Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Albert Einstein và đạo Phật .

 Albert Einstein và đạo Phật . 

Đây là bài viết của tác giả Thích Nguyên Tạng đã đăng trên phusaonline.free.fr
Xin phép tác giả được đăng tải lại trên Blog Toán - Cơ học ứng dụng  
Trân trọng cám ơn 


A. Einstein đã nhìn thấy Đạo Phật như là một triết lý phương Đông cực kỳ sống động và triết lý ấy đã đi vào cuộc đời bằng chân lý thực chứng của mình, ngỏ hầu cắt ngang sự chậm tiến, lạc hậu, mê tín, cuồng tín và kém văn minh của thời đại. Đạo Phật đã đem lại cho con người một cái nhìn mới, một lối sống mới, một sự hài hòa mới, sống với nhau như ánh sáng trong không gian, chan hòa với nhau như nước với sữa.
Albert Einstein, sinh ngày 14 tháng 03 năm 1879 tại thành phố Ulm, Đức quốc, trong một gia đình làm nghề thủ công và tiểu thương. Bố là một người giỏi về hóa học và mẹ là người có khiếu về âm nhạc. Năm 1894, gia đình ông di cư sang sống tại Ý. Ông được bố gởi đi học ở Thụy Sĩ và đã tốt nghiệp tiến sĩ triết học tại Đại học Zurich. Sau khi ra trường, ông được mời dạy toán và vật lý tại một trường bách khoa ở Thụy Sĩ, ngoài việc dạy học, ông dành hết thời gian còn lại để nghiên cứu vật lý học và ông còn làm việc tại văn phòng thẩm tra cấp bằng sáng chế ở Berne, Thụy Sĩ. Năm 1905, ông gởi đăng bài “Lý thuyết tương đối hẹp” dài 5 trang trên tờ Physics. Bài báo nhanh chóng được chú ý và nó là tiếng nổ lớn của ngành khoa học về không gian và thời gian, ông đã phá vỡ các khái niệm tuyệt đối về không gian và thời gian của nhà vật lý học và toán học vĩ đại, Issaac Newton (1642-1727). Lập tức tên tuổi của ông được nhiều người biết tới và được xem là một khoa học gia nổi tiếng nhất vào thời điểm ấy.
Năm 1911, Ông là giáo sư vật lý ở Prague. Năm 1913, ông được mời làm giám đốc Học Viện Vật Lý Hoàng Đế Wilhelm tại Berlin. Đến năm 1921, ông được trao giải thưởng Nobel về Vật lý học qua đề án nghiên cứu “Lý Thuyết Tương đối” (The Theory of Relativity). Trong thế chiến thứ nhất (1914-1918), ông từng bị tống giam vì tội “chống chiến tranh và ủng hộ hòa bình”. Sau khi Adolf Hitler (1889-1945) trở thành quốc trưởng của Đức, ông ra sức chống lại chủ nghĩa phát xít và rời bỏ nước Đức sang sống tại Hoa Kỳ.
Từ năm 1933 đến năm 1945, ông là giáo sư toán và lý tại Viện Cao học Princeton ở bang New Jersey. Phát xuất từ lòng căm thù chủ nghĩa phát xít mà ông đã giúp cho Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt (1882-1945) chế tạo bom nguyên tử và cuối cùng bị xem là “cha đẻ” của thứ vũ khí giết người này. Đây cũng là lý do mà về sau năm 1950, ông thành lập Viện Kiểm Soát Nguyên tử Quốc tế tại Hoa Kỳ.
Ba thập niên cuối đời mình, ông dành thời gian để nghiên cứu về “Lý thuyết thống nhất giữa lực hấp dẫn và hiện tượng điện quang” (The Theory of unify gravitation and eletro-magnetism).
Mặc dù bận rộn nghiên cứu và giảng dạy khoa học, nhưng ông Einstein vẫn dành thời gian nhất định để nghiên cứu triết học và tôn giáo, đặc biệt trong đó có Đạo Phật. Theo tài liệu “The World As I See It” (Trần thế khi tôi nhìn thấy nó, nhà xb Philosophical Library, New York, 1949) và quyển “Ideas and Opinions” (Những Ý Kiến và Những Quan Điểm, nhà xb Crown, NY, 1945) là hai tuyển tập những bài báo, bài tham luận về tôn giáo và khoa học mà ông Einstein viết từ đầu những năm ba mươi. Đáng chú ý trong tập này là các bài như “Religion and Science” (Tôn giáo và Khoa học), viết từ 1930; bài “Science, Philosophy & Religion, A Sumposium” (Khoa học, Triết học và Tôn giáo, một buổi hội thảo) viết năm 1941; bài “Religion and Science: Irreconcilable?” (Tôn giáo và Khoa học: không thể hòa giải được sao?) viết vào năm 1948.
Theo các tài liệu trên thì chính A. Einstein tự xem mình là một người thuộc về tôn giáo. Tôn giáo của ông được người ta biết qua lý thuyết khoa học của ông. Ông bác bỏ sự thần thánh hóa trong tôn giáo, ông quan tâm đến đời sống con người ở hiện tại và ngay cả sau khi chết. Trong các buổi hội thảo về triết học và tôn giáo, có lúc ông trích dẫn lời của Chúa, rồi có khi ông dẫn lời trong kinh Phật. Quan điểm của ông về tôn giáo chưa bao giờ có hệ thống và nhất quán. Tuy nhiên, với trí tuệ sắc bén và lòng ngưỡng mộ của ông đối với các tôn giáo đã giúp cho ông hiểu đúng và chính xác về các tôn giáo mà ông để tâm nghiên cứu. Ông vẫn thường nhắc nhở các nhà khoa học nên học hỏi ở các tôn giáo để bổ sung cho những khiếm khuyết của khoa học. Ông nói: “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” (Science without religion is lame. Reigion without science is blind).
Cũng theo các tài liệu trên cho thấy, ông đã nghiên cứu Đạo Phật qua các sách báo của các học giả Phật học của người Âu Mỹ viết, đáng kể là triết gia người Đức Schopenhauer Arthur (1788-1860), tiến sĩ người Đức Paul Carus (1852-1919), viện sĩ hàn lâm người Nga Vasily Vasaliyey (1818-1900)… là những nhà Phật học nổi danh ở phương Tây. Nhờ nghiên cứu như vậy mà A. Einstein đã nhìn thấy Đạo Phật như là một triết lý phương Đông cực kỳ sống động và triết lý ấy đã đi vào cuộc đời bằng chân lý thực chứng của mình, ngỏ hầu cắt ngang sự chậm tiến, lạc hậu, mê tín, cuồng tín và kém văn minh của thời đại. Đạo Phật đã đem lại cho con người một cái nhìn mới, một lối sống mới, một sự hài hòa mới, sống với nhau như ánh sáng trong không gian, chan hòa với nhau như nước với sữa. Chính vì thấy rõ cái độc đáo đó mà ông Einstein đã phát biểu về Đạo Phật như sau : “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” (The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a person God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sence, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description). Đồng thời, một lần khác ông cũng khẳng định rằng: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” (If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism. Buddhism requires no revision to keep it up to date with recent scientific finding. Buddhism need no surrender its view to science, becauseit embrances science as well as goes beyond science). (Cả hai câu trên được trích từ Collected famous quotes from Albert Einstein. http://rescomp.stanford.edu/~cheshire/ Einstein quotes.htm).

Dù những lý thuyết khoa học của ông rất phức tạp và khó hiểu, nhưng tấm lòng nhân đạo và mến chuộng hòa bình của ông đã khiến cho mọi người cảm thấy gần gũi với ông. Ông đã cống hiến tất cả trí tuệ và sức lực của mình đối với sự phát triển khoa học của nhân loại. Ông làm việc không biết mệt mỏi cho đến ngày qua đời. Ông mất vào lúc 1giờ 25 phút rạng sáng ngày 19 tháng 04 năm 1955 tại Princeton, Hoa Kỳ, hưởng thọ 76 tuổi. Ngày nay, đối với mọi tín đồ Phật Giáo trên khắp năm châu đều thành kính khi nhắc đến tên tuổi của ông, người đã từng góp phần khẳng định lại giá trị vĩnh cửu đối với Giáo lý của Đạo Phật.

Thích Nguyên Tạng
Nguồn: phusaonline.free.fr


_________
Tổng hợp tài liệu theo :
- THE WORLD I SEE IT (Giáo sư Robert Topmiller tại đại học Kentucky, USA tháng 11/1997)
- ALBERT EINSTEIN, A Biography/F. Albrecht/ Viking/USA/1997
-------------------------------------------------------------------------------------------
 Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic. 
Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas. 
Albert Einstein .

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

TOÁN ĐƠN GIẢN - Chương 2 . 2.6

Creative Commons License
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivs 3.0 United States License.


 TOÁN ĐƠN GIẢN - Chương 2 . 2.6


Bài giảng    

2.6   HÀM SỐ NGƯỢC  _  INVERSE  FUNCTIONS 


Chủ đề  

- Nhận dạng hàm số ngược .
- Hàm song ánh 1 - 1 .
- Tìm hàm ngược của một hàm số  .
- Vẽ đồ thị hàm ngược .
- Hàm ngược trên miền xác định giới hạn .

Ứng dụng

- Quyết toán nợ   .
- Độ đo nhiệt độ .
.

Khái niệm cơ bản  
* Hàm ngược – Hàm song ánh 1 – 1  – Kiểm tra bằng đường ngang  – Tìm hàm ngược – Đồ thị hàm ngược – Hàm ngược trên miền xác định giới hạn .




Nhận xét :   Đồ thị hàm ngược đối xứng nhau qua đường phân giác số 1 là  y  =  x  .





Creative Commons License
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivs 3.0 United States License.

-------------------------------------------------------------------------------------------

Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
 Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas. 
Albert Einstein .

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

ƯỚC MƠ HOÀNG TỬ BÉ .

ƯỚC MƠ HOÀNG TỬ BÉ .


Antoine de Saint-Exupéry

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Antoine Marie Jean-Baptiste Roger de Saint-Exupéry, thường được biết tới với tên Antoine de Saint-Exupéry hay gọi tắt là Saint-Ex (sinh ngày 29 tháng 6 năm 1900 - mất tích ngày 31 tháng 7 năm 1944) là một nhà vănphi công Pháp nổi tiếng. Saint-Exupéry được biết tới nhiều nhất với kiệt tác văn học Hoàng tử bé (Le Petit Prince)

Thời thơ ấu

Jean-Baptiste Marie Roger de Saint-Exupéry sinh năm 1900 tại thành phố Lyon trong một gia đình quý tộc địa phương, ông là con thứ ba trong số năm người con của Bá tước Jean de Saint-Exupéry, một nhà buôn cổ phiếu, và bà Marie Boyer de Fonscolombe. Năm người con của ông bà là Marie-Madeleine, Simone, Antoine, François và Gabrielle. Ông Jean mất khi Antoine mới lên ba tuổi, bà Marie phải một mình nuôi dưỡng cả năm đứa trẻ, tuy vậy bà vẫn tạo cho những đứa con của mình một nền kiến thức và nhân cách rất tốt. Saint-Exupéry trải qua thời thơ ấu hạnh phúc ở Saint-Maurice-de-Rémens cùng cả gia đình. Tuy vậy năm 1917, bi kịch đầu tiên xảy ra với nhà văn tương lai, đó là cái chết vì viêm khớp của người em út François, mười năm sau đó, căn bệnh lao phổi cũng cướp đi tính mạng của người chị Marie-Madeleine của Saint-Exupéry.

Đời phi công

Antoine vào học kiến trúc tại École des Beaux-Arts (Trường Mỹ thuật). Năm 1921, ông bắt đầu đi nghĩa vụ quân sự và được điều đến Strasbourg để học nghề phi công. Tốt nghiệp một năm sau đó, Saint-Exupéry được đề nghị gia nhập không quân nhưng do gia đình vợ chưa cưới phản đối, ông phải quay trở về Paris để nhận một công việc bàn giấy. Tuy vậy, cuối cùng việc kết hôn của Antoine không thành và sau vài lần không thành công trong những công việc khác nhau, ông quyết định quay lại nghề phi công năm 1926.
Làm việc trong công ty Aéropostale chuyên vận chuyển bưu phẩm bằng đường không từ Toulouse đến Darkar, Saint-Exupéry trở thành một trong những phi công tiên phong thực hiện những chuyến bay vận chuyển bưu phẩm quốc tế, thời điểm mà những chiếc máy bay còn được trang bị rất nghèo nàn và những phi công hầu như phải bay bằng kinh nghiệm và bản năng của chính họ. Sau này Antoine đã phàn nàn rằng người lái những chiếc máy bay hiện đại giống nhân viên kế toán hơn là phi công thực sự. Cuối năm 1927, Saint-Exupéry được chỉ định làm giám đốc một sân bay ở Cap Juby, Maroc với nhiệm vụ cải thiện mối quan hệ của công ty với cả những người ly khai gốc Moor và những người Tây Ban Nha. Năm 1929, Saint-Exupéry đến Nam Mỹ để điều hành hãng bưu phẩm hàng không Aerolíneas Argentinas.
Tác phẩm đầu tiên của Saint-Exupéry, cuốn L'Aviateur (Người phi công) được xuất bản trên tạp chí Le Navire d'Argent. Trong thời gian làm việc cho Aéropostale, nhà văn cho xuất bản tập sách đầu tiên, Courrier Sud (Chuyến thư miền Nam) (1929). Năm 1931, tác phẩm Vol de Nuit (Bay đêm) kể về những năm tháng sống ở Nam Mỹ của nhà văn đã giành giải thưởng lớn Prix Femina của Văn học Pháp. Cùng năm này, tại Grasse, Saint-Exupéry đã cưới bà Consuelo Suncín Sandoval, một nhà văn, nghệ sĩ người Salvador đã từng có một đời chồng. Cuộc hôn nhân của hai người nghệ sĩ sau này gặp rất nhiều sóng gió, khi Saint-Exupéry thường xuyên xa nhà và ngoại tình với nhiều phụ nữ Pháp, trong đó có Hélène de Vogüé, người được thừa hưởng di sản văn học của Saint-Exupéry và là tác giả một cuốn tiểu sử về ông (với bút danh Pierre Chevrier).
Năm 1934, sau những khó khăn của công ty, Saint-Exupéry phải chuyển sang làm phóng viên cho báo Paris-Soir. Ông đã đến Việt Nam năm 1934 và Moskva năm 1935. Tháng 12 năm 1935, trong khi cố gắng phá vỡ kỷ lục thời gian bay từ Paris đến Sài Gòn, chiếc máy bay Caudron Simoun của Saint-Exupéry và người thợ máy đã rơi xuống một sa mạc ở Libya. Họ đã được những người Ả Rập giải cứu và câu chuyện này đã được nhà văn kể lại trong tác phẩm Terre des Hommes (Cõi người ta [1]) xuất bản năm 1939. Tác phẩm này được đánh giá rất cao và đã giành giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp.

Chiến tranh. Mất tích

Đọc tiếp ... 

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

TOÁN THỰC HÀNH CHƯƠNG 1 . 1.2

Creative Commons License
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivs 3.0 United States License.


TOÁN THỰC HÀNH  CHƯƠNG 1 .  1.2
 

1.2         LOGIC HÌNH THỨC – SONG ĐIỀU KIỆN .  

 
         

Chủ đề   

- Tập hợp và tập hợp con .
- Quan hệ logic   .
- Luật De Morgan .

Ứng dụng
-

Khái niệm cơ bản
*  Phép toán tập hợp   ( Hợp , Giao , Hiệu  – Phần bù )  .



1.  LOGIC HÌNH THỨC .





 
Bảng so sánh các thành phần và ký hiệu dùng trong lý thuyết tập hợp và logic mệnh đề .

 



*************************************************


Trần hồng Cơ 
20/6/2012




 Creative Commons License
This work is licensed under a
Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivs 3.0 United States License.

-------------------------------------------------------------------------------------------
 Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
 Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas. 
Albert Einstein .


Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

NHỚ NHỮNG BƯỚC CHÂN XƯA .


 NHỚ NHỮNG BƯỚC CHÂN XƯA .


Giữa đêm khuya một mình anh ngơ ngác
Bỗng lạ lùng nhớ những bước chân xưa .
Nhớ buổi chiều dài quay quắt những cơn mưa
Nhìn bóng đổ trên ánh đèn vàng vọt .


Tách cà phê đen cứ rơi rơi từng giọt
Nào có uống đâu sao thấy đắng bờ môi ?
Khói thuốc mênh mông bao phủ mãi không thôi
Và  cô đơn vẫn cứ như lời nguyền dai dẳng .



 


Kén tằm trong anh với nỗi buồn sâu lắng
Mãi cuộn tròn theo ngày tháng dần qua
Để đêm về anh chất nỗi xót xa
Suy niệm , đắm chìm như tín đồ sám hối .


Bước chân ai vẫn nhịp đều trên lối
Những con đường xưa rơi rụng hoa vàng
Thoảng hương  bay trong cơn gió nhẹ nhàng
Anh cứ ngỡ mùi tóc em thơm ngát .


Còn đâu nữa những lời ca tiếng hát
Anh đã từng nghe với rung động con tim
Nỗi khát khao cung bậc ở trong em
Cứ tuôn chảy không khi nào cạn kiệt .




Tuổi hoa niên một thời sao thấm mệt ?
Gặp gỡ khúc quanh bao ngã rẽ rối bời 
Anh đứng lại bàng hoàng rồi tự hỏi :
Có nhiều nữa không ,
 những bi kịch cuộc đời .


Khi nỗi đau  không thể cất thành lời ,
Khi cô độc bủa vây anh muôn trùng cơn sóng,
Em đã đến như nhiệm mầu cuộc sống 
Như giọt nước hiếm hoi trong sa mạc tình người .



 Xin cám ơn em và cám ơn cả cuộc đời
Đã cho anh được một lần vơi cơn khát .
Dẫu vẫn biết rằng khi con tim tan nát
Những vết chai sần còn lưu lại khó phai .

Nhưng Thượng Đế lòng lành đã gửi ánh ban mai
Cho tâm hồn anh tươi tắn sau những cơn giông bão .
Em là hiện thực không chút gì huyền ảo
Tình ơi ! bước chân xưa anh đã có em rồi .






Volver a creer
 Trần hồng Cơ
20/06/2012








Người yêu ơi em luôn mơ ước

được cùng anh

khắc tên hai đứa mình lên vì sao ái tình

Người yêu hỡi trăm năm mình

chỉ có chung đôi kiếp này thôi

Thì ta hãy cùng nhau

Tìm một vì sao sáng cho riêng mối tình ta

Một tình yêu sống mãi trên trời cao

Mãi mãi nhân gian này sẽ nhớ ngôi sao tình chúng ta

Một vì sao chỉ có tên hai đứa mình thôi

Một trong hai đứa nếu mai rời xa

Ánh sáng ngôi sao này soi lối cho em và anh

Về một nơi chỉ có hai ta



-------------------------------------------------------------------------------------------
Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic. 
Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas. 
Albert Einstein .

*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran