Biện pháp hữu ích cho máy tính - P1
10 nguyên nhân khiến máy tính chạy chậm và giải pháp
•07:00 - 22 tháng 6, 2015
Đây là 10 nguyên nhân thường gặp khiến máy tính chạy chậm, và cách khắc phục để tăng tốc máy tính.
1. Sử dụng hệ điều hành cũ
Việc nâng cấp lên một phiên bản hệ điều hành mới mẻ có thể chưa được nhiều người quan tâm do phải thay đổi cả thói quen sử dụng. Tuy nhiên, tốt hơn hết người dùng nên cập nhật ngay phiên bản hệ điều hành mới nhất cho máy tính của mình nếu máy tính có hỗ trợ. Ngoài ra, cập nhật các bản vá cũng là điều cần quan tâm.
Chú ý cập nhật bản vá hay phiên bản hệ điều hành mới máy cho máy tính.
Thực tế, các bản vá hay phiên bản hệ điều hành mới luôn được hãng sản xuất sửa lỗi so với phiên bản cũ. Bên cạnh đó, độ ổn định và sự tương thích cũng được cải tiến. Nó sẽ góp phần giúp máy tính của bạn chạy tốt hơn.
2. Lưu trữ quá nhiều hình ảnh
Khi mở một thư mục có quá nhiều hình ảnh, máy tính có thể sẽ xử lý chậm. Bởi vì Windows, Mac OS,... có chế độ cho xem trước ảnh thu nhỏ thay vì chỉ hiển thị tên tập tin. Do đó, nếu muốn tăng tốc độ xử lý cho máy tính trong các trường hợp này thì người dùng nên tùy chỉnh chế độ chỉ hiển thị tên tập tin (List).
3. Chạy quá nhiều phần mềm cùng lúc
Có một nguyên lý không phải ai cũng biết là vi xử lý máy tính (CPU) sẽ xử lý các tác vụ đang mở theo trình tự xen kẽ, tuy nhiên thời gian chờ là vô cùng ngắn (nếu chỉ có vài tác vụ).
Tuy nhiên, khi số lượng tác vụ trở nên quá nhiều, chẳng hạn ngoài hàng chục tác vụ hệ thống mà người dùng lại mở thêm hàng chục phần mềm máy tính, thì rõ ràng sẽ khiến thời gian CPU chờ xử lý ứng dụng tăng lên, đồng nghĩa máy tính chạy chậm. Ngoài ra, bộ nhớ RAM phải chia nhỏ cho các ứng dụng cũng là một nguyên nhân khiến máy chạy chậm trong trường hợp này.
4. Màn hình desktop quá bừa bộn
Desktop là màn hình thường xuyên hiển thị trên chiếc màn hình máy tính, tất nhiên nó cũng đòi hỏi phải có card đồ họa xử lý. Do vậy, khi màn hình desktop càng bừa bộn thì card đồ họa càng phải căng sức xử lý liên tục cho desktop. Đây có thể không phải là vấn đề với máy tính có card đồ họa mạnh, nhưng rất đáng lưu tâm với máy tính yếu.
Đừng để màn hình desktop quá bừa bộn.
5. Mở máy liên tục thời gian dài
Trong quá trình sử dụng các phần mềm, chúng sẽ tạo ra nhiều tập tin rác và được lưu trữ đâu đó trên máy tính. Nhiều trường hợp người dùng tắt ứng dụng thì các tập tin này vẫn còn lưu trữ tạm, gây ngốn ổ cứng, RAM... cho tới khi khởi động lại máy. Do đó, khởi động lại cũng là một cách để giải phóng tài nguyên máy tính cũng như giúp nó chạy mượt mà hơn.
6. Máy bị nhiễm virus
Nhiều loại virus có thể khiến CPU máy tính luôn ở ngưỡng 100% hoặc chạy ngầm nhiều ứng dụng khác gây chiếm dụng CPU, RAM, ổ cứng mà đáng ra phải dành để xử lý các tác vụ thường dùng.
7. Xung đột phần mềm
Vấn đề này thường xuất hiện khi máy tính cài cùng lúc 2 phần mềm diệt virus trở lên. Ngoài ra, cài driver lung tung cho cùng một linh kiện (card màn hình, card đồ họa, chuột, bàn phím,...) hoặc cài driver không tương thích cũng có khả năng gây xung đột phần mềm máy tính, khiến máy tính xảy ra những lỗi khó hiểu và hoạt động chậm chạp.
8. Xung đột phần cứng
Ngoài những xung đột liên quan tới phần mềm, máy tính cũng có thể sẽ bị lỗi nếu gặp xung đột phần cứng, chẳng hạn lỗi liên quan tới một chiếc USB hay smartphone đang kết nối với máy tính, thậm chí hiện tượng giựt, lag cũng có thể bị gây ra bởi card mạng.
9. Ổ cứng lớn đầy dung lượng
Khi mở máy máy tính, ổ cứng sẽ phải liên tục hoạt động để truy xuất tới từng sector của tập tin. Do đó, một ổ cứng có dung lượng quá lớn và gần như chứa đầy dữ liệu thì cũng khiến tốc độ truy xuất giảm xuống trông thấy.
Máy tính chạy chậm do nhiều nguyên nhân khác nhau.
10. Mạng chậm
Nếu việc truy cập web quá chậm, khoan hãy đổ lỗi cho tốc độ xử lý của trình duyệt hay máy tính. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể là do tốc độ đường truyền internet quá chậm. Trong trường hợp sử dụng kết nối Wi-Fi, hãy đặt mật khẩu mạnh và kiểm tra, loại bỏ các thiết bị lạ đang "ăn ké" đường truyền.
Nguồn http://danviet.vn/cong-nghe/10-nguyen-nhan-khien-may-tinh-chay-cham-va-giai-phap-601948.html
3 cách đơn giản tăng tốc mạng Wi-Fi
Bạn quá mệt mỏi vì tốc độ Wi-Fi chậm. Vẫn có cách để tăng tốc cho nó, nếu bạn sẵn sàng thử.
1.Chọn đúng kênh và tần số
Bạn nên lưu ý Wi-Fi router có các kênh khác nhau. Chỉ bằng việc thay đổi kênh, có thể bạn sẽ thấy một sự thay đổi lớn về tốc độ Wi-Fi, nhất là khi bạn đang sống ở chung cư, nơi có rất nhiều các sóng Wi-Fi khác. Những thiết bị công nghệ khác như điện thoại không dây và lò vi sóng cũng có thể ảnh hưởng đến sóng Wi-Fi.
Hãy thử tất cả các kênh để cho đến khi bạn cảm thấy tốc độ Wi-Fi được cải thiện. Các cục phát Wi-Fi hiện đại cũng phát sóng ở tần số khác nhau: 2,4 GHz và 5 GHz. Thông thường, tần số 2,4 GHz sẽ tố hơn cho các ngôi nhà lớn, nhiều tầng vì tín hiệu có thể đi xa hơn và dễ dàng xuyên qua các bức tường. Tuy nhiên, với các phòng nhỏ hoặc hộ gia đình, bạn nên chọn tần số 5 GHz bởi nó cho tốc độ nhanh hơn nhiều, nhưng ở khoảng cách ngắn hơn.
2.Đặt router ở vị trí lý tưởng
Hãy nghĩ đến những vị trí cao và trung tâm. Một cái kệ đặt cao, ở giữa căn phòng sẽ là vị trí lý tưởng nhất để phát Wi-Fi. Nếu Wi-Fi router của bạn có ăng-ten và bạn cần tín hiệu đi xuyên tường, hãy đặt ở một vị trí sao cho ăng-ten nhìn thẳng vào tường. Nếu đặt trong góc, tốc độ Wi-Fi sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng. Một điều quan trọng nữa là cách bài trí trong ngôi nhà của bạn. Chiều cao của trần nhà, kích thước căn phòng và một vài vật liệu xây dựng nhất định có thể ảnh hưởng đến tốc độ Wi-Fi. Kẻ thù lớn nhất của Wi-Fi là nước và cửa sổ. Những ống nước gần đó, thậm chí là cả cây cối (có nước ở trong lá) có thể làm chậm tốc độ Wi-Fi.
3.Đảm bảo router được bảo mật
Đặt mật khẩu cho router của bạn và hạn chế loại thiết bị có thể truy cập mạng sẽ giữ cho tốc độ Wi-Fi được ổn định. Ngoài ra, còn rất nhiều lý do khác khiến bạn nên giữ bảo mật cho mạng Wi-Fi, ngoài việc tăng tốc độ.
Nguồn http://danviet.vn/cong-nghe/3-cach-don-gian-tang-toc-mang-wifi-510535.html
5 mẹo tăng tốc mạng Wi-Fi tại gia
Truy cập internet quá chậm thông qua mạng Wi-Fi tại nhà, phải làm sao?
Wi-Fi (Wireless Fidelity) hay mạng 802.11 là hệ thống mạng không dây sử dụng sóng vô tuyến, giống như điện thoại di động, truyền hình và radio. Hiện Wi-Fi cũng đang được các gia đình quan tâm trang bị vì tính tiện dụng của nó chỉ thông qua một thiết bị gọn nhẹ (access point, router,...).
Tuy nhiên, nếu cảm thấy việc truy cập internet qua sóng Wi-Fi chậm hơn nhiều so với hình thức kết nối cáp mạng đối với cùng một đường truyền thì bạ có thể tham khảo các mẹo sau:
1. Đặt thiết bị phát ở nơi thoáng
Sóng Wi-Fi có thể bị yếu đi nếu bạn đặt chúng ở một nơi quá kín kẽ, như bao quanh bởi 4 bức tường. Do đó, bạn cần xác định rõ không gian thường xuyên truy cập mạng để đặt thiết bị này trong vùng không gian phù hợp, cũng như giảm tối đa khoảng cách giữa thiết bị phát Wi-Fi và thiết bị sử dụng để truy cập internet.
2. Tự chế phụ kiện tăng sóng
Cũng như cách thu và phát sóng từ các loại chảo truyền hình, bạn có thể tự chế cho thiết bị phát Wi-Fi ở nhà một phụ kiện tương tự. Rất đơn giản, bạn chỉ việc cắt một vỏ lon bia để vây quanh một phần cột sóng của thiết bị, tất nhiên hướng được vây lại phải là hướng bạn không bao giờ dùng tới. Trong quá trình thiết kế, bạn linh động thay đổi vị trí đặt phụ kiện này sao cho sóng không dây phát ra có thể được nó hội tụ lại vào vị trí bạn dùng smartphone, laptop truy cập internet.
3. Kiểm soát người ngoài truy cập
Một điều hiển nhiên là càng nhiều người truy cập vào mạng Wi-Fi sẽ khiến tốc độ sử dụng internet của mỗi người bị giảm đi. Do đó, nếu đang sử dụng mạng Wi-Fi cá nhân ở nhà (có bảo mật bằng mật khẩu hoặc không) thì bạn nên kiểm tra lại ngay các thiết bị đang kết nối vào mạng để loại bỏ kịp thời. Trong trường hợp đã cài đặt mật khẩu mà vẫn có người ngoài truy cập, bạn có thể nâng lên các mức mã hóa cao hơn.
4. Cập nhật firmware mới nhất
Khi có thông tin về việc thiết bị phát Wi-Fi, modem đang sử dụng có bản cập nhật firmware mới, bạn hãy dành thời gian tìm hiểu xem bản cập nhật này có ổn định chưa để cập nhật ngay cho thiết bị. Thông thường, các bản cập nhật mới sẽ giúp router, modem hoạt động ổn định và bảo mật hơn.
5. Rút ngắn dây cáp nối modem và thiết bị phát Wi-Fi
Đối với các thiết bị phát Wi-Fi cần sử dụng thêm modem, bạn hãy rút ngắn tối đa độ dài của cáp mạng nối 2 thiết bị trên. Mặc dù cáp mạng thông thường có thể truyền tín hiệu hàng chục mét, nhưng càng dài thì tín hiệu sẽ càng bị nhiễu.
Nguồn http://danviet.vn/cong-nghe/5-meo-tang-toc-mang-wifi-tai-gia-511242.html
-------------------------------------------------------------------------------------------
Mục đích cuộc sống càng cao thì đời người càng giá trị.
Geothe
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Cám ơn lời bình luận của các bạn .
Tôi sẽ xem và trả lời ngay khi có thể .
I will review and respond to your comments as soon as possible.,
Thank you .
Trần hồng Cơ .
Co.H.Tran
MMPC-VN
cohtran@mail.com
https://plus.google.com/+HongCoTranMMPC-VN/about