Hùng Lân
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hùng Lân | |
---|---|
Thông tin nghệ sĩ | |
Tên khai sinh | Hoàng Văn Cường |
Sinh | 23 tháng 6, 1922 Hà Nội |
Mất | 17 tháng 9, 1986 (64 tuổi) TP.HCM |
Nghề nghiệp | Giáo viên |
Thể loại | Nhạc tiền chiến |
Ca khúc tiêu biểu | Hè về, Khỏe vì nước, Việt Nam minh châu trời đông |
Mục lục
Thân thế
Hùng Lân tên thật là Hoàng Văn Cường, nhưng do nhầm lẫn, giấy khai sinh ghi là Hoàng Văn Hường, sau lại đổi là Hoàng Văn Hương. Ông sinh ngày 23 tháng 6 năm 1922 tại phố Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội, trong một gia đình Công giáo. Ông là người con thứ 4 trong gia đình có 11 anh chị em. Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Nhạ, người Phủ Lý, Hà Nam. Cha ông vốn là người họ Nguyễn, tên thật là Nguyễn Văn Thiện, người làng Hương Điền (?), tỉnh Sa Đéc. Vốn ông nội của ông là Nguyễn Minh Châu từ Sa Đéc ra Hà Nội làm việc, mang theo ông Thiện. Sau khi ông Châu trở về Sa Đéc thì gửi lại ông Thiện cho một người bạn ở Sơn Tây là Hoàng Xuân Khoát. Về sau, ông Thiện được ông Khoát nhận làm con và cho đổi sang họ Hoàng. Từ đó, ông Thiện và các con sau này đều mang họ Hoàng.[1]Thời niên thiếu
Xuất thân trong gia đình Công giáo, vì vậy từ nhỏ ông đã chịu phép Thanh Tẩy và mang tên thánh Phêrô. Năm 1928, ông theo học tại trường tiểu học Gendreau.[2] Ngay từ năm 8 tuổi, ông đã bắt đầu học nhạc với linh mục người Pháp P. Depautis (còn gọi là Cố Hương) và được tuyển vào ban hợp xướng Nhà thờ Lớn Hà Nội. Năm 1931, ông theo học bậc trung học tại trường dòng Lasan Puginier (còn gọi là trường Các sư huynh Dòng Thiện Giáo - Frères des Ecoles Chrétiennes de La Salle). Năm 1934, ông học nhạc dưới sự hướng dẫn của linh mục J. Bouis tại Tiểu chủng viện Thánh Phêrô Hoàng Nguyên ở Phú Xuyên, Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), rồi sau đó là Đại chủng viện Xuân Bích (Saint Sulpice) ở Hà Nội.Bắt đầu sự nghiệp âm nhạc
Ngay từ khi còn học nhạc ở Đại chủng viện Xuân Bích, ông và nhóm sinh viên Đại chủng viện Xuân Bích Hà Nội đã nghĩ đến việc sáng tác những bài thánh ca Việt Nam theo thể loại mới. Từ đó, vào tháng 7 năm 1945, Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh được thành lập, do ông làm Đoàn trưởng. Trong suốt thời gian 30 năm, Nhạc đoàn đã có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam, trong đó Hùng Lân cũng có phần không nhỏ. Thời gian này, ông bắt đầu dùng bút danh Nam Hoa, Lâm Thanh để sáng tác nhạc. Năm 1943, ông sáng tác nhạc phẩm Rạng đông, được giải thưởng của Hội Khuyến học Hà Nội. Năm 1944, ông sáng tác bài hát Việt Nam minh châu trời đông, được giải nhất kỳ thi Âm nhạc Toàn quốc trong năm đó. Tác phẩm này sau được Đảng Đại Việt dùng làm đảng ca.Liên tiếp trong hai năm 1945 - 1946, mẹ rồi đến cha của Hùng Lân qua đời. Ông phải bỏ học để có điều kiện lo lắng cho gia đình vì các em còn nhỏ. Năm 1945, ông nhận dạy học ở trường Kẻ Giảng (nay thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam), cách Phủ Lý chừng 5, 6 cây số. Trong nhà thờ Kẻ Sở của vùng này, bấy giờ có một cây quản cầm (harmonium) rất tốt và ông thường dùng để sáng tác nhiều bài hát và về sau trở nên nổi tiếng. Cũng trong thời gian này, bút hiệu Hùng Lân ra đời, được ghép từ hai tên của người em thứ năm và thứ tám của ông. Sau đó, ông nhận làm giáo sư dạy âm nhạc tại trường Trung học Nguyễn Trãi Hà Nội.
Năm 1946, ông đã viết một bài hát hưởng ứng với tên gọi Khỏe vì Nước. Bài hát nhanh chóng được phổ biến và trở thành bài hát chính cho phong trào thể dục thể thao. Ngày 26 tháng 5 năm 1946, nhân ngày hội khỏe đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thanh niên và Tự vệ Thủ đô Hà Nội đã trình diễn bài thể dục đồng diễn trên nền bài Khỏe vì Nước. Từ đó, cái tên Hùng Lân trở nên nổi tiếng.
Khi cuộc Kháng chiến chống Pháp bùng nổ ở Hà Nội, ông cũng theo kháng chiến một thời gian. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh gia đình, ông đành rời chiến khu trở về Hà Nội tiếp tục dạy học. Năm 1948, ông dạy âm nhạc ở trường Chu Văn An, Hà Nội. Năm 1949, ông cho xuất bản sách dạy âm nhạc khai tâm và sơ đẳng gồm 2 tập, mang tên Cây Đàn Sống được Nhà xuất bản Thế giới Hà Nội ấn hành. Sau đó, ông tiếp tục cho ra đời các bộ sách Giáo khoa Âm nhạc cho lớp Đệ thất, Đệ lục, Đệ ngũ, Đệ tứ.[3] Có thể nói ông là người đầu tiên soạn sách giáo khoa dạy âm nhạc trong nhà trường phổ thông.
Hoạt động âm nhạc tại miền Nam
Sau Hiệp định Genève 1954, Hùng Lân di cư vào Nam làm giáo sư âm nhạc của trường Ca vũ nhạc Phổ thông Sài Gòn và cũng là trưởng ban Phát thanh Nha Tổng Giám đốc Thanh niên và Thể thao Sài Gòn. Từ năm 1957, ông là giáo sư dạy môn Ký xướng âm của Trường Quốc gia Âm nhạc Kịch nghệ Sài Gòn. Cùng thời gian đó, ông ghi tên học và tốt nghiệp bằng Cử nhân Văn chương Pháp tại Đại học Văn khoa Sài Gòn năm 1963.Cùng năm đó, ông về làm việc tại Trung tâm Học liệu, Bộ Quốc gia Giáo dục. Năm 1965, ông được bổ nhiệm chức Chủ sự Phòng Phát thanh Học đường, Trung tâm Học liệu, Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn. Năm 1967-1968, ông được cử đi tu nghiệp một khóa ngắn hạn tại Hoa Kỳ về ngành giáo dục và truyền thông tại Đại học Syracuse, tiểu bang New York (Hoa Kỳ). Sau khi trở về Việt Nam, ông đã xây dựng chương trình Đố vui để học do Trung tâm Học liệu phát hình lần đầu vào năm 1969 trên Đài Truyền hình Việt Nam.
Từ năm 1971 cho đến năm 1975, ông về Trường Sư phạm thuộc Đại học Đà Lạt dạy môn Sư phạm Âm nhạc.
Sự nghiệp cuối đời
Sau 1975, ông trở về tư gia tại đường Nguyễn Văn Thủ, Thành phố Hồ Chí Minh. Do có thời gian tham gia kháng chiến nhưng lại trở về, ông thường xuyên gặp phải sự nghi kỵ của nhiều quan chức trong chính quyền mới. Bài hát Khỏe vì Nước của ông một thời gian bị cấm vì là bài hát của "tên phản bội". Tuy nhiên, do uy tín quá lớn của ông và sự can thiệp của nhiều học trò cũ của ông, nên ông không bị làm khó dễ. Ông tiếp tục việc dạy nhạc và nghiên cứu âm nhạc tại tư gia cho đến tận khi qua đời ngày 17 tháng 9 năm 1986.Âm nhạc
Những sáng tác của Hùng Lân thường là các bản nhạc vui trẻ, như Hè về, Xóm nghèo... Ông rất ít viết các bản tình cảm ủy mị, nhưng cũng để lại một vài bài như Hận Trương Chi, Sầu lữ thứ...Theo nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc phẩm của Hùng Lân có thể tạm chia ra ba loại:
- Loại tình cảm cá nhân như Sầu lữ thứ, Hận Trương Chi... Bài thứ hai không đặc sắc lắm vì đáng lẽ phải tả tình (anh Trương Chi hay cô Mỵ Nương) thì Hùng Lân chỉ tả cảnh.
- Loại tình cảm thiên nhiên như Vườn xuân, Trăng lên, Một mùa xuân huyền ảo... Tác giả là nhà mô phạm nên ca khúc không đủ lãng mạn tính của thời đại nên không quyến rũ người nghe.
- Loại kêu gọi thanh niên như Rạng đông, Tiếng gọi lên đường, Hè về, Khoẻ vì nước, Mùa hợp tấu, Việt Nam minh châu trời đông... Về sau, những bài này được in ra trong hai nhạc tập mang tên Đời trai và Học sinh, dành riêng cho thanh, thiếu niên và nhi đồng, khi ông làm việc cho Trung tâm Học liệu của Bộ Quốc gia Giáo dục. Đây là loại ca khúc thành công nhất của Hùng Lân.
Về thánh ca, ngoài tác phẩm "Ca vang lời Chúa 1, 2 và 3", nhạc sĩ Hùng Lân còn 80 bài Thánh Vịnh ứng tác. Ông cũng là người khởi xướng và phát huy phong trào dùng tiếng Việt trong thánh ca. Ông chính là người viết lời Việt cho bài Silent Night nổi tiếng với tên Đêm thánh vô cùng. Năm 1945, Hùng Lân người sáng lập Ca đoàn Lê Bảo Tịnh tại Hà Nam.
Ông cũng viết khá nhiều nhạc cho nhi đồng, nổi tiếng là những bài Em yêu ai, Thằng Tí sún, Con cò, Ông trăng thu... Tập nhạc Vui ca lên là nhạc Hùng Lân biên soạn cho thiếu nhi. Nhạc sĩ Hùng Lân cũng đã phụ trách chương trình Phát thanh Học đường cho trẻ em, thiếu niên ở đài phát thanh Sài Gòn VTVN.
Nhạc sĩ Hùng Lân cũng là người nghiên cứu, viết nhiều cuốn sách về âm nhạc. Có thể nói ông là người đầu tiên soạn sách giáo khoa dạy âm nhạc trong nhà trường phổ thông. Theo một bài báo trên của tờ Thanh Niên: "Một trong những người tham khảo tài liệu nhiều nhất để soạn nhạc lý là nhạc sĩ Hùng Lân để nghiên cứu đề xuất một phương pháp mới dạy nhạc cho thanh niên vào năm 1979".
Tác phẩm
Sách
- 1970: Tìm hiểu dân nhạc Việt Nam
- 1971: Nhạc ngữ Việt Nam
- 1972: Tìm hiểu dân ca Việt Nam (giải nhất Biên khảo Nghệ thuật)
- 1973: Vui Ca Lên 1 và 2
- 1975-1986: Nhạc lý tân biên (Di cảo)
- 1952: Giáo khoa âm nhạc (giải thưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa)
- 1960: Nhạc lý toàn thư
- 1964: Hỏi và đáp nhạc lý, nhạc hòa âm và nhạc đơn điệu
- 1974: Thuật sáng tác ca khúc, Sư phạm âm nhạc thực hành
Ca khúc
- Cô gái Việt
- Em yêu ai
- Hận Trương Chi
- Hè về
- Khỏe vì nước
- Lên núi Sion
- Lính mới tò te
- Một mùa xuân huyền ảo
- Mùa hợp tấu
- Rạng đông
- Sầu lữ thứ
- Thằng "Tí Sún"
- Tiếng gọi lên đường
- Trăng lên
- Việt Nam minh châu trời đông
- Vườn xuân
- Xóm nghèo
Thánh ca
- Cao vời khôn ví
- Đồng cỏ tươi
- Một giọt sương
Vinh danh
Ngày 16 tháng 09 năm 2012, tại Nhà thờ Thánh Phanxicô Đa Kao (50 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đakao, Quận 1, Sài gòn) đã diễn ra Thánh lễ tưởng niệm cố Nhạc sĩ Hùng Lân và chương trình "Sáu Mươi Năm Ngợi Ca Thiên Chúa" của người nhạc sĩ Công giáo tài hoa này.[4] [5] [6]Chú thích
- ^ Tập san "Thánh Nhạc Ngày Nay", số ra ngày 15 tháng 12 năm 2005, các trang 29, 30, 31, 32.
- ^ Nay là trường Hoàn Kiếm, phố Nhà Chung, sát cạnh Nhà thờ Lớn Hà Nội.
- ^ tương đương các lớp phổ thông cấp II ngày nay.
- ^ Báo Công giáo & dân Tộc số 1876 ngày 21 tháng 09 năm 2012, trang 35, lời tựa: Lễ tưởng niệm 26 năm ngày mất nhạc sĩ Hùng Lân
- ^ Báo Công giáo & dân Tộc số 1876 ngày 21 tháng 09 năm 2012, trang 35, lời tựa: Nhạc sĩ Hùng Lân, âm thầm mà đọng lại
- ^ Báo Công giáo & dân Tộc số 1876 ngày 21 tháng 09 năm 2012, trang 05, lời tựa: Thầm ngưỡng mộ người tài hoa
Liên kết ngoài
- Bài viết về nhạc sĩ Hùng Lân trên Giai Điệu Xanh
- Bài viết về Hùng Lân của Phạm Duy
HÈ VỀ (Sáng tác 1945)
Trời hồng hồng. Sáng trong trong. Ngàn phượng rung nắng ngoài song.
Cành mềm mềm. Gió ru êm. Lọc màu mây bích ngọc qua màu duyên.
Đàn nhịp nhàng. Hát vang vang. Nhạc hòa thơ đón hè sang.
Hè về trong khóm trúc mềm đầu bờ.
Hè về trong tiếng sáo dìu dật dờ.
Hè về gieo ánh tơ...
Bâng khuâng nghe nắng đùa mây thắm, đàn chim cánh đo trời.
Phân vân đôi mái chèo lữ thứ, thuyền ai biếng trôi.
Xa xa lớp lúa dồn cao sóng vàng leo dốc chân đồi.
Thanh thanh hương sen nồng ướp gió trăng khi chiều rơi.
Hè về! Hè về! Nắng tung nguồn sống khắp nơi.
Hè về! Hè về! Tiếng ca nhịp phách lên khơi.
Đầu ghềnh suối mát. Reo vui gièo giạt..
Ngợp trời gió mát. Ven mây phiêu bạt.
Hồn say ý chơi vơi. Ngày xanh thắm nét cười. Lòng tha thiết yêu đời.
Đây suối trăng rừng thơ! Đây gió nhung thuyền mơ.
Đây phím ngọc đường tơ! Đây từ nhạc ngàn xưa.!
Hè về! Non nước yêu yêu. Hè về nắng thông reo.
✎ Blog: http://giaosunhacsihunglan.blogspot.com
RẠNG ĐÔNG
Sáng tác 1943
(Giải Nhì kỳ thi âm nhạc toàn quốc do Hội Khuyến Nhạc tổ chức năm 1944)
Anh nghe chăng cung kèn rạng đông. Đang uy linh lừng vang trên không.
Đang thiết tha hùng hồn. Khơi chí gan Lạc Hồng. Cháy lên nhuộm vào ánh hồng?
Anh nghe chăng cung kèn rạng đông. Đang uy linh lừng vang trên không.
Đang thiết tha hùng hồn. Khơi chí gan Lạc Hồng. Cháy lên nhuộm thêm ánh hồng?
1. Đi! Đi đi thôi! Tiến cho đến nơi sáng ngời.
Quyết sống những phút tung hoành dọc ngang thật vẻ vang.
Mang thân nam nhi hãy đem chí thi với đời.
Đường hoàng lẫm liệt, dù sao cũng cứ hiên ngang.
2. Đi! Anh em ơi! Nước non nhắn bao tiếng mời.
Nắng mới phấn chí, chim đàn cùng ca nhịp bước ta.
Ra tay tu mi nước non chấn động tới trời.
Bụi đường ghi tạc vệt chân tráng sĩ đi qua.
ĐK: Thanh niên Việt Nam, sao mai trời Nam.
Đường gai bon gót, bạo mà đi, ta cứ bạo mà đi!
Tương lai chờ ta. Vinh quang đợi ta.
Dầm sương dãi nắng không khi nào nhụt chí nam nhi.
✎ Blog: http://giaosunhacsihunglan.blogspot.com
VIỆT NAM MINH CHÂU TRỜI ĐÔNG Sáng tác 1943
(Giải Nhất kỳ thi âm nhạc toàn quốc do Hội Khuyến Nhạc tổ chức năm 1944)
Việt Nam! Minh Châu Trời Đông!
Việt Nam! Nước thiêng Tiên Rồng!
Non sông như gấm hoa uy linh một phương.
Xây vinh quang ngất cao bên Thái Bình Dương.
Từ ngàn xưa tài danh lừng lẫy khắp nơi.
Tiếng anh hùng tạc ghi núi sông muôn đời.
Máu ai còn vương cỏ hoa. Giục đem tấm thân sẻ với sơn hà.
Chung tâm cương quyết ta ôn lời thề ước.
Hy sinh tâm huyết mong báo đền ơn nước.
Dù thân này tan tành chốn sa trường cũng cam.
Thề trọn niềm trung thành với sơn hà nước Nam.
✎ Blog: http://giaosunhacsihunglan.blogspot.com
CÔ GÁI VIỆT
(Sáng tác năm 1956 trong phim Cô Gái Việt)
Lời sông núi bừng vang bốn phương trời.
Giục chúng ta đường phụng sự quyết tiến.
Triệu Trưng xưa đẹp gương sáng muôn đời.
Giòng máu thiêng còn đượm nồng vạn trái tim.
Dẫu không cùng tài trai vui tranh đấu.
Gánh sơn hà còn trọng hơn xương máu.
Dù thành thị hay thôn trang ai ơi !
Lòng hẹn lòng bạn gái ta xây đời !
Chị em ơi! Quê nước chờ mong.
Ta sớm lập công. Tô thắm giang sơn Việt Nam.
Ngoài những phút quán xuyến tề gia.
Hãy hướng lòng ta đến những ai đang cơ hàn.
Kìa cô nhi không chút tình thân.
Đây lớp tàn nhân. Năm tháng đau thương thầm trôi.
Cùng cương quyết góp sức đồng tâm.
Muôn dân vui một đời vàng sáng tươi.
✎ Blog: http://giaosunhacsihunglan.blogspot.com
KHỎE VÌ NƯỚC (Sáng tác 1945)
ĐK: Khỏe vì nước kiến thiết quốc gia. Đoàn thanh niên ta góp tài ba.
Tạo nguồn dân sinh mới. Hùng mạnh trong năm giới.
Hợp lực xây hưng thịnh chung nước Nam.
Khỏe vì nước, chí khí cương kiên. Giống Lạc Hồng uy hùng vô biên.
Trong khó nguy, can trường. Sinh thác, ta coi thường.
Việt Nam thanh niên anh dũng muôn năm.
Thanh niên ơi hồn thiêng núi sông đợi chờ.
Nơi tay ta toàn dân ngóng trông từng giờ.
Mang máu anh hùng, ta đừng làm nhơ máu anh hùng.
Trai đất Việt phải nêu đèn sáng Thế giới ngắm chung.
Dân sinh yếu nhược lôi theo mối nhục vong quốc.
Dân sinh dũng cường đưa ta tới đài vinh quốc.
Mau gây lấy phong trào khỏe khắp nơi xa gần.
Cho dân khí phương cường và hưng phấn.
Nghìn đời không mờ ánh duy tân. Khoẻ vì nước . . .
TUỔI THƠ
Trời xanh xanh mát
Hương thơm thơm ngát
Cùng nhau ta múa điệu ca
Cùng nhau ta hát đời ta
Nhụy hoa thanh khiết
Men hoa ngây ngất
Hát cho tâm hồn được khuây
Cũng như cảnh đẹp được bay
Sớm bắt bướm hái hoa kêu la nô đùa
Chiều lại ra dạo chơi vườn hoa
Tối quyến luyến má ba vui ca bên đèn
Bảy giờ đêm nằm ngủ mơ thấy tiên
Cười vui ca hát
Tươi thắm đôi môi ướt
Bàn tay năm ngón cùng xinh
Màu da trong trắng mượt tinh
Chìm trong đôi mắt bao ướt mơ trong vắt
Sướng thay cho đời trẻ thơ
Mỗi trang là bài thơ
Sớm bắt bướm hái hoa kêu la nô đùa
Chiều lại ra dạo chơi vườn hoa
Tối quyến luyến má ba vui ca bên đèn
Bảy giờ đêm nằm ngủ mơ thấy tiên
Trẻ con theo ánh ưa trái cây ưa bánh
Hàm răng hay sún vì chua
Mà ai cho bánh thì ưa
Dầm mưa dang nắng
Chơi cát dơ mẹ mắng
Sống vui trong bầu trời thơ
Sướng thay cho đời trẻ thơ
Sớm bắt bướm hái hoa kêu la nô đùa
Chiều lại ra dạo chơi vườn hoa
Tối quyến luyến má ba vui ca bên đèn
Bảy giờ đêm nằm ngủ mơ thấy tiên
Sớm bắt bướm hái hoa kêu la nô đùa
Chiều lại ra dạo chơi vườn hoa
Tối quyến luyến má ba vui ca bên đèn
Bảy giờ đêm nằm ngủ mơ thấy tiê
Nhạc sĩ Hùng Lân
HOÀNG VĂN HƯƠNG
1922 – 1986
Bút hiệu HÙNG
LÂN
NAM HOA : Ý là hoa miền Nam
LÂM THANH : Tiếng
ca trong rừng
THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP
- CUỘC ĐỜI:
23/06/1922 Sinh tại Hà
Nội, Bắc Việt. Tên thật là HOÀNG VĂN HƯƠNG. Thứ 3 trong một gia đình công chức
có 9 anh chị em.
1928 - 1933 Học sinh
trường Gendreau (sau đổi là Dũng Lạc) và Puginier Hà Nội.
1931 Được tuyển và Ca đoàn Nhà
Thờ Chánh tòa Hà Nội
1934 – 1941 Trung học tại Chủng viện Hoàng Nguyễn,
địa phận Hà Nội.
1942 – 1945 Đại học Công
Giáo tại trường Saint-Sulpice Hà Nội. Học âm nhạc với Linh mục Jean Bouis. Điều
khiển ca đoàn nhà thờ Chánh tòa Hà Nội.
1945 Giáo sư
âm nhạc trường Trung học Nguyễn Trãi, Hà Nội.
1948 – 1953 Giáo sư âm
nhạc trường Trung học Chu Văn An, Hà Nội.
1953 Nhập
ngũ, phục vụ ngành Chiến tranh tâm lý tại phòng 5 Đệ Tam Quân khu, Hà Nội.
1955 Phục vụ
Đài phát thanh Quân đội Sàigon.
1955 Giải
ngũ, Trưởng ban phát thanh tại Nha Tổng Giám Đốc Thanh Niên và Thể Thao Sàigon.
1957 – 1965 Giáo sư Âm nhạc trường Ca Vũ Nhạc Phổ Thông Sàigon.
Tham dự Ban Sáng lập và Ban Giám Đốc trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ
Sàigon.
Giảng
dạy môn Nhạc Pháp (Solfege) từ lớp Khai Tâm đến lớp Cao Đẳng Chuyên Nghiệp.
1963
Cử nhân Giáo khoa Văn chương Pháp, Đại học Văn Khoa
Sàigon.
1964
Chủ sự Phòng Phát thanh Học Đường tại Trung Tâm Học
Liệu Bộ Giáo Dục, Sàigon.
1967 – 1968 Tu nghiệp về
ngành Giáo dục trên Truyền thanh và Truyền hình tại Đại học đường Syracuse,
thuộc tiều bang New York, Hoa Kỳ.
1971 Bội
tinh Văn Hóa Giáo Dục Đệ nhị hạng.
1971 Giáo sư
Âm nhạc tại Đai học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt.
1972 - 1975 Giáo
sư Âm nhạc tại Đại học Chính Trị Kinh
Doanh Đà Lạt.
1975 – 1986 Nghiên cứu
và giảng dạy âm nhạc tại tư gia.
Vào tháng 09
năm 1986 nhạc sỹ Hùng Lân lâm trọng bệnh, thêm vào đó vì tuổi già sức yếu. Nhạc
sỹ Hùng Lân qua đời vào ngày 17/09/1986 trong muôn ngàn thương tiếc của
gia đình, thân hữu và mọi người. Nhạc sỹ Hùng
Lân được an táng tại Đan Viện Thiên Bình – Long Thành
2. THÀNH TÍCH
1938 Nhạc
phẩm đầu tay: TIẾNG GỌI LÊN ĐƯỜNG
1944 Hai
giải thưởng hạng Nhất sáng tác tân nhạc do Hội Khuyến Nhạc Hà Nội tặng: bản
VIỆT NAM MINH CHÂU TRỜI ĐÔNG và bản RẠNG ĐÔNG.
1945 Trong
ban sáng lập Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh và làm Trưởng đoàn cho tới 1964. Xuất bản 16
tập bài hát Công Giáo nhan đề là CUNG THÁNH (trên 350 bài).
1952 Hai
giải thưởng soạn sách giáo khoa Trung học do Bộ Giáo Dục tặng (cuốn ÂM NHẠC LỚP
ĐỆ THẤT và cuốn ÂM NHẠC LỚP ĐỆ LỤC).
1957 Tham dự
Hội Nghị Âm nhạc Đông Nam Á họp tại Manilla- Phi Luật Tân.
1957 - 1970 Thành lập
và làm Trưởng ban Ca đoàn Thiên Thanh hợp tác với đài Phát Thanh Sàigon và Đài
Phát Thanh Quân Đội.
1965 – 1967 Trưởng ban
GIỜ TẬP HÁT hợp tác với đài Phát Thanh Sàigon.
1969 – 1970 Thành lập và
làm Trưởng ban ĐỐ VUI NÔNG THÔN hợp tác với đài Phát thanh Sàigon trong chương
trình Phát Triển Nông Ngư Nghiệp.
1969 Từ
tháng10, thực hiện mục hàng tuần TÌM HIỂU DÂN NHẠC VIỆT NAM trên đài Tiếng Nói
Tự Do. Cho tới tháng 02 – 1971 đã được 75 kỳ và còn tiếp tục.
1970 Từ
tháng 08, thực hiện chương trình TÌM HIỂU DÂN NHẠC VIỆT NAM trên đài Truyền
Hình Việt Nam. Cho tới tháng 02 – 1971 đã được 8 kỳ và còn tiếp tục.
Ngày
15-8-1970, thực hiện chương trình Làng Văn đầu tiên với đề tài: NỀN CA NHẠC
THIẾU NHI TẠI VIỆT NAM.
1971 Hợp tác
với nhà văn Phạm Đình Tân trong chương trình Văn Hóa Tinh Việt trên đài Truyền
hình Việt Nam.
1971 Giải
Nhất Bộ môn Biên khảo trong cuộc thi Giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn quốc do Tổng
Thống Việt Nam Cộng Hòa tặng cuốn TÌM HIỂU DÂN CA VIỆT NAM.
1973 Trưởng
tiểu ban Âm nhạc trong hội đồng Cải tổ chương trình Trung học do Bộ Giáo Dục
thành lập.
3. NHẠC PHẨM:
1940 82 bài
hát công giáo in trong 16 tập CUNG THÁNH.
43
bài tân nhạc: Việt Nam Minh Châu trời Đông, Rạng Đông, Khỏe Vì Nước, Tiếng gọi
lên đường, Cô gái Việt, Mùa Hợp Tấu, Nhớ Rừng, Ca Xuân Hẹn Ứớc, Xóm Nghèo, Sầu
Lữ Thứ…v.v.
Bài
hát Thiếu Nhi: Em Yêu Ai? Thằng Tý sún, Ông Trăng Thu v.v.
Tập
Vui Ca Lên.
Bài Đêm Thánh vô cùng – Silent night – dịch lời Việt
1969 15 bài
hát công giáo theo âm hưởng nhạc dân tộc.
40
bài tân nhạc theo âm hưởng nhạc dân tộc: Duyên Tình Miền Nam, Cái Cò Lặn Lội Bờ
Sông, Khêu Ngọn Đèn Loan, Thằng Bờm, Gió Thu (thơ Tản Đà), Dâng thơ (thơ Phạm
Đình Tân), Hò Vọng Cổ, La Hời, Hò Ới Rằng v.v. (Tất cả đã được trình bày nhiều
lần trên Radio va TV).
Trường
Ca Từ Ngày, một suy tưởng đượm sắc thái và tư tưởng Việt Nam về mầu nhiệm Chúa
Giáng Sinh (12 – 1970).
4. SÁCH GIÁO KHOA:
1950
CÂY ĐÀN SỐNG tập I, II. Sách dạy nhạc lý Tây phương.
NXB Thế giới Hà Nội.
1952 Âm nhạc lớp Đệ Thất. NXB
Trí Đức Hà Nội.
Âm nhạc lớp Đệ Lục. NXB Trí Đức Hà Nội
Âm nhạc lớp Đệ
Ngũ. NXB Thiên Thanh Hà Nội.
Âm nhạc lớp Đệ Tứ.
NXB Thiên Thanh Hà Nội.
1954
Sách hát giáo dục: HÁT MÀ HỌC, HÁT MÀ CHƠI tập 1,2,3.
Tiếng Chim Xanh tập 1,2.
1959
Nhạc
Lý Phổ Thông, soạn cho những lớp Dự bị và Sơ Đẳng trường Quốc Gia Âm Nhạc
Sàigon, Huế. NXB Thiên Thanh.
1961 Nhạc Lý
Toàn Thư, soạn cho lớp Trung Đẳng, Cao Đẳng, Tốt Nghiệp Chuyên Nghiệp trường
Quốc Gia Âm Nhạc Sàigon. NXB Thiên Thanh.
Giải đáp Câu
Hỏi Nhạc Lý, giải đáp 400 câu hỏi kiểu mẫu bao quát toàn bộ Nhạc lý Tây Phương.
NXB Thiên Thanh Sàigon.
1962
Nhạc Hòa Âm và Đơn Điệu, khảo luận về nhạc ngữ trong
nền Dân nhạc cổ truyền Việt Nam. NXB Thiên Thanh Sàigon.
1971 Nhạc
Pháp Phổ Thông, sách dạy nhạc Lý Tây phương và Việt nam soạn cho những lớp dự
bị và Sơ Đẳng trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigon, Huế, và những lớp 6, 7, 8, 9 bậc
Trung học. NXB Thiên Thanh Sàigon.
TÌM
HIỂU DÂN CA VIỆT NAM. Khảo luận về nhạc ngữ trong Dân ca cổ truyền Việt nam.
Giải Nhất bộ môn biên khảo Giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc 1971.
1972 VUI CA
LÊN. 100 bản đồng ca cổ truyền tân biên giáo dục Thiếu Nhi dùng làm dẫn chứng
cho cuốn TÌM HIỂU DÂN CA VIỆT NAM. NXB Thiên Thanh Sàigon.
100
BÀI DÂN CA VIỆT NAM. Dùng làm dẫn chứng cho cuốn TÌM HIỂU DÂN CA VIỆT NAM. Đã
được duyệt y.
DÂN
CA VIỆT NAM HÒA ÂM, 100 bản dân ca ba miền được soạn thành nhiều bè, hợp soạn
với nhiều tác giả, Nhiều bản đã được giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc.
1973 - 1986 Hùng Lân đã
cho xuất bản ba tập nhạc nhan đề CaVang Lời Chúa 1,2,3.
Bộ
lễ Bắc Ninh – Lễ thánh Mân Côi.
Bộ
lễ Tuyên Khấn.
Nguyện
Ca – XB 1974
SƯ PHẠM ÂM NHẠC THỰC HÀNH (tập 1) – XB 1974
VUI CA HỌC
ĐƯỜNG – Chương Trình Phát Thanh Học Đường – XB 1975
XƯỚNG NHẠC ( Tập 1 và 2 ) – XB 1974
XƯỚNG NHẠC ( Tập 1 và 2 ) – Cải biên
Bài tập XƯỚNG NHẠC ( Tập 1 và 2 ) - – Cải biên
THUẬT SÁNG TÁC CA KHÚC – 1977.
Bài Ca Giáo Lý (30 bài) – XB 1983.
CA
THUẬT – Tài liệu viết tay – XB 1985
ĐIỀU
KHIỂN CA NHẠC - Tài liệu viết tay – XB 1985
100 bài soạn cho Orgue (phong cầm) hoặc để độc tấu hoặc để
đệm cho các ca khúc của Hùng Lân .
Dịch cuốn “Âm
nhạc trong những nền văn hóa ở Thái Bình Dương, cận Đông Á Châu”
của tác giả William P. Main
NHẠC LÝ TÂN BIÊN (Di Cảo 1975-1986)Nguồn http://giaosunhacsihunglan.blogspot.com
http://lyric.tkaraoke.com/1598/hung_lan/
Nhạc sĩ Hùng Lân
Thứ ba - 30/07/2013 14:31
“Theo nghĩa thông thường của hạn từ “lịch sử”, thì chuyện về
Nhạc sĩ Hùng Lân có thể dùng làm Luận án Cử Nhân, Tiến sĩ cho nền văn
học loài người và không quá đáng khi nói rằng : Khó mà tìm thấy trong
giới Nhạc sĩ Việt Nam có người Nhạc sĩ nào đạo đức, tài ba, đa năng
trong mọi phương diện, đặc biệt là tinh thần dấn thân và kỷ luật với
chính mình để lại nhiều dấu ấn cho hậu thế.”
“Theo
nghĩa thông thường của hạn từ “lịch sử”, thì chuyện về Nhạc sĩ Hùng Lân
có thể dùng làm Luận án Cử Nhân, Tiến sĩ cho nền văn học loài người và
không quá đáng khi nói rằng : Khó mà tìm thấy trong giới Nhạc sĩ Việt
Nam có người Nhạc sĩ nào đạo đức, tài ba, đa năng trong mọi phương diện,
đặc biệt là tinh thần dấn thân và kỷ luật với chính mình để lại nhiều
dấu ấn cho hậu thế.”
Bài viết về Cố Nhạc
sĩ Hùng Lân dưói đây là trích đăng lại trong tập san Thánh Nhạc Ngày
Nay, số ra ngày 15-12-2005 từ trang 29, 30, 31,32 còn nhiều hạn chế về
thành tích và đơn điệu, ước mong quý độc giả trong hoặc ngoài giới Nhạc
sĩ bổ sung cho.
HÙNG LÂN sinh ngày
23/6/1922 tại phố Phú Doãn (Hà Nội), là người con thứ tư trong số 11
người con của ông Hoàng văn Thiện và bà Nguyễn thị Nhạ, người Phủ Lý (Hà
Nam). Cha Mẹ muốn đặt tên cho ông là “Cường” nhưng do người nhầm lẫn,
giấy khai sinh lại ghi là Hoàng văn Hường. Sau này, vì cái tên đó nghe
có vẻ “nữ tính”, không khỏe, nên ông đã đổi tên là Hoàng văn Hương. Thế
nhưng cái tên “Hương” (phương ngữ Nam Bộ) lại tiết lộ một điều ít người
biết về thân thế Hùng Lân.
Theo lời kể của ông Hoàng văn Sự, người em út trong gia đình Hùng Lân
thì tên thật của cha mình là Nguyễn văn Thiện, gốc làng Hương Điền, tỉnh
Sa Đéc. Ông nội của các ông là cụ Nguyễn Minh Châu từ Sa Đéc ra Hà Nội
làm việc chỉ mang theo con nhỏ là ông Thiện. Có phải Hùng Lân muốn gởi
gắm nguồn gốc miền Nam của mình trong cách dùng chữ hai nghĩa ở bài hát
lừng danh khác của Ông: “Việt Nam Minh Châu Trời Đông”? (Giải Nhất Sáng
tác toàn quốc …..)
Khi hai Ông Bà
Minh Châu trở vào Sa Đéc đã để lại người con nhỏ gửi trọ ở Sơn Tây, nơi
người bạn thân là ông Hoàng Xuân Khoát. Ông Bà Châu vẫn gửi tiền từ Nam
ra để lo lắng cho con mình là cậu bé Nguyễn văn Thiện. Được 6 tháng ông
bà Khoát không có con và bắt đầu có ý định “bắt” luôn cậu bé Thiện, nên
đã gửi trả lại tiền và loan tin rằng bé Thiện đã bặt tin? từ đó, ông
Khoát đổi họ Hoàng cho bé Thiện. Lúc này, bà Minh Châu (tức Nguyễn thị
Mùi) qua đời. Ông Châu tục huyền với một phụ nữ tên Sâm. Sau này, ông bà
Châu – Sâm đã trở ra Hà Nội để đòi lại con, việc kiện tụng bất lợi cho 2
ông bà. Trong thiệp cưới do phu nhân Cố Nhạc sĩ Hùng Lân đưa cho chúng
tôi xem có ghi rõ “Cụ Quả Phụ Nguyễn Minh Châu (tức bà Sâm) ngụ tại số
43 Julien Blanc Hà Nội, đứng ra thông báo tổ chức đám cưới cho Hùng Lân
(Hoàng văn Hường), trưởng tôn của mình với Nguyễn thị Dung, ái nữ của
Ông Bà Nguyễn Văn Duyệt vào ngày 26-3-1951”.
Từ năm 8 tuổi, Hùng Lân học trường tiểu học Gendreau (năm 1950 đổi tên
thành Dũng Lạc, hiện nay là trường Hoàn Kiếm, phố Nhà Chung Hà nội) và
trường các Sư Huynh Dòng La-san Puginier. Ở đó, Ông bắt đầu học nhạc với
linh mục P. Dépaulis và được tuyển vào Ban Hợp xướng của nhà thờ Lớn Hà
Nội (một cách tiếp xúc ban đầu với âm nhạc thường gặp ở các Nhà Soạn
nhạc của âm nhạc cổ điển trên thế giới). Từ 1934 đến 1945, Hùng Lân tiếp
tục học nhạc với Lm J. Bouis tại Chủng viện Hoàng Nguyên, rồi sau đó là
Đại Chủng Viện Xuân Bích (Saint Sulpice). Liên tiếp trong 2 năm 1945 –
1946, thân mẫu rồi đến thân sinh của Hùng Lân qua đời. Đây là nguyên
nhân chính khiến Hùng Lân rời bỏ việc học ở Đại Chủng Viện để có điều
kiện lo lắng cho cả nhà vì Ông là chỗ dựa cho gia đình lúc bấy giờ, khi
các em còn nhỏ. Bút hiệu Hùng Lân được ghép từ hai tên của người em thứ
năm và thứ tám của Ông cho thấy Hùng Lân rất thương yêu các em mình.
Ngoài bút hiệu này, trong lãnh vực thánh ca ông còn dùng tên hiệu: “NAM
HOA”, “LÂM THANH” cho các sáng tác của mình.
Khoảng 1930 – 1940, trong các nhà thờ chỉ hát những bài La-tinh trong
sách Paroissien Romain và các bài hát tiếng Pháp trong Cantique de la
Jeunesse, họa may một số bài được dịch sang tiếng Việt, nhưng vẫn theo
nốt nhạc Tây.
Đã đến lúc phải sáng
tác những bài Việt Nam, Hùng Lân và nhóm sinh viên Đại Chủng Viện Xuân
Bích Hà Nội đã nghĩ đến việc sáng tác những bài Thánh ca Việt Nam theo
thể loại mới. Từ đó, vào tháng 7 năm 1945, Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh được
thành lập, do Ông làm Đoàn Trưởng. Tính đến năm 1974, nhạc đoàn này đã
xuất bản 16 tuyển tập Thánh ca của nhiều tác giả, mang nhan đề “Cung
Thánh”. Riêng Hùng Lân còn cho xuất bản 3 tập Thánh ca “Ca vang lời Chúa
1,2,3”.
Hùng Lân dạy học ở trường
Kẻ Giảng (Kẻ Sở tức Ninh Phủ, cách Phủ Lý chừng 5, 6 cây số). Trong nhà
thờ vùng đó, có một cây quản cầm (Harmonium) rất tốt, đó chính là người
bạn thân của Hùng Lân trong suốt 2 năm 1945 – 1946 và là nơi ông khai
sinh ra nhiều bài hát nổi tiếng khác. Có lẽ hoàn cảnh lúc này của Hùng
Lân có nhiều điểm giống thầy giáo Nhạc Sĩ Franz Xavier Gruber (1787 –
1863, người Áo), đồng tác giả với Cha xứ Joseph Mohr của bài hát Giáng
sinh nổi tiếng nhất thế giới. Stille Nacht, Heilige Nacht (Silent Night,
Holly Night), nên ông đã là người đầu tiên viết lời Việt cho bài ca
Giáng sinh đó, dưới tên gọi “Đêm Thánh Vô Cùng”. Đây cũng là bài Thánh
ca tiếng Việt được nhiều người ngoại quốc hát, đặc biệt vào mỗi mùa
Giáng sinh. Năm 1948, Hùng Lân dạy âm nhạc ở trường Chu Văn An (Hà Nội).
Năm 1949, sách dạy âm nhạc khai tâm và sơ đẳng gồm 2 tập, mang tên “Cây
Đàn Sống” được NXB Thế Giới Hà Nội ấn hành. “Bộ Sách Giáo Khoa Âm nhạc
cho lớp Đệ thất, Đệ lục, Đệ ngũ, Đệ tứ (tức các lớp phổ thông cấp II
ngày nay), cũng được NXB này cho ra đời trong năm 1952, 1953. Có thể nói
ông là người đầu tiên soạn Sách Giáo Khoa dạy âm nhạc trong nhà trường
phổ thông.
Sau khi vào miền Nam, quê
hương gốc của ông, năm 1956, Hùng Lân là một trong những người tham gia
sáng lập Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Saigon (Hiện nay là Nhạc
Viện Tp. Hồ Chí Minh). Ở đó, năm 1957, ông được bổ nhiệm dạy về “Nhạc
Pháp” tức “Ký-xướng âm”.
Sau khi tốt
nghiệp Cử Nhân Giáo Khoa Văn Chương Pháp ở đại học Văn Khoa Sài Gòn
(nay là Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn) vào năm 1963, Hùng Lân về
làm việc tại Trung Tâm Học Liệu (trên đường Trần Bình Trọng). Năm 1965,
ông được đề cử phụ trách khâu Phát Thanh Học Đường và đi tu nghiệp về
Giáo Dục và Truyền Thanh tại Đại Học Syracuse, New York (Hoa Kỳ) vào năm
1967 – 1968.
Sau khi trở về Việt
Nam, ông chính là tác giả của chương trình “Đố Vui Để Học” đầu tiên do
Trung Tâm Học Liệu phát hình năm 1969 cho đến ngày miền Nam được hoàn
toàn giải phóng. Hùng Lân còn đóng góp nhiều cho việc nghiên cứu âm nhạc
dân tộc Việt Nam qua công trình “Tìm hiểu dân ca Việt Nam” được dùng để
giảng dạy tại Viện Đại Học Đà Lạt từ niên khóa 1972 – 1973. Trong đó có
phần nghiên cứu độc đáo về “Âm nhạc trong tiếng rao hàng”.
Cũng trong thời gian này, ông soạn cuốn “Sư phạm âm nhạc thực hành”
dùng cho chương trình đào tạo các Giáo viên Tiểu học (Cấp I) Ở miền Nam.
Ông còn thành lập “Trường Âm Nhạc BACH” để đào tạo các Nhạc sĩ trẻ tuổi
tại Sài Gòn. Những sáng tác của ông lúc này thấm nhuần âm điệu Việt
Nam. Sau ngày 30-4-1975, Hùng Lân dạy nhạc tại tư gia, trên đường Nguyễn
văn Thụ, QI, Tp. HCM. Với tâm huyết của một Nhà giáo, với lòng nhiệt
thành và say mê âm nhạc của một Nhạc sĩ – Nghệ sĩ, ông vẫn âm thầm cống
hiến cho nền giáo dục âm nhạc và âm nhạc dân tộc của đất nước.
Báo Thanh Niên số cuối năm 1989, tuần lễ từ 31-12-1989 đến 7-1-1990 đã
ghi nhận như sau trong mục “Giunness Việt Nam, ở trang 2 “Người tham
khảo tài liệu nhiều nhất để soạn nhạc lý, một trong những người đó là
Nhạc sĩ Hùng Lân Tp.HCM đã tham khảo 77 tài liệu âm nhạc trong và ngoài
nước (Liên Xô, Pháp, Bỉ, Mỹ, Úc, Philippine,…) để nghiên cứu đề xuất một
phương pháp mới dạy nhạc cho thanh niên vào năm 1979”.
Hùng Lân qua đời vào ngày 17-9-1986 vì trọng bệnh và tuổi già sức yếu
trong niềm thương tiếc của gia đình, bạn hữu và nhiều thế hệ học trò.
Ông để lại trên 900 tác phẩm âm nhạc bao gồm các sáng tác và biên soạn.
Ông là một trong những Nhà sư phạm về Âm nhạc đầu tiên của nền tân nhạc
Việt Nam.
Quả thật đã có khá nhiều nghệ sĩ, Nhạc sĩ nổi tiếng đã từng học với Thầy Hùng Lân.
Nguồn http://lebaotinh.net/
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Cám ơn lời bình luận của các bạn .
Tôi sẽ xem và trả lời ngay khi có thể .
I will review and respond to your comments as soon as possible.,
Thank you .
Trần hồng Cơ .
Co.H.Tran
MMPC-VN
cohtran@mail.com
https://plus.google.com/+HongCoTranMMPC-VN/about