Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Hiển thị các bài đăng có nhãn giao hưởng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giao hưởng. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

Jadranka Jovanović - Nữ danh ca Mezzo - Soprano .


Jadranka Jovanović - Nữ danh ca  Mezzo - Soprano .


Jadranka Jovanović là một nữ diễn viên chính trong nghệ thuật Opera tại Nhà hát Quốc gia ở Belgrade, Serbia.  Sinh ngày 8 tháng 1 năm 1958 tại Belgrade ( Nam tư cũ - nay thuộc Serbia ) , Jadranka Jovanović  là một trong những nghệ sĩ âm nhạc cổ điển nổi tiếng nhất với một sự nghiệp biểu diễn được thế giới ngưỡng mộ . Theo Wikipedia -



Từ rất nhiều năm nay Jadranka Jovanović đã là một từ đồng nghĩa với nghệ thuật thanh nhạc ở Serbia - Montenegro và theo nhà phê bình của Messaggero Veneto ở Trieste ... cô ấy có đầy đủ mọi thứ mà một Primadonna ( vai nữ chính trong nhạc kịch Opera ) chính thống nên có ...
Sinh ra ở Belgrade (Serbia). Tại thị trấn - bản địa này , cô đã tốt nghiệp - cử nhân nghệ thuật ngành nhạc lý  và đơn ca ,  sau đó cô tiếp tục bảo vệ thành công luận án Thạc sĩ nghệ thuật đơn ca . Jadranka Jovanović đã ra mắt khán giả với vai Rosina trong vở nhạc kịch Rossini`s Il Barbiere di Seviglia tại Nhà hát Quốc gia Belgrade, đây đã từng là nơi biểu diễn của tất cả các vai chính trong nghệ thuật mezzo-soprano .
Sự nghiệp quốc tế của Jadranka Jovanović bắt đầu tại Teatro Alla Scala ở Milan, nơi cô xuất hiện trong vai Carmen và Andrea Chenier, do Claudio Abbado và Riccardo Chailly dàn dựng . Tại Scala cô cũng xuất hiện trong vai trò hàng đầu trong buổi công diễn vở nhạc kịch Orfeo do Luigi Rossi chỉ đạo .





Jadranka Jovanović chủ yếu biểu diễn tại các nhà hát opera Ý, nhà hát thính phòng và các lễ hội như :
- Âm nhạc Tháng Năm ở Florence: The Gambler (Sergey Prokofiev) .
- Liên hoan Donizetti tại Bergamo: Fausta và The Diluge .
- Ở Parma: Falstaff ( A.Salieri) .
- Liên hoan Rossini tại Pesaro: Moses ở Ai Cập .
- Cagliari: La Forza del Destino, ( G. Verdi) .
- Festival Opera tại Trieste: Nữ bá tước Maritza (E.Kalman) và vở Chú ngựa trắng bé nhỏ  ( Benachky) , - Hari Janos - vở opera của Z. Kodally, và Hoa hậu Juliette của Bibalo.
-Tại Rome (Nhà hát Argentino) và Milan (Nhà hát Carcano), cô xuất hiện với Hosé Carreras trong khúc fantasia dựa trên vở Carmen .
- Tại Nhà hát Massimo Bellini ở Catania trong hai vở opera: Il Capello di Paglia di Firenze (thực hiện bởi M. Arena) và Nữ bá tước Czardas .
- Tại Palermo - vở Rigoletto.




Jadranka Jovanović cũng đã từng biểu diễn nhiều vở opera khác nhau ở các nước khác như
- Abigaille, (Nabucco) tại Liên hoan Enesco Georges ở Bucharest (Romania);
- Ở Hungary, (Gala Concert ở tại Budapest Opera);
- Adalgisa trong Norma ở Bulgaria (Sofia);
- Ở Pháp (Gala Concert và Rigoletto ở Toulon, và Falstaff (A.Salieri) ở Bordeaux);
- Ở Tiệp Khắc (Prague); Hy Lạp (Athens), vv Cô cũng tham gia vào Gala Concert tại Monterey dành riêng cho G. Rossini, và ở Mexico City với vai Rosina trong Il Barbiere di Siviglia.

-Tại Tây Ban Nha, J. Jovanović xuất hiện tại Nhà hát Liceo , Barceona trong vở Adriana Lecouvreur với Mirella Freni và Placido Domingo, và Roberto Devereux (Donizetti), được thực hiện bởi Richard Bonynge.
-Tại Lisbon ( Bồ Đào Nha ) cô hát Elena trong vở Mephistopheles (A. Boito) và Mass in C-minor của WA Mozart.
- J. Jovanović đạt được thành công rất nổi bật tại Palm Beach Opera (Mỹ), nơi cô nhận vai chính trong vở Cinderella andL 'Italiana in Algeri, cũng như Eboli trong Don Carlo.






















 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Người có học biết mình ngu dốt. The learned man knows that he is ignorant.

 Victor Hugo.


Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

BẢN GIAO HƯỞNG SÔ 5 - Định mệnh - LUDWIG VAN BEETHOVEN

BẢN GIAO HƯỞNG SÔ 5 - Định mệnh - LUDWIG VAN BEETHOVEN









Portrait of Ludwig van Beethoven by Josef Karl Stieler

Bản Giao hưởng Số 5 cung Đô thứ Op. 67 "Định mệnh" được Beethoven sáng tác vào giai đoạn 1804-1808. Đây là một trong những bản giao hưởng âm nhạc cổ điển nổi tiếng nhất và phổ biến nhất, và thường được trình diễn tại các buổi hòa tấu. Bản giao hưởng gồm bốn chương (movement): chương mở đầu sonata, andante, chương scherzo tiết tấu nhanh dẫn đến chương cuối attacca. Nó được trình diễn lần đầu tiên tại nhà hát opera Theater an der Wien ở Viên năm 1808, ngay sau đấy bản giao hưởng đã trở lên nổi tiếng. E.T.A. Hoffmann miêu tả nó là "một trong những tác phẩm lớn của thời đại".












Tác phẩm mở đầu băng mô típ bốn nốt "ngăn-ngắn-ngắn-dài" lặp lại hai lần.
{\clef treble \key c \minor \time 2/4 {r8 g'8 [ g'8 g'8 ] | ees'2\fermata | r8 f'8 [ f'8 f'8 ] | d'2 (| d'2\fermata) | } }
( Trích :  Beet5mov1bars1to5.ogg )

Bản Giao hưởng và mô típ bốn nốt nhạc mở đầu này trở nên nổi tiếng trên thế giới và thường xuyên được sử dụng trong văn hoá đại chúng từ nhạc disco cho đến rock and roll và xuất hiện cả trong điện ảnh và truyền hình.

Lịch sử

Quá trình sáng tác

Bản giao hưởng Số 5 có một quá trình thai nghén lâu dài. Những phác thảo đầu tiên cho nó được Beethoven bắt tay vào thực hiện vào năm 1804 ngay sau khi ông hoàn thành Bản Giao hưởng số 3. Tuy nhiên, quá trình sáng tác tác phẩm này bị gián đoạn bởi việc chuẩn bị cho những tác phẩm khác như vở opera Fidelio, bản piano sonata Appassionata, ba bản Razumovsky cho tứ tấu bộ dây, Concerto cho Violin, bản Giao hưởng số 4 và Mass cung Đô trưởng. Mãi cho đến năm 1807 Beethoven mới có thể quay lại với việc sáng tác bản giao hưởng số 5 và hoàn thành vào năm 1808. Nó được thực hiện song song với bản giao hưởng số 6 và cả hai bản giao hưởng này được công diễn vào cùng một ngày.


Beethoven hoàn thành bản Giao hưởng Số 5 ở giữa những năm ba mươi tuổi khi cuộc sống của ông gặp nhiều rắc rối bởi căn bệnh điếc ngày càng trầm trọng. Bối cảnh lịch sử thế giới khi đó được đánh dấu bởi những cuộc chiến của Napoléon, bạo loạn chính trị ở Áo, và sự chiếm đóng kinh đô Viên của binh đoàn Napoléon vào năm 1805.






Ra mắt

nhà hát Theater an der Wien 


Bản Giao hưởng Số 5 được biểu diễn ra mắt vào ngày 22 tháng 12 năm 1808 trong một buổi hoà nhạc đồ sộ tại nhà hát Theater an der Wien do đích thân Beethoven chỉ huy. Buổi biểu diễn kéo dào hơn bốn giờ đồng hồ. Hai bản Giao hưởng được trình diễn theo thứ tự đảo ngược, bản số 6 trước rồi mới đến bản Số 5.







Chương trình của buổi biểu diễn như sau:
Giao hưởng số 6
Aria: "Ah, perfido", Op. 65
The Gloria các chương của Mass cung Đô trưởng
Concerto số 4 cho Piano (chơi bởi Beethoven)
(Giải lao)
Giao hưởng số 5
The Sanctus and Benedictus các chương của Mass cung Đô trưởng
Độc tấu ngẫu hứng của Beethoven
Đồng ca fantasia

Theater an der Wien như nó xuất hiện trong đầu thế kỷ 19
Beethoven dành tặng bản Giao hưởng Số 5 của ông cho hai người bảo trợ, Vương công Franz Joseph von Lobkowitz và Bá tước Razumovsky. Dòng đề tặng xuất hiện trên bản in nhạc phổ lần đầu tiên vào tháng 4 năm 1809.


Tiếp nhận và ảnh hưởng


Buổi biểu diễn ra mắt tác phẩm nhận được rất ít phản hồi do diễn ra trong điều kiện khó khăn. Trước đó, dàn nhạc giao hưởng chưa có thời gian luyện tập – chỉ tập được một buổi duy nhất – và khi một nhạc công mắc lỗi trong lúc biểu diễn Đồng ca Fantasia, Beethoven đã phải cho ngừng toàn bộ dàn nhạc và biểu diễn lại từ đầu. Khán phòng hôm đó cực kỳ lạnh và khán giả đã kiệt sức vì buổi biểu diễn quá dài. Tuy nhiên, một năm rưỡi sau đó, nhạc phổ của bản nhạc được xuất bản do tác động của một bài phê bình ca ngợi cuồng nhiệt do một tác giả ẩn danh viết (mà thực chất chính là E.T.A. Hoffmann) đăng trên tờ san Allgemeine musikalische Zeitung. Ông đã mô tả bản nhạc với những hình ảnh đầy kịch tính:
Ánh sánh rực rỡ chiếu xuyên qua màn đêm thăm thẳm, và lúc ấy ta mới nhận ra bóng tối khổng lồ đang lắc lư tới lui đã bao trùm lên ta, huỷ diệt mọi thứ bên trong ta chỉ trừ nỗi đau của niềm khắc khoải vô tận – cái khắc khoải mà trong đó mọi sự khoái lạc ngân lên trong cung bậc hân hoan đều bị dìm xuống và chết lịm, và chỉ qua nỗi đau ấy – cái thống trị nhưng không huỷ diệt tình yêu, hy vọng và niềm vui – ngực ta như muốn nổ tung bởi hơi thở dồn dập trong những hoà âm tràn ngập âm thanh của niềm đam mê, chúng ta bám lấy cuộc sống và trở thành người nắm giữ linh hồn.
Hoffman dành phần lớn nhất trong bài ngợi ca nồng nhiệt này để phân tích chi tiết bản giao hưởng, nhằm cho độc giả thấy được cách thức Beethoven sử dụng để nhấn mạnh những hiệu ứng đặc biệt đối với thính giả. Trong một bài luận mang tên "Nhạc không lời của Beethoven", kết hợp bài phê bình này cùng một bài viết khác vào năm 1813 về tác phẩm tam tấu đàn dây Op. 70, xuất bản trong ba số vào tháng 12 năm 1813, E.T.A. Hoffman ngợi ca thêm "bản giao hưởng cung Đô thứ kỳ diệu, sâu sắc không bút nào tả xiết."
Bản giao hưởng tuyệt diệu này, trong một cao trào cứ lên cao mãi, cao mãi, đã đưa đẩy thính giả rơi vào thế giới tâm linh của sự vô tận mới thật mãnh liệt!… Không nghi ngờ rằng toàn bộ làn sóng nhu động giống như một khúc Rhasody cuồng tưởng đã tinh tế đã đi qua bao người, nhưng tâm hồn của mỗi một thính giả am tường chắc chắn đã bị khuấy động một sâu sắc và mật thiết bởi cảm giác rằng không có một địa hạt tâm linh nào khác nơi nỗi buồn và niềm vui lại có thể ôm ấp lấy anh ta bằng những âm thanh…
Bản giao hưởng sớm đạt được vị trí như một tác phẩm trung tâm trong sự nghiệp của Beethoven. Như một biểu tượng của nhạc cổ điển, nó được chơi mở màn cho những buổi hoà nhạc của Dàn nhạc Giao hưởng New York vào ngày 7 tháng 12 năm 1842, và Dàn nhạc Giao Hưởng Quốc gia Mỹ ngày 2 tháng 11 năm 1931. Những yếu tố sáng tạo đột phá cả về kỹ thuật lẫn khả năng tác động tới cảm xúc của nó đã có sức ảnh hưởng sâu rộng tới các nhà soạn nhạc và giới phê bình âm nhạc, và là nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm sau này của Brahms, Tchaikovsky (tiêu biểu là trong bản Giao hưởng số 4 của ông),  Bruckner, Mahler, và Hector Berlioz. Giao hưởng số 5 cùng với bản Giao hưởng số 3 (Anh hùng ca) và Giao hưởng số 9 (Thánh ca) trở thành những bản giao hưởng có tính cách mạng nhất của Beethoven.


Nhạc cụ

Bản Giao hưởng Số 5 được chơi bởi các nhạc cụ: piccolo (chỉ xuất hiện trong chương 4), 2 sáo, 2 oboe, 2 clarinet cung Si giáng và Đô, 2 bassoon, contrabassoon (chỉ xuất hiện trong chương 4), 2 kèn cor cung Mi giáng và Đô, 2 trumpet, 3 trombon (alto, tenor, và bass, chỉ xuất hiện trong chương 4), trống timpani (gam Son-Đô) và bộ vỹ.




Kết cấu

Một buổi biểu diễn kiểu mẫu thường kéo dài 30 phút. Tác phẩm chia làm bốn chương:

Chương 1: Allegro con brio

Chương đầu mở màn với mô típ 4 nốt đã đề cập ở trên, một trong những mô tip nổi tiếng nhất của âm nhạc phương Tây. Có khá nhiều tranh cãi giữa các nhạc trưởng về nhịp điệu để chơi bốn nốt mở màn này. Một số nhạc trưởng tuân thủ chặt chẽ theo nhịp allegro (nhịp nhanh khoảng 120-168 nhịp trên phút); một số khác nhằm nhấn mạnh sự nặng nề của tiếng gõ cửa định mệnh lại chơi bốn nốt mở đầu với nhịp điệu rất chậm và trang nghiêm; một số khác thì chơi theo nhịp molto ritardando (chơi mỗi nhịp bốn nốt chậm dần), cho rằng dấu lặng trên nốt thứ tư đóng vai trò cân bằng. Một số nhà phê bình nhấn mạnh điều quan trọng là phải thể hiện được tinh thần của nhịp hai-một và cho rằng nhịp một-hai-ba-bốn thường bị chơi sai.
( Nghe chương 1 :  Ludwig_van_Beethoven_-_symphony_no._5_in_c_minor,_op._67_-_i._allegro_con_brio.ogg )

Chương đầu được viết theo hình thức sonata truyền thống mà Beethoven thừa hưởng từ những nhà soạn nhạc cổ điển tiền bối Haydn và Mozart (trong đó ý tưởng chính được thể hiện ngay từ những trang đầu tiên và được tiếp tục đưa đẩy và phát triển lên qua rất nhiều nốt nhạc, với sự lặp lại kịch tính của đoạn mở đầu – dấu tóm tắt – ở quãng ba phần tư của toàn bộ chương). Nó bắt đầu với hai đoạn kịch tính cực mạnh, một mô tip nổi tiếng nhằm thu hút sự chú ý của thính giả. Tiếp theo bốn nhịp đầu Beethoven sử dụng biện pháp lặp và tiếp nối để phát triển chủ đề. Bốn nốt lặp lại ngắn gọn như xô đầy lên nhau với nhịp độ đều đặn tạo lên một giai điệu đơn nhất liên tục trôi chảy. Ngay sau đó, một đoạn nối được chơi bằng kèn cor với âm hưởng nhanh mạnh thế chỗ trước khi chủ đề thứ hai được giới thiệu. Chủ đề thứ hai này được chơi ở cung Mi giáng, giọng trưởng tương đương, và nó trữ tình hơn, được viết cho piano và với bốn nốt mô típ được chơi phụ hoạ bởi bộ vỹ. Phần tái hiện một lần nữa lại dựa trên bốn nốt mô típ. Sự phát triển của phân đoạn tiếp tục sử dụng biện pháp chuyển giọng, tiếp nối và lặp lại và đoạn nối. Trong đoạn lặp lại này, có một phần độc tấu ngắn dành cho oboe theo phong cách gần như ngẫu hứng, và toàn bộ chương đầu kết thúc với coda (đoạn kết của một chương nhạc) mãnh liệt.

Chương hai: Adante con moto

Chương hai chơi ở cung La trưởng mang đậm tính trữ tình với hình thức chủ đề kép biến tấu, tức là hai chủ đề cùng xuất hiện và biến đổi luân phiên nhau. Tiếp theo những đoạn biến tấu là một phần coda dài.
Chương này mở đầu với sự lên tiếng của chủ đề thứ nhất, một giai điều được đồng tấu bằng viola và cello với double bass phụ hoạ. Chủ đề thứ hai ngay lập tức theo sau bằng hoà âm tạo ra bởi clarinet, basson, violin, với giải âm ba nốt cho viola và bass. Ở đoạn biến tấu tiếp theo chủ để thứ nhất lại xuất hiện và tiếp nối nó là chủ để thứ ba, 32 nốt chơi bằng viola và cello với một đoạn đối chọi chơi bởi sáo, oboe và basson. Tiếp theo một khúc chuyển tiếp toàn bộ dàn nhạc cùng hoà tấu với nhịp điệu cực mạnh, dẫn tới một đoạn cao trào mạnh dần, và đoạn coda để kết thúc chương.
( Nghe chương 2 : Ludwig_van_Beethoven_-_symphony_no._5_in_c_minor,_op._67_-_ii._andante_con_moto.ogg )


Chương ba: Scherzo. Allegro

Chương ba có cấu trúc ba lớp, bao gồm scherzo và trio được viết theo khuôn mẫu của chương ba trong nhạc giao hưởng thời kỳ Cổ điển, trong đó đoạn scherzo chính được chơi liên hoàn, rồi đến một phần trio đối lập, và đoạn scherzo sẽ lặp lại, và đến coda kết thúc. Tuy nhiên trong khi nhạc giao hưởng thời kỳ Cổ điển thông thường sử dụng minuet và trio cho chương ba thì Beethoven lại có sự cách tân bằng cách sử dụng cấu trúc scherzo và trio.
Chương ba này lại quay lại chơi ở cung Đô thứ ở đoạn mở đầu và bắt đầu với chủ đề được chơi bằng cello và double bass
\relative c{ \clef bass \key c \minor \time 3/4 \partial 4 g\pp \mark "Allegro" c ees g c2 ees4 d2 fis,4 g2.}
( Trích :  Beet5mov3bars1to4.ogg )

Chủ đề mở màn được đáp lại bằng một chủ để tương phản chơi bằng nhạc cụ bộ hơi, và đoạn này được lặp lại. Sau đó kèn cor lên tiếng mạnh mẽ để tuyên bố chủ để chính của chương và phần nhạc phát triển từ đây.
Phần trio chơi ở cung Đô trưởng và được viết theo lối đối âm. Khi đoạn scherzo trở lại lần cuối cùng, nó được chơi bằng bộ dây hết sức nhẹ nhàng với kỹ thuật pizzicato.
"Phần scherzo tạo sự đối lập tương tự như những giai điệu chậm trong đó chúng phát triển từ những đặc điểm cực kỳ khác biệt giữa scherzo và trio… Scherzo đối lập hình ảnh này với mô tip (3+1) nổi tiếng của chương đầu, cái có tính quyết định xuyên suốt toàn bộ chương."
( Nghe chương 3 : Ludwig_van_Beethoven_-_symphony_no._5_in_c_minor,_op._67_-_iii._allegro.ogg )


Chương 4: Allegro


Âm điệu hân hoan và hồ hởi của chương kết ngay lập tức theo sau scherzo mà không hề bị ngắt quãng. Nó được viết theo hính thức sonata biến thể khác lạ: ở phần cuối của đoạn phát triển chủ đề, các nhạc cụ tạm ngưng ở phách át, chơi cực mạnh, và âm nhạc được tiếp tục chơi sau đoạn ngừng với điệp khúc nhẹ nhàng của "chủ đề kèn cor" trong điệu scherzo. Phần tóm tắt sau đó được giới thiệu bằng nhịp điệu mạnh dần phát ra từ những nhịp cuối cùng của phần scherzo thêm vào, giống hệt nhạc của phần mở đầu chương. Đưa phần tạm ngưng vào chương cuối với chất liệu từ ‘vũ điệu’ thứ ba này lần đầu tiên được Haydn sử dụng trong tác phẩm Giao hưởng số 46 cung Si của ông vào năm 1772. Không ai biết liệu có phải Beethoven học tập từ tác phần này hay không.
Chương cuối Bản giao hưởng Số 5 kết thúc bằng một coda rất dài, trong đó những chủ đề chính của chương được chơi theo hình thức cô đọng về nhịp điệu. Càng tới cuối nhịp điệu chuyển dần về presto (rất nhanh). Bản giao hưởng kết thúc bằng 29 nhịp ở hợp âm Đô trưởng, chơi cực mạnh. Charles Rosen trong The Classical Style cho rằng kết thúc này thể hiện cảm nhận Beethoven về tính tương quan trong nhạc thời kỳ Cổ điển: đoạn "kết dài đến khó tin" hoàn toàn ở cung đô trưởng là cần thiết "để kết lại sự căng thẳng tột độ của tác phầm đồ sộ này."
( Nghe chương 4 : Ludwig_van_Beethoven_-_symphony_no._5_in_c_minor,_op._67_-_iv._allegro.ogg )


Ảnh hưởng

Nhà nghiên cứu âm nhạc thế kỷ 19, Gustav Nottebohm lần đầu tiên chỉ ra rằng chủ đề trong chương ba của tác phầm này có chung chuỗi các quãng như phần mở đầu của chương cuối của bản Giao hưởng số 40 cung Son thứ K.550 của Mozart. Đây là phần mở đầu của Mozart:
MozartSymph40Mvt4Opening.png
( Trích : Mozart40bars1to3.ogg  )

Trong khi sự giống nhau ngẫu nghiên đôi cũng khi xảy ra trong âm nhạc, trường hợp của Beethoven có vẻ không phải do tình cờ. Nottebohn khám phá ra sự tương đồng này khi xem xét bản nháp mà Beethoven sử dụng để soạn thảo Bản giao hưởng Số 5 và thấy rằng 29 nhịp hợp âm kết thúc của Mozart được Beethoven sao chép lại.

Nguồn  :  http://vi.wikipedia.org/wiki/Giao_huong_so_5_Beethoven
http://en.wikipedia.org/wiki/Symphony_No._5_(Beethoven)

Xem thêm
http://www.all-about-beethoven.com/symphony5.html
http://www.theguardian.com/music/tomserviceblog/2013/sep/16/symphony-guide-beethoven-fifth-tom-service




Trần hồng Cơ 
Biên tập - Lược dịch











 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Chúng ta phải biết và chúng ta sẽ biết .

 David Hilbert .

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH - 2013

CÂU  CHUYỆN GIÁNG SINH 2013 *\* .


                    



* Xem phim . 



** Lịch sử các Thánh ca Giáng Sinh .

Nguồn gốc của ca khúc Giáng Sinh nổi tiếng Silent Night là một bài thơ viết năm 1816 bởi linh mục người Áo tên là Joseph Mohr. Vào đêm Giáng sinh năm 1818 tại ngôi làng nhỏ tên là Oberndorf thuộc một vùng núi xa xôi và hẻo lánh ,  Joseph Mohr đã gửi bài thơ của Silent Night (Stille Nacht) cho bạn ông là Franz Xavier Gruber để phổ nhạc theo lời bài thơ này . Người ta cho rằng khi đó cây đàn organ tại nhà thờ Thánh Nicholas bị vỡ , vì vậy phần nhạc của Silent Night được hoàn thành được dành cho đàn guitar trong thời gian cho Thánh lễ nửa đêm . Silent Night là ca khúc Giáng Sinh nổi tiếng nhất mọi thời đại!




 Silent night, holy night
All is calm, all is bright
Round yon Virgin Mother and Child
Holy Infant so tender and mild
Sleep in heavenly peace
Sleep in heavenly peace

Silent night, holy night!
Shepherds quake at the sight
Glories stream from heaven afar
Heavenly hosts sing Alleluia!
Christ, the Saviour is born
Christ, the Saviour is born

Silent night, holy night
Son of God, love's pure light
Radiant beams from Thy holy face
With the dawn of redeeming grace
Jesus, Lord, at Thy birth
Jesus, Lord, at Thy birth "



---------------------------------------------------------------------------------------------
Tác phẩm The First Noel không rõ nguồn gốc nhưng thường được cho là xuất xứ từ Anh quốc vào thế kỷ thứ mười sáu. Có một quan niệm sai lầm rằng The First Noel là bản tiếng Pháp và người ta tin rằng điều này là do phát âm Noel bằng tiếng Pháp trái ngược với tiếng Anh cổ Anglo-Saxon của từ Nowell. Sau khi nước Anh đã bị sáp nhập bởi người Norman rất nhiều từ tiếng Anh đã có liên hệ với tiếng Pháp-Norman và Noel đã được phát âm lại thành Nowell, phiên bản in đầu tiên của Thánh ca này sử dụng từ Nowell. The First Noel được xuất bản lần đầu vào năm 1833 khi nó xuất hiện trong cuốn "Thánh ca Giáng sinh cổ và hiện đại", là một tuyển tập các bài hát mừng được William B. Sandys thu thập và chọn lọc .





The first Noël
The angel did say
Was to certain poor shepherds
In fields as they lay

In fields where they
Lay keeping their sheep
On a cold winter's night
That was so deep

Noël, Noël, Noël, Noël
Born is the King of Israel

They looked, they looked up
And they saw a star
Shining in the east
Beyond them far

And to the earth it gave great light
So it continued both day and night

Noël, Noël, Noël, Noël
Born is the King of Israel
Noël, Noël, Noël, Noël
Born is the King, born is the King, born is the King of Israel


---------------------------------------------------------------------------------------------


Những từ ngữ và lời nhạc của Thánh ca cổ 'O Holy Night'  được Placide Cappeau de Roquemaure viết vào năm 1847. Cappeau bản thân là một người thương gia chuyên buôn bán rượu nhưng được linh mục giáo xứ yêu cầu viết một bài thơ cho Giáng sinh. Ông có nhiệm vụ viết ra những ca từ đẹp cho các bài hát phục vụ Thánh lễ  . Sau đó Cappeau nhận ra sự cần thiết phải có âm nhạc để phổ những ca từ này , ông đã gặp người bạn của mình là Adolphe Charles Adams (1803-1856). Ông đồng ý phổ nhạc cho các bài thơ vịnh vì thế 'O Holy Night'  được sáng tác bởi Adolphe Charles Adams . Adolphe cũng đã từng tham gia nhạc viện Paris và có một sự nghiệp rực rỡ như một nhà soạn nhạc.

Thánh ca 'O Holy Night'  đã được dịch sang tiếng Anh bởi John Sullivan Dwight (1812-1893).




O holy night! The stars are brightly shining,
It is the night of the dear Saviour's birth.
Long lay the world in sin and error pining.
Till He appeared and the Spirit felt its worth.
A thrill of hope the weary world rejoices,
For yonder breaks a new and glorious morn.
Fall on your knees! Oh, hear the angel voices!
O night divine, the night when Christ was born;
O night, O holy night, O night divine!
O night, O holy night, O night divine!

Led by the light of faith serenely beaming,
With glowing hearts by His cradle we stand.
O'er the world a star is sweetly gleaming,
Now come the wisemen from out of the Orient land.
The King of kings lay thus lowly manger;
In all our trials born to be our friends.
He knows our need, our weakness is no stranger,
Behold your King! Before him lowly bend!
Behold your King! Before him lowly bend!

Truly He taught us to love one another,
His law is love and His gospel is peace.
Chains he shall break, for the slave is our brother.
And in his name all oppression shall cease.
Sweet hymns of joy in grateful chorus raise we,
With all our hearts we praise His holy name.
Christ is the Lord! Then ever, ever praise we,
His power and glory ever more proclaim!
His power and glory ever more proclaim!


---------------------------------------------------------------------------------------------

Giám mục Phillips Brooks (1835-1903) giáo phận Philadelphia, viết  lời của Thánh ca O Little Town of Bethlehem vào năm 1868, sau một cuộc hành hương đến Đất Thánh Jerusalem . Phillips Brooks lấy cảm hứng từ cảnh quan xứ Bethlehem từ những ngọn đồi của Palestine , đặc biệt là vào ban đêm từ đó viết ra lời bài hát O Little Town of Bethlehem. Nhạc sĩ organ tại nhà thờ của ông là Lewis Redner (1831-1908) đã sáng tác giai điệu của bài hát O Little Town of Bethlehem cho dàn hợp xướng các em học sinh Trường chủ nhật .




O little town of Bethlehem
How still we see thee lie
Above thy deep and dreamless sleep
The silent stars go by
Yet in thy dark streets shineth
The everlasting Light
The hopes and fears of all the years
Are met in thee tonight

For Christ is born of Mary
And gathered all above
While mortals sleep, the angels keep
Their watch of wondering love
O morning stars together
Proclaim the holy birth
And praises sing to God the King
And Peace to men on earth

How silently, how silently
The wondrous gift is given!
So God imparts to human hearts
The blessings of His heaven.
No ear may hear His coming,
But in this world of sin,
Where meek souls will receive him still,
The dear Christ enters in.

O holy Child of Bethlehem
Descend to us, we pray
Cast out our sin and enter in
Be born to us today
We hear the Christmas angels
The great glad tidings tell
O come to us, abide with us
Our Lord Emmanuel



---------------------------------------------------------------------------------------------

Văn bản chính thức của Thánh ca 'Carol O Come All Ye Faithful ' ban đầu được viết bằng tiếng Latinh (có tựa là Adeste Fideles) và được dự định là một bài Thánh ca, được cho là của John Wade, một người Anh sáng tác . Giai điệu của O Come All Ye Faithful được sáng tác bởi người đồng hương Anh quốc John Reading vào đầu những năm 1700. Bản nhạc đã được xuất bản lần đầu trong một bộ sưu tập được gọi là "Cantus Diversi" năm 1751.

Năm 1841 Frederick Oakley được cho là đã thực hiện trên các bản dịch quen thuộc của O Come All Ye Faithful thay thế cho lời bài hát Latin cũ "Adeste Fideles".




O Come All Ye Faithful
Joyful and triumphant,
O come ye, O come ye to Bethlehem.
Come and behold Him,
Born the King of Angels;
O come, let us adore Him,
O come, let us adore Him,
O come, let us adore Him,
Christ the Lord.

O Sing, choirs of angels,
Sing in exultation,
Sing all that hear in heaven God's holy word.
Give to our Father glory in the Highest;
O come, let us adore Him,
O come, let us adore Him,
O come, let us adore Him,
Christ the Lord.

All Hail! Lord, we greet Thee,
Born this happy morning,
O Jesus! for evermore be Thy name adored.
Word of the Father, now in flesh appearing;
O come, let us adore Him,
O come, let us adore Him,
O come, let us adore Him,
Christ the Lord.
















*** Tìm hiểu thêm về Lịch sử các Thánh ca Giáng Sinh .

Silent Night - Christmas Carol VideoThe 12 Twelve Days of Christmas - Song VideoJingle Bells - Christmas Song Video
We Wish You A Merry Christmas - Song VideoAway in a Manger - Christmas Carol Video
Deck the Halls - Christmas Carol VideoOnce in Royal David's CityO Come all Ye Faithful - Christmas Carol
Auld Lang SyneO Christmas TreeO Holy Night
The First Noel - Christmas CarolO Come, O Come, EmmanuelGod Rest Ye Merry Gentlemen
Ding Dong Merrily on High - Christmas CarolO Little Town of BethlehemGood Christian Men Rejoice
It came upon the Midnight ClearGoood King Wenceslas - Christmas CarolThe Holly and the Ivy
I Saw Three ShipsChristians awake Salute the Happy MornJoy to the World
Herewe come a-wassailingGo Tell it on the Mountain
Hark the Herald Angels Sing - Christmas CarolWhile Shepherds WatchedWe Three Kings of Orient are
Angels from the Realms of GloryHymn for Christmas DayOnce in Royal David's City
Rudolph the Reindeer storyAve MariaChristmas Facts
See Amid the Winters SnowA Boy is Born in BethlehemLove came down at Christmas
Christmas is ComingChristmas Jokes VideoXmas Bible Quiz
Its Christmas Day - Christmas Carol VideoAll Through the NightHere Is Joy For Every Age
Santa Claus PoemAdvent Game




**** Xem phim hoạt hình .


Truy cập các đường dẫn dưới đây .

 A C B Christmas - tập 1

 A C B Christmas - tập 2



Truy cập các đường dẫn dưới đây .

MCC - tập 1

MCC - tập 2








 ------------------------------------------------------------------------------------------- 

Hướng Chân Thiện Mỹ 
Độc lập tư duy 
Hoài nghi hợp lý 
Tự do sáng tạo .

*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran