Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Hiển thị các bài đăng có nhãn tư tưởng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tư tưởng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

Các tác phẩm của thi hào Rabindranath Tagore .

 Các tác phẩm của thi hào  Rabindranath Tagore .

Thứ Sáu, ngày 15 tháng 11 năm 2013


THI HÀO TAGORE VIẾNG THĂM TÒA BÁO PHỤ NỮ TÂN VĂN, NĂM 1929

THIỆN MỘC LAN
Năm 1929, thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941) đáp tàu Angers ghé thăm hòn ngọc Viện Đông từ ngày 21 đến 23 tháng 6 năm 1929. Báo chí Sài Gòn thời đó có tường thuật về chuyến viếng thăm lịch sử này như sau:
" . . . Dân trong thành phố Sài Gòn cả Tây, Ta và người Ấn Độ nghinh tiếp tiên sinh rất là trọng thể. Khi tàu cặp cầu, có quan Chánh văn phòng trên phủ Thng Đốc thay mặt chính phủ và ông Béziat, đốc lý Sài Gòn cùng ban ủy viên nghinh tiếp, đều lên tàu chào mừng tiên sinh.
Trong mấy ngày tiên sinh ghé qua đây, có đi thăm các nhà bảo tàng, mấy ngôi chùa và các trường học. Tiên sinh có viếng trụ sở báo Phụ Nữ Tân Văn. (1)
Kể lại buổi tiếp kiến thi hào, bà Nguyễn Đức Nhuận, chủ nhiệm báo Phụ Nữ Tân Văn viết: "Sớm mai ngày chủ nhật 23 juin vừa rồi ông Rabindranath Tagore có ghé viếng bổn báo và bổn Thương cuộc.
Nhân dịp này tôi mới được chiêm yết cái hình dung của nhà đại thi hào; thì ra những bức ảnh đã đăng trong các báo xưa nay còn kém xa cái nét tươi ở gương mặt, cái tinh thần ở đôi mắt, dường như có ánh hào quang sáng rực, của con người có "tiên phong đạo cốt" ấy.
Trước tôi vẫn tưởng ông Ấn Độ này da đen như ông Gandhi, bây giờ mới biết là mình lầm. Ông cao lớn người, tuổi gần 70 mà quắc thước lắm; nước da trắng mịn và ửng đỏ, mũi cao, trán rộng, rõ là trán của một nhà tư tưởng, bàn tay giống như bàn tay của các bà khuê các; ngón tròn mà trắng".
... Mới xem qua lối ăn mặc, thì ông Tagore mường tượng một bậc lão thành đạo mạo An Nam. Trên đội một cái mũ nhung đen, dưới mặc cái áo trắng dài và rộng; kiếng kẹp mũi, râu trắng dài; ảnh của ông chụp ngồi chung với các nhà thân hào An Nam thật là hợp cách lắm.
Tiếng ông nói như tiếng đờn; tiếc là vì tôi không thể hầu chuyện được, vì ông không biết tiếng ta và tiếng Pháp; còn chúng tôi không biết tiếng Bengali và tiếng Anh. Tiếc lắm!
Rồi ông xem tới việc buôn bán của chúng tôi, có hỏi thăm hàng hóa Bắc kỳ, chúng tôi trình cho ông xem, ông có mua một cái áo gấm bông bạc. Chúng tôi có hiến cho ông một cây lãnh của hãng dệt Lê Phát Vĩnh ở Cầu Kho để làm kỷ niệm.
Chúng tôi có trình quyển danh sách các nhà đọc giả báo Phụ Nữ Tân Văn thời vị khách quý ấy có ký tên vào trang đầu, để cho chúng tôi được cái k niệm quý hóa  của một bậc đại tư tưởng Á Đông ta.
Chiều lại, ông còn sai người tới mua hai cái khăn đóng. Hỏi thăm mới biết là ông có đặt may một cái áo dài An Nam, thợ làm suốt một ngày đã xong. Thì ra thi hào Ấn ưng ý cái lối quốc phục của mình, cho nên sắm một bộ y phục An Nam để mặc và làm kỷ niệm ..."(2)
Chú thích: (1) Phụ Nữ Tân Văn SỐ 9 NGÀY 27 THÁNG 6 - 1929   (2) Phụ Nữ Tân Văn SỐ 10 NGÀY 4 THÁNG 7 - 1929
 

 Nguồn   http://vuisongmoingay.blogspot.com/2013/11/thi-hao-tagore-vieng-tham-toa-bao-phu.html






Tạo ngày 24/06/2005 19:12 bởi Vanachi, đã sửa 5 lần, lần cuối ngày 12/06/2008 02:43 bởi Cammy, số lượt xem: 42848

Rabindranath Tagore (1861-1941) là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch, nhạc sĩ và hoạ sĩ Ấn Độ, giải Nobel Văn học năm 1913. Là con thứ mười bốn của một điền chủ - nhà cải cách tôn giáo giàu có. Ông đi học ở trường một thời gian ngắn; về sau học ở nhà với cha. 8 tuổi, R. Tagore nổi tiếng giỏi văn nhất vùng Bengal; 13 tuổi có thể sáng tác nhạc, hoạ, đọc sách cổ bằng tiếng Phạn và dịch kịch Shakespeare; 17 tuổi sang Anh du học; năm 1880, trở về ấn Độ, viết vở nhạc kịch đầu tiên. Năm 1910 ra đời tiểu thuyết sáng giá nhất của R. Tagore - Gora - ủng hộ tính nhẫn nại tôn giáo và chính trị. Năm 49 tuổi R. Tagore xuất bản Gitanjali (theo tiếng Bengal có nghĩa là Lời dâng). Thi phẩm này là lí do cho việc đề cử trao giải Nobel Văn học năm 1913, được cả thế giới công nhận là kì công thứ hai của văn học …

Mùa hái quả (1916) - Fruit gathering

 

Người thoáng hiện - The fugitive

 

Những con chim bay lạc (1916) - Stray birds

 

Quà tặng tình nhân - Lover's gift

 

Tâm tình hiến dâng (Người làm vườn) - The gardener

 

Thơ (1942) - Poems

 

Thơ dâng - Gitanjali: Song offerings

 

  1. Bài số 001
    3
  2. Bài số 002
    1
  3. Bài số 003
    3
  4. Bài số 004
    1
  5. Bài số 005
    1
  6. Bài số 006
    5
  7. Bài số 007
    1
  8. Bài số 008
    1
  9. Bài số 009
    1
  10. Bài số 010
    1
  11. Bài số 011
    2
  12. Bài số 012
    1
  13. Bài số 013
    1
  14. Bài số 014
    1
  15. Bài số 015
    1
  16. Bài số 016
    1
  17. Bài số 017
    1
  18. Bài số 018
    1
  19. Bài số 019
    1
  20. Bài số 020
    2
  21. Bài số 021
    1
  22. Bài số 022
    1
  23. Bài số 023
    2
  24. Bài số 024
    1
  25. Bài số 025
    1
  26. Bài số 026
    1
  27. Bài số 027
    1
  28. Bài số 028
    2
  29. Bài số 029
    2
  30. Bài số 030
    1
  31. Bài số 031
    2
  32. Bài số 032
    1
  33. Bài số 033
    1
  34. Bài số 034
    1
  35. Bài số 035
    2
  36. Bài số 036
    2
  37. Bài số 037
    1
  38. Bài số 038
    2
  39. Bài số 039
    1
  40. Bài số 040
    1
  41. Bài số 041
    1
  42. Bài số 042
    1
  43. Bài số 043
    1
  44. Bài số 044
    1
  45. Bài số 045
    1
  46. Bài số 046
    1
  47. Bài số 047
    1
  48. Bài số 048
    1
  49. Bài số 049
    1
  50. Bài số 050
    1
  51. Bài số 051
    1
  52. Bài số 052
    1
  53. Bài số 053
    1
  54. Bài số 054
    1
  55. Bài số 055
    1
  56. Bài số 056
    1
  57. Bài số 057
    1
  58. Bài số 058
    1
  59. Bài số 059
    1
  60. Bài số 060
    1
  61. Bài số 061
    1
  62. Bài số 062
    1
  63. Bài số 063
    1
  64. Bài số 064
    1
  65. Bài số 065
    1
  66. Bài số 066
    1
  67. Bài số 067
    1
  68. Bài số 068
    1
  69. Bài số 069
    1
  70. Bài số 070
    1
  71. Bài số 071
    1
  72. Bài số 072
    1
  73. Bài số 073
    1
  74. Bài số 074
    1
  75. Bài số 075
    1
  76. Bài số 076
    1
  77. Bài số 077
    1
  78. Bài số 078
    1
  79. Bài số 079
    1
  80. Bài số 080
    1
  81. Bài số 081
    1
  82. Bài số 082
    1
  83. Bài số 083
    1
  84. Bài số 084
    1
  85. Bài số 085
    1
  86. Bài số 086
    1
  87. Bài số 087
    1
  88. Bài số 088
    1
  89. Bài số 089
    1
  90. Bài số 090
    1
  91. Bài số 091
    1
  92. Bài số 092
    1
  93. Bài số 093
    1
  94. Bài số 094
    1
  95. Bài số 095
    1
  96. Bài số 096
    1
  97. Bài số 097
    1
  98. Bài số 098
    1
  99. Bài số 099
    1
  100. Bài số 100
    1
  101. Bài số 101
    2
  102. Bài số 102
    1
  103. Bài số 103
    1

Trăng non - The crescent moon

 

Vượt biển - Crossing

 

Nguồn  http://www.thivien.net/Tagore-Rabindranath/author-fsd-MCqhqwgCayHKWx-MPg


------------------------------------------------------------------------------------------- 

Trên đời không gì vĩ đại bằng con người. Trong con người không gì vĩ đại bằng trí tuệ. 

A.Hamillton 

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Túp Lều Của Chú Tom - Harriet Beecher Stowe



Túp Lều Của Chú Tom


Túp lều của chú Tom (tên tiếng Anh: Uncle Tom's Cabin), còn được gọi với tên là Cuộc sống giữa những lầm than (tiếng Anh: Life Among the Lowly) là một tiểu thuyết chống chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ của nhà văn Harriet Beecher Stowe người Mỹ. Được xuất bản vào năm 1852, cuốn tiểu thuyết đã có ảnh hưởng sâu sắc đến quan điểm đối với những người Mỹ gốc Phi và tình cảnh nô lệ ở Hoa Kỳ, làm tăng thêm sự xung đột giữa các tầng lớp dẫn đến Nội chiến Hoa Kỳ, theo Will Kaufman.
Nhà văn Stowe là một người hoạt động chống lại sự nô lệ, đã làm nổi bật trong tiểu thuyết của mình nhân vật chú Tom, một nô lệ da đen phải lìa bỏ vợ con, bị bán từ nơi này sang nơi khác, bị đánh đập tàn nhẫn. Tiểu thuyết mô tả sự độc ác, tàn bạo có thật của sự nô lệ, đồng thời cũng khẳng định tình yêu thương có thể vượt qua mọi thứ để chiến thắng, lật đổ sự nô dịch hoá trong xã hội loài người.
Túp lều của chú Tom là cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất trong thế kỷ 19, trong tuần đầu tiên 5.000 bản đã được bán sạch (và cũng là quyển sách bán chạy thứ hai trong thế kỷ đó, sau Kinh Thánh) , được xem là động lực cho cuộc đấu tranh bãi nô. Trong năm đầu tiên sau khi xuất bản, 300.000 bản được bán hết chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ mặc dù cuốn tiểu thuyết bị cấm tại các bang miền Nam nước này. Cuốn sách quan trọng đến mức, khi Tổng thống Abraham Lincoln gặp Stowe vào năm 1862 đã chào mừng bà bằng câu nói nổi tiếng: "Hóa ra bà chính là người phụ nữ nhỏ bé đã viết cuốn sách làm bùng lên cuộc chiến tranh vĩ đại".

Nội dung

"Túp lều của chú Tom" kể về cuộc đời thống khổ của một người nô lệ da đen là chú Tom với chuỗi ngày đen tối, đầy tủi nhục , phải lìa bỏ vợ con, bị bán từ nơi này sang nơi khác, bị đánh đập tàn nhẫn. Cuối cùng do bảo vệ nhân phẩm của mình, chú bị đánh chết trong đồn điền trồng bông khủng khiếp ở miền Nam nước Mỹ, đây cũng là nơi chôn vùi bao cuộc đời lầm than như cuộc đời chú. Tác phẩm cũng kể về số phận của Elida cùng đứa con bỏ trốn. Đó là một người mẹ đã hy sinh tất cả để cứu đứa con khỏi rơi vào tay một tên buôn nô lệ tàn ác; đó là một người vợ tha thiết yêu chồng cũng bị đầy đoạ.

Ý nghĩa 

"Túp lều của chú Tom" ca ngợi những người nô lệ da đen là những người trung thực, biết tôn trọng phẩm giá con người như chú Tom, những người mẹ dũng cảm như Elida, những thanh niên cương nghị, tha thiết với tự do như George. Đồng thời tác phẩm cũng lên án đanh thép chế độ nô lệ với những chủ nô lệ, các tay sai, các con buôn vô cùng tàn bạo. Lên án Pháp luật nước Mỹ khi đó đã bênh vực chế độ nô lệ, cho phép đánh đập xiềng xích, giết chết những người da đen vô tội và trừng trị những ai che chở người nô lệ. Với tác phẩm của mình, nhà văn đã đóng góp một phần vào công cuộc giải phóng nô lệ ở nước Mỹ, tố cáo thống thiết chế độ vô nhân đạo, khích lệ những người Mỹ có lương tâm đấu tranh để tiêu diệt nó.

Theo wikipedia



Harriet Beecher Stowe
Dịch giả: Minh Quân & Mỹ Lan
Vài hàng về tác phẩm và tác giả
   
TÚP LỀU CỦA CHÚ TOM là một tác phẩm nổi tiếng khắp thế giới. Đó là cuốn sách làm say mê hàng triệu độc giả. không riêng tại Châu Mỹ, mà ở khắp nơi, người ta vừa đọc vừa khóc vì câu chuyện thương tâm trong tác phẩm.
Chính danh tác này đã làm chấn động dư luận thế giới, lung lay tận gốc rễ chế độ nô lệ, khiến chế độ này phải đi đến chỗ bị bãi bỏ. Tổng thống Abraham Lincoln của nước Mỹ, người đã ký tuyên ngôn giài phóng nô lệ cũng tỏ lòng ngưỡng mộ, khâm phục tác giả.
Tác phẩm này được hoàn thành do sự phẫn nộ và xúc động của tác giả trước những phũ phàng tàn nhẫn do chế độ nô tệ gây ra mà tác già từng chứng kiến và nghe kể lại; phần lớn những nhân vật cũng như chi tiết trong tác phẩm đều là sự thật.
● ... Và tác giả:

                                                                   

Harriet Elizabeth Beecher Stowe (1811 - 1896) sinh tại Litchfield (Connecticut) con gái của giáo sĩ Lyman Beecher, 16 tuổi, Harriet sống tự lập bằng nghề dạy học, 26 tuổi Harriet thành hôn với giáo sĩ Calvin Stowe, bà sinh hạ được bảy người con (chết mất một đứa).
Bà là một phụ nữ nhỏ nhắn, dáng dấp mảnh mai. Sự thành công ngoài sức tưởng tượng về tác phẩm vẫn không làm bà thay đổi, bà luôn luôn là một người mẹ hiền, vợ tốt luôn luôn khiêm nhường và dung dị. Được hỏi về kỹ thuật sáng tác, bà nhã nhặn trả lời là bà không có tài cán gì, chỉ viết dưới sự hướng dẫn cùa Thượng đế và lương tri.
Trong hai chuyến du hành ở Âu châu, bà được quần chúng tiếp đón nồng hậu, có người nài nỉ bà nhận những món quà quý giá, có người gởi đến bà cả rương tặng phẩm, dân chúng vây quanh bà. Người da đen hôn lên cà mặt đất, nơi mà bà đặt chân qua, tại New York.
Henri Dunant, một vĩ nhân thế giới, người đã có sáng kiến thành lập tổ chức Chữ thập đỏ có công lớn trong việc tìm mọi cách giảm thiểu đau khổ cho nhạn loại cũng nói rằng: ngoài thân mẫu ông, còn có ba phụ nữ khả kính đã ảnh hưởng đến đời ông, mà bà Harriet Stowe là một trong ba phụ nữ ấy.




http://www.gutenberg.org/files/203/203-h/203-h.htm













 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Mục đích cuộc sống càng cao thì đời người càng giá trị.

 Geothe

*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran