Nền văn minh Hy Lạp
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bán đảo Hy Lạp và đảo lân cận
Parthenon ở Athena
Địa điểm xuất phát phát triển của nền văn minh Hy Lạp là đồng bằng Thessalia (Θεσσαλία) màu mỡ, rộng lớn ở vùng bắc Hy Lạp cùng với các đồng bằng Attike (Αττική), Beotia (Βοιωτια) ở trung Hy Lạp và bán đảo Peloponnese (Πελοπόννησος) ở phía nam Hy Lạp. Tại đây nghề trồng trọt và chăn nuôi phát triển rất sớm. Địa hình Hy Lạp có nhiều đồi núi xen kẽ, chia cắt các đồng bằng, tạo thành các tiểu vùng. Các bờ biển phía đông Hy Lạp là nơi tấp nập tàu thuyền.
Lãnh thổ nền văn minh Hy Lạp thời kỳ đầu bao gồm Hy Lạp ngày nay và các đảo thuộc biển Aegaeum và vùng Tây Tiểu Á.
Địa lý Hy Lạp đa dạng kết hợp với khí hậu tốt, cận nhiệt đới, vào mùa đông ít tuyết. Khí hậu Hy Lạp mưa nhiều vào mùa đông sang mùa xuân rất thuận lợi cho trồng trọt.
Hy Lạp có nhiều khoáng sản như sắt (ở Sparte - Σπάρτη), đồng (ở đảo Kypros - Κύπρος), vàng (ở Thrace - Θράκη) và bạc (ở Attike - Αττική). Đó là điều kiện thuận lợi cho thủ công nghiệp phát triển khá sớm.
Những điều kiện địa lý, tự nhiên rất thuận lợi cho các ngành nghề như thương mại, thủ công nghiệp và một nền nông nghiệp tuy không giàu có nhưng đủ đảm bảo các nhu cầu của cư dân trong vùng.
Hy Lạp nằm ở vị trí thuận lợi, án ngữ trên con đường giao lưu của các dòng di cư trong lịch sủ cổ đại của các dòng người từ châu Phi lên, từ Trung Á sang, từ châu Âu xuống.
Cư dân Hy Lạp gọi vùng đất của mình là Acaios rồi Ddanaos, đến khi La Mã xuất hiện thì gọi là Henlat và người Hy Lạp được gọi là Hellen.
Tuy nền văn minh Hy Lạp xuất hiện muộn hơn nền văn minh Ai Cập cổ đại nhưng nhờ tiếp thu được nhiều giá trị từ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại và phát triển lên, nâng lên tầm khái quát, nên nền văn minh Hy Lạp cổ đại đã có rất nhiều đóng góp giá trị.
Mục lục
1 Các thời kỳ của văn minh Hy Lạp
2 Những thành tựu của văn hóa Hy Lạp
2.1 Văn học Hy Lạp
2.2 Sử học Hy Lạp
2.3 Nghệ thuật
2.4 Triết học Hy Lạp cổ
2.5 Ẩm thực Hy Lạp cổ
2.6 Các hoạt động thể thao Hy Lạp cổ
2.7 Thành tựu y học Hy Lạp cổ
2.8 Xã hội và lối sống của Hy Lạp cổ đại
2.9 Toán, lý học Hy Lạp cổ
3 Luật pháp và tổ chức nhà nước
4 Chú thích
5 Xem thêm
6 Tham khảo
1.Các thời kỳ của văn minh Hy Lạp
Phụ nữ thời văn minh Mycenaean
Văn minh Hy Lạp trải qua các thời kỳ phát triển rực rỡ, người ta chia làm hai thời kỳ lớn: thời kỳ Tiền Hy Lạp (kéo dài từ 3000 năm đến 1200 năm TCN) và thời kỳ Hy Lạp chính thống (từ thế kỷ 12 TCN đến thế kỷ 1 TCN).
Thời kỳ Tiền Hy Lạp (còn gọi là thời kỳ văn minh vùng biển Aegaeum) bao gồm ba giai đoạn:
Giai đoạn văn hóa đồ đồng, thiên niên kỷ 3 TCN, gần như còn rất ít dấu vết.
Giai đoạn văn minh Aegean (đảo Crete - Mycenae) (năm 2000 - 1600 TCN)
Giai đoạn văn minh Mycenaean (năm 1600 TCN - 1200 TCN).
Thời kỳ Hy Lạp chính thống được phân ra ba thời kỳ nhỏ:
Thời kỳ Viễn cổ (còn gọi là Thời kỳ Đen tối của Hy Lạp), (thế kỷ 12 đến thế kỷ 9 TCN)
Thời kỳ Cổ điển (Hy Lạp cổ đại), (năm 776 TCN đến 323 TCN)
Thời kỳ Hy Lạp hóa, (năm 323 TCN đến 146 TCN)
Thời kỳ hậu Hy Lạp chính thống:
Thời kỳ Roma (năm 146 TCN đến 330)
Thời kỳ Đế chế Byzantine (330 đến 1453)
Thời kỳ Hy lạp hiện đại Hy lạp (từ ? đến nay)
2.Những thành tựu của văn hóa Hy Lạp
2.1 Văn học Hy Lạp
Ngôn ngữ và chữ viết Hy Lạp
Xem bài chính: tiếng Hy Lạp
Văn học kinh điển Hy Lạp cổ
Văn học cổ điển được viết dưới thời Hy Lạp cổ xưa từ thế kỷ thứ 4 và phát triển lên trong thời Đế chế Byzantine. Vào thời kỳ đầu, Hy lạp có 2 tác phẩm đồ sộ của Homer, Iliad và Odyssey. Một nhà thơ vĩ đại của thời kỳ này là Hesiodos (Ησίοδος). Ông có hai tác phẩm trường tồn là Works and Days (Έργα και ημέραι) và Theogonia (Θεογονία).
Chiếm vị trí quan trọng trong văn học Hy Lạp cổ đại phải kể đến thần thoại Hy Lạp. Thần thoại Hy Lạp khá phong phú và thể hiện trong đó cách giải thích của người Hy Lạp về tự nhiên, nguồn gốc loài người đồng thời nêu lên những kinh nghiệm của cuộc sống lao động và ước vọng của mình. Các nhân vật trong thần thoại từ vũ trụ, thần thánh tới các bậc anh hùng dũng sĩ. Từ khối hỗn mang (gọi là Chaos), xuất hiện nữ thần đất Gaia rồi thần ái tình Eros nhờ đó Chaos và Gaia lấy nhau sinh ra đêm tối, ánh sáng, sao trời, biển cả, núi non, sông ngòi, sấm chớp... Bàn tay khéo léo của Prometheus đã nặn ra loài người từ đất sét và lấy trộm lửa mang đến cho loài người. Dưới sự điều khiển của thần Zeus, vị thần tối cao của các thần ngự trị trên đỉnh Olympus quanh năm tuyết phủ đã can thiệp vào mọi lĩnh vực đời sống con người. Thần thánh vừa thể hiện sức mạnh của trần gian vừa thể hiện sự lao động sáng tạo của con người như: thần trồng nho Dionysus, nữ thần nông nghiệp Demeter, thần thợ rèn Hephaistos, nữ thần anh hùng Calios, nữ thần múa Ternexiso...
Nhiều bài thơ trữ tình cũng được sáng tác ở thời kỳ này là của Sappho (Σαπφώ) và Pindarus (Πίνδαρος). Những người Hy Lạp còn nổi tiếng với các tác phẩm kịch sân khấu và các trường ca bất hủ. Có khoảng 100 vở bi kịch được trình diễn trong suốt thời gian dài[1], về sau chỉ còn ba kịch gia được xem là tồn tại lâu hơn cả: Aeschylus (Αἰσχύλος), Sophocles (Σοφοκλης) và Euripides (Ευριπίδης). Trên cơ sở truyện dân gian, ra đời truyền thuyết về thành Troia.
Giống như các vở bi kịch, thể loại kịch nói cũng được thể hiện trong các dịp trang trọng tại nhà hát Dionysus tại Athena, nhưng ở đây vở diễn bao hàm đầy đủ các yếu tố như tục tĩu, chửi bới và lăng nhục. Một tác phẩm kịch trường tồn của Aristophanes (΄Αριστοφανης) là một kho tàng của thể loại hài hước. Menanderus (Μένανδρος) là nhà văn đã đề xuất thể loại kịch Hy Lạp theo trào lưu mới.
Tác phẩm văn xuôi vĩ đại của thế kỷ thứ 4 là viết về triết học. Thời kỳ này xuất hiện rất nhiều triết gia Hy Lạp, nhưng có ba triết gia nổi tiếng: Socrates, Platon và Aristotle. Trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, Platon là người hầu như không có đối thủ.
2.2 Sử học Hy Lạp
Hai trong rất nhiều nhà sử học của thời kỳ Hy Lạp cổ điển là Herodotus (Ἡρόδοτος) và Thukydides (Θουκυδίδης). Nhà sử học thứ ba, Xenophon (Ξενοφῶν), viết Hellenica khi Thucydides kết thúc công việc vào năm 411 TCN và được tiếp tục công việc cho đến năm 362 TCN.
Vào thời kỳ Roma, Hy Lạp có các sử gia quan trọng sau thời Alexander Đại đế là Timaeus, Polybius (Πολυβιος), Diodorus Siculus, Dionysius của Halicarnassus, Appian của Alexandria, Lucius Flavius Arrianus và Plutarch. Thời kỳ của các tác phẩm sử học được họ viết từ thế kỷ thứ 4 TCN cho đến thế kỷ thứ 2.
2.3 Nghệ thuật
Xem bài chính: Nghệ thuật Hy Lạp
Một bức tranh dưới thời Mycenae - "Dame de Mycènes"
Người đánh xe ngựa của Delphi, bảo tàng khảo cổ học Delphi, một trong những tác phẩm điêu khác vĩ đại có niên đại 470 TCN
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại và điêu khắc của nền văn minh Hy Lạp phát triển rực rỡ và để lại dấu ấn sâu sắc hơn cả.
Những công trình điêu khắc Hy Lạp cổ thời gian đầu chịu ảnh hưởng của trường phái nghệ thuật phương Đông. Nhưng nghệ thuật tạo hình và điêu khắc đạt đến đỉnh cao là ở thời kỳ Hy Lạp hóa (thế kỷ 5 đến thế kỷ 4 TCN). Nhiều công trình được sáng tạo bởi Polygnotus, Myron, Phidias. Tác phẩm Tượng thần Athena và Marsyas (tại Vườn Bách thảo của Copenhagen) được sáng tác bởi Myron.
Kiến trúc và điêu khắc Hy Lạp cổ thường đi song hành bên nhau. Những giá trị lớn tập trung tại các công trình kiến trúc lớn, những bức tranh tường, những bức tượng lớn trong một đại sảnh là hình ảnh thường gặp ở Athena.
Nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc của Hy Lạp cổ đại đã có tác dụng kinh điển và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nền nghệ thuật của nhiều quốc gia từ cổ đại cho đến ngày nay.
Đồ gốm của Hy Lạp cổ đại có thể xem như những tác phẩm tuyệt đẹp và sức lan tỏa, thắm đượm tinh chất huyền
Krater (bát lớn), thế kỷ 12 TCN
thoại và thơ ca Hy Lạp cổ. Đồ gốm được sản xuất cho các công việc và sử dụng chúng hàng ngày mà không phải để trưng bày. Rất nhiều đồ gốm Hy Lạp cổ đại vẫn còn cho đến ngày nay, như các loại bình đựng rượu, bình đựng nước, các bình tế lễ, các loại bình có tay cầm, các loại chén bát.
Phong cách làm gốm của Hy Lạp cũng thay đổi theo các thời kỳ khác nhau, mỗi thời kỳ lại có những đặc sắc riêng, càng về sau càng tinh xảo và thẩm mỹ hơn.
Các bức tượng cổ Hy Lạp là cả một nền nghệ thuật mẫu mực, ảnh hưởng đến trường phái nhiều quốc gia châu Âu sau này, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến phong cách Roma cho đến thời kỳ Phục Hưng.
Kiến trúc Hy Lạp cổ là những công trình đồ sộ và nghệ thuật cho cả châu Âu sau này.
Xem bài chính: Kiến trúc Hy Lạp cổ đại
2.4 Triết học Hy Lạp cổ
Xem bài chính: Triết học Hy Lạp cổ đại
Hy Lạp cổ đại là quê hương của triết học phương Tây, ở đây có cả hai trường phái triết học duy vật và duy tâm.
Đại diện cho trường phái duy vật là các nhà triết học nổi tiếng như: Thales, Heracleitus, Democritus...
Đại diện cho trường phái duy tâm là các nhà triết học: Platon, Aristotle...
2.5 Ẩm thực Hy Lạp cổ
Bức tượng miêu tả một người đàn bà nhào bột làm bánh mì có niên đại 500-475 TCN
Xem bài chính: Ẩm thực Hy Lạp cổ đại
Bức tranh ẩm thực Hy Lạp cổ đại phản ánh như là đặc tính tiết kiệm, chính là đặc trưng của vùng Địa Trung Hải, bởi vì nông nghiệp thực sự không thuận lợi cho khu vực này. Các món ăn truyền thống như, bánh mì, dầu ôliu và rượu.
Ngoài những thực phẩm chính trên, người Hy Lạp cổ đại còn các thực phẩm như: trái cây và các loại rau, thịt và cá, sữa dê, mật ong...
Những dụng cụ dùng để chế biến và sử dụng thức ăn hàng ngày cũng như cất giữ thực phẩm của người Hy Lạp cổ đại được xem là tuyệt đẹp và có tầm ảnh hưởng đến nghệ thuật châu Âu nhiều thế kỷ sau này và cho đến tận ngày nay.
Ẩm thực thường ngày của cư dân Hy Lạp cổ đại thường có các bữa như sau:
Điểm tâm (ἀκρατισμός / akratismós) là bánh mì cùng với rượu, đôi khi có thêm trái sung và một ít quả ôliu.
Ăn nhẹ (ἄριστον / ariston)[2].
Bữa chính (δεῖπνον / deĩpnon), là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, thường vào buổi tối, hay hoàng hôn.
2.6 Các hoạt động thể thao Hy Lạp cổ
Xem bài chính: Olympia Hy Lạp cổ đại
Thể thao Olympia của Hy Lạp cổ đại thể hiện tinh thần thượng võ và tín ngưỡng của các thành phố Hy Lạp. Hình thức thể thao này được ra đời từ năm 776 TCN và kéo dài tới năm 393. Được tổ chức mỗi 4 năm tại Olympia, Hy Lạp, số môn tham gia thi đấu chính thức có lúc lên đến 292 bộ môn khác nhau.
Lịch sử xa xưa về các cuộc thi đấu Olympia của người Hy Lạp cổ đại bị phai mờ theo thời gian, tuy vậy nó vẫn sống lâu dài trong các câu chuyện truyền thuyết và thần thoại Hy Lạp. Những cuộc thi đấu được diễn ra ở Olympia, một địa điểm thiêng liêng cho các thần Hy Lạp, trong quận Elis của vùng Tây Hy Lạp. Đền thờ ở Olympia có chứa một bức tượng của thần Zeus cao đến 12 mét bằng ngà voi và vàng do Phidias điêu khắc. Bức tượng này chính là một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại.
2.7 Thành tựu y học Hy Lạp cổ
Hippocrates: bức chạm khắc điển hình
Về y học, Hy Lạp cổ có một thiên tài lỗi lạc, đó là Hippocrates, một trong những danh y giỏi nhất của mọi thời và thường được xem là cha đẻ của y học. Sinh năm 460 TCN tại đảo Cos vùng biển Aegeum, Hippocrates là con trai một người làm thuốc, được cha truyền cho những kiến thức về y tế, sau đó tiếp tục học ở Athena và nhiều thành phố khác trong vùng. Ông hành nghề trên đảo Cos và nổi tiếng từ đó. Vào thời trước Hippocrates, người Hy Lạp rất mê tín dị đoan. Họ tin rằng bệnh tật do ma lực huyền bí gây nên và chỉ có thể được chữa khỏi nhờ các thầy phù thuỷ.
Hippocrates đã mở ra một kỷ nguyên mới cho y học, xem bệnh tật như một hiện tượng thiên nhiên, có thể chữa trị dựa vào quan sát lâm sàng tỉ mỉ cũng như căn cứ vào các triệu chứng của bênh. Cụ thể là ông nhìn nước da, quan sát mắt bệnh nhân, chú ý họ có bị sốt hoặc lạnh hay không.
Hippocrates cũng khuyến khích học trò làm việc hết sức mình vì lợi ích của bệnh nhân. Lời thề nổi tiếng mà các bác sĩ tuyên đọc trước khi ra trường trước đây, về sau được đặt tên là lời thề Hippocrates. Lời thề này chủ yếu nhấn mạnh, cấm bác sĩ giúp nữ bệnh nhân phá thai, trao thuốc độc theo yêu cầu, gợi ý của bệnh nhân, làm phẫu thuật không cần thiết. Ngoài ra, lời thề còn đòi hỏi bác sĩ tránh quan hệ tình dục với bệnh nhân, không tiết lộ những chuyện liên quan đến bệnh nhân.
2.8 Xã hội và lối sống của Hy Lạp cổ đại
Nô lệ dưới thời Hy Lạp cổ
Mại dâm dưới thời Hy Lạp cổ
Đồng tính nam dưới thời Hy Lạp cổ
2.9 Toán, lý học Hy Lạp cổ
Xem bài chính: Toán học Hy Lạp cổ đại
Thế giới Hy Lạp cổ đại còn cống hiến cho nhân loại nhiều nhà bác học mà đóng góp của họ tới nay vẫn còn giá trị như: Euclides, người đưa ra các tiên đề hình học và đặt cơ sở cho môn hình học sơ cấp; Pythagoras, người đã chứng minh định lí mang tên ông và ngay từ thế kỉ thứ 5 TCN đã đưa ra giả thuyết Trái Đất hình cầu; Thales, người đã đưa ra định lí Thales; và, đặc biệt nhất, Archimedes, người đã đề ra nguyên lí đòn bẩy, chế ra gương cầu lõm, máy bắn đá và phát hiện ra lực đẩy tác động lên một vật nếu vật đó trong lòng chất lỏng (lực đẩy Archimedes).
3. Luật pháp và tổ chức nhà nước
Các quốc gia ở phương Tây chịu ảnh hưởng nhiều về hệ thống pháp luật và cách tổ chức nhà nước từ Hy Lạp cổ đại.
Nhà nước ở Hy Lạp cổ đại hình thành trên cơ sở sự tan rã của xã hội thị tộc. Nhà nước dân chủ chủ nô ở Hy Lạp ngày càng được hoàn thiện qua những cải cách của Solon, Cleisthenes và Pericles.
Về luật pháp, bộ luật cổ nhất của Hy Lạp là bộ luật Draco, bộ luật này có những hình phạt rất khắc nghiệt, có khi chỉ ăn cắp cũng bị xử tử. Sau này, nhờ những cải cách của Solon, Cleisthenes... luật pháp Hy Lạp ngày càng mang tính dân chủ hơn (nhưng cũng chỉ công dân tự do mới được hưởng, nô lệ thì không).
4. Chú thích
^ Những nhà hát lớn có tới 44.000 chỗ ngồi ở Megalopolis, 17.000 chỗ ngồi như ở trong Athena chứng tỏ vai trò và ý nghĩa của kịch trong đời sống
^ Thường ăn vào buổi trưa hoặc bất kỳ khi nào trong ngày
5. Xem thêm
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại
Thần thoại Hy Lạp
Nghệ thuật Hy Lạp
6. Tham khảo
Nhiều tác giả, Almanach những nền văn minh thế giới, Nhà xuất bản VH-TH, Hà Nội, 1999.
Ngôi đền của các thần linh
Hào Nguyên, Nguyễn Hóa, Triết học cổ Hy Lạp giản yếu, Nhà xuất bản Thanh niên, 2004
Văn Sinh Nguyễn, Hy Lạp và Italy, Nhà xuất bản Trẻ, 2004
Nguồn : wikipedia http://goo.gl/7s2luh
-----------------------------------------------------------------------------------
Văn học phương Tây ( Bi kịch Hy Lạp )
Bi kịch Hy Lạp .
Bi kịch Hi Lạp là một vẻ đẹp đặc sắc của Hi Lạp cổ đại, là một thành tựu quan trọng vào bậc nhất của nền văn học này. Bi kịch là một bước phát triển cao của nghệ thuật thi ca Hi Lạp (Mĩ học- Hegel) ra đời trong khoảng thế kỉ thứ 6 đến thế kỉ 4 trước C.N- thời kì hình thành chế độ chiếm hữu nô lệ.
Thành bang Athens là nơi khai sinh những khúc hát dithyrambe- nguồn gốc của bi kịch, nơi chứng kiến những cuộc xung đột giũa tầng lớp quí tộc cầm quyền và nhân dân lao động. Ngoài ra còn có mâu thuẫn giữa tầng lớp quí tộc ruộng đất bảo thủ chuyên chế và tầng lớp chủ nô công thương đối lập với tầng lớp dân tự do theo trào lưu tự do dân chủ.
Đây là thời kì nền văn hóa Athens phát triển toàn diện. Những ngôi đền thờ thần linh xây bằng đá cẩm thạch trắng, tượng ngà voi và vàng (pho tượng Zeus và Athena), hoặc đúc bằng đồng đồ sộ. Đồ gốm có những bức họa vẽ điển tích thần thoại. Thời kì thịnh vượng này bị quân xâm lược Ba Tư nhiều lần xâm lược. Dân chúng phải đổ bao xương máu để trả giá cho sự thịnh vượng của thành Athens. Nơi đây cũng là trung tâm nảy sinh mâu thuẫn xung đột xã hội. Đất nước Hi Lạp đạt bước phát triển cao về mọi mặt kinh tế chính trị, quân sự và văn hóa. Tuy vậy, để đạt được bước tiến đó nhân dân Hi Lạp và nhân loại nói chung phải trả giá khá đắt vì đây làsự mở đầu kỉ nguyên đau khổ của nhân loại. Biết bao tấn bi kịch xã hội nảy sinh. Văn học nghệ thuật phải sáng tạo một loại hình nghệ thuật mới để phản ánh những xung đột gay gắt không thể hòa hoãn- đó là bi kịch .
Thể loại bi kịch thỏa mãn nhu cầu cuộc sống tinh thần của lớp người đã có tư tưởng tự do – dân chủ, đã biết ý thức về vai trò của cá nhân đối với thế giới, với cuộc sống xã hội. Họ suy tư trăn trở về cuộc đấu tranh của con người thời đại, sẽ phải gồng mình lên đương đầu với số mệnh, với cuộc sống và chấp nhận sự đụng độ một mất một còn. Các lực lượng xã hội mới tiến bộ như quí tộc công thương, thợ thủ công, tiểu chủ đã nắm lấy bi kịch như một vũ khí đấu tranh chống lại giai cấp quí tộc ruộng đất để khẳng định khát vọng dân chủ của mình. Biểu hiện đầu tiên là việc thờ cúng thần Rượu nho Dionisote ngày càng phổ biến lấn át các vị thần khác Thần Rượu nho đem lại lợi ích cho giới công thương và tiểu chủ và cho cả đất nước Hi Lạp. Đến thế kỉ 6 trước C.N tiếm vương Pidisterate cho mở lễ hội lớn cúng Thần Rượu Nho hàng năm. Vở bi kịch đầu tiên ra mắt công chúng với nội dung thuật lại cuộc đời gian truân, đau khổ của Dionisote.Từ đề tài thần Dionisote, các nhà soạn kịch mở rộng ra nhiều nhân vật khác nữa.
Ban đầu, vở diễn chỉ có một dàn đồng ca, sau đó một diễn viên tách ra ứng diễn trả lời, đáp lại những lời hát của dàn đồng ca. Dần dần số diễn viên tách ra ngày càng nhiều hơn . Người ta còn đeo mặt nạ cho diễn viên .
Mỗi năm nhà vua mở cuộc thi diễn kịch. Mỗi tác giả dự thi bộ ba vở bi kịch và một vở hài kịch nhỏ. Số vở kịch còn sưu tầm được ngày nay chỉ là số nhỏ còn sót lại .
GIỚI THIỆU BA TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
1 . ESCHYLE VÀ “PROMETHE BỊ XIỀNG”
Eschyle (525 – 456 tr.C.N) là cha đẻ của bi kịch cổ đại Hi Lạp (nhận xét của Engels) Ông là nhà thơ của thời kì dân chủ hình thành với những xung đột gay gắt của nó. Là thi sĩ và cũng là chiến sĩ trong ba trận chiến thắng lừng lẫy của người Hi Lạp: trận Maraton, trận Salamin và Plate. Ông đã viết tất cả 90 vở kịch, nay chỉ còn lại 7 vở
Các vở Bảy tướng đánh thành Thebes, Quân Ba Tư, Oresti, Agamennon, Các nữ thần ân đức, Những người thiếu nữ cầu xin, Những người phụ nữ mang đồ tế lễ .v.v..
Vở bi kịch “Promethe bị xiềng“ (có thể viết năm 469 ?) là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông và là vở tiêu biểu cho giai đoạn đầu của bi kịch Hi Lạp. Cốt truyện cũng mượn từ thần thoại Hi Lạp nhưng chỉ xoay quanh phần xung đột quyết liệt nhất
Vị thần Promethe là hiện thân của lí trí, thắng lợi đầu tiên của con người khi tìm ra lửa .
Promethe là một thần titan (khổng lồ) xuất hiện ở đầu vở kịch như một kẻ phạm tội ăn cắp lửa của trời đem cho loài người. Đó là hành động vô cùng cao cả đưa loài người ra khỏi tối tăm ngu muội và họa diệt chủng, lại tiếp tục nâng con người lên giai đoạn văn minh
Chàng nói:“loài người khốn khổ kia, hắn (thần Zeus) không hề bận tâm nghĩ đến các người. Hắn còn muốn tiêu diệt loài người để tạo ra giống loài khác. Thế mà không một ai phản đối trừ ta. Ta đã cố tình phạm tội, chính vì muốn cứu vớt loài người, ta đã tự chuốc lấy đau khổ hôm nay“
Hình tượng Promethe – người chiến sĩ với khát vọng cháy bỏng về tự do và đấu tranh đã trở thành nguồn cảm hứng lớn cho Karl Marx (Các Mác) viết luận văn tiến sĩ triết học của mình. Theo lời Marx “triết học xưa nay bao giờ cũng đấu tranh cho Tự do của loài người, do đó Promethe là vị thánh đầu tiên, người tuẫn tiết đầu tiên trong lịch sử triết học“ .
Là người chiến sĩ đấu tranh cho Tự do mà “tự do là sự nhận biết cái tất yếu“ (Marx), Promethe đã chỉ ra rằng “ông vua đương vị ấy rồi đây sẽ bị tống cổ một cách nhục nhã“ . Nghĩ về bản thân mình, Promethe cũng ý thức được rằng:”đã là kẻ thù thì phải chịu đựng sự ngược đãi của kẻ thù, điều đó chẳng có gì xấu xa“ .
(ghi chú: Promethe nguyên gốc tiếng Hi Lạp Promethens nghĩa là: tiên tri )
Đây là vở kịch thứ hai trong bộ ba: Promethe người mang lửa, Promethe bị xiềng và Promethe được giải phóng . Vở thứ nhất và vở thứ ba mang dáng dấp anh hùng ca, riêng vở thứ hai mở ra thể loại bi kịch nên chúng ta chỉ nghiên cứu vở này.
NHÂN VẬT
Thần Quyền Lực
Thần Bạo Lực
Hephaistote: Thần Thợ Rèn
Promethe
Pozeidon (hoặc Neptun): Thần đại dương
Mười vị nữ thần
Hecmet : Thần Truyền Tin
Đội Đồng Ca: gồm các nàng Osealite.
2. SOPHOCLE VÀ “EUDIPE LÀM VUA “
Sophocle (496 – 406) được mệnh danh là “nhà thơ của thời kì dân chủ cực thịnh“
Ông là người am hiểu nghệ thuật kịch hơn ai hết và muốn kịch phải thực sự là hình ảnh của cuộc sống. Với kịch, ông đã tạo ra những “đòn sấm sét tâm lý”, những đám cháy lương tâm“ hết sức hồi hộp và hứng thú. Sophocle đã đưa bi kịch lên tới mức hoàn mĩ của thể loại bi kịch phức tạp (nhận xét của Aristote – Poetics). Nhân vật của ông là những nhân vật lí tưởng – “những con người cần phải như thế”. Sáng tác của ông gồm 120 vở, trong đó 24 vở đạt giải nhất quốc gia, nay chỉ còn lại 7 vở. Tiêu biểu nhất là vở “Eudipe làm vua” “Angtigon” là vở kịch bằng thơ, khai thác đề tài từ truyền thuyết về thành Tebơ. Trong cuộc chiến tranh giữa Acgôx và Tebơ, hai người anh ruột của Angtigon đều tử trận. Theo huyết thống Crêông lên thay Êtêôclơ trị vì thành Tebơ. Sau khi lên thay Crêông không cho bất cứ ai chôn cất thi hài Polinix. Xót tình máu mủ, Angtigon một mình làm những nghi lễ mai táng cho anh. Sau đó nàng bị bắt và Crêông quyết trừng phạt nàng bằng cách giam nàng vào trong ngôi nhà mồ của dòng họ nàng. Bất bình trước việc làm tàn ác của cha đối với người vợ sắp cưới của mình nên Hêmông ra sức khuyên can cha nhưng không được. Cuối cùng khi Crêông ra lệnh phóng thích Angtigon thì nàng đã thắt cổ tự vẫn. Hêmông cũng kết thúc đời mình bên xác người yêu. Ơrydix- mẹ của Hêmông sau khi biết tai hoạ nói trên cũng dùng kiếm tự sát.Vở kịch kết thúc bằng sự nhận ra lỗi lầm của Crêông.
Kịch của Sophocle đa dạng về mặt đề tài, phong phú về mặt nội dung và giàu tính triết lý. Xung đột xảy ra thường là những con người cao quý trọng danh dự, giàu tình nghĩa và giàu tính nhân bản với những thế lực độc đoán, bạo tàn. Mở đầu vở kịch, Angtigon bộc lộ ý định chôn cất thi hài người anh với lời lẽ hết sức cảm động khi nói với đứa em của mình :”Chồng này chết đi, em còn lấy được chồng khác và sinh con đẻ cái với người ta, còn cha mẹ chúng ta đã chết rồi, làm sao còn sinh cho em một người anh khác nữa”.
Trước thái độ tàn nhẫn của Crêông, nàng nói:”Tôi sống để yêu thương chứ không phải sống để căm thù”. Xung đột giữa Angtigon và Crêông theo Hêghen thì “đó là xung đột giữa lợi ích gia đình và lợi ích quốc gia”, nói một cách khác đó là xung đột giữa đạo lý và pháp lý. Vậy giữa hai cái đó đâu là chân lý. Ta hãy nghe Hêmông- người yêu của Angtigon đồng thời là con của Crêông biện luận trong cuộc đối thoại sau :
Crêông (C) : Thế con kia không phản nghịch là gì ?
Hêmông (H) : Tất cả nhân dân thành Thebes này không ai nghĩ rằng nàng như vậy cả.
C : Thế ra ta phải tuân theo mệnh lệnh của nhân dân thành bang này hay sao?
H : Cha trả lời hệt như trẻ con. Chắc cha cũng biết thế ?
C : Vậy ta cai trị đô thị này cho một người khác hay sao ?
H : Không có quốc gia nào là của riêng một người nào cả !
C : Một đô thị không phải là của một người đứng đầu thì là của ai ?
H : Nếu đô thị ấy không có người thì cha cai trị ai ?
C : À té ra thằng này bênh vực cho đàn bà nhỉ ?
H : Thưa cha, nếu cha là người đàn bà, thì chính con là người bênh vực đàn bà, vì ở đây con chỉ biết có bênh vực cha thôi !
C : Đồ bất hiếu ! Mày dám buộc tội cha mày à?
H : Bởi vì con thấy cha xúc phạm đến Thần công lý?
Luật pháp mà Hêmông và Angtigon bảo vệ là luật pháp của thần công lý. Đó là luật pháp được nhân dân lưu truyền và gìn giữ. Nó là luật pháp nhân đạo và đó là chân lý vì nó phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Ý nghĩa đích thực của hình tượng Angtigon là ở chỗ đấu tranh cho sự khẳng định chân lý đó.
Khác với Eschile miêu tả thế giới thần linh với các mâu thuẫn và những ý chí chi phối cuộc sống con người, bi kịch của Sophocle miêu tả thế giới con người với những đau khổ, buồn vui do chính bản thân họ gây nên. Sophocle đã kéo bi kịch từ “trên trời xuống hạ giới”. Thể hiện ở chỗ ông để cho nhân vật của mình hành động hoàn toàn độc lập và chịu trách nhiệm về số phận của mình. Các vị thần linh trong kịch của ông bị đẩy lùi ra phía sau sân khấu. Bi kịch ở đây hoàn toàn do con người gây nên. Angtigon có kết cấu rất chặt chẽ, hành động thống nhất, đối thoại sắc xảo, giàu xung đột kịch tính là điểm nổi bật tài năng Sophocle.
Trước khi phân tích vở kịch này, chúng ta hãy nghiên cứu những đặc trưng bi kịch mà đến giai đoạn Sophocle nó mới định hình và đạt tới tác phẩmbi kịch mẫu mực .
Bi kịch là thể loại có truyền thống lâu đời . Theo dòng lịch sử, nó tiếp tục không ngừng phát triển qua từng giai đoạn, thậm chí đổi mới ở từng tác phẩm lớn .
Bi kịch hiện đại vẫn còn kế thừa tinh hoa của bi kịch truyền thống. Bởi vì thể loại cũng có “kí ức“, nó không quên cội nguồn đã sinh ra nó.
Bi kịch Hi Lạp là sản phẩm văn hóa của nền dân chủ – chủ nô Athens. Do đó khi chế độ này chấm dứt vai trò lịch sử của nó thì bi kịch cũng rút lui.
Tuy nhiên, giá trị tư tưởng – nghệ thuật của nó là bất diệt, tiếp tục được kế thừa trong tất cả bi kịch của những thời đại sau đến tận ngày nay .
Bi kịch tạo ra được hiệu quả thẩm mĩ là “thanh lọc tình cảm thông qua xót thương và sợ hãi“.(Poetics – Aristote. Sự xót thương nảy sinh khi vở kịch trình bày cảnh người vô tội chịu điều bất hạnh, và sợ hãi nảy sinh khi thấy một người giống như ta lại gặp điều bất hạnh”.
Bi kịch là sự bắt chước một hành động hoàn chỉnh, nó cố hết sức mình để kết thúc trong vòng một ngày , xảy ra ở một nơi và xoay quanh một hành động chính – đó là quy tắc “tam duy nhất“ mà Aristote đã đúc kết qua nhiều vở kịch thành công.
Có ba lí do chọn vở “Eudipe làm vua” làm tác phẩm bi kịch mẫu mực:
Đề tài và sự tích vua Eudipe có ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử văn học châu Âu. Hầu như trong giai đoạn nào cũng có tác giả lớn tìm đến đề tài này mà tiếp tục khai thác. Ngay thời cổ đại, cả ba tác giả lớn chứ không riêng Sophocle sáng tác về vua Eudipe .
Trong cuốn Thi pháp (Poetics) của Aristote, vở kịch này được nhắc đến nhiều nhất, góp phần khẳng định lí luận về bi kịch. Về sau, nhà soạn kịch Pháp thế kỉ 17 Corneill và nhiều nhà soạn kịch Tây Âu đều phải công nhận vở “Eudipe làm vua” là “hiện thân tuyệt đối của tư tưởng thể loại”.
Vở kịch dựa theo “Truyền thuyết cổ xưa về vua Eudipe“ lưu hành với nhiều dị bản .
Nguyên văn tựa đề là: Eudipe – tiranos (nghĩa là Eudipe – kẻ tiếm quyền).
Tóm tắt truyển thuyết như sau:
Các vị thần linh phán truyền lệnh cấm vua Laios và hoàng hậu Jocaste ở thành Thebes sinh con nối dõi. Nếu trái lệnh thần linh, đứa con sẽ phạm tội giết cha lấy mẹ Nhưng họ lại lỡ sinh được một đứa con trai. Hoảng sợ, hai người sai một đầy tớ đem đứa bé vào rừng sâu vứt bỏ. Đứa bé bị xâu chân bằng một sợi dây thép nên chân sưng tấy lên, người đầy tớ gọi là thằng bé Eudipe (nghĩa là chân sưng). May thay anh đầy tớ động lòng thương đứa bé nên giao cho một người chăn cừu ở xứ Corinte láng giềng đem đứa bé làm con nuôi đi biệt tích.Người chăn cừu đem đứa bé sang nước láng giềng Corinte rồi đem dâng cho vua và hoàng hậu không có con để làm con nuôi .Họ rất mừng, nuôi đứa bé nuông chiều hết mực, cho học hành luyện tập trở thành một hoàng tử tài giỏi. Eudipe lớn lên không hề biết rõ nguồn gốc thực sự của mình.
Tình cờ trong một buổi tiệc rượu , một viên quan say rượu đã nói chàng không phải con đẻ của nhà vua . Chàng buồn bã hỏi cha mẹ . Mọi người đều khẳng định chàng là hoàng tử ruột . Vẫn còn hoài nghi , chàng vào đền thờ thần hỏi về nguồn gốc của mình . Vị thần trả lời “ ngươi sẽ giết cha và cưới mẹ” . Kinh hoàng vì lời phán truyền , Eudipe lẳng lặng bỏ xứ Corinte ra đi để tránh lời nguyền. Đến một đoạn đường hẹp, chàng gặp một cỗ xe ngựa có lính hộ tống một ông già ngồi trên xe. Đám lính hách dịch quát mắng chàng phải tránh đướng cho xe qua. Chàng nổi giận đánh trả những tên lính thô bạo và giết chết toàn bộ đoàn xe trừ một người hầu nhanh chân bỏ chạy thoát thân .Người ngồi trên xe chính là vua Laios , còn người chạy thoát lại là lão đầy tớ ngày xưa đã đem Eudipe vào rừng .
Chàng Eudipe tiếp tục cuộc hành trình hướng về thành Thebes định mệnh .Lúc này thành Thebes gặp tai họa liên tiếp. Vua vừa bị một đám cướp giết chết theo lời người đầy tớ thoát thân về thuật lại) thì xuất hiện một con quái vật tên là Sphinx . Nó là một con nhân sư – thân mình sư tử đầu người khuôn mặt khá giống phụ nữ.Nó đứng ở ngã ba đường chặn cửa vào thành Thebes đưa ra câu đố : “Con gì sáng đi bốn chân, trưa di hai chân, chiều đi ba chân ? “.Ai không trả lời đúng bị nó ăn thịt. Nhiều người dân thành Thebes đã bị nó giết hại. Hoàng hậu vừa góa chồng đành phải ra thông cáo tìm người tài giỏi giải đáp câu đố của con quái vật, ai đáp được sẽ nhường ngôi vua. Eudipe nghe thông báo liền nhận lời . Chàng gặp con Sphinx và trả lời – “đó là con người“. Con quái vật xấu hổ chịu thua và biến mất .
Dân chúng thành Thebes thoát nạn, hoàng hậu giữ lời cam kết, đưa Eudipe lên làm vu . Chàng hoàng tử lang thang nhờ trí tuệ bước thẳng lên đỉnh vinh quang và quyền lực. Và khoảng cách từ chiếc ngai vàng đến cái giường của hoàng hậu chẳng bao xa, vua trẻ Eudipe đã cưới hoàng hậu Jocast. Họ sống hạnh phúc, sinh hai trai hai gái .
Cốt truyện kịch chỉ bắt đầu từ đây:
Một tai họa mới giáng xuống dân chúng thành Thebes: mất mùa trồng trọt, gia súc chết toi, đàn bà không sinh nở được. Dân chúng chỉ còn trông chờ trí tuệ siêu phàm của nhà vua trẻ tài ba Eudipe cứu dân. Thần linh phán truyền rằng tai họa đó là sự trừng phạt thành Thebes phạm tội đang chứa chấp kẻ giết vua Laios . Muốn tránh khỏi tai họa phải tìm ra và trừng trị kẻ sát nhân. Vua Eudipe quyết tâm truy tìm thủ phạm. Nhà tiên tri mù Tiretias được vua mời đến. Lúc đầu ông từ chối trả lời, sau bị vua ép quá ông buộc phải nói ra sự thật – chính Eudipe là thủ phạm! Nhà vua nổi giận trước sự tố giác quá bất ngờ . Nhưng điều đó khiến Eudipe trăn trở suy tư tìm hiểu lai lịch của mình. Tình cờ người chăn cừu ngày xưa xuất hiện, thuật lại những sự kiện trước đây , khiến Eudipe càng nghi ngờ lai lịch của mình … Người đầy tớ già bị ép phải nói sự thật, và ông lão đã thú nhận mọi chuyện ngày xưa . Trong quá trình điều tra, hoàng hậu Jocaste đã đoán biết sự thật nên lo sợ mà can ngăn vua thôi không điều tra nữa. Nhung vua quyết tâm đi đến cùng . Khi sự thật được sáng tỏ, hoàng hậu đã thắt cổ tự vẫn. Trước thi hài của hoàng hậu , vua Eudipe rút cây trâm tự chọc thủng đôi mắt mình để tự trừng phạt thủ phạm. Rồi chàng bỏ kinh thành Thebes ra đi tự lưu đày tha phương. Vở bi kịch kết thúc.
Truyền thuyết còn kể thêm đoạn chót. Một trong hai con gái của họ đã tự nguyện theo cha đi lang thang để săn sóc người cha mù lòa. Cuối cùng, nhà vua Eudipe chết rụi ở một xó rừng.
Cũng như những tác phẩm lớn, “Eudipe làm vua” lung linh nhiều tầng ý nghĩa. Trải qua mỗi thời đại, người ta lại phát hiện những ý nghĩa mới, sự tranh luận không bao giờ cạn
1) Quan điểm phê bình truyền thống cho rằng vở kịch nhấn mạnh tư tưởng về sự phù phiếm của vinh quang và sự mỏng manh của hạnh phúc đời người. Quan điểm của giới văn học bi quan cho rằng vở bi kịch này chỉ là sự ý thức về cái phù phiếm của con người. Họ bám chặt những lời ca của dàn hợp xướng: “Ôi hỡi con người tội nghiệp ! Thế hệ này qua thế hệ khá , ta chỉ thấy ở các người một sự hư vô ”.
Họ căn cứ vào lời hát kết thúc của dàn đồng ca hợp xướng:”Vinh quang của thành công như ánh hào quang mặt trời chói lọi nhưng rồi sẽ tắt lịm khi trời đã về chiều“. Vua Eudipe đã đạt tới tột đỉnh vinh quang hạnh phúc mà phút chốc tất cả đổ sụp .Eudipe thấm thía nỗi cay đắng của bất hạnh. Số phận con người như chiếc thuyền lênh đênh trên biển rộng. Con thuyền Eudipe ghé vào thành Thebes, rồi ghé vào giường hoàng hậu, tưởng rằng đó là nơi yên ổn. Nào ngờ chính nơi ấy là vực thẳm. Nhiều nhà văn lớn về sau cũng có cách nhìn hiện thực cuộc sống một cách tỉnh táo như vậy. Con người duy trì và xây dựng cuộc sống với bao lo toan và nỗ lực nhằm tạo ra những giá trị thực đóng góp cho cuộc sống. Nỗ lực tìm tòi chân lí theo nghĩa rộng bao gồm cả cái Đẹp và cái Thiện.
Dù sao tác phẩm này vẫn có ý thức xây dựng chứ không phải như những tác phẩm hiện đại theo chủ nghĩa hư vô phù phiếm suy đồi.
Phê phán quan điểm suy đồi:
Những triết gia và thi sĩ suy đồi đời sau đã coi lời hát ấy là tư tưởng chủ đạo của tác phẩm . Sai lầm của họ là đem tách “một lời hát – một chi tiết“ ra khỏi toàn cảnh mà quên tập trung nghiên cứu tác phẩm như một chỉnh thể, nhất là cần phải chú ý đến cao trào xung đột . Đấy chỉ là một thói thường của người đời: lẩy ra một đôi câu văn, câu thơ từ một tác phẩm nào đó để áp dụng cho những cảnh đời khác theo lối “tư biện“ .
Vở bi kịch “Eudipe làm vua” sẽ không phải là một kiệt tác của nhân loại nếu tư tưởng chủ đạo của nó là triết lí về sự phù phiếm của vinh quang và hạnh phúc.
2 ) Quan điểm phê bình hiện đại
Cho rằng tư tưởng về sự phù phiếm của vinh quang hạnh phúc chỉ là phụ , có một tư tưởng quan trọng hơn thể hiện trong vở bi kịch- đó là cảm hứng chân lí, cảm hứng khát khao sự thật. Ấy là chưa kể đến ước mơ của nhân dân về một minh quân của đất nước. Và bao trùm hơn nữa là triết lí về khả năng của con người trong việc khám phá thế giới và khám phá ngay bản thân mình.
Ngay ở nước ta, trong những giai đoạn trước đây, văn học chú trọng nêu cao yêu cầu đấu tranh cho Tự do hơn là yêu cầu Chân lý. Thực ra hai mục tiêu này gắn bó mật thiết với nhau. Hãy đọc lời tâm sự của nhà văn Maxim Gorki: “Sự thật là tôn giáo của người tự do, dối trá là tôn giáo của kẻ nô lệ”.
Trong vở bi kịch của Sophocle, chủ đề “tìm tòi sự thật” đã được triển khai ngay từ đầu ở nhân vật chính- Eudipe. Chàng khát khao muốn biết rõ lai lịch của mình. Nhân vật phụ nhưng rất quan trọng là nhà tiên tri mù Tiretias đã không sợ sự trừng phạt, dám công bố sự thật phũ phàng.
PHÂN TÍCH HAI NHÂN VẬT TIRETIAS VÀ EUDIPE
Nhân vật Tiretias
Nhà tiên tri mù lòa có năng lực tiên tri phi thường, hiểu thấu mọi việc đã qua và thấy trước việc phải đến. Khi được triệu vào cung, ông đã chỉ ra đích danh thủ phạm giết vua. Nhà vua nổi giận la thét đe dọa. . . ông không hề nao núng và không chịu cải chính. Ông trả lời “Ta chẳng có gì phải sợ hãi vì ta nuôi trong mình sức mạnh của chân lí“ . Ông biết sự thật và tin ở sức mạnh và uy tín của nó. Lúc đầu ông từ chối trả lời chỉ vì thương xót, tiếc rẻ một nhà vua trẻ phải đau khổ quá sớm khi nhận ra sự thật phũ phàng của y. . Lúc ấy ông không định che giấu sự thật mà chỉ vì ông tin rằng sớm muộn sự thật cũng được công bố, lúc này còn sớm quá, không nỡ lòng. . . Nhưng khi vua Eudipe nài ép, lại toan đổ tội cho ông đồng lõa với thủ phạm thì cực chẳng đã ông phải trả lời, mà khi đã nói thì ông quyết giữ lời, kiên quyết bảo vệ chân lí.
Nhân vật chính Eudipe – nhân vật bi kịch
Điều đẹp đẽ nhất của nhân vật chính Eudipe là thái độ dũng cảm của con người trước sự thật về chính bản thân mình . Nhưng trước đó, cảm hứng tìm kiếm sự thật đã phải trải qua những thử thách ghê gớm .
Lúc đầu, Eudipe sốt sắng mở cuộc điều tra với mục đích chân chính cứu dân thành Thebes khỏi tai họa do thần thánh trừng phạt . Quá trình điều tra khiến anh có thêm khao khát mới – sự thật về bản thân mình và nỗi sợ hãi phạm tội lỗi cũng phát sinh .
Trong mỗi giai đoạn điều tra, Eudipe đều có thể ngừng lại để xóa tội :
Khi nhà tiên tri nói ra sự thật chưa được chứng minh , Eudipe chỉ nổi giận xỉ mắng nhà tiên tri chứ không trừng phạt hoặc thủ tiêu ông ta để giấu tội.
Sau khi người chăn cừu nói ra một phần sự thật: Eudipe không phải là con đẻ của vua xứ Corinte. Ánh sáng sự thật đã le lói. Eudipe vẫn còn khả năng dập tắt hẳn. Anh dày vò trăn trở, giằng xé. Chỉ cần vài bước nữa sẽ tới sự thật, một sự thật khủng khiếp. Anh có dám bước tiếp hay không ?. Dàn hợp ca (và khán giả nữa) lo lắng hồi hộp theo dõi. Hoàng hậu Jocaste nhạy cảm đã can ngăn anh thôi không điều tra nữa. Có lẽ bà sợ hãi sự thật.
Eudipe đã quyết định, quyết hành động theo ý muốn da diết, khắc khoải của mình là tìm ra sự thật. Anh ra lệnh cho gọi lão đầy tớ – nhân chứng của vụ án và nhân chứng của lai lịch Eudipe buộc phải nói sự thật.
Khi lão đầy tớ ra mặt, Eudipe vẫn còn khả năng ngừng lại. Nhưng không, anh chỉ chần chừ một thoáng, rồi đi tới. Chi tiết bí ẩn cuối cùng của vụ án bật ra, tâm hồn Eudipe rơi xuống vực thẳm. Nhưng đây cũng là sự chiến thắng của chính anh- sự tự nhận thức cao cả đã hoàn thành .
Và đó chính là ý nghĩa lạc quan sâu sắc của vở kịch. Nhà thơ Sophocle có cùng quan điểm với triết gia Socrat – “người đưa triết học từ trên rời cao xuống đất” rằng: “anh hãy tự biết lấy mình.
Quá trình nhận biết của Eudipe khá gay go. Anh đã sẵn sàng đi tìm bằng được sự thật nhưng cũng muốn bám lấy một cọng rơm mong manh để giữ lấy thân mình. Đí là chi tiết lão đầy tớ khai: “một đám cướp đông đúc hung dữ đã giết vua Laios” đã khiến anh khấp khởi mừng thầm và hi vọng mơ hồ.
Xung đột chính của vở kịch là: anh vừa muốn biết sự thật lại vừa sợ hãi nó. Do vậy anh bị giằng xé, giữa tâm lí trăn trở và tâm lí tráo trở của mình.
Từ đó chúng ta có thể nói – kết quả anh đã giành chiến thắng. Lí tưởng đã thắng lợi nhưng anh phải tự nguyện trả giá thích đáng ở màn chót.
Chúng ta hãy đánh giá tài năng của Eudipe:
Trước hết, Eudipe có một trí tuệ siêu phàm nên đã giải đáp được câu đố hóc hiểm của con Sphinx. Đấy là một câu hỏi triết học: hỡi con người anh là ai ?
Nhìn chung anh đã hiểu thế giới, nhưng còn một điều quan trọng thì anh mù tịt- Eudipe là ai ? Như vậy, anh là kẻ tài giỏi hay ngu dốt ?
Thật ra vở kịch trình bày hai loại trí tuệ tương phản nhau .
Một là loại trí tuệ giúp con người hiểu biết thế giới khách quan khám phá được bí ẩn trong thế giới bên ngoài khiến anh ta có sức mạnh và quyền lực. Trí tuệ ấy giúp anh giải được câu đố hóc hiểm của con Sphinx và giành được ngôi vua. Khoa học tự nhiên và kĩ thuật đem lại cho con người loại trí tuệ này.
Hai là loại trí tuệ của sự hiền minh, là ánh sáng bên trong giúp con người hiểu biết thế giới chủ quan của chính mình, rồi tiến tới làm chủ bản thân mình. Kẻ nào không biết thì là kẻ ngu dốt, biết mà không sống như cái trí tuệ ấy dẫn dắt là kẻ dối mình Văn học nghệ thuật đem lại cho con người loại trí tuệ này.
Vua Eudipe đã đạt được loại trí tuệ thứ nhất nhưng mù quáng về loại thứ hai – anh chẳng hiểu gì về bản thân mình. Đó là ngọn nguồn của bi kịch.
Eudipe dẫn tới chủ đề thứ hai: tham vọng quyền lực đến mức mù quáng cũng gây ra bi kịch. Ngay cái tựa đề vở kịch “Eudipe- Tiranos” nghĩa là “Eudipe kẻ tiếm quyền“ hoặc bạo chúa Eudipe cũng đã rõ. Số phận của y là số phận một bạo chúa. Hãy nghe dàn đồng ca hát rằng
"Thói kiêu ngạo quá đáng đẻ ra bạo chúa
Sự kiêu ngạo trong một đầu óc say sưa
Say quá hóa rồ, sai lầm dại dột
Nó sẽ leo cao leo lên tót đính
Để rồi ngã xuống tận vực thẳm sâu ."
Tội giết cha là do vô tình ngộ sát, không biết cha là ai. Tội đó không có ý nghĩa phạm tội để giành quyền lực. Dàn hợp xướng chỉ than vãn về tội loạn luân. Nhưng nếu bảo loạn luân cũng do vô tình không biết mẹ thì Eudipe vô tội chăng ?
Hành động thắng con nhân sư, theo truyền thuyết, có liên quan đến việc cưới hoàng hậu . Con nhân sư là giống cái. Eudipe thắng con nhân sư nghĩa là hiểu biết sự bí mật của nó. Theo quan niệm cổ đại,hôn nhân, ăn nằm với ai nghĩa là đã “biết người đó“. Kinh thánh Ki tô giáo cũng nói “Adam biết Eva và nàng có mang. Khi con nhân sư biến mất , ấy là lúc nó hỏa thân ẩn mình vào hoàng hậu Jocaste. Hoàng hậu lại trở thành “câu đố mới“ thách thức chàng Eudipe. Đến màn chót, khi Eudipe giải đáp được “câu đố mới“ ấy thì hoàng hậu treo cổ – biến mất.
Hành động cưới hoàng hậu có ý nghĩa quan trọng nhất. Có phải là tội loạn luân như dàn đồng ca than vãn ?
Căn cứ vào mê tín và sách giải mộng của nền văn hóa cổ Hi Lạp còn lại, giấc mộng “ăn nằm với mẹ“ được giải thích như sau. Đó là giấc mộng lành đối với những thủ lĩnh, chính khách. Mẹ có nghĩa là “đất nước” là nguồn gốc sinh ra tất cả. Nằm mộng như thế là sắp được làm vua (làm chồng đất nước, hiểu biết đất nước). Hoàng đế La Mã Caesar từng kể đã nằm mơ cưỡng hiếp mẹ và nhà tiên tri giải thích: ngài sẽ trở thành hoàng đế .
Eudipe lấy mẹ là bắt đầu nắm quyền cai trị đất nước. Chính hoàng hậu cũng thản nhiên an ủi Eudipe khi anh nghe lời đồn đại về mình: “Trên thế gian này có bao kẻ nằm mộng ăn nằm với mẹ mình” .
Hai mẹ con tuổi tác chênh lệch quá xa, không thể cho rằng anh lấy hoàng hậu vì say đắm dục vọng. Thật ra, đó là vì danh vọng, anh đã hành động chính trị để giữ chắc ngôi vua mà thôi Hành động ấy là quan trọng nhất- anh phải chịu trách nhiệm và tự trừng phạt .. .
3 ) Hành động tự trừng phạt của Eudipe:
Tự chọc mù mắt có ý nghĩa gì ?
Người Hi Lạp cổ nghĩ rằng con người có hai cặp mắt. Một “cặp mắt thịt” chỉ là giác quan bên ngoài, nhìn thấy cái biểu kiến của sự vật, có khi nó gây ra nhiễu cho con mắt tâm linh ở bên trong. Con mắt bên trong mới có khả năng nhìn thấu sự vật, nắm bắt cái thần của sự vật.. Khi người ta mù mắt, như nhà tiên tri Tiretias chẳng hạn, thì lại sáng lòng (sáng mắt bên trong). Do vậy nhà tiên tri tuy mù mà biết sự thật, còn Eudipe sáng mắt lại chẳng biết gì về bản thân mình. Nhà thơ Homer tác giả hai bộ sử thi vĩ đại bị mù và bắt đầu sáng tác, mặc dù truyền thuyết kể rằng thấy ông mù lòa, nữ thần thơ ca thương tình bèn nhập vào ông. Ca sĩ Demodek mù mắt thì bắt đầu hát hay. Cũng theo truyền thuyết, triết gia Democrite tự chọc mù để nghiên cứu những cái ông chưa hiểu biết được.
Sự việc Eudipe tự chọc mù mắt góp phần chót xác định chủ đề tư tưởng vở bi kịch. Phạm tội một cách vô thức có đôi chút do tham vọng nhưng sự trừng phạt là có ý thức, tự giác cao, bảo vệ công lí. trong phạm vi xã hội, vua Eudipe sụp đổ thất bại thảm hại. Trong lĩnh vực đấu tranh vươn lên bản chất người, y đã thắng bản thân và đây là chiến thắng lớn lao. Y quằn quại đau đớn giống như một cái chết. Y “chết đi” để sống lại- đó là ý nghĩa lạc quan sâu sắc của vở bi kịch kết thúc vô cùng bi thảm này.
Tư tưởng lạc quan chính là đặc trưng cao nhất của thể loại bi kịch.
Theo thi pháp kịch truyền thống, khi tình thế bi kịch bị phá vỡ thì xảy ra tai biến. Đó là lúc báo hiệu tột đỉnh sự tiêu vong và tột đỉnh sự thắng lợi của nhân vật bi kịch. Phần kết thúc ắt phải có đau buồn và phấn khích, có chết đi và sống lại, có bi thảm và lạc quan. Vở Eudipe làm vua là vở tiêu biểu điển hình của thể loại bi kịch vậy .
Thật vậy, ta đi ngược về ngọn nguồn bi kịch là số phận thần Rượu nho Dionisos. Theo nghi lễ tế thần,những cảnh đau khổ của thần “chết đi sống lại” bao lần.
Tư tưởng “chết đi sống lại” có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc như hành động văn hóa cơ bản nhất của con người: gieo trồng. hạt giống phải chết đi để rồi sống lại với cây mầm non và ra hoa trái. Đó là khát vọng của loài ngườivề lẽ sống và ước vọng trường tồn.
Nhân vật hoàng hậu Jocaste cũng phải chịu kết cục bi thảm- khi không ngăn cản được sự thật, bà thắt cổ tự vẫn. Trước đó, bà cũng đã có sự lớn lên về nhân cách: bà đã biết sự thật nhưng bà ngăn cản Eudipe để một mình chịu đựng bi kịch của sự ô nhục. Khi Eudipe đã biết sự thật thì bà lại không chịu đựng nổi nữa nên tìm cách tự hủy diệt. Tuy vậy bà không phải là nhân vật bi kịch. Cái chết của bà không có ý nghĩa sâu xa mà chỉ là sự chấm dứt tồn tại – tức là phi tồn tại.
Cảm hứng chủ đạo của thể bi kịch là khẳng định sự bất tử của con người, bất tử ngay ở cõi trần gian (tôn giáo chỉ cầu mong bất tử ở thiên đường . Nhân vật bi kịch có thể chết nhưng giá trị nhân bản chân chính lóe ra, ngời sáng trong sự phát triển tiếp tục của nhân loại, sẽ đi vào kí ức và kinh nghiệm của nhân dân bất tử.
Sophocle còn những vở kịch đặc sắc khác như: Antigon, Những người phụ nữ Trasi Ajax, Eudipe ở Cologne, Philoctet, Electre .
Euripide (484 – 406) và vở bi kịch “Medee”
Euripide được mệnh danh là “nhà thơ của thời kì dân chủ suy vong”, thời kì bộc lộ bản chất xấu xa của giai cấp thống trị. Những dục vọng nổi lên mãnh liệt ở mỗi cá nhân và những mâu thuẫn mới nảy sinh trong xã hội. Nhân vật của Euripide được gọi là “nhân vật dục vọng“ luôn luôn day dứt dằn vặt vì ý đồ riêng. Họ chẳng còn là những nhân vật siêu phàm như của Eschyle, lí tưởng như của Sophocle. Bi kịch của Euripide không còn là “trường học của những tâm hồn cao cả“ mà là “phòng giải phẫu những căn bệnh xã hội“ .
Euripide viết được 90 vở, nay chỉ còn 19. Đặc sắc cách tân của ông là: lần đầu tiên đưa lên sân khấu sự phân tích tâm lí nhân vật. Ông được gọi là “nhà triết học trên sân khấu“
“Medee“ là một trong những vở bi kịch cảm động nhất, tiêu biểu nhất của thiên tài Euripide .
Cốt truyện kịch cũng lấy từ truyền thuyết “Zadon sang xứ Consite đoạt bộ lông cừu vàng“
Nhờ sự giúp đỡ và tình yêu của Medee- công chúa xứ Consit, Zadon lấy được bộ lông cứu vàng-báu vật quốc gia mang về nộp cho ông chú Creon để đòi lại ngôi vua Hi Lạp. Medee bỏ đất nước chạy theo người yêu, dắt theo đứa em trai nhỏ. Trên đường đi, bị quân lính của vua cha truy đuổi, nàng giết em trai để cản bước những kẻ đuổi theo. Hai người về nộp bộ lông cừu vàng, ông vua chú tham lam tráo trở yêu câu Zadon phải cưới con gái ông thì mới được nhận ngai vàng. Zadon yêu Medee nên chối từ. Họ sống hạnh phúc bên nhau, sinh hai đứa con xinh đẹp. Một ngày kia, Zadon lại muốn giành lấy ngai vàng, liền tỏ ý muốn cưới công chúa Hi Lạp theo điều kiện của ông vua chú. Medee can ngăn, ghen tuông, giận dữ. Bị phụ tình, nàng trả thù khốc liệt. Đầu tiên, nàng dùng phép thuật giết chết kẻ tình địch (tặng chiếc khăn choàng làm thiêu cháy cả hai cha con công chúa Hi Lạp). Sau đó , nàng giết hai đứa con rồi bỏ sang xứ khác.
Đây là vở bi kịch tình yêu vô cùng thảm khốc và đau xót. Nàng lên án Zadon là kẻ vong ân bội nghĩa. Y ngụy biện khôn khéo để che giấu dục vọng của mình. Medee là một tính cách phụ nữ mãnh liệt từ đầu đến cuối, từ lúc nảy sinh mối tình đầu đến phút chót – nàng hóa điên .
Nhân vật chính của tấn bi kịch là Medee. Từ dục vọng tình yêu say đắm thủy chung rất mực, khi bị phản bội, tâm lí Medee đã chuyển dạng thành dục vọng ghen tuông và trả thù dữ dội . Nhà thơ trình bày cuộc đấu tranh nội tâm bão táp của Medee, cuộc giằng co giữa tình mẫu tử và khát vọng trả thù. Trước khi hành độn, nàng còn nói những lời xé lòng : “Các con ơi ! Hãy đưa tay cho mẹ nắm… Ôi bàn tay thân thương, đôi môi yêu quí và mặt mày tuấn tú của các con tôi. Ôi làn da của chúng êm dịu biết nhường nào! Hơi thở của chúng thơm tho biết bao nhiêu ! Ta không đủ can đảm nhìn con ta nữa. Ta đau đớn quá rồi. Phải, ta biết việc ta làm là tàn ác, nhưng dục vọng đã thắng ý chí ta rồi“. Kết cục của tất cả các nhân vật đều bi thảm.
Một câu hỏi từng gây tranh luận bao lâu nay: vì sao Medee hành động tàn ác như vậy mà nhân vật này vẫn được coi là nhân vật bi kịch ? Tạm giải thích rằng – Medee là nhân vật nhân danh phụ nữ mà hành động đòi quyền được yêu thương và chung thủy. Vở bi kịch còn là một lời răn đáng sợ cho những kẻ bạc tình.
Euripide còn nhiều tác phẩm về người phụ nữ như: Andromac (vợ Hector), Helen (nguyên hoàng hậu Akay, chạy theo Paris sang thành Troie), Những người phụ nữ xứ Phenici , Những người đàn bà cầu xin, Iphigieni ở Olit. Những người đàn bà thành Troie, Những người con của Heracles . . .
Sự nghiệp của nhà thơ viết kịch Euripide đã kết thúc nền bi kịch Hi Lạp với những đóng góp cuối cùng – chân dung con người bình thường nổi lên với những yêu thương căm giận sục sôi nhất.
sưu tầm
Nguồn : http://goo.gl/Fu9c2z
-----------------------------------------------------------------------------------
Đặc điểm của bi kịch Hy Lạp cổ đại
Arixtôt đã từng nhận định: Bi kịch Hy Lạp là một vẻ đẹp của Hy Lạp cổ đại, là một thành tựu quan trọng bậc nhất của nền văn học Hy Lạp trong thời kỳ cổ điển của nó. Thể loại bi kịch là một bước phát triển cao của nghệ thuật thơ ca (Hêghen).
Vốn có nguồn gốc từ trong dân gian, bi kịch hình thành cùng với sự ra đời và phát triển của các ca khúc đitirirrambơ của lễ thần Điônizôx – thần rượu nho, thần say, thần hoan lạc. Tuy nhiên xã hội Aten trong hai thế kỷ VI và V (tr.C.N) là miếng đất nuôi dưỡng cho bi kịch trưởng thành. Đó là thời kỳ của sự hình thành nhà nước chiếm hữu nô lệ và sự xung đột xã hội gay gắt trong cuộc đấu tranh giai cấp của nô lệ chống lại giai cấp thống trị. Vì vậy ở Hy lạp và ở Aten phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ chống độc tài chuyên chế cũng sôi nổi khắp nơi kéo dài suốt mấy thế kỷ. Bi kịch Hy Lạp đã ra đời trong bối cảnh lịch sử đó.
Từ những xung đột xã hội ấy, tinh thần dân chủ, tự do của thời đại, những đổi mới của nhà nước dân chủ chủ nô đã gợi mở cho con người thời bấy giờ một cái nhìn mới đối với thế giới, đối với thực tại, đối với bản thân nó. Con người tự ý thức về vai trò của bản thân trong thế giới, trước cuộc đời, ý thức về thân phận của nó. Những suy tư và khát vọng, những trăn trở và đấu tranh, tất cả những điều đó được trỗi dậy trong con người thời đại, trong “mẫu người mới” “có trình độ phát triển nhất định về chất người” hơn thời kỳ lịch sử trước đó, thời kỳ con người còn sống trong màn sương mờ của huyền thoại.
Buyse trong “Để bảo vệ thơ ca” đã nói: “Một nghệ thuật mới đã xuất hiện” đồng thời với sự “xuất hiện con người mới”. Và đó cũng là nguồn gốc xã hội đích thực của sự ra đời của bi kịch. Tuy nhiên khi mới phôi thai bi kịch đã vay mượn hình thức biểu diễn của đội đồng ca đitirrambơ (ca khúc trữ tình được hát và múa trước nữ thờ thần trong các buổi tế lễ thần Điônixôz). Những bài hát, điệu múa mang nội dung than thở cho cuộc đời gian truân của thần hoặc ca ngợi công đức của thần. Bên cạnh những bài hát điệu múa buồn cũng có những bài hát điệu múa vui nói về đoàn tùy tùng của thần. Ban đồng ca có đội trưởng, có hóa trang, và các thành viên trong ban đồng ca khoác áo da dê, bắt chước điệu múa của con dê khi ca hát. Từ đó mà có chữ Traghédie ( nghĩa là bi kịch) bao gồm hai thành phần tragos (nghĩa là con dê) và Ode (nghĩa là bài ca) – bài ca con dê.
Nhân dân Hy lạp sở dĩ chọn thần rượu nho Điônixôz để thờ cũng tế lễ vì vị thần này gắn liền với sản xuất nông nghiệp quan trọng của họ: nghề trồng nho và làm rượu nho. Do đó sau những vụ bội thu, lễ tế thần càng được tiến hành tưng bừng. Họ gửi gắm niềm vui, nỗi buồn của mình trong những bài ca điệu múa ấy. Ca vui là niềm hoan lạc của họ sau một vụ nho bội thu, bài ca buồn nói về cuộc đời gian nan, đau khổ của thần, thể hiện cuộc đời một nắng hai sương vất vả của người lao động trồng nho. Những ca khúc vui là nguồn gốc của hài kịch, những ca khúc buồn là nguồn gốc của bi kịch. Ở buổi đầu phát triển của bi kịch, vai trò của đội đồng ca rất quan trọng, thường là đại diện cho trí tuệ, tình cảm, tiếng nói của quần chúng, đứng ra phân tích tình huống, tường thuật sự kiện, khuyên giải nhân vật, tâm sự với khản giả… Tuy nhiên vai trò quan trọng đó đã dần dần mất đi, điều đó đã thể hiện trong bi kịch Ơripit, cho đến cuối thế kỷ VI tr.C.N. Lúc đó diễn viên không còn đối thoại với đội đồng ca nữa mà chỉ đối thoại với nhau, hành động kịch khai triển hầu như độc lập với sự hiện diện của đội đồng ca.
Nói đến sự ra đời và phát triển của bi kịch Hy Lạp cổ đại và những thành tựu lớn lao của nó là phải nói đến ba tác giả lớn, ba tên tuổi bất tử: Esin, Xôphôclơ, Ơripit. Cuộc đời của họ gắn liền với sự thăng trầm của nhà nước dân chủ chủ nô Hy Lạp và sáng tác của họ đã phản ánh hiện thực của thời đại với nội dung nhân văn sâu sắc và nghệ thuật kịch được các chuyên gia nghiên cứu sân khấu đánh giá là “khuôn mẫu” cho đời sau học tập dù nó còn có những hạn chế về điều kiện lịch sử.
Nguồn : http://goo.gl/7Bajjf
-----------------------------------------------------------------------------------
GIỚI THIỆU VỀ BI KỊCH HY LẠP
THƠ CA
I - ĐẤT NƯỚC NHỮNG NGƯỜI YÊU NGHỆ THUẬT
Phía Đông - Nam châu Âu, nhô ra Địa Trung Hải là một bán đảo gồ ghề, bao bọc xung quanh có hàng ngàn đảo nhỏ xanh biếc. Đó là xứ sở một nền thần thoại đẹp đến là kỳ, in dấu trên mỗi ngọn núi, dòng sông, mỗi khu rừng, eo biển, mỗi thành phố đông vui cho đến mỗi hòn đảo cô đơn giữa mênh mông sóng vỗ đêm ngày.
Đất nước ấy là của những con người có một trí tuệ thông minh, linh hoạt, những tài năng đa dạng và tinh xảo, một khiếu thẩm mỹ tuyệt vời, đã sáng tạo ra một nền văn minh chói lọi nhất xưa kia, cơ sở đầu tiên vững vàng của nền văn minh thế giới. Đó là cái nôi của nền văn học - nghệ thuật cổ đại mà những thành tựu lớn lao vượt qua những tàn phá của thời gian và những kẻ thù man rợ để mà tồn tại, đến ngày nay vẫn không khỏi làm cho chúng ta, những con người của cuối thế kỷ XX, phải lạ lùng bỡ ngỡ. Có thật chính họ, những con người sống trước chúng ta trên hai nghìn năm trăm năm ấy, đã làm ra những điều kỳ vĩ này chăng? Một ngôi điện Parthénon với những hàng trụ cẩm thạch trắng chạy suốt bốn xung quanh với hai trăm năm mươi hai bức phù điêu tuyệt diệu; một bức tượng tròn bằng ngà và vàng của nữ thần Athéna mười hai mét cao; cây hải đăng Alexandrie, thư viện Alexandrie với 700.000 cuốn sách... những thiên anh hùng ca bất hủ Iliade và Odyssée, những vở kịch Antigone, Médée, Oédipe... những bộ óc bách khoa như Aristote, tất cả những thành tựu đó đều như những tấm huân chương trên ngực biểu dương cái khả năng sáng tạo vô tận của con người.
Nhà triết học, nhà khoa học, người nghệ sĩ và nhà thơ trong Chàng trai Hy - Lạp ngày xưa chính là cái tuổi hoa niên của nhân loại. Phơi phới tình yêu đời và nghị lực, say hiểu biết, tin ở mình, một buổi sáng mùa xuân hoa lá xanh tươi, chan hoà ánh nắng, chàng trai ôm chiếc huyền cầm đi tìm lên thế giới bao la kỳ diệu của Chín Nàng thơ. Từ chỗ ở thần tiên, các Nàng thơ ngày ngày để mắt xuống cõi trần tìm một bóng dáng thân yêu để truyền lại cho đời những tài hoa bất tuyệt. Giữa lúc chờ mong tha thiết ấy, chàng trai Hy - Lạp bỗng nhẹ nhàng tới gõ cửa tiên cung, ra mắt các nàng. Rung động trước vẻ đẹp cân đối hài hoà cao thượng của một chàng trai trẻ, các nàng thơ âu yếm san sẻ cho chàng trai tất cả những tinh hoa tài nghệ của mình. Thấy như vậy vẫn chưa đủ bộc lộ hết mối tình gắn bó, các Nàng dời luôn chỗ ở của mình xuống ngay xứ sở của chàng trai, trên các ngọn núi Pinde, Hélicon, Parnasse thắm đẹp bốn mùa. Rồi các nàng thay phiên nhau rót chất thần đơn thơm ngát, ngọt ngào, thanh khiết của mình vào trong trái tim óc và mỗi đường gân thớ thịt của chàng trai.
Bởi vậy mà cái đặc điểm nổi bật của nền văn học Hy - Lạp ngày xưa là nó chứa đựng một chất thơ đậm đà man mác. Chất thơ thấm đượm mỗi chiến tích anh hùng qua lời ca của người nghệ sĩ hát rong. Chất thơ say đắm ngọt ngào trong tiếng nói yêu đương của một Sapho nữ sĩ. Chất thơ toả ra từ một câu trả lời nặng ý nghĩa trên miệng vua Xercès (Ba tư) mà nhà sử học đã "thính tai" nghe được. Chất thơ đọng lại sâu nhất trong những thiên bi kịch, trong lời Électra khóc em, Médée khóc con, đội đồng ca ca ngợi con người... ngày nay, đi qua những di tích nhà hát cũ, người ta nhưng vẫn còn nghe vọng lại những lời thơ đã từng làm say đắm mọi người trong các ngày hội lễ thần Dionysos, ở mọi thành bang.
II-NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU HY-LẠP
Nghệ thuật sân khấu Hy-Lạp ra đời khoảng thể kỷ VI trước công nguyên. Nguồn gốc nó là ở những bài hát dithyrambe chúc tụng Tửu thần Dionysos (tức thần Bacchus trong thần thoại La Mã). Đây là thời kỳ mà việc thờ cúng tửu thần được lan truyền từ châu Á sang châu Âu. Trong các ngày hội Dionysies đó, các bài dithyrambe được các đội đồng ca hát lên, gắn liền với những nghi thức diễn trò Satyre, tức là diễn lại những cảnh sinh hoạt của vị thần rượu đi đâu cũng có những nàng Ménades (Bacchantes) và những Satyres đầu người mình dê đi theo, nhảy múa. La hét như điên như dại. Vật lễ tế Dionysos thường là một con dê. Chữ tragédie (bi kịch) là một từ mới cấu tạo thành bằng hai chữ tragos (con dê) và ode (tụng ca) ghép lại. Đội đồng ca do một nhạc trưởng (coryphée) điều khiển. Trong quá trình chuyển biến, dần dần một người (với Thespis), rồi hai người (với Eschyle) rồi ba người (với Thespis), rồi ba người với (Sophocle) trong đội tách ra, đối đáp với nhạc trưởng hoặc với nhau và trở thành diễn viên và cái nghi thức hát mừng Dionysos cũng từ đó mà biến đổi tính chất. Lễ mừng thần vẫn còn, nhưng từ nó một hình thức nghệ thuật mới, có hát, có múa và có đối thoại đã xuất hiện, có cuộc sống riêng và phát triển: đó là bi kịch.
Dân tộc Hy lạp là một dân tộc rất tôn trọng thần linh và truyền thống cũ, yêu cuộc sống vui vẻ hồn nhiên, say mê những sinh hoạt ngoài trời. Mỗi năm, vào mùa Xuân và mùa Thu, có những ngày hội Tửu Thần gọi là Dionysies, trong ngày hội đó có những đám rước, những trò chơi và riêng hội Dionysie mùa Xuân có tổ chức thi biểu diễn sân khấu. Mỗi nhà thơ dự thi phải trình diễn một bộ ba bi kịch (trilogie) kèm theo một vở kịch châm biếm gọi là satire. Ban giám khảo được chọn bằng hình thức bắt thăm và bỏ phiếu. Họ làm việc khách quan, có dựa vào dư luận khán giả. Tất cả các nhà thơ dự thi và diễn viên đều được thưởng tiền. Nhà thơ nào trúng giải nhất thì được vị đứng đầu thành bang đội lên đầu cho một vành hoa chiến thắng kết bằng lá nguyệt quế trường xuân. Hằng năm, tên tuổi các đạo diễn, tác giả, diễn viên chính, người lãnh đạo các độ đồng ca và cả ban giám khảo đều được khắc vào bia để lưu lại đời sau. Nhân dân và nhà nước Athènes rất coi trọng và dành cho họ một địa vị vinh quang xứng đáng. nhà nước bỏ tiền ra xây dựng những nhà hát lộ thiên có nhiều bậc ngồi hình vòng cung, có thể chứa được hàng vài ba vạn khán giả. Có nhà hát như nhà hát Épidaure chứa được gần bốn vạn rưỡi người. Mỗi năm hai kỳ, nhà nước chi cho dân nghèo tiền vé, đàn ông, đàn bà, con trẻ, để mọi người được đi xem đủ cả ba ngày biểu diễn. Trong những ngày đó, những việc công cộng, hội họp... đều nghỉ. Nhà triết học Platon đã gọi một cách hài hước mà đúng, rằng "Nhà nước Athènes là một nhà nước sân khấu trị".
Vì là một nền sân khấu hình thành từ những bài hát dithyrambe và những nghi lễ thờ phụng Tửu Thần cho nên bi kịch Hy lạp có mang theo những đặc điểm rõ rệt phản ánh nguồn gốc của nó.
1 - Nó không chia thành hồi, lớp như kịch hiện đại mà diễn một mạch từ đầu đến cuối. Sau mỗi bước tiến triển của hành động kịch tương đương môt hồi thì đội đồng ca lại hát một bài tương đối dài để gói ghém lại (gọi là stasimon) và chuyển tiếp bước sau. Phần lớn các vở kịch đều cấu tạo theo cùng một khuôn khổ năm bước (chúng ta không lạ khi thấy bi kịch cổ điển Pháp chẳng hạn nói chung gồm năm hồi, theo khuôn mẫu Hy lạp của nó.
2 - Các kịch bản đều bằng thơ. Phần đồng ca là thơ hát, phần đối thoại là thơ ngâm nói. Đồng ca trong bi kịch giữ một vai trò quan trọng. Nó là dấu vết nguồn gốc dithyrambe. Có khi nó là lời phát ngôn của tác giả, có khi là lời bàn, lời phê phán, bình luận của công chúng nhân dân, của lẽ phải, của lương tri, nó mang tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Trong mỗi vở kịch cụ thể, đội đồng ca là đại diện của một tầng lớp nào đó trong nhân dân, phục trang của nó phải theo đó mà thay đổi, ví dụ: trong hai vở kịch liên hoàn Oédipe làm vua và Antigone, đó là đội đồng ca các cụ già thành Thèbes. Trong đó Prométhée, đó là đội đồng ca các nữ thủy thần đại dương. Trong Électra, là đội đồng ca của những cô gái thành Mycènnes. Trong hài kịch Những kỵ binh, thì chính đội kỵ binh thật của thành phố đóng vai Đội đồng ca. Trong hài kịch Bầy chim, thì đội đồng ca mang áo có cánh và có lắp một cái mỏ chim dài.
3- Các nhân vật trên sân khấu đều mang mặt nạ và đi hài cao cổ (cothurne). Nhất là những nhân vật hài kịch mà là đối tượng châm biếm của nhà thơ thì mặt nạ thường được vẽ giống như nguyên mẫu mà nó ám chỉ.
4 - Sân khấu có nhiều dụng cụ biểu diễn y như thật. Chẳng hạn Aristophane thường dùng chiếc xe lăn gọi là excyclème để đưa nhân vật tàn tật ra, vào. Còn cảnh thì ghép sẵn cả trên sân khấu bởi vì diễn liền một mạch không có chuyện đóng màn nửa chừng. ví dụ: trong hài kịch Những đám mây, sân khấu chia ra làm đôi, một nửa là nhà của Ba Tròn, một nửa là nhà của Socrate.
5- Đề tài những tác phẩm bi kịch còn lại hầu hết đều rút ra từ thần thoại và truyền thuyết, nhất là những truyền thuyết quen thuộc như truyền thuyết Agamemnon, truyền thuyết thành Thebé, truyền thuyết về Hêracles... truyền thuyết thành Troies... một ít vở lấy đề tài lịch sử như vở Quân ba tư của Eschyle.
6- Kết cấu từ chỗ còn hết sức đơn giản mang tính thuần túy tự sự và trữ tình, như trong Những thiếu nữ cầu xin, chỉ qua có vài ba mươi năm phát triển mà đã đạt đến đỉnh cao về sự chặt chẽ lôgic như trong Édipe làm vua của Sophoche, Médée của Euripide.
Người Hi Lạp xưa có những khả năng kỳ diệu để vươn tới đỉnh cao của văn hộc nghệ thuật. Không qua một mẫu mực có sẵn nào, họ đã tìm tòi, sáng tạo, hình thành và khẳng định đủ các loại hình văn học chính và đúng với trình tự lịch sử logic của nó: anh hùng ca, thơ trữ tình, truyện ký (lịch sử), kịch, hùng biện về cả hai mặt lý luận cũng như thực tiễn, với những tác phẩm bất hủ mà không một giai đoạn nào về so sánh được. Đó là những bài học vô giá về các phương diện hiểu biết cuộc sống và con người đấu tranh cho lẽ phải và đạo lý, nghệ thuật và văn chương.
III -NHỮNG NGÔI SAO SÁNG MÃI.
Thế kỷ thứ V trước công nguyên, có một năm rất đáng ghi nhớ đối với người Hy - lạp: đó là năm 480, năm mà quân đội Athènes dưới sự chỉ huy tài tình và cương quyết của người anh hùng dân tộc Thémistocle, đại thắng quân đế quốc Ba - Tư trong trận thuỷ chiến Salamine: Không đầy ba trăm thuyền chiến nhẹ của Athénes tiêu diệt trên một nghìn hai trăm thuyền chiến hạng nặng của địch... năm ấy ghi lại ba sự kiện liên quan tới ba nhà thơ bi kịch lớn nhất của Hy - lạp:
- Eschyle, bốn mươi lăm tuổi, có mặt trong hàng ngũ đoàn quân chiến thắng trở về.
- Sophocle, mười sáu tuổi điều khiển Đội đồng ca Thành bang múa và hát khúc khải hoàn trong ngày hội toàn Athénes mừng chiến thắng.
- Cậu bé Euripide khóc tiếng khóc chào đời, ngay tại đảo Salamine.
Ba nhà thơ gặp nhau trong một ngày hội mừng chiến thắng chưa từng có của Tổ quốc, sẽ còn gặp nhau trong những ngày thi thố tài năng để rồi vĩnh viễn bên cạnh Nữ thần Bi kịch Melpomène kề vai sát cánh bên nhau, tên tuổi bên nhau, hình ảnh bên nhau, tác phẩm bên nhau, trong vầng hào quang chói lọi nhân loại dành cho họ trên lịch sử thi đàn sân khấu.
ESCHYLE
(525- 456 tr.CN).
Không có tư liệu lịch sử nào nói rõ về cuộc đời của Eschyle. Chỉ biết nhà thơ sinh năm 525, có tham gia trận đánh thắng quân Ba-Tư năm -490 (trận Marathon), năm -480 (trận Salamine), và năm 479 (trận Platée). Ông đã sáng tạo 70 vở kịch và 20 vở Satire, nhiều lần dự thi và trên 10 lần được giải nhất. Tiếc thay, ngày nay chỉ còn lại 7 tác phẩm:
I- NHỮNG THIẾU NỮ CẦU XIN có thể nói là một trong những tác phẩm đầu tiên của Eschyle. Vở kịch nặng về tính chất tự sự và trữ tình, hầu như chưa có gì thật sự là hành động kịch. Nó kể lại câu chuyện năm mươi cô gái của Danaos - cháu năm đời của Êpaphos (Epaphos là con trai của Zeus với nàng Io (xem Prométhée bị xiềng , câu 1110 - 1123)- chạy sang đất Argos (Hi - Lạp) xin với vua xứ này được trú ngụ tại đây để tránh cuộc hôn nhân phi đạo lý với năm mươi người anh em của họ.
2- QUÂN BA-TƯ (472 trước công nguyên), đề tài lịch sử , là một vở kịch khác đặc biệt của Eschyle, ông ca ngợi mưu trí và tinh thần chiến đấu dũng cảm và chiến thắng của người Hi - lạp không trực tiếp bằng những nhân vật chính diện Hi lạp mà thông qua miệng lưỡi một người lính Ba Tư thất trận kể lại cuộc chiến tranh khốc liệt giữa hai thành Atossa và nỗi kinh hoàng tuyệt vọng của triều đình Ba Tư trước cái tin sét đánh.
3- BẢY TƯỚNG ĐÁNH THẦN THÈBES (467 trước công nguyên) đề tài lấy ở truyền thuyết gia đình Lapdacos, kể lại cuộc chiến tranh khốc liệt giữa hai thành Argos và" Thèbes - bảy cổng", gây ra do mâu thuẫn giữa hai người con trai của Édipe: khi vua thành Thèbes là Édipe phát hiện ra chính mình đã giết cha và lấy mẹ thì ông tự móc mắt và trục xuất mình ra khỏi thành, trao quyền lại cho hai con trai là Polynice và Étéocle. Hai anh em đã ước định với nhau rằng mỗi người sẽ thay phiên nhau nắm quyền cai trị nước một năm nhưng Étéocle, sau khi đã làm vua, say mùi quyền bính không chịu trả ngôi báu lại cho anh lại còn mưu mô cùng với cậu là Créon trục xuất Polynice đi. Polynice giận giữ chạy sang Argos , lấy con gái vua là Adraste rồi thuyết phục được Adraste cất quân sang vây hãm thành Thèbes: Ở sáu cổng thành, chống với sáu tướng Argos do Polynice chỉ huy, Etéocle bố trí sáu tướng Thèbes do mình lãnh đạo và dành cổng thứ bảy cho chính mình đánh nhau với anh. Kết quả là Argos thua nhưng cả hai anh em Polynice và Étéocle đều tử trận.
4- PROMÉTHÉE BỊ XIỀNG (không rõ năm biểu diễn ,dự đoán có thể năm 469 trước công nguyên), đề tài thần thoại kể lại cuộc đấu tranh bất khuất của vị thần khổng lồ Prométhée vì đánh cắp lửa của mặt trời mang về cho nhân loại và dạy cho con người biết khoa học kỹ thuật, văn minh nên bị Zeus trừng trị xiềng xích chân tay và đóng đinh xuyên ngực vào đỉnh núi Caucase.
Bộ ba ORESTIE, đề tài lấy ở truyền thuyết Agamemnon, gồm ba vở nối tiếp nhau theo thứ tự lịch sử:
5- AGAMEMNON: Agamemnon, vua thành Argos, là tổng chỉ huy quân đội Hy Lạp trong cuộc chiến tranh thành Troies. Sau khi chiến thắng trở về, ông đã bị vợ là Clytemnestre tư thông với Egisthe (là em con chú của Agamemnon) giết chết và tiếm ngôi. Người con gái của Agamemnon là Electra cứu được em trai là Oreste giao cho người sư phó (người săn sóc dạy dỗ) đưa trốn sang nước Phocée để sau này trở về trả thù cho cha.
6-NHỮNG THIẾU NỮ VIẾNG MỘ (Les Choéphores) -Hai mươi năm sau, Oreste trở theo ý định của Thần linh , cùng với chị lọt vào được trong cung điện, giết hai tên gian phu dâm phụ, báo thù được cho cha.
7- NHỮNG NỮ THẦN ÂN ĐỨC (Les Euménides)- Nhưng mặc dù việc báo thù cha là chính đáng, Oreste vẫn bị các nữ thần báo oán Erinny theo đuổi ngày đêm. Oreste chạy đi đâu cũng không thoát nổi họ. Nữ thần Athéna phải đứng ra dàn xếp. Nàng lập một toà án để xét xử Oreste. Apollon là người bào chữa. Toà án xét xử khá gay go. Apollon biện luận hết tài năng, nhưng khi bỏ phiếu kín thì số phiếu chống và thuận ngang nhau. Với tư cách là chủ tịch, Athéna đứng về phía thuận. Thế là Oreste được trắng án. Các nữ thần báo oán Erinny được giao thêm trách nhiệm mới, họ trở thành những nữ thần ân đức, chuyên ban hạnh phúc cho nhân dân Athènes.
Bộ ba Orestie phản ánh hiện thực nào?
Theo lời thần dạy trước đây, để có gió thuận cho quân đội Hy Lạp viễn chinh sang thành Troie, Agamemnon đã phải hy sinh con gái mình là Iphigénie tại Aulis. Khi thắng trận trở về, ông bị vợ là Clytemnestre giết. Để thanh minh cho hành động giết chồng đó, bà ta viện lý do là báo thù cho con gái bà, Iphigénie. Trừng trị tội giết chồng này, Oreste đã giết cả Egisthe và Clytemnestre để báo thù cho cha và được thần linh khuyến khích, giúp đỡ và cuối cùng vảo vệ cho Oreste được trắng án, có nghĩa là việc giết mẹ báo thù cha đó là chính đáng, đúng luật lệ thần linh. Thắng lợi của Oreste phản ánh một bước tiến hoá quan trọng trong xã hội: chế dộ mẫu hệ đang phải nhường bước cho chế độ phụ hệ, và trong tình hình chính trị của Hy Lạp thì quyền lực hội đồng Aréogage của tầng lớp quý tộc đang cầm quyền bị lung lay, phân hoá trước cuộc đấu tranh của những lực lượng cộng hoà dân chủ. Đây là lúc các nữ thần ân đức đang được đưa vào thời lhượng tại Athènes.
Sau khi biểu diễn bộ ba Orestie, năm -458, Eschyle rời Athènes sang Géla, một thành phố của Sicile, và hai năm sau ông mất tại đó, thọ sáu mươi chín tuổi.
Tuy chỉ còn lại bảy tác phẩm, nhưng chừng ấy cũng đủ để xác định vai trò lớn lao của Eschyle trong lịch sử phát triển của nền bi kịch cổ đại. Từ Những thiếu nữ cầu xin cho đến bộ ba Orestie, tác phẩm cuối cùng của ông, Eschyle đã đề cập tới những vấn đề xã hội tiêu biểu liên quan đến những chặng đường phát triển nhất định của lịch sử. Sự đấu tranh cho chế độ hôn nhân cá nhân - một vợ một chồng - thay cho chế độ tạp hôn, tinh thần đấu tranh mưu trí và dũng cảm chống xâm lược bảo vệ đất nước, sự lên án những cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, sự nghiệp đấu tranh kiên cường chống bất công và bạo lực vì nền văn minh tiến bộ và hạnh phúc của loài người, sự khẳng định tội ác phải trừng phạt... đó là nhưng vấn đề lớn có tầm nhân loại chứ không phải những tình huống cá nhân.
Eschyle là người mở đường đưa vào kịch những tư tưởng cao đẹp, những ước vọng trong sáng về một xã hội có quy củ vững vàng xây dựng trên cơ sở có một nhà nước vững mạnh. Ông xứng đáng là người đại diện cho thời kỳ đầu của một chế đô cộng hòa phơi phới trẻ trung đang hình thành và được khẳng định.
Ngoài những tác phẩm ưu tú của mình, Eschyle đã góp phần nhiều cho sự phát triển và hoàn thiện dần hình thức nghệ thuật sân khấu. Thespis đã có công tách từng đội đồng ca ra một diễn viên, làm cho hình thức kịch được tách ra khỏi hình thức nghi thức tôn giáo để thành một loại hình nghệ thuật có cuộc sống riêng. Eschyle đưa thêm một diễn viên thứ hai, rồi Sophocle một diễn viên thứ ba là thật sự mở ra cho kịch một chân trời mới thênh thang. Ông còn chú trọng nhiều đến các mặt phục trang nhân vật, trang trí sân khấu, thêm những màn múa nhảy... khiến cho hình thức của sân khấu ngày càng phong phú, đa dạng, ngày càng hấp dẫn và có đủ điều kiện để đạt tới đỉnh cao rạng rỡ của nó với Sophocle.
SOPHOCLE
(496-406 tr.CN).
Nếu Eschyle là nhà thơ tiêu biểu cho buổi bình minh của chế độ cộng hòa thì SOPHOCLE tiêu biểu cho thời kỳ cực thịnh của nó, thời kỳ Pêriclès.
Là người được các Nữ thi thần ban nhiều ân huệ lại được chịu một nền văn hóa vững chắc, Sophocle đã phát triển tài năng rất sớm. Năm 480 cậu thiếu niên mới 16 tuổi Sophocle đã chỉ huy cả một đội đồng ca quy mô toàn thành múa hát mừng tổ quốc Athènes chiến thắng. Hai năm sau, chàng thanh niên Sophocle đã xuất hiện trên sân khấu Athènes để tranh giải trong các hội thi. Từ đó suốt bảy mươi năm không ngừng, ông cống hiến tài năng lỗi lạc và cả nhiệt huyết của mình cho sự nghiệp sân khấu.
Với tư cách là một công dân tích cực của Chế độ Cộng hòa, Sophocle đã tham gia chính quyền, được bầu làm stratégos, một chức vụ tương đương thành viên hội đồng Nhà nước. Ông đã làm tròn trách nhiệm của mình, cũng có đôi thành tích. Nhưng bên cạnh nhà thơ bi kịch thì nhà hoạt động chính trị trở thành mờ nhạt.
Theo tài liệu để lại, ông đã sáng tác và trình diễn 20 vở kịch, 20 lần đoạt giải nhất trong các hội thi, nhiều giải nhì và giải ba thì không bao giờ cả.
Hiện nay ông chỉ còn bảy vở: Ajax giận dữ, Những phụ nữ Trachinie, Philoctète, Édipe ở Colone, Antigone và Electra.
1 - AJAX GIẬN DỮ : đề tài lấy trong truyền thuyết chiến tranh thành Troie. Sau khi Achille bị Paris, em của Hector bắn chết bởi một mũi tên trúng ngay gót chân, thì xảy ra cuộc tranh chấp giữa Ajax và Ulysse cả hai tướng tài này ai cũng muốn chiếm một vũ khí thần thánh của Achille về mình... cuối cùng Ulysse được. Ajax giận dữ hóa điên, lao vào giữa một đàn cừu mà tan sát vì tưởng đó là quân Hy - Lạp trong đó có Ulysse và hai anh em Ménélas và Agamemnon.
Tỉnh ra, Ajax biết mình sai lầm, hối hận và đau xót, chàng đã tự tử. Hai anh em Agamemnon căm thù không cho mai táng. Nhưng Ulysse cao thượng và nghĩ tình đồng đội đã từng chiến đấu vào sinh ra tử bên nhau, đã chống lại lệnh cấm đó và cùng với Teucer em của Ajax chôn cất cho chàng.
2- NHỮNG PHỤ NỮ THÀNH TRACHINIE, đề tài lấy trong truyền thuyết Heraclès. Đây là câu chuyện nàng Djanyre, con gái vua Éneé xứ Calidon.. Heraclès, sau mười hai chiến tích lẫy lừng đã được trả lại tự do. Chàng đã dũng cảm chiến đấu với thần chết Thanatos, buộc thần chết phải để cho Alkestis vợ vua Admète được sống lại, đánh chiếm thành Troie, giúp các thần linh diệt bọn Khổng lồ, rồi đến xứ Calidon lấy con gái vua xứ đó là Djanyre làm vợ, đưa về Tyrinthe .Giữa đường, gặp con sông Evénos nước chảy cuồn cuộn, chàng thuê con nhân mã (đầu người mình ngựa) Nessos cõng Djanyre sang sông còn chàng sẽ lội qua theo. Con nhân mã mê sắc đẹp của nàng, âm mưu bắt cóc nàng đi liền bị Heraclès giương cung bắn chết. Nhưng để trả thù Nessos cởi chiếc áo đẫm máu của mình trao cho Djanyre và dặn rằng: sau này nếu Heraclès phụ tình, hãy đưa chiếc áo này cho chàng mặc là lập tức chàng trở lại với tình xưa... Cách đó ít lâu, nghe tin chồng toan yêu một người con gái khác, Djanyre bèn gửi chiếc áo đẫm máu của con nhân mã cho chàng. Không ngờ máu độc con long xà giết chết Nessos đã thấm vào chiếc áo vẫn còn tác dụng như trước. Heraclès mặc chiếc áo ấy vào cũng đã bị... chết luôn không cách nào cứu chữa. Djanyre đã giết chồng khi tưởng làm cho chồng trở lại tình yêu xưa. Và Heraclès đã chết vì chính mũi tên của mình tẩm độc. Bị hối hận giày vò, Djanyre đã tự sát.
3 - ANTIGONE, đề tài lấy trong truyền thuyết gia đình Lapdacos của thành Thebes, cũng như tác phẩm Bảy tướng của Eschyle. Đây là một vở kịch giàu chất chiến đấu và nhân đạo... Nó lên án quyết liệt chính sách cai trị tham tàn độc đoán muốn củng cố quyền uy bằng giết chóc. Nó thể hiện nguyện vọng của nhân dân muốn có một chính quyền thật sự dân chủ, xây dựng trên cơ sở tôn trọng quyền dân chủ và quyền người. hoà hợp pháp lý và nhân đạo.
4- ÉDIPE LÀM VUA, diễn tả những nỗi đau thương vô bờ bến của một con người mà tiền định là sẽ giết cha lấy mẹ. Édipe đã tìm mọi cách để giẫy ra khỏi tiền định , nhưng không thể nào giẫy ra được. Sau khi phát hiện ra tội lỗi hoàn toàn vô ý thức của mình, Édipe đã tự giải quyết lấy số phận của mình một cách cực kỳ dũng cảm mà hợp với đạo lý; để cứu lấy nhân dân thành Thebes mà ông đang làm vua qua khỏi bệnh dịch nguy hiểm, theo đòi hỏi của thần linh, ông đã tự móc mắt và trục xuất mình ra khỏi Thành bang mà ông xiết bao yêu quý.
5 -ÉLÉCTRA- đề tài lấy ở truyền thuyết Agamemnon; nội dung tương tự như vở thứ hai trong bộ ba Orestie:
Sau 20 năm trốn ra nước ngoaì để tránh bàn tay tội ác của mẹ, Oreste trở về Mycènes, cải trang thành một người khách Phocée, liên lạc được với chị là Électra, rồi hai chị em lập mưu vào được trong cung điện, giết Clytemnestre và Égisthe, hoàn thành được nhiệm vụ trả thù cho cha.
6- PHILOCTÈTE: đề tài lấy ở truyền thuyết chiến tranh thành Troie. Trước khi chết, Héraclès trao cho Philoctète cây cung thần diệu cuả mình. Trên đường viễn trinh sang Troie; Philoctète bị tai nạn, què chân không đi theo đoàn quân được, bị bỏ lại ở đảo Lemnos. Chiến tranh kéo dài lâu quá rồi, quân Hy - lạp không làm sao hạ nổi thành. Thần cho biết phải có chiếc cung thần kỳ của Héraclès hiện đang do Philoctète giữ. Ulysse và Néoptolème (tức Pyrrhus con trai của Achille) bàn nhau sang Lemnos, lừa Philoctète lấy được chiếc cung đó. Nhưng Néoptolème day dứt lương tâm, không đành để Philoctète tay không, đau yếu ở lại một mình trên đảo Lemnos hoang vắng, bèn nói hết sự thật với chàng và trả lại chiếc cung. Philoctète nổi giận định bắn chết Ulysse thì Héraclès xuất hiện, động viên Philoctète lên đường cùng với Ulysse và Néoptolème sang tham gia cuộc chiến ở Troie. Thần Esculape (thần thầy thuốc) sẽ đảm bảo chữa cho chàng lành vết thương.
7- Vở kịch cuối cùng của Sophocle là ÉDIPE Ở COLONE . Ông viết vở này vào hoàn cảnh con cái ông đối xử với cha không phải đạo.
Édipe sau khi tự móc mắt mình và trục xuất mình ra khỏi thành Thebes, được con gái là Antigone dắt đi sang đất Colone- tức Athènes - lúc này do Thésée, ông vua anh hùng giỏi nhất Thành bang trị vì. Thésée rất vui lòng, niềm nở đón tiếp con người khốn khổ đó. Vì có lời sấm báo trước rằng ngôi mộ của Édipe ở đâu thì xứ đó được thần thánh ban cho đầy ân phúc, tên Créon, đang lăm le chiếm ngôi vua, tới gặp Édipe toan dùng bạo lực mời ông về để "bảo vệ cho thành Thebes", bị Thésée chặn lại. Polynice, con trai Édipe, đã chạy sang Argos mưu toan mang quân đánh lại em mình là Étéocle để tranh giành lại ngôi vua cũng có ý định đón cha về để bảo vệ cho mình chiến thắng. Cả hai đều bị ông từ chối. Ông quyết định sẽ chết và chôn tại đất Colone, xứ sở của vua Thésée anh hùng cao thượng và hiếu khách.
Đây là một tác phẩm chứa đựng niềm tự hào đẹp đẽ về đất nước Athènes và một lơì chúc cuối cùng của nhà thơ cho thành phố quê hương xiết bao yêu thương của mình mãi mãi sẽ được hưởng nhiều ân huệ và sự thương yêu chăm sóc của thần linh.
Người ta kể lại rằng khi tòa án mời ông đến giải quyết mối bất hòa giữa các con ông với ông, ông đã đưa kịch bản này thay vào lời trình bày sự việc. Sau khi xem song ai lấy đều xúc động đứng lên công kênh ông và mối bất hòa gia đình cũng tự nhiên được giải quyết.
Hai năm sau Sophocle mất, thọ chín mươi tuổi.
* *
*
Bi kịch Hy - lạp thực sự ra đời với Eschyle, đã thực sự trưởng thành, hoàn thiện và đạt tới đỉnh cao nhất của nó với Sophocle, không những trong tổ chức kết cấu, cốt truyện, mâu thuẫn, hành động kịch, trong sự bố trí Đội đồng ca, trong lời thơ đối thoại mà cả trong tư tưởng, chủ đề, trong nội dung và phương pháp phản ánh ở từng tác phẩm một : Sophocle bỏ hình thức bộ ba để thực hiện sự hoàn chỉnh nghệ thuật trong mỗi một tác phẩm, chặt chẽ hơn nữa, trong mỗi lớp, mỗi hồi. Édipe làm Vua và Aritigone là những ví dụ điển hình.
Hai nhà thơ hơn kém nhau không đầy 30 tuổi.
Vấn đề ở đây không phải chỉ ở kinh nghiệm và thời gian, mà chủ yếu ở quan niệm, tâm hồn và phong cách. Eschyle nhìn xã hội và con người ít nhiều qua lăng kính thần thoại, cái nhìn khái quát và giàu màu sắc lãng mạn. Một Prométhée bị Zeus xiềng vào núi đá, một Oreste giết mẹ trả thù cho cha rồi thoát được sự theo đuổi của các nữ thần báo oán Erinny nhờ có bàn tay và trí tuệ của nữ thần Athéna can thiệp... Con người dưới ngòi bút của Eschyle, hình như thoát được tính chất một thứ đồ chơi trong bàn tay của định mệnh vô hình, khắc nghiệt. Nhưng dưới ngòi bút của Sophocle, con người đã biết tách mình ra đối lập với định mệnh, giữ tự do và chủ động.
Trong mọi hành vi và dù cho có bị định mệnh ràng buộc đến mức độ khắc nghiệt nào đi nữa thì con người vẫn đủ sáng suốt và nghị lực để tự giải quyết lấy số phận của mình theo cái hướng mà mình cho là đúng đắn nhất, hợp lẽ đời nhất. Ngay cả trong cái chết, con người của Sophocle cũng không buông xuôi. Djanyre tự tử. Antigone, Hémon, Eurydice tự tử, Jocaste tự tử, Édipe tự móc mắt mình và tự trục xuất. Nhiều cái chết lắm. Bi kịch không đâu bằng. Nhưng mỗi cái chết đều có sự chủ động của nhân vật. Antigone trước khi bị Créon tuyên án đã biết mình sẽ chết và mong chờ cái chết để vĩnh viễn được sum họp với những người nàng mến nàng thương... Hêmon tự tử để chứng minh cho cha rõ chính sách cai trị bạo tàn, độc đoán và bảo thủ của ông ta mang đến những hậu quả tai hại như thế nào cho Thành bang và cho chính bản thân ông. Jocaste tự tử không phải là đầu hàng số mệnh mà là trực tiếp chống lại số mệnh và bị lương tâm cắn dứt khi đã giết con để tránh hậu họa cho mình... Và Édipe, Édipe suốt cả cuộc đời ông đã đấu tranh không ngừng để làm cho câu sấm của Apollon trở thành vô nghiệm tức là để phủ nhận định mệnh. Đến khi thấy câu sấm của thần ứng nghiệm, Édipe vẫn không nhắm mắt đưa chân, không muốn mượn sợi dây kết thúc cuộc đời đau đớn. Vì ông còn có một cái đầu biết suy nghĩ sáng suốt, và một trái tim dào dạt tình cảm con người. Ông không chết, vì chết về âm phủ gặp lại mẹ cha sẽ biết ăn làm sao nói làm sao? Ông cũng không thể sống bình thường để luôn luôn nhìn thấy các con, kết quả cuộc hôn nhân tội lỗi. Để tự phạt mình về hai cái tội mà hoàn toàn không phải là do ông làm ra mà do định mệnh buộc vào cho ông đó, ông đã tự móc mắt mình và tự trục xuất ra khỏi Thành bang quê hương mà ông đã từng yêu mến, cứu vớt... Cho đến phút cuối cùng, hành động cuối cùng, ý nghĩ cuối cùng Édipe vẫn chủ động tự mình giải quyết số phận của mình, tự mình chịu trách nhiệm về mọi hành vi thái độ của mình đúng với cái điều mà lý trí và lương tâm đã chọn.
Nhân vật của Sophocle là như thế, bao giờ cũng tỉnh táo sáng suốt và giàu nghị lực, mà tình cảm vẫn sâu sắc dạt dào. Aristote nhận định đúng rằng Sophocle miêu tả con người không phải như nó đang tồn tại mà như nó phải vươn lên. Bi kịch Sophocle vì vậy mang ý nghĩa đạo lý sâu sắc, là những bài học tốt cho việc xây dựng tính cách con người.
EURIPIDE
(480-406 tr.CN)
Euripide xuất thân trong một gia đình quý tộc, học rộng tài cao, có giao thiệp với những nhà triết học danh tiếng đương thời như Socrate, Anaxagoras (vừa là bạn vừa la thầy của Euripide va Périclès), hoặc Protagoras nhà ngụy biện nổi danh: ông có chịu ảnh hưởng của họ ít nhiều nhưng không theo trường phái ai cả.
Tác phẩm đầu tiên của Euripide được biểu diễn những năm 455 trước công nguyên, một năm sau khi Eschyle mất. Từ đó cho đến lúc qua đời, ông đã sáng tác 92 vở, nhưng trong cuộc thi phần lớn là thất bại, chỉ trúng giải nhất được 4 hoặc 5 năm. Bi kịch của ông có mặt không giống với bi kịch của Eschyle và Sophocle; có lẽ vì thế mà công chúng chưa quen thưởng thức, chưa đánh giá cao chăng?
Nửa không vui vì gặp nhiều thất bại trong nghệ thuật, nửa buồn vì cuộc sống riêng tư chắc có những éo le, ông đã rời Athènes sang xứ Magnesie, tới ở cung vua Macédoine là Archélaos vào năm 480 trước công nguyên và hai năm sau thì qua đời tại kinh thành Pella.
Cứ cái tên mà người ta khoác cho ông - "kẻ ghét đàn bà" - ta cũng có thể đoán được Euripide chắc chắn nhiều lần đau khổ trong tình yêu, tới một lúc nào đó, đối với phụ nữ ông đâm ra mất lòng tin tưởng. Câu nói chua chát ông đặt vào miệng Mêdée có thể là một bằng chứng về sự việc này: "thiên nhiên đã tạo ra đàn bà chúng ta làm điều thiện thì hoàn toàn bất lực mà làm điều ác thì chúng ta là những người thợ lành nghề". Nửa do bản tính con người, nửa do hoàn cảnh tác động, tính tình ông luôn sầu bi cau có, thích sự yên tĩnh cô đơn. Điều rất đáng chú ý là trọn cuộc đời ông không hề tham gia và nhận một chức vụ nào dù nhỏ trong bộ máy Nhà nước, không có chân trong Hội đồng năm trăm như Socrate, không làm tướng cầm quân như Sophocle đã từng làm. Thái độ sống của một nhà thơ uyên thâm, thức giả, phản ánh một tình trạng xã hội vừa rất phồn vinh đây đang suy sụp dần về lòng tin do cuộc chiến tranh Péloponèse hao tiền tốn của kéo dài suốt ngót ba mươi năm để rồi kết thúc bằng sự thật của Athènes.
Đọc tác phẩm "Những người Acharne" của Aristophane (425 trước công nguyên), ta có thể thấy được nỗi khổ của người dân lao động bao gồm cả nô lệ, nông dân, thợ thủ công, sự phản ứng của nhiều tầng lớp nhân dân đối với chính sách hiếu chiến của nhóm thiểu số cầm quyền.
ARISTOPHANE 446 - 386 BC
Nguồn : http://goo.gl/IKcNhK
-------------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học là một điều tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống.
Albert Einstein .
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Cám ơn lời bình luận của các bạn .
Tôi sẽ xem và trả lời ngay khi có thể .
I will review and respond to your comments as soon as possible.,
Thank you .
Trần hồng Cơ .
Co.H.Tran
MMPC-VN
cohtran@mail.com
https://plus.google.com/+HongCoTranMMPC-VN/about