Danh mục những cuốn sách hay nhất mọi thời đại theo http://bookplus.vn/
1.Kinh Thánh (Phần đầu của Cựu ước - để hiểu về sự hình thành thế giới, và một trong bốn kinh Phúc Âm, the gospel, của Tân ước – về cuộc đời chúa Jesus). Có thể tìm mua bản tiếng Việt ở các nhà thờ.
2. Một cuốn Lịch sử thế giới, đủ cả cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại, đặc biệt phần cổ đại để hiểu các nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc và Hy Lạp. Một cuốn sử Việt Nam. Có thể đọc Viêt Nam Lược Sử của Trần Trong Kim, hiện có bán ngoài hiệu sách..
3. Những nền văn minh thế giới, NXB Văn Hóa, 1999.
4. Tân Bách khoa Toàn thư dành cho tuổi trẻ, NXB Lao Động, cuốn sách giải đáp ngắn gọn hầu như tất cả các câu hỏi về thiên nhiên, xã hội, văn hóa…
5. Thần thoại Hy Lạp (nếu có thời gian đọc thêm Iliat va Ôđixê của Homer). Không đọc cuốn này và Kinh Thánh, không thể hiểu đầy đủ nghệ thuật phương Tây.
6. Nghìn lẻ một đêm, truyện cổ tích Arập.
7. Truyện cổ tích Anderson, Đan Mạch. (Hai cuốn này rất cần để phát triển trí tưởng tượng).
8. Đôn Kihôtê của Cervantes, Tây Ban Nha, tác phẩm được xem là hay nhất xưa nay của nhân loại.
9. Kịch Sêcxpia, những vở bi kịch vĩ đại như Hamlet, Otello, Romeo and Juliet, King Lear, Marbet …
10. Kinh Thư, của Khổng Tử. Cuốn này đọc từ từ, nghiền ngẫm và chiêm nghiệm, đặc biệt phần Trung Dung.
11. Chiến tranh và Hòa Bình, Tônxtôi, Nga.
12. Những người khốn khổ, Victo Huygô, Pháp.
13. Thằng ngốc (Gã khờ), của Đôxtôiepxki, Nga. Nên đọc thêm Tội ác và Trừng phạt.
14. Truyện ngắn Sêkhốp, Nga.
15. Truyện ngắn Môpaxăng, Pháp.
16. Truyện vừa Stefan Zweig, Áo.
27. Ơgêni Grăngđê, Banzăc, Pháp.
18. Cuốn theo chiều gió, Margaret Michel, Mỹ.
19. David Coperfield, hoặc Oliver Twist, Đickenx, Anh.
20. Hội chợ phù hoa, Thackeray, Anh.
21. Jên Erơ, Charlotte Bronte, Anh.
22. Đồi gió hú, Emily Bronte, Anh.
23. Thơ tình thế giới chọn lọc, (Triệu bông hồng) bản dịch Thái Bá Tân).
24. Evghêni Onêgin, tiểu thuyết thơ và truyện vừa của Puskin, Nga,
25. Liêu trai chí dị, truyện ma Bồ Tùng Linh, Trung Quốc.
26. Sử ký Tư Mã Thiên, Trung Quốc.
27. Tiềng rền của núi, hoặc Xứ tuyết, Kawabata, Nhật Bản.
28. Bố già, Mario Puzzô, Mỹ.
29. Truyện ngắn Pirandelo, Italia.
30. Tiếng chim hót trong bụi mận gai (Tiếng Anh: The thorn bird, phim Trở về Eden), Australia.
31. Ba chàng ngự lâm pháo thủ, A. Dumas, Pháp. (Có thể thay bằng Bá tước Mont Cristo của cùng tác giả).
32. Madam Bovary, Flaubert, Pháp.
33. Mối tình đầu, Turgenev, Nga.
34. Bình minh mưa, truyện ngắn, và Bông hồng vàng của Pauxtôpxki, Nga.
35. Truyện ngắn Ivan Bunin, Nga.
36. Tiếng gọi nơi hoang dã, và các truyện ngắn của Jack London, Mỹ.
37. Tom Sawyer của M. Twain, Mỹ.
38. Không gia đình, Hecto Malô, Pháp.
39. Hoàng tử nhỏ, Saint Exuynbery, Pháp.
40. Bác sĩ Jivagô, (Vĩnh biệt tình em) B. Pasternac, Nga.
41. Nghệ nhân và Margareta, của Bungacôp, Nga.
42. Người anh hùng thời đại, Lecmôntôp, Nga.
43. Harry Potter. Có thể thay cuốn này bằng cuốn Truyện trinh thám Sherlock Holmes.
44. Truyện ngắn Andre Mauroir, Pháp.
45. Truyện ngắn O. Henry, Mỹ.
46. Hồng lâu mộng, Tào Tuyết Cần, Trung Quốc.
47. Một cuốn thể loại tiểu sử, như Tiểu sử Napôlêông
48. Phục sinh, tiểu thuyết của Tônxtôi.
49. Truyện ngắn Somerset Maugham, Anh.
50. Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Hugo.
XEM TẬP 1 .
XEM TẬP 2 .
XEM TẬP 3
* GIAI THOẠI VỀ VĂN HÀO LEON TOLSTOY .
Khoảng thời gian từ năm 1878 đến năm 1881, đại văn hào Nga Tolstoy vào tuổi ngũ thập, và trong ông diễn ra một biến chuyển lớn lao về tư tưởng. Ông phê phán quyết liệt giai cấp quý tộc và chán ngán cuộc sống giàu sang trong gia đình, nhất là người vợ ích kỷ chỉ vì tiền tài và lợi lộc mà liên tục quấy rầy ông.
Từ đấy, Tolstoy sống một cuộc đời giản dị, và bỏ những thói quen của cuộc sống phong lưu và mọi thứ do người khác cung phụng. Mỗi buổi sáng ông thức dậy thật sớm tự thu dọn giường chiếu, quét dọn, lau bàn ghế trong phòng rồi ra giếng kéo nước, bổ củi, tự khâu giày và làm những việc lặt vặt khác như một người nông dân bình thường.
Năm 1881, khi dọn về Matxcơva, tận mắt thấy cảnh sống của dân nghèo ở đô thị, Tolstoy càng thêm đau lòng. Ông thường một mình cưỡi ngựa về miền quê và đi bộ dưới những con đường làng thơ mộng. Đôi khi ông cùng cắt cỏ và giúp những người nông phu nhiều giờ liền. Hình ảnh này đã được họa sĩ Repin vẽ lại và trở thành bức tranh không thể phai mờ trong lòng dân tộc Nga.
Điều mà Tolstoy ân hận nhất là đã bỏ ra số tiền nhuận bút quá lớn của mình để mua thêm rất nhiều ruộng đất và mở mang trại ấp, khuếch trương sản nghiệp của gia đình mình. Cuộc cách mạng bản thân trước hết phải chạy trốn cảnh xa hoa phù phiếm mà ông hưởng thụ xưa nay.
Tolstoy quyết định giao tất cả công việc kinh tế trong gia đình cho bà vợ quản lý. Năm 1881 khi ông bàn với vợ về ý định của mình là sẽ đăng bản tuyên bố từ bỏ bản quyền tác giả những tác phẩm viết sau năm 1881, hai ông bà đã cãi nhau khá quyết liệt. Động đến quyền sở hữu bà vợ giãy nảy lên, ôm mặt khóc và dọa sẽ tự vẫn.
Bi kịch gia đình ngày càng tăng, cuối năm 1885, Tolstoy vừa khóc vừa nói với vợ: “Tôi muốn ly dị bà. Sống như thế này không thể chịu nổi…”. Mấy cô con gái mỗi người mỗi cách bênh vực ông. Đám con trai phần lớn hùa theo mẹ. Tháng 1/1891, Tolstoy quyết định chia hết gia tài, trại ấp và 5.000 mẫu đất cho vợ và các con (6 trai, 3 gái).
Sau này ông thú nhận: “Việc chia gia tài đó đã gián tiếp khuyến khích lũ con làm những điều ác vô cùng lớn lao, vì đã biến chúng thành những địa chủ trực tiếp bóc lột dân nghèo”.
Chính quyền Sa hoàng không ưa và luôn luôn để ý theo dõi ông, thậm chí còn cho một cảnh sát có vũ khí đặc trách lảng vảng quanh nhà riêng của ông. Đã thế, tháng 4/1891, bà vợ ác nghiệt của ông lại dám vào xin yết kiến Sa hoàng và đề nghị nhà vua đích thân kiểm duyệt các tác phẩm của chồng mình.
Năm 1898, Tolstoy ký hợp đồng với nhà xuất bản Niva nhận trước số tiền 120.000 rúp để viết tác phẩm Phục sinh, số tiền này ông giúp hết cho các tín đồ giáo phái Dukhoboru di cư ra nước ngoài. Trong tiểu thuyết này, ông cực lực lên án chế độ thối nát Nga hoàng và giáo hội Chính thống Nga. Đó là cái cớ trực tiếp để ngày 22 /2/1901 giáo hội Nga khai trừ Tolstoy và coi ông là một kẻ “tà đạo”.
Một điều làm cho Tolstoy đau khổ không ít là năm đứa con trai của ông (đứa thứ sáu đã chết). Cậu anh cả Xecgay sống cuộc đời viên chức bình thường, không đồng ý quan điểm của bố, cho rằng bố “cầu an” không chấp nhận “gánh nặng” của cuộc sống. Cậu thứ hai Ilya thì suốt ngày săn bắn, có khi bắn cả những con chó của dân nuôi trong làng và ăn chơi trác táng mà không kể gì đến nền nếp gia giáo. Cậu thứ ba Leo cũng bắt đầu tập tễnh viết văn, nhưng viết không ra gì, lại toàn những chuyện lẩm cẩm chống lại bố. Leo ghen ghét tiếng tăm vang dội của cha, thậm chí thù ghét người đã đặt cho y cái tên đầy mỉa mai là “hổ con còn bú mẹ”. Cậu thứ tư Andrey tòng quân rồi xảy ra chiến tranh giữa Nga và Đức, sau đó giải ngũ vì bị ngựa đá trọng thương ở Tula. Anh này đã có 6 mặt con, sau đó đâm ra cờ bạc. Sự nghiệp của cậu con thứ năm Mia cũng không ra gì…
Riêng việc lập bản di chúc cũng đã làm cho đại văn hào khổ tâm không ít. Bản di chúc ông viết vào năm 1902 khi ông ốm nặng phải nằm điều trị tại Crưm, ủy quyền cho cô gái cưng Marya lo liệu mọi việc. Điều đó dẫn đến việc cãi vã quyết liệt giữa cô và mẹ. Sau đó một bản di chúc khác được viết sau lưng bà vợ tại trang trại ở Crêsinô cũng không thành. Cuối cùng bản di chúc ký ngày 22/7/1910 trong khu rừng sâu hoang vắng ở Yasnaya Polyana, di chúc trao quyền thừa kế cho cô con gái Alexandra, lại gây sự phản ứng dữ dội của bà vợ. Bà đe dọa nếu không hủy bỏ di chúc bà sẽ tự tử. Người con trai thứ ba cũng đứng về phe mẹ cho rằng Tolstoy quá già yếu và mất trí. Leo quát tháo cha như một đứa trẻ nít, còn bà Sonya dọa dẫm bằng cách gí khẩu súng đồ chơi vào cổ vờ tự sát.
Từ đầu tháng 10/1910, Tolstoy đã thấy cảnh sống gia đình quá bi thảm ngột ngạt: “Tôi thấy đau khổ khủng khiếp và nghĩ cách ra đi…”.
Đêm đêm bà vợ tham lam của ông mò mẫm đi tìm bản di chúc và quyển nhật ký của ông. Khoảng nửa đêm 27/10/1910, qua khe cửa, Tolstoy nhìn thấy bà vợ lục lọi trong phòng làm vệc của mình. Hành động và cử chỉ này làm cho ông vô cùng ghê tởm và phẫn nộ… Ba giờ sáng ngày 28/10, Tolstoy mặc áo khoác, xỏ chân không vào giày vải đến đánh thức bác sĩ riêng và là người bạn của mình là Dusen Makoevitski cùng mình bỏ nhà đi.
Tolstoy đóng tất cả các cửa thông sang phòng ngủ của vợ, rón rén đánh thức gã xà ích chuẩn bị xe ngựa. Năm giờ sáng hôm ấy, Tolstoy ra khỏi trang trại, lúc đi ông chỉ bỏ vào trong túi 39 rúp. Con gái ông Xasa biết được dúi thêm cho ông Makoevitski thêm 300 rúp nữa. Hai ông già lên sân ga Sêkinô. Bốn giờ chiều ngày hôm sau hai ông đã tới thị trấn Côdenxcơ và tìm đến một tu viện đèo heo hút gió cách đó 5 km.
Khi thức dậy tìm kiếm khắp nơi không thấy chồng đâu, bà Sonya sau khi đọc bức thư chồng để lại chạy rất nhanh ra cửa. Bức thư của Leo Tolstoy viết như sau:
“Việc tôi ra đi đã làm cho bà phiền lòng. Tôi lấy làm tiếc vì chuyện đó, nhưng mong bà hiểu cho rằng tôi không thể làm cách nào khác được. Tình trạng ở trong nhà này đang và đã trở thành không thể chịu đựng nổi, ngoài những chuyện tồi tệ, tôi không thể nào sống trong hoàn cảnh xa hoa như tôi từng sống. Nay tôi làm cái điều mà các ông già ở tuổi tôi thường làm, rời bỏ cuộc đời thế tục để sống nốt những ngày cuối cùng của đời mình ở nơi ẩn dật tĩnh mịch… Ngày 28/10. Ký tên”.
Sau khi đề ngày tháng ký tên, ông viết thêm: “Tôi giao cho Xasa việc thu thập các tác phẩm và bản thảo rồi gửi đến cho tôi”.
Chạy theo bà Sonya còn có cô thư ký trẻ của Tolstoy, bác đầu bếp và cô gái Alexandra. Ra đến ao lớn ở cổng, bà Sonya trượt chân té xuống cầu ao ướt như chuột lội. Mọi người xúm lại vớt bà đem vào nhà. Bà ra lệnh cho mọi người phải đi tìm cho ra ông chồng bằng bất cứ giá nào. Trong lúc đó ở Tu viện Ơpchina, Tolstoy viết một bức thư gửi về cho vợ: “Cuộc gặp gỡ của chúng ta và hơn nữa sự trở về của tôi bây giờ hoàn toàn không thể nữa (…)".
Hai ngày sau khi nghỉ ở tu viện, Leo Tolstoy lại lên đường. Đến sân ga Astapovo thì ông bị sốt. Người ta phải thu xếp cho ông ở lại trên sân ga. Các bác sĩ hay tin tập trung đến chữa bệnh cho ông một cách tận tình. Ngày 3/11, Tolstoy ghi vào nhật ký những dòng cuối cùng. “Tất cả vì lợi ích của những người khác và cái chính là của bản thân tôi”.
Nghe tin Leo Tolstoy trọng bệnh, những đứa con ở gần đã đến thăm cha. Khi người con đầu đến hôn tay, ông cảm động dòng lệ trào ra. Bà Sonya cũng vội vàng đến nhưng người ta không cho bà đến gần chồng. 8 giờ 5 phút ngày 11/11-1910 Leo Tolstoy lặng lẽ nhắm mắt.
Trưa hôm sau, thi hài ông được chuyển về Polyana. Các chuyến tàu tốc hành xuất phát từ Matxcơva bị cấm. Tuy vậy chừng năm ngàn người vẫn đến được Yasnaya Polyana và cùng với nông dân trong vùng này thương tiếc đưa Tolstoy đến nơi an nghỉ cuối cùng. Theo ước nguyện của Tolstoy, đám tang không có điếu văn và người ta chôn ông hết sức giản dị. Ngôi mộ đại văn hào Nga và cả thế giới là nắm đất đơn sơ nằm bên bờ khe, nơi ngày thơ ấu ông đã cùng các anh chôn cây gậy xanh thần kỳ nói về hạnh phúc của con người.
Trích từ : http://demo.trieuxuan.info/the-loai/nhung-bai-bao/nhung-ngay-cuoi-cua-dai-van-hao-leon-tolstoy-1682.html
-------------------------------------------------------------------------------------------
Hướng Chân Thiện Mỹ
Độc lập tư duy
Hoài nghi hợp lý
Tự do sáng tạo .
L,Tolstoy's really a famous author that i always feel inspired with his novels , just amazing i say .
Trả lờiXóa