Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Bono – U2 và Âm Nhạc Cơ Đốc Hiện Đại .

Bono – U2 và Âm Nhạc Cơ Đốc Hiện Đại .

Bono at the 2009 Tribeca Film Festival.jpg

Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinh     Paul David Hewson
Nghệ danh     Bono, Bono Vox
Sinh     10 tháng 5, 1960 (56 tuổi)
Dublin, Ireland
Nguyên quán     Finglas, County Dublin, Ireland
Nghề nghiệp     Nhạc sĩ, ca sĩ, nhà đầu tư, doanh nhân, nhà hoạt động nhân đạo
Thể loại     Rock, post-punk, alternative rock
Nhạc cụ     Hát, guitar, harmonica
Năm hoạt động     1976–nay
Hợp tác với     U2, Passengers
Website     u2.com


Paul David Hewson (sinh ngày 10 tháng 5 năm 1960), được biết tới nhiều dưới nghệ danh Bono, là nhạc sĩ, ca sĩ, doanh nhân và nhà hoạt động xã hội người Ireland. Anh được biết tới rộng rãi là trưởng nhóm nhạc nổi tiếng tới từ Dublin, U2. Bono sinh ra và lớn lên ở Dublin, theo học tại trường Mount Temple Comprehensive School nơi sau đó anh gặp gỡ người vợ tương lai của mình, Alison Stewart, cùng các thành viên của U2. Bono là người viết tất cả phần ca từ cho ban nhạc, đôi khi sử dụng cả những nguồn tôn giáo, các chủ đề xã hội và chính trị. Trong những năm đầu của U2, ca từ của Bono còn mang nặng tính nổi loạn và tình cảm. Cùng với sự phát triển của ban nhạc, cách viết lời của anh cũng thay đổi theo hướng trải nghiệm cá nhân được chia sẻ cùng các thành viên khác.

Ngoài U2, Bono cũng cộng tác cùng rất nhiều nghệ sĩ khác, làm quản lý và quản lý cộng tác cho Elevation Partners và lập nên khách sạn The Clarence Hotel ở Dublin cùng The Edge. Anh cũng được nhắc tới nhiều khi tổ chức nhiều sự kiện nhân đạo cho châu Phi, trong đó có DATA, EDUN, ONE Campaign và Product Red. Anh cũng từng tổ chức rất nhiều chương trình từ thiện và nhiều trong số đó có ảnh hưởng lớn tới giới chính trị gia . Bono được đánh giá cao trong những hoạt động nhân đạo thực hiện cùng U2. Anh từng được trao tước Hiệp sĩ từ nữ hoàng Elizabeth II, và cùng Bill và Melinda Gates được vinh danh Nhân vật của năm của tạp chí Time vào năm 2005, bên cạnh vô số danh hiệu và đề cử khác. Ngày 17 tháng 7 năm 2013, BBC đưa tin Bono được trao Huân chương Nghệ thuật và Ngôn ngữ từ nước Pháp.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Bono



U2 là một ban nhạc rock đến từ Dublin, Ireland. Ban nhạc gồm có Bono (hát chính và vĩ cầm), The Edge (guitar, keyboard và hát chính), Adam Clayton (guitar bass) and Larry Mullen, Jr. (trống và bộ gõ).

U2 thành lập năm 1976 khi các thành viên còn ở tuổi vị thành niên với một kiến thức âm nhạc còn nhiều giới hạn. Giữa thập niên 1980, ban nhạc trở thành một ban nhạc quốc tế, được chú ý đến bởi những bản nhạc giàu âm hưởng của họ, bởi giọng hát sôi nổi của Bono  và những đoạn guitar của The Edge. Thành công của họ trong lưu diễn lớn hơn thành công của họ trong việc bán những bản thu âm cho đến tận album năm 1986 của họ, The Joshua Tree,đã tăng thêm tầm vóc của họ "từ người hùng đến siêu sao," theo lời nói của Rolling Stone. U2 đã phản ứng lại cuộc cách mạng của nhạc dance và alternative rock, và họ đã tạo nên sự trì trệ trong âm nhạc của mình bằng cách tái đầu tư vào họ với album năm 1991 Achtung Baby đi kèm với Zoo TV Tour. Những cuộc thí nghiệm tương tự cũng được tiếp diễn trong suốt thập niên 1990. Kể từ năm 2000, U2 đã theo một dòng nhạc truyền thống hơn và tiếp tục những ảnh hưởng từ những khám phá âm nhạc của họ.

U2 đã bán được hơn 140 triệu album trên toàn thế giới và đã giành được nhiều giải Grammy hơn bất kỳ ban nhạc nào khác. Năm 2005, ban nhạc được bầu vào Rock and Roll Hall of Fame trong năm đầu tiên mà họ đủ tư cách. Tạp chí Rolling Stone xếp U2 ở vị trí 22 trong danh sách 100 Nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Trong suốt sự nghiệp của họ, của ban nhạc cũng như của cá nhân, họ đã vận động cho nhân quyền và công bằng xã hội, bao gồm tham gia tổ chức Ân xá Quốc tế, chiến dịch ONE Campaign, và chiến dịch DATA của Bono (DATA là viết tắt của Debt, AIDS, Trade in Africa).



Mục lục

    1 Danh sách đĩa hát
    2 Giải thưởng
    3 Tham khảo
        3.1 Tham khảo chung
    4 Xem thêm
    5 Chú thích
    6 Liên kết ngoài

Danh sách đĩa hát

    Bài chi tiết: Danh sách đĩa nhạc của U2

Album phòng thu

    Boy (1980)
    October (1981)
    War (1983)
    The Unforgettable Fire (1984)
    The Joshua Tree (1987)
    Rattle and Hum (1988)
    Achtung Baby (1991)
    Zooropa (1993)
    Pop (1997)
    All That You Can't Leave Behind (2000)
    How to Dismantle an Atomic Bomb (2004)
    No Line on the Horizon (2009)

   

Album sưu tập và album trực tiếp

    Under a Blood Red Sky (1983)
    The Best of 1980–1990 (1998)
    The Best of 1990–2000 (2002)
    U218 Singles (2006)

Giải thưởng

    Bài chi tiết: Danh sách giải thưởng của U2

U2 nhận giải thưởng Grammy đầu tiên của mình với album The Joshua Tree vào năm 1988, và đã đạt được 22 giải kể từ đó, đã gắn U2 với Stevie Wonder là những nghệ sĩ đương thời đạt nhiều giải Grammy nhất. Giải thưởng của nhóm bao gồm Ban nhạc Rock hay nhất, Album của năm, Thu âm của năm, Bài hát của năm và Album Rock xuất sắc nhất. British Phonographic Industry đã tặng U2 7 giải BRIT Awards, năm trong số đó là giải Ban nhạc quốc tế xuất sắc nhất. Tại Ireland, U2 đã giành được 14 giải Meteor Awards kể từ lúc bắt đầu đạt giải vào năm 2001. Những giải thưởng khác bao gồm một giải AMA, bốn giải VMA, mười giải Q Awards, hai giải Juno Awards, ba giải NME Awards, và một giải Quả cầu vàng. Ban nhạc đã được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vào đầu năm 2005.
Tham khảo
Tham khảo chung

    Chatterton, Mark (2001). U2: The Complete Encyclopedia. Firefly Publishing. ISBN 0-946719-41-1
    Flanagan, Bill (1995). U2 at the End of the World. Delacorte Press. ISBN 0-385-31154-0
    Graham, Bill; van Oosten de Boer (2004). U2: The Complete Guide to their Music. London: Omnibus Press. ISBN 0-7119-9886-8.
    McCormick, Neil (ed), (2006). U2 by U2. HarperCollins Publishers. ISBN 0-00-719668-7
    de la Parra, Pimm Jal (2003). U2 Live: A Concert Documentary. Omnibus Press. ISBN 0-7119-9198-7
    Stokes, Niall (1996). Into The Heart: The Stories Behind Every U2 Song. Harper Collins Publishers. ISBN 0-7322-6036-1.
    Wall, Mick, (2005). Bono. Andre Deutsch Publishers. ISBN 0233001593 (Promotional edition published by Paperview UK in association with the Irish Independent)

https://vi.wikipedia.org/wiki/U2



Nguồn 
http://hoithanh.com/29293/bono-phe-binh-am-nhac-co-doc-hien-dai-trong-phim-ngan-moi-ra-mat.html








Bono – U2 Phê Bình Âm Nhạc Cơ Đốc Hiện Đại Thiếu Trung Thực


Lời phê bình thật lòng này được danh ca của nhóm nhạc U2, Bono đưa ra trong một cuộc trò chuyện với Eugence Peterson, mục sư, nhà thần học nổi tiếng với bản dịch Kinh Thánh “Message”. Đây là một phần ý kiến của Bono trong bộ phim ngắn do ông và Eugence Peterson hợp tác sản xuất nhằm thảo luận về thơ ca trong Kinh Thánh. Phim ngắn này đặc biệt tập trung vào sách Thi Thiên mà chính Bono mô tả là “trung thực một cách tàn nhẫn”.
Trong đoạn phim tài liệu “The Psalms”, ngôi sao này nói: “Tôi thường nghĩ, Chúa ôi, tại sao âm nhạc hội thánh không như vậy?”.
Đoạn phim ngắn nói về mối quan hệ của hai người sau khi Bono lần đầu tiên ca ngợi công việc của Peterson vào năm 2002. Hai người đã thảo luận về tình yêu mà họ dành cho Kinh Thánh. “Trong Thi Thiên, bạn sẽ thấy có những con người dễ tổn thương với Chúa theo một cách tốt. Họ mong manh và cởi mở”, Bono nói.
“Tôi thấy nhiều sự không trung thực trong nghệ thuật Cơ Đốc và tôi nghĩ đó là một điều xấu hổ”.
“Tôi mong muốn cuộc trò chuyện này có thể truyền cảm hứng cho mọi người viết những bài hát Phúc Âm tuyệt đẹp, viết bài hát về cuộc hôn nhân tồi tệ của họ, viết họ mệt mỏi như thế nào. Bởi vì đó là điều Chúa muốn từ bạn. Tôi nghi ngờ Cơ Đốc nhân vì sự thiếu thực tế này”.
Trong bộ phim ngắn này, Peterson cũng chia sẻ về những khó khăn khi ông dịch Thi Thiên.
“Nó không trôi chảy, không đẹp mắt nhưng trung thực. Tôi nghĩ chúng ta nên cố gắng trung thực, đó là điều rất rất khó trong văn hóa của chúng ta”.

Phim ngắn The Psalms của Bono và Eugence Peterson:


Bono & Eugene Peterson | THE PSALMS


This short film documents the friendship between Bono (of the band U2) and Eugene Peterson (author of contemporary-language Bible translation The Message) revolving around their common interest in the Psalms. Based on interviews conducted by Fuller Seminary faculty member David Taylor and produced in association with Fourth Line Films, the film highlights in particular a conversation on the Psalms that took place between Bono, Peterson, and Taylor at Peterson’s Montana home.

The film is featured exclusively through FULLER studio, a site offering resources—videos, podcasts, reflections, stories—for all who seek deeply formed spiritual lives. Explore these resources, on the Psalms and a myriad of other topics, at Fuller.edu/Studio.

© Fuller Theological Seminary / Fuller Studio

a Fourth Line Films production, in association with Fuller's Brehm Center Texas and W. David O. Taylor

Bono:
[Video message, 2002] Mr. Peterson, Eugene, my name is Bono. I'm the singer with the group U2 and wanted to video message you my thanks and our thanks from the band for this remarkable work you've done. There's been some great translations, very literary translations, but no translation that I've read that speaks to me in my own language, so I want to thank you for that. Take a rest now, won't you? Bye.

Eugene Peterson:
I’d never heard of Bono before. Then one of my students showed up in class with a copy of the Rolling Stones—Rolling Stones?—and in it there was an interview with Bono in which he talked about me and The Message. He used some slangy language about who I was, and I said, "Who's Bono?" They were dumbfounded I'd never heard of Bono, but that's not the circle I really travel in very much. That's how I first heard about him.

Then people started bringing me his music, and I listened to his music, and I thought, "I like this guy." After a while I started feeling quite pleased that he knew me.

[Interview at Point Loma Nazarene University, 2007:]
Dean Nelson:
Yes, but the rest of the story is that he invited you to come and hang with them for a while. You turned him down.

Eugene Peterson:
I was pushing a deadline on The Message. I was finishing up the Old Testament at the time, and I really couldn't do it.

Dean Nelson:
You may be the only person alive who would turn down the opportunity just to make a deadline. I mean, come on. It's Bono, for crying out loud!

Eugene Peterson:
Dean, he was Isaiah.

Dean Nelson:
Yeah.

Jan Peterson:
The Old Testament is a long, long book, much longer than the New Testament, and it did take a long time and a lot of devotion on both of our parts to have that happen.

Bono:
I have to say, in the last years, Eugene's writing has kept me as sane as this is, if you call it sane, which you probably won't. Run With the Horses, that's a powerful manual for me, and it includes a lot of incendiary ideas. I hadn't really thought of Jeremiah as a performance artist. Why do we need art? Why do we need the lyric poetry of the Psalms? Why do we need them? Because the only way we can approach God is if we're honest through metaphor, through symbol. Art becomes essential, not decorative. I learned about art, I learned about the Prophets, I learned about Jeremiah with that book, and that really changed me.

Eugene Peterson:
Then several years later...This was about 4 years ago, 4 or 5 years ago...Bono would like Jan and me to come to Dallas for a concert. We went to the concert. He was very sensitive to us. We were really well cared for, had really good seats. I'd never seen a mash pit before. That was my introduction to the mash pit. Is it a pit?

(Voice off camera):
It's a mosh pit.

Eugene Peterson:
Mosh pit. Okay. You can see how uneducated I am in this world.

We had a 3-hour lunch. We just had a lovely conversation. It was very personal, relational. He didn't put me on any kind of a pedestal, and I didn't him, so we were very natural with each other. Through that 3-hour conversation, I was just really taken by the simplicity of his life, of who he was, who he is. There was no pretension to him. At that point I just felt like he was a companion in the faith.

[About U2’s song “40,” based on Psalm 40:]
I think it's one of his best ones. He sings it a lot. I mean, he does this a lot. It's one of the songs that reaches into the hurt and disappointment and difficulty of being a human being. It acknowledges that in language that is immediately recognizable. There's something that reaches into the heart of a person and the stuff we all feel but many of us don't talk about.

Bono:
[Quoting from The Message’s translation of Psalm 40:]
I waited and waited and waited for God. At last he looked. Finally he listened. He lifted me out of the ditch. He pulled me from deep mud, stood me up on a solid rock to make sure that I wouldn't slip. He taught me how to sing the latest God-song...

--------------------------------------------------




;





Yahweh


Take these shoes
Click clacking down some dead end street
Take these shoes
And make them fit
Take this shirt
Polyester white trash made in nowhere
Take this shirt
And make it clean, clean
Take this soul
Stranded in some skin and bones
Take this soul
And make it sing

Yahweh, Yahweh
Always pain before a child is born
Yahweh, Yahweh
Still I'm waiting for the dawn

Take these hands
Teach them what to carry
Take these hands
Don't make a fist
Take this mouth
So quick to criticise
Take this mouth
Give it a kiss

Yahweh, Yahweh
Always pain before a child is born
Yahewh, Yahweh
Still I'm waiting for the dawn

Still waiting for the dawn, the sun is coming up
The sun is coming up on the ocean
This love is like a drop in the ocean
This love is like a drop in the ocean

Yahweh, Yahweh
Always pain before a child is born
Yahweh, tell me now
Why the dark before the dawn?

Take this city
A city should be shining on a hill
Take this city
If it be your will
What no man can own, no man can take
Take this heart
Take this heart
Take this heart
And make it break


Nguồn   http://www.u2.com/lyrics/176

--------------------------------------------------



40
I waited patiently for the Lord.
He inclined and heard my cry.
He brought me up out of the pit
Out of the miry clay.

I will sing, sing a new song.
I will sing, sing a new song.
How long to sing this song?
How long to sing this song?
How long, how long, how long
How long to sing this song?

You set my feet upon a rock
And made my footsteps firm.
Many will see, many will see and hear.

I will sing, sing a new song.
I will sing, sing a new song
I will sing, sing a new song.
I will sing, sing a new song
How long to sing this song?
How long to sing this song?
How long to sing this song?
How long to sing this song?

Nguồn  http://www.u2.com/discography/lyrics/lyric/song/2/




-------------------------------------------------------------------------------------------

-Bậc thềm tiến vào thánh đường của trí tuệ là biết sự ngu dốt của chính mình.

The doorstep to the temple of wisdom is a knowledge of our own ignorance.

Benjamin Franklin

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

GIẢI TOÁN PHỔ THÔNG BẰNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN . Phần 13d . XỬ LÝ DỮ LIỆU - Khoảng tin cậy .




GIẢI TOÁN PHỔ THÔNG BẰNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN .

Phần 13d . XỬ LÝ DỮ LIỆU  - Khoảng tin cậy .   


DANH MỤC CÔNG CỤ GIẢI TOÁN TRỰC TUYẾN  MATHEMATICA  WOLFRAM | ALPHA .

Giới thiệu .

Bạn đọc truy cập vào đường dẫn  http://cohtrantmed.yolasite.com/widgets-tructuyen  để sử dụng các widgets giải toán trực tuyến W|A Mathematica theo chỉ mục trong danh sách dưới đây .

Những widgets này đã được tác giả sắp xếp theo từng môn học và cấp lớp theo ký hiệu như sau :

D : Đại số . Ví dụ  D8.1 widget dùng cho Đại số lớp 8 , mục 1 - Khai triển , rút gọn biểu thức đại số .
H : Hình học . Ví dụ  H12.3  widget dùng cho Hình học lớp 12 , mục 3 - Viết phương trình tham số của đường thẳng trong không gian .
G : Giải tích . Ví dụ : G11.7  widget dùng cho Giải tích lớp 11 , mục 7 - Tính đạo hàm cấp cao của hàm số
GI : Giải tích cao cấp I . Ví dụ GI.15  widget dùng cho Giải tích cao cấp I , mục 15 - Khai triển hàm số bằng đa thức TAYLOR
GII : Giải tích cao cấp II .


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


 ĐẠI SỐ 8

D8.1  Khai triển , rút gọn biểu thức đại số
D8.2  Rút gọn phân thức
D8.3  Phân tích thừa số
D8.4  Nhân 2 đa thức
D8.5  Khai triển tích số ( có thể dùng để khai triển Newton )
D8.6  Phân tích thừa số

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

ĐẠI SỐ 10

D10.1 Giải phương trình nguyên Diophante
D10.2 Giải phương trình tuyệt đối
D10.3 Giải phương trình chứa tham số
D10.4  Giải phương trình đại số
D10.5  Giải phương trình từng bước
D10.6  Giải bất phương trình minh hoạ bằng đồ thị

D10.8  Tính giá trị biểu thức hàm số
D10.9  Giải bất phương trình đại số và minh hoạ bằng đồ thị
D10.10  Giải bất phương trình đại số - tìm miền nghiệm
D10.11  Giải phương trình đại số
D10.12  Giải phương trình vô tỷ
D10.13  Giải phương trình minh hoạ từng bước
D10.14  Giải phương trình dạng hàm ẩn
D10.15  Giải hệ thống phương trình tuyến tính , phi tuyến
D10.16  Giải hệ phương trình
D10.17  Vẽ miền nghiệm của bất phương trình đại số
D10.19  Tối ưu hoá hàm 2 biến với các ràng buộc
D10.20  Tìm giao điểm của đồ thị hàm số và trục hoành Ox , trục tung Oy

HÌNH HỌC 10

H10.1  Tính diện tích tam giác trong hệ toạ độ Oxy
H10.3  Khảo sát conic ( đường tròn , Ellipse , Parabola , Hyperbola )
H10.2  Tính khoảng cách từ 1 điểm đến đường thẳng trong Oxy



++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

ĐẠI SỐ 11

D11.1 Thuật chia Euclide dùng cho số và đa thức  ( HORNER )
D11.2  Tính tổng nghịch đảo của n số tự nhiên




D11.6  Khai triển nhị thức Newton


GIẢI TÍCH 11


G11.1  Tính gíá trị một chuỗi số  theo n
G11.2  Đa thức truy hồi
G11.3  Khảo sát tính hội tụ của chuỗi số
G11.4  Tính giới hạn của chuỗi số khi  $n \rightarrow  \infty$
G11.5  Tìm hàm số ngược của hàm số cho trước
G11.6  Tìm đạo hàm của hàm số hợp - giải thích
G11.7   Tính đạo hàm cấp cao của hàm số
G11.8   Tìm giới hạn của hàm số
G11.9   Tìm giới hạn của hàm số
G11.10  Tính đạo hàm hàm số có dạng U/V
G11.11  Tìm đạo hàm của hàm số cho trước
G11.12  Tìm đạo hàm của hàm số cho trước

G11+12.1   Tính đạo hàm ,tích phân , giới hạn , vẽ đồ thị


LƯỢNG GIÁC 11

L11.1   Giải phương trình lượng giác
L11.2   Giải phương trình lượng giác trên một đoạn
L11.3   Tìm chu kỳ của hàm số tuần hoàn
L11.4   Khai triển công thức lượng giác



++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

ĐẠI SỐ 12

D12.1   Cấu trúc của số phức
D12.1   Giải phương trình mũ
D12.3   Giải  phương trình chứa tham số
D12.4   Giải  phương trình  bất kỳ  ( Bậc 2 , 3 , ... , mũ  , log , căn thức )
D12.5   Giải phương trình mũ



GIẢI TÍCH 12


G12.1  Vẽ đồ thị biểu diễn phương trình
G12.2    Khảo sát hàm số hữu tỷ
G12.3   Vẽ đồ thị trong toạ độ cực (Polar)
G12.4    Tìm cực trị của hàm số
G12.5    Vẽ đồ thị hàm số 2D
G12.6   Tìm đạo hàm cấp 2 của hàm số
G12.7    Vẽ nhiều hàm số - Basic plot. To plot two or more functions, enter {f1(x), f2(x),...}
G12.8    Tìm điểm uốn của hàm số cho trước
G12.9    Tìm nghiệm của các phương trình  y = 0 , y ' = 0 ,  y " = 0
G12.10    Tính tích phân bất định
G12.11    Tính tích phân bất định minh hoạ từng bước
G12.12   Tính tích phân bất định minh hoạ từng bước
G12.13   Tìm đường tiệm cận của hàm số
G12.14   Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi 2 đường cong (C1) , (C2)
G12.15  Tìm giao điểm của hàm số đa thức và trục hoành Ox - Vẽ đồ thị .
G12.16    Tính thể tích vật thể tròn xoay giới hạn bởi (C1) , (C2)
G12.17    Vẽ đồ thị hàm số ( có đường tiệm cận )
G12.18   Vẽ đồ thị 2D , 3D
G12.19   Tìm hoành độ giao điểm giữa 2 đường cong (C1) , (C2)
G12.20    Vẽ đường cong tham số 3D
G12.21    Tính diện tich mặt tròn xoay
G12.22    Tích thể tích vật tròn xoay  (C) , trục  Ox , x =a , x= b
G12.23    Thể tích vật tròn xoay
G12.24    Tích thể tích vật tròn xoay (C1) , (C2) , trục OX , x = a , x = b
G12.25    Khảo sát hàm số đơn giản
G12.26    Tìm cực trị của hàm số
G12.27    Tìm nguyên hàm của hàm số
G12.28    Tính tích phân xác định


HÌNH HỌC 12


H12.1  Tính khoảng cách 2 điểm trong 2D , 3D
H12.2   Viết phương trình mặt phẳng qua 3 điểm trong không gian
H12.3  Viết phương trình tham số của đường thẳng trong không gian
H12.4   Tìm công thức thể tích , diện tích hình không gian
H12.5   Vẽ đồ thị 2D , mặt 3D
H12.6    Tích có hướng 2 vector



++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

GIẢI TÍCH CAO CẤP

GI.1    Vẽ đồ thị , mặt 3D
GI.2   Vẽ đồ thị , mặt  3D
GI.3    Tích phân 2 lớp
GI.5    Tích phân kép
GI.6    Tích phân bội 3
GI.7    Tích phân bội 3
GI.8    Tích phân suy rộng
GI.9    Chuỗi và dãy số
GI.10    Các bài toán cơ bản trong vi  tích phân
GI.11     Vẽ hàm từng khúc ( piecewise ) - dùng để xét tính liên tục của hàm số
GI.12    Tính đạo hàm và tích phân một hàm số cho trước
GI.13     Vẽ đồ thị hàm số trong hệ toạ độ cực
GI.14     Tính đạo hàm riêng
GI.15    Khai triển hàm số bằng đa thức TAYLOR
GI.16    Tính tổng chuỗi số  n = 1...$\infty$
GI.17     Vẽ  đồ thị  3 hàm số

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Bài viết sau đây mô tả các khái niệm toán học và hướng dẫn tính toán chi tiết bằng công cụ trực tuyến , bạn đọc có thể tham khảo những nội dung chính yếu được đề cập đến trong giáo trình toán phổ thông  cùng với các ví dụ minh họa  .

Một số website hữu ích phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn toán :

http://quickmath.com/
http://analyzemath.com/
http://www.intmath.com/
http://www.mathportal.org
https://www.mathway.com/
https://www.symbolab.com/
http://www.graphsketch.com/
http://www.meta-calculator.com/online/?home
http://cohtrantmed.yolasite.com/widgets-tructuyen



13.  XỬ LÝ DỮ LIỆU  - Khoảng tin cậy  .

13.4  Khoảng tin cậy - Độ tin cậy .

13.4.1  Khái niệm về khoảng tin cậy .

a.Định nghỉa

-Trong thống kê, khoảng tin cậy (confidence interval - CI)  là  khoảng ước lượng của một loại tham số nào đó xét về mặt tổng thể . Đó là một khoảng quan sát (nghĩa là nó được tính toán từ các quan sát), về nguyên tắc có các khoảng tin cậy khác nhau theo các mẫu khác nhau , thường bao gồm giá trị của một tham số nào đó không quan sát được và tham số này cần được quan tâm đến nếu thực nghiệm được lặp đi lặp lại. Khoảng quan sát thường xuyên có chứa tham số được xác định bởi mức độ tin cậy hay hệ số tín nhiệm.
-Cụ thể hơn, ý nghĩa của thuật ngữ "độ tin cậy" là, nếu khoảng tin cậy CI được xây dựng qua nhiều sự phân tích dữ liệu thực nghiệm riêng biệt mở rộng (và có thể khác nhau), tỷ lệ khoảng đó có chứa các giá trị thực của tham số sẽ phù hợp với mức độ tin cậy cho trước.
-Khoảng tin cậy CI bao gồm một loạt các giá trị (khoảng) có chức hoạt như các ước lượng khá tốt của các tham số tổng thể chưa biết; Tuy nhiên, khoảng được tính từ một mẫu cụ thể không nhất thiết phải bao gồm các giá trị thực của tham số.  Mức tin cậy  99%  các giá trị của tham số thể hiện rằng 99% của khoảng tin cậy giả thuyết sẽ giữ giá trị thực sự của các tham số quan sát .
-Trong thực tế ứng dụng, khoảng tin cậy thường được ghi nhận ở mức độ tin cậy 95%.  Tuy nhiên, khi trình bày bằng hình vẽ, khoảng tin cậy có thể được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau , ví dụ 90%, 95% và 99%. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kích thước khoảng tin cậy bao gồm kích thước của mẫu, độ tin cậy , và sự biến đổi tổng thể. Một kích thước mẫu lớn hơn thường sẽ dẫn đến một ước tính các tham số tốt hơn.

Ví dụ 1. 
Khảo sát chiều cao của 40 sinh viên được chọn ngẫu nhiên, và có được :
     +Chiều cao trung bình  175cm,
     +Độ lệch chuẩn 20cm.


Khoảng tin cậy 95% được tính là:   175cm ± 6,2cm  hay  [168.8 , 181.2]

Điều này cho biết chiều cao trung bình thực của tất cả sinh viên có thể sẽ là giữa 168,8cm và 181,2cm. Nhưng nó có thể không phải như vậy !

Bạn nhận thấy " tỷ lệ 95%"  muốn nói lên rằng 95%  các quan sát thực nghiệm sẽ có trung bình chiều cao đúng như giá trị trong khoảng tin cậy , nhưng 5% còn lại sẽ không đúng .

b. Cách tìm khoảng tin cậy .



+Bước 1.  Gọi số phần tử của mẫu là  n, tìm giá trị trung bình   $\bar{X}$  và độ lệch chuẩn $\sigma$  of của mẫu :
Ở ví dụ 1
    Số phần tử của mẫu : n = 40
    Giá trị trung bình : $\overline{X}$ = 175
    Độ lệch chuẩn $\sigma$  = 20

Bước 2.  Chọn khoảng tin cậy CI - Confidence Interval theo yêu cầu , thông thường là  90%, 95% hay 99% . Tìm giá trị  Z  tương ứng với CI  theo bảng sau :

           Z
80%        1,282
85%        1,440
90%        1,645
95%        1,960
99%        2,576
99,5%     2,807
99,9%     3,291

Với ước lượng 95% thì giá trị của Z là  1,960

Bước 3: Dùng giá trị Z tìm được cho công thức khoảng tin cậy CI như sau


 $\overline{X}\pm Z\frac{\sigma }{\sqrt{n}}$

Trong đó

     $\overline{X}$ là giá trị trung bình
    Z  là giá trị được chọn tương ứng với tỷ lệ tin cậy
    $\sigma$ là độ lệch chuẩn
    n  là số phần tử của mẫu

Với số liệu ở ví dụ 1 , ta thu được
175 ± (1,960 × 20)/√40 = 175cm ± 6,20cm

Khoảng tin cậy : từ 168,8cm đến 181,2cm

*Truy cập    https://www.mathsisfun.com/data/confidence-interval-calculator.html


Ví dụ 2.  Chọn ngẫu nhiên một mẫu gồm 20 trái dưa hấu được được lấy từ một tổng thể lớn .Trọng lượng trung bình của mẫu là 105 lb (47.627 kg) và độ lệch chuẩn là 15 lb (6.803 kg) .

Tính (chính xác đến một số thập phân) giới hạn với 99,5% độ tin cậy cho trọng lượng trung bình của toàn bộ tổng thể dưa hấu.



Với độ tin cậy 99.5% , Z = 2.807
$\overline{X}$ = 105 , $\sigma $ = 15 , n = 20
Thế vào công thức  $\overline{X}\pm Z\frac{\sigma }{\sqrt{n}}$
Vậy các giới hạn với độ tin cậy 99.5% là  105 ± 9.4
Trọng lượng trung bình của toàn bộ tổng thể dưa hấu trong khoảng 95.6 lb. và 114.4 lb.

Xem hình


c. Phân phối chuẩn
Các giá trị Z theo " tỷ lệ Z " được tính toán dựa trên ý tưởng của phân phối chuẩn,
Ví dụ tỷ lệ Z 95% có giá trị là 1.960, và ở đây chúng ta thấy khoảng từ -1,96 đến +1,96 bao gồm 95% các giá trị quan sát thực nghiệm :


Từ -1,96 đến +1,96 độ lệch chuẩn là 95%

13.4.2  Phân phối thường  - NORMAL DISTRIBUTION
a. Khái niệm .
Dữ liệu thực nghiệm có thể được phân phối theo những cách khác nhau.
Nó có thể nằm rải rác về bên trái hoặc thiên về bên phải ,hoặc có thể được phân bố một cách tùy ý .

Nhưng có nhiều trường hợp các dữ liệu có xu hướng tập trung quanh một giá trị trung tâm ít lệch sang bên trái hoặc bên phải, và tiến gần đến một phân phối bình thường như sau


Phân phối có biểu đồ gần đối xứng , dạng chuông , với đa số điểm dữ liệu ở trung tâm , được gọi là phân phối thường .

Ví dụ 3. xem biểu đồ phân phối sau , lưu ý đến 3 chỉ số độ đo trung tâm rất gần nhau .
Khi đó các độ đo trung tâm -Measures of Centrality- khá gần nhau

  Trung bình -Mean: 16.0020

  Trung vị -Median: 16.0034

  Thường số -Mode: 16.0100

b. Tính chất .

Phân phối thường có 2 tính chất chính .

1.   Tần số của các điểm dữ liệu gần trung tâm ( hoặc trung bình ) là cao hơn tần số của các điểm dữ liệu xa trung tâm .

2.   Phân phối có tính đối xứng .

Vì những tính chất này nên trung bình , trung vị và thường số hầu như gần ở trung tâm phân phối .

Ví dụ 4.  Chiều cao của nhóm người được điều tra giả sử có thể mô tả bởi phân phối thường . Trung bình chiều cao là 66.5 inches , độ lệch chuẩn là 2.4 inches . Tìm và giải thích các khoảng biểu diễn cách đều 1 , 2 và 3 độ lệch chuẩn từ giá trị trung bình . ( xem hình )


c. Xác suất và diện tích .

Để tìm xác suất một biến ngẫu nhiên x  trong khoảng từ a đến b  , ta cần phải xác định diện tích của hình phẳng giới hạn từ a đến b .















d. Phân phối chuẩn -The Standard Normal Distribution
 Phân phối chuẩn là phân phối thường có trung bình bằng 0  và độ lệch chuẩn bằng 1 . Ta còn gọi phân phối chuẩn là phân phối Z .































Bạn có thể sử dụng phần mềm Distribution Calculator trực tuyến dưới đây , nhập giá trị trung bình , độ lệch chuẩn , X1 , X2 và click Calculate .  Đọc kết quả ở phần P(X1 to X2) 




NHẬP DỮ LIỆU Ở ĐÂY .
Distribution Calculator


**********************************************************************

b. p( z > 1.87 )  Dùng ESBPDF Analysis




























Dùng phần mềm Distribution Calculator trực tuyến . Đọc kết quả ở phần P(X > X1)




Tương tự cho các ví dụ c. và d. 



13.4.3  Đổi sang phân phối Z - Converting to the Z-Distribution .
a. Quan hệ giữa phân phối thường và phân phối chuẩn  .





















Ví dụ 6. Xét tổng thể được biểu diễn  bởi phân phối thường có $\mu= 24.6$  và 
độ lêch chuẩn $\sigma =  1.3$ . Hỏi có bao nhiêu phần trăm dữ liệu trong khoảng 25.3  và  26.8 ? 



Dùng phần mềm Distribution Calculator trực tuyến .
 Đọc kết quả ở phần P(X > X1) 










Dùng phần mềm Distribution Calculator trực tuyến .
  Đọc kết quả ở phần P(X > X1) 



Như vậy có xấp xỉ khoảng 24.9% dữ liệu trong khoảng 25.3 và 26.8 .

Ví dụ 7. Chiều cao của nhóm người Nhật được xem như có dạng phân phối thường . Trung bình chiều cao là  68 inches , độ lệch chuẩn là 4 inches . Tìm xác suất của các biến cố sau

a. cao hơn  73 inches
b.trong khoảng  60  và 75 inches .
































































b. Biên sai - Margin of Error  ( MOE )
























Ví dụ 8 . Giả sử rằng với  độ tin cậy 90% trong chiến dịch bầu cử , hãy tìm biên sai trong các trường hợp sau

a. kích thước mẫu  n  =  275                
b.  kích thước mẫu  n  =  750















Cách  2  :  truy cập vào link sau   
http://www.relevantinsights.com/research-tools

 Nhập liệu như hình sau , đọc MOE ( Margin of Error )


 

Điều này nghĩa là từ cuộc điều tra mẫu có 275 người , ta có độ tin cậy khoảng 90% mà sai số khả dĩ lớn nhất trong quy mô mẫu có thể cộng thêm hay bớt đi 5% điểm dữ liệu 





truy cập vào link    http://www.relevantinsights.com/research-tools
 Nhập liệu như hình sau , đọc MOE ( Margin of Error )












  























Ví dụ 9.  Trong cuộc điều tra 500 sinh viên đang học tại Đại học Yale , có 410 người trả lời rằng họ sẽ tốt nghiệp sau 4 năm .

a. Tìm quy mô mẫu thỏa mãn điều kiện  tốt nghiệp sau 4 năm .
b. Với độ tin cậy 95% , tìm biên sai MOE .
c. Giải thích các số liệu thu được .


Lời giải .


a. Quy mô mẫu là   410/500 = 0.82  = 82%
b. 




c. Tóm lại với độ tin cậy  95%  thì biên sai là  4.4%  , khi đó quy mô mẫu sẽ là   82%  + (-)  4.4%  . Đây là tỷ lệ sinh viên cho rằng sẽ tốt nghiệp sau 4 năm học .    

Nói cách khác là có khoảng từ 77.6%   đến  86.4%  tỷ lệ sinh viên Đại học Yale cho rằng sẽ tốt nghiệp sau 4 năm học .




Trần hồng Cơ
Ngày 15/03/2016




------------------------------------------------------------------------------------------- -

Những điều biết được chỉ là hạt cát , những điều chưa biết là cả một đại dương .

Isaac Newton






Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

Nhạc sĩ HÙNG LÂN



Hùng Lân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hùng Lân
HungLan.jpg
Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinh Hoàng Văn Cường
Sinh 23 tháng 6, 1922
Hà Nội
Mất 17 tháng 9, 1986 (64 tuổi)
TP.HCM
Nghề nghiệp Giáo viên
Thể loại Nhạc tiền chiến
Ca khúc tiêu biểu Hè về, Khỏe vì nước, Việt Nam minh châu trời đông
Hùng Lân (1922 - 1986) là một nhạc sĩ Việt Nam danh tiếng, tác giả những ca khúc "Hè về", "Khỏe vì nước", "Việt Nam minh châu trời đông" (đảng ca của Việt Nam Quốc Dân ĐảngĐại Việt Quốc dân Đảng). Ông cũng là một giáo sư giảng dạy âm nhạc uy tín và là người khởi xướng dùng tiếng Việt để hát thánh ca, ông cũng là tác giả đặt lời Việt cho bài "Silent Night" nổi tiếng với tựa đề Đêm thánh vô cùng.

Mục lục

Thân thế

Hùng Lân tên thật là Hoàng Văn Cường, nhưng do nhầm lẫn, giấy khai sinh ghi là Hoàng Văn Hường, sau lại đổi là Hoàng Văn Hương. Ông sinh ngày 23 tháng 6 năm 1922 tại phố Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội, trong một gia đình Công giáo. Ông là người con thứ 4 trong gia đình có 11 anh chị em. Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Nhạ, người Phủ Lý, Hà Nam. Cha ông vốn là người họ Nguyễn, tên thật là Nguyễn Văn Thiện, người làng Hương Điền (?), tỉnh Sa Đéc. Vốn ông nội của ông là Nguyễn Minh Châu từ Sa Đéc ra Hà Nội làm việc, mang theo ông Thiện. Sau khi ông Châu trở về Sa Đéc thì gửi lại ông Thiện cho một người bạn ở Sơn Tây là Hoàng Xuân Khoát. Về sau, ông Thiện được ông Khoát nhận làm con và cho đổi sang họ Hoàng. Từ đó, ông Thiện và các con sau này đều mang họ Hoàng.[1]

Thời niên thiếu

Xuất thân trong gia đình Công giáo, vì vậy từ nhỏ ông đã chịu phép Thanh Tẩy và mang tên thánh Phêrô. Năm 1928, ông theo học tại trường tiểu học Gendreau.[2] Ngay từ năm 8 tuổi, ông đã bắt đầu học nhạc với linh mục người Pháp P. Depautis (còn gọi là Cố Hương) và được tuyển vào ban hợp xướng Nhà thờ Lớn Hà Nội. Năm 1931, ông theo học bậc trung học tại trường dòng Lasan Puginier (còn gọi là trường Các sư huynh Dòng Thiện Giáo - Frères des Ecoles Chrétiennes de La Salle). Năm 1934, ông học nhạc dưới sự hướng dẫn của linh mục J. Bouis tại Tiểu chủng viện Thánh Phêrô Hoàng Nguyên ở Phú Xuyên, Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), rồi sau đó là Đại chủng viện Xuân Bích (Saint Sulpice) ở Hà Nội.

Bắt đầu sự nghiệp âm nhạc

Ngay từ khi còn học nhạc ở Đại chủng viện Xuân Bích, ông và nhóm sinh viên Đại chủng viện Xuân Bích Hà Nội đã nghĩ đến việc sáng tác những bài thánh ca Việt Nam theo thể loại mới. Từ đó, vào tháng 7 năm 1945, Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh được thành lập, do ông làm Đoàn trưởng. Trong suốt thời gian 30 năm, Nhạc đoàn đã có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam, trong đó Hùng Lân cũng có phần không nhỏ. Thời gian này, ông bắt đầu dùng bút danh Nam Hoa, Lâm Thanh để sáng tác nhạc. Năm 1943, ông sáng tác nhạc phẩm Rạng đông, được giải thưởng của Hội Khuyến học Hà Nội. Năm 1944, ông sáng tác bài hát Việt Nam minh châu trời đông, được giải nhất kỳ thi Âm nhạc Toàn quốc trong năm đó. Tác phẩm này sau được Đảng Đại Việt dùng làm đảng ca.
Liên tiếp trong hai năm 1945 - 1946, mẹ rồi đến cha của Hùng Lân qua đời. Ông phải bỏ học để có điều kiện lo lắng cho gia đình vì các em còn nhỏ. Năm 1945, ông nhận dạy học ở trường Kẻ Giảng (nay thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam), cách Phủ Lý chừng 5, 6 cây số. Trong nhà thờ Kẻ Sở của vùng này, bấy giờ có một cây quản cầm (harmonium) rất tốt và ông thường dùng để sáng tác nhiều bài hát và về sau trở nên nổi tiếng. Cũng trong thời gian này, bút hiệu Hùng Lân ra đời, được ghép từ hai tên của người em thứ năm và thứ tám của ông. Sau đó, ông nhận làm giáo sư dạy âm nhạc tại trường Trung học Nguyễn Trãi Hà Nội.
Năm 1946, ông đã viết một bài hát hưởng ứng với tên gọi Khỏe vì Nước. Bài hát nhanh chóng được phổ biến và trở thành bài hát chính cho phong trào thể dục thể thao. Ngày 26 tháng 5 năm 1946, nhân ngày hội khỏe đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thanh niên và Tự vệ Thủ đô Hà Nội đã trình diễn bài thể dục đồng diễn trên nền bài Khỏe vì Nước. Từ đó, cái tên Hùng Lân trở nên nổi tiếng.
Khi cuộc Kháng chiến chống Pháp bùng nổ ở Hà Nội, ông cũng theo kháng chiến một thời gian. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh gia đình, ông đành rời chiến khu trở về Hà Nội tiếp tục dạy học. Năm 1948, ông dạy âm nhạc ở trường Chu Văn An, Hà Nội. Năm 1949, ông cho xuất bản sách dạy âm nhạc khai tâm và sơ đẳng gồm 2 tập, mang tên Cây Đàn Sống được Nhà xuất bản Thế giới Hà Nội ấn hành. Sau đó, ông tiếp tục cho ra đời các bộ sách Giáo khoa Âm nhạc cho lớp Đệ thất, Đệ lục, Đệ ngũ, Đệ tứ.[3] Có thể nói ông là người đầu tiên soạn sách giáo khoa dạy âm nhạc trong nhà trường phổ thông.

Hoạt động âm nhạc tại miền Nam

Sau Hiệp định Genève 1954, Hùng Lân di cư vào Nam làm giáo sư âm nhạc của trường Ca vũ nhạc Phổ thông Sài Gòn và cũng là trưởng ban Phát thanh Nha Tổng Giám đốc Thanh niên và Thể thao Sài Gòn. Từ năm 1957, ông là giáo sư dạy môn Ký xướng âm của Trường Quốc gia Âm nhạc Kịch nghệ Sài Gòn. Cùng thời gian đó, ông ghi tên học và tốt nghiệp bằng Cử nhân Văn chương Pháp tại Đại học Văn khoa Sài Gòn năm 1963.
Cùng năm đó, ông về làm việc tại Trung tâm Học liệu, Bộ Quốc gia Giáo dục. Năm 1965, ông được bổ nhiệm chức Chủ sự Phòng Phát thanh Học đường, Trung tâm Học liệu, Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn. Năm 1967-1968, ông được cử đi tu nghiệp một khóa ngắn hạn tại Hoa Kỳ về ngành giáo dụctruyền thông tại Đại học Syracuse, tiểu bang New York (Hoa Kỳ). Sau khi trở về Việt Nam, ông đã xây dựng chương trình Đố vui để học do Trung tâm Học liệu phát hình lần đầu vào năm 1969 trên Đài Truyền hình Việt Nam.
Từ năm 1971 cho đến năm 1975, ông về Trường Sư phạm thuộc Đại học Đà Lạt dạy môn Sư phạm Âm nhạc.

Sự nghiệp cuối đời

Sau 1975, ông trở về tư gia tại đường Nguyễn Văn Thủ, Thành phố Hồ Chí Minh. Do có thời gian tham gia kháng chiến nhưng lại trở về, ông thường xuyên gặp phải sự nghi kỵ của nhiều quan chức trong chính quyền mới. Bài hát Khỏe vì Nước của ông một thời gian bị cấm vì là bài hát của "tên phản bội". Tuy nhiên, do uy tín quá lớn của ông và sự can thiệp của nhiều học trò cũ của ông, nên ông không bị làm khó dễ. Ông tiếp tục việc dạy nhạc và nghiên cứu âm nhạc tại tư gia cho đến tận khi qua đời ngày 17 tháng 9 năm 1986.

Âm nhạc

Những sáng tác của Hùng Lân thường là các bản nhạc vui trẻ, như Hè về, Xóm nghèo... Ông rất ít viết các bản tình cảm ủy mị, nhưng cũng để lại một vài bài như Hận Trương Chi, Sầu lữ thứ...
Theo nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc phẩm của Hùng Lân có thể tạm chia ra ba loại:
  • Loại tình cảm cá nhân như Sầu lữ thứ, Hận Trương Chi... Bài thứ hai không đặc sắc lắm vì đáng lẽ phải tả tình (anh Trương Chi hay cô Mỵ Nương) thì Hùng Lân chỉ tả cảnh.
  • Loại tình cảm thiên nhiên như Vườn xuân, Trăng lên, Một mùa xuân huyền ảo... Tác giả là nhà mô phạm nên ca khúc không đủ lãng mạn tính của thời đại nên không quyến rũ người nghe.
  • Loại kêu gọi thanh niên như Rạng đông, Tiếng gọi lên đường, Hè về, Khoẻ vì nước, Mùa hợp tấu, Việt Nam minh châu trời đông... Về sau, những bài này được in ra trong hai nhạc tập mang tên Đời traiHọc sinh, dành riêng cho thanh, thiếu niên và nhi đồng, khi ông làm việc cho Trung tâm Học liệu của Bộ Quốc gia Giáo dục. Đây là loại ca khúc thành công nhất của Hùng Lân.
Theo tài liệu của gia đình và các bạn bè, Hùng Lân có khoảng 900 tác phẩm và rất nhiều bản đã bị thất truyền. Có thể kể ra một số bài nổi tiếng như Rạng đông được viết năm 1943, được giải thưởng Sáng tác của Hội Khuyến nhạc Hà Nội. Việt Nam minh châu trời đông, được giải nhất kỳ thi Âm nhạc Toàn quốc năm 1944, được đề cử làm quốc ca của Việt Nam Cộng Hòa. Cùng các ca khúc như Khoẻ vì nước, Cô gái Việt...
Về thánh ca, ngoài tác phẩm "Ca vang lời Chúa 1, 2 và 3", nhạc sĩ Hùng Lân còn 80 bài Thánh Vịnh ứng tác. Ông cũng là người khởi xướng và phát huy phong trào dùng tiếng Việt trong thánh ca. Ông chính là người viết lời Việt cho bài Silent Night nổi tiếng với tên Đêm thánh vô cùng. Năm 1945, Hùng Lân người sáng lập Ca đoàn Lê Bảo Tịnh tại Hà Nam.
Ông cũng viết khá nhiều nhạc cho nhi đồng, nổi tiếng là những bài Em yêu ai, Thằng Tí sún, Con cò, Ông trăng thu... Tập nhạc Vui ca lên là nhạc Hùng Lân biên soạn cho thiếu nhi. Nhạc sĩ Hùng Lân cũng đã phụ trách chương trình Phát thanh Học đường cho trẻ em, thiếu niên ở đài phát thanh Sài Gòn VTVN.
Nhạc sĩ Hùng Lân cũng là người nghiên cứu, viết nhiều cuốn sách về âm nhạc. Có thể nói ông là người đầu tiên soạn sách giáo khoa dạy âm nhạc trong nhà trường phổ thông. Theo một bài báo trên của tờ Thanh Niên: "Một trong những người tham khảo tài liệu nhiều nhất để soạn nhạc lý là nhạc sĩ Hùng Lân để nghiên cứu đề xuất một phương pháp mới dạy nhạc cho thanh niên vào năm 1979".

Tác phẩm

Sách

  • 1970: Tìm hiểu dân nhạc Việt Nam
  • 1971: Nhạc ngữ Việt Nam
  • 1972: Tìm hiểu dân ca Việt Nam (giải nhất Biên khảo Nghệ thuật)
  • 1973: Vui Ca Lên 1 và 2
  • 1975-1986: Nhạc lý tân biên (Di cảo)
Sách giáo khoa âm nhạc của giáo sư Hùng Lân đã xuất bản:
  • 1952: Giáo khoa âm nhạc (giải thưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa)
  • 1960: Nhạc lý toàn thư
  • 1964: Hỏi và đáp nhạc lý, nhạc hòa âm và nhạc đơn điệu
  • 1974: Thuật sáng tác ca khúc, Sư phạm âm nhạc thực hành
Ngoài ra ông còn soạn 100 bài viết cho phong cầm (Accordion) độc tấu hay đệm nhạc.

Ca khúc

  • Cô gái Việt
  • Em yêu ai
  • Hận Trương Chi
  • Hè về
  • Khỏe vì nước
  • Lên núi Sion
  • Lính mới tò te
  • Một mùa xuân huyền ảo
  • Mùa hợp tấu
  • Rạng đông
  • Sầu lữ thứ
  • Thằng "Tí Sún"
  • Tiếng gọi lên đường
  • Trăng lên
  • Việt Nam minh châu trời đông
  • Vườn xuân
  • Xóm nghèo

Thánh ca

  • Cao vời khôn ví
  • Đồng cỏ tươi
  • Một giọt sương

Vinh danh

Ngày 16 tháng 09 năm 2012, tại Nhà thờ Thánh Phanxicô Đa Kao (50 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đakao, Quận 1, Sài gòn) đã diễn ra Thánh lễ tưởng niệm cố Nhạc sĩ Hùng Lân và chương trình "Sáu Mươi Năm Ngợi Ca Thiên Chúa" của người nhạc sĩ Công giáo tài hoa này.[4] [5] [6]

Chú thích

  1. ^ Tập san "Thánh Nhạc Ngày Nay", số ra ngày 15 tháng 12 năm 2005, các trang 29, 30, 31, 32.
  2. ^ Nay là trường Hoàn Kiếm, phố Nhà Chung, sát cạnh Nhà thờ Lớn Hà Nội.
  3. ^ tương đương các lớp phổ thông cấp II ngày nay.
  4. ^ Báo Công giáo & dân Tộc số 1876 ngày 21 tháng 09 năm 2012, trang 35, lời tựa: Lễ tưởng niệm 26 năm ngày mất nhạc sĩ Hùng Lân
  5. ^ Báo Công giáo & dân Tộc số 1876 ngày 21 tháng 09 năm 2012, trang 35, lời tựa: Nhạc sĩ Hùng Lân, âm thầm mà đọng lại
  6. ^ Báo Công giáo & dân Tộc số 1876 ngày 21 tháng 09 năm 2012, trang 05, lời tựa: Thầm ngưỡng mộ người tài hoa

Liên kết ngoài




HÈ VỀ (Sáng tác 1945)

Trời hồng hồng. Sáng trong trong. Ngàn phượng rung nắng ngoài song.
Cành mềm mềm. Gió ru êm. Lọc màu mây bích ngọc qua màu duyên.
Đàn nhịp nhàng. Hát vang vang. Nhạc hòa thơ đón hè sang.
Hè về trong khóm trúc mềm đầu bờ.
Hè về trong tiếng sáo dìu dật dờ.
Hè về gieo ánh tơ...
Bâng khuâng nghe nắng đùa mây thắm, đàn chim cánh đo trời.
Phân vân đôi mái chèo lữ thứ, thuyền ai biếng trôi.
Xa xa lớp lúa dồn cao sóng vàng leo dốc chân đồi.
Thanh thanh hương sen nồng ướp gió trăng khi chiều rơi.
Hè về! Hè về! Nắng tung nguồn sống khắp nơi.
Hè về! Hè về! Tiếng ca nhịp phách lên khơi.
Đầu ghềnh suối mát. Reo vui gièo giạt..
Ngợp trời gió mát. Ven mây phiêu bạt.
Hồn say ý chơi vơi. Ngày xanh thắm nét cười. Lòng tha thiết yêu đời.
Đây suối trăng rừng thơ! Đây gió nhung thuyền mơ.
Đây phím ngọc đường tơ! Đây từ nhạc ngàn xưa.!
Hè về! Non nước yêu yêu. Hè về nắng thông reo.
✎ Blog: http://giaosunhacsihunglan.blogspot.com





RẠNG ĐÔNG
Sáng tác 1943
(Giải Nhì kỳ thi âm nhạc toàn quốc do Hội Khuyến Nhạc tổ chức năm 1944)

Anh nghe chăng cung kèn rạng đông. Đang uy linh lừng vang trên không.
Đang thiết tha hùng hồn. Khơi chí gan Lạc Hồng. Cháy lên nhuộm vào ánh hồng?
Anh nghe chăng cung kèn rạng đông. Đang uy linh lừng vang trên không.
Đang thiết tha hùng hồn. Khơi chí gan Lạc Hồng. Cháy lên nhuộm thêm ánh hồng?

1. Đi! Đi đi thôi! Tiến cho đến nơi sáng ngời.
Quyết sống những phút tung hoành dọc ngang thật vẻ vang.
Mang thân nam nhi hãy đem chí thi với đời.
Đường hoàng lẫm liệt, dù sao cũng cứ hiên ngang.
2. Đi! Anh em ơi! Nước non nhắn bao tiếng mời.
Nắng mới phấn chí, chim đàn cùng ca nhịp bước ta.
Ra tay tu mi nước non chấn động tới trời.
Bụi đường ghi tạc vệt chân tráng sĩ đi qua.

ĐK: Thanh niên Việt Nam, sao mai trời Nam.
Đường gai bon gót, bạo mà đi, ta cứ bạo mà đi!
Tương lai chờ ta. Vinh quang đợi ta.
Dầm sương dãi nắng không khi nào nhụt chí nam nhi.
✎ Blog: http://giaosunhacsihunglan.blogspot.com




VIỆT NAM MINH CHÂU TRỜI ĐÔNG Sáng tác 1943
(Giải Nhất kỳ thi âm nhạc toàn quốc do Hội Khuyến Nhạc tổ chức năm 1944)

Việt Nam! Minh Châu Trời Đông!
Việt Nam! Nước thiêng Tiên Rồng!
Non sông như gấm hoa uy linh một phương.
Xây vinh quang ngất cao bên Thái Bình Dương.
Từ ngàn xưa tài danh lừng lẫy khắp nơi.
Tiếng anh hùng tạc ghi núi sông muôn đời.
Máu ai còn vương cỏ hoa. Giục đem tấm thân sẻ với sơn hà.
Chung tâm cương quyết ta ôn lời thề ước.
Hy sinh tâm huyết mong báo đền ơn nước.
Dù thân này tan tành chốn sa trường cũng cam.
Thề trọn niềm trung thành với sơn hà nước Nam.
✎ Blog: http://giaosunhacsihunglan.blogspot.com




CÔ GÁI VIỆT
(Sáng tác năm 1956 trong phim Cô Gái Việt)

Lời sông núi bừng vang bốn phương trời.
Giục chúng ta đường phụng sự quyết tiến.
Triệu Trưng xưa đẹp gương sáng muôn đời.
Giòng máu thiêng còn đượm nồng vạn trái tim.
Dẫu không cùng tài trai vui tranh đấu.
Gánh sơn hà còn trọng hơn xương máu.
Dù thành thị hay thôn trang ai ơi !
Lòng hẹn lòng bạn gái ta xây đời !
Chị em ơi! Quê nước chờ mong.
Ta sớm lập công. Tô thắm giang sơn Việt Nam.
Ngoài những phút quán xuyến tề gia.
Hãy hướng lòng ta đến những ai đang cơ hàn.
Kìa cô nhi không chút tình thân.
Đây lớp tàn nhân. Năm tháng đau thương thầm trôi.
Cùng cương quyết góp sức đồng tâm.
Muôn dân vui một đời vàng sáng tươi.

✎ Blog: http://giaosunhacsihunglan.blogspot.com








KHỎE VÌ NƯỚC (Sáng tác 1945)

ĐK: Khỏe vì nước kiến thiết quốc gia. Đoàn thanh niên ta góp tài ba.
Tạo nguồn dân sinh mới. Hùng mạnh trong năm giới.
Hợp lực xây hưng thịnh chung nước Nam.
Khỏe vì nước, chí khí cương kiên. Giống Lạc Hồng uy hùng vô biên.
Trong khó nguy, can trường. Sinh thác, ta coi thường.
Việt Nam thanh niên anh dũng muôn năm.

Thanh niên ơi hồn thiêng núi sông đợi chờ.
Nơi tay ta toàn dân ngóng trông từng giờ.
Mang máu anh hùng, ta đừng làm nhơ máu anh hùng.
Trai đất Việt phải nêu đèn sáng Thế giới ngắm chung.
Dân sinh yếu nhược lôi theo mối nhục vong quốc.
Dân sinh dũng cường đưa ta tới đài vinh quốc.
Mau gây lấy phong trào khỏe khắp nơi xa gần.
Cho dân khí phương cường và hưng phấn.
Nghìn đời không mờ ánh duy tân. Khoẻ vì nước . . .




TUỔI THƠ

Trời xanh xanh mát
Hương thơm thơm ngát
Cùng nhau ta múa điệu ca
Cùng nhau ta hát đời ta
Nhụy hoa thanh khiết
Men hoa ngây ngất
Hát cho tâm hồn được khuây
Cũng như cảnh đẹp được bay
Sớm bắt bướm hái hoa kêu la nô đùa
Chiều lại ra dạo chơi vườn hoa
Tối quyến luyến má ba vui ca bên đèn
Bảy giờ đêm nằm ngủ mơ thấy tiên
Cười vui ca hát
Tươi thắm đôi môi ướt
Bàn tay năm ngón cùng xinh
Màu da trong trắng mượt tinh
Chìm trong đôi mắt bao ướt mơ trong vắt
Sướng thay cho đời trẻ thơ
Mỗi trang là bài thơ
Sớm bắt bướm hái hoa kêu la nô đùa
Chiều lại ra dạo chơi vườn hoa
Tối quyến luyến má ba vui ca bên đèn
Bảy giờ đêm nằm ngủ mơ thấy tiên
Trẻ con theo ánh ưa trái cây ưa bánh
Hàm răng hay sún vì chua
Mà ai cho bánh thì ưa
Dầm mưa dang nắng
Chơi cát dơ mẹ mắng
Sống vui trong bầu trời thơ
Sướng thay cho đời trẻ thơ
Sớm bắt bướm hái hoa kêu la nô đùa
Chiều lại ra dạo chơi vườn hoa
Tối quyến luyến má ba vui ca bên đèn
Bảy giờ đêm nằm ngủ mơ thấy tiên
Sớm bắt bướm hái hoa kêu la nô đùa
Chiều lại ra dạo chơi vườn hoa
Tối quyến luyến má ba vui ca bên đèn
Bảy giờ đêm nằm ngủ mơ thấy tiê


Nhạc sĩ Hùng Lân
  HOÀNG VĂN HƯƠNG
1922 – 1986
Bút hiệu   HÙNG LÂN
NAM HOA       : Ý là hoa miền Nam
LÂM THANH : Tiếng ca trong rừng

THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP

  1. CUỘC ĐỜI:
23/06/1922         Sinh tại Hà Nội, Bắc Việt. Tên thật là HOÀNG VĂN HƯƠNG. Thứ 3 trong một gia đình công chức có 9 anh chị em.
1928 - 1933        Học sinh trường Gendreau (sau đổi là Dũng Lạc) và Puginier Hà Nội.
1931                      Được tuyển và Ca đoàn Nhà Thờ Chánh tòa Hà Nội
1934 – 1941          Trung học tại Chủng viện Hoàng Nguyễn, địa phận Hà Nội.
1942 – 1945         Đại học Công Giáo tại trường Saint-Sulpice Hà Nội. Học âm nhạc với Linh mục Jean Bouis. Điều khiển ca đoàn nhà thờ Chánh tòa Hà Nội.
1945                     Giáo sư âm nhạc trường Trung học Nguyễn Trãi, Hà Nội.
1948 – 1953          Giáo sư âm nhạc trường Trung học Chu Văn An, Hà Nội.
1953                     Nhập ngũ, phục vụ ngành Chiến tranh tâm lý tại phòng 5 Đệ Tam Quân khu, Hà Nội.
1955                      Phục vụ Đài phát thanh Quân đội Sàigon.
1955                      Giải ngũ, Trưởng ban phát thanh tại Nha Tổng Giám Đốc Thanh Niên và Thể Thao Sàigon.
1957 – 1965          Giáo sư  Âm nhạc trường Ca Vũ Nhạc Phổ Thông Sàigon. Tham dự Ban Sáng lập và Ban Giám Đốc trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sàigon.      
                              Giảng dạy môn Nhạc Pháp (Solfege) từ lớp Khai Tâm đến lớp Cao Đẳng Chuyên Nghiệp.
1963                                 Cử nhân Giáo khoa Văn chương Pháp, Đại học Văn Khoa Sàigon.
1964                                 Chủ sự Phòng Phát thanh Học Đường tại Trung Tâm Học Liệu Bộ Giáo Dục, Sàigon.
1967 – 1968          Tu nghiệp về ngành Giáo dục trên Truyền thanh và Truyền hình tại Đại học đường Syracuse, thuộc tiều bang New York, Hoa Kỳ.
1971                      Bội tinh Văn Hóa Giáo Dục Đệ nhị hạng.
1971                      Giáo sư Âm nhạc tại Đai học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt.
1972 - 1975           Giáo sư  Âm nhạc tại Đại học Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt.
1975 – 1986          Nghiên cứu và giảng dạy âm nhạc tại tư gia.
Vào tháng 09 năm 1986 nhạc sỹ Hùng Lân lâm trọng bệnh, thêm vào đó vì tuổi già sức yếu. Nhạc sỹ Hùng Lân qua đời vào ngày 17/09/1986 trong muôn ngàn thương tiếc của gia đình, thân hữu và mọi người. Nhạc sỹ Hùng Lân được an táng tại Đan Viện Thiên Bình – Long Thành
 2. THÀNH TÍCH
1938                      Nhạc phẩm đầu tay:    TIẾNG GỌI LÊN ĐƯỜNG
1944                      Hai giải thưởng hạng Nhất sáng tác tân nhạc do Hội Khuyến Nhạc Hà Nội tặng: bản VIỆT NAM MINH CHÂU TRỜI ĐÔNG và bản RẠNG ĐÔNG.
1945                      Trong ban sáng lập Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh và làm Trưởng đoàn cho tới 1964. Xuất bản 16 tập bài hát Công Giáo nhan đề là CUNG THÁNH (trên 350 bài).
1952                      Hai giải thưởng soạn sách giáo khoa Trung học do Bộ Giáo Dục tặng (cuốn ÂM NHẠC LỚP ĐỆ  THẤT và cuốn ÂM NHẠC LỚP ĐỆ LỤC).
1957                      Tham dự Hội Nghị Âm nhạc Đông Nam Á họp tại Manilla- Phi Luật Tân.
1957 - 1970           Thành lập và làm Trưởng ban Ca đoàn Thiên Thanh hợp tác với đài Phát Thanh Sàigon và Đài Phát Thanh Quân Đội.
1965 – 1967          Trưởng ban GIỜ TẬP HÁT hợp tác với đài Phát Thanh Sàigon.
1969 – 1970          Thành lập và làm Trưởng ban ĐỐ VUI NÔNG THÔN hợp tác với đài Phát thanh Sàigon trong chương trình Phát Triển Nông Ngư Nghiệp.
1969                      Từ tháng10, thực hiện mục hàng tuần TÌM HIỂU DÂN NHẠC VIỆT NAM trên đài Tiếng Nói Tự Do. Cho tới tháng 02 – 1971 đã được 75 kỳ và còn tiếp tục.
1970                      Từ tháng 08, thực hiện chương trình TÌM HIỂU DÂN NHẠC VIỆT NAM trên đài Truyền Hình Việt Nam. Cho tới tháng 02 – 1971 đã được 8 kỳ và còn tiếp tục.
                              Ngày 15-8-1970, thực hiện chương trình Làng Văn đầu tiên với đề tài: NỀN CA NHẠC THIẾU NHI TẠI VIỆT NAM.
1971                      Hợp tác với nhà văn Phạm Đình Tân trong chương trình Văn Hóa Tinh Việt trên đài Truyền hình Việt Nam.
1971                      Giải Nhất Bộ môn Biên khảo trong cuộc thi Giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn quốc do Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa tặng cuốn TÌM HIỂU DÂN CA VIỆT NAM.
1973                      Trưởng tiểu ban Âm nhạc trong hội đồng Cải tổ chương trình Trung học do Bộ Giáo Dục thành lập.
3. NHẠC PHẨM:
1940                      82 bài hát công giáo in trong 16 tập CUNG THÁNH.
                              43 bài tân nhạc: Việt Nam Minh Châu trời Đông, Rạng Đông, Khỏe Vì Nước, Tiếng gọi lên đường, Cô gái Việt, Mùa Hợp Tấu, Nhớ Rừng, Ca Xuân Hẹn Ứớc, Xóm Nghèo, Sầu Lữ Thứ…v.v.
                              Bài hát Thiếu Nhi: Em Yêu Ai? Thằng Tý sún, Ông Trăng Thu v.v.
                              Tập Vui Ca Lên.
Bài Đêm Thánh vô cùng – Silent night – dịch lời Việt
1969                      15 bài hát công giáo theo âm hưởng nhạc dân tộc.
                              40 bài tân nhạc theo âm hưởng nhạc dân tộc: Duyên Tình Miền Nam, Cái Cò Lặn Lội Bờ Sông, Khêu Ngọn Đèn Loan, Thằng Bờm, Gió Thu (thơ Tản Đà), Dâng thơ (thơ Phạm Đình Tân), Hò Vọng Cổ, La Hời, Hò Ới Rằng v.v. (Tất cả đã được trình bày nhiều lần trên Radio va TV).
                              Trường Ca Từ Ngày, một suy tưởng đượm sắc thái và tư tưởng Việt Nam về mầu nhiệm Chúa Giáng Sinh (12 – 1970).
4. SÁCH GIÁO KHOA:
1950                                 CÂY ĐÀN SỐNG tập I, II. Sách dạy nhạc lý Tây phương. NXB Thế giới Hà Nội.
1952                      Âm nhạc lớp Đệ Thất. NXB Trí Đức Hà Nội.
Âm nhạc lớp Đệ Lục. NXB Trí Đức Hà Nội
                              Âm nhạc lớp Đệ Ngũ. NXB Thiên Thanh Hà Nội.
                              Âm nhạc lớp Đệ Tứ. NXB Thiên Thanh Hà Nội.
1954                                 Sách hát giáo dục: HÁT MÀ HỌC, HÁT MÀ CHƠI tập 1,2,3. Tiếng Chim Xanh tập 1,2.
1959                                             Nhạc Lý Phổ Thông, soạn cho những lớp Dự bị và Sơ Đẳng trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigon, Huế. NXB Thiên Thanh.
1961                      Nhạc Lý Toàn Thư, soạn cho lớp Trung Đẳng, Cao Đẳng, Tốt Nghiệp Chuyên Nghiệp trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigon. NXB Thiên Thanh.
Giải đáp Câu Hỏi Nhạc Lý, giải đáp 400 câu hỏi kiểu mẫu bao quát toàn bộ Nhạc lý Tây Phương. NXB Thiên Thanh Sàigon.
1962                                 Nhạc Hòa Âm và Đơn Điệu, khảo luận về nhạc ngữ trong nền Dân nhạc cổ truyền Việt Nam. NXB Thiên Thanh Sàigon.
1971                      Nhạc Pháp Phổ Thông, sách dạy nhạc Lý Tây phương và Việt nam soạn cho những lớp dự bị và Sơ Đẳng trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigon, Huế, và những lớp 6, 7, 8, 9 bậc Trung học. NXB Thiên Thanh Sàigon.
                              TÌM HIỂU DÂN CA VIỆT NAM. Khảo luận về nhạc ngữ trong Dân ca cổ truyền Việt nam. Giải Nhất bộ môn biên khảo Giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc 1971.
1972                      VUI CA LÊN. 100 bản đồng ca cổ truyền tân biên giáo dục Thiếu Nhi dùng làm dẫn chứng cho cuốn TÌM HIỂU DÂN CA VIỆT NAM. NXB Thiên Thanh Sàigon.
                              100 BÀI DÂN CA VIỆT NAM. Dùng làm dẫn chứng cho cuốn TÌM HIỂU DÂN CA VIỆT NAM. Đã được duyệt y.
                              DÂN CA VIỆT NAM HÒA ÂM, 100 bản dân ca ba miền được soạn thành nhiều bè, hợp soạn với nhiều tác giả, Nhiều bản đã được giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc.
1973 - 1986           Hùng Lân đã cho xuất bản ba tập nhạc nhan đề CaVang Lời Chúa   1,2,3.
                                    Bộ lễ Bắc Ninh – Lễ thánh Mân Côi.
                                    Bộ lễ Tuyên Khấn.
                                    Nguyện Ca – XB 1974

SƯ PHẠM ÂM NHẠC THỰC HÀNH (tập 1) – XB 1974

VUI CA HỌC ĐƯỜNG – Chương Trình Phát Thanh Học Đường – XB 1975
XƯỚNG NHẠC ( Tập 1 và 2 ) – XB 1974
XƯỚNG NHẠC ( Tập 1 và 2 ) – Cải biên
Bài tập XƯỚNG NHẠC ( Tập 1 và 2 ) - – Cải biên

THUẬT SÁNG TÁC CA KHÚC – 1977.

Bài Ca Giáo Lý (30 bài) – XB 1983.
                                    CA THUẬT – Tài liệu viết tay – XB 1985
                                    ĐIỀU KHIỂN CA NHẠC - Tài liệu viết tay – XB 1985
100 bài soạn cho Orgue (phong cầm) hoặc để độc tấu hoặc để đệm cho các ca khúc của Hùng Lân .
Dịch cuốn “Âm nhạc trong những nền văn hóa ở Thái Bình Dương, cận Đông  Á Châu”  của tác giả William P. Main
NHẠC LÝ TÂN BIÊN (Di Cảo 1975-1986)
Nguồn  http://giaosunhacsihunglan.blogspot.com

http://lyric.tkaraoke.com/1598/hung_lan/

Nhạc sĩ Hùng Lân

Thứ ba - 30/07/2013 14:31

“Theo nghĩa thông thường của hạn từ “lịch sử”, thì chuyện về Nhạc sĩ Hùng Lân có thể dùng làm Luận án Cử Nhân, Tiến sĩ cho nền văn học loài người và không quá đáng khi nói rằng : Khó mà tìm thấy trong giới Nhạc sĩ Việt Nam có người Nhạc sĩ nào đạo đức, tài ba, đa năng trong mọi phương diện, đặc biệt là tinh thần dấn thân và kỷ luật với chính mình để lại nhiều dấu ấn cho hậu thế.” 
“Theo nghĩa thông thường của hạn từ “lịch sử”, thì chuyện về Nhạc sĩ Hùng Lân có thể dùng làm Luận án Cử Nhân, Tiến sĩ cho nền văn học loài người và không quá đáng khi nói rằng : Khó mà tìm thấy trong giới Nhạc sĩ Việt Nam có người Nhạc sĩ nào đạo đức, tài ba, đa năng trong mọi phương diện, đặc biệt là tinh thần dấn thân và kỷ luật với chính mình để lại nhiều dấu ấn cho hậu thế.”
Bài viết về Cố Nhạc sĩ Hùng Lân dưói đây là trích đăng lại trong tập san Thánh Nhạc Ngày Nay, số ra ngày 15-12-2005 từ trang 29, 30, 31,32 còn nhiều hạn chế về thành tích và đơn điệu, ước mong quý độc giả trong hoặc ngoài giới Nhạc sĩ bổ sung cho.
HÙNG LÂN sinh ngày 23/6/1922 tại phố Phú Doãn (Hà Nội), là người con thứ tư trong số 11 người con của ông Hoàng văn Thiện và bà Nguyễn thị Nhạ, người Phủ Lý (Hà Nam). Cha Mẹ muốn đặt tên cho ông là “Cường” nhưng do người nhầm lẫn, giấy khai sinh lại ghi là Hoàng văn Hường. Sau này, vì cái tên đó nghe có vẻ “nữ tính”, không khỏe, nên ông đã đổi tên là Hoàng văn Hương. Thế nhưng cái tên “Hương” (phương ngữ Nam Bộ) lại tiết lộ một điều ít người biết về thân thế Hùng Lân.
Theo lời kể của ông Hoàng văn Sự, người em út trong gia đình Hùng Lân thì tên thật của cha mình là Nguyễn văn Thiện, gốc làng Hương Điền, tỉnh Sa Đéc. Ông nội của các ông là cụ Nguyễn Minh Châu từ Sa Đéc ra Hà Nội làm việc chỉ mang theo con nhỏ là ông Thiện. Có phải Hùng Lân muốn gởi gắm nguồn gốc miền Nam của mình trong cách dùng chữ hai nghĩa ở bài hát lừng danh khác của Ông: “Việt Nam Minh Châu Trời Đông”? (Giải Nhất Sáng tác toàn quốc …..)
Khi hai Ông Bà Minh Châu trở vào Sa Đéc đã để lại người con nhỏ gửi trọ ở Sơn Tây, nơi người bạn thân là ông Hoàng Xuân Khoát. Ông Bà Châu vẫn gửi tiền từ Nam ra để lo lắng cho con mình là cậu bé Nguyễn văn Thiện. Được 6 tháng ông bà Khoát không có con và bắt đầu có ý định “bắt” luôn cậu bé Thiện, nên đã gửi trả lại tiền và loan tin rằng bé Thiện đã bặt tin? từ đó, ông Khoát đổi họ Hoàng cho bé Thiện. Lúc này, bà Minh Châu (tức Nguyễn thị Mùi) qua đời. Ông Châu tục huyền với một phụ nữ tên Sâm. Sau này, ông bà Châu – Sâm đã trở ra Hà Nội để đòi lại con, việc kiện tụng bất lợi cho 2 ông bà. Trong thiệp cưới do phu nhân Cố Nhạc sĩ Hùng Lân đưa cho chúng tôi xem có ghi rõ “Cụ Quả Phụ Nguyễn Minh Châu (tức bà Sâm) ngụ tại số 43 Julien Blanc Hà Nội, đứng ra thông báo tổ chức đám cưới cho Hùng Lân (Hoàng văn Hường), trưởng tôn của mình với Nguyễn thị Dung, ái nữ của Ông Bà Nguyễn Văn Duyệt vào ngày 26-3-1951”.
Từ năm 8 tuổi, Hùng Lân học trường tiểu học Gendreau (năm 1950 đổi tên thành Dũng Lạc, hiện nay là trường Hoàn Kiếm, phố Nhà Chung Hà nội) và trường các Sư Huynh Dòng La-san Puginier. Ở đó, Ông bắt đầu học nhạc với linh mục P. Dépaulis và được tuyển vào Ban Hợp xướng của nhà thờ Lớn Hà Nội (một cách tiếp xúc ban đầu với âm nhạc thường gặp ở các Nhà Soạn nhạc của âm nhạc cổ điển trên thế giới). Từ 1934 đến 1945, Hùng Lân tiếp tục học nhạc với Lm J. Bouis tại Chủng viện Hoàng Nguyên, rồi sau đó là Đại Chủng Viện Xuân Bích (Saint Sulpice). Liên tiếp trong 2 năm 1945 – 1946, thân mẫu rồi đến thân sinh của Hùng Lân qua đời. Đây là nguyên nhân chính khiến Hùng Lân rời bỏ việc học ở Đại Chủng Viện để có điều kiện lo lắng cho cả nhà vì Ông là chỗ dựa cho gia đình lúc bấy giờ, khi các em còn nhỏ. Bút hiệu Hùng Lân được ghép từ hai tên của người em thứ năm và thứ tám của Ông cho thấy Hùng Lân rất thương yêu các em mình. Ngoài bút hiệu này, trong lãnh vực thánh ca ông còn dùng tên hiệu: “NAM HOA”, “LÂM THANH” cho các sáng tác của mình.
Khoảng 1930 – 1940, trong các nhà thờ chỉ hát những bài La-tinh trong sách Paroissien Romain và các bài hát tiếng Pháp trong Cantique de la Jeunesse, họa may một số bài được dịch sang tiếng Việt, nhưng vẫn theo nốt nhạc Tây.
Đã đến lúc phải sáng tác những bài Việt Nam, Hùng Lân và nhóm sinh viên Đại Chủng Viện Xuân Bích Hà Nội đã nghĩ đến việc sáng tác những bài Thánh ca Việt Nam theo thể loại mới. Từ đó, vào tháng 7 năm 1945, Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh được thành lập, do Ông làm Đoàn Trưởng. Tính đến năm 1974, nhạc đoàn này đã xuất bản 16 tuyển tập Thánh ca của nhiều tác giả, mang nhan đề “Cung Thánh”. Riêng Hùng Lân còn cho xuất bản 3 tập Thánh ca “Ca vang lời Chúa 1,2,3”.
Hùng Lân dạy học ở trường Kẻ Giảng (Kẻ Sở tức Ninh Phủ, cách Phủ Lý chừng 5, 6 cây số). Trong nhà thờ vùng đó, có một cây quản cầm (Harmonium) rất tốt, đó chính là người bạn thân của Hùng Lân trong suốt 2 năm 1945 – 1946 và là nơi ông khai sinh ra nhiều bài hát nổi tiếng khác. Có lẽ hoàn cảnh lúc này của Hùng Lân có nhiều điểm giống thầy giáo Nhạc Sĩ Franz Xavier Gruber (1787 – 1863, người Áo),  đồng tác giả với Cha xứ Joseph Mohr của bài hát Giáng sinh nổi tiếng nhất thế giới. Stille Nacht, Heilige Nacht (Silent Night, Holly Night), nên ông đã là người đầu tiên viết lời Việt cho bài ca Giáng sinh đó, dưới tên gọi “Đêm Thánh Vô Cùng”. Đây cũng là bài Thánh ca tiếng Việt được nhiều người ngoại quốc hát, đặc biệt vào mỗi mùa Giáng sinh. Năm 1948, Hùng Lân dạy âm nhạc ở trường Chu Văn An (Hà Nội).
Năm 1949, sách dạy âm nhạc khai tâm và sơ đẳng gồm 2 tập, mang tên “Cây Đàn Sống” được NXB Thế Giới Hà Nội ấn hành. “Bộ Sách Giáo Khoa Âm nhạc cho lớp Đệ thất, Đệ lục, Đệ ngũ, Đệ tứ (tức các lớp phổ thông cấp II ngày nay), cũng được NXB này cho ra đời trong năm 1952, 1953. Có thể nói ông là người đầu tiên soạn Sách Giáo Khoa dạy âm nhạc trong nhà trường phổ thông.
Sau khi vào miền Nam, quê hương gốc của ông, năm 1956, Hùng Lân là một trong những người tham gia sáng lập Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Saigon (Hiện nay là Nhạc Viện Tp. Hồ Chí Minh). Ở đó, năm 1957, ông được bổ nhiệm dạy về “Nhạc Pháp” tức “Ký-xướng âm”.
Sau khi tốt nghiệp Cử Nhân Giáo Khoa Văn Chương Pháp ở đại học Văn Khoa Sài Gòn (nay là Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn) vào năm 1963, Hùng Lân về làm việc tại Trung Tâm Học Liệu (trên đường Trần Bình Trọng). Năm 1965, ông được đề cử phụ trách khâu Phát Thanh Học Đường và đi tu nghiệp về Giáo Dục và Truyền Thanh tại Đại Học Syracuse, New York (Hoa Kỳ) vào năm 1967 – 1968.
Sau khi trở về Việt Nam, ông chính là tác giả của chương trình “Đố Vui Để Học” đầu tiên do Trung Tâm Học Liệu phát hình năm 1969 cho đến ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Hùng Lân còn đóng góp nhiều cho việc nghiên cứu âm nhạc dân tộc Việt Nam qua công trình “Tìm hiểu dân ca Việt Nam” được dùng để giảng dạy tại Viện Đại Học Đà Lạt từ niên khóa 1972 – 1973. Trong đó có phần nghiên cứu độc đáo về “Âm nhạc trong tiếng rao hàng”.
Cũng trong thời gian này, ông soạn cuốn “Sư phạm âm nhạc thực hành” dùng cho chương trình đào tạo các Giáo viên Tiểu học (Cấp I) Ở miền Nam. Ông còn thành lập “Trường Âm Nhạc BACH” để đào tạo các Nhạc sĩ trẻ tuổi tại Sài Gòn. Những sáng tác của ông lúc này thấm nhuần âm điệu Việt Nam. Sau ngày 30-4-1975, Hùng Lân dạy nhạc tại tư gia, trên đường Nguyễn văn Thụ, QI, Tp. HCM. Với tâm huyết của một Nhà giáo, với lòng nhiệt thành và say mê âm nhạc của một Nhạc sĩ – Nghệ sĩ, ông vẫn âm thầm cống hiến cho nền giáo dục âm nhạc và âm nhạc dân tộc của đất nước.
Báo Thanh Niên số cuối năm 1989, tuần lễ từ 31-12-1989 đến 7-1-1990 đã ghi nhận như sau trong mục “Giunness Việt Nam, ở trang 2 “Người tham khảo tài liệu nhiều nhất để soạn nhạc lý, một trong những người đó là Nhạc sĩ Hùng Lân Tp.HCM đã tham khảo 77 tài liệu âm nhạc trong và ngoài nước (Liên Xô, Pháp, Bỉ, Mỹ, Úc, Philippine,…) để nghiên cứu đề xuất một phương pháp mới dạy nhạc cho thanh niên vào năm 1979”.
Hùng Lân qua đời vào ngày 17-9-1986 vì trọng bệnh và tuổi già sức yếu trong niềm thương tiếc của gia đình, bạn hữu và nhiều thế hệ học trò. Ông để lại trên 900 tác phẩm âm nhạc bao gồm các sáng tác và biên soạn. Ông là một trong những Nhà sư phạm về Âm nhạc đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam.
Quả thật đã có khá nhiều nghệ sĩ, Nhạc sĩ nổi tiếng đã từng học với Thầy Hùng Lân.


Nguồn  http://lebaotinh.net/





*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran