Mộng về bến xuân xưa .
Tay ôm mộng ...
Xuân vàng nơi bến cũ
Hồn bâng khuâng ..
Chắp cánh én bay về
Mơ hoa thắm nở
Quanh nhà tranh ngõ trúc
Chợt thấy lòng nghe ...
Xao xuyến khúc nhạc quê .
Tết xa xưa ... bâng khuâng lòng lữ khách
Bản tình ca khơi dậy khúc yêu thương
Xuân xuân hỡi !
Em có về bến mộng ?
Để gặp ta một phút cõi thiên đường ..
Sáng lạnh trong nhà ,
Trần hồng Cơ
08/02/2016
*/.~ Xuân mộng .
Tóc tơ vương vấn ,
hơi thở nồng nàn .
Đường quê phố thị ,
dịu dàng nắng xuân.
Mai đào khoe sắc ,
rạng rỡ muôn phần
...
Xuân về đây lấm bụi trần tinh khôi .
Mộng xưa vây kín ,
Mơ hoa lòng người
Em vừa nghe thấy
Xuân về muôn nơi .
Nụ xinh mới nở , trong nắng chan hòa
Ai đưa Xuân đến bến bờ
Để ta trao lại bài thơ không lời .
Một khúc hoan ca gieo rắc cho đời ,
Mùa sương bạc tóc theo thời gian trôi .
" Biến thể lục bát :
Tóc tơ vương vấn nồng nàn ,
Đường quê phố thị dịu dàng nắng xuân
Mai đào khoe sắc muôn phần ,
Xuân về đây lấm bụi trần tinh khôi .
Mộng xưa vây kín lòng người ,
Em vừa nghe thấy xuân về muôn nơi .
... Nụ xinh mới nở , trong nắng chan hòa .
Ai đưa xuân đến bến bờ
Để ta trao lại bài thơ không lời
Hoan ca gieo rắc cho đời
Mùa sương bạc tóc theo thời gian trôi .
* Buổi sáng lạnh hơi sương
Nụ xinh mới nở , trong nắng chan hòa
Ai đưa Xuân đến bến bờ
Để ta trao lại bài thơ không lời .
Một khúc hoan ca gieo rắc cho đời ,
Mùa sương bạc tóc theo thời gian trôi .
" Biến thể lục bát :
Tóc tơ vương vấn nồng nàn ,
Đường quê phố thị dịu dàng nắng xuân
Mai đào khoe sắc muôn phần ,
Xuân về đây lấm bụi trần tinh khôi .
Mộng xưa vây kín lòng người ,
Em vừa nghe thấy xuân về muôn nơi .
... Nụ xinh mới nở , trong nắng chan hòa .
Ai đưa xuân đến bến bờ
Để ta trao lại bài thơ không lời
Hoan ca gieo rắc cho đời
Mùa sương bạc tóc theo thời gian trôi .
* Buổi sáng lạnh hơi sương
Trần hồng Cơ
12/01/2014 .
----------------------------------------------------------------------------------------LY RƯỢU MỪNG - Phạm Đình Chương
Xuất bản 10 thg 2, 2013
Phạm
Đình Chương (Ca sĩ Hoài Bắc) sinh năm 1929 tại huyện Bạch Mai, tỉnh Sơn
Tây, trong một gia đình mang huyết thống nghệ sĩ và có cuộc đời gắn bó
cùng âm nhạc. Nói đến gia đình của Phạm Đình Chương, người ta sẽ nghĩ
ngay đến Ban hợp ca Thăng Long nổi tiếng thời bấy giờ bao gồm: Hoài
Trung, Phạm Duy, Thái Hằng, Thái Thanh, Khánh Ngọc (vợ Phạm Đình
Chương) và Phạm Đình Chương, linh hồn của Ban hợp ca Thăng Long.
Tuy xuất thân trong môi trường có đầy đủ điều kiện để được thụ huấn về âm nhạc, nhưng trên thực tế Phạm Đình Chương đã đến với âm nhạc từ những nỗ lực tự học hỏi tìm hiểu bằng chính tâm hồn nhạy cảm của mình. Hầu như những sáng tác của ông đều chất chứa những đặc tính: Phiêu lãng và chân tình, lãng mạn nhưng hiện thực và nhất là nét đằm thắm, trữ tình đầy tình yêu quê hương, con người và đất nước.
Năm 1951, ông cùng gia đình di cư vào miền Nam, chính thức trở lại hoạt động văn nghệ qua việc tái lập Ban hợp ca Thăng Long gồm bản thân ông, Hoài Trung cùng 2 chị em Thái Hằng và Thái Thanh. Trước đó nhóm nhạc này đã từng có những buổi trình diễn khi tham gia Ban văn nghệ quân đội Liên khu Bốn trong những ngày đầu tiên kháng chiến chống Pháp theo tiếng gọi của non sông
Nói đến Phạm Đình Chương, chúng ta cũng không thể không nói đến lối sáng tác thiên tài của ông, các nhạc phẩm phổ thơ luôn lưu lại nhiều nét kỷ niệm sâu đậm trong lòng giới ái mộ như: Đôi Mắt Người Sơn Tây (thơ Quang Dũng), Nửa Hồn Thương Đau, Đêm Màu Hồng, Dạ Tâm Khúc (thơ Thanh Tâm Tuyền), Màu Kỷ Niệm (thơ Nguyên Sa), Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội (thơ Hoàng Anh Tuấn), Người Đi Qua Đời Tôi (thơ Trần Dạ Từ), Cho Một Thành Phố Mất Tên (thơ Hoàng Ngọc Ẩn ), Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn (thơ Du Tử Lê) v.v...
Riêng "Hội Trùng Dương" của Phạm Đình Chương được diễn tấu bởi dàn hợp xướng và dựa trên bố cục của nền nhạc hòa âm bởi dàn nhạc giao hưởng nên càng được phân tích rõ nét qua những đoạn nói về đặc tính từng dòng song, từng khu vực địa lý một cách mạch lạc, thông suốt. Nhìn lại, "Hội Trùng Dương" chính là một tác phẩm kết tinh tâm huyết tài hoa của Phạm Đình Chương và là một cống hiến lớn cho dòng nhạc tình ca quê hương Việt Nam.
Sau 1975 Phạm Đình Chương tị nạn cộng sản và định cư tại Hoa Kỳ. Ông đã từ trần vào ngày 22 tháng 8 năm 1991 tại California, Hoa Kỳ.
Trong số các ca khúc của ông, Ly Rượu Mừng là bài được hát được nhiều người biết đến. Năm 1955, tại Sài Gòn, theo đề nghị của cụ Trần Văn Ân và nhà văn quá cố Nguyễn Đức Quỳnh, Phạm Đình Chương đã viết bản nhạc này và đã được đăng trên số Tết báo Đời Mới.
Hơn một nữa thế kỷ trôi qua, "Ly rượu mừng" vẫn có một sự sống diệu kỳ. Trong âm vang phơi phới và ấm áp của mùa xuân, bản nhạc như thôi thúc, cuốn hút chúng ta vào một ngày mai tươi sáng...
Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi. Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi
Người thương gia lợi tức. Người công nhân ấm no
Thoát ly đời gian lao nghèo khó. Á a a a... Nhấp chén đầy vơi
Chúc người người vui. Á a a a... Muôn lòng xao xuyến duyên đời.
Rót thêm tràn đầy chén quan san. Chúc người binh sĩ lên đàng
Chiến đấu công thành. Sáng cuộc đời lành
Mừng người vì Nước quên thân mình.
Kìa nơi xa xa có bà mẹ già. Từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa.
Chúc bà một sớm quê hương Bước con về hòa nỗi yêu thương
Á a a a ... Hát khúc hoan ca thắm tươi đời lính
Á a a a ... Chúc mẹ hiền dứt u tình
Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương. Xây tổ ấm trên cành yêu đương
Nào cạn ly, mừng người nghệ sĩ. Tiếng thi ca nét chấm phá tô thêm đời mới
Bạn hỡi, vang lên. Lời ước thiêng liêng
Chúc non sông hoà bình, hoà bình. Ngày máu xương thôi tuôn rơi
Ngày ấy quê hương yên vui. Đợi anh về trong chén tình đầy vơi
Nhấc cao ly này. Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do
Nước non thanh bình. Muôn người hạnh phúc chan hoà
Ước mơ hạnh phúc nơi nơi. Hương thanh bình dâng phơi phới.
Tuy xuất thân trong môi trường có đầy đủ điều kiện để được thụ huấn về âm nhạc, nhưng trên thực tế Phạm Đình Chương đã đến với âm nhạc từ những nỗ lực tự học hỏi tìm hiểu bằng chính tâm hồn nhạy cảm của mình. Hầu như những sáng tác của ông đều chất chứa những đặc tính: Phiêu lãng và chân tình, lãng mạn nhưng hiện thực và nhất là nét đằm thắm, trữ tình đầy tình yêu quê hương, con người và đất nước.
Năm 1951, ông cùng gia đình di cư vào miền Nam, chính thức trở lại hoạt động văn nghệ qua việc tái lập Ban hợp ca Thăng Long gồm bản thân ông, Hoài Trung cùng 2 chị em Thái Hằng và Thái Thanh. Trước đó nhóm nhạc này đã từng có những buổi trình diễn khi tham gia Ban văn nghệ quân đội Liên khu Bốn trong những ngày đầu tiên kháng chiến chống Pháp theo tiếng gọi của non sông
Nói đến Phạm Đình Chương, chúng ta cũng không thể không nói đến lối sáng tác thiên tài của ông, các nhạc phẩm phổ thơ luôn lưu lại nhiều nét kỷ niệm sâu đậm trong lòng giới ái mộ như: Đôi Mắt Người Sơn Tây (thơ Quang Dũng), Nửa Hồn Thương Đau, Đêm Màu Hồng, Dạ Tâm Khúc (thơ Thanh Tâm Tuyền), Màu Kỷ Niệm (thơ Nguyên Sa), Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội (thơ Hoàng Anh Tuấn), Người Đi Qua Đời Tôi (thơ Trần Dạ Từ), Cho Một Thành Phố Mất Tên (thơ Hoàng Ngọc Ẩn ), Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn (thơ Du Tử Lê) v.v...
Riêng "Hội Trùng Dương" của Phạm Đình Chương được diễn tấu bởi dàn hợp xướng và dựa trên bố cục của nền nhạc hòa âm bởi dàn nhạc giao hưởng nên càng được phân tích rõ nét qua những đoạn nói về đặc tính từng dòng song, từng khu vực địa lý một cách mạch lạc, thông suốt. Nhìn lại, "Hội Trùng Dương" chính là một tác phẩm kết tinh tâm huyết tài hoa của Phạm Đình Chương và là một cống hiến lớn cho dòng nhạc tình ca quê hương Việt Nam.
Sau 1975 Phạm Đình Chương tị nạn cộng sản và định cư tại Hoa Kỳ. Ông đã từ trần vào ngày 22 tháng 8 năm 1991 tại California, Hoa Kỳ.
Trong số các ca khúc của ông, Ly Rượu Mừng là bài được hát được nhiều người biết đến. Năm 1955, tại Sài Gòn, theo đề nghị của cụ Trần Văn Ân và nhà văn quá cố Nguyễn Đức Quỳnh, Phạm Đình Chương đã viết bản nhạc này và đã được đăng trên số Tết báo Đời Mới.
Hơn một nữa thế kỷ trôi qua, "Ly rượu mừng" vẫn có một sự sống diệu kỳ. Trong âm vang phơi phới và ấm áp của mùa xuân, bản nhạc như thôi thúc, cuốn hút chúng ta vào một ngày mai tươi sáng...
Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi. Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi
Người thương gia lợi tức. Người công nhân ấm no
Thoát ly đời gian lao nghèo khó. Á a a a... Nhấp chén đầy vơi
Chúc người người vui. Á a a a... Muôn lòng xao xuyến duyên đời.
Rót thêm tràn đầy chén quan san. Chúc người binh sĩ lên đàng
Chiến đấu công thành. Sáng cuộc đời lành
Mừng người vì Nước quên thân mình.
Kìa nơi xa xa có bà mẹ già. Từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa.
Chúc bà một sớm quê hương Bước con về hòa nỗi yêu thương
Á a a a ... Hát khúc hoan ca thắm tươi đời lính
Á a a a ... Chúc mẹ hiền dứt u tình
Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương. Xây tổ ấm trên cành yêu đương
Nào cạn ly, mừng người nghệ sĩ. Tiếng thi ca nét chấm phá tô thêm đời mới
Bạn hỡi, vang lên. Lời ước thiêng liêng
Chúc non sông hoà bình, hoà bình. Ngày máu xương thôi tuôn rơi
Ngày ấy quê hương yên vui. Đợi anh về trong chén tình đầy vơi
Nhấc cao ly này. Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do
Nước non thanh bình. Muôn người hạnh phúc chan hoà
Ước mơ hạnh phúc nơi nơi. Hương thanh bình dâng phơi phới.
http://vanhoc.xitrum.net/truyencotich/vietnam/2007/330.html
Sự tích con khỉ
Ngày xưa có một người con gái đi ở với một nhà trưởng giả. Nàng phải làm việc quần quật suốt ngày, lại bị chủ đối đãi rất tệ. Cái ăn cái mặc đã chả có gì mà thỉnh thoảng còn bị đánh đập chửi mắng. Vì thế, cô gái tuổi mới đôi mươi mà người cứ quắt lại, trông xấu xí bệ rạc hết chỗ nói. Một hôm nhà trưởng giả có giỗ, cỗ bàn bày linh đình, họ hàng đến ăn uống đông đúc. Trong khi đó thì cô gái phải đi gánh nước luôn vai không nghỉ. Lần gánh nước thứ mười, cô gái mỏi mệt quá ngồi lại ở bờ giếng. Tự nhiên cô thấy tủi thân, ôm mặt khóc. Lúc đó đức Phật bỗng hiện ra với trạng mạo một ông cụ già. ạng cụ có vẻ đâu từ xa lại, dáng điệu mệt nhọc đến xin nước uống. Nàng vội quảy gánh xuống giếng vực nước lên cho ông già giải khát. Ông cụ uống xong lại đòi ăn. Cô gái nhớ tới phần cơm của mình chưa ăn, bèn bảo ông cụ ngồi chờ rồi quảy gánh nước về. Lần sau ra giếng, cô lấy cơm trong thùng đưa cho ông già và nói:
- Họ dành phần cho con toàn cơm cháy cả, cụ ăn một bát này cho đỡ đói.
Ăn xong, ông cụ bảo nàng:
- Hồi nãy làm sao con khóc?
Cô gái ngập ngừng, cúi mặt xuống không trả lời.
- Ta là đức Phật, - ông cụ nói tiếp, - ta thấy con có lòng tốt. Nếu con muốn gì, ta sẽ làm cho con vui lòng.
Cô gái ngạc nhiên mừng rỡ, kể nỗi lòng với đức Phật. Thấy điều ước muốn của người con gái chỉ là làm sao cho bớt xấu xí, ông cụ bảo nàng lội xuống giếng, hễ thấy bông hoa nào đẹp mút lấy thì sẽ được như nguyện. Khi xuống nước, cô gái chỉ mút mấy bông hoa trắng. Tự nhiên lúc lên bờ, nàng trở nên trắng trẻo xinh xắn, đồng thời quần áo cũng biến thành những thứ tốt đẹp.
Khi cô gái quảy gánh nước trở về, cả họ nhà trưởng giả vô cùng kinh ngạc. Nàng xinh đẹp đến nỗi họ không thể nào nhận ra. Nghe cô gái kể chuyện, ai nấy cũng muốn cầu may một tí. Họ lập tức đổ xô cả ra bờ giếng mong gặp lại đức Phật để được trẻ lại và đẹp ra. Thấy ông cụ già vẫn còn ngồi ở chỗ cũ, họ sung sướng như người được của. Họ đưa xôi thịt ra mời tới tấp:
- Này cụ xơi đi! Cụ xơi đi. Rồi cụ làm phúc giúp cho chúng tôi với!
Đức Phật cũng bảo họ lội xuống giếng và dặn họ y như dặn cô gái lần trước. Dưới giếng lúc đó đầy hoa đỏ và hoa trắng. Ai nấy đều cho màu đỏ là đẹp nên khi lội xuống giếng đều tìm hoa đỏ mút lấy mút để. Nhưng không ngờ lúc lên bờ, họ không phải trẻ lại mà già thêm ra: mặt mũi nhăn nheo, người trông quắt lại, lông lá mọc đầy người, đằng sau lưng là cả một cái đuôi.
Những người đi gánh nước thấy vậy hoảng hồn: "Kìa trông con quỷ, nó cắn bà con ôi!". Nhưng lại có những tiếng khác: "Đánh cho chết chúng nó đi! Sợ gì". Lập tức mọi người cầm đòn gánh xông lại. Cả họ nhà trưởng giả kinh hoàng bỏ chạy một mạch lên rừng.
Từ đó, cô gái cùng với số người nghèo hầu hạ trưởng giả được hưởng những của cải do chúng để lại. Lại nói chuyện trưởng giả và họ hàng đành phải nấp náu trong rừng sâu, ngày ngày kiếm quả cây nuôi thân. Chúng đi lom khom, áo quần rách nát trông rất thiểu não. Nhưng chúng vẫn tiếc của. Cho nên thỉnh thoảng ban đêm chúng lại mò về, hoặc gõ cửa, hoặc ngồi trước nhà kêu léo nhéo suốt đêm, gần sáng mới trở về rừng.
Thấy vậy cô gái và mọi người sợ quá, đêm đêm đóng cửa rất chặt. Họ bàn nhau tìm cách đuổi chúng. Họ bôi mắm tôm vào các cánh cửa, lại nung nóng rất nhiều lưỡi cày đặt rải rác ở cổng các nhà. Quả nhiên, một đêm nọ chúng lại mò về. Theo lệ thường, chúng đánh đu vào song cửa kêu rít lên. Nhưng lần này chúng vừa mó đến đã bị mắm tôm vấy đầy tay, rồi từ tay vấy khắp cả người, hôi hám không thể nói hết. Chúng kinh sợ dắt nhau ra ngồi trước cổng quen như thói cũ. Nhưng vừa đặt đít ngồi xuống các lưỡi cày thì chúng đã kêu oai oái, rồi ba chân bốn cẳng bỏ chạy lên rừng. Từ đó chúng kệch không dám về nữa.
Trong những khi lên rừng hái củi, người ta thỉnh thoảng vẫn gặp chúng. Thấy bóng người từ đàng xa, chúng liền chuyền theo nhánh cây, lủi nhanh thoăn thoắt. Người ta gọi chúng là những con khỉ. Ngày nay vẫn có nhiều người cho khỉ là thuộc nòi trưởng giả. Còn những con khỉ sở dĩ đỏ đít là vì chúng chịu di truyền dấu vết bỏng đít của tổ tiên.
Trích "Sự tích đất nước Việt" - Nguyễn Đổng Chi
Con Khỉ và Cá Sấu | |
|
Thành ngữ về KHỈ
Từ ngữ về con khỉ chủ yếu xuất hiện trong văn hóa của các dân tộc Châu á. Một số thành ngữ, tục ngữ như:
Khỉ ho cò gáy: Chỉ chốn hoang vu
Giết gà dọa khỉ
Rung cây nhát khỉ
Làm trò khỉ: Chế giễu những người hay pha trò, bắt chước, làm trò hề
Trời sinh con khỉ ở lùm/Chuyền qua chuyền lại rớt ùm xuống sông
Khỉ bồng con lên non kiếm trái/Cảm thương nàng phận gái mồ côi
Mặt nhăn như khỉ
Nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà
Khỉ gió, khỉ khô, khỉ mốc: Những câu của, câu mắng
Đồ khỉ hay đồ khỉ gió: Ám chỉ người không đứng đắn, nghiêm túc, hay nghịch ngợm
Khỉ lại là khỉ, mèo lại hoàn mèo
Những con khỉ có nhiều tính người nhất
Tôn
Ngộ Không là con khỉ được phong là Tề Thiện đại thánh trong Tây du ký
của Ngô Thừa Ân (1500-1581?), tác phẩm văn học kiệt xuất của Trung Hoa
ra đời vào khoảng thế kỷ 16. Tuy nhiên, nhân vật "Hầu hành giả" đã được
truyền tụng từ đời Đường, Tống, Nguyên trước đó gần 10 thế kỷ, sau
chuyến đi thỉnh kinh có thật của nhà sư Trần Huyền Trang.
Trong vài thập niên gần đây,
truyện Tây du lại được chuyển thể thành truyện tranh, phim hoạt hình và
cả phim truyện. Tôn Ngộ Không còn được xếp hạng trong 108 hồng danh của
chư Phật để các tín đồ khấn bái tụng niệm với pháp hiệu Đấu Chiến Thắng
Phật. Như vậy, ông Tề chắc chắn là nhân vật nổi tiếng và được ngưỡng mộ
nhất trong thế giới loài khỉ.
Theo ý nghĩa Phật giáo, Ngộ Không là sự giác ngộ từ
những cái không: không có cha mẹ, vợ con, gia đình, tài sản... Hình như
ông Tề cũng không có giới tính đực cái, nên không có nguy cơ bị nữ sắc
cám dỗ. Theo ý nghĩa Lão giáo, Ngộ Không là con khỉ đá sinh ra từ khoảng
trống không có sức chứa và sức mạnh vô cùng của vũ trụ. Vị tổ sư Bồ Đề
chỉ cần hướng dẫn cho con khỉ biết cách điều động nguồn năng lượng tự có
ấy thành 72 phép biến hoá. Còn sư phụ Đường Tam Tạng thì hướng dẫn cho
Ngộ Không biết sử dụng 72 phép ấy vào mục đích cao quý là đi thỉnh kinh.
Còn nói theo ngôn ngữ kinh điển của Karl Marx thì Ngộ Không là một dạng
tích cực của giải cấp vô sản có quan điểm đấu tranh triệt để - một khi
đã đứng lên với cây Như Ý bổng trên tay - hễ được là được tất cả. Nếu
mất, chỉ là mất cái vòng kim cô mà Phật bà Quan Âm tròng lên đầu.
Cuối cùng, Ngộ Không đã thắng, đã được và cái được
ngoài dự kiến là nhân vật Tôn Ngộ Không của Ngô Thừa Ân đã trở thành
hình ảnh thân mến trong đời sống văn hoá của nhiều thế hệ nhân loại.
Hắc hầu vương Hãnuman
Hanuman.
|
Hãnuman
là con khỉ lừng danh qua sử thi Ramâyana của Ấn Độ và rất được tôn sùng
ở những nước có người theo đạo Bà la môn. Theo truyền thuyết, Hãnuman
là con khỉ màu đen, có tài di sơn đảo hải và có tinh thần nghĩa hiệp,
cứu khốn phò nguy. Hãnuman là tướng tiên phong của Hoàng tử Rama, cầm
đầu đạo quân khỉ tấn công vào kinh thành Lanka, giết quỷ vương Ravana và
giải cứu được người đẹp Sita là vợ của Rama.
Sử thi Ramâyana là bản anh hùng ca được xem là nền
tảng đạo lý của Ấn Độ và là thánh thư của người theo Ấn giáo (Hindu). Ở
một số nước Đông Nam Á, người ta có thể bắt gặp hình ảnh Hãnuman ở khắp
nơi, trong sách vở, đền chùa, tranh tượng, đặc biệt là trong các tranh
phù điêu chạm trổ ở đền Angkor. Trước đây, nhà nước Campuchia thời
Sihanouk và Longnol đã lấy logo hình con khỉ Hãnuman làm biểu tượng của
quân đội.
Tác giả anh hùng ca Ramâyana theo truyền thuyết là
giáo sĩ Bà la môn Valmiki sống vào khoảng thế kỷ 6-5 trước Công nguyên.
Như vậy, Hắc hầu vương ra đời trước Tôn Ngộ Không cả nghìn năm. Tuy
nhiên, văn hoá Bà la môn không phát triển bằng Phật giáo nên ở Việt Nam,
ít người biết đến nhân vật Hãnuman. Theo học giả Trung Quốc Hồ Thích,
con khỉ Tôn Ngộ Không trong Tây du ký là hình bóng của con khỉ Hãnuman
được Đường Tam Tạng du nhập vào sau chuyến đi thỉnh kinh. Hồi ấy, đạo Bà
la môn rất thịnh ở Ấn Độ và cạnh tranh thế lực với Phật giáo. Người
theo Phật giáo đại thừa ở Trung Quốc có lẽ đã mô phỏng theo hình ảnh
Hãnuman để tạo ra Tôn Ngộ Không của mình.
Kinh Tây hầu vương King Kong
King Kong.
|
Hình
ảnh con khỉ trong nền văn hoá phương tây khá mờ nhạt bên cạnh các con
vật thần thoại như nhân mã, nhân sư, mỹ nhân ngư... Mãi đến khoảng giữa
thế kỷ 20, một con khỉ có tầm cỡ mới xuất hiện. Đó là King Kong - con
khỉ khổng lồ trong bộ phim khoa học giả tưởng pha chút tình cảm lãng mạn
theo kiểu chuyện đường rừng của đạo diễn Mỹ Ernest B. Schoedsack. Mặc
dù sinh sau đẻ muộn, nhưng Kinh Tây hầu vương (tước hiệu mới do tác giả
bài viết đặt ra để gọi King Kong) vẫn nhanh chóng nổi tiếng khắp thế
giới. King Kong đi vào lịch sử điện ảnh như một thành công đầu tiên của
loại phim kỹ xảo.
Với thân hình khổng lồ và sức mạnh tàn phá khủng
khiếp, King Kong vẫn không đánh mất "tính bản thiện" khi nó cố bảo toàn
tính mạng cho một sinh vật nhỏ bé vô tội là cô gái xinh đẹp trong lòng
bàn tay lông lá của nó. Những năm gần đây, nền điện ảnh kỹ thuật số đã
dễ dàng tạo ra nhiều con vật khổng lồ tương tự như: người tuyết, khủng
long, người khổng lồ xanh... nhưng cho đến nay, King Kong vẫn là một
"ngôi vua" không thể bị lật đổ trong tình cảm của người xem phim.
Tam hầu và triết lý ba không
Trong các gian hàng thủ công mỹ nghệ đồ gỗ, đồ gốm ở
hầu hết các nước Đông Nam Á, du khách thường bắt gặp những sản phẩm có
hình 3 con khỉ ngồi kề nhau. Con thì 2 tay tự bịt mắt, con thì bịt tai,
con thì bịt miệng - ý là không thấy, không nghe và không nói. Đó là
triết lý ba không xuất xứ từ túi khôn của người từng trải việc đời.
Có người cho rằng đây là thái độ sống tiêu cực. Tuy
nhiên, nếu ta hiểu rằng khỉ là giống vật hiếu động mà chịu ép mình vào
kỷ luật ba không, thì hình tượng Tam hầu mang ý nghĩa chữ NHẪN - một đức
tính đòi hỏi công phu hàm dưỡng không phải tầm thường. Lại nghĩ giả sử
có lúc nào đó, những ông Tôn Ngộ Không, Hanũman và King Kong mà phải
chịu ngồi bịt mắt, bịt tai, bịt miệng trước mọi nỗi bất bình trên đời
thì đúng là bi kịch.
Hoàng Phủ Ngọc Phan (Thanh Niên)
Câu chuyện con khỉ và quả táo gỗ
Trong thế gian thật giả lẫn lộn này thật khó để có thể tìm ra đúng những điều chân chính, nhưng thực tế lại đáng cười hơn khi có những người dẫu biết rằng nó là giả vẫn ôm giữ mãi không buông, đến khi sức tàn lực kiệt mới nhận ra mình đã đánh mất những gì, âu cũng là một bài học ….
Thử nghĩ xem bạn có đang như con khỉ kia, ôm giữ và mãi mê với quả táo giả mà quên mất bản thân mình. (Ảnh minh họa)
Trong khu rừng kia có một con khỉ rất hạnh phúc. Nó tìm ăn những trái cây ngọt lịm khi đói và nằm nghỉ ngơi khi mệt.
Một ngày, con khỉ đang lang thang bìa rừng thì thấy một ngôi nhà…
Trong ngôi nhà nhỏ bé đó, nó thấy một cái bát to đựng toàn táo, những quả táo tuyệt đẹp. Con khỉ liền trộm lấy một quả và chạy thật nhanh trở lại khu rừng.
Trong ngôi nhà nhỏ bé đó, nó thấy một cái bát to đựng toàn táo, những quả táo tuyệt đẹp. Con khỉ liền trộm lấy một quả và chạy thật nhanh trở lại khu rừng.
Khi
đã chạy thật xa, khỉ dừng lại đưa quả táo lên mũi ngửi nhưng chẳng thấy
có mùi gì. Nó cố gắng ăn nhưng quả táo cứng ngắc đến mức đau cả răng.
Thực ra quả táo này được làm bằng gỗ nhưng rất đẹp và trông như thật.
Những con khỉ khác nhìn thấy quả táo cũng thèm được ăn. Con khỉ nọ thấy
thế càng giữ chặt quả táo.
Có
được quả táo đẹp, con khỉ rất tự hào và hãnh diện. Nó lang thang suốt
trong rừng để khoe tài sản quý giá của mình. Quả táo lấp lánh ánh đỏ
dưới nắng mặt trời dường như càng hoàn hảo hơn bao giờ hết. Và con khỉ
càng ôm khư khư quả táo hơn, mặc dù cơn đói cồn cào trong bụng thúc giục
nó đi kiếm cái ăn.
Những
trái cây ngọt lịm hương rừng thôi thúc con khỉ, nhưng nó vẫn không chịu
buông quả táo trong tay, nó sợ có kẻ nào khác đang rình mò sẽ lấy trộm
mất. Thực sự, trong tâm trí con khỉ rất mệt mỏi, nó không thể thư giãn
và dành lấy vài phút nghỉ ngơi cho mình. Nó vẫn đang cố gắng bảo vệ quả
táo.
Con
khỉ vẫn tự hào vì tài sản vô giá này nhưng bắt đầu cảm thấy ít hạnh
phúc hơn. Nó tiếp tục đi dọc theo con đường mòn trong rừng, càng ngày
càng cảm thấy quả táo nặng hơn. Thực ra bởi nó đang mệt mỏi, đói và kiệt
sức. Nó không thể trèo lên cây để hái quả vì tay vẫn còn bận giữ quả
táo. Điều gì sẽ xảy ra nếu nó tiếp tục ôm quả táo như vậy? Hay nó sẽ
buông tay ra?
Mùi
thơm của trái cây trước mặt toả hương thơm ngát, những quả chín đỏ mọng
như trêu ngươi. Đắn đo một lúc, con khỉ quyết định buông quả táo bằng
gỗ. Nó trèo lên cây hái quả ăn, lại cảm thấy hạnh phúc trở lại.
Nguồn http://hoatinhthuong.net/news/Nhung-cau-chuyen-y-nghia/Cau-chuyen-con-khi-va-qua-tao-go-3118/Người bán mũ và con khỉ
Người bán mũ tên là Selly sống ở một thành phố nhỏ.
Hàng
ngày ông đi mang mũ đi bán khắp nơi “Mua đi, mua mũ đi, mũ dùng
khi trời nắng, trời mưa đi. Mũ đủ màu sắc đây”
Ông thường bán mũ trong các khu chợ ở các thành phố.
Một
hôm, ông mang mũ đến bán ở khu làng nọ. Trên đường đến làng,
ông phải đi qua một khu rừng. Vì đã đi bộ khá lâu, Selly thấy
mệt và mỏi chân nên dừng lại nghỉ một lát. Ông để chỗ mũ
trong rổ và ngủ thiếp đi dưới một gốc cây to
Cái
cây đó vốn là nhà của bầy khỉ tinh nghịch. Lũ khỉ nghịch
ngợm đang leo trèo trên cây. Một con bạo dạn nhất rón rén tới
gần Selly.
Ông ta ngủ say lắm rồi
Trông thấy chỗ mũ, nó huýt sáo gọi bọn khỉ
Tao sẽ tung lên từng cái mũ một, chúng mày bắt lấy nhé
Con khỉ tung hết số mũ trong rổ lên cho lũ khỉ, đến khi hết sạch rổ mũ.
Bọn khỉ đội mũ lên giống như người và trêu đùa nhau rất vui vẻ.
Selly thức dậy khi nghe thấy tiếng lũ khỉ đùa nhau choe chóe, ông ngạc nhiên thấy rổ mũ đã mất sạch.
Ôi, sao rổ mũ lại rỗng không thế này? Ai đã lấy trộm hết mũ của tôi rồi?
Ông tìm xung quanh và rất ngạc nhiên thấy bọn khỉ ở trên cây đội mũ của mình.
Cái gì vậy, bọn khỉ lấy trộm mũ đội lên đầu, giờ mình biết làm sao?
Selly đưa tay lên đầu, dọa sẽ đánh cho bọn khỉ một trận. Chúng liền bắt chước hành động của ông
A, chúng mày định trêu ta à?
Ông đưa tay lên gãi đầu, bọn khỉ liền bắt chước luôn
Hừm, chúng bắt chước theo mình. Mình phải lừa chúng để lấy mũ lại mới được
Sally liền ném chiếc mũ đang cầm trên tay xuống đất, lũ khỉ liền ném hết mũ đang đội trên đầu xuống.
Sally mừng quá “may quá, nhờ trời mình đã lấy lại chỗ mũ mà không mất công tí nào.”
Sally lại đội rổ mũ lên và tiếp tục lên đường.
Trí khôn giúp người ta vượt qua khó khăn
http://bibifun.vn/nguoi-ban-mu-va-con-khiTết đến trăm hoa nô nức nở
Xuân về muôn ý tứ tung bay
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Cám ơn lời bình luận của các bạn .
Tôi sẽ xem và trả lời ngay khi có thể .
I will review and respond to your comments as soon as possible.,
Thank you .
Trần hồng Cơ .
Co.H.Tran
MMPC-VN
cohtran@mail.com
https://plus.google.com/+HongCoTranMMPC-VN/about