Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Hiểu vật lý trong 60 giây - Bài 15 . Nguồn ánh sáng


Hiểu vật lý trong 60 giây - Bài 15 .  Nguồn ánh sáng 



Lời nói đầu .


Tạp chí Symmetry trình bày rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong Vật lý hiện đại với những ý tưởng , bài viết , công trình lý thuyết lẫn thực nghiệm của tập thể các nhà khoa học hàng đầu hiện nay trên thế giới . Chuyên mục " Hiểu biết Vật lý trong 60 giây " tổng hợp một số bài viết ngắn gọn , súc tích và đầy tính đột phá trong việc giải thích các cơ chế vật lý nhằm giúp người đọc dễ dàng tiếp cận những thông tin mới mẻ . Tác giả của những bài viết này hiện đang công tác tại các Trung tâm nghiên cứu , Viện Khoa học và các trường Đại học danh tiếng nên nguồn thông tin luôn được cập nhật thường xuyên .
 Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc .




Trần hồng Cơ .
Tham khảo - Trích lược .
Ngày 05/05/2014.




 ------------------------------------------------------------------------------------------- 


 Nguồn ánh sáng     




Minh họa: Sandbox Studio


Nguồn ánh sáng là những cỗ máy ánh sáng dựa trên gia tốc sử dụng  trong nghiên cứu các lĩnh vực từ vật lý và hóa học đến y học và pháp y.

Nguồn ánh sáng là những cỗ máy dựa trên gia tốc sản xuất ra những chùm ánh sáng có cường độ đặc biệt mãnh liệt và tập trung , trong phạm vi năng lượng từ tia hồng ngoại đến tia X . Chúng được sử dụng rất nhiều cho công tác nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực như vật lý, hóa học, và khoa học vật liệu , sinh học, y học và pháp y.




Cũng giống như các kính "siêu hiển vi", nguồn ánh sáng giúp giải quyết việc quan sát các cấu trúc của vật chất xuống đến cấp độ của các nguyên tử và phân tử. Ngày nay, hơn 50 cơ sở nguồn ánh sáng trên thế giới phục vụ cho việc nghiên cứu của một số nhà khoa học ngày càng đông đảo.


Cũng như ánh sáng từ laser là tập trung và mạnh hơn gấp nhiều lần so với ánh sáng được tạo ra bởi một đèn pin, một chùm tia X- được sản xuất bởi một nguồn sáng thì hẹp và sáng hơn một nghìn tỷ lần so với chùm tia được sản xuất bởi một máy X-quang ở bệnh viện .
Hầu hết các nguồn ánh sáng là các máy đồng bộ synchrotron :  các máy gia tốc có kích thước bằng một sân bóng đá hoặc lớn hơn sẽ đẩy các electron chuyển động xung quanh theo một vòng lặp. Thành phần gia tốc từ gọi là máy khuấy (wigglers) và máy tạo sóng (undulators) làm cho các electron nhanh chóng dao động qua lại .
Các chuyển động này làm cho các electron tỏa ra photon ánh sáng, chúng đi qua đường dẫn chùm chuyên biệt đến trạm thí nghiệm. Một máy đồng bộ (synchrotron) có thể có hàng chục đường dẫn chùm như vậy , mỗi trong số các đường dẫn đó cung cấp ánh sáng có những tần số khác nhau tương ứng cho nhiều loại thí nghiệm.
File:Schéma de principe du synchrotron.jpg

Cấu tạo của máy synchrotron 

Máy đồng bộ synchrotron hoạt động theo một nguyên tắc cơ bản của vật lý, là khi một hạt mang điện tích được gia tốc chúng sẽ tỏa ra bức xạ điện từ. Một ví dụ thường ngày của hiệu ứng này là các đài phát thanh-truyền trong đó các hạt được gia tốc là các electron trong các cột phát sóng ; ở đây gia tốc là các bức xạ được sản xuất trong khoảng tần số vô tuyến. Đa số những máy synchrotron phổ biến nhất cũng sử dụng các electron mặc dù với tốc độ và gia tốc mà chúng tạo ra bức xạ điện từ như vậy có thể là không chỉ nằm trong phạm vi tần số vô tuyến mà còn trong các phần tia hồng ngoại, khả kiến, tia cực tím và tia X của phổ điện từ . Tuy nhiên để hiểu rõ hoạt động của máy synchrotron chúng ta cần phải thảo luận về cấu tạo "khối xây dựng" của synchrotron, được gọi là nam châm lưỡng cực , là cái tạo ra một từ trường dọc, H , trong khoảng giữa hai cực của nó (xem hình bên dưới).
Các nam châm lưỡng cực có hai vai trò quan trọng trong các synchrotron.
Thứ nhất , từ nguyên lý cơ bản khi một electron, đi theo một hướng v (chiều ngang trong sơ đồ trên), sẽ cắt một từ trường H theo phương vuông góc với v ( H là chiều dọc trong sơ đồ trên) sau đó nó sẽ nhận được một lực F (gọi là lực Lorentz)  ở hướng vuông góc với cả v và H ( lực F "hướng vào phía trong " như trong trường hợp trên). Vì các electron đang chuyển động với vận tốc v , lực F sẽ tạo ra một gia tốc hướng tâm làm cho các electron chuyển động theo một quỹ đạo tròn.
Tính năng quan trọng thứ hai là vì các electron được gia tốc bên trong nam châm lưỡng cực nó sẽ phát ra bức xạ điện từ . Bằng cách kết nối một loạt các nam châm lưỡng cực như vậy quanh một vòng tròn có bán kính thích hợp, chúng ta có thể làm cho một electron di chuyển xung quanh một vòng khép kín (xem bên dưới) gồm những đoạn cong (trong nam châm lưỡng cực) và thẳng (giữa các nam châm lưỡng cực ) .
Nguyên tắc hoạt động của máy synchrotron

Để hiểu sự hoạt động của một máy đồng bộ synchrotron đơn giản, thường được gọi đúng hơn là một vòng lưu trữ , có thể điểm qua những nét chính sau mặc dù còn cần phải xem xét nhiều khía cạnh và các thành phần khác.

Đầu tiên chúng ta cần một nguồn năng lượng của electron để đưa vào vòng và điều này được thực hiện bằng cách sử dụng một máy gia tốc tuyến tính ( linac ) trong đó sản xuất ra các điện tử ở mức năng lượng có thể từ hàng trăm MeV ($10^6$  eV) cho đến vài GeV ($10^9$  eV).


Đối với một số máy synchrotron chuyên biệt người ta còn lắp đặt thêm một máy "khuyếch đại synchrotron", bố trí ở giữa linac và synchrotron chính, được sử dụng tạm thời trong thời gian "bắt đầu" (gọi tắt là máy phun - injection ) chỉ để lấp một số khoảng cách năng lượng giữa các năng lượng đầu ra-MeV của linac và đầu vào-GeV thỏa yêu cầu của vòng synchrotron chính.  Tuy nhiên một khía cạnh quan trọng của máy phun , là các electron được phun vào theo những xung rời rạc để các electron tồn tại bên trong các vòng lưu trữ thành những chùm , thường là một hoặc hai trăm chùm phân bố trên toàn bộ vòng.

 Đây là điều cần thiết cho việc hoạt động có hiệu quả của một thành phần khác của synchrotron, máy phát tần số vô tuyến điện (khoang)  , trong đó có thể được lắp một vài khoang xung quanh vòng lưu trữ. Mục đích của thiết bị này là để duy trì năng lượng một cách đồng bộ (do đó tên synchrotron )  cho chùm electron di chuyển trong vòng để bù đắp cho tổn thất năng lượng của chúng trong quá trình phát xạ.


Dòng hiện tại của chùm electron này từ từ phân rã theo thời gian do sự va chạm giữa các electron và các phân tử chứa trong vòng ; ngay cả với điều kiện chân không siêu cao (thường là $10 ^{-10}$ mbar) trong vòng lưu trữ,  các chùm lưu trữ  thường cần phải được tái sinh sau mỗi 24 giờ . Các đường màu nâu biểu thị quỹ đạo của bức xạ synchrotron phát ra như những chùm electron đi qua nam châm lưỡng cực; điều này tạo ra một hiệu ứng có tên gọi " bánh xe Catherine" .

Độ sáng chói là gì 

Khi so sánh các nguồn tia X , một thước đo quan trọng về chất lượng của nguồn được gọi là độ sáng chói brilliance .  Brilliance có liên quan đến :

-Số photon được tạo ra mỗi giây
-Sự phân kỳ góc của photon, hoặc tốc độ chùm khi lan truyền
-Diện tích mặt cắt ngang của chùm tia
-Các photon truyền qua một băng thông (BW) mức 0,1% của các bước sóng trung tâm hoặc tần số
Công thức thu được là:

$brilliance = \frac{số photon}{giây.mrad^2.mm^2.0.1%BW}$

Độ sáng chói brilliance càng rực rỡ, càng có nhiều các photon có thể được tập trung vào một chỗ.
Trong hầu hết các tài liệu viết về tia - X , các đơn vị biểu diễn cho độ sáng chói thường có dạng như sau :
số $photon / s / mm^2 / mrad^2 /0.1%BW$ .


Các tính chất của nguồn 

Đặc biệt là khi sản xuất nhân tạo, bức xạ synchrotron có các tính chất đáng chú ý sau :
-Độ sáng chói cao, cường độ lớn hơn nhiều bậc so với X-quang được sản xuất trong các ống phóng tia -X thông thường: các nguồn thế hệ thứ 3 thường có một sáng lớn hơn $10^18 photons / s / mm^2 / mrad^2 /0.1%BW$ , trong đó 0,1% BW biểu thị một băng thông $10^{-3}$ w tập trung quanh các tần số w .
-Mức độ cao của sự phân cực (tuyến tính, hình elip hoặc hình tròn)
-Mức chuẩn trực cao, nghĩa là sự phân kỳ góc của chùm tia là nhỏ
-Sự phát tán thấp, tức là sản phẩm của mặt cắt nguồn và góc khối khí của phát thải là nhỏ
-Sự điều hướng rộng về năng lượng / bước sóng bằng cách đơn sắc hóa  (thay thế electronvolt lên đến khoảng megaelectronvolt )
-Xung phát xạ ánh sáng (thời gian xung bằng hoặc thấp hơn một nano giây , hay một phần tỷ của một giây).

Thế hệ tiếp theo của các nguồn ánh sáng, cung cấp ánh sáng tựa laser ở mức năng lượng tia cực tím hoặc tia X . Những "laser electron tự do" tạo ra các xung ánh sáng ngắn cường độ cao mà các nhà thực nghiệm có thể ghi lại những đoạn phim có thời lượng ngắn mô tả các quá trình hóa học.



Theo  www.lightsources.org

 +++++++++++++++++++++++++++

Nguồn :
1. http://www.symmetrymagazine.org/article/april-2006/60-seconds
2. http://www.lightsources.org
3. http://en.wikipedia.org/wiki/Synchrotron_light_source
4. http://pd.chem.ucl.ac.uk/pdnn/inst2/work.htm
5. http://www.helmholtz-berlin.de/forschung/oe/fg/mi-synchrotron-radiation/synchrotron/photons/x-ray-pulses/free-electron-lasers/index_en.html
6. http://www.lightsource.ca/education/whatis.php



Trần hồng Cơ
Tham khảo - Trích lược .
Ngày 28/01/2015 .




-------------------------------------------------------------------------------------------

 Người có học biết mình ngu dốt. The learned man knows that he is ignorant.

 Victor Hugo.

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

11 cách sử dụng Internet an toàn


11 cách sử dụng Internet an toàn

Doug Bernard
26.02.2015
WASHINGTON—

Tin tặc

Đọc các hàng tin hàng đầu hiện nay có cảm tưởng rằng Internet đã trở thành phương tiện đáng sợ.
Các hoạt động gián điệp mạng và đánh cắp thông tin cá nhân dẫy đầy trong khi các tội phạm có tổ chức và gián điệp quốc gia rình rập.
Mấy ngày gần đây, công ty cung cấp phần mềm bảo mật quốc tế Kaspersky loan báo một vụ đánh cắp số tiền chưa từng có từ trước đến nay: 1 tỷ đôla hay hơn nữa từ hàng trăm ngân hàng Âu châu,  và một phần mềm độc hại  giống như vi rút Stuxnet đã tự cài đặt luôn và bí mật trong hàng triệu ổ đĩa cứng của máy tính trên khắp các nước Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Iran và các nơi khác.
Như Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nhận định tại hội nghị an ninh mạng ở California mới đây, an ninh mạng là vấn đề vô cùng quan trọng và là vấn đề mà mọi người từ các chính phủ đến các công ty tư cho đến các cá nhân đều cần giải quyết.

Nhưng làm thế nào một người có thể chống lại kỹ năng của các tội phạm trên mạng hết sức tinh vi hay các nguồn lực của các nhà nước?
Thật sự là không thể. Nếu một chính phủ hay một tội phạm rất muốn xâm nhập vào máy tính của quý vị thì họ sẽ làm được việc đó.
Tuy nhiên các cá nhân, có thể gây khó khăn hơn cho các tay tin tặc, và thậm chí những người không chuyên môn sử dụng Internet cũng có thể ngăn chận nhiều vụ tấn công mạng với tập quán đơn giản mà ông Vinton Cerf, một nhà tiên phong phát minh Internet gọi là “Làm sạch web hiệu quả.”
Sau đây là một vài thói quen các bạn có thể thực hành ngay:

1. Hãy tạo mật khẩu hóc búa khó đoán . 

 Hãy bỏ chút thì giờ cố đoán xem mật khẩu phổ biến nhất đang được sử dụng hiện nay là gì. Nếu bạn đoán đó là cụm từ “mật khẩu” thì không xa lắm đâu. Trong danh sách hàng năm của công ty SplashData các mật khẩu thông dụng nhất là “123456” đứng đầu bảng và đứng hàng nhì là “mật khẩu.” Đó không phải là những mật khẩu mà là tấm giấy bồi ướt.
Nếu bạn không muốn ai đó xâm nhập vào dữ liệu của mình thì phải gắn một ổ khóa thật chặt trên cửa. Các mật khẩu khó đoán bao gồm hàng ký tự với chữ thường xen lẫn chữ hoa, chữ số và các ký tự đặc biệt. Mật khẩu nên có ít nhất 8 ký tự và dứt khoát không nên có thể tạo thành những từ như tên con thú cưng hay biểu tượng của trường trung học của bạn. Nếu bạn không làm gì khác được đề nghị ở đây thì hãy tạo mật khẩu khó đoán.

2. Đổi mật khẩu .

Một sai lầm thứ nhì rất phổ biến là người sử dụng máy tính tạo một mật khẩu hóc búa, rồi sau đó không bao giờ thay đổi hoặc dùng nó cho những tài khoản khác nhau.

Chắc chắn, quản lý một danh sách mật khẩu phức tạp luôn thay đổi rất mất công. Nhưng cuối cùng không có mật khẩu nào không thể phá được, và dùng chúng cho các tài khoản khác nhau là một cách mời gọi tin tặc. Nếu bạn thấy khó theo dõi tất cả các mật khẩu khó nhớ đó (đừng ghi xuống giấy) có nhiều dịch vụ quản lý mật khẩu và những ý kiến bên ngoài đó tương đối dễ và bảo đảm.



3. Xóa bộ nhớ cache .

Xóa cache trong tất cả các thiết bị bạn sử dụng trong một ngày như computer ở nhà, computer ở sở, iPad của bạn bè v ..v.. Mỗi lần bạn sử dụng trình duyệt như Firefox hay Chrome, nó đều giữ lại thông tin bạn đã truy cập vào đâu và làm gì. Thường thì đây là yếu tố được mặc định, mỗi một trang web mà bạn truy cập và tất cả các những gì bạn tải lên mạng hay tải xuống đều lưu lại trên máy trong nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần.

Bất kỳ người nào khác muốn xem cache đó và đánh cắp các chi tiết hoạt động trực tuyến của bạn sẽ rất dễ.


4. Đừng dùng mạng Wi-Fi miễn phí . 

Nói về Wi-Fi thì câu châm ngôn “Không có buổi ăn trưa nào miễn phí” hay “Có làm mới có ăn”, không còn áp dụng trong trường hợp nào đúng hơn trường hợp này. Con số ngày càng tăng các quán cà phê, quán rượu, cửa hàng hay các nơi công cộng khác đang cung cấp  cho những người sử dụng điện thoại di động đang rất cần dữ liệu có thể truy cập Internet bằng hệ thống mạng không dây Wi-Fi, thường thì thậm chí không cần mật khẩu. Các dịch vụ này có thể thuận tiện, những chúng cũng mở cửa mọi thứ trên thiết bị của bạn. Trừ phi thực sự cần, bằng không thì đừng sử dụng nó. 


5. Hãy sử dụng HTTPS . 

viết tắt của cụm từ ‘hyper-text transfer protocol secure’ hay giao thức truyền tải siêu văn bản bảo mật. HTTPS là một biến thể của giao thức HTTP được thêm vào lớp bảo mật và mã hóa trong khi người sử dụng đang truy cập mạng. Liên lạc giữa người sử dụng và trang web HTTPS được mã hóa và cũng chứng minh sự xác thực, có nghĩa là HTTPS có thể được sử dụng để phát hiện các trang web giả thường được dùng trong kỹ thuật tấn công trung gian “man in the middle”.


6. Hãy cẩn thận với ổ cứng di động USB .

Đây là ổ đĩa cứng nhỏ dễ sử dụng trên các nền tảng máy tính và có thể lưu trữ một số lượng lớn dữ liệu. Đó là lý do vì sao USB trở nên rất thông dụng để trao đổi và lưu trữ dữ liệu. Nhưng chúng cũng có thể là nguồn lây lan virus và phần mềm độc hại từ người sử dụng này sang người sử dụng khác không ai ngờ. Trước khi cắm ổ USB vào computer của mình hãy suy nghĩ một chút xem những người sử dụng trước mình là ai.


7. Cẩn thận trước khi nhấp chuột .

Đây là một trong những lời khuyên hầu như ai cũng biết, nhưng nhiều người vẫn mắc phải sai lầm. Một trong những cách phổ biến nhất và vẫn thành công mà các kẻ xấu làm cho computer của bạn bị virus, hoặc thậm chí cả toàn bộ mạng bị virus, qua kỹ thuật lừa đảo gọi là “phishing”. Mặc dù có nhiều biến thức, một vụ tấn công lừa đảo bắt đầu khi một người nào đó mở một tập tin đính kèm trong email, trông có vẻ hợp pháp, nhưng kỳ thực ngay tức khắc làm cho computer của người sử dụng bị nhiễm virus.
Nếu có ai gửi cho bạn một tập tin hay một địa chỉ trang web mà bạn không yêu cầu, cho dù họ có hứa hẹn gì đi nữa như nếu mở ra “Bạn sẽ rất thích!”, đừng nhấp vào đó.


8. Cố gắng đừng sử dụng computer công cộng. 

Còn tùy theo hoàn cảnh của bạn, việc này có thể khó khăn. Đối với những ai không có computer hay không có phương tiện truy cập web, thì cà phê Internet vẫn rất thông dụng. Tuy nhiên, một computer càng được được nhiều người khác nhau sử dụng thì lại càng có cơ nhiễm virus hay chứa phần mềm gián điệp có thể lưu giữ các thao tác trên bàn phím của người sử dụng máy, tài khoản email và các trang web truy cập.
Một số người tránh né (lách) bằng cách mang theo phần mềm vô hiệu hóa sự theo dõi trên USB của họ - như Tor hay Psiphon có thể giúp tránh né (lách)  tường lửa và bạn ẩn danh. Tuy nhiên chúng chúng vẫn còn hơi phức tạp và không phải là phần mềm bảo vệ cấp thấp


9. Sử dụng các phần mềm chống virus . 

Trong nỗ lực nhằm giữ cho Internet càng “sạch” càng tốt, bạn có một bộ phận điều chỉnh. Hàng chục dịch vụ chống virus mà bạn có thể sử dụng từ Kaspersky, đã được nói đến phần trước, cho đến Norton, TrendMicro và nhiều chương trình khác. Một số miễn phí, một số phải mua, và họ cung cấp nhiều mức độ bảo vệ. Tuy nhiên, cuối cùng chống virus là cách tuyệt hay để có được giới chuyên môn giúp đi một bước trước các tin tặc.



10. Đừng cho rằng bạn biết người bạn đang trò chuyện .

Điều tự nhiên bạn cho rằng mình biết khi bạn nhận được email từ một người bạn hay vào một trang web mà bạn đã từng truy cập nhiều lần trước đây, điều bạn đang thấy hay người bạn tin. Tuy nhiên ngày càng có nhiều tin tặc học cách bắt chước bạn bè hay những người bạn tiếp xúc hoặc tạo ra những trang web giả trông giống như trang web đáng tin cậy nhưng thật ra chỉ để thu thập thông tin và dữ liệu về người sử dụng.
Lời khuyên tốt nhất là nếu có một điều gì đó về email của một người bạn dường như – nói về một đề tài không ngờ tới hoặc sử dụng ngôn từ kỳ hoặc – hay cân nhắc việc gửi cho họ một thư trả lời hay tốt hơn liên lạc với họ qua một cách khác để hỏi về nội dung email của họ.



11. Tránh bị theo dõi . 

Không phải là điều ngẫu nhiên mà các trang web tin tức bạn luôn truy cập, biết tên bạn hay các nhà bán lẽ mà bạn thích nhất, bằng cách nào đó dường như biết chính xác bạn đang tìm gì. Các trang web mọi loại thường theo dõi chúng ta qua các “cookies" hay các tập tin nhỏ trong các trình duyệt rồi thích ứng các chi tiết để cho kết quả.
Mỗi trình duyệt có một cách lựa chọn trong việc  cài đặt chương trình bảo mật riêng tư cho phép người sử dụng xóa cookie hay cho phép từ chối nhận chúng. Tuy nhiên hãy nhớ rằng các trang web thường hạn chế các dịch vụ đối với những người không chấp nhận cookie.
Nếu bạn không muốn công cụ tìm kiếm lớn như Google biết mọi thứ bạn đang tìm kiếm, hay xét đến việc dùng một trong những công cụ tìm kiếm “không theo dõi” chẳng hạn như DucDuckGo.com, không có cookie cũng không có chế độ theo dõi.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về làm thế nào để giữ an toàn trực tuyến, và các công cụ nào bạn có thể sử dụng để bảo vệ sự riêng tư của mình và tránh kiểm duyệt của chính phủ, hãy truy cập sổ tay “Vô hiệu hóa kiểm duyệt” trên mạng của chúng tôi.




Nguồn :







 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Người có học biết mình ngu dốt. The learned man knows that he is ignorant.

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

Xuân sắc


Xuân sắc .




Mùa xuân đã quay về như ngàn năm trước đó ,
Có gì mới không trong nhan sắc xuân xưa ?
Ta vẫn thấy em dịu dàng , đôi cánh bướm đung đưa ,
Mái tóc mây bồng bềnh , trôi trên bầu trời quang đãng .
Nắng vàng ngập ngừng bước trên bậc thềm dĩ vãng
Cố gắng lục tìm những giọt sáng tuổi thơ
Ôi sắc xuân tàn tạ tự bao giờ
Thời gian như thể bất ngờ thoáng qua .


Mùa Xuân năm ấy chúng ta cũng vừa tròn đôi tám
Nét xuân tươi thấm đẫm tóc học trò .
Hít thật sâu vào lồng ngực , những hơi thở thanh xuân
Nguồn sinh lực mới của đất trời muôn thuở .
Xuân ! xuân ! Em đã đến với mọi nhà dù rất nhiều trắc trở
Một thân thể mùa xuân tươi đẹp những ước mơ
Gác lại sau lưng bao lo lắng suy tư
Ta lại gặp em rồi , chào một mùa xuân mới !



Những mùa xuân đến với tôi thật đầy đặn tinh tươm
Đẹp làm sao khi em khoác lên mình nếp xưa lề cũ .
Bé chúc ông bà , mẹ cha sống lâu thêm trăm tuổi
Lớn chúc bạn bè , đồng nghiệp nhiều hạnh phúc an khang
Tiếng pháo giao thừa giòn giã nổ vang
Bừng sáng sắc xuân soi dáng hình em luôn trẻ mãi . 
 


Thời gian qua mau đã bao lần xuân trở lại ?
Những nét chân chim giờ hằn dấu trên em ?
Chẳng còn mùa xuân tươi đẹp êm đềm
Cũng không thấy dáng xuân hiền năm xưa .
Chỉ có mùa đông rét mướt những cơn mưa
Tiếng gió lạnh lùng thổi qua, vô cùng tàn nhẫn .
Những lo toan vất vả , trong cuộc đời chó má
Điều chúng ta trân trọng gọi cuộc sống con người
Sao buồn quá , mất nhiều hơn được .
Bạn bè tôi ơi đã xa rồi những tháng năm tươi đẹp .
Những nụ cười khinh bạc , những ánh mắt vô tình
Chỉ thấy hả hê trong cơn khát lưu linh
Làm sao xuân quay lại khi mối tình tan vỡ ?



Giọt sương long lanh trên nhành mai mới nở
Nhắn với tôi : này bạn ơi , xuân vẫn trở về
Một mùa xuân với sức sống tràn trề
Sắc xuân ấy giờ vẫn chưa phai nhạt .
Bạn với tôi , thế thôi , không bao giờ cô độc
Với gia đình , công việc , với tình yêu .
Khi nụ xuân xinh đẹp mỹ miều
Hôn lên trán những đứa con ngây thơ hiếu thảo
Chúng ta thấy lòng mình tan chảy đi cơn bão
Để bắt đầu niềm tin mới hồi sinh .
Một chút phấn son tô điểm nét nguyên trinh ,
Và xuân hỡi , em với tôi bất tận .





Khi ngắm nhìn giọt sương trong nắng xuân
31/01/2012
Trần hồng Cơ












Sắc xuân .


Sắc xuân tươi thắm đời bất tận 
Trên má em thơ mũm mĩm cười
Trôi theo năm tháng lòng hiu quạnh
Một khắc xuân thì đọng trên môi .

Bao nỗi ưu sầu vương theo mắt 
Đêm xuân thơ thẩn dạ bồi hồi 
Tình thơ buông thả reo bên suối
Đón khúc xuân nồng mộng giao bôi . 



 Đêm xuân mơ mộng cung đàn .
23/02/2015
Trần hồng Cơ
















 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Người có học biết mình ngu dốt. The learned man knows that he is ignorant.

 Victor Hugo.

Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015

Tân niên như ý xuân - Ất mùi 2015 .

Tân niên như ý xuân - Ất mùi 2015 .

Xuân  Ý .








( Đây là bài thơ tôi làm theo Hán ngữ , tạm dịch như sau :

Mùa xuân , giấc mộng , cung đàn , thi ca và rượu nồng .
Có quá khứ và tương lai ta mới biết ai là bằng hữu .
Mùa xuân quay về , ta lại gặp người xưa .
Mặt trời và mặt trăng cùng hòa trong nhịp điệu hoan lạc . )




Xuân,Mộng,Đàn,Thơ,Rượu
Bạn hữu theo tháng năm
Xuân về ta gặp lại ,
Ngày sáng với trăng rằm 





Xuân,Mộng,Cầm,Thi,Tửu
Khứ lai tri bằng hữu
Xuân đáo kiến cố nhân ,
Nhật nguyệt giai lạc vũ







Chào xuân mới  Ất mùi - 2015  .

Trần hồng Cơ .
28/01/2013 

Cảm tác khi đọc bài Mơ Xuân
Nguồn :  http://pnguyencuong.blogspot.com/2013/01/mo-xuan.html














TẾT  VIỆT  Ở   HOA  KỲ  .

Bùi Văn Phú
03.03.2015

Sớm mai cuối tuần nắng xuân đổ chan hòa. Vợ chồng tôi dung dăng quanh hồ Merritt ở Oakland, trong lòng âm vang câu hát quen thuộc: “Xuân xuân ơi, xuân đã về / Tết tết tết, tết đến rồi…”

Gặp một anh người da đen đi ngược chiều, thấy chúng tôi anh ngỏ lời chúc mừng: “Happy New Year.” Tôi đáp lại: “Happy New Year. Chúc Mừng Năm Mới.”

Những ngày qua chắc anh ấy đã nghe trên đài hay thấy truyền hình đưa tin và hình ảnh sinh hoạt đón năm mới của cộng đồng người châu Á. Có thể những đêm qua anh cũng đã nghe được tiếng pháo đón giao thừa nổ liên thanh trong khu xóm.

Sáng nay dưới phố Tàu Oakland các doanh nghiệp cũng đã khai trương với múa lân cùng pháo nổ giòn trước cửa. Tiếng pháo nổ, xác pháo đỏ hồng và mùi khói pháo đem lại không khí đón Tết.

Buổi tối ăn cơm Tết bên gia đình ngoại ở một thành phố nhỏ, chúng tôi cũng đốt tràng pháo dài ba mét bên cây mộc lan đang rộ hoa trước sân nhà. Một người thân quen, sau gần một thập niên sống ở Việt Nam nay trở lại Mỹ, tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy đốt pháo mà không sợ phiền lòng hàng xóm hay sợ cảnh sát đến biên phạt. Tôi giải thích ngày nay cư dân ở đây quen rồi, mỗi năm cứ dịp tết ta là họ biết sẽ có pháo nổ. Năm ngoái vừa đón Tết vừa xem Super Bowl ở nhà người em cũng có đốt pháo.

Ai mới qua Mỹ, sống trong những thành phố như San Jose, San Francisco, Oakland hay khu vực Little Saigon Quận Cam đều rất ngạc nhiên khi được nghe tiếng pháo đón Tết. Hơn hai thập niên trước, nhà nước đã cấm đốt pháo ở Việt Nam. Nếu đã trải qua những cái tết trên quê hương cũ với tiếng pháo thì sẽ nhớ nhiều hơn. Tết về không tiếng pháo, không xác pháo trước sân nhà, đỏ ngập đường đi và thiếu hương pháo trong không gian thì Tết như vẫn thiếu một cái gì.

Mười ngày trước Tết ở San Jose tôi đã nghe pháo nổ tưng bừng trước cửa tiệm Jenny Gift trong khu Lion Plaza. Đây là cửa tiệm đã bán chiếc vé số trúng hơn 260 triệu đôla cách đây không lâu. Khu này là nơi khi Tết về nhiều người đến mua hoa và đốt pháo đón xuân. Năm nay chợ hoa ít nhộn nhịp hơn và không nhiều những hàng hoa cúc, thược dược hay lan, kim quất. Có lẽ vì trong cửa hàng Costco giờ cũng bán đủ các loại hoa Tết mà giá so với bên ngoài chỉ bằng một nửa hay hơn chút.

Mồng 3 Tết, tôi và một người bạn rủ nhau đi chơi Hội Hoa Xuân Về Nguồn tại Little Saigon San Jose. Đến đây khá sớm, tưởng sẽ được nghe pháo nổ rộn ràng. Nhưng không. Trước quán Café Paloma không ngập tràn xác pháo, vắng tiếng pháo nổ. Bên trong có thông báo dán trên tường nói cấm đốt pháo quanh thương xá. Không hiểu tại sao. Cả chục năm nay, mỗi khi Tết về trước cửa Grand Century Mall tràn ngập xác pháo, bao quanh bởi một vòng tròn đám đông đứng xem đốt pháo. Lúc này chỉ người đi ra đi vào.

Ghé ăn sáng ở quán Phở 90 Degrees trong khu Vietnam Town bên cạnh. Ngày lễ hội truyền thống nên các em phục vụ khách mặc áo dài. Phở ở đây ngon, nhiều lựa chọn lạ như phở đập, phở bò nướng cháy và khung cảnh phảng phất nét đẹp của Florence. Quán cơm bên cạnh cùng một chủ, Cơm 90 Degrees, mang sắc thái Venice, nhưng có vẻ không được du khách chú ý bằng phở. Tôi thích phở bê thui, ăn với tương Cự Đà và nhiều loại rau thơm. Quán đông khách và được xem là cơ sở thương mại thành công từ khi khai trương cách đây gần ba năm, so với vài quán ăn quanh đó thì thay đổi chủ luôn. Nhắc đến tương, không biết có ai còn nhớ nước tương Cự Đà này chính là di sản của cụ Hoàng Văn Chí, tác giả của tác phẩm Từ thực dân đến cộng sản. Hơn ba mươi năm trước, khi cụ còn sống tôi đã có dịp tham quan lò làm tương của cụ ở bang Maryland.

Ăn phở xong, trở lại Grand Century uống nước mía Ninh Kiều. Mía trồng bên Mexico, rất ngọt, thơm hơn nhờ thêm hương vị trái tắc. Đây cũng cửa hàng làm ăn phát đạt trong nhiều năm qua.

Gần trưa có pháo nổ trước nhà hàng Dynasty và từ bên kia đường trong khu Lion Supermarket, Lee’s Sandwich. Trước Grand Century bắt đầu có người đem pháo ra bán. Nhân viên an ninh không còn theo lệnh cấm, đem giây ra quây lại một khoảng trước thương xá. Thế là người người lại đốt pháo trong không gian đã được qui định. 4 đôla một phong pháo nhỏ. Một cuộn pháo tròn ôm cả hai tay mới hết giá 30 đôla. Thi nhau đốt pháo để trừ tà, để xua đuổi đi những điều không may của năm cũ, để chào đón năm mới Ất Mùi. An ninh chỉ đứng nhìn. Đúng là phép vua thua lệ làng.

Hội Hoa Xuân sắp đến giờ khai mạc với đoàn lân nhảy múa trước cổng hội chợ. Tiếng trống nghe dồn dập, còn phèng la rất chói tai. Khách du xuân kéo về lúc một đông. Các bãi đậu xe đã chật kín. Cổng chào là một hàng lồng đèn mang sắc thái Trung Hoa hơn là Việt. Trên cao treo ba tràng pháo dài đến chục mét thả xuống sân, nhiều pháo đại to hơn ngón tay cái.

Đến 1 giờ vẫn chưa thấy khai mạc. Tìm hỏi ban tổ chức được một cô cho biết đang chờ thị trưởng đến. Vì có hai hội chợ diễn ra một lúc, nơi đây và tại County Fairgrounds nên các dân cử cũng phải chạy sô.

Hội Tết Fairgrounds đã có từ hơn ba thập niên nên quan khách ưu tiên đến trước. Hội Hoa Xuân mới vài năm, những năm trước do ông Giang Viễn Tân tổ chức bên Vietnam Town. Năm nay với cô Jodie Trịnh và ông Tony Đinh được ông Tăng Lập là chủ khu thương xá Grand Century cho mượn địa điểm tổ chức Hội Hoa Xuân, tuy nhỏ hơn năm trước nhưng cũng có chừng 50 gian hàng dịch vụ, thương mại và các trò chơi đu bay, nhào lộn cho trẻ em.

Đến 1 giờ 30 mới bắt đầu nghi lễ khai mạc. Có Thị trưởng Sam Liccardo, các Giám sát viên Dave Cortese và Cindy Chavez, các Nghị viên Tâm Nguyễn, Magdalena Carrasco, Ash Kalra, Raul Peralez, Charles Jones và Johnny Khamis, Thị trưởng Milpitas Jose Esteves, Ủy viên giáo dục Thanh Trần. Trong những lời phát biểu, ai cũng nói được ít nhất hai câu tiếng Việt: “Kính chào Quí vị” và “Chúc Mừng Năm Mới.” Có vị cố gắng đọc cả câu “Chúc một năm mới an khang, thịnh vượng đến cho mọi người”.

Phút khai mạc pháo nổ rộn ràng. Nổ to nhất như chưa bao giờ thấy trong Tết. Xác pháo cùng khói bay lên đỏ hồng cả khu cổng hội chợ.

Vì trân quí những giá trị truyền thống của người Việt nên ngày Mồng 3 Tết Ất Mùi năm nay nhiều dân cử bận rộn. Sáng, trưa khai mạc hai hội chợ Tết. Chiều tối lại tham dự sinh hoạt đón Tết của trường Việt ngữ Văn Lang.

Trung tâm Văn Lang là một tổ chức thiện nguyện đã liên tục hoạt động trong 32 năm qua. Mỗi Chủ Nhật nhà trường đón nhận hơn nghìn học sinh đến học tiếng Việt và sinh hoạt. Trung tâm cũng là một trong những hội đoàn nòng cốt của Hội Tết Fairgrounds từ những ngày đầu. Đứng đầu trung tâm hiện nay là anh Phạm Thái Hoàng cùng sự góp sức thiện nguyện, trong tinh thần phụng sự xã hội của cả trăm thày cô. Vài khuôn mặt quen thuộc của trung tâm như các anh Nguyễn Hữu Lịch, Lê Phước Tuấn là những con chim đầu đàn đến nay vẫn chưa mỏi cánh.

Nhìn chung, năm nay các hội chợ vui xuân đón Tết khá đông khách du xuân nhưng con số chưa đến dăm vạn như những năm đầu thiên niên kỷ. Vì kinh tế chưa lên, vì nhiều người về quê ăn Tết hay vì thiếu nét mới lạ? Có lẽ cả ba.

Một sinh hoạt được đông người tham dự hơn những năm qua là Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm tại tòa thị chính San Jose vào sáng Mồng Một. Với tân thị trưởng Sam Liccardo và tân nghị viên Tâm Nguyễn quan hệ giữa cư dân gốc Việt với thành phố nay sẽ tốt đẹp hơn. Có lẽ đó cũng là ước nguyện đầu năm Ất Mùi của các dân cử và cư dân gốc Việt.








Bấm vào tranh về đầu trang.
**

-------------------------------------------------------------------------------------------  

Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.
Albert Einstein .

Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015

EINSTEIN, nhà giáo dục khai phóng .





EINSTEIN,
nhà giáo dục khai phóng*

PSN 9.10.2014 | Nguyễn Xuân Xanh


Einstein, được ví như “bộ óc thế kỷ”, cho rằng mình không thông minh hơn người thường và rằng thông minh không phải là yếu tố quyết định cho thành công, mà sự tò mò thiêng liêng (die heilige Neugier) mới là yếu tố quyết định. Einstein đương thời nói: “Tôi không có sự thông minh đặc biệt nào, tôi chỉ tò mò một cách đam mê” và “Quan trọng là người ta không ngừng hỏi”. Chúng ta hãy nghe ông trả lời khi được hỏi vì sao ông đã tìm thấy thuyết tương đối: “Nếu tự hỏi từ đâu tôi đã thiết lập nên lý thuyết tương đối, thì câu trả lời dường như nằm ở điều sau đây: người lớn bình thường hầu như không suy nghĩ về những vấn đề thời gian và không gian. Anh ta nghĩ rằng mình đã làm điều đó từ nhỏ rồi. Tôi ngược lại phát triển chậm về mặt trí tuệ đến nỗi tôi bắt đầu ngạc nhiên về không gian và thời gian khi tôi đã lớn rồi. Một cách tự nhiên, tôi đã thâm nhập vào toàn bộ vấn đề sâu hơn những đứa trẻ có năng khiếu phát triển bình thường khác.” Ông trả lời người bạn Bucky của gia đình khi ông này hỏi về sự thông minh: “Tôi không thông minh hơn người thường nào. Tôi đơn giản chỉ tò mò hơn một người trung bình, và tôi không bỏ cuộc trước một vấn đề cho đến khi tôi tìm được giải đáp. […] Ông có thể xem tôi là kiên nhẫn hơn những người trung bình trong việc theo đuổi các bài toán. […] Không phải thông minh hơn là quan trọng, mà tò mò hơn và có lẽ kiên nhẫn hơn trong vấn đề tìm giải đáp cho một bài toán.” Nhiều người khác có thể có chỉ số thông minh hơn Einstein nhiều. Họ có thể suy nghĩ nhanh hơn, phát triển nhanh hơn, có thể là ‘thần đồng’. Khi có người muốn điều tra về sự thông minh di truyền trong dòng họ ông, Einstein đã trả lời ngay: “…Ngoài ra tôi biết chắc rằng bản thân tôi không có một sự thông minh nào đặc biệt. Óc tò mò, sự đam mê và sự kiên nhẫn một cách bướng bỉnh, cộng với sự tự phê bình, đã đưa tôi đến những suy nghĩ của tôi. Tôi không có một sức mạnh tư duy đặc biệt mạnh (‘cơ bắp não’) nào, dù chỉ trong mức độ khiêm tốn. Nhiều người có thứ đó nhiều hơn nhiều mà không mang lại một cái gì đáng để ngạc nhiên.”

Óc tò mò của tuổi thơ không bao giờ mất ở ông, và luôn là động cơ của các khám phá. Ai không còn tò mò, người đó như đã chết. Einstein vì thế chống lại những ảnh hưởng có thể giết chết hay làm giảm hại óc tò mò của học sinh từ ghế nhà trường: đó là những cách giáo dục với lối huấn luyện khắc nghiệt, nhồi nhét cho thật nhiều kiến thức, học nhưng không phải để hiểu, để khỏi tư duy, sáng tạo; hoặc tinh thần cạnh tranh vô tâm của chủ nghĩa tư bản như ông thường kết án, từ cách giáo dục làm cho con người trở thành lệ thuộc hay nô lệ, đến độ con người có thể đâm ra oán ghét cái học. Tài năng non trẻ phải được che chở và nuôi dưỡng như một cây con mới mọc. Bản thân ông là một thí dụ phản biện sinh động nhất và đã từng trải nghiệm những cách giáo dục khác nhau. “Biết dạy học có nghĩa là dạy một cách thú vị, là giảng bài, kể cả một bài trừu tượng, sao cho những dây đàn cộng hưởng trong tâm hồn của học sinh cùng rung lên và óc tò mò vẫn mãi sinh động.” “Kiến thức tự nó là khô cứng. Cần phải có người thầy giỏi và trường tốt để làm sống nó lại.” Những ấn tượng của một năm giáo dục phóng khoáng ở trường Aarau không bao giờ phai mờ trong tâm trí ông: “Trường ở Aarau, bằng tinh thần phóng khoáng và sự nghiêm túc bình dị của những vị thầy không dựa vào quyền lực bên ngoài nào cả, đã để lại một ấn tượng không phai trong tôi; khi so sánh với sáu năm học ở một trường trung học Đức gia trưởng, tôi mới ý thức thấm thía một nền giáo dục nhằm khuyến khích hành động tự do và tính tự trách nhiệm hơn hẳn như thế nào một nền giáo dục dựa trên lối huấn luyện khắc nghiệt, lên quyền lực bên ngoài và tinh thần hiếu thắng. Dân chủ đích thực không phải là một lời nói sáo rỗng” như ông nhớ lại trong bài Tự thuật lúc sinh nhật 70 tuổi. Ông nói mục đích của nhà trường là “phải để con người trẻ phát triển lên trong một tinh thần mà những nguyên tắc này (sự phát triển tự do và tự trách nhiệm của cá nhân) trở thành tự nhiên như không khí người đó thở. Chỉ có dạy thôi thì không đạt được gì cả.” Về việc học nhồi nhét, ông nói: “Tôi nghĩ người ta có thể làm mất đi tính háo ăn của một con thú ăn thịt sống nếu cứ bắt nó phải ăn dưới roi vọt, ngay cả khi nó không đói, đặc biệt khi người ta tự chọn cho nó những thức ăn dưới áp lực đó.”


Thầy giáo Winteler khả kính của Einstein / Lớp học ở Aarau với thầy Jost Winteler

Trong chuyến đi Mỹ năm 1921, tại Boston, ông được đưa cho bảng câu hỏi Edison để trả lời để người ta xem ông trả lời đúng đến đâu như một trắc nghiệm thông minh. Đến câu hỏi về vận tốc âm thanh ông trả lời: “Điều đó tôi không biết. Tôi không muốn làm nặng nề trí nhớ của tôi với những sự kiện như thế, những thứ mà tôi có thể tìm thấy dễ dàng trong bất cứ tự điển bách khoa nào.” Ông cũng không đồng ý với quan điểm của Edison cho rằng kiến thức quan trọng hơn giáo dục đại học. Ông trả lời: “Đối với con người, kiến thức không quan trọng lắm. Để có kiến thức con người không cần đến đại học. Cái đó người ta có thể học từ sách. Giá trị của giáo dục đại học không nằm ở chỗ học thuộc lòng thật nhiều kiến thức mà ở chỗ tập luyện tư duy, cái mà người ta không bao giờ học được từ sách giáo khoa.” Nghiêm trọng nhất đối với ông là khi “trường học chủ yếu dùng những phương tiện gây sợ hãi, cưỡng bách và chuyên chính giả tạo. Phương pháp đó huỷ diệt tình cảm lành mạnh của sự sống, sự chân thật và sự tự tin của học trò. Nó tạo ra một loại thứ dân ngoan ngoãn.” Con người không thể bị xem như một công cụ chết. Một người trẻ khi rời trường học không nên là một chuyên viên mà là một “nhân cách hài hoà”, một “cá nhân biết tự tư duy và hành động”, nắm vững những phương pháp khoa học của ngành mình để có thể thích nghi một cách sáng tạo với mọi thay đổi, tiến bộ, hơn là chỉ được đào tạo bằng sự tích luỹ kiến thức. “Sự phát triển khả năng tổng quát nhằm tư duy và phán đoán tự lập nên luôn luôn được đặt lên hàng đầu chứ không phải sự tích luỹ của kiến thức chuyên môn”. Hệ thống cạnh tranh, sự chuyên môn hoá quá sớm, gánh nặng của nội dung học, của hệ thống điểm là những thứ đe doạ khả năng tư duy và phán đoán tự lập của học sinh, dẫn đến sự hời hợt và “vô văn hoá” (Kulturlosigkeit). “Khắp nơi, sự siêng năng đắc lực, sự thành công được tôn sùng chứ không phải giá trị của sự việc và con người theo quan điểm của cứu cánh đạo đức của nhân loại. Thêm vào đó là ảnh hưởng rất tai hại về mặt đạo đức của cuộc chiến đấu kinh tế không khoan nhượng.” Einstein cho rằng tệ nạn xấu nhất của chủ nghĩa tư bản là “làm què quặt cá nhân…Cả hệ thống giáo dục chúng ta đau khổ vì tệ nạn này. Một thái độ cạnh tranh quá đáng được khắc sâu vào sinh viên, anh ta được huấn luyện để tôn thờ sự thành công hám lợi như một sự chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai.” Đạo đức đối với ông là tiêu chuẩn hàng đầu: “Một tính cách tốt và vững vàng có giá trị hơn khả năng hiểu biết và sự uyên bác”. Nền tảng của tất cả mọi giá trị của con người là đạo đức. “Mục tiêu (của nhà trường) phải là sự đào tạo nên những cá nhân tự hành động và tư duy nhưng biết nhìn thấy trong việc phục vụ xã hội nhiệm vụ cao cả nhất của cuộc đời.”




Einstein chứng kiến trong thế kỷ 20 vô số cá nhân phải chịu số phận nghiệt ngã trước sự khước từ của xã hội, của số đông, của chính quyền đại diện họ. Chính số đông đã để mình chịu khuất phục dễ dàng trước các quyền lực chính trị, để đẩy nhau vào nỗi bất hạnh, trong khi “một số ít người không tham gia vào cách suy nghĩ thô bạo của số đông, vẫn sống theo lý tưởng tình yêu con người, không bị ảnh hưởng bởi những đam mê của họ, thì phải chịu một số phận bi thảm: họ bị ném ra khỏi xã hội và bị đối xử như những kẻ bị hủi nếu họ không chịu làm những hành động mà lương tâm họ chống lại, và im lặng hèn nhát về những gì họ thấy và cảm nhận.” Trong quan hệ giữa cộng đồng và cá nhân, Einstein đặt nặng vai trò của cá nhân: “Bởi vì tất cả những gì vĩ đại và cao cả đều được tạo ra bởi cá nhân trong sự phấn đấu tự do.” Chính cá nhân tạo ra tài sản văn hoá cho nhân loại. Ông nói: “Có thể dễ dàng nhận thấy rằng tất cả những tài sản vật chất, tinh thần và đạo đức mà chúng ta nhận được từ xã hội xuất phát từ những nhân cách đơn lẻ qua vô số thế hệ.[…] Chỉ cá nhân đơn lẻ mới tư duy và qua đó mới tạo ra những giá trị mới cho xã hội.” Ông diễn tả trong “Thế giới quan của tôi”: “Chỉ cá nhân riêng lẻ mới có thể tư duy và qua đó tạo ra những giá trị mới, tạo ra cả những tiêu chuẩn đạo đức mới mà dựa theo đó cuộc sống của cộng đồng phát triển. Không có những cá nhân sáng tạo, tự biết tư duy và phán đoán thì khó hình dung một sự phát triển cao của cộng đồng cũng như khó hình dung sự phát triển của các cá nhân riêng lẻ mà không có miếng đất nuôi dưỡng của cộng đồng. Một xã hội lành mạnh được gắn liền với tính tự chủ của các cá nhân cũng như với sự gắn bó xã hội sâu sắc của họ. Người ta nói một cách chính đáng rằng chính nền văn hoá Hy lạp-Châu Âu-Mỹ, đặc biệt tinh hoa văn hoá của thời Phục Hưng Ý, cái đã chấm dứt giai đoạn trì trệ của thời trung cổ ở châu Âu, là dựa lên sự giải phóng và sự tách biệt tương đối của cá nhân.” Sự sản xuất hàng loạt những con người giống nhau sẽ không làm giàu mà làm nghèo đi xã hội: “Một xã hội của những cá nhân được tiêu chuẩn hoá không có sắc thái và mục tiêu riêng sẽ là một xã hội nghèo nàn mất khả năng phát triển”.

Không có đầy đủ tự do, đủ lượng khoan dung của xã hội, bắt đầu từ nhà trường, thì không thể có những nhân cách vượt trội để làm giàu cho xã hội. Có lẽ bao nhiêu tài năng đã bị mai một hoặc biến dạng trên con đường họ phải đi qua, nếu các tài năng không đủ mạnh để giữ vững cho mình một loại tự do thứ hai - tự do nội tâm - để tiếp tục phát triển đến đích: “Để phát triển khoa học và hoạt động sáng tạo nói chung cần phải có một thứ tự do khác, người ta có thể gọi là tự do nội tâm. Đó là cái tự do của tinh thần thể hiện qua sự độc lập của tư duy trước các trói buộc của thành kiến, của quyền lực và xã hội, cũng như trước những trói buộc của suy nghĩ lệ thường và thói quen không phê phán. Tự do nội tâm này là một món quà hiếm có của thiên nhiên ban cho và là một mục tiêu đáng giá cho cá nhân. Cộng đồng cũng có thể đóng góp rất nhiều vào việc giáo dục tự do nội tâm này, bằng cách cộng đồng ít nhất không ngăn cản sự phát triển của nó. Trường học, bằng ảnh hưởng gia trưởng và bằng gánh nặng trí óc thái quá cho những cá nhân trẻ, có thể ngăn cản sự phát triển của tự do nội tâm, hoặc ngược lại bằng khuyến khích tư duy độc lập, sẽ tạo thuận lợi cho nó. Chỉ khi tự do nội tâm và tự do bên ngoài được vun xới một cách có ý thức và lâu dài thì mới có được điều kiện cho sự phát triển tinh thần, cho sự hoàn thiện và cải thiện đời sống nội tâm và bề ngoài”.




Nếu Comenius, một nhà sư phạm nổi tiếng thế kỷ 17, đã có những lời nói như một bản tuyên ngôn của giáo dục đứng hẳn về phía học sinh: “Bản chất con người là tự do, yêu quyền tự quyết và ghét bắt buộc. Cho nên nó muốn được chỉ đường đến nơi nó phát triển, và không phải bị kéo đi, đẩy đi, hay ép buộc” thì Einstein chính là hiện thân cao nhất, rõ nét nhất của bản chất yêu tự do sâu sắc đó của con người. Phải có đầy đủ tự do, con người mới ý thức được cái khao khát từ bên trong nội tâm của nó và mới sáng tạo được những giá trị bền vững cho xã hội. Einstein ý thức được “sứ mệnh” (Berufung) vật lý của mình vào lúc áp lực của bộ máy giáo dục lên ông giảm đi, nghĩa là khi tìm lại nhiều tự do hơn để tự ý thức: “ Khi dọn về Aarau ở Thuỵ Sĩ năm 1896 và vào trường đại học bách khoa kỹ thuật, tôi lần đầu tiên mới ý thức rằng tôi không thích như thế nào cách nhồi nhét và học thuộc lòng, cách dạy của môn toán. Tôi tin rằng sở thích vật lý của tôi hình thành vào thời điểm này.”

Điều đó nói lên rằng khi có đủ tự do, bớt chịu áp lực hàng ngày của chế độ học nhồi nhét thuộc lòng, ông bắt đầu sáng tạo một cách ý thức. Chính trong thời gian tại Sở sáng chế ở Bern, không bị áp lực và sự lôi cuốn của bộ máy hàn lâm, ông mới có đủ sự yên tĩnh và bình tĩnh để phát triển, kiến tạo những ý tưởng mới của ông. Ông không bị nhiễu bởi vô số ý tưởng thường xuyên xâm chiếm của bộ máy hàn lâm có thể làm cho người ta chỉ “thấy cây mà chẳng thấy rừng”. Chúng ta nhớ lại những bộ óc toán học hạng nặng như Hilbert, Minkowski của đại học Göttingen đã theo dõi và nghiên cứu đề tài điện động lực học của các vật thể chuyển động một cách hệ thống chỉ vài năm trước Einstein nhưng không tìm thấy dấu vết của thuyết tương đối. Mặc dù thuyết tương đối hẹp đã “nằm trong không khí” nhưng chưa ai trong bộ máy hàn lâm phát hiện ra. Einstein không chỉ suy nghĩ một lúc về một, mà về ba đề tài lớn nhất của thời đại. Chỉ có thể được như thế khi một người có được sự độc lập cần thiết làm tiền đề, không phải bị bắt buộc chạy theo “thành tích chiều ngang” để giữ được cái ghế hay hy vọng được tiến thân. Ông nói: “Bởi vì nghề nghiệp hàn lâm đặt một người nghiên cứu trẻ vào một loại tình huống bắt buộc là phải sản xuất các bài nghiên cứu khoa học với số lượng gây ấn tượng - một sự cám dỗ dẫn đến sự hời hợt mà chỉ có những cá tính mạnh mới có khả năng cưỡng lại được.”



Mọi áp lực có tác dụng làm hại cho sự phát triển. “Trong thời học của tôi, ngay khi ngày thi được công bố, tôi bị dồn vào một áp lực đến nỗi tôi có cảm giác tôi không phải bước vào một kỳ thi mà bước lên một đoạn đầu đài.” Nhân danh thi cử, sinh viên bị bắt buộc phải học thuộc lòng quá nhiều thứ không cần thiết. “Trí óc của tôi sau những kỳ thi (cử nhân) hoàn toàn bị tắt nghẽn một thời gian cho hoạt động nghiên cứu và phân tích khoa học. Khả năng trí óc của tôi hoàn toàn bị cạn kiệt, bởi vì tôi phải học thuộc lòng những thông tin vô bổ.” Sau một năm ông mới bắt đầu lại công việc khoa học. Giáng sinh năm 1917 tờ Berliner Tageblatt đăng một bài báo của Einstein, tựa đề “Cơn ác mộng”. Thi cử đối với ông là ác mộng. Ông đã đề nghị xoá bỏ các kỳ thi tú tài, vì nó vô ích và có hại. Khi thầy cô đã biết học lực của một học sinh trong nhiều năm liền thì không cần thiết phải thi nữa, để khỏi gây sự sợ hãi trong học sinh và để học sinh khỏi phải học thuộc lòng một số lượng quá lớn những nội dung chỉ để trả bài.

Trong đời thường chúng ta cũng đã từng có những giây phút giống như thế: khi trở về với tự do, với chính mình, chúng ta mới thấy những ý tưởng sáng tạo được hình thành trong không gian rộng lớn và lắng đọng, mới thấy mình có những khao khát mà mình có lẽ chưa biết đến. Van Gogh là người mà hàng triệu người trên thế giới ngưỡng mộ các tác phẩm tranh ấn tượng của ông nhưng có lẽ ít ai biết rằng, ông trước nhất là một người thất bại, một ‘Versager’, năm năm sống lang bạt không một nơi cố định, không tiền để sống. Vào tháng 7 năm 1880, khi xuống đến tột cùng của nỗi thất vọng sau khi làm đủ nghề nhưng đều thất bại, không được xã hội chấp nhận, trong những giờ phản tỉnh khi trở lại với chính mình, ông mới sực tỉnh thấy mình là con người của hội hoạ. Ông liền cầm bút lên để vẽ, vẽ về cuộc đời, để thoả mãn một tình yêu mãnh liệt với cuộc đời trong trái tim ông. Ông hồi sinh như cây khô gặp nước. Cái gì làm cho ngục tù mà ông đang sống trong đó biến mất? Đó là “Mỗi một tình yêu sâu sắc và đích thực. Là người bạn, anh em và yêu mến – cái đó mở cửa ngục tù với sức mạnh vô biên, huyền bí. Ai không có điều đó, người đó vẫn ở trong cõi chết”. Ông vẽ một mạch tám năm liền cho đến khi ngã xuống một cách bi thảm.

Nếu Van Gogh là một nghệ sĩ vẽ cuộc đời bằng hình ảnh và màu sắc, vì một tình yêu sâu đậm đối với cuộc đời, thì Einstein là một nghệ sĩ vẽ vũ trụ bằng khái niệm, công thức, nguyên lý, vì một tình yêu sâu đậm đối với vũ trụ. Nếu đối với Van Gogh, ai không có tình yêu đích thực người đó như sống trong thế giới đã chết, thì đối với Einstein, ai không biết rằng cái đẹp nhất là cái bí ẩn nhất của tạo hóa, nếu ai “không còn khả năng ngạc nhiên, sửng sốt trước nó, người đó coi như đã chết, ánh mắt đã tắt lịm đi.” Cả hai người đều cần tự do như không gian rộng mở để mộng tưởng của nghệ thuật bay bổng. Không có tự do, tài năng họ sẽ tàn lụn. Cả hai đã vượt lên khỏi cuộc đời. Hai ông không còn biết sợ hãi trước bất cứ cái gì của cuộc đời, kể cả trước “cọp và tê giác”, như một chương trong Đạo Đức Kinh của Lão tử (Sự sống và Cái chết). Van Gogh tin vào câu nói “Ai muốn giữ cuộc đời mình, người đó sẽ đánh mất nó. Ai mất đời mình vì một cuộc đời cao hơn, người đó sẽ giữ được nó” và đã sống như thế: ông đánh mất cuộc đời của mình, để rồi được một cuộc đời cao cả hơn. Einstein cũng sống như thế, ông không bám víu vào một cuộc đời hàn lâm, dám chấp nhận cuộc sống bên lề, để rồi cuối cùng ông đạt đến một cuộc đời cao cả hơn.

Einstein là một con người tự do và tự lập. Mười lăm tuổi ông đã tự ý bỏ trường và bỏ nước ra đi trước sự thất kinh của bố mẹ. Mười sáu tuổi ông đã nghĩ mình sẽ là một nhà vật lý lý thuyết. Nhưng sau một thời gian vào đại học ông thấy mình không phải là sinh viên giỏi, có lúc nghĩ đến việc nối nghiệp bố đi xây dựnng các nhà máy điện. Ông đã từng đi thăm các nhà máy điện của bố xây ở Bắc Ý. Ông đã đăng ký học những môn phụ thống kê và quản trị kinh doanh để chuẩn bị có thể bước vào nghề kinh doanh. Chính những kiến thức về thống kê sau này đã được ông đem sử dụng vào việc giải thích các định luật chuyển động Brown và thuyết lượng tử năm 1905, thay vì vào việc kinh doanh. Ông cũng tính đến việc làm nhà giáo trung học sau khi tốt nghiệp, nghề ông ngưỡng mộ và thích thú, tấm bằng cử nhân sẽ cho phép ông làm nhà giáo để theo chân vị thầy khả kính Winteler ở Aarau. Ông đã đi kèm trẻ, dạy thêm. Rồi khi được tin Mileva mang thai ông chấp nhận từ bỏ các dự tính hàn lâm để đi tìm bất cứ một nghề gì dù có thấp hèn để cưới và lo cho nàng, ngược với ý muốn của cha mẹ. Thêm vào đó là sự trả lời của Drude, chủ biên tờ báo Niên Giám Vật lý của Đức, tờ báo mà không lâu sẽ công bố những bài nghiên cứu làm thay đổi thế giới của ông, về việc Einstein phê phán lý thuyết electron của ông làm Einstein thêm nản lòng, Drude trả lời một cách ‘độc tài’ hơn là khoa học. Từ đó Einstein mới có câu nói: “Sự ngạo mạn của quyền lực là kẻ thù lớn nhất của chân lý”.



Nhưng rồi tình yêu và sự đam mê khoa học, cùng với sự tự tin đã đưa Einstein vượt qua những khó khăn trước mắt đế tiếp tục đi lên trong sự nghiệp khoa học của mình. Bên cạnh Habicht và Solovine trong “Hàn lâm viện Olympia” ông còn gặp một người bạn quan trọng khác trong đời: Michele Besso. Chính Besso đã lưu ý Einstein về những tác phẩm của Mach, và giúp Einstein đào sâu thêm nhiệt động học. Cũng chính Besso đã lưu ý Einstein về “chuyển động Brown” đã được quan sát từ trước mà Einstein đang nghiên cứu các định luật của nó. Besso và những người bạn khác của Einstein đều là những chiến sĩ “nghiệp dư” trong vật lý, nhưng vì thế mà thoát khỏi ảnh hưởng của bộ máy hàn lâm để vươn lên những ý tưởng hoàn toàn mới.

Vì sao Einstein rút ra được những kết luận mà các bậc thầy như Lorentz, Planck không đạt tới được? Vì ông nhìn những kết quả của Lorentz, Planck không phải với con mắt của người trong một trường phái tư duy hàn lâm truyền thống, mà bằng con mắt của người ngoài cuộc. Sự tự học có tính cách tổng hợp có một không hai như là một cuộc ‘phiêu lưu’ trí tuệ đã giúp cho Einstein có khả năng nhìn các kết quả của các bậc thầy dưới một ánh sáng hoàn toàn khác.

Ông yêu, rồi sợ “ngộp thở” trong tình yêu. Ông thương cha mẹ nhưng rồi sợ phải đi theo dấu chân của cha mẹ. Ông sử dụng thực chứng luận để khám phá trong thuyết tương đối hẹp, nhưng rồi là người giải phóng khoa học và triết học khỏi ảnh hưởng cố hữu trăm năm của nó. Ông đọc tác phẩm của nhiều bậc thầy, bước vào các thế giới của họ nhưng không bao giờ dừng lại ở đâu cả. Ông là lữ hành đi mãi, một loại “sói đồng hoang”, chiêm ngưỡng, chia sẻ, tham gia vào các thế giới khác nhau, nhìn thấy chúng như những lăng kính sặc sỡ dưới những góc cạnh khác nhau, nhưng không bao giờ thuộc về thế giới nào, mà vượt ra khỏi chúng để thấy những cái mà người trong những thế giới kia không thấy. Đó là tính cách của Einstein. Những khám phá của ông năm 1905 là những khám phá nằm ở ranh giới của các ngành khoa học khác nhau: Chuyển động Brown giữa Cơ học và Nhiệt động học, Lượng tử quang học giữa Nhiệt động học và Điện động học, Thuyết tương đối giữa Cơ học và Điện động học.

Ông không khép mình vào bộ máy hay một thế giới cố định nào. Wilhelm Ostwald sau khi đúc kết những nghiên cứu của mình về lịch sử các thiên tài khoa học đã đi đến kết luận: “Những người khám phá của tương lai đều là các học sinh tồi hầu như không ngoại lệ! Chính những con người trẻ có năng khiếu nhất chống đối lại hình thức phát triển tinh thần mà nhà trường áp đặt lên chúng! Trường học vẫn lại luôn tỏ ra là một kẻ thù dai dẳng và khắc nghiệt của tài năng thiên phú!” Con người khoa học không chỉ sống bằng sự kiện, kiến thức, con số hay lô gích, còng lưng học thuộc lòng -những thứ đó cộng lại mãi cũng không bao giờ đưa con người lên đỉnh cao của khoa học, đến các vùng xa xôi của vũ trụ, hay sâu thẳm của vật chất - mà con người còn sống bằng óc tưởng tượng, “phantasie”, những ý tưởng sáng tạo táo bạo. Đằng sau mớ công thức hỗn độn mới chính là những ý tưởng khai sinh chúng ra. Ông nhìn lại: “Nếu suy nghĩ lại về tôi và về cách tư duy của mình, tôi gần như đi đến kết luận rằng khả năng tưởng tượng đối với tôi quan trọng hơn năng khiếu của tôi trong việc tiếp thu kiến thức tuyệt đối”. Óc tưởng tượng là đôi cánh của trực giác dẫn đường của ông, và trực giác như một ngọn đèn dẫn lối cho ông đi trong cuộc khám phá.

Einstein vốn sống cô đơn. Bất cứ ở nơi nào, Thụy Sĩ, Prag, Berlin hay Princeton ông đều có cảm giác là người xa lạ và ngoài cuộc. Cô đơn là quy luật khắc nghiệt dành cho những nhà khoa học hay hoạt động trí óc đam mê. Không có cô đơn hầu như không có khoa học. “Đó thuộc về những định luật mà hầu như tất cả những người bề tôi của vị thần khắc nghiệt là Khoa học phải tuân theo, rằng cuộc đời họ kết thúc trong sự đau buồn, càng đau buồn khi họ càng hết lòng với nhiệm vụ của họ.” Freud nói: “Khoa học chính là sự khước từ trọn vẹn nhất của nguyên lý ham muốn (Lustprinzip) có thể có được cho hoạt động tâm lý chúng ta.” Ngoài cái cô đơn do khoa học Einstein còn nỗi cô đơn riêng của một người không lúc nào thuộc hẳn vào thế giới này. Năm hai mươi hai tuổi ông đã có cảm giác luôn có một bức tường ngăn cách giữa ông và thế giới của những người khác. Einstein nói “Tôi ngược lại càng luôn có khuynh hướng cô đơn, một nét càng tăng lên với tuổi càng cao. Thật là lạ khi người ta nổi tiếng rộng rãi như thế mà lại cô đơn. Nhưng sự thật là loại nổi tiếng này, như nó đã được sắp đặt ở tôi, đẩy đương sự vào thế phòng thủ để rồi dẫn đến sự cô lập.” Ông quan sát đời như một khúc phim đi qua trước mặt: “Quả là khó hiểu cái gì đã thúc đẩy con người khiến cho người đó xem công việc quan trọng kinh khủng như thế? Cho ai? Cho người đó?- Người ta sắp ra đi kia mà. Cho cộng đồng? Cho hậu thế? Không, đó vẫn là điều khó hiểu.” Cuối đời ông phải chứng kiến nhiều người thân của ông lần lượt ra đi: Năm 1936 Grossmann mất, người đã giúp đưa Einstein vào Sở Sáng chế và đến với hình học Riemann; Elsa, người vợ thứ hai mất, năm 1948 người vợ thứ nhất Mileva mất, 1951 em gái Maja mất, tháng 3.1955 Besso mất, người bạn đã giúp Einstein tinh luyện các ý tưởng mình cho thuyết tương đối hẹp; Paul Ehrenfest, bên cạnh Maja có lẽ là người thân nhất của ông, đã tự kết liễu cuộc đời vào năm 1933.

Nếu Einstein trong đời không bám víu vào một bến đỗ nào, cho dù đó là quê hương, quốc gia, bạn bè hay gia đình, ông luôn luôn là một “người lữ hành cô độc”, ông chẳng thuộc vào đâu với tất cả trái tim, luôn luôn có một cảm giác không bao giờ dứt của sự xa lạ và cô đơn, thì trong tư duy khoa học cũng thế, ông cũng không bám víu vào một phương pháp khoa học hay một triết lý nào, ông vẫn là người “lữ hành cô đơn” không bến đỗ trên đường đi tìm chân lý của mình, cho dù con đường ông đi sẽ đưa ông về một chân trời vô định và chỉ còn một mình ông trên đó. Ông là người khai phá, người của tiền tuyến, không bao giờ biết bám víu vào miếng đất mình đã chinh phục, khai phá, và tiếp tục đi tìm những vùng đất hoang mới, với trái tim luôn rộng mở, bỏ lại phía sau tất cả quãng đường mình đã đi cho dù nó đã được trải bằng hoa vinh quang. Ông cũng không xây dựng một “trường phái” nào, không muốn áp đặt tư duy cho ai. Ông nói với tư cách là người thầy với trái tim rộng mở : “Tôi không bao giờ dạy học sinh; tôi chỉ cố gắng tạo ra những điều kiện để chúng có thể học.” Oppenheimer viết năm 1965 lúc kỷ niệm 10 năm ngày mất của Einstein: “Ông dĩ nhiên có nhiều khủng khiếp những môn đệ, theo nghĩa những người, qua việc đọc các tác phẩm của ông hay nghe ông dạy, đã học hỏi từ ông và có một cái nhìn mới về vật lý, về triết lý của vật lý, của bản thể của thế giới chúng ta sống trong đó. Nhưng ông không có, theo thuật ngữ kỹ thuật, một trường phái nào cả.” Khi mất, Einstein để lại di chúc yêu cầu đem tro của mình rải vào không gian ở nơi không ai biết. Ông trở về vũ trụ mà ông hằng chiêm ngưỡng, ông không muốn thấy có những chuyến “hành hương” của hậu thế, hoặc không muốn gây sự ‘quan tâm’ cho những kẻ có thể vẫn còn thù hằn ông mặc dù không hiểu ông như đã từng xảy ra lúc đương thời. “Cái đắng và cái ngọt đến từ bên ngoài, cái vất vả đến từ bên trong, từ sự phấn đấu của chính mình. Tôi làm việc chủ yếu do bản tính tự nhiên của tôi thúc đẩy. Xấu hổ vì qua đó đã nhận được quá nhiều sự kính trọng và yêu thương. Cũng có những mũi tên của sự thù địch bắn về tôi; nhưng chúng không bao giờ trúng đích, bởi có thể nói chúng thuộc về một thế giới khác mà tôi không ở trong đó. Tôi sống trong sự cô đơn, sự cô đơn mà trong thời trẻ là đau khổ, nhưng trong những năm của sự chín mùi lại ngọt ngào.” Không phải nỗi cô đơn chỉ luôn luôn “ngọt ngào” như ông nói, mà có những lúc nó như một lời than trách ở tuổi bảy mươi: “Tôi hầu như chưa bao giời cảm thấy xa lạ với con người như hiện tại, hay đó là một ảo giác của sự lãng quên?”

Einstein là người đã sống trọn vẹn theo phương châm và lý tưởng của Immanuel Kant: “Bầu trời đầy sao trên tôi và quy luật đạo đức trong tôi” , đúng theo ý tưởng triết học và đạo đức của Kant để lại mà ông đã hằng có ấn tượng: “Cái (thế giới) thực không phải để tặng cho ta, mà được đặt ra như một điều bí ẩn cho ta giải” (Das Wirkliche ist uns nicht gegeben, sondern aufgegeben). Có lẽ những lời sau đây của Schleiermacher, nhà thần học tin lành của Phổ thế kỷ 19, tưởng nhớ đến Spinoza, cũng có thể dùng để tưởng nhớ Einstein: “Linh hồn vũ trụ chiếm ngự ông, cái Vô hạn là sự khởi đầu và kết thúc của ông, Vũ trụ là tình yêu duy nhất và vĩnh cửu của ông. Trong sự hồn nhiên thánh thiện và sự khiêm nhường sâu sắc, ông nhìn thấy chính mình trong thế giới vĩnh hằng, và biết rằng mình là hình ảnh trung thực thân yêu nhất của nó đến dường nào. Ông là con người đầy tín ngưỡng, và tràn đầy Linh hồn vũ trụ. Ông đứng đó, một mình và vượt lên tất cả, và không có gì sánh được, một bậc thầy của nghệ thuật, nhưng cao cả vượt lên khỏi đám đông trần tục, một ánh lửa dẫn đường có một không hai mãi mãi chiếu sáng.”

Đó là Einstein - nhà vật lý trên ngọn hải đăng. Hiểu được một phần cái huyền bí của vũ trụ mà Einstein đã khám phá, hiểu được cái vĩ đại, rộng lớn và cao cả của ông, đó là một niềm hạnh phúc lớn - và cũng để hiểu được một phần của chính mình và của những gì đang diễn ra xung quanh.

 Chưa kết thúc được quyển sách này nếu không đặt được hai câu hỏi thời sự cho thế giới hôm nay: thứ nhất, với xã hội hôm nay, liệu có thể có một Einstein thứ hai khi mà nền giáo dục khắp nơi càng ngày càng chất thêm những gánh nặng cho học sinh, sinh viên, biến thanh thiếu niên thành những chú ‘ngựa thồ’ cho nền kinh tế ngày càng cạnh tranh quyết liệt, khi thước đo của xã hội ngày càng dựa trên tiền, bằng cấp, tên tuổi của đại học, khi áp lực công bố báo cáo lên nhà nghiên cứu ngày càng nặng thêm chứ không nhẹ bớt đi, khi “publish or perish” (công bố hay tiêu vong)? Thứ hai, nếu có, các quốc gia sẽ hành xử thế nào với một Einstein mới? Einstein đương thời không phải là con người ‘dễ chịu’, ngoan ngoãn, như chúng ta đã biết. Liệu ông có được để yên đi theo con đường của ông, được tự do để tư duy, bày tỏ suy nghĩ, tín điều, kể cả tín điều chính trị và những suy nghĩ xã hội, giáo dục, tư tưởng mà không phải sợ phải bị theo dõi, chụp mũ, phân biệt đối xử, trù dập hay bị trục xuất ra khỏi nước? Ở mức độ nào “ Những kinh nghiệm xấu luôn lập lại một cách mới” như ông nói? Ở mức độ nào con người học được từ quá khứ: “Nhưng rồi tôi biết con người chung quy thay đổi ít, cho dù cái mốt mà họ chạy theo làm cho họ xuất hiện vào những thời khác nhau như thể khác nhau, và cho dù khi những xu thế thời đại như xu thế hiện nay có mang đến cho họ vô số đau khổ. Chẳng có cái gì còn lại hơn là một trang giấy nghèo nàn trong các sách sử, trong đó những sự ngu dại của cha ông sẽ được phơi bày cô đọng lại trước mắt cho tuổi trẻ của các thế hệ sau”? Hy vọng thế kỷ 21 sẽ ra khỏi đêm dài của những thế kỷ trước. Nhưng ai biết đâu được. Thế kỷ 20 cũng tưởng đã chia tay với những thế kỷ trước, nhưng đã trở thành thế kỷ khủng khiếp nhất của nhân loại. Năm 2005 được công nhận là năm Einstein hay năm vật lý hàm chứa ý nghĩ chúng ta phải nhìn lại mình qua tấm gương của Einstein và học hỏi ở con người đặc biệt này. Cuộc đời của Einstein hơn là một tấm gương, có lẽ là một sự khải thị, ‘Offenbarung’ hay “revelation”, và một ‘tin lành’ cho nhân loại. Kỷ niệm Einstein là để nhớ và suy ngẫm lại tin lành ấy.

Một hoạ sĩ Đức bang Bayern đã từng vẽ Einstein năm 1927 cho phòng triển lãm mỹ thuật của thành phố Nürnberg, năm 1938 phải bỏ xứ chạy trốn mật vụ Đức Gestapo, một lần hỏi một cụ già vì sao ông ngưỡng mộ Einstein khi mà ông không hiểu gì về lý thuyết của Einstein. Ông nhận được câu trả lời thành khẩn như sau: “Ông biết không, khi nghĩ đến giáo sư Einstein, tôi luôn cảm thấy tôi không còn hoàn toàn một mình nữa!” Năm nay hàng triệu triệu con người trên quả đất khi tưởng nhớ đến Einstein chắc chắn cũng không cảm thấy mình lẻ loi, cho dù sự tồn tại của họ như thế nào, nó có được một phần như Einstein đã sống hay không. Einstein vừa là ngọn hải đăng luôn rọi sáng chúng ta vừa là một người đồng hành của chúng ta, một ‘đồng minh’, như giáo sư Jürgen Renn, Viện trưởng Viện Max Planck Lịch sử Khoa học Berlin, người chủ trì chương trình tưởng niệm lớn Einstein tại Đức đã nói. Ông viết” Chính hôm nay chúng ta cần sự tưởng niệm Einstein như một nhà khoa học dấn thân, luôn đồng cảm, để định hướng cho chúng ta, khi ta gặp những vấn đề thời sự của khoa học, chẳng hạn trách nhiệm của khoa học cho một trật tự thế giới hoà bình, hay sự khắc phục những ranh giới của sự yếu hèn, hoặc sự mở rộng khoa học với yêu cầu đem kiến thức của nó đến với mọi người”.

Vâng chúng ta cần Einstein vừa là một ngọn hải đăng vừa là một bạn đồng minh, một người đồng hành.

---------
* Rút từ Chương 10 “Einstein- Con người giải phóng (2)” trong tác phẩm “Einstein”, Nguyễn Xuân Xanh, nxb Tổng Hợp Tp HCM, in lần thứ 9, 2011.


Nguồn :  www.phusa.info/TuTuong/113.htm


*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran