|
|
Tiểu sử
William Shakespeare
Ngày xưa, tại một thành phố nóng nực
của nước Ý tên là Verona, người dân
đã đối xử tồi tệ với nhau và
họ còn khuyên nhắc vợ con, bạn bè
phải thù ghét lẫn nhau, và các mối thù
được truyền đi từ thế
hệ này qua thế hệ khác. Cũng tại thành
phố Verona có hai gia đình Montague và Capulet căm
thù nhau : các người già cãi nhau om sòm ngoài
đường phố, làm mất nhân cách còn các
người trẻ đánh nhau nơi công cộng
khiến cho có kẻ mất mạng. Sự ngu
xuẩn của hai gia đình này làm cho Hoàng
Tử của thành phố tức giận, ông ta
đã ra một đạo luật ngăn cấm
việc gây lộn ngoài đường phố và
kẻ phạm pháp sẽ bị xử tử hình.
Hai gia đình Montague và Capulet đành phải
phục tùng luật lệ nhưng thực ra,
mối thù vẫn còn bên trong lòng của họ.
Khi thấy con trai Roméo không dính dáng vào các vụ
tranh chấp, Hầu Tước và bà Montague
rất vui mừng nhưng họ không hiểu
tại sao con trai quý của họ không được
vui tươi. Họ hỏi thăm Benvolio, người
trong họ và cũng là bạn của Roméo thì sau
đó, Benvolio mới khám phá ra rằng Roméo đang
yêu. Và người yêu của Roméo là Rosaline,
một cô gái rực rỡ, lại chẳng đáp
lại mối tình này. Để làm cho Roméo vui lên,
Benvolio đề nghị cả hai người nên
cải trang, bí mật tham dự buổi dạ
hội của gia đình Capulet. Rosaline cũng
sẽ tới đó và Benvolio hứa rằng
sẽ tìm cho Roméo một cô gái đẹp,
xuất sắc hơn Rosaline. Nghe đề
nghị này, Roméo linh cảm thấy một sự
nguy hiểm nhưng rồi cũng đồng ý ra
đi, cùng với Benvolio và Mercutio, một người
bạn khôn khéo.
Tối hôm đó, gia đình Capulet tổ chức
dạ hội lớn vì Bá Tước Paris sẽ
tới hỏi Hầu Tước Capulet xem có
thể xin kết hôn với Juliet, cô con gái duy
nhất hay không. Bá Tước Paris là một người
có họ hàng với Hoàng Tử Escalus và là nhân
vật độc thân sáng giá nhất của Thành
Verona. Gia đình Capulet nói rằng Juliet mới 13
tuổi, chưa từng biết yêu và còn quá
nhỏ, chưa tới tuổi lấy chồng. Dù
sao, Hầu Tước Capulet cũng xúc động
và bảo con gái phải làm vui lòng Bá Tước
Paris khi gặp nhau lúc khiêu vũ.
Vào đêm dạ hội đó, Juliet đã
gặp Roméo. Paris và Rosaline đều bị
bỏ quên. Hai người trẻ kể trên đã
nhìn thấy nhau, gặp mặt nhau và khi ôm nhau hôn,
họ đã yêu nhau sau đắm. Nhưng một
người bà con của Juliet tên là Tybalt đã
nhận ra Roméo. Tybalt là người nóng tính, cho
rằng một người thuộc gia đình
Montague đến dự dạ hội mà không
được mời, và đây là một điều
xỉ nhục, anh ta thề sẽ trả thù. Sau
khi buổi dạ hội chấm dứt, Roméo và
Juliet cùng tìm hiểu về người yêu
mới. Khi Roméo tránh xa các bạn bè ồn ào và
ẩn mình dưới một tàng cây thì không
ngờ, địa điểm này lại ở
ngay dưới cửa sổ căn phòng của
Juliet. Rồi trên ban công thơ mộng, hai kẻ
yêu nhau đã thề thốt với nhau và
quyết định kết hôn trong vòng bí
mật.
Cha Lawrence, một tu sĩ giòng Franciscan và là cha sưng
tội của Roméo, rất bận tâm về
sự say mê đột ngột của hai người
trẻ nhưng cuối cùng đồng ý sẽ làm
lễ cưới cho đôi trẻ với
niềm hy vọng rằng cuộc hôn nhân của
chúng sẽ chấm dứt mối hận thù lâu
đời giữa hai gia đình. Thế nhưng,
thế giới tình yêu bí mật của Roméo và
Juliet lại sớm bị tổn thương
nặng nề. Tybalt đang tìm cách trả thù và
đã gặp Roméo cùng đi với Mercutio và
Benvolio. Tybalt đã gọi Roméo là tên đểu
giả và thách đấu gươm, nhưng Roméo
đã từ chối, gọi Tybalt là "người
anh em bà con" và thề rằng đã yêu danh
tiếng của gia đình Capulet như thanh danh
của gia đình mình. Các bạn của Roméo
đều ngạc nhiên về lời khước
từ của Roméo và anh chàng nóng tính Mercutio đã
nhận sự thách đố. Khi Roméo xông tới
ngăn cản cuộc đấu gươm thì
Tybalt đã đâm chết Mercutio.
Roméo cảm thấy có tội về biến
cố mới xẩy ra, lại giận dữ vì cái
chết của người bạn thân, nên đuổi
theo Tybalt. Một trận đấu gươm sinh
tử đã diễn ra và Roméo đánh thắng.
Chỉ sau khi Tybalt đã chết, Roméo mới
nhận ra sự liều lĩnh của mình nên tìm
cách lẩn trốn.
Juliet lúc này rất phấn khởi vì đám cưới
sắp tới, thì được bà vú báo tin
xấu : người anh họ Tybalt đã bị
giết và Hoàng Tử Escalus đã cấm Roméo không
được lai vãng trong thành Verona. Bà vú cũng
cho Juliet biết hiện nay Roméo đang trốn
trong phòng của Cha Lawrence. Juliet lại vui mừng
vì sẽ được xếp đặt một
buổi tối thương yêu với Roméo trước
khi chàng này trốn đi khỏi Verona.
Thế rồi sự việc lại đi từ
xấu đến xấu hơn. Hầu Tước
Capulet rất đau buồn vì cái chết của
Tybalt và cho rằng ông sẽ làm cho mọi người
trong gia đình vui lên khi sắp đặt đám
cưới của Juliet lấy Bá Tước
Paris. Juliet lại đau khổ! Sự từ
chối cuộc hôn nhân này sẽ làm cho cha mẹ
cô đau khổ và ngay cả bà vú nuôi cũng
khuyên cô nên lập gia đình với Bá Tước
Paris. Không biết trông cậy vào ai, Juliet đành
chạy đến nhờ vả Cha Lawrence.
Cha Lawrence chỉ còn một niềm hy vọng, nhưng
đây lại là một chương trình mạo
hiểm. Cha cho Juliet một liều thuốc,
uống vào sẽ làm cho nàng tắt thở, có
vẻ chết trong 42 giờ và trong khoảng
thời gian này, Cha Lawrence sẽ cho người
đi Mantua tìm kiếm Roméo và rồi Cha và Roméo
sẽ tới ngôi nhà mồ, nơi mà Juliet sẽ
sống lại. Roméo sẽ mang nàng đi xa và Cha
Lawrence sẽ an ủi mọi người, sẽ công
bố cuộc hôn nhân của đôi trẻ để
họ có thể trở lại vui sống tại
Verona. Juliet nhận sẽ uống liều
thuốc.
Sáng ngày hôm sau, khi bà vú nuôi tới chuẩn
bị cho Juliet mặc thử áo cưới thì
thấy nàng đã thành cái xác không hồn.
Niềm vui của gia đình Capulet đổi ra
nỗi buồn vô hạn bởi vì đám cưới
của cô con gái duy nhất, nay trở thành
một đám tang.
Trong khi đó, Cha Lawrence gửi một người
thông tin đi tìm kiếm Roméo thì người này
lại bị phong tỏa giữa đường
vì bệnh dịch đồng thời, kẻ
hầu Balthasar của Roméo lại báo tin cho Roméo
biết rằng Juliet đã chết. Roméo bèn đi
tìm mua thuốc độc và cấp tốc
tới ngôi nhà mồ của gia đình Capulet.
Tới nhà mồ, Roméo thấy Bá Tước Paris
đang than khóc cạnh xác Juliet và khi Paris từ
chối không để Roméo đi qua, hai người
đã đánh nhau và cuối cùng, Roméo đã
giết chết Paris. Lời yêu cầu cuối cùng
của Bá Tước Paris này là được chôn
gần Juliet. Trong nhà mồ, Roméo khấn cầu
Tybalt tha thứ nhưng rồi vẻ đẹp
của Juliet đã làm cho Roméo thẫn thờ, không
muốn sống. Chàng thề nguyền sẽ
sống bên người yêu mãi mãi nên đã
uống liều thuốc độc và tắt
thở.
Khi đến giờ Juliet tỉnh dậy, Cha
Lawrence tới nhà mồ thì đã thấy Paris và
Roméo nằm chết nên sợ quá, Cha đã
bỏ chạy. Tỉnh dậy, Juliet nhìn thấy
người yêu đã chết rồi trong khi các
người khác đang đi tới phía bên ngoài,
nàng phải hành động gấp bằng cách dùng
cây dao găm của Roméo và tự sát.
Cái chết bi thương của hai người
trẻ tuổi đã đoàn kết lại hai gia
đình trong nỗi sầu muộn. Không phải
bằng cuộc sống mà bằng cõi chết, hai
kẻ thương yêu nhau đã mang lại hòa bình
cho các gia đình của chúng.
1/ Vài nhân vật trong Bi Kịch
"Roméo và Juliet".
Truyền thuyết về Roméo và Juliet đã
được kể lại nhiều lần hơn
100 năm trước khi William Shakespeare viết thành
kịch bản. Vào năm 1476 trong cuốn sách Ý
nhan đề là Il Novellino, tác giả Masuccio
Salernitano đã kể về mối tình vụng
trộm, về vụ giết người, vụ
đầy đi khỏi xứ, về một nhà
tu sẵn lòng giúp đỡ và cả về đám
cưới của hai gia đình thù nghịch. Năm
1530, Luigi da Porta cũng kể lại câu chuyện
tình này, gắn cho các nhân vật trong truyện các
tên Ý và nơi diễn ra nghịch cảnh là thành
phố Verona. Theo truyện của Da Porta, đôi tình
nhân này cũng tự sát. Tới năm 1562
tại nước Anh, nhà thơ Arthur Brooke đã
dùng đề tài này trong tập thơ dài
"The Tragical Historye of Romeus and Julius" (Lịch
sử bi thương của Romeus và Julius), đã
đề cập tới một thứ đam mê
không thánh thiện, một thứ tình yêu vụng
trộm, sự không vâng lời cha mẹ và
bất tuân luật pháp. Ngôn ngữ trong tập thơ
của Brooke thì khô khan, thiếu hấp dẫn dù
cho tác giả có cảm tình với cặp uyên
ương.
Tới khi William Shakespeare dùng câu chuyện tình
kể trên làm chất liệu cho vở bi
kịch, thì Đại Văn Hào đã làm cho các
nhân vật hành xử giống như chúng ta ngày
nay : họ có các ưu điểm và khuyết
điểm, có lúc nổi giận, có lúc khôi hài…
Vở kịch "Roméo và Juliet" là một
chuyện tình và một định mạng bi thương.
Các nhân vật trong vở kịch đã suy nghĩ
như thế nào, tại sao họ đã chọn
các cách hành động như vậy?
Trong vở kịch "Roméo và Juliet" của
Shakespeare, có hai loại nhân vật : loại
chuyển biến (maturing characters) và loại
thụ động (static characters). Các nhân vật
chuyển biến đã phát triển và thay đổi
qua thời gian, đã hành động theo nhiều
cách tùy theo các hoàn cảnh khác nhau, gồm có
Juliet, Roméo, Cha Lawrence, Hoàng Tử Escalus. Loại
thụ động không thay đổi, hành động
theo lề lối chúng ta có thể đoán ra
được, gồm có bà vú nuôi, Mercutio,
Hầu Tước và bà Montague, Hầu Tước
và bà Capulet, Tybalt, Benvolio, Paris …
1) Juliet là một thiếu nữ trẻ, đang
dần dần trở thành phụ nữ. Theo
cốt truyện Ý, Juliet 18 rồi qua tập thơ
của Arthur Brooke, cô ta 16 xuân xanh nhưng trong
vở kịch của Shakespeare, Juliet mới 13
tuổi, thơ ngây và ôm nhiều hy vọng. Juliet
rất đẹp và Roméo đã bị mê hồn
lúc mới gặp nàng. Rồi ngay cả khi
nằm trong ngôi nhà mồ, khi ngắm nhìn xác
của Juliet, Roméo đã phải than rằng
"Tử Thần đã hút đi mật ngọt
trong hơi thở của em, nhưng bất
lực trước sắc đẹp của em
!".
Juliet là một con người thực tế trong
khi Roméo thuộc loại người lãng mạn.
Trên bao lơn thơ mộng, Roméo thốt ra các
lời yêu đương thì Juliet nói tới hôn
nhân, bàn về lúc gặp nhau sắp tới và cách
thông tin cho nhau. Juliet đã lớn lên bên cạnh
bà vú nuôi và bà mẹ, đã muốn chiều lòng
mẹ cha trong cuộc hôn nhân mai sau, nhưng nàng
đã suy nghĩ và hành động cho chính mình
khi gặp Roméo. Nàng biết rằng có nhiều
vấn đề trên đời này, nhưng
vẫn tin rằng "tình yêu" có thể giúp
cho con người vượt qua được
mọi trở ngại. Juliet đã không còn là
một cô gái dễ vâng lời, mà là một
phụ nữ trẻ chịu trách nhiệm về
cuộc đời của chính mình.
2) Romeo là một thanh niên lương thiện,
tốt bụng, lịch sự, đẹp trai,
đã hôn tay Juliet một cách kính mến và
gọi người đẹp là nàng tiên.
Nhiều người đã ưa thích Roméo như
Mercutio, Benvolio, bà vú của Juliet và ngay cả
Hầu Tước Capulet đã gọi chàng là
"người trẻ đức hạnh,
biết kiềm chế". Cha Lawrence cũng yêu
mến Roméo và cố gắng làm cho chàng hạnh
phúc. Không được nàng Rosaline đáp
lại tình yêu, Romeo trở nên lẩn thẩn,
đã từng lang thang trên đường phố
hay giam mình trong căn phòng cô đơn. Nhưng
tới khi gặp Juliet, Romeo mới khám phá
thấy chính mình và tình yêu đích thực đã
làm cho lời nói của Roméo trở thành các
lời thơ! Tới khi phải bỏ trốn,
đi cầu cứu Cha Lawrence, Roméo đã đánh
mất chính mình, không còn khả năng hành động
đúng cách. Tới khi biết rằng Juliet
vẫn còn yêu mình, Roméo lại trở nên con người
của hành động. Và trong ngôi nhà mồ, Romeo
đã nói sẽ hành động như thế nào
và tại sao. Thật là bi thương khi tình yêu
trở thành sâu đậm nhất! Romeo đã tìm
thấy chính mình khi tự sát.
Ngoài 2 nhân vật chính, còn có nhiều người
khác như Cha Lawrence, một tu sĩ Cơ Đốc
(Catholic) được kính trọng, có các đức
tính và các yếu điểm, thường cố
vấn cho Roméo bằng các lời dạy của
Chúa và cố gắng dùng địa vị
của mình để chấm dứt mối
hận thù lâu đời. Hoàng Tử Escalus là
một nhà cai trị Thành Verona, là người
đại diện cho trật tự và luật pháp.
Escalus đã ban hành các quy luật và mong đợi
người dân tuân theo kỷ luật. Trước
mối tình ngang trái của Roméo và Juliet, Hoàng
Tử Escalus đã không hiểu rõ các tình
tiết của sự việc và đã chấp
nhận rằng chính mình không phải là thẩm
quyền cuối cùng, và phán xét cuối cùng
phải thuộc về Thượng Đế.
"Romeo và Juliet" là vở kịch có các
chủ đề (themes) là tình yêu của hai người
trẻ đối với mối hận thù
của hai gia đình, tình yêu giả hiệu (false
love) giữa Roméo và Rosaline khi Roméo tạo ra các tình
cảm nhân tạo đối với người
đẹp, tình yêu lãng mạn (romantic), đích
thực (true love) và thuần chất (pure) giữa
Roméo và Juliet. Hai người trẻ này đã
gắn bó với nhau qua hôn nhân, sẵn lòng
chết vì nhau hơn là bất trung với nhau. Cõi
chết đã tới với hai kẻ yêu thương
say đắm bởi vì "số mệnh"
(fate) : Romeo đã bị đưa đường
tới dạ hội của gia đình Capulet do
một tên bạn mù quáng, các kế hoạch xây
dựng của đôi trẻ đã gặp
thất bại phải chăng là do "Thượng
Đế " đã an bài?
Ngoài ra trong vở kịch "Romeo và Juliet", còn
thấy rất nhiều tình tiết về
trật tự công cộng đối nghịch
với các xáo trộn ngoài xã hội, sự vô
tội của đôi trẻ trước các
lời khuyên bảo của bậc cha mẹ và các
người cố vấn, các kinh nghiệm
của những nhân vật khác trong kịch
bản… Vở kịch đã trình bày tình
cảm cô đơn khi Roméo và Juliet thấy
Mercutio và Tybalt đã bị giết, và khi đó
đôi trẻ mới hiểu rõ các tai nạn bi
thương, các thất bại của con người
và sự tàn ác trên thế gian ! Và cô đơn là
hoàn cảnh Juliet bị bỏ rơi trước
những người thân như cha mẹ, bà vú nuôi,
Cha Lawrence và cuối cùng là người yêu Roméo.
Trong vở kịch "Romeo và Juliet", mỗi nhân
vật đã nói bằng thứ ngôn ngữ riêng,
chứng tỏ giai cấp xã hội của
từng người. William Shakespeare đã dùng 3
thể văn khác nhau để diễn tả các
nhân vật, với thể hài kịch (comedy) mô
tả lúc các người trẻ gặp nhau, yêu
nhau, có các bạn bè vui vẻ và các người
hầu thô tục. Đại Văn Hào còn dùng
tới thể văn kiểu Ý (commedia del l' arte)
để nói về các bậc cha mẹ ngăn cách
những kẻ mới biết yêu, nói về các
người hầu bình luận về tình
dục.
"Roméo và Juliet" là vở kịch chứa
đựng bên trong rất nhiều loại bài thơ
lãng mạn cũng như các bài thơ loại
Sonnet.
2/ Bối cảnh lịch sử
của Bi Kịch "Romeo và Juliet".
100 năm trước khi Elizabeth I trở thành
Nữ Hoàng, nước Anh đã gặp các tranh
chấp hung bạo về chính trị và tôn giáo và
ngai vàng của nước Anh đã bị lung lay.
Từ năm 1455 tới năm 1485, các trận
nội chiến đã làm tan nát đất nước
và được gọi là "Cuộc Chiến
Tranh của các Hoa Hồng" (the Wars of the Roses).
Hoàng gia Anh đã chia thành 2 phe phái kình chống
nhau kịch liệt. Một phe nhóm các hầu tước,
bá tước, chủ trương ủng hộ
giòng họ Lancaster , con cháu của Henry Bolingbroke,
người tự xưng là Vua Henry-4, trị vì
từ năm 1399 tới năm 1413 và lấy
biệt hiệu là "Hoa Hồng Đỏ".
Phe nhóm thứ hai, cũng vì quyền lợi riêng
của các bá tước, đã phò tá cho giòng
họ York với biểu hiệu là "Hoa
Hồng Trắng" và vào năm 1461, họ đã
đặt lên ngai vàng của nước Anh Vua
Edward-4, trị vì từ năm 1461 tới năm
1483. Vua Edward-4 chết sớm, người con trai
nhỏ là Edward-5 bị bắt giam trong Tháp London
bởi người chú là Vua Richard-3, trị vì
từ năm 1483 tới năm 1485. Henry Tudor từ
nước Pháp đã xâm lăng nước Anh,
đánh bại Vua Richard-3 tại mặt trận
Bosworth Field vào năm 1485 rồi lên làm Vua nước
Anh, tức là Vua Henry-7, trị vì từ năm 1485
tới năm 1509. Vua Henry-7 lập gia đình
với người đàn bà nối dõi giòng
họ York vì thế chấm dứt mối hận
thù giữa hai gia đình, nhà vua cũng hạn
chế các tự do vô chính phủ của giới
quý tộc phong kiến của nước Anh.
Vào năm 1502, Hoàng Tử Arthur của Vua Henry-7
đã cưới công chúa Catherine, con gái của
Vua và Hoàng Hậu nước Tây Ban Nha. Nhưng không
may, Arthur qua đời sớm. Vua Henry-7 bèn
quyết định rằng góa phụ Catherine
sẽ lấy người em chồng, người
sẽ lên ngai vàng trong tương lai. Sở dĩ
có vấn đề này bởi vì Công Chúa Catherine
khi đi lấy chồng, đã mang theo một
số hồi môn rất lớn, vào khoảng 5
triệu Mỹ kim của thời nay. Nếu
Catherine trở về xứ Tây Ban Nha, số
hồi môn đó sẽ không còn nằm trên đất
Anh.
Năm 1509, Vua Henry-7 chết, nối ngôi là Vua
Henry-8. Vị vua mới này không muốn lập gia
đình với Công Chúa Catherine bởi vì không yêu
và bà này lại hơn nhà Vua 6 tuổi. Nhưng vì
quyền lợi của Ngai Vàng, Henry-8 phải
chấp nhận.
Các nhà viết sử của thời kỳ đó
đã mô tả Henry-8 là một thanh niên đẹp
trai, thông minh, một nhạc sĩ có tài lại
biết rành các tiếng Pháp, Tây Ban Nha và La Tinh.
Henry-8 rất giỏi về thể thao, cưỡi
ngựa…và lại là một con người sùng
đạo. Khi Martin Luther bắt đầu
thuyết giảng về Đạo Tin Lành, Vua
Henry-8 bị giao động mạnh nhưng đã
không tin vào các giáo điều mới nên đã
viết ra một tập sách mỏng, lên án
lời rao giảng của Martin Luther. Việc
bảo vệ niềm tin Cơ Đốc Giáo (the
Catholic faith) đã làm vừa lòng Giáo Hoàng La Mã và
Vua Henry-8 được Giáo Hoàng phong tặng danh
hiệu là "Người Bảo Vệ Niềm
Tin" (Fidei Defensor = the Defender of the Faith).
Khi đã làm Vua nước Anh, Henry-8 cần
tới con trai để cho Triều Đại
Tudor có thể tiếp tục. Người con trai
đầu tiên do Hoàng Hậu Catherine sinh ra, đã
chết yểu. Sau đó là 3 công chúa có số
mạng ngắn ngủi. Người con gái
cuối cùng với Hoàng Hậu Catherine là Công Chúa
Mary đã sống được, nhưng tới
năm 1525 chấm dứt mọi hy vọng có thêm
con. Lúc đó Hoàng Hậu Catherine đã 40 tuổi
và Vua Henry-8, 34 tuổi.
Công Chúa Mary lớn lên và đính hôn với
vị Vua tương lai của nước Pháp.
Nếu Vua Henry-8 không có con trai, sau này Vua nước
Pháp sẽ trở thành Vua của nước Anh và
tương lại của Ngai Vàng nước Anh
sẽ ra sao? Người dân nước Anh không
bao giờ chấp nhận Vua nước Pháp cai
trị họ. Các xáo trộn chính trị sẽ
xẩy ra.
Muốn tránh các biến cố chính trị về
sau, Vua Henry-8 đã thực hiện một
quyết định quan trọng. Để có con
trai mong muốn, nhà Vua phải ly dị Hoàng
Hậu Catherine và lập gia đình với một
người đàn bà khác. Vua Henry-8 đã xin phép
Giáo Hoàng được quyền làm điều này.
Nhưng khi đó Giáo Hội La Mã không chấp
nhận việc ly dị và Giáo Hoàng cũng không
dành cho Vua Henry-8 một ngoại lệ.
Vì tức giận trước việc từ
chối của Giáo Hội La Mã nên vào năm 1533,
Vua Henry-8 đã cưới bà Anne Boleyn, người
mà nhà Vua yêu thương rồi sau đó,
Nghị Viện nước Anh công bố rằng
cuộc hôn nhân với Hoàng Hậu Catherine là
bất hợp pháp và lần lập gia đình
của nhà Vua với bà Anne Boleyn mới được
coi là chính thức.
Việc coi thường quyền uy của Giáo Hoàng
bởi Vua Henry-8 và Nghị Viện Anh đã gây nên
rạn nứt giữa chính quyền Anh và Giáo
Hội La Mã. Việc cắt đứt liên
lạc này trở nên vĩnh viễn vào năm
1534, khi Nghị Viện Anh cho Vua nước Anh
quyền bổ nhiệm mọi nhân vật đứng
đầu tôn giáo và quyền thu nhận mọi
lợi tức của Nhà Thờ trên đất
Anh. Sau đó, Nghị Viện Anh cũng thông qua
"Đạo Luật Tối Thượng"
(the Act of Supremacy) và từ nay, Vua nước Anh
trở nên "Nhà Lãnh Đạo Tối Cao
của Nhà Thờ Anh Quốc". Như vậy
Vua Henry-8 đã trở thành "Giáo Hoàng"
của Anh Cát Giáo và nhà Vua đã giải tán các
tu viện trên đất Anh, ban phát tài sản
của những nơi này cho các người tuân
phục mình. Vì không chấp nhận Đạo
Luật Tối Thượng, vị Thủ Tướng
thời bấy giờ là Sir Thomas More đã bị
chặt đầu vào năm 1535. Dân chúng nước
Anh đã đứng về phía nhà Vua, vì niềm
tự hào quốc gia. Cũng từ nay, tiếng
Anh được dùng thay tiếng La Tinh trong các
lễ nghi tôn giáo.
Vua Henry-8 lấy bà vợ thứ ba là Jane Seymour,
sinh ra Hoàng Tử Edward-6, nhưng vị Hoàng
Tử bệnh hoạn này đã qua đời vào
tuổi 16 và người con gái lớn của Vua
Henry-8 tên là Mary trở nên Nữ Hoàng của nước
Anh vào năm 1553. Công Chúa Mary này khi trước
được nuôi dạy theo Cơ Đốc giáo
(Catholic) nhưng phải hứa không được
lật đổ Nhà Thờ Anh Quốc. Thế nhưng,
các cố vấn của Công Chúa Mary đã
thuyết phục được Công Chúa kết hôn
với Vua Philip của nước Tây Ban Nha và
đặt Nước Anh trở lại tầm tay
của Nhà Thờ Cơ Đốc (the Catholic
Church). Rồi sau cuộc hôn nhân ngoại giao
kể trên, Vua Philip rời khỏi nước Anh,
và dưới quyền lực của Nữ Hoàng
Mary, với tục danh gọi là "Mary đẫm
máu" (Bloody Mary), các cuộc thanh trừng
những người Tin Lành đã diễn ra,
với hơn 400 tu sĩ bị hành quyết cho
tới khi Nữ Hoàng Mary Tudor qua đời vì
bệnh ung thư vào năm 1588. Tới lúc này,
đất nước Anh thuộc về người
em gái cùng cha khác mẹ của Mary là Công Chúa
Elizabeth.
Khi trở thành Nữ Hoàng của nước Anh,
Elizabeth I đã cho phép các thuyền trưởng
người Anh đánh cướp các con tầu
của Tây Ban Nha và Nữ Hoàng cũng trợ giúp
các người Tin Lành nổi loạn tại
xứ Hòa Lan. Vua Philip vì thế coi những người
Anh này là các kẻ thù chính. Vào năm 1588, Vua
Philip hạ lệnh cho Hạm Đội Armada
gồm hơn 130 chiến thuyền lớn, ra khơi
để tấn công và xâm lăng nước
Anh. Hải Quân Anh khi đó chỉ gồm các con
tầu nhỏ, nhưng nhanh hơn, lại
được chỉ huy do các thuyền trưởng
gan dạ như Sir Francis Drake, John Hawkins và Martin
Frobisher… Một phần nhỏ của Hạm
Đội Armada của Tây Ban Nha đã bị
Hải Quân Anh phá hủy trên Eo Biển Channel,
số còn lại tan tác vì một trận bão
lớn.
Chiến thắng của Nữ Hoàng Elizabeth I đối
với nước Tây Ban Nha đã mang lại hai
thắng lợi : nước Anh được
tự do và theo đạo Tin Lành rồi từ
đó, Hải Quân Anh trở thành một lực lượng
hùng mạnh bậc nhất của châu Aâu và
Thế Giới.
Đại Văn Hào William Shakespeare đã viết
ra Bi Kịch "Romeo và Juliet" vào năm 1596, 9
năm sau khi Nữ Hoàng Elizabeth I ra lệnh
chặt đầu Nữ Hoàng Mary, Queen of Scots, và
Bi Kịch này là phản ảnh của mối
hận thù từ trong gia đình hoàng gia, đã làm
chia rẽ đất nước Anh và đã gây
ra hàng ngàn vụ giết người. Đại
Văn Hào còn mô tả các nguy hiểm cho đất
nước do một ông vua yếu hèn trong vở
kịch Richard-II, hay từ một nhà cai trị tàn
ác và bất chính như trong vở kịch
Richard-III.
Ngày nay, mối hận thù trong vở kịch
"Romeo và Juliet" có thể tượng trưng
cho những người Cơ Đốc và Tin Lành
hiện đang tranh chấp nhau, thù nghịch nhau
trên mảnh đất Ai Nhĩ Lan (Ireland). |
****************************************************************
|
|
Vì ai nên nỗi ưu sầu
Trả lờiXóaMối tình bất tử đi vào thiên thu
Tình yêu mạnh hơn cái chết , là mật ngọt cho cuộc đời và vẻ đẹp muôn thuở của nhân loại .
Trả lờiXóa