Nắng xuân dệt giấc mộng vàng Mây lùa góc phố , cung đàn lặng thinh . Chờ ai cuối dốc gập ghềnh Tiếng dương cầm thở , một mình dưới hoa Anh về giữ lại lời ca Tự tình dạo ấy nhớ ta với nàng Đôi bàn tay nhỏ rộn ràng Bài thơ mới viết vội vàng đánh rơi ...
Xuân qua đã mấy năm rồi Bóng chim tăm cá dáng người ngày xưa . Đàn ai bỏ lỡ nhịp thơ ! Người đi xuân ấy bây giờ ở đâu ? Tóc xanh xưa đã bạc mầu Giật mình tỉnh giấc , bên cầu hoa rơi .
Một đêm xuân muộn Trần Hồng Cơ ,
19/02/2018
NĂM MỚI CHÚC NHAU
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối,
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu?
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc,
Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:
Đứa thì mua tước, đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp, người đông đúc,
Bồng bế nhau lên nó ở non.
Tết này bạn đến thăm tôi
Đang lo không biết thiết mời sao đây ?
Lẽ nào "kiết "quá thì gay
Lẽ nào than túng, bạn hay thì kì !
Vợ chồng bóp trán tính suy
Mua gà ? Dịch cúm chí nguy ...hỏng thèm !
Bò, dê, rượu ngoại, chả, nem...
Nặng" đô " như thế lấy tiền đâu ra ?
Tính chơi chục két " băm ba "
Đầu xuân nhậu nhẹt, vợ nhà chẳng ưng
Thôi thì tốt nhất bánh chưng,
Tôm khô, củ kiệu...để mừng xuân thôi !
Nâng li rượu nhỏ bạn cười :
- Tết mà như thế, sướng thời quá tiên !
Chớ nên hoang phí tốn tiền
Chớ nên vay mượn, ra giêng phải " cày "
Vui xuân tiết kiệm mới hay
" Vung tay quá trán " có ngày ...treo niêu !!!
Tết đến nhà kia đủ thứ kiêng
Sắm chi cũng sợ gánh ưu phiền
Mua chuối: sợ làm ăn khó "ngóc"
Mua lê: sợ mách lẻo xóm giềng
Mua bom: sợ suốt năm toàn "nổ'
Mua xoài: sợ thiếu thốn triền miên
Mua cam: sợ âm thầm chịu đựng
Mua táo: sợ rồi… bón cả niên
Ô hô ! đã vậy đừng sắm sửa
Trụi lủi trụi lơ, khỏi tốn tiền.
CẢM TẾT
Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo
Tiền bạc trong kho chửa lĩnh tiêu
Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy
Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu
Bánh chưng sắp gói, e nồm chảy
Giò lụa toan làm, sợ nắng thiu
Thôi thế thì thôi, đành tết khác
Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo!
Trần Tế Xương .
XUÂN
Xuân từ trong ấy mới ban ra
Xuân chẳng riêng ai, khắp mọi nhà.
Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột
Loẹt loè trên vách, bức tranh gà.
Chí cha chí chát khua giầy dép
Đen thủi đen thui cũng lượt là.
Dám hỏi những ai nơi cố quận
Rằng xuân xuân mãi thế ru mà ?
Trần Tế Xương .
CÂU ĐỐI TẾT
Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo
Nhân tình trắng thế lại bôi vôi
Không dưng xuân đến chi nhà tớ?
Có nhẽ trời mà đóng cửa ai!
Nực cười thay: nêu không, pháo không, vôi bột cũng không, mà tết!
Thôi cũng được: rượu có, nem có, bánh chưng cũng có, thừa chơi!
Xuân về chớ để xuân đi, thương kẻ quạt nồng cùng ấp lạnh
Năm mới khác gì năm cũ, van người bán muối với mua vôi
Vui xuân, xuân cả một trời, có lẽ đâu đâu cũng vậy
Người học, học cho hết sách, hay là thế thế mà thôi
Trần Tế Xương .
XUÂN HỨNG
Một ngọn đông phong sẽ thổi phào,
Đông quân nhường tỏ lối ra vào.
Tường mai ngõ hạnh tuy như cũ,
Lá bướm cành chim đã thế nào.
Tranh pháo vui xem con trẻ nọ,
Tóc râu thêm sợ tuổi trời cao.
Tìm xuân dễ biết xuân đâu tá,
Hương khói nhà ai cũng ngạt ngào.
Trần Tế Xương .
TẾT DÁN CÂU ĐỐI
Nhập thế cục bất khả vô văn tự
Chẳng hay ho cũng húng hắng một vài bài
Huống thân danh đã đỗ tú tài
Ngày Tết đến cũng phải một vài câu đối
Đối rằng:
Cực nhân gian chi phẩm giá, phong nguyệt tình hoài
Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt
Viết vào giấy dán ngay lên cột
Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay?
Rằng hay thì thực là hay
Chẳng hay sao lại đỗ ngay tú tài!
Xưa nay em vẫn chịu ngài...
Trần Tế Xương .
TẾT CÔ ĐẦU
Chị hỡi chị, năm nay túng lắm
Biết làm sao, Tết đến nơi rồi!
Này nụ, này hoa, này hài, này hán
Pháo, tranh Tàu, Hương Cảng mới sang
Chị cùng em sắm sửa lo toan
Muốn mua chịu, sợ nhà hàng lại lạ
Chị em ta cùng nhau giữ giá
Đến bây giờ ngã cả chẳng ai nâng
Cũng liều bán váy chơi xuân...
------------------------------------------------------------------------------------------- Even in darkness light dawns for the upright, for those who are gracious and compassionate and righteous.
Psalm 112:4 Mục-đích của sự răn-bảo, ấy là sự yêu-thương, bởi lòng tinh-sạch, lương-tâm tốt và đức-tin thật mà sanh ra.
I Ti-mô-thê 1:5
5Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta; quyền cai-trị sẽ nấy trên vai Ngài. Ngài sẽ được xưng là Đấng Lạ-lùng, là Đấng Mưu-luận, là Đức Chúa Trời Quyền-năng, là Cha Đời đời, là Chúa Bình-an. 6Quyền cai-trị và sự bình-an của Ngài cứ thêm mãi không thôi, ở trên ngôi Đa-vít và trên nước Ngài, đặng làm cho nước bền-vững, và lập lên trong sự chánh-trực công-bình, từ nay cho đến đời đời. Thật, lòng sốt-sắng của Đức Giê-hô-va vạn-quân sẽ làm nên sự ấy!
1Lúc ấy, Sê-sa Au-gút-tơ ra chiếu-chỉ phải lập sổ dân trong cả thiên-hạ. 2Việc lập sổ dân nầy là trước hết, và nhằm khi Qui-ri-ni-u làm quan tổng-đốc xứ Sy-ri. 3Ai nấy đều đến thành mình khai tên vào sổ.
4Vì Giô-sép là dòng-dõi nhà Đa-vít, cho nên cũng từ thành Na-xa-rét, xứ Ga-li-lê, lên thành Đa-vít, gọi là Bết-lê-hem, xứ Giu-đê, 5để khai vào sổ tên mình và tên Ma-ri, là người đã hứa gả cho mình, đương có thai. 6Đang khi hai người ở nơi đó, thì ngày sanh đẻ của Ma-ri đã đến. 7Người sanh con trai đầu lòng, lấy khăn bọc con mình, đặt nằm trong máng cỏ, vì nhà quán không có đủ chỗ ở.
8Vả, cũng trong miền đó, có mấy kẻ chăn chiên trú ngoài đồng, thức đêm canh-giữ bầy chiên. 9Một thiên-sứ của Chúa đến gần họ, và sự vinh-hiển của Chúa chói-lòa xung-quanh, họ rất sợ-hãi. 10Thiên-sứ bèn phán rằng: Đừng sợ chi; vì nầy, ta báo cho các ngươi một tin lành, sẽ là một sự vui-mừng lớn cho muôn dân; 11ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu-thế, là Christ, là Chúa. 12Nầy là dấu cho các ngươi nhìn-nhận Ngài: Các ngươi sẽ gặp một con trẻ bọc bằng khăn, nằm trong máng cỏ. 13Bỗng-chúc có muôn-vàn thiên-binh với thiên-sứ đó ngợi-khen Đức Chúa Trời rằng:
14Sáng danh Chúa trên các từng trời rất cao,
Bình-an dưới đất, ân-trạch cho loài người!
15Sau khi các thiên-sứ lìa họ lên trời rồi, bọn chăn chiên nói với nhau rằng: Chúng ta hãy tới thành Bết-lê-hem, xem việc đã xảy đến mà Chúa cho chúng ta hay. 16Vậy, họ vội-vàng đi đến đó, thấy Ma-ri, Giô-sép, và thấy con trẻ đang nằm trong máng cỏ. 17Đã thấy vậy, họ bèn thuật lại những lời thiên-sứ nói về con trẻ đó. 18Ai nấy nghe chuyện bọn chăn chiên nói, đều lấy làm lạ. 19Còn Ma-ri thì ghi-nhớ mọi lời ấy và suy-nghĩ trong lòng. 20Bọn chăn chiên trở về, làm sáng danh và ngợi-khen Đức Chúa Trời về mọi điều mình đã nghe và thấy y như lời đã bảo trước cùng mình.
21Đến ngày thứ tám, là ngày phải làm phép cắt-bì cho con trẻ, thì họ đặt tên là Jêsus, là tên thiên-sứ đã đặt cho, trước khi chịu cưu-mang trong lòng mẹ.
Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta; . Ngài sẽ được xưng là Đấng Lạ lùng, là Đấng Mưu luận, là Đức Chúa Trời Quyền năng, là Cha Đời đời, là Chúa Bình an.(Ê-sai 9:6)
[đọc Ê-sai 9:2-8)
Tôi đọc lời hứa của Đức Chúa Jesus trước khi Ngài thăng thiên: “Ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế” (Ma-thi-ơ 28:20b), tôi luôn tin chắc, biết rất rõ rằng, cho dù đó là lời Đức Chúa Jesus phán cùng các môn đệ Ngài khi xưa, nhưng cũng là lời Chúa hứa với tôi hôm nay và vẫn còn có hiệu lực trên đời sống của riêng tôi. Dẫu vậy, điều này vẫn để lại trong tôi một cảm giác mơ hồ cho dù tôi không mảy may nghi ngờ. Và rồi tôi đọc đến lời tuyên bố của một tiền bối hết sức từng trải: “… tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi” (Ga-la-ti 2:20). Mọi việc tôi đều tin và biết tất cả, nhưng không thể nói là đã hoàn toàn có kinh nghiệm thực tiễn để nhận biết có Chúa ở cùng mình. Cái mơ hồ đó đến hôm nay được đánh tan, để thay vào đó là một hạnh phúc vô biên khi biết lời hứa của Chúa là một thực tế không thể chối cải, vô cùng phước hạnh cho đời sống của một người thuộc về Chúa, và tôi chính là một cá nhận trong tập thể đó.
Tâm trí tôi như bừng sáng, giống như lời Chúa hôm nay được khởi đầu bằng câu “Dân đi trong nơi tối tăm đã thấy sự sáng lớn; và sự sáng đã chiếu trên những kẻ ở xứ thuộc về bóng của sự chết” (câu 2). Được nghe phân tích bốn danh xưng của Cứu Chúa là thấy sướng mê: “Đấng Lạ lùng, là Đấng Mưu luận, là Đức Chúa Trời Quyền năng, là Cha Đời đời, là Chúa Bình an”. Đó lại là món quà từ trời ban cho một người không có gì gọi là xứng đáng như tôi đây.
Đấng Mưu Luận Lạ Lùng. Chúa là Đấng lập kế hoạch, lên phương án, chỉ dẫn cho tôi phương cách để giải quyết mọi vấn đề xảy đến trong đời sống tôi. Tôi không tự giải quyết, mà thật ra tôi không đủ khả năng để giải quyết mọi nan đề, mọi khó khăn, mọi chướng ngại vật trong đời sống mình. Nhưng, bên tôi có một vị cố vấn siêu việt, giúp tôi thắng hơn bất cứ một trở ngại nào của đời này, cả của kẻ thống trị cõi đời này. Chúa của tôi phán rằng: “Ta đã bảo các ngươi những điều đó, hầu cho các ngươi có lòng bình yên trong ta. Các ngươi sẽ có sự hoạn nạn trong thế gian, nhưng hãy cứ vững lòng, ta đã thắng thế gian rồi! ” (Giăng 16:33).
Không ngừng lại ở việc chỉ bảo, nghĩa là không phải chỉ là lý thuyết, Người còn ra tay giải quyết cho tôi bằng năng lực vô đối của Người, bởi Ngài là Đức Chúa Trời Quyền năng. Hãy nghe lời phán của Đức Chúa Jesus: “Sự chi người ta không làm được, thì Đức Chúa Trời làm được” (Lu-ca 18:27).
Tất cả những điều đó không phải được thực hiện theo cách đáp ứng tình cảm như thế gian vẫn thường làm, nhưng Đức Chúa Trời làm những điều đó cho tôi bằng tình yêu thương của Cha dành cho con trong nhà Ngài, không phải chỉ trong giai đoạn, hay khi tôi là đứa con ngoan, giỏi giang. Điều quý báu mà Ngài dành hết mọi tình cảm cho tôi được gói gọn trong danh xưng “Cha Đời đời”.
Và thế là, trọn đời tôi sẽ sống với “Chúa Bình an”, Đấng có sự bình an, tạo ra và ban sự bình an kỳ diệu đó cho tôi, người được sống gần bên Ngài trong mọi hoàn cảnh phải trải qua, như tiền bối Đa-vít đã hát lên như vầy: “Dầu khi tôi đi trong trũng bóng chết, Tôi sẽ chẳng sợ tai họa nào; vì Chúa ở cùng tôi; Cây trượng và cây gậy của Chúa an ủi tôi” (Thi thiên 23:4).
Thế thì, Chúa đòi hỏi điều gì ở tôi để đổi lại tôi được sống trong Chúa yên vui như thế? Chúa chỉ cần tôi tin Ngài và để Ngài cai quản toàn vẹn con người và đời sống tôi, quyền cai trị sẽ nấy trên vai Ngài. Phải, trên ngai của lòng tôi, không còn có một thế lực nào khác kể cả cái tôi to đùng, Chúa sẽ toàn quyền hành động để tôi sống hạnh phúc, vui vẻ trong Chúa. Khi tôi chấp nhận bằng đức tin, và chỉ bằng đức tin thôi, Chúa sẽ ngự trong tôi với tất cả tình yêu thương mà Ngài luôn sẵn dành cho những kẻ thuộc về Ngài, những kẻ được gọi là con cái Chúa.
Thật là một tặng phẩm vô giá, và đó là điều tôi cần nhận biết để mở lòng đón nhận trong tinh thần thấu hiểu rằng: “Có một con trẻ sanh cho tôi (chúng ta), tức là một con trai ban cho tôi (chúng ta) ”. Chúa đã sanh ra vì tôi, và được ban cho tôi. Đó là ân sủng, ân điển chứ không phải là đổi chát tương xứng, hay đòi hỏi công đức gì nơi tôi. Cuộc đời tôi đẹp như vậy đó để cứ mỗi mùa Giáng Sinh, tôi lại được nhắc về ân điển lớn lao mà Đức Chúa Trời dành tặng tôi cùng với những ai vui lòng đón nhận chính Ngài bước vào đời sống mình.
Câu chuyện Giáng Sinh .
Khi cơn gió đông ùa nhanh qua khung cửa ,
Những sợi nắng vàng không se sắt trên da
Anh chợt nhớ mùa Giáng Sinh xưa cũ
Rạo rực niềm vui và hạnh phúc chan hòa .
Bước rộn ràng nàng thu trên góc phố
Một ít đắm say mơ mộng tuổi xuân thì ,
Với nụ hôn thơm bỡ ngỡ đón đông về
Cuộc sống bỗng chậm dần trong gió rét .
Để trở về anh trong êm đềm da diết
Niềm hạnh phúc ngọt ngào mong ước được xẻ chia .
Rồi những đói no thường nhật của ai kia ,
Đã xếp lại nhường niềm vui đang đến .
Quanh cây Nô-En lung linh ngọn nến
Nhiều hộp quà xinh vui ánh mắt em thơ ,
Bỗng thấy lòng anh mềm mại như tơ
Vang lên ca khúc mừng Giáng Sinh năm mới .
Anh đã làm gì khi niềm tin hấp hối ,
Khi trái tim anh chìm đắm nỗi hoang mang ?
Nhưng Thượng Đế-
đã từng được sinh ra ở chốn nghèo nàn
Không cả chỗ gối đầu - Ngài thành người trong máng cỏ .
Sứ điệp bình an được truyền từ quán trọ
Không phải chốn cao sang quyền quý trên đời .
Ân điển ban ra cho khắp cả loài người :
Giáng Sinh thật khi lòng anh yêu thương rộng mở . !
------------------------------------------------------------------------------------------- Even in darkness light dawns for the upright, for those who are gracious and compassionate and righteous.
Psalm 112:4 Mục-đích của sự răn-bảo, ấy là sự yêu-thương, bởi lòng tinh-sạch, lương-tâm tốt và đức-tin thật mà sanh ra.
I Ti-mô-thê 1:5
Đây là lý do khiến người Do Thái là dân tộc thông minh nhất thế giới
(VietQ.vn) - Sự thông minh của người Do Thái không chỉ diễn ra ở 1 vài thế hệ mà đã được khoa học chứng minh là di truyền qua nhiều đời.
Người Do Thái được biết đến là một sắc tộc tôn giáo có nguồn gốc từ Israel trong lịch sử. Người Do Thái hiện tại sống rải rác tại nhiều quốc gia khác nhau nhưng chỉ có Israel là quốc gia Do Thái duy nhất trên thế giới, đa số người dân là người Do Thái và quốc đạo là đạo Do Thái.
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh so với những cộng đồng dân tộc khác, người Do Thái có kỹ năng giao tiếp và tính toán vượt trội hơn hẳn.
Ngay từ thế kỷ 19, khoảng 1/4 số nhà khoa học trên thế giới là người Do Thái. Vào thế kỷ 20, dù người Do Thái chỉ chiếm 2% dân số Mỹ nhưng lại có đến 27% nhà khoa học của nước này đoạt giải Nobel là người Do Thái. Chỉ số IQ trung bình của người Do Thái là 110 so với chỉ số trung bình 100 của toàn cầu. Những nhân vật nổi tiếng về đỉnh cao trí tuệ như Albert Einstein, Sigmund Freud, Otto Frisch... đều là người Do Thái. Vậy tại sao dân số ít vậy nhưng người Do Thái lại là dân tộc thông minh nhất thế giới? Câu hỏi đó đã được giải thích phần nào trong cuốn “Bí mật người Do Thái dạy con làm giàu”. Vai trò đặc biệt của người mẹ Theo các nhà khoa học Do Thái, sự rung động của âm nhạc sẽ kích thích bộ não của con người nên ngay từ khi thai nghén, các bà mẹ Do Thái đã có ý thức giúp con thông minh. Họ thường đàn hát, nghe nhạc và làm toán. Hạnh nhân, chà là, dầu cá là những thực phẩm tốt cho não bộ được các bà bầu ưu tiên hàng đầu trong danh sách thực phẩm mỗi ngày. Khi con mới được vài tháng tuổi, những người mẹ Do Thai đã nhỏ vài giọt mật ong lên cuốn sách rồi cho con liếm. Việc làm tưởng như kỳ lạ này lại rất thông thái bởi đây chính là cách họ giới thiệu sách với con, cho bé liếm để bé nhận thức được rằng sách là thứ gì đó vô cùng ngọt ngào và hấp dẫn. Tình yêu sách vở của người Do Thái xuất hiện từ khi họ còn là em bé non nớt, ngây thơ. Một cuộc điều tra nguồn nhân lực vào năm 1950 do Ủy ban công nghiệp thành phố New York (Mỹ) tiến hành cho thấy, có sự khác biệt rất lớn giữa việc đi làm công nhân của phụ nữ Ý với phụ nữ Do Thái. Nếu như phụ nữ Ý thường đi làm và còn bắt con nghỉ học để đi làm phụ giúp cha mẹ thì phụ nữ Do Thái lại ngược lại. Những người mẹ Do Thái sẵn sàng ở nhà để nuôi dạy con, để chồng yên tâm công tác. Những người chồng Do Thái ban ngày đi làm, tối về dạy con học. Dù học ở đâu, học sinh Do Thái cũng có thành tích học tập đáng nể và tinh thần ham học hỏi, chăm chỉ so với các học sinh nước khác. Năm 1954, hệ thống trường công của thành phố New York đã thống kê được 28 học sinh có chỉ số IQ cực cao tới 170 điểm, điều đáng chú ý là trong số đó có 24 học sinh Do Thái. Học sinh Do Thái được khuyến khích và thích đặt các câu hỏi cho giáo viên bởi họ biết muốn học giỏi thì phải hỏi và điểm số không quan trọng bằng cách học và ý thức học. Những điều đáng chú ý trong hệ thống giáo dục
Các môn học được ưu tiên của học sinh Do Thái từ lớp 1 đến lớp 6 là kinh doanh, toán học và khoa học. Người Do Thái cho rằng bắn cung và bắn súng sẽ giúp bộ não tập trung và phát triển tư duy hơn nên học sinh Do thái luôn tham gia vào các môn thể thao này. Học sinh trung học phổ thông sẽ được giảm dần việc học khoa học mà ưu tiên việc tạo ra sản phẩm, thực hành. Những ý tưởng có sự sáng tạo, tính ứng dụng cao về y học, kỹ sư, vũ khí sẽ được khuyến khích bằng cách giới thiệu ở các trường đại học hoặc các viện khoa học. Những sinh viên Do Thái năm cuối đại học cần trú trọng tới kinh doanh nên sẽ được làm việc theo nhóm để thực hiện một dự án cụ thể sao cho tạo được lợi nhuận là 1 triệu USD. Có thể do được tiếp cận với kinh doanh sớm nên không có gì là khó hiểu khi người Do Thái phát triển rất nhiều hoạt động kinh doanh trên thế giới. Coi trọng tri thức từ rất sớm
Từ hàng ngàn năm trước Công nguyên, trẻ em Do Thái hầu hết biết đọc viết và tính toán. Khi lưu lạc ở châu Âu, người Do Thái cũng có tỷ lệ biết đọc, viết, tính toán cao hơn cả người bản địa.
Vào những năm 1930 của thế kỷ trước, người Do Thái gần như độc quyền trong lĩnh vực nghiên cứu về năng lượng nguyên tử đến mức người ta còn gọi ngành khoa học này là “ngành khoa học Do Thái”.
Do biết coi trọng tri thức từ rất sớm nên họ luôn tranh thủ thời gian quý báu để đọc, để học, để làm giàu và sớm thành đạt và gặt hái được những thành công đáng ngưỡng mộ cũng là vì lẽ đó.
10 bí quyết dạy con thành tài và chuyện người mẹ Do Thái yêu cầu con mua lê xấu thay vì quả đẹp .
Ngay từ nhỏ, cha mẹ Do Thái đã dạy con cần phải quý trọng hoa tươi trái ngọt mà cuộc sống ban tặng cho họ. Ở Israel, mỗi khi đi thu hoạch quả, người dân có thói quen hái kèm ít cành lá nhằm hạn chế việc mất nước, ảnh hưởng đến độ ngon của hoa quả nên trên mỗi loại quả thường xuất hiện những vết xước nhỏ. Sara Imas cho biết, mỗi lần dẫn các con đi mua hoa quả, người mẹ này lại yêu cầu mỗi con chọn một quả lê có một chút vấn đề nhỏ nào đó nhưng vẫn có thể ăn được trong ngày. Lý do khiến người mẹ này làm vậy không phải là vì những quả lê đó có giá rẻ hơn. Những đứa trẻ cảm thấy khó hiểu nhưng Sara không giải thích luôn cho con lúc đó. Chỉ đến khi gọt hoa quả ăn vào buổi tối, người mẹ này mới giải thích cho các con của mình. "Trước tiên, chúng ta phải biết nghĩ cho người khác, nếu như ai cũng chọn quả ngon, quả đẹp thì những quả còn lại sẽ để ai ăn? Chúng ta giúp đỡ người khác một chút có phải tốt hơn không? Chúng ta mua giúp người bán hàng 3 quả lê không đẹp mắt, người khác cũng giúp họ mua vài quả, như vậy chẳng phải những quả lê xấu xí sẽ ít đi sao?", người mẹ nói với các con. Không những vậy, Sara còn giảng giải cho các con, những quả lê bị xước đó không phải là không ăn được,ăn vào cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe nhưng bà mong rằng từ chuyện quả lê nhỏ bé này, các con có thể học được cách chia sẻ và giúp đỡ người khác. Khi con gái út hỏi lại Sara rằng, tại sao bé lại phải ăn những quả xấu xí đó mà không được ăn những quả ngon, người mẹ trả lời rất hay như sau: "Một quả lê khi còn ở trên cây thì chẳng vấn đề gì cả, nhưng khi người nông dân hái xuống và cho vào giỏ, quả này va vào quả kia nên mới có những vết xước sẹo. Cuộc đời chúng ta cũng vậy, sau này khi bước vào xã hội, các con sẽ phải va chạm với rất nhiều vấn đề, khi đó các con cũng sẽ hy vọng có người thấu hiểu và đồng cảm với mình, giống như hôm nay các con đồng cảm với những quả lê này vậy". "Con có thể chấp nhận những quả lê, quả táo có chút vấn đề; mẹ cũng có thể chấp nhận được rất nhiều những khuyết điểm nhỏ bé của con, vậy sau này khi bước chân vào xã hội, thấy một người nào đó có chút khuyết điểm, mong rằng con cũng sẽ có thể thấu hiểu và chấp nhận họ”, người mẹ Do Thái nói với con. Trong trường hợp nếu chẳng may bổ quả lê xấu xí đó ra mà bên trong cũng bị hỏng hết thì người mẹ này vẫn có thể rút ra cho các con những bài học bổ ích đó là, khi chúng ta đã chấp nhận và tha thứ cho những khuyết điểm của người khác và sau đó mới phát hiện ra họ thực chất là một kẻ độc ác thì cần phải cương quyết từ bỏ, không tiếp tục dung thứ cho họ nữa. “Sau này các con kết bạn, chơi với bạn cũng vậy, biết người biết mặt nhưng không biết lòng. Rất nhiều người bình thường tỏ ra tốt đẹp nhưng khi gặp phải chuyện gì đó mới phát hiện ra bản chất thực sự của họ", người mẹ Do Thái nhắn nhủ. Kể cả khi quả lê đó không ăn được chút nào thì đối với người mẹ này vẫn không sao bởi đó cũng là điều bình thường trong cuộc sống. Thất bại cũng cho ta những bài học cần thiết, thứ gì mà ta học được thì có nghĩa là đã có lãi rồi, vẫn là sự đầu tư có kết quả. Mộc Trà (T/h) Nguồn : http://vietq.vn/10-bi-quyet-day-con-thanh-tai-va-chuyen-nguoi-me-do-thai-yeu-cau-con-mua-le-xau-thay-vi-qua-dep-d128065.html
50 câu nói trí tuệ và sâu sắc giúp bạn hiểu vì sao người Do Thái lại thông minh và giàu có .
1. Tài sản có thể trở về số 0 nhưng kiến thức phải càng ngày càng mở rộng.
2. Thời gian tốt nhất để trồng cây là vào 20 năm trước. Thời gian tốt thứ hai là ngay bây giờ.
3. Điếc, nhưng không phải là không biết gì bởi còn có thể đọc được sách báo.
4. Nếu không học tập, cho dù đi vạn dặm đường xa thì mãi vẫn chỉ là người đưa thư mà thôi.
5. Ai cũng than vãn thiếu tiền nhưng chả ai than thở thiếu trí khôn cả.
6. Trên đời có 3 thứ không thể bị ai cướp mất: Đầu tiên là thức ăn đã vào trong dạ dày, hai là ước mơ đã ở trong lòng, ba là những kiến thức đã học trong đầu.
7. Người lớn dạy trẻ con học nói, còn trẻ con dạy người lớn im lặng.
8. Một người chỉ ra sai sót của bạn chưa chắc đã là kẻ thù của bạn; một người luôn luôn ca ngợi bạn chưa hẳn đã là bạn của bạn.
9. Hãy sợ con dê húc phía trước, con ngựa đá phía sau, còn kẻ ngu thì phải đề phòng tứ phía.
10. Kinh nghiệm là cái từ mà mọi người dùng để gọi các sai lầm của mình.
11. Khi bạn khóc vì không có giày để đi, hãy nhìn những người không có chân.
12. Khi già đi người ta thị lực kém đi nhưng nhìn thấy nhiều hơn.
13. Đừng sợ đi chậm. Chỉ sợ đứng yên.
14. Ta không cầu xin cho gánh nặng sẽ nhẹ hơn. Nhưng cho đôi vai hãy vững vàng hơn.
15. Bông lúa càng nhiều hạt, đầu nó càng rủ xuống. Người giỏi thường hay khiêm tốn.
16. Mất tiền chỉ là mất nửa đời người, mất lòng tin là mất tất cả.
17. Phần lớn người ta thất bại không phải do họ không có khả năng, mà là vì ý chí không kiên định.
18. Đừng nói gì trừ khi bạn đã học được cách im lặng.
19. Giúp người thì sẽ làm tăng tài sản, ki bo chỉ làm nghèo đi.
20. Một hành trình ngàn dặm cũng chỉ khởi đầu từ bước đi đầu tiên.
21. Nếu vấn đề nào giải quyết được bằng tiền, thì đó không phải là vấn đề mà là chi phí.
22. Nếu bạn bị vấp ngã, điều đó chưa chắc có nghĩa bạn đang đi sai đường.
23. Có tiền cũng không tốt lắm, cũng như thiếu tiền cũng chẳng tồi lắm.
24. Không có tình huống vô vọng, chỉ có giải pháp không chính xác.
25. Chúa trời cho con người hai tai và một miệng để nghe nhiều nói ít.
26. Luôn luôn nhìn vào mặt tươi sáng của sự vật. Nếu không thấy, hãy đánh bóng cho đến khi nó tỏa sáng.
27. Nếu cuộc sống không dần dần tốt lên thì nó sẽ kém đi.
28. Đừng sợ rằng bạn không biết một cái gì đó. Hãy sợ rằng bạn không chịu tìm hiểu về nó.
29. Con người phải sống tối thiểu là vì sự tò mò.
30. Một khi bạn mắc một sai lầm, điều tốt nhất bạn có thể làm là cười vào nó.
31. Nếu mà làm từ thiện chẳng tốn kém gì thì ai cũng làm từ thiện cả.
32. Hầu như những loại hoa có màu trắng đều rất thơm, hoa có màu sắc đẹp đẽ thường không thơm. Người cũng vậy, càng mộc mạc giản dị, càng tỏa hương thơm từ bên trong.
33. Chết vì cười còn hơn là chết vì hoảng sợ.
34. Một người đàn ông có thể chuyển núi bắt đầu từ việc mang đi những viên đá nhỏ.
35. Khi chúng ta đem hoa tặng cho người khác thì người ngửi được mùi hương đầu tiên là chính chúng ta. Khi chúng ta nắm bùn ném vào người khác, thì người bị làm bẩn đầu tiên là bàn tay chúng ta.
36. Ngủ trên gối êm không có nghĩa có giấc mơ đẹp.
37. Nếu bạn không thể xử lý những việc nhỏ thì những việc lớn của bạn sẽ trở nên vô nghĩa.
38. Khi bồ câu kết bạn với quạ, mặc dù cánh của nó vẫn còn màu trắng nhưng trái tim thì dần dần chuyển sang màu đen.
39. Lúc nào vô công rỗi nghề thì người ta sẽ làm những việc long trời lở đất.
40. Khi còn trẻ phải làm những việc bạn nên làm, thì khi về già mới có thể làm những việc bạn muốn làm.
41. Cái khuy áo đầu tiên sai, cái sau cùng khó mà chữa được.
42. Hạnh phúc chỉ đến khi cánh cửa đã được mở.
43. Một ngôi nhà nhỏ đầy ắp tiếng cười có giá trị hơn một cung điện đầy nước mắt.
44. Cười là loại mĩ phẩm rẻ nhất, vận động là loại y dược rẻ nhất, chào hỏi là loại chi phí giao tiếp rẻ nhất.
45. Kinh nghiệm giống như một chiếc lược mà cuộc đời chỉ ban tặng sau khi chúng ta đã mất hết cả tóc.
46. Nếu bạn thực sự có tài năng thì bạn sẽ không sợ mình kém may mắn.
47. Tình yêu có ngọt ngào đến đâu cũng chẳng lấy ra nấu chè được.
48. Chúa trời bảo vệ kẻ nghèo ít nhất là không sa vào những thói hư tật xấu xa hoa.
49. Chúa không thể có mặt đồng thời khắp nơi nên Người đã tạo ra các bà mẹ.
50. Adam quả là tay gặp may đầu tiên vì chẳng có mẹ vợ.
Giải mã bí mật khiến người Do Thái thông minh nhất thế giới .
(VietQ.vn) - Với những tên tuổi lớn của thế kỷ 20 như Albert Einstein, Sigmund Freud, Otto Frisch… người Do Thái đã được xem là dân tộc thông minh nhất thế giới. Họ đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được. Dân số người gốc Do Thái trên thế giới vào khoảng gần 13,8 triệu người (khoảng hơn 0,19% dân số thế giới – số liệu năm 2013), tức là cứ khoảng 517 người thì có 1 người Do Thái. Thế nhưng, vào khoảng giữa thế kỷ 19, 1/4 các nhà khoa học trên thế giới là người Do Thái, và tính đến năm 1978, hơn một nửa giải Nobel thuộc về người Do Thái. Vậy bí quyết nào giúp người Do Thái trở thành dân tộc thông minh nhất thế giới? Vai trò của bà mẹ Do Thái
Người mẹ Do Thái quan niệm “phụ huynh 100 điểm không bằng phụ huynh 80 điểm”. Có ba điều mà người mẹ không nên làm với con là: Không thỏa mãn trước; Không thỏa mãn tức thời; Không thỏa mãn quá mức yêu cầu của con. Họ còn luôn nhớ một câu châm ngôn "Con lừa thồ sách", ý muốn gửi một thông điệp tới các con rằng: “Nếu chỉ đọc sách mà không ứng dụng nó trong cuộc sống thì cũng chỉ là trí tuệ chết mà thôi”.
Thế hệ tiếp theo của dân tộc thông minh nhất thế giới Người Do Thái có câu nói nổi tiếng là ‘bố mẹ đừng làm quản gia mà hãy làm quân sư cho con’ ý nói hãy chỉ hướng dẫn, tư vấn cho con, đừng quá bao bọc và làm thay con mọi việc. Tuyệt đối không rơi vào căn bệnh 421 (4 ông bà nội ngoại, 2 bố mẹ vây quanh 1 đứa trẻ) vì điều đó chẳng khác cha mẹ sẵn sàng là nô lệ của con và chỉ đầu độc con mà thôi. Hệ thống giáo dục phổ thông Từ lớp 1 đến lớp 6, những môn học ưu tiên trẻ em gồm kinh doanh, toán học, khoa học. Tất cả trẻ Do Thái đều tham gia vào các môn thể thao như bắn cung, bắn súng, chạy bộ vì họ tin rằng bắn cung và bắn súng sẽ rèn luyện cho bộ não trở nên tập trung vào cách quyết định và sự chính xác.
Bí mật làm nên dân tộc thông minh nhất thế giới là do người Do Thái chú ý giáo dục cho trẻ từ khi còn nhỏ
Ở trường trung học, học sinh sẽ giảm dần việc học khoa học mà sẽ học cách tạo ra sản phẩm, đi sâu vào những kiểu bài tập thực tế như vậy. Dù một số dự án/bài tập có vẻ nực cười và vô dụng, nhưng tất cả đều đòi hỏi sự tập trung nghiêm túc đặc biệt nếu đó là những môn thuộc về vũ khí, y học, kỹ sư. Ý tưởng sẽ được giới thiệu lên các viện khoa học hoặc trường đại học.
Trong năm cuối ở trường đại học, sinh viên sẽ được giao một dự án và thực hành. Họ sẽ hoàn thành nếu nhóm của họ (khoảng 10 người/nhóm) có thể tạo ra lợi nhuận 1 triệu USD. Đây là thực tế và đó là lý do vì sao một nửa hoạt động kinh doanh trên thế giới là của người Do Thái.
Coi trọng việc xóa mù chữ, sách và người có học thức
Dân tộc Do Thái là dân tộc đầu tiên trên thế giới - từ năm 64 đầu Công nguyên - mà nhà thờ quy định tất cả nam giới phải biết đọc viết và tính toán, sang thế kỷ thứ 2 thì bắt buộc mọi đàn ông phải có nghĩa vụ dạy con trai mình đọc, viết, tính toán. Như vậy họ đã thực hiện phổ cập giáo dục cho nam giới trước các dân tộc khác mười mấy thế kỷ.
Israel cũng là nước đứng đầu thế giới về dân số từ 14 tuổi đọc sách, đứng đầu về số đầu sách xuất bản theo đầu dân. Không một người Do Thái thành đạt nào lại không tranh thủ thời gian để đọc, để học, để làm giàu hiểu biết. Và đây nhân tố quan trọng giúp người Do Thái đạt được trí thông minh vượt bậc so với phần còn lại của thế giới.
------------------------------------------------------------------------------------------- Love not the world, neither the things that are in the world. If any man love the world, the love of the Father is not in him. For all that is in the world, the lust of the flesh, and the lust of the eyes, and the pride of life, is not of the Father, but is of the world.
1 John 2:15-16 KJV Chớ yêu thế gian cùng những gì trong thế gian. Nếu ai yêu thế gian thì sự kính yêu Thượng Đế không ở trong người ấy. I Giăng 2:15
Là một quốc gia nhỏ nằm bên bờ Địa Trung Hải, Israel khiến cả thế giới
phải thán phục về trình độ khoa học công nghệ vượt trội, sánh ngang với
các siêu cường phương Tây
Gần đây, giới công nghệ trên toàn thế giới lại “sốt” lên với thông
tin một nhóm các kỹ sư tại Israel có khả năng bẻ khóa Iphone mà không
cần sự giúp đỡ của Apple. Cellebrite là công ty Israel chuyên về việc
lấy thông tin từ điện thoại. Có thể nói, câu chuyện về những đột phá
công nghệ hay phát minh mới từ Israel đã không còn là điều hiếm gặp. Nổi
lên từ sau chiến tranh, quốc gia này đang trở thành một trong những
trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ lớn nhất thế
giới.
Là một quốc gia non trẻ với nhiều thiệt thòi, những người lưu vong
trở về Israel đã phải gây dựng lại quốc gia của mình gần như từ hai bàn
tay trắng. Tuy nhiên, họ có trong tay một thứ mà nhiều quốc gia khác
phải mong muốn: những bộ óc siêu việt. Đầu tư vào con người là điều mà
chính phủ quốc gia này luôn quan tâm để từ đó thúc đẩy phát triển nền
công nghệ quốc gia. Không chỉ trong lĩnh vực công nghệ thông tin,
Isarael còn đi tiên phong trong cải cách công nghệ liên quan tới nông
nghiệp, giáo dục, an ninh quốc phòng và nhiều ngành nghề khác. Chỉ cần
kể tới những phát minh ra đời từ Israel thôi cũng khiến không ít người kinh ngạc mà tự hỏi: quốc gia nhỏ bé này đã đi lên ra sao?
Vậy nguyên nhân nào đứng đằng sau những thành tựu công nghệ ấn tượng này?
1. Israel là một quốc gia đa văn hóa
Trên thực tế, dù những người Israel đều mang dòng máu Do Thái,
họ là những người lưu lạc từ nhiều nước trên thế giới quyết tâm trở về
“phục quốc” từ sau năm 1948. Do đó, trở về vùng đất tổ tiên, họ mang
theo những tư tưởng, suy nghĩ, quan điểm khác nhau từ nhiều nền văn hóa.
Sự đa dạng trong văn hóa và con người nhưng tựu chung ở mong muốn xây
dựng đất nước đã giúp Israel phát triển nhanh chóng. Những kiến thức, ý
tưởng khác nhau đã giúp nền công nghệ nước này có những bước đi đa
chiều.
2. Khó khăn là tiền đề cho sự phát triển
Có thể nói, một trong những nguyên nhân chính cho sự phát triển công
nghệ trình độ cao tại Israel bắt nguồn từ chính những khó khăn mà người
dân quốc gia này gặp phải trong quá trình phát triển đất nước. Việc Liên
Hợp Quốc trao lại vùng đất vốn được coi là của người Do Thái cho những
người Do Thái lưu vong không đồng nghĩa với việc họ có thể an cư lập
nghiệp trên mảnh đất này. Nhận về mảnh đất tổ tiên, người Do Thái phải
tranh đấu với sự nhăm nhe của các quốc gia láng giếng như A Rập, Li
Băng, Syria. Đây là động lực cho một nền kỹ thuật quân sự phát triển
mạnh, đủ để chống lại sự thù địch của những quốc gia vùng vịnh.
Hệ thống xử lý nước biển tiên tiến giúp quốc gia này đảm bảo nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và nông nghiệp
Bên cạnh đó, như nhiều quốc gia Trung Đông khác, đất đai của Israel
vốn khô cằn với khả năng canh tác thấp. Người Israel ngay từ ngày đầu
trở về đã tham vọng biến những vùng hoang mạc khô cằn thành những ốc đảo
để có thể canh tác nông nghiệp, không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà
còn có thể xuất khẩu. Câu chuyện về một ha đất cho tới 300 tấn cà chua,
hay bò của Israel có thể cho sản lượng 12 tấn/năm, hơn bò Hà Lan tới 3
tấn, không phải là những chuyện hiếm gặp. Những công nghệ
biến nước lợ thành nước ngọt, tưới nhỏ giọt, nhà kính, trồng xen canh
thủy canh…đã thực sự biến đất nước này thành quốc gia nông nghiệp kĩ
thuật cao hàng đầu thế giới.
Chính từ những khó khăn, người Israel đã biết cách vươn lên để làm
chủ cuộc sống. Động lực, ước mơ và khối óc của người Do Thái đã giúp họ
cho ra đời những sản phẩm công nghệ ấn tượng.
3. Nền giáo dục tiên tiến
Giáo dục là vấn đề được nhà nước Israel hết sức coi trọng, ngay từ
nửa sau của thế kỷ 20. Từ bậc tiểu học cho tới giáo dục đại học, dù là
trường tư hay khối công lập, chất lượng giáo dục luôn được đảm bảo. Đặc
biệt, nhà trường luôn đề cao khả năng sáng tạo và nuôi dưỡng những đam
mê của học sinh. Các môn học về khoa học và công nghệ đã được đưa vào
giảng dạy trong nhà trường ngay từ những năm đầu của sự nghiệp giáo dục.
Học sinh Israel có cuộc gặp với tổng thống Obama và trao đổi về vấn đề công nghệ
Hơn nữa, không chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết, các trường học tại
Israel luôn khuyến khích học sinh tham gia vào các cuộc thi sáng tạo,
những bài tập thực tế. Nếu bạn hỏi một học sinh Israel về những môn khoa
học trong nhà trường, bạn sẽ phải ngạc nhiên vì trình độ của những
người trẻ cũng như sự hứng thú, ham học hỏi của chúng với những tri thức
khoa học.
4. Đầu tư vào đổi mới
5% GDP của Israel được đầu tư vào khối tư nhân qua các quỹ nghiên cứu
khoa học trực thuộc bộ kinh tế. Chưa có quốc gia nào trên thế giới
“dám” đầu tư mạnh tay với con số như vậy. Những nhà đầu tư Israel rất
quan tâm tới các quỹ và các khoản đầu tư với mục tiêu tăng cường các sản
phẩm trí tuệ trong nước và định hướng phát triển thành công các công ty
công nghệ.
Tuy nhiên, nó không dừng lại ở đó.
Hầu hết các công ty toàn cầu có trung tâm R&D tại Israel: Apple,
Google, Intel, Microsoft. Qualcomm, Samsung, Facebook… Đây là một chiếc
lược có lợi cho cả Israel và các công ty đa quốc gia.
Bên cạnh đó, khoảng 80% các khoản đầu tư cá nhân vào khối khởi nghiệp tại Israel đến từ nước ngoài.
Những ngôi nhà sử dụng pin mặt trời và năng lượng sạch đang trở thành một xu thế tại Israel
5. Trí thông minh siêu việt và cơ sở dữ liệu công nghệ
The mossad, Military Intel, Cyber warefare units và nhiều các trung
tâm khác là nơi thu hút những nguồn nhân tài cho Israel. Những công dân
Israel trẻ tuổi sẽ trải qua những khóa học và tham gia vào các hoạt động
nghiên cứu khoa học.
Sau những khóa học, họ sẽ rời khỏi đây và tự tay mình tạo nên những công nghệ mới .
6. Nghĩa vụ quân sự
Tất cả những người Israel trẻ tuổi phải có trách nhiệm xây dựng đất
nước phát triển. Thông qua những khóa quân sự bắt buộc, tinh thần thép
và những phẩm chất của người lãnh đạo được hun đúc, giúp cho người trẻ
Israel dám dấn thân vào con đường khởi nghiệp với phong thái vững vàng
hơn.
7. Suy nghĩ vượt ngoài ranh giới quốc gia
Từ những ngày đầu khởi nghiệp, những doanh nhân trẻ Israel luôn trăn
trở về việc làm sao để bước ra toàn thế giới, chứ không chỉ bó gọn trong
ranh giới quốc gia. Do đó, phát triển công nghệ sử dụng trong nước thôi
chưa đủ, các doanh nghiệp Israel luôn muốn cải tiến không ngừng để vươn
xa ra toàn thế giới với các sản phẩm công nghệ cao của mình.
Chính điều này đã khiến họ luôn cố gắng tìm ra những giải pháp mới cho mọi vấn đề.
Hợp tác công nghệ giữa Israel và Ấn Độ
8. “Chutzpa”
Chutzpa trong tiếng Hebrew có nghĩa là “thái độ”. Người dân Israel
luôn giữ cho mình tinh thần dám nghĩ dám làm với khẩu hiệu “Chúng ta có
thể làm được”. Điều này đã giúp họ vượt qua mọi rào cản và khó khăn.
Không chỉ từ những giá trị vật chất, kiến thức sâu sắc hay bộ óc
thiên tài, tinh thần và phẩm chất của người Do Thái hun đúc qua nhiều
thế hệ cũng là nguyên nhân dẫn tới sự thành công trên mặt trận công nghệ
của quốc gia này.
9. Hiệu quả công việc cao
Đây là một nét đặc trưng trong tính cách người Do Thái: làm việc cần
mẫn và hiệu quả. Khi một công ty Mỹ hay châu Âu đang dần hoàn thiện cấu
trúc công ty, lên ý tưởng sản phẩm và có kế hoạch công việc, công ty
khởi nghiệp Israel đã bắt đầu có những sản phẩm sẵn sàng đưa vào thử
nghiệm và lắp đặt.
Thất bại sẽ là bước đệm cho những thành công sau này
10. Tinh thần chấp nhận thất bại
Những nhà đầu tư Israel có tinh thần “khoan dung” hơn bất cứ đồng sự
nào từ các quốc gia khác. Họ coi việc thất bại là một chuyện có thể xảy
ra của các công ty khởi nghiệp. Thất bại đồng nghĩa bạn đã học được điều
gì đó. Và từ những thất bại trước, đó sẽ là bước đệm cho bạn thành công
hơn cho những ý tưởng mới sau này.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Israel Meirav Eilon Shahar - Ảnh: Huy Ba
“Ở Israel chúng tôi phải sống chung với một thực tế là nguồn nước tự nhiên khan hiếm và khủng hoảng nước sạch là một phần của cuộc sống. Tuy nhiên chúng tôi chọn cách đối mặt và tìm ra ra giải pháp để khắc phục vấn đề này. Chúng tôi hi vọng khi chia sẻ những kinh nghiệm và những thành tựu mà chúng tôi đạt được trong vấn đề này có thể giúp các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam” Đại sứ Meirav Eilon Shahar
Do đó, nước sạch được xem là vàng trắng ở quốc gia Trung Đông này..
Để đối phó với tình trạng khan hiếm nước sạch phục vụ phát triển kinh
tế và xã hội, Israel đã thực hiện nhiều giải pháp sử dụng tiết kiệm và
cải thiện nguồn cung cấp nước ngọt dựa vào sự phát triển khoa học kỹ
thuật tiên tiến.
Kết quả: đầu năm 2013, cơ quan quản lý nước (Water Authority) của Israel tự tin khẳng định Israel đã đánh bại được hạn hán.
Tuổi Trẻ có cuộc trao đổi riêng với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của
Israel tại Hà Nội – bà Meirav Eilon Shahar nhằm tìm hiểu thêm về các
giải pháp chống hạn của quốc gia này trong bối cảnh tình hình hạn hán và
xâm nhập mặn đang ảnh hưởng nghiêm trọng một số tỉnh thành ở ĐBSCL của
Việt Nam.
Mặc dù có nguồn nước tự nhiên hạn chế, nhưng từ nhiều năm
nay, Israel vẫn luôn là cường quốc nông nghiệp hàng đầu thế giới… Bà có
thể chia sẻ kinh nghiệm sử dụng nước tiết kiệm và sống chung với hạn hán
của người dân Israel và cách Israel đương đầu với hạn hán như thế nào?
Kể từ khi thành lập vào năm 1948, Israel đã hứng chịu vấn nạn thiếu nước và hạn hán nghiêm
trọng. Nhưng bây giờ chúng tôi có thể tự tin khẳng định khủng hoảng
nước đã kết thúc. Hiện nay tất cả người dân ở Israel đều có thể tiếp cận
nước sạch theo nhu cầu miễn là họ sẵn sàng trả tiền. Chúng tôi cũng có
một bộ luật rất chặt chẽ về việc sử dụng nước, phạt rất nặng các hành vi
gây ô nhiễm nguồn nước và sử dụng nước lãng phí.
Chúng tôi cũng có một số lượng lớn các chuyên gia và quản lý chuyên
môn cao về nước. An ninh nước ở Israel đang phát triển tốt nhờ vào các
công nghệ kỹ thuật do chính các giáo sư, nhà khoa học và doanh nhân
trong nước phát minh ra.
Trong những năm gần đây, lĩnh vực nước ở Israel đã trải qua những
thay đổi quan trọng. Trong thập kỷ vừa qua, các nhà lập pháp ở Israel
hiểu rằng cách duy nhất đối phó với vấn nạn thiếu hụt nguồn nước tự
nhiên cũng như để cải thiện chất lượng sống của người dân được tốt hơn
chính là chấp nhận thích nghi với khí hậu khắc nghiệt, và từ đó thực
hiện các chính sách quốc gia liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguồn nước một cách hiệu quả.
Chúng tôi đầu tư vào các công nghệ sử dụng nước hiệu quả cho ngành
nông nghiệp. Song song đó, chúng tôi tiến hành các chiến dịch giáo dục
và truyền thông để kêu gọi người dân sử dụng nước tiết kiệm. Ngoài ra, chính phủ đầu tư hơn 500 triệu USD để xây dựng các nhà máy xử lý nước đặt ở khắp nước.
Ngoài những biện pháp đơn giản, ít tốn kém và thân thiện với môi
trường, Israel còn sử dụng chương trình khử muối nước biển quy mô lớn.
Cho đến hiện nay, lượng nước ngọt được sản xuất từ các nhà máy khử muối
nước biển đáp ứng 50% nhu cầu nước của Israel.
Hiện tại, chúng tôi có một kế hoạch tổng thể phát triển hoạt động của ngành nước ở Israel đến năm 2050.
Chương trình này chú trọng vào việc tối đa hóa hiệu quả, bảo quản, và
tái sử dụng nước thải cho nông nghiệp, cùng với đẩy mạnh phát triển cơ
sở hạ tầng, công nghệ khử muối để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước ngày càng
tăng cao của người dân và doanh nghiệp.
Tuy nhiên theo kinh nghiệm của chúng tôi, biện pháp tốt nhất vẫn là
nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả cho người dân.
Vai trò của chính phủ Israel như thế nào trong việc phòng chống biến đổi khí hậu, cụ thể là tình trạng hạn hán?
Số lượng nước tự nhiên trên đầu người ở Israel là thấp nhất trong
toàn khu vực. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu trở thành một nhà nước hiện
đại, chúng tôi buộc phải tìm giải pháp để đảm bảo đủ nguồn nước cung cấp
cho nông nghiệp, công nghiệp, phát triển công nghệ và duy trì chất
lượng cuộc sống cho người dân.
Cuộc cách mạng tìm nguồn nước sạch của Israel có thể tóm gọn trong ba
giai đoạn chính. Đầu tiên, cựu Thủ tướng Israel David Ben-Gurion không
muốn đất nước phát triển thụt lùi chỉ vì thiếu nước. Thế là, ông ký
quyết định xây dựng hệ thống dẫn nước quốc gia vào những năm 1950, đây
là công trình đầu tư quan trọng nhất của Israel trong những năm đầu lập
quốc.
Kế đến chúng tôi tập trung vào việc phát minh ra các công nghệ tái
chế nước thải theo cách tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi
trường. Hiện nay, hơn 80% nước thải được tái chế được sử dụng cho ngành
nông nghiệp. Tiếp theo là giai đoạn tập trung phát triển hệ thống khử
mưới nước biển để sản xuất nước ngọt.
Israel hiện nay sử dụng 2 tỉ m3 nước mỗi năm, ít hơn so với một thập
kỷ trước đây, trong đó lượng nước sử dụng cho ngành nông nghiệp và công
nghiệp chiếm khoảng 1,1 tỉ m3 và 900 triệu dành cho sinh hoạt của người
dân. Trong số 2 tỉ m3 này, 50% lượng nước được sản xuất nhân tạo, gồm
600 triệu m3 sản xuất từ các nhà máy khử muối và 400 triệu m3 nước thải
được tinh chế.
Tuy nhiên, ngay cả những đổi mới này cũng không đủ đáp ứng nhu cầu sử
dụng nước sạch của dân số ngày càng tăng ở Israel. Thử thách càng lớn
hơn khi lượng mưa xuống thấp [Lượng mưa trung bình hàng năm ở Israel chỉ
khoảng 1,2 tỉ m3. Vào những năm khô hạn, lượng mưa này có thể xuống
dưới mức 900 triệu m3].
Chúng tôi nhận thức rõ rằng tất cả giải pháp hiện tại vẫn chưa đủ
tốt. Chúng tôi phải tiếp tục nỗ lực để không làm tổn thương các nguồn
tài nguyên thiên nhiên.
Theo Đại sứ, đâu là những công nghệ của Israel sẽ giúp VN đối
phó với tình trạng hạn hán kéo dài và nghiêm trọng ở ĐBSCL như hiện
nay? Ngoài ra, phía Israel cho đến nay đã chuyển giao hoặc cung cấp giải
pháp công nghệ gì để hỗ trợ Việt Nam phát triển nông nghiệp?
Trong nhiều thập kỷ qua, Israel đã phát triển nhiều công nghệ khác nhau để vượt qua các tác hại của hạn hán nghiêm trọng.
Các công nghệ này gồm hạt giống “chống hạn hán” (tiêu thụ ít nước hơn
bình thường), hệ thống tưới nước nhỏ giọt với các đường ống dẫn nước
tới từng cây trồng trong với hệ thống máy tính đo độ ẩm, mức độ hấp thụ
của cây để tự động điều chỉnh lượng nước tưới nhỏ giọt cho phù hợp, công
nghệ tưới nhỏ giọt (không dùng tưới phun vì lãng phí nước).
Hiện có một số công ty Israel đang hoạt động năng động ở Việt Nam và có thể cung cấp các công nghệ nhỏ giọt và phân bón cho các đối tác Việt Nam.
Ngoài ra, Israel có thể cung cấp các thiết bị tiết kiệm nước có chất
lượng cao như: ống dẫn nước, van tiết kiệm nước, khóa nước… Hơn 150 quốc
gia trên thế giới hoan nghênh chính phủ Israel vì đã hộ trợ các công
nghệ trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp và đối phó với hạn hán.
Ngoài ra, chúng tôi ủng hộ các khu vực tư nhân và phi lợi nhuận xử lý
các vấn đề nước. Thêm vào đó, Israel cung cấp các khóa huấn luyện, đào
tạo về quản lý nước và tưới tiêu cho những người bạn hàng xóm Palestine
và Jordan cùng hơn 100 quốc gia đang phát triển, trong đó có 29 quốc gia
ở Châu Phi.
Israel là một trong những nước xuất khẩu thực phẩm tươi sống lớn trên
thị trường thế giới và là quốc gia đứng đầu về kỹ thuật nông nghiệp dù
hơn 50% diện tích đất là sa mạc và khí hậu nơi đây khá khô cằn, thiếu
nước.
Tại quốc gia Trung Đông này, chỉ có
khoảng 20% diện tích đất là đủ điều kiện thích hợp làm nông nghiệp. Bất
chấp điều đó, ngành nông nghiệp vẫn chiếm 2,5% GDP và 3,6% kim ngạch
xuất khẩu.
Dù chỉ có 3,7% tổng lực lượng lao động làm trong ngành nông nghiệp nhưng Israel
vẫn có thể cung cấp 95% nhu cầu lương thực trong nước. Hơn nữa, phần
lớn những loại thực phẩm phải nhập khẩu là những loại sản phẩm phụ như
đường, ca cao, cà phê...
Những người Israel, hay người Do Thái
hiểu được tầm quan trọng của nông nghiệp và từ khi thành lập đất nước
vào năm 1948, chính phủ và người dân quốc gia này đã tăng cường khai
hoang, xây dựng ruộng bậc thang, tháo nước vùng đầm lầy, tái trồng rừng
và chống sự xói mòn cũng như nhập mặn.
Kể từ khi Israel được thành lập, sản
lượng nông nghiệp của nước này đã tăng trưởng gấp 15 lần, cao gấp 3 lần
so với tốc độ tăng trưởng dân số. Đây là một con số đáng ngạc nhiên khi
quốc gia này có lượng mưa khá thấp.
Số đất làm nông nghiệp của Israe cũng
tăng trưởng mạnh từ 30.000 ha năm 1948 lên 190.000 ha hiện tại. Với công
nghệ nông nghiệp hiện đại, số lao động trong ngành này và số nước cần
dùng cho tưới tiêu ngày một giảm.
Cánh đồng tại thung lũng Jezreel-Israel
Một số báo cáo cho thấy nông nghiệp Israel trong khoảng 1999-2009 sử dụng ít hơn 12% lượng nước tưới tiêu nhưng sản lượng lại tăng 26%.
Hầu hết ngành nông nghiệp của Israel được xây dựng theo 2 mô hình là hợp tác xã (kibbutz) và làng nông nghiệp (moshav).
Theo đó, mô hình kinh doanh hợp tác xã
có sở hữu chung về phương tiện sản xuất cũng như sản phẩm. Trong khi đó,
mô hình làng nông nghiệp có hoạt động sản xuất riêng từng hộ nhưng lại
hợp tác chung về thương hiệu và các hoạt động thu mua nguyên liệu.
Với phần lớn diện tích đất là sa mạc hay
khô cằn, chênh lệch nhiệt độ ngày-đêm lại khác cao (từ 10-20 độ) nên
việc sản xuất nông nghiệp tại Israel là vô cùng khó khăn. Nhưng với
những kỹ thuật tiên tiến và chính sách khai hoang, tháo nước đầm lầy
khôn ngoan, người dân quốc gia này đã tạo nên điều thần kỳ ở Trung Đông.
Dưới đây là 8 kỹ thuật tiêu biểu mà nông dân Israel đã áp dụng thành công và được giới thiệu ở nhiều quốc gia trên thế giới:
-Công nghệ tưới nhỏ giọt
Không giống các công nghệ
khác bắt nguồn từ phòng nghiên cứu và cần những phân tích, thử nghiệm
cầu kỳ. Công nghệ tưới nhỏ giọt vô cùng đơn giản và được người nông dân
Israel sử dụng rộng rãi, qua đó làm nên điều thần kỳ tại Trung Đông.
Theo đó, một hệ thống đường ống nước sẽ được kiểm soát để tưới nhỏ
giọt cho từng gốc cây trồng với liều lượng nhất định. Hệ thống này chắc
chắn sẽ tiết kiệm nước hơn so với việc phun nước tưới thông thường nhưng
vẫn đảm bảo lượng nước cần thiết cung cấp cho cây trồng.
-Lấy nước từ không khí
Israel cũng sử dụng một kỹ thuật có chi phí khá thấp là xây các hộp
nhựa được thiết kế bao quanh gốc cây, qua đó hấp thụ những giọt sương
ban đêm và làm giảm 50% nhu cầu nước của cây trồng.
Vào những ngày mưa, các hộp nhựa này nâng cao 27 lần tác dụng tưới nước trên mỗi milimet nước mưa.
Hơn nữa, những hộp nhựa này có thể bảo vệ cây trồng khỏi sự thay đổi nhiệt độ đêm ngày đột ngột tại Israel.
-Hệ thống trồng cây Runoff Agroforestry Systems .
Theo đó, người nông dân sẽ trồng cây xen
kẽ với cây lương thực. Như vậy, các rễ cây sẽ giữ được nước cho các hạt
giống và những lá cây sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng cho hạt giống cây
lương thực.
-Phát triển giống cây trồng mới .
Rất nhiều giống cây trồng chỉ cần ít
nước và có thể trồng tại những vùng đất khắc nghiệt dưới ánh mặt trời
nóng bỏng. Nhiều tổ chức và công ty công nghệ tại Israel đã liên tục
nghiên cứu và cho ra đời những giống cây trồng phù hợp với điều kiện thổ
những cũng như khí hậu ở đây.
Năm 1973, hai nhà khoa học Haim
Rabinowitch và Nachum Kedar đã phát triển thành công một giống cây cà
chua mới có thể chịu được thời tiết nóng và khô hạn, qua đó tạo nên một
cuộc cách mạng trong ngành xuất khẩu rau xanh của Israel.
-Tiêu chuẩn công nghệ cao
Bên cạnh việc phát triển những giống cây
trồng mới, Israel cũng nghiên cứu các công nghệ thích hợp để tăng năng
suất cho cây trồng, như đảm bảo điều kiện ánh sáng, thời điểm thụ
phấn...
-Tích cực trồng cây
Việc trồng cây sẽ ngăn chặn được đà sa
mạc hóa và cung cấp chất dinh dưỡng cho đất theo một chu kỳ tuần hoàn.
Trong 100 năm qua, Israel là quốc gia duy nhất trên thế giới có tốc độ
tăng trưởng ròng về diện tích cây trồng.
-Tái sử dụng nguồn nước
Hệ thống tái sử dụng nguồn nước của Israel có chất lượng hàng đầu thế giới và không một quốc gia nào có thể so sánh.
Khoảng 50% nguồn nước sử dụng của quốc
gia này là được tài chế, cao hơn rất nhiều so với mức 20% của nước đứng
thứ 2 trong bảng xếp hạng là Tây Ban Nha.
-Bảo vệ giống cây trồng.
Việc để các giống cây trồng bị thất
thoát, hư hỏng là điều vô cùng lãng phí với người dân Israel và họ luôn
bảo quản các giống cây của mình ở điều kiện tốt nhất, tránh xa không khí
bẩn và ẩm mốc.
Nhiều loại vật liệu và công nghệ đã được
phát triển nhằm đảm bảo rằng mỗi hạt giống sẽ được bảo quản tốt nhất và
cho ra năng suất cao nhất.
Hoàng Nam
Theo Trí Thức Trẻ
The Saint John's Bible
TITLE: From Inspiration to Illumination: The Saint John's Bible
SPEAKER: Tim Ternes EVENT DATE: 2016/02/04 RUNNING TIME: 61 minutes TRANSCRIPT:View Transcript (link will open in a new window)
DESCRIPTION:
Tim Ternes discussed the processes, tools, methods and materials behind the making of the Saint John's Bible. Speaker Biography: Tim Ternes is director of
the Saint John's Bible Project at the Hill Museum & Manuscript
Library in Collegeville, Minnesota.
>> From the Library of Congress in Washington, DC.
^M00:00:03
[ Silence ]
^M00:00:22
>> Mark Dimunation: Good afternoon, everyone, I'm Mark Dimunation, I'm chief of the Rare Book and Special Collections Division. Thank you for coming today. We're very excited about this, the Division in the Library of Congress at this point have become old friends with Saint John's University, and especially in the making of the Saint John's Bible. We're very lucky to have Tim Ternes here today to talk about the extraordinary process and the undertaking of making this exquisite Bible; nine years in the making, yes?
>> Tim Ternes: Fifteen.
>> Mark Dimunation: Fifteen years in the making. But ten years ago the Library of Congress featured selected sheets from the Pentateuch or the first books of the Bible, the Psalms, and the Gospels, in an extraordinary exhibition, and I might add a very popular exhibition. Today we're going to look at the further progress. The Bible is now complete. We're very lucky on this moment to have two of what will be seven volumes of the Apostles facsimile edition. This is an extraordinarily sophisticated facsimile. We're very lucky here at the Library of Congress to be the recipient of this, one of the 12, obviously, Apostles edition that had been made. And after the talk, we'll be happy to, as I always say, show you the book. [Laughter] And after you hear this talk, I'm sure you will understand. I will be happy to -- we'll page through the book for you, rather than you doing that for yourself, so we can keep this for other generations to look forward to. Tim knows the story of this Bible in a very intimate way, and you really have a lovely talk to look forward to. So he's become a good friend. Let's welcome here -- welcome him here to the Library of Congress.
^M00:02:08
[ Applause ]
^M00:02:13
>> Tim Ternes: Well, good afternoon, everyone.
>> Good afternoon.
>> Tim Ternes: Oh, this is not Minnesota, that's obvious. [Laughter] I said, "Good afternoon, everyone." Gees.
>> Good afternoon.
>> Tim Ternes: I'm not used to being tethered to a podium, because they've got me tied here with all these microphones and recordings, so I might be a little awkward with that as well, but I'll do my best to stay put here, which is just killing me because I like to be out in front with everyone else, so. It's very nice to be here. I've actually lectured here before, and I've shared the project with you on many years ago in 2006 when we had it here. And I have for you just an outstanding story; an outstanding story, that's been 500 years since it's been able to be told. Because the last time a monastery did something like this really was 500 years ago. And I always tell people we now know why it took 500 years to do it again; [laughter] because it's an incredibly huge undertaking. And it's also a fascinating story. Now, I'm the director of the Saint John's Bible, which simply means that I am the keeper of the pages, and the keeper of the story. And it really is a good job, trust me. I love what I do.
I wasn't always the director of the Saint John's Bible. For 17 years I was an elementary classroom teacher. So truly one day I was doing playground duty for one day, and then a few months later I was lecturing at the Library of Congress and thought, "Life has changed." The behavior patterns didn't really change between the two. [Laughter] But trust me, life has changed for me as well. And now I'm back again, and it's really quite a treat. Because the story of the Saint John's Bible, it hasn't been able to be told for many generations, is a fascinating story, but it's also not our story. Because many people don't realize, this thing called "The Saint John's Bible", which we are so famous for, and which is so famous in its own rite, is something that Saint John's never thought about doing; never wanted to do. As I always say, "We will never do it again." Because it wasn't our idea. The Saint John's Bible is something we didn't think about doing, it was the brainchild of this man right here.
Now, just so you realize, that is not a picture of me. [Laughter] Many people say I look just like him. I have been walking -- this is true, I've been walking down the streets of London, and I have been asked for Donald Jackson's autograph. The man is 75 years old. I don't know how I feel about that, but it's the shared body trait that we have here as well, so. Donald Jackson, world-renowned individual. He's a calligrapher. And you think about that. He has made his fame and his fortune with something every one of you in this audience can do. You can all make letters. Think about that. Now, some make nicer letters than others. I make letters. We can all do what he does. But I doubt any of us are going to have an exhibition of our handwriting that travels the globe. I doubt any of us are going to line up around the block to look at our own handwriting. And I doubt the Queen of England is going to hire you to be her professional scribe.
Because that's Donald's real job. Donald is by profession the senior scribe to Her Royal Majesty's Crown Office in the House of Lords in London. Quite a long title. He's the -- he's often called the Queen's calligrapher. He's not -- that's not really his job. He writes things that she gives out. So, for example, he did the Royal Charter that made Margaret Thatcher Dame of the Realm. He did Charles and Diana's wedding papers. He did Charles and Diana's divorce papers, [laughter] and all those things. He did not do William and Kate's wedding certificate. The only one he did not do; because he was finishing -- and we pressed him to finish the Saint John's Bible at that time. So we beat out the future king of England and his wife all the way through. But the story of the Saint John's Bible is Donald's story, because it was his idea.
Donald talked about really having a dream of wanting to handwrite scripture from a lot earlier than anyone can ever even imagine. In fact, Donald talks about being a child and falling in love with calligraphy. Now, think what you used to do when you were ten, 12, 13 years old.
^M00:06:00
[ Silence ]
^M00:06:02
And I doubt you spent time doing what Donald did. One of his favorite activities would be to go to a local museum, or library, go to the rare book room, which of course you had here, or the manuscript room and he said, "I would look at the cases and I would copy what I saw." He said, "I would spend hours sitting in places like this looking in the cases, and recreating," not tracing, but recreating. And he said, "I loved it." Now, think about that. And then look at this. That's a letter M that Donald did when he was about 12 years old. [Murmuring] I was still coloring inside the lines when I was 12 years old. [Laughter] Half the time outside the lines. That's amazing when you look at that.
Here's a piece he did a couple of years later. And it does belong sideways. It's called "The Reclining Madonna". But look at the difference in skill already that that child -- I emphasize that, that that child has developed. And he said it was by going in and looking at the way the artist bent the lines, laid their gold, blended their color. He said, "By looking at the masters, that's how I became a master myself." What a great lesson for all of us. And it was right around this time in his life Donald Jackson said, "You know, I'm not trying to brag, but I remember very clearly," he said, "looking at something I had done one day, and it was like a light bulb went off." And he said, "I realized I'm good." And it just -- it's like, "I can do this, and I love it." And right around age 13, 13, 14, he saw -- he talks about sitting down with a piece of paper and writing two goals for his life.
Now, think about that, what did you want to do at age 13? [Laughs] I taught elementary school for 17 years. I never once met a child who had goals, number one, but [inaudible]. But he sat down and said on this piece of paper, "When I'm old enough, I want to work for the Queen of England." That happened in his 20s, one of the youngest people ever employed as a royal scribe. And number two -- I bet you can guess what the other thing is on that page. It said, "When I practice long and hard --" and it's a paraphrase but, "I practice long and hard, I want to do what calligraphers have always done, handwrite scripture." Think about that. What a goal. Now, the first one he got -- he managed to make happen in his 20s. But the second one took almost 50 years to become a reality. So this was his childhood dream. And he needed a partner to make it happen, because as you can imagine, this is a huge undertaking.
Well, so we have this man over in Wales with this childhood dream. And then we end up with a bunch of monks in the middle of the cornfields of Minnesota with a vision. And we have to get the two of them together somehow. And do you know what the catalyst was?
^M00:08:39
[ Silence ]
^M00:08:41
Something you all love and use --
^M00:08:42
[ Silence ]
^M00:08:44
But it was rocking Donald's world. In the 1980s something changed his world dramatically.
^M00:08:50
[ Silence ]
^M00:08:52
The computer; [laughter] because in the 1980s what came into vogue, everyone was now an electronic calligrapher. You no longer needed Donald. And as Donald always says, "Everyone had at their fingertips the true, dirtiest four-letter F-word in the English language, the font." [Laughter] Because what do you have; you can now have 50,000 ways to do his job. So calligraphy as an art form was waning. And so right around that time a group of calligraphers in the middle of Minnesota said, "We've got to find a way to stop this from happening. How can we share the passion that we have for our art form with others? Let's see if we can hold a calligraphy conference and get maybe 30, 40, 50 people, the top artists from around the world to come to Minnesota and talk about the future of our art. And to do that we're going to need a big name."
So they contacted Donald Jackson. And they said, "Donald, would you come to Minnesota and teach a calligraphy course, and help us deal with this idea of our waning art form?" And one of the organizers had a grandson that happened to go to school at Saint John's University in Collegeville. And they said, "I know the perfect place where we can have this." They hired Donald Jackson, and in 1981 he came to the campus. And they got a few more than 30 or 40 people. [Laughter] Five hundred calligraphers came from around the world, and they turned our gymnasium into the world's largest scriptorium. They put Donald on the stage, he'd make a letter A and they'd go wild. I'm serious. [Laughter] He'd make a letter B and they'd drool and scream. It was amazing. But what was most important is that's how Donald got to Saint John's.
And the reason the Bible is at Saint John's is because Donald Jackson countered something and saw something there that every person who comes on the campus sees and blows them away. Now, has anyone ever been to Saint John's in Collegeville, Minnesota? A couple of you here, yes. What's the first thing you encounter when you come on the campus?
^M00:10:45
[ Silence ]
^M00:10:48
This. This is our world-famous Abby Church. In the 1950s, this community of monks hired Marcel Broyer [assumed spelling], one of the first kind of -- or one of the big names in the Modernist Movement to design and build their church. And the inside is even more incredible than the outside. And this incredibly beautiful mid-century modern church sits in the middle of the campus, with this huge presence, and Donald said, "I never knew it was there." He never knew it was there. It's an amazing building and he said, "I went in, and I stood there in the middle of that church on my very first visit looking around, and I said, to myself, 'Wow, these guys get it'." And he said, "They understand quality, and they understand longevity. And not to be funny," he said, "but I had concrete proof as to how they thought." [Laughter]
Because here it is. And he said, "I realize that they'd built this in the '50s." It was the -- one of the world's -- if not the world's first contemporary Catholic Church. And he said, "If they understood that then, they would get this idea, this project that I have in mind." Now, he let that idea percolate in his mind for 14 more years until 1985 -- excuse me, 1995. And he said, "What have they got to lose?" So finally he approached the monastery, and he sold them the idea this way. He said, "What are you doing to mark the millennium?" We hadn't even thought about it. And he said, "I've got an idea for you. How would you like the handwritten Word of God, and would you help me do it?" Can you imagine being asked that question? I mean, think -- how would you respond? I mean, think about that. Like any church organization, the role that took us three years to give him an answer. [Laughter] Because nothing works quickly in the church world, we know that.
But, you know, very soon it was decided that we have to do this. And in 1998 then the formal commissioning was done. That kicked off two years of layout, planning, labor-intensive work, figuring out the first and last word of every page, making -- putting together his team, because he couldn't do it together, fundraising, theological development, all this had to happen until finally on Ash Wednesday in the year 2000, Donald said, "Everything is ready; let's begin." And he sat down and he wrote the very first words. And those first words were --
>> In the beginning.
>> Tim Ternes: In the -- you're very good for a public audience, my goodness. [Laughter] Well, let me introduce Donald Jackson to you with a short video. It will introduce his tools, his methods, his materials. And you will get to see his hands at work. And they're very distracting because he's so good with his hands. But also pay attention to what he says, because he really explains how he sees his role in this once in a millennium project.
^M00:13:32
[ Chanting ]
^M00:13:35
And that's as loud as we can get it; I'm sorry.
^M00:13:37
[ Chanting ]
^M00:13:54
[ Inaudible Talking ]
^M00:14:47
[ Nature and Animal Sounds ]
^M00:14:57
[ Inaudible Talking ]
^M00:15:32
[ Scratching Sounds ]
^M00:15:37
[ Inaudible Talking ]
^M00:17:10
[ Silence ]
^M00:17:16
[ Inaudible Talking ]
^M00:18:34
[ Music ]
^M00:18:41
[ Inaudible Talking ]
^M00:19:00
[ Music ]
^M00:19:13
Yes; we do love Target in Minnesota [inaudible]. [Laughter] It's a good video, isn't it? It's well done, and it does so much in such a short amount of time. I've seen that video about 3,000 times. I can narrate it word for word if it ever goes out. But I always tell myself every time I've seen it, "You know, if I really take it seriously and practice long and hard, if I really work at it, you know, maybe someday, maybe someday I could learn how to separate an egg the way Donald Jackson did. [Laughter] It's amazing when he does that. And he does it to make sure that when he puts it in the bowl it remains perfectly pure; because you want to go for something that's going to last 2,000 years. Think of the last thing Father Eric said in the video.
^M00:19:52
[ Silence ]
^M00:19:54
As old and as wonderful as this building is, as amazing as that church is, there's a good chance this book, because of the way it was made, because of something as simple as what I'm holding in my hand right now, it will outlast all of this and that. Because we didn't use traditional tools, methods, and materials to recreate the past. We didn't do this as a history project. We chose to use the things that are in this box because there are still -- there's still no better way to do it today, if you want it to last. So what's in the box? Now, some of you will know, but maybe when you can hear it. You probably can't see it very well, but it's very small. When I show it to my college students, they think it's a jump drive. [Clears Throat] [Laughter] The modern world, yes. But of course it looks more like what's on the screen now. Anybody know what it is?
^M00:20:43
[ Inaudible Comment ]
^M00:20:44
Yes; this is a stick of ink. And the inks for the Bible are actually quite unique and quite rare. You can pass it around if you'd like to, and handle them. The inks for the Bible are quite special. Number one, my favorite part about the inks for the Bible is that number one they're very old. They're made in the 1870s. And number two, Donald Jackson bought every stick of ink he would need for the Bible over 40 years ago. Now, remember, he didn't come to us with the idea until '95. But he came across these beautiful sticks of black ink in a place that was going out of business in England -- in London, and they were selling these ink sticks for pennies apiece. And he said, "They were just beautiful." He said, "So I bought every one they had, just in case." Forty years ago, he bought 144 sticks of his beautiful black ink. Forty-five -- 40 some years later, he used 142 sticks of black ink. He had two to spare. Isn't that amazing? I love it.
Now, the beautiful -- they're beautiful sticks of black ink. We couldn't afford them today, because he bought them for pennies a piece. They sell for many hundreds of dollars nowadays, these beautiful sticks of black ink. Why?
^M00:21:54
[ Silence ]
^M00:21:56
Why do you think they're so rare, and so expensive?
^M00:21:59
[ Silence ]
^M00:22:00
Well, partly is because of what it is. Now, don't give any answers away, Mark, because I know you know this. But think about this, think black, think 1800s. And I heard some -- I have teacher ears, I can hear anything. I heard someone whisper over here, "Coal. Coal." [Laughter] Yes; not coal, because look at your hands.
^M00:22:20
[ Inaudible Comment ]
^M00:22:21
Anyone have black hands from passing around a stick of coal; no. What are you passing -- what is that black ink?
^M00:22:28
[ Inaudible Comments ]
^M00:22:29
Ah, yes. You think about it, you are truly passing around a stick of candle smoke from the 1870s. Think about that; candle smoke. Go home, light a candle, let it burn for three or four hours, blow it out, put your hand above the candle, let smoke hit your hand. What color will your hand be; black. That is soot, that is lamp black collected from the 1870s. Now, if you ever touch the wick of a candle, of your hand is going to be black. So it can't just be soot. What else is in there?
^M00:22:57
[ Mumbling ]
^M00:22:59
If it was wax it would resist when you wrote. Think natural, think sticky. What's going to be the glue?
>> Is it honey?
>> Tim Ternes: Honey, yes, a very common recipe will be soot, honey, but that's still not going to keep it from rubbing off on your fingers.
^M00:23:16
[ Inaudible Comment ]
^M00:23:17
Think of the video.
>> Is it egg?
>> Tim Ternes: Yes, egg white. A common recipe for Chinese black ink was soot, honey, and egg white. You mix it together, you compress it together in your mold, and you bake it, and you get this beautiful stick of it -- ink, you put it on a grinding [inaudible] with a bit of water, and you grind it down. The water breaks down the honey and the egg white, the soot stains the water black. You write, the water evaporates. And have you ever let egg dry on a plate? [Makes Sound] It becomes part of whatever it holds. The proteins in that egg bind it permanently to any surface. Something simple, and beautiful, and natural. The colored inks are just as beautiful. The reds are solid cakes of [inaudible]. The blues are ground lapis. And the greens are ground malachite. And these elements will not break down any further because they are already at their natural state.
I mean, think about the black has already been burned. Think about that. It's not -- it's going to be as beautiful today -- or in a thousand years as it is today. These materials have proven themselves. Go look at the manuscript room in this building. These materials have proven themselves over the centuries. And then you'll notice that Donald used the egg yolk. Well, you mix the egg yolk with the warm colors, and the egg white with the cool colors. And then you will also keep them vibrant and wet-looking, and brilliant for centuries to come. And then of course if you have this ink, you need the most perfect tool for writing. And believe it or not, the Saint John's Bible was written with a turkey, a swan, or a goose feather. Can you imagine writing anything with this, let alone millions of letters? I mean, that's incredible.
But the first thing Donald will tell you that no quill in the history of the world ever looked like this. This is a TV quill, folks, exactly. [Laughter] Because what artist or anyone, what calligrapher would ever write with this thing in the way the whole time? I mean, plus your pen is unbalanced. So this, as you saw in the video, is what a real quill looks like. But as Donald always says, "This isn't sexy enough for TV, so you always see this." Pass this around. But also you have to realize that you really cannot write with a feather, because as you heard, this is the same substance as what; your fingernails. It has no strength or durability. This is not going to last, especially if you cut it into a quill.
So you have to do something to this to make it worthy of being this. So here's what you do. You take this quill and you clip off the end, clean off the viscous on the inside, you soak it in water for about 24 hours. Take it out, dry it off, and then you bake this in hot sand for about two minutes at 350 degrees, roll it around, take it out, and when the bottom is clear, it will have been [knocking sounds] clarified, and that quill will last for centuries. Donald's favorite quill pen that he used was 135 years old. And he would simply re-nib it every once in a while and do it. And so once you have this beautifully cured, clarified, you cut into your pen, and you have the most perfect tool for writing.
^M00:26:20
[ Silence ]
^M00:26:22
So now you know the secret. If you want fingernails that never break, you need to bake them for two minutes [inaudible]. [Laughter] You get history and beauty tips today. You didn't get that as well. But think about that. And Donald said, "On average I bet we used about 40 quills in the entire project." Because they're so durable, as you go all the way through. Quite beautiful, and very elegant. And I love this next slide, because if you look at it, it shows you what an artist can do with an old tricky feather and some candle smoke. I mean, think about that. When you see the pages -- and if you ever get a chance to see the real pages, remember that, tricky feather and a candle smoke. It's pretty incredible. But this page also -- this side also shows you the next major decision we had to make for longevity.
And if you look at the bottom, if you look right here, the support. That's what you call the surface in calligraphy or in any artwork basically. If we're going for a 2,000-year history obviously can't be writing on paper. [Paper Sounds] [Inaudible]. That would be real great in a microphone. [Paper Sounds] We have this beautiful, very durable surface. I could do this -- about a million people have taken this in museums and gone like this to this poor little thing. You know what it is?
^M00:27:42
[ Inaudible Comment ]
^M00:27:43
Yes, it's velum [phonetic], but that's not what I asked. I said, "You know what it is; what's velum?"
^M00:27:48
[ Inaudible Comments ]
^M00:27:49
I heard someone say "sheepskin". [Inaudible] -- and there's a whole -- and I'm sure [inaudible]. Well, there are all kinds of different things, people. But if you think about it, the word "veal" comes from the Latin word "velum", and this is real velum, and so this happens to be calf skin. And before everyone gets mad at me, we did not kill a bunch of baby cows for the Bible. We do not have a herd hidden behind the ivy church branded "Genesis, Exodus, Leviticus, Numbers" and so on. [Laughter] This came from veal production in the United Kingdom. And as you look at this -- and the manufacturer's name was "Colia, Colia Pegnel" [phonetic], which is a great name. And they make parchment, and velum, and so on for the houses, Parliament and so on, and different documentation.
But what the benefit of this beautiful surface is, is that it's incredibly durable. But most importantly, it's going to last a long time. But it's got a special benefit for us humans.
^M00:28:46
[ Silence ]
^M00:28:48
Ah, think about that. You'll find our later, if you haven't thought about it yet. It's because we're human we love this stuff. Think about that. Now, as you're feeling -- as you're petting the cow as it comes around, all right, did you notice that one side feels fuzzy, and one side feels smooth? Well, that's the inside and outside of the cow. And my question for you as a scribe, "On which side of the skin are you going to write for the pages of the book?"
^M00:29:12
[ Silence ]
^M00:29:15
[ Inaudible Comments ]
^M00:29:17
>> Both.
>> Tim Ternes: Oh, someone's thinking; yes, both. You turn the pages of a book, don't you, yes. So you're going to write on both sides of the skin. So forgive my paper skin here, but this is one -- this is about the size of a skin on the calf. And we fold it in half. And from one skin we get four pages in the Saint John's Bible, which also gives us the size of our book. But there's a reason we have a big book. And it's a theological reason. Because we could have saved a lot of cows if we folded that in half again, and half again, and half again. We could have gotten 32 pages from one poor little cow. But why didn't we?
^M00:29:55
[ Silence ]
^M00:29:59
[ Whispering ]
^M00:30:00
Why didn't we?
^M00:30:02
[ Inaudible Comments ]
^M00:30:04
The size of the script would be very small. But you know what, go up in archives. You'll see tiny, tiny print that's really quite amazing. And actually we have some pages that are written pretty tiny. Why wouldn't we do a book like this?
^M00:30:17
[ Inaudible Comment ]
^M00:30:18
>> Pardon?
^M00:30:19
[ Inaudible Comment ]
^M00:30:20
>> Tim Ternes: Yes; but there's -- it's -- play with that.
>> It won't last.
>> Tim Ternes: Well, if it's the same materials. But think about it, what does this say? It actually says the same thing that this says.
^M00:30:33
[ Silence ]
^M00:30:35
Who is this for?
^M00:30:37
[ Inaudible Comment ]
^M00:30:38
This is -- in fact I even use this like this, don't I? [Laughter] Think about that. Think about what this says, and who is this for? Who's this for?
^M00:30:49
[ Inaudible Comment ]
^M00:30:50
This is mine. And one of the major reasons we did the Saint John's Bible is to remind us that, you know, even this says, "This is mine." But what does this say? [Laughter] This says, "You can't even lift me by yourself." I mean, think about that. What does this say; this says it is --
>> Ours.
>> Tim Ternes: Ours; it's collectively ours. And one of the main theological elements of the Saint John's Bible is that we did this project to remind people that the Bible is communal. And what says more communal than something very large? And as you said, sir, magnificent. In fact, because it's communal, and because it's so big, it cannot even possibly be one volume. The Saint John's Bible takes seven books this size to make the entire Old and New Testament. And so imagine what it says on the first time the Bible is bound and carried into the Abby Church, well it takes 14 people to carry the Bible. [Laughter] Wow. Does that ever make a statement about the importance of what we think about this? And also, the importance of it as a communal work of art.
And in fact that's the primary reason we did this; is yes to ignite the imagination, yes to celebrate the millennium. But to remind us as a people that this is a communal work that's best experienced shared. We could spend truly the rest of the afternoon talking about the minutia that went into the layout of the pages, the design of everything. Because the detail that went into making the original is almost overwhelming. There's one last thing we should talk about before going into the book. And that was the most difficult decision in the entire project. And do you know what that is?
>> Writing it.
>> Tim Ternes: Pardon?
>> Writing it?
>> Tim Ternes: You're close. We always knew it was going to be English.
>> Translating?
>> Tim Ternes: Which translation do we use; because no matter which translation we choose, it will be the wrong one, simple as that. We know what that's like. Well, we had a lot of thought into this, and we wanted a translation that was literal, that was scholarly, that was inclusive, that was approved for use by the Catholic Church and so on. We are Roman Catholic. But we wanted it to be a translation that was used by as many others as possible. And so with that in mind, we chose to go with the New Revised Standard Version, or the NRSV. And that has become the most perfect choice for us. It is literal. It is scholarly. It's inclusive. But many of you may or may not know that the NRSV happens to be one of the only translations of the Bible in English that is officially approved for use by almost every major Christian church worldwide.
And many non-Christian traditions when and if they ever need a translation, will often go to the NRSV. Now, it's very seldom that other traditions do, but they will often use that one. And so it has become the most perfect choice for us. Now, it is the entire Old and New Testament, all 73 Books of the Bible. Even a few that some of you might have left out at one time. Just keep that in mind. It includes the apocryphal books as well. In the Catholic tradition we include the apocryphal, or the [inaudible] Books as well in the canon. Other than that, it's like every other NRSV you've ever read, or ever seen. Ours is just a lot prettier, all the way through.
Now, along with these beautifully handwritten pages, and this whole idea of a communal work, we wanted to bring the Saint John's Bible into a new translation, but not a word translation, a visual translation. And so what we did is we incorporated over 160 artworks designed to bring the Scriptures into the modern world through the way that many people in the modern world experience almost everything nowadays, visually. So for the remainder of our time, we're going to look at a few of the artworks. Actually, we're going to get you looking at a few of the artworks. And we don't have time to read the passages today, so I've chosen one that I bet almost everyone in this room knows, even if you are -- even if you've never read the Bible, or the Torah, or the Koran.
Even if you're a strong believer, or not a believer at all, if you're a skeptic, or, you know, a hardcore literalist, I bet you know the Creation story. Think about it. Because I bet I could stop the first stranger on the street, and ask him or her by biblical or torah tradition, how many days are in Creation. And almost everyone's going to answer seven. Even if they never read it. I could ask the next stranger on the street and ask them by biblical or torah tradition who are the first human beings, and almost everyone's going to answer, "Adam and Eve." Because those passages, those stories that are shared by many traditions, are as much a part of popular culture as they are religious culture. In fact, we have court cases taking place right now about them as well. They're some of the most argued about passages in the Bible.
Bow, let's keep all that in mind, and then pretend for a few moments that you are the artist for the Saint John's Bible, and Saint John's has come to you and said, "We want you --" we've chosen Creation. Now, we know Creation has already been shown a thousand times throughout history. There are probably more images of Creation than there are of anything else. Try to go to any museum in the world and not see a picture of Adam and Eve. I mean, think about that. Now, as artists Saint John's comes to you and says, "Guess what, we've chosen Creation. We want you to make a brand new image of the Creation. We want you to make it literal so people know it's Creation, but we also want you to weave in modern science and modern values. We want to make sure that in 500 years from now people will know it's Creation, so make sure it's prophetic, and don't make anybody mad, okay? [Laughter]
And also it's a Bible so you're going to deal with the concept of the Divine. And if we're making pictures, you might as well get this over with right away. Figure out how you're going to image God. I mean, think about just that one assignment. How do you make an image of the Divine and not make somebody mad? Well, that's exactly what we asked the artist to do. So what I'd like you to do now is I'm going to show you that artwork. And I want you to sit in silence, for about 30 seconds, and just look at it. And ask yourself, "What do I see?" Don't talk to your neighbor, just look at it. This is Creation.
^M00:37:12
[ Background Sounds ]
^M00:37:33
Now, turn to the person next to you and just talk about it. Tell them what you see.
^M00:37:37
[ Background Talking ]
^M00:38:36
I love watching people talk about this. It's like watching a whole bunch of choir directors. You all start going like this, and you put -- because it does draw you in, doesn't it? What's the first thing that somebody saw?
^M00:38:46
[ Inaudible Response ]
^M00:38:47
You know, almost everyone sees the seven slices; why, ma'am?
>> Seven days.
>> Tim Ternes: Yes. We said make it literal, didn't we? Yes. What else do you see?
^M00:38:57
[ Inaudible Response ]
^M00:38:58
Okay; what do you see, ma'am, that says chaos?
^M00:39:01
[ Silence ]
^M00:39:05
What do you see?
>> There's nothing literal.
>> Tim Ternes: Okay. Where do you see it?
>> On the left.
>> Tim Ternes: Ah, you're seeing chaos on the left. Anyone else? What do you see on the left that makes you say "chaos"?
^M00:39:14
[ Inaudible Comments ]
^M00:39:16
Intrusion less?
>> And I see [inaudible].
>> Yes.
>> Tim Ternes: Oh.
^M00:39:19
[ Inaudible Comment ]
^M00:39:20
Oh, interesting. So what -- anybody here read Hebrew?
>> Yes. [Inaudible].
>> Tim Ternes: Okay, all right. Well, even if we don't read Hebrew, what could it say?
^M00:39:27
[ Inaudible Comments ]
^M00:39:28
"In the beginning" would be very nice. It could say, "Chaos".
^M00:39:32
[ Inaudible Comment ]
^M00:39:33
Could say, "[Speaks Hebrew]," which means?
^M00:39:34
[ Silence ]
^M00:39:36
>> Chaos.
>> Tim Ternes: Formless void, nothingness, chaos, yes. Why is it there?
>> In the beginning that's what there was.
>> Tim Ternes: Oh, and there's the passages and the gospels that say, "In the beginning was the Word, and the Word was God." Could begin there. Could be there. What else do you see?
^M00:39:53
[ Silence ]
^M00:39:56
>> Well, the bird, like the spirit, goes across more than one --
>> Tim Ternes: Oh.
>> Of the panels.
>> Tim Ternes: Okay. She said, "The bird, like the spirit, goes across more than one of the panels."
>> Hovering over God.
>> Tim Ternes: Oh.
>> Hovered over Creation.
>> Tim Ternes: Well, what kind of bird is it? All right; I'm going to be mean, you said, "Dove." Why is it dark blue?
>> Is it the voice of God?
>> Tim Ternes: Is it the voice of God.
^M00:40:20
[ Silence ]
^M00:40:23
Why is it dark blue? I make a dove white. I don't know about you, but maybe I'm too literal.
>> So you can see it. [Inaudible] --
>> Tim Ternes: You know, sometimes they just did it to make it artistic so you could see the stupid thing, simple as that, exactly. [Laughter]
^M00:40:36
[ Background Talking ]
^M00:40:38
What else could it be?
>> It's a raven.
>> Tim Ternes: You know, it could be a raven. In many cultures the raven's a sacred bird, and a sacred messenger.
>> Could be a shadow.
>> Tim Ternes: It could be a shadow, which means it's where?
>> Above.
>> Tim Ternes: That whole idea of hovering, watching over us, hovering. That's a possibility too. Beautiful. What else do you see?
^M00:40:59
[ Inaudible Comments ]
^M00:41:02
You both talked about squares at the same time. Look at those squares and talk to the person next to you about everything those squares do, building on what he just said.
^M00:41:10
[ Background Talking ]
^M00:41:13
Because they do something else too.
^M00:41:15
[ Background Talking ]
^M00:41:22
Ah, you often don't -- exactly you don't -- ah, they're everywhere aren't they? What do the squares do?
^M00:41:29
[ Inaudible Comments ]
^M00:41:31
Oh, someone said they assemble.
>> They make a triangle.
>> Tim Ternes: Someone said, "They make a triangle." Do you see it?
>> The right side.
>> Oh, yes.
>> Tim Ternes: Seven, seven, seven.
>> Oh, okay.
>> Tim Ternes: And a triangle is often used --
^M00:41:44
[ Inaudible Comments ]
^M00:41:46
Trinitarian, exactly, and may depend on your cultures. What else?
^M00:41:49
[ Inaudible Comment ]
^M00:41:50
They also -- yes they create straight lines. They impose order. Do you know what they also count, they go from one, to two, to three. And over here someone said they hinge. Why are the skull squares there?
>> Oh, it looks like they hold [inaudible].
>> Tim Ternes: They do hold it together, don't they? Why are the gold squares there? What do they represent?
^M00:42:10
[ Silence ]
^M00:42:13
Think of everything you just said.
>> Order?
>> Tim Ternes: Order; the story's about imposing order. Who imposed order?
>> The Unity?
>> Tim Ternes: Unity, order.
>> Strength.
>> Tim Ternes: Strength; beautiful. Anything else you see that catches your eye? Go ahead. Beck?
>> [Inaudible] I believe it looks like land and it looks like a satellite image.
>> Tim Ternes: Yes, very much so; yes. Now, would you like me to tell you a few things about this page?
>> Sure.
>> Tim Ternes: No, seriously; would you like me to tell you?
>> Yes.
>> Yes.
>> Yes, of course.
>> Tim Ternes: Because -- [clears throat]
>> Yes, tell us.
>> Tim Ternes: Be careful with that answer. [Laughter] And here -- if you remember, nothing else about this talk today, remember this next statement. The Saint John's Bible is not a picture book. These are not meant to be didactic illustrations of the stories. They're not meant to say, "Here's what it means." So we are very careful. We never tell you what it means, unless we ask you if you want to. Because what's more important is the fact that each of these engages you to talk to others to find meaning. And if you're talking to others to find meaning, that's a definition of --
^M00:43:25
[ Silence ]
^M00:43:27
[ Sound ]
^M00:43:28
Community; the reason we did this. These artworks are designed to be invitations in; to be visual spiritual meditations. And we hope that maybe some people will read the words that are there too. We hope that they enter you in. But if you don't, no big deal. Because what you were talking about was the passage anyway, and different entry points. But we're human, we're nosy. We want to know what the artist was thinking, so I'll tell you a few things. Most people notice it begins in chaos and disorder; darkness. Many people talk about The Big Bang. We said, "Weave in modern science, modern values." But the Hebrew does read, "[Speaks Hebrew]," so, "Formless void, nothingness." These irregular shapes, anybody recognize those?
^M00:44:11
[ Silence ]
^M00:44:13
Those are mathematical fractals. Scientists use fractals and chaos theory. You can use fractal geometry to mathematically calculate how a tree branch is going to grow. So even amidst the chaos there's an underlying sense of order. The second slice moves into the creation of the heavens and the seas. The third slice is correct, ma'am, it's a satellite of the Ganges River Delta; because we have the formation of land and sea -- or separation of land and water. Then we move into the third one -- the fourth one, the sun ruled by day and the moon ruled by night, and all the stars in-between. And did you notice the planetary orbits? Had Donald Jackson put those into a Bible a hundred years ago the church would have locked him away in prison, simple as that. We understand that we revolve around the earth -- the sun right now.
Then you move into creation of birds, and fish, and other animals, and you've got that beautiful dark bird hovering over. I thought your description was elegant. Then the creation of human beings. And if you look very carefully, many of those human beings you may have seen before. They are very primitive. They come from famous cave paintings. But one of them is very important, and that is this woman. It's a huntress. It comes from a cave painting in Nigeria. It's one of the oldest images of a female we have on the planet. And she graces the page of the Saint John's Bible because in the modern world we understand the equality of men and women. Centuries ago many of you in this room wouldn't have been imaged that often in a sacred work like this.
And then did you see the bottom? No one mentioned him. The little troublemaker down there. Do you see that little stinker sitting there? Yes; that little snake saying, "Look what's coming around the corner, folks." And then it gives way to this day of order, structure, and rest. But none of you talked about the biggest discussion of all, where's God?
^M00:46:01
[ Silence ]
^M00:46:03
Remember, we said, "Figure out how to image God."
^M00:46:05
[ Silence ]
^M00:46:08
That -- you're right, ma'am, that is tough.
>> [Inaudible] the details.
>> Tim Ternes: Oh, very good. [Laughter] That's a very political answer on Capital Hill. [Clears Throat] [Laughter] Yes; but you're right. Well, we decided early on that we would never make an image of the Divine. Who are we to say what God looks like? But we would show you the Divine. What is the only thing you see present in every single day?
^M00:46:29
[ Silence ]
^M00:46:31
[ Inaudible Comment ]
^M00:46:32
What did you say?
>> Gold.
>> Tim Ternes: The gold squares. And what did you say they do; they built, they provided order, they provided structure, they connected things together. They form a triangle. We decided early on in the manuscript tradition of illumination to use the play of light on the precious metals as you turn the page to represent the Divine. So whenever you see gold, it's the representation of God. And in the original we have many times polished it, so much so what else will you see?
^M00:47:06
[ Inaudible Response ]
^M00:47:07
>> Yourself.
>> Tim Ternes: Yourself. And what does Scripture say, "We're all made in the Divine image." And so it's our way of -- anyone who looks at the book will see the image of God he or she should see, that reflected in each of us. That's just the first page, folks. I mean, think about that. [Laughter] I mean, it could -- every page goes on that way. And, you know, did you notice what else the gold squares do? They give you a hint of the theology. Because, look, this connects here, this connects here, and so on. But, look, these connect --
^M00:47:36
[ Silence ]
^M00:47:38
[ Inaudible Comment ]
^M00:47:39
It's not done yet, all the way through. Donald Jackson did that entire work of art on his own, with the exception of the snake. He hired natural history artist, Chris Tomlin to paint the snake, and he said, "Make it beautiful because many people find evil attractive." [Laughter] You turn the page, and you enter the Garden of Eden. Here it is on the page. Let's enlarge it. What do you see on the background?
^M00:48:02
[ Inaudible Comment ]
^M00:48:03
Do you see? The entire Creation story is recreated again from the [inaudible] down to the tiny gold squares. And now you see everything altogether there. The woman is back, but so is that snake. And it's getting larger and causing all kinds of problems. And then you turn the page and you finally meet Adam and Eve. Think of every Adam and Eve you've ever seen in the world. You probably haven't seen many like ours. Here they are in the page. Let me zoom in.
^M00:48:30
[ Silence ]
^M00:48:33
We have this beautiful couple. Are they black, are they white, are they African, are they Asian? We don't know. And I'm sorry, but much to every Minnesotan's dismay they probably were not blond-haired, blue-eyed. But what do we have here?
>> The snake.
>> Tim Ternes: The snake is also back. And look how it's changed. The snake has now become part of them. It's in the jewelry. It's in the necklace. It's in their eyebrows. Do you notice that? It even creates a dividing between the two of them. But more importantly, what else has changed?
^M00:49:03
[ Silence ]
^M00:49:08
Looking at their expressions?
>> Tim Ternes: Yes; the expressions are very changed. But something you've seen all the way through is now --
>> The gold.
>> Tim Ternes: Ah, the gold is dramatically changed. Do you see in the Garden of Eden --
^M00:49:20
[ Silence ]
^M00:49:22
It's all surrounding them. And now if you look at Adam and Eve, it's broken. It's dull. It's hard and present. There are new colors [inaudible]. Every one of the artworks in the Saint John's Bible compels you to tell a story, and invites you in. And we're often asked, "Who came up with the idea? How do they begin?" Well, enter in the committee. There we are, yes. This is the Committee on Illumination and Text, the CIT. And this group of theologians, artists, and scholars chose the passages, and then they visually brainstormed them, typed up notes for the artists, and gave them suggestions. Can you imagine giving an artist a suggestion on how to do his or her work? [Laughter] Mmm. They would email that over to the artist, because remember, Saint John's is in Minnesota, the artists are in Monolith, Wales. They would get those, begin their own scripture study, begin playing with the notes, and then they would start sketching.
Here is the sketch for Creation. Sometimes they would make it in collage form so they could move things around. Then they would sometimes just do it in sketches. Here are sketches and -- for Adam and Eve. [Clears Throat] They would do these sketches, make a mockup, and then take pictures of it and email the pictures to Saint John's. The committee at Saint John's would look at them, and type up feedback for the artist. They'd email the artist the feedback, the artist would roll his eyes. [Laughter] [Clears Throat] And type up feedback on our feedback, and email it back to us. We roll our eyes, and type up feedback on his feedback, and mail it back. And we'd go back and forth like that for anywhere between four to eight months for every single image.
Once both sides of the ocean said, "These are theologically and artistically sound," not right, but sound, then they would do them on the velum. And that's how they actually look side by side in the Bible. Absolutely beautiful. Take that process times 160 artworks, and you can see why this took 15 years to create. Pretty amazing. Now, along with the beautiful pages of elegant artworks, most of the work of the Saint John's Bible is 1130 some pages of elegant text. And here is this page, and the first thing you'll notice, and your first thing you'll learn when you look at a page like this, is that you never call this a font. [Laughter] This is a script; or as Mark said, "A hand." Because a computer does a font, or a machine does a font, or it's a created thing. This is a hand, a beautifully written hand.
There are six calligraphers in the Saint John's Bible, each of them working to make sure their hands looked as much alike as possible. But you can tell the difference. Look at their tails. Look at their pressure. And the humanity of a hand comes out very easily, and very beautifully. You'll also see that throughout the Saint John's Bible, the very beginning we use flora and fauna from Africa, Mesopotamia, the Middle East, because of course that's what most likely it probably started there. But as you turn the pages in the Saint John's Bible, for most of the rest of the book, the plants and animals come from Central Minnesota. [Laughter] And we change all the "amens" to "Yes, sure, you bet you" for the whole Bible as well so. [Laughter] We didn't change a word, trust me, trust me.
But we do weave those things just as they would centuries ago into the pages of the bible so it geographically grounds it in our work. Now, a page of script like this takes one calligrapher between seven to 13 hours to write. Think about that.
^M00:53:08
[ Silence ]
^M00:53:11
And then we also get the common question --
^M00:53:13
[ Silence ]
^M00:53:15
"What happens if you make a mistake?" You are human. And remember I said you're very happy you're working on a cow. [Paper Sound] Because cows are very forgiving. If you make a mistake in the Saint John's Bible, you go right back to your process. Take your knife, scrape it away, take sandpaper and sand it off, and you will never know it was there. Isn't that amazing? That's one of the very big benefits of using the velum. However, let's say you make a mistake in the same place again. Or let's pretend that you left out an entire line, and you don't catch it until later. And, remember, if I make a mistake here, I've made a mistake on four pages. So you don't throw it away. So sometimes you make a mistake that's too big to cover up, and if you do, you turn it into something nice. Here is the very first mistake in the Saint John's Bible.
Here's our sower and the seed. And this page was done backwards, because almost always the calligraphy was done first, and then the artist did his or her work. But Sally was ready -- wasn't ready to write, and the artist was ready so they did the artwork first, and then Sally wrote around it. And when she got to the bottom of this column, she discovered something pretty terrible. This column ended up one line longer than this column. She had left out an entire line. And they would have had to have scraped a fourth of the page off, and they couldn't do this. And Sally said, "I was pretty sure I was about to lose my job." And Donald said, "Don't worry, we're going to fix it the same way they did centuries ago." So look at the page. As you read down the column --
^M00:54:45
[ Silence ]
^M00:54:57
You come to a tiny red triangle right there. That red triangle points back to the bird. The birds feet are holding the rope, the rope travels down, and it's wrapped around the line which is missing saying, "Oops, it belongs up there." So you read it, and the crowd came together again, so that they [whistles] could not even eat. When it's finally heard, they went out to restrain him. Isn't that wonderful? That is a legitimate way of fixing a mistake in a manuscript. And they've done it that way for centuries. Here's a book of ours from the Walters Art Museum Collection that's several centuries old. And look at that little monk. He's saying, "Oops, this line belongs up there." Isn't that wonderful? I love that one.
This is how they've done it for centuries. Because you can't just toss these away. Out of 1130 pages, we have nine corrections. Isn't that amazing? How many mistakes on the last email you sent? I mean, think about that. [Laughter] Yes. One of my favorites is this one. Look at the bumblebee at the bottom. [Laughter] He's attached to a pulley system pulling it up into place. And this is a fantastic one too. [Laughter] There's a little lemur, which does not come from Minnesota, but he's doing his job as well.
>> There's a theological art effect too.
>> Tim Ternes: Yes.
>> There is a wideness in that [overlapping] --
>> Tim Ternes: Very much so. In fact --
^M00:56:09
[ Inaudible Comment ]
^M00:56:10
Yes; one of the biggest discussions was, "Should we make them redo these pages?" And it was one of our oldest monks that said, "No. We have the Word of God. Let's take every chance to admit we're human." And so they have. Sally Mae Joseph was the artist that made the very first mistake in the Saint John's Bible that was there. And she said, "I felt just awful. Here I am doing this." Until Donald Jackson made the second mistake. And she said, "That was the day I got [inaudible] there was a god," she said. [Laughter] As you go all the way through. We could spend hours talking about the pages of the Bible. We could spend hours taking a look at how, you know, ancient stories are brought to life weaving in beautiful context where you have the Christ family tree, acknowledging the fact that we share common roots, beginning with Jesus, all the way back to Abraham, with Sarah, and also Hagar listed.
^M00:57:10
[ Silence ]
^M00:57:13
The Saint John's Bible welcomes those traditions. Do you notice the structure of the family tree is written on a menorah. And that menorah is lit with Islamic Arabesques. Behind it a swirling mandala. Beneath it -- or connecting all -- everything over here together to a Christian cross. Acknowledging the fact that we all share a common root, back to Abraham. The Saint John's Bible weaves in modern science. Look at the background of this artwork, and you will see very clearly that in the modern world yes, we understand our genealogy as a family tree, but we also understand it through our DNA. The entire background of the Saint John's -- of this artwork is over a pattern of beautiful DNA. And the DNA is absolutely everywhere. The Saint John's Bible is an amazing work of art.
And you've heard the story of this. But one thing that's really unique about the Saint John's Bible is that for one of the first times in the manuscript world, a commission like this is done. It was finished on May 9th, 2011. We wrote the last words. It took 23 individual artists 15 years to create. At the same time the original was being made, Saint John said, "We have to find a way to share it beyond our doors." And so we created the finest fine art edition we can possibly imagine of a lithograph copy on paper that recreates the look, the feel, the texture -- oh I guess the quality of longevity of the inks and the materials. It recreates a texture of the gold. Even the fiber of the paper is designed to mimic the way the velum turns. And these 299 copies, the final editions are known as "The Heritage Edition."
And the Library of Congress and the American people have been given one of those fine art editions, called "The Apostles Edition". And it was delivered. I had the privilege of delivering -- and I skipped a couple things here. I had the privilege of delivering this volume when it was brought to the Library of Congress in -- a few months ago when Pope Francis was here. And it was delivered and given to the American people. Today you have two of those volumes which have been delivered. Over the next few -- several months, all seven will be delivered. I will create a permanent home here at the Library of Congress as well.
>> You'll be delivering this?
>> Tim Ternes: I will be delivering each volume.
^M00:59:50
[ Inaudible Comment ]
^M00:59:52
That's up to Mark. [Laughter] Trust me, because I've only scratched the surface on the stories that I know. I know I have gone a bit longer than I said I would, Mark. I'm sorry. But if there are any questions, I will stick around and answer them, if we want to answer them now. But I want you to think about one thing before you close today. The Saint John's Bible is this incredible work of art. But as I've said many times, it is a complete waste of time, money, and talent if it's never used. In a thousand years from now, I don't want to see a clean book. I want to see it ripped. I want to see it licked. I want to see the pages explode. Sorry, Mark. [Clears Throat] [Laughter] I want to see it used. Because the legacy of the Saint John's Bible won't be the fact that we made it. The legacy of the Saint John's Bible will be what we choose to do with it. So do something with it. If nothing else, just enjoy it. Thank you very much for your time here today.
^M01:00:46
[ Applause ]
^M01:00:51
>> This has been a presentation of the Library of Congress. Visit us at loc.gov.
^E01:00:57
Bà mẹ Do thái nhỏ mật lên sách cho bé liếm để nó luôn nhớ sách rất ngọt ngào
Từ ngàn xưa, người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được.
Trong lịch sử, người Do Thái được biết đến là một sắc tộc tôn giáo có
nguồn gốc từ Israel. Dù hiện nay người Do Thái sống rải rác tại nhiều
quốc gia khác nhau, nhưng chỉ có Israel là quốc gia Do Thái duy nhất
trên thế giới, người dân đa phần là người Do Thái và quốc đạo là Đạo Do
Thái.
Dân số người gốc Do Thái trên thế giới hiện nay vào khoảng gần 13,8
triệu người (khoảng hơn 0,19% dân số thế giới – số liệu năm 2013), tức
là cứ khoảng 517 người thì có 1 người Do Thái.
Thế nhưng, vào khoảng giữa thế kỷ 19, 1/4 các nhà khoa học trên thế
giới là người Do Thái, và tính đến năm 1978, hơn một nửa giải Nobel rơi
vào tay người Do Thái. Như vậy, có đến 50% đóng góp cho sự tiến bộ của loài người chỉ do 0,19% dân số đảm nhiệm.
Những tên tuổi lớn của thế kỷ 20 có thể kể đến như bộ óc thế kỷ Albert
Einstein, Sigmund Freud, Otto Frisch… đều là người Do Thái.
Vậy tại sao các thế hệ người Do Thái lại có được trí tuệ như vậy (chỉ
số IQ trung bình của người Do Thái là 110 so với chỉ số trung bình 100
của thế giới)? Trong cuốn “Bí mật người Do Thái dạy con làm giàu” có đưa
ra lời giải thích cụ thể cho vấn đề này.
Bà mẹ Do thái nhỏ mật lên sách cho bé liếm để nó luôn nhớ sách rất ngọt ngào
Vai trò của bà mẹ Do Thái
Bà mẹ Do Thái dạy con từ khi mang thai. Các bà mẹ thường nghe nhạc,
chơi đàn, hát và… làm toán cho đến khi sinh con ra. Các thai phụ làm vậy
vì tin rằng cách đó sẽ làm đứa bé sau này trở nên thông minh. Người mẹ
chọn ăn hạnh nhân, chà là, uống dầu cá và ăn cá nhưng tránh ăn đầu cá vì
tin rằng tất cả điều đó sẽ giúp cho con trở nên thông thái.
Từ
lúc còn ẵm ngửa đứa bé, bà mẹ đã tạo cho con thói quen thích sách bằng
cách dùng mẹo nhỏ vài giọt mật lên cuốn sách và cho bé liếm. Khi đó,
trong nhận thức non nớt của đứa trẻ, sách là cái gì đó rất ngọt ngào,
hấp dẫn.
Ủy ban công nghiệp thành phố New York (Mỹ) có cuộc điều tra nguồn
nhân lực vào năm 1950 và nhận thấy có sự khác biệt lớn về việc đi làm
công nhân giữa phụ nữ Ý với phụ nữ Do Thái. Phụ nữ Ý thường phải đi làm
và còn bắt con nghỉ học để đi làm phụ cha mẹ, các bà mẹ Do Thái thì
ngược lại. Dù kinh tế khó khăn, họ vẫn ở nhà để nuôi dạy con, dồn hết
trách nhiệm kiếm sống cho chồng – người ban ngày đi làm nhưng tối về có
nghĩa vụ học và dạy cho con học.
Nhờ sự chăm sóc, động viên của cha mẹ mà học sinh Do Thái nổi tiếng
trong trường về thành tích học tập và tính chuyên cần, khác hẳn với học
sinh nhiều dân tộc khác. Vào năm 1954, hệ thống trường công của thành
phố New York thống kê được 28 học sinh có chỉ số IQ cực cao lên tới 170
điểm, thì trong đó 24 là học sinh Do Thái.
Ngoài ra, những người này còn quan niệm điểm không quan trọng bằng
cách học, mà đã học thì phải hỏi. Chính vì vậy, học sinh Do Thái được
khuyến khích đặt thật nhiều câu hỏi cho giáo viên.
Cũng
theo các nhà khoa học Do Thái, sự rung động của âm nhạc sẽ kích thích
bộ não và đó là lý do vì sao có rất nhiều thiên tài người Do Thái…
Hệ thống giáo dục phổ thông
Từ lớp 1 đến lớp 6, những môn học ưu tiên trẻ em gồm kinh doanh, toán
học, khoa học. Tất cả trẻ Do Thái đều tham gia vào các môn thể thao như
bắn cung, bắn súng, chạy bộ vì họ tin rằng bắn cung và bắn súng sẽ rèn
luyện cho bộ não trở nên tập trung vào cách quyết định và sự chính xác.
Ở trường trung học, học sinh sẽ giảm dần việc học khoa học mà sẽ học
cách tạo ra sản phẩm, đi sâu vào những kiểu bài tập thực tế như vậy. Dù
một số dự án/bài tập có vẻ nực cười và vô dụng, nhưng tất cả đều đòi hỏi
sự tập trung nghiêm túc đặc biệt nếu đó là những môn thuộc về vũ khí, y
học, kỹ sư, ý tưởng sẽ được giới thiệu lên các viện khoa học hoặc
trường đại học.
Khoa kinh doanh cũng được chú trọng ưu tiên. Trong năm cuối ở trường
đại học, sinh viên sẽ được giao một dự án và thực hành. Họ sẽ hoàn thành
nếu nhóm của họ (khoảng 10 người/nhóm) có thể tạo ra lợi nhuận 1 triệu
USD. Đừng ngạc nhiên, đây là thực tế và đó là lý do vì sao một nửa hoạt
động kinh doanh trên thế giới là của người Do Thái.
Xã hội Do Thái từ rất sớm đã coi trọng việc xóa mù chữ, sách và người có học thức
Dân tộc Do Thái là dân tộc đầu tiên trên thế giới – từ năm 64 đầu
Công nguyên – mà nhà thờ quy định tất cả nam giới phải biết đọc viết và
tính toán; sang thế kỷ thứ 2 thì bắt buộc mọi đàn ông phải có nghĩa vụ
dạy con trai mình đọc, viết, tính toán. Như vậy họ đã thực hiện phổ cập
giáo dục cho nam giới trước các dân tộc khác mười mấy thế kỷ.
Israel cũng là nước đứng đầu thế giới về dân số từ 14 tuổi đọc sách,
đứng đầu về số đầu sách xuất bản theo đầu dân. Không một người Do Thái
thành đạt nào lại không tranh thủ thời gian để đọc, để học, để làm giàu
hiểu biết.
Như vậy, từ ngàn xưa người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc
biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được. Và
đây nhân tố quan trọng giúp người Do Thái đạt được trí thông minh vượt
bậc so với phần còn lại của thế giới.
Theo Tri Thức Trẻ
------------------------------------------------------------------------------------------- Love not the world, neither the things that are in the world. If any man love the world, the love of the Father is not in him. For all that is in the world, the lust of the flesh, and the lust of the eyes, and the pride of life, is not of the Father, but is of the world. 1 John 2:15-16 KJV Chớ yêu thế gian cùng những gì trong thế gian. Nếu ai yêu thế gian thì sự kính yêu Thượng Đế không ở trong người ấy. I Giăng 2:15
wxMaxima 0.8.5
-
I have released wxMaxima version 0.8.5. There are no major changes in this
release. One of the cool things added are two new translations (Greek an
Japanes...
The Day in Photos – November 5, 2019
-
[image: Hindu women worship the Sun god in the polluted waters of the river
Yamuna during the Hindu religious festival of Chatth Puja in New Delhi,
India, ...
Bài tập B24.Tích phân học toán 12.docx
-
Để có thêm nguồn tư liệu cho HS học tập thi HK 2023 MÔN TOÁN, ÔN TẬP TRONG
LÚC HỌC TOÁN TRONG LỚP, EBOOKTOAN SƯU TẬP CÁC FILE TOÁN DOCX ĐỂ PHỤC VỤ CÁC
TH...
Subcooled Reflux And Energy Usage
-
Hi,
I'm a young engineer currently working on some optimisation of destillation
columns in the recovery section of a polymer plant. These columns work...
VERBATIM, Verbatim
-
By Erin McKean, editor of VERBATIM. VERBATIM: The Language Quarterly began
as a simple six-page pamphlet in 1974, a project launched by lexicographer
Laure...
The Orbit of Kepler 16b
-
[image: The Orbit of Kepler 16b]NASA's Kepler space telescope recently made
the news by finding a planet that orbits a double-star system, a situation
that...
Find All Wolfram News in One Place—The Wolfram Blog
-
This is the final post here at the Wolfram|Alpha Blog. Approximately six
and a half years ago our launch team started the Wolfram|Alpha blog just
prior to ...