Hiểu vật lý trong 60 giây - Bài 5 . Máy va chạm LHC
Lời nói đầu .
Tạp chí Symmetry trình bày rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong Vật lý hiện đại với những ý tưởng , bài viết , công trình lý thuyết lẫn thực nghiệm của tập thể các nhà khoa học hàng đầu hiện nay trên thế giới . Chuyên mục " Hiểu biết Vật lý trong 60 giây " tổng hợp một số bài viết ngắn gọn , súc tích và đầy tính đột phá trong việc giải thích các cơ chế vật lý nhằm giúp người đọc dễ dàng tiếp cận những thông tin mới mẻ . Tác giả của những bài viết này hiện đang công tác tại các Trung tâm nghiên cứu , Viện Khoa học và các trường Đại học danh tiếng nên nguồn thông tin luôn được cập nhật thường xuyên .
Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc .
Trần hồng Cơ .
Tham khảo - Trích lược .
Ngày 05/05/2014.
-------------------------------------------------------------------------------------------
Minh họa : Sandbox Studio
Máy va chạm LHC
Large Hadron Collider hiện đang được đặt trong một đường hầm có chu vi khoảng 27 km chôn sâu dưới đất tại một vùng nông thôn ở ngoại ô Geneva, Thụy Sĩ. Hoạt động của nó bắt đầu vào năm 2007, và khi đó LHC là máy gia tốc hạt mạnh nhất thế giới. Các dòng proton năng lượng cao trong hai chùm tia ngược chiều sẽ được luân phiên va đập vào nhau nhằm tìm kiếm các dầu hiệu của sự siêu đối xứng, vật chất tối và nguồn gốc của khối lượng vật chất .
Máy va chạm LHC là máy tạo gia tốc hạt lớn nhất - Hình ảnh CERN . |
Các dòng được tạo thành chùm có chứa hàng tỷ proton. Được di chuyển dưới tốc độ của ánh sáng chúng sẽ được kích hoạt , tăng tốc, và kềm giữ sự chuyển động trong nhiều giờ, được định hướng bởi hàng ngàn thanh nam châm siêu dẫn mạnh mẽ.
Các thanh nam châm siêu dẫn bên trong LHC . |
Trong hầu hết đường hầm , các chùm tia chuyển động trong hai ống chân không riêng biệt, nhưng ở bốn điểm chúng va chạm là nơi quan sát các thí nghiệm chính, được biết đến với tên viết tắt : ALICE, ATLAS, CMS và LHCb. Các máy dò được bố trí ở các điểm này sẽ quan sát và phát hiện các thí nghiệm khi năng lượng của proton va chạm nhau biến đổi thành một loạt các hạt kỳ lạ.
Các máy dò có thể quan sát đến 600 triệu sự kiện va chạm mỗi giây, với các thí nghiệm truy lùng các dữ liệu đối với các dấu hiệu của những sự kiện cực kỳ hiếm có như việc tạo ra các hạt boson Higgs đã được các nhà vật lý hạt tìm kiếm rất lâu trong quá khứ .
01/04/2005
Theo Mike Lamont, CERN
+++++++++++++++++++++++++++
Nguồn :
1. http://www.symmetrymagazine.org/article/april-2005/explain-it-in-60-seconds
2. http://home.web.cern.ch/topics/large-hadron-collider
3. http://www.atlas.ch/photos/lhc.html
4. http://blog.vixra.org/2010/04/24/lhc-achieves-stable-squeezed-beams/
5. http://en.wikipedia.org/wiki/Large_Hadron_Collider
Trần hồng Cơ
Tham khảo - Trích lược .
Ngày 06/10/2014 .
-------------------------------------------------------------------------------------------
Chúng ta phải biết và chúng ta sẽ biết .
David Hilbert .