Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Hiển thị các bài đăng có nhãn tôn giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tôn giáo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016

CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH 2016 */* .



CÂU  CHUYỆN GIÁNG SINH 2016  */* .



Kết quả hình ảnh cho christmas gifs



Hình ảnh có liên quan






















SỰ GIÁNG SANH BỞI NỮ ĐỒNG TRINH CỦA ĐẤNG CHRIST.

LỜI GIỚI THIỆU:
Trong bài học trước chúng ta học biết Chúa Jêsus là thần. Ngài là con Đức Chúa Trời. Trong câu chuyện giáng sinh, chúng ta học biết Đức Chúa Jêsus đã trở thành người- mặc lấy hình thể loài người. (Phi 2:5-8). Chúng ta tin rằng vì cớ tội lỗi của A-đam mọi người sanh ra sau đó đều mang bản tính tội lỗi của tổ tông truyền lại. Vậy làm thế nào mà Chúa Jêsus sinh ra mà không phải mang bản tính tội lỗi.
Thi 51:5 "Kìa tôi sinh ra trong sự gian ác..."
Thi 58:3 "Kẻ ác bị sai lầm từ trong tử cung, chúng nó nói dối lầm lạc từ khi mới lọt lòng mẹ "
Nếu Đấng Christ thừa hưởng bản tính tội lỗi thì Ngài là tội nhân và chết mất và tội lỗi mình, cho dù Đấng Christ sống một đời vô tội Ngài cũng không thể cứu rỗi được một linh hồn nào. Nếu Đấng Christ được sinh ra mà không mang bản tánh tội lỗi, thì làm thế nào có được như thế?
Đức Chúa Cha đã giải quyết nan đề này bằng việc mà ta gọi là sự Giáng sinh bởi nữ đồng trinh. Sự mầu nhiệm nầy cần được các cơ đốc nhân tin tưởng, tôn kính và tiếp nhận. Câu trả lời hợp lý duy nhất với nan đề này là bản tính tội lỗi được di truyền từ người Cha sang người con chứ không phải từ người mẹ sang người con. Chúa Jêsus không có cha là người vì Đức Thánh Linh chính là Cha Ngài. Bà Ma-ri là mẹ nhưng không truyền bản tính tội lỗi cho Hài nhi Jêsus.
Thật lạ lùng thay Đức Chúa Trời chúng ta là Đấng đã giải quyết nan đề nầy, ngõ hầu chúng ta có được Đấng Cứu thế có khả năng thực sự cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi qua sự Ngài hy sinh đền tội trên thập tự giá.
I. CỰU ƯỚC DỰ BÁO VỀ SỰ GIÁNG SINH BỞI NỮ ĐỒNG TRINH:
- Sáng 3:15 là lời hứa đầu tiên về Đấng cứu chuộc ban cho loài người sau khi tổ phụ chúng ta sa ngã.
- Sáng 12:1-3 Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham là cha của tuyển dân Y-sơ-ra-ên.
-Sáng 49:10 Phước hạnh nầy được ban cho qua chi phái Giu-đa.
- 2 Sa-mu-ên 7:8-16 Đấng cứu thế phải sanh ra trong dòng vua Đa-vít, là "con vua Đa-vít "
- Ê-sai 7:14 "Nầy một nữ đồng trinh sẽ chịu thai và sanh một con trai, và người ta sẽ đặt tên con trai đó là Em-ma-nu-ên "Ma-thi-ơ 1:23.
- Ê-sai 9:6.
II. LỜI TIÊN NẦY ỨNG NGHIỆM TRONG LỊCH SỬ:
Ma-thi-ơ 1:18-25 tường thuật chuyện giáng sinh bời trinh nữ giống như Lu-ca 2:4-7, Ma-ri được hứa gả cho Giô-sép nhưng chưa thành hôn. Đấng Christ được sinh ra bởi một trinh nữ nhưng là một trinh nữ đã hứa gả ngõ hầu nàng có thể được thành hôn sau này để bảo vệ thanh danh của nàng.
Sự thọ thai của Ma-ri là hoàn toàn từ Đức thánh Linh chứ không do Giô-xép hoặc bất cứ ai khác. Đức Chúa Trời bảo đảm điều này để ban cho chúng ta một Đấng cứu thế toàn vẹn. Chúa đã khuyến khích Giô-xép cưới Ma-ri làm vợ để bảo vệ nàng khỏi sự nghiêm khắc của luật pháp (Lê-vi ký 20:10). Ma-thi-ơ 1:25 kể lại cho chúng ta biết rằng dầu Giô-xép và Ma-ri cưới nhau rồi nhưng họ không hề ăn ở với nhau như vợ chồng cho đến khi sinh Chúa Jêsus. Đức Chúa Trời quan tâm đặc biệt đó đưa câu Kinh thánh nầy với đầy chi tiết cần thiết, đẻ tỏ cho chúng ta biết rằng Đấng cứu thế không bị ô nhiễm bởi một người cha là người trần gian.
III. KINH THÁNH DẠY VỀ SỰ GIÁNG SINH BỞI TRINH NỮ:
Một số người cố gắng chủ trương rằng Phao-lô không dạy về việc Đấng Christ giáng sinh bởi trinh nữ. Đúng ra, Phao-lô không dùng lời diễn đạt như từ liệu nầy, nhưng Phao-lô đã biết về Đấng Christ phục sanh trong I Cô-rinh-tô 15:8 và thừa nhận Ngài là Đấng làm ứng nghiệm Ê-sai 7:14. Phao-lô đã viết trong Cô-lô-se 1:15-17 trình bày một bức tranh về sự cao cả của Chúa Jêsus Christ. Tiên tri Ê-sai đã tiên tri về việc Đấng Christ Giáng sinh bởi nữ đồng trinh từ 740 năm,trước khi việc nầy xảy ra. Ma-thi-ơ đã chép rõ ràng rằng Chúa Jêsus được sinh bởi nữ đồng trinh, thọ thai bởi Đức Thánh Linh Ma-thi-ơ 1:18,20,23. Lu-ca một bác sĩ y khoa, rất quan tâm đến hiện tượng nầy, mọi trẻ em đều có cha, ai là cha của hài nhi Jêsus?
Nếu cha của Ngài là người thường thì Ngài mang bản tính tội lỗi và chúng ta vẫn còn mang tội lỗi.
Lu-ca giải thích rất cẩn thận về sự thọ thai phi thường nầy trong Lu-ca 1:27,31,34,35.
Lu-ca 1:34 Ma-ri hỏi thiên sứ câu hỏi đầy tình cảm, làm thế nào tôi có con được khi tôi chưa lấy chồng? Điều nầy là lời tự thú của Ma-ri chưa hề chăn gối và nàng vẫn còn đồng trinh.
Lu-ca 1:35 Thiên sứ cẩn thận giải thích rằng Đức Thánh Linh sẽ là cha của Hài nhi Jêsus.
IV. MỤC ĐÍCH SỰ GIÁNG SINH BỞI TRINH NỮ:
1. Để giãi bày Cha. Giăng 1:18 Chúa Jêsus đến để giãi bày Cha cho chúng ta.
2. Để nối nhịp cầu đứt đoạn giữa Đức Chúa Trời và loài người. 1 Ti-mô-thê 2:5.
3. Để cứu vớt nhân loại Hê-bơ-rơ 2:14,16, đây là mục đích chính đưa Jêsus Giáng thế.
4. Để giải thoát toàn bộ công trình sáng tạo. Rô-ma 8:19-22 V.TẦM QUAN TRỌNG CỦA
V. TÍN LÝ GIÁNG SINH BỞI TRINH NỮ:
Ngày nay, các nhà thần học Tân phái và các nhà vô tín tấn công Giáo lý này, cũng như họ tấn công Giáo lý về sự hư hoại hoàn toàn của nhân loại,về Thần tánh Chúa Jêsus và về sự hà hơi của Thánh Kinh.
Nếu loài người hoàn toàn hư hoại thì họ mới cần một Đấng cứu thế để giải cứu họ. Đấng giải cứu này phải là người Thánh và có khả năng Chúa Jêsus chính là Chúa cứu thế duy nhất của nhân loại. Phương cách duy nhất để Chúa Jêsus trở thành người mà không mang bản tánh tội lỗi, ấy là Ngài phải được sanh ra bởi trinh nữ. Một trinh nữ là một thiếu nữ chưa hề ăn ở với một người đàn ông nào. Ma-ri vẫn là một trinh nữ cho đến sau khi sanh Chúa Jêsus. Sau đó, Ma-ri và Giô-xép đã sống với nhau như chồng và vợ.
Sự cứu rỗi gắn chặt với giáo lý này. Nếu Chúa Jêsus không sanh ra bởi trinh nữ, Ngài vẫn là tội nhân như chúng ta và không thể cứu chúng ta ra khỏi tội, chúng ta vẫn hư mất.
1. Đây là lẽ thật không thể chối bỏ. Đây là điều Kinh thánh dạy cách rõ ràng. Chúng ta tin nhận sự hà hơi của Thánh kinh và chúng ta tin rằng sự dạy dỗ này là tuyệt đối thật.
2. Đây là chân lý không thể thay đổi. Giáo lý này đứng vững với Thánh Kinh và không thay đổi theo thời gian,theo tư tưởng hay theo lý thuyết của loài người (Hê-bơ-rơ 13:8).
3. Đây là một lẽ thật cần kíp. Giáo lý này thiết cho kế hoạch cứu rỗi. Một Cứu Chúa không sinh ra bởi trinh nữ không thể cứu được một linh hồn nào.
4. Đây là một Lẽ thật không thể nhận biết hết được. Đây là một mầu nhiệm kín dấu trong Đức Chúa Trời. Có thể nói sự sống và sự sinh sản cũng là một sự mầu nhiệm. Làm thế nào một cây truyền sự sống vào hạt của nó ngày nay vẫn còn là sự mầu nhiệm đối với chúng ta. I Cô-rinh-tô 4:1 là Cơ đốc nhân chúng ta là những người quản lý "các sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời."
5. Đây là Lẽ thật vô điều kiện. Tôi tin rằng Lẽ thật phải được mỗi chúng ta thừa nhận vô điều kiện. Rô-ma 10:9, chúng ta phải thừa nhận Jêsus là Chúa, và nếu Ngài không sinh bởi trinh nữ Ngài không thể là Chúa Cứu thế vì Ngài phá bỏ lời tiên tri trong Kinh thánh.
6. Đây là Lẽ thật hữu ích, vì Đức Chúa Trời toàn năng bây giờ đã nhập thể với đủ tư cách một con người, vả lại là người vô tội, không mang bản tính tội lỗi, một người có thể cứu vớt người khác. Em-ma-nu-ên nghĩa là Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta. Điều này đã thành hiện thực vì Đức Chúa Trời đã đến sống trên quả đất với chúng ta.
7. Đây là Lẽ thật không thể loại bỏ được, vì hằng năm chúng ta đều nhắc đến qua Lễ Giáng sinh. Chúng ta phải không ngừng dạy dỗ Lẽ thật này cho thế giới ngày nay.
VI. Ý NGHĨA SỰ GIÁNG SINH BỞI TRINH NỮ :
Chúa Jêsus Christ không phải là một con ma, Ngài là người thật bằng xương bằng thịt. Phi 2:7 Ngài trở thành anh cả chúng ta. Chúa Jêsus cũng là Đức Chúa Trời vì Ngài đầu thai bởi Thánh Linh. Jêsus Christ là vô tội vì Ngài sanh bởi trinh nữ không mang bản tính sa ngã hư hoại của con người. Ngài không nhiễm nguyên tội.
VII. NHỮNG SỰ CHỐNG ĐỐI GIÁO LÝ NẦY :
1. Giáo lý này chỉ tìm thấy được trong vài câu Kinh thánh. Thật ra một câu Kinh thánh xác định cũng đủ, nhưng ở đây cả Ê-sai, Ma-thi-ơ và Lu-ca đều xác quyết.
2. Chính Chúa Jêsus không hề tự tuyên bố Ngài sanh ra bởi trinh nữ. Đúng ra, Chúa ngụ ý trong Giăng 6:51 "Ta là bánh từ trời xuống."
3. Các khoa học gia không chấp nhận việc này vì nó ngược lại với quy luật sinh học. Chúa Jêsus không đến bằng sự thụ thai bình thường mà bằng một phép lạ.
4. Những người khác chống lại giáo lý này vì cho rằng nó mầu nhiệm quá. Thật ra, sự sống là một phép lạ, kỳ diệu mầu nhiệm.
5. Các thần học gia hiện đại không thừa nhận tín lý này. Điều này không làm thay đổi sự thật vì Kinh thánh đã dạy đến bằng lời tiên tri và bằng lịch sử có thật.
KẾT LUẬN:
Chúng ta tạ ơn Đức Chúa Trời ví Ngài đã tìm cách đưa Đấng Cứu thế vào thế gian mà không nhiễm nguyên tội tổ tông. Hãy dạy giáo lý mãi mỗi lần đến lễ Giáng sinh.
Câu hỏi ôn:
1. Tại sao Chúa Jêsus không nhiễm bản tính tội lỗi? (Thi 51:5).
2. Lời hứa đầu tiên về Chúa Cứu thế trong Kinh thánh được chép ở đâu?
3. Lời tiên tri Cựu ước về sự sanh bởi trinh nữ ở đâu?
4. Lời tiên tri này ứng nghiệm ra sao?
5. Bốn mục đích sự sanh bởi trinh nữ là gì?
6. Hậu quả việc từ khước thần tánh Đấng Christ và sự giáng sinh bởi trinh nữ của Ngài?
7. Tại sao mầu nhiệm này không thể hiểu cách trọn vẹn?
8. Sợi dây nối liền sự sống động giữa thần tánh Đấng Christ và sự ra đời bời trinh nữ của Ngài là gì?
9. Khía cạnh thực tế của giáo lý này đối với chúng ta ngày nay ra sao?
10. Tại sao các nhà tân phái cố chối bỏ giáo lý này?
oooOoooOoooOoooOooo













Hình ảnh có liên quanHình ảnh có liên quan




















 ------------------------------------------------------------------------------------------- 

 Even in darkness light dawns for the upright, for those who are gracious and compassionate and righteous. Psalm 112:4 

 Mục-đích của sự răn-bảo, ấy là sự yêu-thương, bởi lòng tinh-sạch, lương-tâm tốt và đức-tin thật mà sanh ra. I Ti-mô-thê 1:5





Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Bono – U2 và Âm Nhạc Cơ Đốc Hiện Đại .

Bono – U2 và Âm Nhạc Cơ Đốc Hiện Đại .

Bono at the 2009 Tribeca Film Festival.jpg

Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinh     Paul David Hewson
Nghệ danh     Bono, Bono Vox
Sinh     10 tháng 5, 1960 (56 tuổi)
Dublin, Ireland
Nguyên quán     Finglas, County Dublin, Ireland
Nghề nghiệp     Nhạc sĩ, ca sĩ, nhà đầu tư, doanh nhân, nhà hoạt động nhân đạo
Thể loại     Rock, post-punk, alternative rock
Nhạc cụ     Hát, guitar, harmonica
Năm hoạt động     1976–nay
Hợp tác với     U2, Passengers
Website     u2.com


Paul David Hewson (sinh ngày 10 tháng 5 năm 1960), được biết tới nhiều dưới nghệ danh Bono, là nhạc sĩ, ca sĩ, doanh nhân và nhà hoạt động xã hội người Ireland. Anh được biết tới rộng rãi là trưởng nhóm nhạc nổi tiếng tới từ Dublin, U2. Bono sinh ra và lớn lên ở Dublin, theo học tại trường Mount Temple Comprehensive School nơi sau đó anh gặp gỡ người vợ tương lai của mình, Alison Stewart, cùng các thành viên của U2. Bono là người viết tất cả phần ca từ cho ban nhạc, đôi khi sử dụng cả những nguồn tôn giáo, các chủ đề xã hội và chính trị. Trong những năm đầu của U2, ca từ của Bono còn mang nặng tính nổi loạn và tình cảm. Cùng với sự phát triển của ban nhạc, cách viết lời của anh cũng thay đổi theo hướng trải nghiệm cá nhân được chia sẻ cùng các thành viên khác.

Ngoài U2, Bono cũng cộng tác cùng rất nhiều nghệ sĩ khác, làm quản lý và quản lý cộng tác cho Elevation Partners và lập nên khách sạn The Clarence Hotel ở Dublin cùng The Edge. Anh cũng được nhắc tới nhiều khi tổ chức nhiều sự kiện nhân đạo cho châu Phi, trong đó có DATA, EDUN, ONE Campaign và Product Red. Anh cũng từng tổ chức rất nhiều chương trình từ thiện và nhiều trong số đó có ảnh hưởng lớn tới giới chính trị gia . Bono được đánh giá cao trong những hoạt động nhân đạo thực hiện cùng U2. Anh từng được trao tước Hiệp sĩ từ nữ hoàng Elizabeth II, và cùng Bill và Melinda Gates được vinh danh Nhân vật của năm của tạp chí Time vào năm 2005, bên cạnh vô số danh hiệu và đề cử khác. Ngày 17 tháng 7 năm 2013, BBC đưa tin Bono được trao Huân chương Nghệ thuật và Ngôn ngữ từ nước Pháp.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Bono



U2 là một ban nhạc rock đến từ Dublin, Ireland. Ban nhạc gồm có Bono (hát chính và vĩ cầm), The Edge (guitar, keyboard và hát chính), Adam Clayton (guitar bass) and Larry Mullen, Jr. (trống và bộ gõ).

U2 thành lập năm 1976 khi các thành viên còn ở tuổi vị thành niên với một kiến thức âm nhạc còn nhiều giới hạn. Giữa thập niên 1980, ban nhạc trở thành một ban nhạc quốc tế, được chú ý đến bởi những bản nhạc giàu âm hưởng của họ, bởi giọng hát sôi nổi của Bono  và những đoạn guitar của The Edge. Thành công của họ trong lưu diễn lớn hơn thành công của họ trong việc bán những bản thu âm cho đến tận album năm 1986 của họ, The Joshua Tree,đã tăng thêm tầm vóc của họ "từ người hùng đến siêu sao," theo lời nói của Rolling Stone. U2 đã phản ứng lại cuộc cách mạng của nhạc dance và alternative rock, và họ đã tạo nên sự trì trệ trong âm nhạc của mình bằng cách tái đầu tư vào họ với album năm 1991 Achtung Baby đi kèm với Zoo TV Tour. Những cuộc thí nghiệm tương tự cũng được tiếp diễn trong suốt thập niên 1990. Kể từ năm 2000, U2 đã theo một dòng nhạc truyền thống hơn và tiếp tục những ảnh hưởng từ những khám phá âm nhạc của họ.

U2 đã bán được hơn 140 triệu album trên toàn thế giới và đã giành được nhiều giải Grammy hơn bất kỳ ban nhạc nào khác. Năm 2005, ban nhạc được bầu vào Rock and Roll Hall of Fame trong năm đầu tiên mà họ đủ tư cách. Tạp chí Rolling Stone xếp U2 ở vị trí 22 trong danh sách 100 Nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Trong suốt sự nghiệp của họ, của ban nhạc cũng như của cá nhân, họ đã vận động cho nhân quyền và công bằng xã hội, bao gồm tham gia tổ chức Ân xá Quốc tế, chiến dịch ONE Campaign, và chiến dịch DATA của Bono (DATA là viết tắt của Debt, AIDS, Trade in Africa).



Mục lục

    1 Danh sách đĩa hát
    2 Giải thưởng
    3 Tham khảo
        3.1 Tham khảo chung
    4 Xem thêm
    5 Chú thích
    6 Liên kết ngoài

Danh sách đĩa hát

    Bài chi tiết: Danh sách đĩa nhạc của U2

Album phòng thu

    Boy (1980)
    October (1981)
    War (1983)
    The Unforgettable Fire (1984)
    The Joshua Tree (1987)
    Rattle and Hum (1988)
    Achtung Baby (1991)
    Zooropa (1993)
    Pop (1997)
    All That You Can't Leave Behind (2000)
    How to Dismantle an Atomic Bomb (2004)
    No Line on the Horizon (2009)

   

Album sưu tập và album trực tiếp

    Under a Blood Red Sky (1983)
    The Best of 1980–1990 (1998)
    The Best of 1990–2000 (2002)
    U218 Singles (2006)

Giải thưởng

    Bài chi tiết: Danh sách giải thưởng của U2

U2 nhận giải thưởng Grammy đầu tiên của mình với album The Joshua Tree vào năm 1988, và đã đạt được 22 giải kể từ đó, đã gắn U2 với Stevie Wonder là những nghệ sĩ đương thời đạt nhiều giải Grammy nhất. Giải thưởng của nhóm bao gồm Ban nhạc Rock hay nhất, Album của năm, Thu âm của năm, Bài hát của năm và Album Rock xuất sắc nhất. British Phonographic Industry đã tặng U2 7 giải BRIT Awards, năm trong số đó là giải Ban nhạc quốc tế xuất sắc nhất. Tại Ireland, U2 đã giành được 14 giải Meteor Awards kể từ lúc bắt đầu đạt giải vào năm 2001. Những giải thưởng khác bao gồm một giải AMA, bốn giải VMA, mười giải Q Awards, hai giải Juno Awards, ba giải NME Awards, và một giải Quả cầu vàng. Ban nhạc đã được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vào đầu năm 2005.
Tham khảo
Tham khảo chung

    Chatterton, Mark (2001). U2: The Complete Encyclopedia. Firefly Publishing. ISBN 0-946719-41-1
    Flanagan, Bill (1995). U2 at the End of the World. Delacorte Press. ISBN 0-385-31154-0
    Graham, Bill; van Oosten de Boer (2004). U2: The Complete Guide to their Music. London: Omnibus Press. ISBN 0-7119-9886-8.
    McCormick, Neil (ed), (2006). U2 by U2. HarperCollins Publishers. ISBN 0-00-719668-7
    de la Parra, Pimm Jal (2003). U2 Live: A Concert Documentary. Omnibus Press. ISBN 0-7119-9198-7
    Stokes, Niall (1996). Into The Heart: The Stories Behind Every U2 Song. Harper Collins Publishers. ISBN 0-7322-6036-1.
    Wall, Mick, (2005). Bono. Andre Deutsch Publishers. ISBN 0233001593 (Promotional edition published by Paperview UK in association with the Irish Independent)

https://vi.wikipedia.org/wiki/U2



Nguồn 
http://hoithanh.com/29293/bono-phe-binh-am-nhac-co-doc-hien-dai-trong-phim-ngan-moi-ra-mat.html








Bono – U2 Phê Bình Âm Nhạc Cơ Đốc Hiện Đại Thiếu Trung Thực


Lời phê bình thật lòng này được danh ca của nhóm nhạc U2, Bono đưa ra trong một cuộc trò chuyện với Eugence Peterson, mục sư, nhà thần học nổi tiếng với bản dịch Kinh Thánh “Message”. Đây là một phần ý kiến của Bono trong bộ phim ngắn do ông và Eugence Peterson hợp tác sản xuất nhằm thảo luận về thơ ca trong Kinh Thánh. Phim ngắn này đặc biệt tập trung vào sách Thi Thiên mà chính Bono mô tả là “trung thực một cách tàn nhẫn”.
Trong đoạn phim tài liệu “The Psalms”, ngôi sao này nói: “Tôi thường nghĩ, Chúa ôi, tại sao âm nhạc hội thánh không như vậy?”.
Đoạn phim ngắn nói về mối quan hệ của hai người sau khi Bono lần đầu tiên ca ngợi công việc của Peterson vào năm 2002. Hai người đã thảo luận về tình yêu mà họ dành cho Kinh Thánh. “Trong Thi Thiên, bạn sẽ thấy có những con người dễ tổn thương với Chúa theo một cách tốt. Họ mong manh và cởi mở”, Bono nói.
“Tôi thấy nhiều sự không trung thực trong nghệ thuật Cơ Đốc và tôi nghĩ đó là một điều xấu hổ”.
“Tôi mong muốn cuộc trò chuyện này có thể truyền cảm hứng cho mọi người viết những bài hát Phúc Âm tuyệt đẹp, viết bài hát về cuộc hôn nhân tồi tệ của họ, viết họ mệt mỏi như thế nào. Bởi vì đó là điều Chúa muốn từ bạn. Tôi nghi ngờ Cơ Đốc nhân vì sự thiếu thực tế này”.
Trong bộ phim ngắn này, Peterson cũng chia sẻ về những khó khăn khi ông dịch Thi Thiên.
“Nó không trôi chảy, không đẹp mắt nhưng trung thực. Tôi nghĩ chúng ta nên cố gắng trung thực, đó là điều rất rất khó trong văn hóa của chúng ta”.

Phim ngắn The Psalms của Bono và Eugence Peterson:


Bono & Eugene Peterson | THE PSALMS


This short film documents the friendship between Bono (of the band U2) and Eugene Peterson (author of contemporary-language Bible translation The Message) revolving around their common interest in the Psalms. Based on interviews conducted by Fuller Seminary faculty member David Taylor and produced in association with Fourth Line Films, the film highlights in particular a conversation on the Psalms that took place between Bono, Peterson, and Taylor at Peterson’s Montana home.

The film is featured exclusively through FULLER studio, a site offering resources—videos, podcasts, reflections, stories—for all who seek deeply formed spiritual lives. Explore these resources, on the Psalms and a myriad of other topics, at Fuller.edu/Studio.

© Fuller Theological Seminary / Fuller Studio

a Fourth Line Films production, in association with Fuller's Brehm Center Texas and W. David O. Taylor

Bono:
[Video message, 2002] Mr. Peterson, Eugene, my name is Bono. I'm the singer with the group U2 and wanted to video message you my thanks and our thanks from the band for this remarkable work you've done. There's been some great translations, very literary translations, but no translation that I've read that speaks to me in my own language, so I want to thank you for that. Take a rest now, won't you? Bye.

Eugene Peterson:
I’d never heard of Bono before. Then one of my students showed up in class with a copy of the Rolling Stones—Rolling Stones?—and in it there was an interview with Bono in which he talked about me and The Message. He used some slangy language about who I was, and I said, "Who's Bono?" They were dumbfounded I'd never heard of Bono, but that's not the circle I really travel in very much. That's how I first heard about him.

Then people started bringing me his music, and I listened to his music, and I thought, "I like this guy." After a while I started feeling quite pleased that he knew me.

[Interview at Point Loma Nazarene University, 2007:]
Dean Nelson:
Yes, but the rest of the story is that he invited you to come and hang with them for a while. You turned him down.

Eugene Peterson:
I was pushing a deadline on The Message. I was finishing up the Old Testament at the time, and I really couldn't do it.

Dean Nelson:
You may be the only person alive who would turn down the opportunity just to make a deadline. I mean, come on. It's Bono, for crying out loud!

Eugene Peterson:
Dean, he was Isaiah.

Dean Nelson:
Yeah.

Jan Peterson:
The Old Testament is a long, long book, much longer than the New Testament, and it did take a long time and a lot of devotion on both of our parts to have that happen.

Bono:
I have to say, in the last years, Eugene's writing has kept me as sane as this is, if you call it sane, which you probably won't. Run With the Horses, that's a powerful manual for me, and it includes a lot of incendiary ideas. I hadn't really thought of Jeremiah as a performance artist. Why do we need art? Why do we need the lyric poetry of the Psalms? Why do we need them? Because the only way we can approach God is if we're honest through metaphor, through symbol. Art becomes essential, not decorative. I learned about art, I learned about the Prophets, I learned about Jeremiah with that book, and that really changed me.

Eugene Peterson:
Then several years later...This was about 4 years ago, 4 or 5 years ago...Bono would like Jan and me to come to Dallas for a concert. We went to the concert. He was very sensitive to us. We were really well cared for, had really good seats. I'd never seen a mash pit before. That was my introduction to the mash pit. Is it a pit?

(Voice off camera):
It's a mosh pit.

Eugene Peterson:
Mosh pit. Okay. You can see how uneducated I am in this world.

We had a 3-hour lunch. We just had a lovely conversation. It was very personal, relational. He didn't put me on any kind of a pedestal, and I didn't him, so we were very natural with each other. Through that 3-hour conversation, I was just really taken by the simplicity of his life, of who he was, who he is. There was no pretension to him. At that point I just felt like he was a companion in the faith.

[About U2’s song “40,” based on Psalm 40:]
I think it's one of his best ones. He sings it a lot. I mean, he does this a lot. It's one of the songs that reaches into the hurt and disappointment and difficulty of being a human being. It acknowledges that in language that is immediately recognizable. There's something that reaches into the heart of a person and the stuff we all feel but many of us don't talk about.

Bono:
[Quoting from The Message’s translation of Psalm 40:]
I waited and waited and waited for God. At last he looked. Finally he listened. He lifted me out of the ditch. He pulled me from deep mud, stood me up on a solid rock to make sure that I wouldn't slip. He taught me how to sing the latest God-song...

--------------------------------------------------




;





Yahweh


Take these shoes
Click clacking down some dead end street
Take these shoes
And make them fit
Take this shirt
Polyester white trash made in nowhere
Take this shirt
And make it clean, clean
Take this soul
Stranded in some skin and bones
Take this soul
And make it sing

Yahweh, Yahweh
Always pain before a child is born
Yahweh, Yahweh
Still I'm waiting for the dawn

Take these hands
Teach them what to carry
Take these hands
Don't make a fist
Take this mouth
So quick to criticise
Take this mouth
Give it a kiss

Yahweh, Yahweh
Always pain before a child is born
Yahewh, Yahweh
Still I'm waiting for the dawn

Still waiting for the dawn, the sun is coming up
The sun is coming up on the ocean
This love is like a drop in the ocean
This love is like a drop in the ocean

Yahweh, Yahweh
Always pain before a child is born
Yahweh, tell me now
Why the dark before the dawn?

Take this city
A city should be shining on a hill
Take this city
If it be your will
What no man can own, no man can take
Take this heart
Take this heart
Take this heart
And make it break


Nguồn   http://www.u2.com/lyrics/176

--------------------------------------------------



40
I waited patiently for the Lord.
He inclined and heard my cry.
He brought me up out of the pit
Out of the miry clay.

I will sing, sing a new song.
I will sing, sing a new song.
How long to sing this song?
How long to sing this song?
How long, how long, how long
How long to sing this song?

You set my feet upon a rock
And made my footsteps firm.
Many will see, many will see and hear.

I will sing, sing a new song.
I will sing, sing a new song
I will sing, sing a new song.
I will sing, sing a new song
How long to sing this song?
How long to sing this song?
How long to sing this song?
How long to sing this song?

Nguồn  http://www.u2.com/discography/lyrics/lyric/song/2/




-------------------------------------------------------------------------------------------

-Bậc thềm tiến vào thánh đường của trí tuệ là biết sự ngu dốt của chính mình.

The doorstep to the temple of wisdom is a knowledge of our own ignorance.

Benjamin Franklin

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

JOHANN S. BACH: Bài Ca Của SIMEON – ICH HABE GENUG (BWV 82)

Johann S. Bach: Bài Ca Của Simeon – Ich Habe Genug (BWV 82)


 Bài Ca Của Simeon

Jesus_Simeon






Vài Nét Về Tác Phẩm
Ich habe genug (BWV 82) là một cantata do Johann Sebastian Bach (1685-1750)  sáng tác.  Bản thánh nhạc này được trình bày lần đầu tiên vào ngày 2/2/1727 tại Leipzig, Đức quốc. Tựa đề Ich habe genug tạm dịch sang tiếng Việt là Con Thỏa Lòng.   Nội dung của bài thánh ca lấy ý từ Phúc Âm Lu-ca 2:29-32, diễn tả tâm trạng thỏa lòng của Simeon khi gặp Hài Nhi Jesus; do đó, trong tiếng Việt bài thánh ca này được gọi là Bài Ca Của Simeon.
Tác Giả
Johann Sebastian Bach là một nhạc sĩ trong thế kỷ 18.  Ông được xem là nhạc sĩ hàng đầu của nhạc Baroque và là một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất từ xưa đến nay.
Johann Sebastian Bach sáng tác nhiều thể loại nhạc khác nhau.  Phần lớn các tác phẩm của Bach là thánh nhạc.  Một số tác phẩm của Bach như The Passion According to St. John, The Passion According to St. Matthew,Mass in B Minor được các nhà nghiên cứu ghi nhận là những tác phẩm nhạc cổ điển hay nhất từ xưa cho đến nay.
Bối Cảnh Sáng Tác
Johann Sebastian Bach là một tín hữu Tin Lành yêu mến Chúa. Bach nhận biết tài năng của mình đến từ Chúa và ông quyết định dùng tài năng đó để tôn ngợi Chúa.
Năm 1723, Johann Sebastian Bach nhận lời làm giám đốc âm nhạc cho giáo khu St. Thomas của Giáo hội Tin Lành Lutheran tại thành phố Leipzig.  Một trong những trách nhiệm của Bach, một nhạc trưởng trong nhà thờ, là hướng dẫn ca đoàn hát thờ phượng Chúa trong các lễ thờ phượng hằng tuần.
Thông thường, các nhạc trưởng chỉ chọn thánh ca đã được viết sẵn, cải soạn hòa âm, rồi tập cho ban hát và dàn nhạc.  Trong trường hợp của Bach, ông không chỉ dùng những thánh ca đã có sẵn, nhưng Bach đã sáng tác rất nhiều cantata mới để minh họa cho bài giảng của mục sư trong giờ thờ phượng hằng tuần.  Trong vài năm đầu làm nhạc trưởng tại Leipzig, Johann Sebastian Bach đã sáng tác hơn 300 cantatas.
Năm 1750, Johann Sebastian Bach về với Chúa. Sau khi Bach qua đời, một số người thời đó, vì thiếu hiểu biết, cho rằng nhạc của Bach đã lỗi thời; do đó rất nhiều tác phẩm của Bach bị thiêu hủy. Các sáng tác của Johann Sebastian Bach sau đó bị lãng quên một thời gian khá lâu.
Đến cuối thế kỷ thứ 18 và đầu thế kỷ thứ 19, một số nhạc sĩ thuộc thế hệ sau như Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791), Ludwig van Beethoven (1770-1827), Frédéric François Chopin (1810-1849), Robert Schumann (1810-1856), và Felix Mendelssohn (1809-1847) có dịp tiếp xúc với nhạc của Bach. Họ cảm nhận được vẻ đẹp và hiểu được giá trị trong những tác phẩm của Bach. Các nhạc sĩ này công nhận rằng Johann Sebastian Bach không phải chỉ lỗi lạc trong việc biên soạn và sáng tác cho đàn organ, nhưng ông là bậc thầy và chính là người đã đặt nền móng cho nghệ thuật hòa âm của nhạc cổ điển. Động lực khiến Bach thực hiện những điều đó vì  ông muốn dùng những cấu trúc âm nhạc và giai điệu đẹp nhất để tôn kính Chúa.
Đến giữa thế kỷ thứ 19, một số tác phẩm của Johann Sebastian Bach được giới thiệu trở lại với công chúng.    Sau đó, Hội Những Người Yêu Nhạc Bach được thành lập.  Trong suốt 160 năm qua, các nhà nghiên cứu đã sưu tầm tìm lại những tác phẩm của Johann Sebastian Bach. Đến nay, khoảng hơn 200 cantatas mà Bach đã viết cho các chương trình thờ phượng hằng tuần đã được tìm lại; hơn 100 cantatas khác vẫn còn thất lạc.
Lời của bài thánh ca trong nguyên văn tiếng Đức và bản dịch trong tiếng Anh như sau:
Lời Ca

1. Arie
Ich habe genug,
Ich habe den Heiland,
das Hoffen der Frommen,
Auf meine begierigen Arme genommen;
Ich habe genug!
Ich hab ihn erblickt,
Mein Glaube hat Jesum ans Herze gedrückt;
Nun wünsch ich, noch heute mit Freuden
Von hinnen zu scheiden. 2. Rezitativ
Ich habe genug.
Mein Trost ist nur allein,
Daß Jesus mein
und ich sein eigen möchte sein.
Im Glauben halt ich ihn,
Da seh ich auch mit Simeon
Die Freude jenes Lebens schon.
Laßt uns mit diesem Manne ziehn!
Ach! möchte mich von meines Leibes Ketten
Der Herr erretten;
Ach! wäre doch mein Abschied hier,
Mit Freuden sagt ich, Welt, zu dir:
Ich habe genug.
3. Arie
Schlummert ein, ihr matten Augen,
Fallet sanft und selig zu!
Welt, ich bleibe nicht mehr hier,
Hab ich doch kein Teil an dir,
Das der Seele könnte taugen.
Hier muß ich das Elend bauen,
Aber dort, dort werd ich schauen
Süßen Friede, stille Ruh.
4. Rezitativ
Mein Gott! wenn kömmt das schöne: Nun!
Da ich im Friede fahren werde
Und in dem Sande kühler Erde
Und dort bei dir im Schoße ruhn?
Der Abschied ist gemacht,
Welt, gute Nacht!
5. Arie
Ich freue mich auf meinen Tod,
Ach, hätt’ er sich schon eingefunden.
Da entkomm ich aller Not,
Die mich noch auf der Welt gebunden.
1. Aria
I have enough,
I have taken the Savior,
the hope of the righteous,
into my eager arms;
I have enough!
I have beheld Him,
my faith has pressed Jesus to my heart;
now I wish, even today with joy
to depart from here.
2. Recitative
I have enough.
My comfort is this alone,
that Jesus might be mine
and I His own.
In faith I hold Him,
there I see, along with Simeon,
already the joy of the other life.
Let us go with this man!
Ah! if only the Lord might rescue me
from the chains of my body;
Ah! were only my departure here,
with joy I would say, world, to you:
I have enough.
3. Aria
Fall asleep, you weary eyes,
close softly and pleasantly!
World, I will not remain here any longer,
I own no part of you
that could matter to my soul.
Here I must build up misery,
but there, there I will see
sweet peace, quiet rest.
4. Recitative
My God! When will the lovely ‘now!’ come,
when I will journey into peace
and into the cool soil of earth,
and there, near You, rest in Your lap?
My farewells are made,
world, good night!
5. Aria
I delight in my death,
ah, if it were only present already!
Then I will emerge from all the suffering
that still binds me to the world.
Nội Dung
Bài Ca Của Simeon là một cantata mà Bach đã viết vào dịp kỷ niệm lễ Thanh Tẩy của Mary vào năm 1727.  Bài cantata này được trình bày lần đầu tiên vào ngày 2/2/1727 tại Leipzig, đúng 40 ngày sau lễ giáng sinh năm 1726.
Lý do bài thánh ca được trình diễn đúng 40 ngày sau lễ giáng sinh vì theo Thánh Kinh Cựu Ước, sau khi một phụ nữ Do Thái sinh con, người đó phải làm lễ thanh tẩy. Nếu sinh con trai thì lễ thanh tẩy diễn ra 40 ngày sau khi sinh xong.  Sách Lê-vi ký trong Thánh Kinh Cựu Ước chương 12 chép như sau:

Đức Giê-hô-va phán với Môi-se: “Hãy truyền cho dân Y-sơ-ra-ên rằng:
Nếu một phụ nữ mang thai và sinh con trai, người ấy sẽ bị ô uế bảy ngày như trong thời kỳ kinh nguyệt.  Ðến ngày thứ tám, phải làm phép cắt bì cho đứa trẻ.  Thời kỳ cho máu của nàng được thanh tẩy là ba mươi ba ngày. Trong thời gian này, nàng không được phép đụng vào một vật thánh nào, và cũng không được phép vào nơi thánh, cho đến khi thời kỳ thanh tẩy đã mãn.
Còn nếu người phụ nữ sinh con gái, người ấy sẽ bị ô uế hai tuần như trong thời kỳ kinh nguyệt, và thời kỳ để cho máu nàng được thanh tẩy là sáu mươi sáu ngày.
Khi thời kỳ thanh tẩy của nàng đã xong, dù sinh con trai hay con gái, nàng phải mang đến cho thầy tế lễ tại cửa Lều Hội Kiến một con chiên dưới một tuổi để dâng làm của lễ thiêu, và một con bồ câu con, hoặc một con chim gáy, để dâng làm của lễ chuộc tội.
Thầy tế lễ sẽ dâng con vật hiến tế ấy trước mặt Đức Giê-hô-va và làm lễ chuộc tội cho nàng; bấy giờ nàng sẽ được sạch vì huyết đã xuất ra. Ðó là luật lệ về người phụ nữ sinh con trai hoặc con gái.
Nếu nàng không đủ khả năng dâng một chiên con, nàng có thể mang đến hai con chim gáy, hoặc hai con bồ câu con; một con sẽ được dâng làm của lễ thiêu, và con kia sẽ được dâng làm của lễ chuộc tội. Tư tế sẽ làm lễ chuộc tội cho nàng, và nàng sẽ được sạch.”



Phúc Âm Lu-ca 2:22-35 chép rằng sau khi những ngày thanh tẩy theo luật định đã mãn, Mary và Joseph đem Hài Nhi Jesus lên Jerusalem để dâng cho Đức Chúa Trời.  Lúc này, Hài Nhi đã được 40 ngày.
Tại đền thờ, họ gặp cụ Simeon, là một người đạo đức và công chính, luôn trông đợi sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế. Cụ Simeon được Đức Thánh Linh cho biết cụ sẽ không chết trước khi gặp Đấng Cứu Thế.
Theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh, cụ Simeon đã gặp Joseph và Mary khi họ mang Hài Nhi Jesus đến Đền Thờ để làm các thủ tục theo luật lệ ấn định.  Cụ Simeon thỏa lòng vì mơ ước của mình được Chúa thực hiện.  Cụ bồng Hài Nhi trên tay, dâng lời tôn ngợi Đức Chúa Trời như sau:
Lạy Chúa! Theo như lời Ngài đã hứa, bây giờ xin cho tôi tớ Ngài qua đời bình an; bởi vì chính mắt con đã thấy ơn cứu rỗi của Ngài mà Ngài đã chuẩn bị trước mặt mọi dân tộc – là ánh sáng soi đường cho các dân ngoại, và là vinh quang của Israel – dân Ngài.





Lời ngợi ca của Simeon bày tỏ sự thỏa nguyện, và đó chính là chủ đề của bản cantata mà Johann Sebastian Bach đã sáng tác. Tựa đề của bài cantata này trong tiếng Đức “Ich habe genug” – tạm dịch là “Con Thỏa Lòng.” Vì nội dung của cantata dựa trên lời ngợi ca của Simeon, nên tác phẩm này trong tiếng Việt được gọi là Bài Ca Của Simeon.
Bố Cục
Cantata Ich habe genug được chia làm 5 phần:
  1. Aria: Ich habe genug
  2. Recitativo: Ich habe genug! Mein Trost ist nur allein
  3. Aria: Schlummert ein, ihr matten Augen
  4. Recitativo: Mein Gott! wenn kömmt das schöne: Nun!
  5. Aria: Ich freue mich auf meinen Tod
Phần mở đầu của cantata là aria Con Thỏa Lòng. Chủ đề chính của cantata được viết trong cung Đô thứ (Cm) thể hiện tình cảm sâu lắng nhẹ nhàng. Tiếng kèn oboe và đàn dây quyện vào nhau thật hài hòa, giai điệu trầm lắng nhưng không u sầu; nhịp điệu thong thả của aria diễn tả tâm trạng của một người thoả nguyện sẵn sàng về với Chúa: không ưu tư, không trăn trở, không nuối tiếc.
Lời thánh ca nói rằng: Con thỏa lòng vì con đã gặp Cứu Chúa, là niềm hy vọng của sự công chính. Con được ôm Ngài trong vòng tay háo hức của con.  Con thỏa lòng vì con được bồng ẵm Ngài; đức tin của con ôm chặt Ngài trong tim con; và giờ đây, con mong ước, với niềm vui, được lìa cõi trần nầy.
Trong phần thứ hai, chủ đề Con Thỏa Lòng được thể hiện bằng một giai điệu mới trong cung Si giáng trưởng.  Bài recitativo đầu tiên của cantata này rất ngắn nhưng rất súc tích.
Bach đã khéo léo trích dẫn các phân đoạn Kinh Thánh liên hệ để viết lời cho recitativo đầu tiên trong cantata này. Lời thánh ca nói rằng chỉ một mình Đấng Yên Ủi làm con thỏa lòng (II Cô-rinh-tô 1:2-7). Con thỏa lòng vì Chúa Jesus thuộc về con và con thuộc về Ngài (Nhã Ca 2:16; 6:3).  Như Simeon, với đức tin, con giữ chặt Ngài và đón nhận niềm vui của cuộc đời mới. Thêm vào đó, trong lời ca “Chúng ta hãy cùng đi với Ngài,” Bach khéo léo mô phỏng mong ước của Sứ đồ Phao Lô được rời khỏi trần gian khổ đau, về sống bên Chúa trên thiên đàng, để trình bày tâm trạng tương tự của Simeon, và của nhiều người yêu mến Chúa, là mong ước được về với Chúa.  Lời thánh ca viết: “Và nếu chỉ có mình Chúa có thể cứu con khỏi xiềng xích của thân thể con; thì con phải nói rằng: Thật là vui khi được rời khỏi đây.  Thế gian ơi! Với ngươi, ta đã đủ rồi.”
Bài aria, trong phần thứ ba của cantata, là một bài hát ru: “Hỡi những đôi mắt mỏi mòn, hãy ngủ đi!  Hãy nhắm mắt êm ái, dịu dàng.  Thế gian ơi!  Ta sẽ không còn ở đây nữa đâu.  Ta không mắc nợ ngươi chút nào có thể ảnh hưởng đến linh hồn của ta.  Ở đây, ta phải vun góp những bất hạnh, nhưng nơi đó, ta sẽ tìm thấy sự yên nghỉ bình an ngọt ngào.”  Lời thánh ca thể hiện tâm trạng thỏa lòng của một người đã thực hiện xong những gì mình cần làm trên đời này và sẵn sàng nhắm mắt lìa cõi đời để về với Chúa.  Bach trích dẫn câu Kinh Thánh I Tê-sa-lô-ni-ca 4:14 để mô tả cái chết của người tin Chúa là sự ngủ yên trong Chúa.
Phần thứ tư của cantata tiếp tục với một recitativo. Lời thánh ca viết: “Lạy Chúa!  Khi nào Đấng Yêu Thương sẽ đến – là lúc con sẽ bước vào nơi an bình và vào miền đất lạnh; được ở bên Ngài và nghỉ an bên cạnh Ngài. Thế gian ơi!  Ta đã chào giã biệt bóng đêm.”
Bài aria kết thúc trong phần cuối của cantata có vài nét tương đồng với bài aria mở đầu; tuy nhiên bài aria kết thúc có giai điệu nhanh hơn và sống động hơn. Lời thánh ca viết rằng: “Tôi vui sướng về cái chết của mình dường như nó đã xảy ra rồi!  Và rồi, tôi sẽ vượt mọi khổ đau đã ràng buộc tôi với thế giới này.”
Toàn bộ tác phẩm kéo dài khoảng 25 phút.  Mời bạn đọc lắng nghe tấm lòng của một người sau bao năm trông mong, đã được thỏa nguyện vì gặp được Chúa.




Phước Nguyên
Thư Viện Tin Lành (2014)
www.thuvientinlanh.org


http://www.thuvientinlanh.org/jsb_ichhabegenug_bwv82/

-------------------------------------------------------------------------------------------

-Bậc thềm tiến vào thánh đường của trí tuệ là biết sự ngu dốt của chính mình.

The doorstep to the temple of wisdom is a knowledge of our own ignorance.

Benjamin Franklin





Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

KINH THÁNH – Một tác phẩm vĩ đại về lịch sử thế giới - Phần 2 .

KINH  THÁNH  –  Một tác phẩm vĩ đại về lịch sử thế giới . 







NGHE KINH THÁNH MP3 TRỌN BỘ
http://hoithanhsucsongmoi.blogspot.com/2013/07/nghe-kinh-thanh-mp3-tron-bo.html







 Bấm vào đây để đọc.
Bạn chờ giây lát đang tải dữ liệu .....Từ www.tinlanhhyvong.com

Bạn chờ giây lát, đang tải dữ liệu Từ www.stream.faithcomesbyhearing.com






















- Louis Pasteur : “Càng nghiên cứu khoa học, tôi càng tin vào Đức Chúa Trời.. Thật là mĩa mai cho lòng dạ con người, nếu chết là hết, hoặc chết là trở về với hư vô ... Một chút khoa học sẽ gạt bỏ Chúa, giàu khoa học sẽ quay về với Chúa” .

- Albert Einstein: “Sự gian ác là do vắng bóng Thiên Chúa trong linh hồn ... khoa học không tôn giáo là mù lòa, tôn giáo thiếu khoa học là què quặt....Tôi chưa hề gặp điều gì trong Khoa học của tôi mà lại đi ngược với Tôn giáo.”

- James Simpson : “Phát minh quan trọng nhất của đời tôi là tìm được Chúa Cứu Thế Giêsu .”

- Andre Marie Ampere “Con người chỉ vĩ đại khi quỳ xuống cầu nguyện với Thiên Chúa .”

- Blaise Pascal :"Giả như Thượng Đế không có, ta chẳng mất gì cả, nếu đã tin vào Ngài. Nhưng nếu có Ngài, ta sẽ mất tất cả, nếu ta không tin"

- Victor Hugo nói: “Nước Anh có hai cuốn sách: Kinh Thánh và Shakespeare. Nước Anh sinh ra Shakespeare; còn Kinh Thánh làm nên nước Anh”.

- Isaac Newton : "Cái huy hoàng của thái dương hệ, các hành tinh, sao chổi, chỉ có được là do sự điều hành của Một Đấng Thông Minh, Toàn Năng ...Tôi thấy Thượng Đế qua viễn vọng kính ....Thánh Kinh có nhiều biểu hiện chăc chắn về tính có thực hơn bât cứ một câu chuyện nào chống lại sách đó ...Trong đời mình tôi nhận biết được hai sự thật: thứ nhất - tôi là kẻ đại tội nhân, và thứ hai - Jêsus Christ vĩ đại vô lượng là Đấng Cứu Chuộc tôi ...Lực hút Trái đất chỉ giải thích sự chuyển động của các hành tinh nhưng không thể làm rõ ai, khi nào và bằng cách nào đã đưa các hành tinh vào vị trí chuyển động như vậy. Chính Chúa trời là người điều khiển và sắp đặt vạn vật. Người là bất diệt, là vĩnh cửu…”.

- Becquerel: "Nhờ nghiên cứu khoa học, đã dẫn tôi đến Thượng Đế và tôi có đưc tin ."

- Bourgeois: "Không có gì cản trở tinh thần khoa học hòa hợp với tín ngưỡng đã được suy nghĩ sáng suốt. Trái lại, khoa học càng được đào sâu, thì tôn giáo lại càng được tăng thêm sức mạnh và bàn tay uy quyền của Thiên Chúa, Đấng Tạo hóa, lại càng được sáng to hơn ."

- Duclaux: "Nếu sự sống đầu tiên xuât hiện trên mặt đât do tình cờ, nơi mà (vũ trụ này) mọi sự đều có luật, thì sự xuât hiện kia, nó kỳ dị như hòn đá, tự bò lên sườn núi ."

- Alessadro Volta : "Niềm tin như điện, bạn không thể thấy nó, nhưng có thể thấy ánh sáng ."

- Moreux : "Tôi liên lạc với cac vị giám đôc thuộc hầu hêt mọi đài thiên văn trên thế giới, tât cả đều tin có Thiên Chúa ."

- Charles Nicolle :“May mắn thay trong tôn giáo có những bí nhiệm. Nếu không tôi sẽ hoài nghi nó, vì cho rằng tôn giáo là do trí loài người tạo ra. Bí nhiệm làm tôi vững tâm; đó là dấu ấn của Thiên Chúa .”

- Thomas Alva Edison : "Edison hết sức khâm phục và ca ngợi tât cả kỷ sư, trong đó gồm cả Thiên Chúa ."

- Chevreul : “Tôi không thấy Thiên Chúa vì Ngài thiêng liêng, nhưng tôi thấy công trình tạo dựng của Ngài”

- Diderot : “Chỉ cần con mắt và cái cánh của con bướm, cũng đủ diệt tan mọi lý lẽ của kẻ vô thần .”

- LaBruyère: “Tôi muốn thấy một người trong sạch và tiêt độ tuyên bố rằng không có Thượng đế, nhưng không thấy ai cả .”




Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH 2015 .


CÂU  CHUYỆN GIÁNG SINH 2015  */* .



     

                    




Lịch sử ngày lễ Giáng sinh .

Có một lịch sử lâu đời về các nghi lễ và kỳ nghỉ Giáng sinh mà những Cơ Đốc nhân ngày nay thường tiến hành theo tập quán nhưng thật ra đã trải qua một quá trình tiến hóa . Phong tục tặng quà, hát thánh ca , và ông già Noel Santa Claus từng là những biểu tượng rất xa xưa và là truyền thống lễ Giáng sinh , nhưng những điều đó đã không phải từng luôn luôn là một phần trong việc kỷ niệm ngày lễ. Trong thực tế, đã có một khoảng thời gian lễ Giáng sinh đã bị các nhà thờ cấm đoán . Vì vậy, làm thế nào mà chúng ta biết được rằng lễ Giáng sinh đã đến được với nhân loại như ngày nay ?

Ngảy đông chí .

Các tu sĩ của tôn giáo cổ Celt tổ chức lễ kỷ niệm mùa đông của họ vào ngày ngắn nhất trong năm (21 tháng 12 - ngảy đông chí ) khi họ đã trải qua những tháng mùa đông tồi tệ nhất và bắt đầu chờ đợi những giờ phút ban ngày dài hơn . Các linh mục Celtic sẽ cắt cây tầm gửi và chúc lành cho họ. Quả của cây tầm gửi là biểu tượng của cuộc sống trong những tháng mùa đông tối tăm.

Vào ngày đông chí La Mã, còn gọi là Saturnalia, những người đàn ông tham gia ăn mặc như phụ nữ còn giới chủ nhân ăn mặc như người hầu. Các cuộc diễu hành , trang hoàng nhà cửa với cây xanh , thắp nến , và tặng quà cho nhau là những nghi thức phổ biến . Họ tổ chức lễ mừng sao Thổ, được xem là vị thần của nông nghiệp trong hơn một tháng. Trong cùng khoảng thời gian họ sẽ ăn mừng lễ Juvenalia ,với mục đích tôn vinh thiếu nhi .

Ngày 25 tháng 12, người La Mã sẽ tôn vinh Mithra, thần mặt trời  bất khả chinh phục , được cho là sinh ra từ một tảng đá.

Thuật ngữ Yule đến từ chữ "houl", có nghĩa là bánh xe thay đổi theo thời tiết mùa vụ , theo truyền thống người Na uy ở Bắc Âu. Trong lễ kỷ niệm này, những người đàn ông sẽ mang về nhà những khúc gỗ lớn để đốt lửa trại . Họ sẽ dự tiệc và ăn mừng cho đến lúc lửa tàn - đôi khi kéo dài đến 12 ngày.

Mỗi tia lửa bắn ra có biểu tượng cho một con lợn hoặc con bê có thể được sinh ra trong năm mới.

Sự can thiệp của Đức Giáo Hoàng .

Vào thế kỷ thứ 4, Giáo hoàng Julius đệ I ra chỉ dụ rằng ngày 25 tháng 12 sẽ là ngày Giáng sinh, còn được gọi là Lễ Thánh đản . Trước khi có tuyên bố này, lễ Phục Sinh được xem là ngày lễ đầu tiên của Kitô giáo . Tuyên bố của Julius đệ I  là một nỗ lực của Giáo Hội nhằm mục đích Kitô hóa các thánh lễ ngoại giáo khác như Saturnalia - lễ thần mặt trời.

Thời trung cổ (400AD-1400AD)

Bắt đầu từ thời kỳ này mà ngày nay chúng ta có được 12 ngày lễ Giáng sinh, được tổ chức từ 25 Tháng mười hai  đến 6 Tháng một (lễ Hiển Linh).

Người ta giữ lại các truyền thống ngoại giáo như trang trí nhà cửa với cây xanh , tổ chức các lễ hội và biến thành một phần của truyền thống Giáng sinh bằng cách gán cho chúng ý nghĩa Kitô giáo.

Trước 529 AD, ngày 25 tháng 12 đã được công bố là một kỳ nghỉ dân sự, và 12 ngày của lễ Giáng sinh cũng đã được công bố bắt đầu từ năm 567 AD. Sự kiện này sau đó dẫn đến thuật ngữ "Twelfth Night" mà bất kỳ trẻ em Kitô giáo nào cũng biết rõ từ các bài  học về văn hào W. Shakespeare. Đêm thứ mười hai được tổ chức vào ngày 06 tháng 1, và là một ngày lễ lớn như Giáng sinh cho đến cuối những năm 1800.

Thế kỷ 17 - 18

Lễ Giáng sinh đã im lặng suốt trong thời gian này, khi các tấm gương khắt khe về đạo đức , sự tuân thủ nghiêm ngặt trong việc cầu nguyện và Kinh Thánh Tân Ước đã rất được coi trọng . Trước năm 1644, hoạt động Giáng sinh đã bị cấm ở Anh do có niềm tin cho rằng lễ Giáng sinh đã được liên kết quá chặt chẽ với những người ngoại giáo thờ thần mặt trời Saturnalia.

Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau cuộc Cách mạng Hoa Kỳ , những người Mỹ bắt đầu không chấp nhận các phong tục Anh quốc. Ngay cả lễ Giáng sinh cũng đã không được cử hành long trọng khi Quốc hội đang họp vào ngày 25 tháng 12 năm 1789.


Triều đại Victoria (1837-1901)

Chúng ta có thể cảm ơn những người ở thời đại này đã mang lại cho chúng ta lễ Giáng Sinh ngày nay. Tầng lớp trung lưu ở Anh và Mỹ  bắt đầu ăn mừng và lý tưởng hóa lễ Giáng sinh như chúng ta đã thấy trong các tiểu thuyết của triều đại này từ Irving đến Dickens. Các kỳ nghỉ không còn đại diện cho một lễ hội hóa trang hoang dã như trước kia nữa , mà đã hướng về sự bình an , gia đình, và những hoài niệm .

Ở thời kỳ này mọi người thường sử dụng các tấm thiệp ngày Valentines để trao tặng cho nhau và trang trí những cây Giáng sinh. Hầu hết các phong tục mới mẻ đã du nhập từ Mỹ. Trước năm 1870 lễ Giáng sinh đã được công bố là một ngày lễ liên bang tại Hoa Kỳ.

Lễ Giáng sinh thời hiện đại

Ngày nay lễ Giáng sinh được tổ chức trên toàn thế giới. Trong khi trước đây các quan điểm của Giáo Hội lo lắng rằng việc cử hành Giáng sinh đã quá gắn liền với nghi lễ ngoại giáo , thì bây giờ sự lo lắng lại hướng về tính chất quá thương mại hóa và thế tục hóa. Tuy nhiên, với sự trung dung, thật dễ nhớ rằng đây là một ngày để ăn mừng ngày sinh của Chúa cứu thế đồng thời cũng để kỷ niệm những gì Chúa Giêsu muốn chúng ta thực hiện - tình yêu dành cho nhau .


Trần hồng Cơ
Nguồn  http://christianteens.about.com/od/christianholidays/a/ChristmasHistor.htm






** Đọc Kinh Thánh 

https://www.bible.com/vi/bible/151/luk.2



https://www.bible.com/vi/videos





* Nhạc Giáng sinh .




























** Xem phim hay mùa Giáng sinh .















Đức Tin Trầm Lặng

Chàng thợ mộc trẻ mang tên Giô-sép, đối với tôi, cũng là một ngôi sao sáng điểm tô cho khung trời đêm giáng sinh thêm lấp lánh, dù Thánh Kinh chẳng ghi lại một lời nói nào của chàng. Tôi không dám có sự phân biệt hồ đồ trong lãnh vực đức tin, nhưng nếu so với nhiều đức tin nổi bật, thì đây lại là một đức tin trầm lặng, không nói ra thì chẳng ai biết. Một con người rất bình thường, với một đức tin rất bình thường, lại có một chỗ trong chương trình lớn của Đức Chúa Trời tiến hành cho cả nhân loại.

Đó là một người được giáo dục trong môi trường đức tin để có một đời sống với cách hành xử hòa bình đáng khâm phục. Câu 19 của Phúc Âm đoạn 1 này viết: “Giô-sép chồng người, là người có nghĩa, chẳng muốn cho người mang xấu, bèn toan đem để nhẹm”. Chàng không những là “con cháu Đa-vít” nhưng là một hậu bối biết kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời để yêu người lân cận như yêu chính mình. Đứng trước một biến cố kín giấu, đến thời điểm đó chỉ có Ma-ri và chàng trao đổi với nhau, trên nền tảng đức tin trầm lặng, Giô-sép đã có một quyết định không phải ai cũng có thể chấp nhận. Đó là cách tốt nhất chàng có thể làm cho người mà chàng thương yêu, với tâm trạng chưa biết nhiều về kế hoạch huyền nhiệm của Chúa Giê-hô-va; cho đến khi gặp thiên sứ của Chúa trong giấc chiêm bao, lắng nghe lời giải trình trực tiếp ơn cứu rỗi mà bấy lâu nay chàng chỉ được truyền dạy qua các lời tiên tri.

Lời tiên tri được ban truyền từ xa xưa trong quá khứ được thiên sứ của Chúa nhắc lại cho Giô-sép với những giải thích rõ ràng, với mệnh lệnh chuẩn xác, với trọng trách được chỉ định trong bảo đảm tuyệt đối. Tất cả xua tan đi mối nghi ngờ rối rắm trong lòng Giô-sép, chàng nhìn biết nhiệm vụ mà Chúa Giê-hô-va đặt trên vai mình; và tình yêu dành cho Ma-ri đã thoát ra khỏi đám mây mù phiền muộn, lại tiếp tục rạng rỡ trong con tim trầm lặng. Không còn thắc mắc, chẳng cần phải hỏi han thêm, đức tin trầm lặng đó đã được Lời của Chúa khai phóng, Giô-sép ghi nhận không sót một lời những gì Chúa phán với chàng qua giấc chiêm bao đêm đó. Đức tin của Giô-sép đã được nâng lên, chàng chấp nhận dấn thân vì Danh Chúa Em-ma-nu-ên.

“Khi Giô-sép thức dậy rồi, thì làm y như lời thiên sứ của Chúa đã dặn, mà đem vợ về với mình; song không hề ăn ở với cho đến khi người sanh một trai, thì đặt tên là Jêsus” (câu 24, 25). Không giải thích, không một chút khoe khoang, chẳng cần thêm ý kiến hay kêu gọi một sự ủng hộ nào khác, chàng trai trẻ với một đức tin trầm lặng đã thuận phục theo ý Chúa để làm trọn mọi điều Chúa giao phó. Đức tin trầm lặng đi những bước trưởng thành, không còn làm theo ý mình cho là phải, nhưng hết lòng hết sức hết ý làm theo ý muốn của Giê-hô-va Đức Chúa Trời Chí Nhân Chí Ái. Không còn là thể hiện tình yêu theo cảm tính, nhưng mặc lấy tình yêu thương từ thiên thượng để sống và nuôi dưỡng Tình Yêu.

Đức tin trầm lặng cũng có chỗ trong công việc nhà Chúa.

M. Jeudi

Nguồn  http://www.about.com/religion/topic/ChristmasOrgins
https://www.wordproject.org/bibles/vt/23/9.htm
http://www.vietchristian.com/vanpham/reader.asp?vcid=5,2004



------------------------------------------------------------------------------------------- 

-Bậc thềm tiến vào thánh đường của trí tuệ là biết sự ngu dốt của chính mình. 

The doorstep to the temple of wisdom is a knowledge of our own ignorance. 

Benjamin Franklin

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

Các tác phẩm của thi hào Rabindranath Tagore .

 Các tác phẩm của thi hào  Rabindranath Tagore .

Thứ Sáu, ngày 15 tháng 11 năm 2013


THI HÀO TAGORE VIẾNG THĂM TÒA BÁO PHỤ NỮ TÂN VĂN, NĂM 1929

THIỆN MỘC LAN
Năm 1929, thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941) đáp tàu Angers ghé thăm hòn ngọc Viện Đông từ ngày 21 đến 23 tháng 6 năm 1929. Báo chí Sài Gòn thời đó có tường thuật về chuyến viếng thăm lịch sử này như sau:
" . . . Dân trong thành phố Sài Gòn cả Tây, Ta và người Ấn Độ nghinh tiếp tiên sinh rất là trọng thể. Khi tàu cặp cầu, có quan Chánh văn phòng trên phủ Thng Đốc thay mặt chính phủ và ông Béziat, đốc lý Sài Gòn cùng ban ủy viên nghinh tiếp, đều lên tàu chào mừng tiên sinh.
Trong mấy ngày tiên sinh ghé qua đây, có đi thăm các nhà bảo tàng, mấy ngôi chùa và các trường học. Tiên sinh có viếng trụ sở báo Phụ Nữ Tân Văn. (1)
Kể lại buổi tiếp kiến thi hào, bà Nguyễn Đức Nhuận, chủ nhiệm báo Phụ Nữ Tân Văn viết: "Sớm mai ngày chủ nhật 23 juin vừa rồi ông Rabindranath Tagore có ghé viếng bổn báo và bổn Thương cuộc.
Nhân dịp này tôi mới được chiêm yết cái hình dung của nhà đại thi hào; thì ra những bức ảnh đã đăng trong các báo xưa nay còn kém xa cái nét tươi ở gương mặt, cái tinh thần ở đôi mắt, dường như có ánh hào quang sáng rực, của con người có "tiên phong đạo cốt" ấy.
Trước tôi vẫn tưởng ông Ấn Độ này da đen như ông Gandhi, bây giờ mới biết là mình lầm. Ông cao lớn người, tuổi gần 70 mà quắc thước lắm; nước da trắng mịn và ửng đỏ, mũi cao, trán rộng, rõ là trán của một nhà tư tưởng, bàn tay giống như bàn tay của các bà khuê các; ngón tròn mà trắng".
... Mới xem qua lối ăn mặc, thì ông Tagore mường tượng một bậc lão thành đạo mạo An Nam. Trên đội một cái mũ nhung đen, dưới mặc cái áo trắng dài và rộng; kiếng kẹp mũi, râu trắng dài; ảnh của ông chụp ngồi chung với các nhà thân hào An Nam thật là hợp cách lắm.
Tiếng ông nói như tiếng đờn; tiếc là vì tôi không thể hầu chuyện được, vì ông không biết tiếng ta và tiếng Pháp; còn chúng tôi không biết tiếng Bengali và tiếng Anh. Tiếc lắm!
Rồi ông xem tới việc buôn bán của chúng tôi, có hỏi thăm hàng hóa Bắc kỳ, chúng tôi trình cho ông xem, ông có mua một cái áo gấm bông bạc. Chúng tôi có hiến cho ông một cây lãnh của hãng dệt Lê Phát Vĩnh ở Cầu Kho để làm kỷ niệm.
Chúng tôi có trình quyển danh sách các nhà đọc giả báo Phụ Nữ Tân Văn thời vị khách quý ấy có ký tên vào trang đầu, để cho chúng tôi được cái k niệm quý hóa  của một bậc đại tư tưởng Á Đông ta.
Chiều lại, ông còn sai người tới mua hai cái khăn đóng. Hỏi thăm mới biết là ông có đặt may một cái áo dài An Nam, thợ làm suốt một ngày đã xong. Thì ra thi hào Ấn ưng ý cái lối quốc phục của mình, cho nên sắm một bộ y phục An Nam để mặc và làm kỷ niệm ..."(2)
Chú thích: (1) Phụ Nữ Tân Văn SỐ 9 NGÀY 27 THÁNG 6 - 1929   (2) Phụ Nữ Tân Văn SỐ 10 NGÀY 4 THÁNG 7 - 1929
 

 Nguồn   http://vuisongmoingay.blogspot.com/2013/11/thi-hao-tagore-vieng-tham-toa-bao-phu.html






Tạo ngày 24/06/2005 19:12 bởi Vanachi, đã sửa 5 lần, lần cuối ngày 12/06/2008 02:43 bởi Cammy, số lượt xem: 42848

Rabindranath Tagore (1861-1941) là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch, nhạc sĩ và hoạ sĩ Ấn Độ, giải Nobel Văn học năm 1913. Là con thứ mười bốn của một điền chủ - nhà cải cách tôn giáo giàu có. Ông đi học ở trường một thời gian ngắn; về sau học ở nhà với cha. 8 tuổi, R. Tagore nổi tiếng giỏi văn nhất vùng Bengal; 13 tuổi có thể sáng tác nhạc, hoạ, đọc sách cổ bằng tiếng Phạn và dịch kịch Shakespeare; 17 tuổi sang Anh du học; năm 1880, trở về ấn Độ, viết vở nhạc kịch đầu tiên. Năm 1910 ra đời tiểu thuyết sáng giá nhất của R. Tagore - Gora - ủng hộ tính nhẫn nại tôn giáo và chính trị. Năm 49 tuổi R. Tagore xuất bản Gitanjali (theo tiếng Bengal có nghĩa là Lời dâng). Thi phẩm này là lí do cho việc đề cử trao giải Nobel Văn học năm 1913, được cả thế giới công nhận là kì công thứ hai của văn học …

Mùa hái quả (1916) - Fruit gathering

 

Người thoáng hiện - The fugitive

 

Những con chim bay lạc (1916) - Stray birds

 

Quà tặng tình nhân - Lover's gift

 

Tâm tình hiến dâng (Người làm vườn) - The gardener

 

Thơ (1942) - Poems

 

Thơ dâng - Gitanjali: Song offerings

 

  1. Bài số 001
    3
  2. Bài số 002
    1
  3. Bài số 003
    3
  4. Bài số 004
    1
  5. Bài số 005
    1
  6. Bài số 006
    5
  7. Bài số 007
    1
  8. Bài số 008
    1
  9. Bài số 009
    1
  10. Bài số 010
    1
  11. Bài số 011
    2
  12. Bài số 012
    1
  13. Bài số 013
    1
  14. Bài số 014
    1
  15. Bài số 015
    1
  16. Bài số 016
    1
  17. Bài số 017
    1
  18. Bài số 018
    1
  19. Bài số 019
    1
  20. Bài số 020
    2
  21. Bài số 021
    1
  22. Bài số 022
    1
  23. Bài số 023
    2
  24. Bài số 024
    1
  25. Bài số 025
    1
  26. Bài số 026
    1
  27. Bài số 027
    1
  28. Bài số 028
    2
  29. Bài số 029
    2
  30. Bài số 030
    1
  31. Bài số 031
    2
  32. Bài số 032
    1
  33. Bài số 033
    1
  34. Bài số 034
    1
  35. Bài số 035
    2
  36. Bài số 036
    2
  37. Bài số 037
    1
  38. Bài số 038
    2
  39. Bài số 039
    1
  40. Bài số 040
    1
  41. Bài số 041
    1
  42. Bài số 042
    1
  43. Bài số 043
    1
  44. Bài số 044
    1
  45. Bài số 045
    1
  46. Bài số 046
    1
  47. Bài số 047
    1
  48. Bài số 048
    1
  49. Bài số 049
    1
  50. Bài số 050
    1
  51. Bài số 051
    1
  52. Bài số 052
    1
  53. Bài số 053
    1
  54. Bài số 054
    1
  55. Bài số 055
    1
  56. Bài số 056
    1
  57. Bài số 057
    1
  58. Bài số 058
    1
  59. Bài số 059
    1
  60. Bài số 060
    1
  61. Bài số 061
    1
  62. Bài số 062
    1
  63. Bài số 063
    1
  64. Bài số 064
    1
  65. Bài số 065
    1
  66. Bài số 066
    1
  67. Bài số 067
    1
  68. Bài số 068
    1
  69. Bài số 069
    1
  70. Bài số 070
    1
  71. Bài số 071
    1
  72. Bài số 072
    1
  73. Bài số 073
    1
  74. Bài số 074
    1
  75. Bài số 075
    1
  76. Bài số 076
    1
  77. Bài số 077
    1
  78. Bài số 078
    1
  79. Bài số 079
    1
  80. Bài số 080
    1
  81. Bài số 081
    1
  82. Bài số 082
    1
  83. Bài số 083
    1
  84. Bài số 084
    1
  85. Bài số 085
    1
  86. Bài số 086
    1
  87. Bài số 087
    1
  88. Bài số 088
    1
  89. Bài số 089
    1
  90. Bài số 090
    1
  91. Bài số 091
    1
  92. Bài số 092
    1
  93. Bài số 093
    1
  94. Bài số 094
    1
  95. Bài số 095
    1
  96. Bài số 096
    1
  97. Bài số 097
    1
  98. Bài số 098
    1
  99. Bài số 099
    1
  100. Bài số 100
    1
  101. Bài số 101
    2
  102. Bài số 102
    1
  103. Bài số 103
    1

Trăng non - The crescent moon

 

Vượt biển - Crossing

 

Nguồn  http://www.thivien.net/Tagore-Rabindranath/author-fsd-MCqhqwgCayHKWx-MPg


------------------------------------------------------------------------------------------- 

Trên đời không gì vĩ đại bằng con người. Trong con người không gì vĩ đại bằng trí tuệ. 

A.Hamillton 

*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran