MỪNG XUÂN MỚI .
*/.~ Xuân mộng .
Tóc tơ vương vấn ,
hơi thở nồng nàn .
Đường quê phố thị ,
dịu dàng nắng xuân.
Mai đào khoe sắc ,
rạng rỡ muôn phần
...
Xuân về đây lấm bụi trần tinh khôi .
Mộng xưa vây kín ,
Mơ hoa lòng người
Em vừa nghe thấy
Xuân về muôn nơi .
Nụ xinh mới nở , trong nắng chan hòa
Ai đưa Xuân đến bến bờ
Để ta trao lại bài thơ không lời .
Một khúc hoan ca gieo rắc cho đời ,
Mùa sương bạc tóc theo thời gian trôi .
" Biến thể lục bát :
Tóc tơ vương vấn nồng nàn ,
Đường quê phố thị dịu dàng nắng xuân
Mai đào khoe sắc muôn phần ,
Xuân về đây lấm bụi trần tinh khôi .
Mộng xưa vây kín lòng người ,
Em vừa nghe thấy xuân về muôn nơi .
... Nụ xinh mới nở , trong nắng chan hòa .
Ai đưa xuân đến bến bờ
Để ta trao lại bài thơ không lời
Hoan ca gieo rắc cho đời
Mùa sương bạc tóc theo thời gian trôi .
* Buổi sáng lạnh hơi sương
Nụ xinh mới nở , trong nắng chan hòa
Ai đưa Xuân đến bến bờ
Để ta trao lại bài thơ không lời .
Một khúc hoan ca gieo rắc cho đời ,
Mùa sương bạc tóc theo thời gian trôi .
" Biến thể lục bát :
Tóc tơ vương vấn nồng nàn ,
Đường quê phố thị dịu dàng nắng xuân
Mai đào khoe sắc muôn phần ,
Xuân về đây lấm bụi trần tinh khôi .
Mộng xưa vây kín lòng người ,
Em vừa nghe thấy xuân về muôn nơi .
... Nụ xinh mới nở , trong nắng chan hòa .
Ai đưa xuân đến bến bờ
Để ta trao lại bài thơ không lời
Hoan ca gieo rắc cho đời
Mùa sương bạc tóc theo thời gian trôi .
* Buổi sáng lạnh hơi sương
Trần hồng Cơ
12/01/2014 .
NHỮNG DẤU ẤN LỊCH SỬ .
1. Triệu Quang Phục đánh thắng quân xâm lược nhà Lương (năm Canh Ngọ, 550) .
2. Vương triều Lý đổi tên nước là Đại Việt (năm Giáp Ngọ, 1054) .
3. Đại thắng Tốt Động - Chúc Động - của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn trong kháng chiến chống quân Minh (năm Bính Ngọ, 1426) .
4. Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ thống nhất đất nước (năm Bính Ngọ, 1786) .
THÀNH NGỮ VỀ LOÀI NGỰA .
Anh: Đừng đặt chiếc xe trước con ngựa
Armenia: Hãy chọn bạn bằng đôi mắt của người già cả và chọn ngựa bằng đôi mắt của người trẻ
Ba Lan: Hãy đánh con ngựa khi nó được gắn yên
Berber: Người đàn bà góa nói: “Tôi không muốn cột con lừa vào chỗ con ngựa”
Bulgaria: Ngựa chết là ngựa không đá
Czech: Trước khi ca ngợi một con ngựa hãy chờ qua một tháng; trước khi ca ngợi một người đàn bà hãy chờ qua một năm
Đan Mạch: Con ngựa mà bạn thương yêu thì kéo xe hơn hẳn bốn con bò
Đức: Kẻ muốn bán một con ngựa mù thì luôn ca ngợi chân cẳng của nó
Haiti: Con lừa đổ mồ hôi đến nỗi con ngựa được đeo dây ren (Kẻ làm người hưởng)
Hà Lan: Thà được cưỡi con ngựa hay trong một năm còn hơn suốt đời phải cưỡi con lừa
Hàn Quốc: nếu người bộ hành trông thấy con ngựa, ông ta sẽ mong ước được cưỡi nó
Hoa Kỳ: Con la dẫu có bị cắt tai cũng chẳng có thể là con ngựa
Hy Lạp: Không gì liều lĩnh bằng con ngựa mù
Ireland: Tuổi trẻ thay da đổi thịt. Con ngựa không giữ mãi tốc độ của nó
Mexico: Biết cưỡi ngựa không thôi thì chưa đủ - ta cần phải biết cách té ngã nữa
Mông Cổ: Cưỡi ngựa què không đi được xa, lời kẻ khó không đến được tai chúa
Nga: Hãy cẩn thận khi đứng phía trước con dê, cẩn thận khi đứng phía sau con ngựa và với con người thì đứng bất cứ phía nào cũng phải dè chừng
Nhật Bản: Biết ngựa qua bước đi, biết người qua giao thiệp
Nauru: Nếu con ngựa là tài sản chung thì anh cưỡi nó. Nếu con ngựa là tư hữu thì nó cưỡi anh
Niger: Với một con ngựa rẻ tiền thì anh đừng trông mong tốc độ; tốt hơn là bạn nên hài lòng với tiếng hí của nó
Panama: Phụ nữ lớn tuổi lấy chồng trẻ, như con ngựa già mặc váy hoa
Pháp: Con mắt của bậc thầy vỗ béo con ngựa
Romania: Ai chưa cưỡi ngựa thì chưa từng bị té ngã
Serbia: Nếu không giữ được bờm ngựa thì đừng tìm cách túm đuôi nó
Tây Ban Nha: Với một ông lớn tuổi thì một phụ nữ trẻ là con ngựa mà ông ta cưỡi về địa ngục
Thổ Nhĩ Kỳ: Hãy chăm sóc con ngựa như một người bạn và cưỡi nó như cưỡi kẻ thù
Trung Quốc: Một con ngựa có hai chủ thường là con ngựa gầy ốm, con tàu có hai thuyền trưởng sẽ phải chìm .
Việt Nam: Mồm chó vó ngựa .
Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ .
Thời giờ ngựa chạy tên bay .
Zulu: Ngựa đến sớm thì uống nước trong
|
Hình ảnh con ngựa trong tâm thức con người.
Trong số 12 con vật được chọn làm 12 con Giáp, biểu tượng cho năm tháng và tuổi tác của con người ở đời, ngựa là một động vật gần gũi nhất. Không những con Người tự hào về tuổi Ngựa: “Người ta tuổi Ngọ, tuổi Mùi- Riêng tôi cứ mãi ngậm ngùi tuổi Thân”, mà còn mượn hình ảnh, tính nết ngựa để diễn đạt, biểu hiện những tình cảm của mình.
Phê phán những kẻ còn non nớt, học hành chưa đến nơi đến chốn, tài đức cũng xoàng nhưng lại học đòi phách lối, hung hăng đấu đá tranh giành quyền lợi, địa vị trong xã hội nhân dân ta nói “Tay ấy ngựa non háu đá”.
Khen người sống trung thực khí khái, dám phê phán đấu tranh chống lại những sai trái tiêu cực trong xã hội, mà không sợ mang vạ vào thân, có câu: “Ông ấy thẳng như ruột ngựa”. Phản ánh cuộc sống ngắn ngủi, phù du của con người trên cõi đời vô thường này, người ta nói: “Đời người hư huyển như bóng câu qua cửa sổ”. Ý tưởng này xuất phát từ câu nói của Trang Tử: “Nhân sinh thiên địa chi gian, nhược bạch câu chỉ quá khích, hốt nhiên di nhĩ” (Nghĩa là: “Người ta sống trong khoảng trời đất cũng giống như ngựa trắng lướt qua khe cửa, trong chốc lát mà thôi”).
Để bênh vực người tài hoa, trí tuệ giỏi giang, nhưng hay ngông, bướng bình, ngất ngưởng người ta nói: “Ngựa hay lắm tật”.
Nhằm nhắc nhở con người ở đời, việc gì cũng có giới hạn của nó, nên tùy việc mà làm, tùy sức mà gánh vác, không nên ôm đồm, tham lam. Chẳng hạn như nhiệm vụ lớn, nhưng tài đức vừa phải thì không nên kiêm nhiệm nhiều chức vụ, cũng có câu: “Ngựa nào gác được hai yên” (Yên: Mảnh da uốn cong, đặt lên lưng ngựa làm chỗ ngồi cho người cưỡi ngựa).
Năm Ngọ mà nói chuyện “Con ngựa trong tâm thức con người”, thể hiện qua lời ăn tiếng nói thì nhiều vô số kể. Vì không riêng gì kho tàng thành ngữ tục ngữ Việt Nam mà khắp nơi trên thế giới, ngựa vẫn là hình ảnh ẩn dụ rất độc đáo trong suy nghĩ của các dân tộc…
Và trong cuộc sống phải kiên định lập trường, quan điểm, dũng khí của mình: Ngựa hay không thay dáng chạy, người tốt không đổi thay lời”. Còn người Nga thì khuyên, ở đời đừng để cảnh “Ngựa mù phải kéo xe, trong lúc người sáng ngồi xe”. Và cũng đừng bao giờ kiêu căng tự mãn vì: “Ngựa có cánh cũng vấp” và ‘Ngựa hoàng đế cũng sa chân lỡ bước”. Còn triết lý sống của người Nhật là phải tự thân vận động đi lên bằng chính đôi chân và khối óc của mình, tự lấp cánh sinh tiến về phía trước bằng chính năng lực và phẩm chất của mình chứ: “Không cưỡi ngựa bằng mông của người khác”.
Cuối cùng là phải sống với nhau tình nghĩa thủy chung, luôn luôn lấy tín nghĩa làm trọng. Đừng sống kiểu: “Đầu trâu mặt ngựa”, đừng như “Ngựa hươu thay đổi như chơi- Giấu gươm đầu lưỡi thọc dùi, trong tay’ (Cao Bá Nhạ). Đừng chia bè rẽ phái, đừng liên minh ma quỷ kiểu: “Mã tầm mã, ngưu tầm ngưu” mà phải biết sống đoàn kết, gắn bó, keo sơn với nhau trong mỗi bước đi lên như: “Ngựa chạy có bầy - Chim bay có bạn”, với nghĩa tình sâu; nặng: “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”.
Và ngày mai, bao giờ cũng bắt đầu từ hôm nay; vì thế“Hãy: chăm sóc tốt ngựa con. Nó sẽ thành tuấn mã đẹp” (Ân Độ).
Cổng TTGTĐT sưu tầm
Những kỷ lục về ngựa
06/01/2014
Trên khắp thế giới, ngựa là loài vật gần gũi, quen thuộc với con người. Ngựa có dáng vẻ, cấu tạo sinh học bình thường nhưng lại ẩn chứa nhiều khả năng đặc biệt và xung quanh đó cũng tồn tại biết bao kỷ lục thú vị, hấp dẫn, đáng làm chúng ta ngạc nhiên…
Ngựa cổ nhất, hiếm nhất
Cổ nhất, hiếm nhất trong họ hàng nhà ngựa là hai loài ngựa hoang Przewalski và Tarpa. Chúng còn sống sót sau thời Trái Đất bị băng phủ (thời kỳ băng hà) cách đây khoảng 11.000-15.000 năm và là thủy tổ của các loài ngựa ngày nay.
Ngựa Przewalski nguồn gốc ở các vùng cao nguyên Mông Cổ. Loài này tầm vóc hơi nhỏ, ngắn, đầu to, lông rậm màu vàng hoặc màu nâu, túm lông bờm sẫm và chân sẫm. Hiện tại chỉ còn khoảng vài chục con, sống nơi vùng núi Tachin Shara Nuru (Mông Cổ). Những năm 1942 – 1945, người ta có bắt được mấy con và ngày nay được gây nuôi, bảo tồn trong một số vườn thú lớn trên thế giới.
Ngựa Tarpan nguồn gốc ở miền Nam nước Nga. Loài này dáng đẹp, bờm thẳng, chân cao, lông xám mịn với một sọc đen chạy dọc lưng. Những thế kỷ trước, chúng sống khá nhiều ở Đông Âu, nhưng đến nay tiếc là không còn nữa, do săn bắt gắt gao và con cuối cùng bị giết chết năm 1851 tại vùng núi Carpat (Ucraine).
Ngựa khỏe nhất
Kỷ lục đơn khỏe nhất do chú Ngựa Fors, nước Nga thuộc loài ngựa kéo Vladimir đạt được. Trong một cuộc thi 1951, nó đã kéo được 23 tấn hàng với cự ly 35m (trọng tải hàng nặng gấp 29 lần khối lượng của nó). Còn kỷ lục đôi khỏe nhất thuộc về hai con ngựa kéo 42,3 tấn gỗ trên tuyết. Đôi ngựa tổng cộng 1580kg này đã kéo khối lượng gỗ nặng gấp 27 lần chúng đi được 251m trên tuyết vào ngày 26-2-1893 ở Ewen, bang Michigan (Mỹ).
Ngựa chạy nhanh nhất
“Chạy nhanh như ngựa” là câu thành ngữ phổ biến của nhiều dân tộc. Nhưng thực tế thì cự ly càng ngắn, ngựa chạy càng nhanh và tốc độ tối đa vẫn thua một số loài thú khác (Báo bờm 109km/giờ, linh dương 83km/h, hươu Bắc Mỹ 95km/h).
Ngựa vằn grevy ở châu Phi là loại ngựa hoang chạy nhanh nhất, đạt tới vận tốc 72km/h lúc bị săn đuổi. Còn với ngựa nhà, vận tốc kỷ lục khi cự ly 5000m là 41km/h, 2500m là 54km/h, 150m là 64km/h. Chú ngựa Arrơ của ông David Stuart hiện đang giữ tốc độ nhanh nhất ở cự ly ngắn 150m với cự ly là 69,24km/h năm 1998 tại trường đua London (Anh).
Ngựa nhảy cao nhất, xa nhất
Cong ngựa nhảy cao nhất là Loyal, do anh Alberto Laraguben người Chile cưỡi: nó nhảy được 2,47m. Tầm nhảy này tương đương với tầm nhảy của người vô địch thế giới, nhưng lại chỉ bằng khoảng một nửa tầm nhảy cao của những loài thú hùng mạnh: hổ 4m, sư tử 4,8m, báo puma 4,5m…Nhảy cao nhất là con ngựa Pando của ông Carlos Santa ở Tây Ban Nha: bước tung mình xa nhất đạt 8,26m.
Ngựa đắt nhất
Tính đến nay, con ngựa đắt nhất do một người mua vẫn là Seattle Dancer. Nó là ngựa đực 1 tuổi, được bán cho ông Robert Sangster tại bang Kentuky (Mỹ) vào ngày 23/7/1985 với giá 13,1 triệu dollars Mỹ (USD). Tuy nhiên, mức giá trên còn thua xa con ngựa đắt nhất do nhiều người mua. Đó là chú ngựa đua mang tên Conquistadỏ được nhiều người góp tiền vốn mua chung với giá 254 triệu francs Pháp (tương đương 38 triệu USD). Đây cũng là kỷ lục đắt nhất trong sự mua bán các loài động vật hiện biết.
Cổng TTGTĐT sưu tầm
Năm Ngọ nói chuyện thành ngữ về ngựa
Trong số các thành ngữ liên quan tới ngựa của ông cha ta có nhiều điều thú vị. Điều này thể hiện ở chỗ ngoài đời, ngựa luôn luôn được coi là loài vật hiền lành, có ích, đáng yêu nhưng trong thành ngữ, nghĩa của nó lại “lưỡng phân” thành hai hướng, nửa tích cực, nửa... tiêu cực.
Bốn thành ngữ dưới đây là một ví dụ. Với câu “Mã đáo thành công” và "Thẳng như ruột ngựa" thì ngựa mang một thông điệp hay, tốt lành, còn hai thành ngữ “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” và “Ngựa quen đường cũ” thì chú ngựa lại mang ý nghĩa… “bất kham”, hàm ý xấu.
“Mã đáo thành công”
Nguyên văn đầy đủ theo âm Hán Việt của câu này là "Kì khai đắc thắng, mã đáo thành công", có nghĩa là: "cờ phất (làm hiệu) chiến thắng, ngựa quay về (báo tin) thành công".
Ảnh minh họa
Bốn thành ngữ dưới đây là một ví dụ. Với câu “Mã đáo thành công” và "Thẳng như ruột ngựa" thì ngựa mang một thông điệp hay, tốt lành, còn hai thành ngữ “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” và “Ngựa quen đường cũ” thì chú ngựa lại mang ý nghĩa… “bất kham”, hàm ý xấu.
“Mã đáo thành công”
Nguyên văn đầy đủ theo âm Hán Việt của câu này là "Kì khai đắc thắng, mã đáo thành công", có nghĩa là: "cờ phất (làm hiệu) chiến thắng, ngựa quay về (báo tin) thành công".
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa |
Có truyền thuyết liên quan tới chuyện này. Số là, vào năm Kỉ Dậu 1789, sau cuộc hành binh thần tốc từ Nam ra Bắc, tướng quân Nguyễn Huệ đã đánh tan 20 vạn quân Thanh và kéo quân vào thành Thăng Long đúng ngày mùng 5 Tết. Để cấp báo tin thắng trận, Nguyễn Huệ sai người mang một cành đào thật đẹp, cưỡi ngựa chuyển ngay cho Công chúa nhà Lê là Ngọc Hân. Quân sĩ tuân lệnh, cho năm sĩ tốt, ngựa khỏe, tức tốc nhận sứ mệnh mang cành đào Nhật Tân của kinh thành Thăng Long đi ngay. Khi Công chúa Ngọc Hân nhận được, hoa và nụ trên cành đào kia vẫn còn tươi rói. Thế là cành đào kia mang ý nghĩa tin báo tiệp.
Đấy là một cách cắt nghĩa xuất xứ của câu thành ngữ "Mã đáo thành công". Nhưng trong dân gian hiện nay, theo quan niệm phong thủy truyền thống, thì "mã đáo thành công" được coi là 4 chữ vàng đối với những người làm ăn, trong kinh doanh hay buôn bán. Thêm nữa, do chữ "bát" cùng cùng âm với chữ "phát", có nghĩa là "phát đạt" nên bức tranh "Bát mã phi nước đại" với dòng chữ trang trọng viết câu thành ngữ "Mã đáo thành công" được coi như món quà mừng cho những ai bắt đầu khởi nghiệp làm ăn, khai trương cửa hàng, mừng tân gia (nhà mới)...
Dần dần, câu "Mã đáo thành công" không chỉ dùng trong giới thương gia hay những người làm ăn, liên quan tới kinh tế mà người ta còn dùng để chúc nhau, mong muốn cho nhau gặp thuận lợi, mọi việc được hanh thông, tấn tới, phát tài phát lộc: Mã đáo như gió cưỡi mây/Thành công sẽ tới hôm nay rất gần...
“Thẳng như ruột ngựa”
Chắc ai trong chúng ta cũng biết một điều là khi nói về tính tình của một người bộc trực, thẳng thắn, nghĩ sao nói vậy, không lắt léo, không giấu giếm... dân gian hay dùng thành ngữ “Thẳng ruột ngựa hay thẳng như ruột ngựa" để diễn tả.
Nhưng sao lại nói "thẳng như ruột ngựa" mà lại không nói "thẳng như ruột bò" (vì ruột ngựa mà thẳng thì chúng ăn uống, tiêu hóa thế nào)!
Thành ngữ "Thẳng (như) ruột ngựa" được hình thành nhờ vào sự quan sát con vật nuôi quen thuộc, dùng để kéo xe thồ, chở hàng, dùng làm phương tiện chiến đấu cho các hiệp sĩ, các đội kị binh ngày xưa.
Ngựa là con vật ăn cỏ như trâu bò, nhưng bộ máy tiêu hoá của ngựa lại khác rất xa với trâu bò. Dạ dày ngựa thuộc loại dạ dày đơn, không tiêu hoá được nhiều chất xơ cứng. Ruột ngựa rất dài, đặc biệt đoạn nối ruột non với dạ dày (gọi là manh tràng) cũng dài tới 1m và rất lớn giống một chiếc ống, thẳng và to với đường kính 15-25cm. Quá trình tiêu hoá chủ yếu diễn ra ở đây chứ không phải ở dạ dày. Có lẽ dựa vào cơ sở giải phẫu nội tạng của con ngựa và căn cứ vào những điều thu nhận được bằng quan sát trực quan mà trong nhận thức của người Việt Nam, ruột ngựa được xem là một đối chứng về tính chất "thẳng" và trái ngược với "cong queo", "ngoằn ngoèo" vốn là đặc điểm của ruột các con vật nói chung.
Thoạt đầu phép so sánh thẳng (như) ruột ngựa chắc là chỉ miêu tả tính chất hình thể, vật thể mà con người có thể thấy được, quan sát được. Tuy nhiên, trong tiếng Việt, ruột hay bụng, lòng, dạ, đều có ý nghĩa biểu trưng cho tình cảm, tâm tư, suy nghĩ, nhận thức của con người. Ta thấy còn có các câu, như: ruột đau như cắt, bầm gan tím ruột, nóng gan nóng ruột, (đau) đứt từng khúc ruột, ruột để ngoài da… Chính nhờ vào tính biểu trưng của ruột theo quan niệm của người Việt mà thành ngữ thẳng (như) ruột ngựa được “cấp” thêm một nét nghĩa mới. Thành ngữ được chuyển từ ý nghĩa miêu tả đặc điểm, tính chất cụ thể bề ngoài trực quan đến ý nghĩa biểu thị tính tình con người hoặc tính chất hình tượng thuộc phạm vi tinh thần.
Trong sử dụng ngôn ngữ, thẳng như ruột ngựa thường được dùng để chỉ sự bộc trực ngay thẳng, thật thà của tính cách con người. Trong cách đối xử, người có tính thẳng ruột ngựa được xem là người hiền lành, không có ác tâm, không lắt léo, không tính toán vòng vo, không so đo hơn thiệt.
Trong nhiều trường hợp, thành ngữ thẳng ruột ngựa được dùng để chỉ tính chất mộc mạc, dung dị và chân phương. Thí dụ: “Nếu thơ Thái và thơ Mường bay bướm thì thơ Mèo thẳng ruột ngựa, không bóng gió” (Báo Văn nghệ).
Vậy là, theo đánh giá của người đời, đặc tính thẳng ruột ngựa được xem là tốt, tích cực, đáng yêu, dễ cảm thông. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là những gì trái với tính chất thẳng ruột ngựa đều xấu, đều tiêu cực. Thực ra, người Việt trong nhiều cảnh huống, nhiều trường hợp chỉ dùng thành ngữ thẳng ruột ngựa để xác định tính của của con người, tính chất sự vật đối lập với sự kín đáo, tế nhị, bóng bẩy, hoa lá và những tính chất đa dạng khác trong cuộc sống.
“Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”
“Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” là một thành ngữ Hán Việt đã khá quen thuộc trong giao tiếp hiện nay. Xét nghĩa từng thành tố, ta thấy: ngưu là “trâu”, mã là “ngựa”, tầm là “tìm”. Ghép lại theo cấu trúc tổng thể, ngữ nghĩa chung sẽ là “trâu tìm đến trâu, ngựa tìm đến ngựa”. Chuyện này cũng quá rõ rồi. Vì thông thường, mọi loài vật sống theo bầy đàn, có thói quen đi cùng nhau khi kiếm ăn hay về chuồng…
Thế nhưng điều thú vị là hiện tại, ngữ nghĩa chung của thành ngữ “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” này lại lệch theo hướng khác. Nó hàm chỉ “những kẻ xấu thì thường hay tìm đến những kẻ xấu khác, để cùng giao du hay mưu đồ làm những việc mờ ám”.
Nhưng sao thành ngữ này lại chỉ biểu hiện nghĩa xấu thế nhỉ? Vì nếu chỉ “trâu tìm trâu, ngựa tìm ngựa” thì câu chuyện ở đời thật đơn giản: loài nào đi tìm loài ấy.
Sách Tả truyện, được coi là sáng tác của Tả Khâu Minh (viết trong khoảng năm 722 đến 468 trước công nguyên), có chép một truyện về danh tướng Ngô Khởi. Ngô Khởi là đệ tử của Khúc Ban mà Khúc Ban lại là học trò yêu của Khổng Tử. Trong một lần chinh chiến, con ngựa của Ngô Khởi bị tuột cương, chạy lạc vào một bầy trâu rừng. Thấy kẻ lạ, bầy trâu bèn quây lại húc con ngựa lạc kia tơi bời. Phải khó khăn lắm ngựa ta mới thoát khỏi vòng vây, may mắn chạy đến một đàn ngựa thả rông trên thảo nguyên. Không chỉ thoát chết, chú ngựa này còn được một bác tiều phu đem về nhà chăm sóc và cuối cùng tìm được chủ tướng Ngô Khởi.
Về xuất xứ là như vậy. Nhưng với người Việt ta, trâu ngựa vốn chỉ được coi là loài vật thân phận thấp hèn (Làm thân trâu ngựa cho loài khuyển dương) và hay có những hành vi độc ác, kiểu súc vật (đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi). Có lẽ chính vì lẽ đó mà câu thành ngữ “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” đã mang một nét nghĩa tiêu cực, chỉ hành động a dua, đua đòi của những kẻ xấu, "thầy nào thì tớ ấy" thôi.
“Ngựa quen đường cũ”
Chắc mọi người đã từng nghe nói tới câu thành ngữ ngựa quen đường cũ? Câu này đã đi vào kho tàng thành ngữ Việt Nam với nghĩa quen dùng để nói về hiện tượng ai đó vẫn cứ lặp lại những sai lầm đã mắc, do nhận thức chưa tiến bộ hay do một thói quen khó bỏ nào đấy.
Nghĩa được dùng hiện tại như vậy là rõ rồi. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là, xuất xứ của câu thành ngữ này lại khá đặc biệt, bắt nguồn từ điển tích liên quan đến ngựa.
Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, trong sách Cổ học tinh hoa (NXB Văn học, 2003) kể rằng: Ngày xưa, Quản Trọng (725-645 trước công nguyên) - một danh tướng thời Xuân Thu - vốn xuất thân từ nghề chăn nuôi voi ngựa và có biệt tài “nói chuyện được với voi và ngựa”. Quản Trọng có một chú ngựa đực, ức nở, lông mượt, chạy phi nước kiệu như gió. Có một lần, Quản Trọng phi ngựa tới nhà Thấp Bằng bàn chuyện đánh nước Cô Trúc. Đến nơi, Quản Trọng thả ngựa ra vườn cho nó gặm cỏ. Trong khi hai chủ nhân bàn chuyện, chú ngực đực của ông nghe tiếng hí xa xa của “nàng” ngựa cái của Thấp Bằng. Ngựa cái vừa cựa mình vào máng tàu ngựa, vừa hí. Ngựa của Quản Trọng cũng hí ra điều đáp lại. Thế là qua tiếng hí gọi bầy, hai con ngựa làm quen với nhau và trở nên thân thiết.
Mấy hôm sau, khi trở lại nhà rồi, chú ngựa của Quản Trọng nhớ bạn, nhân lúc được thả rông ngoài vườn, nó liền vượt đường xa, đến thăm “cô bạn cũ” của mình. Con ngựa của Thấp Bằng thấy bạn đến thì vui mừng, hí lên mấy tiếng, như có ý hỏi: “Làm sao mà anh biết đường?”. Ngựa đực lấy chân cào cào xuống cỏ cũng như muốn trả lời rằng: “Ấy là giống ngựa nhà ta một lần đi là quen đường cũ”. Biết chuyện này, Quản Trọng không trách ngựa mà còn khen: “Chà! Mày quả là kẻ có tình có nghĩa”.
Sau này, Quản Trọng cùng Thấp Bằng dựng cờ theo Tề Hoàn Công đánh Cô Trúc. Một lần, đánh trận xong, quay trở về tuyết bỗng rơi xoá hết đường cũ khiến Quản Trọng và Thấp Bằng không còn nhớ đường về. Bỗng Quản Trọng nhớ đến con ngựa giỏi tìm đường của mình năm xưa. Ông liền nói với nó: Này ngựa ơi, hãy đưa chúng ta về chốn cũ! Chú ngựa như hiểu ý liền tung vó phăm phăm chạy lên trước, đoàn quân của Quản Trọng và Thấp Bằng cứ thế theo sau, vòng qua các khe sâu, rừng thẳm, tuyết dày tìm được đường về nước.
Như vậy, câu chuyện trên nói về một con ngựa, nhờ khứu giác tài tình đã giúp chủ tìm lại đường về trong cơn hoạn nạn. Nhưng qua thời gian, khi vận dụng vào cuộc sống, dân gian đã dùng diễn tả một ngữ nghĩa khác: Ai đó cứ theo thói quen cũ, không dứt bỏ được, chứng nào tật ấy, không chịu tu tỉnh cải sửa thì thật là điều đáng chê trách. Sự biến chuyển nghĩa đó quả là lạ với chúng ta bây giờ. Nhưng sự thay đổi như vậy không phải ngoại lệ, vì có rất nhiều trường hợp từ ngữ mà dân gian sử dụng thành thói quen đã khác hẳn ngữ nghĩa ban đầu: Ngày xưa tình nghĩa ngựa về/ Bây giờ là kẻ theo nghề quen mui/Chuyện nghe tuy đã cũ rồi/Vẫn là bài học cho đời hôm nay…
Nguồn : http://www.baoquangngai.vn/channel/6105/201401/nam-ngo-noi-chuyen-thanh-ngu-ve-ngua-2290102/
Nồi bánh chưng ngày Tết và niềm vui sum họp
Nói đến Tết ngoài đào, mai hay lọ hoa chơi Tết còn có nhiều thứ đã trở thành truyền thống của người Việt, trong đó ẩm thực phục vụ Tết là một điều rất quan trọng. Một trong những món ẩm thực không thể thiếu vào dịp này đó là bánh chưng xanh.
Không rõ chính xác bánh chưng có từ khi nào, chỉ biết rằng cho đến nay đây là loại bánh có lịch sử lâu đời nhất được sử sách ghi lại. Sự xuất hiện của bánh chưng gắn với truyền thuyết về hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Theo quan niệm của người xưa, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ. Bánh có màu xanh lá cây, hình vuông được coi là đặc trưng cho đất còn bánh giầy hình tròn tượng trưng cho trời. Bánh chưng cũng là một nét văn hóa truyền thống của người dân Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn đối với ông cha, cội nguồn và đất trời.
Không rõ chính xác bánh chưng có từ khi nào, chỉ biết rằng cho đến nay đây là loại bánh có lịch sử lâu đời nhất được sử sách ghi lại. Sự xuất hiện của bánh chưng gắn với truyền thuyết về hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Theo quan niệm của người xưa, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ. Bánh có màu xanh lá cây, hình vuông được coi là đặc trưng cho đất còn bánh giầy hình tròn tượng trưng cho trời. Bánh chưng cũng là một nét văn hóa truyền thống của người dân Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn đối với ông cha, cội nguồn và đất trời.
Trước kia mỗi độ xuân về, việc chuẩn bị bánh chưng là một trong những việc quan trọng nhất cũng là vui nhất với mọi gia đình. Bởi không chỉ đơn giản là một món ăn truyền thống, các công đoạn chuẩn bị gói bánh chưng và luộc bánh chưng cũng đã trở thành một nét văn hóa đẹp của người Việt.
Các gia đình đông con cháu phải chuẩn bị trước đó cả tháng trời để có được một nồi bánh chưng đầy đủ cho cả nhà. Mọi công đoạn của việc chuẩn bị làm bánh được chia đều cho người lớn trẻ nhỏ, người lớn thì đãi đỗ, vo gạo, ướp thịt, lũ trẻ con thì rửa lá dong rồi cả nhà cùng quây quần ngồi gói bánh.
Ngày nay, xã hội phát triển, cuộc sống ngày càng hiện đại và đơn giản hóa các hình thức lễ tiết truyền thống. Các dịch vụ khiến con người ta đâm “lười” trong việc chuẩn bị Tết, bánh chưng bây giờ không mấy nhà gói mà chọn giải pháp mua sẵn, thế nhưng việc gói và luộc bánh chưng vẫn là một trong những nét truyền thống được nhiều người nhớ đến và ghi sâu trong tâm trí, thế nên dân gian ta có câu “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều gia đình muốn con em mình biết các nghi lễ và tục lệ truyền thống vẫn thường tổ chức gói bánh chưng. Những gia đình thưa người thì rủ mấy nhà lại cùng làm để đủ một mẻ luộc bánh, vừa vui vừa đảm bảo chất lượng lại vừa gần gũi, ấm cúng.
