Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Hiển thị các bài đăng có nhãn luật pháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn luật pháp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - Phần 3 . MÓN QUÀ TẶNG CHO TRUNG QUỐC .

MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - Phần 3 .
MÓN QUÀ TẶNG CHO TRUNG QUỐC .





 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Khoa học là một điều tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống.

 Albert Einstein .

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC.

AUGUSTE  COMTE  

VÀ NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC .




Triết học phương Tây
Triết học thế kỷ 19
Auguste Comte.jpg
Tên:Isidore Auguste Marie François Xavier Comte
Sinh:17 tháng 1 năm 1798
Cờ của Pháp MontpellierPháp
Mất:5 tháng 91857
Cờ của Pháp ParisPháp
Trường phái:Sociology
Positivism
Ảnh hưởng bởi:Adam Smith,Jean-Baptiste SayWilliam RobertsonDavid HumeMarie Antoine CondorcetJean-Jacques Rosseau
Ảnh hưởng tới:Karl MarxMichel Houellebecq




Auguste Comte (tên đầy đủ: Isidore Auguste Marie François Xavier Comte; 17 tháng 1 năm 1798 – 5 tháng 9 năm 1857) là một nhà tư tưởng Pháp, nhà lý thuyết xã hội, người tạo ra ngành xã hội học, nhà thực chứng luận đã đưa ra thuật ngữ "Xã hội học" ("Sociology"). Ông đã đóng góp không nhỏ vào lĩnh vực xã hội học của thế giới, những đóng góp của ông về mặt lý thuyết như quan niệm về xã hội học xem xã hội học là khoa học nghiên cứu các tổ chức xã hội. Quan điểm nhìn nhận về xã hội và cấu trúc xã hội bao gồm: bộ phận, thành tố, quan hệ, sắp xếp theo trật tự nhất định. Ông xem xã hội là một hệ thống có cấu trúc, cá nhân, gia đình và các tổ chức xã hội.


Tiểu sử

Auguste Comte sinh ra tại Montpellier trong một gia đình Gia tô giáo và theo xu hướng quân chủ, ở tây nam nước Pháp; nhưng ông đã trở thành một người có tư tưởng tự do và cách mạng rất sớm. Năm 1814, Sau khi học xong phổ thông, ông trúng tuyển vào Trường Bách khoa Paris. Đây là ngôi trường nổi tiếng với những đào tạo chuyên sâu về Chủ nghĩa cộng hòa và tiến bộ. Khi trường này đóng cửa vào năm 1816 để tái tổ chức, Comte rời trường và tiếp tục học tại trường Y ở Montpellier. Khi trường Bách khoa mở lại ông cũng không xin quay lại học.
Sau khi trở về Montpellier, Comte nhận ra sự khác biệt với gia đình và quyết định trở lại Paris, ông kiếm sống bằng nhiều việc vụn vặt. Tháng 8 năm 1817 Comte trở thành học sinh và thư kí cho Claude Henri de Rouvroy, Comte de Saint-Simon, những người đã đưa ông tiếp xúc với giới tri thức. Chính trong thời gian này Comte đã cho xuất bản những tiểu luận trong rất nhiều ấn bản đỡ đầu bởi Saint-Simon, L'Industrie, Le Politique, Le Censeur Européen và L'Organisateur, dù không xuất bản dưới tên riêng cho tới tận tác phẩm "La séparation générale des entre les opinions et les désirs" năm 1819. Năm 1824, Comte tách khỏi Saint-Simon do có những khác biệt không thể dung hòa.
Comte sau đó đã nhận ra những gì ông muốn làm - đó là tiếp tục nghiên cứu thuyết thực chứng. Ông cho xuất bản Plan de travaux scientifiques nécessaires pour réorganiser la société (1822), dù vậy ông vẫn không nhận được một công việc ổn định, cuộc sống của Comte phải dựa vào tiền hỗ trợ từ bạn bè. Năm 1926, ông bắt đầu giảng giáo trình triết học thực chứng.
Ông kết hôn với Caroline Massin, nhưng ly hôn vào năm 1842. Năm 1826 Comte được đưa tới bệnh viện thần kinh nhưng rời viện trong tình trạng chưa được chữa trị vì ông muốn tiếp tục công việc dang dở . Trong khoảng thời gian này cho tới khi ly hôn, Comte cho xuất bản sáu tập của Cours.

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - Phần 1 .

MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ HOÀNG SA - TRƯỜNG SA .

ĐỊA DƯ TOÀN ĐỒ TỚI CÁC TỈNH
 
CỦA TRIỀU ĐÌNH NHÀ THANH KHẲNG ĐỊNH BIÊN GIỚI TRUNG HOA THỜI MÃN 


THANH ĐẾN ĐẢO HẢI NAM . 
 

 

 Dưới đây là một số tư liệu , bản đồ về Hoàng sa - Trường sa 

1. Bản đồ của ICSM - có chú thích tên quần đảo Hoàng sa - Trường sa .



 
Nguồn : ISCGM - www.icsm.gov.au/cgna/ungegn.html

 


 
2. Tài liệu địa lý  UNGEGN_gazetteer-grouped_by_country.pdf

Các bạn xem trang 279 về vị trí địa lý , danh xưng và tọa độ của quần đảo Hoàng sa - Trường sa .





3. Các bản tin về bản đồ cổ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm 1904.



Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ

Sáng 25/7, lễ hiến tặng chính thức tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” của gia đình Tiến sĩ Mai Hồng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia được tổ chức long trọng tại số 1, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nhân dịp này, Blog xin trân trọng giới thiệu toàn văn nội dung lời tựa trên tấm bản đồ quý do chính bác Mai Hồng phiên âm và dịch nghĩa.
-------------------------------------------------------------------------------------------
Tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”
Tiến sĩ Mai Hồng
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Phả học Việt Nam
sưu tầm ,phiên âm và dịch chú
Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ
Phiên âm:
Địa vực luận vi Tiêu Hà, đắc Tần chi đồ tịch. Hán nhân nãi hữu quát địa dư. Địa chư tạp đồ, nhiên bất thiết phân suất. Hữu bất khảo chính chuẩn vong, hoặc xưng ngoại hoang vu đản chi ngôn. Bất hợp sự thực, quan thị tắc cổ thời diệc hữu địa dư đồ, nhi bất năng độ thế thẩm hình, lịch lịch bất sảng dã. Hậu thế chế đồ giả, đại bất chi nhân, nhi kinh vĩ bất minh, vị miễn thất hào mậu lý nhiên, tắc dục tri đại địa tinh vi, phi thông thiên văn, suy toán tam ngung, lượng đẳng học, bất khả tố tự Trung Quốc thanh uy hất ư Tây hải, Thiên chúa giáo sĩ:  Lợi Mã Đậu, Thang Nhược Vọng, Nam Hoài Nhân chư công viễn thiệp trùng dương lai Hoa truyền đạo. Khang Hy tứ thập thất niên Mậu Tý, Thánh Tổ Nhân Hoàng đế giản phái giáo sĩ Bạch Tấn Lôi hiếu Tư Đỗ Đức mỹ đẳng chế Vạn Lý Thành đồ. Việt nhất niên nhi công thuyên, Thượng hỷ phục hạ, Luân âm trứ Phan Như Lôi hiếu Tư Đỗ Đức mỹ Mạch đại thành hoạch Mông Cổ, Mãn Châu ký Trực Lệ Sơn Đông nhị tỉnh đồ. Ngũ thập niên Tân Mão thượng mệnh giáo sĩ biến hành thập tam tỉnh, lượng địa tạo đồ, Mạch đại Thành Thang thượng hiền vãng Thiểm Tây, Sơn Tây, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây chư tỉnh; Phùng Bỉnh, Chính Đức, Mã Nặc vãng Hà Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến, Giang Nam chư tỉnh; Phí Ẩn, Hòa Phan như vãng Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu, Hồ Quảng chư tỉnh; tứ duyệt tinh sương, qui mô thủy định. Chư giáo sĩ cộng tập kinh sư huy hào miêu hội dĩ nhị tái cáo thành. Nãi dĩ thập ngũ tỉnh toàn đồ. Tấu trình ngưỡng thừa, Thánh lãm mậu thưởng đặc long, tự thị Trung Tây nhân sĩ khảo cầu Trung Hạ, dư đồ đại để tập tiền giáo sĩ nguyên cảo, dư bất sủy cô lậu mô tả thử bức, phi cảm vị phấn bản độc công giá ư tiền nhân chi thượng, duy sổ bách niên gian, các tỉnh, quận, ấp cương thổ sảo cánh, cố tương khuyết giả bổ chi; ngộ giả chính chi. Vụ sử lũy thiêm bất sai liễu như chỉ chưởng. Kỳ diên hải các khẩu, quân  phỏng hành chu đồ tăng nhập. Tự vấn quải nhất lậu, vạn bất túc dĩ cung pháp nhãn. Nhiên hữu tri, tất cáo diệc dữ nhân đồng thiện ý dã.
Quang Tự Giáp Thìn xuân, Dư Sơn Thiên văn đài Chủ biện Sái Thượng Chất chí. ***
Dịch nghĩa:                ĐỊA DƯ TOÀN ĐỒ TỚI CÁC TỈNH
                                     CỦA TRIỀU ĐÌNH NHÀ THANH
Lời bàn về Địa vực rằng: Tiêu Hà* thu lượm được Đồ tịch[1] của nhà Tần, nên người nhà Hán mới có cái đại quát về địa dư. Đất đai hỗn tạp, nên thiết kế dư đồ không chia tỉ lệ, lại không khảo chính theo mực thước chuẩn, hoặc có người bảo đó là  lời nói viển vông quái đản không đúng sự thực. Xem đó cũng biết thời cổ đã có địa dư đồ, nhưng không đắc dụng cho việc trắc địa thẩm hình, nên luôn áy náy không yên. Kẻ chế bản đồ đời sau không phải là người thừa kế, kinh vĩ bất tường tránh sao khỏi nhỡ lời sót nhẽ. Nhưng muốn biết sự tinh vi của miền đất rộng lớn, phi vốn học thức thông thiên văn, suy tính tam ngung[2] thì không thể suy tưởng về trước, từ khi uy thanh của Trung Quốc truyền lan tới các giáo sĩ Thiên Chúa giáo ở Tây Hải: Lợi Mã Đậu[3], Thang Nhược Vọng[4], Nam Hoài Nhân[5] vượt trùng dương tới Trung Hoa truyền đạo. Năm Mậu Tý Khang Hy 47 (1708)  đời vua Thanh Thánh Tổ Nhân Hoàng đế, Thánh Tổ nhà Thanh tuyển phái các giáo sĩ Bạch Tấn Lôi hiếu, Tư Đỗ Đức mỹ, chế tác Vạn lý thành đồ, sau hơn một năm (1710) thì công việc hoàn thành. Vua vui mừng, lại xuống chiếu cho [giáo sĩ] Phan Như Lôi hiếu, Tư Đỗ Đức mỹ vẽ bản đồ Mạch đại thành của Mông Cổ, Mãn Châu hợp thành [bản đồ của] hai tỉnh Trực Lệ và Sơn Đông.
Đến năm Tân Mão Khang Hy 50 (1711), vua sai các giáo sĩ đi tới khắp 13 tỉnh, đo lường đất đai tạo bản đồ Mạch đại “Thành Thang chuộng hiền”, đi về các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây; Phùng Bỉnh, Chính Đức, Mã Nặc đi về các tỉnh Hà Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến, Giang Nam; Phí Ẩn, Hòa Phan – như đi về các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Quí Châu, Hồ Quảng. Trải qua một năm bốn lần đọc duyệt, qui mô bắt đầu định hình. Các giáo sĩ đều được triệu tập về kinh đô để họ múa bút vẽ họa, sau hai năm công việc cáo thành với bức toàn đồ 15 tỉnh, tấu trình lên vua ngự lãm. Ngài vui khuyến khích bằng nghi lễ long trọng. Từ đấy các nhân sĩ Trung Hoa và phương tây sưu tập khảo cứu các dư đồ Trung Quốc. Đại để là gia cố bồi tập thêm từ các nguyên cảo của các giáo sĩ đã soạn thảo trước đây. Ta không do dự về kiến văn cô lậu nông cạn của mình để mô tả bức họa này lại không dám tự khoe rằng chỉ một mình có nhiều công hơn cả tiền nhân. Duy về cương vực của các thôn ấp quận huyện ở các tỉnh đã có thay đổi đôi chút, cho nên xem chỗ nào thiếu thì bổ sung, chỗ nào nhầm lẫn thì đính chính sửa sang, làm bớt sai suyễn và làm sáng sủa hơn lên để khi nhìn vào đó thấy rõ ràng như nhìn vào lòng bàn tay, tại các cửa biển ở các miền diên hải đều phỏng họa các đường thủy tầu thuyền ra khơi vào cảng. Tự hỏi nếu mắc một lỗi thì sẽ lấy gì  đề bù đắp đầy đủ cho cách nhìn của vạn con mắt? Nhưng nếu có tri thức tất sẽ nói được lời nói gồm chung thiện ý với mọi người.
Mùa xuân năm Quang Tự nhà Thanh Giáp Thìn (1904), Giám đốc [Chủ biện] đài Thiên văn ở Dư Sơn Sái Thượng Chất chép.
Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2012
Tiến sĩ Mai Hồng
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Phả học Việt Nam
Chú thích:
* Tiêu Hà người đất Hán Bái, giúp Cao Tổ nhà Hán định thiên hạ. Cao Tổ vào đất Quan Trung một  mình Tiêu Hà độc thu Đồ tịch của nhà Tần. Lúc Cao Tổ làm vua nhà Hán, Tiêu Hà làm Thừa tướng. Khi Cao Tổ đánh nhau với Hạng Võ, Tiêu Hà thường giữ đất Quan Trung chuyển vận quân lương (chuyển quĩ quân hướng). Lúcbình xong thiên hạ, tính công Tiêu Hà liệt vào hạng nhất được phong tước Toản hầu.
[1] Đồ tịch (Tuân Tử): Đồ tịch bất tri kì nghĩa (chú) Đồ là mô tả về hình thế đất đai; Tịch là sách (sổ) chép Hộ khẩu – Sổ hộ khẩu.
[2] Tam ngung: 3 góc (Luận ngữ) chép lời thời thẩy Khổng dạy: “Cử nhất ngung bất dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã” (Chỉ cho một góc mà không biết suy ra ba góc kia, thì ta còn nói gì nữa đây?).
* Các vị giáo sĩ phương Tây giúp vua Khang Hy nhà Thanh lập bản đồ là: Lợi Mã Đậu 利 瑪 竇, Thang Nhược Vọng 湯 若 望, Nam Hoài Nhân 南 懷  仁.
[3] Lợi Mã Đậu 利 瑪 竇- Matteo Bicci. Theo từ điển Từ Nguyên: Ông là giáo sĩ Ý Đại Lợi vào Trung Quốc năm Vạn Lịch thứ 8 (1580) đời vua Minh Thần Tông. Lúc đầu Matteo Bicci tới Quảng Đông, sau đó tới Bắc Kinh xây dựng giáo đường Thiên chúa giáo làm nhiệm vụ truyền giáo. Đó là giáo đường Thiên chúa giáo đầu tiên ở Trung Quốc.  Ông tinh thông chữ Hoa và ngữ ngôn, trước tác Càn Khôn thể nghĩa bằng chữ Hán 2 tập đều không cần phiên dịch. Lại phiên dịch Cơ hà nguyên bản 6 tập cũng không phiền đến phiên dịch. Có lẽ là bút tích của Từ Quang Khải trao cho. Vậy nên thiên văn toán pháp nhập vào Trung Quốc khởi đầu cũng từ đây. (Từ nguyên tr.195/4)
[4] – Joannes Adam Schall Von Bell. Theo từ điển Từ Nguyên: Ông là người của hội giáo sĩ Đức vào Trung Quốc truyền giáo của thời Minh đời  Trang Liệt đế. Vua Minh đối với ông là kỳ ngộ. Sang đời vua Thanh cũng được vua rất tín dụng. Do ông tinh thông Thiên văn toán pháp ban cho chức Giám sự ở đài Khâm thiên giám. Không bao lâu nhân xẩy ra chuyện, bị giam vào ngục mà chết. (Từ nguyên tr.900/5)
[5] Nam Hoài Nhân 南 懷  仁 – Ferdinandus Verbiest. Theo từ điển Từ Nguyên: Ông là Tuyên giáo sư của hội truyền giáo Bỉ Lợi thời nhân tới Trung Quốc đầu triều Thanh để truyền giáo được Thánh Tổ  (Khang Hy) tín nhiệm, được giao chức phó đài Khâm thiên giám, chết được ban thụy là Cần Ý. (Từ nguyên tr.236/5)

Theo Baotanglichsu

http://baotanglichsu.vn/portal/vi/Trang-chu/mid/29453A92/

 * Nguồn :  http://doanvantiet.vnweblogs.com/post/7634/374847



Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

LUẬT BIỂN VIỆT NAM .

LUẬT BIỂN VIỆT NAM .

Cập nhật lúc 01:30, Thứ tư, 18/07/2012 (GMT+7)
LTS - Ngày 2-7-2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký các lệnh công bố 13 đạo luật và hai nghị quyết, đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Khóa XIII, thông qua tại kỳ họp thứ ba vừa qua. Từ số báo hôm nay, Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc toàn văn một số luật nói trên. Dưới đây là toàn văn Luật Biển Việt Nam, được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-6-2012.
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật Biển Việt Nam.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ÐỊNH CHUNG
Ðiều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.
Ðiều 2. Áp dụng pháp luật
1. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về chủ quyền, chế độ pháp lý của vùng biển Việt Nam thì áp dụng quy định của Luật này.
2. Trường hợp quy định của Luật này khác với quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.  
Ðiều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
2. Vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.
3. Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động cơ.
4. Tàu quân sự là tàu thuyền thuộc lực lượng vũ trang của một quốc gia và mang dấu hiệu bên ngoài thể hiện rõ quốc tịch của quốc gia đó, do một sĩ quan hải quân phục vụ quốc gia đó chỉ huy, người chỉ huy này có tên trong danh sách sĩ quan hay trong một tài liệu tương đương; được điều hành bởi thủy thủ đoàn hoạt động theo các điều lệnh kỷ luật quân sự.
5. Tàu thuyền công vụ là tàu thuyền chuyên dùng để thực hiện các công vụ của Nhà nước không vì mục đích thương mại.
6. Tài nguyên bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật thuộc khối nước, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.
7. Ðường đẳng sâu là đường nối liền các điểm có cùng độ sâu ở biển.
Ðiều 4. Nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển
1. Quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế khác mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Các cơ quan, tổ chức và mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
3. Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế.
Ðiều 5. Chính sách quản lý và bảo vệ biển
1. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển.
2. Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo một cách bền vững phục vụ mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển bền vững các vùng biển phù hợp với điều kiện của từng vùng biển và bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; tăng cường thông tin, phổ biến về tiềm năng, chính sách, pháp luật về biển.
4. Khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển, bảo hộ hoạt động của tổ chức, công dân Việt Nam ngoài các vùng biển Việt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật quốc tế, pháp luật của quốc gia ven biển có liên quan.
5. Ðầu tư bảo đảm hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển, nâng cấp cơ sở hậu cần phục vụ cho các hoạt động trên biển, đảo và quần đảo, phát triển nguồn nhân lực biển.
6. Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo; chế độ ưu đãi đối với các lực lượng tham gia quản lý và bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo.
Ðiều 6. Hợp tác quốc tế về biển
1. Nhà nước đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở pháp luật quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, các bên cùng có lợi.
2. Nội dung hợp tác quốc tế về biển bao gồm:
a) Ðiều tra, nghiên cứu biển, đại dương; ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ;
b) Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống và cảnh báo thiên tai;
c) Bảo vệ đa dạng sinh học biển, hệ sinh thái biển;
d) Phòng chống ô nhiễm môi trường biển, xử lý chất thải từ hoạt động kinh tế biển, ứng phó sự cố tràn dầu;
đ) Tìm kiếm, cứu nạn trên biển;
e) Phòng, chống tội phạm trên biển;
g) Khai thác bền vững tài nguyên biển, phát triển du lịch biển.
Ðiều 7. Quản lý nhà nước về biển
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biển trong phạm vi cả nước.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về biển.
CHƯƠNG II
VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Ðiều 8. Xác định đường cơ sở
Ðường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
Ðiều 9. Nội thủy
Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.
Ðiều 10. Chế độ pháp lý của nội thủy
Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền.
Ðiều 11. Lãnh hải
Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển.
Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
Ðiều 12. Chế độ pháp lý của lãnh hải
1. Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
2. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Ðối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
3. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam.
Ðiều 13. Vùng tiếp giáp lãnh hải
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
Ðiều 14. Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải
1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các quyền khác quy định tại Ðiều 16 của Luật này đối với vùng tiếp giáp lãnh hải.
2. Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.
Ðiều 15. Vùng đặc quyền kinh tế
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Ðiều 16. Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế
1. Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện:
a) Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế;
b) Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;
c) Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.
2. Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.
Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.
4. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển được thực hiện theo quy định tại Ðiều 17 và Ðiều 18 của Luật này.
Ðiều 17. Thềm lục địa
Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.
Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét (m). 
Ðiều 18. Chế độ pháp lý của thềm lục địa
1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên.
2. Quyền chủ quyền quy định tại khoản 1 Ðiều này có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam.
3. Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa.
4. Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo quy định của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.
Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.
Ðiều 19. Ðảo, quần đảo
1. Ðảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.
Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.
2. Ðảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.
Ðiều 20. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của đảo, quần đảo
1. Ðảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
2. Ðảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
3. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các điều 9, 11, 13, 15 và 17 của Luật này và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê tọa độ địa lý do Chính phủ công bố.
Ðiều 21. Chế độ pháp lý của đảo, quần đảo
1. Nhà nước thực hiện chủ quyền trên đảo, quần đảo của Việt Nam.
2. Chế độ pháp lý đối với vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được thực hiện theo quy định tại các điều 10, 12, 14, 16 và 18 của Luật này.
CHƯƠNG III
HOẠT ÐỘNG TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Ðiều 22. Quy định chung
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động trong vùng biển Việt Nam phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia của Việt Nam, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tàu thuyền, tổ chức, cá nhân hoạt động trong vùng biển Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế  mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Ðiều 23. Ði qua không gây hại trong lãnh hải
1. Ði qua lãnh hải là việc tàu thuyền nước ngoài đi trong lãnh hải Việt Nam nhằm một trong các mục đích sau:
a) Ði ngang qua nhưng không đi vào nội thủy Việt Nam, không neo đậu lại trong một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu ở bên ngoài nội thủy Việt Nam;
b) Ði vào hoặc rời khỏi nội thủy Việt Nam hay đậu lại hoặc rời khỏi một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu ở bên ngoài nội thủy Việt Nam.
2. Việc đi qua lãnh hải phải liên tục và nhanh chóng, trừ trường hợp gặp sự cố hàng hải, sự cố bất khả kháng, gặp nạn hoặc vì mục đích phải cứu giúp người, tàu thuyền hay tàu bay đang gặp nạn.
3. Việc đi qua không gây hại trong lãnh hải không được làm phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn trên biển. Việc đi qua của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam bị coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn xã hội nếu tàu thuyền đó tiến hành bất kỳ một hành vi nào sau đây:
a) Ðe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam;
b) Ðe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác; thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc;
c) Luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào;
d) Thu thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam;
đ) Tuyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam;
e) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền;
g) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện quân sự lên tàu thuyền;
h) Bốc, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế, y tế hoặc xuất nhập cảnh;
i) Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển;
k) Ðánh bắt hải sản trái phép;
l) Nghiên cứu, điều tra, thăm dò trái phép;
m) Làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc hoặc của thiết bị hay công trình khác của Việt Nam;
n) Tiến hành hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.
Ðiều 24. Nghĩa vụ khi thực hiện quyền đi qua không gây hại
1. Khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về nội dung sau đây:
a) An toàn hàng hải và điều phối giao thông đường biển, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông;
b) Bảo vệ thiết bị và hệ thống bảo đảm hàng hải, thiết bị hay công trình khác;
c) Bảo vệ đường dây cáp và ống dẫn;
d) Bảo tồn tài nguyên sinh vật biển;
đ) Hoạt động đánh bắt, khai thác và nuôi trồng hải sản;
e) Gìn giữ môi trường biển, ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển;
g) Nghiên cứu khoa học biển và đo đạc thủy văn;
h) Hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh.
2. Thuyền trưởng tàu thuyền nước ngoài chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc chuyên chở chất phóng xạ, chất độc hại hoặc nguy hiểm, khi đi trong lãnh hải Việt Nam có nghĩa vụ sau đây:
a) Mang đầy đủ tài liệu kỹ thuật liên quan tới tàu thuyền và hàng hóa trên tàu thuyền, tài liệu về bảo hiểm dân sự bắt buộc;
b) Sẵn sàng cung cấp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam mọi tài liệu liên quan đến thông số kỹ thuật của tàu thuyền cũng như của hàng hóa trên tàu thuyền;
c) Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa đặc biệt đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên áp dụng đối với các loại tàu thuyền này;
d) Tuân thủ quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về việc áp dụng biện pháp phòng ngừa đặc biệt, kể cả cấm không được đi qua lãnh hải Việt Nam hoặc buộc phải rời ngay khỏi lãnh hải Việt Nam trong trường hợp có dấu hiệu hoặc bằng chứng rõ ràng về khả năng gây rò rỉ hoặc làm ô nhiễm môi trường.
Ðiều 25. Tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại
1. Chính phủ quy định về việc công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại nhằm bảo đảm an toàn hàng hải.
2. Tàu thuyền nước ngoài chở dầu hoặc chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc chuyên chở chất phóng xạ, chất độc hại hay nguy hiểm khi đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam có thể bị buộc phải đi theo tuyến hàng hải quy định cụ thể cho từng trường hợp.
Ðiều 26. Vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải
1. Ðể bảo vệ chủ quyền, quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia hoặc an toàn hàng hải, bảo vệ tài nguyên, sinh thái biển, chống ô nhiễm, khắc phục sự cố, thảm họa môi trường biển, phòng chống lây lan dịch bệnh, Chính phủ thiết lập vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam.
2. Việc thiết lập vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Ðiều này phải được thông báo rộng rãi trong nước và quốc tế trong "Thông báo hàng hải", theo tập quán hàng hải quốc tế, chậm nhất là 15 ngày trước khi áp dụng hoặc thông báo ngay sau khi áp dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Ðiều 27. Tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam
1. Tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài chỉ được đi vào nội thủy, neo đậu tại một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu trong nội thủy hoặc công trình cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy Việt Nam theo lời mời của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với quốc gia mà tàu mang cờ.
2. Tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài khi ở trong nội thủy, cảng, bến hay nơi trú đậu trong nội thủy hoặc các công trình cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và phải hoạt động phù hợp với lời mời của Chính phủ Việt Nam hoặc thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Ðiều 28. Trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam
Tàu quân sự của nước ngoài khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam mà có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam thì lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam có quyền yêu cầu tàu thuyền đó chấm dứt ngay hành vi vi phạm, rời khỏi lãnh hải Việt Nam ngay lập tức nếu đang ở trong lãnh hải Việt Nam. Tàu thuyền vi phạm phải tuân thủ các yêu cầu, mệnh lệnh của lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam.
Trường hợp tàu quân sự, tàu thuyền công vụ của nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam mà có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật quốc tế có liên quan thì quốc gia mà tàu mang cờ phải chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại do tàu thuyền đó gây ra cho Việt Nam.
Ðiều 29. Hoạt động của tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam
Trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ.
Ðiều 30. Quyền tài phán hình sự đối với tàu thuyền nước ngoài
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền tiến hành các biện pháp để bắt người, điều tra đối với tội phạm xảy ra trên tàu thuyền nước ngoài sau khi rời khỏi nội thủy và đang đi trong lãnh hải Việt Nam.
2. Ðối với tội phạm xảy ra trên tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải Việt Nam nhưng không phải ngay sau khi rời khỏi nội thủy Việt Nam, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền tiến hành bắt người, điều tra trong các trường hợp sau đây:
a) Hậu quả của việc phạm tội ảnh hưởng đến Việt Nam;
b) Việc phạm tội có tính chất phá hoại hòa bình của Việt Nam hay trật tự trong lãnh hải Việt Nam;
c) Thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu thuyền mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
d) Ðể ngăn chặn hành vi mua bán người, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy.
3. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được tiến hành bất kỳ biện pháp nào trên tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải Việt Nam để bắt giữ người hay điều tra việc phạm tội đã xảy ra trước khi tàu thuyền đó đi vào lãnh hải Việt Nam nếu như tàu thuyền đó xuất phát từ một cảng nước ngoài và chỉ đi trong lãnh hải mà không đi vào nội thủy Việt Nam, trừ trường hợp cần ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm môi trường biển hoặc để thực hiện quyền tài phán quốc gia quy định tại điểm b khoản 1 Ðiều 16 của Luật này.
4. Việc thực hiện biện pháp tố tụng hình sự phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Ðiều 31. Quyền tài phán dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài
1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được buộc tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải phải dừng lại hoặc thay đổi hành trình chỉ vì mục đích thực hiện quyền tài phán dân sự đối với cá nhân đang ở trên tàu thuyền đó.
2. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được tiến hành các biện pháp bắt giữ hay xử lý về mặt dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài đang đi trong vùng biển Việt Nam, trừ nội thủy, trừ trường hợp việc thi hành các biện pháp này liên quan đến nghĩa vụ đã cam kết hay trách nhiệm dân sự mà tàu thuyền phải đảm nhận trong khi đi qua hoặc để được đi qua vùng biển Việt Nam.
3. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có thể áp dụng các biện pháp bắt giữ hay xử lý tàu thuyền nước ngoài nhằm mục đích thực hiện quyền tài phán dân sự nếu tàu thuyền đó đang đậu trong lãnh hải hoặc đi qua lãnh hải sau khi rời khỏi nội thủy Việt Nam.
Ðiều 32. Thông tin liên lạc trong cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam
Tổ chức, cá nhân và tàu thuyền khi ở trong các cảng, bến hay nơi trú đậu trong nội thủy hay trong công trình cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy Việt Nam chỉ được tiến hành thông tin liên lạc theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan.
Ðiều 33. Tìm kiếm, cứu nạn và cứu hộ
1. Trường hợp người, tàu thuyền hoặc phương tiện bay gặp nạn hoặc nguy hiểm trên biển cần sự cứu giúp thì phải phát tín hiệu cấp cứu theo quy định và khi điều kiện cho phép phải thông báo ngay cho cảng vụ hàng hải hay trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam hay nhà chức trách địa phương nơi gần nhất biết để được giúp đỡ, hướng dẫn cần thiết.
2. Khi nhận biết tình trạng người, tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm hay nhận được tín hiệu cấp cứu của người, tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm cần được cứu giúp, mọi cá nhân, tàu thuyền khác phải bằng mọi cách tiến hành cứu giúp người, tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy hiểm đến tàu thuyền, những người đang ở trên tàu thuyền của mình và kịp thời thông báo cho cá nhân, tổ chức liên quan biết.
3. Nhà nước bảo đảm sự giúp đỡ cần thiết theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế có liên quan và trên tinh thần nhân đạo để người và tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm trên biển có thể nhanh chóng được tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả.
4. Trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, Nhà nước có đặc quyền trong việc thực hiện các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ người và tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm cần sự cứu giúp.
5. Lực lượng có thẩm quyền có quyền huy động cá nhân, tàu thuyền đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam tham gia tìm kiếm, cứu nạn nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy hiểm cho cá nhân, tàu thuyền đó.
Việc huy động và yêu cầu quy định tại khoản này chỉ được thực hiện trong trường hợp khẩn cấp và chỉ trong thời gian cần thiết để thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn.
6. Việc cứu hộ hàng hải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cứu hộ hàng hải theo thỏa thuận giữa chủ tàu thuyền hoặc thuyền trưởng tàu thuyền tham gia cứu hộ với chủ tàu thuyền hoặc thuyền trưởng của tàu thuyền gặp nạn, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan.
7. Tàu thuyền nước ngoài vào vùng biển Việt Nam thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Ðiều 34. Ðảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển
1. Ðảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển bao gồm:
a) Các giàn khoan trên biển cùng toàn bộ các bộ phận phụ thuộc khác đảm bảo hoạt động bình thường và liên tục của các giàn khoan hoặc các thiết bị chuyên dùng để thăm dò, khai thác và sử dụng biển;
b) Các loại báo hiệu hàng hải;
c) Các thiết bị, công trình khác được lắp đặt và sử dụng ở biển.
2. Nhà nước có quyền tài phán đối với các đảo nhân tạo và thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, bao gồm cả quyền tài phán theo các quy định của pháp luật về hải quan, thuế, y tế, an ninh và xuất nhập cảnh.
3. Các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển và các bộ phận kèm theo hoặc phụ thuộc có vành đai an toàn 500 mét (m) tính từ điểm nhô ra xa nhất của đảo, thiết bị, công trình hoặc các bộ phận đó, nhưng không có lãnh hải và các vùng biển riêng.
4. Không xây dựng đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển cũng như không thiết lập vành đai an toàn xung quanh đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển ở nơi có nguy cơ gây trở ngại cho việc sử dụng các đường hàng hải đã được thừa nhận là thiết yếu cho hàng hải quốc tế.
5. Khi hết hạn sử dụng, thiết bị, công trình trên biển phải được tháo dỡ khỏi vùng biển Việt Nam, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép. Ðối với phần còn lại của thiết bị, công trình trên biển chưa kịp tháo dỡ hoàn toàn vì lý do kỹ thuật hoặc được phép gia hạn thì phải thông báo rõ vị trí, kích thước, hình dạng, độ sâu và phải đặt các tín hiệu, báo hiệu hàng hải và nguy hiểm thích hợp.
6. Thông tin liên quan tới việc thiết lập đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển, việc thiết lập vành đai an toàn xung quanh và việc tháo dỡ một phần hay toàn bộ thiết bị, công trình trên biển phải được cung cấp chậm nhất là 15 ngày trước ngày bắt đầu thiết lập hoặc tháo dỡ đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và được thông báo rộng rãi trong nước và quốc tế.
Ðiều 35. Gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển
1. Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ mọi quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan đến việc gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
2. Khi vận chuyển, bốc, dỡ các loại hàng hóa, thiết bị có khả năng gây hại đối với tài nguyên, đời sống của con người và ô nhiễm môi trường biển, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải sử dụng thiết bị và các biện pháp chuyên dụng theo quy định để ngăn ngừa và hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra cho người, tài nguyên và môi trường biển.
3. Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được thải, nhận chìm hay chôn lấp các loại chất thải công nghiệp, chất thải hạt nhân hoặc các loại chất thải độc hại khác trong vùng biển Việt Nam.
4. Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan làm ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường biển trong vùng biển, cảng biển, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam thì bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; nếu gây thiệt hại thì phải làm sạch, khôi phục lại môi trường và bồi thường theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức, cá nhân hoạt động trên các vùng biển Việt Nam có nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản đóng góp về bảo vệ môi trường biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Ðiều 36. Nghiên cứu khoa học biển
1. Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, chịu sự giám sát của phía Việt Nam, bảo đảm cho các nhà khoa học Việt Nam được tham gia và phải cung cấp cho phía Việt Nam các tài liệu, mẫu vật gốc và các kết quả nghiên cứu liên quan.
2. Khi tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ những quy định sau đây:
a) Có mục đích hòa bình;
b) Ðược thực hiện với phương thức và phương tiện thích hợp theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan;
c) Không được gây cản trở đối với các hoạt động hợp pháp trên biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan;
d) Nhà nước Việt Nam có quyền tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam và có quyền được chia sẻ các tài liệu, mẫu vật gốc, sử dụng và khai thác các kết quả khoa học thu được từ các hoạt động nghiên cứu, khảo sát đó.
Ðiều 37. Quy định cấm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam
Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, tổ chức, cá nhân không được tiến hành các hoạt động sau đây:
1. Ðe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh của Việt Nam;
2. Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, đánh bắt hải sản trái phép;
3. Khai thác trái phép dòng chảy, năng lượng gió và tài nguyên phi sinh vật khác;
4. Xây dựng, lắp đặt, sử dụng trái phép các thiết bị, công trình nhân tạo;
5. Khoan, đào trái phép;
6. Tiến hành nghiên cứu khoa học trái phép;
7. Gây ô nhiễm môi trường biển;
8. Cướp biển, cướp có vũ trang;
9. Các hoạt động bất hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
Ðiều 38. Cấm tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí, chất nổ, chất độc hại
Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí hoặc chất nổ, chất độc hại cũng như các loại phương tiện thiết bị khác có khả năng gây hại đối với người, tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển.
Ðiều 39. Cấm mua bán người, mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy
1. Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được mua bán người, vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép các chất ma túy.
2. Khi có căn cứ về việc tàu thuyền, tổ chức, cá nhân đang mua bán người hoặc vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép các chất ma túy thì lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam có quyền tiến hành khám xét, kiểm tra, bắt giữ, dẫn giải về các cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam hoặc dẫn giải, chuyển giao đến các cảng, bến hay nơi trú đậu của nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để xử lý.
Ðiều 40. Cấm phát sóng trái phép
Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được phát sóng trái phép hoặc tuyên truyền, gây phương hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam.
Ðiều 41. Quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài
1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam nếu tàu thuyền này đang ở trong nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam.
Quyền truy đuổi được tiến hành sau khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển đã phát tín hiệu yêu cầu tàu thuyền vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật dừng lại để tiến hành kiểm tra nhưng tàu thuyền đó không chấp hành. Việc truy đuổi có thể được tiếp tục ở ngoài ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam nếu được tiến hành liên tục, không ngắt quãng.
2. Quyền truy đuổi cũng được áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
3. Việc truy đuổi của các lực lượng tuần tra, kiểm soát Việt Nam chấm dứt khi tàu thuyền bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia khác.
CHƯƠNG IV
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
Ðiều 42. Nguyên tắc phát triển kinh tế biển
Phát triển kinh tế biển bền vững, hiệu quả theo các nguyên tắc sau đây:
1. Phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
2. Gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn trên biển;
3. Phù hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển;
4. Gắn với phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ven biển và hải đảo.
Ðiều 43. Phát triển các ngành kinh tế biển
Nhà nước ưu tiên tập trung phát triển các ngành kinh tế biển sau đây:
1. Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển;
2. Vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác;
3. Du lịch biển và kinh tế đảo;
4. Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản;
5. Phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế biển;
6. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển.
Ðiều 44. Quy hoạch phát triển kinh tế biển
1. Căn cứ lập quy hoạch phát triển kinh tế biển bao gồm:
a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia;
b) Ðịnh hướng chiến lược phát triển bền vững và chiến lược biển;
c) Ðặc điểm, vị trí địa lý, quy luật tự nhiên của các vùng biển, vùng ven biển và hải đảo;
d) Kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển; thực trạng và dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của cả nước, của vùng và của các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương;
đ) Giá trị tài nguyên và mức độ dễ bị tổn thương của môi trường biển;
e) Nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
2. Nội dung quy hoạch phát triển kinh tế biển bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng khai thác, sử dụng biển;
b) Xác định phương hướng, mục tiêu và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển;
c) Phân vùng sử dụng biển cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; xác định các vùng cấm khai thác, các vùng khai thác có điều kiện, khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái và đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình trên biển;
d) Xác định vị trí, diện tích và thể hiện trên bản đồ các vùng sử dụng mặt biển, đáy biển, đảo;
đ) Xác định cụ thể các vùng bờ biển dễ bị tổn thương như bãi bồi, vùng bờ biển xói lở, rừng phòng hộ, đất ngập nước, cát ven biển, xác định vùng đệm và có các giải pháp quản lý, bảo vệ phù hợp;
e) Giải pháp và tiến độ thực hiện quy hoạch.
3. Chính phủ xây dựng phương án tổng thể phát triển các ngành kinh tế biển quy định tại Ðiều 43 của Luật này và tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển của cả nước trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Ðiều 45. Xây dựng và phát triển kinh tế biển
1. Nhà nước có chính sách đầu tư xây dựng, phát triển các khu kinh tế, cụm công nghiệp ven biển, kinh tế các huyện đảo theo quy hoạch, bảo đảm hiệu quả, phát triển bền vững.
2. Việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Ðiều 46. Khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển
1. Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mạng lưới hậu cần biển, phát triển kinh tế các huyện đảo; có chính sách ưu đãi để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư sinh sống trên các đảo.
2. Nhà nước khuyến khích, ưu đãi về thuế, vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư khai thác tiềm năng và thế mạnh phát triển trên các đảo.
3. Nhà nước khuyến khích, ưu đãi về thuế, vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tăng cường hoạt động ngư nghiệp và các hoạt động khác trên biển, đảo; bảo vệ hoạt động của nhân dân trên biển, đảo.
4. Chính phủ quy định chi tiết Ðiều này.
CHƯƠNG V
TUẦN TRA, KIỂM SOÁT TRÊN BIỂN
Ðiều 47. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển
1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển bao gồm các lực lượng có thẩm quyền thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, các lực lượng tuần tra, kiểm soát chuyên ngành khác.
2. Lực lượng dân quân tự vệ của các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương, lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức đóng ven biển và các lực lượng khác có trách nhiệm tham gia tuần tra, kiểm soát trên biển khi được cơ quan có thẩm quyền huy động.
Ðiều 48. Nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển
1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có nhiệm vụ sau đây:
a) Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên các vùng biển, đảo của Việt Nam;
b) Bảo đảm việc tuân thủ pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Bảo vệ tài sản nhà nước, tài nguyên và môi trường biển;
d) Bảo vệ, giúp đỡ, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ đối với người, tàu thuyền hoạt động trên các vùng biển, đảo của Việt Nam;
đ) Xử lý hành vi vi phạm pháp luật trên các vùng biển, đảo của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Phạm vi trách nhiệm cụ thể của các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước bảo đảm những điều kiện cần thiết để các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Ðiều 49. Cờ, sắc phục và phù hiệu
Khi thi hành nhiệm vụ, tàu thuyền thuộc lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển phải được trang bị đầy đủ quốc kỳ Việt Nam, số hiệu, cờ hiệu; cá nhân thuộc lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển được trang bị đầy đủ quân phục, trang phục của lực lượng cùng với các dấu hiệu đặc trưng khác theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG VI
XỬ LÝ VI PHẠM
Ðiều 50. Dẫn giải và địa điểm xử lý
vi phạm
1. Căn cứ vào quy định của pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển ra quyết định xử lý vi phạm tại chỗ hoặc dẫn giải người, tàu thuyền vi phạm vào bờ hoặc yêu cầu cơ quan hữu quan của quốc gia mà tàu mang cờ, quốc gia nơi tàu đó đến để xử lý vi phạm.
2. Khi dẫn giải vào bờ để xử lý, người và tàu thuyền vi phạm phải được áp giải về cảng, bến hay nơi trú đậu gần nhất được liệt kê trong danh mục cảng, bến hay nơi trú đậu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công bố theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vì yêu cầu bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người trên tàu thuyền, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có thể quyết định dẫn giải người và tàu thuyền vi phạm đó đến cảng, bến hay nơi trú đậu gần nhất của Việt Nam hoặc của nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Ðiều 51. Biện pháp ngăn chặn
1. Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam; tàu thuyền được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm có thể bị tạm giữ nhằm ngăn chặn việc vi phạm pháp luật hoặc để bảo đảm việc xử lý theo pháp luật.
2. Việc bắt, tạm giữ, tạm giam người có hành vi vi phạm pháp luật, việc tạm giữ tàu thuyền được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Ðiều 52. Thông báo cho Bộ Ngoại giao
Khi tiến hành bắt, tạm giữ, tạm giam người có hành vi vi phạm pháp luật, hoặc tạm giữ tàu thuyền nước ngoài, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao để phối hợp xử lý.
Ðiều 53. Xử lý vi phạm
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG VII
ÐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Ðiều 54. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2013.
Ðiều 55. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012.  
                            
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI  
Ðã ký: NGUYỄN SINH HÙNG


Nguồn :  http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/chinh-tri/2.670/lu-t-bi-n-vi-t-nam-1.358327


****************************************************************

09:46-13/07/2012
Chấm và vạch trong Biển Đông: nhìn nhận từ Luật chứng cứ bản đồ .

Erik FRANCKX* và Marco BENATAR**
Đại họcVrije Brussel, Bỉ efranckx@vub.ac.be và mbenatar@vub.ac.be

Đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ

Ngày 07 tháng 5 năm 2009, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) phản đối đệ trình của Việt Nam và đệ trình chung của Malaysia-Việt Nam gửi Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS). Để hậu thuẫn cho các yêu sách của mình, Trung Quốc (TQ) đã kèm một bản đồ có vẽ một đường hình chữ U nhiều chấm bao trùm phần lớn Biển Đông vào công hàm phản đối.

Bài nghiên cứu này là đưa ra một phân tích về mặt pháp lý quốc tế bản đồ nói trên.




I. BẢN ĐỒ TRUNG QUỐC

A. Nền tảng

Nguồn gốc của đường chữ U bắt đầu từ các hoạt động của Uỷ ban thẩm tra Bản đồ Đất và Nước của Trung Hoa Dân Quốc (THDQ), thành lập vào năm 1933. Trách nhiệm của Uỷ ban này bao gồm việc khảo sát và đặt tên các đảo ở Biển Đông và in ra các bản đồ cho thấy các đảo này thuộc chủ quyền của TQ. [1]

Đường nhiều chấm được chuẩn nhận chính thức đầu tiên phát xuất từ sau cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Tờ bản đồ đang bàn do Sở lãnh thổ và Ranh giới Bộ Nội vụ THDQ in ra vào tháng 12 năm 1946. [2] Trên bản đồ này, đường chữ U gồm 11 vạch liên tục bao kín phần lớn Biển Đông và các thể địa lý giữa đại dương. [3] Bắt đầu từ ranh giới Trung-Việt, hai vạch đầu tiên đi qua Vịnh Bắc Bộ. Vạch thứ ba và thứ tư của đường này phân cách bờ biển Việt Nam với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tương ứng. Vạch thứ năm và thứ sáu trên đường đứt đoạn đi qua Bãi cạn James (4° N), thể địa lý biển cực nam mà TQ và THDQ tuyên bố chủ quyền. Di chuyển theo hướng đông bắc, hai vạch tiếp theo nằm giữa quần đảo Trường Sa phía này, và Borneo (Indonesia, Malaysia, và Brunei) và Philippines (tỉnh Palawan), phía kia. Vạch thứ chín, thứ mười, và thứ mười một phân cách Philippines với THDQ. [4] Sau khi loại Quốc dân Đảng khỏi Trung Hoa đại lục, CHNDTH cũng phát hành bản đồ vẽ với cùng các vạch trên. [5] Như vậy, từ đó trở đi, ở hai phía của eo biển Đài Loan đều thấy có bản đồ đường chữ U xuất hiện. Một trong thay đổi đặc biệt cần lưu ý: từ năm 1953, bản đồ Biển Đông TQ chỉ vẽ 9 thay vì 11 vạch (2 vạch ở Vịnh Bắc Bộ đã bị xoá). [6]

B. Công hàm TQ gửi Tổng thư ký LHQ (ngày 07 tháng 5 năm 2009)

Ở cấp độ quốc tế, tranh cãi xung quanh đường 9 chấm đã rộ lên trước Liên Hợp Quốc (LHQ) vào năm 2009 liên quan tới đệ trình chung của Malaysia-Việt nam[7] và đệ trình riêng của Việt Nam[8] cho CLCS. CLCS đưa ra khuyến nghị cho các nước ven biển có nhu cầu xác lập ranh giới bên ngoài thềm lục địa vượt quá 200 hải lý (nm). [9] Thời gian đệ trình của các chính phủ Việt Nam và Malaysia có thể được giải thích bởi thời hạn chót của họ là vào tháng 5 năm 2009. [10] Để đáp trả các đệ trình này, trong cùng ngày TQ đã chính thức gửi Tổng thư ký LHQ hai công hàm riêng biệt có kèm bản đồ đó [11], bằng cách này lần đầu tiên xác nhận đường chữ U, ở cấp quốc tế trong một tranh chấp cấp nhà nước, [12] với phản ứng giống hệt nhau sau đây:

TQ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Biển Đông và các vùng biển lân cận, và được hưởng quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển liên quan cũng như biết đáy biển và lòng đất dưới biển (xem bản đồ kèm theo). Lập trường nêu trên đượcChính phủ TQ nhất quán thể hiện, và được cộng đồng quốc tế biết đến rộng rãi. [13]

Đọc Công hàm này, một học giả Đài Bắc suy ra một số khẳng định của TQ:

1. Chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông và vùng biển tiếp giáp chúng (bản đồ kèm theo cho thấy các thể địa lý biển sau đây trong đường đứt khúc theo tên: quần đảo Tây Sa, [14] quẩn đảo Nam Sa, [15] quần đảo Trung Sa, [16] và quẩn đảo Đông Sa[17]).

2. Quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng biển liên quan bao gồm đáy biển và tầng đất dưới đáy biển của chúng.

3. Tính nhất quán của vị thế chính thức của TQ về các yêu sách biển và lãnh thổ ở Biển Đông.

4. Sự nhận biết của các nước bên thứ ba liên quan đến yêu sách của TQ về biển và lãnh thổ ở Biển Đông.

5. Đường chữ U mô tả những yêu sách của TQ về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán. [18]

Tuy nhiên, dường như công bằng để nói rằng giải thích chính thức của TQ trích dẫn trên, theo như ý nghĩa chính xác của bản đồ đính kèm, vẫn còn là mơ hồ. Cụ thể, bản chất pháp lý chính xác của các khu vực biển bao bọc bởi đường 9-chấm-vẫn còn mờ mịt, mặc dù có việc "làm rõ" của TQ. Điểu này được thể hiện rõ ràng bởi các phản ứng đang dạng mà họ gây ra tại các hội nghị chuyên ngành được tổ chức kể từ đó. [19]

Theo hiểu biết của chúng tôi, cho đến nay chỉ có một nước là Philippines thực hiện nỗ lực giải thích.[20] TQ nhanh chóng trả lời với một công hàm mới, một lần nữa công hàm này chẳng làm cho rõ ràng hơn bao nhiêu. Trong công hàm mới này, đề ngày 14 tháng 4 năm 2011, TQ nêu rằng “chủ quyền và các quyền và quyền tài phán liên quan của TQ trong Biển Đông” được hỗ trợ bằng “chứng cứ lịch sử và pháp lý phong phú”'.[21] Điều rõ ràng trong tài liệu ngoại giao mới này là sự thiếu vắng của bất kỳ đề cập nào tới bản đồ trên. Từ sự thiếu vắng này, chúng ta có thể suy ra sự từ bỏ đường 9 chấm hay không? Chắc chắn, không thể giả định có một sự quay ngoắt (volte-face) một cách hời hợt. Hơn nữa, dù họ đang chủ trương làm dịu đi các quan ngại về tự do hàng hải ở Biển Đông, [22] ví như can thiệp gần đây của TQ đối với tàu thuyền Việt Nam và Philippines mà thôi cho thấy các yêu sách quá đáng của họ như trên bản đồ vẫn còn nguyên vẹn.

II. CÁC YÊU SÁCH

Công hàm ngày 07 tháng 5 năm 2009 của TQ, dù là có thể mới trong các khía cạnh vể biển của nó nhưng chỉ lặp lại những khẳng định tương tự như đã đưa ra trong quá khứ liên quan đến các thể địa lý. [23] Hơn nữa, nhiều học giả chủ yếu của TQ và Đài Loan đã đề ra các cách giải thích riêng của họ về đường 9 chấm. Giữa sự rối rắm này, người ta chỉ có thể chắc chắn một điều là các khẳng định TQ về Biển Đông không vượt quá ranh giới này. [24] Những quan điểm và giá trị pháp lý của các khẳng định này sẽ được thảo luận sau đây.

A. Yêu sách lịch sử

1. Thực hành Nhà nước (State practice)

Mặc dù các khẳng định kiểu này dường như không là nét đặc biệt trong chính sách chính thức của TQ, Đài Bắc có truyền thống ủng hộ lập trường này đối với đường chữ U khá mạnh, như có thể thấy trong một loạt các tuyên bố. Ví dụ, trong năm 1991 tại một trong những Hội thảo về Biển Đông, một đại diện Văn phòng Kinh tế và Thương mại Đài Bắc ở Jakarta (Indonesia) tuyên bố:

Biển Đông là một vùng nước thuộc thẩm quyền của THDQ. THDQ có quyền và đặc quyền trong Biển Đông. Bất kỳ hoạt động nào trong Biển Đông phải có sự chấp thuận của Chính phủ THDQ. [25]

Hướng dẫn Chính sách cho Biển Đông năm 1993 (chuẩn nhận bởi Bộ trưởng Hành Chánh) lưu ý rằng:

Trên cơ sở lịch sử, địa lý, luật pháp quốc tế, và nhiều sự kiện, quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa, bãi cạn Macclesfield, và quần đảo Pratas luôn là phần lãnh thổ cố hữu của THDQ. Chủ quyền của nước THDQ đối với chúng không còn chút nghi ngờ nào. Khu vực Biển Đông trong ranh giới vùng nước lịch sử là khu vực biển thuộc thẩm quyền của nước THDQ, THDQ sở hữu tất cả các quyền và lợi ích trong đó. [26]

Trong năm 1994, Bộ trưởng Bộ Hành Chánh, Trương Kim Ngọc (Chang King-yu), nói rằng “các vùng biển được bao bọc bởi đường chữ U ở Biển Đông là vùng nước lịch sử của chúng ta và THDQ được hưởng tất cả các quyền trong đó” (nhấn mạnh thêm). [27]

Chính sách của Đài Bắc được suy luận xa hơn từ các phản đối đã thực hiện chống lại cách ứng xử của các nước ven biển trong khu vực. Đáp trả với việc Malaysia chiếm đóng hai thể địa lý tại quần đảo Trường Sa và việc Philippines quyết địnhsáp nhập bãi cát ngầm Scarborough trên bản đồ của họ, Đài Bắc tuyên bố:

Biển Đông là một vùng nước của THDQ. THDQ có tất cả các quyền và đặc quyền trong vùng Biển Đông. Bất kỳ hoạt động nào (kể cả việc thảo luận về hợp tác chung hoặc Quy tắc ứng xử, vv) trong Biển Đông phải có sự chấp thuận của Chính phủ THDQ. (nhấn mạnh thêm) [28]

Một số chuyên gia đã cóp nhặt nhiều lập luận pháp lý cho tuyên bố mong manh này. [29] Ví dụ, Triệu Quốc Tài (Guocai Zhao) nhận xét:

TQ sở hữu quyền lịch sử các hòn đảo, đá ngầm, bãi cát ngầm, các bãi cạn, và các vùng nước trong đường 9 chấm. Biển Đông được coi là vùng nước lịch sử của TQ, điều đó được thừa nhận phổ quát vào thời điểm đó. Cho đến nay điều này đã kéo dài nửa thế kỷ. [30]

2. Phân tích pháp lý

Việc xem xét các bài viết học thuật về các tuyên bố lịch sử liên quan đến các khu vực biển làm phát sinh rất nhiều nhầm lẫn về thuật ngữ. Các khái niệm thích hợp như quyền lịch sử / sở hữu lịch sử, các vùng nước lịch sử, và vịnh lịch sử không dễ dàng phân biệt và làm sáng tỏ. [31] Để tránh việc tìm hiểu kéo dài không cần thiết và phần nào thừa thãi về sự khác biệt giữa các quyền lịch sử và sở hữu lịch sử, chỉ cần nói rằng “quyền lịch sử” là chủng (genus) mà theo đó người ta có thể đặt các loại (species) “vùng nước lịch sử” vào. Tương tự, “vịnh lịch sử” là một loại “vùng nước lịch sử”. [32] Trong bối cảnh của đường 9 chấm, cách ứng xử của Đài Bắc dường như bao hàm sự công nhận các vùng nước lịch sử liên quan đến một phần chủ yếu của Biển Đông.

Không có định nghĩa được chấp nhận rộng rãi về các vùng nước lịch sử, nhưng theo cách hiểu rộng rãi, nó biểu thị các quyền dành  cho một nước ven biển đối với một hoặc nhiều khu vực biển mà nước đó bình thường sẽ không được hưởng. Phạm vi các quyền đi cùng với vùng nước lịch sử có thể khác nhau đáng kể. Các điều kiện pháp lý cho việc thụ đắc các vùng nước lịch sử đã được xem xét trong một nghiên cứu năm 1962 do Văn phòng Ban thư ký Liên Hợp Quốc của Vụ Pháp chế (OLA) thực hiện theo yêu cầu của Uỷ ban pháp luật quốc tế. [33] Theo quan điểm của OLA:

Có vẻ có một sự nhất trí chung nhất rằng khi xác định liệu một nước có quyền sở hữu lịch sử đối với một khu vực biển hay không phải xem xét tới ít nhất ba yếu tố. Những yếu tố này là: (1) việc thực thi thẩm quyền của nước yêu sách quyền lịch sử đối với khu vực đó (2) tính liên tục của việc thực thi thẩm quyền (3) thái độ của các nước khác. [34]

Đài Bắc lẫn TQ đều không đáp ứng các tiêu chí này cho vấn đề đó. Điều kiện (1) và (2) đòi hỏi nước có yêu sách phải thực thi thẩm quyền thông qua các hành vi thể hiện chủ quyền ở mức đủ thường xuyên và có hiệu quả. Liên quan tới khu vực họ yêu sách, việc thể hiện thẩm quyền của họ cùng lắm chỉ có thể nói là ở mức không thường xuyên. Việc tự do đánh bắt và đi lại của các nước khác vẫn không bị cản trở. [35] Do đó, không yêu sách lịch sử nào có thể thực hiện ở đây. Các đòi hỏi lý thuyết cần để thoả mãn điều kiện (3) là không chắc chắn. Về cơ bản, việc thảo luận xoay quanh vấn đề liệu các nước khác có cần phải ngầm bằng lòng với việc thực hiện chủ quyền của TQ trên Biển Đông hay liệu việc họ không có bất kỳ phản ứng nào là đủ hay không. [36] Nhưng dù theo quan điểm nào, cả hai dường như đều đồng ý rằng sự phản đối của các nước khác có thể ngăn chặn việc thực thi chủ quyền hòa bình và liên tục, và điều này đích xác là những gì đã xảy ra đối với Biển Đông (xem phần IV-B).

Một số người đã vặn lại rằng tuyên bố phải được xem xét dưới ánh sáng của các quy tắc luật quốc tế đã tồn tại khi bản đồ đường chữ U được vẽ ra, tức là năm 1946 (cái gọi là học thuyết của luật liên thời gian [intertemporal law]). [37] Điều này là khá khác thường, vì cách tiếp cận này chỉ làm yếu thêm một luận điểm vốn đã không thuyết phục. Vào thời điểm đó, bề rộng của lãnh hải hợp pháp chỉ là 3 hải lý, khiến cho các yêu sách lịch sử càng thêm quá đáng hơn. [38] Với thực tế rằng các vùng nước lịch sử thường liên quan đến vịnh hoặc một dải lãnh hải, [39] do đó không có gì ngạc nhiên khi nhận thấy một chuyên luận gần đây về vùng nước lịch sử không thấy cần thiết để đề cập tới yêu sách lịch sử của đường 9 chấm. [40] Hơn nữa, ngay cả khi vì mục đích lập luận người ta nhắm tới giả thuyết cho rằng TQ có thể thực hiện một yêu sách lịch sử lớn chưa từng có (cái không có –quod non) thì cũng nên nhớ rằng các yêu sách lịch sử không tạo ra một chế độ liên quan tới mọi nước (erga omnes), mà là phụ thuộc vào sự công nhận tường minh hay hàm ý trên tầm mức quốc gia như một tác giả mới đây đã nhấn mạnh. [41]

Một lưu ý cuối cùng, việc sử dụng cách gọi “Biển Nam Trung Hoa" không có ý trao chủ quyền lịch sử cho TQ. [42] Theo luật pháp quốc tế, việc đặt tên đơn thuần một khu vực không thiết lập chủ quyền đối với khu vực đó. [43] Tên này đã bị các quốc gia có liên quan phản đối mạnh mẽ, trong đó có Việt Nam. [44] Bản đồ nước ngoài dùng tên Biển Nam Trung Hoa chỉ đơn giản là để phù hợp với cách gọi tên do Tổ chức Thủy văn Quốc tế về Ranh giới các Đại dương và biển công bố (1953), cách gọi tên đó “không có bất kỳ ý nghĩa chính trị nào”. [45] Vì thế việc lựa chọn từ ngữ này về phần các nước phương Tây không có hàm ý nhìn nhận chủ quyền của TQ. Ngoài ra, về mặt lịch sử người TQ cũng dùng nhiều tên gọi khác nhau cho vùng biển này như là “Biển Giao Chỉ” (đời Tống và Minh) và “Biển Nam” (đời Thanh (1905), THDQ (1913) và CHNDTH (1952 và 1975)). [46]

3. Những diễn biến mới

Những diễn biến gần đây có thể làm cho sự thảo luận dễ dàng hơn. Thật vậy, rất có thể là Đài Bắc đang từ bỏ luận điểm lâu dài của họ. Các tuyên bố trong những năm gần đây gợi cho thấy một sự thay đổi trong quan điểm của họ, đưa chính sách của Đài Loan về vấn đề này cùng hướng với chính sách của TQ. Việc đề cập tới quyền / vùng nước lịch sử vắng đi trong khi trọng tâm dường như là chủ quyền lãnh thổ đối với các đảo và lãnh hải của chúng. [47] Ví dụ gần đây nhất là tuyên bố hồi tháng 5 năm 2009 phản đối các hồ sơ củaViệt Nam và Malaysia - Việt Nam gửi cho CLCS:

Chính phủ THDQ nhắc lại rằng quần đảo Điếu Ngư Đài (Diaoyutai), quần đảo Nam Sa (Trường Sa), quần đảo Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa (Macclesfield) và quần đảo Đông Sa (Pratas Islands) cũng như các vùng biển xung quanh là cácvùng lãnh thổ và các vùng biển cố hữu của THDQ dựa trên các quyền sở hữu chủ quyền không thể chối cãi biện minh bằng các cơ sở lịch sử, địa lý và luật quốc tế. Theo luật quốc tế, THDQ được hưởng tất cả các quyền và lợi ích đối với các quần đảo nói trên, cũng như các vùng biển xung quanh và đáy biển và lòng đất dưới đáy của chúng. [48]

B. Các yêu sách đảo

1. Cách giải thích 1: Tất cả các thể địa lý trong đường chữ-U là lãnh thổ Đài Bắc/TQ

Người đề xuất trước nhất cách giải thích yêu sách lãnh thổ này, nhà ngoại giao Indonesia Hasji Djalal, trong khi thừa nhận tính chất “khó hiểu" của đường chữ U, đã nêu các tìm hiểu của mình dựa trên việc phân tích cẩn thận các tuyên bố của TQ, đặc biệt là những tuyên bố hình thành trong cuộc họp của Tổ chức Hàng không dân dụng (ICAO) quốc tế năm 1979. [49]

Smith ghi nhận rằng các thể địa lý giữa đại dương nằm bên trong “các vạch phân bổ này” là những thể địa lý mà TQ tuyên bố chủ quyền. Ông nhấn mạnh rằng các dấu vạch này không gợi ra bất kỳ yêu sách ranh giới biển nào và sẽ không có chút tác động nào đối với việc giải quyết tranh chấp biên giới biển. [50]

Dzurek cũng tin tưởng rằng đường chữ U không phân ranh các biên giới thuộc thẩm quyền trên biển của TQ, với việc tin tưởng này dựa trên một lập luận về bản đồ học, cụ thể là, sự kiện rằng các dấu vạch chia cắt Malaysia và quần đảo Natuna đi chệch khỏi đường phân giới thềm lục địa Indonesia-Malaysia đã thoả thuận. [51]

Như đã nói ở trên, việc thực hành nhà nước hiện nay của Đài Bắc dường như chứng minh một sự chuyển đổi về phía vị thế này.

Câu hỏi tinh tế về các đảo trong Biển Đông thuộc nước nào, đòi hỏi phải phân tích nghiêm ngặt một ma trận sự kiện phức tạp và ứng dụng các khái niệm pháp lý đa dạng (chẳng hạn như phát hiện, ngày tới hạn [ngày mà các hành động của các bên liên quan thực hiện sau ngày đó sẽ không được toà xét đến-ND] , và tính hiệu quả), sẽ đưa chúng ta quá xa khỏi chủ đề hiện tại. [52] Với điều này trong trí, có lẽ thích hợp để nhấn mạnh ở đây rằng bản đồ TQ không thể tạo thành một quyền sở hữu lãnh thổ hợp lệ đối với các đảo cho từng bản đồ. Trong vụ Burkina Faso / Mali, Tòa Công lý Quốc tế (ICJ) đưa ra lời giải thích “dứt khoát”[53] về giá trị chứng cứ của bằng chứng bản đồ:

Các bản đồ chỉ đơn thuần tạo thành thông tin, chúng thay đổi về tính chính xác theo từng trường hợp; và bằng sự tồn tại của một mình chúng, chúng không có thể tạo thành một quyền sở hữu lãnh thổ, nghĩa là, một tài liệu được luật quốc tế phú cho hiệu lực pháp lý nội tại cho mục đích xác lập các quyền lãnh thổ. Tất nhiên, trong một số trường hợp, bản đồ có thể có được hiệu lực pháp luật như vậy, nhưng trong những trường hợp như thế hiệu lực pháp luật không phát sinh duy nhất từ giá trị nội tại của chúng mà chính vì do bản đồ đó thuộc về loại biểu hiện vật lý về ý muốn của một nước hoặc các nước có liên quan. Ví dụ, trường hợp khi các bản đồ được kèm theo một văn bản chính thức mà chúng là một phần không thể thiếu. Ngoại trừ trường hợp xác định rõ ràng này, các bản đồ chỉ là bằng chứng bên ngoài có độ tin cậy khác nhau hay không đáng tin cậy, chúng có thể được sử dụng, cùng với các bằng chứng khác loại gián tiếp, để thiết lập hoặc tái thiết lại các sự kiện thật. [54]

Ý kiến nhân tiện (obiter dictum) này đã được trích dẫn một cách đồng tình trong một loạt các trường hợp tranh cãi. [55] Một số người đã đọc đoạn văn này như một bác bỏ “dứt khoát” đối với khái niệm về quyền sở hữu theo bản đồ. [56] Trong mọi trường hợp, Tòa án dường như còn để mở một cửa sổ nhỏ[57] (“các bản đồ … kèm theo một văn bản chính thức mà chúng tạo thành một phần không thể thiếu'”) đề cập đến nhưng công cụ như các hiệp ước[58] và do đó không áp dụng được trong trường hợp này.

2. Cách giải thích 2: Đường chữ U là đường ranh giới của vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) được tạo ra từ các đảo ở Biển Đông

Một số học giả TQ dường như ủng hộ thuyết này, mặc dù lý luận của họ hơi khác nhau và thường liên kết với thuyết các quyền / vùng biển lịch sử. Triệu Lý Hải (Zhao Lihai) viết:

Đường chín chấm chỉ rõ lãnh thổ và chủ quyền của TQ về bốn quần đảo trong Biển Đông và khẳng định ranh giới biển của các đảo của TQ ở Biển Đông mà các đảo này đã được bao gồm trong phạm vi TQ ít nhất từ thế kỷ 15. Tất cả các hải đảo và các vùng nước lân cận trong đường biên giới phải thuộc thẩm quyền và kiểm soát của TQ.[59]

Kiều Vĩnh Khoa (Jiao Yongke) nêu:

Các khu vực nước bên trong đường biên giới ở Biển Đông của TQ tạo thành các vùng nước mà TQ có quyền sở hữu lịch sử đối với chúng, chúngtạo thành vùng đặc quyền kinh tế đặc biệt, hay vùng đặc quyền kinh tế lịch sử của TQ, do đó phải có địa vị tương tự như vùng đặc quyền kinh tế theo các quy định của UNCLOS [Công ước LHQ về Luật Biển]. [60]

Cuối cùng, Trâu Khoa Uyển (Zou Keyuan) tin rằng TQ đã khẳng định một tuyên bố lịch sử, nhưng tuyên bố này là “tương đương với tình trạng pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa”. [61]

Cách giải thích thứ hai này về các vạch liên tục là phụ thuộc hoàn toàn vào cách đầu tiên. Nó suy từ nguyên tắc “đất thống trị biển” mà cách tiếp cận này nhất thiết phải dựa trên tiền đề là TQ có chủ quyền đối với các thể địa lý ở Biển Đông. [62] Những người ủng hộ thuyết này xem đường chữ U như một ranh giới trên biển nối các ranh giới của vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa phát sinh từ các đảo. Một loạt các câu hỏi nẩy lên. Vấn đề gai góc đầu tiên liên quan đến việc phân định vùng biển đó. Suy cho cùng, một nước ven biển không thể chỉ đơn giản áp đặt việc phân giới lên các nước khác một cách đơn phương. Sự hợp lệ của hành động như vậy sẽ phụ thuộc vào sự tuân thủ các chuẩn mực luật pháp quốc tế. [63]

Hơn nữa, còn có vấn đề là các thể địa lý biển có thể tạo ra các khu vực biển (bất chấp ai là chủ sở hữu hợp pháp) hay không? Tất cả phụ thuộc vào việc thể địa lý đó có hội đủ điều kiện là đảo theo nghĩa pháp lý hay không. Công ước 1982[64] có chứa một điều khoản cho mục đích này, Điều 121, nêu như sau:

1. Một hòn đảo là một khu đất hình thành tự nhiên, bao quanh bởi nước, nằm bên trên mặt nước khi triều cao.

2. Ngoại trừ như quy định tại mục 3, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của một đảo được xác định theo quy định của Công ước này áp dụng cho lãnh thổ đất liền khác.

3. Đá không thể duy trì sự cư trú của con người hay có đời sống kinh tế của riêng mình sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa. [65]

Do đó, các bề mặt có đất trong vùng Biển Đông sẽ tạo ra thêm các vùng đặc quyền kinh tế (và thềm lục địa) nếu chúng đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt nêu trên. [66] Do đó, tính chất đảo của một loạt các tính năng hàng hải tại Biển Đông đã bị rơi vào nghi vấn. Oude Elferink thận trọng nêu rằng “ít ra có một số đảo trong Biển Đông có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Các thể địa lý có tính đảo khác gần như chắc chắn có thể được coi là rơi vào vòng khống chế của Điều 121 (3) [đá].” [67] Nếu biết ra rằng những bề mặt đất đó không phải là đảo, (ít nhất là một phần) thì cách giải thích vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của đường chữ U là không có giá trị pháp lý.

Về mặt này, rất đáng để đề cập ngắn gọn đến các bước do TQ mới thực hiện ở cấp độ quốc tế ủng hộ di sản chung của loài người bằng cách cố gắng bảo vệ khu vực này chống lại sự xâm nhập không chính đáng của một vài nước. [68] Về thực chất, các can thiệp này nhằm mục đích chống lại đệ trình của Nhật Bản cho CLCS vể đảo Okinotorishima ở Thái Bình Dương. [69] Tuy nhiên, hành động này ngay lập tức bị phản ứng ngược đối với Biển Đông, Indonesia đã chất vấn đường 9 chấm của TQ ngay chính trên cơ sở của các cơ quan đại diện của đất nước này nêu ra trước cuộc họp của các nước thành  viên năm 2009 cũng như trước Cơ quan quốc tế đáy biển, đó là, các mỏm đá không thể duy trì sự cư trú của con người, đời sống kinh tế riêng không tạo ra một vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.[70]

Dù các diễn biến có thể thú vị như thế nào, điều bắt buộc này, mà đúng hơn là việc điều tra nặng thực tế và kỹ thuật về tình trạng pháp lý chính xác của các thể địa lý khác nhau ở Biển Đông theo Điều 121 (3) của Công ước năm 1982 vượt quá xa phạm vi nghiên cứu của chúng tôi.


III. CÁC YẾU TỐ LÀM SUY YẾU SỨC MẠNH CHỨNG MINH CỦA BẢN ĐỒ
 
Theo một quy tắc đã được ghi nhận, [71] các thẩm phán quốc tế được hưởng sự tự do đặc biệt rộng rãi trong việc xác định trọng lượng của tài liệu chứng cứ. [72] Cảnh giác về quyền tự do theo nguyên tắc này, chúng tôi đã xem xét các tiền lệ[73] liên quan đến bản đồ để suy ra các yếu tố[74] thường được thẩm phán hoặc trọng tài sử dụng để đánh giá hiệu lực chứng minh của bằng chứng bản đồ. Cần nhấn mạnh rằng trong khi làm như vậy, chúng tôi dựa vào các tiền lệ liên quan cho đất liền lẫn trên biển không phân biệt. Mặc dù đúng là các nguyên tắc quy định việc thụ đắc những vùng biển và phân giới biển khác biệt đáng kể so với những quy tắc làm cơ sở cho việc thụ đắc và phân giới lãnh thổ, [75] câu hỏi cốt yếu này (chế độ pháp luật áp dụng được) là tách biệt với câu hỏi về bằng chứng (các bản đồ). Hơn nữa, học thuyết dường như không có sự phân biệt có ý nghĩa giữa bản đồ đất liền và bản đồ biển trong việc phân loại các quy tắc bằng chứng, và ICJ đã trích dẫn các quy tắc pháp lý bổ sung trong các vụ trên đất liền khi đánh giá các bản đồ do các bên tham gia tranh chấp nộp vào có chứa một yếu tố liên quan đến biển. [76]

Các yếu tố sau đây chứng tỏ sự thiếu sót về chứng cứ vốn có của đường 9-chấm của TQ.

A. Cách tiếp cận thận trọng với chứng cứ bản đồ

Như một quan sát bước đầu, cần chỉ ra rằng xu hướng chung là các tòa và các toà án quốc tế không đưa ra các phán quyết chỉ đơn thuần dựa trên các kết luận về bản đồ. [77] Mặc dù những bản đồ chính xác phản ánh ý định của các bên có thể thực sự tạo thành “một cơ sở vững chắc và liên tục cho việc thảo luận” sự vắng mặt của chúng “là một sự bất tiện đáng tiếc”', [78] chúng thường sẽ đóng vai trò phụ trong việc làm vững thêm bằng chứng khác cùng chỉ về một hướng. [79] Trở lại với quyết định cho vụ Burkina Faso / Cộng hòa Mali:

Các bản đồ vẫn không thể có giá trị pháp lý hơn so là giá trị của bằng chứng củng cố trong việc chuẩn nhận một kết luận mà một tòa án đi đến bằng các phương tiện khác không dính dáng tới các bản đồ, trừ khi các bản đồ thuộc loại biểu hiện vật lý ý muốn của Nhà nước, tự chúng không thể được xem như là bằng chứng về một đường biên giới, vì trong trường hợp đó chúng sẽ hình thành một giả định không thể bác bỏ, thật sự đồng nghĩa với quyền sở hữu pháp lý. Giá trị duy nhất mà chúng có là bằng chứng thuộc loại phụ hoặc khẳng định thêm, và điều này cũng có nghĩa rằng chúng không thể được gán cho đặc tính của một giả định không thể bác bỏ (juris tantum) như là để thực hiện một sự đảo ngược trách nhiệm chứng minh. [80]

Lập trường thận trọng này đã được phát hiện và ghi nhận theo ý kiến của học giả có thẩm quyền, [81] và trong một số trường hợp đã được sự chấp thuận đáng kể. [82]

B. Các bản đồ không tương thích nhau
 
Khi trình bày các khẳng định mâu thuẫn lẫn nhau, sắp xếp các sự kiện cho chỉnh trang đòi hỏi cố gắng lớn. [83] Khá tương tự như vậy, khi các tài liệu bản đồ mâu thuẫn với nhau, chúng sẽ mất đi sự tin cậy. [84] Như ICJ đã nêu trong trường hợp Kasikili / Sedudu:

“dưới ánh sáng của sự không chắc chắn và không thống nhất của tài liệu bản đồ được đệ trình, Tòa tự thấy mình không thể rút ra kết luận từ những bằng chứng bản đồ đưa ra trong trường hợp này.” [85]

Các bản đồ với đường 9-chấm vẽ ra một hình ảnh Biển Đông khác biệt với bằng chứng bản đồ và các tài liệu khác của các nước ven biển trong khu vực. Sẽ khó khăn để đạt được một sự hiểu biết chính xác ranh giới biển và chính trị chỉ dựa trên việc đặt các bản đồ kế bên nhau. Ngoài ra, các điều mà đường chữ U thể hiện cũng không nhất quán. Như đã đề cập ở trên, đường chữ U trong bản đồ ở TQ trước năm 1953 bình thường gồm có 11 vạch, [86] trong khi các phiên bản sau này của đường nhiều chấm chỉ gồm 9 đoạn. Một bản đồ điện tử trực tuyến gần đây của Cục Khảo sát và Bản đồ Nhà nước TQ ngày 21 tháng 10 năm 2010 lại thêm một đoạn nữa vào phía Bắc giữa Đài Loan và nhóm Ryukyu, trong đó có đảo Yonaguni là hòn đảo ở cực tây, tất cả đều thuộc về Nhật Bản. [87] Không có lý do nào được đưa ra cho việc loại bỏ bí ẩn hai vạch trong quá khứ hay việc thêm vào vạch thứ 10 mới gần đây. [88]


C. Ký hiệu bản đồ rời rạc / nhập nhằng

Bản đồ không rõ ràng đã xuất hiện trong các tố tụng qua trọng tài trong quá khứ. Trong vụ Trọng tài Eritrea / Yemen, Eritrea đã nộp các bản đồ mô tả một đường chấm chấm hỗ trợ yêu sách của mình. Tòa án đưa ra một tuyên bố ngắn về phương pháp chứng cứ của bên liên quan:

Trong một số trường hợp Tòa án có thể không đồng ý với các đặc tính của các bản đồ mà bên đưa ra mong muốn. Hơn nữa, nếu không có chỉ dẫn cụ thể từ chính bản đồ, Tòa án không muốn gán ý nghĩa cho các đường chấm thay cho màu sắc hoặc thay cho việc ghi địa danh trên bản đồ. Các kết luận trên cơ sở này do Eritrea thúc hối liên quan tới một số bản đồ của họ không được chấp nhận. [89]

Đương nhiên,có sự tương tự của trường hợp này với đường chữ U, sự thiếu vắng một chú giải (legend), và lời lẽ bí ẩn chứa trong công hàm của TQ gửi Tổng thư ký LHQ đã soạn sẵn. Sự lúng túng càng lớn hơn bởi vì cách mô tả của đường 9-chấm sai lệch với các tiêu chuẩn vẽ bản đồ quốc tế được Tổ chức Thủy văn Quốc tế đề ra đích xác cho mục đích về tính rõ ràng. [90] Cần nhớ rằng TQ là một thành viên của tổ chức quốc tế này. [91]


D. Ý định không rõ ràng

Như Thẩm phán Oda đã chỉ ra một cách đúng đắn trong ý kiến riêng của ông trong vụ Kasikili / Sedudu, “một tuyên bố lãnh thổ chỉ có thể được thực hiện với dấu hiệu rõ ràng về ý định của chính phủ, dấu hiệu đó có thể được phản ánh trong các bản đồ. Một bản đồ tự nó, nếu không có bằng chứng hỗ trợ khác thì không thể biện minh cho một tuyên bố chính trị” (nhấn mạnh thêm). [92] Trong trường hợp này (in casu) tiêu chí về ý định rõ rệt về phía chính phủ TQ không được đáp ứng một cách thoả đáng. Sự đa dạng về cách giải thích đường chữ U do các học giả luật học đưa ra cũng như công hàm mơ hồ của TQ đề ngày7 tháng 5 năm 2009 là chứng cứ cho kết luận này. Bên cạnh các cấu trúc câu khó hiểu, các từ ngữ được sử dụng trong công hàm, cụ thể là “vùng biển có liên quan” và “vùng biển tiếp giáp” là đặc biệt khó hiểu vì chúng không xuất hiện bất cứ chỗ nào trong UNCLOS. Sự mơ hồ có vẻ như cố tình làm trầm trọng thêm, vì TQ vẫn chưa thông qua luật tạo cho đường chữ U bất kỳ hiệu lực trong trật tự luật pháp trong nước. [93] Ngay cả khi người ta có thể bới ra các ý định đằng sau bản đồ này, ý nghĩa pháp lý của chúng không nên được đánh giá cao. Trở lại bài viết nói trên của Thẩm phán Oda:

Một bản đồ được sản xuất bởi một cơ quan chính phủ có liên quan đôi khi có thể chỉ ra vị thế của chính phủ liên hệ đến lãnh thổ hay chủ quyền của một khu vực cụ thể hay đảo. Tuy nhiên, một mình sự kiện đó không có tính quyết định về tư cách pháp lý của khu vực hay đảo đang có vấn đề. Đường ranh giới trên những bản đồ như vậy có thể được hiểu như là thể hiện cho yêu sách tối đa của nước có liên quan, nhưng không nhất thiết biện minh cho yêu sách đó. [94]


E. Thiếu tính trung lập

Khi bản đồ được vẽ lên bởi một chuyên gia khách quan, giá trị chứng minh của nó có xu hướng tăng lên. [95] Trái lại, các tài liệu bản đồ được sản xuất theo chỉ thị của một trong các bên tranh chấp sẽ được xét với sự nghi ngờ nhiều hơn, và do đó sự phụ thuộc vào tài liệu như vậy chỉ là ngoại lệ không phải là quy tắc. [96] Các trọng tài trong vụ Trọng tài kênh Beagle nhận xét như sau:

Trong khi các bản đồ đến từ các nguồn khác hơn những bản đồ của các bên không thuộc vụ đó được coi là nhất thiết phải chính xác hơn hoặc khách quan hơn, trước nhất (prima facie) chúng có tình trạng độc lập, điều này có thể tạo cho chúng giá trị lớn trừ khi chúng chỉ là các bản sao chép của - hoặc dựa trên bản gốc xuất phát từ - các bản đồ do một trong các bên vẽ ra, hoặc giả được xuất bản trong một nước có liên quan, hoặc thay mặt cho, hoặc theo yêu cầu của một Bên, hoặc rõ ràng có động cơ chính trị. Nhưng chỗ nào mà tư cách độc lập của chúng không để lộ cho việc nghi ngờ về một hoặc các cơ sở nêu trên, chúng có ý nghĩa tương đối cho việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ liên hệ trong đó chúng cho thấy sự tồn tại của một sự hiểu biết chung theo một nghĩa nào đó, như về cách giải quyết đó là gì, hoặc, chúng mâu thuẫn ở đâu, sự thiếu vắng của bất kỳ sự hiểu biết chung như vậy. [97]

Việc thiếu tính trung lập là rõ rành rành đối với đường 9 chấm. Như đã thảo luận trong phần II-A, lịch sử của đường chữ U có thể được truy ngược về một ủy ban nội bộ do chính phủ Trung Hoa Dân Quốc thành lập để cập nhật các bản đồ TQ và tái khẳng định vị thế của họ. Một cơ quan chính phủ được thành lập và phân bổ nhân viên đơn phương như thế khó có thể được coi là khách quan đối với các nước có liên quan khác trong khu vực Biển Đông. Không nên quên rằng các nhà vẽ bản đồ có lương tâm vẫn có thể bị sử dụng cho các mục đích lừa đảo:

Một nhà làm bản đồ … có thể được sử dụng để biểu lộ khẳng định của một nước cụ thể như nước của chính ông ta về kích cỡ đầy đủ miền lãnh thổ của nước đó là gì, bất kể tính đúng đắn của khẳng định này và không có việc doạ dẫm rằng việc vẽ đó mô tả phạm vi của một yêu sách chứ không phải là vị trí của một ranh giới được chấp nhận. Qua việc sao chép tiếp theo và việc vẽ lại của các nhà làm bản đồ thiếu phối kiểm không những các sai sót tiếp tục tồn tại mà sự kiện về việc lặp lại có xu hướng chuyển cho chúng sự thừa nhận pháp lý qua việc in ra một số lượng lớn bản đồ thống nhất với lời khai của họ. [98]


F. Không chính xác về kỹ thuật

Trong tiểu luận về giá trị chứng cứ của bản đồ, De Visscher đưa ra các tiêu chuẩn sau đây: “những bảo đảm về tính chính xác nội tại của bản đồ … sự chính xác liên quan tới các điểm đang tranh chấp”. [99] Theo Brownlie, "giá trị chứng minh mà một bản đồ có tương ứng với chất lượng kỹ thuật của nó”.[100] Luật về án lệ cũng chỉ ra đòi hỏi độ chính xác kỹ thuật trong bản đồ. [101] Trong vụ đảo Palmas, trọng tài duy nhất Max Huber đã viết rằng: “điều kiện đầu tiên đòi hỏi của các bản đồ phục vụ với tư cách là bằng chứng đối với những điểm pháp lý là độ chính xác địa lý của chúng.” [102]

ICJ phát biểu rằng:

Trọng lượng thực tế được phân cho các bản đồ đem làm bằng chứng phụ thuộc vào một loạt các cân nhắc. Một số trong các cân nhắc này liên quan đến độ tin cậy kỹ thuật của các bản đồ. Điều này đã nâng lên đáng kể, đặc biệt là do những tiến bộ đạt được qua không ảnh và ảnh vệ tinh từ những năm 1950. Nhưng kết quả chỉ mang tới tính chất trung thực hơn cho bản đồ và sự ăn khớp ngày càng chính xác giữa bản đồ và không ảnh. Thông tin xuất phát từ sự can thiệp của con người, chẳng hạn như tên của các địa điểm và các thể địa lý (địa danh học) và việc miêu tả biên giới và ranh giới chính trị khác, do đó không khả tín hơn. Tất nhiên, độ tin cậy của các thông tin địa danh học cũng tăng lên nhở kiểm chứng thực địa, mặc dù ở mức độ thấp hơn, nhưng theo ý kiến của các nhà vẽ bản đồ, sai sót vẫn còn phổ biến trong biểu thị các đường biên giới, nhất là khi thể hiện các địa danh này này ở các khu vực biên giới khó tiếp cận. [103]

Dưới ánh sáng của những quan điểm này, sự ra đời của công nghệ hiện đại có thể tăng truy đòi của các thẩm phán đối với bằng chứng bản đồ. Một trường hợp nổi bật về điểm này là ý kiến tư vấn của ICJ 2004 đối với bức tường của Israel, trong đó họ dựa (một phần) vào một bản đồ điện tử được đăng trên trang web Bộ Quốc phòng Israel để xác định các tuyến đường hiện tại và tương lai của các bức tường trong vùng lãnh thổ Palestine. [104] Ngược lại, các bản đồ TQ không có vẻ có thể đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt. Mặc dù đường nhiều chấm của TQ thường đi theo đường đẳng sâu 200 mét (đường nối các điểm có độ sâu 200m với nhau), cho đến nay nó chưa bao giờ được phân ranh giới chính xác, do đó thiếu các toạ độ địa lý chính xác. [105] Ngoài ra, có vẻ có một số sự mâu thuẫn nhỏ giữa các tài liệu bản đồ biển của TQ: các điểm cuối của các vạch tạo nên đường chữ U thay đổi (mức khác biệt chạy từ 1 đến 5nm). [106] Nhưng ngay cả vị trí của chính các vạch đôi khi có sai biệt rõ ràng với những vạch trên bản đồ ở Phụ lục I. [107] Hơn nữa, vì nó liên quan các đường trên biển, ảnh vệ tinh cũng không thật hữu ích.

Một yếu tố bổ sung góp phần vào tính không chính xác của bản đồ TQ là tỉ lệ của nó nhỏ quá mức. ICJ đã than phiền các bản đồ vẽ với tỉ lệ không đủ lớn. Một ví dụ điển hình có thể tìm thấy trong Tranh chấp đất, đảo và biên giới biển:

Honduras đã vẽ một bản đồ thứ hai, năm 1804, cho thấy vị trí của các giáo xứ của tỉnh San Miguel trong Tổng Giáo Phận Guatemala. Tuy nhiên, tỉ lệ của bản đồ này không đủ lớn để có thể xác định xem đoạn cuối của sông Goascoran là đoạn do El Salvador khẳng định, hoặc đoạn do Honduras khẳng định. [108]

Các vấn đề tương tự cũng đã được trình bày trước tòa trọng tài. Ví dụ, Uỷ ban ranh giới Eritrea-Ethiopia cho rằng: “hơn nữa, nhiều bằng chứng về bản đồ theo một tỉ lệ quá nhỏ, hoặc quá thiếu chi tiết đến nỗi nó chỉ có thể được coi là mơ hồ trong lĩnh vực này.” [109]

Cuối cùng, cần lưu ý rằng các bản đồ TQ không chứa bất kỳ chỉ dấu nào về mốc quy chiếu (tức là một quy chiếu sử dụng trong trắc địa để đo đạc) được sử dụng, đó có vẻ là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá độ chính xác kỹ thuật của bất kỳ ranh giới biển nào. [110]


IV. BẢN ĐỒ KHÔNG BỊ CÁC NƯỚC KHÁC TRONG KHU VỰC PHẢN ĐỐI


A. Tiêu chuẩn áp dụng

Ngay cả khi ta chấp nhận rằng đường 9 chấm là một mô tả sai lầm của hiện thực thì điều đó không có nghĩa là nó có thể được gạt sang một bên ngay lập tức. Điều này đã được làm sáng tỏ trong vụ kênh Beagle:

tầm quan trọng của bản đồ có thể không nằm ở chính bản đồ mà trên lý thuyết nó có thể không chính xác mà ở thái độ biểu lộ - hoặc hành động thực hiện - đối với bản đồ đó của các bên liên quan hoặc của các đại diện chính thức của họ. [111]

Các thẩm phán trong vụ Đền Preah Vihear đã rõ rệt hơn, gửi một tín hiệu cảnh báo rõ ràng về những ảnh hưởng tiềm năng của việc sơ suất trong khi đối mặt với sự quyết đoán về bản đồ:

Rõ ràng rằng các trường hợp như vậy đòi hỏi một phản ứng nào đó, về phía nhà chức trách Thái Lan trong một thời hạn hợp lý, nếu họ muốn tỏ sự không đồng ý với bản đồ hoặc nếu có bất kỳ câu hỏi nghiêm trọng nào phải nêu ra liên quan đến nó. Họ đã không làm như vậy, hoặc là sau đó hoặc trong nhiều năm, và do đó phải được xem là đã mặc nhận. Qui tacet consentire videtur si loqui debuisset ac potuisset. [112] (Ai im lặng thì dường như là đồng ý, nếu anh ta biết nói đáng lẽ anh ta đã phải nói).

Một ví dụ của mối liên kết giữa bản đồ và sự mặc nhận được Ủy ban Ranh giới Eritrea-Ethiopia nêu lại gần đây: “một bản đồ có thể có chút trọng lượng pháp lý cho từng cái (per se): nhưng nếu bản đồ là thỏa đáng về mặt bản đồ học trong các khía cạnh có liên quan, nó có thể, có vai trò là căn cứ thực tế , có ý nghĩa pháp lý cao, ví dụ như cho hành vi mặc nhận.”[113]

Tất nhiên, các kiểu cách thực tế của các vụ nêu trên là hoàn toàn khác biệt với trường hợp mà chúng ta đang phải đối mặt, tao ra tranh cãi về việc liệu các tiền lệ đó có thể áp dụng được ở đây không. Trong trường hợp này, chúng ta đang đối phó với một đường biên giới biển có mục đích xấu, việc hình thành nó, theo lời của ICJ, là “một vấn đề có tầm quan trọng lớn và việc thỏa thuận không phải là dễ dàng giả định trước”. [114] Hơn nữa, theo quan sát của Strupp:

Yêu sách hình chữ U lạ lùng này là quá bất thường và quá đáng vượt ngoài thực tế trong các thập niên từ 30 tới 60 đến nỗi không thể hiểu được theo cách có “sự mặc nhận đối với yêu sách bản đồ” một công nhận (ngầm) của cộng đồng nước ngoài về những tham vọng “cực kỳ bất thường”, bằng cách áp dụng quy tắc qui tacet consentire videtur si loqui debuisset ac potuisset hoặc quy tắc khác, có thể nghiêm ngặt đi đến xem xét. [115]

Strupp cũng nhận xét rằng:

Trong những trường hợp hoàn toàn quá đáng kiểu như “tuyên bố chủ quyền mặt trăng” của “đường chữ U” ở Biển Đông rõ ràng không tồn tại một cơ sở hợp lý nào cả cho một độ “siêu nhạy cảm” to lớn về phía các nước phải đối mặt với các yêu sách bản đồ đối địch về mặt “mặc nhận”. [116]

Tuy nhiên, cần thận trọng khi áp dụng một phương pháp tiếp cận trung gian. Sau khi xem xét một bộ phận lớn về việc thực hành nhà nước, trong công trình có ảnh hưởng của ông về quyền sở hữu lịch sử, Blum đi đến kết luận sau đây:

Các trường hợp phản đối mới đây chống lại “yêu sách bản đồ” dường như chỉ ra rằng các quốc gia, trên thực tế, “luôn giữ một cái nhìn cảnh giác đối với các bản đồ do các quốc gia văn minh xuất bản " … Nói chung, có vẻ nổi lên rằng các nước sẽ bị đổ lỗi cho sự hiểu biết về các hoạt động lập pháp trong nước của nhau cũng như các hành vi khác được thực hiện theo thẩm quyền của họ, và lời biện hộ về sự không biết sẽ chỉ được chấp nhận trong những trường hợp đặc biệt nhất.Do đó những nước mong muốn bảo toàn quyền của mình được khuyến cáo nên quan tâm theo dõi sâu sát các hành vi chính thức của các nước khác và đưa ra phản đối - thông qua các phương tiện hợp pháp được luật quốc tế công nhận – nếu họ cảm thấy rằng quyền của mình đã bị ảnh hưởng, hoặc có thể bị ảnh hưởng bởi những hành vi đó. [117]

B. Phản đối / Thiếu sự mặc nhận

Giả sử rằng triển vọng thừa nhận ngầm lồ lộ hiện ra, các nước ven biển được yêu cầu phải bày tỏ sự không chấp nhận chính sách đường chữ U và ý đồ cơ bản của TQ. Một số học giả TQ đã cáo buộc rằng buộc cộng đồng quốc tế đã không lên tiếng về sự bất đồng của mình để ngăn chặn việc củng cố tham vọng của TQ ở Biển Đông:

Khi tuyên bố đường 9 điểm, cộng đồng quốc tế không lúc nào bày tỏ sự bất đồng ý kiến. Không nước lân cận nào đã đưa ra một phản đối ngoại giao. Im lặng khi đối mặt với một tuyên bố công khai có thể nói có nghĩa là mặc nhận, và có thể khẳng định rằng các đường chấm chấm đã được công nhận trong nửa thế kỷ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây một số nước Đông Nam Á, đã tham gia vào tranh chấp chủ quyền Biển Đông, mới đặt ra câu hỏi về tình trạng pháp lý của đường 9 chấm. [118]

Triệu Quốc Khải (Zhao Guocai) cho rằng:

“Từ lúc tuyên bố đường 9- chấm, cộng đồng quốc tế vào thời điểm đó đã không đưa ra bất kỳ sự không bằng lòng nào. Các nước liền kề cũng không đưa ra bất kỳ phản đối ngoại giao nào đối với đường 9-chấm. Những điều này quy thành một sự mặc nhận.” [119]

Sự mặc nhận quốc tế này rất đáng ngờ. [120] Lấy Việt Nam như một trường hợp về điều này, chúng ta có thể thấy rằng hai phát biểu này là không thuyết phục. Các ví dụ bao gồm:

1. Một phản đối đối với các đòi hỏi của TQ qua việc tuyên bố rằng rằng họ sẽ “không công nhận bất kỳ cái gọi là ‘lợi ích lịch sử’ nào, điều đó là không phù hợp với luật pháp quốc tế và vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong các khu vực biển và thềm lục địa của họ trong Biển Đông”.[121]

2. Một tuyên bố đáp trả công hàm của TQ năm 2009:

Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một phần của lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với các quần đảo này. Do đó, yêu sách của TQ đối với các đảo và vùng biển lân cận ở Biển Đông như thể hiện trong bản đồ kèm Công hàm CLM/17 / 2009 và CLM/18/2009 là không có cơ sở pháp lý, lịch sử, thực tế, do đó là không có giá trị và vô hiệu. [122]

3. Một yêu cầu loại bỏ dữ liệu khỏi dịch vụ bản đồ trực tuyến của TQ mô tả đường chữ U (nêu trên) trong hai dịp. [123]

4. Các phản kháng gần đây chống lại sự can thiệp của TQ với tàu thuyền Việt Nam, trong đó tính hợp pháp của đường 9 chấm rõ ràng bị bác bỏ. [124]

5. Nhân dịp buổi họp cuối cùng của các nước thành viên UNCLOS, Việt Nam đã nhắc lại phản đối của mình đối với đường 9 chấm theo mục 14 của Chương trình nghị sự. [125]

Cách ứng xử như vậy phải tuân thủ các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế cần thiết để làm các hành vi phản đối thấm đầy hiệu lực pháp lí khiến cho đường chữ U không thể được sử dụng để chống lại nước phản đối. Tuy nhiên, có vẻ như không khả thi khi áp dụng các tiêu chí này cho các phản kháng trước đây đối với đường chữ U trong điều kiện vị thế mơ hồ của TQ đối với bản đồ và những gì nó thực sự muốn nói. Xét cho cùng, chỉ có thể hành động bằng cách phản đối một khi nước đối lập đã thực hiện một tuyên bố chính thức và dễ hiểu. Ý tưởng này được phản ánh trong khái niệm về “tai tiếng”của hành động hoặc sự kiện đang có vấn đề. [126] Chúng tôi đã bàn bạc chi tiết các đặc điểm bí ẩn của đường 9 chấm và những ảnh hưởng về ý định không rõ ràng về phía TQ. Vì vậy, chỉ có thể phản đối đối với những khẳng định thấy được và dễ hiểu về đường chữ U trong các trường hợp hiếm hoi mà chúng xảy ra (ví dụ, công hàm TQ gửi cho Tổng Thư ký LHQ năm 2009). Theo thời gian, các tiêu chí theo sau dựa trên các tiêu chí trước trước đây. Theo lập luận, nếu tính rõ ràng của dòng-9-chấm đã được xác lập thì bản chất của sự mặc nhận như thế có xu hướng được chấp nhận chỉ sau một thời gian dài thụ động.[127] Ví dụ dễ thấy là các vụ tranh chấp về Đánh bắt cá và Quyền qua lại trên Lãnh thổ Ấn Độ trong đó ICJ suy ra sự mặc nhận từ trên 60 và 125 năm im lặng, tương ứng. [128] Đòi hỏi về ý định rõ ràng cũng đã được hoàn thành trong các tuyên bố của Việt Nam rõ ràng nhằm mục đích ngăn chặn cái đòi hỏi trở thành quyền lợi pháp lý mới của TQ. Ngoài ra, tiêu chí rằng phản đối phải nhất quán và không bị gián đoạn có thể nói là đã được tuân thủ, như minh họa của nội dung của các ghi chú nói về phản đối. [129]


KẾT LUẬN

Trong đóng góp này, chúng tôi đã cố gắng để khám phá một số những điều không chắc chắn về pháp lý che đậy các vạch trên bản đồ Biển Đông của TQ. Phân tích của chúng tôi đã đưa đến kết luận rằng đường chữ U, cho dù được giải thích như là một thể hiện lãnh thổ hoặc biển, rõ ràng thiếu tính chính xác, và do đó đặt ra nhiều vấn đề nếu vẫn giữ như là một phần của chính sách chính thức của TQ cũng như của Đài Loan. Nếu bộ phận đáng kể luật các án lệ là điều phải đi theo, bản đồ thể hiện với đường 9 chấm sẽ không có giá trị như là tài liệu chứng cứ trong một vụ xử giả thuyết. Trong khi có thể thấy rằng một số người nhìn ra một xu hướng mới nổi lên tạo ảnh hưởng cho sự dễ dãi đối với bản đồ, [130] chúng tôi sẽ cho rằng các luận điệu như vậy là khá vội vã. Các bản đồ không phải là các bản đồ kèm theo các hiệp ước quốc tế sẽ được tiếp nhận một cách thận trọng dễ hiểu và sẽ được đánh giá theo chức năng của chúng vẫn là điều không thay đổi.

Nhưng có một vấn đề cơ bản hơn ở đây. Duy trì một tuyên bố đơn phương trong một khoảng thời gian kéo dài mà không xem xét tới quyền lợi của các bên quan tâm khác là đồng nghĩa với việc áp đặt một việc đã rồi (fait accompli). Điều này sẽ vuột mất đi khi đối mặt với luật quốc tế, luật này ngăn không cho các nước mạnh yêu sách “giành phần trọn” (lion’s share) gây thiệt hại cho các nước láng giềng yếu hơn. [131] Việc bám chặt vào đường 9 chấm cũng là lỡ nhịp với chế độ chính phủ hiện tại, [132] bao gồm các hội thảo[133] và (đề xuất) hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và sự đa dạng sinh học. [134] Một giải pháp thực dụng khá thịnh hành trong những năm qua là tìm cách đạt được sự phát triển chung các tài nguyên. Điều này dính dáng tới việc gác các tranh chấp lãnh thổ và biển sang một bên và ký kết các thỏa thuận tạm thời “mà không làm ảnh hưởng” đến kết quả phân định cuối cùng. [135] May mắn thay, TQ, Đài Bắc, và các diễn viên khác trong khu vực đã sử dụng các cơ chế đa phương này và tiếp tục làm như vậy một cách hiệu quả. Chúng tôi hy vọng rằng các nước có tranh chấp từ bỏ các khẳng định cực kỳ quyết đoán về mặt bản đồ và lo tập trung năng lượng của họ vào các kết quả các bên cùng có lợi liên quan đến Biển Đông trên cơ sở UNCLOS.


Người dịch: Phan Văn Song

Hiệu đính: Lê Trung Tĩnh


--------------

* Research Professor, President of the Department of International and European Law and Director of the Centre for International Law, Vrije Universiteit Brussel; Member of the Permanent Court of Arbitration. The substance of this article was prepared for the Second International Workshop organized by the Diplomatic Academy of Vietnam and the Vietnam Lawyers Association, entitled ‘‘The South China Sea: Cooperation for Regional Security and Development’’, 10–12 November 2010, Ho Chi Minh, Vietnam. This article is a revised version of the paper—‘‘Dotted Lines in the South China Sea: Fishing for (Legal) Clarity’’—presented at the Workshop.
**Doctoral Fellow, Research Foundation—Flanders (FWO). Member of the Department of International and European Law and the Centre for International Law, Vrije Universiteit Brussel.


[1] LI Jinming and LI Dexia, ‘‘The Dotted Line on the Chinese Map of the South China Sea: A Note’’ (2003) 34 Ocean Development and International Law 287 at 289. Trong một công hàm gửi cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc tuyên bố rằng “kể từ [sic] năm 1930, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra công khai nhiều lần [sic] phạm vi địa lý của quần đảo Nam Sa của Trung Quốc và tên các thành phần của nó”, nhưng họ không đề cập đến các hoạt động bản đồ. Vì vậy, trong khi điều này có thể có nghĩa là Trung Quốc chính thức chuẩn nhận các hoạt động đặt tên của Ủy ban, không thể suy ra các bản đồ cũng được chuẩn nhận. Xem People’s Republic of China, ‘‘Letter to the Secretary-General of the United Nations—CML/8/2011’’ (14 April 2011), online: UN http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/chn_2011_re_phl_e.pdf.
[2] Zou Keyuan đề cập đến sự tồn tại của một đường ở Biển Đông có sớm hơn được nhà vẽ bản đồ TQ Hu Jinjie (Hồ Tấn Tiếp) vẽ vào năm 1914 và tiếp theo vào những năm 1920 và năm 1930. Đường như vậy cũng có thể tìm thấy trong một số tập bản đồ từ thời kỳ này. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng:
1. Những phiên bản sớm hơn này có trước bản đồ chính thức đầu tiên mô tả “đường chữ U”.
2. Các tập bản đồ nói trên đã được biên soạn bởi các cá nhân, do đó hành động theo khả năng cá nhân của họ.
Xem ZOU Keyuan, ‘‘The Chinese Traditional Maritime Boundary Line in the South China Sea and its Legal Consequences for the Resolution of the Dispute over the Spratly Islands’’ (1999) 14 International Journal of Marine and Coastal Law 27 at 32–33.
[3] In lại trong HU Nien-Tsu Alfred, ‘‘South China Sea: Troubled Waters or a Sea of Opportunity?’’ (2010) 41 Ocean Development and International Law 203 at 208.
[4] WANG Kuan-Hsiung, ‘‘The ROC’s Maritime Claims and Practices with Special Reference to the South China Sea’’ (2010) 41 Ocean Development and International Law 237 at 248.
[5] SHEN Jianming, ‘‘China’s Sovereignty over the South China Sea Islands: A Historical Perspective’’ (2002) 1 Chinese Journal of International Law 94 at 129, note 122.
[6] Li and Li, supra note 4 at 290. Quan điểm này mâu thuẫn với Zou Keyuan, ông cho rằng hai vạch này bị xoá vào những năm 1960. XemSee Zou, supra note 5 at 34–35.
[7] Malaysia-Socialist Republic of Viet Nam, ‘‘Joint Submission to the Commission on the Limits of the Continental Shelf Pursuant to Article 76, paragraph 8 of the United Nations Convention on the Law of the Sea 1982 in Respect of the Southern Part of the South China Sea, Executive Summary’’ (May 2009), online: UN http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/mys_vnm2009excutivesummary.pdf. Như chỉ ra trong thư của TTK LHQ, hồi đáp đã nhận, bản đệ trình chung này đã nộp ngày 6/5/2009, xem trực tuyến: UN http://www.un.org/depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/mysvnm_clcs33_2009e.pdf.
[8] Socialist Republic of Vietnam, ‘‘Submission to the Commission on the Limits of the Continental Shelf Pursuant to Article 76, paragraph 8 of the United Nations Convention on the Law of the Sea 1982, Partial Submission in Respect of Vietnam’s Extended Continental Shelf: North Area (VNM-N), Executive Summary’’ (April 2009), online: UN http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/vnm37_09/vnm2009n_executivesummary.pdf. Như chỉ ra trong thư của TTK LHQ, hồi đáp đã nhận, bản đệ trình chung này đã nộp ngày 7/5/2009, xem trực tuyến: UN http://www.un.org/depts/los/clcs_new/submissions_files/vnm37_09/vnm_clcs37_2009e.pdf.
[9] United Nations Convention on the Law of the Sea, 10 December 1982, 1833 U.N.T.S. 397 (entered into force 16 November 1994), online: UN http://www.un.org/Depts/los/convention_agreements/texts/unclos/unclos_e.pdf [UNCLOS], art. 76(8).
[10] Do Malaysia và Việt Nam phê chuẩn UNCLOS ngày 14 tháng 10, 1996 và 25 tháng Bảy năm 1994, tương ứng, hạn chót nộp hồ sơ của họ bình thường theo Phụ lục II của nó, Điều. 4, phải là năm 2006 và 2004, tương ứng. Nhưng vì nhiều nước gặp phải khó khăn trong việc đáp ứng hạn chót này của Phụ lục II, vào năm 2001 các nước thành viên UNCLOS đã quyết định sử dụng một điểm khởi đầu để xác định thời hạn này: ngày thông qua CLCS Hướng dẫn Khoa học và Kỹ thuật đã trở thành điểm khởi đầu của thời kỳ 10 năm thay vì ngày UNCLOS bắt đầu có hiệu lực. Xem Decision Regarding the Date of Commencement of the Ten-Year Period for Making Submissions to the Commission on the Limits of the Continental Shelf Set Out in Article 4 of Annex II to the United Nations Convention on the Law of the Sea, Meeting of State Parties, UN Doc. SPLOS/72 (2001). Đối với tất cả các nước mà UNCLOS đã có hiệu lực trước ngày 13/5/1999, gồm cả Malaysia and Vietnam thì ngày 12 /5/2009 trở thành ngày hạn chót mới.
[11] Bản đồ này được in lại trong Phụ lục Iở cuối bài viết này.
[12] Xem thêm NGUYEN Hong Thao, ‘‘Vietnam and Maritime Delimitation’’ in Ramses AMER và ZOU Keyuan, eds., Conflict Management and Dispute Settlement in East Asia (Farnham, Burlington: Ashgate, 2011), 171 at 184, ông lưu ý rằng đây là dịp đầu tiên CHNDTH bày tỏ vị thế chính thức của họ về đường 9 chấm.
[13] People’s Republic of China, ‘‘Letter to the Secretary-General of the United Nations—CML/17/2009’’ (7 May 2009), online: UN http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/chn_2009re_mys_vnm_e.pdf.; People’s Republic of China, ‘‘Letter to the Secretary-General of the United Nations—CML/18/2009’’ (7 May 2009), online: UN http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/vnm37_09/chn_2009re_vnm.pdf . The map was attached to these letters. It was also reproduced in the following Chinese sources: (2009) 9 China Oceans Law Review at 200 and 202 and ZHU Lijiang, ‘‘Chinese Practice in Public International Law: 2009’’ (2009) 9 Chinese Journal of International Law at 622.
[14] Paracel Islands (quẩn đảo Hoàng Sa).
[15] Spratly Islands (quẩn đảo Trường Sa).
[16] Macclesfield Bank (bãi cạn Macclesfiled).
[17] Pratas Islands (quẩn đảo Pratas).
[18] Hu, supra note 6 at 204–6.
[19] See Erik FRANCKX, ‘‘American and Chinese Views on Navigational Rights of Warships’’ (2011) 10 Chinese Journal of International Law 187 at 196, với tài liệu tham khảo thêm ở chú thích 48 chỉ ra rằng một số học giả phương Tây có khuynh hướng xem nó là sự chuẩn nhận cho yêu sách về quyền sở hữu lịch sử, trong khi các học giả khác nghĩ ngước lại căn cứ trên điều mà việc làm rõ không có nêu lên, tức là bất kỳ quy chiếu cụ thể nào tới vùng nước lịch sử.
[20] Republic of the Philippines, ‘‘Letter to the Secretary-General of the United Nations—No. 000228’’ (5 April 2011), online: UN http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/phl_re_chn_2011.pdf. Vietnam issued a response to both the Philippines and the PRC, yet refrained from giving any interpretation to these terms. Vietnam, ‘‘Letter to the Secretary-General of the United Nations—77/HC-2011’’ (3 May 2011), online: UN http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/vnm_2011_re_phlchn.pdf.
[21] People’s Republic of China, supra note 4.
[22] People’s Republic of China, ‘‘Foreign Ministry Spokesperson Hong Lei’s Regular Press Conference’’ (7 July 2011), online: Ministry of Foreign Affairs http://www.fmprc.gov.cn/eng/xwfw/s2510/2511/t838221.htm; People’s Republic of China, ‘‘Foreign Ministry Spokesperson Hong Lei’s Regular Press Conference’’ (28 June 2011), online: Ministry of Foreign Affairs http://www.fmprc.gov.cn/eng/xwfw/s2510/2511/t835066.htm; People’s Republic of China, ‘‘Foreign Ministry Spokesperson Hong Lei’s Regular Press Conference’’ (21 June 2011), online: Ministry of Foreign Affairs http:// www.fmprc.gov.cn/eng/xwfw/s2510/2511/t833157.htm; ZHU Lijiang, ‘‘Chinese Practice in Public International Law: 2010’’ (2011) 10 Chinese Journal of International Law 427 at 438.
[23] . Trong nhiều dịp trước công hàm 2009,TQ tái khẳng định chủ quền ‘‘không thể tranh cãi (indisputable)’’ or ‘‘không thể chối cãi (undeniable)” của họ đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Xem ZHU Lijiang, ‘‘Chinese Practice in Public International Law: 2009’’ (2010) 9 Chinese Journal of International Law 607 at 612; ZHU Lijiang, ‘‘Chinese Practice in Public International Law: 2008’’ (2009) 8 Chinese Journal of International Law 493 at 504–5; ZHU Lijiang, ‘‘Chinese Practice in Public International Law: 2007 (I)’’ (2008) 7 Chinese Journal of International Law 485 at 498–9; ZHU Lijiang, ‘‘Chinese Practice in Public International Law: 2006 (II)’’ (2007) 6 Chinese Journal of International Law 711 at 760; CHEN Qiang, ‘‘Chinese Practice in Public International Law: 2004 (II)’’ (2005) 4 Chinese Journal of International Law 607 at 630–1; CHEN Qiang, ‘‘Chinese Practice in Public International Law: 2003 (II)’’ (2004) 3 Chinese Journal of International Law 591 at 598–9; PRC Ministry of Foreign Affairs, ‘‘China’s Indisputable Sovereignty over the Xisha and Nansha Islands’’, (1980) 7 Beijing Review 15, discussed in Otani Yoshio, ‘‘À qui appartient l’archipel des Spratley? Un point de vue sur les revendications chinoises’’ (1996) 1 Annuaire du droit de la mer 179.
[24] Charles C. Hyde, ‘‘Maps as Evidence in International Boundary Disputes’’ (1933) 27 American Journal of International Law 311 at 315; Hasjim DJALAL, ‘‘South China Sea Island Disputes’’ in Myron H. NORDQUIST and John Norton MOORE, eds., Security Flashpoints: Oil, Islands, Sea Access and Military Confrontation (The Hague: Nijhoff, 1998), 109 at 113; F. MU¨ NCH, ‘‘Maps’’ in R. BERNHARDT, ed., Max Planck Encyclopedia of Public International Law vol. III (Amsterdam: Elsevier Science, 1995), 287 at 288; T.S. MURTI, ‘‘Boundaries and Maps’’ (1964) 4 Indian Journal of International Law 367 at 388; Daniel SCHAEFFER, ‘‘L’interprétation du droit de la mer par la Chine: ses effets majeurs en Extrême-Orient’’ (2008) 13 Annuaire du droit de la mer 23 at 43; Georg RESS, ‘‘The Delimitation and Demarcation of Frontiers in International Treaties and Maps’’ (1985) 14 Thesaurus Acroasium 435 at 443.
[25] Dzurek, supra note 3 at 13.
[26] Policy Guidelines for the South China Sea, Point 1, 10 March 1993, in SUN Kuan-Ming, ‘‘Policy of the Republic of China Towards the South China Sea: Recent Developments’’ (1995) 19 Marine Policy 401 at 408 (Annex I).
[27] Dzurek, supra note 3 at 13.
[28] Republic of China (Taiwan), Statement (1 July 1999), online: Ministry of Foreign Affairs http://www.mofa.gov.tw/webapp/ct.asp?xItem52353&ctNode51902&mp56.
[29] PAN Shiying, ‘‘South China Sea and the International Practice of the Historic Title’’, Conference on the South China Sea, American Enterprise Institute, Washington, 7–9 September 1994, referenced in ZOU Keyuan, ‘‘Historic Rights in International Law and in China’s Practice’’ (2001) 32 Ocean Development and International Law 149 at 161, note 97; SONG Yann-huei and Peter Kien-hong YU, ‘‘China’s ‘Historic Waters’ in the South China Sea: An Analysis from Taiwan, R.O.C.’’ (1994) 12 American Asian Review 83.
[30] ZHAO Guocai, ‘‘Analysis of the Sovereign Dispute over the Spratlys under the Present Law of Sea’’ (1999) 9 Asian Review at 22 (in Chinese), translated in Li and Li, supra note 4 at 293. Tuy nhiên, cần nêu rõ rằng không phải mại chuyên gia pháp lý Đài Loan đều ủng hộ các tiếp cận yêu sách vùng nước lịch sử dù có lập trường chính thức của chính phủ của họ. Xem ZOU Keyuan, ‘‘China and Maritime Boundary Delimitation: Past, Present and Future’’ in Amer and Zou, eds., supra note 15, at 160.
[31] . See Andrea GIOIA, ‘‘Historic Titles’’ in Rudiger WOLFRUM, ed., The Max Planck Encyclopedia of Public International Law (Oxford: Oxford University Press, 2008), online: MPEPIL http:// www.mpepil.com.
[32] Zou, supra note 33 at 152.
[33] Juridical Regime of Historic Waters, Including Historic Bays, Study Prepared by the Secretariat, UN Doc. A/CN.4/143 (1962), (1962) 2 Yearbook of the International Law Commission 1 [Historic Waters Study].
[34] Ibid., at 13. Nghiên cứu này còn nêu khả năng về một đòi hỏi thứ tư (biện minh “trên cơ sở nhu cầu kinh tế, an ninh quốc gia, lợi ích sống còn hay một căn cứ tương tự”) nhưng chưa có sự đồng thuận cao về đòi hỏi này. Tuy nhiên, ngưới ta cần phải hoàn thành danh sách này với một đòi hỏi tổng quát hơn rằng quền sở hữu lịch sử phải thật rõ ràng. Xem Ahmed ABOU-EL-WAFA, ‘‘Les différends internationaux concernant les frontières terrestres dans la jurisprudence de la Cour internationale de justice’’ (2010) 343 Collected Courses of the Hague Academy of International Law 9 at 397.
[35] Zou, supra note 33 at 161 and references, supra note 25.
[36] For a treatment of both positions, xem Historic Waters Study, supra note 36 at 16–19.
[37] Xem, chẳng hạn,bằng tiếng Anh, Markus KOTZUR, ‘‘Intertemporal Law’’ in WOLFRUM, ed., supra note 24. Một phân tích chi tiết hơn bằng tiếng Pháp, xem Paul TAVERNIER, Recherches sur l’application dans le temps des actes et des règles en droit international public (problèmes de droit intertemporel ou de droit transitoire) (Paris: Librairie générale de droit et de jurisprudence).
[38] See Hasjim DJALAL, ‘‘South China Sea Island Disputes’’ (2000) The Raffles Bulletin of Zoology
(Supplement No. 8) 9.
[39] Clive Ralph SYMMONS, Historic Waters in the Law of the Sea: A Modern Re-appraisal (Leiden: Nijhoff, 2008) at 17–37. Đưa ra một lập luận tương tự trên cơ sở công trình của Uỷ ban Luật quốc tế về dàn ý của công ước 1958 cũng như trên cơ sở UNCLOS, see Franckx, supra note 22 at 197, and especially note 50.
[40] Lần duy nhất TQ được nêu liên quan tới yêu sách lịch sử của Liên Xô cũ đối với Vịnh Peter the Great (Symmons, supra note 42 at 144).
[41] Tullio SCOVAZZI, ‘‘Book Review of ‘Historic Waters in the Law of the Sea: A Modern Re-appraisal by Clive Ralph Symmons, Leiden, Martinus Nijhoff, 322 pp., 2008’ ’’  (2010) 25 International Journal of Marine and Coastal Law 637 at 642. See also ibid., at 639–40 and in the same sense Symmons, supra note 42, at 242–5, 299–300. Continental Shelf (Tunisia/Libyan Arab Jamahiriya), [1982] I.C.J. Rep. 18 at 73–4:
Không có định nghĩa về khái niệm lẫn nghiên cứu về chế độ pháp lý của ‘‘vùng nước lịch sử’’ hay ‘‘vịnh lịch sử’’. Tuy nhiên, có các quy chiếu về ‘‘vịnh lịch sử’’ hay ‘‘quyền sở hữu lịch sử’’ hay các lí lẽ lịch sử theo hướng tạo nên một bảo lưu cho các quy tắc xác lập từ đó trở đi. Vấn đề này dường như rõ ràng tiếp tục bị điều tiết bởi luật quốc tế chung, luật này không đưa ra một” chế độ” đơn nhất  cho ‘‘các vùng nước lịch sử’’ hay ‘‘vịnh lịch sử’’, nhưng chỉ cho một chế độ đặc biệt cho mỗi trường hợp cụ thể đã được thừa nhận về “vùng nước lịch sử” hay “vịnh lịch sử”.
[42] Lập luận này được đưa ra trong WU Fengbing, ‘‘Historical Evidence of China’s Ownership of the Sovereignty over the Spratly Islands’’ in China Institute for Marine Development Strategy, ed., Selected Papers of the Conference on the South China Sea Islands (Beijing: Ocean Press, 1992) at 111 (in Chinese), referenced in Zou, supra note 33 at 161, note 98.
[43] Nói chung, xem Franckx, Benatar, Joe, and Van den Bossche, supra note 2. Nói cụ thể hơn về Biển Đông, xem NGUYEN Hong Thao, Le Vietnam et ses différends maritimes dans la Mer de Bien Dong (Mer de Chine méridionale) (Paris: Pedone, 2004) at 258.
[44] Như đã nêu ở supra note 2, Vietnam gọi khu vực này là ‘‘Biển Đông’’ (‘‘East Sea’’). Xem National Border Committee under the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam, online: National Border Committee www.biengioilanhtho.gov.vn/bbg-vie/home.aspx.
[45] International Hydrographic Organization, Limits of Oceans and Seas, 3rd ed. (Monte-Carlo: Imp. Mone´gasque, 1953) at preface and 30, online: IHO http://www.iho-ohi.net/iho_pubs/standard/S-23/S23_1953.pdf. Old maps also use this denomination merely due to the fact that historically European navigators encountered predominantly Chinese ships. See Y. LACOSTE, ‘‘Mer de Chine ou mer de l’Asie du Sud-Est’’ (1981) 24 Hérodote at 13, referenced in Nguyen, supra note 46 at 257
[46] Nguyen, supra note 46 at 257.
[47] Republic of China (Taiwan), ‘‘Statement of the Ministry of Foreign Affairs concerning the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea signed by the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) and the People’s Republic of China (PRC) in Cambodia on November 4, 2002’’ (5 November 2002), online: Ministry of Foreign Affairs http://www.mofa.gov.tw/webapp/ct.asp?xItem52357&ctNode51902&mp56:
Chính phủ THDQ tái khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên quần đảo Đông Sa (quần đảo Pratas), Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa), Trung Sa (bãi cạn Macclesfield) và Nam Sa (Trường Sa) trong Biển Đông, Đối với các quần đảo này THDQ có tất cảquyền hợp pháp theo luật quốc tế;
Republic of China (Taiwan), ‘‘The Position of the Ministry of Foreign Affairs on Taiwan’s Sovereignty over Islands in the South China Sea’’ (20 November 2007), online: Ministry of Foreign Affairs http://www.mofa.gov.tw/webapp/ct.asp?xItem527782&ctNode51903&mp56.
Quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa, bãi Macclesfield và quần đảo Pratas luôn luôn là phần cố hữu của các vùng lãnh thổ Đài Loan, dù nhìn từ quan điểm của lịch sử địa lý, pháp luật quốc tế hay thực tế đơn giản. Theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, chủ quyền đối với các quần đảo này của chính phủ Đài Loan là không thể nghi ngờ và Đài Loan hưởng tất cả các quyền tương ứng;
Republic of China (Taiwan), ‘‘The Government of the Republic of China (Taiwan) Reiterates its Sovereignty over the Spratly Islands and has Proposed a Spratly Initiative that Focuses on Environmental Protection Instead of Sovereignty Disputes’’ (15 August 2008), online: Ministry of Foreign Affairs http://www.mofa.gov.tw/webapp/ct.asp?xItem532920&ctNode51903&mp56:
Quần đảo Trường Sa, bao gồm cả rạn san hô Swallow (đảo san hô Layang-Layang), nằm trong vùng lãnh hải của Đài Loan. Dù theo quan điểm pháp lý, lịch sử địa lý hoặc luật quốc tế, quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Macclesfield, quần đảo Pratas và các vùng nước lân cận là một phần của lãnh thổ và lãnh hải của Đài Loan;
Republic of China (Taiwan), ‘‘Solemn Declaration of the Ministry of Foreign Affairs of the Republic of China concerning the Philippine Senate Bill 2699 and House Bill 3216’’ (6 February 2009), online: Ministry of Foreign Affairs http://www.mofa.gov.tw/webapp/ct.asp?xItem536914&ctNode51902&mp56:
Dù từ góc độ lịch sử, địa lý, thực tế hay luật pháp quốc tế, quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Macclesfield, quần đảo Pratas, cũng như các vùng biển xung quanh, là các vùng lãnh thổ hiện hữu của THDQ. Sự kiện rằng chủ quyền của các khu vực này thuộc về chính phủ của chúng tôi là không thể phủ nhận, Đài Loan được hưởng và xứng đáng với tất cả các quyền tương ứng. Bất kỳ yêu sách chủ quyền nào đối với, hoặc sự chiếm cứ, các quần đảo này và vùng nước xung quanh sẽ không được chính phủ THDQ thừa nhận.
[48] Republic of China (Taiwan), ‘‘Declaration of the Republic of China on the Outer Limits of Its Continental Shelf, no 003’’ (12 May 2009), online: Ministry of Foreign Affairs http://www.mofa.gov.tw/webapp/content.asp?cuItem538077&ctNode51036&mp56.
[49] Hasjim DJALAL, ‘‘Conflicting Territorial and Jurisdictional Claims in South China Sea’’ (1979) 7(1) The Indonesian Quarterly 36 at 41–2.
[50] Robert W. SMITH, ‘‘Maritime Delimitation in the South China Sea: Potentiality and Challenges’’ (2010) 41 Ocean Development and International Law 214 at 224. Xem thêm GAO Zhiguo, ‘‘The South China Sea: From Conflict to Cooperation?’’ (1994) 25 Ocean Development and International Law 345 at 346: ‘‘nghiên cứu tỉ mỉ các tài liệu Trung Quốc cho thấy rằng Trung Quốc không bao giờ tuyên bố chủ quyền toàn bộ cột nước của vùng biển Biển Đông mà chỉ là các đảo và vùng biển xung quanh bên trọng đường này.’’ Xem thêm phát biểu của Wang Xiguang (Uông Hi Quang), người đã giúp Cục Địa lý Bộ Nội Chính trong việc chế tác các bản đồ trong những năm 1940 và dùng cùng một kỹ thuật nhưng đi đến một kết quả khác: ‘‘đường biên giới quốc qia chấm chấm được vẽ như là trung tuyến giữa TQ và các nước liền kề’’, trong XU Sen’an, ‘‘The Connotation of the 9-Dotted Line on the Chinese Map of the South China Sea’’ trong ZHONG Tianxiang, ed., Paper Selections of the Seminar on ‘‘The South China Sea in the 21st Century: Problems and Perspective’’ (Hainan Research Center of the South China Sea, 2000) at 80 (in Chinese), translated in Li and Li, supra note 4 at 290.
[51] Dzurek, supra note 3 at 11.
[52] Một quyển sách nói về cách giải quyết các vần đề này , xem Monique CHEMILLIER-GENDREAU, Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands (The Hague: Kluwer Law International, 2000).
[53] Anna RIDDELL and Brendan PLANT, Evidence Before the International Court of Justice (London: British Institute of International and Comparative Law, 2009) at 31.
[54] Frontier Dispute (Burkina Faso/Republic of Mali), [1986] I.C.J. Rep. 554 at 582, para. 54.
[55] Kasikili/Sedudu Island (Botswana/Namibia), [1999] I.C.J. Rep. 1045 at 1098, para. 84, nêu: “Tòa án sẽ bắt đầu bằng việc nhắc lại những gì mà Ban thẩm phán (Chamber) xử vụ tranh chấp biên giới (Burkina Faso / Cộng hòa Mali) phải nói về giá trị chứng cứ của bản đồ”; Tranh chấp lãnh thổ và biển giữa Nicaragua and Honduras trong biển Caribbean (Nicaragua v. Honduras), [2007] I.C.J. Rep. 659 at 723, para. 215, nêu: “Toà án tái khẳng định lập trường của họ trước đây liên quan đến phạm vi vô cùng hạn chế của bản đồ như là một nguồn về quyền sở hữu chủ quyền”; Tranh chấp biên giới (Benin/Niger), [2005] I.C.J. Rep. 90 at 119–20, para. 44, nêu: “nguyên tắc này [như mô tả trong tranh chấp biên giới (Burkina Faso / Cộng hòa Mali) cũng sẽ hướng dẫn Ban Thẩm phán trong việc đánh giá các bản đồ mà các Bên trong trường hợp hiện tại dựa vào”; Sovereignty over Pulau Ligitan and Pulau Sipadan (Indonesia/Malaysia), [2002] I.C.J. Rep. 625 at 667, para. 88; Maritime Delimitation and Territorial Questions between Qatar and Bahrain (Qatar v. Bahrain), Separate Opinion of Judge Kooijmans, [2001] I.C.J. Rep. 225 at 242, para. 68.
[56] Patrick DAILLIER, Mathias FORTEAU, and Alain PELLET, Droit international public, 8th ed. (Paris: L.G.D.J., 2009) at 524, para. 301.
[57] Một bàn luận về khả năng hạn chế này, xem Maurice KAMTO, ‘‘Le matériau cartographique dans les contentieux frontaliers et territoriaux internationaux’’ in Emile YAKPO and Tahar BOUMEDRA, eds., Liber Amicorum Judge Mohammed Bedjaoui (The Hague: Kluwer, 1999) at 371–98.
[58] Riddell and Plant, supra note 56 at 266.
[59] ZHAO Lihai, Studies on the Law of Sea (Beijing: Beijing University Press, 1996) at 37 (in Chinese), translated in Li and Li, supra note 4 at 291.
[60] JIAO Yongke, ‘‘There Exists No Question of Redelimiting Boundaries in the Southern Sea’’ (2000) 17 Ocean Development and Management at 52 (in Chinese), translated in Michael STRUPP, ‘‘Maritime and Insular Claims of the PRC in the South China Sea under International Law’’ (2004) 11 Zeitschrift fu¨ r chinesisches Recht 1 at 16.
[61] Zou, supra note 33 at 160.
[62] Grisbadarna Case (Norway v. Sweden), Decision of 23 October 1909, [1910] 4 American Journal of International Law 226 at 231, nêu rằng: ‘‘lãnh hải là thứ phụ thuộc chính yếu của lãnh thổ đất liền’’ (translation from the original French, [2006] XI Reports of International Arbitral Awards 159); North Sea Continental Shelf (Federal Republic of Germany/Denmark; Federal Republic of Germany/Netherlands), [1969] I.C.J. Rep. 3 at 51, para. 96: ‘‘Trong cả hai trường hợp [vùng tiếp giáp lãnh hải và thềm lục địa] nguyên tắc được áp dụng là đất thống trị biển’’. Nghiên cứu sâu hơn và các trường hợp của nguyên tắc này, xem Abou-el-Wafa, supra note 37 at 88–90.
[63] Fisheries Case (United Kingdom v. Norway), [1951] I.C.J. Rep. 116 at 132.
[64] UNCLOS, supra note 12, has been ratified by all interested parties in the South China Sea dispute with the exception of Taiwan (Vietnam: 25 July 1994, PRC: 7 June 1996, Philippines: 8 May 1984,Malaysia: 14 October 1996, Brunei: 5 November 1996, Myanmar: 21 May 1996, and Thailand: 15 May 2011), online: UN http://www.un.org/Depts/los/reference_files/chronological_lists_of_ratifications.htm.
[65] Ibid.
[66] Một cách tiếp cận mới giới hạn đáng kể khả năng áp dụng ngoại lệ củaĐiều 121(3) đối với việc phân giới trên biển, xem Bernard H. OXMAN, ‘‘On Rocks and Maritime Delimitation’’ in Mahnoush H. ARSANJANI, Jacob Katz COGAN, Robert D. SLOANE, and Siegfried WIESSNER, eds., Looking to the Future: Essays on International Law in Honor of W. Michael Reisman (Leiden/Boston: Martinus Nijhoff, 2011), 893. Theo lý luận của tác giả, những tranh cãi liên quan đến ý nghĩa chính xác của việc cư trú của con người và đời sống kinh tế sẽ ít quan trọng hơn, bởi vì trong giai đoạn phân giới các đảo nhỏ thường chỉ đóng một vai trò nhỏ.
[67] Alex G. Oude ELFERINK, ‘‘The Islands in the South China Sea: How Does Their Presence Limit the Extent of the High Seas and the Area and the Maritime Zones of the Mainland Coasts?’’ (2001) 32 Ocean Development and International Law 169 at 182. See also Marius GJETNES, ‘‘The Spratlys: Are They Rocks or Islands?’’ (2001) 32 Ocean Development and International Law 191 at 199–201; Barry Hart DUBNER, ‘‘The Spratly ‘Rocks’ Dispute: A ‘Rockapelago’ Defies Norms of International Law’’ (1995) 9 Temple International and Comparative Law Journal 291 at 299–306.
[68] Nó liên quan đến những hành động do TQ thực hiện bởi để đưa vào các mục bổ sung cho chương trình nghị sự tại cuộc họp năm 2009 của các nước thành viên UNCLOS và kỳ họp lần thứ 15 của Cơ quan đáy biển quốc tế (ISA) một năm sau đó. Xem Erik FRANCKX, ‘‘The International Seabed Authority and the Common Heritage of Mankind: The Need for States to Establish the Outer Limits of Their Continental Shelf’’ (2010) 25 International Journal of Marine and Coastal Law 543 at 563–4. Những nỗ lực như vậy được lặp vào thời điểm Hội nghị của các nước thành viên UNCLOS năm 2011 nhưng không lặp lại tại cuộc họp lần của ISA khoảng một tháng sau đó.
[69] Như chỉ rõ qua danh nghĩa đại diện của giáo sư Jia Yu, đưa ra trong một buổi báo cáo tóm tắt của ISA năm 2009. Mặc dù đóng góp này có tiêu đề là ‘‘Safeguarding the Common Heritage of Mankind’’(Bảo vể di sản chung của loài người) trong công bố cho báo chí của ISA (ISA, ‘‘Press Release SB/15/10’’ (June 2009) at 3, online: ISA http://www.isa.org.jm/files/documents/EN/Press/Press09/SB-15–10.pdf), các phim chiếu slides phân phát vào lúc đó tại buổi báo cáo tóm tắt lại có một tiêu đề cụ thể hơn, đó là ‘‘The Rock of Oki-no-Tori Shall Have No EEZ and Continental Shelf’’ (Mỏm đá Okinotori sẽ có EEZ và thềm lục địa mở rộng). Xem thêm Ted McDORMAN, ‘‘The South China Sea after 2009: Clarity of Claims and Enhanced Prospects for Regional Cooperation?’’ (2010) 24 Ocean Yearbook 507 at 514–15. Về chi tiết và các hành động sau này của các bên về mặt này, xem Yann-Huei SONG, ‘‘The Application of Article 121 of the Law of the Sea Convention to the Selected Geographical Features Situated in the Pacific Ocean’’ (2010) 9 Chinese Journal of International Law 663 at 671–4.
[70] Indonesia, ‘‘Letter to the Secretary-General of the United Nations—480/POL-703/VII/10’’ (8 July 2010), online: UN http://www.un.org/depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/idn_2010re_mys_ vnm_e.pdf. Sự liên kết giữa các hành động can thiệp này với Biển Đông được trình bày trong công hàm này như sau:
Về mặt này, các phát biểu của các đại diện ưu tú của CHNDTH cũng liên quan đến tình hình ở Biển Đông và do đó thật đúng khi nêu rằng những thể địa lý rất nhỏhoặc ở xa xôi ở Biển Đông không xứng đáng được hưởng vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của riêng mình. Cho phép sử dụng các mỏm đá, các rạn san hô và đảo san hô vòng không có người ở cô lập với đất liền và ở giữa biển khơi như một điểm cơ sở để tạo ra các khu vực biển gây quan ngại tới các nguyên tắc cơ bản của Công ước [1982]  và xâm phạm lợi ích chính đáng của cộng đồng toàn cầu. Vì thế,như  được chứng thực bởi những phát biểu trên, cái gọi là “bản đồ đường 9 chấm” rõ ràng thiếu cơ sở pháp lý quốc tế và đồng nghĩa với việc đảo lộn… Công ước 1982.
[71] Xem bộ phận luật án lệ rộng hơn và ý kiến các học giả nêu trong Gérard NIYUNGEKO, La preuve devant les juridictions internationales (Brussels: Bruylant, 2005) at 322–35, and more recently Case concerning Pulp Mills on the River Uruguay (Argentina v. Uruguay), [2010] I.C.J. Rep. 1 at 52, para. 168.
[72] Raphae¨le RIVIER, ‘‘La preuve devant les juridictions interetatiques à vocation universelles (CIJ et TIDM)’’ in Hélène Ruiz FABRI and Jean-Marc SOREL, eds., La preuve devant les juridictions internationales (Paris: Pedone, 2007), 9 at 38–48. More generally, judicial bodies select the facts they deem pertinent in a discretionary manner. Xem Jean SALMON, ‘‘Le fait dans l’application du droit international’’ (1982) 175 Collected Courses of the Hague Academy of International Law 261 at 300. For a critical approach to the freedom of judges with respect to weighing evidence, see Rudiger WOLFRUM, ‘‘Taking and Assessing Evidence in International Adjudication’’ in Tafsir Malick NDIAYE and Rudiger WOLFRUM, eds., Law of the Sea, Environmental Law and Settlement of Disputes: Liber Amicorum Judge Thomas A. Mensah (Leiden: Martinus Nijhoff, 2007), 341 at 342; Patrick KINSCH, ‘‘On the Uncertainties Surrounding the Standard of Proof in Proceedings before International Courts and Tribunals’’ in Gabriella VENTURINE and Stafania BARIATTI, eds., Liber Fausto Pocar—Diritti individuali e giustizia internazionale, vol. 1 (Milan: Giuffre`, 2009), 427 at 438–9; Chittharanjan F. AMERASINGHE, Evidence in International Litigation (Leiden: Martinus Nijhoff, 2005) at 232–61.
[73] Mặc dù không có học thuyết về việc dựa vào tiền lệ (stare decisis) trong luật quốc tế, tòa và tòa án quốc tế thường trích dẫn luật án lệ. Điều này đặc biệt đúng đối với ICJ, là toà có tính tự tham chiếu cao độ và sẽ chỉ đi chệch khỏi án lệ trong quá khứ khi có các lý do đáng kể. Xem Alan BOYLE and Christine CHINKIN, The Making of International Law (Oxford: Oxford University Press, 2007) at 293–9; Gilbert GUILLAUME, ‘‘The Use of Precedent by International Judges and Arbitrators’’ (2011) 2 Journal of International Dispute Settlement 5 at 12.
[74] Frontier Dispute, supra note 57 at 582, para. 55, nêu: ‘‘trọng lượng phân cho các bản đồ với tư cách bằng chứng phụ thuộc vào một số lớn các cân nhắc”; Qatar v. Bahrain, supra note 58, Dissenting Opinion of Judge Torres Berna´rdez at 274, para. 37, stating: ‘‘[t]he weight of maps as evidence depends on a range of considerations.’’
[75] Xem Case concerning the Delimitation of Maritime Boundary between Guinea-Bissau and Senegal (Guinea- Bissau/Senegal), Decision of 31 July 1989, Dissenting Opinion of Mr. Mohammed Bedjaoui, [2006] XX Reports of International Arbitral Awards 119 at 166–9, paras. 32–7 (lập luận chống lại một chuyển vị tự động các nguyên tắc lãnh thổ sang phân định biển cho các khác biệt “hiển nhiên” và “không thể giảm hơn” về mặt địa lý, mối quan hệ của chúng với các quyền của các dân tộc và các quốc gia quyền đối với các vùng này); Lea BRILMAYER and Natalie KLEIN, ‘‘Land and Sea: Two Common Sovereignty Regimes in Search of a Common Denominator’’ (2001) 33 New York University Journal of International Law and Politics 703 at 703–4 (noting 15 
[76] Xem các ví dụ về các vụ liên quan một phần đến các tranh chấp trên biển, supra note 58 citing a passage from Frontier Dispute (Burkina Faso/Republic of Mali) (which is a territorial case).
80. Island of Palmas Case (Netherlands v. U.S.A.), Award of 4 April 1928, [2006] II Reports of International Arbitral Awards 829 at 852–3 stating: ‘‘only with the greatest caution can account be taken of maps in deciding a question of sovereignty’’, reaffirmed in Nicaragua v. Honduras, supra note 58 at 58, para.
[77] Island of Palmas Case (Netherlands v. U.S.A.), Award of 4 April 1928, [2006] II Reports of International Arbitral Awards 829 at 852–3 nêu: “Chỉ với sự thận trọng lớn nhất các bản đồ có thể được xét tới trong việc quyết định vấn đề chủ quyền”, reaffirmed in Nicaragua v. Honduras, supra note 58 at 58, para. 214; Territorial Sovereignty and Scope of the Dispute (Eritrea/Yemen), Decision of 9 October 1998, [2006] XXII Reports of International Arbitral Awards 209 at 296, para. 388, nêu: “như trong tất cả các trường hợp về bản đồ, bằng chứng phải được xử lý thât  tinh tế”. For an opposing view calling into question the reluctant approach of international adjudicators vis-à-vis cartographic evidence, see Romulo R. UBAY Jr, ‘‘Evidence in International Adjudication: Map Evidence in Territorial Sovereignty Dispute Cases’’ (2011) 1 Aegean Review of the Law of the Sea and Maritime Law 287.
[78] Arbitration Between Great Britain and Portugal as Regards Questions Relative to the Delimitation of their Spheres of Influence in East Africa (Manica plateau) (United Kingdom/Portugal), Decision of 30 January 1897, [2007] XXVIII Reports of International Arbitral Awards 283 at 298.
[79] Indo-Pakistan Western Boundary (Rann of Kutch) between India and Pakistan (India v. Pakistan), Award of 19 February 1968, Proposal of Mr. Nasrollah Entezam, [2006] XVII Reports of International Arbitral Awards 1 at 505, nêu: “bản đồ chỉ bằng chứng phụ. Chỉ có bản đồ được chuẩn bị bởi người giám định ngay tại chỗ bằng cách quan sát mới là bằng chứng chính. Thầm chí chúng là bằng chứng chính chỉ cho những điều mà người giám định có thể tự mình quan sát”; Qatar v. Bahrain, supra note 58, Dissenting Opinion of Judge Torres Bernardez at 274, para. 37, nêu: “ nói chung, giá trị như là bằng chứng do toà và toà án quốc tế gắn cho chúng là có tính củng cố hay xác nhận cho các kết luận đã được rút ra từ các phương cách khác không dính dáng tới các bản đồ, vì các bản đồ như thế không có danh nghĩa pháp lý”; Island of Palmas, supra note 80 at 853–4, nêu: “dù sao đi nữa, bản đồ chỉ có khả năng đưa ra một chỉ định - và đó là một chỉ định rất gián tiếp - và trừ khi được kèm theo một công cụ pháp lý, không có giá trị của một công cụ như vậy, liên quan đến công nhận hoặc từ bỏ quyền”; ibid., at 853: Nếu trọng tài hài lòng về sự tồn tại của các sự kiện pháp lý có liên quan nhưng các sự kiện này lại mâu thuẫn với lời khai của những người vẽ bản đồ có nguồn thông tin không biết rõ, ông ta có thể sẽ không gán trọng lượng nào cho các bản đồ, tuy các bản đồ này rất nhiều và thường có thể được đánh giá cao.
[80] Frontier Dispute, supra note 57 at 583, para. 56. Xem thêm The Government of Sudan/The Sudan People’s Liberation Movement/Army (Abyei Arbitration), Final Award of 22 July 2009, online: PCA http://www.pca-cpa.org at 256, para. 741:
Toà án tương tự như vậy rất miễn cưỡng để cân bằng biên giới Đông và Tây của khu vực do Ngok Dinka chiếm đóng chuyển giao vào năm 1905 với mô tả bằng bút chì năm 1933 về khu vực chăn thả gia súc mùa khô của Ngok Dinka trên một bản đồ vẽ phác, đặc biệt là khi toà đã có bằng chứng toàn diện và cụ thể hơn.
[81] Sakeus AKWEENDA, ‘‘The Legal Significance of Maps in Boundary Questions: A Reappraisal with Particular Emphasis on Namibia’’ (1990) 60 British Yearbook of International Law 205 at 212; A.O. CUKWURAH, The Settlement of Boundary Disputes in International Law (Manchester: Manchester University Press, 1967) at 224–5; Hyde, supra note 27 at 313–15; Victor PRESCOTT and Gillian D. TRIGGS, International Frontiers and Boundaries: Law, Politics and Geography (Leiden: Nijhoff, 2008) at 194–5; Durward V. SANDIFER, Evidence before International Tribunals, 2nd ed. (Charlottesville: University Press of Virginia, 1975) at 235; Guenter WEISSBERG, ‘‘Maps as Evidence in International Boundary Disputes: A Reappraisal’’, (1963) 57 American Journal of International Law 781 at 781.
[82] E.g., Ian BROWNLIE, The Rule of Law in International Affairs: International Law at the Fiftieth Anniversary of the United Nations (The Hague: Martinus Nijhoff, 1998) at 156.
[83] Manfred LACHS, ‘‘La preuve et la Cour internationale de Justice’’ in Chaı¨m PERELMAN and Paul FORIERS, eds., La preuve en droit (Brussels: Bruylant, 1981), 109 at 109.
[84] Mức phù hợp trong bản đồ không cần phải luôn luôn là tuyệt đối, nhưng nó phải phù hợp trên tổng quát.. Abouel- Wafa, supra note 37 at 432–4.
[85] Kasikili/Sedudu Island, supra note 58 at 1100, para. 87; see also Dubai/Sharjah Border Arbitration (Dubai v. Sharjah), Award of 19 October 1981, [1993] 91 International Law Reports 543 at 630, para. 168:
Theo quan điểm của Toà án cần phải dẹp sang một bên cả hai bản đồ do ông Walker chuẩn bị, xét về vị trí của Hadlib Azana, vì, mặc dù được chuẩn bị bởi cùng một người, chúng lại mâu thuẫn lẫn nhau về đường ranh giới chung trong khu vực này. Suy đoán thêm về các lý do có thể có cho một mâu thuẫn như vậy là chuyện vô ích.
Eritrea/Yemen Arbitration, supra note 80 at 296, para. 388:
Các bằng chứng cho thời kỳ này bị vây bủa với các mâu thuẫn và sự không chắc chắn. Mỗi bên đã thể hiện sự không thống nhất trong các bản đồ chính thức của mình. Tuy nhiên, xu hướng chung là bằng chứng bản đồ củaYemen là vượt trội về phạm vi và khối lượng so với Eritrea. Tuy nhiên, trọng lượng như vậy có thể được gắn vào bản đồ bằng chứng ủng hộ của một bên được cân bằng bởi thực tế là mỗi bên đã công bố những bản đồ có vẻ đi ngược với khẳng định của mình trong các thủ tục tố tụng.
Delimitation of the Border Between the State of Eritrea and the Federal Democratic Republic of Ethiopia (Eritrea-Ethiopia Boundary Commission), Decision of 1 January 2002, [2002] 41 International Legal Materials 1057 at 1089, para. 4.67:
Bằng chứng bản đồ là không đồng nhất và nhất quán. Phần lớn hỗ trợ sự tồn tại của một phóng chiếu của Belesa và gán lãnh thổ bên trong nó cho Eritrea. Tuy nhiên, có nhiều bản đồ không làm như vậy, hoặc chỉ làm như vậy một phần
[86] Tuy nhiên xem Separate World’s Geography (Chinese Ya Guang Geographic Publisher, 1951) at 18 (Bản dồ nước Cộng hoà), trong đó chỉ có khoảng nửa số vạch được thể hiện [bản đồ TQ 1951].
[87] Xem Chinese State Bureau of Surveying and Mapping, Map World, online: Map World http://www.chinaonmap.cn. Bản đồ này được in lại một phần trong Phụ lục II ở cuối bài viết này.
[88] Vì vậy, về mặt kỹ thuật hình như chính xác hơn khi nói đường chấm chấm với số vạch thay đổi, chẳng hạn như là đường 11/9/10-chấm. Tuy nhiên, vì cho tới nay đường 9 chấm là đường mà TQ dựa vào trên bình diện quốc tế để minh định lập trường của họ trong tranh chấp của quốc gia đối với quốc gia nên bài đóng góp này thường sẽ dùng khái niệm “đường 9 chấm”, trừ khi các đường với số chấm khác có ý nghĩa pháp lý.
[89] Eritrea/Yemen Arbitration, supra note 80 at 295, para. 382.
[90] Các vạch được TQ sử dụng để vẽ đường chữ U không phù hợp với các quy định kỹ thuật biểu đồ do Tổ chức Thủy văn Quốc tế đề ra dùng để chỉ ranh giới biển quốc tế, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, khu thủy sản, vv. Xem International Hydrographic Organization, Regulations of the IHO for International (INT) Charts and Chart Specifications of the IHO, 4th ed. (Monaco: International Hydrographic Bureau, 2010) at B-440, C-407 (International Boundaries and National Limits), online: IHO http://www.iho-ohi.net/iho_pubs/standard/S-4/S4_v4.000_Sep10.pdf . Kiểu lập luận này đã được Ukraina đưa ra chống lại Romania trong vụ ở Biển Đen (Romania v. Ukraine), Counter-memorial of Ukraine, 19 May 2006 at 123–5.
[91] International Hydrographic Organization Membership, online: IHO http://www.iho-ohi.net/english/home/about-the-iho/about-iho-member-states/ms-information.html.
[92] Kasikili/Sedudu Island, supra note 58, Separate Opinion of Judge Oda at 1133–4, para. 40. Xem thêm Frontier Dispute, supra note 57 at 583, para. 57, nêu: “bây giờ Ban thẩm phán (Chamber) quay sang các bản đồ được in trong trường hợp này. Đối với Ban Thẩm phán không có một bản đồ đơn lẻ có sẵn nào có thể nói một cách đáng tin cậy là phản ánh được những ý định của chính quyền thực dân được thể hiện trong các các văn bản liên quan đến biên giới đang có tranh chấp.” Xem thêm Abou-el-Wafa, supra note 37 at 425–6.
[93] Smith, supra note 53 at 224.
[94] Kasikili/Sedudu Island, supra note 58, Separate Opinion of Judge Oda at 1133–4, para. 40.
[95] Cũng phải nói rõ rằng dù ngay cả trong tình huống như thế, việc chế tác bản đồ cũng không phải là một công việc có “giá trị trung lập” về khoa học. Những bóp mép không chủ ý cũng có thể len vào trong quá trình này do những thiên lệch của nhà vẽ bản đồ và bối cảnh xã hội. Jordan BRANCH, ‘‘Mapping the Sovereign State: Technology, Authority, and Systemic Change’’ (2011) 65 International Organization 1 at 7.
[96] Trừ khi một bản đồ như vậy đi ngược vị thế của họ. Xem chẳng hạn, Sovereignty over Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks and South Ledge (Malaysia/Singapore), [2008] I.C.J. Rep. 12 at 95, para. 272. Abou-el-Wafa, supra note 37 at 460–2.
[97] Beagle Channel Arbitration (Argentina v. Chile), Decision of 18 February 1977, [2006] XXI Reports of International Arbitral Awards 53 at 167, para. 142. Xem thêm Frontier Dispute, supra note 57 at 583, para. 56, nêu rằng: ‘‘những cân nhắc khác để xác định trọng lượng của các bản đồ như là bằng chứng liên quan tới tính trung lập của các nguồn của chúng đối với tranh chấp đang xem xét và với các bên đối với tranh chấp đó.’’
[98] Cukwurah, supra note 84 at 224. Xem thêm Hyde, supra note 27 at 315: Các nguyện vọng hung hăng về lãnh thổ của một nước, qua thời gian nhiều năm có thể phản ánh trong một loạt các bản đồ liên tiếp mô tả rõ rệt sự lấn tới dần và thực sự, và những mô tả sau này có thể khác biệt rõ rệt với các mô tả trước đó;dù trên thự tế không có hiệp ước nào mở rộng ranh giới hay điều chỉnh biên giới.
[99] Charles DE VISSCHER, Problèmes de confins en droit international public (Paris: Pedone, 1969) at 46. Xem thêm Joseph Charles WITENBERG, ‘‘La théorie des preuves devant les juridictions internationales’’ (1936) 56 Collected Courses of the Hague Academy of International Law 1 at 66: ‘‘la valeur scientifique de la méthode ayant présidé´à leur établissement’’; Abou-el-Wafa, supra note 37 at 431.
[100] Ian BROWNLIE, African Boundaries: A Legal and Diplomatic Encyclopaedia (London: Royal Institute of International Affairs, 1979) at 5.
[101] Cukwurah, supra note 84 at 217–20.
[102] Island of Palmas, supra note 80 at 853. Cited in Dubai/Sharjah Border Arbitration, supra note 88 at 630, para. 168. Xem thêm Delimitation Between Eritrea and Ethiopia, supra note 88 at 1075, para. 3.19, nêu: Ủy ban cũng lưu ý rằng các bản đồ, dù thông tin nó cung cấp nhiều như thế nào, không nhất thiết thể hiện chính xác, khách quan thực tế trên mặt đất’
[103] Frontier Dispute, supra note 57 at 582–3, para. 55. Xem thêm Beagle Channel, supra note 100 at 174, para. 154, nêu: “Vì thếTòa án bắt buộc đi đến kết luận rằng bản đồ củaPelliza có tính chất quá không chắc chắn để có giá trị chứng minh đòi hỏi”; Request for Interpretation of the Judgment of 15 June 1962 in the Case concerning the Temple of Preah Vihear (Cambodia v. Thailand), Order of 18 July 2011, Dissenting Opinion of Judge ad hoc Cot, [2011] I.C.J. Rep. 1 at 4, para. 21–2 (tuyên bố quyết định của Toà xác định một khu vực phi quân sự tạm thời là “thiếu thận trọng”dưới ánh sáng của tài liệu bản đồ mà ông cho là hạn chế và không đủ đáng tin cậy theo quan điểm kỹ thuật).
[104] Legal Consequences of the Construction of a Wall in the Occupied Palestinian Territory, Advisory Opinion, [2004] I.C.J. Rep. 136 at 168, para. 80. Về việc ICJ chấp nhận ảnh vệ tinh trong các vụ tranh chấp, xem Jana K. HETTLING, ‘‘The Use of Remote Sensing Satellites for Verification in International Law’’ (2003) 19 Space Policy 33 at 38, nghiên cứu sâu hơn của cùng tác giả trong Satellite Imagery for Verification and Enforcement of Public International Law (Cologne: Heymann, 2008) at 157–65.
[105] Dzurek, supra note 3 at 12; Zou, supra note 5 at 51.
[106] Dzurek, supra note 3 at 11.
[107] Xem chẳng hạn bản đồ TQ 1951, supra note 89. Không những một số lượng các vạch chỉ biến đi (ibid.) mà vị trí của những vạch biểu hiện trên rằng bản đồ đó với tỉ lệ 1:23.500.000 rõ ràng là sai biệt với những vạch thấy trong Phụ lục I: ba vạch đầu tiên rõ ràng là thấy được, nhưng vạch đầu tiên nằm theo hướng tây bắc nhiều hơn, vạch thứ hai ở hướng tây nam, và vạch thứ ba theo hướng phía bắc khi so sánh với bản đồ Phụ lục I.
[108] Land, Island and Maritime Frontier Dispute (El Salvador/Honduras: Nicaragua Intervening), [1992] I.C.J. Rep. 350 at 550, para. 315. Xem thêm Kasikili/Sedudu Island, supra note 58, Dissenting Opinion of Vice-President Weeramantry at 1176, para. 73:
Bản đồ dĩ nhiên có thể mang các mức độ trọng lượng khác nhau tùy thuộc vào tác giả và hoàn cảnh trong đó chúng được làm ra. Hơn nữa, tỉ lệ của các bản đồ thường là quá nhỏ không hiển thị rõ ràng các khu vực cụ thể đang là chủ đề của tranh chấp, trong khi các bản đồ khác đủ lớn có thể chỉ ra các khu vực tranh chấp đầy đủ chi tiết.
[109] Delimitation Between Eritrea and Ethiopia, supra note 88 at 1089, para. 4.67. Earlier on in that case (at 1076, para. 3.21), Ủy ban cũng nêu: “một bản đồ ... với tỉ lệ quá nhỏ đến nỗi việc nhập vào sẽ trở thành một vấn đề phải suy xét hơn là sự quan sát chính xác, khó có thể có giá trị pháp lý hay bằng chứng cao.” Xem thêm Case Concerning the Location of Boundary Markers in Taba (Egypt/Israel), Decision of 29 September 1988, [2006] XX Reports of International Arbitral Awards 1 at 48, para. 184:
Tòa án không xem xét các chỉ dẫn dựa trên bản đồ là thuyết phục vì tỉ lệ của bản đồ (1:100,000) là quá nhỏ để thể hiện một vị trí trên mặt đất chính xác theo yêu cầu trong những trường hợp này, trong đó khoảng cách giữa các vị trí trụ cột tranh chấp đôi khichỉ một vài mét.
Dispute Concerning the Course of the Frontier Between BP 62 and Mount Fitzroy (‘‘Laguna del Desierto’’) (Argentina/Chile), Resolution of 13 October 1995, [1999] 113 International Law Reports 1 at 224:
Ngay từ đầu, một số quan sát được lưu ý đến về các bản đồ tỉ lệ 1/10.000 do Chile đệ trình. Những bản đồ này được vẽ với một tỉ lệ lớn hơn đáng kể hơn so với bản đồ của Ủy ban Ranh giới hỗn hợp hoặc những bản đồ kèm theo đệ trình yêu sách chủ quyền của Chile ngày 31 tháng năm 1995, cung cấp một biểu diễn chính xác về địa hình thực sự của mặt đất
[110] Maurice KAMTO, ‘‘Sur quelques questions techniques liées à la détermination du tracé d’une frontière maritime de´limitée’’ in Rafael CASADO RAIGON and Giuseppe CATALDI, eds., L’évolution et l’état actuel du droit international de la mer. Mélanges de droit de la mer offerts à Daniel Vignes (Brussels: Bruylant, 2009), 481 at 493–6, tác giả đưa ra một tường trình chi tiết về những khó khăn nghiêm trọng mà Cameroon và Nigeria gặp phải sau đó do sự kiện rằng trong đánh giá của mình ICJ đã dựa trên một biểu đồ Hải quân Anh không chứa bất kỳ chỉ dẫn của mốc đo lường được dùng.
[111] Beagle Channel, supra note 100 at 164, para. 137. See also John G. MERRILLS, ‘‘The International Court of Justice and the Adjudication of Territorial and Boundary Disputes’’ (2000) 13 Leiden Journal of International Law 873 at 875, nêu: “về các vấn đề ranh giới và lãnh thổ các bản đồ có khả năng cung cấp bằng chứng về tình hình trên mặt đất và thái độ của các nước có liên quan đối với nó’’; Henry DARWIN, ‘‘Judicial Settlement’’ in Evan LUARD, ed., The International Regulation of Frontier Disputes (London: Thames & Hudson, 1970), 198 at 207–8.
[112] Temple of Preah Vihear (Cambodia v. Thailand), [1962] I.C.J. Reports 6 at 23.
[113] Delimitation Between Eritrea and Ethiopia, supra note 88 at 1075–6, para. 3.22. Một cách tượng tự Uỷ ban nhận thấy rằng (at 1076, para. 3.21):
Tuy nhiên, một bản đồ do một cơ quan chính phủ của một bên vẽ ra, trên một tỉ lệ đủ để cho phép miêu tả của khu vực biên giới tranh chấp là nhận biết được, thường có sẵn để mua hoặc kiểm tra, dù tại nước xuất xứ hoặc ở nơi khác, và bên bị ảnh hưởng bất lợi hành động dựa trên nó, hoặc không phản ứng đối với nó, có thể được dự kiến là sẽ có hậu quả pháp lý quan trọng.
[114] Nicaragua v. Honduras, supra note 58 at 735, para. 253.
[115] Strupp, supra note 63 at 17.
[116] Ibid., at 17, note 98.
[117] Yehuda Z. BLUM, Historic Titles in International Law (The Hague: Nijhoff, 1965) at 150.
[118] Li and Li, supra note 4 at 290. See also ‘‘Carps Among the Spratlys’’ The Economist (10 March 2011), online: The Economist http://www.economist.com/node/18332702?story_id518332702, stating: ‘‘TQ chỉ vào một bản đồ dùng từ thời THDQ công bố trong cuộc nội chiến những năm 1940 và nói rằng cho tới gần đây không ai quan tâm (mided).”
[119] Zhao, supra note 33 at 22, được dịch lại trong Li and Li, supra note 4 at 292.
[120] Như lập luận trong bài viết do Nguyễn Hồng Thao trình bày tại Hội thảo quốc tế lần hai, nhan đề là ‘‘The South China Sea: Cooperation for Regional Security and Development’’, tổ chức vào 10–12 /12/ 2010 tại tp Ho Chi Minh, Vietnam: ‘‘South China Sea—Three Stages, Four Challenges, Two Regional Approaches and One Confidence’’ at 12–13. On file with the authors.
[121] UN, ‘‘Vietnam: Dispute Regarding the Law on the Exclusive Economic Zone and the Continental Shelf of the People’s Republic of China which was Passed on 26 June 1998’’ (1998) 38 Law of the Sea Bulletin 54 at 55.
[122] Vietnam, ‘‘Letter to the Secretary-General of the United Nations—86/HC-2009’’ (8 May 2009), online: UN http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/vnm37_09/vnm_re_chn_2009re_vnm.pdf.
[123] Vietnam, ‘‘Viet Nam Request the Chinese Side to Remove from SBSM Map Service All Data and Information that Violate Viet Nam’s Sovereignty’’ (5 November 2010), online: Ministry of Foreign Affairs http://www.mofa.gov.vn; Vietnam, ‘‘Viet Nam Asks China to Remove Wrongful Data in Its SBSM Map Service’’ (26 January 2011), online: Ministry of Foreign Affairs http://www.mofa.gov.vn.
[124] Vietnam, ‘‘Foreign Ministry Spokesperson Nguyen Phuong Nga Answers Question from the Media at the Press Conference on June 9th 2011 Concerning the Viking II Incident’’ (9 June 2011), online: Ministry of Foreign Affairs http://www.mofa.gov.vn, nêu ‘”những hành vi có hệ thống của phía TQ nhằm tranh chấp một khu vực không có tranh chấp với mục tiêu hiện thực hoá yêu sách ‘đường 9 chấm’ [sic], một mục tiêu không thể chấp nhận đối với Việt Nam”; Vietnam, ‘‘Press Conference on Chinese Maritime Surveillance Vessel’s cutting exploration cable of PetroViet Nam Seismic Vessel’’ (1 June 2011), online: Ministry of Foreign Affairs http://www.mofa.gov.vn, nêu “Đường chín vạch của TQ ở Biển Đông, còn gọi là ‘đường lưỡi bò’ là hoàn toàn không có căn cứ hợp pháp và trái với Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982 về Luật biển mà Trung Quốc là một thành viên. Yêu sách chủ quyền này xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nhiều nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, và do đó nhiều quốc gia bác bỏ. TQ cố gắng để thực hiện tuyên bố này thực tế làm căng thẳng tăng lên trong khu vực.”
[125] Meeting of States Parties to the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea, ‘‘Twenty-First Meeting’’ (13–17 June 2011), online: UN Office of Legal Affairs, Division for Ocean Affairs and the Law of the Sea http://www.un.org/Depts/los/meeting_states_parties/twentyfirstmeetingstates parties.htm (as further substantiated by participants in that meeting).
[126] . Pensions of Officials of the Saar Territory (Germany, Governing Commission of the Saar Territory), Award of 4 September 1934, [2006] III Reports of International Arbitral Awards 1553 at 1567, nêu: “quyền phản đối của Chính phủ đó chỉ có được vào lúc này khi họ biết về các sự kiện đó”; Fisheries Case, supra note 66 at 139; Nuno Sérgio MARQUES ANTUNES, ‘‘Acquiescence’’ in Wolfrum, ed., supra note 34, 4, para. 21; D.H.N. JOHNSON, ‘‘Acquisitive Prescription in International Law’’ (1950) 27 British Yearbook of International Law 332 at 347, nêu: “nếu không biết thì không thể có sực mặc nhận nào cả”; Jean BARALE, ‘‘L’acquiescement dans la jurisprudence internationale’’ (1965) 11 Annuaire franc¸ais de droit international 389 at 400: ‘‘việc mặc nhận chỉ có thể liên quan đến một tình huống đã được biết đến với nước mặc nhận’, and 401–4; I.C. MACGIBBON, ‘‘The Scope of Acquiescence in International Law’’ (1954) 31 British Yearbook of International Law 143 at 173, nêu: “mệnh đề cho rằng việc sở hữu trên đó quyền sở hữu bằng cách dựa vào thời hiệu (prescription) phải thoả yêu cầu của trạng thái rõ ràng (notoriety) là hiếm khi đáng ngờ”, and 174–6.
[127] Barale, supra note 129 at 404–6.
[128] Martti KOSKENNIEMI, ‘‘L’affaire du passage par le Grand-Belt’’ (1992) 38 Annuaire français de droit international 905 at 931; Fisheries Case, supra note 66 at 138; Right of Passage over Indian Territory (Portugal v. India), [1960] I.C.J. Rep. 6 at 40. Xem thêm Land, Island and Maritime Frontier Dispute, supra note 111 at 577, para. 364.
[129] Fisheries Case, supra note 66 at 138; Chamizal Case (Mexico v. United States), Award of 15 June 1911, [2006] XI Reports of International Arbitral Awards 309 at 329.
[130] E.g. Hyung K. LEE, ‘‘Mapping the Law of Legalizing Maps: The Implications of the Emerging Rule on Map Evidence in International Law’’ (2005) 14 Pacific Rim Law and Policy Journal 159 at 159–75, 188; Abou-el-Wafa, supra note 37 at 438–9.
[131] Abou-el-Wafa, supra note 37 at 128–9.
[132] Xem generally Sam BATEMAN and Ralf EMMERS, eds., Security and International Politics in the South China Sea: Towards a Cooperative Management Regime (Abingdon: Routledge, 2009).
[133] . Đối với một tổng quan về các phương pháp hội thảo và thành công của nó, xem SONG Yann-Huei, ‘‘The South China Sea Workshop Process and Taiwan’s Participation’’ (2010) 41 Ocean Development and International Law 253 at 256–60.
[134] Xem chẳng hạn. Aldo CHIRCOP, ‘‘Regional Cooperation in Marine Environmental Protection in the South China Sea: A Reflection on New Directions for Marine Conservation’’ (2010) 41 Ocean Development and International Law 334; John W. MCMANUS, SHAO Kwang-Tsao, and LIN Szu-Yin, ‘‘Toward Establishing a Spratly Islands International Marine Peace Park: Ecological Importance and Supportive Collaborative Activities with an Emphasis on the Role of Taiwan’’ (2010) 41 Ocean Development and International Law 270; TUAN Vo Si and John PERNETTA, ‘‘The UNEP/GEF South China Sea Project: Lessons Learnt in Regional Cooperation’’ (2010) 53 Ocean and Coastal Management 589 SONG Yann-Huei, ‘‘AMarine Biodiversity Project in the South China Sea: Joint Efforts Made in the SCS Workshop Process’’ (2011) 26 International Journal of Marine and Coastal Law 119.
[135] Robert C. BECKMAN, ‘‘Joint Development of Hydrocarbon Resources in the South China Sea: International Legal Framework’’ (16–17 June 2011), online: National University of Singapore—Centre for International Law http://cil.nus.edu.sg/wp/wp-content/uploads/2011/06/Session-2-Beckman- Session-2-CIL-JD-SCS-pdf.pdf. Xem chẳng hạn. Memorandum of Understanding between Malaysia and the Socialist Republic of Vietnam for the Exploration and Exploitation of Petroleum in a Defined Area of the Continental Shelf Involving the Two Countries, 5 June 1992 (entered into force 4 June 1993), online: NUS-CIL http://cil.nus.edu.sg/1992/1992-memorandum-of-understanding-between-malaysia-and-thesocialist- republic-of-vietnam-for-the-exploration-and-exploitation-of-petroleum-in-a-defined-area-of-thecontinental- shelf-involving-the-two-c/.


Nguồn :  http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&News=5382&CategoryID=42

****************************************************************
 Thứ Tư, 18/07/2012, 07:57 (GMT+7)
Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của VN trên biển Đông
TT - Khi Luật biển VN được Quốc hội thông qua, VN đang ở tư thế thuận lợi hơn trong việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình trên biển Đông. Đây là một bước tiến lớn về pháp lý.
Tàu cá Trung Quốc đang ở gần đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của VN - Ảnh: THX
Luật biển VN tuân thủ các điều ước quốc tế mà VN là thành viên và được xây dựng phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Đây là một bước tiến lớn về pháp lý, đồng thời thể hiện tinh thần tôn trọng cộng đồng quốc tế và luật pháp quốc tế của VN.
Trước tình hình các tranh chấp trên biển Đông ngày một phức tạp do các động thái ngày một ngang ngược của Trung Quốc, VN càng cần tỏ ra bình tĩnh nhưng cương quyết, sử dụng những biện pháp hòa bình theo đúng Luật biển và luật pháp quốc tế, tránh gây xung đột và căng thẳng không cần thiết. Khi Trung Quốc dùng sức mạnh vũ lực, hung bạo và trắng trợn bất chấp pháp lý thì đối trọng lại, sức mạnh của VN chính là “sức mạnh mềm”, sức mạnh của lẽ phải, dựa trên pháp luật. VN cần kiên quyết và kiên trì với các biện pháp này đến cùng.
Một mặt, Nhà nước VN cần liên tục khẳng định chủ quyền và phản đối các hành động xâm phạm của Trung Quốc bằng các tuyên bố chính thức. Mặt khác, Nhà nước VN cần tích cực tìm cách giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình theo đúng tinh thần và luật pháp quốc tế như đàm phán, thương lượng, đưa ra trọng tài hay tòa án quốc tế.
Tuy nhiên, khó có thể đàm phán và thương lượng một cách công bằng khi yêu sách và tham vọng của Trung Quốc quá vô lý và ngang ngược. Trung Quốc lại cũng không bao giờ chịu chấp nhận thẩm quyền của bất cứ tòa án hay trọng tài quốc tế nào cho các tranh chấp trên biển Đông. Do vậy, điều cấp thiết là VN cùng các bên liên quan tìm cách ràng buộc Trung Quốc bằng một bộ quy tắc ứng xử (COC) có giá trị pháp lý.
Về phần mình, VN cần củng cố các cơ quan chấp pháp như cảnh sát biển, lực lượng hải quan, biên phòng, kiểm ngư... để có thể nắm rõ và chủ động xử lý các vi phạm trong vùng biển chủ quyền của mình, đồng thời có một hệ thống quản lý hoàn thiện trên biển. Ngoài ra, cần phổ biến và giáo dục Luật biển, UNCLOS và các kiến thức về luật pháp cho ngư dân, các lực lượng cảnh sát, vũ trang và các giới chấp pháp. Khi nắm vững luật pháp, họ sẽ tự tin hơn khi đối phó với kẻ xâm phạm biển.
Tuy nhiên, quan trọng nhất là VN cần ý thức được ngọn cờ chính nghĩa cùng tư thế chính đáng của mình trước thái độ bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc để xử lý các xâm phạm ngày một gia tăng của Trung Quốc một cách chủ động, bình tĩnh nhưng kiên quyết. Trong các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của VN, chúng ta hoàn toàn có thể xử lý theo đúng các quy định của Luật biển và luật quốc tế.
Điều 73 khoản 1 của UNCLOS ghi rõ: “Trong việc thực hiện các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có thể thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các luật và quy định mà mình đã ban hành theo đúng công ước”. Đối với các hành động xâm phạm mang tính chất kinh tế, dân sự và bán dân sự của Trung Quốc, VN có thể sử dụng các biện pháp pháp lý như truy đuổi, yêu cầu ngừng hành vi, phạt hành chính, khám xét, bắt giữ, lập biên bản, dẫn độ và khởi tố theo các điều khoản của Luật biển và luật quốc tế. Các biện pháp quân sự chỉ được sử dụng trong trường hợp phòng vệ chính đáng khi bị tấn công bằng vũ lực.
NGUYỄN THÁI LINH
(thạc sĩ công pháp quốc tế, Quỹ nghiên cứu biển Đông, sống tại Ba Lan)

Nguồn :  http://tuoitre.vn/The-gioi/502471/Bao-ve-quyen-loi-hop-phap-cua-VN-tren-bien-Dong.html






-------------------------------------------------------------------------------------------
Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic. 
 Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas. 
Albert Einstein .

*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran