CCR và những bài hát bất hủ .
Creedence Clearwater Revival ( CCR )
Have You Ever Seen The Rain?
Songwriters: J. C. FOGERTY
Someone told me long ago
There's a calm before the storm,
I know
It's been comin for some time.
When it's over, so they say,
It'll rain a sunny day,
I know
Shinin down like water.
[Chorus]
I want to know, have you ever seen the rain
I want to know, have you ever seen the rain
Comin down on a sunny day
Yesterday, and days before,
Sun is cold and rain is hard,
I know
Been that way for all my time.
'Til forever, on it goes
Through the circle, fast and slow,
I know
It can't stop, I wonder.
Chorus
Yeah!
Creedence Clearwater Revival
Who'll Stop The Rain
Songwriters: GREGORY, GLENN/MARSH, IAN/WARE, MARTYN /
Long as I remember the rain been comin' down
Clouds of mystery pourin' confusion on the ground.
Good men through the ages tryin' to find the sun.
And I wonder still I wonder who'll stop the rain.
I went down Virginia seekin' shelter from the storm
Caught up in the fable I watched the tower grow
Five year plans and new deals wrapped in golden chains.
And I wonder still I wonder who'll stop the rain.
Heard the singers playin', how we cheered for more.
The crowd had rushed together tryin' to keep warm.
Still the rain kept pourin', fallin' on my ears
And I wonder, still I wonder who'll stop the rain.
Made in China và những chuyện chưa bao giờ kể
Made in China trở thành cụm từ quá quen thuộc, bước ra bất kỳ 1 siêu thị nào chúng ta cũng dễ dàng choáng ngợp trước lượng hàng hóa Made in China...
Câu chuyện thứ 1: Photocopy giá rẻ sắp hết thời
Năm 1842, Charles Dickens đến thăm nước Mỹ lần đầu tiên. (Giả như bạn đọc chưa biết Charles Dickens là ai, khuyến nghị là bạn nên tìm đọc Olive Twist, Câu chuyện về 2 thành phố, hoặc nhanh hơn: tìm trên Google). Đến với nước Mỹ non trẻ vừa mới giành độc lập, Charles Dickens thấy choáng ngợp với 2 thứ: đầu tiên là chế độ nô lệ lúc bấy giờ đang ở thời kỳ đỉnh thịnh tại Mỹ, và sau đó là sự lan tràn của những đầu sách của ông bị in lậu. Thời điểm ấy tại Anh, vấn đề quyền tác giả rất được chú trọng, việc bắt bớ những nhà in lậu sách với án phạt nặng không phải là điều hiếm gặp. Giận dữ khi thấy công sức của mình bị ăn cướp trắng trợn, Charles Dickens vận động hàng chục nhà văn tại Mỹ ký vào 1 đơn đề nghị để ông đệ trình với Quốc hội Mỹ về vấn đề bảo vệ quyền tác giả. Đáp lại yêu cầu đó của Dickens là sự im lặng của chính các nhà văn trong khi báo chí Mỹ thì công khai chế nhạo và cho rằng ông là người quá hám lợi khi muốn được nhận tiền từ việc xuất bản tác phẩm của mình. Người Mỹ năm 1842 cho rằng đáng ra Dickens phải cảm thấy hài lòng khi tác phẩm của ông này được phổ biến tới tận đất Mỹ và được đón nhận nhiệt tình.
Năm 2013, chỉ cần 2 bước xuống phố ở Thâm Quyến là người ta đã mua ngay được 1 chiếc iPhone 5 với logo quả táo quay... ngược chiều giá chỉ vài trăm nghìn đồng.
Nước Mỹ năm 1842 và Trung Quốc năm 2013 không khác nhau quá xa: Tác quyền được coi như rác và người lao động bị đối xử như nô lệ. Sau hơn 30 năm đổi mới, đường lối kinh tế tập trung vào kỹ nghệ gia công sản xuất đã biến Trung Quốc thành 1 cỗ máy photocopy khổng lồ, 1 "Đại công xưởng" với hơn hàng chục triệu nhân công lao động riêng trong ngành chế tác, sản xuất. Lý do chính khiến ngành kỹ nghệ sản xuất của Trung Quốc trở nên đặc biệt hấp dẫn chỉ bao gồm 1 chữ đơn giản: Rẻ. Nếu như iPhone được Apple lắp ráp tại 1 nhà máy đặt ở Mỹ, có lẽ giá bán lẻ của nó sẽ phải ở mức 3 chữ số (USD).
1 chiếc iPhone 5 có giá 750USD chỉ mất có 8USD để lắp ráp tại Foxconn, chỉ nhỉnh hơn 1% giá trị máy chút xíu.
Không quốc gia nào trên thế giới có được 1 đội quân công nhân hùng hậu, sẵn sàng nhận mức lương bèo bọt trong khi phải làm việc 12 tiếng/ngày, 6 ngày/tuần như Trung Quốc. Tuy nhiên việc tập trung vào khâu sản xuất, gia công, lắp ráp khiến Trung Quốc trở thành quốc gia nắm giữ hầu hết những khâu "xương xẩu" và ít lợi nhuận nhất của cả quá trình sản xuất. Về cơ bản, Foxconn chỉ là đối tác "lắp ráp" iPhone, iPad cho Apple với các linh kiện đến từ Đài Loan, Nhật Bản và Mỹ trong khi chỉ 1 vài thành phần rất nhỏ như nút bấm, khung sườn của iPhone được sản xuất tại bản địa. Hầu như tất cả những gì Trung Quốc "kiếm chác" được từ cơn sốt iPhone của Apple chỉ đến từ việc bán sức lao động của hàng triệu nhân công với giá rẻ mạt.
Và lợi thế giá nhân công rẻ mạt của Trung Quốc giờ đây đang trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết khi mà trong "Kế hoạch 5 năm lần thứ 12" của chính phủ Trung Quốc được thông qua hồi 2011-2015, một trong những mục tiêu quan trọng nhất đó là "tăng gấp đôi lương lao động cơ bản, cải thiện chế độ làm việc". Điều đó không chỉ là việc chi phí cho việc lương thưởng của các doanh nghiệp gia công tăng gấp đôi mà nó còn đồng nghĩa với việc khó sử dụng lao động "nô lệ" hơn, chi phí cải thiện điều kiện môi trường, chế độ nghỉ dưỡng của công nhân tại Trung Quốc cũng sẽ tăng vọt. Bạn có nghe loáng thoáng rằng Samsung sẽ mở nhà máy quy mô lớn nhất thế giới tại Việt Nam, Intel chuẩn bị đầu tư tỉ USD tại Việt Nam? Tất cả đều có 1 lý do chung: cỗ máy Photocopy của Trung Quốc đã có những dấu hiệu lão hóa và mất dần sức hấp dẫn.
Câu chuyện thứ 2: 50 năm vẫn chạy tốt
Có thể bạn đọc nào còn nhớ 1 bài viết trước đây của tôi có đề cập đến việc những công ty như Asus, HTC... "nhẫn nhục" làm đối tác gia công cho những "ông lớn" ở và sau thời gian dài góp nhặt kinh nghiệm, vốn liếng đến 1 ngày quật khởi đứng riêng ra sản xuất sản phẩm của riêng mình với hàm lượng chất xám cao và giá trị gia tăng lớn. Đó chính là con đường phát triển mà chính phủ Trung Quốc đang hoạch định dài hạn cho "Đại công xưởng". Tuy nhiên không phải cá chép nào cũng hóa được thành rồng.
Thời điểm hiện tại bất kỳ sản phẩm nào đánh dấu "Made in Japan" đều đồng nghĩa với "50 năm vẫn chạy tốt". Thế nhưng vào những năm sau chiến tranh thế giới thứ 2, "Made in Japan" lại có 1 ý nghĩa hoàn toàn khác: "Hàng lởm". Sau chiến tranh, nền công nghiệp của Nhật Bản được "dung túng" bởi lực lượng đồn trú cũng như người dân nghèo khá dễ dãi cộng với lòng tự hào Nhật Bản sẵn sàng mua tất cả các sản phẩm nội địa dù chất lượng có đôi chút... cà tàng. Người Nhật khi ấy chính là Trung Quốc mà chúng ta thấy ngày nay: Sản xuất "Quý hồ đa bất quý hồ tinh". Suốt những năm 50 người Nhật mải mê sản xuất diêm tiêu, đồ chơi nhựa và đồ may mặc rẻ tiền.
Hồi cuối năm ngoái ở Đà Nẵng, có 1 triển lãm ảnh về Nhật Bản sau chiến tranh mà tôi may mắn được tới xem. Có 1 bức ảnh đề chụp năm 1965 hình 1 cô công nhân Nhật đang cầm chiếc đài bán dẫn lắp ráp ở Nhật. Cái đài này phải to bằng cục gạch block và có vẻ khá nặng vì cô phải cầm bằng cả 2 tay. Tại Việt Nam sau thống nhất đất nước 1975, những món quà từ Miền Nam mà người miền Bắc thích nhất bên cạnh mì chính và búp bê đồ chơi là đài bán dẫn Nhật. Sản xuất đầu những năm 70, những chiếc đài bán dẫn của Nhật khi đó nổi tiếng với kích thước nhỏ chỉ như bao thuốc lá và nồi đồng cối đá tới nỗi đến mãi tận những năm 95,96 nhà hàng xóm tôi vẫn còn dùng. Chỉ sau vài năm ngắn ngủi, nền công nghiệp công nghệ cao của Nhật thực hiện "Thần kỳ Nhật Bản" đi lên từ chỗ sản xuất những sản phẩm có hàm lượng chất xám thấp, chất lượng kém trở thành quốc gia định chuẩn cho công nghiệp điện tử. Trước khi người phương Tây kịp định thần, xe máy Honda, ô tô Toyota và đồ điện tử Sony tràn ngập trên khắp cả những thị trường khó tính nhất như Châu Âu, Mỹ.
"Thần kỳ Nhật Bản" trở thành hiện thực nhờ vào nhiều yếu tố, nhưng chắc chắn nó không bao giờ xuất phát từ 1 nền sản xuất chỉ biết sao chép, 1 lực lượng lao động chỉ biết làm theo như những cái máy. Từ 1949 đến nay, Nhật Bản có 19 nhà khoa học được nhận giải Nobel, một minh chứng cho tư duy nghiên cứu sáng tạo, đi tìm cái mới trong khi Trung Quốc vẫn đang vật lộn với câu hỏi :" 1,2 tỷ dân qua 30 năm thực hiện "4 hiện đại" vẫn không có được 1 giải nobel nào về kỹ thuật?"
Đến năm 2012 vừa rồi, Trung Quốc chính thức trở thành nước có sản lượng ô tô nhiều nhất thế giới. Lifan, BaoLong, BYD... và hàng chục thương hiệu khác mà có lẽ bạn chưa bao giờ được nghe tên. Dù sản xuất ô tô nhiều nhất thế giới nhưng sản phẩm ô tô của Trung Quốc không thể bước chân lên container xuất khẩu. Ngoài lý do nhu cầu tiêu dùng trong nước khá lớn, việc ô tô Trung Quốc không vượt qua được các bài kiểm tra chuẩn khí thải, an toàn vốn khá nghiêm khắc của thị trường Âu Mỹ cũng là 1 nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, việc các hãng sản xuất ô tô của Trung Quốc nhái lại thiết kế cũng như các công nghệ đã đăng ký quyền sáng chế của các hãng xe khác trên thế giới cũng khiến ô tô Trung Quốc chưa thể tự thân sống sót ở ngoài vòng tay bảo hộ của chính phủ Trung Quốc.
Trung Quốc đang dò dẫm trên con đường mà Nhật từng đi qua. Cá nhân tôi cho rằng không có lý do gì để nghi ngờ sự thành công của Trung Quốc trong việc tạo ra những sản phẩm, thương hiệu có sức cạnh tranh quốc tế trong tương lai gần. Tuy nhiên chừng nào Trung Quốc chưa thể tự mình sáng tạo ra những công nghệ cốt lõi đủ sức cạnh tranh với các đối thủ Nhật, Âu, Mỹ thì vị trí của Trung Quốc vẫn chỉ là một công xưởng chuyên sao chép.
Câu chuyện thứ 3: Made in USA và Made in China
Năm 1978, ngành công nghiệp thép của Mỹ cần gần 400 ngàn nhân công. Năm 2013, 76 ngàn nhân công trong ngành công nghiệp thép của Mỹ cho ra sản lượng cao hơn năm 1978 khoảng 10%. Với sự phát triển của công nghệ tự động hóa, nhu cầu nhân lực "cơ bắp" trong 1 nền công nghiệp hiện đại ngày càng nhỏ, bên cạnh đó yêu cầu về chất lượng nhân lực lại càng khắt khe hơn.
Có lần 1 nhà báo ở AP đến thăm Foxconn ở Trung Quốc phải thốt lên ngạc nhiên khi nhìn thấy những dây chuyền công nhân hàng trăm người lặp đi lặp lại 1 thao tác chỉ đơn giản như việc cầm bút đánh dấu vào những vị trí có sẵn trên bo mạch hoặc đặt máy vào hộp, đóng bao. Trong số hơn 1 triệu công nhận của Foxconn, đại đa số là những người làm những công việc sơ đẳng như thế, tình hình ở các nhà máy sản xuất sản phẩm của các hãng khác cũng không quá khác biệt. Thực tế là sau hơn 20 năm làm thuê, người công nhân Trung Quốc vẫn chỉ đơn thuần là người lao động thủ công. Đội ngũ công nhân Trung Quốc, vốn đi lên từ nông dân và tầng lớp thanh niên ít được học hành sẽ trở thành vô dụng khi công nghệ tiến nhanh hơn và quá trình sản xuất đòi hỏi đội ngũ công nhân với chất lượng cao hơn, hiểu biết hơn về công nghệ cũng như máy móc chứ không chỉ nhắm mắt thực hiện những công việc 1+1=2.
Cách đây mấy tháng, Foxconn tung tin rằng họ sẽ sử dụng 1 triệu Robot để thay thế người lao động chân tay tại các nhà máy của mình trong vài năm nữa. Và Foxconn không phải công ty tiên phong trong lĩnh vực sử dụng máy móc thay thế sức lao động của con người. Sự phát triển mạnh mẽ gần đây của công nghệ in 3D (Là công nghệ chế tạo ra vật thể bằng cách "in" từng lớp vật liệu chồng lên nhau) hứa hẹn sẽ sớm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của ngành công nghiệp chế tác. Cuối thập niên này hoặc đầu thập niên sau chúng ta sẽ được chứng kiến những máy in 3D thay thế dần con người trong các dây chuyền sản xuất giống như máy in điện tử thay thế người sắp chữ ở các nhà in. Nhu cầu về nhân công, đặc biệt là nhân công giá rẻ, trình độ thấp sẽ đi vào thoái trào. Hãy tưởng tượng gần 100 triệu nhân công thất học của Trung Quốc sẽ đi về đâu khi nhu cầu về lao động giá rẻ dần lụi tàn?
Sự chuyển cực của dòng chữ "Made in China" sẽ không diễn ra hôm nay, ngày mai hay năm nay hoặc thậm chí trong thập niên này nhưng tôi tin rằng sẽ đến 1 ngày Trung Quốc phải tìm cho được những lợi thế cạnh tranh khác hơn là sử dụng chiến thuật "biển người" ưa thích của mình.
Lời kết
Made in China trở thành cụm từ quá quen thuộc với chúng ta và tạo ra ấn tượng về 1 "Trung Quốc siêu cường". Nhưng thực tế chúng ta cảm thấy mình bị "bao vây" bởi các sản phẩm "Made in China" đơn giản là vì chúng ta tiếp xúc nhiều nhất với những sản phẩm gia dụng như giày dép, thực phẩm, quần áo v...v... và đó chính là những sản phẩm chiếm tỉ trọng chủ yếu trong cơ cấu sản xuất của Trung Quốc. Bước ra bất kỳ 1 siêu thị nào chúng ta cũng dễ dàng choáng ngợp trước lượng hàng hóa Made in China. Tuy nhiên vẫn cần nhớ rằng tổng lượng hàng hóa do Trung Quốc (quy ra USD) chỉ chiếm 1/5 tổng sản lượng trên toàn cầu trong khi bản thân dân số của Trung Quốc cũng đã ở mức 1/5 thế giới.
Chừng nào người Trung Quốc còn chưa tự sáng tạo ra được những Boeing, Apple, Facebook hay Google cho riêng mình thì chừng đó, Trung Quốc vẫn sẽ chỉ là 1 "Đại công xưởng", không hơn, không kém.
Theo Minh Lết/Trí Thức Trẻ
Nguồn
http://tiin.vn/chuyen-muc/sanh/made-in-china-va-nhung-chuyen-chua-bao-gio-ke.html
Made by Samsung và những chuyện chưa bao giờ kể
Đằng sau thương hiệu hàng đầu thế giới - Samsung là những câu chuyện mang tính kỳ tích...
Mới chỉ cách nay vài năm, nói đến Samsung, điều đầu tiên hiện lên trong đầu tôi là những chiếc điện thoại dạng nắp gập nhỏ nhắn, giá rẻ và... rất hay đứt cáp màn hình. Ngay từ khi biết sử dụng điện thoại, đối với tôi Samsung luôn là 1 thương hiệu "hạng hai" dành cho các bà nội trợ, trẻ con và người cao tuổi.
Hiện giờ trên mặt bàn làm việc của tôi đang là 1 chiếc Galaxy Note 2, nâng cấp từ Samsung Galaxy Note, ấn tượng ngày nào về 1 thương hiệu "hạng hai" vẫn còn đó, nhưng để thỏa mãn những nhu cầu của mình về 1 chiếc smartphone màn hình lớn, pin "trâu" và chất lượng ổn định, tôi không tìm được giải pháp nào phù hợp hơn Galaxy Note 2.
Dù thích hay ghét Samsung, chúng ta không thể không thừa nhận với nhau 1 điều rằng trong hoàn cảnh thị trường smartphone hiện giờ vẫn là cuộc đua song mã giữa Samsung và Apple trong khi tất cả các nhà sản xuất còn lại đều đang giãy giụa với nỗ lực "trụ hạng" hoặc thậm chí là chiến đấu giành quyền tồn tại, chắc chắn Samsung phải có "công thức bí mật" tạo nên sự thành công của mình.
Trong bài viết này tôi không có tham vọng đi phân tích nguyên nhân về sự thành công của Samsung mà sẽ chỉ đơn thuần kể cho các bạn 3 câu chuyện nhỏ về Samsung. Những câu chuyện mà không phải ai cũng biết về 1 công ty đã và đang dần dần từng bước tiến lên ngôi vị thống lĩnh ngành hàng điện tử gia dụng trên quy mô toàn cầu.
Câu chuyện 1: Bài diễn văn 8500 trang và 2000 hạt giống giá 100 triệu USD
Hiện tại Samsung là 1 trong những tập đoàn tư nhân lớn và lâu đời nhất Hàn Quốc, tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu của Samsung chiếm 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc và đóng góp khoảng 17% GDP cho Nam Hàn, nổi tiếng với 3 ngành kinh doanh chính là Điện máy, Hóa chất và Xây Dựng. Ảnh hưởng của Samsung ở xã hội Hàn Quốc lớn tới mức tập đoàn này gần như trở thành 1 quyền lực thứ 2 bên cạnh chính phủ. Năm 2008 khi chủ tịch Lee Kun Hee của Samsung bị cáo buộc gian lận thuế và bị tuyên án 3 năm tù giam cho hưởng án treo, chính tổng thống Hàn Quốc Lee Muyng Bak lúc bấy giờ đã đặt cược sinh mạng chính trị của mình khi ra lệnh ân xá cho ông này gây nên 1 làn sóng phản đối khá ầm ĩ trong xã hội nước này.
Thành lập năm 1938 với khởi nguồn là 1 công ty thương mại chuyên kinh doanh bột gạo và len... cái tên Samsung có phiên âm Hán Việt là "Tam Tinh" có nghĩa là "Ba ngôi sao".
Đến những năm thập niên 60, Samsung mới bước vào ngành hàng điện tử. Đến mãi tận đầu những năm 90, các sản phẩm của Samsung hầu như chỉ có ý nghĩa tiêu dùng trong nước vì khi xuất khẩu ra những thị trường khó tính hơn như Châu Âu, Mỹ, sản phẩm của Samsung thường "lép vế" vì chất lượng thấp dù giá thành rẻ mạt. Cũng giống như các sản phẩm Made in China bây giờ, Made by Samsung sử dụng lợi thế nhân công giá rẻ của Hàn Quốc sau chiến tranh Nam-Bắc Hàn để sản xuất hàng loạt trong khi chất lượng sản phẩm thì phần nào bị "thả nổi".
Năm 1987, chủ tịch sáng lập Samsung qua đời, 2 tuần sau đó Lee Kun Hee, con trai thứ 3 của ông này tiếp quản đế chế Samsung. Đứng trước 1 Samsung đang khá trì trệ của những năm 80, Lee Kun Hee quyết định bắt đầu chiến dịch thay đổi cách làm việc của Samsung bằng cách... không đến công ty. Làm việc tại nhà ở ngoại ô Seoul, nhất định không nghe điện thoại và tiếp khách, Lee Kun Hee muốn buộc các quản lý cấp dưới của mình phải tự ra quyết định và chịu trách nhiệm trước các quyết định đó. Dưới sự lãnh đạo của Lee Kun Hee, giá trị vốn hóa của Samsung tăng gấp 2,5 lần sau 6 năm từ 1988-1993. Ai cũng nghĩ mọi chuyện thế là đâu vào đấy và Lee đã hài lòng.
Năm 1993, Lee Kun Hee mang theo bộ sậu lãnh đạo cao cấp của Samsung đi tới Mỹ và các nước châu Âu để "mở mắt" cho cấp dưới của mình về sức cạnh tranh yếu kém của các sản phẩm Samsung trên thị trường quốc tế. Lee cho rằng chứng kiến sự èo uột của Samsung tại thị trường nước ngoài sẽ thức tỉnh đội ngũ lãnh đạo của mình. Tới đâu đoàn thăm quan cũng gặp cảnh sản phẩm của Sony, Panasonic hãnh diện trưng lên tủ kính còn đồ của Samsung thì bị dúi vào chỗ hứng bụi ở góc khuất của cửa hàng. Lúc ấy Lee mới hỏi bộ sậu xung quanh: "Tôi muốn năm 2000 Samsung trở thành 1 công ty tầm cỡ quốc tế, với tốc độ tăng trưởng như thế này, liệu chúng ta có thể đạt tới vị trí đó vào năm 2000 hay không? Câu trả lời : Không".
Đối diện với sự giận dữ của chủ tịch tập đoàn, những lãnh đạo cấp cao của Samsung không biết làm gì ngoài gãi đầu gãi tai, đối với tư duy của những người đã quen tâm lý thỏa mãn, tăng trưởng 2,5 lần trong vòng 6 năm đã là 1 con số trong mơ. Đến tháng 6/1993, khi đoàn thị sát tới Frankfurt, Đức. Lee Kun Hee nhận được bản báo cáo từ 1 cố vấn người Nhật tại Trung Tâm Thiết Kế Samsung. Bản báo cáo phơi bày những thực tại đáng buồn như việc cả 1 văn phòng với mấy trăm con người hoạt động hết sức uể oải. Thậm chí cả một dây chuyền kiểm tra sản phẩm rất đắt tiền nằm phủ bụi mất mấy tuần chỉ vì hỏng... ổ cắm điện mà cũng không ai thèm đụng tay.
Phẫn nộ với sự thờ ơ của các nhân viên dưới quyền, Lee triệu tập 1 cuộc họp khẩn cấp với hàng trăm lãnh đạo cao cấp của Samsung tại ngay Frankfurt. Cuộc họp kéo dài... 3 ngày về sau này được nhắc tới với cái tên "Tuyên ngôn Frankfurt 1993". Một trong những câu nói trở thành bất hủ của Lee trong "Tuyên ngôn Frankfurt" là: "Các anh hãy thay đổi tất cả trừ vợ và con". Thúc giục nhân viên dưới quyền tự "dịch kinh tẩy tủy", "Nếu đến 1994 Samsung không thể sản xuất được những chiếc điện thoại đủ sức cạnh tranh với đồ của Motorola thì Samsung sẽ tự đặt mình ra ngoài ngành công nghiệp điện thoại".
Nội dung của "Tuyên ngôn Frankfurt" được cô đọng lại thành "Chính sách quản lý mới" của Samsung và trình bày thành 1 cuốn sách 200 trang, phát đến tận tay cho từng công nhân. 1 quyển phụ lục riêng để giải nghĩa các khái niệm trong "Chính sách quản lý mới" được phát hành sau đó. Thậm chí những công nhân đọc viết không thông thạo còn được nhận 1 phiên bản vẽ theo phong cách... truyện tranh nhằm diễn giải dễ hiểu các gạch đầu dòng quan trọng của chính sách mới.
Kể từ đó, "Chính sách quản lý mới" được coi như thánh kinh của Samsung, thậm chí cả căn phòng khách sạn nơi diễn ra cuộc họp năm 1993 cũng được Lee cho "bốc" về tổng hành dinh của Samsung ở Hàn Quốc và tái tạo nguyên bản để làm nơi "thờ phụng", tồn tại như 1 vật chứng nhắc nhở nhân viên Samsung không bao giờ tự thỏa mãn và luôn khát khao hướng đến chất lượng sản phẩm để chinh phục thị trường quốc tế.
Không chỉ dừng ở đó, sau "Tuyên ngôn Frankfurt", Lee dành 2 tháng tiếp theo đi khắp các chi nhánh của Samsung trên thế giới, từ London đến Osaka để trực tiếp truyền đạt khát vọng thay đổi của mình đến từng lãnh đạo dưới quyền. 350 giờ thuyết giảng của Lee trong 2 tháng ấy sau khi được ghi chép lại chiếm hết 8500 trang giấy.
Trong những năm sau "Tuyên ngôn Frankfurt", Samsung trở thành 1 trường đại học khổng lồ. "Trường dạy CEO Samsung" ra đời tháng 9/1993, 3 tháng sau "Tuyên ngôn Frankfurt" đón 850 học viên là tất cả số quản lý cấp cao của Samsung tại thời điểm đó đến đào tạo trong 6 tháng, 3 tháng tại chỗ và 3 tháng ở nước ngoài. Khi các học viên thực tập ở nước ngoài Lee cấm họ không được di chuyển bằng máy bay mà phải sử dụng các phương tiện đường bộ như ô tô, tàu, bus để cảm nhận rõ ràng hơn văn hóa nước sở tại.
Trong 5 năm từ 1994 đến 1999 mỗi năm Samsung chọn ra 400 người trẻ tuổi có ít nhất 3 năm kinh nghiệm, nhét vào tay họ 1 nắm tiền và tung đội ngũ này ra nước ngoài trong 1 năm, mặc cho họ đi đâu, làm gì thì tùy. Lee hi vọng đội ngũ hạt giống này có thể trở về với hiểu biết và kinh nghiệm sâu sắc về thị trường bản địa mà họ tới "nằm vùng". Sau khi trở về từ nước ngoài, đội ngũ hạt giống này sẽ trở thành chủ lực cho chính sách "tập đoàn toàn cầu, thấu hiểu địa phương" của Samsung. Trong 5 năm từ 1994 đến 1999 chỉ riêng chương trình gieo giống của Samsung ước tính đốt hết 100 triệu USD để đào tạo 2000 hạt nhân chủ chốt cho kế hoạch đánh chiếm thị trường thế giới của mình.
Đến tận bây giờ Trung tâm phát triển nhân lực của Samsung đóng ở Hàn Quốc vẫn tiếp nhận khoảng 50 ngàn học viên mỗi năm. Công cuộc "luyện quân" của Samsung kéo dài suốt hơn 20 năm đến bây giờ vẫn không hề có dấu hiệu "lão suy".
Câu chuyện thứ 2: "7 đến 4" và 5%
Để hiểu hơn về câu chuyện này, hãy quay trở lại 1 chút vào thời điểm cuối những năm 1960 khi Lee Byung-Chul người sáng lập Samsung, cha của Lee Kun Hee tìm kiếm người kế vị mình trong số 3 người con trai. Người Hàn Quốc vốn rất kiêng kỵ việc "phế trưởng lập thứ" thấy bị sốc khi Byung-Chul sa thải 2 người con trai lớn đang làm việc tại Samsung để đảm bảo Lee Kun Hee có thể danh chính ngôn thuận bước lên ngai vàng mà không sợ bị 2 anh tranh giành quyền lực sau khi cha mất. Là con trai út, Lee Kun Hee sở hữu 1 tính cách khá trầm lặng nhưng lại vô cùng quyết liệt.
Có lẽ chính vì sự quyết liệt ấy mà khi Lee Kun Hee tuyên bố mình sẽ đổi giờ làm việc của Samsung sang khung 7 h sáng đến 4h chiều, không 1 ai trong số hơn 50 ngàn nhân viên của Samsung năm 1993 dám cãi lời chủ tịch. Trong khi giờ làm việc của người Hàn Quốc bắt đầu lúc 9h sáng và kết thúc lúc 6h chiều, Lee Kun Hee yêu cầu tất cả nhân viên của mình rời nhiệm sở lúc 4h chiều để giành thời gian cho các hoạt động xã hội cũng như tham gia những khóa đào tạo ngoài giờ của tập đoàn. Sau 4h chiều, Lee Kun Hee thường tự mình gọi điện đến các bộ phận của Samsung một cách ngẫu nhiên, bất kỳ ai trả lời điện thoại sau 4h chiều đều bị quở mắng thậm tệ.
Chính sách thay đổi giờ làm tại Samsung gây ảnh hưởng tới 1 bộ phận lớn công nhân viên nhưng không ai dám có nửa lời than vãn.
Cũng có lẽ vì tính cách quyết liệt đó, khi Lee ra quyết định đưa ra các chính sách đào tạo của mình, ông đã dự tính sẵn "5-10% nhân sự không thể thay đổi sẽ phải ra đi, 25-30% thấy sự thay đổi khó khăn sẽ được giao ít trách nhiệm hơn (giáng chức), chỉ 5-10% quản lý "cải tạo tốt" mới trở thành hạt nhân của chế độ mới". Kết quả là trong suốt những năm cuối thập niên 90, không 1 công ty nào trên thế giới có tốc độ thay đổi nhân sự ở các vị trí lãnh đạo cao cấp nhanh như Samsung.
Dù cha của Lee có chọn con út làm người kế vị vì tính cách quyết liệt của ông hay không thì chúng ta cũng phải thừa nhận 1 điều rằng đây là sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn. Doanh số của Samsung đã tăng trưởng 51 lần từ khi Lee lên nắm quyền năm 1987.
Câu chuyện thứ 3: "Lửa thiêu Bác Vọng"
Năm 1988, Samsung sản xuất ra mẫu điện thoại đầu tiên của mình: SH-100. Sau gần 20 năm bị Nokia "đè đầu cưỡi cổ", Samsung giờ đây đã là tân vương của làng sản xuất điện thoại toàn cầu với các sản phẩm smartphone thuộc dòng Galaxy S và Galaxy Note được đón nhận nồng nhiệt.
Năm 1991, Samsung bắt đầu sản xuất tấm nền LCD để bán cho các đối tác. Năm 2013, ti vi LCD thương hiệu Samsung đang là bá chủ thị trường.
Năm 1994, Samsung bắt đầu sản xuất chip nhớ flash. Năm 2013, sản lượng chip nhớ flash và DRAM của Samsung gần bằng tất cả các hãng còn lại cộng vào.
Tháp Petronas ở Malaisia, tháp Taipei 101 Đài Loan, tòa nhà Burj Khalifa tại Dubai, 3 trong số 10 công trình cao và ấn tượng nhất thế giới đều có chung 1 nhà thầu chính: Samsung.
3 trong số 10 tòa tháp nằm trong danh sách này do Samsung làm thầu chính.
Tất cả những thành công ấy không đến trong ngày 1 ngày 2 sau "Tuyên ngôn Frankfurt". Ngay cả khi đã áp dụng những biện pháp huấn luyện cực kỳ quyết liệt, Samsung vẫn chưa thể thực sự loại bỏ toàn bộ "tàn dư" của lối làm việc cũ. Tháng 11/1993, khi Samsung cho ra đời mẫu SH-700, Lee-Kun-Hee đã rất tự hào đem một số máy đi làm quà tặng năm mới. Khi Lee biết rằng 1 số máy mình tặng bị hỏng khi vừa ra khỏi hộp, ông yêu cầu nhân viên dưới quyền tập trung tất cả 150 ngàn máy SH-700 trong kho thành 1 đống, triệu tập hơn 2000 nhân viên Samsung đến và đốt tất cả đống sản phẩm lỗi. Khi lửa tắt, máy ủi được điều đến cày xới tan nát phần còn lại. "Nếu các anh tiếp tục làm ra những sản phẩm chất lượng kém, tôi sẽ quay lại và làm y như vừa nãy". Tháng 5/2012, 3 tuần trước khi Galaxy S3 lên kệ, có người phàn nàn rằng chất lượng lớp sơn ở sản phẩm sắp bán không đẹp được như sản phẩm mẫu. Sau khi điều tra rằng lời phàn nàn này là đúng sự thực "phần vân xước không được mịn như hàng mẫu", 100 ngàn ốp lưng Galaxy S3 đang ở trong kho và cả hàng chờ xuất ở sân bay bị lôi ra tiêu hủy và thay thế.
Thay cho lời kết
Dù yêu hay ghét hoặc thậm chí là thờ ơ với Samsung, chúng ta không thể phủ nhận rằng sự vươn lên của Samsung từ 1 nhà sản xuất "hạng hai" lên thành thế lực quan trọng nhất trong ngành công nghiệp điện thoại toàn cầu là 1 kì tích. Dù kì tích ấy bắt nguồn từ sự nghiêm khắc trong khâu quản lý chất lượng, từ những đợt "luyện quân" cật lực hay chỉ đơn giản là cách chọn điểm rơi thị trường đúng đắn thì câu chuyện về 1 Samsung không sợ thay đổi vẫn là một trong những tiết mục "truyện đọc đêm khuya" ưa thích của tôi.
Với những gì Samsung thể hiện ở Galaxy S4, tôi tin tưởng rằng con đường củng cố ngôi vô địch của Samsung vẫn chưa dừng lại tại đây. Trong khi Apple đang xoay sở tìm cách thoát ra khỏi lối mòn, Nokia vẫn đang bếp bênh bên bờ tụt hạng, BlackBerry và Sony, HTC cùng đang nắm tay nhau tụt dốc, hiện tại Samsung đang là công ty thú vị nhất trong số các nhà sản xuất smartphone. Thực sự hi vọng tôi có thể trở lại chủ đề Samsung trong 1 ngày gần đây.
Theo Minh Lết/Trí Thức Trẻ
http://tiin.vn/chuyen-muc/sanh/made-by-samsung-va-nhung-chuyen-chua-bao-gio-ke.html
-------------------------------------------------------------------------------------------
Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.
Albert Einstein .
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Cám ơn lời bình luận của các bạn .
Tôi sẽ xem và trả lời ngay khi có thể .
I will review and respond to your comments as soon as possible.,
Thank you .
Trần hồng Cơ .
Co.H.Tran
MMPC-VN
cohtran@mail.com
https://plus.google.com/+HongCoTranMMPC-VN/about