Mặc dù là một món ăn dân dã thế nhưng việc có được một chiếc bánh chưng ngon không hề đơn giản chút nào. Đầu tiên là khâu chuẩn bị lá dong, nên chọn lá không to quá cũng không nhỏ quá, lá không non quá mà cũng đừng già quá. Lá nhìn phải bóng, xanh đậm, cuống nhỏ. Khi chọn được lá ưng ý, đem rửa sạch sẽ, phơi chỗ thoáng gió. Không phơi quá khô mà chỉ cần ráo nước là được, nhiều nhà còn cẩn thận chuẩn bị cả những khăn sạch để lau khô lá. Tiếp đến là chọn gạo nếp, muốn chọn gạo ngon phải chọn loại nếp mùa, hạt bóng mẩy và đều nhau. Gạo ngâm khoảng 10 - 12 giờ bằng nước lạnh sau đó vo qua, để ráo nước và xóc muối trắng lượng vừa phải cho thêm vị đậm đà. Đặc trưng của bánh là vị mặn của gạo, vị thơm của đỗ, vị béo của thịt… vì vậy để bánh ngon cần chú ý cho lượng muối vừa đủ với số lượng gạo và đồng đều với đỗ, thịt. Sau gạo là đỗ xanh, đỗ xanh đã tách đôi, đem ngâm nước lạnh khoảng 8-10 tiếng, sau đó đãi cho sạch vỏ, để ráo nước. Màu vàng óng của hạt đỗ tượng trưng cho một năm mới tràn trề tài lộc, thịnh vượng. Tâm bánh có cả thịt nạc cả mỡ, để có được nhân bánh thật ngon thì thịt cần ướp với hành khô bóc sạch vỏ, thái nhỏ, hạt tiêu tự xay và gia vị. Người xưa quan niệm rằng thịt cần có cả nạc cả mỡ bởi mỡ để cho bánh béo ngậy như sự khỏe mạnh của gia chủ, nạc đỏ hồng mang nhiều niềm vui cho năm mới.
Sau khi chuẩn bị hết các nguyên liệu làm bánh là đến công đoạn gói bánh, nhìn các bà các mẹ gói bánh thoăn thoắt thấy đơn giản nhưng khi bắt tay vào sẽ thấy để có được chiếc bánh vuông vức không hề dễ chút nào. Riêng việc chọn lạt để gói bánh cũng đã cho thấy sự cầu kỳ, tỉ mẩn đòi hỏi sự kiên trì của người gói bánh. Lạt phải chọn những đốt giang dài từ 70-90 cm, cạo vỏ ngoài, sau đó chẻ từng miếng đều nhau. Nên ngâm ống giang trước khi chẻ để có độ mềm, còn khi chẻ thành lạt thì phơi khô để khi gói bánh sẽ chắc tay, mềm và dễ buộc. Người có kinh nghiệm thì gói bằng tay, xưa kia thì các cụ nhà ta đều gói tay nhưng nay đã có thêm khuôn cho những người ít kinh nghiệm dễ thực hiện. Một chiếc bánh cho khoảng 5 – 6 lá dong, còn gạo và nhân bánh tùy thuộc vào độ lớn của chiếc bánh cần gói. Bánh gói làm sao phải kín, vuông, đều, đẹp, rền. Khi bóc, bánh có màu xanh của lá dong, vị thơm ngon của đậu xanh, thịt, hạt tiêu, vị vừa ăn.
Bánh sau khi gói xong thì đến công đoạn luộc bánh, cảm giác cả nhà quây quần xum tụ bên nồi bánh chưng được nấu bằng bếp củi, vừa chờ bánh chín vừa chuyện trò đã trở thành một hình ảnh đẹp và rất đỗi thân thương với mỗi người dân Việt. Bánh ngon phải đảm bảo luộc đủ 12 giờ, có như vậy thì bánh mới chín, đảm bảo không bị “lại gạo” và bị sượng.
Vẫn biết cuộc sống hiện đại bận rộn và nhiều mối lo toan, gần ngày Tết qua siêu thị hoặc chợ mua vài chiếc bánh để đủ mâm cơm Tết cũng đã là tốt rồi nhưng khi cả gia đình cùng nhau chuẩn bị gói bánh, làm cho cái Tết trở nên ấm cúng, hạnh phúc và gắn kết cũng là một lý do để chúng ta duy trì nét văn hóa truyền thống này.
Nguồn : http://www.baoquangngai.vn/channel/6105/201401/noi-banh-chung-ngay-tet-va-niem-vui-sum-hop-2289998/
Tục kiêng 3 miền trong những ngày Tết
Kiêng quét nhà hay đổ rác, kỵ đánh vỡ cốc chén và ăn những món thịt chó, thịt vịt trong ngày Tết.
Miền Bắc
Trước Tết, nhà nào cũng quét dọn sạch sẽ nhà cửa để trong ba ngày đầu tiên của năm mới, cây chổi quét nhà không được động đến. Theo quan niệm, quét nhà là quét hết vận đỏ và lộc năm mới đi. Vì thế sẽ không ai quét nhà vào 3 ngày đầu năm.
Tránh làm rơi vỡ trong 3 ngày Tết để tránh đổ vỡ, xui xẻo trong cả năm. Ảnh: Traveller. |
Tục kiêng đổ rác xuất phát từ câu chuyện trong Sưu thần ký. Chuyện kể rằng, có một người lái buôn đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy thần tặng nàng hầu tên là Như Nguyệt. Ông trở nên giàu có, tiền bạc đầy nhà. Năm ấy, vào ngày mồng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi nhỏ, bị ông chủ đánh đập nên biến vào đống rác. Người lái buôn không biết, mang rác đổ đi. Từ đấy, ông lại nghèo như xưa.
Kiêng không treo những tranh không hay như đánh ghen, kiện tụng... mà phải tìm bằng được tranh lợn, gà, cậu bé. Những bức tranh của làng tranh Đông Hồ, Hàng Trống mang ý nghĩa tốt đẹp, may mắn.
Ngày mùng Một Tết, đừng đến xin lửa nhà người khác vì lửa đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may. Tương tự như vậy, tránh xin nước những ngày này.
Dân gian có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” với rất nhiều cách giải thích khác nhau. Đầu tiên, việc mua muối được xem là mua cái sự mặn mà về nhà cho cả năm. Còn vôi cũng có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, thể hiện qua 3 cách dùng: Xây nhà xây cửa, ăn trầu và rải 4 góc nhà đuổi tà ma. Cũng có một cách giải thích khác cho rằng cuối năm phải mua vôi để tiếp vôi cho ông bình vôi.
Những người "nặng vía", không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà ngày đầu năm. Một vài gia đình sẽ chọn người hợp tuổi với nhà mình để mời xông đất. Người gia đình có tang trong năm trước không đến chơi gia đình nhà khác vào dịp năm mới để tránh xui xẻo.
Những từ ngữ xui xẻo như chết chóc, ốm đau được tránh nói trong những ngày đầu năm.
Làm vỡ bát đĩa, cãi nhau, chửi nhau khiến không khí ngày Tết kém vui và bất hòa trong suốt cả năm, kiêng cữ để được vui vẻ cả năm dài.
Miền Trung
Người dân miền Trung có tục kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt, thịt chó trong ngày Tết và cả tháng đầu năm. Người ta cho rằng ăn thịt vịt sẽ gặp xui xẻo. Một số vùng không ăn tôm vì sợ... đi giật lùi như tôm.
Ngày Tết kiêng mặc quần áo màu trắng, màu đen mà nên chọn những sắc màu vui tươi, đẹp mắt cho những ngày đầu năm mới.
Miền Nam
Trong những ngày Tết, khách đến chơi nhà vào bất kể giờ giấc nào, bất kỳ ai cũng được gia chủ dọn cỗ, mời uống rượu, ăn bánh. Khách không được từ chối bữa ăn, dù no cũng phải nhấm nháp chút ít.
Người miền Bắc tránh quét nhà trong 3 ngày đầu năm, còn người miền Nam cất chổi để tránh bị trộm sạch của cải. Ảnh: Famliy. |
Đi đâu xa cũng phải về nhà trước giờ Giao thừa. Ai không về kịp xem như cả năm sau người ấy phải bôn ba vì công việc làm ăn.
Nếu trong ngày Tết để mất chổi nghĩa là năm đó gia đình sẽ bị trộm vét sạch của cải.
Nguồn : http://www.baoquangngai.vn/channel/6105/201401/tuc-kieng-3-mien-trong-nhung-ngay-tet-2290067/
Ý nghĩa của cây nêu trong ngày Tết Nguyên đán
Từ bao đời nay, đối với người Việt Nam, hình ảnh cây nêu được coi là biểu tượng thiêng liêng nhất của ngày Tết Nguyên đán. Nó gắn liền với một sự tích huyền thoại mang đậm tính nhân văn sâu sắc.
Cây nêu ngày Tết. (Ảnh: Internet) |
Về sự tích của cây nêu
Theo truyền thuyết và Phật thoại, xa xưa, Người và Quỷ cùng sống trên mặt đất. Quỷ cậy mạnh chiếm đoạt toàn bộ đất đai và bắt Người đi làm thuê cho chúng với những điều kiện ngày càng khắt khe.
Với trò “ăn ngọn cho gốc”, đến mùa gặt Quỷ lấy hết phần ngọn (những bông thóc), còn Người chỉ được phần gốc (rạ). Phật thương Người, mách bảo Người đừng trồng lúa mà trồng khoai lang. Mùa thu hoạch ấy, Người lấy hết củ, Quỷ chỉ được dây và lá khoai.
Quỷ tức tối, mùa sau quy định lại là “ăn gốc, cho ngọn”. Người liền trở về trồng lúa như cũ. Vẫn thất bại, Quỷ đòi “lấy cả gốc lẫn ngọn”. Phật mách Người nên trồng ngô. Người làm theo và lại thắng (vì bắp ngô ở khoảng giữa thân cây). Uất ức, Quỷ tịch thu toàn bộ ruộng đất, không thuê Người trồng cấy gì nữa.
Phật bảo Người thương lượng với Quỷ để mua một miếng đất chỉ bằng bóng chiếc áo cà sa. Người sẽ trồng một cây tre, trên đó mắc áo cà sa, đất của Người là phần đất giới hạn bởi bóng áo ấy. Quỷ nghĩ chẳng đáng là bao nên đồng ý, và hai bên giao ước: đất trong bóng áo là của Người, ngoài bóng áo là của Quỷ.
Khi Người trồng xong cây tre, Phật đứng trên ngọn, tung áo cà sa bay tỏa ra thành một miếng vải tròn. Rồi Phật hóa phép làm cho cây tre cao vút mãi lên, đến tận trời. Tự nhiên đất trời trở nên âm u: bóng của áo cà sa dần dần che kín khắp cả mặt đất.
Quỷ không ngờ có sự phi thường như thế, mỗi lần bóng áo lấn dần vào đất của chúng, chúng phải dắt nhau lùi mãi lùi mãi. Cuối cùng Quỷ không có đất ở nữa, phải chạy ra biển.
Quỷ tập hợp lực lượng phản công hòng chiếm lại đất. Cuộc chiến diễn ra hết sức ác liệt. Biết quân của Quỷ sợ máu chó, lá dứa, tỏi, vôi bột nên Phật và Người sử dụng những thứ ấy làm vũ khí. Quỷ bị đại bại, bị Phật bắt, đày ra biển. Chúng van xin Phật, hàng năm, cho chúng vào thăm đất liền vài ba ngày. Phật thương tình, đồng ý.
Vì thế, hàng năm cứ đến ngày Tết Nguyên đán là ngày Quỷ vào thăm đất liền, thì người ta theo tục trồng nêu để cho Quỷ không dám bén mảng vào chỗ người đang ở.
Trên ngọn cây nêu, Người ta treo khánh đất nung để mỗi khi gió rung thì có tiếng động phát ra để luôn nhắc bọn Quỷ nghe mà tránh. Cũng trên đó có buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía đông và rắc vôi bột xuống đất vào những ngày Tết để cấm cửa Quỷ.
Những ý nghĩa sâu sắc
Trồng cây nêu đã trở thành tục lệ Tết phổ biến của các dân tộc Việt Nam: từ Kinh, Thái, Mường đến Ba Na, Gia Rai... Trên ngọn nêu, người ta thường treo một túm lá dứa, lông gà, cành đa, lá thiên tuế, những chiếc khánh và con cá bằng đất nung, cùng một tán tròn bằng tre nứa dán giấy đỏ.
Ngoài ra có nơi còn treo những chiếc đèn lồng, đèn xếp hoặc vài xấp tiền, vàng mã... Dù với dụng ý khác nhau, nhưng những vật treo đều tượng trưng cho mong muốn bảo vệ con người, tạo lập hạnh phúc cho con người. Ví như lá dứa để dọa ma quỷ (vì ma quỷ sợ gai), không cho chúng vào quấy phá.
Cái khánh đồng âm với “khánh” có nghĩa là “phúc”: năm mới đem lại hạnh phúc cho gia đình. Cành đa tượng trưng cho điều lành và tuổi thọ. Tiền vàng mã để cầu tài, cầu lộc. Lông gà là biểu tượng chim thần (một sức mạnh thiên nhiên giúp người).
Đặc biệt, cây nêu còn coi là cây vũ trụ - nối liền Đất với Trời. Tán tròn bằng giấy đỏ tượng trưng cho Mặt Trời và ngọn nêu là nơi chim thần (sứ giả của Mặt Trời) đậu. Cuối năm (cuối mùa đông) mới trồng cây nêu để đầu năm ngọn nêu vươn lên đón ánh nắng xuân, sức sống xuân.
Nghi thức thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam
Nghi thức thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam được coi là độc đáo, trở thành hệ thống và có ý nghĩa riêng của nó. Khởi đầu những ngôi mộ trong hang động ở vùng trung du Bắc Bộ có những vật dụng đem theo cho người chết với sự tin tưởng người chết vẫn sống ở thế giới vĩnh hằng. Con người, ông bà, tổ tiên mình có thể thành Tiên, thành thần, thành thánh, thành Phật.
Chính vì vậy, người ta lập bàn thờ, nhà thờ một cách trang trọng. Khi cúng tế, người ta luôn cầu ân đức, tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu. Không chỉ ngày giỗ, ngày Tết mà còn có những dịp trong đại của con người như đám cưới, đám tang hay khi gặp hoạn nạn, làm ăn, đều khấn vái, kính cáo Tổ tiên.
Các nhà nho trước đây cho rằng thờ cúng tổ tiên chỉ để thể hiện chữ hiếu, với tinh thần chim có tổ, người có tông, uống nước nhớ nguồn.
Ngày nay, mọi gia đình người Việt Nam đều thờ tổ tiên và hầu hết đều có bàn thờ gia tiên, đó chính là quốc đạo, lấy con người làm chủ vạn vật, coi trọng âm đức, cái đức thiêng liêng của con người./.
Ngày xuân hương vị dưa hấu đỏ
Dân Việt - Người dân Nam Bộ quan niệm rằng: “Tết đến trong gia đình không có cặp dưa hấu đỏ thì chưa đủ dư vị Tết Nguyên đán cổ truyền dân tộc”.
Tết Nguyên đán, ở Nam Bộ hầu như các gia đình người Việt Nam đều trưng bày mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên. Mâm ngũ quả Tết có một ý nghĩa đặc biệt, trong đó không thể thiếu cặp dưa hấu và các loại quả khác như: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài. Nói theo người miền Nam là cầu – dừa [vừa] – đủ – xài [xoài] – là điều mong ước của mọi nhà trong năm mới. Với sắc màu rực rỡ, hình dáng độc đáo cùng với ý nghĩ sâu xa, cặp dưa hấu đỏ làm cho ngày Tết thêm sinh động thiêng liêng.
Chợ dưa hấu trưng tết.
Khi gió chướng về, ngoài đồng gió hiu hiu trong tiết trời hanh hanh lạnh, trên các đồng ruộng rẫy ở Gò Công (Tiền Giang), Cần Đước (Long An), Vũng Thơm và Đại Tâm (Sóc Trăng) xanh rờn màu xanh dưa hấu. Dưa hấu trưng Tết nơi này nổi tiếng từ lâu, được nhiều người Nam Bộ biết đến là “Ngọt thanh như đường cát, mát chẳng kém đường phèn”.
Vào dịp Tết đến xuân về người mua dưa hấu trưng chọn rất kỹ từ màu sắc. Quả dưa phải sáng và tròn đều, trái cân đối không lớn và nhỏ quá. Còn người buôn bán dưa hấu để trưng Tết hầu hết cũng phải lặn lội về tận các ruộng, rẫy trồng dưa, chọn đồng, chọn dưa, đặt cọc trước với giá luôn đắt hơn loại thường. Rồi tự họ chăm sóc dưa trước cả tuần và không tưới nước nhiều. Gần đến ngày thu hoạch, họ bảo quản công phu để dưa hấu Tết luôn luôn đẹp.
Phải tính chừng đoạn đường vận chuyển, dưa hấu phải lót rất nhiều rơm xung quanh và chăm sóc còn hơn vận chuyển trứng, tránh sự trầy xước. Xe chở dưa phải chạy chậm, đi vào ban đêm hoặc trời râm mát… Tất cả đều phải công phu, cẩn trọng.
Trồng dưa hấu trưng Tết cực hơn trồng dưa thương phẩm, nhưng bù lại giá luôn đắt hơn loại thường gấp 2 – 3 lần, có năm trời mưa muộn, sương muối nhiều dưa trưng Tết thất mùa, cặp dưa hấu đẹp lên đến vài trăm ngàn đồng.
Dưa hấu trưng Tết được chọn rất kỹ từ màu sắc và tròn đều.
Quả dưa hấu ngoài việc trưng bày khi Tết đến xuân về, người Nam Bộ còn dùng để đón lộc đầu năm. Theo quan niệm của người Nam Bộ xưa, đến ngày mùng ba Tết đem quả dưa hấu bổ nếu đỏ hồng thì năm đó được nhiều may mắn, làm ăn phát tài phát lộc. Cặp dưa hấu đỏ ngày Tết ở Nam Bộ là phong tục tập quán lâu đời của người dân đất phương Nam. Vì người dân Nam Bộ quan niệm rằng: “Tết đến trong gia đình không có cặp dưa hấu đỏ thì bất thành Tết Nguyên đán cổ truyền dân tộc”.
Hương vị dưa hấu đỏ trưng Tết là phong tục tập quán lâu đời của người dân đất phương Nam.
Trồng dưa hấu Tết cũng là dịp nhiều nhà nông ở nơi này có cơ hội tăng thu nhập cải thiện đời sống và chuẩn bị mừng xuân đón Tết cổ truyền dân tộc. Ngày nay, cuộc sống hiện đại cộng với sự giao lưu phong tục làm cho mâm ngũ quả có thể nhiều hơn, cách sắp xếp tự do hơn, có trang trí thêm hoa lá…nhưng vẫn không thể thiếu cặp dưa hấu đỏ, biểu hiện của ngày Tết dân tộc.
Trong ba ngày Tết đến xuân về trên bàn thờ tổ tiên có cặp dưa hấu đỏ làm cho quang cảnh ngày Tết và không gian thờ cúng thêm ấm áp, rực rỡ, thể hiện sinh động ý nghĩa triết học, thẫm mỹ trong những ngày Tết cũng như ước vọng lạc quan mà mỗi gia đình mang theo khi bước vào năm mới Giáp Ngọ 2014.
Bánh Tét dịp Tết ở miệt vườn
Dân Việt - Ở miệt vườn Nam bộ, trong ngày Tết, giỗ kỵ có các lễ hội cổ truyền bánh tét để dâng cúng tổ tiên. Tuy nhiên, gần nửa thế kỷ qua, bánh tét truyền thống đã được hóa thân thành một món ăn hấp dẫn, với màu sắc và nhân bánh được cách tân...
Phương Nghi
Người dân miệt vườn Nam bộ chế biến bánh tét một cách tài tình và phong phú, tuỳ theo địa phương mà thêm gia vị cho thích khẩu. Thường gói nếp với nhân đậu xanh thêm một miếng mỡ hoặc thịt ba rọi theo chiều dài đòn bánh. Có nơi không thuần nếp mà trộn lẫn đậu đen để tăng chất lượng vừa dẻo, vừa bùi.
Qua bàn tay khéo của các mẹ, các chị miệt vườn gói bánh tét rất đẹp.
Đặc biệt ở vùng sông nước miệt vườn Đồng bằng sông Cửu Long, ngày xưa những gia đình giàu có, con cháu đông đảo, thường gói bánh tét đòn rất lớn. Khi tét bánh ra, khoang bánh tròn trịa, nằm gọn gàng trong lòng một đĩa kiểu trông khá đẹp mắt. Trung bình một đòn bánh đường kính cả tấc tây và độ nặng khoảng hơn một kg. Một vài địa phương vùng sông nước Tây Nam bộ lại dùng lá dứa giả nhuyển, vắt nước trộn vào nếp để bánh có màu xanh lá mạ hoặc trộn nước cốt dừa sống với nếp để tăng vị béo của bánh…
Công việc gói bánh khá tỉ mỉ. Trước tiên, đem bếp và đậu đen vo sạch để ráo nước. Đậu xanh cà, đãi vỏ để sống. Thịt ba rọi (nửa nạc nửa mỡ) cắt theo chiều dài đòn bánh đã được ướp trước cho thắm hành, muối, đường. Có như thế, thịt vừa trong, vừa đẹp để khi tét bánh ra, thịt hoà tan vào nhân đậu xanh, ăn vừa béo của thịt, vừa bùi của đậu, vừa dẻo của nếp, vừa thơm ngon.
Mỗi lần gói bánh chí ít cũng 3 – 4 chục đòn, tuỳ theo khả năng tài chính của mỗi gia đình. Hai đòn cột thành một cặp, có dây quai để xách cho tiện, khi có làm quà tặng bà con một cặp vừa đẹp, vừa hợp với tập quán vì năm mới phải đủ đôi, ý chúc cho bà con đủ vợ, đủ chồng là niềm hạnh phúc thịnh vượng. Bánh khi luộc phải thường xuyên canh lửa, có khi từ đầu hôm luộc suốt đêm đến 4 – 5 giờ sáng mới vớt ra.
Bánh tét miệt vườn đón xuân thường gói vào ngày cuối năm, đêm lại với không khí lành lạnh, mọi người quây quần bên bếp lửa hồng ấm áp canh chừng nồi bánh tét, vừa uống nước trà, vừa trò chuyện râm ran cả đêm. Để bánh mau chín, các bà nội trợ thường áp dụng một số mẹo vặt, vắt chanh vào nếp hoặc ngâm nếp với nước khóm một thời gian chừng vài ba giờ. Không được ngâm lâu, sợ nếp rã thành bột. Lúc gói bánh, xếp lá chuối ở hai đầu, bẻ thành 4 góc rồi nức đòn bằng cọng lát phơi khô cho dẻo.
Cả nhà mọi người quây quần bên bếp lửa hồng ấm áp nấu nồi bánh tét.
Hiện nay, theo thời hiện đại, cũng có chỗ nức đòn bằng dây chỉ nhựa. Nhiều gia đình ăn chay, gói bánh tét nhân ngọt (không có thịt) nhân đậu xanh có trộn đường; hoặc bánh tét nhân chuối cũng được ưa thích, chuối thay cho nhân đậu xanh, đòn nhỏ một trái chuối, còn đòn lớn ba trái chuối xiêm chín có thêm đường để tăng độ ngọt cho nhân, khi chín có màu đỏ tím.
Tét khoanh bánh ra trong lạ mắt, màu đỏ tím chính giữa nổi bật bên ngoài màu nếp trắng phau. Còn một loại bánh tét được chế biến khá đặc biệt nữa là bánh tét thập cẩm, vẫn bánh tét nếp, phần nhân được nâng cấp có trứng, tôm khô, lạp xưỡng, hột sen, thịt giò Bắc thảo, đậu phộng, nấm đông trộn chung với nhân đậu xanh. Dĩ nhiên, loại bánh này ăn rất ngon và thực hiện quá công phu.
Bánh tét mới luộc xong.
Trong dịp tết cổ truyền, người dân miệt vườn thường làm bánh tét đãi khách và làm quà biếu bà con phương xa. Những ngày đầu năm tiết trời còn hanh lạnh, đôi khi có cả mưa xuân lất phất, bên trong gian nhà sum vấy cùng với những người thân yêu, quây quần đầy đủ, tét bánh lát mỏng xếp trên đĩa ra đãi ăn với thịt kho tàu, chấm nước mắm, kèm củ kiệu, dưa chua thật đậm đà hương vị ngày Xuân.
Màu sắc và nhân bánh tét lá cẩm.
Bánh tét ra giêng còn dư, nhằm đổi khẩu vị, người ta thường đem chiên với dầu hoặc mỡ phi tỏi, ăn kèm với rau sống chấm nước mắm chua thấy lạ miệng sau khi đã chán các món cao lương mỹ vị. Đây cũng là một loại lương khô rất tiện dụng cho du khách đi xa, leo núi hoặc người hành quân lâu ngày, bởi có thể để cả mười ngày, nửa tháng không bị mất phẩm chất.
Món dưa muối 3 miền
Dưa muối, món ăn từ bao đời, có mặt ở hầu hết các bữa ăn gia đình, trong bữa tiệc thịnh soạn hay ở những mâm cỗ Tết, là nét đặc sắc của ẩm thực Việt.
Dưa muối tuy chỉ là món phụ trong bữa ăn nhưng vô cùng phong phú, từ nguyên liệu cho đến cách chế biến. Hương vị của mỗi loại dưa cũng khác nhau, tùy theo cách muối của mỗi vùng miền, thậm chí mỗi gia đình cũng có bí quyết muối dưa riêng.
Nguyên liệu làm dưa nhiều vô kể, tùy theo rau quả của mỗi miền, có những món dưa nức tiếng mà ai ai cũng biết như cà pháo, dưa cải, dưa giá hẹ, củ hành, củ kiệu, măng chua... và cũng có những món dưa “độc quyền” của một số vùng như dọc mùng, nhút mít, dưa hồng, trái sung, trái vả, bông súng, bông điên điển…
Ảnh minh họa - Nguồn internet
Muốn ăn ngay trong ngày, người ta thường muối xổi các loại rau củ như củ cải, cà rốt, bắp cải, dưa leo, giá hẹ, cà pháo, rau muống hay cả dưa cải. Để dưa nhanh thấm, rau củ phải cắt lát hoặc cắt sợi, ngâm trong nước giấm muối đường chừng vài giờ. Kiểu dưa này ăn với món gì cũng được, từ thịt cá đến hải sản, từ món kho, chiên đến ram.
Vị chua ngọt của dưa làm dịu món ăn chính, giúp bữa cơm được cân bằng, đủ vị. Dễ tính là vậy, nhưng với vài món, nên ăn đúng kiểu mới ngon, như cà pháo đi kèm với mắm tôm, thịt luộc; cà pháo ăn với canh cua rau đay; dưa cải ăn với thịt đông; tôm khô kèm củ kiệu...
Muối nén là cách muối mặn, cầu kỳ hơn, tốn thời gian hơn, nhưng cũng để dành được lâu hơn. Dưa thường để nguyên củ, nguyên bắp, rửa thật sạch và phơi hơi héo. Nước muối dưa còn ấm, độ mặn nhiều hơn, thường là ba phần muối một phần đường và phải đổ ngập nguyên liệu. Cũng có thể xếp một lớp nguyên liệu rồi rải một lớp muối mỏng mà không dùng nước. Quan trọng nhất là phải nén thật chặt để dưa không bị nổi lên. 10-20 ngày sau mới ăn được.
Chỉ từ món dưa cải đơn sơ, người ta có thể chế biến thành bao nhiêu món ăn. Đơn giản nhất là ăn với thịt ba chỉ luộc hay thịt đông. Đổi món thì đem dưa cải nấu canh với cá, với cà chua hay canh sườn non. Lạ miệng thì kho dưa với cá, với thịt heo quay hay chân giò. Dưa cũng được xào với thịt nạc, với nghêu hoặc với trứng. Món nào cũng “bắt” cơm, cũng dễ ghiền.
Khẩu vị muối dưa mỗi miền cũng mỗi khác. Với người miền Bắc, dưa muối chỉ có vị mặn và chua, trong khi với người miền Nam, dưa muối phải chua chua ngọt ngọt mới đạt, đôi khi còn thêm vài trái ớt hay vài lát tỏi cắt mỏng để tăng thêm hương vị. Người miền Trung lại khoái khẩu với món dưa vị mặn ngọt thơm nức mùi riềng. Bởi vậy, cũng không lạ gì khi món dưa ngày Tết ở ba miền cũng khá khác biệt.
Bánh chưng miền Bắc người ta ưa ăn với dưa hành, vị béo của thịt mỡ, nếp trở nên ngon hơn mà không ngán. Bánh tét miền Trung lại “kết” với dưa món. Người miền Nam lại có món dưa kiệu độc đáo, không phải chỉ ăn kèm với bánh tét mà còn là linh hồn của món dưa kiệu tôm khô.
Nghe có vẻ đơn giản, nhưng để có được mấy món dưa giòn giòn mà không úng, màu sắc tươi, không bị thâm chẳng dễ dàng gì, đòi hỏi sự khéo léo, chăm chút và cả tình cảm người nội trợ gửi gắm vào đó
50 đồng năm 1972 của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa
Đồng 20 Tugrik của Mông Cổ
100 Dinar của Algeria năm 1992
1 Dinar của Bahrain (Trung Đông)
20 Rials năm 1965 của Iran
Ngựa thần trên đồng 500 Rials của Iran
20 Dinars Tunisia
25 Dinars Iraq năm 1980
10 Dinars Libya năm 1980
Đồng 50 Manat của Turmenistan (Trung Á)
Đồng 10 Bolivares của Venezuela năm 1980
Phương Nghi
-------------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học là một điều tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống.
Albert Einstein .
Thời gian trôi đi sẽ có ngày quay lại
Trả lờiXóaHãy nhớ lại rằng “Xuân bất khứ lai”
Xuân trong vũ trụ đi, đi mãi
Thâm tâm lành, Xuân vĩnh viễn không phai .
Ngẩn ngơ thiên lý một mình
Trả lờiXóaHành trang còn mối tơ tình vấn vương
Trong tịch mịch những đêm trường
Ước mơ xuân đến viễn phương mịt mờ
Nguyệt cầm lạnh những phím tơ
Bơ vơ lạc lối bên bờ sơn khê
Người đi sao chẳng thấy về
Mây hồng lãng đãng bốn bề tịnh không
Chập chùng hư ảo mênh mông
Thoảng nghe như tiếng gió đông thở dài
Sương rơi hay lệ u hoài
Theo dòng nước chẩy trải dài chân mây
Hài xuân nhẹ bước đến đây
Ngàn hoa tươi thắm hây hây nắng đào
Hương xuân quyện gió dạt dào
Từng đàn chim én lao xao phiêu bồng.
Lá Xuân Chiều
Trả lờiXóaNguyễn Bạch Dương
Chiều rất nhạt, dáng riêng em rất đậm
Anh đứng nhìn quên lặng lẽ chiều phai
Có những chiếc lá vàng rơi thật vội
Chờ xuân về đỏng đảnh gọi sương mai
Em chậm rãi đi trong chiều thong thả
Ngày cuối năm mưa lất phất mùa xuân
Chiếc lá rụng sau lưng người quét lá
Em nhặt thầm tìm chút biếc cây xanh!
Em nhặt tìm hun hút gió heo may
Hoa vạn thọ rực vàng sân Thánh Thất
Con cu cườm gọi tết vọng bên sông
Hoa sứ nở trắng hiên chiều sắp tắt
Lá xuân thì lạnh phớt giọng sương non
Em lãng đãng hay là anh lẩm cẩm
Hỏi thăm đường tìm địa chỉ mùa hoa
Quên chiếc lá xuân chiều xanh sắc ẩm.