Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

TIẾNG HÁT NGỌC HÙNG















Dưới đây là links các bài hát của anh Ngọc Hùng ( giáo viên toán đồng nghiệp với tôi ) ,người có một tâm hồn nghệ sĩ mà tôi rất kính trọng . Anh ấy đã từng chắt chiu từng đồng tiền ít ỏi kiếm được từ việc dạy học để ghi âm phối khí lại những bản nhạc mà anh ưa thích , một công việc thầm lặng cao cả , chỉ để tặng các bạn tri âm không vụ lợi , không màng danh tiếng .





http://dl.dropbox.com/u/37161638/Ngoc%20Hung/AOANHSUTCHIDUONGTA.MP3


http://dl.dropbox.com/u/37161638/Ngoc%20Hung/COHANGCAPHE.MP3


http://dl.dropbox.com/u/37161638/Ngoc%20Hung/DUAEMTIMDONGHOAVANG.MP3


http://dl.dropbox.com/u/37161638/Ngoc%20Hung/HUONGXUA.MP3


http://dl.dropbox.com/u/37161638/Ngoc%20Hung/MUADONGCUAANH.MP3


http://dl.dropbox.com/u/37161638/Ngoc%20Hung/NANGCHIEU.MP3


http://dl.dropbox.com/u/37161638/Ngoc%20Hung/NOILONGNGUOIRADI.MP3


http://dl.dropbox.com/u/37161638/Ngoc%20Hung/NUCUOISONCUOC.MP3


http://dl.dropbox.com/u/37161638/Ngoc%20Hung/QUEHUONG.MP3


http://dl.dropbox.com/u/37161638/Ngoc%20Hung/RIENGMOTGOCTROI.MP3


http://dl.dropbox.com/u/37161638/Ngoc%20Hung/SONNUCA.MP3


http://dl.dropbox.com/u/37161638/Ngoc%20Hung/TIECMOTNGUOI.MP3



 XEM TIẾP




Anh còn còn có mỗi... mỗi cây đàn
anh đem là đem bán nốt
anh theo là theo cô nàng hàng chè xanh
tình tính tang là tang tính tình
cô hàng rằng cô hàng ơi
rằng có biết là biết cho chăng
rằng có biết là biết cho chăng

Lẳng lặng mà nghe tôi nói ơ ơ ơ ...nói đôi lời
tôi kể rằng đầu làng Ngũ Xá có nàng
một nàng bán nước chè xanh
người đâu trông mà duyên dáng
và cô em chừng đôi tám
miệng cô như là hoa ...đóa hoa thật tươi
trông càng say đắm
mắt cô đưa tình
khiến bao chàng trai ngất ngây vì cô mỗi khi qua hàng

hò ơi ơi ....ơi đôi mắt nhung huyền
ơi hỡi nàng hàng xinh xinh ơi
má lúm đồng tiền trông duyên ghê
làm ta say đắm bao tháng ngày
chiếc áo nhuộm màu nâu non
với dáng người nàng thon thon
làm ta say đắm bao ngày tháng
vì em xinh quá xinh là xinh
hò..o.. ơi anh đã anh đã yêu nàng

quyết chí cùng nàng anh nên duyên
bỏ lúc vì nàng anh thâu đêm
rồi đây anh sẽ anh sẽ về
nói với cùng mẹ cha anh
sẽ tới hỏi nàng cho anh
cùng nhau chung sống trong mộng thắm
cùng nhau chung sống bao ngày xanh

hò ơi ơi ...mẹ tôi nói rằng
quyết chí hỏi vợ cho con
quyết chí tìm nàng dâu ngoan
nàng dâu đôi má rám nắng hồng
quyết chí dạm vợ cho con
quyết chí tìm nàng dâu ngoan
làm sao cho xứng đôi vừa lứa
làm sao cho xứng đôi vừa đôi

Hò...o...ơi ...anh đã mơ rằng
đám cưới vợ chồng đôi ta
khắp xóm cùng làng ra xem
người ta xen đứng và nói rằng
đám cưới thật là to ghê
đám cưới thật là xinh đôi
người ta cầu chúc chú rễ mới cùng cô dâu sống đến bạc đầu

Rồi ngày ngày qua ...xa vắng quán hàng
lúc trở về trở về để kiếm cô nàng
cùng nàng chắp mối tình xưa
thì em đã rời nơi ấy ...để cho quán hàng lạnh lẽo

ơi hỡi ơi nàng ơi ...biết cho lòng anh
đã bao năm trước anh đã yêu nàng
đến bây giờ đây biết đâu tìm em
chim trời xa ngàn
Tình tính tang là tang tính tình cô nàng rằng cô nàng ơi
rằng có biết là biết cho chăng
rằng có biết là biết cho chăng
rằng có biết là biết cho chăng
rằng có biết là biết cho chăng.........






































Khái luận về mỹ học

Khái luận về mỹ học  

1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MỸ HỌC .

 -Aristote thế kỉ 7 trước công nguyên, trong cuốn Poetic ( thi pháp), ông đề xuất xem triết học là cơ sở nghiên cứu qui luật sáng tạo nghệ thuật. Lúc ấy, mỹ học còn phôi thai, chưa tồn tại độc lập.
-Baumgacten giaó sư Đức 1735: cho rằng mỹ học nhận nhiệm vụ nghiên cứu con đường nhận thức thế giới bằng cảm xúc. Ông viết hai cuốn: Mỹ học tập I –1750, Mỹ học tập II –1758. Từ đây mỹ học ra đời chính thức, trở thành khoa học độc lập.
-Immanuel Kant cuối thế kỉ 18: Xác định đối tượng của mỹ học là “thị hiếu thẩm mỹ” – cái chủ quan, ông bác bỏ sự nghiên cứu đối tượng khách quan ( cái đẹp không phải ở trên đôi má hồng thiếu nữ mà ở trong con mắt kẻ si tình)
-Hegel: đầu thế kỉ 19. Mỹ học chỉ nghiên cứu cái đẹp nghệ thuật do Thượng Đế ban phát cho nghệ sĩ, “ nghệ thuật là vương quốc bao la của cái đẹp “. Cái đẹp chủ yếu tập trung ở nghệ thuật, còn những cái đẹp khác trong đời sống thì đơn giản, thiếu hụt và nhàm chán
-Tsernysevski ( Nga thế kỉ 19) trái ngược với Hegel, khẳng định “cái đẹp là cuộc sống
-Dostoievski: “Cái đẹp sẽ cứu cả thế giới “ - cái đẹp là lí tưởng đấu tranh của con người
-Bielinski mở rộng đối tượng mỹ học đến “lí tưởng thẩm mỹ
-Gogol nghiên cứu thi ca Puskin, từ đó đến với mỹ học.Ông viết:" con người có thể suy tư lặng đi trước mọi thứ nhỏ bé và vĩ đại, đó là lúc phát sinh mầm mống thi ca – cái đẹp. Nó vốn có trong toàn bộ thế giới (mọi công trình của Thượng Đế), kể cả và trước hết là trong Con Người " (vừa là chủ thể vừa là khách thể)

2. CẤU TRÚC MỸ HỌC THEO QUAN ĐIỂM BIỆN CHỨNG .

(i) Đời sống thẩm mỹ gồm 3 phạm trù : 

-Khách thể thẩm mỹ .
-Chủ thể thẩm mỹ .
-Nghệ thuật thẩm mỹ . 

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG









Logic học đại cương


LINK DOWNLOAD TÀI LIỆU

http://dl.dropbox.com/u/37161638/6325081-De-Cuong-Bai-Giang-Logic-Hoc-Dai-Cuongdoc.pdf






Khi ta thay đổi thế giới thay đổi theo


Khi Ta Thay Doi-The Gioi Thay Doi Theo

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

Hiệu ứng con bướm (Butterfly Effect)

Hiệu ứng con bướm (Con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra cơn bão lớn ở Texas)

 Đây là bài viết MATHVN 
Xin phép tác giả được đăng tải lại trên Blog Toán - Cơ học ứng dụng  
Trân trọng cám ơn

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

MATHVN 09-12-2010 11:17 5 comments

Bất chấp hàng loạt lý thuyết ra đời trong thế kỷ 20 dẫn tới những cuộc cách mạng đảo lộn vũ trụ quan cổ điển, đến nay tư tưởng chủ đạo của khoa học vẫn là chủ nghĩa tất định (determinism) – tư tưởng cho rằng vũ trụ vận hành theo những quy luật xác định và do đó, về nguyên tắc, khoa học phải dự báo được tương lai một cách chính xác. Nhưng thực ra Tự Nhiên phức tạp, hỗn độn (chaotic) và khó dự đoán hơn ta tưởng rất nhiều: Tính ngẫu nhiên và bất định không chỉ tác động trong thế giới lượng tử, mà ngay cả trong những hệ phức tạp (complex systems) của thế giới vĩ mô. Bản chất bất định và hỗn độn của Tự Nhiên đã được Lý thuyết hỗn độn (Theory of Chaos) mô tả một cách ẩn dụ bởi “Hiệu ứng con bướm” (Butterfly Effect): “Một con bướm vỗ cánh ở Tokyo có thể dẫn tới hậu quả là một cơn bão ở Florida một tháng sau đó”(1).
Lý thuyết hỗn độn đang ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, bởi vì người ta khám phá ra rằng có rất nhiều hệ phức tạp trong tự nhiên và xã hội chịu sự tác động của “hiệu ứng con bướm”: Từ cơ học thiên thể cho tới các chương trình computers, vấn đề dự báo thời tiết, vấn đề môi trường toàn cầu, hệ thống mạch điện, hiện tượng bùng nổ dịch bệnh, bùng nổ dân số, khủng hoảng kinh tế, vấn đề hoạch định chính sách, v.v.
Tuy phải đợi tới những năm 1960 thì hiện tượng hỗn độn mới được nghiên cứu thành những lý thuyết hệ thống, nhưng thực ra nó đã được khám phá lần đầu tiên từ cuối thế kỷ 19 bởi nhà toán học lừng danh Henri Poincaré – người được gọi là “Mozart của toán học” và là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất của mọi thời đại.
1* Henri Poincaré và “bài toán ba vật thể”:
“Bài toán ba vật thể” (Three body problem) do Isaac Newton nêu lên từ năm 1687 trong tác phẩm Principia (Nguyên lý) nhằm nghiên cứu chuyển đông của các thiên thể trong mối quan hệ tương tác hấp dẫn giữa chúng:
Hãy xác định vị trí của 3 vật thể chuyển động trong không gian nếu biết vị trí ban đầu của chúng.
Thoạt nghe, bài toán có vẻ khá đơn giản, nhưng thực ra lại phức tạp và khó đến mức thách thức những bộ óc siêu việt nhất của nhân loại.
Các nhà toán học vĩ đại như Euler, Lagrange, … đã từng lao vào giải, nhưng chỉ tìm được lời giải cho những trường hợp đặc biệt. Đến cuối thế kỷ 19 vẫn chưa có ai tìm được lời giải cho trường hợp tổng quát với n vật thể.
Năm 1887, nhà toán học Gosta Mittag Leffler đã kiến nghị với vua Thụy Điển và Na-uy lúc đó là Oscar II nên mở cuộc thi giải “bài toán ba vật thể” dưới dạng tổng quát để mừng sinh nhật lần thứ 60 của chính nhà vua vào năm 1889. Vua Oscar II chuẩn y và ban bố cuộc thi: Số tiền thưởng không lớn lắm (chỉ bằng khoảng một nửa tiền lương hàng năm của một viện sĩ hàn lâm), nhưng danh dự rất lớn – người thắng cuộc sẽ được coi là người giỏi nhất trong số những người giỏi nhất!
Nhà toán học Pháp Henri Poincaré, lúc ấy 33 tuổi, đang nổi lên như một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời toán học, đã mất tới 3 năm trời để giải bài toán, để rồi gửi tới hội đồng giám khảo một lời giải dài dòng và phức tạp đến nỗi hội đồng này không hiểu. Họ đề nghị ông giải thích. Poincaré liền gửi tới hội đồng một bản bình luận tiếp theo dài tới 100 trang để giải thích lời giải của ông. Sau khi hiểu được lời giải, hội đồng giám khảo quyết định trao tặng giải thưởng cho Poincaré. Đó là một sự kiện khoa học gây chấn động dư luận cuối thế kỷ 19.
Nhưng dư luận còn bị chấn động hơn nữa khi lời giải được công bố chính thức trên tạp chí Acta Mathematica (một trong những tạp chí uy tín nhất thời đó), bởi lẽ trong lời giải mới này, Poincaré đã chỉ ra sai lầm của chính ông trong lời giải đã đoạt giải thưởng trước đó:


*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran