Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Hiển thị các bài đăng có nhãn phim ảnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phim ảnh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

KÝ ỨC - BARBRA STREISAND .



KÝ ỨC -  BARBRA STREISAND 

Kết quả hình ảnh cho memory barbra streisand

Nửa đêm rồi
Từ hè phố vắng lặng
Mặt trăng đã trôi đi ký ức
Nàng vẫn đang mỉm cười một mình
Dưới ánh đèn vàng úa
Những chiếc lá khô nép mình dưới chân tôi
Và gió khuya bắt đầu rên rỉ

Ôi ! Ký ức
Mọi thứ đều cô đơn dưới ánh trăng
Tôi có thể mỉm cười hạnh phúc về những ngày của em
(tôi có thể mơ về những ngày xưa cũ )
Cuộc sống thật đẹp biết bao
Tôi nhớ đến thời gian nếm trải niềm hạnh phúc
Hãy để ký ức sống lại
Mọi ánh đèn đường dường như khuấy động nên
Một cảnh báo định mệnh
Ai đó đang lẩm bẩm một mình ,
ánh đèn đường đổ dài đơn độc 
Và sẽ đến thời khắc của bình minh

Ánh sáng ngày lấp lánh
Tôi vẫn phải chờ đợi ánh bình minh
Vẫn phải nghĩ về một cuộc sống mới
Và tôi không được quyền từ bỏ tình yêu ấy
Khi ánh bình minh vừa đến
Tối nay rồi cũng sẽ là một kỷ niệm
Và một ngày mới sẽ lại bắt đầu

Đốt cháy hết đi những ngày mờ ám khói
Mùi vị lạnh buốt của ban mai
Một ánh đèn đường vụt tắt ,
Lại một đêm nữa cũng mới vừa kết thúc
Một ngày khác lại bắt đầu hé rạng
Hãy chạm khẽ vào tôi,
Thật dễ dàng bỏ tôi lại một mình
Tất cả cô đơn với nỗi niềm ký ức
Trong những ngày của tôi còn dưới ánh mặt trời .

Nhưng nếu như em khẽ chạm vào tôi,
Em sẽ hiểu thế nào là niềm hạnh phúc
Nhìn kìa em , ngày mới đã bắt đầu ...








=====================================

MEMORY

Midnight
Not a sound from the pavement
Has the moon lost her memory
She is smiling alone
In the lamplight
The withered leaves collect at my feet
And the wind begins to moan
Memory
All alone in the moonlight
I can smile happy your days ( I can dream of the old days)
Life was beautiful then
I remember the time I knew what happiness was
Let the memory live again
Every street lamp seems to beat
A fatalistic warning
Someone mutters and the street lamp gutters
And soon it will be morning
Daylight
I must wait for the sunrise
I must think of a new life
And I mustnt give in
When the dawn comes
Tonight will be a memory too
And a new day will begin

Burnt out ends of smoky days
The still cold smell of morning
A street lamp dies ,another night is over
Another day is dawning
Touch me,
It is so easy to leave me
All alone with the memory
Of my days in the sun
If you touch me,
Youll understand what happiness is
Look, a new day has begun...

Kết quả hình ảnh cho memory barbra streisand


====================================

VÀI NÉT VỀ NHẠC PHẨM MEMORY - BARBRA STREISAND


Memories là một album được phát hành bởi Barbra Streisand vào năm 1981. Nó chủ yếu là một bộ sưu tập các tác phẩm đã được phát hành trước đó, nhưng bao gồm ba bài hát mới được thu âm. Album được RIAA chứng nhận 5 × Bạch kim , vươn tới vị trí thứ 10 trên bảng xếp hạng album của Mỹ. Lần đầu tiên Memory được phát hành trên Columbia, sau đó được phát hành lại dưới dấu ghi CBS năm 1981 với bốn bài hát được bổ sung. Tại Anh, nơi nhạc phẩm này được phát hành như Love Songs, đã vươn tới vị trí số 1 trên bảng xếp hạng album trong chín tuần liên tiếp và trở thành album bán chạy nhất năm 1982 tại Anh, đây cũng là album đầu tiên của nữ ca sĩ đạt được danh hiệu cao quý .  Album Memory được chứng nhận bạch kim ở Anh (trước khi được trao giải thưởng đa bạch kim), và 6 x bạch kim ở Úc. Theo ghi chú của phiên bản hồi tưởng của Barbra: Chỉ dành cho Record, album này cũng nhận được chứng nhận kỷ lục ở Hòa Lan và Thụy Sĩ  . Ba nhạc phẩm chưa được phát hành trước đó, 'Memory', 'Comin 'In and Out of Your Life', và 'Lost Inside of You' đã xuất hiện trong album. 'Comin' In and Out of Your Life 'là thành công nhất trong các single mới, đạt đỉnh điểm ở vị trí thứ 11 trên Billboard Hot 100 tại Mỹ.

Album Memory cũng đã giành được giải Album bán chạy nhất tại Lễ trao giải Brit năm 1983.



Kết quả hình ảnh cho memory barbra streisand



Nguồn  https://en.wikipedia.org/wiki/Memories_(Barbra_Streisand_album)



====================================

Tiểu sử  BARBRA  STREISAND 


Kết quả hình ảnh cho barbra streisand


Barbra Joan Streisand (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1942) là một nhà sáng tác nhạc, nữ diễn viên điện ảnh, kịch và ca sĩ Mỹ, đồng thời cũng là nhà hoạt động chính trị cấp tiến, nhà sản xuất phim và nhà đạo diễn phim. Bà đã giành được giải thưởng Oscar cho danh hiệu Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất và Bài hát hay nhất trong phim cũng như các giải Emmy, Grammy, Quả Cầu Vàng. Streisand đã được xếp vào hàng nghệ sĩ nữ có album bán chạy nhất mọi thời đại ở Hoa Kỳ trong vòng hơn 30 năm, theo RIAA. Bà được xem như một trong những nghệ sĩ biểu diễn nữ thành công nhất trong lịch sử ngành giải trí hiện đại và là nữ ca sĩ bán được nhiều album nhất trong lịch sử âm nhạc Mỹ, được RIAA xác nhận là hơn 71 triệu đĩa ghi âm. Tính kiên định lạ thường và sự nổi tiếng được giữ vững đã tiếp tục giữ được sự nổi tiếng của bà trước công chúng trong 47 năm trong nghề âm nhạc điện ảnh.



Thời niên thiếu

Streisand được sinh ra với tên gọi 'Barbara Joan Streisand ở Williamsburg, Brooklyn, Thành phố New York trong một gia đình bố mẹ là người Mỹ gốc Do Thái. Cha của Barbra là một giáo viên tại một trường trung học và đã qua đời lúc cô bé mới 15 tuổi; cô bé đã có một mối quan hệ cơm không lành canh không ngọt với dượng ghẻ Louis Kind. Cô có một em gái tên là Roslyn Kind cũng là một nghệ sĩ biểu diễn. Mẹ cô, Diana Ida Rosen, một thư ký tại trường phổ thông, đã không khuyến khích con gái mình theo đuổi nghề biểu diễn, cho rằng Barbara không đủ sức hấp dẫn. Cô đã được học tại Erasmus Hall High School, nơi cô tốt nghiệp hạng thứ 4 trong lớp học của cô năm 1959, và nơi cô hát ở trong giàn đồng ca của trường với Neil Diamond. Ở đây cô cũng làm bạn với Bobby Fisher, người sau này là Vua Cờ Bobby Fischer. Cô đã không bao giờ học đại học. Streisand đã từng nói rằng: "Tôi ghét nó (Brooklyn, New York) khi tôi lớn lên, nhưng bây giờ tôi nhận ra rằng tôi đã lấy được sức mạnh từ gốc rễ của mình." (17 tháng 10 năm 2006; hòa nhạc ở Toronto).

Sự nghiệp truyền hình, sân khấu và ca hát

Sau một cuộc thi ca nhạc, Streisand đã trở thành một ca sĩ hộp đêm khi cô còn tuổi teen. Ban đầu cô muốn trở thành một diễn viên xuất hiện ở một số tác phẩm điện ảnh ở Off-Off-Broadway, bao gồm với tác phẩm với nữ nghệ sĩ đang được ngưỡng mộ lúc đó là Joan Rivers, nhưng khi bạn trai cô là Barry Dennen đã giúp cô có một buổi biểu diễn tại hộp đêm; lần đầu biểu diễn ở một quán bar dân đồng tính nam ở Greenwich Village của Manhattan năm 1960 — cô đã giành được thành công như một ca sĩ. Vào lúc này, cô đã rút gọn tên mình thành Barbra để khiến nó dễ phân biệt hơn. Năm 1961 Streisand đã ký một hợp đồng với Winnipeg, nhà hàng "Town and Country" của Manitoba . Các cuộc biểu diễn của cô đã nhận được critical approval, nhưng người chủ nhà hàng đã không đủ hiểu biết để hiểu được cái hay của âm những trình diễn bởi Barbra.

Năm 1962 Streisand lần đầu xuất hiện ở Broadway, trong một vai nhỏ nhưng lại tạo nên danh tiếng trong vở nhạc kịch I Can Get It for You Wholesale (1962). Cô cũng đã ký hợp đồng ghi âm đầu tiên năm đó với hãng Columbia Records. Album đầu tiên của cô, The Barbra Streisand Album, đã giành được hai Giải Grammy năm 1963. Sự thành công âm nhạc của cô tiếp tục, và có lục, 3 album đầu tiên của Streisand đã đồng thời xuất hiện ở top 10 Album pop Billboard - một thành công bất thường vì lúc đó nhạc rock and roll và ban nhạc The Beatles chiếm lĩnh bảng xếp hạng này.



Các cuộc biểu diễn ở Broadway

Năm Tên Ghi chú
1961-1963 I Can Get It for You Wholesale Tony đề cử giải Best Performance by a Featured Actress in a Musical
1964-1965 Funny Girl Tony đề cử Best Leading Actress in a Musical


Các chương trình truyền hình đặc biệt

Năm Tên Ghi chú
1965 My Name Is Barbra
1966 Color Me Barbra
1967 The Belle of 14th Street
1968 A Happening in Central Park quay ngày 17 tháng 6 năm 1967
1973 Barbra Streisand... and Other Musical Instruments
1975 Funny Girl to Funny Lady
1976 Barbra: With One More Look at You
1983 A Film Is Born: The Making of 'Yentl'
1986 Putting it Together: The Making of The Broadway Album
1987 One Voice
1994 Barbra Streisand: The Concert Đồng sản xuất
2000 Barbra Streisand: Timeless


Danh sách các phim tham gia

Năm Tên Vai Ghi chú
1968 Funny Girl Fanny Brice
1969 Hello, Dolly! Dolly Levi
1970 On a Clear Day You Can See Forever Daisy Gamble / Melinda Tentrees
1970 The Owl and the Pussycat Doris Wilgus/Wadsworth/Wellington/Waverly
1972 What's Up, Doc? Judy Maxwell
1972 Up the Sandbox Margaret Reynolds
1973 The Way We Were Katie Morosky
1974 For Pete's Sake (phim) Henrietta 'Henry' Robbins
1975 Funny Lady Fanny Brice
1976 A Star Is Born Esther Hoffman Howard Nhà sản xuất
1979 The Main Event Hillary Kramer Nhà sản xuất
1981 All Night Long Cheryl Gibbons
1983 Yentl Yentl/Anshel Nhà sản xuất, đạo diễn, kịch bản
1987 Nuts Claudia Faith Draper Nhà sản xuất
1991 The Prince of Tides Dr. Susan Lowenstein Nhà sản xuất, đạo diễn
1996 The Mirror Has Two Faces Rose Morgan Nhà sản xuất, đạo diễn
2004 Meet the Fockers Roz Focker



Giải thưởng

Năm Giải thưởng Hạng mục Tác phẩm Kết quả Chú thích
1964 Grammy Nữ ca sĩ trình diễn pop xuất sắt nhất The Barbra Streisand Album Đoạt giải
Album của năm Đoạt giải
1965 Grammy Nữ ca sĩ trình diễn pop xuất sắt nhất People Đoạt giải
Giọng nữ pop xuất sắc nhất Đoạt giải
1966 Grammy Nữ ca sĩ trình diễn pop xuất sắt nhất My Name Is Barbra Đoạt giải
1968 Oscar Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất Funny Girl Đoạt giải
1969 Quả Cầu Vàng Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất trong phim nhạc hoặc kịch Funny Girl Đoạt giải
1977 Quả Cầu Vàng Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất trong phim nhạc hoặc kịch A Star Is Born Đoạt giải
Grammy Giọng nữ Pop xuất sắc nhất Love Theme From A Star Is Born Đoạt giải
1978 Grammy bài hát của năm Evergreen Đoạt giải
1981 Grammy nhóm nhạc trình diễn giọng Pop xuất sắc nhất Guilty Đoạt giải
1984 Quả Cầu Vàng đạo diễn xuất sắc nhất Yentl Đoạt giải
1987 Grammy Giọng nữ Pop xuất sắc nhất The Broadway Album Đoạt giải
1995 Emmy màn trình diễn cá nhân trong nhiều chương trình đa dạng hoặc chương trình ca nhạc Barbra Streisand: The Concert Đoạt giải
Grammy thành tựu trọn đời Đoạt giải
2000 Cecil B. DeMille Đoạt giải
2001 AFI thành tựu trọn đời Đoạt giải
Emmy màn trình diễn cá nhân trong nhiều chương trình đa dạng hoặc chương trình ca nhạc Barbra Streisand: Timeless Đoạt giải





Nguồn
https://vi.wikipedia.org/wiki/Barbra_Streisand
http://www.barbrastreisand.com/
https://www.instagram.com/barbrastreisand/
https://www.facebook.com/barbrastreisand/



Barbra Streisand nghệ sĩ vĩ đại của thế kỷ




Barbra Streisand nổi tiếng là một nghệ sĩ đa tài. Đó là một nhà sáng tác nhạc, một ca sĩ, nữ diễn viên điện ảnh, nhà sản xuất phim và đạo diễn phim xuất sắc.
Người phụ nữ chơi cờ vua hay nhất mọi thời đại
Audrey Hepburn - biểu tượng bất tử
Viên kim cương của điện ảnh Pháp
Barbra Streisand có tên khai sinh là Barbara Joan Streisand, sinh ngày 24/4/1942 ở Williamsburg, Brooklyn, thành phố New York (Mỹ) trong một gia đình bố mẹ là người Mỹ gốc Do Thái.

Cha của Barbra là giáo viên tại một trường trung học, qua đời lúc cô bé mới 15 tuổi. Mẹ cô, bà Diana Ida Rosen, một thư ký tại trường phổ thông, cho rằng Barbara không đủ sức hấp dẫn nên không khuyến khích con gái mình theo đuổi nghề ca hát.

Streisand theo học phổ thông tại trường Erasmus Hall High School, tại đây cô tham gia trong dàn đồng ca của trường. Sau khi tốt nghiệp phổ thông xếp hạng thứ 4 trong lớp vào năm 1959, cô không học lên đại học.

1.jpg
 Chân dung nghệ sĩ Barbra Streisand


Sau một cuộc thi ca nhạc, Streisand trở thành ca sĩ hộp đêm khi đang là tuổi teen. Năm 1960, lần đầu biểu diễn tại một quán bar ở Greenwich Village của Manhattan, cô đã thành công như một ca sỹ có tài. Vào lúc này, cô đã rút gọn tên mình thành Barbra để dễ phân biệt hơn.

Barbra Streisand nhờ tài năng thiên phú và chất giọng cao vút đã giành được nhiều vai trong các bộ phim nổi tiếng và hợp đồng thu đĩa trị giá hàng triệu đô la. Năm 1962, Barbra lần đầu xuất hiện ở sân khấu Broadway trong một vai diễn nhỏ của vở nhạc kịch I Can Get It for You Wholesale nhưng đã tạo được tiếng vang. Cô cũng ký hợp đồng ghi âm đầu tiên năm đó với hãng Columbia Records. Album đầu tiên của cô có tên là The Barbra Streisand Album đã giành được 2 giải Grammy năm 1963. Tiếp tục hành công trong sự nghiệp âm nhạc, 3 album đầu tiên của Streisand đồng thời xuất hiện ở top 10 album nhạc Pop trên bảng xếp hạng Billboard. Đây là một thành công đột phá vì lúc đó nhạc Rock and Roll và ban nhạc The Beatles đang chiếm lĩnh bảng xếp hạng này.

Bằng một chất giọng khỏe khoắn và cao vút lạ thường, những bài hát do cô trình bày đều mang đậm dấu ấn phong cách Barbra.

Trong suốt những năm 70 của thế kỷ trước, tên tuổi của cô luôn thống trị các bảng xếp hạng nhạc Pop với những bài hát The way we were, Evergreen, No more tears, Woman in love... Vào cuối thập niên này, Barbra được đánh giá là nữ ca sĩ xuất sắc nhất tại Mỹ, với số lượng album bán ra chỉ xếp sau vua nhạc Rock Elvis Presley và nhóm danh ca Beatles huyền thoại.

Barbra Streisand cũng là nữ nghệ sĩ có album bán chạy nhất mọi thời đại trong vòng hơn 30 năm, được RIAA (Recording Industry Association of America – Hiệp hội công nghiệp ghi âm Mỹ) xác nhận hơn 71 triệu đĩa ghi âm. Tính đến nay, Barbra đã có 50 đĩa vàng, 30 đĩa bạch kim và 13 album bạch kim.

4.jpg
 Barbra được xem như một trong những nữ nghệ sĩ biểu diễn thành công nhất trong lịch sử ngành giải trí hiện đại và là nữ ca sĩ bán được nhiều album nhất trong lịch sử âm nhạc Mỹ.


Đầu những năm 1980, người Việt biết đến Barbra Streisand nhờ tình khúc Woman in Love hát chung với ban nhạc The Beegees. Woman in Love là bài hát thành công nhất trong sự nghiệp âm nhạc của Barbra, giữ vị trí số 1 trong ba tuần liên tiếp của bảng xếp hạng Billboard. Woman in Love xuất hiện ở Sài Gòn và đã làm say mê mọi tầng lớp trong xã hội, đi đến quán cà phê nhạc nào, người ta cũng nghe thấy tiếng hát của Barbra.

Tháng 9/1993, Barbra đã thực hiện live show sau hơn 10 năm vắng bóng trên thị trường âm nhạc để chuyển sang lĩnh vực điện ảnh. Toàn bộ vé bán hết chỉ trong vòng chưa đầy một giờ đồng hồ. Mức giá lên đến 1.500 USD/vé đã đưa Barbra lên vị trí ca sĩ đắt giá nhất trong lịch sử. Tạp chí Time gọi chương trình này là “sự kiện âm nhạc thế kỷ”.

Bên cạnh ca hát, tài năng diễn xuất của Barbra cũng được thể hiện trong bộ phim âm nhạc cổ điển Hello Dolly năm 1969, đem về cho ngôi sao 27 tuổi này đề cử giải thưởng Quả cầu vàng.

Bộ phim Yentl (1983) do Barbra vừa sản xuất, đạo diễn, viết kịch bản và đảm trách một vai cũng đã nhận được 5 đề cử Oscar và được đạo diễn Steven Spielberg đánh giá là một tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao. Bộ phim đã mang về cho Barbra giải thưởng Quả cầu vàng dành cho đạo diễn xuất sắc nhất năm 1984.

Cuộc đời nghệ thuật của Barbra trải dài trên 4 bốn thập niên với hơn 60 album và phim mang lại nhiều giải thưởng lớn: 2 giải Oscar dành cho nữ diễn viên xuất sắc nhất (phim Funny Girl năm 1968) và sáng tác nhạc hay nhất (bài hát Evergreen trong phim A star is born năm 1976); 8 giải Grammy -  giải thưởng âm nhạc cao quí nhất của nước Mỹ; 5 giải Emmy; 8 giải điện ảnh Golden Globe; 3 giải People Choice Awards và nhiều giải truyền hình khác.

Bước sang độ tuổi lục tuần, người ca sĩ huyền thoại này vẫn tiếp tục hát với tất cả xúc cảm nghệ thuật của mình và làm say mê biết bao người yêu âm nhạc khắp thế giới. Buổi diễn đầu tiên của bà ở Anh ngày 18/7/2007, vé đã bán sạch ngay sau 20 phút dù giá cho một ghế hạng tốt nhất lên đến 600 bảng. Đây là buổi diễn nằm trong chuyến lưu diễn châu Âu của bà, qua Paris, Vienna, Nice và Dublin. Tiền bán vé sẽ được chuyển vào Quỹ Streisand, hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường, nhân quyền và trẻ em bất hạnh.


3.jpg
Nổi danh từ những năm 60 của thế kỷ trước, Barbra Streisand đến nay vẫn tạo cho mình được một vị thế vững chắc trong lòng công chúng của thế kỷ XXI.


Đóng góp to lớn của bà không chỉ cho ngành âm nhạc và điện ảnh của nước Mỹ mà Barbra Streisand còn vinh dự là người đầu tiên đón nhận huân chương Bắc Đẩu bội tinh do đích thân Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy trao tặng.

Bắc đẩu bội tinh là huân chương cao quý của Nhà nước Pháp dành cho những cá nhân có đóng góp nổi bật cho nền văn hóa nghệ thuật của nhân loại nói chung và của nước Pháp nói riêng.

Với những thành tựu đã đạt được trong sự nghiệp ca nhạc, điện ảnh của mình, Barbra Streisand xứng đáng được vinh danh như là một nghệ sĩ vĩ đại của thế kỷ.


Nguồn
http://phunuvietnam.vn/barbra-streisand-nghe-si-vi-dai-cua-the-ky-post14635.html


Tiếng hát muôn thuở của nữ ca sĩ Barbara Streisand
14/01/2010



Trong chương trình Nhạc Mỹ chọn lọc hôm nay, mời quí thính giả thưởng thức tiếng hát muôn thuở của nữ ca sĩ Barbra Streisand.

Barbra Streisand được xem là một trong những cây cổ thụ trong nền âm nhạc Hoa kỳ. Dù đã nổi tiếng thế giới từ thập niên 1960 nhưng mãi đến đầu năm 1980, người Việt trong nước mới biết đến Barbra Streisand nhờ tình khúc “Woman In Love” hát chung với ban nhạc The Beegees. Không chỉ nổi tiếng qua âm nhạc, Barbra Streisand còn là một tài tử lừng danh, như cuốn phim âm nhạc cổ điển “Hello Dolly” và gần mới đây xuất hiện trong cuốn phim hài hước “Meet the Fockers” năm 2005. Cuộc đời nghệ thuật của Barbra Streisand trải dài qua hơn 4 thập niên, từ những năm đầu của 1960 đến hôm nay với 60 đĩa hát và phim ảnh. Đóng góp của bà cho ngành âm nhạc và điện ảnh của nước Mỹ vô cùng to lớn và dù ở tuổi 63, bà vẫn không dừng chân. Một trong những tác phẩm âm nhạc gần gũi nhất với người Việt Nam trong nước là vào đầu thập niên 1980 khi nhạc phẩm Woman in Love xuất hiện ở Sài gòn và đã làm say mê mọi tầng lớp trong xã hội, đi đến quán cà phê nhạc nào, người ta cũng nghe thấy tiếng hát của Barbra Streisand.

WOMAN IN LOVE

Cuộc đời âm nhạc và điện ảnh của Barbra Streisand đã mang lại cho bà 2 giải Oscar, 5 giải Grammy tức là giải âm nhạc cao quí nhất của nước Mỹ, 8 giải điện ảnh Golden Globe, 3 giải People Choice Awards và nhiều giải truyền hình khác, chưa kể đến số thu từ những đĩa nhạc vàng. Sinh trưởng từ thành phố Brooklyn ở New York, là một người gốc Do thái di cư sang Hoa kỳ, Barbra Streisand nhờ tài năng thiên phú và chất giọng cao vút đã giúp bà dành được nhiều vai trong các cuốn phim nổi tiếng và hợp đồng thu đĩa trị giá nhiều triệu mỹ kim, ngay khi chập chững bước vào nghiệp ca hát và điện ảnh. Ngoài giọng hát, Barbra Streisand còn là một nhà đạo diễn tài ba với cuốn phim Yentil. Bà cũng là người tranh đấu thường xuyên cho những nỗ lực kêu gọi thế giới nhìn nhận những sự thống khổ trong nạn diệt chủng người Do thái. Cùng với người bạn thân là nam danh ca Neil Diamond, cả hai đã thu âm nhạc phẩm “You Don’t Bring Me Flowers” và trở thành bài hát được yêu chuộng nhất tại Hoa kỳ và trên thế giới cuối thập niên 1970.





YOU DON’T BRING ME FLOWERS

Nhạc phẩm You Don’t Bring Me Flowers, “Anh không còn mang hoa tặng em nữa” với hai tiếng hát Barbra Streisand và Neil Diamong. Vào đầu thập niên 1980, Barbra Streisand được đưa vào danh sách giọng ca nữ thành công nhất trong lịch sử âm nhạc Hoa Kỳ, những đĩa hát do bà thu âm chỉ bán sau Elvis Presley và The Beatles. Năm 1982, nhà bình luận âm nhạc Hoa Kỳ Stephen Holden ghi nhận Streisand là tiếng hát tạo ảnh hưởng mạnh nhất trong nền âm nhạc thời đại chỉ sau Frank Sinatra. Cuộc đời âm nhạc của Barbra Streisand bước vào một ngã rẽ quan trọng khi vào cuối thập niên 1970, bà được ban nhạc The Beegees mời thu âm đĩa hát mang tên “Guilty” hay Tội Lỗi, đĩa hát được xem là bán chạy nhất ở Hoa kỳ và trên thế giới. Hầu hết những bài hát trong đĩa Guilty đều hay nhưng người ta nhớ nhất vẫn là nhạc phẩm “Woman In Love”, bên cạnh còn có tình khúc mang tên “What kind of Fools”, nói lên tâm trạng của hai người tình chỉ vì một giây phút bồng bột bất chợt nào đó đã làm mất tình yêu. Mời quí thính giả nghe nhạc phẩm What Kind Of Fool với hai tiếng hát của Barbra Streisand và nhạc sĩ Barry Gibbs của ban nhạc the Beegees.





WHAT KIND OF FOOL

Nhạc phẩm “What Kind of Fool” tạm dịch là “Thật là sự khờ dại” với hai tiếng hát Barbra Streisand và Barry Gibbs của ban nhạc The Beegees trích từ đĩa “Guilty”. Barbra Streisand thu âm 60 đĩa hát kể từ khi bước vào nghiệp âm nhạc đến nay và hầu hết những đĩa hát này bán rất chạy. Với kỹ thuật điêu luyện, giọng hát mềm mại truyền cảm, nên mọi tầng lớp trong xã hội đều có thể dễ dàng chấp nhận tiếng hát của Barbra Streisand. Trong lịch sử âm nhạc của Hoa kỳ, có thể nói chưa một nữ ca sĩ nào đạt được sự thành công như của Barbra Streisand. Bà có số đĩa thu cao nhất và cùng lúc hoạt động trong ngành điện ảnh. Với chất giọng độc đáo, Barbra Streisand đã biết sử dụng giọng hát của mình làm bàn đạp sang các lãnh vực khác, nhất là đối với khả năng giao tiếp của bà ở Hollywood. Dù hoạt động âm nhạc có phần nào bị gián đoạn khi nền âm nhạc Hoa kỳ bị lấn áp bởi các thể loại Rock and Roll, Barbra Streisand không để bị ảnh hưởng và dành thì giờ cho điện ảnh, nhưng tiếng hát của bà tiếp tục chinh phục thính giả trung niên ở Hoa kỳ và trên thế giới cho đến hôm nay. Vào cuối năm 2004, Barbra Streisand tung ra đĩa hát “Guilty Pleasure” tạm dịch là “Khoái Lạc Tội Lỗi” cũng với chất giọng cổ điển nhưng với phần hòa âm mới, đĩa hát được xếp vào hàng đĩa vàng, đứng hạng 5 ở Hoa Kỳ và hạng 3 ở Anh Quốc. Người ta thấy bà đặt tên cho đĩa hát là “Guilty Pleasure” cho thấy dư âm của đĩa hát “Guilty” hát với ban nhạc the Beegees trước đây, đã có sự ảnh hưởng lớn trong cuộc đời âm nhạc của Barbra Streisand. Mời quí thính giả thưởng thức nhạc phẩm “I’ve Dreamed of You” Mơ Về Anh bài hát đầu tiên trong đĩa hát mới nhất của Barbra Streisand “Guilty Pleasure”.




I’VE DREAMED OF YOU

Nhạc phẩm I’ve Dreamed of you, Mơ Về Anh với tiếng hát Barbra Streisand trích từ đĩa hát mới nhất mang tên Guilty Pleasure, nhạc phẩm này đã kết thúc chương trình “Nhạc Mỹ Tuyển Chọn” của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ do Hoàng Trọng Thụy biên soạn và thực hiện, cảm ơn sự theo dõi của quí thính giả và xin hẹn lại vào chương trình kỳ sau.




Nguồn
https://www.voatiengviet.com/a/a-19-2006-06-26-voa16-81471707/481817.html




Quỹ Streisand 

Mỗi năm, Quỹ Streisand góp phần vào nhiều mục đích với nguyên nhân khác nhau.

Quỹ rất hân hạnh được hỗ trợ nhiều tổ chức từ thiện. Tuy nhiên, do có sự quan tâm to lớn như vậy , nên việc tài trợ của Quỹ chỉ thực hiện bằng lời mời tham dự . Chúng tôi luôn quan tâm đến việc tìm hiểu các chương trình phi lợi nhuận mới, các chương trình có ý nghĩa xuất sắc. Mặc dù chúng tôi không thể đảm bảo rằng chúng tôi sẽ mời các bạn gửi đến những đề xuất , ý kiến đóng góp , các tổ chức và cá nhân có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ bên dưới.

Địa chỉ mới của Streisand Foundation là:
1327 Ocean Ave
Suite H
Santa Monica, CA 90401

Đây là một vài trong số các tổ chức mà chúng tôi hiện đang hỗ trợ:

Union of Concerned Scientists
Brennan Center for Justice
Planned Parenthood Federation của

IAVA
Mother Jones
Advancement Project


Liên minh các khoa học gia (USC)

UCS đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu sự vượt mức khí phát thải và tiêu chuẩn sử dụng nhiên liệu hiệu quả  nhằm mục đích giảm một nửa lượng khí thải nóng lên toàn cầu của các loại xe ô tô đời mới và xe tải nhẹ vào năm 2025. Bằng kết quả của nhiều năm phân tích và vận động, những giúp đỡ của UCS  giành được sự bảo vệ quốc tế đối với rừng nhiệt đới sẽ hạn chế được ít nhất 300 triệu tấn khí thải  toàn cầu vào khí quyển mỗi năm, đó là một trong số nhiều thành công rất đáng kể khác. Bằng cách huy động các nhà khoa học và kết hợp tiếng nói của họ với những người ủng hộ, giáo dục, doanh nhân và những công dân có liên quan khác, UCS đã xây dựng danh tiếng về sự công bằng và chính xác và tích lũy một lịch sử ấn tượng về thành tựu.

Trung tâm Tư pháp Brennan (BCJ)

Trung tâm Brennan tại Trường Luật NYU là một viện nghiên cứu luật và chính sách phi chính phủ tìm cách cải thiện hệ thống dân chủ và công lý của quốc gia Hoa Kỳ . BCJ  hoạt động để tổ chức các thể chế chính trị và luật pháp phải chịu trách nhiệm trước những lý tưởng về dân chủ của cả hai đối tượng : nước Mỹ và sự công bằng cho tất cả mọi người. Công việc của Trung tâm bao gồm từ quyền biểu quyết đối với chiến dịch cải cách tài chính , từ công lý chủng tộc trong luật hình sự đến bảo vệ Hiến pháp trong cuộc chiến chống khủng bố. Đây vừa là một viện tư duy chiến lược , một công ty luật nhằm lợi ích cộng đồng , vừa là một nhóm vận động bộ phận và trung tâm truyền thông - Trung tâm Brennan luôn tìm kiếm sự thay đổi có ý nghĩa, có thể đo lường được các chính sách trong các hệ thống mà quốc gia Hoa Kỳ quản lý.

Quỹ sức khỏe gia đình  Planned Parenthood Federation of America 

Qũy sức khỏe Planned Parenthood được xem như là nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục hàng đầu của quốc gia Hoa Kỳ , đồng thời ủng hộ hàng triệu phụ nữ, nam giới và thanh thiếu niên trên toàn thế giới. Trong gần 100 năm, Planned Parenthood đã thúc đẩy một cách tiếp cận chung về sức khỏe và hạnh phúc của phụ nữ, dựa trên sự tôn trọng quyền của từng cá nhân để đưa ra quyết định độc lập, thông tin về sức khỏe, giới tính và kế hoạch hóa gia đình. 68 chi nhánh độc lập, được quản lý tại địa phương trên toàn quốc hoạt động trên 700 trung tâm y tế, phản ánh nhu cầu đa dạng của cộng đồng của họ. Các trung tâm y tế này cung cấp một loạt các dịch vụ chăm sóc sức khỏe an toàn và đáng tin cậy - và hơn 90% là phòng ngừa, chăm sóc chính, giúp ngăn ngừa việc có thai ngoài ý muốn thông qua biện pháp tránh thai, giảm lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. các bệnh ung thư khác. Qũy sức khỏe Planned Parenthood cũng là một người ủng hộ các chính sách cho phép người Mỹ tiếp cận chăm sóc sức khỏe sinh sản toàn diện và tình dục, giáo dục và thông tin.

Quỹ cựu chiến binh  (IAVA)

Được thành lập năm 2004 bởi một cựu chiến binh Iraq, Iraq và Afghanistan Cựu chiến binh Mỹ (IAVA) là tổ chức đầu tiên và lớn nhất cho các cựu chiến binh và gia đình của họ, với gần 300.000 thành viên và những người ủng hộ trên toàn quốc. IAVA là một tổ chức cựu chiến binh thế kỷ 21, đã dành riêng cho 2,6 triệu cựu chiến binh Iraq và Afghanistan . Quỹ IAVA đã xây dựng ngôi nhà chung đầu tiên nhằm tri àn các cựu chiến binh và đáp ứng các nhu cầu trong suốt phần đời còn lại của họ . IAVA nỗ lực xây dựng một thế hệ cựu chiến binh được trao quyền cho những người lãnh đạo bền vững cho đất nước Hoa Kỳ và cộng đồng địa phương của họ.

Tổ chức Mother Jones (MJ)

Mother Jones là một tổ chức tin tức phi lợi nhuận chuyên về báo cáo tư pháp, chính trị và xã hội. MJ hiện có hai 'nền tảng' chính: một tạp chí quốc gia hai tháng một lần được trao giải thưởng (lưu hành 240.000 bản) và một trang web có tính năng báo cáo mới, nguyên bản 24-7. (Trong quá khứ, MJ đã từng có một chương trình phát thanh và các chương trình truyền hình đặc biệt; các công viên chủ đề mới đang ở giai đoạn khái niệm.) ‘Tại sao bạn nên đọc hoặc ủng hộ chúng tôi? Bởi vì 'nền báo chí thông minh, không sợ hãi'  sẽ giúp mọi người hiểu được rằng  - 'thông tin' là không thể thiếu đối với một nền dân chủ đang thực sự hoạt động. '

Dự án cao cấp  Advancement Project  (AP)

Dự án Advancement Project kỹ sư hệ thống có quy mô lớn luôn thay đổi nhằm khắc phục sự bất bình đẳng, mở rộng cơ hội và mở đường dẫn cho sự tiến bộ . Mục tiêu của AP là các thành viên của tất cả các cộng đồng đều có sự an toàn, cơ hội và sức khỏe mà họ cần để phát triển. Dự án tiến bộ AP hoạt động trong các lĩnh vực:
Vốn chủ sở hữu giáo dục
Vốn cổ phần trong quỹ công chúng
Thành phố lành mạnh
Hòa bình đô thị.

Nguồn
http://www.barbrastreisand.com/streisand-foundation/




------------------------------------------------------------------------------------------- 

Chớ khoe-khoang về ngày mai; Vì con chẳng biết ngày mai sẽ sanh ra điều gì. Hãy để cho kẻ khác khen-ngợi con, miệng con chẳng nên làm; Để cho một người ngoài tán-mỹ con, môi con đừng làm.

Châm-ngôn 27:1-2

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH 2017 */* .



CÂU  CHUYỆN GIÁNG SINH 2017  */* .











Huy Huy Huy's Slidely Gallery by Slidely Photo Gallery



Lời tiên-tri về Đấng Mê-si sẽ cai-trị.

5Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta; quyền cai-trị sẽ nấy trên vai Ngài. Ngài sẽ được xưng là Đấng Lạ-lùng, là Đấng Mưu-luận, là Đức Chúa Trời Quyền-năng, là Cha Đời đời, là Chúa Bình-an. 6Quyền cai-trị và sự bình-an của Ngài cứ thêm mãi không thôi, ở trên ngôi Đa-vít và trên nước Ngài, đặng làm cho nước bền-vững, và lập lên trong sự chánh-trực công-bình, từ nay cho đến đời đời. Thật, lòng sốt-sắng của Đức Giê-hô-va vạn-quân sẽ làm nên sự ấy!

Xem  https://goo.gl/aKozDL



Đức Chúa Jêsus giáng-sanh
(Ma-thi-ơ 1:18-25)
1Lúc ấy, Sê-sa Au-gút-tơ ra chiếu-chỉ phải lập sổ dân trong cả thiên-hạ. 2Việc lập sổ dân nầy là trước hết, và nhằm khi Qui-ri-ni-u làm quan tổng-đốc xứ Sy-ri. 3Ai nấy đều đến thành mình khai tên vào sổ.
4Vì Giô-sép là dòng-dõi nhà Đa-vít, cho nên cũng từ thành Na-xa-rét, xứ Ga-li-lê, lên thành Đa-vít, gọi là Bết-lê-hem, xứ Giu-đê, 5để khai vào sổ tên mình và tên Ma-ri, là người đã hứa gả cho mình, đương có thai. 6Đang khi hai người ở nơi đó, thì ngày sanh đẻ của Ma-ri đã đến. 7Người sanh con trai đầu lòng, lấy khăn bọc con mình, đặt nằm trong máng cỏ, vì nhà quán không có đủ chỗ ở.
8Vả, cũng trong miền đó, có mấy kẻ chăn chiên trú ngoài đồng, thức đêm canh-giữ bầy chiên. 9Một thiên-sứ của Chúa đến gần họ, và sự vinh-hiển của Chúa chói-lòa xung-quanh, họ rất sợ-hãi. 10Thiên-sứ bèn phán rằng: Đừng sợ chi; vì nầy, ta báo cho các ngươi một tin lành, sẽ là một sự vui-mừng lớn cho muôn dân; 11ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu-thế, là Christ, là Chúa. 12Nầy là dấu cho các ngươi nhìn-nhận Ngài: Các ngươi sẽ gặp một con trẻ bọc bằng khăn, nằm trong máng cỏ. 13Bỗng-chúc có muôn-vàn thiên-binh với thiên-sứ đó ngợi-khen Đức Chúa Trời rằng:
14Sáng danh Chúa trên các từng trời rất cao,
Bình-an dưới đất, ân-trạch cho loài người!
15Sau khi các thiên-sứ lìa họ lên trời rồi, bọn chăn chiên nói với nhau rằng: Chúng ta hãy tới thành Bết-lê-hem, xem việc đã xảy đến mà Chúa cho chúng ta hay. 16Vậy, họ vội-vàng đi đến đó, thấy Ma-ri, Giô-sép, và thấy con trẻ đang nằm trong máng cỏ. 17Đã thấy vậy, họ bèn thuật lại những lời thiên-sứ nói về con trẻ đó. 18Ai nấy nghe chuyện bọn chăn chiên nói, đều lấy làm lạ. 19Còn Ma-ri thì ghi-nhớ mọi lời ấy và suy-nghĩ trong lòng. 20Bọn chăn chiên trở về, làm sáng danh và ngợi-khen Đức Chúa Trời về mọi điều mình đã nghe và thấy y như lời đã bảo trước cùng mình.
21Đến ngày thứ tám, là ngày phải làm phép cắt-bì cho con trẻ, thì họ đặt tên là Jêsus, là tên thiên-sứ đã đặt cho, trước khi chịu cưu-mang trong lòng mẹ.

Xem   https://goo.gl/cxqz2x







Có Chúa Bên Mình

Từ bài giảng luận “Tặng Phẩm Vô Giá
CN Dec. 24, 2017 – Hội Thánh North Hollywood
Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta; . Ngài sẽ được xưng là Đấng Lạ lùng, là Đấng Mưu luận, là Đức Chúa Trời Quyền năng, là Cha Đời đời, là Chúa Bình an.(Ê-sai 9:6)
[đọc Ê-sai 9:2-8)
Tôi đọc lời hứa của Đức Chúa Jesus trước khi Ngài thăng thiên: “Ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế” (Ma-thi-ơ 28:20b), tôi luôn tin chắc, biết rất rõ rằng, cho dù đó là lời Đức Chúa Jesus phán cùng các môn đệ Ngài khi xưa, nhưng cũng là lời Chúa hứa với tôi hôm nay và vẫn còn có hiệu lực trên đời sống của riêng tôi. Dẫu vậy, điều này vẫn để lại trong tôi một cảm giác mơ hồ cho dù tôi không mảy may nghi ngờ. Và rồi tôi đọc đến lời tuyên bố của một tiền bối hết sức từng trải: “… tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi” (Ga-la-ti 2:20). Mọi việc tôi đều tin và biết tất cả, nhưng không thể nói là đã hoàn toàn có kinh nghiệm thực tiễn để nhận biết có Chúa ở cùng mình. Cái mơ hồ đó đến hôm nay được đánh tan, để thay vào đó là một hạnh phúc vô biên khi biết lời hứa của Chúa là một thực tế không thể chối cải, vô cùng phước hạnh cho đời sống của một người thuộc về Chúa, và tôi chính là một cá nhận trong tập thể đó.
Tâm trí tôi như bừng sáng, giống như lời Chúa hôm nay được khởi đầu bằng câu “Dân đi trong nơi tối tăm đã thấy sự sáng lớn; và sự sáng đã chiếu trên những kẻ ở xứ thuộc về bóng của sự chết” (câu 2). Được nghe phân tích bốn danh xưng của Cứu Chúa là thấy sướng mê: “Đấng Lạ lùng, là Đấng Mưu luận, là Đức Chúa Trời Quyền năng, là Cha Đời đời, là Chúa Bình an”. Đó lại là món quà từ trời ban cho một người không có gì gọi là xứng đáng như tôi đây.
Đấng Mưu Luận Lạ Lùng. Chúa là Đấng lập kế hoạch, lên phương án, chỉ dẫn cho tôi phương cách để giải quyết mọi vấn đề xảy đến trong đời sống tôi. Tôi không tự giải quyết, mà thật ra tôi không đủ khả năng để giải quyết mọi nan đề, mọi khó khăn, mọi chướng ngại vật trong đời sống mình. Nhưng, bên tôi có một vị cố vấn siêu việt, giúp tôi thắng hơn bất cứ một trở ngại nào của đời này, cả của kẻ thống trị cõi đời này. Chúa của tôi phán rằng: “Ta đã bảo các ngươi những điều đó, hầu cho các ngươi có lòng bình yên trong ta. Các ngươi sẽ có sự hoạn nạn trong thế gian, nhưng hãy cứ vững lòng, ta đã thắng thế gian rồi! ” (Giăng 16:33).
Không ngừng lại ở việc chỉ bảo, nghĩa là không phải chỉ là lý thuyết, Người còn ra tay giải quyết cho tôi bằng năng lực vô đối của Người, bởi Ngài là Đức Chúa Trời Quyền năng. Hãy nghe lời phán của Đức Chúa Jesus: “Sự chi người ta không làm được, thì Đức Chúa Trời làm được” (Lu-ca 18:27).
Tất cả những điều đó không phải được thực hiện theo cách đáp ứng tình cảm như thế gian vẫn thường làm, nhưng Đức Chúa Trời làm những điều đó cho tôi bằng tình yêu thương của Cha dành cho con trong nhà Ngài, không phải chỉ trong giai đoạn, hay khi tôi là đứa con ngoan, giỏi giang. Điều quý báu mà Ngài dành hết mọi tình cảm cho tôi được gói gọn trong danh xưng “Cha Đời đời”.
Và thế là, trọn đời tôi sẽ sống với “Chúa Bình an”, Đấng có sự bình an, tạo ra và ban sự bình an kỳ diệu đó cho tôi, người được sống gần bên Ngài trong mọi hoàn cảnh phải trải qua, như tiền bối Đa-vít đã hát lên như vầy: “Dầu khi tôi đi trong trũng bóng chết, Tôi sẽ chẳng sợ tai họa nào; vì Chúa ở cùng tôi; Cây trượng và cây gậy của Chúa an ủi tôi” (Thi thiên 23:4).
Thế thì, Chúa đòi hỏi điều gì ở tôi để đổi lại tôi được sống trong Chúa yên vui như thế? Chúa chỉ cần tôi tin Ngài và để Ngài cai quản toàn vẹn con người và đời sống tôi, quyền cai trị sẽ nấy trên vai Ngài. Phải, trên ngai của lòng tôi, không còn có một thế lực nào khác kể cả cái tôi to đùng, Chúa sẽ toàn quyền hành động để tôi sống hạnh phúc, vui vẻ trong Chúa. Khi tôi chấp nhận bằng đức tin, và chỉ bằng đức tin thôi, Chúa sẽ ngự trong tôi với tất cả tình yêu thương mà Ngài luôn sẵn dành cho những kẻ thuộc về Ngài, những kẻ được gọi là con cái Chúa.
Thật là một tặng phẩm vô giá, và đó là điều tôi cần nhận biết để mở lòng đón nhận trong tinh thần thấu hiểu rằng: “Có một con trẻ sanh cho tôi (chúng ta), tức là một con trai ban cho tôi (chúng ta) ”. Chúa đã sanh ra vì tôi, và được ban cho tôi. Đó là ân sủng, ân điển chứ không phải là đổi chát tương xứng, hay đòi hỏi công đức gì nơi tôi. Cuộc đời tôi đẹp như vậy đó để cứ mỗi mùa Giáng Sinh, tôi lại được nhắc về ân điển lớn lao mà Đức Chúa Trời dành tặng tôi cùng với những ai vui lòng đón nhận chính Ngài bước vào đời sống mình.


Câu chuyện Giáng Sinh .


Khi cơn gió đông ùa nhanh qua khung cửa , 
Những sợi nắng vàng không se sắt trên da
Anh chợt nhớ mùa Giáng Sinh xưa cũ
Rạo rực niềm vui và hạnh phúc chan hòa .

Bước rộn ràng nàng thu trên góc phố
Một ít đắm say mơ mộng tuổi xuân thì , 
Với nụ hôn thơm bỡ ngỡ đón đông về
Cuộc sống bỗng chậm dần trong gió rét .

Để trở về anh trong êm đềm da diết
Niềm hạnh phúc ngọt ngào mong ước được xẻ chia . 
Rồi những đói no thường nhật của ai kia , 
Đã xếp lại nhường niềm vui đang đến .

Quanh cây Nô-En lung linh ngọn nến
Nhiều hộp quà xinh vui ánh mắt em thơ ,
Bỗng thấy lòng anh mềm mại như tơ
Vang lên ca khúc mừng Giáng Sinh năm mới .

Anh đã làm gì khi niềm tin hấp hối ,
Khi trái tim anh chìm đắm nỗi hoang mang ?
Nhưng Thượng Đế- 
đã từng được sinh ra ở chốn nghèo nàn 
Không cả chỗ gối đầu -
Ngài thành người trong máng cỏ .

Sứ điệp bình an được truyền từ quán trọ
Không phải chốn cao sang quyền quý trên đời .
Ân điển ban ra cho khắp cả loài người : 
Giáng Sinh thật khi lòng anh yêu thương rộng mở .

!

Khi cơn gió đông ùa nhanh qua khung cửa
Những sợi nắng vàng không se sắt trên da
Anh chợt nhớ  mùa Giáng Sinh xưa cũ
Rạo rực niềm vui và hạnh phúc chan hòa .

Trần Hồng Cơ 
Giáng Sinh 2012



























CHRISTMAS EVE  2017 - TAN NGAI BAPTIST CHURCH , VINH LONG , VIETNAM




https://www.photosnack.com/HuyHuyHuy/christmaseve2017attanngaibaptistchurch.html



 ------------------------------------------------------------------------------------------- 

 Even in darkness light dawns for the upright, for those who are gracious and compassionate and righteous. Psalm 112:4 

 Mục-đích của sự răn-bảo, ấy là sự yêu-thương, bởi lòng tinh-sạch, lương-tâm tốt và đức-tin thật mà sanh ra. I Ti-mô-thê 1:5





Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016

CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH 2016 */* .



CÂU  CHUYỆN GIÁNG SINH 2016  */* .



Kết quả hình ảnh cho christmas gifs



Hình ảnh có liên quan






















SỰ GIÁNG SANH BỞI NỮ ĐỒNG TRINH CỦA ĐẤNG CHRIST.

LỜI GIỚI THIỆU:
Trong bài học trước chúng ta học biết Chúa Jêsus là thần. Ngài là con Đức Chúa Trời. Trong câu chuyện giáng sinh, chúng ta học biết Đức Chúa Jêsus đã trở thành người- mặc lấy hình thể loài người. (Phi 2:5-8). Chúng ta tin rằng vì cớ tội lỗi của A-đam mọi người sanh ra sau đó đều mang bản tính tội lỗi của tổ tông truyền lại. Vậy làm thế nào mà Chúa Jêsus sinh ra mà không phải mang bản tính tội lỗi.
Thi 51:5 "Kìa tôi sinh ra trong sự gian ác..."
Thi 58:3 "Kẻ ác bị sai lầm từ trong tử cung, chúng nó nói dối lầm lạc từ khi mới lọt lòng mẹ "
Nếu Đấng Christ thừa hưởng bản tính tội lỗi thì Ngài là tội nhân và chết mất và tội lỗi mình, cho dù Đấng Christ sống một đời vô tội Ngài cũng không thể cứu rỗi được một linh hồn nào. Nếu Đấng Christ được sinh ra mà không mang bản tánh tội lỗi, thì làm thế nào có được như thế?
Đức Chúa Cha đã giải quyết nan đề này bằng việc mà ta gọi là sự Giáng sinh bởi nữ đồng trinh. Sự mầu nhiệm nầy cần được các cơ đốc nhân tin tưởng, tôn kính và tiếp nhận. Câu trả lời hợp lý duy nhất với nan đề này là bản tính tội lỗi được di truyền từ người Cha sang người con chứ không phải từ người mẹ sang người con. Chúa Jêsus không có cha là người vì Đức Thánh Linh chính là Cha Ngài. Bà Ma-ri là mẹ nhưng không truyền bản tính tội lỗi cho Hài nhi Jêsus.
Thật lạ lùng thay Đức Chúa Trời chúng ta là Đấng đã giải quyết nan đề nầy, ngõ hầu chúng ta có được Đấng Cứu thế có khả năng thực sự cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi qua sự Ngài hy sinh đền tội trên thập tự giá.
I. CỰU ƯỚC DỰ BÁO VỀ SỰ GIÁNG SINH BỞI NỮ ĐỒNG TRINH:
- Sáng 3:15 là lời hứa đầu tiên về Đấng cứu chuộc ban cho loài người sau khi tổ phụ chúng ta sa ngã.
- Sáng 12:1-3 Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham là cha của tuyển dân Y-sơ-ra-ên.
-Sáng 49:10 Phước hạnh nầy được ban cho qua chi phái Giu-đa.
- 2 Sa-mu-ên 7:8-16 Đấng cứu thế phải sanh ra trong dòng vua Đa-vít, là "con vua Đa-vít "
- Ê-sai 7:14 "Nầy một nữ đồng trinh sẽ chịu thai và sanh một con trai, và người ta sẽ đặt tên con trai đó là Em-ma-nu-ên "Ma-thi-ơ 1:23.
- Ê-sai 9:6.
II. LỜI TIÊN NẦY ỨNG NGHIỆM TRONG LỊCH SỬ:
Ma-thi-ơ 1:18-25 tường thuật chuyện giáng sinh bời trinh nữ giống như Lu-ca 2:4-7, Ma-ri được hứa gả cho Giô-sép nhưng chưa thành hôn. Đấng Christ được sinh ra bởi một trinh nữ nhưng là một trinh nữ đã hứa gả ngõ hầu nàng có thể được thành hôn sau này để bảo vệ thanh danh của nàng.
Sự thọ thai của Ma-ri là hoàn toàn từ Đức thánh Linh chứ không do Giô-xép hoặc bất cứ ai khác. Đức Chúa Trời bảo đảm điều này để ban cho chúng ta một Đấng cứu thế toàn vẹn. Chúa đã khuyến khích Giô-xép cưới Ma-ri làm vợ để bảo vệ nàng khỏi sự nghiêm khắc của luật pháp (Lê-vi ký 20:10). Ma-thi-ơ 1:25 kể lại cho chúng ta biết rằng dầu Giô-xép và Ma-ri cưới nhau rồi nhưng họ không hề ăn ở với nhau như vợ chồng cho đến khi sinh Chúa Jêsus. Đức Chúa Trời quan tâm đặc biệt đó đưa câu Kinh thánh nầy với đầy chi tiết cần thiết, đẻ tỏ cho chúng ta biết rằng Đấng cứu thế không bị ô nhiễm bởi một người cha là người trần gian.
III. KINH THÁNH DẠY VỀ SỰ GIÁNG SINH BỞI TRINH NỮ:
Một số người cố gắng chủ trương rằng Phao-lô không dạy về việc Đấng Christ giáng sinh bởi trinh nữ. Đúng ra, Phao-lô không dùng lời diễn đạt như từ liệu nầy, nhưng Phao-lô đã biết về Đấng Christ phục sanh trong I Cô-rinh-tô 15:8 và thừa nhận Ngài là Đấng làm ứng nghiệm Ê-sai 7:14. Phao-lô đã viết trong Cô-lô-se 1:15-17 trình bày một bức tranh về sự cao cả của Chúa Jêsus Christ. Tiên tri Ê-sai đã tiên tri về việc Đấng Christ Giáng sinh bởi nữ đồng trinh từ 740 năm,trước khi việc nầy xảy ra. Ma-thi-ơ đã chép rõ ràng rằng Chúa Jêsus được sinh bởi nữ đồng trinh, thọ thai bởi Đức Thánh Linh Ma-thi-ơ 1:18,20,23. Lu-ca một bác sĩ y khoa, rất quan tâm đến hiện tượng nầy, mọi trẻ em đều có cha, ai là cha của hài nhi Jêsus?
Nếu cha của Ngài là người thường thì Ngài mang bản tính tội lỗi và chúng ta vẫn còn mang tội lỗi.
Lu-ca giải thích rất cẩn thận về sự thọ thai phi thường nầy trong Lu-ca 1:27,31,34,35.
Lu-ca 1:34 Ma-ri hỏi thiên sứ câu hỏi đầy tình cảm, làm thế nào tôi có con được khi tôi chưa lấy chồng? Điều nầy là lời tự thú của Ma-ri chưa hề chăn gối và nàng vẫn còn đồng trinh.
Lu-ca 1:35 Thiên sứ cẩn thận giải thích rằng Đức Thánh Linh sẽ là cha của Hài nhi Jêsus.
IV. MỤC ĐÍCH SỰ GIÁNG SINH BỞI TRINH NỮ:
1. Để giãi bày Cha. Giăng 1:18 Chúa Jêsus đến để giãi bày Cha cho chúng ta.
2. Để nối nhịp cầu đứt đoạn giữa Đức Chúa Trời và loài người. 1 Ti-mô-thê 2:5.
3. Để cứu vớt nhân loại Hê-bơ-rơ 2:14,16, đây là mục đích chính đưa Jêsus Giáng thế.
4. Để giải thoát toàn bộ công trình sáng tạo. Rô-ma 8:19-22 V.TẦM QUAN TRỌNG CỦA
V. TÍN LÝ GIÁNG SINH BỞI TRINH NỮ:
Ngày nay, các nhà thần học Tân phái và các nhà vô tín tấn công Giáo lý này, cũng như họ tấn công Giáo lý về sự hư hoại hoàn toàn của nhân loại,về Thần tánh Chúa Jêsus và về sự hà hơi của Thánh Kinh.
Nếu loài người hoàn toàn hư hoại thì họ mới cần một Đấng cứu thế để giải cứu họ. Đấng giải cứu này phải là người Thánh và có khả năng Chúa Jêsus chính là Chúa cứu thế duy nhất của nhân loại. Phương cách duy nhất để Chúa Jêsus trở thành người mà không mang bản tánh tội lỗi, ấy là Ngài phải được sanh ra bởi trinh nữ. Một trinh nữ là một thiếu nữ chưa hề ăn ở với một người đàn ông nào. Ma-ri vẫn là một trinh nữ cho đến sau khi sanh Chúa Jêsus. Sau đó, Ma-ri và Giô-xép đã sống với nhau như chồng và vợ.
Sự cứu rỗi gắn chặt với giáo lý này. Nếu Chúa Jêsus không sanh ra bởi trinh nữ, Ngài vẫn là tội nhân như chúng ta và không thể cứu chúng ta ra khỏi tội, chúng ta vẫn hư mất.
1. Đây là lẽ thật không thể chối bỏ. Đây là điều Kinh thánh dạy cách rõ ràng. Chúng ta tin nhận sự hà hơi của Thánh kinh và chúng ta tin rằng sự dạy dỗ này là tuyệt đối thật.
2. Đây là chân lý không thể thay đổi. Giáo lý này đứng vững với Thánh Kinh và không thay đổi theo thời gian,theo tư tưởng hay theo lý thuyết của loài người (Hê-bơ-rơ 13:8).
3. Đây là một lẽ thật cần kíp. Giáo lý này thiết cho kế hoạch cứu rỗi. Một Cứu Chúa không sinh ra bởi trinh nữ không thể cứu được một linh hồn nào.
4. Đây là một Lẽ thật không thể nhận biết hết được. Đây là một mầu nhiệm kín dấu trong Đức Chúa Trời. Có thể nói sự sống và sự sinh sản cũng là một sự mầu nhiệm. Làm thế nào một cây truyền sự sống vào hạt của nó ngày nay vẫn còn là sự mầu nhiệm đối với chúng ta. I Cô-rinh-tô 4:1 là Cơ đốc nhân chúng ta là những người quản lý "các sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời."
5. Đây là Lẽ thật vô điều kiện. Tôi tin rằng Lẽ thật phải được mỗi chúng ta thừa nhận vô điều kiện. Rô-ma 10:9, chúng ta phải thừa nhận Jêsus là Chúa, và nếu Ngài không sinh bởi trinh nữ Ngài không thể là Chúa Cứu thế vì Ngài phá bỏ lời tiên tri trong Kinh thánh.
6. Đây là Lẽ thật hữu ích, vì Đức Chúa Trời toàn năng bây giờ đã nhập thể với đủ tư cách một con người, vả lại là người vô tội, không mang bản tính tội lỗi, một người có thể cứu vớt người khác. Em-ma-nu-ên nghĩa là Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta. Điều này đã thành hiện thực vì Đức Chúa Trời đã đến sống trên quả đất với chúng ta.
7. Đây là Lẽ thật không thể loại bỏ được, vì hằng năm chúng ta đều nhắc đến qua Lễ Giáng sinh. Chúng ta phải không ngừng dạy dỗ Lẽ thật này cho thế giới ngày nay.
VI. Ý NGHĨA SỰ GIÁNG SINH BỞI TRINH NỮ :
Chúa Jêsus Christ không phải là một con ma, Ngài là người thật bằng xương bằng thịt. Phi 2:7 Ngài trở thành anh cả chúng ta. Chúa Jêsus cũng là Đức Chúa Trời vì Ngài đầu thai bởi Thánh Linh. Jêsus Christ là vô tội vì Ngài sanh bởi trinh nữ không mang bản tính sa ngã hư hoại của con người. Ngài không nhiễm nguyên tội.
VII. NHỮNG SỰ CHỐNG ĐỐI GIÁO LÝ NẦY :
1. Giáo lý này chỉ tìm thấy được trong vài câu Kinh thánh. Thật ra một câu Kinh thánh xác định cũng đủ, nhưng ở đây cả Ê-sai, Ma-thi-ơ và Lu-ca đều xác quyết.
2. Chính Chúa Jêsus không hề tự tuyên bố Ngài sanh ra bởi trinh nữ. Đúng ra, Chúa ngụ ý trong Giăng 6:51 "Ta là bánh từ trời xuống."
3. Các khoa học gia không chấp nhận việc này vì nó ngược lại với quy luật sinh học. Chúa Jêsus không đến bằng sự thụ thai bình thường mà bằng một phép lạ.
4. Những người khác chống lại giáo lý này vì cho rằng nó mầu nhiệm quá. Thật ra, sự sống là một phép lạ, kỳ diệu mầu nhiệm.
5. Các thần học gia hiện đại không thừa nhận tín lý này. Điều này không làm thay đổi sự thật vì Kinh thánh đã dạy đến bằng lời tiên tri và bằng lịch sử có thật.
KẾT LUẬN:
Chúng ta tạ ơn Đức Chúa Trời ví Ngài đã tìm cách đưa Đấng Cứu thế vào thế gian mà không nhiễm nguyên tội tổ tông. Hãy dạy giáo lý mãi mỗi lần đến lễ Giáng sinh.
Câu hỏi ôn:
1. Tại sao Chúa Jêsus không nhiễm bản tính tội lỗi? (Thi 51:5).
2. Lời hứa đầu tiên về Chúa Cứu thế trong Kinh thánh được chép ở đâu?
3. Lời tiên tri Cựu ước về sự sanh bởi trinh nữ ở đâu?
4. Lời tiên tri này ứng nghiệm ra sao?
5. Bốn mục đích sự sanh bởi trinh nữ là gì?
6. Hậu quả việc từ khước thần tánh Đấng Christ và sự giáng sinh bởi trinh nữ của Ngài?
7. Tại sao mầu nhiệm này không thể hiểu cách trọn vẹn?
8. Sợi dây nối liền sự sống động giữa thần tánh Đấng Christ và sự ra đời bời trinh nữ của Ngài là gì?
9. Khía cạnh thực tế của giáo lý này đối với chúng ta ngày nay ra sao?
10. Tại sao các nhà tân phái cố chối bỏ giáo lý này?
oooOoooOoooOoooOooo













Hình ảnh có liên quanHình ảnh có liên quan




















 ------------------------------------------------------------------------------------------- 

 Even in darkness light dawns for the upright, for those who are gracious and compassionate and righteous. Psalm 112:4 

 Mục-đích của sự răn-bảo, ấy là sự yêu-thương, bởi lòng tinh-sạch, lương-tâm tốt và đức-tin thật mà sanh ra. I Ti-mô-thê 1:5





Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH 2015 .


CÂU  CHUYỆN GIÁNG SINH 2015  */* .



     

                    




Lịch sử ngày lễ Giáng sinh .

Có một lịch sử lâu đời về các nghi lễ và kỳ nghỉ Giáng sinh mà những Cơ Đốc nhân ngày nay thường tiến hành theo tập quán nhưng thật ra đã trải qua một quá trình tiến hóa . Phong tục tặng quà, hát thánh ca , và ông già Noel Santa Claus từng là những biểu tượng rất xa xưa và là truyền thống lễ Giáng sinh , nhưng những điều đó đã không phải từng luôn luôn là một phần trong việc kỷ niệm ngày lễ. Trong thực tế, đã có một khoảng thời gian lễ Giáng sinh đã bị các nhà thờ cấm đoán . Vì vậy, làm thế nào mà chúng ta biết được rằng lễ Giáng sinh đã đến được với nhân loại như ngày nay ?

Ngảy đông chí .

Các tu sĩ của tôn giáo cổ Celt tổ chức lễ kỷ niệm mùa đông của họ vào ngày ngắn nhất trong năm (21 tháng 12 - ngảy đông chí ) khi họ đã trải qua những tháng mùa đông tồi tệ nhất và bắt đầu chờ đợi những giờ phút ban ngày dài hơn . Các linh mục Celtic sẽ cắt cây tầm gửi và chúc lành cho họ. Quả của cây tầm gửi là biểu tượng của cuộc sống trong những tháng mùa đông tối tăm.

Vào ngày đông chí La Mã, còn gọi là Saturnalia, những người đàn ông tham gia ăn mặc như phụ nữ còn giới chủ nhân ăn mặc như người hầu. Các cuộc diễu hành , trang hoàng nhà cửa với cây xanh , thắp nến , và tặng quà cho nhau là những nghi thức phổ biến . Họ tổ chức lễ mừng sao Thổ, được xem là vị thần của nông nghiệp trong hơn một tháng. Trong cùng khoảng thời gian họ sẽ ăn mừng lễ Juvenalia ,với mục đích tôn vinh thiếu nhi .

Ngày 25 tháng 12, người La Mã sẽ tôn vinh Mithra, thần mặt trời  bất khả chinh phục , được cho là sinh ra từ một tảng đá.

Thuật ngữ Yule đến từ chữ "houl", có nghĩa là bánh xe thay đổi theo thời tiết mùa vụ , theo truyền thống người Na uy ở Bắc Âu. Trong lễ kỷ niệm này, những người đàn ông sẽ mang về nhà những khúc gỗ lớn để đốt lửa trại . Họ sẽ dự tiệc và ăn mừng cho đến lúc lửa tàn - đôi khi kéo dài đến 12 ngày.

Mỗi tia lửa bắn ra có biểu tượng cho một con lợn hoặc con bê có thể được sinh ra trong năm mới.

Sự can thiệp của Đức Giáo Hoàng .

Vào thế kỷ thứ 4, Giáo hoàng Julius đệ I ra chỉ dụ rằng ngày 25 tháng 12 sẽ là ngày Giáng sinh, còn được gọi là Lễ Thánh đản . Trước khi có tuyên bố này, lễ Phục Sinh được xem là ngày lễ đầu tiên của Kitô giáo . Tuyên bố của Julius đệ I  là một nỗ lực của Giáo Hội nhằm mục đích Kitô hóa các thánh lễ ngoại giáo khác như Saturnalia - lễ thần mặt trời.

Thời trung cổ (400AD-1400AD)

Bắt đầu từ thời kỳ này mà ngày nay chúng ta có được 12 ngày lễ Giáng sinh, được tổ chức từ 25 Tháng mười hai  đến 6 Tháng một (lễ Hiển Linh).

Người ta giữ lại các truyền thống ngoại giáo như trang trí nhà cửa với cây xanh , tổ chức các lễ hội và biến thành một phần của truyền thống Giáng sinh bằng cách gán cho chúng ý nghĩa Kitô giáo.

Trước 529 AD, ngày 25 tháng 12 đã được công bố là một kỳ nghỉ dân sự, và 12 ngày của lễ Giáng sinh cũng đã được công bố bắt đầu từ năm 567 AD. Sự kiện này sau đó dẫn đến thuật ngữ "Twelfth Night" mà bất kỳ trẻ em Kitô giáo nào cũng biết rõ từ các bài  học về văn hào W. Shakespeare. Đêm thứ mười hai được tổ chức vào ngày 06 tháng 1, và là một ngày lễ lớn như Giáng sinh cho đến cuối những năm 1800.

Thế kỷ 17 - 18

Lễ Giáng sinh đã im lặng suốt trong thời gian này, khi các tấm gương khắt khe về đạo đức , sự tuân thủ nghiêm ngặt trong việc cầu nguyện và Kinh Thánh Tân Ước đã rất được coi trọng . Trước năm 1644, hoạt động Giáng sinh đã bị cấm ở Anh do có niềm tin cho rằng lễ Giáng sinh đã được liên kết quá chặt chẽ với những người ngoại giáo thờ thần mặt trời Saturnalia.

Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau cuộc Cách mạng Hoa Kỳ , những người Mỹ bắt đầu không chấp nhận các phong tục Anh quốc. Ngay cả lễ Giáng sinh cũng đã không được cử hành long trọng khi Quốc hội đang họp vào ngày 25 tháng 12 năm 1789.


Triều đại Victoria (1837-1901)

Chúng ta có thể cảm ơn những người ở thời đại này đã mang lại cho chúng ta lễ Giáng Sinh ngày nay. Tầng lớp trung lưu ở Anh và Mỹ  bắt đầu ăn mừng và lý tưởng hóa lễ Giáng sinh như chúng ta đã thấy trong các tiểu thuyết của triều đại này từ Irving đến Dickens. Các kỳ nghỉ không còn đại diện cho một lễ hội hóa trang hoang dã như trước kia nữa , mà đã hướng về sự bình an , gia đình, và những hoài niệm .

Ở thời kỳ này mọi người thường sử dụng các tấm thiệp ngày Valentines để trao tặng cho nhau và trang trí những cây Giáng sinh. Hầu hết các phong tục mới mẻ đã du nhập từ Mỹ. Trước năm 1870 lễ Giáng sinh đã được công bố là một ngày lễ liên bang tại Hoa Kỳ.

Lễ Giáng sinh thời hiện đại

Ngày nay lễ Giáng sinh được tổ chức trên toàn thế giới. Trong khi trước đây các quan điểm của Giáo Hội lo lắng rằng việc cử hành Giáng sinh đã quá gắn liền với nghi lễ ngoại giáo , thì bây giờ sự lo lắng lại hướng về tính chất quá thương mại hóa và thế tục hóa. Tuy nhiên, với sự trung dung, thật dễ nhớ rằng đây là một ngày để ăn mừng ngày sinh của Chúa cứu thế đồng thời cũng để kỷ niệm những gì Chúa Giêsu muốn chúng ta thực hiện - tình yêu dành cho nhau .


Trần hồng Cơ
Nguồn  http://christianteens.about.com/od/christianholidays/a/ChristmasHistor.htm






** Đọc Kinh Thánh 

https://www.bible.com/vi/bible/151/luk.2



https://www.bible.com/vi/videos





* Nhạc Giáng sinh .




























** Xem phim hay mùa Giáng sinh .















Đức Tin Trầm Lặng

Chàng thợ mộc trẻ mang tên Giô-sép, đối với tôi, cũng là một ngôi sao sáng điểm tô cho khung trời đêm giáng sinh thêm lấp lánh, dù Thánh Kinh chẳng ghi lại một lời nói nào của chàng. Tôi không dám có sự phân biệt hồ đồ trong lãnh vực đức tin, nhưng nếu so với nhiều đức tin nổi bật, thì đây lại là một đức tin trầm lặng, không nói ra thì chẳng ai biết. Một con người rất bình thường, với một đức tin rất bình thường, lại có một chỗ trong chương trình lớn của Đức Chúa Trời tiến hành cho cả nhân loại.

Đó là một người được giáo dục trong môi trường đức tin để có một đời sống với cách hành xử hòa bình đáng khâm phục. Câu 19 của Phúc Âm đoạn 1 này viết: “Giô-sép chồng người, là người có nghĩa, chẳng muốn cho người mang xấu, bèn toan đem để nhẹm”. Chàng không những là “con cháu Đa-vít” nhưng là một hậu bối biết kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời để yêu người lân cận như yêu chính mình. Đứng trước một biến cố kín giấu, đến thời điểm đó chỉ có Ma-ri và chàng trao đổi với nhau, trên nền tảng đức tin trầm lặng, Giô-sép đã có một quyết định không phải ai cũng có thể chấp nhận. Đó là cách tốt nhất chàng có thể làm cho người mà chàng thương yêu, với tâm trạng chưa biết nhiều về kế hoạch huyền nhiệm của Chúa Giê-hô-va; cho đến khi gặp thiên sứ của Chúa trong giấc chiêm bao, lắng nghe lời giải trình trực tiếp ơn cứu rỗi mà bấy lâu nay chàng chỉ được truyền dạy qua các lời tiên tri.

Lời tiên tri được ban truyền từ xa xưa trong quá khứ được thiên sứ của Chúa nhắc lại cho Giô-sép với những giải thích rõ ràng, với mệnh lệnh chuẩn xác, với trọng trách được chỉ định trong bảo đảm tuyệt đối. Tất cả xua tan đi mối nghi ngờ rối rắm trong lòng Giô-sép, chàng nhìn biết nhiệm vụ mà Chúa Giê-hô-va đặt trên vai mình; và tình yêu dành cho Ma-ri đã thoát ra khỏi đám mây mù phiền muộn, lại tiếp tục rạng rỡ trong con tim trầm lặng. Không còn thắc mắc, chẳng cần phải hỏi han thêm, đức tin trầm lặng đó đã được Lời của Chúa khai phóng, Giô-sép ghi nhận không sót một lời những gì Chúa phán với chàng qua giấc chiêm bao đêm đó. Đức tin của Giô-sép đã được nâng lên, chàng chấp nhận dấn thân vì Danh Chúa Em-ma-nu-ên.

“Khi Giô-sép thức dậy rồi, thì làm y như lời thiên sứ của Chúa đã dặn, mà đem vợ về với mình; song không hề ăn ở với cho đến khi người sanh một trai, thì đặt tên là Jêsus” (câu 24, 25). Không giải thích, không một chút khoe khoang, chẳng cần thêm ý kiến hay kêu gọi một sự ủng hộ nào khác, chàng trai trẻ với một đức tin trầm lặng đã thuận phục theo ý Chúa để làm trọn mọi điều Chúa giao phó. Đức tin trầm lặng đi những bước trưởng thành, không còn làm theo ý mình cho là phải, nhưng hết lòng hết sức hết ý làm theo ý muốn của Giê-hô-va Đức Chúa Trời Chí Nhân Chí Ái. Không còn là thể hiện tình yêu theo cảm tính, nhưng mặc lấy tình yêu thương từ thiên thượng để sống và nuôi dưỡng Tình Yêu.

Đức tin trầm lặng cũng có chỗ trong công việc nhà Chúa.

M. Jeudi

Nguồn  http://www.about.com/religion/topic/ChristmasOrgins
https://www.wordproject.org/bibles/vt/23/9.htm
http://www.vietchristian.com/vanpham/reader.asp?vcid=5,2004



------------------------------------------------------------------------------------------- 

-Bậc thềm tiến vào thánh đường của trí tuệ là biết sự ngu dốt của chính mình. 

The doorstep to the temple of wisdom is a knowledge of our own ignorance. 

Benjamin Franklin

*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran