Albert Einstein và đạo Phật .
Đây là bài viết của tác giả Thích Nguyên Tạng đã đăng trên phusaonline.free.fr
Xin phép tác giả được đăng tải lại trên Blog Toán - Cơ học ứng dụng
Trân trọng cám ơn
A. Einstein đã nhìn thấy Đạo Phật như là một triết lý phương Đông cực kỳ sống động và triết lý ấy đã đi vào cuộc đời bằng chân lý thực chứng của mình, ngỏ hầu cắt ngang sự chậm tiến, lạc hậu, mê tín, cuồng tín và kém văn minh của thời đại. Đạo Phật đã đem lại cho con người một cái nhìn mới, một lối sống mới, một sự hài hòa mới, sống với nhau như ánh sáng trong không gian, chan hòa với nhau như nước với sữa.
Albert Einstein, sinh ngày 14 tháng 03 năm 1879 tại thành phố Ulm, Đức
quốc, trong một gia đình làm nghề thủ công và tiểu thương. Bố là một
người giỏi về hóa học và mẹ là người có khiếu về âm nhạc. Năm 1894, gia
đình ông di cư sang sống tại Ý. Ông được bố gởi đi học ở Thụy Sĩ và đã
tốt nghiệp tiến sĩ triết học tại Đại học Zurich. Sau khi ra trường, ông
được mời dạy toán và vật lý tại một trường bách khoa ở Thụy Sĩ, ngoài
việc dạy học, ông dành hết thời gian còn lại để nghiên cứu vật lý học và
ông còn làm việc tại văn phòng thẩm tra
cấp bằng sáng chế ở Berne, Thụy Sĩ. Năm 1905, ông gởi đăng bài “Lý
thuyết tương đối hẹp” dài 5 trang trên tờ Physics. Bài báo nhanh chóng
được chú ý và nó là tiếng nổ lớn của ngành khoa học về không gian và
thời gian, ông đã phá vỡ các khái niệm tuyệt đối về không gian và thời
gian của nhà vật lý học và toán học vĩ đại, Issaac Newton (1642-1727).
Lập tức tên tuổi của ông được nhiều người biết tới và được xem là một
khoa học gia nổi tiếng nhất vào thời điểm ấy.
Năm
1911, Ông là giáo sư vật lý ở Prague. Năm 1913, ông được mời làm giám
đốc Học Viện Vật Lý Hoàng Đế Wilhelm tại Berlin. Đến năm 1921, ông được
trao giải thưởng Nobel về Vật lý học qua đề án nghiên cứu “Lý Thuyết
Tương đối” (The Theory of Relativity). Trong thế chiến thứ nhất
(1914-1918), ông từng bị tống giam vì tội “chống chiến tranh và ủng hộ
hòa bình”. Sau khi Adolf Hitler (1889-1945) trở thành quốc trưởng của
Đức, ông ra sức chống lại chủ nghĩa phát xít và rời bỏ nước Đức sang
sống tại Hoa Kỳ.
Từ năm
1933 đến năm 1945, ông là giáo sư toán và lý tại Viện Cao học Princeton ở
bang New Jersey. Phát xuất từ lòng căm thù chủ nghĩa phát xít mà ông đã
giúp cho Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt (1882-1945) chế tạo bom
nguyên tử và cuối cùng bị xem là “cha đẻ” của thứ vũ khí giết người này.
Đây cũng là lý do mà về sau năm 1950, ông thành lập Viện Kiểm Soát
Nguyên tử Quốc tế tại Hoa Kỳ.
Ba thập
niên cuối đời mình, ông dành thời gian để nghiên cứu về “Lý thuyết
thống nhất giữa lực hấp dẫn và hiện tượng điện quang” (The Theory of
unify gravitation and eletro-magnetism).
Mặc dù
bận rộn nghiên cứu và giảng dạy khoa học, nhưng ông Einstein vẫn dành
thời gian nhất định để nghiên cứu triết học và tôn giáo, đặc biệt trong
đó có Đạo Phật. Theo tài liệu “The World As I See It” (Trần thế khi tôi
nhìn thấy nó, nhà xb Philosophical Library, New York, 1949) và quyển
“Ideas and Opinions” (Những Ý Kiến và Những Quan Điểm, nhà xb Crown, NY,
1945) là hai tuyển tập những bài báo, bài tham luận về tôn giáo và khoa
học mà ông Einstein viết từ đầu những năm ba mươi. Đáng chú ý trong tập
này là các bài như “Religion and Science” (Tôn giáo và Khoa học), viết
từ 1930; bài “Science, Philosophy & Religion, A Sumposium” (Khoa
học, Triết học và Tôn giáo, một buổi hội thảo) viết năm 1941; bài
“Religion and Science: Irreconcilable?” (Tôn giáo và Khoa học: không thể
hòa giải được sao?) viết vào năm 1948.
Theo
các tài liệu trên thì chính A. Einstein tự xem mình là một người thuộc
về tôn giáo. Tôn giáo của ông được người ta biết qua lý thuyết khoa học
của ông. Ông bác bỏ sự thần thánh hóa trong tôn giáo, ông quan tâm đến
đời sống con người ở hiện tại và ngay cả sau khi chết. Trong các buổi
hội thảo về triết học và tôn giáo, có lúc ông trích dẫn lời của Chúa,
rồi có khi ông dẫn lời trong kinh Phật. Quan điểm của ông về tôn giáo
chưa bao giờ có hệ thống và nhất quán. Tuy nhiên, với trí tuệ sắc bén và
lòng ngưỡng mộ của ông đối với các tôn giáo đã giúp cho ông hiểu đúng
và chính xác về các tôn giáo mà ông để tâm nghiên cứu. Ông vẫn thường
nhắc nhở các nhà khoa học nên học hỏi ở các tôn giáo để bổ sung cho
những khiếm khuyết của khoa học. Ông nói: “Khoa học mà thiếu tôn giáo là
khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” (Science
without religion is lame. Reigion without science is blind).
Cũng
theo các tài liệu trên cho thấy, ông đã nghiên cứu Đạo Phật qua các sách
báo của các học giả Phật học của người Âu Mỹ viết, đáng kể là triết gia
người Đức Schopenhauer Arthur (1788-1860), tiến sĩ người Đức Paul Carus
(1852-1919), viện sĩ hàn lâm người Nga Vasily Vasaliyey (1818-1900)… là
những nhà Phật học nổi danh ở phương Tây. Nhờ nghiên cứu như vậy mà A.
Einstein đã nhìn thấy Đạo Phật như là một triết lý phương Đông cực kỳ
sống động và triết lý ấy đã đi vào cuộc đời bằng chân lý thực chứng của
mình, ngỏ hầu cắt ngang sự chậm tiến, lạc hậu, mê tín, cuồng tín và kém
văn minh của thời đại. Đạo Phật đã đem lại cho con người một cái nhìn
mới, một lối sống mới, một sự hài hòa mới, sống với nhau như ánh sáng
trong không gian, chan hòa với nhau như nước với sữa. Chính vì thấy rõ
cái độc đáo đó mà ông Einstein đã phát biểu về Đạo Phật như sau : “Tôn
giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần
linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự
nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ
kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý
nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” (The religion of the
future will be a cosmic religion. It would transcend a person God and
avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual,
it should be based on a religious sence, arising from the experience of
all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism
answers this description). Đồng thời, một lần khác ông cũng khẳng định
rằng: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học
hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của
mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo
không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì
Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” (If there is
any religion that would cope with modern scientific needs, it would be
Buddhism. Buddhism requires no revision to keep it up to date with
recent scientific finding. Buddhism need no surrender its view to
science, becauseit embrances science as well as goes beyond science).
(Cả hai câu trên được trích từ Collected famous quotes from Albert
Einstein. http://rescomp.stanford.edu/~cheshire/ Einstein quotes.htm).
Dù những lý thuyết khoa học của ông rất phức tạp và khó hiểu, nhưng tấm lòng nhân đạo và mến chuộng hòa bình của ông đã khiến cho mọi người cảm thấy gần gũi với ông. Ông đã cống hiến tất cả trí tuệ và sức lực của mình đối với sự phát triển khoa học của nhân loại. Ông làm việc không biết mệt mỏi cho đến ngày qua đời. Ông mất vào lúc 1giờ 25 phút rạng sáng ngày 19 tháng 04 năm 1955 tại Princeton, Hoa Kỳ, hưởng thọ 76 tuổi. Ngày nay, đối với mọi tín đồ Phật Giáo trên khắp năm châu đều thành kính khi nhắc đến tên tuổi của ông, người đã từng góp phần khẳng định lại giá trị vĩnh cửu đối với Giáo lý của Đạo Phật.
_________
Tổng hợp tài liệu theo :
- THE WORLD I SEE IT (Giáo sư Robert Topmiller tại đại học Kentucky, USA tháng 11/1997)
- ALBERT EINSTEIN, A Biography/F. Albrecht/ Viking/USA/1997
-------------------------------------------------------------------------------------------Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.
Albert Einstein .
Một thông tin rất mới về năng lượng .
Trả lờiXóa09.05.2013
Hầu hết các cây lấy năng lượng của chúng trực tiếp từ mặt trời, sử dụng tiến trình sinh hóa học được gọi là quang hợp. Một nguồn năng lượng rộng lớn, có thể tái tạo được và rẻ tiền có thể có sẵn cho chúng ta nếu ta có thể áp dụng tiến trình đó.
Các nhà khảo cứu tại Trường Đại Học Georgia nói rằng, chúng ta có thể làm được.
Tiến sĩ Ramaraja Ramasamy giải thích rằng trong tiến trình quang hợp này cây cối sử dụng ánh sáng mặt trời để tách các nguyên tử nước thành hydro và oxy, sản xuất các electron để cung cấp năng lượng cho sự tăng trưởng của cây. Ông Ramasamy làm việc tại Trung Tâm Khoa Học và Công Nghệ Nano của trường này đã phát triển một kỹ thuật đặc biệt giữ lại các electron trước khi cây có thể sử dụng chúng.
Sử dụng các cấu trúc trong tế bào cây thâu thập và chứa năng lượng, và gắn chúng vào một ống nano carbon, các nhà khảo cứu có thể chặn đường các electron di chuyển, chuyển hướng chúng qua ống nano dây dẫn và gởi chúng qua một dây dẫn điện.
Các thí nghiệm trên quy mô nhỏ trong phòng thí nghiệm của ông đã sản xuất ra một dòng điện ở mức dộ 100 lần lớn hơn những dòng điện trong các hệ thống tương tự.
Ông Ramasamy nói rằng “phương pháp này một ngày kia có thể biến đổi khả năng của chúng ta tạo ra điện sạch từ ánh sáng mặt trời, sử dụng hệ thống dựa trên cây cối.”
Nhà khảo cứu này nói rằng còn nhiều việc cần phải làm để cải thiện tình trạng ổn định và mức độ năng lượng do cong cụ tạo ra và sẵn sàng sử dụng cho thương mại.
Nhưng ông Ramasamy tiên đoán rằng áp dụng cuối cùng của nó trong các bộ cảm ứng kiểm soát từ xa chỉ cần một số lượng nhỏ điện để chạy, và ông tin là nó sẽ cạnh tranh được khá tốt với các tấm hứng năng lượng mặt trời truyền thống.