PHẪN NỘ .
Số phận đặt ta trước hàm rắn độc
Phải làm gì đây , chẳng lẽ lại ngồi im
Bốn nghìn năm qua được bao lúc bình yên
Đến bây giờ Biển Đông cuồng nổi sóng .
Hướng về Biển những trái tim vang vọng
Cùng dang tay gìn giữ nước non nhà
Trời của ta , Đất của ta và Biển của ta
Không thể có dấu giày quân xâm lược .
Lịch sử xưa bao anh hùng giữ nước
Không cúi đầu khuất phục ngoại bang
Trong tim ghi khắc hai chữ Việt Nam
Quyết một lòng xả thân báo quốc .
Nòi giống Việt đồng tâm vững bước
Vượt phong ba bão táp lũ bá quyền
Dù bao lần vận nước truân chuyên
Ta vẫn mãi là con dân nước Việt .
Những ngày tháng đầy phẫn nộ .
Trần hồng Cơ
12/05/2014 .
-------------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học là một điều tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống.
Albert Einstein .
Sự lựa chọn của lịch sử
Trả lờiXóaVới mỗi con người, không ai chọn cửa để sinh ra, cha mẹ và anh em thế nào thì phải chịu thế nấy, nhưng có thể chọn bạn bè để chơi, chọn vợ, chọn chồng; khi gặp láng giềng bất hảo, có thể bán nhà, đổi cửa để tìm hàng xóm và không gian phù hợp.
Với một đất nước, không ai chọn được láng giềng theo ý muốn. Gặp phải lân bang xấu bụng, ác tính, không thể bán nước hay dời quê. Cha ông mình chỉ còn cách duy nhất : “Tự lực, tự cường, dám là mình và chấp nhận đối mặt, không để họ ức hiếp”.
Việt Nam là một dân tộc lạ lùng. Sống cạnh người hàng xóm khổng lồ, tham lam mà mấy ngàn năm vẫn vững bền. Cả ngàn năm bị xâm lược, cố tình đồng hóa vẫn kiên cường độc lập. Chữ Nôm và tiếng Việt vẫn ngạo nghễ cạnh chữ Hán, tiếng Tàu. Áo dài vẫn hiên ngang và duyên dáng cạnh xường xám. Nước mắm vẫn nồng nàn hương vị cạnh xì dầu. Tiếng Việt là ngôn ngữ duy nhất ở châu Á có cách viết riêng kiểu chữ La Tinh với mấy dấu bé tẹo mà cực kỳ phức tạp. “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”.
Chưa có dân tộc nào mà lịch sử lại khốc liệt như Việt Nam. Cả phụ nữ và trẻ em cũng sát vai đánh giặc giữ làng, giữ nước. Dẫu phải thường xuyên đánh giặc nhưng đó là chuyện chẳng đặng đừng, bị dồn vào chân tường. Chính những dân tộc thường xuyên bị chiến tranh là những dân tộc yêu chuộng hòa bình và không dễ gì bắt nạt. Đánh giặc, chống ngoại xâm, giữ vững độc lập đã khó nhưng khó nhất là giữ được bản sắc của dân tộc trước nạn diệt chủng văn hóa tàn bạo của phong kiến phương Bắc.
Từ thế kỷ X, Đinh Tiên Hoàng (924 - 979) đã dõng dạc tuyên bố “Cồ Việt quốc đương Tống khai bảo. Hoa Lư đô thị Hán Tràng An” (Nước Đại Cồ Việt sánh ngang nước Tống. Kinh thành Hoa Lư tựa Tràng An, Trung Quốc). Câu đối này được thờ trang trọng trong đền vua Đinh ở Ninh Bình.
Hơn nửa thế kỷ sau, trong “Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên”, Lý Thường Kiệt (1019 - 1105) lại đanh thép khẳng định “Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành phân định (chứ không phải định phận) tại sách Trời. Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm. Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời”.
Thế kỷ XIII, vó ngựa Nguyên Mông đi tới đâu thì cỏ không mọc nổi. Đạo quân của Thành Cát Tư Hãn làm bá chủ từ Âu sang Á. Vậy mà 3 lần xâm lược Việt Nam, là 3 lần đại bại, rồi suy vong. Có người Trung Quốc thời đó cảm thán rằng “Nếu dân tộc Đại Việt ở phương Bắc thì vó ngựa Nguyên Mông không thễ dẫm nát châu Âu. Nếu Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn sinh ra thời nhà Tống thì người Trung Quốc không bị đô hộ cả trăm năm”. Thời đó, người dân Việt, qua Trần Bình Trọng (1259 - 1285) đã xác định tâm thế “Thà làm quỷ nước Nam, hơn làm vương đất Bắc”.
Đầu thế kỷ XVII, khi bị Minh Tự Tông hoạch họe và uy hiếp bằng câu đối “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục” (Cột đồng nay đã rêu xanh), mượn ý Mã Viện xưa “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” - Trụ đồng ngã, Giao Chỉ bị diệt). Trước mặt bá quan văn võ nhà Minh, sứ thần Giang Văn Minh (1573 - 1638), dù “Tiên đối dị, đối đối nan” (ra câu đối thì dễ, đối lại mới khó), đã sang sảng đáp trả “Đằng giang tự cổ huyết do hồng” (Sông Bạch Đằng từ xưa đỏ vì máu).
Xuân Kỷ Dậu 1789, cả nước Việt lại đồng lòng quyết chí “Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn. Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” (Hịch tướng sĩ của Quang Trung), quét sạch 300.000 quân Thanh và tùy tùng xâm lược. Khí phách đó vẫn tiếp tục duy trì khi chống Pháp với Nguyễn Trung Trực (1839 - 1868): “Chừng nào nhổ hết cỏ trên trái đất thì may ra mới trừ tiệt được những người nước Nam đánh Tây”. Khi quê hương bị xâm lược thì cả nước đồng lòng xung trận, đoàn kết xả thân vì đất Mẹ, thề “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Lời thề “Quyết chiến, chiến đến cùng!” của Hội Nghị Diên Hồng chống Nguyên Mông nói lên tinh thần bất khuất và hào khí Đại Việt.
Nguyễn Văn Mỹ
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140519/su-lua-chon-cua-lich-su.aspx
南國山河
Trả lờiXóa南 國 山 河 南 帝 居
截 然 定 分 在 天 書
如 何 逆 虜 來 侵 犯
汝 等 行 看 取 敗 虛
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Lý Thường Kiệt - Phạt Tống Bình Chiêm .