Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Cái Không trong lượng tử - phần 2 ( hết )


Cái Không trong lượng tử  -   phần 2 ( hết )

 Đây là bài viết của tác giả Phạm Xuân Yêm trên © http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences. org
Xin phép tác giả được đăng tải lại trên Blog Toán - Cơ học ứng dụng  
Trân trọng cám ơn

Xem phần 1 : http://cohtran.blogspot.com/2012/04/cai-khong-trong-luong-tu-phan-1.html


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Trở về với Chân không     
           
Sáu hương vị và ba màu sắc của các quark và phản hạt


Mũi tên cho thấy quá trình chuyển đổi mạnh và yếu .

Chân không lượng tử được định nghĩa như trạng thái cơ bản tận cùng của vạn vật, nó vô hướng, trung hòa, mang năng lượng cực tiểu trong đó vật chất, tức là tất cả các trường lượng tử, bị loại bỏ hết. Nhưng không phải vì Không chẳng chứa trường vật chất nào mà năng lượng của nó bằng 0. Theo nguyên lý bất định (nguồn gốc của sự thăng giáng lượng tử), năng lượng của bất cứ trạng thái vi mô nào là chuỗi (1/2)hν, (3/2)hν, (5/2) hν...chứ không phải là 0hν, 1hν, 2hν...Cũng dễ hiểu thôi, nguyên lý bất định bảo ta nếu xung lượng |k| được xác định rõ rệt bao nhiêu thì vị trí trong không gian |x| lại mơ hồ rối loạn bấy nhiêu, vậy năng lượng tối thiểu ε = (1/2) hν ≠ 0 chính là một thỏa hiệp tối ưu bình đẳng cho cả hai bên |k| và |x|. Thực thế, nếu ε  = 0, |k| = 0 , vậy |x| không sao được xác định nổi. Phản ánh nguyên lý này, thế giới vi mô luôn luôn dao động ngay ở nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất (năng lượng cực tiểu) và đó là ý nghĩa của sự thăng giáng lượng tử. Bởi năng lượng tối thiểu khác 0 và vì tần số ν có thể là bất cứ con số nào từ 0 đến vô tận nên Không có năng lượng phân kỳ khi ta lấy tích phân tất cả các mốt dao động ν. Làm sao ước tính được năng lượng của Không, mặc dầu vô hạn? Phép phân tích thứ nguyên cho ta cách trả lời. Với ba đại lượng cơ bản phổ cập trong vật lý là h = 2π ћ hằng số Planck, G hằng số trọng lực Newton và c vận tốc ánh sáng, ta chỉ có một cách duy nhất để lập nên những đại lượng mang thứ nguyên chiều dài (L), khối lượng (M), và thời gian (T). Ðó là chiều dài Planck Lp = [Gћ /c^3]½ = 1.6 × 10^−35 m  , khối lượng Planck Mp  =  ћ /(cLp) = 2.2 × 10^−8 kg, và thời gian Planck Tp = Lp /c  = 5.4 × 10^−44 s. Từ đó, năng lượng Planck Ep  =  Mpc^2 = 2 × 10^+9 joule. Mật độ năng lượng của Không được ước tính theo (27/16π^2) Ep/(Lp)^3 = 8.4 × 10^112  joule/ m^3 với những đóng góp của các trường ảo tràn đầy trong Không :  photon trong tương tác điện từ, ba boson W±, Z0 của tương tác yếu, và tám gluon trong tương tác mạnh. Ðóng góp của quark và lepton cũng chẳng thay đổi công thức trên bao nhiêu.

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

Socrates và nghệ thuật đối thoại.

 Socrates và nghệ thuật đối thoại.

Đây là bài viết của tác giả Bùi Văn Nam Sơn trên Báo Saigon tiếp thị ngày 08/06/2010 , đã đăng trên http://boxmath.vn/4rum/content.php?r=309-Socrates-va-nghe-thuat-doi-thoai Published on 19-07-2010 10:54 PM
Xin phép tác giả được đăng tải lại trên Blog Toán - Cơ học ứng dụng  
Trân trọng cám ơn
.
(SGTT 8/6/2010)

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Socrates
Full name Socrates (Σωκράτης)
Born c. 469 / 470 BC[1]
Deme Alopece, Athens
Died 399 BC (age approx. 71)
Athens

Ông là người thầy của phương pháp làm triết học và khoa học. Hơn thế, ông là tượng đài lẫm liệt của nhân cách: nhân cách của người trí thức đích thực. Vậy là, ngay từ buổi bình minh của triết học, phương Tây đã được thừa hưởng hai bảo vật vô giá: cách làm triết học và cách sống triết học.
*Ba trong một: trí thức, nhà nhân quyền, triết gia :Socrates (khoảng 470 - 399 trước Công nguyên) con nhà nghèo: cha làm đồ gốm, mẹ là bà mụ. Nghề của mẹ (và chắc cũng của cha nữa) thường được ví với phong cách sống của ông: làm người "đỡ đẻ" và hun đúc cho việc đi tìm chân lý. Học vấn uyên bác và đã từng là một chiến binh dũng cảm, nhưng rút cục ông thấy công việc "hộ sinh tinh thần" mới thực là sứ mệnh đáng cho ông dâng hiến trọn đời. Socrates không triết lý trong tháp ngà. Ông lang thang giữa chợ Athens (Hy Lạp) để bàn thảo, tranh luận với thanh niên, với những người "học thật" và "học... giả".
Tới 50 tuổi mới cưới vợ: bà Xanthippe, nổi danh (và đồng nghĩa) với hình ảnh một bà vợ hung dữ, khó tính. Không phải không có lỗi của ông: chẳng mang được đồng xu nào về nhà! Khác với những biện sĩ đương thời bán trí khôn kiếm tiền, ông dứt khoát dạy miễn phí. Không rõ bà hay cãi cọ có phải vì ông cương quyết không chịu... thương mại hoá giáo dục hay không, nhưng "chân lý" sáng giá được ông khám phá là: "Nên lấy vợ! Gặp vợ hiền, bạn được hạnh phúc; gặp vợ dữ, bạn thành... triết gia; đàng nào cũng có lợi!"

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Cái Không trong lượng tử - phần 1

Cái Không trong lượng tử  -   phần 1 

 Đây là bài viết của tác giả Phạm Xuân Yêm trên © http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences. org
Xin phép tác giả được đăng tải lại trên Blog Toán - Cơ học ứng dụng  
Trân trọng cám ơn


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Tóm tắt       

 Chân không lượng tử (viết gọn thành Không) là trạng thái cơ bản tận cùng của vạn vật, nó vô hướng, trung hòa, mang năng lượng cực tiểu, trong đó chẳng hề vẩn gợn chút vật chất kể cả điện từ trường (ánh sáng nói riêng). Do những nhiễu loạn của năng lượng trong Không mà vật chất (cùng phản vật chất)  nẩy sinh, tương tác, biến chuyển, phân rã và trở về với Không, cứ thế tiếp nối vòng sinh hủy. Tuy vậy năng lượng của Không lại vô hạn theo nguyên lý bất định Heisenberg.
Werner Karl Heisenberg
5 December 1901
Würzburg, Bavaria, Germany

 Cực tiểu nhưng vô hạn, nghịch lý này hẳn đòi hỏi một cuộc cách mạng trong nhận thức? Dẫu sao có ít nhất hai biểu hiện của Không đã được kiểm chứng thành công bởi thực nghiệm. Ðó là hiệu ứng Casimir và các hằng số tương tác cơ bản không cố định mà biến đổi. Nhưng mặt khác vì năng lượng vô hạn, vai trò của Không trong sự dãn nở của Vũ trụ chưa tìm thấy lời giải đáp, minh họa sự mâu thuẫn căn bản giữa hai trụ cột của vật lý hiện đại: Lượng tử trong thế giới vi mô và Tương đối rộng của thế giới vĩ mô . Kỳ thú thay khi ngược dòng thời gian tìm về một thế kỷ đã trôi qua với hai cột mốc 1900 và 1905 vì chính hai năm đó, Max Planck và Albert Einstein lần lượt theo thứ tự trên đã mang đến cho nhân loại hai kho tàng tri thức tuyệt vời gọi là thuyết lượng tử và thuyết tương đối hẹp trong vật lý, chắt chiu vun tròn qua hai phương trình E = hν E = mc^2 ngắn gọn mà đẹp biết bao. Không gì hơn, hai lý thuyết ấy chẳng những ảnh hưởng lan tràn sang nhiều điạ hạt khác của khoa học từ toán đến sinh qua hóa thậm chí cả nhân văn nghệ thuật, cũng là cội nguồn và chiếc nôi nuôi dưỡng triển khai của biết bao công nghệ cao hiện đại, ngoài ra còn khơi dậy nhiều nhận thức sâu sắc về bản thể của sự vật, câu hỏi từ buổi bình minh của loài người về tự tính, tại sao, từ đâu và về đâu của thế giới hiện tượng ngoại cảnh, nó có hoàn toàn khách quan độc lập với ý thức nội tâm con người không? Những tia sáng mà hai lý thuyết trên rọi vào cho khoa học cơ bản, công nghệ và triết lý đã vô hình trung thoảng dần thay đổi nếp sống cũng như suy tư của mỗi chúng ta trong quá trình tiến hóa của loài người. Vấn đề mênh mông, bài này chỉ đề cập đến một khái niệm then chốt của vật lý hiện đại gọi là Chân không lượng tử mà hai hệ quả đã được thực nghiệm kiểm chứng thành công: hiệu ứng Casimir, hằng số tương tác cơ bản không hằng mà biến chuyển. Nhưng mặt khác liên quan đến thuyết tương đối rộng, vì có năng lượng vô hạn nên câu hỏi về vai trò của Không trong sự dãn nở của Vũ trụ chưa biết giải quyết ra sao. Vấn đề này sẽ được nói qua ở đoạn cuối,  liên đới đến lý thuyết siêu dây/lý thuyết M.

  

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

Danh mục các đường cong - phần 1 .

Danh mục và lịch sử các đường cong - phần 1 .

Dưới đây là  phương trình và tên gọi của một số đường cong thường xuất hiện trong vật lý , thiên văn và các ngành kỹ thuật khác . Cùng với công thức biểu diễn của các họ đường cong này là những chú thích lịch sử và  giai thoại rất thú vị .

* Nguồn : http://www-history.mcs.st-andrews.ac.uk/Curves/Curves.html

* Cơ sở dữ liệu lưu trữ : http://www-history.mcs.st-andrews.ac.uk/

Biên tập và trích dịch :

Trần hồng Cơ
29/03/2012 .

 Bài viết này gồm 3 phần .







 1.   Astroid   
 
   Phương trình trong hệ tọa độ Descartes :



   hoặc
dạng tham số  :




 Astroid lần đầu tiên được Johann Bernoulli
đề cập đến vào khoảng 1691-1692. Nó cũng xuất hiện trong các công trình của Leibniz của năm 1715. Đôi khi được gọi là tetracuspid vì lý do nó 4 chỏm.
Astroid chỉ chính thức với tên gọi vào năm 1836 trong một cuốn sách xuất bản ở Vienna. Astroid được biết đến dưới các tên gọi khác nhau bao gồm cả cubocycloid paracycle.
vào sau năm 1836 .
 
Chu vi của astroid    6a   và diện tích của nó   3πa^2 / 8.
Gradient của tiếp tuyến (T)  từ  một điểm với tham số p  là  : -tan (p) .
 Phương trình tiếp tuyến  (T)   :    x sin (p) + y cos (p) = sin (2p) / 2

(T) cắt trục Ox Oy tại  X và Y tương ứng. Sau đó, các XY = a
Astroid được hình thành bằng cách lăn một vòng tròn bán kính a / 4 bên trong một vòng tròn có bán kính a  .
 
Astroid điểm tụ quang của hình delta với tia song song theo hướng bất kỳ .















 2.  Bicorn ( đường mào gà )

   Phương trình trong hệ tọa độ Descartes :

 


Bicorn (còn gọi là đường mào gà ) là tên của một tập hợp các đường cong bậc 4 ( quartic ) nghiên cứu của Sylvester năm 1864. Các đường cong tương tự đã được Cayley nghiên cứu vào năm 1867.

Các bicorn đặc biệt khác được Sylvester Cayley đưa ra từ phương trình bậc 4  ( quartic  ) khác nhau , nhưng dạng phương trình và đồ thị trên đây có dạng đơn giản hơn và chủ yếu là đồng dạng về đồ thị .

Kỷ niệm ngày sinh của Alexander Grothendieck - Giải thưởng nghiên cứu Clay 2012

Alexander Grothendieck

 Đây là bài viết trên ©  http://diendantoanhoc.net/
Xin phép tác giả được đăng tải lại trên Blog Toán - Cơ học ứng dụng  
Trân trọng cám ơn
 
In Email
Lịch sử toán học
Tác giả: Ban Biên Tập   
Thứ tư, 28 Tháng 3 2012 00:03
Nhân kỉ niệm ngày sinh của Alexander Grothendieck, BBT xin giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp Alexander Grothendieck.


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Alexander Grothendieck (sinh ngày 28 tháng 3, 1928 ở Berlin, Đức; đôi khi viết theo tiếng Pháp là Alexandre Grothendieck) là một trong những nhà toán học có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20.

alt
 Alexander Grothendieck

Ông đóng góp chính cho sự phát triển cách mạng của lĩnh vực Hình học đại số, cũng như đóng góp lớn cho Lý thuyết số, Lý thuyết phạm trù và Đại số đồng điều, ngoài ra còn là những thành tựu ban đầu của ông trong Giải tích hàm. Ông được trao huy chương Fields năm 1966. Năm 1988 ông cùng với Pierre Deligne được trao Giải Crafoord, nhưng Grothendieck đã từ chối nhận giải.

Grothendieck là một nhà toán học nổi bật với cách tiếp cận trừu tượng trong toán học và chủ nghĩa hoàn hảo của ông trong các công thức và biểu diễn. Quả thực là sự tăng lên về sự trừu tượng và hình thức hóa trong toán học thuần túy trong thế kỷ 20 là một phần trong sự ảnh hưởng của ông. Tương đối ít các nghiên cứu của ông được công bố sau năm 1960 trên các tạp chí hàn lâm, và thường lưu hành dưới dạng các bài viết trong các hội thảo; sự ảnh hưởng của ông không chỉ trong toán học mà còn mở rộng đến cá nhân của các nhà toán học, như ảnh hưởng đến các nhà toán học Pháp và trường phái Zariski ở đại học Harvard. Ông nghỉ hưu năm 1988 và trong một vài năm ông ở ẩn.

Tuổi thơ và thời đi học

*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran