Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Hiển thị các bài đăng có nhãn thẩm mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thẩm mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015

Tân niên như ý xuân - Ất mùi 2015 .

Tân niên như ý xuân - Ất mùi 2015 .

Xuân  Ý .








( Đây là bài thơ tôi làm theo Hán ngữ , tạm dịch như sau :

Mùa xuân , giấc mộng , cung đàn , thi ca và rượu nồng .
Có quá khứ và tương lai ta mới biết ai là bằng hữu .
Mùa xuân quay về , ta lại gặp người xưa .
Mặt trời và mặt trăng cùng hòa trong nhịp điệu hoan lạc . )




Xuân,Mộng,Đàn,Thơ,Rượu
Bạn hữu theo tháng năm
Xuân về ta gặp lại ,
Ngày sáng với trăng rằm 





Xuân,Mộng,Cầm,Thi,Tửu
Khứ lai tri bằng hữu
Xuân đáo kiến cố nhân ,
Nhật nguyệt giai lạc vũ







Chào xuân mới  Ất mùi - 2015  .

Trần hồng Cơ .
28/01/2013 

Cảm tác khi đọc bài Mơ Xuân
Nguồn :  http://pnguyencuong.blogspot.com/2013/01/mo-xuan.html














TẾT  VIỆT  Ở   HOA  KỲ  .

Bùi Văn Phú
03.03.2015

Sớm mai cuối tuần nắng xuân đổ chan hòa. Vợ chồng tôi dung dăng quanh hồ Merritt ở Oakland, trong lòng âm vang câu hát quen thuộc: “Xuân xuân ơi, xuân đã về / Tết tết tết, tết đến rồi…”

Gặp một anh người da đen đi ngược chiều, thấy chúng tôi anh ngỏ lời chúc mừng: “Happy New Year.” Tôi đáp lại: “Happy New Year. Chúc Mừng Năm Mới.”

Những ngày qua chắc anh ấy đã nghe trên đài hay thấy truyền hình đưa tin và hình ảnh sinh hoạt đón năm mới của cộng đồng người châu Á. Có thể những đêm qua anh cũng đã nghe được tiếng pháo đón giao thừa nổ liên thanh trong khu xóm.

Sáng nay dưới phố Tàu Oakland các doanh nghiệp cũng đã khai trương với múa lân cùng pháo nổ giòn trước cửa. Tiếng pháo nổ, xác pháo đỏ hồng và mùi khói pháo đem lại không khí đón Tết.

Buổi tối ăn cơm Tết bên gia đình ngoại ở một thành phố nhỏ, chúng tôi cũng đốt tràng pháo dài ba mét bên cây mộc lan đang rộ hoa trước sân nhà. Một người thân quen, sau gần một thập niên sống ở Việt Nam nay trở lại Mỹ, tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy đốt pháo mà không sợ phiền lòng hàng xóm hay sợ cảnh sát đến biên phạt. Tôi giải thích ngày nay cư dân ở đây quen rồi, mỗi năm cứ dịp tết ta là họ biết sẽ có pháo nổ. Năm ngoái vừa đón Tết vừa xem Super Bowl ở nhà người em cũng có đốt pháo.

Ai mới qua Mỹ, sống trong những thành phố như San Jose, San Francisco, Oakland hay khu vực Little Saigon Quận Cam đều rất ngạc nhiên khi được nghe tiếng pháo đón Tết. Hơn hai thập niên trước, nhà nước đã cấm đốt pháo ở Việt Nam. Nếu đã trải qua những cái tết trên quê hương cũ với tiếng pháo thì sẽ nhớ nhiều hơn. Tết về không tiếng pháo, không xác pháo trước sân nhà, đỏ ngập đường đi và thiếu hương pháo trong không gian thì Tết như vẫn thiếu một cái gì.

Mười ngày trước Tết ở San Jose tôi đã nghe pháo nổ tưng bừng trước cửa tiệm Jenny Gift trong khu Lion Plaza. Đây là cửa tiệm đã bán chiếc vé số trúng hơn 260 triệu đôla cách đây không lâu. Khu này là nơi khi Tết về nhiều người đến mua hoa và đốt pháo đón xuân. Năm nay chợ hoa ít nhộn nhịp hơn và không nhiều những hàng hoa cúc, thược dược hay lan, kim quất. Có lẽ vì trong cửa hàng Costco giờ cũng bán đủ các loại hoa Tết mà giá so với bên ngoài chỉ bằng một nửa hay hơn chút.

Mồng 3 Tết, tôi và một người bạn rủ nhau đi chơi Hội Hoa Xuân Về Nguồn tại Little Saigon San Jose. Đến đây khá sớm, tưởng sẽ được nghe pháo nổ rộn ràng. Nhưng không. Trước quán Café Paloma không ngập tràn xác pháo, vắng tiếng pháo nổ. Bên trong có thông báo dán trên tường nói cấm đốt pháo quanh thương xá. Không hiểu tại sao. Cả chục năm nay, mỗi khi Tết về trước cửa Grand Century Mall tràn ngập xác pháo, bao quanh bởi một vòng tròn đám đông đứng xem đốt pháo. Lúc này chỉ người đi ra đi vào.

Ghé ăn sáng ở quán Phở 90 Degrees trong khu Vietnam Town bên cạnh. Ngày lễ hội truyền thống nên các em phục vụ khách mặc áo dài. Phở ở đây ngon, nhiều lựa chọn lạ như phở đập, phở bò nướng cháy và khung cảnh phảng phất nét đẹp của Florence. Quán cơm bên cạnh cùng một chủ, Cơm 90 Degrees, mang sắc thái Venice, nhưng có vẻ không được du khách chú ý bằng phở. Tôi thích phở bê thui, ăn với tương Cự Đà và nhiều loại rau thơm. Quán đông khách và được xem là cơ sở thương mại thành công từ khi khai trương cách đây gần ba năm, so với vài quán ăn quanh đó thì thay đổi chủ luôn. Nhắc đến tương, không biết có ai còn nhớ nước tương Cự Đà này chính là di sản của cụ Hoàng Văn Chí, tác giả của tác phẩm Từ thực dân đến cộng sản. Hơn ba mươi năm trước, khi cụ còn sống tôi đã có dịp tham quan lò làm tương của cụ ở bang Maryland.

Ăn phở xong, trở lại Grand Century uống nước mía Ninh Kiều. Mía trồng bên Mexico, rất ngọt, thơm hơn nhờ thêm hương vị trái tắc. Đây cũng cửa hàng làm ăn phát đạt trong nhiều năm qua.

Gần trưa có pháo nổ trước nhà hàng Dynasty và từ bên kia đường trong khu Lion Supermarket, Lee’s Sandwich. Trước Grand Century bắt đầu có người đem pháo ra bán. Nhân viên an ninh không còn theo lệnh cấm, đem giây ra quây lại một khoảng trước thương xá. Thế là người người lại đốt pháo trong không gian đã được qui định. 4 đôla một phong pháo nhỏ. Một cuộn pháo tròn ôm cả hai tay mới hết giá 30 đôla. Thi nhau đốt pháo để trừ tà, để xua đuổi đi những điều không may của năm cũ, để chào đón năm mới Ất Mùi. An ninh chỉ đứng nhìn. Đúng là phép vua thua lệ làng.

Hội Hoa Xuân sắp đến giờ khai mạc với đoàn lân nhảy múa trước cổng hội chợ. Tiếng trống nghe dồn dập, còn phèng la rất chói tai. Khách du xuân kéo về lúc một đông. Các bãi đậu xe đã chật kín. Cổng chào là một hàng lồng đèn mang sắc thái Trung Hoa hơn là Việt. Trên cao treo ba tràng pháo dài đến chục mét thả xuống sân, nhiều pháo đại to hơn ngón tay cái.

Đến 1 giờ vẫn chưa thấy khai mạc. Tìm hỏi ban tổ chức được một cô cho biết đang chờ thị trưởng đến. Vì có hai hội chợ diễn ra một lúc, nơi đây và tại County Fairgrounds nên các dân cử cũng phải chạy sô.

Hội Tết Fairgrounds đã có từ hơn ba thập niên nên quan khách ưu tiên đến trước. Hội Hoa Xuân mới vài năm, những năm trước do ông Giang Viễn Tân tổ chức bên Vietnam Town. Năm nay với cô Jodie Trịnh và ông Tony Đinh được ông Tăng Lập là chủ khu thương xá Grand Century cho mượn địa điểm tổ chức Hội Hoa Xuân, tuy nhỏ hơn năm trước nhưng cũng có chừng 50 gian hàng dịch vụ, thương mại và các trò chơi đu bay, nhào lộn cho trẻ em.

Đến 1 giờ 30 mới bắt đầu nghi lễ khai mạc. Có Thị trưởng Sam Liccardo, các Giám sát viên Dave Cortese và Cindy Chavez, các Nghị viên Tâm Nguyễn, Magdalena Carrasco, Ash Kalra, Raul Peralez, Charles Jones và Johnny Khamis, Thị trưởng Milpitas Jose Esteves, Ủy viên giáo dục Thanh Trần. Trong những lời phát biểu, ai cũng nói được ít nhất hai câu tiếng Việt: “Kính chào Quí vị” và “Chúc Mừng Năm Mới.” Có vị cố gắng đọc cả câu “Chúc một năm mới an khang, thịnh vượng đến cho mọi người”.

Phút khai mạc pháo nổ rộn ràng. Nổ to nhất như chưa bao giờ thấy trong Tết. Xác pháo cùng khói bay lên đỏ hồng cả khu cổng hội chợ.

Vì trân quí những giá trị truyền thống của người Việt nên ngày Mồng 3 Tết Ất Mùi năm nay nhiều dân cử bận rộn. Sáng, trưa khai mạc hai hội chợ Tết. Chiều tối lại tham dự sinh hoạt đón Tết của trường Việt ngữ Văn Lang.

Trung tâm Văn Lang là một tổ chức thiện nguyện đã liên tục hoạt động trong 32 năm qua. Mỗi Chủ Nhật nhà trường đón nhận hơn nghìn học sinh đến học tiếng Việt và sinh hoạt. Trung tâm cũng là một trong những hội đoàn nòng cốt của Hội Tết Fairgrounds từ những ngày đầu. Đứng đầu trung tâm hiện nay là anh Phạm Thái Hoàng cùng sự góp sức thiện nguyện, trong tinh thần phụng sự xã hội của cả trăm thày cô. Vài khuôn mặt quen thuộc của trung tâm như các anh Nguyễn Hữu Lịch, Lê Phước Tuấn là những con chim đầu đàn đến nay vẫn chưa mỏi cánh.

Nhìn chung, năm nay các hội chợ vui xuân đón Tết khá đông khách du xuân nhưng con số chưa đến dăm vạn như những năm đầu thiên niên kỷ. Vì kinh tế chưa lên, vì nhiều người về quê ăn Tết hay vì thiếu nét mới lạ? Có lẽ cả ba.

Một sinh hoạt được đông người tham dự hơn những năm qua là Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm tại tòa thị chính San Jose vào sáng Mồng Một. Với tân thị trưởng Sam Liccardo và tân nghị viên Tâm Nguyễn quan hệ giữa cư dân gốc Việt với thành phố nay sẽ tốt đẹp hơn. Có lẽ đó cũng là ước nguyện đầu năm Ất Mùi của các dân cử và cư dân gốc Việt.








Bấm vào tranh về đầu trang.
**

-------------------------------------------------------------------------------------------  

Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.
Albert Einstein .

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

Jadranka Jovanović - Nữ danh ca Mezzo - Soprano .


Jadranka Jovanović - Nữ danh ca  Mezzo - Soprano .


Jadranka Jovanović là một nữ diễn viên chính trong nghệ thuật Opera tại Nhà hát Quốc gia ở Belgrade, Serbia.  Sinh ngày 8 tháng 1 năm 1958 tại Belgrade ( Nam tư cũ - nay thuộc Serbia ) , Jadranka Jovanović  là một trong những nghệ sĩ âm nhạc cổ điển nổi tiếng nhất với một sự nghiệp biểu diễn được thế giới ngưỡng mộ . Theo Wikipedia -



Từ rất nhiều năm nay Jadranka Jovanović đã là một từ đồng nghĩa với nghệ thuật thanh nhạc ở Serbia - Montenegro và theo nhà phê bình của Messaggero Veneto ở Trieste ... cô ấy có đầy đủ mọi thứ mà một Primadonna ( vai nữ chính trong nhạc kịch Opera ) chính thống nên có ...
Sinh ra ở Belgrade (Serbia). Tại thị trấn - bản địa này , cô đã tốt nghiệp - cử nhân nghệ thuật ngành nhạc lý  và đơn ca ,  sau đó cô tiếp tục bảo vệ thành công luận án Thạc sĩ nghệ thuật đơn ca . Jadranka Jovanović đã ra mắt khán giả với vai Rosina trong vở nhạc kịch Rossini`s Il Barbiere di Seviglia tại Nhà hát Quốc gia Belgrade, đây đã từng là nơi biểu diễn của tất cả các vai chính trong nghệ thuật mezzo-soprano .
Sự nghiệp quốc tế của Jadranka Jovanović bắt đầu tại Teatro Alla Scala ở Milan, nơi cô xuất hiện trong vai Carmen và Andrea Chenier, do Claudio Abbado và Riccardo Chailly dàn dựng . Tại Scala cô cũng xuất hiện trong vai trò hàng đầu trong buổi công diễn vở nhạc kịch Orfeo do Luigi Rossi chỉ đạo .





Jadranka Jovanović chủ yếu biểu diễn tại các nhà hát opera Ý, nhà hát thính phòng và các lễ hội như :
- Âm nhạc Tháng Năm ở Florence: The Gambler (Sergey Prokofiev) .
- Liên hoan Donizetti tại Bergamo: Fausta và The Diluge .
- Ở Parma: Falstaff ( A.Salieri) .
- Liên hoan Rossini tại Pesaro: Moses ở Ai Cập .
- Cagliari: La Forza del Destino, ( G. Verdi) .
- Festival Opera tại Trieste: Nữ bá tước Maritza (E.Kalman) và vở Chú ngựa trắng bé nhỏ  ( Benachky) , - Hari Janos - vở opera của Z. Kodally, và Hoa hậu Juliette của Bibalo.
-Tại Rome (Nhà hát Argentino) và Milan (Nhà hát Carcano), cô xuất hiện với Hosé Carreras trong khúc fantasia dựa trên vở Carmen .
- Tại Nhà hát Massimo Bellini ở Catania trong hai vở opera: Il Capello di Paglia di Firenze (thực hiện bởi M. Arena) và Nữ bá tước Czardas .
- Tại Palermo - vở Rigoletto.




Jadranka Jovanović cũng đã từng biểu diễn nhiều vở opera khác nhau ở các nước khác như
- Abigaille, (Nabucco) tại Liên hoan Enesco Georges ở Bucharest (Romania);
- Ở Hungary, (Gala Concert ở tại Budapest Opera);
- Adalgisa trong Norma ở Bulgaria (Sofia);
- Ở Pháp (Gala Concert và Rigoletto ở Toulon, và Falstaff (A.Salieri) ở Bordeaux);
- Ở Tiệp Khắc (Prague); Hy Lạp (Athens), vv Cô cũng tham gia vào Gala Concert tại Monterey dành riêng cho G. Rossini, và ở Mexico City với vai Rosina trong Il Barbiere di Siviglia.

-Tại Tây Ban Nha, J. Jovanović xuất hiện tại Nhà hát Liceo , Barceona trong vở Adriana Lecouvreur với Mirella Freni và Placido Domingo, và Roberto Devereux (Donizetti), được thực hiện bởi Richard Bonynge.
-Tại Lisbon ( Bồ Đào Nha ) cô hát Elena trong vở Mephistopheles (A. Boito) và Mass in C-minor của WA Mozart.
- J. Jovanović đạt được thành công rất nổi bật tại Palm Beach Opera (Mỹ), nơi cô nhận vai chính trong vở Cinderella andL 'Italiana in Algeri, cũng như Eboli trong Don Carlo.






















 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Người có học biết mình ngu dốt. The learned man knows that he is ignorant.

 Victor Hugo.


Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Danh ngôn thế giới. Phần 5 .



Danh ngôn thế gii.


Phần 5 .


241.Mục đích cuộc sống càng cao thì đời người càng giá trị.  
Geothe 

242.Người ta lớn tiếng ca thán những ưu phiền lặt vặt nhưng thinh lặng trước nối đau khổ lớn lao.  
Eubasse 

243.Sự phán đoán của ta như cái đồng hồ của ta, không cái nào giống cái nào và mỗi người đều tin vào cái của mình. 
A.Pope  




244.Thượng đế ban cho con người - những sinh linh bé nhỏ - một tâm trí để đối phó với thế sự và một tâm hồn dành cho người mình yêu. 
R.Browning 

245.Thượng đế ban cho chúng ta sự hy vọng và giấc ngủ để đền bù cho những nỗi lo lắng của cuộc đời. 
LA Rochefoucauld  

246.
Cái mất đáng tiếc là thời gian 
Cái mất đáng buồn là danh dự 
Cái mất đáng sợ là nghị lực 
Cái mất khó tìm lại được là lòng tin 
A.Hamillton




247.Chớ lo người ta không biết mình, chỉ lo  chỉ lo   mình không phân biệt được người ta mà thôi. 
Sách Luận Ngữ

248."Lưng khôn uốn, lộc nên từ" .
 Nguyễn Trãi 

249.Làm người ở đời nên giữ lấy ba điều: Một là nhân ái, hai là tiết kiệm, ba là không tranh hơn với ai. 
Lão Tử  


250.Người ta không sống hai lần nhưng có kẻ đến một lần cũng không biết cách sống. 
 P.Risket  

251.Thượng đế dìm người xuống nước sâu, nhưng không phải để làm cho họ chết đuối mà là để rửa sạch họ 
Colsston 

252.Hạnh phúc như nước hoa mà bạn không thể đem cho người khác khi không hưởng được vài giọt cho chính mình. 
Emerson



253.Việc thiện như những hạt mưa, làm nở hoa hạnh phúc trên mảnh đất tâm hồn.  
 Vô danh 

254.Người sống nhiều hơn không phải là người nhiều tuổi hơn, mà là người biết sử dụng cuộc sống của mình tốt hơn.    
J.J.Rousseau

255. Ai hiến dâng cuộc đời cho việc tốt là sống lâu hơn tuổi của mình. 

M.Marcyan




256.Tuổi trẻ thường ao ước : Tình yêu, tiền bạc và sức khoẻ. Một ngày kia họ sẽ ao ước ; sức khoẻ, tiền bạc và tình yêu! 
Paul Geradity 

257.Cuộc sống vốn không công bằng. Vì vậy bạn hãy biết thích nghi với nó. 
B.Gates   

258. Con người thường hư hỏng vì buồn chán. 

M. Gorki 


259.Tương lai thuộc về con tim nhiều hơn trí óc.  
Victor Hugo 

260.Bác ái là xét người một cách rộng lượng và xét mình một cách nghiêm khắc.  
Nicole

261.Hoa có dung mạo của người đẹp là hoa biết nói. Người đẹp có nhan sắc của hoa là người đẹp toả hương.
Vô danh



262. Sắc đẹp là sức mạnh, nụ cười là lưỡi gươm của nó.  
Khuyết danh 

263.Kẻ thù lớn nhất của nghệ thuật là thị hiếu.  
Duchamp 

264.Tin vui thì đi, tin buồn thì chạy.  
Ngạn ngữ Suédois  



265.Người quân tử chẳng vì lời nói khéo mà đề cử người, mà chẳng vì người không hay mà chê bai lời nói phải.
Khổng Tử

266. Trước trí tuệ vĩ đại tôi xin cúi đầu, trước tâm hồn vĩ đại tôi xin quỳ gối.  
 Goethe 

267.Nói thật thì ích cho người nghe mà thiệt cho người nói vì khiến người ta ghét. 

Blaise Pascal  



268. Khi lòng ta có nơi đón nhận thì nhà ta cũng sẽ có chỗ tiếp đón.                     
 Ngạn ngữ Đan Mạch  

269. Trong cuộc tranh luận, bao giờ cũng có ba cái lý: Lý của anh, lý của tôi và cái lý đúng. 
Vô danh

270. Suốt đời làm lành, lành cũng chưa đủ. Một ngày làm ác, ác đã có thừa. 

 Hà Viên 



271.Lòng tốt của con người là suối nguồn an ủi, làm mọi vật xung quanh bừng sáng rạng rỡ. 
W. Irvine 

272. Biết phải mà cho là sai đó là sai. Biết sai mà cho là sai đó là phải. 

Lão Tử 

273. Ái tình quý hơn sinh mạng. Danh dự quý hơn của cải. Nhưng quý hơn cả hai là lời hứa.  
 E. Speuser  



274. Anh hùng, đó là kẻ đã làm điều họ có thể làm được 
Romain Rolland 

275. Người ghen luôn tìm thấy nhiều điều hơn ý mình muốn tìm. 

 Molière 

276. Biết bao người đàn ông chỉ yêu một má lúm đồng tiền mà dại dột cưới nguyên cả một người đàn bà.  
  Leacock 



277. Danh dự như cây diêm quẹt, cháy một lần là hết.  
 Marcel Pagnol  

278. Có hai loại đàn bà: một loại muốn chữa những sai lầm của người đàn ông, còn loại kia muốn là một lỗi lầm. 
 H. Sheridan   

279.   Không có gì nguy hiểm bằng lời khuyên tốt đi kèm với gương xấu 
De Scudery  



280.Tha thứ là hình thức tế nhị nhất của sự trả thù.   
Tonlet  

281. Chớ nên lo người ta không biết mình, chỉ lo mình không biết phân biệt người ta mà thôi. 
Luận ngữ 

282. Cái nguy hiểm của thời đại chúng ta không phải là thấy máy móc suy nghĩ như con người mà là thấy con người suy nghĩ như một cái máy.
P. D 



283. Hy vọng là một liều thuốc không trị khỏi bệnh, nhưng nó khiến ta chịu đựng đau khổ được lâu hơn . 
 Fénélon 

284. Để thành công trên đường đời, 2 yếu tố cần thiết bạn phải học đó là phải biết phớt lờ cái gì và đặt niềm tin nơi đâu .
 Clément 

285. Nghệ thuật che lấp sự bất tài nhưng cũng đòi hỏi không ít tài năng
 Khuyết danh 


286. Con người trở nên cô đơn vì trong cuộc đời, thay vì xây những chiếc cầu người ta lại xây những bức tường . 
 Mensel   

287. Người ta có thể quên đi điều bạn nói, nhưng những gì bạn để lại trong lòng họ thì không bao giờ nhạt phai. 
 Ngạn ngữ cổ 

288. Phụ nữ là cái xấu cần thiết, một sự cám dỗ tự nhiên, một tai ương đáng ngưỡng mộ, một hiểm hoạ trong nhà, một mê hoặc chết người và là một cái ác được tô màu. 
St. John Chrysostum



289. Một khi anh đã làm nô lệ cho tình yêu và sắc đẹp thì anh không còn đủ sức để cảm hoá người đẹp nữa. - Shakespeare  
W. Shakespeare 

290. Sự hoàn chỉnh đạt được không phải ở chỗ có gì để thêm nữa, mà là ở chỗ không có gì để bớt nữa.  
Stendhal 

291.Khi tất cả những cái khác đã mất, tương lai vẫn còn .
 Vô danh  



292. Tình yêu của mẹ là nguồn năng lượng  cho phép một người bình thường làm được những việc phi thường .
Cổ ngữ Ấn 

293. Cuộc đời này là bọt nước, chỉ có hai điều là đá tảng: 
- Tử tế giúp đỡ người khác vượt qua cơn hoạn nạn 
- Can đảm trong cơn hoạn nạn của chính mình .
Khuyết danh

294. Ai đó coi tiền là tất cả 
Thì cũng làm tất cả vì tiền. 
 Ngạn ngữ Ả Rập



295. Hôn nhân là một trong những việc quan trọng nhất của đời người. Nhưng có lẽ là một trong những việc người ta ít cân đo nhất.  
  St. Vincent de Paul 

296. Cam đảm chân chính là một trong những đức tính  nâng đỡ sự cao cả của tâm hồn.  
  Vauvenargues  

297. Chúng ta luôn luôn có đủ thì giờ, nếu chúng ta sử dụng chúng hợp lý.   
W.Goethe 



298.Tiền xu luôn gây ra tiếng động… nhưng tiền giấy lại luôn im lặng. Vì thế khi giá trị của bạn tăng lên, hãy giữ cho mình luôn khiêm tốn và nói ít đi! 
    Châm ngôn

299. Càng nói ít, càng nghe được nhiều – Alexander Solzhenitsyn  

300. Khi người khác hỏi những điều mà bạn không muốn trả lời, xin hãy cười và nói “tại sao bạn lại muốn biết điều đó?” 
 Khuyết danh 




------------------------------------------------------------------------------------------- 

 Người có học biết mình ngu dốt. The learned man knows that he is ignorant. 

 Victor Hugo.




Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Bắt trẻ đồng xanh (The Catcher in the Rye) – Jerome David Salinger .


Bắt trẻ đồng xanh (The Catcher in the Rye) – Jerome David Salinger



Jerome David "JD" Salinger là một nhà văn Mỹ sớm đoạt giải thưởng văn chương trong những năm đầu đời. Ông đã mở đầu cho khuynh hướng tự thuật về một cuộc sống rất riêng tư và để lại ảnh hưởng rất lớn trong hơn một nửa thế kỷ. JD Salinger cũng đã xuất bản tác phẩm nguyên gốc cuối cùng của ông vào năm 1965 và  tham gia cuộc phỏng vấn cuối cùng của ông vào năm 1980 (Theo Wikipedia)
Sinh : 01 tháng 1 , 1919, thành phố New York, New York, Hoa Kỳ
Mất :  27 tháng 1 , 2010 ( 91 tuổi ), Cornish, New Hampshire, Hoa Kỳ
Các con : Matt Salinger , Margaret Salinger
Học vấn : Ursinus College .
Người phối ngẫu : Colleen O'Neill (1988-2010), Claire Douglas (1955-1967), Sylvia Welter (1945-1947)


Các tác phẩm chính :


1.The Young Folks
2.Go See Eddie
3.The Hang of It
4.The Heart of a Broken Story
5.The Long Debut of Lois Taggett
6.Personal Notes on an Infantryman
7.The Varioni Brothers
8.Both Parties Concerned
8.Soft Boiled Sergeant
10.Last Day of the Last Furlough
11.Once a Week Won't Kill You
12.A Boy in France
13.Elaine
14.This Sandwich Has No Mayonnaise
15.The Stranger
16.I'm Crazy
17.Slight Rebellion Off Madison
18.A Young Girl in 1941 with No Waist at All
19.The Inverted Forest
20.A Perfect Day for Bananafish
21.A Girl I Knew
22.Uncle Wiggily in Connecticut
23.Just Before the War with the Eskimos
24.Blue Melody
25.The Laughing Man
26.Down at the Dinghy
27.For Esmé - With Love and Squalor
28.The Catcher in the Rye
28.Pretty Mouth and Green My Eyes
30.De Daumier-Smith's Blue Period
31.Teddy
32.Franny
33.Raise High the Roof Beam, Carpenters
34.Zooey
35.Seymour: An Introduction
36.Hapworth 16, 1924

Xem thêm : http://salinger.org/



Khi đọc tựa truyện “Bắt trẻ đồng xanh”, nếu chưa được giới thiệu trước, hẳn dễ tưởng đây là sách thiếu nhi. Trong khi đây lại là tác phẩm từng gây tranh cãi lớn vì ngôn từ “phàm tục”, đề cập sự nổi loạn và tâm lý chán chường của lứa tuổi vị thành niên tại Hoa Kỳ thập niên 1950. Đây là cuốn sách đầu tay của nhà văn Hoa Kỳ Jerome David Salinger.

Câu chuyện được nhân vật chính – cậu trai trẻ 17 tuổi Holden Caulfield – kể lại qua ngôi thứ nhất. Đó là một thanh niên vừa bị đuổi học, vốn là người nhạy cảm và thông minh, nhưng lại không tìm được hứng thú trong cuộc sống và học tập. Đặc biệt Holden rất “dị ứng” với thói đạo đức giả có đầy rẫy trong cuộc sống xung quanh. Phía sau sự chán chường và những phản kháng, là một thanh niên giàu tình cảm, biết trân trọng những điều những giá trị “thật”.

Tôi không muốn tóm tắt nội dung cuốn sách này, và cũng mong rằng các bạn đừng đọc những tóm tắt nếu có. Bởi những sự việc được Holden kể lại, như việc bị đuổi học, đi thăm thầy giáo, đánh nhau, lang thang, tìm gái mại dâm,.. chỉ là những diễn biến để những tâm tư của cậu được bộc lộ, những trăn trở được giải bày qua ngôn ngữ giễu cợt chua cay. Những ký ức xen lẫn về người em trai đã chết, tình cảm dành cho cô em gái nhỏ cũng như cô bạn, là những điều không thể “tóm tắt” mà phải đọc hết từng câu từng chữ, để rồi thấu hiểu và cảm nhận.



Cuốn sách ra đời năm 1951 tại Hoa Kỳ, và đến nay đã xuất bản 65 triệu bản trên toàn thế giới. Tôi tin rằng đã có nhiều thế hệ thanh thiếu niên tại nhiều nơi khác nhau cảm thấy một phần của mình trong cuốn sách. Sự giả dối của người lớn, sự kệch cỡm của xã hội, tâm lý nổi loạn của tuổi mới lớn… dù biểu hiện khác nhau vẫn luôn chứa đựng những trải nghiệm mà ai cũng từng gặp. Không nêu ra những thứ giáo điều, nhưng chính câu chuyện của Holden lại là bài học quý giá mà cả người lớn lẫn những người đang trưởng thành có thể thấm thía. Mặc dù tác phẩm từng được đưa vào giảng dạy ở trung học tại Hoa Kỳ nhưng cá nhân tôi cho rằng bạn trẻ Việt Nam chỉ nên đọc cuốn này sau 18 tuổi.

Ghi chú: tôi đọc bản dịch của Phùng Khánh và Phùng Thăng được Nhã Nam tái bản 2008.

Bản tiếng Việt tham khảo dưới đây do Đức Dương và Bùi Mỹ Hạnh dịch (NXB Phụ nữ):
http://www.ConMotSach.com/books/bat_tre_dong_xanh.prc

Tham khảo bản tiếng Anh:
  http://www.ConMotSach.com/books/catcher_in_the_rye.pdf

Nguồn :  http://www.conmotsach.com/blog/bat-tre-dong-xanh-the-catcher-in-the-rye-jerome-david-salinger/



Đọc trực tuyến



Bắt Trẻ Đồng Xanh​
Tác Giả: J.D. Sainger​

Giới thiệu:​
Nếu có ai đó hỏi, liệu một quyển sách có khả năng làm thay đổi đời người không, tôi sẽ trả lời rằng tôi hiếm khi nghi ngờ điều đó. Một quyển sách, đến vào đúng thời điểm, có thể làm cho cuộc sống của ta rẽ sang hướng khác.
Đấy không phải là điều bạn được tuyên truyền hay dạy bảo, mà chính bạn sẽ rút ra được kết luận này, khi bắt gặp quyển sách của đời mình.
Tôi nhớ một buổi chiều ở Era, quán café sách quen thuộc tôi hay ghé lại mỗi khi rảnh rỗi. Khi đang chăm chú chọn sách trên chiếc giá sách nhỏ hai ngăn sát tường, có một người khách nữa trong quán cũng đến kệ sách. Đó là một người lạ, nhưng chúng tôi vẫn gật đầu chào nhau, có lẽ vì những ai cùng chung sở thích sẽ cảm thấy dễ gần hơn.
Và trong lúc cả hai đang chọn sách, anh quay sang tôi bắt chuyện, chủ yếu vẫn là hỏi về những thể loại sách tôi thích đọc. Rồi người lạ hỏi tôi, em đọc Bắt Trẻ Đồng Xanh chưa. Nhận được một cái lắc đầu thay câu trả lời, anh rút trong giá sách ra một quyển rất cũ, đưa cho tôi kèm lời giới thiệu “em đọc thử đi, sẽ không thấy tiếc thời gian đâu”.
Tôi nhớ mình đã ngồi lại đọc cho đến hết quyển sách được giới thiệu ấy. Cho đến bây giờ, tôi vẫn không tiếc khoảng thời gian đã bỏ ra cho bất kỳ quyển sách nào, không hẳn chỉ vì tôi thích đọc, mà có lẽ vì một quyển sách dù rất tệ cũng sẽ mang lại cho bạn vài điều gì đó đáng nói. Và nếu một lúc nào đó bạn được đắm chìm trong những trang viết tuyệt vời, thì đó hẳn là những khoảnh khắc đáng quý.
Nhưng sẽ hay hơn nhiều, nếu khi buông quyển sách xuống, và thoát ra khỏi thế giới của nó mà ảnh hưởng của những gì bạn đọc được vẫn còn đó, đi theo bạn, trở thành một phần của bạn. Bắt Trẻ Đồng Xanh, đối với tôi – là một quyển sách như thế.
Tôi tìm thấy sự đồng cảm với nhân vật chính – Holden Caulfield, chàng trai 17 tuổi bị đuổi khỏi trường dự bị Pencey vì những lý do như đã thi trượt bốn trong tổng số năm môn, hay không chịu học hành, nhưng lý do lớn nhất là cậu đã chán đến tận cổ một nền giáo dục giáo điều, rỗng tuếch; cũng như những con người đạo đức giả và bộ tịch đầy rẫy trong môi trường học tập của cậu.
Tôi dõi theo bước chân của Holden - một cậu trẻ thông minh và nhạy cảm - chỉ vừa bước một chân qua ngưỡng cửa của sự trưởng thành, còn nhiều băn khoăn, nghi ngờ, đôi lúc chán nản cùng cực. Cho dù là ở New York xa xôi, hay ngay tại đây, chung quanh chúng ta và có thể ngay chính bản thân chúng ta nữa, chúng ta luôn tìm thấy những nỗi băn khoăn, những hoài nghi, và sự phản kháng thậm chí nổi loạn của giới trẻ.
Có thể chính vì thế mà qua nhiều năm, Bắt Trẻ Đồng Xanh luôn tìm được những cảm xúc đồng điệu trong lòng người đọc, và luôn có ảnh hưởng đến những lớp độc giả trẻ tuổi. Ở đó, người ta bắt gặp hình ảnh của mình, hoặc là một phần của chính mình.
Ngay từ lần xuất bản đầu tiên tại Hoa Kỳ năm 1951, Bắt Trẻ Đồng Xanh (nguyên tác: The Catcher in the Rye) đã trở thành một hiện tượng. Bị chỉ trích như một quyển sách tồi tệ vì dùng ngôn ngữ thô tục và đề cập đến tôn giáo, xã hội và giáo dục một cách “không chính thống”, nhưng đồng thời Bắt Trẻ Đồng Xanh cũng là quyển sách được đưa vào chương trình giáo dục trung học của Hoa Kỳ.
Hình tượng nhân vật chính – Holden Caulfield, trở thành một hình ảnh biểu trưng cho một thế hệ thanh niên lạc lõng, chán chường và nổi loạn, không chỉ có giá trị phản ánh một phần lịch sử đương thời, mà nó luôn tươi mới và gắn liền với cuộc sống, với những người trẻ ở bất kỳ một thời điểm nào. Cho đến nay, với hơn 65 triệu ấn bản được bán ra trên toàn thế giới, cũng như việc quyển này được tạp chí Time đưa vào danh sách 100 tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất từ 1923 đến nay cũng đã phần nào cho thấy sức sống và sức lan tỏa của tác phẩm.
Tại Việt Nam, người đọc làm quen với ấn phẩm tiếng Việt qua bản dịch của Phùng Khánh (Nhà sách Thanh Hiên – 1965) và một bản nữa của Đức Dương và Bùi Mỹ Hạnh (NXB Phụ Nữ, 1992 và tái bản bởi NXB Văn Học, 2005).
Trong bài phê bình “Những giá trị đạo đức trong Bắt trẻ đồng xanh” của Edwards June (Mai Sơn dịch), ông cho rằng “Trái với những lời kết tội, Bắt Trẻ Đồng Xanh đích thực là một cuốn sách đạo đức. Dù bạn lấy những lời dạy của Jesus, văn kiện của chế độ dân chủ, lý thuyết của Kohlberg, hay bất cứ một nguồn luận cứ nào khác để làm nguồn sáng đạo đức soi rọi, thì Holden vẫn nổi lên như là một con người bối rối mà đức hạnh.”
Tất nhiên, Bắt Trẻ Đồng Xanh không chỉ có thế, vì nếu đấy chỉ là một cuốn sách đạo đức thì bạn đã có hàng ngàn cuốn khác như thế, hàng ngàn cuốn rao giảng đạo đức đơn thuần. Bắt Trẻ Đồng Xanh, trong cách nhìn nhận của tôi, là một quyển sách làm nên sự khác biệt.
Với tôi, trước nhất khía cạnh giữ chân tôi là cách kể chuyện tự nhiên và cuốn hút của tác giả, cũng như việc nắm bắt tâm lý giới trẻ rất tốt, để tôi cảm thấy như thể Salinger viết cho chính mình, cho những người cùng thời, mà còn cho cả tôi, hoặc viết về một ai đó có nhiều điểm giống tôi.
Theo chân Holden Caulfield trở về nhà ở New York sau khi bị đuổi học, tôi không chỉ trải qua một chặng đường với nhiều điểm lý thú nho nhỏ, mà đến khi đọc xong, tôi biết rằng chàng trai ấy không chỉ để lại cho tôi một ấn tượng đẹp, mà còn gieo vào lòng tôi một mong muốn mãnh liệt: mong muốn được tìm thấy bản thân, và được sống với những giá trị đích thực của chính mình.
Trong một xã hội mà những giá trị ảo và thói đạo đức giả lên ngôi, Holden đã cố tách mình khỏi nó. Người ta cần sự tỉnh táo để nhận ra những điều xấu xa, dối trá; cần lòng ngay thẳng để biết ghê tởm và xa lánh chúng; nhưng cũng cần cả sự trong sáng trong tâm hồn để biết nhìn ra những điểm tốt đẹp giữa nơi xô bồ chứ không đánh đồng mọi việc.
Holden chính là một người có những phẩm chất đó. Cậu chán ngấy những màn kịch tôn giáo màu mè và nghĩ “nếu Jesus mà thấy được những bộ trang phục màu mè ấy, chắc ngài sẽ nôn mửa ra mất”, nhưng lại quý mến và quyên tiền cho hai nữ tu đang trên đường xuống miền Nam Chicago dạy học.
Caulfield chán nản những trường lớp rao giảng giáo điều, nhưng trước khi về nhà sau khi bị đuổi học cậu còn ghé thăm ông giáo già dạy Sử, người tuy đã đánh trượt cậu nhưng cậu vẫn quý ông ta vì lòng nhiệt tâm với nghề, thậm chí còn ghi thêm vài dòng vào bài thi để ông không cảm thấy áy náy khi đánh trượt mình.
Cũng vậy, tuy ghê tởm những đứa bạn bẩn thỉu, nhưng Caulfield sẵn sàng trò chuyện hay đi xem phim với chúng, vì chúng chẳng có đứa bạn nào. Tôi cảm động vì Caulfield, ngay cả khi có hành động nổi loạn vẫn không hề chống lại những nền tảng gia đình, vẫn tôn kính cha mẹ và yêu thương anh em, đặc biệt là cô em gái Phoebe.
Với tôi, đoạn trò chuyện giữa hai anh em khi Caulfield lẻn vào nhà, cũng như đoạn kết khi cậu quyết định ở lại vì em gái và dẫn em đi chơi công viên là một trong những trang viết đẹp nhất mà tôi từng đọc về tình cảm gia đình. Nó trong sáng, cảm động dù quả thực rất trẻ con, và nó làm bạn bất giác mỉm cười.
Với tôi, Bắt Trẻ Đồng Xanh chưa bao giờ là một quyển sách của sự phản kháng và chán chường đơn thuần. Tôi tìm thấy ở đó niềm vui sống, của nhân vật và của cả độc giả. Những niềm vui giản dị, nhỏ bé và rất dễ bắt gặp khắp mọi nơi. Mội bài thơ của đứa em đề tặng trên găng tay, một giọng hát trẻ con trong trẻo, hay những mơ ước có phần viển vông….
Như “nghề mơ ước” của Holden Caulfield vậy: hãy hình dung một cánh đồng lúa mạch xanh bát ngát ở đâu đó trên trái đất này, chỉ có bầy trẻ con chơi với nhau. Cậu sẽ đứng trên một mỏm đá bên rìa vực thẳm, ngắm lũ trẻ chơi đùa, canh chừng cho chúng. Khi chúng băng qua cánh đồng xanh, đến gần mỏm đá, chàng Holden nhà ta sẽ tóm lấy chúng để chúng khỏi rơi xuống. Chỉ thế thôi.
Đọc đến đấy, tôi bật cười. “Anh biết, Phoebe ạ, đó là mơ tưởng điên khùng, ngu xuẩn, nhưng thực sự anh muốn thế”.Không chỉ Holden, có lẽ còn nhiều người mơ như thế, hoặc tương tự thế. Và không có giấc mơ nào là ngu xuẩn, nhất là việc giữ lại niềm vui ngây thơ của con trẻ, cũng như chia sẻ niềm vui ấy với chúng. Có lẽ bất kỳ xã hội nào cũng cần những con người muốn làm công việc “bắt trẻ đồng xanh” ấy.
Trong một quyển tiểu thuyết tôi đọc, có 1 nhân vật nói về cha mình như sau “Ông cụ rất tốt, nhưng ông là một chai Coca. Có hàng triệu chai Coca trên thế giới này, và chúng giống hệt nhau. Tôi không muốn mình cũng là một trong số đó”.
Khi những nỗ lực đồng hóa mọi người, những khuôn thước, chuẩn mực đuợc đưa ra để triệt tiêu cái Tôi khác biệt, Bắt Trẻ Đồng Xanh là một tiếng nói phản tỉnh. Quyển sách đánh thức cái mong muốn được sống đúng với thực chất con người mình trong tôi.
Mỗi người là một vũ trụ nhỏ bao gồm cả những điểm đẹp đẽ và xấu xa nhưng rất riêng biệt, chính vì thế nó làm cho cuộc đời rộng lớn kia thêm phong phú. Tôi đã biết cách trân trọng những điểm khác biệt ở người khác, ngay cả khi họ có quan điểm trái ngược với mình.
Tôi nuôi dưỡng những giấc mơ, và luôn nỗ lực để có thể biến nó thành hiện thực (tất nhiên không phải là một giấc mơ bắt được vài đứa trẻ băng qua cánh đồng). Và tôi tin ở những gì mình cảm nhận được. Chẳng phải niềm tin là một điều đẹp đẽ sao, và cứ hãy tin những điều bạn muốn, thay vì tin những gì người ta muốn bạn phải tin, hoặc cố nhồi vào đầu bạn.
Cho dù đi ngược lại, hoặc không hoàn toàn trùng khớp với những “giá trị chung” như Kinh thánh, hay sách vở thì với tôi Bắt Trẻ Đồng Xanh vẫn là một quyển sách đẹp đẽ, vì nó giúp người ta nhận ra Con Người, hiểu với ý nghĩa đơn lẻ nhất – đáng được trân trọng như thế nào.
Khi Holden bị đuổi học, đúng ra là lần thứ tư bị đuổi, cô em gái luôn lập lại “bố sẽ giết anh mất thôi”. Cậu cũng hình dung ra chuyện gì chờ đợi mình, nhưng tôi chắc Holden sẽ không đời nào chọn con đường dẹp bỏ cảm xúc, tảng lờ chính tiếng nói của tâm hồn mình để trờ thành một ai đó như mong muốn của gia đình, hay có một vị trí trong xã hội.
Khi Holden nói với em Phoebe “anh sẽ lên phía Bắc chăn ngựa…” dù cậu chưa từng cưỡi ngựa, tôi tin rằng nếu có cơ hội Holden vẫn sẽ làm mọi cách để tìm đến cánh đồng xanh của mình. Tôi cũng thế, và ngã rẽ của cuộc đời tôi được đánh dấu vào ngày tôi rời trường đại học để làm những gì mình thực sự muốn. Trong quyết định ấy của tôi có phần ảnh hưởng không nhỏ từ Bắt Trẻ Đồng Xanh.
Cuộc sống thật đáng quý và có lẽ rất ngắn ngủi, vì thế ta có lẽ nên dành thời gian để làm những việc mình muốn, thay vì sống theo ý muốn của một ai đó khác hoặc sống cho qua tháng ngày.
Nhìn lại, cho đến giờ có thể tôi chưa đạt được thành công gì đáng kể, và sau này tôi cũng chẳng mong mình thành ông thánh bà tướng gì cả. Tôi chỉ đơn giản thấy hạnh phúc và mãn nguyện.
Nếu bạn muốn tặng ai đó một món quà, tôi xin đưa ra một đề nghị nho nhỏ: bạn hãy tặng họ 1 quyển sách. Có thể nó không tạo ra một bước ngoặt, không thay đổi cuộc đời họ, mà chỉ đơn giản là làm họ thêm yêu đời là đã đủ rồi. Sẽ chẳng bao giờ là quá muộn để bắt đầu Sống thực sự, và đôi khi quá trình ấy được khởi đầu, hoặc thúc đẩy nhờ vào một quyển sách đến đúng thời điểm.
Khi tôi đọc Bắt Trẻ Đồng Xanh, đó là 1 quyển sách cũ rách bìa xuất bản từ trước năm 75, và thuộc dạng sách hiếm, khó tìm, ngay cả khi tìm trong các nhà sách cũ. Tôi đã mượn chủ quán về để bọc lại bìa, và hi vọng có nhiều bạn sẽ tiếp tục đọc nó, cũng như copy ra nhiều bản để tặng bạn bè mình.
Đến cuối tháng 04.2008, tôi lại thấy bản Bắt Trẻ Đồng Xanh ngoài nhà sách, vẫn là bản dịch cũ của dịch giả Phùng Khánh, có chỉnh sửa và biên tập lại. Quả thực, đó là một niềm vui đối với tôi.
Tự quyển sách làm nên giá trị của nó, nhưng phải kể đến phần đóng góp không nhỏ của dịch giả Phùng Khánh trong việc mang lại một bản dịch tiếng Việt điêu luyện, nhuần nhị và tinh tế mà vẫn giữ được tinh thần của nguyên tác.
Khi việc tìm kiếm quyển sách không quá khó khăn như trước nữa, sao bạn không thử tìm đọc nó? Tôi nghĩ bạn sẽ không tiếc thời gian đã bỏ ra, nhất là sau khi đọc xong quyển tiểu thuyết đẹp đẽ ấy.

Crimson Mai

Download:
Dropbox: [EPUB] [PRC]
 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Người có học biết mình ngu dốt. The learned man knows that he is ignorant.

 Victor Hugo.


Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

10 tác phẩm văn học nổi tiếng .


10 tác phẩm văn học nổi tiếng .

Theo Raleigh News and Observer 

1.  Anna Karenina (Leo Tolstoy)


2.  Bà Bovary (Gustave Flaubert)




3.  Chiến tranh và Hòa bình (Leo Tolstoy)



4.  Lolita (Vladimir Nabokov)





5.  Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn (Mark Twain)




6.  Hamlet (Shakespeare)




7.  Đại gia Gasby (F.Scott Fitzgerald)




8. Đi tìm thời gian đã mất (Marcel Proust)






9. Truyện ngắn Chekhov (Anton Chekhov)




10. Middlemarch (Geogre Eliot)







 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Người có học biết mình ngu dốt. The learned man knows that he is ignorant.

 Victor Hugo.

Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

Tâm hồn kỳ diệu .


Tâm hồn kỳ diệu .

























 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Người có học biết mình ngu dốt. The learned man knows that he is ignorant.

 Victor Hugo.



Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

BẢN GIAO HƯỞNG SÔ 5 - Định mệnh - LUDWIG VAN BEETHOVEN

BẢN GIAO HƯỞNG SÔ 5 - Định mệnh - LUDWIG VAN BEETHOVEN









Portrait of Ludwig van Beethoven by Josef Karl Stieler

Bản Giao hưởng Số 5 cung Đô thứ Op. 67 "Định mệnh" được Beethoven sáng tác vào giai đoạn 1804-1808. Đây là một trong những bản giao hưởng âm nhạc cổ điển nổi tiếng nhất và phổ biến nhất, và thường được trình diễn tại các buổi hòa tấu. Bản giao hưởng gồm bốn chương (movement): chương mở đầu sonata, andante, chương scherzo tiết tấu nhanh dẫn đến chương cuối attacca. Nó được trình diễn lần đầu tiên tại nhà hát opera Theater an der Wien ở Viên năm 1808, ngay sau đấy bản giao hưởng đã trở lên nổi tiếng. E.T.A. Hoffmann miêu tả nó là "một trong những tác phẩm lớn của thời đại".












Tác phẩm mở đầu băng mô típ bốn nốt "ngăn-ngắn-ngắn-dài" lặp lại hai lần.
{\clef treble \key c \minor \time 2/4 {r8 g'8 [ g'8 g'8 ] | ees'2\fermata | r8 f'8 [ f'8 f'8 ] | d'2 (| d'2\fermata) | } }
( Trích :  Beet5mov1bars1to5.ogg )

Bản Giao hưởng và mô típ bốn nốt nhạc mở đầu này trở nên nổi tiếng trên thế giới và thường xuyên được sử dụng trong văn hoá đại chúng từ nhạc disco cho đến rock and roll và xuất hiện cả trong điện ảnh và truyền hình.

Lịch sử

Quá trình sáng tác

Bản giao hưởng Số 5 có một quá trình thai nghén lâu dài. Những phác thảo đầu tiên cho nó được Beethoven bắt tay vào thực hiện vào năm 1804 ngay sau khi ông hoàn thành Bản Giao hưởng số 3. Tuy nhiên, quá trình sáng tác tác phẩm này bị gián đoạn bởi việc chuẩn bị cho những tác phẩm khác như vở opera Fidelio, bản piano sonata Appassionata, ba bản Razumovsky cho tứ tấu bộ dây, Concerto cho Violin, bản Giao hưởng số 4 và Mass cung Đô trưởng. Mãi cho đến năm 1807 Beethoven mới có thể quay lại với việc sáng tác bản giao hưởng số 5 và hoàn thành vào năm 1808. Nó được thực hiện song song với bản giao hưởng số 6 và cả hai bản giao hưởng này được công diễn vào cùng một ngày.


Beethoven hoàn thành bản Giao hưởng Số 5 ở giữa những năm ba mươi tuổi khi cuộc sống của ông gặp nhiều rắc rối bởi căn bệnh điếc ngày càng trầm trọng. Bối cảnh lịch sử thế giới khi đó được đánh dấu bởi những cuộc chiến của Napoléon, bạo loạn chính trị ở Áo, và sự chiếm đóng kinh đô Viên của binh đoàn Napoléon vào năm 1805.






Ra mắt

nhà hát Theater an der Wien 


Bản Giao hưởng Số 5 được biểu diễn ra mắt vào ngày 22 tháng 12 năm 1808 trong một buổi hoà nhạc đồ sộ tại nhà hát Theater an der Wien do đích thân Beethoven chỉ huy. Buổi biểu diễn kéo dào hơn bốn giờ đồng hồ. Hai bản Giao hưởng được trình diễn theo thứ tự đảo ngược, bản số 6 trước rồi mới đến bản Số 5.







Chương trình của buổi biểu diễn như sau:
Giao hưởng số 6
Aria: "Ah, perfido", Op. 65
The Gloria các chương của Mass cung Đô trưởng
Concerto số 4 cho Piano (chơi bởi Beethoven)
(Giải lao)
Giao hưởng số 5
The Sanctus and Benedictus các chương của Mass cung Đô trưởng
Độc tấu ngẫu hứng của Beethoven
Đồng ca fantasia

Theater an der Wien như nó xuất hiện trong đầu thế kỷ 19
Beethoven dành tặng bản Giao hưởng Số 5 của ông cho hai người bảo trợ, Vương công Franz Joseph von Lobkowitz và Bá tước Razumovsky. Dòng đề tặng xuất hiện trên bản in nhạc phổ lần đầu tiên vào tháng 4 năm 1809.


Tiếp nhận và ảnh hưởng


Buổi biểu diễn ra mắt tác phẩm nhận được rất ít phản hồi do diễn ra trong điều kiện khó khăn. Trước đó, dàn nhạc giao hưởng chưa có thời gian luyện tập – chỉ tập được một buổi duy nhất – và khi một nhạc công mắc lỗi trong lúc biểu diễn Đồng ca Fantasia, Beethoven đã phải cho ngừng toàn bộ dàn nhạc và biểu diễn lại từ đầu. Khán phòng hôm đó cực kỳ lạnh và khán giả đã kiệt sức vì buổi biểu diễn quá dài. Tuy nhiên, một năm rưỡi sau đó, nhạc phổ của bản nhạc được xuất bản do tác động của một bài phê bình ca ngợi cuồng nhiệt do một tác giả ẩn danh viết (mà thực chất chính là E.T.A. Hoffmann) đăng trên tờ san Allgemeine musikalische Zeitung. Ông đã mô tả bản nhạc với những hình ảnh đầy kịch tính:
Ánh sánh rực rỡ chiếu xuyên qua màn đêm thăm thẳm, và lúc ấy ta mới nhận ra bóng tối khổng lồ đang lắc lư tới lui đã bao trùm lên ta, huỷ diệt mọi thứ bên trong ta chỉ trừ nỗi đau của niềm khắc khoải vô tận – cái khắc khoải mà trong đó mọi sự khoái lạc ngân lên trong cung bậc hân hoan đều bị dìm xuống và chết lịm, và chỉ qua nỗi đau ấy – cái thống trị nhưng không huỷ diệt tình yêu, hy vọng và niềm vui – ngực ta như muốn nổ tung bởi hơi thở dồn dập trong những hoà âm tràn ngập âm thanh của niềm đam mê, chúng ta bám lấy cuộc sống và trở thành người nắm giữ linh hồn.
Hoffman dành phần lớn nhất trong bài ngợi ca nồng nhiệt này để phân tích chi tiết bản giao hưởng, nhằm cho độc giả thấy được cách thức Beethoven sử dụng để nhấn mạnh những hiệu ứng đặc biệt đối với thính giả. Trong một bài luận mang tên "Nhạc không lời của Beethoven", kết hợp bài phê bình này cùng một bài viết khác vào năm 1813 về tác phẩm tam tấu đàn dây Op. 70, xuất bản trong ba số vào tháng 12 năm 1813, E.T.A. Hoffman ngợi ca thêm "bản giao hưởng cung Đô thứ kỳ diệu, sâu sắc không bút nào tả xiết."
Bản giao hưởng tuyệt diệu này, trong một cao trào cứ lên cao mãi, cao mãi, đã đưa đẩy thính giả rơi vào thế giới tâm linh của sự vô tận mới thật mãnh liệt!… Không nghi ngờ rằng toàn bộ làn sóng nhu động giống như một khúc Rhasody cuồng tưởng đã tinh tế đã đi qua bao người, nhưng tâm hồn của mỗi một thính giả am tường chắc chắn đã bị khuấy động một sâu sắc và mật thiết bởi cảm giác rằng không có một địa hạt tâm linh nào khác nơi nỗi buồn và niềm vui lại có thể ôm ấp lấy anh ta bằng những âm thanh…
Bản giao hưởng sớm đạt được vị trí như một tác phẩm trung tâm trong sự nghiệp của Beethoven. Như một biểu tượng của nhạc cổ điển, nó được chơi mở màn cho những buổi hoà nhạc của Dàn nhạc Giao hưởng New York vào ngày 7 tháng 12 năm 1842, và Dàn nhạc Giao Hưởng Quốc gia Mỹ ngày 2 tháng 11 năm 1931. Những yếu tố sáng tạo đột phá cả về kỹ thuật lẫn khả năng tác động tới cảm xúc của nó đã có sức ảnh hưởng sâu rộng tới các nhà soạn nhạc và giới phê bình âm nhạc, và là nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm sau này của Brahms, Tchaikovsky (tiêu biểu là trong bản Giao hưởng số 4 của ông),  Bruckner, Mahler, và Hector Berlioz. Giao hưởng số 5 cùng với bản Giao hưởng số 3 (Anh hùng ca) và Giao hưởng số 9 (Thánh ca) trở thành những bản giao hưởng có tính cách mạng nhất của Beethoven.


Nhạc cụ

Bản Giao hưởng Số 5 được chơi bởi các nhạc cụ: piccolo (chỉ xuất hiện trong chương 4), 2 sáo, 2 oboe, 2 clarinet cung Si giáng và Đô, 2 bassoon, contrabassoon (chỉ xuất hiện trong chương 4), 2 kèn cor cung Mi giáng và Đô, 2 trumpet, 3 trombon (alto, tenor, và bass, chỉ xuất hiện trong chương 4), trống timpani (gam Son-Đô) và bộ vỹ.




Kết cấu

Một buổi biểu diễn kiểu mẫu thường kéo dài 30 phút. Tác phẩm chia làm bốn chương:

Chương 1: Allegro con brio

Chương đầu mở màn với mô típ 4 nốt đã đề cập ở trên, một trong những mô tip nổi tiếng nhất của âm nhạc phương Tây. Có khá nhiều tranh cãi giữa các nhạc trưởng về nhịp điệu để chơi bốn nốt mở màn này. Một số nhạc trưởng tuân thủ chặt chẽ theo nhịp allegro (nhịp nhanh khoảng 120-168 nhịp trên phút); một số khác nhằm nhấn mạnh sự nặng nề của tiếng gõ cửa định mệnh lại chơi bốn nốt mở đầu với nhịp điệu rất chậm và trang nghiêm; một số khác thì chơi theo nhịp molto ritardando (chơi mỗi nhịp bốn nốt chậm dần), cho rằng dấu lặng trên nốt thứ tư đóng vai trò cân bằng. Một số nhà phê bình nhấn mạnh điều quan trọng là phải thể hiện được tinh thần của nhịp hai-một và cho rằng nhịp một-hai-ba-bốn thường bị chơi sai.
( Nghe chương 1 :  Ludwig_van_Beethoven_-_symphony_no._5_in_c_minor,_op._67_-_i._allegro_con_brio.ogg )

Chương đầu được viết theo hình thức sonata truyền thống mà Beethoven thừa hưởng từ những nhà soạn nhạc cổ điển tiền bối Haydn và Mozart (trong đó ý tưởng chính được thể hiện ngay từ những trang đầu tiên và được tiếp tục đưa đẩy và phát triển lên qua rất nhiều nốt nhạc, với sự lặp lại kịch tính của đoạn mở đầu – dấu tóm tắt – ở quãng ba phần tư của toàn bộ chương). Nó bắt đầu với hai đoạn kịch tính cực mạnh, một mô tip nổi tiếng nhằm thu hút sự chú ý của thính giả. Tiếp theo bốn nhịp đầu Beethoven sử dụng biện pháp lặp và tiếp nối để phát triển chủ đề. Bốn nốt lặp lại ngắn gọn như xô đầy lên nhau với nhịp độ đều đặn tạo lên một giai điệu đơn nhất liên tục trôi chảy. Ngay sau đó, một đoạn nối được chơi bằng kèn cor với âm hưởng nhanh mạnh thế chỗ trước khi chủ đề thứ hai được giới thiệu. Chủ đề thứ hai này được chơi ở cung Mi giáng, giọng trưởng tương đương, và nó trữ tình hơn, được viết cho piano và với bốn nốt mô típ được chơi phụ hoạ bởi bộ vỹ. Phần tái hiện một lần nữa lại dựa trên bốn nốt mô típ. Sự phát triển của phân đoạn tiếp tục sử dụng biện pháp chuyển giọng, tiếp nối và lặp lại và đoạn nối. Trong đoạn lặp lại này, có một phần độc tấu ngắn dành cho oboe theo phong cách gần như ngẫu hứng, và toàn bộ chương đầu kết thúc với coda (đoạn kết của một chương nhạc) mãnh liệt.

Chương hai: Adante con moto

Chương hai chơi ở cung La trưởng mang đậm tính trữ tình với hình thức chủ đề kép biến tấu, tức là hai chủ đề cùng xuất hiện và biến đổi luân phiên nhau. Tiếp theo những đoạn biến tấu là một phần coda dài.
Chương này mở đầu với sự lên tiếng của chủ đề thứ nhất, một giai điều được đồng tấu bằng viola và cello với double bass phụ hoạ. Chủ đề thứ hai ngay lập tức theo sau bằng hoà âm tạo ra bởi clarinet, basson, violin, với giải âm ba nốt cho viola và bass. Ở đoạn biến tấu tiếp theo chủ để thứ nhất lại xuất hiện và tiếp nối nó là chủ để thứ ba, 32 nốt chơi bằng viola và cello với một đoạn đối chọi chơi bởi sáo, oboe và basson. Tiếp theo một khúc chuyển tiếp toàn bộ dàn nhạc cùng hoà tấu với nhịp điệu cực mạnh, dẫn tới một đoạn cao trào mạnh dần, và đoạn coda để kết thúc chương.
( Nghe chương 2 : Ludwig_van_Beethoven_-_symphony_no._5_in_c_minor,_op._67_-_ii._andante_con_moto.ogg )


Chương ba: Scherzo. Allegro

Chương ba có cấu trúc ba lớp, bao gồm scherzo và trio được viết theo khuôn mẫu của chương ba trong nhạc giao hưởng thời kỳ Cổ điển, trong đó đoạn scherzo chính được chơi liên hoàn, rồi đến một phần trio đối lập, và đoạn scherzo sẽ lặp lại, và đến coda kết thúc. Tuy nhiên trong khi nhạc giao hưởng thời kỳ Cổ điển thông thường sử dụng minuet và trio cho chương ba thì Beethoven lại có sự cách tân bằng cách sử dụng cấu trúc scherzo và trio.
Chương ba này lại quay lại chơi ở cung Đô thứ ở đoạn mở đầu và bắt đầu với chủ đề được chơi bằng cello và double bass
\relative c{ \clef bass \key c \minor \time 3/4 \partial 4 g\pp \mark "Allegro" c ees g c2 ees4 d2 fis,4 g2.}
( Trích :  Beet5mov3bars1to4.ogg )

Chủ đề mở màn được đáp lại bằng một chủ để tương phản chơi bằng nhạc cụ bộ hơi, và đoạn này được lặp lại. Sau đó kèn cor lên tiếng mạnh mẽ để tuyên bố chủ để chính của chương và phần nhạc phát triển từ đây.
Phần trio chơi ở cung Đô trưởng và được viết theo lối đối âm. Khi đoạn scherzo trở lại lần cuối cùng, nó được chơi bằng bộ dây hết sức nhẹ nhàng với kỹ thuật pizzicato.
"Phần scherzo tạo sự đối lập tương tự như những giai điệu chậm trong đó chúng phát triển từ những đặc điểm cực kỳ khác biệt giữa scherzo và trio… Scherzo đối lập hình ảnh này với mô tip (3+1) nổi tiếng của chương đầu, cái có tính quyết định xuyên suốt toàn bộ chương."
( Nghe chương 3 : Ludwig_van_Beethoven_-_symphony_no._5_in_c_minor,_op._67_-_iii._allegro.ogg )


Chương 4: Allegro


Âm điệu hân hoan và hồ hởi của chương kết ngay lập tức theo sau scherzo mà không hề bị ngắt quãng. Nó được viết theo hính thức sonata biến thể khác lạ: ở phần cuối của đoạn phát triển chủ đề, các nhạc cụ tạm ngưng ở phách át, chơi cực mạnh, và âm nhạc được tiếp tục chơi sau đoạn ngừng với điệp khúc nhẹ nhàng của "chủ đề kèn cor" trong điệu scherzo. Phần tóm tắt sau đó được giới thiệu bằng nhịp điệu mạnh dần phát ra từ những nhịp cuối cùng của phần scherzo thêm vào, giống hệt nhạc của phần mở đầu chương. Đưa phần tạm ngưng vào chương cuối với chất liệu từ ‘vũ điệu’ thứ ba này lần đầu tiên được Haydn sử dụng trong tác phẩm Giao hưởng số 46 cung Si của ông vào năm 1772. Không ai biết liệu có phải Beethoven học tập từ tác phần này hay không.
Chương cuối Bản giao hưởng Số 5 kết thúc bằng một coda rất dài, trong đó những chủ đề chính của chương được chơi theo hình thức cô đọng về nhịp điệu. Càng tới cuối nhịp điệu chuyển dần về presto (rất nhanh). Bản giao hưởng kết thúc bằng 29 nhịp ở hợp âm Đô trưởng, chơi cực mạnh. Charles Rosen trong The Classical Style cho rằng kết thúc này thể hiện cảm nhận Beethoven về tính tương quan trong nhạc thời kỳ Cổ điển: đoạn "kết dài đến khó tin" hoàn toàn ở cung đô trưởng là cần thiết "để kết lại sự căng thẳng tột độ của tác phầm đồ sộ này."
( Nghe chương 4 : Ludwig_van_Beethoven_-_symphony_no._5_in_c_minor,_op._67_-_iv._allegro.ogg )


Ảnh hưởng

Nhà nghiên cứu âm nhạc thế kỷ 19, Gustav Nottebohm lần đầu tiên chỉ ra rằng chủ đề trong chương ba của tác phầm này có chung chuỗi các quãng như phần mở đầu của chương cuối của bản Giao hưởng số 40 cung Son thứ K.550 của Mozart. Đây là phần mở đầu của Mozart:
MozartSymph40Mvt4Opening.png
( Trích : Mozart40bars1to3.ogg  )

Trong khi sự giống nhau ngẫu nghiên đôi cũng khi xảy ra trong âm nhạc, trường hợp của Beethoven có vẻ không phải do tình cờ. Nottebohn khám phá ra sự tương đồng này khi xem xét bản nháp mà Beethoven sử dụng để soạn thảo Bản giao hưởng Số 5 và thấy rằng 29 nhịp hợp âm kết thúc của Mozart được Beethoven sao chép lại.

Nguồn  :  http://vi.wikipedia.org/wiki/Giao_huong_so_5_Beethoven
http://en.wikipedia.org/wiki/Symphony_No._5_(Beethoven)

Xem thêm
http://www.all-about-beethoven.com/symphony5.html
http://www.theguardian.com/music/tomserviceblog/2013/sep/16/symphony-guide-beethoven-fifth-tom-service




Trần hồng Cơ 
Biên tập - Lược dịch











 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Chúng ta phải biết và chúng ta sẽ biết .

 David Hilbert .

*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran