Những người khốn khổ (Les Misérables) là tiểu thuyết của văn hào PhápVictor Hugo, được xuất bản năm 1862. Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ 19. Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu thế kỷ 19 kể từ thời điểm Napoléon I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Jean Valjean,
một cựu tù khổ sai tìm cách chuộc lại những lỗi lầm gây ra thời trai
trẻ. Bộ tiểu thuyết không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu, của
luật pháp, mà tác phẩm còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ 19. Chính nhà văn Victor Hugo
cũng đã viết cho người biên tập rằng: "Tôi có niềm tin rằng đây sẽ là
một trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất,
trong sự nghiệp cầm bút của mình"[1]. Những người khốn khổ cũng nổi tiếng vì đã được chuyển thể
nhiều lần thành các vở kịch, bộ phim, trong đó nổi tiếng nhất phải kể
tới vở nhạc kịch cùng tên, thường được gọi tắt là "Les Mis" (viết tắt từ Les Misérables).
Nội dung
Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.
Bản thân Những người khốn khổ có rất nhiều câu chuyện, nhân
vật với những cuộc đời khác nhau, nhưng sợi dây nối những mảnh đời riêng
biệt này lại là câu chuyện về Jean Valjean (Giăng Van-giăng), người cựu
tù khổ sai, người đang cố gắng sống vì một xã hội tốt đẹp nhưng lại
không thể thoát khỏi quá khứ của mình. Sau 19 năm ngồi tù với số tù
24601 vì ăn cướp thức ăn cho gia đình của mình đang lâm vào cảnh chết
đói, người nông dân Jean Valjean được thả. Tuy nhiên anh phải mang theo
giấy thông hành vàng, dấu hiệu cho thấy người mang nó từng phạm tội, vì
vậy Jean bị chủ quán trọ từ chối và buộc phải ngủ ngoài đường. May cho
anh là giám mục Myriel, một người nổi tiếng hay làm từ thiện đã cho Jean
Valjean một chỗ nương náu. Khi mọi người đã ngủ, Jean lại ăn cắp mấy
thứ đồ bạc của giám mục và chạy trốn, anh bị bắt lại sau đó nhưng lại
được ông Myriel cứu thoát khi nói với cảnh sát rằng đó là đồ ông tặng
cho Valjean. Khi chia tay vị giám mục già nói với Jean Valjean rằng anh
nhất định phải trở thành một người lương thiện và làm nhiều việc tốt cho
mọi người.
6 năm sau Valjean, nay mang tên ông Madeleine, đã trở thành một chủ
xưởng giàu có và là thị trưởng thành phố nhỏ nơi ông sinh sống, Valjean
phải mang tên giả để tránh sự phát hiện của thanh tra Javert
(Gia-ve) vẫn đang truy tìm ông ráo riết. Tuy nhiên số phận buộc Valjean
phải để lộ danh tính của mình khi một người đàn ông khác bị nhầm là
Jean Valjean và bị bắt đưa ra tòa. Cùng lúc này, Valjean gặp Fantine (Phăng-tin), một cô gái đang hấp hối sau khi bị đuổi việc khỏi công xưởng của ông và buộc phải làm nghề mại dâm để có tiền nuôi con gái Cosette (Cô-dét), em đang phải sống với gia đình nhà Thénardier
(Tê-nác-đi-ê) độc ác. Trước khi Fantine chết, Valjean hứa với cô sẽ
chăm sóc Cosette cẩn thận, ông trả tiền cho lão chủ quán trọ Thénardier
để giải phóng cho Cosette và cùng em chạy trốn lên Paris khỏi sự truy
đuổi của Javert. Ở Paris, hai người trú trong một nhà tu kín mà Javert
không được quyền khám xét, vì vậy họ tạm thoát khỏi sự truy lùng gắt gao
của viên thanh tra.
Eponine do Julie Lund thủ vai
10 năm sau, sau cái chết của tướng Lamarque, người duy nhất trong
giới lãnh đạo Pháp có cảm tình với giai cấp lao động, nhóm sinh viên
đứng đầu là Enjolras tức giận với chế độ đã chuẩn bị cho một cuộc cách
mạng vào đêm ngày mùng 5, rạng sáng mùng 6 tháng 6 năm 1832. Cuộc cách
mạng cũng có sự tham gia của những người nghèo khổ, trong đó có cậu bé
lang thang Gavroche (Ga-vơ-rốt). Một trong những người tham gia cách mạng là Marius Pontmercy,
một sinh viên bị gia đình xa lánh vì quan điểm tự do của mình, anh đã
đem lòng yêu Cosette, bây giờ đã trở thành một thiếu nữ hết sức xinh
đẹp. Gia đình nhà Thénardier cũng đã chuyển tới Paris, bọn họ dẫn đầu
một băng trộm đột nhập nhà của Valjean trong khi Marius đang đến chơi.
Tuy nhiên con gái của Thénardier là Éponine cũng đã đem lòng yêu người sinh viên và cô đã thuyết phục bọn trộm rời khỏi đó.
Ngày hôm sau cuộc cách mạng nổ ra, những sinh viên bắt đầu dựng chiến
lũy trên những con phố hẹp ở Paris. Khi biết người yêu của Cosette cũng
tham gia nổi dậy, Valjean đã gia nhập với họ, bởi vì ông muốn bảo vệ
Marius. Éponine cũng đứng vào hàng ngũ khởi nghĩa để bảo vệ Marius và cô
đã chết hạnh phúc trên tay Marius sau khi hứng một viên đạn thay anh.
Trong trận chiến tiếp theo, Valjean cứu sống Javert khỏi tay những người
sinh viên và để viên thanh tra đi. Ông cũng cứu được Marius khi đó đã
bị thương, nhưng tất cả những người khác, kể cả Enjolras và Gavroche đều
đã bị giết. Valjean vác theo Marius chạy trốn theo những đường cống
ngầm ở Paris, khi ra đến miệng cống ông chạm trán Javert, ông cố gắng
thuyết phục Javert cho mình thời gian để trả Marius về gia đình của anh.
Javert đồng ý đề nghị của Jean và nhận ra rằng ông ta đang bị kẹt giữa
niềm tin vào luật pháp và niềm tin vào lòng tốt của con người mà Valjean
đã cho viên thanh tra thấy, Javert cũng hiểu rằng ông không bao giờ có
thể nộp Valjean cho chính quyền được nữa. Không thể chịu đựng nổi tình
trạng khó xử này, Javert nhảy xuống sông Seine tự vẫn.
Marius và Cosette cưới nhau. Valjean đã mất niềm vui duy nhất của
cuộc sống cuối đời vì bây giờ Cosette đã không còn cần đến ông nữa.
Cosette bị Marius thuyết phục tránh xa Valjean vì anh cho rằng ông là
người có đạo đức tồi. Mãi sau đó khi Valjean đã hấp hối, Marius mới nhận
ra được lòng tốt của ông và chạy đến nhà Valjean cùng Cosette. Valjean
chỉ còn kịp tiết lộ cho hai người về quá khứ của mình và rằng ông chi là
người bố nuôi của Cosette trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời. Ông
cũng đã có niềm hạnh phúc khi ở bên là đứa con gái nuôi yêu quý và con
rể. Ông nói với họ rằng ông rất yêu quý họ, sau đó Valjean qua đời.
2. Tài liệu địa lý UNGEGN_gazetteer-grouped_by_country.pdf
Các bạn xem trang 279 về vị trí địa lý , danh xưng và tọa độ của quần đảo Hoàng sa - Trường sa .
3. Các bản tin về bản đồ cổ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" (Toàn bộ bản đồ địa lý
của đất nước) do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm 1904.
Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ
Sáng
25/7, lễ hiến tặng chính thức tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư
toàn đồ” của gia đình Tiến sĩ Mai Hồng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia
được tổ chức long trọng tại số 1, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nhân
dịp này, Blog xin trân trọng giới thiệu toàn văn nội dung lời tựa trên
tấm bản đồ quý do chính bác Mai Hồng phiên âm và dịch nghĩa.
-------------------------------------------------------------------------------------------
Tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” Tiến sĩ Mai Hồng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Phả học Việt Nam sưu tầm ,phiên âm và dịch chú Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ Phiên âm:
Địa
vực luận vi Tiêu Hà, đắc Tần chi đồ tịch. Hán nhân nãi hữu quát địa dư.
Địa chư tạp đồ, nhiên bất thiết phân suất. Hữu bất khảo chính chuẩn
vong, hoặc xưng ngoại hoang vu đản chi ngôn. Bất hợp sự thực, quan thị
tắc cổ thời diệc hữu địa dư đồ, nhi bất năng độ thế thẩm hình, lịch lịch
bất sảng dã. Hậu thế chế đồ giả, đại bất chi nhân, nhi kinh vĩ bất
minh, vị miễn thất hào mậu lý nhiên, tắc dục tri đại địa tinh vi, phi
thông thiên văn, suy toán tam ngung, lượng đẳng học, bất khả tố tự Trung
Quốc thanh uy hất ư Tây hải, Thiên chúa giáo sĩ: Lợi Mã Đậu, Thang
Nhược Vọng, Nam Hoài Nhân chư công viễn thiệp trùng dương lai Hoa truyền
đạo. Khang Hy tứ thập thất niên Mậu Tý, Thánh Tổ Nhân Hoàng đế giản
phái giáo sĩ Bạch Tấn Lôi hiếu Tư Đỗ Đức mỹ đẳng chế Vạn Lý Thành đồ.
Việt nhất niên nhi công thuyên, Thượng hỷ phục hạ, Luân âm trứ Phan Như
Lôi hiếu Tư Đỗ Đức mỹ Mạch đại thành hoạch Mông Cổ, Mãn Châu ký Trực Lệ
Sơn Đông nhị tỉnh đồ. Ngũ thập niên Tân Mão thượng mệnh giáo sĩ biến
hành thập tam tỉnh, lượng địa tạo đồ, Mạch đại Thành Thang thượng hiền
vãng Thiểm Tây, Sơn Tây, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây chư tỉnh;
Phùng Bỉnh, Chính Đức, Mã Nặc vãng Hà Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến, Giang
Nam chư tỉnh; Phí Ẩn, Hòa Phan như vãng Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu, Hồ
Quảng chư tỉnh; tứ duyệt tinh sương, qui mô thủy định. Chư giáo sĩ cộng
tập kinh sư huy hào miêu hội dĩ nhị tái cáo thành. Nãi dĩ thập ngũ tỉnh
toàn đồ. Tấu trình ngưỡng thừa, Thánh lãm mậu thưởng đặc long, tự thị
Trung Tây nhân sĩ khảo cầu Trung Hạ, dư đồ đại để tập tiền giáo sĩ
nguyên cảo, dư bất sủy cô lậu mô tả thử bức, phi cảm vị phấn bản độc
công giá ư tiền nhân chi thượng, duy sổ bách niên gian, các tỉnh, quận,
ấp cương thổ sảo cánh, cố tương khuyết giả bổ chi; ngộ giả chính chi. Vụ
sử lũy thiêm bất sai liễu như chỉ chưởng. Kỳ diên hải các khẩu, quân
phỏng hành chu đồ tăng nhập. Tự vấn quải nhất lậu, vạn bất túc dĩ cung
pháp nhãn. Nhiên hữu tri, tất cáo diệc dữ nhân đồng thiện ý dã.
Quang Tự Giáp Thìn xuân, Dư Sơn Thiên văn đài Chủ biện Sái Thượng Chất chí.*** Dịch nghĩa: ĐỊA DƯ TOÀN ĐỒ TỚI CÁC TỈNH CỦA TRIỀU ĐÌNH NHÀ THANH
Lời
bàn về Địa vực rằng: Tiêu Hà* thu lượm được Đồ tịch[1] của nhà Tần, nên
người nhà Hán mới có cái đại quát về địa dư. Đất đai hỗn tạp, nên thiết
kế dư đồ không chia tỉ lệ, lại không khảo chính theo mực thước chuẩn,
hoặc có người bảo đó là lời nói viển vông quái đản không đúng sự thực.
Xem đó cũng biết thời cổ đã có địa dư đồ, nhưng không đắc dụng cho việc
trắc địa thẩm hình, nên luôn áy náy không yên. Kẻ chế bản đồ đời sau
không phải là người thừa kế, kinh vĩ bất tường tránh sao khỏi nhỡ lời
sót nhẽ. Nhưng muốn biết sự tinh vi của miền đất rộng lớn, phi vốn học
thức thông thiên văn, suy tính tam ngung[2] thì không thể suy tưởng về
trước, từ khi uy thanh của Trung Quốc truyền lan tới các giáo sĩ Thiên
Chúa giáo ở Tây Hải: Lợi Mã Đậu[3], Thang Nhược Vọng[4], Nam Hoài
Nhân[5] vượt trùng dương tới Trung Hoa truyền đạo. Năm Mậu Tý Khang Hy
47 (1708) đời vua Thanh Thánh Tổ Nhân Hoàng đế, Thánh Tổ nhà Thanh
tuyển phái các giáo sĩ Bạch Tấn Lôi hiếu, Tư Đỗ Đức mỹ, chế tác Vạn lý
thành đồ, sau hơn một năm (1710) thì công việc hoàn thành. Vua vui mừng,
lại xuống chiếu cho [giáo sĩ] Phan Như Lôi hiếu, Tư Đỗ Đức mỹ vẽ bản đồ
Mạch đại thành của Mông Cổ, Mãn Châu hợp thành [bản đồ của] hai tỉnh
Trực Lệ và Sơn Đông.
Đến
năm Tân Mão Khang Hy 50 (1711), vua sai các giáo sĩ đi tới khắp 13
tỉnh, đo lường đất đai tạo bản đồ Mạch đại “Thành Thang chuộng hiền”, đi
về các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây; Phùng
Bỉnh, Chính Đức, Mã Nặc đi về các tỉnh Hà Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến,
Giang Nam; Phí Ẩn, Hòa Phan – như đi về các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Quí
Châu, Hồ Quảng. Trải qua một năm bốn lần đọc duyệt, qui mô bắt đầu định
hình. Các giáo sĩ đều được triệu tập về kinh đô để họ múa bút vẽ họa,
sau hai năm công việc cáo thành với bức toàn đồ 15 tỉnh, tấu trình lên
vua ngự lãm. Ngài vui khuyến khích bằng nghi lễ long trọng. Từ đấy các
nhân sĩ Trung Hoa và phương tây sưu tập khảo cứu các dư đồ Trung Quốc.
Đại để là gia cố bồi tập thêm từ các nguyên cảo của các giáo sĩ đã soạn
thảo trước đây. Ta không do dự về kiến văn cô lậu nông cạn của mình để
mô tả bức họa này lại không dám tự khoe rằng chỉ một mình có nhiều công
hơn cả tiền nhân. Duy về cương vực của các thôn ấp quận huyện ở các tỉnh
đã có thay đổi đôi chút, cho nên xem chỗ nào thiếu thì bổ sung, chỗ nào
nhầm lẫn thì đính chính sửa sang, làm bớt sai suyễn và làm sáng sủa hơn
lên để khi nhìn vào đó thấy rõ ràng như nhìn vào lòng bàn tay, tại các
cửa biển ở các miền diên hải đều phỏng họa các đường thủy tầu thuyền ra
khơi vào cảng. Tự hỏi nếu mắc một lỗi thì sẽ lấy gì đề bù đắp đầy đủ
cho cách nhìn của vạn con mắt? Nhưng nếu có tri thức tất sẽ nói được lời
nói gồm chung thiện ý với mọi người.
Mùa xuân năm Quang Tự nhà Thanh Giáp Thìn (1904), Giám đốc [Chủ biện] đài Thiên văn ở Dư Sơn Sái Thượng Chất chép. Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2012 Tiến sĩ Mai Hồng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Phả học Việt Nam Chú thích:
*
Tiêu Hà người đất Hán Bái, giúp Cao Tổ nhà Hán định thiên hạ. Cao Tổ
vào đất Quan Trung một mình Tiêu Hà độc thu Đồ tịch của nhà Tần. Lúc
Cao Tổ làm vua nhà Hán, Tiêu Hà làm Thừa tướng. Khi Cao Tổ đánh nhau với
Hạng Võ, Tiêu Hà thường giữ đất Quan Trung chuyển vận quân lương
(chuyển quĩ quân hướng). Lúcbình xong thiên hạ, tính công Tiêu Hà liệt
vào hạng nhất được phong tước Toản hầu. [1] Đồ tịch (Tuân Tử): Đồ tịch bất tri kì nghĩa (chú) Đồ là mô tả về hình thế đất đai; Tịch là sách (sổ) chép Hộ khẩu – Sổ hộ khẩu. [2]
Tam ngung: 3 góc (Luận ngữ) chép lời thời thẩy Khổng dạy: “Cử nhất
ngung bất dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã” (Chỉ cho một góc mà không
biết suy ra ba góc kia, thì ta còn nói gì nữa đây?).
* Các vị
giáo sĩ phương Tây giúp vua Khang Hy nhà Thanh lập bản đồ là: Lợi Mã Đậu
利 瑪 竇, Thang Nhược Vọng 湯 若 望, Nam Hoài Nhân 南 懷 仁. [3]
Lợi Mã Đậu 利 瑪 竇- Matteo Bicci. Theo từ điển Từ Nguyên: Ông là giáo sĩ Ý
Đại Lợi vào Trung Quốc năm Vạn Lịch thứ 8 (1580) đời vua Minh Thần
Tông. Lúc đầu Matteo Bicci tới Quảng Đông, sau đó tới Bắc Kinh xây dựng
giáo đường Thiên chúa giáo làm nhiệm vụ truyền giáo. Đó là giáo đường
Thiên chúa giáo đầu tiên ở Trung Quốc. Ông tinh thông chữ Hoa và ngữ
ngôn, trước tác Càn Khôn thể nghĩa bằng chữ Hán 2 tập đều không cần
phiên dịch. Lại phiên dịch Cơ hà nguyên bản 6 tập cũng không phiền đến
phiên dịch. Có lẽ là bút tích của Từ Quang Khải trao cho. Vậy nên thiên
văn toán pháp nhập vào Trung Quốc khởi đầu cũng từ đây. (Từ nguyên
tr.195/4) [4] – Joannes Adam Schall Von Bell.
Theo từ điển Từ Nguyên: Ông là người của hội giáo sĩ Đức vào Trung Quốc
truyền giáo của thời Minh đời Trang Liệt đế. Vua Minh đối với ông là kỳ
ngộ. Sang đời vua Thanh cũng được vua rất tín dụng. Do ông tinh thông
Thiên văn toán pháp ban cho chức Giám sự ở đài Khâm thiên giám. Không
bao lâu nhân xẩy ra chuyện, bị giam vào ngục mà chết. (Từ nguyên
tr.900/5) [5] Nam Hoài Nhân 南 懷 仁 – Ferdinandus
Verbiest. Theo từ điển Từ Nguyên: Ông là Tuyên giáo sư của hội truyền
giáo Bỉ Lợi thời nhân tới Trung Quốc đầu triều Thanh để truyền giáo được
Thánh Tổ (Khang Hy) tín nhiệm, được giao chức phó đài Khâm thiên giám,
chết được ban thụy là Cần Ý. (Từ nguyên tr.236/5)
Giáo sưKipThorne, sinh năm 1940 tạiUtah,Mỹ,làGiáo sư danh dựFeynman vềVật lý lý thuyếttại ViệnCông nghệ California ( CALTECH) . Ôngnổi tiếng vớinhiều đóng gópgiá trịchovật lý học thiên thể,thuyết tương đối, vàgóp phần rất quan trọngliên quan đến sự thành lậpphát triển những thí nghiệmsóng hấpdẫnLIGO. Ông cũng đãviết những cuốn sáchphổbiếnkhoa họcnổi tiếng, đặc biệt`hố đen ` và `Thời gian cong : các công trình củaEinstein .` Bài giảng này gồm 2 phần
1. Vortexes and Tendexes Around Black holes( Xoắn và triều quanh lỗ đen )
2. Quantum Behavior of 40kg Mirrors in Gravitational Wave Detectors ( Hoạt động lượng tử của các mirror 40kg trong máy dò sóng hấp dẫn )
------------------------------------------------------------------------------------------- Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic. Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas. Albert Einstein .
Tên đầy đủ của tác phẩm Quo Vadis là Quo Vadis: Tiểu thuyết về thời Nero; tuy nhiên tác phẩm này thường được biết dưới tên ngắn gọn là Quo Vadis. Đây là một tiểu thuyết lịch sử được sáng tác bởi văn hào Henryk Sienkiewicz, người Ba Lan. Quo Vadis trong tiếng Latin có nghĩa là "Ngài đi đâu?" Câu hỏi này liên hệ với câu Kinh Thánh (John13:36) trong Thánh Kinh Tân Ước. Trong bản dịch King James,
câu Kinh Thánh này được đọc như sau, "Si-môn Phi-e-rơ thưa cùng Ngài
rằng: Lạy Chúa! Chúa đi đâu? Đức Chúa Giê-xu đáp rằng: Nơi ta đi, bây
giờ ngươi chẳng có thể theo ta được; nhưng rồi sau ngươi sẽ theo ta." [1]
Bối cảnh sáng tác
Năm 1912, trong bức thư viết cho nhà khảo cổ và cũng là nhà phê bình văn họcPhápBoyer d'Agen, Henryk Sienkiewicz cho biết nguồn cảm hứng đề ông viết tác phẩm này bắt đầu vào năm 1893 khi ông có dịp thăm nhà thờ Quo Vadis (Chiesa del Domine Quo Vadis) tại Rome. [2] Ngôi nhà thờ này được dựng nên tại nơi Phi-e-rơ gặp Chúa Giê-xu khi ông chạy trốn. Theo truyền thuyết của Hội Thánh, khi cơn bách hại Cơ-đốc giáo tại Rome dâng cao, Sứ Đồ Phi-e-rơ
định bỏ chạy khỏi thành phố. Khi ông vừa ra khỏi thành, ông gặp Chúa
Giê-xu đi vào. Phi-e-rơ dùng câu hỏi, mà ông từng hỏi Chúa trong Phúc Âm
Giăng 13:36, để hỏi: "Lạy Chúa! Ngài đi đâu?" Chúa Giê-xu trả lời: "Vì
ngươi bỏ dân ta nên ta vào Rome để bị đóng đinh lần thứ hai." Nghe câu
nói đó, Phi-e-rơ tỉnh ngộ, quay lại Rome và cùng chịu tử vì đạo với
những tín hữu tại đó.
Nội dung
Quo Vadis thuật lại chuyện tình giữa một thiếu nữ Cơ-đốc, tên là Ligia (hoặc Lygia), và Marcus Vinicius, một quý tộc La mã. Chuyện xảy ra tại thành Rome dưới thời hoàng đế Nero khoảng năm AD 64.
Giá trị
Trước khi viết tiểu thuyết này, Sienkiewicz đã nghiên cứu rất kỹ về Đế quốc La mã
với mục đích trích dẫn các dữ kiện lịch sử được chính xác. Do đó, có
một số nhân vật lịch sử xuất hiện trong tác phẩm. Nhìn chung, tác phẩm
truyền tải một thông điệp mạnh mẽ ủng hộ Cơ-đốc giáo. Ngoài ra, tác phẩm
cũng gián tiếp giải thích về nguồn gốc sâu xa của Cơ-đốc giáo tại Ba Lan. Ligia, nhân vật nữ trong câu chuyện, là công chúa của bộ tộc Ligia, tiền thân của người Ba Lan hiện nay. [3]
Tác phẩm được viết vào mùa xuân năm 1895 tại Warsaw và hoàn tất ngày 18/02/1896 tại Nice. Vào năm 1895, tác phẩm được in từng phần trên ba nhật báo Ba Lan tại các thành phố Warsaw, Poznań và Kraków. Vài tháng sau khi tác phẩm hoàn thành, năm 1896 nhà xuất bản Genethner & Wolff in thành sách (3 tập). [4] Hiện nay, Quo Vadis đã được dịch ra hơn 50 ngôn ngữ. Cuốn tiểu thuyết này đã giúp Sienkiewicz đoạt giải Nobel Văn học vào năm 1905.
Nhiều phim đã được dựng dựa trên Quo Vadis. Phim nổi tiếng nhất là phim do Hollywood sản xuất Quo Vadis vào năm 1951. Đây cũng là phim ăn khách nhất tại Hoa Kỳ vào năm đó.
Những nhân vật trong Quo Vadis
Marcus Vinicius
là một nhân vật lịch sử. Ông là một sĩ quan cao cấp và là một quý tộc
La Mã, vừa trở lại Rome. Khi về đến nơi, Marcus gặp và yêu Ligia. Ông
hỏi ý kiến của người cậu của mình là Petronius làm thế nào để sở hữu
nàng.
Calina là một nhân vật hư cấu. Đây là tên thật của thiếu nữ này nhưng mọi người gọi nàng là Ligia (một số bản dịch gọi là Lygia). Ligia con gái của một vua Ligians
đã băng hà. Ligians là một bộ tộc dã man, do đó thiếu nữ này được biết
dưới tên cô gái Ligia. Ligia hiện đang bị giữ làm con tin bởi Quốc Hội và dân chúng Rome. Cô bị quên lãng nhiều năm bởi dân tộc mình. Là một người đẹp tuyệt vời, cô cũng là một Cơ-đốc nhân - một điều mà Marcus không biết.
C. Petronius là một nhân vật lịch sử. Ông được biết đến với danh hiệu là "người điều tiết lịch lãm", vốn là cựu thống đốc của Bythinia.
Petronius là thành viên của triều đình Nero. Ông dùng sự khôn ngoan của
mình vừa nịnh bợ vừa châm chọc Nero. Petronius được người La Mã thích
vì những quan điểm phóng khoáng. Với một chút làm biếng và vô đạo đức,
ông cố gắng giúp người cháu của mình, nhưng âm mưu xảo quyệt của ông đã
bị những người bạn Cơ-đốc của Ligia ngăn trở.
Eunice là một nhân vật hư cấu. Eunice là một nô lệ trong nhà Petronius. Eunice là một phụ nữ Hy Lạp xinh đẹp, nàng yêu ông chủ mình, mà ông không hề biết.
Chilon Chilonides là một nhân vật hư cấu. Chilon là một kẻ bịp bợm và là một thám tử tư.
Ông được Marcus mướn đi tìm Ligia. Trong nhiều bộ phim, nhân vật này bị
loại bỏ, ngoại trừ loạt phim nhiều tập do Ba lan sản xuất vào năm 2001.
Tuy nhiên trong tiểu thuyết, Chilon đóng một vai trò quan trọng. Một kẻ
phản bội đôi và kết cuộc của hắn là nguồn cảm hứng từ Thánh Dismas.
Nero
là một nhân vật lịch sử. Nero được minh họa như là một hoàng đế bất
tài, nhỏ mọn và tàn ác, bị thao túng bởi quần thần. Ông thích nghe lời
của những kẻ tâng bốc và dối gạt.
Tigellinus là một nhân vật lịch sử. Tigellinus là thủ lãnh quyền uy của Đội Ngự Lâm Praetorian. Ông là đối thủ của Petronius trong việc giành ân huệ của Nero và là người xúi giục Nero làm nhiều điều gian ác.
Poppaea Sabina là một nhân vật lịch sử, là vợ của Nero. Bà vô cùng ghen ghét Ligia.
Claudia Acte
là một nhân vật lịch sử. Bà là một nô lệ và từng là người tình của
Nero. Nero đã chán và quên lãng Claudia, nhưng bà vẫn còn yêu ông. Bà
nghiên cứu niềm tin Cơ-đốc, nhưng nghĩ mình không xứng đáng để theo đạo.
Aulus Plautius là một nhân vật lịch sử. Ông là một đại tướng La Mã đáng kính đã về hưu. Aulus đã lãnh đạo cuộc chinh phục Anh Quốc.
Aulus dường như không biết - hay không muốn biết - rằng Pomponia, vợ
của ông, và Ligia, con gái nuôi, là những người theo Cơ-đốc giáo.
Pomponia Graecina
là một nhân vật lịch sử, đã theo Cơ-đốc giáo. Bà rất được kính trọng.
Aulus và Pomponia là cha mẹ nuôi của Ligia nhưng họ không biết làm thế
nào để hợp thức hóa việc này. Theo luật La Mã, Ligia vẫn là con tin của
nước La Mã, tức thuộc về hoàng đế, nên cặp vợ chồng già này chỉ có trách
nhiệm chăm nom mà thôi.
Ursus là nhân nhân vật hư cấu, là người bảo vệ Ligia. Là người cùng bộ tộc với Ligia, Ursus từng phục vụ người mẹ quá cố của Ligia. Ursus rất trung thành với công chúa của mình. Là một tín hữu Cơ-đốc, Ursus
cố gắng vâng giữ những lời dạy dỗ trong niềm tin Cơ-đốc măc cho kích
thước to lớn, sức mạnh và đầu óc thiếu văn minh của mình. Ông được minh
họa như là một nhà quý tộc của những người thiếu văn minh.
Thánh Phi-e-rơ là một nhân vật lịch sử. Ông được mô tả là một cụ già mệt mỏi với trách nhiệm phải rao truyền sứ điệp về Đấng Cứu Thế.
Phi-e-rơ kinh ngạc về quyền lực của La Mã và sự tàn ác của hoàng đế
Nero, người mà ông gọi là Con Thú. Đôi khi Phi-e-rơ hoang mang không
biết mình có thể tiếp tục gieo và bảo vệ 'hạt giống tốt' của niềm tin
Cơ-đốc hay không.
Thánh Phao-lô là một nhân vật lịch sử. Ông là người nhận trách nhiệm chính mình cải đạo Marcus.
Crispus là nhân vật hư cấu. Ông coi Cơ-đốc nhân là những người gần như cuồng tín.
wxMaxima 0.8.5
-
I have released wxMaxima version 0.8.5. There are no major changes in this
release. One of the cool things added are two new translations (Greek an
Japanes...
The Day in Photos – November 5, 2019
-
[image: Hindu women worship the Sun god in the polluted waters of the river
Yamuna during the Hindu religious festival of Chatth Puja in New Delhi,
India, ...
Bài tập B24.Tích phân học toán 12.docx
-
Để có thêm nguồn tư liệu cho HS học tập thi HK 2023 MÔN TOÁN, ÔN TẬP TRONG
LÚC HỌC TOÁN TRONG LỚP, EBOOKTOAN SƯU TẬP CÁC FILE TOÁN DOCX ĐỂ PHỤC VỤ CÁC
TH...
VERBATIM, Verbatim
-
By Erin McKean, editor of VERBATIM. VERBATIM: The Language Quarterly began
as a simple six-page pamphlet in 1974, a project launched by lexicographer
Laure...
The Orbit of Kepler 16b
-
[image: The Orbit of Kepler 16b]NASA's Kepler space telescope recently made
the news by finding a planet that orbits a double-star system, a situation
that...
implicitplot misbehaves in Maple 2024
-
>
restart;
Here are the graphs of a parabola and a straight line:
>
plots:-display(
plot(x^2, x=-1..1),
plot((x+1)/2, x=-1..1),
colo...
Find All Wolfram News in One Place—The Wolfram Blog
-
This is the final post here at the Wolfram|Alpha Blog. Approximately six
and a half years ago our launch team started the Wolfram|Alpha blog just
prior to ...