Johann S. Bach: Bài Ca Của Simeon – Ich Habe Genug (BWV 82)
Bài Ca Của Simeon
Vài Nét Về Tác Phẩm
Ich habe genug (BWV 82) là một cantata do Johann Sebastian Bach (1685-1750) sáng tác. Bản thánh nhạc này được trình bày lần đầu tiên vào ngày 2/2/1727 tại Leipzig, Đức quốc. Tựa đề Ich habe genug tạm dịch sang tiếng Việt là Con Thỏa Lòng. Nội dung của bài thánh ca lấy ý từ Phúc Âm Lu-ca 2:29-32, diễn tả tâm trạng thỏa lòng của Simeon khi gặp Hài Nhi Jesus; do đó, trong tiếng Việt bài thánh ca này được gọi là Bài Ca Của Simeon.
Tác Giả
Johann Sebastian Bach là một nhạc sĩ trong thế kỷ 18. Ông được xem là nhạc sĩ hàng đầu của nhạc Baroque và là một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất từ xưa đến nay.
Johann Sebastian Bach sáng tác nhiều thể loại nhạc khác nhau. Phần lớn các tác phẩm của Bach là thánh nhạc. Một số tác phẩm của Bach như The Passion According to St. John, The Passion According to St. Matthew, và Mass in B Minor được các nhà nghiên cứu ghi nhận là những tác phẩm nhạc cổ điển hay nhất từ xưa cho đến nay.
Bối Cảnh Sáng Tác
Johann Sebastian Bach là một tín hữu Tin Lành yêu mến Chúa. Bach nhận biết tài năng của mình đến từ Chúa và ông quyết định dùng tài năng đó để tôn ngợi Chúa.
Năm 1723, Johann Sebastian Bach nhận lời làm giám đốc âm nhạc cho giáo khu St. Thomas của Giáo hội Tin Lành Lutheran tại thành phố Leipzig. Một trong những trách nhiệm của Bach, một nhạc trưởng trong nhà thờ, là hướng dẫn ca đoàn hát thờ phượng Chúa trong các lễ thờ phượng hằng tuần.
Thông thường, các nhạc trưởng chỉ chọn thánh ca đã được viết sẵn, cải soạn hòa âm, rồi tập cho ban hát và dàn nhạc. Trong trường hợp của Bach, ông không chỉ dùng những thánh ca đã có sẵn, nhưng Bach đã sáng tác rất nhiều cantata mới để minh họa cho bài giảng của mục sư trong giờ thờ phượng hằng tuần. Trong vài năm đầu làm nhạc trưởng tại Leipzig, Johann Sebastian Bach đã sáng tác hơn 300 cantatas.
Năm 1750, Johann Sebastian Bach về với Chúa. Sau khi Bach qua đời, một số người thời đó, vì thiếu hiểu biết, cho rằng nhạc của Bach đã lỗi thời; do đó rất nhiều tác phẩm của Bach bị thiêu hủy. Các sáng tác của Johann Sebastian Bach sau đó bị lãng quên một thời gian khá lâu.
Đến cuối thế kỷ thứ 18 và đầu thế kỷ thứ 19, một số nhạc sĩ thuộc thế hệ sau như Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791), Ludwig van Beethoven (1770-1827), Frédéric François Chopin (1810-1849), Robert Schumann (1810-1856), và Felix Mendelssohn (1809-1847) có dịp tiếp xúc với nhạc của Bach. Họ cảm nhận được vẻ đẹp và hiểu được giá trị trong những tác phẩm của Bach. Các nhạc sĩ này công nhận rằng Johann Sebastian Bach không phải chỉ lỗi lạc trong việc biên soạn và sáng tác cho đàn organ, nhưng ông là bậc thầy và chính là người đã đặt nền móng cho nghệ thuật hòa âm của nhạc cổ điển. Động lực khiến Bach thực hiện những điều đó vì ông muốn dùng những cấu trúc âm nhạc và giai điệu đẹp nhất để tôn kính Chúa.
Đến giữa thế kỷ thứ 19, một số tác phẩm của Johann Sebastian Bach được giới thiệu trở lại với công chúng. Sau đó, Hội Những Người Yêu Nhạc Bach được thành lập. Trong suốt 160 năm qua, các nhà nghiên cứu đã sưu tầm tìm lại những tác phẩm của Johann Sebastian Bach. Đến nay, khoảng hơn 200 cantatas mà Bach đã viết cho các chương trình thờ phượng hằng tuần đã được tìm lại; hơn 100 cantatas khác vẫn còn thất lạc.
Lời của bài thánh ca trong nguyên văn tiếng Đức và bản dịch trong tiếng Anh như sau:
Lời Ca
1. Arie
Ich habe genug,
Ich habe den Heiland,
das Hoffen der Frommen,
Auf meine begierigen Arme genommen;
Ich habe genug!
Ich hab ihn erblickt,
Mein Glaube hat Jesum ans Herze gedrückt;
Nun wünsch ich, noch heute mit Freuden
Von hinnen zu scheiden. 2. Rezitativ
Ich habe genug.
Mein Trost ist nur allein,
Daß Jesus mein
und ich sein eigen möchte sein.
Im Glauben halt ich ihn,
Da seh ich auch mit Simeon
Die Freude jenes Lebens schon.
Laßt uns mit diesem Manne ziehn!
Ach! möchte mich von meines Leibes Ketten
Der Herr erretten;
Ach! wäre doch mein Abschied hier,
Mit Freuden sagt ich, Welt, zu dir:
Ich habe genug.
3. Arie
Schlummert ein, ihr matten Augen,
Fallet sanft und selig zu!
Welt, ich bleibe nicht mehr hier,
Hab ich doch kein Teil an dir,
Das der Seele könnte taugen.
Hier muß ich das Elend bauen,
Aber dort, dort werd ich schauen
Süßen Friede, stille Ruh.
4. Rezitativ
Mein Gott! wenn kömmt das schöne: Nun!
Da ich im Friede fahren werde
Und in dem Sande kühler Erde
Und dort bei dir im Schoße ruhn?
Der Abschied ist gemacht,
Welt, gute Nacht!
5. Arie
Ich freue mich auf meinen Tod,
Ach, hätt’ er sich schon eingefunden.
Da entkomm ich aller Not,
Die mich noch auf der Welt gebunden.
Ich habe genug,
Ich habe den Heiland,
das Hoffen der Frommen,
Auf meine begierigen Arme genommen;
Ich habe genug!
Ich hab ihn erblickt,
Mein Glaube hat Jesum ans Herze gedrückt;
Nun wünsch ich, noch heute mit Freuden
Von hinnen zu scheiden. 2. Rezitativ
Ich habe genug.
Mein Trost ist nur allein,
Daß Jesus mein
und ich sein eigen möchte sein.
Im Glauben halt ich ihn,
Da seh ich auch mit Simeon
Die Freude jenes Lebens schon.
Laßt uns mit diesem Manne ziehn!
Ach! möchte mich von meines Leibes Ketten
Der Herr erretten;
Ach! wäre doch mein Abschied hier,
Mit Freuden sagt ich, Welt, zu dir:
Ich habe genug.
3. Arie
Schlummert ein, ihr matten Augen,
Fallet sanft und selig zu!
Welt, ich bleibe nicht mehr hier,
Hab ich doch kein Teil an dir,
Das der Seele könnte taugen.
Hier muß ich das Elend bauen,
Aber dort, dort werd ich schauen
Süßen Friede, stille Ruh.
4. Rezitativ
Mein Gott! wenn kömmt das schöne: Nun!
Da ich im Friede fahren werde
Und in dem Sande kühler Erde
Und dort bei dir im Schoße ruhn?
Der Abschied ist gemacht,
Welt, gute Nacht!
5. Arie
Ich freue mich auf meinen Tod,
Ach, hätt’ er sich schon eingefunden.
Da entkomm ich aller Not,
Die mich noch auf der Welt gebunden.
1. Aria
I have enough,
I have taken the Savior,
the hope of the righteous,
into my eager arms;
I have enough!
I have beheld Him,
my faith has pressed Jesus to my heart;
now I wish, even today with joy
to depart from here.
2. Recitative
I have enough.
My comfort is this alone,
that Jesus might be mine
and I His own.
In faith I hold Him,
there I see, along with Simeon,
already the joy of the other life.
Let us go with this man!
Ah! if only the Lord might rescue me
from the chains of my body;
Ah! were only my departure here,
with joy I would say, world, to you:
I have enough.
3. Aria
Fall asleep, you weary eyes,
close softly and pleasantly!
World, I will not remain here any longer,
I own no part of you
that could matter to my soul.
Here I must build up misery,
but there, there I will see
sweet peace, quiet rest.
4. Recitative
My God! When will the lovely ‘now!’ come,
when I will journey into peace
and into the cool soil of earth,
and there, near You, rest in Your lap?
My farewells are made,
world, good night!
5. Aria
I delight in my death,
ah, if it were only present already!
Then I will emerge from all the suffering
that still binds me to the world.
Nội DungI have enough,
I have taken the Savior,
the hope of the righteous,
into my eager arms;
I have enough!
I have beheld Him,
my faith has pressed Jesus to my heart;
now I wish, even today with joy
to depart from here.
2. Recitative
I have enough.
My comfort is this alone,
that Jesus might be mine
and I His own.
In faith I hold Him,
there I see, along with Simeon,
already the joy of the other life.
Let us go with this man!
Ah! if only the Lord might rescue me
from the chains of my body;
Ah! were only my departure here,
with joy I would say, world, to you:
I have enough.
3. Aria
Fall asleep, you weary eyes,
close softly and pleasantly!
World, I will not remain here any longer,
I own no part of you
that could matter to my soul.
Here I must build up misery,
but there, there I will see
sweet peace, quiet rest.
4. Recitative
My God! When will the lovely ‘now!’ come,
when I will journey into peace
and into the cool soil of earth,
and there, near You, rest in Your lap?
My farewells are made,
world, good night!
5. Aria
I delight in my death,
ah, if it were only present already!
Then I will emerge from all the suffering
that still binds me to the world.
Bài Ca Của Simeon là một cantata mà Bach đã viết vào dịp kỷ niệm lễ Thanh Tẩy của Mary vào năm 1727. Bài cantata này được trình bày lần đầu tiên vào ngày 2/2/1727 tại Leipzig, đúng 40 ngày sau lễ giáng sinh năm 1726.
Lý do bài thánh ca được trình diễn đúng 40 ngày sau lễ giáng sinh vì theo Thánh Kinh Cựu Ước, sau khi một phụ nữ Do Thái sinh con, người đó phải làm lễ thanh tẩy. Nếu sinh con trai thì lễ thanh tẩy diễn ra 40 ngày sau khi sinh xong. Sách Lê-vi ký trong Thánh Kinh Cựu Ước chương 12 chép như sau:
Đức Giê-hô-va phán với Môi-se: “Hãy truyền cho dân Y-sơ-ra-ên rằng:
Nếu một phụ nữ mang thai và sinh con trai, người ấy sẽ bị ô uế bảy ngày như trong thời kỳ kinh nguyệt. Ðến ngày thứ tám, phải làm phép cắt bì cho đứa trẻ. Thời kỳ cho máu của nàng được thanh tẩy là ba mươi ba ngày. Trong thời gian này, nàng không được phép đụng vào một vật thánh nào, và cũng không được phép vào nơi thánh, cho đến khi thời kỳ thanh tẩy đã mãn.
Còn nếu người phụ nữ sinh con gái, người ấy sẽ bị ô uế hai tuần như trong thời kỳ kinh nguyệt, và thời kỳ để cho máu nàng được thanh tẩy là sáu mươi sáu ngày.
Khi thời kỳ thanh tẩy của nàng đã xong, dù sinh con trai hay con gái, nàng phải mang đến cho thầy tế lễ tại cửa Lều Hội Kiến một con chiên dưới một tuổi để dâng làm của lễ thiêu, và một con bồ câu con, hoặc một con chim gáy, để dâng làm của lễ chuộc tội.
Thầy tế lễ sẽ dâng con vật hiến tế ấy trước mặt Đức Giê-hô-va và làm lễ chuộc tội cho nàng; bấy giờ nàng sẽ được sạch vì huyết đã xuất ra. Ðó là luật lệ về người phụ nữ sinh con trai hoặc con gái.
Nếu nàng không đủ khả năng dâng một chiên con, nàng có thể mang đến hai con chim gáy, hoặc hai con bồ câu con; một con sẽ được dâng làm của lễ thiêu, và con kia sẽ được dâng làm của lễ chuộc tội. Tư tế sẽ làm lễ chuộc tội cho nàng, và nàng sẽ được sạch.”
Phúc Âm Lu-ca 2:22-35 chép rằng sau khi những ngày thanh tẩy theo luật định đã mãn, Mary và Joseph đem Hài Nhi Jesus lên Jerusalem để dâng cho Đức Chúa Trời. Lúc này, Hài Nhi đã được 40 ngày.
Tại đền thờ, họ gặp cụ Simeon, là một người đạo đức và công chính, luôn trông đợi sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế. Cụ Simeon được Đức Thánh Linh cho biết cụ sẽ không chết trước khi gặp Đấng Cứu Thế.
Theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh, cụ Simeon đã gặp Joseph và Mary khi họ mang Hài Nhi Jesus đến Đền Thờ để làm các thủ tục theo luật lệ ấn định. Cụ Simeon thỏa lòng vì mơ ước của mình được Chúa thực hiện. Cụ bồng Hài Nhi trên tay, dâng lời tôn ngợi Đức Chúa Trời như sau:
Lạy Chúa! Theo như lời Ngài đã hứa, bây giờ xin cho tôi tớ Ngài qua đời bình an; bởi vì chính mắt con đã thấy ơn cứu rỗi của Ngài mà Ngài đã chuẩn bị trước mặt mọi dân tộc – là ánh sáng soi đường cho các dân ngoại, và là vinh quang của Israel – dân Ngài.
Lời ngợi ca của Simeon bày tỏ sự thỏa nguyện, và đó chính là chủ đề của bản cantata mà Johann Sebastian Bach đã sáng tác. Tựa đề của bài cantata này trong tiếng Đức “Ich habe genug” – tạm dịch là “Con Thỏa Lòng.” Vì nội dung của cantata dựa trên lời ngợi ca của Simeon, nên tác phẩm này trong tiếng Việt được gọi là Bài Ca Của Simeon.
Bố Cục
Cantata Ich habe genug được chia làm 5 phần:
- Aria: Ich habe genug
- Recitativo: Ich habe genug! Mein Trost ist nur allein
- Aria: Schlummert ein, ihr matten Augen
- Recitativo: Mein Gott! wenn kömmt das schöne: Nun!
- Aria: Ich freue mich auf meinen Tod
Lời thánh ca nói rằng: Con thỏa lòng vì con đã gặp Cứu Chúa, là niềm hy vọng của sự công chính. Con được ôm Ngài trong vòng tay háo hức của con. Con thỏa lòng vì con được bồng ẵm Ngài; đức tin của con ôm chặt Ngài trong tim con; và giờ đây, con mong ước, với niềm vui, được lìa cõi trần nầy.
Trong phần thứ hai, chủ đề Con Thỏa Lòng được thể hiện bằng một giai điệu mới trong cung Si giáng trưởng. Bài recitativo đầu tiên của cantata này rất ngắn nhưng rất súc tích.
Bach đã khéo léo trích dẫn các phân đoạn Kinh Thánh liên hệ để viết lời cho recitativo đầu tiên trong cantata này. Lời thánh ca nói rằng chỉ một mình Đấng Yên Ủi làm con thỏa lòng (II Cô-rinh-tô 1:2-7). Con thỏa lòng vì Chúa Jesus thuộc về con và con thuộc về Ngài (Nhã Ca 2:16; 6:3). Như Simeon, với đức tin, con giữ chặt Ngài và đón nhận niềm vui của cuộc đời mới. Thêm vào đó, trong lời ca “Chúng ta hãy cùng đi với Ngài,” Bach khéo léo mô phỏng mong ước của Sứ đồ Phao Lô được rời khỏi trần gian khổ đau, về sống bên Chúa trên thiên đàng, để trình bày tâm trạng tương tự của Simeon, và của nhiều người yêu mến Chúa, là mong ước được về với Chúa. Lời thánh ca viết: “Và nếu chỉ có mình Chúa có thể cứu con khỏi xiềng xích của thân thể con; thì con phải nói rằng: Thật là vui khi được rời khỏi đây. Thế gian ơi! Với ngươi, ta đã đủ rồi.”
Bài aria, trong phần thứ ba của cantata, là một bài hát ru: “Hỡi những đôi mắt mỏi mòn, hãy ngủ đi! Hãy nhắm mắt êm ái, dịu dàng. Thế gian ơi! Ta sẽ không còn ở đây nữa đâu. Ta không mắc nợ ngươi chút nào có thể ảnh hưởng đến linh hồn của ta. Ở đây, ta phải vun góp những bất hạnh, nhưng nơi đó, ta sẽ tìm thấy sự yên nghỉ bình an ngọt ngào.” Lời thánh ca thể hiện tâm trạng thỏa lòng của một người đã thực hiện xong những gì mình cần làm trên đời này và sẵn sàng nhắm mắt lìa cõi đời để về với Chúa. Bach trích dẫn câu Kinh Thánh I Tê-sa-lô-ni-ca 4:14 để mô tả cái chết của người tin Chúa là sự ngủ yên trong Chúa.
Phần thứ tư của cantata tiếp tục với một recitativo. Lời thánh ca viết: “Lạy Chúa! Khi nào Đấng Yêu Thương sẽ đến – là lúc con sẽ bước vào nơi an bình và vào miền đất lạnh; được ở bên Ngài và nghỉ an bên cạnh Ngài. Thế gian ơi! Ta đã chào giã biệt bóng đêm.”
Bài aria kết thúc trong phần cuối của cantata có vài nét tương đồng với bài aria mở đầu; tuy nhiên bài aria kết thúc có giai điệu nhanh hơn và sống động hơn. Lời thánh ca viết rằng: “Tôi vui sướng về cái chết của mình dường như nó đã xảy ra rồi! Và rồi, tôi sẽ vượt mọi khổ đau đã ràng buộc tôi với thế giới này.”
Toàn bộ tác phẩm kéo dài khoảng 25 phút. Mời bạn đọc lắng nghe tấm lòng của một người sau bao năm trông mong, đã được thỏa nguyện vì gặp được Chúa.
Phước Nguyên
Thư Viện Tin Lành (2014)
www.thuvientinlanh.org
http://www.thuvientinlanh.org/jsb_ichhabegenug_bwv82/
-------------------------------------------------------------------------------------------
-Bậc thềm tiến vào thánh đường của trí tuệ là biết sự ngu dốt của chính mình.
The doorstep to the temple of wisdom is a knowledge of our own ignorance.
Benjamin Franklin
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Cám ơn lời bình luận của các bạn .
Tôi sẽ xem và trả lời ngay khi có thể .
I will review and respond to your comments as soon as possible.,
Thank you .
Trần hồng Cơ .
Co.H.Tran
MMPC-VN
cohtran@mail.com
https://plus.google.com/+HongCoTranMMPC-VN/about