Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017

TẠP VĂN 3 .


TẠP VĂN 3 . /.


Dân Saigon thẳng tính , lương thiện .









8 khác biệt giữa kẻ giả tạo và người chân thành







Life Story: Lời khuyên dành cho những người mới bắt đầu - Ira Glass

Standard





Tâm sự từ Zenpencils: 
Không phải là tôi thích tự sướng khi vẽ chính mình, thật sự thì tôi chẳng muốn chút nào, nhưng đoạn nói chuyện này không hiểu sao đã tóm tắt lại được toàn bộ con đường tôi đã đi qua. Tôi nhận được rất nhiều email từ những họa sĩ tài năng khác nói rằng "Bạn có thể cho tôi một lời khuyên được không?" hay "Tôi sẽ không bao giờ có thể vẽ đẹp được như bạn." Tôi hy vọng rằng các bạn sẽ không nghĩ rằng tôi bỏ công việc cũ, cầm cây bút chì lên lần đầu tiên và bắt đầu vẽ những bài comic như thế này. Không có chuyện đó đâu. 

Trước khi có Zen Pencils, tôi đã liên tục vẽ truyện tranh ít nhất 5 năm. Tôi có được cái may mắn là được vẽ cho một tờ báo địa phương mỗi tuần một bài, mỗi năm trong tuần, và trong 5 năm. Khoảng 3 trước, một tờ báo khác đã thuê tôi vẽ cho họ. Có nghĩa là trong vòng 3 năm trở lại đây, mỗi tuần tôi phải vẽ 2 bài. Cộng lại là (52 x 5 = 260) + (52 x 3 = 156) = 416 comics trong vòng 5 năm, chưa kể công việc chính thức của tôi (vẽ chỉ là công việc ngoài giờ). Tôi tự thú nhận luôn là ít nhất 200 cái comics trong số đó phải nói là rất xấu, đến nỗi tôi sẽ không muốn đưa cho bạn xem. Trước khi vẽ truyện tranh cho báo, tôi đã từng làm rất nhiều dự án ở trường đại học cũng như trung học và suốt cả một tuổi thơ. 

Trong cuốn sách Outliers của Malcolm Gladwell, ông đã viết về quy luận 10000 giờ, căn bản thì quy luật đó nói rằng để trở thành một chuyện gia trong bất cứ lĩnh vực gì bạn phải bỏ ra 10000 giờ luyện tập. Ông nêu lên ví dụ về ban nhạc The Beatles đã luyện tập tại Hamburg liên tiếp không ngừng nghỉ trong vòng hai năm cho nhuần nhuyễn trước khi thu âm bài hát đầu tiên của họ. Vì thế lời khuyên tốt nhất tôi có thể gửi đến các bạn trẻ là, không cần biết bạn theo đuổi cái gì: BẠN PHẢI BỎ RA CÔNG SỨC! 
Dịch/edit: Triết Học Đường Phố



Dù trẻ hay già cứ làm được 8 thói quen tốt này mỗi ngày là sẽ không lo bệnh tật

A- A+ ‹Đọc›
Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút 
Những thay đổi để có thói quen tốt trong suốt 365 ngày sẽ tạo ra sự cải thiện đáng kể trong sức khỏe toàn diện của bạn.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
Nếu có thể làm được 8 thói quen tốt này mỗi ngày bạn sẽ nhận được "phần thưởng" là sự khỏe mạnh và tránh xa được nhiều bệnh tật.
1. Đi ngủ trước 10 giờ tối


Không đủ ngủ chắc chắc sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe (nó làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch). Hơn thế, thời điểm đi ngủ cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Aunna Herbst, bác sĩ tại Cleveland Clinic’s Center for Functional Medicine, cho biết: "Y khoa hiện đại gợi ý rằng, thời điểm chữa lành tối ưu cho giấc ngủ là từ 10 giờ tối đến lúc nửa đêm". Lên giường đi ngủ trước 10 giờ tối mang lại những lợi ích quan trọng: Khả năng phục hồi tốt hơn của cơ thể, tăng cường miễn dịch và giảm thiểu các tổn thương gốc tự do cũng như tình trạng viêm nhiễm.
2. Hít thở sâu
Thiền hay hít thở sâu - loại bỏ hoàn toàn các thiết bị công nghệ hay những yếu tố gây nhiễu khác - có thể tiềm ẩn nhiều lợi ích hơn so với việc đơn thuần tập trung vào bản thân bạn. Bác sĩ Herbst khẳng định: "Thiền định đã được chứng minh là làm giảm các hormone chống hay chạy".
Kết quả là mức độ lo âu giảm xuống, lượng đường huyết được điều hoà và hệ miễn dịch được cải thiện. Bạn không phải tuân thủ bất cứ mô thức hay kỹ thuật thực hành hít thở cụ thể nào. Nhưng để tối ưu hoá thói quen này bằng cách lên lịch ít nhất 10 phút/ngày thiền định từ 1 đến 3 giờ chiều. Đó là khi hormone kiểm soát chu kỳ thức/ngủ của chúng ta thường ở mức thấp.
3. Kết nối với những người khác

Những người có mối quan hệ tốt thường sống lâu hơn, hạnh phúc hơn và nhìn chung, khỏe mạnh hơn. Một nghiên cứu từng chỉ ra rằng, có các mối quan hệ xã hội giúp ích rất nhiều cho việc giảm nguy cơ tử vong, tương đương với việc bỏ thuốc lá. Và dành thời gian với gia đình, bạn bè khiến bạn xả stress - một vấn đề vô cùng quan trọng khác của sức koer. Do đó, hãy ưu tiên dành thời gian cho bữa tối sum họp. Bác sĩ Herbst nhấn mạnh: "Bất cứ việc gì cho phép bạn thể hiện mặt sáng tạo của mình và mang đến cảm giác kết nối với cộng đồng đều có tác dụng lớn lao cho sức khỏe".
4. Ăn các loại hạt

Ăn nhiều loại hạt (dưới dạng thô hoặc đã nướng lên) 5 hoặc nhiều hơn 5 lần/tuần giúp giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch – chưa kể danh sách dài những lợi ích khác. Bác sĩ Ann Kulze, chuyên gia về sức khỏe, cho hay: "Các loại hạt là thực phẩm tiêu biểu giúp kiểm soát cân nặng, tăng cường sức khỏe trao đổi chất, bảo vệ thị giác và sức khỏe não bộ.
Khi bạn nhìn vào thành phần cấu tạo của các loại hạt, bạn sẽ thấy chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi lợi ích của chúng được ca ngợi nhiều đến thế. Chúng rất giàu các dưỡng chất đặc biệt quan trọng, chất béo có lợi cho sức khỏe, vitamin và khoáng chất cần thiết cũng như các chất kháng viêm siêu mạnh".
5. Ngồi làm việc đúng cách

Bạn biết rằng, mình cần tập thể dục thể thao để giữ gìn sức khỏe. Nhưng thường xuyên tới phòng tập thể hình chưa đủ nếu bạn cũng dành nhiều thời gian ngồi làm việc một chỗ. Bác sĩ Kulze lý giải: "Khi bạn ngồi trong khoảng thời gian dài, bạn đang hủy hoại cơ thể mình". Tất nhiên, bạn không cần bỏ việc - chỉ cần đảm bảo rằng hãy thực hiện một số hoạt động nhẹ nhàng trong 2-3 phút (đi lại trong văn phòng hay thực hiện bài tập gánh đùi tại chỗ) mỗi tiếng một lần để đảo ngược tác hại của ngồi nhiều.
6. Luôn tươi cười

Judy Simon, chuyên gia dinh dưỡng ăn kiêng đã có bằng chứng nhận kiêm chuyên viên hướng dẫn lâm sàng tại Đại học Washington, : "Khi bạn cười vui, bạn thực sự giúp đốt cháy calo và cảm thấy hạnh phúc hơn". Tiếng cười giúp giảm stress và tăng cảm giác yêu đời, phấn chấn trong bạn. Trên thực tế, một nghiên cứu nhỏ năm 2014 về những người cao tuổi cho thấy, xem một video hài hước có tác dụng cải thiện trí nhớ, giảm hormone stress.
7. Tự nấu ăn

Giảm những bữa tối đặt ngoài hàng hay những bữa trưa ăn đồ ăn nhanh; dành thời gian để tự vào bếp chuẩn bị đồ ăn không chỉ giúp bạn giảm hoặc duy trì cân nặng và còn tránh nhiều loại bệnh mãn tính. Thật dễ dàng để đoán biết lý do tại sao: bạn có thể bổ sung nhiều rau và trái cây cũng như kiểm soát khẩu phần ăn khi "tự lăn vào bếp".
Chuyên gia Simon cho biết: "Về ngắn hạn, tự nấu ăn giúp cung cấp nhiên liệu tốt hơn và do đó, họ nhận được những dưỡng chất mình cần. Họ có thể tăng chất lượng cuộc sống lành mạnh và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư, tiểu đường tuýp 2, bệnh tim và huyết áp cao". Khi cuộc sống quá bận rộn để có thể nghĩ tới chuyện tự nấu ăn, lên kế hoạch cho bữa ăn, bạn có thể sử dụng dịch vụ vận chuyển đồ ăn và thực phẩm tới nhà, bớt thời gian đi chợ mua sắm.
8. Họ thích ra ngoài trời

Dành thời gian ngoài trời giúp cơ thể nạp đủ vitamin D – vitamin thiết yếu cho sức khỏe xương và thần kinh – cũng như giúp bạn năng vận động. Dạo bộ trong công viên hay những nơi phủ nhiều cây xanh thậm chí còn tốt hơn nhiều so với việc dạo quanh toà nhà bạn ở.
Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy, những người dạo bộ trong thiên nhiên có ít suy nghĩ tiêu cực hơn và ít hoạt động trong vùng não có liên quan tới nguy cơ mắc bệnh về tâm thần so với những người đi bộ quanh những con phố đông đúc. "Hãy ra ngoài trời", chuyên gia Simon khuyên. "Việc này tốt cho tâm trạng của bạn. Kết nối với thiên nhiên và thứ gì đó lớn lao hơn chính bản thân bạn, trải nghiệm sự kỳ diệu của chúng, là cách tuyệt vời để xả stress".




------------------------------------------------------------------------------------------- 

 If you know about what you are talking about , you have something more valuable than gold and jewels - 

Có nhiều vàng và châu ngọc , nhưng miệng có tri thức là bửu vật quý giá vô song . 

Châm ngôn 20:15



Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017

GIẢI TOÁN PHỔ THÔNG BẰNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN . Phần 16e . NGUYÊN HÀM - TÍCH PHÂN.



GIẢI TOÁN PHỔ THÔNG BẰNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN .

Phần 16e . NGUYÊN HÀM  - TÍCH PHÂN.   

DANH MỤC CÔNG CỤ GIẢI TOÁN TRỰC TUYẾN  MATHEMATICA  WOLFRAM | ALPHA .

Giới thiệu .

Bạn đọc truy cập vào đường dẫn  http://cohtrantmed.yolasite.com/widgets-tructuyen  để sử dụng các widgets giải toán trực tuyến W|A Mathematica theo chỉ mục trong danh sách dưới đây .

Những widgets này đã được tác giả sắp xếp theo từng môn học và cấp lớp theo ký hiệu như sau :

D : Đại số . Ví dụ  D8.1 widget dùng cho Đại số lớp 8 , mục 1 - Khai triển , rút gọn biểu thức đại số .
H : Hình học . Ví dụ  H12.3  widget dùng cho Hình học lớp 12 , mục 3 - Viết phương trình tham số của đường thẳng trong không gian .
G : Giải tích . Ví dụ : G11.7  widget dùng cho Giải tích lớp 11 , mục 7 - Tính đạo hàm cấp cao của hàm số
GI : Giải tích cao cấp I . Ví dụ GI.15  widget dùng cho Giải tích cao cấp I , mục 15 - Khai triển hàm số bằng đa thức TAYLOR
GII : Giải tích cao cấp II .


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


 ĐẠI SỐ 8

D8.1  Khai triển , rút gọn biểu thức đại số
D8.2  Rút gọn phân thức
D8.3  Phân tích thừa số
D8.4  Nhân 2 đa thức
D8.5  Khai triển tích số ( có thể dùng để khai triển Newton )
D8.6  Phân tích thừa số

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

ĐẠI SỐ 10

D10.1 Giải phương trình nguyên Diophante
D10.2 Giải phương trình tuyệt đối
D10.3 Giải phương trình chứa tham số
D10.4  Giải phương trình đại số
D10.5  Giải phương trình từng bước
D10.6  Giải bất phương trình minh hoạ bằng đồ thị

D10.8  Tính giá trị biểu thức hàm số
D10.9  Giải bất phương trình đại số và minh hoạ bằng đồ thị
D10.10  Giải bất phương trình đại số - tìm miền nghiệm
D10.11  Giải phương trình đại số
D10.12  Giải phương trình vô tỷ
D10.13  Giải phương trình minh hoạ từng bước
D10.14  Giải phương trình dạng hàm ẩn
D10.15  Giải hệ thống phương trình tuyến tính , phi tuyến
D10.16  Giải hệ phương trình
D10.17  Vẽ miền nghiệm của bất phương trình đại số
D10.19  Tối ưu hoá hàm 2 biến với các ràng buộc
D10.20  Tìm giao điểm của đồ thị hàm số và trục hoành Ox , trục tung Oy

HÌNH HỌC 10

H10.1  Tính diện tích tam giác trong hệ toạ độ Oxy
H10.3  Khảo sát conic ( đường tròn , Ellipse , Parabola , Hyperbola )
H10.2  Tính khoảng cách từ 1 điểm đến đường thẳng trong Oxy



++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

ĐẠI SỐ 11

D11.1 Thuật chia Euclide dùng cho số và đa thức  ( HORNER )
D11.2  Tính tổng nghịch đảo của n số tự nhiên




D11.6  Khai triển nhị thức Newton


GIẢI TÍCH 11


G11.1  Tính gíá trị một chuỗi số  theo n
G11.2  Đa thức truy hồi
G11.3  Khảo sát tính hội tụ của chuỗi số
G11.4  Tính giới hạn của chuỗi số khi  $n \rightarrow  \infty$
G11.5  Tìm hàm số ngược của hàm số cho trước
G11.6  Tìm đạo hàm của hàm số hợp - giải thích
G11.7   Tính đạo hàm cấp cao của hàm số
G11.8   Tìm giới hạn của hàm số
G11.9   Tìm giới hạn của hàm số
G11.10  Tính đạo hàm hàm số có dạng U/V
G11.11  Tìm đạo hàm của hàm số cho trước
G11.12  Tìm đạo hàm của hàm số cho trước

G11+12.1   Tính đạo hàm ,tích phân , giới hạn , vẽ đồ thị


LƯỢNG GIÁC 11

L11.1   Giải phương trình lượng giác
L11.2   Giải phương trình lượng giác trên một đoạn
L11.3   Tìm chu kỳ của hàm số tuần hoàn
L11.4   Khai triển công thức lượng giác



++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

ĐẠI SỐ 12

D12.1   Cấu trúc của số phức
D12.1   Giải phương trình mũ
D12.3   Giải  phương trình chứa tham số
D12.4   Giải  phương trình  bất kỳ  ( Bậc 2 , 3 , ... , mũ  , log , căn thức )
D12.5   Giải phương trình mũ



GIẢI TÍCH 12


G12.1  Vẽ đồ thị biểu diễn phương trình
G12.2    Khảo sát hàm số hữu tỷ
G12.3   Vẽ đồ thị trong toạ độ cực (Polar)
G12.4    Tìm cực trị của hàm số
G12.5    Vẽ đồ thị hàm số 2D
G12.6   Tìm đạo hàm cấp 2 của hàm số
G12.7    Vẽ nhiều hàm số - Basic plot. To plot two or more functions, enter {f1(x), f2(x),...}
G12.8    Tìm điểm uốn của hàm số cho trước
G12.9    Tìm nghiệm của các phương trình  y = 0 , y ' = 0 ,  y " = 0
G12.10    Tính tích phân bất định
G12.11    Tính tích phân bất định minh hoạ từng bước
G12.12   Tính tích phân bất định minh hoạ từng bước
G12.13   Tìm đường tiệm cận của hàm số
G12.14   Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi 2 đường cong (C1) , (C2)
G12.15  Tìm giao điểm của hàm số đa thức và trục hoành Ox - Vẽ đồ thị .
G12.16    Tính thể tích vật thể tròn xoay giới hạn bởi (C1) , (C2)
G12.17    Vẽ đồ thị hàm số ( có đường tiệm cận )
G12.18   Vẽ đồ thị 2D , 3D
G12.19   Tìm hoành độ giao điểm giữa 2 đường cong (C1) , (C2)
G12.20    Vẽ đường cong tham số 3D
G12.21    Tính diện tich mặt tròn xoay
G12.22    Tích thể tích vật tròn xoay  (C) , trục  Ox , x =a , x= b
G12.23    Thể tích vật tròn xoay
G12.24    Tích thể tích vật tròn xoay (C1) , (C2) , trục OX , x = a , x = b
G12.25    Khảo sát hàm số đơn giản
G12.26    Tìm cực trị của hàm số
G12.27    Tìm nguyên hàm của hàm số
G12.28    Tính tích phân xác định


HÌNH HỌC 12


H12.1  Tính khoảng cách 2 điểm trong 2D , 3D
H12.2   Viết phương trình mặt phẳng qua 3 điểm trong không gian
H12.3  Viết phương trình tham số của đường thẳng trong không gian
H12.4   Tìm công thức thể tích , diện tích hình không gian
H12.5   Vẽ đồ thị 2D , mặt 3D
H12.6    Tích có hướng 2 vector



++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

GIẢI TÍCH CAO CẤP

GI.1    Vẽ đồ thị , mặt 3D
GI.2   Vẽ đồ thị , mặt  3D
GI.3    Tích phân 2 lớp
GI.5    Tích phân kép
GI.6    Tích phân bội 3
GI.7    Tích phân bội 3
GI.8    Tích phân suy rộng
GI.9    Chuỗi và dãy số
GI.10    Các bài toán cơ bản trong vi  tích phân
GI.11     Vẽ hàm từng khúc ( piecewise ) - dùng để xét tính liên tục của hàm số
GI.12    Tính đạo hàm và tích phân một hàm số cho trước
GI.13     Vẽ đồ thị hàm số trong hệ toạ độ cực
GI.14     Tính đạo hàm riêng
GI.15    Khai triển hàm số bằng đa thức TAYLOR
GI.16    Tính tổng chuỗi số  n = 1...$\infty$
GI.17     Vẽ  đồ thị  3 hàm số

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Bài viết sau đây mô tả các khái niệm toán học và hướng dẫn tính toán chi tiết bằng công cụ trực tuyến , bạn đọc có thể tham khảo những nội dung chính yếu được đề cập đến trong giáo trình toán phổ thông  cùng với các ví dụ minh họa  .

Một số website hữu ích phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn toán :

http://quickmath.com/
http://analyzemath.com/
http://www.intmath.com/
http://www.mathportal.org
https://www.mathway.com/
https://www.symbolab.com/
http://www.graphsketch.com/
http://www.meta-calculator.com/online/?home
http://cohtrantmed.yolasite.com/widgets-tructuyen
https://www.geekandnerd.org/edu-courses/

16.  NGUYÊN HÀM - TÍCH PHÂN . Phân loại -Tích phân lượng giác .

16.3  Phân loại tích phân .    

16.3.3  Tính tích phân lượng giác   $\int  T \left [x^p, sinmx , cosnx , tankx  \right ]dx :: m,n,k,p\in \mathbb{Z}$

a.  Áp dụng các công thức tích phân cơ bản .


@ Nhân (chia , bình phương) được cứ nhân (chia , bình phương)

Ví dụ 1.

*Tính   $I=\int 2^x ( 3^x + 2^{-x}/cos^2x) dx $     (NDCN)
Khai triển biểu thức tích phân  $ 2^x ( 3^x + 2^{-x}/cos^2x)=6^x+1/cos^2x$
 $I=\int   2^x ( 3^x + 2^{-x}/cos^2x) dx = \int [6^x+1/cos^2x] dx = 6^x/Ln6 +tanx+C $


*Tính   $I=\int  [sin(x/2)+cos(x/2)]^2 dx $     (BDCB)
Khai triển biểu thức tích phân  $ [sin(x/2)+cos(x/2)]^2 =1+sinx$
 $I=\int   [sin(x/2)+cos(x/2)]^2 dx = \int [1+sinx] dx = x-cosx +C $

@ Không nhân (chia , bình phương) được, dùng U.V  hoặc U/V  (công thức tích phân từng phần )

Ví dụ 2.

*Tính   $I=\int  xsinx dx $     (KNDXU.V) 
Công thức tích phân từng phần   $u=x , dv = sinxdx$  ta có $du=dx , v=\int dv = \int sinxdx =-cosx$
$I=\int  xsinx dx = uv - \int vdu=-xcosx - \int (-cosx)dx=-xcosx + sinx +C$
Xem   https://goo.gl/WdpWjw


 @ Dùng các công thức lượng giác

Ví dụ 3.

*Tính   $I=\int  sinx (2cosx + sin3x) dx $     (NDCN)
Công thức lượng giác   $ sinx (2cosx + sin3x) = sin2 x + 1/2.cos2 x - 1/2.cos4 x$
 (dùng công thức nhân và công thức biến đổi tổng - tích )
$I=\int   sinx (2cosx + sin3x) dx = \int (sin2 x + 1/2.cos2 x - 1/2.cos4 x)dx =1/4 sin2 x - 1/8 sin4 x - 1/2 cos2 x +C$
Xem   https://goo.gl/4anAoK


*Tính   $I=\int  \frac {5tanx.cos^3x + 4}{cos^2x} dx $     (CDCC)
Công thức lượng giác   $ \frac {5tanx.cos^3x + 4}{cos^2x} = 5tanx.cosx + 4 /cos^2x = 5sinx+4/cos^2x$  (dùng công thức cơ bản )
$I=\int   \frac {5tanx.cos^3x + 4}{cos^2x} dx = \int (5sinx + 4 /cos^2x)dx =-5cosx + 4 tanx +C$
Xem   https://goo.gl/5bUKFp


*Tính   $I=\int  cosx(sinx + 2cosx) dx $     (NDCN)
Công thức lượng giác   $cosx(sinx + 2cosx)  =sinxcosx + 2 cos^2 x  = 1/2 sin2 x + 1 + cos2 x$  (dùng công thức nhân )
$I=\int   cosx(sinx + 2cosx) dx = \int ( 1/2 sin2 x + 1 + cos2 x)dx =-1/4cos 2x +x + 1/2sin2x +C$
Xem   https://goo.gl/96vNtH


*Tính   $I=\int  (sinx + 2cosx)^2 dx $     (BDCB)
Khai triển   $(sinx + 2cosx)^2  =sin^2x + 4 cos^2x + 4 sinx.cosx =2sin2x + 3cos^2x + 1 = 2sin2x+1+3/2(1+cos2x)$
$=2sin2x + 5/2 + 3/2cos2x $  (dùng công thức nhân và hạ bậc )
$I=\int  (sinx + 2cosx)^2 dx = \int (2sin2x + 5/2 + 3/2cos2x )dx $ Vậy  $I = 5/2x  - cos2x + 3/4 sin 2x +C$
Xem   https://goo.gl/yqqoW8


*Tính   $I=\int  (sin^4x + cos^4x) dx $     (NDCN)
Công thức lượng giác   $sin^4x + cos^4x=1-2sin^2xcos^2x=1-1/2(2sinxcosx)^2=1-1/2sin^22x$  (dùng công thức nhân )
$sin^4x + cos^4x=1-1/4(1-cos4x) = 3/4+1/4cos4x$ (dùng công thức hạ bậc )
$I=\int    (sin^4x + cos^4x) dx = \int (3/4+1/4cos4x)dx =3/4.x + 1/16sin4x +C$
Xem   https://goo.gl/Lz2aYj

b. Áp dụng các phương pháp tích phân .

@ Tích phân đổi biến loại 1 . (DB1)
Ghi nhớ :
 " Cái gì đạo hàm gần giống bên ngoài thì đặt nó = u "
Đặt u = ruột , tính du = ... dx , đổi cận
GHI NHỚ :

*SIN LẺ  -  ĐẶT  U = COS  (BTHỨC CHỨA COS)
*COS LẺ  -  ĐẶT  U = SIN  (BTHỨC CHỨA SIN)


Ví dụ 4.  Tính các tích phân xác định sau


*Tính   $I=\int_{0}^{\pi/2} sinx.\sqrt{1+cosx} dx $     (DB1)
Đặt   $ u = 1+cosx ; du =-sinxdx ; -du=sinxdx$  đổi cận  $x=0 \Rightarrow u =2$ , $x=\pi/2 \Rightarrow u = 1$
$I= \int_{2}^{1} \sqrt{u}.(- du) = -2/3 u^{3/2}|_{2}^{1}=2/3 (2 \sqrt{2} - 1)≈1.2190 $
Xem   https://goo.gl/SrVrDN


@ Tích phân đổi biến loại 2 . (DB2)
Ghi nhớ :
 " Cái gì đạo hàm khác bên ngoài thì đặt  u = toàn bộ "
Đặt u = vỏ & ruột , lũy thừa phá căn , giải ngược , vi phân 2 vế , tính dx = ... du , đổi cận

Ví dụ 5.  Tính các tích phân xác định sau

*Tính   $I=\int_{0}^{\pi/2}  \frac{sin(x-\pi/2)Ln(1+sinx)}{1+sinx} dx $     (DB2)
Viết lại $I=\int_{0}^{\pi/2}  - \frac{ cosx.Ln(1+sinx)}{1+sinx} dx $
Đặt   $ u = Ln(1+sinx) ; e^u=1+sinx ; e^udu = cosxdx $  đổi cận  $x=0 \Rightarrow u = 0$ , $x=\pi/2 \Rightarrow u = Ln2$
$I= \int_{0}^{Ln2}  - \frac{u.e^u}{e^u}du  = \int_{0}^{Ln2} (-u) du = -u^2/2||_{0}^{Ln2}  = -1/2 Ln^2(2)≈-0.24023$
Xem   https://goo.gl/k63K31


@ Áp dụng cho tích phân có đuôi lượng giác  $sinkxdx , coskxdx$
Ghi nhớ :
" U đầu , dV đuôi "

Đặt   $u =...  (x)  \Rightarrow du = ...dx$      ( u biểu thức chứa x )
$dv = sinkxdx  \Rightarrow  v= \int dv = \int sinkx dx = -1/k. coskx$  (dv biểu thức chứa hàm lượng giác .dx )
Hoặc
$dv = coskxdx  \Rightarrow  v= \int dv = \int coskx dx = 1/k. sinkx$
Khi đó
$I= uv - \int vdu$


Ví dụ 6.  Tính các tích phân xác định sau

*Tính   $I=\int  x. cosx dx $     (TP)
Đặt   $u =x  \Rightarrow du = dx$      ( u biểu thức chứa x )
$dv = cosxdx  \Rightarrow  v= \int dv = \int cosx dx = sinx$  (dv biểu thức chứa $cosx.dx$ )
Khi đó
$I= uv - \int vdu = xsinx - \int sinxdx= xsinx + cosx +C$
 Dùng  widget  G12.II.1 TICH PHAN BAT DINH - NGUYEN HAM   https://goo.gl/f2Geaw
Xem   https://goo.gl/uqmP5P


*Tính   $I=\int  x.sin2x dx $     (TP)
Đặt   $u =x  \Rightarrow du = dx$      ( u biểu thức chứa x )
$dv = sin2xdx  \Rightarrow  v= \int dv = \int sin2x dx = -cos2x/2$  (dv biểu thức chứa $sin2x.dx$ )
Khi đó
$I= uv - \int vdu = x(-cos2x/2) - \int  (-cos2x/2) dx=-1/2 xcos2x + 1/4 sin2x +C$
 Dùng  widget  G12.II.1 TICH PHAN BAT DINH - NGUYEN HAM   https://goo.gl/f2Geaw
Xem   https://goo.gl/63paE9


c. Công thức lượng giác biến đổi tích thành tổng .


Ví dụ 7.

*Tính   $I=\int  sinx (2cosx + sin3x) dx $     (NDCN)
Công thức lượng giác   $ sinx (2cosx + sin3x) = sin2 x + 1/2.cos2 x - 1/2.cos4 x$
 (dùng công thức nhân và công thức biến đổi tổng - tích )
$I=\int   sinx (2cosx + sin3x) dx = \int (sin2 x + 1/2.cos2 x - 1/2.cos4 x)dx =1/4 sin2 x - 1/8 sin4 x - 1/2 cos2 x +C$
Xem   https://goo.gl/4anAoK

*Tính   $I=\int  cos4x (cos2x + sin2x) dx $     (NDCN)
Công thức lượng giác   $ cos4x (cos2x + sin2x) = 1/2 cos6x + 1/2 cos2x + 1/2 sin6x + 1/2sin(-2x) $
 (dùng  công thức biến đổi tổng - tích )
$I=\int   cos4x (cos2x + sin2x) dx = \int [1/2 cos6x + 1/2 cos2x + 1/2 sin6x - 1/2sin2x ]dx $
$I=1/12 sin6 x + 1/4 sin 2x  - 1/12cos6x + 1/4 cos2x +  C$
Xem   https://goo.gl/o3d5HR


d. Tách hàm số lũy thừa lượng giác .

GHI NHỚ :

*SIN LẺ  -  ĐẶT  U = COS  (BTHỨC CHỨA COS)
*COS LẺ  -  ĐẶT  U = SIN  (BTHỨC CHỨA SIN)




Ví dụ 8.

*Tính   $I=\int  sin^4x dx $     (HB)
Hạ bậc    $ sin^4x=(sin^2x)^2=[(1-cos2x)/2]^2=1/4[1-2cos2x+cos^22x]$

$I=\int  sin^4x dx = \int 1/4[1-2cos2x+cos^22x] dx =1/4(x-sin2x)+1/4  \int cos^22x dx $    (HB)
$=1/4(x-sin2x)+1/4  \int  (1+cos4x)/2  dx = 1/4(x-sin2x)+ 1/8(x+sin4x/4)+C$
$=3/8x  -1/4 sin2x + 1/32 sin4x +C$
Xem   https://goo.gl/K8G7T9

*Tính   $I=\int  cos^3x dx $     (TTSLG)
Tách tich số  $ cos^3x = cos^2x.cosx=(1-sin^2x).cosx $   (cos lẻ - u : sin )

Đặt  $u=sinx ; du =cosxdx$
$I=\int   cos^3x dx = \int (1-sin^2x).cosxdx = \int (1-u^2) du =u-1/3.u^3 = sinx - 1/3.sin^3x + C $
$I=  3/4 sinx + 1/12 sin3x +C$

Xem   https://goo.gl/QDfGAV


e. Dạng tích hai hàm số lũy thừa sin và cos .

GHI NHỚ :

*SIN LẺ  -  ĐẶT  U = COS  (BTHỨC CHỨA COS)

*COS LẺ  -  ĐẶT  U = SIN  (BTHỨC CHỨA SIN)



Ví dụ 9.

*Tính   $I=\int  sin^2xcos^3x dx $     (TSHLG)
COS  LẺ , ĐẶT  U = SIN
Phân  tích $ sin^2xcos^3x = sin^2x.cos^2x.cosx = sin^2x.(1-sin^2x).cosx=(sin^2x-sin^4x).cosx$
$I=\int  sin^2xcos^3x dx= \int  (sin^2x-sin^4x).cosx dx $
Đặt $u=sinx ; du=cosxdx$
$I=\int  (u^2 - u^4).du = u^3/3 - u^5/5 +C = 1/3.sin^3x - 1/5.sin^5x +C $

Xem   http://tinyurl.com/y87lkx4n  ,   https://goo.gl/37oz9D


*Tính   $I=\int  cos^4xsin^3x dx $     (TSHLG)
SIN  LẺ , ĐẶT  U = COS
Phân  tích $ cos^4xsin^3x  =cos^4x.sin^2x.sinx = cos^4x.(1-cos^2x).sinx=(cos^4x-cos^6x).sinx$
$I=\int  cos^4xsin^3x dx= \int  (cos^4x-cos^6x).sinx dx $
Đặt $u=cosx ; du=-sinxdx$
$I=\int  (u^4 - u^6).(-du) = u^7/7 - u^5/5 +C = 1/7.cos^7x - 1/5.cos^5x +C $

Xem   https://goo.gl/cwBxru


*Tính   $I=\int  cos^2xsin^4x dx $     (HB)

Phân  tích $ cos^2xsin^4x  =1/2(1+cos2x).[1/2(1-cos2x)]^2=1/8(1+cos2x)(1-cos2x)(1-cos2x)$
$ =1/8(1+cos2x)(1-cos2x)(1-cos2x)=1/8(1-cos2x)sin^22x=1/8sin^22x-1/8sin^22x.cos2x$
$=1/16(1-cos4x)-1/8sin^22x.cos2x$
Vậy
 $I=\int  cos^2xsin^4x dx = \int  [1/16(1-cos4x)-1/8sin^22x.cos2x] dx$
$I= x/16 - 1/64.sin4x   - 1/8 \int  sin^22x.cos2x.dx$  (DB1)
Đặt $u=sin2x ; du=2.cos2x.dx$
Khi đó
$ \int  sin^22x.cos2x.dx =1/2  \int  u^2.du = 1/6.u^3 = 1/6. sin^32x$
$I= x/16 - 1/64.sin4x   - 1/8.1/6. sin^32x +C =x/16 - 1/64.sin4x   - 1/48.sin^32x +C  $

Xem   https://goo.gl/8PsCde


*Tính   $I=\int  cos^3xsin^3x dx $     (HB)

C1. Phân  tích $ cos^3xsin^3x  =sin^3x.cos^2x.cosx=sin^3x.(1-sin^2x)cosx=.(sin^3x-sin^5x)cosx$
Vậy
 $I=\int  cos^3xsin^3x dx  = \int  (sin^3x-sin^5x)cosx .dx$    (DB1)
Đặt $u=sinx ; du=cosx.dx$
Khi đó
$ \int  (sin^3x-sin^5x)cosx dx =\int (u^3-u^5)du=1/4.u^4 - 1/6.u^6 $
$I=1/4. sin^4x - 1/6. sin^6x +C  $

C2. Phân  tích $ cos^3xsin^3x  =cos^3x.sin^2x.sinx=cos^3x.(1-cos^2x)sinx=.(cos^3x-cos^5x)sinx$
Vậy
 $I=\int  cos^3xsin^3x dx  = \int  (cos^3x-cos^5x)sinx.dx$    (DB1)
Đặt $u=cosx ; du=-sinx.dx$
Khi đó
$ \int  (cos^3x-cos^5x)sinx dx =\int (u^5-u^3)du=1/6.u^6 - 1/4.u^4 $
$I=1/6. cos^6x - 1/4. cos^4x +C  $

Xem   https://goo.gl/wLj4aF


f. Dạng mẫu số chứa sin ( cos ) dùng CT cơ bản và nhân 2 .

GHI NHỚ :

*SIN LẺ  -  ĐẶT  U = COS  (BTHỨC CHỨA COS)

*COS LẺ  -  ĐẶT  U = SIN  (BTHỨC CHỨA SIN)



Ví dụ 10.

*Tính   $I=\int  1/(1+cos2x) dx $     (HB)
$I=\int  1/(2cos^2x) dx = \int  1/2 \int  1/cos^2x dx = 1/2. tanx +C $      (CTCB)

Xem    https://goo.gl/QoVX2x


*Tính   $I=\int  1/sin3x dx $ 
$I=  \int  sin3x /sin^23x dx =\int  sin3x /(1-cos^23x) dx  $      (DB1)
Đặt  $u=cos3x ; du=-3.sin3xdx$
$I= \int  sin3x /(1-cos^23x) dx = \int 1/(1-u^2)(-du/3)=1/3 \int 1/(u^2-1) du  $     (TPHT)
$I= 1/3 \int 1/2. [1/(u-1)-1/(u+1)] du = 1/6. Ln| \frac{u-1}{u+1}| = 1/6. Ln| \frac{cos3x-1}{cos3x+1}| + C $ 

Xem    https://goo.gl/FgECao


g. Dạng mẫu số chứa lũy thừa sin ( cos ) dùng CT cơ bản và TPHT .

GHI NHỚ :

*SIN LẺ  -  ĐẶT  U = COS  (BTHỨC CHỨA COS)

*COS LẺ  -  ĐẶT  U = SIN  (BTHỨC CHỨA SIN)




Ví dụ 11.

*Tính   $I=\int  1/cos^3x dx $   
$I=\int  1/cos^3x dx=\int  cosx/cos^4x dx =\int  cosx/(1-sin^2x)^2.dx $      (DB1)
Đặt  $u = sinx; du = cosxdx$
$I=\int  cosx/(1-sin^2x)^2.dx = \int du/(1-u^2)^2$      (TPHT)

$I= 1/2. \frac{u}{1-u^2} +  1/4. Ln | \frac{1+u}{1-u}|  = 1/2. \frac{sinx}{1-sin^2x} +  1/4. Ln | \frac{1+sinx}{1-sinx}|  =  1/2. \frac{sinx}{cos^2x} +  1/4. Ln | \frac{1+sinx}{1-sinx}|  + C $



Xem    https://goo.gl/SHuXbU


h. Dạng chứa lũy thừa tan ( cot ) dùng CT cơ bản và TPHT .

*SIN LẺ  -  ĐẶT  U = COS  (BTHỨC CHỨA COS)

*COS LẺ  -  ĐẶT  U = SIN  (BTHỨC CHỨA SIN)


Ví dụ 12.

*Tính   $I=\int  tan^3x dx $ 
$I=\int  tan^3x dx=\int  tanx.tan^2x  dx =\int  tanx.(1/cos^2x-1)dx $      (DB1)
Đặt  $u = tanx; du = 1/cos^2x.dx$
$I=\int  tanx.1/cos^2x.dx - \int tanx.dx = \int  u.du -  \int  sinx/cosx.dx$      (DB1)
$I=1/2.u^2 - K = 1/2.tan^2x - K $  với  $K= \int  sinx/cosx.dx $  đặt  $v=cosx ; dv = -sinxdx$
$K= - \int dv/v = - Ln|v| = - Ln|cosx| $
Vậy
$I=1/2.tan^2x  + Ln|cosx| +C $

Xem   https://goo.gl/FHVoPp


*Tính   $I=\int  cot^4x dx $
$I=\int cot^4x.dx=\int   cot^2x.cot^2x  dx =\int  cot^2x.(1/sin^2x-1)dx $      (DB1)
Đặt  $u = cotx; du =- 1/sin^2x.dx$
$I=\int  cot^2x.1/sin^2x- \int cot^2x.dx  = -\int  u^2.du -  \int  (1/sin^2x-1) .dx$      (DB1)
$I=-1/3.u^3 - H = -1/3.cot^3x - H $  với  $H=\int  (1/sin^2x-1) .dx=-cotx-x$ 

Vậy
$I=-1/3.cot^3x + cotx+x +C $

Xem   https://goo.gl/eviwuo































































Trần hồng Cơ
Ngày 20/02/2017







 ------------------------------------------------------------------------------------------- 

Chớ khoe-khoang về ngày mai; Vì con chẳng biết ngày mai sẽ sanh ra điều gì. Hãy để cho kẻ khác khen-ngợi con, miệng con chẳng nên làm; Để cho một người ngoài tán-mỹ con, môi con đừng làm.

Châm-ngôn 27:1-2



Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

GIẢI TOÁN PHỔ THÔNG BẰNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN . Phần 16d . NGUYÊN HÀM - TÍCH PHÂN.



GIẢI TOÁN PHỔ THÔNG BẰNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN .

Phần 16d . NGUYÊN HÀM  - TÍCH PHÂN.   

DANH MỤC CÔNG CỤ GIẢI TOÁN TRỰC TUYẾN  MATHEMATICA  WOLFRAM | ALPHA .

Giới thiệu .

Bạn đọc truy cập vào đường dẫn  http://cohtrantmed.yolasite.com/widgets-tructuyen  để sử dụng các widgets giải toán trực tuyến W|A Mathematica theo chỉ mục trong danh sách dưới đây .

Những widgets này đã được tác giả sắp xếp theo từng môn học và cấp lớp theo ký hiệu như sau :

D : Đại số . Ví dụ  D8.1 widget dùng cho Đại số lớp 8 , mục 1 - Khai triển , rút gọn biểu thức đại số .
H : Hình học . Ví dụ  H12.3  widget dùng cho Hình học lớp 12 , mục 3 - Viết phương trình tham số của đường thẳng trong không gian .
G : Giải tích . Ví dụ : G11.7  widget dùng cho Giải tích lớp 11 , mục 7 - Tính đạo hàm cấp cao của hàm số
GI : Giải tích cao cấp I . Ví dụ GI.15  widget dùng cho Giải tích cao cấp I , mục 15 - Khai triển hàm số bằng đa thức TAYLOR
GII : Giải tích cao cấp II .


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


 ĐẠI SỐ 8

D8.1  Khai triển , rút gọn biểu thức đại số
D8.2  Rút gọn phân thức
D8.3  Phân tích thừa số
D8.4  Nhân 2 đa thức
D8.5  Khai triển tích số ( có thể dùng để khai triển Newton )
D8.6  Phân tích thừa số

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

ĐẠI SỐ 10

D10.1 Giải phương trình nguyên Diophante
D10.2 Giải phương trình tuyệt đối
D10.3 Giải phương trình chứa tham số
D10.4  Giải phương trình đại số
D10.5  Giải phương trình từng bước
D10.6  Giải bất phương trình minh hoạ bằng đồ thị

D10.8  Tính giá trị biểu thức hàm số
D10.9  Giải bất phương trình đại số và minh hoạ bằng đồ thị
D10.10  Giải bất phương trình đại số - tìm miền nghiệm
D10.11  Giải phương trình đại số
D10.12  Giải phương trình vô tỷ
D10.13  Giải phương trình minh hoạ từng bước
D10.14  Giải phương trình dạng hàm ẩn
D10.15  Giải hệ thống phương trình tuyến tính , phi tuyến
D10.16  Giải hệ phương trình
D10.17  Vẽ miền nghiệm của bất phương trình đại số
D10.19  Tối ưu hoá hàm 2 biến với các ràng buộc
D10.20  Tìm giao điểm của đồ thị hàm số và trục hoành Ox , trục tung Oy

HÌNH HỌC 10

H10.1  Tính diện tích tam giác trong hệ toạ độ Oxy
H10.3  Khảo sát conic ( đường tròn , Ellipse , Parabola , Hyperbola )
H10.2  Tính khoảng cách từ 1 điểm đến đường thẳng trong Oxy



++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

ĐẠI SỐ 11

D11.1 Thuật chia Euclide dùng cho số và đa thức  ( HORNER )
D11.2  Tính tổng nghịch đảo của n số tự nhiên




D11.6  Khai triển nhị thức Newton


GIẢI TÍCH 11


G11.1  Tính gíá trị một chuỗi số  theo n
G11.2  Đa thức truy hồi
G11.3  Khảo sát tính hội tụ của chuỗi số
G11.4  Tính giới hạn của chuỗi số khi  $n \rightarrow  \infty$
G11.5  Tìm hàm số ngược của hàm số cho trước
G11.6  Tìm đạo hàm của hàm số hợp - giải thích
G11.7   Tính đạo hàm cấp cao của hàm số
G11.8   Tìm giới hạn của hàm số
G11.9   Tìm giới hạn của hàm số
G11.10  Tính đạo hàm hàm số có dạng U/V
G11.11  Tìm đạo hàm của hàm số cho trước
G11.12  Tìm đạo hàm của hàm số cho trước

G11+12.1   Tính đạo hàm ,tích phân , giới hạn , vẽ đồ thị


LƯỢNG GIÁC 11

L11.1   Giải phương trình lượng giác
L11.2   Giải phương trình lượng giác trên một đoạn
L11.3   Tìm chu kỳ của hàm số tuần hoàn
L11.4   Khai triển công thức lượng giác



++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

ĐẠI SỐ 12

D12.1   Cấu trúc của số phức
D12.1   Giải phương trình mũ
D12.3   Giải  phương trình chứa tham số
D12.4   Giải  phương trình  bất kỳ  ( Bậc 2 , 3 , ... , mũ  , log , căn thức )
D12.5   Giải phương trình mũ



GIẢI TÍCH 12


G12.1  Vẽ đồ thị biểu diễn phương trình
G12.2    Khảo sát hàm số hữu tỷ
G12.3   Vẽ đồ thị trong toạ độ cực (Polar)
G12.4    Tìm cực trị của hàm số
G12.5    Vẽ đồ thị hàm số 2D
G12.6   Tìm đạo hàm cấp 2 của hàm số
G12.7    Vẽ nhiều hàm số - Basic plot. To plot two or more functions, enter {f1(x), f2(x),...}
G12.8    Tìm điểm uốn của hàm số cho trước
G12.9    Tìm nghiệm của các phương trình  y = 0 , y ' = 0 ,  y " = 0
G12.10    Tính tích phân bất định
G12.11    Tính tích phân bất định minh hoạ từng bước
G12.12   Tính tích phân bất định minh hoạ từng bước
G12.13   Tìm đường tiệm cận của hàm số
G12.14   Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi 2 đường cong (C1) , (C2)
G12.15  Tìm giao điểm của hàm số đa thức và trục hoành Ox - Vẽ đồ thị .
G12.16    Tính thể tích vật thể tròn xoay giới hạn bởi (C1) , (C2)
G12.17    Vẽ đồ thị hàm số ( có đường tiệm cận )
G12.18   Vẽ đồ thị 2D , 3D
G12.19   Tìm hoành độ giao điểm giữa 2 đường cong (C1) , (C2)
G12.20    Vẽ đường cong tham số 3D
G12.21    Tính diện tich mặt tròn xoay
G12.22    Tích thể tích vật tròn xoay  (C) , trục  Ox , x =a , x= b
G12.23    Thể tích vật tròn xoay
G12.24    Tích thể tích vật tròn xoay (C1) , (C2) , trục OX , x = a , x = b
G12.25    Khảo sát hàm số đơn giản
G12.26    Tìm cực trị của hàm số
G12.27    Tìm nguyên hàm của hàm số
G12.28    Tính tích phân xác định


HÌNH HỌC 12


H12.1  Tính khoảng cách 2 điểm trong 2D , 3D
H12.2   Viết phương trình mặt phẳng qua 3 điểm trong không gian
H12.3  Viết phương trình tham số của đường thẳng trong không gian
H12.4   Tìm công thức thể tích , diện tích hình không gian
H12.5   Vẽ đồ thị 2D , mặt 3D
H12.6    Tích có hướng 2 vector



++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

GIẢI TÍCH CAO CẤP

GI.1    Vẽ đồ thị , mặt 3D
GI.2   Vẽ đồ thị , mặt  3D
GI.3    Tích phân 2 lớp
GI.5    Tích phân kép
GI.6    Tích phân bội 3
GI.7    Tích phân bội 3
GI.8    Tích phân suy rộng
GI.9    Chuỗi và dãy số
GI.10    Các bài toán cơ bản trong vi  tích phân
GI.11     Vẽ hàm từng khúc ( piecewise ) - dùng để xét tính liên tục của hàm số
GI.12    Tính đạo hàm và tích phân một hàm số cho trước
GI.13     Vẽ đồ thị hàm số trong hệ toạ độ cực
GI.14     Tính đạo hàm riêng
GI.15    Khai triển hàm số bằng đa thức TAYLOR
GI.16    Tính tổng chuỗi số  n = 1...$\infty$
GI.17     Vẽ  đồ thị  3 hàm số

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Bài viết sau đây mô tả các khái niệm toán học và hướng dẫn tính toán chi tiết bằng công cụ trực tuyến , bạn đọc có thể tham khảo những nội dung chính yếu được đề cập đến trong giáo trình toán phổ thông  cùng với các ví dụ minh họa  .

Một số website hữu ích phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn toán :

http://quickmath.com/
http://analyzemath.com/
http://www.intmath.com/
http://www.mathportal.org
https://www.mathway.com/
https://www.symbolab.com/
http://www.graphsketch.com/
http://www.meta-calculator.com/online/?home
http://cohtrantmed.yolasite.com/widgets-tructuyen
https://www.geekandnerd.org/edu-courses/

16.  NGUYÊN HÀM - TÍCH PHÂN . Phân loại -Tích phân vô tỷ .

16.3  Phân loại tích phân .    

16.3.2  Tính tích phân vô tỷ   $\int R\left [x^k, \sqrt[n]{P_m(x)} \right ]dx :: m,n,k\in \mathbb{Z}$

a. Khử căn bằng công thức hàm mũ - Tách tử số .

Hàm số $y = R\left [x^k, \sqrt[n]{P_m(x)} \right ]$  dưới dấu tích phân có dạng hữu tỷ được phân tích thành các phân số có thể rút gọn bằng công thức mũ .

Ví dụ 1.  Tính các tích phân bất định sau

$I_1=\int \frac{ x^3-2x+\sqrt[3]{x}}{\sqrt{x}}dx $       (CDCC)                             
$I_2=\int \frac{\sqrt{x+1}+4}{x+1} dx$       (CDCC)       

$I_3=\int (\sqrt{x}-x)(\sqrt[3]{x}+x)dx$       (NDCN)                                 
$I_4=\int (1-3\sqrt[4]{x})^2 dx $       (BDCB)

Lời giải 

*$I_1=\int \frac{ x^3-2x+\sqrt[3]{x}}{\sqrt{x}}dx $       (CDCC)
Phân tích  $\frac{ x^3-2x+\sqrt[3]{x}}{\sqrt{x}}=x^{5/2} - 2 \sqrt{x} + 1/x^{1/6}$
 $I_1=\int [x^{5/2} - 2 \sqrt{x} + 1/x^{1/6}] dx = 2/7. x^{7/2} - 4/3. x^{3/2} + 6/5. x^{5/6} +C$
Xem   https://goo.gl/hkGESS


*$I_2=\int \frac{\sqrt{x+1}+4}{x+1} dx $       (CDCC)
Phân tích  $ \frac{\sqrt{x+1}+4}{x+1} =1/ \sqrt{x + 1} + 4/(x + 1)$
 $I_2=\int [\frac{\sqrt{x+1}+4}{x+1} =1/ \sqrt{x + 1} + 4/(x + 1)] dx =  2 \sqrt{x + 1} + 4Ln|x + 1|+C$
Xem   https://goo.gl/8gL8sN


*$I_3=\int (\sqrt{x}-x)(\sqrt[3]{x}+x)dx $       (CDCC)
Phân tích  $ (\sqrt{x}-x)(\sqrt[3]{x}+x) =x^{3/2} - x^{4/3} + x^{5/6} - x^2$
 $I_3=\int [x^{3/2} - x^{4/3} + x^{5/6}] dx = 2/5 x^{5/2} - 3/7 x^{7/3} + 6/11 x^{11/6} - x^3/3 +C$
Xem   https://goo.gl/mpJXqq


*$I_4=\int (1-3\sqrt[4]{x})^2dx $       (BDCB)
Phân tích  $ (1-3\sqrt[4]{x})^2 =9 \sqrt{x} - 6 \sqrt[4]{x} + 1$
 $I_4=\int [9 \sqrt{x} - 6 \sqrt[4]{x} + 1] dx = 6 x\sqrt{x} - 24/5x \sqrt[4]{x} +  x  +C$
Xem   https://goo.gl/iPx6Dd


b. Khử căn ở mẫu bằng lượng liên hiệp .

Hàm số $y = R\left [x^k, \sqrt[n]{P_m(x)} \right ]$  dưới dấu tích phân có dạng hữu tỷ chứa căn thức có thể khử căn bằng lượng liên hiệp.
Lưu ý :  '' Phá căn trên (dưới)  , nhân lượng dưới (trên) "

Ví dụ 2.  Tính các tích phân bất định sau

$I_1=\int \frac{1}{\sqrt{x+1}-\sqrt{x}}dx $       (LLH)                           
$I_2=\int \frac{2x}{\sqrt{x^2+1} - \sqrt{x^2-1}}dx$       (LLH)   
$I_3=\int \frac{x}{\sqrt{2x+5}+\sqrt{2x+1}}dx $       (LLH)


Lời giải 

*$I_1=\int \frac{1}{\sqrt{x+1}-\sqrt{x}}dx $       (LLH)
Phân tích  $\frac{1}{\sqrt{x+1}-\sqrt{x}}=\sqrt{x} + \sqrt{x + 1}$       (PCDNLT)
 $I_1=\int [\sqrt{x} + \sqrt{x + 1}] dx = 2/3 x^{3/2} + 2/3 (x + 1)^{3/2} +C$
Xem   https://goo.gl/BkiMEa


*$I_2=\int \frac{2x}{\sqrt{x^2+1} - \sqrt{x^2-1}}dx $       (LLH)
Phân tích  $\frac{2x}{\sqrt{x^2+1} - \sqrt{x^2-1}}=x \sqrt{x^2 - 1} + x \sqrt{x^2 + 1}$       (PCDNLT)
 $I_2=\int [x \sqrt{x^2 - 1} + x \sqrt{x^2 + 1}] dx =\int  x \sqrt{x^2 - 1} dx+\int  x\sqrt{x^2 + 1} dx$      (DB1)
Xét  $H=\int  x \sqrt{x^2 - 1} dx$   đặt  $u=x^2-1;du=2xdx;du/2=xdx$
$H=\int  1/2  \sqrt{u} du = 1/3.u^{3/2}=1/3.(x^2-1)^{3/2}$
Xét  $K=\int  x \sqrt{x^2 + 1} dx$   đặt  $v=x^2+1;dv=2xdx;dv/2=xdx$
$H=\int  1/2  \sqrt{v} dv = 1/3.v^{3/2}=1/3.(x^2+1)^{3/2}$

Vậy  $I_2=1/3.(x^2-1)^{3/2}+1/3.(x^2+1)^{3/2}+C$
Xem   https://goo.gl/jioSDX


*$I_3=\int \frac{x}{\sqrt{2x+5}+\sqrt{2x+1}}dx $       (LLH)
Phân tích  $\frac{x}{\sqrt{2x+5}+\sqrt{2x+1}}=1/4 x \sqrt{2 x + 5} - 1/4 x \sqrt{2 x + 1}$       (PCDNLT)
 $I_3=\int [1/4 x \sqrt{2 x + 5} - 1/4 x \sqrt{2 x + 1}]dx = \int 1/4 x \sqrt{2 x + 5}dx -\int 1/4 x \sqrt{2 x + 1}dx$      (DB2)

Xét  $H=\int  x \sqrt{2 x + 5} dx$   đặt  $u=\sqrt{2 x + 5};u^2=2x+5;x=(u^2-5)/2;2udu=2dx ;udu=dx$
$H=\int  u.(u^2-5)/2.udu =1/10 u^5 - 5/6 u^3=1/10 \sqrt{(2 x + 5)^5}-5/6\sqrt{(2 x + 5)^3} $
Xét  $K=\int  x \sqrt{2 x + 1} dx$   đặt  $v=\sqrt{2 x + 1};v^2=2x+1;x=(v^2-1)/2;2vdv=2dx ;vdv=dx$
$H=\int  v.(v^2-1)/2.vdv = 1/10 v^5 - 1/6 v^3=1/10\sqrt{(2 x + 1)^5}-1/6\sqrt{(2 x + 1)^3} $

Vậy  $I_3=1/4 [1/10 \sqrt{(2 x + 5)^5}-5/6\sqrt{(2 x + 5)^3}] -1/4[1/10\sqrt{(2 x + 1)^5}-1/6\sqrt{(2 x + 1)^3} ]  +C$
 $I_3=1/40 \sqrt{(2 x + 5)^5}-5/24\sqrt{(2 x + 5)^3} -1/40\sqrt{(2 x + 1)^5}+1/24\sqrt{(2 x + 1)^3} +C$
Xem   https://goo.gl/q4wLhr


c. Khử căn bằng các phương pháp đổi biến DB1 , DB2 , DB3   .

@ Tích phân đổi biến loại 1 . (DB1)
Ghi nhớ :
 " Cái gì đạo hàm gần giống bên ngoài thì đặt nó = u "
Đặt u = ruột , tính du = ... dx , đổi cận

Ví dụ 3.  Tính các tích phân xác định sau

*Tính   $I=\int_{0}^{4} x.\sqrt{x^2+9} dx $     (DB1)
Đặt   $ u = x^2+9 ; du =2xdx ; du/2=xdx$  đổi cận  $x=0 \Rightarrow u =9$ , $x=4 \Rightarrow u = 25$
$I= \int_{9}^{25} \sqrt{u}.1/2. du = 1/2.u^{3/2}.2/3|_{9}^{25}= 1/3 u^{3/2}|_{9}^{25}=  98/3≈32.667$
Xem   https://goo.gl/tKpKRP


@ Tích phân đổi biến loại 2 . (DB2)
Ghi nhớ :
 " Cái gì đạo hàm khác bên ngoài thì đặt  u = toàn bộ "
Đặt u = vỏ & ruột , lũy thừa phá căn , giải ngược , vi phân 2 vế , tính dx = ... du , đổi cận

Ví dụ 4.  Tính các tích phân xác định sau

*Tính   $I=\int_{0}^{3}  \frac {x^3}{\sqrt{x^2+16}} dx $     (DB2)
Viết lại $I=\int_{0}^{3}  \frac {x^2}{\sqrt{x^2+16}} xdx $
Đặt   $ u = \sqrt{x^2+16} ;u^2=x^2+16 ; x^2=u^2 -16 ; udu =xdx $  đổi cận  $x=0 \Rightarrow u = 4$ , $x=3 \Rightarrow u = 5$
$I= \int_{4}^{5} \frac {u^2-16}{u}.udu)  = \int_{4}^{5} (u^2-16) du = 1/3u^3-16u||_{4}^{5} =  = 13/3≈4.3333$
Xem   https://goo.gl/LucNtE


@ Tích phân đổi biến loại 3 . (DB3)
Ghi nhớ :
 " Dành cho các dạng hàm số vô tỷ hoặc hữu tỷ - lượng giác hóa"

Dạng $k^2-X^2$  đặt  $X= ksint$
Tính $dX=kcostdt$  , đổi cận

Dạng $k^2+X^2$  đặt  $X= ktant$
Tính $dX= \frac{k}{cos^2t}dt$  , đổi cận

Dạng $X^2-k^2$  đặt  $X= \frac{k}{cost}$
Tính $dX= \frac{ksint}{cos^2t}dt$  , đổi cận

Ví dụ 5.  Tính các tích phân xác định sau

*Tính   $I_1=\int_{0}^{2}  1/   \sqrt{4-x^2} dx $     (DB3)
Đặt   $ x =2sint  ; dx=2costdt$  đổi cận  $x=0 \Rightarrow t = 0$ , $x=2 \Rightarrow t = \pi/2$
$I_1= \int_{0}^{\pi/2} 1/   \sqrt{4-4sin^2t} .2costdt  = \int_{0}^{pi/2} dt =  t|_{0}^{\pi/2}= π/2≈1.5708$
Xem   https://goo.gl/99KUFn


*Tính   $I_2=\int_{0}^{3/2}  1/  (9+4x^2) dx $     (DB3)
Đặt   $ x =3/2 tant  ; dx= 3/2 \frac{1}{cos^2t} dt$  đổi cận  $x=0 \Rightarrow t = 0$ , $x=3/2 \Rightarrow t = \pi/4$
$I_2= \int_{0}^{\pi/4}  \frac{1}{9+9tan^2t} . 3/2 \frac{1}{cos^2t} dt = 3/18  \int_{0}^{\pi/4}  dt =  t|_{0}^{\pi/4}= π/24≈0.13090 $
Xem   https://goo.gl/knxPgr


*Tính   $I_3=\int_{1}^{2} 1/ (x. \sqrt{x^2-1}) dx $     (DB3)
Đặt   $ x =1/cost  ; dx= \frac{sint}{cos^2t} dt$  đổi cận  $x=1 \Rightarrow t = 0$ , $x=2 \Rightarrow t = \pi/3$
$I_3= \int_{0}^{\pi/3}  \frac{1}{1/cost . \sqrt{1/cos^2t-1}} .\frac{sint}{cos^2t} dt =\int_{0}^{\pi/3}  dt= t|_{0}^{\pi/3}= \pi/3 ≈ 1.0472$
Xem   https://goo.gl/knxPgr


d. Khử căn bằng các phương pháp hữu tỷ hóa .



Ví dụ 6.  Tính các tích phân bất định sau

$I_1= \int   \frac{\sqrt{x+1}+1}{\sqrt[3]{x+1}-4} dx $

$I_2= \int   \frac{\sqrt{x}-x}{\sqrt[6]{x}-1}dx $

$I_3= \int    \sqrt  \frac{x+1}{x+2}dx $

$I_4= \int    \sqrt[3] \frac{x+1}{x}dx $   


Lời giải 

*$I_1=\int  \frac{\sqrt{x+1}+1}{\sqrt[3]{x+1}-4}dx $     

Đặt Ruột = $t^{boi}$ hay  $x+1=t^6;dx=6t^5dt;\sqrt{x+1}=t^3;\sqrt[3]{x+1}=t^2$     

 $I_1=\int [ \frac{t^3+1}{t^2-4}].6t^5dt =6 /7t^7 + 24/5 t^5 + 6/4t^4 + 96/3 t^3 + 12 t^2 + 384 t + 432 Ln|t - 2| - 336 Ln|t + 2| +C$
Xem   https://goo.gl/cp4Wid
Thay $t=\sqrt[6]{x+1}$ thu được 




*$I_2=\int  \frac{\sqrt{x}-x}{\sqrt[6]{x}-1}dx $   

Đặt Ruột = $t^{boi}$ hay  $x=t^6;dx=6t^5dt;\sqrt{x}=t^3$   

 $I_2=\int [ \frac{t^3-t^6}{t-1}].6t^5dt =  -\frac{1}{165} t^9 (90 t^2 + 99 t + 110)+C$
Xem   https://goo.gl/fqak3k
Thay $t=\sqrt[6]{x}$ thu được


Xem   https://goo.gl/un3sw6


* $I_3=\int   \sqrt  \frac{x+1}{x+2}dx $   

Đặt Ruột = $t^{boi}$ hay  $\frac{x+1}{x+2}=t^2; \frac{1}{(x+2)^2}dx=2tdt ;x = (1 - 2 t^2)/(t^2 - 1) ; (x+2)^2= 1/(t^2 - 1)^2$   

 $I_3=\int [\sqrt  t^2 . 2tdt .1/(t^2 - 1)^2 ] = t/(1-t^2) + 1/2. Ln|(t-1)/(t+1)|   +C$
Xem   https://goo.gl/1rJucs

Thay $t= \sqrt  \frac{x+1}{x+2} $ thu được


Xem   https://goo.gl/PmFd2v


* $I_4=\int   \sqrt[3] \frac{x+1}{x}dx $ 

Đặt Ruột = $t^{boi}$ hay  $ \frac{x+1}{x}=t^3 ; \frac{-1}{x^2}dx=3t^2dt ;x = 1/(t^3 - 1) ; x^2= 1/(t^3 - 1)^2$ 

 $I_4=\int [\sqrt[3]  t^3 . {-3t^2/(t^3-1)^2} dt ] = 1/6 [6 t/(t^3 - 1) + Ln(t^2 + t + 1) - 2 Ln(1 - t) + 2 \sqrt{3} tan^{-1}((2 t + 1)/ \sqrt{3})] +C $
Xem   https://goo.gl/6tTsFK

Thay $t= \sqrt[3] \frac{x+1}{x} $ thu được


Xem   https://goo.gl/ZXUJd9


e. Khử căn bằng các phương pháp HĐT bậc 2 + lượng giác hóa .

@ Tích phân đổi biến loại 3 . (DB3)
Ghi nhớ :
 " Dành cho các dạng hàm số vô tỷ hoặc hữu tỷ - lượng giác hóa"

Dạng $k^2-X^2$  đặt  $X= ksint$
Tính $dX=kcostdt$  , đổi cận

Dạng $k^2+X^2$  đặt  $X= ktant$
Tính $dX= \frac{k}{cos^2t}dt$  , đổi cận

Dạng $X^2-k^2$  đặt  $X= \frac{k}{cost}$
Tính $dX= \frac{ksint}{cos^2t}dt$  , đổi cận

Ví dụ 7.  Tính các tích phân xác định sau

*Tính   $I_1=\int  1/   \sqrt{-x^2-2x+3} dx $     (DB3)
Phân tích  $-x^2-2x+3=-(x^2+2x )+3=-(x^2+2x +1-1)+3=4-(x+1)^2$    (HĐT)
Đặt   $ x+1 =2sint  ; dx=2costdt$
$I_1= \int  1/   \sqrt{4-4sin^2t} .2costdt  = \int  dt = t+C= sin^{-1}(\frac{x+1}{2})+C$
Xem   https://goo.gl/9g89HE


*Tính   $I_2=\int    \sqrt{-x^2+4x+12} dx $     (DB3)
Phân tích  $-x^2+4x+12=-(x^2-2x )+12=-(x^2-4x +4-4)+12=16-(x-2)^2$    (HĐT)
Đặt   $ x-2 =4sint  ; dx=4costdt$
$I_2= \int  \sqrt{16-16sin^2t} .4costdt  =8t+4sin2t+C$
Xem   https://goo.gl/dkB5rv

Thay  $t=sin^{-1}(\frac{x-2}{4})$  thu được

Xem   https://goo.gl/M2zmuL



f. Khử căn bằng các công thức tích phân phức tạp .

Ghi nhớ :
 " Dành cho các dạng hàm số vô tỷ phức tạp ( bậc 2 thiếu ) - chứa kết quả logarith "

Ví dụ 8.  Tính các tích phân xác định sau

*Tính   $I_1=\int  1/   \sqrt{x^2-4x+5} dx $     (TPVTPT)
Phân tích  $x^2-4x+5=(x^2-4x+4 -4)+5=(x-2)^2+1$    (HĐT)
$I_1=\int  1/   \sqrt{x^2-4x+5} dx = \int  1/   \sqrt{(x-2)^2+1} dx=Ln|x-2+ \sqrt{(x-2)^2+1} |+C$
Xem   https://goo.gl/ZqcFNN


*Tính   $I_2=\int  1/   \sqrt{x^2+6x+5} dx $     (TPVTPT)
Phân tích  $x^2+6x+5=(x^2+6x+9-9)+5=(x+3)^2-4$    (HĐT)
$I_2=\int  1/    \sqrt{x^2+6x+5} dx = \int  1/   \sqrt{(x+3)^2-4} dx=Ln|x+3+ \sqrt{(x+3)^2-4}  |+C$
Xem   https://goo.gl/4kZkRe


*Tính   $I_3=\int  1/ [ (x-1). \sqrt{x^2-2x+4}] dx $     (TPVTPT)
Phân tích  $x^2-2x+4=(x^2-2x+1 -1)+4=(x-1)^2+3$    (HĐT)
$I_3=\int   1/ [ (x-1). \sqrt{x^2-2x+4}] dx = \int  1/ [ (x-1). \sqrt{(x-1)^2+3}] dx=- \frac{1}{\sqrt{3}}.Ln| \frac{ \sqrt{3}+ \sqrt{(x-1)^2+1} }{x-1}|+C$
Xem   https://goo.gl/Qzykmb


*Tính   $I_4=\int  1/ [ (x+1). \sqrt{x^2+2x-3}] dx $     (TPVTPT)
Phân tích  $x^2+2x-3=(x^2+2x+1 -1)-3=(x+1)^2-4$    (HĐT)
$I_4=\int   1/ [ (x+1). \sqrt{x^2+2x-3}] dx = \int  1/ [ (x+1). \sqrt{(x+1)^2-4}] dx=- \frac{1}{2}.Ln| \frac{ 2+ \sqrt{(x+1)^2-4 }}{x+1}|+C$

Một vài cách tính khác
Theo W|A
Xem   https://goo.gl/Qzykmb
Theo Symbolab
Giải bằng lượng giác hóa - Symbolab

Xem   https://goo.gl/j9wXYQ

Ghi nhớ :
 " Dành cho các dạng hàm số vô tỷ phức tạp ( bậc 2  đủ )- chứa kết quả logarith  "



Ví dụ 9.  Tính các tích phân xác định sau

*Tính   $I_1=\int  1/ [ (x+1). \sqrt{x^2-4x+5}] dx $     (TPVTPT)
Phân tích  $a= 1 ; b =-4 ; c = 5$

Xem   https://goo.gl/ZbwDK9


*Tính   $I_1=\int  (x+1) /   \sqrt{x^2-4x+5} dx $     (TPVTPT)
Phân tích  $a= 1 ; b =-4 ; c = 5$

Xem   https://goo.gl/JkYCkP





Trần hồng Cơ
Ngày 01/02/2017







 ------------------------------------------------------------------------------------------- 

Chớ khoe-khoang về ngày mai; Vì con chẳng biết ngày mai sẽ sanh ra điều gì. Hãy để cho kẻ khác khen-ngợi con, miệng con chẳng nên làm; Để cho một người ngoài tán-mỹ con, môi con đừng làm.

Châm-ngôn 27:1-2


*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran