NHỮNG NÉT KỲ VĨ CỦA ĐỒNG BẰNG CHÂU THỔ .
Châu thổ là một địa mạo được hình thành ở nơi dòng
sông chảy vào một
đại dương,
biển,
cửa biển,
hồ,
hồ chứa,
khu vực khô cằn bằng phẳng, hoặc sông khác. Châu thổ được hình thành từ
sự lắng đọng của các trầm tích mà khi dòng nước thoát khỏi cửa sông.
Qua những thời gian dài, sự lắng đọng này tạo nên một kiểu địa lý đặc
trưng gọi là châu thổ sông.
|
Đồng bằng sông Khatanga ở Siberia, Nga Ảnh: Daily Mail . |
|
Đồng bằng sông Lena ở Nga Ảnh Daily Mail . |
Quá trình hình thành
Châu thổ sông hình thành khi một con sông mang theo trầm tích tiếp
xúc với một vùng nước đứng, như một đại dương, hồ, hoặc hồ chứa. Khi
dòng chảy đi vào vùng nước đứng, nó không còn bị giới hạn bởi bờ sông
nữa và sẽ tỏa rộng. Điều này làm giảm vận tốc dòng chảy, cũng có nghĩa
là làm giảm khả năng vận chuyển trầm tích. Kết quả là, trầm tích giảm di
chuyển và lắng xuống. Theo thời gian, lòng sông duy nhất này sẽ biến
thành thùy châu thổ (một vùng với nhiều
phân lưu có dạng như chân chim mà người ta có thể quan sát ở
châu thổ sông Mississippi hoặc
châu thổ sông Ural), đẩy miệng sông đi xa hơn nữa vào trong vùng nước đứng. Khi thùy châu thổ phát triển, các
gradien
của lòng sông giảm đi do dòng sông dài thêm nhưng độ dốc không thay
đổi. Đến khi độ dốc của lòng sông giảm đi, nó trở nên không ổn định vì
hai lý do.
Thứ nhất, nước dưới lực hấp dẫn sẽ có xu hướng chảy thẳng
theo hướng dốc nhất. Nếu dòng sông có thể vi phạm đê tự nhiên của nó
(tức là, trong khi lũ lụt), nó sẽ tràn ra theo một dòng chảy mới và ngắn
nhất đến đại dương, do đó có được một độ dốc dốc hơn và ổn định hơn.
[1]
Thứ hai, khi độ dốc của lòng sông giảm, lượng biến dạng nén xuống đáy
sẽ giảm, làm cho trầm tích lắng xuống ngay tại lòng sông, dẫn tới đáy
lòng sông trở nên cao thêm tương đối so với mặt vùng lũ. Điều này sẽ làm
cho sông càng dễ vi phạm đê tự nhiên và mở ra một dòng chảy mới vào
vùng nước đứng với độ dốc lớn hơn. Thường thì những khi như thế, một
phần nước sông có thể vẫn chảy qua dòng chảy đã bị bỏ. Khi có sự thay
đổi dòng chảy ở một châu thổ đã trưởng thành, một mạng lưới phân lưu sẽ
được tạo ra.
|
Đồng bằng trên quần đảo Bijagos, Tây Phi,
Ảnh: Daily Mail |
Danh sách vùng châu thổ nổi tiếng
Tham khảo
- ^ Slingerland, R. and N. D. Smith (1998), Necessary conditions for a meandering-river avulsion, Geology (Boulder), 26, 435-438.
|
Cửa sông Betsiboka ở Madagascar , màu đỏ là phù sa trôi về phía biển Ảnh: Daily Mail . |
|
|
Đồng bằng sông Yukon, Alaska Ảnh: Daily Mail . |
Nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/Châu thổ
****************************************************************************
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TRÁI ĐẤT .
Dưới đây là bài viết của tác giả Hiền Thảo trên kienthuc.net.vn , xin phép tác giả được đăng lại trên Blog này .
Trân trọng cám ơn .
Lực hấp dẫn trên bề mặt Trái đất không đồng đều. Ở nhiều nơi trên Trái đất, bạn cảm thấy mình nặng nề hơn ở những nơi khác. Khu vực có lực hấp dẫn thấp là dọc bờ biển Ấn Độ, khu vực có lực hấp dẫn cao là khu vực phía nam Thái Bình Dương. Nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa được giải thích.
Không khí đang “biến mất dần”. Nhờ có nhiệt năng, một số phân tử, nằm ở tầng ngoài, di chuyển với tốc độ lớn hơn, khiến nó vượt qua ngoài ranh giới của lực hấp dẫn. Điều này khiến một lớp không khí cứ dần “biến” vào không gian.
Trái đất đang quay chậm dần. Do sự thay đổi của lực hấp dẫn, dưới tác động của mặt trăng, Mặt trời và các hành tinh khác thuộc hệ mặt trời, sự thay đổi vật liệu trong các phần khác nhau của hành tinh và ngay trong nội tại của Trái đất, tốc độ của Trái đất khi quay quanh trục có sự khác nhau. Thời gian gần đây, thời gian ngày đã bị giảm xuống 100 phần giây. Chúng ta cũng chưa nắm được những nhân tố gây ra của hiện tượng này.
Cực bức xạ Vann Allen là một hình xuyến, được tạo thành từ các hạt từ tính, chuyển động quanh Trái đất và giữ Trái đất trong trường từ tính. Cực từ tính này rất có hại với các nhà khoa học, nó có thể khiến họ mắc bệnh ung thư.
Mặt trăng đang xa rời Trái đất. Theo những đo đạc đã được tiến hành từ cách đây 25 năm, Mặt trăng đang dần rời xa Trái đất, với tốc độ khoảng 4cm/năm. Tuy nhiên, các nhà du hành cho rằng khi Mặt trời bước vào giai đoạn của một hành tinh đỏ khổng lồ, khoảng 5 tỉ năm nữa, Trái đất và Mặt trăng, dưới tác động của khí quyển, sẽ lại xích lại gần nhau. Thậm chí chúng chỉ cách nhau 18.470 km.
Mặt trăng tạo ra hiện tượng thủy triều lên trong khí quyển. Theo lý thuyết, những dao động lớn của khí quyển dưới tác động của Mặt trăng diễn ra ở chí tuyến, tuy nhiên xung lực không mấy khi vượt quá 100 microbar.
Dao động Chandler của 2 cực. Đây là những thay đổi không lớn trên trục quay của Trái đất. Nó chiếm khoảng 0,7 giây/433 ngày. Nói cách khác, các cực đang di chuyển theo một vòng tròn với đường kính từ 3-15 m. Nguyên nhân của việc này cũng chưa được xác định.
Điện tích Trái đất. Từ năm 1917 các nhà khoa học đã biết rằng trên bề mặt Trái đất có các hạt điện tích dương, nhưng mọi người không biết cái gì đã giữ chúng lại. Vào những ngày đẹp trời, điện tích này “chảy” giữa mặt đất và không khí. Tuy nhiên dòng điện tích này là khá yếu, chỉ khoảng 1.500 ampe.
Hiền Thảo (theo LI)
Nguồn : http://kienthuc.net.vn/gallery/kham-pha/201306/Nhung-su-that-kho-tin-ve-Trai-dat-910567/
-------------------------------------------------------------------------------------
Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.
Albert Einstein .