Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Hiển thị các bài đăng có nhãn tình yêu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tình yêu. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2016

Thơ Nguyễn Tất Nhiên

Thơ Nguyễn Tất Nhiên



Nguyễn Tất Nhiên, tên thật là Nguyễn Hoàng Hải, sinh ngày 30 tháng 5 năm 1952 tại quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa và mất ngày 3 tháng 8 năm 1992 tại California.
Nguyễn Tất Nhiên theo học trường trung học Ngô Quyền từ năm 1963 cho tới năm 1970. Lúc mới vừa lên trung học đệ nhất cấp, Nguyễn Tất Nhiên đã làm thơ. Theo lời những người bạn cùng trường lúc đó, thơ của Nguyễn Tất Nhiên đã rất hay từ nhỏ. Lúc đó Nguyễn Tất Nhiên thành lập thi văn đoàn với bạn học là Đinh Thiên Phương, tên thật là Đinh Thiên Thọ. Cả hai thi sĩ học trò này cùng chung nhau xuất bản tập thơ Nàng thơ trong mắt năm 1966, khi đó Nguyễn Tất Nhiên được 14 tuổi. Trong tập thơ này Nguyễn Tất Nhiên lấy bút hiệu là Hoài Thi Yên Thi.
Thời gian này, Nguyễn Tất Nhiên đã gặp một cô gái người miền Bắc tên là Duyên và có với cô này một tình cảm nhẹ nhàng nhưng không thành công vì hoàn cảnh gia đình và cả tính nghệ sĩ của Tất Nhiên. Dù vậy, cô gái tên Duyên này cũng đã là cảm hứng cho Tất Nhiên sáng tác khá nhiều bài thơ Khúc tình buồn, hay các bài Cô Bắc Kỳ nho nhỏ, Linh mục, Em hiền như ma sơ.
Tâm hồn nghệ sĩ của Nguyễn Tất Nhiên đã bộc lộ từ lúc ông còn rất trẻ. Đầu óc của ông được miêu tả lúc nào cũng như mơ mộng suy nghĩ đâu đâu, không tập trung ngay cả khi đang học. Bạn bè thời gian này gọi đùa ông là Hải Ngáo hay Hải Khùng. Tương truyền, có một buổi sáng, Nguyễn Tất Nhiên đứng giữa ngã tư ở Biên Hòa như chỗ không người, bỏ tay trong túi quần nhìn lên trên trời.
Mối tình vô vọng với cô Duyên, nỗi đam mê, niềm đau khổ làm người đã tạo nên phong cách thơ của ông.
Theo lời kể của nhà thơ Thái Thụy Vy: “hồi chưa nổi tiếng, trời nắng chang chang mà anh ưa mặc cái manteau mua ở khu Dân sinh, mồ hôi nhễ nhại, ưa đạp xe đạp đi cua cô em Bắc Kỳ nho nhỏ tên Duyên..
Giai đoạn từ năm 1971 trở về sau
Sự nghiệp của Nguyễn Tất Nhiên thời gian đầu không mấy thành công: thơ ông in ronéo tặng không cho các nữ sinh đều bị quăng vào thùng rác. Những tập thơ gửi bán trong các tiệm sách đầu chợ Biên Hòa để đến giấy đổi màu vàng vẫn không bán được.
Cho đến khi thơ ông được một số thầy giáo gửi đăng báo Sáng tạo của Mai Thảo, rồi Phạm Duy, Nguyễn Đức Quang thấy đó mà phổ nhạc thì mới bắt đầu nổi tiếng.
Vào khoảng năm 1972 hoặc 1973, Nguyễn Tất Nhiên nhận được giấy gọi nhập ngũ vào trường Võ bị Thủ Đức. Tuy nhiên mới vào Trung Tâm 3 Quang Trung, ông đã được cho thôi về vì lý do tâm thần bất ổn. Sau năm 1975, Nguyễn Tất Nhiên sống ở trong nước cho tới 1981. Trong thời gian này ông học đàn và sáng tác ca khúc với nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa trong bốn năm. Năm 1980, ông sang định cư tại Pháp, rồi cuối cùng sang Mỹ sống ở Quận Cam. Sau ông lấy vợ có tên là Minh Thủy, có 2 đứa con trai.Ngày 3 tháng 8 năm 1992, người ta thấy ông nằm chết trong một xe hơi cũ, đậu dưới bóng cây trong sân chùa tại California.


Tác phẩm
Thơ của Nguyễn Tất Nhiên nổi tiếng với những tác phẩm viết về cảm tình tuổi trẻ, bằng cách đào sâu vào cảm xúc, tư tưởng của con người. Ông thổi một làn gió mới vào thơ Việt Nam với đầy những ý tưởng kỳ lạ: Người yêu là dao nhọn (trong bài Khúc buồn tình), là tín đồ duy nhất: “Tín đồ là người tình, người tình là ác quỷ, ác quỷ đầy quyền năng”, còn tôi “là linh mục, giảng lời tình nhân gian”, một cách ẩn dụ táo bạo để nói về cái tình cảm âu yếm trong đau khổ, lạc quan trong bi thiết của người yêu, được thể hiện bằng những lời lẽ bông đùa nhưng ngụ ý sâu cay. Nhiều bài khác thì gợi nên hình ảnh của tuổi học trò, vừa hồn nhiên, vừa nghịch ngợm (“Duyên của ta tình con gái Bắc”, “Bởi yêu em nên sầu khổ dịu dàng”)…
Thơ của ông do đó được đón nhận như một hiện tượng, cùng với sự quan tâm của các nhạc sĩ nổi tiếng lúc ấy như là Phạm Duy, Nguyễn Đức Quang, những dòng thơ kỳ lạ đã được phổ biến hầu khắp, được nhiều giới yêu thích.


Tác phẩm đã in:
Nàng thơ trong mắt (thơ, Biên Hòa, 1966, cùng với Đinh Thiên Phương)
Dấu mưa qua đất (thơ, Biên Hòa, 1968, cùng với bút đoàn Tiếng Tâm Tình)
Thiên Tai (Thơ, 1970)
Thơ Nguyễn Tất Nhiên (thơ góp nhặt từ 1969-1980, nhà xuất bản Nam Á – Paris in lần đầu tiên năm 1980)
Những năm tình lận đận (tập nhạc 1977-1984, nhà xuất bản Tiếng Hoài Nam, Hoa Kỳ 1984)
Chuông mơ (Thơ từ năm 1972-1987, nhà xuất bản Văn Nghệ – California, 1987)
Tâm Dung (thơ, Người Việt 1989)
Ngoài sáng tác thơ, ông còn viết một số bài nhạc, nổi tiếng trong số đó là bài “Chiều trên đường Hồng Thập Tự” và lời ca cho bài “Trúc đào” (nhạc của Anh Bằng).
Chuyện tình nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên
 
Có thể nói thơ và chuyện tình của Nguyễn Tất Nhiên trở thành một hiện tượng nổi bật tại miền Nam vào những năm đầu thập niên 1970.
Ông làm thơ hay – điều đó là hẳn nhiên, nhưng chuyện tình được “rêu rao” trong thơ ông khiến dư luận hết sức chú ý. Nguyễn Tất Nhiên yêu rất thật và thơ ông cũng phản ánh quá thật những tâm tình nóng hổi khi yêu làm cho giới bạn đọc, nhất là học sinh, sinh viên đều có những đồng cảm sâu sắc.

Năm đệ tứ (lớp 9), ông để ý đến một cô bạn học người Bắc, tên Bùi Thị Duyên rất xinh đẹp. Chính vào năm đó, Nguyễn Tất Nhiên bắt đầu làm thơ. Thật đáng kinh ngạc, những bài thơ đầu tay đã có sự cuốn hút lạ thường nên chỉ vài năm sau đó ông đã sớm nổi danh. Với những bài thơ này – chủ yếu viết cho Duyên, Nguyễn Tất Nhiên đã tập hợp in thành tập mang tên “Thiên tai” khi học lớp đệ nhất (lớp 12) và thân hành mang đi bán tại các lớp trong trường.
Khi tập thơ phát hành, Nguyễn Tất Nhiên nổi tiếng ngay, và vì thế ở Biên Hoà, người ta bắt đầu đồn thổi về chuyện tình Duyên – Nhiên khắp nơi. Sau này, Bùi Thị Duyên kể:
“Tụi này biết nhau từ hồi nhỏ, lúc đó còn ngây thơ, tôi chưa nghĩ gì, còn Nguyễn Tất Nhiên có nghĩ gì hay không thì tôi không biết. Gặp nhau, biết nhau từ lúc 14 – 15 tuổi. Tôi được Nhiên tặng một quyển thơ mà như anh nói chỉ có 3 bản chính đặc biệt (trong số 100 bản), một cho Nhiên, một bản cho tôi, và một bản cho một người quan trọng nào đó. Tôi biết sự hình thành quyển thơ là từ tôi mà ra chứ không phải không, nhưng thật ra chúng tôi chẳng có gì hết, bạn bè trong lớp ai cũng biết. Dĩ nhiên là tôi rất xúc động vì một quyển thơ viết cho tôi. Nhưng tôi đã gặp và nói với Nguyễn Tất Nhiên rằng mình chỉ là bạn thôi, nếu Nhiên muốn đi xa hơn nữa thì tôi không gặp Nhiên đâu. Sau đó anh ấy cũng công nhận chỉ muốn là bạn, nhưng thật ra nói thế cho qua để mà còn tiếp tục được gặp tôi”.
Cũng cần được nói thêm, ở Biên Hoà thời ấy có rất nhiều nhà thờ. Là người theo đạo, Bùi Thị Duyên hay đi lễ, và những buổi sáng hay chiều, anh chàng làm thơ si tình Nguyễn Tất Nhiên thường ngồi trong quán cà phê bên đường để ngắm nhìn người đẹp đi ngang qua. Ắt hẳn đã nhận ra tình mình chỉ là đơn phương, thơ của ông viết cho Duyên đa phần là thở than, trách móc, có khi rất… dữ dội.
Bài thơ đầu tiên ông làm cho Duyên đã có tên là “Khúc tình buồn”, sau đó nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành bản nhạc “Thà như giọt mưa” hầu như ngày nào cũng được phát trên Đài phát thanh Sài Gòn, được giới học sinh, sinh viên mua, chép, chuyền tay nhau với tất cả sự thích thú vốn có cũa tuổi trẻ:


“Thà như giọt mưa
Vỡ trên mặt Duyên
Để ta nghe thoáng
Tiếng mưa vội đến
Những giọt run run
Ướt ngọn lông măng
Khiến người trăm năm
Đau khổ ăn năn
Khiến người tên Duyên
Đau khổ ăn năn
Khiến người tên Duyên
Đau khổ muôn niên”.

Với cái tên Duyên được “rêu rao” trong ca từ một cách thê thiết như thế, cảm xúc của người nghe như được nhân lên gấp bội, cho nên bản nhạc cũng như tên tuổi của Nguyễn Tất Nhiên nhanh chóng được lan truyền rất rộng rãi.


Tiếp sau bản nhạc đó, và ngoài tập thơ “Thiên Tai”, Nguyễn Tất Nhiên còn tiếp tục làm nhiều thơ “ai oán” cho Bùi Thị Duyên. Như bài “Duyên của tình ta con gái Bắc” với những câu… ấn tượng:
………….
Nghe nói em vừa thi rớt Luật
Môi trâm anh tàn héo nụ xa vời
Mắt công nương thầm khép mộng chân trời
Xin tội nghiệp lần đầu em thất vọng!
(Dù thật sự cũng đáng đời em lắm
Rớt đi Duyên, rớt để thương người!)

………..
Thế nhưng, dường như trái tim của Bùi Thị Duyên vẫn không hề mềm sũng trước những bài thơ ướt át đó, thậm chí ngược lại đã có nhiều hờn trách từ phía gia đình bà dành cho nhà thơ tài hoa si tình.
Cả dư luận, trong khi thán phục, tìm đọc thơ của Nguyễn Tất Nhiên cũng bắt đầu tỏ ý phê phán ông “độc ác” với người-tình-không–trái- tim Bùi Thị Duyên. Để đến nỗi, khoảng năm 1973, Nguyễn Tất Nhiên thật sự mệt mỏi (chữ của ông hay dùng trong thơ) với cuộc tình tuyệt vọng của mình và làm bài thơ coi như là bài cuối cùng dành cho Duyên, trong đó ông “dũng cảm” tự nhận mình là một “tên quái đản”, là người “cầu danh vọng trên nước mắt người tình” như một tạ lỗi:


Năm năm trời… ta làm tên quái đản
Cầu danh trên nước mắt của người tình
Năm năm trời có nhục có vinh
Có chua, chát, ngọt, bùi, cay, đắng…
Có hai mái đầu chia nhau thù oán
Có thằng ta trút nạn xuốn vai em!
Năm năm trời… có một tên Duyên
Ta ca tụng, rồi chính ta bôi lọ
Tình ta đẹp nhưng tính ta còn nít nhỏ
Nên lỗi lầm đã đục màu sông
Nếu em còn thương mến tuổi mười lăm
Xin nuốt hận mĩm môi cười xí xóa
Hồn ta đẹp nhưng đời ta thảm quá
……….
(Tạ lỗi cùng người)

 
Em hiền như ma soeur.
Cũng trong thời kỳ Nguyễn Tất Nhiên học đệ nhất (lớp 12) và xuất bản tập thơ “Thiên tai”, ông có chú ý đến một cô bạn học chung trường khác tên là Nguyễn Thị Minh Thuỷ.
Minh Thuỷ không đẹp bằng Bùi Thị Duyên nhưng cũng xinh xắn, dễ thương, học giỏi nhất trường, có thể nói là tài năng toàn diện, đặc biệt là hết sức dịu dàng. Đã biết chắc rằng tình yêu mình dành cho Duyên là vô vọng, Nguyễn Tất Nhiên tỏ ra săn đón Minh Thuỷ hơn. Vốn có bản tính dịu dàng, Minh Thuỷ không tỏ ra từ chối tình yêu của nhà thơ mà chỉ im lặng nửa nhận nửa không. Cứ mỗi khi tan trường, đang đi bên cạnh cô bạn học, nhác thấy chiếc Honda của Nguyễn Tất Nhiên lạng lại từ xa là Thuỷ vội đẩy bạn ra phía ngoài, còn mình đi bên trong để tránh tiếp xúc trực tiếp. Những lần như thế, thư từ, quà cáp của nhà thơ được cô bạn nhận giúp và sau đó chuyển lại cho Thuỷ. Bà kể về thời đó: “Có lần anh ấy dúi vào tay bạn tôi một cái bọc và nói trước khi phóng xe đi: “Thuốc bổ óc đó, một cho Dung (tên bạn tôi) và một cho Thuỷ, ráng thức để mà học thi”. Tôi cũng cảm động, vui vui một chút. Anh chàng làm thơ mà cũng biết điệu đó chứ”.
Tuy vậy, khi thấy “hiện tượng” mối tình Nhiên – Duyên rộ lên cả trường, cả tỉnh, cả miền Nam, Minh Thuỷ cũng rất dè chừng. Lần nọ, bà quyết định gom hết tất cả quà cáp, thư tình của Nguyễn Tất Nhiên lâu nay gửi cho mình đem đến nhà bạn, nhờ bạn trả lại hết. Sự kiện đó đã làm cho nhà thơ si tình chấn động. Ông viết ngay bài thơ “Kẻ tự đóng đinh tim” cho Minh Thuỷ:


Vì chẳng được cầm tay nhau kể lể
Nên chuyện tình cứ thế, thảm hơn
Chúa cũng cau mày ngắm nỗi cô đơn
Của một kẻ đóng tim mình trên thập giá!
Chiều em đi học về, thơm tóc thả
Áo suông eo trinh bạch cả giáo đường
Ta ngọt ngào gọi khẽ, người đi luôn
Nên lũ thiên thần bỗng nhiên thất chí
Bay xuống trần gian làm thi sĩ
Nâng Thánh Kinh mà hát thơ tình
Có con chiên nào thoáng ngạc nhiên
Rồi lại đắm chìm trong vần nhã nhạc…
Chiều em đi học về, chim trắng bước
Ngang giáo đường nhòe nhoẹt màu vôi phai
Có động lòng xin hãy rút khăn tay
Lau giùm mắt kẻ xương bày trên thánh giá
Là ta đó, em ơi, đang tầm tã
Mưa đầy hồn đau đớn thương thân
Lỡ yêu tín đồ phải chấp nhận gian truân
Phải muối mặt giao du cùng quỷ sứ
Tính nhân hậu đã hồi nào hóa dữ
Chỉ vì em lành lặn quên chàng
Chỉ vì em… gõ nhẹ cửa thiên đàng
Bình thản gửi cho hai hàng bím tóc!
Vì chẳng được ra đường đứng, khóc
Nên hình hài cứ thế, ốm o hơn
Đời không dung đứa tự thị ngông cuồng
Người cũng thế nhìn ta chán ghét
Ta điên đảo, người đâu cần hay biết
Ta té lên té xuống chẳng ai màng
Ta còng lưng gánh bụi giữa hoàng hôn
Người lãnh đạm hất ta rơi vực tối!
Chúa cũng lắc đầu vô phương cứu rỗi
(Cứu rỗi làm gì một thứ nghênh ngang
Cứ nổi cơn đòi Thượng Đế ngang hàng
Đấng Ngàn Tuổi tim già khô độ lượng !)
Ta phải chết cho Nước Trời thịnh vượng
Cho thánh thần chúc phúc bình an
Cho em còn mãi mãi dịu hiền ngoan
Mà hãnh diện có thằng đen đúa
Luôn nhăn nhó mặt mày chê Chúa khó
Nhưng cắn răng không hở miệng trách em!

 
 Trong một bài khác, ông còn trách cụ thể về việc Minh Thuỷ đã từng nhận thư, quà của ông như sau:
……..
Ta vẫn nhớ trưa nào em ngồi hát
Ta thèm hôn lên mắt tiểu thư buồn
Ta vẫn ăn năn những lúc đón đường
Em khó chịu mà thư nào cũng nhận!
………..
(Giữa trần gian tuyệt vọng)

Cũng là thơ hờn trách nhưng có gì nhẹ nhàng, đằm thắm hơn chứ không “phẫn uất” như thơ viết cho Bùi Thị Duyên, vì Nguyễn Tất Nhiên đã nhận ra vẻ dịu dàng “Em hiền như ma soeur” của Minh Thuỷ. Phải nói những bài thơ ông viết cho Minh Thuỷ tình tứ, cảm động hơn, dù “chuyện tình” này không ồn ào như với Bùi Thị Duyên. Hình ảnh thắt bính tóc của Minh Thuỷ đi vào thơ ông thơ mộng lắm, ngay cả khi có nguy cơ hai người chia tay:
Em không còn thắt bính
Nuôi dưỡng thời ngây thơ
Anh không còn luýnh quýnh
Giữa sân trường trao thư
………….
Em thường hay mắt liếc
Anh thường ngóng cổ cao
Ngoài đường em bước chậm
Quán chiều anh nôn nao
……..
Hai năm tình lận đận
Hai đứa cùng xanh xao
Hai năm trời mùa lạnh
Hai đứa cùng hư hao

……..
(Hai năm tình lận đận)
Lên đại học, Nguyễn Tất Nhiên vào học Luật khoa, Minh Thuỷ vào Vạn Hạnh, Sài Gòn. Từ đó, hai người hầu như không còn gặp nhau. Thế nhưng, thỉnh thoảng trên báo, ông vẫn có thơ cho Minh Thuỷ, như đoạn thơ dưới đây là một, vẫn da diết lắm:
Trời mưa , không lớn lắm
nhưng đủ ướt đôi đầu !
tình yêu , không đáng lắm
nhưng đủ làm … tiêu nhau !
……………
em tính còn ham chơi
lưng ngoan dòng tóc bính
môi trinh non thích cười
chiều chiều hay giỡn nắng
tình trôị. kệ tình trôi
…………
(Thơ Khởi Tự Mê Cuồng)

Thì xin nhẫn nhục cưu mang vợ chồng
Năm 1975, biến cố đất nước. Chính sự kiện này đã vô tình “đẩy” Nguyễn Tất Nhiên và Minh Thuỷ gặp lại nhau, ấy là khi cả hai cùng trở về Biên Hoà sinh sống. Nguyễn Tất Nhiên đi làm… rẫy ở Long Thành (Đồng Nai), Minh Thuỷ làm nhân viên hợp tác xã ở thành phố. Dường như sự bình lặng của thời kỳ này đã làm “nguội” những sôi nổi bốc đồng của tình yêu tuổi trẻ một thời. Hai người đến với nhau có vẻ thanh thản, hiểu đời hơn. Tình yêu từ đó được nối lại.


Năm 1978, họ chính thức làm đám cưới. Tuy nhiên, với một tâm hồn quá mẫn nhạy, thậm chí hơi khác thường, ngay cả khi chuẩn bị chuyển từ vị trí người tình thành người chồng, Nguyễn Tất Nhiên vẫn có những bài thơ dự cảm rằng mình không xứng với sự dịu dàng, hiền ngoan, với kiểu “con nhà gấm lụa thánh hiền” của Minh Thuỷ. Nghe người ta chúc “trăm năm hạnh phúc” ông cũng lo nghĩ. Ông viết:

“Phu thê nếu đã nợ rồi
Thì tôi đâu ngại ngỏ lời yêu em
Như con chim mới tập chuyền
Bâng khuâng gấm lụa thánh hiền em ra
Mặt trời rực rỡ phương xa
Ở đây hạnh phúc chỉ là đau thương
…………
Phu thê nếu đã buộc ràng
Thì xin nhẫn nhục cưu mang vợ chồng
Tôi quanh năm sống hoang đàng
Cũng xin nhỏ lệ hoàn lương, khóc tình”.
(1978 ở Việt Nam)

Với những bài thơ viết cho người vừa thành vợ của mình, dễ thấy Nguyễn Tất Nhiên yêu Minh Thuỷ thật tình – thứ tình yêu không còn ai oán, hờn trách, hơn thua như xưa nữa mà đong đầy mặc cảm, lo lắng, làm như tạng người ông thì chỉ yêu thôi chứ đừng cưới, khi yêu thì “hùng hổ” nhưng khi cưới thì “ăn năn”. Như bài “Uyên ương” cái tựa thơ đã rõ là nói về tình vợ chồng, nhưng sao mà… hoài tiếc, thổn thức với những gì đã qua:
….
Có những chiều ta muốn hôn em, rồi khóc
Mùa bình an nào chờ đợi uyên ương?
Nhớ hôm xưa em mảnh khảnh tan trường
Hương trinh khiết ngây ngây chiều nắng lụa
Áo đông phương còn e dè trước gió
Ðôi tà ngoan chưa phỉ sức tung tăng
Bụi trần gian chưa gợn vướng mi cong
Thơ ta sáng theo hồn ta trẻ nhỏ
Nhớ hôm xưa em bình minh thiếu nữ
Môi vô tư chưa bợn nhuốm hơi người
Tay măng tơ chưa vọc nước dòng đời
Tóc bính thảnh thơi chưa phiền khói thuốc
Ta lẽo đẽo theo tình ê ẩm bước
Ðể chiều về nghẹ thấm thía gian nan!
Nhớ hôm xưa em mơ mộng nhẹ nhàng
Hay hát khẻ đôi bài tình man mác
Trang thư nhỏ ép bông hoa, làm dáng
Cài tơ nhung lên tóc mượt, làm duyên
Cười với tình nhưng… tránh vội sang bên
Như thể sợ tình yêu làm lấm áo!
Chim trong tổ biết chi đời giông bão
Em con cưng nào biết tuổi lưu đày
……
Với tính cách khác thường của Nguyễn Tất Nhiên như thế, quả nhiên cuộc sống của họ không hạnh phúc lắm, chủ yếu là do “tính nết hoang đàng” cố hữu của Nguyễn Tất Nhiên – như ông thường tự nhận, toàn là “nhẫn nhục cưu mang vợ chồng”. Dù đã có với nhau hai con trai, nhưng hai người thường xuyên có những cuộc “di cư” mỗi người một nơi mỗi khi trong nhà có “giông bão”. Năm 1992, trong một lần Minh Thuỷ dẫn hai con “di cư” như thế thì nghe tin Nguyễn Tất Nhiên đã tự kết liễu đời mình trong một ngôi chùa ở California, Mỹ (họ sang Mỹ từ năm 1978).
Chính Minh Thuỷ cũng không tin ông chọn giải pháp đó dù quá biết tính cách khác thường của ông. Vì những chuyến “di cư” như thế, đối với bà, chỉ là cách để ông “biết điều” hơn với vợ con mà thôi, nhưng than ôi, “chính vì em mà thiên tài chán sống”, ông đã từng cảnh báo như thế trong một bài thơ thời còn độc thân rồi mà.
Nguồn : https://bacsiletrungngan.wordpress.com/
 Nguồn  http://buivantruc.blogspot.com/


http://www.taberd75.com/music/am_nhac.html



Nguyễn Tất Nhiên tên thật là Nguyễn Hoàng Hải, sinh ngày 30-5-1952 tại xã Bình Trước, quận Đức Tu, tỉnh Biên Hoà. Sau 5-1975 sống tại Hoa Kỳ. Mất ngày 3-8-1992 tại California. Lúc còn trẻ ông còn có biệt danh là Hải khùng.

Theo lời nhà thơ Thái Thuỵ Vy (người cùng quê với ông), hồi chưa nổi tiếng, trời nắng chang chang mà anh ưa mặc cái manteau mua ở khu dân sinh, mồ hôi nhễ nhại, ưa đạp xe đạp đi cua cô em Bắc Kỳ nho nhỏ tên Duyên, anh thường làm thơ in ronéo đi phát không cho nữ sinh, họ đều quăng vào thùng rác, đến lúc Vĩnh Phúc và Nguyễn Xuân Hoàng dạy trường Ngô Quyền gửi đăng ở tạp chí Sáng tạo của Mai Thảo, được Phạm Duy và Nguyễn Đức Quang phổ các bản Thà như giọt mưa, Trúc đào, Vì tôi là linh mục, Em hiền như ma soeur, Cô em Bắc Kỳ nho nhỏ[…


Ảnh đính kèm

Thiên tai (1970)

Chuông mơ (1987)

Tâm dung (1989)

Cũng cần cho hạnh phúc

Minh khúc


Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

JOHANN S. BACH: Bài Ca Của SIMEON – ICH HABE GENUG (BWV 82)

Johann S. Bach: Bài Ca Của Simeon – Ich Habe Genug (BWV 82)


 Bài Ca Của Simeon

Jesus_Simeon






Vài Nét Về Tác Phẩm
Ich habe genug (BWV 82) là một cantata do Johann Sebastian Bach (1685-1750)  sáng tác.  Bản thánh nhạc này được trình bày lần đầu tiên vào ngày 2/2/1727 tại Leipzig, Đức quốc. Tựa đề Ich habe genug tạm dịch sang tiếng Việt là Con Thỏa Lòng.   Nội dung của bài thánh ca lấy ý từ Phúc Âm Lu-ca 2:29-32, diễn tả tâm trạng thỏa lòng của Simeon khi gặp Hài Nhi Jesus; do đó, trong tiếng Việt bài thánh ca này được gọi là Bài Ca Của Simeon.
Tác Giả
Johann Sebastian Bach là một nhạc sĩ trong thế kỷ 18.  Ông được xem là nhạc sĩ hàng đầu của nhạc Baroque và là một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất từ xưa đến nay.
Johann Sebastian Bach sáng tác nhiều thể loại nhạc khác nhau.  Phần lớn các tác phẩm của Bach là thánh nhạc.  Một số tác phẩm của Bach như The Passion According to St. John, The Passion According to St. Matthew,Mass in B Minor được các nhà nghiên cứu ghi nhận là những tác phẩm nhạc cổ điển hay nhất từ xưa cho đến nay.
Bối Cảnh Sáng Tác
Johann Sebastian Bach là một tín hữu Tin Lành yêu mến Chúa. Bach nhận biết tài năng của mình đến từ Chúa và ông quyết định dùng tài năng đó để tôn ngợi Chúa.
Năm 1723, Johann Sebastian Bach nhận lời làm giám đốc âm nhạc cho giáo khu St. Thomas của Giáo hội Tin Lành Lutheran tại thành phố Leipzig.  Một trong những trách nhiệm của Bach, một nhạc trưởng trong nhà thờ, là hướng dẫn ca đoàn hát thờ phượng Chúa trong các lễ thờ phượng hằng tuần.
Thông thường, các nhạc trưởng chỉ chọn thánh ca đã được viết sẵn, cải soạn hòa âm, rồi tập cho ban hát và dàn nhạc.  Trong trường hợp của Bach, ông không chỉ dùng những thánh ca đã có sẵn, nhưng Bach đã sáng tác rất nhiều cantata mới để minh họa cho bài giảng của mục sư trong giờ thờ phượng hằng tuần.  Trong vài năm đầu làm nhạc trưởng tại Leipzig, Johann Sebastian Bach đã sáng tác hơn 300 cantatas.
Năm 1750, Johann Sebastian Bach về với Chúa. Sau khi Bach qua đời, một số người thời đó, vì thiếu hiểu biết, cho rằng nhạc của Bach đã lỗi thời; do đó rất nhiều tác phẩm của Bach bị thiêu hủy. Các sáng tác của Johann Sebastian Bach sau đó bị lãng quên một thời gian khá lâu.
Đến cuối thế kỷ thứ 18 và đầu thế kỷ thứ 19, một số nhạc sĩ thuộc thế hệ sau như Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791), Ludwig van Beethoven (1770-1827), Frédéric François Chopin (1810-1849), Robert Schumann (1810-1856), và Felix Mendelssohn (1809-1847) có dịp tiếp xúc với nhạc của Bach. Họ cảm nhận được vẻ đẹp và hiểu được giá trị trong những tác phẩm của Bach. Các nhạc sĩ này công nhận rằng Johann Sebastian Bach không phải chỉ lỗi lạc trong việc biên soạn và sáng tác cho đàn organ, nhưng ông là bậc thầy và chính là người đã đặt nền móng cho nghệ thuật hòa âm của nhạc cổ điển. Động lực khiến Bach thực hiện những điều đó vì  ông muốn dùng những cấu trúc âm nhạc và giai điệu đẹp nhất để tôn kính Chúa.
Đến giữa thế kỷ thứ 19, một số tác phẩm của Johann Sebastian Bach được giới thiệu trở lại với công chúng.    Sau đó, Hội Những Người Yêu Nhạc Bach được thành lập.  Trong suốt 160 năm qua, các nhà nghiên cứu đã sưu tầm tìm lại những tác phẩm của Johann Sebastian Bach. Đến nay, khoảng hơn 200 cantatas mà Bach đã viết cho các chương trình thờ phượng hằng tuần đã được tìm lại; hơn 100 cantatas khác vẫn còn thất lạc.
Lời của bài thánh ca trong nguyên văn tiếng Đức và bản dịch trong tiếng Anh như sau:
Lời Ca

1. Arie
Ich habe genug,
Ich habe den Heiland,
das Hoffen der Frommen,
Auf meine begierigen Arme genommen;
Ich habe genug!
Ich hab ihn erblickt,
Mein Glaube hat Jesum ans Herze gedrückt;
Nun wünsch ich, noch heute mit Freuden
Von hinnen zu scheiden. 2. Rezitativ
Ich habe genug.
Mein Trost ist nur allein,
Daß Jesus mein
und ich sein eigen möchte sein.
Im Glauben halt ich ihn,
Da seh ich auch mit Simeon
Die Freude jenes Lebens schon.
Laßt uns mit diesem Manne ziehn!
Ach! möchte mich von meines Leibes Ketten
Der Herr erretten;
Ach! wäre doch mein Abschied hier,
Mit Freuden sagt ich, Welt, zu dir:
Ich habe genug.
3. Arie
Schlummert ein, ihr matten Augen,
Fallet sanft und selig zu!
Welt, ich bleibe nicht mehr hier,
Hab ich doch kein Teil an dir,
Das der Seele könnte taugen.
Hier muß ich das Elend bauen,
Aber dort, dort werd ich schauen
Süßen Friede, stille Ruh.
4. Rezitativ
Mein Gott! wenn kömmt das schöne: Nun!
Da ich im Friede fahren werde
Und in dem Sande kühler Erde
Und dort bei dir im Schoße ruhn?
Der Abschied ist gemacht,
Welt, gute Nacht!
5. Arie
Ich freue mich auf meinen Tod,
Ach, hätt’ er sich schon eingefunden.
Da entkomm ich aller Not,
Die mich noch auf der Welt gebunden.
1. Aria
I have enough,
I have taken the Savior,
the hope of the righteous,
into my eager arms;
I have enough!
I have beheld Him,
my faith has pressed Jesus to my heart;
now I wish, even today with joy
to depart from here.
2. Recitative
I have enough.
My comfort is this alone,
that Jesus might be mine
and I His own.
In faith I hold Him,
there I see, along with Simeon,
already the joy of the other life.
Let us go with this man!
Ah! if only the Lord might rescue me
from the chains of my body;
Ah! were only my departure here,
with joy I would say, world, to you:
I have enough.
3. Aria
Fall asleep, you weary eyes,
close softly and pleasantly!
World, I will not remain here any longer,
I own no part of you
that could matter to my soul.
Here I must build up misery,
but there, there I will see
sweet peace, quiet rest.
4. Recitative
My God! When will the lovely ‘now!’ come,
when I will journey into peace
and into the cool soil of earth,
and there, near You, rest in Your lap?
My farewells are made,
world, good night!
5. Aria
I delight in my death,
ah, if it were only present already!
Then I will emerge from all the suffering
that still binds me to the world.
Nội Dung
Bài Ca Của Simeon là một cantata mà Bach đã viết vào dịp kỷ niệm lễ Thanh Tẩy của Mary vào năm 1727.  Bài cantata này được trình bày lần đầu tiên vào ngày 2/2/1727 tại Leipzig, đúng 40 ngày sau lễ giáng sinh năm 1726.
Lý do bài thánh ca được trình diễn đúng 40 ngày sau lễ giáng sinh vì theo Thánh Kinh Cựu Ước, sau khi một phụ nữ Do Thái sinh con, người đó phải làm lễ thanh tẩy. Nếu sinh con trai thì lễ thanh tẩy diễn ra 40 ngày sau khi sinh xong.  Sách Lê-vi ký trong Thánh Kinh Cựu Ước chương 12 chép như sau:

Đức Giê-hô-va phán với Môi-se: “Hãy truyền cho dân Y-sơ-ra-ên rằng:
Nếu một phụ nữ mang thai và sinh con trai, người ấy sẽ bị ô uế bảy ngày như trong thời kỳ kinh nguyệt.  Ðến ngày thứ tám, phải làm phép cắt bì cho đứa trẻ.  Thời kỳ cho máu của nàng được thanh tẩy là ba mươi ba ngày. Trong thời gian này, nàng không được phép đụng vào một vật thánh nào, và cũng không được phép vào nơi thánh, cho đến khi thời kỳ thanh tẩy đã mãn.
Còn nếu người phụ nữ sinh con gái, người ấy sẽ bị ô uế hai tuần như trong thời kỳ kinh nguyệt, và thời kỳ để cho máu nàng được thanh tẩy là sáu mươi sáu ngày.
Khi thời kỳ thanh tẩy của nàng đã xong, dù sinh con trai hay con gái, nàng phải mang đến cho thầy tế lễ tại cửa Lều Hội Kiến một con chiên dưới một tuổi để dâng làm của lễ thiêu, và một con bồ câu con, hoặc một con chim gáy, để dâng làm của lễ chuộc tội.
Thầy tế lễ sẽ dâng con vật hiến tế ấy trước mặt Đức Giê-hô-va và làm lễ chuộc tội cho nàng; bấy giờ nàng sẽ được sạch vì huyết đã xuất ra. Ðó là luật lệ về người phụ nữ sinh con trai hoặc con gái.
Nếu nàng không đủ khả năng dâng một chiên con, nàng có thể mang đến hai con chim gáy, hoặc hai con bồ câu con; một con sẽ được dâng làm của lễ thiêu, và con kia sẽ được dâng làm của lễ chuộc tội. Tư tế sẽ làm lễ chuộc tội cho nàng, và nàng sẽ được sạch.”



Phúc Âm Lu-ca 2:22-35 chép rằng sau khi những ngày thanh tẩy theo luật định đã mãn, Mary và Joseph đem Hài Nhi Jesus lên Jerusalem để dâng cho Đức Chúa Trời.  Lúc này, Hài Nhi đã được 40 ngày.
Tại đền thờ, họ gặp cụ Simeon, là một người đạo đức và công chính, luôn trông đợi sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế. Cụ Simeon được Đức Thánh Linh cho biết cụ sẽ không chết trước khi gặp Đấng Cứu Thế.
Theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh, cụ Simeon đã gặp Joseph và Mary khi họ mang Hài Nhi Jesus đến Đền Thờ để làm các thủ tục theo luật lệ ấn định.  Cụ Simeon thỏa lòng vì mơ ước của mình được Chúa thực hiện.  Cụ bồng Hài Nhi trên tay, dâng lời tôn ngợi Đức Chúa Trời như sau:
Lạy Chúa! Theo như lời Ngài đã hứa, bây giờ xin cho tôi tớ Ngài qua đời bình an; bởi vì chính mắt con đã thấy ơn cứu rỗi của Ngài mà Ngài đã chuẩn bị trước mặt mọi dân tộc – là ánh sáng soi đường cho các dân ngoại, và là vinh quang của Israel – dân Ngài.





Lời ngợi ca của Simeon bày tỏ sự thỏa nguyện, và đó chính là chủ đề của bản cantata mà Johann Sebastian Bach đã sáng tác. Tựa đề của bài cantata này trong tiếng Đức “Ich habe genug” – tạm dịch là “Con Thỏa Lòng.” Vì nội dung của cantata dựa trên lời ngợi ca của Simeon, nên tác phẩm này trong tiếng Việt được gọi là Bài Ca Của Simeon.
Bố Cục
Cantata Ich habe genug được chia làm 5 phần:
  1. Aria: Ich habe genug
  2. Recitativo: Ich habe genug! Mein Trost ist nur allein
  3. Aria: Schlummert ein, ihr matten Augen
  4. Recitativo: Mein Gott! wenn kömmt das schöne: Nun!
  5. Aria: Ich freue mich auf meinen Tod
Phần mở đầu của cantata là aria Con Thỏa Lòng. Chủ đề chính của cantata được viết trong cung Đô thứ (Cm) thể hiện tình cảm sâu lắng nhẹ nhàng. Tiếng kèn oboe và đàn dây quyện vào nhau thật hài hòa, giai điệu trầm lắng nhưng không u sầu; nhịp điệu thong thả của aria diễn tả tâm trạng của một người thoả nguyện sẵn sàng về với Chúa: không ưu tư, không trăn trở, không nuối tiếc.
Lời thánh ca nói rằng: Con thỏa lòng vì con đã gặp Cứu Chúa, là niềm hy vọng của sự công chính. Con được ôm Ngài trong vòng tay háo hức của con.  Con thỏa lòng vì con được bồng ẵm Ngài; đức tin của con ôm chặt Ngài trong tim con; và giờ đây, con mong ước, với niềm vui, được lìa cõi trần nầy.
Trong phần thứ hai, chủ đề Con Thỏa Lòng được thể hiện bằng một giai điệu mới trong cung Si giáng trưởng.  Bài recitativo đầu tiên của cantata này rất ngắn nhưng rất súc tích.
Bach đã khéo léo trích dẫn các phân đoạn Kinh Thánh liên hệ để viết lời cho recitativo đầu tiên trong cantata này. Lời thánh ca nói rằng chỉ một mình Đấng Yên Ủi làm con thỏa lòng (II Cô-rinh-tô 1:2-7). Con thỏa lòng vì Chúa Jesus thuộc về con và con thuộc về Ngài (Nhã Ca 2:16; 6:3).  Như Simeon, với đức tin, con giữ chặt Ngài và đón nhận niềm vui của cuộc đời mới. Thêm vào đó, trong lời ca “Chúng ta hãy cùng đi với Ngài,” Bach khéo léo mô phỏng mong ước của Sứ đồ Phao Lô được rời khỏi trần gian khổ đau, về sống bên Chúa trên thiên đàng, để trình bày tâm trạng tương tự của Simeon, và của nhiều người yêu mến Chúa, là mong ước được về với Chúa.  Lời thánh ca viết: “Và nếu chỉ có mình Chúa có thể cứu con khỏi xiềng xích của thân thể con; thì con phải nói rằng: Thật là vui khi được rời khỏi đây.  Thế gian ơi! Với ngươi, ta đã đủ rồi.”
Bài aria, trong phần thứ ba của cantata, là một bài hát ru: “Hỡi những đôi mắt mỏi mòn, hãy ngủ đi!  Hãy nhắm mắt êm ái, dịu dàng.  Thế gian ơi!  Ta sẽ không còn ở đây nữa đâu.  Ta không mắc nợ ngươi chút nào có thể ảnh hưởng đến linh hồn của ta.  Ở đây, ta phải vun góp những bất hạnh, nhưng nơi đó, ta sẽ tìm thấy sự yên nghỉ bình an ngọt ngào.”  Lời thánh ca thể hiện tâm trạng thỏa lòng của một người đã thực hiện xong những gì mình cần làm trên đời này và sẵn sàng nhắm mắt lìa cõi đời để về với Chúa.  Bach trích dẫn câu Kinh Thánh I Tê-sa-lô-ni-ca 4:14 để mô tả cái chết của người tin Chúa là sự ngủ yên trong Chúa.
Phần thứ tư của cantata tiếp tục với một recitativo. Lời thánh ca viết: “Lạy Chúa!  Khi nào Đấng Yêu Thương sẽ đến – là lúc con sẽ bước vào nơi an bình và vào miền đất lạnh; được ở bên Ngài và nghỉ an bên cạnh Ngài. Thế gian ơi!  Ta đã chào giã biệt bóng đêm.”
Bài aria kết thúc trong phần cuối của cantata có vài nét tương đồng với bài aria mở đầu; tuy nhiên bài aria kết thúc có giai điệu nhanh hơn và sống động hơn. Lời thánh ca viết rằng: “Tôi vui sướng về cái chết của mình dường như nó đã xảy ra rồi!  Và rồi, tôi sẽ vượt mọi khổ đau đã ràng buộc tôi với thế giới này.”
Toàn bộ tác phẩm kéo dài khoảng 25 phút.  Mời bạn đọc lắng nghe tấm lòng của một người sau bao năm trông mong, đã được thỏa nguyện vì gặp được Chúa.




Phước Nguyên
Thư Viện Tin Lành (2014)
www.thuvientinlanh.org


http://www.thuvientinlanh.org/jsb_ichhabegenug_bwv82/

-------------------------------------------------------------------------------------------

-Bậc thềm tiến vào thánh đường của trí tuệ là biết sự ngu dốt của chính mình.

The doorstep to the temple of wisdom is a knowledge of our own ignorance.

Benjamin Franklin





Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016

Mộng về bến xuân xưa . CHÚC MỪNG NĂM MỚI - BÍNH THÂN 2016

Mộng về bến xuân xưa . CHÚC MỪNG NĂM MỚI - BÍNH THÂN 2016


http://www.tinparis.net/icone_tet/phao2_Anim.gifMộng về bến xuân xưa .


Tay ôm mộng ...
Xuân vàng nơi bến cũ
Hồn bâng khuâng .. 
Chắp cánh én bay về
Mơ hoa thắm nở 
Quanh nhà tranh ngõ trúc
Chợt thấy lòng nghe ...
Xao xuyến khúc nhạc quê .

Tết xa xưa ... bâng khuâng lòng lữ khách
Bản tình ca khơi dậy khúc yêu thương
Xuân xuân hỡi ! 
Em có về bến mộng ?
Để gặp ta một phút cõi thiên đường ..



Sáng lạnh trong nhà ,
Trần hồng Cơ 
08/02/2016



khi-3-khong


*/.~ Xuân mng .


Tóc tơ vương vấn ,
hơi thở nồng nàn .
Đường quê phố thị , 
dịu dàng nắng xuân.
Mai đào khoe sắc ,
rạng rỡ muôn phần 
...
Xuân về đây lấm bụi trần tinh khôi .
Mộng xưa vây kín , 
Mơ hoa lòng người 
Em vừa nghe thấy 

Xuân về muôn nơi .

Nụ xinh mới nở , trong nắng chan hòa
Ai đưa Xuân đến bến bờ 
Để ta trao lại bài thơ không lời .
Một khúc hoan ca gieo rắc cho đời ,
Mùa sương bạc tóc theo thời gian trôi .

" Biến thể lục bát :

Tóc tơ vương vấn nồng nàn ,
Đường quê phố thị dịu dàng nắng xuân
Mai đào khoe sắc muôn phần ,
Xuân về đây lấm bụi trần tinh khôi .
Mộng xưa vây kín lòng người ,
Em vừa nghe thấy xuân về muôn nơi .
... Nụ xinh mới nở , trong nắng chan hòa .
Ai đưa xuân đến bến bờ 
Để ta trao lại bài thơ không lời
Hoan ca gieo rắc cho đời 
Mùa sương bạc tóc theo thời gian trôi .








* Buổi sáng lạnh hơi sương 

Trần hồng Cơ 

12/01/2014 .
----------------------------------------------------------------------------------------









m
 
m1
 
m2


LY RƯỢU MỪNG - Phạm Đình Chương



Xuất bản 10 thg 2, 2013
Phạm Đình Chương (Ca sĩ Hoài Bắc) sinh năm 1929 tại huyện Bạch Mai, tỉnh Sơn Tây, trong một gia đình mang huyết thống nghệ sĩ và có cuộc đời gắn bó cùng âm nhạc. Nói đến gia đình của Phạm Đình Chương, người ta sẽ nghĩ ngay đến Ban hợp ca Thăng Long nổi tiếng thời bấy giờ bao gồm: Hoài Trung, Phạm Duy, Thái Hằng, Thái Thanh, Khánh Ngọc (vợ Phạm Đình Chương) và Phạm Đình Chương, linh hồn của Ban hợp ca Thăng Long.
Tuy xuất thân trong môi trường có đầy đủ điều kiện để được thụ huấn về âm nhạc, nhưng trên thực tế Phạm Đình Chương đã đến với âm nhạc từ những nỗ lực tự học hỏi tìm hiểu bằng chính tâm hồn nhạy cảm của mình. Hầu như những sáng tác của ông đều chất chứa những đặc tính: Phiêu lãng và chân tình, lãng mạn nhưng hiện thực và nhất là nét đằm thắm, trữ tình đầy tình yêu quê hương, con người và đất nước.
Năm 1951, ông cùng gia đình di cư vào miền Nam, chính thức trở lại hoạt động văn nghệ qua việc tái lập Ban hợp ca Thăng Long gồm bản thân ông, Hoài Trung cùng 2 chị em Thái Hằng và Thái Thanh. Trước đó nhóm nhạc này đã từng có những buổi trình diễn khi tham gia Ban văn nghệ quân đội Liên khu Bốn trong những ngày đầu tiên kháng chiến chống Pháp theo tiếng gọi của non sông
Nói đến Phạm Đình Chương, chúng ta cũng không thể không nói đến lối sáng tác thiên tài của ông, các nhạc phẩm phổ thơ luôn lưu lại nhiều nét kỷ niệm sâu đậm trong lòng giới ái mộ như: Đôi Mắt Người Sơn Tây (thơ Quang Dũng), Nửa Hồn Thương Đau, Đêm Màu Hồng, Dạ Tâm Khúc (thơ Thanh Tâm Tuyền), Màu Kỷ Niệm (thơ Nguyên Sa), Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội (thơ Hoàng Anh Tuấn), Người Đi Qua Đời Tôi (thơ Trần Dạ Từ), Cho Một Thành Phố Mất Tên (thơ Hoàng Ngọc Ẩn ), Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn (thơ Du Tử Lê) v.v...
Riêng "Hội Trùng Dương" của Phạm Đình Chương được diễn tấu bởi dàn hợp xướng và dựa trên bố cục của nền nhạc hòa âm bởi dàn nhạc giao hưởng nên càng được phân tích rõ nét qua những đoạn nói về đặc tính từng dòng song, từng khu vực địa lý một cách mạch lạc, thông suốt. Nhìn lại, "Hội Trùng Dương" chính là một tác phẩm kết tinh tâm huyết tài hoa của Phạm Đình Chương và là một cống hiến lớn cho dòng nhạc tình ca quê hương Việt Nam.
Sau 1975 Phạm Đình Chương tị nạn cộng sản và định cư tại Hoa Kỳ. Ông đã từ trần vào ngày 22 tháng 8 năm 1991 tại California, Hoa Kỳ.
Trong số các ca khúc của ông, Ly Rượu Mừng là bài được hát được nhiều người biết đến. Năm 1955, tại Sài Gòn, theo đề nghị của cụ Trần Văn Ân và nhà văn quá cố Nguyễn Đức Quỳnh, Phạm Đình Chương đã viết bản nhạc này và đã được đăng trên số Tết báo Đời Mới.
Hơn một nữa thế kỷ trôi qua, "Ly rượu mừng" vẫn có một sự sống diệu kỳ. Trong âm vang phơi phới và ấm áp của mùa xuân, bản nhạc như thôi thúc, cuốn hút chúng ta vào một ngày mai tươi sáng...


Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi. Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi
Người thương gia lợi tức. Người công nhân ấm no
Thoát ly đời gian lao nghèo khó. Á a a a... Nhấp chén đầy vơi
Chúc người người vui. Á a a a... Muôn lòng xao xuyến duyên đời.
Rót thêm tràn đầy chén quan san. Chúc người binh sĩ lên đàng
Chiến đấu công thành. Sáng cuộc đời lành
Mừng người vì Nước quên thân mình.

Kìa nơi xa xa có bà mẹ già. Từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa.
Chúc bà một sớm quê hương Bước con về hòa nỗi yêu thương
Á a a a ... Hát khúc hoan ca thắm tươi đời lính
Á a a a ... Chúc mẹ hiền dứt u tình
Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương. Xây tổ ấm trên cành yêu đương
Nào cạn ly, mừng người nghệ sĩ. Tiếng thi ca nét chấm phá tô thêm đời mới
Bạn hỡi, vang lên. Lời ước thiêng liêng
Chúc non sông hoà bình, hoà bình. Ngày máu xương thôi tuôn rơi
Ngày ấy quê hương yên vui. Đợi anh về trong chén tình đầy vơi
Nhấc cao ly này. Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do
Nước non thanh bình. Muôn người hạnh phúc chan hoà
Ước mơ hạnh phúc nơi nơi. Hương thanh bình dâng phơi phới.







m3
 
m4
 
m6






m7
 
m8



http://vanhoc.xitrum.net/truyencotich/vietnam/2007/330.html

Sự tích con khỉ

Ngày xưa có một người con gái đi ở với một nhà trưởng giả. Nàng phải làm việc quần quật suốt ngày, lại bị chủ đối đãi rất tệ. Cái ăn cái mặc đã chả có gì mà thỉnh thoảng còn bị đánh đập chửi mắng. Vì thế, cô gái tuổi mới đôi mươi mà người cứ quắt lại, trông xấu xí bệ rạc hết chỗ nói. Một hôm nhà trưởng giả có giỗ, cỗ bàn bày linh đình, họ hàng đến ăn uống đông đúc. Trong khi đó thì cô gái phải đi gánh nước luôn vai không nghỉ. Lần gánh nước thứ mười, cô gái mỏi mệt quá ngồi lại ở bờ giếng. Tự nhiên cô thấy tủi thân, ôm mặt khóc. Lúc đó đức Phật bỗng hiện ra với trạng mạo một ông cụ già. ạng cụ có vẻ đâu từ xa lại, dáng điệu mệt nhọc đến xin nước uống. Nàng vội quảy gánh xuống giếng vực nước lên cho ông già giải khát. Ông cụ uống xong lại đòi ăn. Cô gái nhớ tới phần cơm của mình chưa ăn, bèn bảo ông cụ ngồi chờ rồi quảy gánh nước về. Lần sau ra giếng, cô lấy cơm trong thùng đưa cho ông già và nói:

- Họ dành phần cho con toàn cơm cháy cả, cụ ăn một bát này cho đỡ đói.

Ăn xong, ông cụ bảo nàng:

- Hồi nãy làm sao con khóc?

Cô gái ngập ngừng, cúi mặt xuống không trả lời.

- Ta là đức Phật, - ông cụ nói tiếp, - ta thấy con có lòng tốt. Nếu con muốn gì, ta sẽ làm cho con vui lòng.

Cô gái ngạc nhiên mừng rỡ, kể nỗi lòng với đức Phật. Thấy điều ước muốn của người con gái chỉ là làm sao cho bớt xấu xí, ông cụ bảo nàng lội xuống giếng, hễ thấy bông hoa nào đẹp mút lấy thì sẽ được như nguyện. Khi xuống nước, cô gái chỉ mút mấy bông hoa trắng. Tự nhiên lúc lên bờ, nàng trở nên trắng trẻo xinh xắn, đồng thời quần áo cũng biến thành những thứ tốt đẹp.

Khi cô gái quảy gánh nước trở về, cả họ nhà trưởng giả vô cùng kinh ngạc. Nàng xinh đẹp đến nỗi họ không thể nào nhận ra. Nghe cô gái kể chuyện, ai nấy cũng muốn cầu may một tí. Họ lập tức đổ xô cả ra bờ giếng mong gặp lại đức Phật để được trẻ lại và đẹp ra. Thấy ông cụ già vẫn còn ngồi ở chỗ cũ, họ sung sướng như người được của. Họ đưa xôi thịt ra mời tới tấp:

- Này cụ xơi đi! Cụ xơi đi. Rồi cụ làm phúc giúp cho chúng tôi với!

Đức Phật cũng bảo họ lội xuống giếng và dặn họ y như dặn cô gái lần trước. Dưới giếng lúc đó đầy hoa đỏ và hoa trắng. Ai nấy đều cho màu đỏ là đẹp nên khi lội xuống giếng đều tìm hoa đỏ mút lấy mút để. Nhưng không ngờ lúc lên bờ, họ không phải trẻ lại mà già thêm ra: mặt mũi nhăn nheo, người trông quắt lại, lông lá mọc đầy người, đằng sau lưng là cả một cái đuôi.

Những người đi gánh nước thấy vậy hoảng hồn: "Kìa trông con quỷ, nó cắn bà con ôi!". Nhưng lại có những tiếng khác: "Đánh cho chết chúng nó đi! Sợ gì". Lập tức mọi người cầm đòn gánh xông lại. Cả họ nhà trưởng giả kinh hoàng bỏ chạy một mạch lên rừng.

Từ đó, cô gái cùng với số người nghèo hầu hạ trưởng giả được hưởng những của cải do chúng để lại. Lại nói chuyện trưởng giả và họ hàng đành phải nấp náu trong rừng sâu, ngày ngày kiếm quả cây nuôi thân. Chúng đi lom khom, áo quần rách nát trông rất thiểu não. Nhưng chúng vẫn tiếc của. Cho nên thỉnh thoảng ban đêm chúng lại mò về, hoặc gõ cửa, hoặc ngồi trước nhà kêu léo nhéo suốt đêm, gần sáng mới trở về rừng.

Thấy vậy cô gái và mọi người sợ quá, đêm đêm đóng cửa rất chặt. Họ bàn nhau tìm cách đuổi chúng. Họ bôi mắm tôm vào các cánh cửa, lại nung nóng rất nhiều lưỡi cày đặt rải rác ở cổng các nhà. Quả nhiên, một đêm nọ chúng lại mò về. Theo lệ thường, chúng đánh đu vào song cửa kêu rít lên. Nhưng lần này chúng vừa mó đến đã bị mắm tôm vấy đầy tay, rồi từ tay vấy khắp cả người, hôi hám không thể nói hết. Chúng kinh sợ dắt nhau ra ngồi trước cổng quen như thói cũ. Nhưng vừa đặt đít ngồi xuống các lưỡi cày thì chúng đã kêu oai oái, rồi ba chân bốn cẳng bỏ chạy lên rừng. Từ đó chúng kệch không dám về nữa.

Trong những khi lên rừng hái củi, người ta thỉnh thoảng vẫn gặp chúng. Thấy bóng người từ đàng xa, chúng liền chuyền theo nhánh cây, lủi nhanh thoăn thoắt. Người ta gọi chúng là những con khỉ. Ngày nay vẫn có nhiều người cho khỉ là thuộc nòi trưởng giả. Còn những con khỉ sở dĩ đỏ đít là vì chúng chịu di truyền dấu vết bỏng đít của tổ tiên.



Trích "Sự tích đất nước Việt" - Nguyễn Đổng Chi

Con Khỉ và Cá Sấu


Một con khỉ sống trên một cây cao gần bờ sông. Sông ấy có nhiều con cá sấu. Một con cá sấu nhìn các con khỉ sống trên cây, một hôm nói với con cá sấu con:

- Này con, bắt một con khỉ cho mẹ. Mẹ muốn ăn trái tim một con khỉ.

Cá sấu con đáp:
- Sao con có thể bắt con khỉ được. Con không bò trên bờ và con khỉ không đi xuống nước.Cá sấu mẹ nói:
- Trí khôn của con để đâu. Hãy chịu khó nghĩ và tìm một chước gì.

Và cá sấu con nghĩ ngợi và nghĩ mãi. Cuối cùng nó nghĩ ra được một kế và tự nói: - “Ta đã nghĩ ra được một kế rồi. Ta sẽ bắt con khỉ sống trên cây đứng trên bờ sông. Nó luôn muốn đi qua sông đến hòn đảo kia ăn những trái cây chín muồi trên đảo ấy”. Nghĩ thế, cá sấu ta bơi tới sát cây con khỉ sống trên ấy. Nhưng con cá sấu ta khá ngu, nó nói:

- Chú khỉ ơi! Hãy đi cùng tôi đến bên hòn đảo kia, nhiều trái cây chín muồi ngon lắm.

- Nhưng làm sao tôi đi được anh sấu, tôi không biết bơi kia mà?

- Ồ khó gì! – Cá sấu nói – Tôi bơi, anh ngồi trên lưng tôi, thế là hai chúng ta cùng qua.

Con khỉ hám ăn, khỉ nào chả vậy, và không nghĩ ngợi gì, khỉ ta nhảy xuống trên lưng con cá sấu. Và cá sấu mừng thấy mình đã đắc kế, liền bơi ra xa. Con khỉ ngồi trên lưng, sung sướng nói:

- Ồ, anh sấu, anh tốt quá, anh cho tôi đi như thế này thật quá thú vị.
- Thật vậy chăng, vậy anh có thích như vậy không?

Và cá sấu lặn xuống nước. Khỉ la hoảng:
- Ồ anh sấu, sao lại vậy?

Và khỉ bám chặt trên lưng sấu. Khi sấu nổi lên lại, con khỉ sặc cả nước và ngột thở đến chết, hỏi:
- Anh sấu, sao lại dìm tôi xuống nước như vậy, anh sấu?

Cá sấu trả lời:
- Tôi muốn giết anh đó. Mẹ tôi muốn ăn trái tim một con khỉ, và tôi sẽ đem tim của anh về cho mẹ tôi.

Con khỉ liền nói:
- Ồ, sao anh lại không nói tôi biết trước, được như vậy thời tôi đã đem trái tim theo với tôi.

Cá sấu ngu ngốc kia liền nói:
- Sao kỳ lạ vậy? Anh muốn nói anh để trái tim anh ở lại trên cây kia phải không?
- Phải vậy, anh sấu - Khỉ ta trả lời - Nếu anh muốn trái tim tôi thời phải bơi về lại mới lấy được. Nhưng nay chúng ta gần hòn đảo kia rồi, hay đến đấy trước, ăn các trái cây rồi bơi về, cũng không lâu gì.

Nhưng cá sấu không chịu, bơi quay trở lại đến cây, chỗ ở của con khỉ. Khi cá sấu bơi gần đến bờ, khỉ ta vội nhảy lên bờ rồi leo lên cây rất mau. Từ trên cây, khỉ nhìn xuống và nói với cá sấu ở dưới rằng:
- Này anh sấu, trái tim của tôi để ở trên này, anh trèo lên mà lấy đi, ơi anh sấu ơi!

Cá sấu ở dưới hậm hực, biết mình bị lừa, nhìn lên nhìn xuống, rồi lủi thủi bơi đi.

Thành ngữ về KHỈ

Từ ngữ về con khỉ chủ yếu xuất hiện trong văn hóa của các dân tộc Châu á. Một số thành ngữ, tục ngữ như:

    Khỉ ho cò gáy: Chỉ chốn hoang vu
    Giết gà dọa khỉ
    Rung cây nhát khỉ
    Làm trò khỉ: Chế giễu những người hay pha trò, bắt chước, làm trò hề
    Trời sinh con khỉ ở lùm/Chuyền qua chuyền lại rớt ùm xuống sông
    Khỉ bồng con lên non kiếm trái/Cảm thương nàng phận gái mồ côi
    Mặt nhăn như khỉ
    Nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà
    Khỉ gió, khỉ khô, khỉ mốc: Những câu của, câu mắng
    Đồ khỉ hay đồ khỉ gió: Ám chỉ người không đứng đắn, nghiêm túc, hay nghịch ngợm
    Khỉ lại là khỉ, mèo lại hoàn mèo



Những con khỉ có nhiều tính người nhất

Tôn Ngộ Không là con khỉ được phong là Tề Thiện đại thánh trong Tây du ký của Ngô Thừa Ân (1500-1581?), tác phẩm văn học kiệt xuất của Trung Hoa ra đời vào khoảng thế kỷ 16. Tuy nhiên, nhân vật "Hầu hành giả" đã được truyền tụng từ đời Đường, Tống, Nguyên trước đó gần 10 thế kỷ, sau chuyến đi thỉnh kinh có thật của nhà sư Trần Huyền Trang.
Trong vài thập niên gần đây, truyện Tây du lại được chuyển thể thành truyện tranh, phim hoạt hình và cả phim truyện. Tôn Ngộ Không còn được xếp hạng trong 108 hồng danh của chư Phật để các tín đồ khấn bái tụng niệm với pháp hiệu Đấu Chiến Thắng Phật. Như vậy, ông Tề chắc chắn là nhân vật nổi tiếng và được ngưỡng mộ nhất trong thế giới loài khỉ.
Theo ý nghĩa Phật giáo, Ngộ Không là sự giác ngộ từ những cái không: không có cha mẹ, vợ con, gia đình, tài sản... Hình như ông Tề cũng không có giới tính đực cái, nên không có nguy cơ bị nữ sắc cám dỗ. Theo ý nghĩa Lão giáo, Ngộ Không là con khỉ đá sinh ra từ khoảng trống không có sức chứa và sức mạnh vô cùng của vũ trụ. Vị tổ sư Bồ Đề chỉ cần hướng dẫn cho con khỉ biết cách điều động nguồn năng lượng tự có ấy thành 72 phép biến hoá. Còn sư phụ Đường Tam Tạng thì hướng dẫn cho Ngộ Không biết sử dụng 72 phép ấy vào mục đích cao quý là đi thỉnh kinh. Còn nói theo ngôn ngữ kinh điển của Karl Marx thì Ngộ Không là một dạng tích cực của giải cấp vô sản có quan điểm đấu tranh triệt để - một khi đã đứng lên với cây Như Ý bổng trên tay - hễ được là được tất cả. Nếu mất, chỉ là mất cái vòng kim cô mà Phật bà Quan Âm tròng lên đầu.
Cuối cùng, Ngộ Không đã thắng, đã được và cái được ngoài dự kiến là nhân vật Tôn Ngộ Không của Ngô Thừa Ân đã trở thành hình ảnh thân mến trong đời sống văn hoá của nhiều thế hệ nhân loại.
Hắc hầu vương Hãnuman
Hanuman.
Hanuman.
Hãnuman là con khỉ lừng danh qua sử thi Ramâyana của Ấn Độ và rất được tôn sùng ở những nước có người theo đạo Bà la môn. Theo truyền thuyết, Hãnuman là con khỉ màu đen, có tài di sơn đảo hải và có tinh thần nghĩa hiệp, cứu khốn phò nguy. Hãnuman là tướng tiên phong của Hoàng tử Rama, cầm đầu đạo quân khỉ tấn công vào kinh thành Lanka, giết quỷ vương Ravana và giải cứu được người đẹp Sita là vợ của Rama.
Sử thi Ramâyana là bản anh hùng ca được xem là nền tảng đạo lý của Ấn Độ và là thánh thư của người theo Ấn giáo (Hindu). Ở một số nước Đông Nam Á, người ta có thể bắt gặp hình ảnh Hãnuman ở khắp nơi, trong sách vở, đền chùa, tranh tượng, đặc biệt là trong các tranh phù điêu chạm trổ ở đền Angkor. Trước đây, nhà nước Campuchia thời Sihanouk và Longnol đã lấy logo hình con khỉ Hãnuman làm biểu tượng của quân đội.
Tác giả anh hùng ca Ramâyana theo truyền thuyết là giáo sĩ Bà la môn Valmiki sống vào khoảng thế kỷ 6-5 trước Công nguyên. Như vậy, Hắc hầu vương ra đời trước Tôn Ngộ Không cả nghìn năm. Tuy nhiên, văn hoá Bà la môn không phát triển bằng Phật giáo nên ở Việt Nam, ít người biết đến nhân vật Hãnuman. Theo học giả Trung Quốc Hồ Thích, con khỉ Tôn Ngộ Không trong Tây du ký là hình bóng của con khỉ Hãnuman được Đường Tam Tạng du nhập vào sau chuyến đi thỉnh kinh. Hồi ấy, đạo Bà la môn rất thịnh ở Ấn Độ và cạnh tranh thế lực với Phật giáo. Người theo Phật giáo đại thừa ở Trung Quốc có lẽ đã mô phỏng theo hình ảnh Hãnuman để tạo ra Tôn Ngộ Không của mình.
Kinh Tây hầu vương King Kong
King Kong.
King Kong.
Hình ảnh con khỉ trong nền văn hoá phương tây khá mờ nhạt bên cạnh các con vật thần thoại như nhân mã, nhân sư, mỹ nhân ngư... Mãi đến khoảng giữa thế kỷ 20, một con khỉ có tầm cỡ mới xuất hiện. Đó là King Kong - con khỉ khổng lồ trong bộ phim khoa học giả tưởng pha chút tình cảm lãng mạn theo kiểu chuyện đường rừng của đạo diễn Mỹ Ernest B. Schoedsack. Mặc dù sinh sau đẻ muộn, nhưng Kinh Tây hầu vương (tước hiệu mới do tác giả bài viết đặt ra để gọi King Kong) vẫn nhanh chóng nổi tiếng khắp thế giới. King Kong đi vào lịch sử điện ảnh như một thành công đầu tiên của loại phim kỹ xảo.
Với thân hình khổng lồ và sức mạnh tàn phá khủng khiếp, King Kong vẫn không đánh mất "tính bản thiện" khi nó cố bảo toàn tính mạng cho một sinh vật nhỏ bé vô tội là cô gái xinh đẹp trong lòng bàn tay lông lá của nó. Những năm gần đây, nền điện ảnh kỹ thuật số đã dễ dàng tạo ra nhiều con vật khổng lồ tương tự như: người tuyết, khủng long, người khổng lồ xanh... nhưng cho đến nay, King Kong vẫn là một "ngôi vua" không thể bị lật đổ trong tình cảm của người xem phim.
Tam hầu và triết lý ba không
Trong các gian hàng thủ công mỹ nghệ đồ gỗ, đồ gốm ở hầu hết các nước Đông Nam Á, du khách thường bắt gặp những sản phẩm có hình 3 con khỉ ngồi kề nhau. Con thì 2 tay tự bịt mắt, con thì bịt tai, con thì bịt miệng - ý là không thấy, không nghe và không nói. Đó là triết lý ba không xuất xứ từ túi khôn của người từng trải việc đời.
Có người cho rằng đây là thái độ sống tiêu cực. Tuy nhiên, nếu ta hiểu rằng khỉ là giống vật hiếu động mà chịu ép mình vào kỷ luật ba không, thì hình tượng Tam hầu mang ý nghĩa chữ NHẪN - một đức tính đòi hỏi công phu hàm dưỡng không phải tầm thường. Lại nghĩ giả sử có lúc nào đó, những ông Tôn Ngộ Không, Hanũman và King Kong mà phải chịu ngồi bịt mắt, bịt tai, bịt miệng trước mọi nỗi bất bình trên đời thì đúng là bi kịch.
Hoàng Phủ Ngọc Phan (Thanh Niên)


Câu chuyện con khỉ và quả táo gỗ


Câu chuyện con khỉ và quả táo gỗ Câu chuyện con khỉ và quả táo gỗ


Trong thế gian thật giả lẫn lộn này thật khó để có thể tìm ra đúng những điều chân chính, nhưng thực tế lại đáng cười hơn khi có những người dẫu biết rằng nó là giả vẫn ôm giữ mãi không buông, đến khi sức tàn lực kiệt mới nhận ra mình đã đánh mất những gì, âu cũng là một bài học ….
quả táo gỗ, giá trị thực, con khỉ, bài học cuộc sống, ảo tưởng,
Thử nghĩ xem bạn có đang như con khỉ kia, ôm giữ và mãi mê với quả táo giả mà quên mất bản thân mình. (Ảnh minh họa)
Trong khu rừng kia có một con khỉ rất hạnh phúc. Nó tìm ăn những trái cây ngọt lịm khi đói và nằm nghỉ ngơi khi mệt.
Một ngày, con khỉ đang lang thang bìa rừng thì thấy một ngôi nhà…
Trong ngôi nhà nhỏ bé đó, nó thấy một cái bát to đựng toàn táo, những quả táo tuyệt đẹp. Con khỉ liền trộm lấy một quả và chạy thật nhanh trở lại khu rừng.
Khi đã chạy thật xa, khỉ dừng lại đưa quả táo lên mũi ngửi nhưng chẳng thấy có mùi gì. Nó cố gắng ăn nhưng quả táo cứng ngắc đến mức đau cả răng. Thực ra quả táo này được làm bằng gỗ nhưng rất đẹp và trông như thật. Những con khỉ khác nhìn thấy quả táo cũng thèm được ăn. Con khỉ nọ thấy thế càng giữ chặt quả táo.
Có được quả táo đẹp, con khỉ rất tự hào và hãnh diện. Nó lang thang suốt trong rừng để khoe tài sản quý giá của mình. Quả táo lấp lánh ánh đỏ dưới nắng mặt trời dường như càng hoàn hảo hơn bao giờ hết. Và con khỉ càng ôm khư khư quả táo hơn, mặc dù cơn đói cồn cào trong bụng thúc giục nó đi kiếm cái ăn.
Những trái cây ngọt lịm hương rừng thôi thúc con khỉ, nhưng nó vẫn không chịu buông quả táo trong tay, nó sợ có kẻ nào khác đang rình mò sẽ lấy trộm mất. Thực sự, trong tâm trí con khỉ rất mệt mỏi, nó không thể thư giãn và dành lấy vài phút nghỉ ngơi cho mình. Nó vẫn đang cố gắng bảo vệ quả táo.
Con khỉ vẫn tự hào vì tài sản vô giá này nhưng bắt đầu cảm thấy ít hạnh phúc hơn. Nó tiếp tục đi dọc theo con đường mòn trong rừng, càng ngày càng cảm thấy quả táo nặng hơn. Thực ra bởi nó đang mệt mỏi, đói và kiệt sức. Nó không thể trèo lên cây để hái quả vì tay vẫn còn bận giữ quả táo. Điều gì sẽ xảy ra nếu nó tiếp tục ôm quả táo như vậy? Hay nó sẽ buông tay ra?
Mùi thơm của trái cây trước mặt toả hương thơm ngát, những quả chín đỏ mọng như trêu ngươi. Đắn đo một lúc, con khỉ quyết định buông quả táo bằng gỗ. Nó trèo lên cây hái quả ăn, lại cảm thấy hạnh phúc trở lại.
Nguồn  http://hoatinhthuong.net/news/Nhung-cau-chuyen-y-nghia/Cau-chuyen-con-khi-va-qua-tao-go-3118/




Người bán mũ và con khỉ

Người bán mũ tên là Selly sống ở một thành phố nhỏ.
Hàng ngày ông đi mang mũ đi bán khắp nơi “Mua đi, mua mũ đi, mũ dùng khi trời nắng, trời mưa đi. Mũ đủ màu sắc đây”
Ông thường bán mũ trong các khu chợ ở các thành phố.
Một hôm, ông mang mũ đến bán ở khu làng nọ. Trên đường đến làng, ông phải đi qua một khu rừng. Vì đã đi bộ khá lâu, Selly thấy mệt và mỏi chân nên dừng lại nghỉ một lát. Ông để chỗ mũ trong rổ và ngủ thiếp đi dưới một gốc cây to
Cái cây đó vốn là nhà của bầy khỉ tinh nghịch. Lũ khỉ nghịch ngợm đang leo trèo trên cây. Một con bạo dạn nhất rón rén tới gần Selly.
Ông ta ngủ say lắm rồi
Trông thấy chỗ mũ, nó huýt sáo gọi bọn khỉ 
Tao sẽ tung lên từng cái mũ một, chúng mày bắt lấy nhé
Con khỉ tung hết số mũ trong rổ lên cho lũ khỉ, đến khi hết sạch rổ mũ.
Bọn khỉ đội mũ lên giống như người và trêu đùa nhau rất vui vẻ.
Selly thức dậy khi nghe thấy tiếng lũ khỉ đùa nhau choe chóe, ông ngạc nhiên thấy rổ mũ đã mất sạch.
Ôi, sao rổ mũ lại rỗng không thế này? Ai đã lấy trộm hết mũ của tôi rồi?
Ông tìm xung quanh và rất ngạc nhiên thấy bọn khỉ ở trên cây đội mũ của mình.
Cái gì vậy, bọn khỉ lấy trộm mũ đội lên đầu, giờ mình biết làm sao?
Selly đưa tay lên đầu, dọa sẽ đánh cho bọn khỉ một trận. Chúng liền bắt chước hành động của ông
A, chúng mày định trêu ta à?
Ông đưa tay lên gãi đầu, bọn khỉ liền bắt chước luôn
Hừm, chúng bắt chước theo mình. Mình phải lừa chúng để lấy mũ lại mới được
Sally liền ném chiếc mũ đang cầm trên tay xuống đất, lũ khỉ liền ném hết mũ đang đội trên đầu xuống.
Sally mừng quá “may quá, nhờ trời mình đã lấy lại chỗ mũ mà không mất công tí nào.”
Sally lại đội rổ mũ lên và tiếp tục lên đường.

Trí khôn giúp người ta vượt qua khó khăn
http://bibifun.vn/nguoi-ban-mu-va-con-khi



Tết đến trăm hoa nô nức nở
Xuân về muôn ý tứ tung bay

http://www.tinparis.net/tet2016/singe_gauche.png





















*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran