổng hợp của tinh vân Con Cua , vật chất và phản vật chất được đẩy gần với tốc độ của ánh sáng bởi ẩn tinh Con Cua . Những                                                                                                                                                                             hình ảnh trích từ Đài quan sát Chandra X -ray của NASA và Kính viễn vọng không gian Hubble .Ảnh: NASA / Getty Images
Nguồn : http://science.howstuffworks.com/antimatter1.htm



 Một lời giải thích khả dĩ là một sự khác biệt tinh tế và bất ngờ về các thuộc tính của vật chất và phản vật chất , dẫn đến một lượng vật chất thừa còn sót sau cơn đại hồng thủy ban đầu của sự hủy diệt vật chất - phản vật chất  .

Các nhà thực nghiệm tại CERN, Fermilab , SLAC và KEK đang sản xuất phản vật chất trong máy gia tốc hạt để tìm kiếm và nghiên cứu sự khác biệt này . Phản vật chất cũng có các ứng dụng y tế trong thực tế cuộc sống , chẳng hạn như chụp cắt lớp phát xạ positron - PET scan .
Hình ảnh của một máy chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) điển hình .
Nguồn : http://en.wikipedia.org/wiki/File:ECAT-Exact-HR--PET-Scanner.jpg


Nhưng vì việc sản xuất phản vật chất thậm chí với số lượng rất nhỏ là rất khó khăn , nên tiếc thay sẽ không thể cấp nguồn cho bất kỳ tổ hợp phi thuyền Starship nào trong tương lai sử dụng phản vật chất .

File:Phase II Enterprise.jpg
Mô hình phi thuyền Phase_II_Enterprise -
 Nguồn : http://en.wikipedia.org/wiki/File:Phase_II_Enterprise.jpg

01/11/2004
- Theo Michael Doser , CERN

+++++++++++++++++++++++++++


Nguồn :
1. http://www.symmetrymagazine.org/article/octobernovember-2004/explain-it-in-60-seconds
2. http://science.howstuffworks.com/antimatter1.htm
3. http://www.particleadventure.org/antipreface.html



Trần hồng Cơ
Tham khảo - Trích lược .
Ngày 04/04/2014 .



 ------------------------------------------------------------------------------------------- 

 Khoa học là một điều tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống. 

 Albert Einstein .

*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran