This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivs 3.0 United States License.
TOÁN THỰC HÀNH CHƯƠNG 2 . 2.1
Chương 2 . XÁC SUẤT ,
THỐNG KÊ VÀ CÁC BÀI TOÁN ỨNG DỤNG .
Bài
giảng
2.1
XÁC SUẤT ( PROBABILITY ) - ĐẠI LƯỢNG TỔ HỢP ( COMBINATORICS ) - GIÁ TRỊ KỲ VỌNG ( EXPECTED VALUE )
Chủ đề
- Khái niệm cơ bản về xác suất .
- Luật xác suất .
- Đại lượng tổ hợp , giá trị kỳ vọng .
- Xác
suất có điều kiện .
Ứng dụng
- Tung súc sắc .
- Khuyết tật trong sản xuất .
- Xổ số .
- Chơi bài .
- Tung đồng xu .
Khái niệm cơ bản
* Khaí niệm ( Thực nghiệm - Experiment – Biến cố – Luật số
lớn - Law of large number ) .
* Luật xác suất ( Biến cố không liên quan - Mutually
exclusive events )
* Đại lượng tổ hợp - Combinatorics ( Giá trị kỳ vọng -Expected
value )
* Xác suất có điều kiện - Conditional probability ( Luật
nhân xác suất -Product rule –Biến cố phụ thuộc và biến cố độc lập -Dependent
and independent events – Sơ đồ cây - Tree diagram)
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
1. Khái niệm cơ bản về xác suất .
* Thực nghiệm : là quá
trình thu được từ một sự quan sát hiện tượng nào đó .
* Không gian mẫu - Sample space : kí hiệu S gồm
các thu hoạch khả dĩ của thực nghiệm .
* Biến cố : là tập con
E của không gian mẫu S .
Ví dụ .
Thực nghiệm ( experiment ) tung súc sắc .
Thu hoạch khả dĩ ( possible outcomes ) của con súc sắc đơn là các
nút 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 .
Không gian mẫu ( sample
space ) là S = {1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 }
Một số các biến cố khả dĩ như
sau :
E1 = {3} “ xuất hiện nút 3 ”
E2 = {2,4,6} “ xuất hiện các nút chẵn ”
E3 = {1,3,5} “xuất hiện các nút lẻ ”
…
Xác suất của
biến cố - Probability of an event
Ví dụ . Tung con súc sắc đồng chất . Tìm :
a.
Xác
suất xẩy ra nút 5 .
b.
Xác
suất xẩy ra nút nhỏ hơn 5 .
c.
Xác
suất xẩy ra nút lớn hơn 4 .
Lời giải .
a. Thực nghiệm ( experiment ) tung súc sắc .
Thu hoạch khả dĩ ( possible outcomes ) của con súc sắc đơn là các
nút 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 .
Không gian mẫu ( sample
space ) S = {1 , 2 , 3 , 4 , 5 ,
6 }
; n(S) = 6

Nếu thực nghiệm được lập lại rất
nhiều lần thì tần suất tương đối của một thu hoạch có xu hướng tiến dần về xác
suất của thu hoạch đó .
2. Luật xác
suất .
Luật
xác suất 1
Hai biến cố không thể xẩy ra
đồng thời được gọi là biến cố không liên quan – nghĩa là phần giao của 2 biến
cố này là Æ .
Ví dụ . Tung con súc sắc đồng chất .
Gọi E là
biến cố “ xuất hiện nút chẵn ” .
Gọi O là
biến cố “ xuất hiện nút lẻ ” .
Gọi G3 là biến cố “ xuất hiện
nút lớn hơn 3 ” .
a. E và G3 có phải là biến cố
không liên quan ?
b. E và O có phải là biến cố
không liên quan ?
Lời giải .
a.
E = {2,4,6}
; G3 = {4,5,6} => E Ç G3 = {4,6}
¹ Æ
E và G3 không phải là biến cố không liên
quan .
b.
E = {2,4,6}
; O = {1,3,5} => E Ç O = Æ
E và O
là biến cố không liên quan .
*************************************************
Trần hồng Cơ
10/10/2012Xem tiếp dưới đây
http://cohtran-toan-don-gian.blogspot.com
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivs 3.0 United States License.
-------------------------------------------------------------------------------------------
Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.
Albert Einstein .
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Cám ơn lời bình luận của các bạn .
Tôi sẽ xem và trả lời ngay khi có thể .
I will review and respond to your comments as soon as possible.,
Thank you .
Trần hồng Cơ .
Co.H.Tran
MMPC-VN
cohtran@mail.com
https://plus.google.com/+HongCoTranMMPC-VN/about