Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Hiển thị các bài đăng có nhãn nghệ thuật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nghệ thuật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Bono – U2 và Âm Nhạc Cơ Đốc Hiện Đại .

Bono – U2 và Âm Nhạc Cơ Đốc Hiện Đại .

Bono at the 2009 Tribeca Film Festival.jpg

Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinh     Paul David Hewson
Nghệ danh     Bono, Bono Vox
Sinh     10 tháng 5, 1960 (56 tuổi)
Dublin, Ireland
Nguyên quán     Finglas, County Dublin, Ireland
Nghề nghiệp     Nhạc sĩ, ca sĩ, nhà đầu tư, doanh nhân, nhà hoạt động nhân đạo
Thể loại     Rock, post-punk, alternative rock
Nhạc cụ     Hát, guitar, harmonica
Năm hoạt động     1976–nay
Hợp tác với     U2, Passengers
Website     u2.com


Paul David Hewson (sinh ngày 10 tháng 5 năm 1960), được biết tới nhiều dưới nghệ danh Bono, là nhạc sĩ, ca sĩ, doanh nhân và nhà hoạt động xã hội người Ireland. Anh được biết tới rộng rãi là trưởng nhóm nhạc nổi tiếng tới từ Dublin, U2. Bono sinh ra và lớn lên ở Dublin, theo học tại trường Mount Temple Comprehensive School nơi sau đó anh gặp gỡ người vợ tương lai của mình, Alison Stewart, cùng các thành viên của U2. Bono là người viết tất cả phần ca từ cho ban nhạc, đôi khi sử dụng cả những nguồn tôn giáo, các chủ đề xã hội và chính trị. Trong những năm đầu của U2, ca từ của Bono còn mang nặng tính nổi loạn và tình cảm. Cùng với sự phát triển của ban nhạc, cách viết lời của anh cũng thay đổi theo hướng trải nghiệm cá nhân được chia sẻ cùng các thành viên khác.

Ngoài U2, Bono cũng cộng tác cùng rất nhiều nghệ sĩ khác, làm quản lý và quản lý cộng tác cho Elevation Partners và lập nên khách sạn The Clarence Hotel ở Dublin cùng The Edge. Anh cũng được nhắc tới nhiều khi tổ chức nhiều sự kiện nhân đạo cho châu Phi, trong đó có DATA, EDUN, ONE Campaign và Product Red. Anh cũng từng tổ chức rất nhiều chương trình từ thiện và nhiều trong số đó có ảnh hưởng lớn tới giới chính trị gia . Bono được đánh giá cao trong những hoạt động nhân đạo thực hiện cùng U2. Anh từng được trao tước Hiệp sĩ từ nữ hoàng Elizabeth II, và cùng Bill và Melinda Gates được vinh danh Nhân vật của năm của tạp chí Time vào năm 2005, bên cạnh vô số danh hiệu và đề cử khác. Ngày 17 tháng 7 năm 2013, BBC đưa tin Bono được trao Huân chương Nghệ thuật và Ngôn ngữ từ nước Pháp.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Bono



U2 là một ban nhạc rock đến từ Dublin, Ireland. Ban nhạc gồm có Bono (hát chính và vĩ cầm), The Edge (guitar, keyboard và hát chính), Adam Clayton (guitar bass) and Larry Mullen, Jr. (trống và bộ gõ).

U2 thành lập năm 1976 khi các thành viên còn ở tuổi vị thành niên với một kiến thức âm nhạc còn nhiều giới hạn. Giữa thập niên 1980, ban nhạc trở thành một ban nhạc quốc tế, được chú ý đến bởi những bản nhạc giàu âm hưởng của họ, bởi giọng hát sôi nổi của Bono  và những đoạn guitar của The Edge. Thành công của họ trong lưu diễn lớn hơn thành công của họ trong việc bán những bản thu âm cho đến tận album năm 1986 của họ, The Joshua Tree,đã tăng thêm tầm vóc của họ "từ người hùng đến siêu sao," theo lời nói của Rolling Stone. U2 đã phản ứng lại cuộc cách mạng của nhạc dance và alternative rock, và họ đã tạo nên sự trì trệ trong âm nhạc của mình bằng cách tái đầu tư vào họ với album năm 1991 Achtung Baby đi kèm với Zoo TV Tour. Những cuộc thí nghiệm tương tự cũng được tiếp diễn trong suốt thập niên 1990. Kể từ năm 2000, U2 đã theo một dòng nhạc truyền thống hơn và tiếp tục những ảnh hưởng từ những khám phá âm nhạc của họ.

U2 đã bán được hơn 140 triệu album trên toàn thế giới và đã giành được nhiều giải Grammy hơn bất kỳ ban nhạc nào khác. Năm 2005, ban nhạc được bầu vào Rock and Roll Hall of Fame trong năm đầu tiên mà họ đủ tư cách. Tạp chí Rolling Stone xếp U2 ở vị trí 22 trong danh sách 100 Nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Trong suốt sự nghiệp của họ, của ban nhạc cũng như của cá nhân, họ đã vận động cho nhân quyền và công bằng xã hội, bao gồm tham gia tổ chức Ân xá Quốc tế, chiến dịch ONE Campaign, và chiến dịch DATA của Bono (DATA là viết tắt của Debt, AIDS, Trade in Africa).



Mục lục

    1 Danh sách đĩa hát
    2 Giải thưởng
    3 Tham khảo
        3.1 Tham khảo chung
    4 Xem thêm
    5 Chú thích
    6 Liên kết ngoài

Danh sách đĩa hát

    Bài chi tiết: Danh sách đĩa nhạc của U2

Album phòng thu

    Boy (1980)
    October (1981)
    War (1983)
    The Unforgettable Fire (1984)
    The Joshua Tree (1987)
    Rattle and Hum (1988)
    Achtung Baby (1991)
    Zooropa (1993)
    Pop (1997)
    All That You Can't Leave Behind (2000)
    How to Dismantle an Atomic Bomb (2004)
    No Line on the Horizon (2009)

   

Album sưu tập và album trực tiếp

    Under a Blood Red Sky (1983)
    The Best of 1980–1990 (1998)
    The Best of 1990–2000 (2002)
    U218 Singles (2006)

Giải thưởng

    Bài chi tiết: Danh sách giải thưởng của U2

U2 nhận giải thưởng Grammy đầu tiên của mình với album The Joshua Tree vào năm 1988, và đã đạt được 22 giải kể từ đó, đã gắn U2 với Stevie Wonder là những nghệ sĩ đương thời đạt nhiều giải Grammy nhất. Giải thưởng của nhóm bao gồm Ban nhạc Rock hay nhất, Album của năm, Thu âm của năm, Bài hát của năm và Album Rock xuất sắc nhất. British Phonographic Industry đã tặng U2 7 giải BRIT Awards, năm trong số đó là giải Ban nhạc quốc tế xuất sắc nhất. Tại Ireland, U2 đã giành được 14 giải Meteor Awards kể từ lúc bắt đầu đạt giải vào năm 2001. Những giải thưởng khác bao gồm một giải AMA, bốn giải VMA, mười giải Q Awards, hai giải Juno Awards, ba giải NME Awards, và một giải Quả cầu vàng. Ban nhạc đã được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vào đầu năm 2005.
Tham khảo
Tham khảo chung

    Chatterton, Mark (2001). U2: The Complete Encyclopedia. Firefly Publishing. ISBN 0-946719-41-1
    Flanagan, Bill (1995). U2 at the End of the World. Delacorte Press. ISBN 0-385-31154-0
    Graham, Bill; van Oosten de Boer (2004). U2: The Complete Guide to their Music. London: Omnibus Press. ISBN 0-7119-9886-8.
    McCormick, Neil (ed), (2006). U2 by U2. HarperCollins Publishers. ISBN 0-00-719668-7
    de la Parra, Pimm Jal (2003). U2 Live: A Concert Documentary. Omnibus Press. ISBN 0-7119-9198-7
    Stokes, Niall (1996). Into The Heart: The Stories Behind Every U2 Song. Harper Collins Publishers. ISBN 0-7322-6036-1.
    Wall, Mick, (2005). Bono. Andre Deutsch Publishers. ISBN 0233001593 (Promotional edition published by Paperview UK in association with the Irish Independent)

https://vi.wikipedia.org/wiki/U2



Nguồn 
http://hoithanh.com/29293/bono-phe-binh-am-nhac-co-doc-hien-dai-trong-phim-ngan-moi-ra-mat.html








Bono – U2 Phê Bình Âm Nhạc Cơ Đốc Hiện Đại Thiếu Trung Thực


Lời phê bình thật lòng này được danh ca của nhóm nhạc U2, Bono đưa ra trong một cuộc trò chuyện với Eugence Peterson, mục sư, nhà thần học nổi tiếng với bản dịch Kinh Thánh “Message”. Đây là một phần ý kiến của Bono trong bộ phim ngắn do ông và Eugence Peterson hợp tác sản xuất nhằm thảo luận về thơ ca trong Kinh Thánh. Phim ngắn này đặc biệt tập trung vào sách Thi Thiên mà chính Bono mô tả là “trung thực một cách tàn nhẫn”.
Trong đoạn phim tài liệu “The Psalms”, ngôi sao này nói: “Tôi thường nghĩ, Chúa ôi, tại sao âm nhạc hội thánh không như vậy?”.
Đoạn phim ngắn nói về mối quan hệ của hai người sau khi Bono lần đầu tiên ca ngợi công việc của Peterson vào năm 2002. Hai người đã thảo luận về tình yêu mà họ dành cho Kinh Thánh. “Trong Thi Thiên, bạn sẽ thấy có những con người dễ tổn thương với Chúa theo một cách tốt. Họ mong manh và cởi mở”, Bono nói.
“Tôi thấy nhiều sự không trung thực trong nghệ thuật Cơ Đốc và tôi nghĩ đó là một điều xấu hổ”.
“Tôi mong muốn cuộc trò chuyện này có thể truyền cảm hứng cho mọi người viết những bài hát Phúc Âm tuyệt đẹp, viết bài hát về cuộc hôn nhân tồi tệ của họ, viết họ mệt mỏi như thế nào. Bởi vì đó là điều Chúa muốn từ bạn. Tôi nghi ngờ Cơ Đốc nhân vì sự thiếu thực tế này”.
Trong bộ phim ngắn này, Peterson cũng chia sẻ về những khó khăn khi ông dịch Thi Thiên.
“Nó không trôi chảy, không đẹp mắt nhưng trung thực. Tôi nghĩ chúng ta nên cố gắng trung thực, đó là điều rất rất khó trong văn hóa của chúng ta”.

Phim ngắn The Psalms của Bono và Eugence Peterson:


Bono & Eugene Peterson | THE PSALMS


This short film documents the friendship between Bono (of the band U2) and Eugene Peterson (author of contemporary-language Bible translation The Message) revolving around their common interest in the Psalms. Based on interviews conducted by Fuller Seminary faculty member David Taylor and produced in association with Fourth Line Films, the film highlights in particular a conversation on the Psalms that took place between Bono, Peterson, and Taylor at Peterson’s Montana home.

The film is featured exclusively through FULLER studio, a site offering resources—videos, podcasts, reflections, stories—for all who seek deeply formed spiritual lives. Explore these resources, on the Psalms and a myriad of other topics, at Fuller.edu/Studio.

© Fuller Theological Seminary / Fuller Studio

a Fourth Line Films production, in association with Fuller's Brehm Center Texas and W. David O. Taylor

Bono:
[Video message, 2002] Mr. Peterson, Eugene, my name is Bono. I'm the singer with the group U2 and wanted to video message you my thanks and our thanks from the band for this remarkable work you've done. There's been some great translations, very literary translations, but no translation that I've read that speaks to me in my own language, so I want to thank you for that. Take a rest now, won't you? Bye.

Eugene Peterson:
I’d never heard of Bono before. Then one of my students showed up in class with a copy of the Rolling Stones—Rolling Stones?—and in it there was an interview with Bono in which he talked about me and The Message. He used some slangy language about who I was, and I said, "Who's Bono?" They were dumbfounded I'd never heard of Bono, but that's not the circle I really travel in very much. That's how I first heard about him.

Then people started bringing me his music, and I listened to his music, and I thought, "I like this guy." After a while I started feeling quite pleased that he knew me.

[Interview at Point Loma Nazarene University, 2007:]
Dean Nelson:
Yes, but the rest of the story is that he invited you to come and hang with them for a while. You turned him down.

Eugene Peterson:
I was pushing a deadline on The Message. I was finishing up the Old Testament at the time, and I really couldn't do it.

Dean Nelson:
You may be the only person alive who would turn down the opportunity just to make a deadline. I mean, come on. It's Bono, for crying out loud!

Eugene Peterson:
Dean, he was Isaiah.

Dean Nelson:
Yeah.

Jan Peterson:
The Old Testament is a long, long book, much longer than the New Testament, and it did take a long time and a lot of devotion on both of our parts to have that happen.

Bono:
I have to say, in the last years, Eugene's writing has kept me as sane as this is, if you call it sane, which you probably won't. Run With the Horses, that's a powerful manual for me, and it includes a lot of incendiary ideas. I hadn't really thought of Jeremiah as a performance artist. Why do we need art? Why do we need the lyric poetry of the Psalms? Why do we need them? Because the only way we can approach God is if we're honest through metaphor, through symbol. Art becomes essential, not decorative. I learned about art, I learned about the Prophets, I learned about Jeremiah with that book, and that really changed me.

Eugene Peterson:
Then several years later...This was about 4 years ago, 4 or 5 years ago...Bono would like Jan and me to come to Dallas for a concert. We went to the concert. He was very sensitive to us. We were really well cared for, had really good seats. I'd never seen a mash pit before. That was my introduction to the mash pit. Is it a pit?

(Voice off camera):
It's a mosh pit.

Eugene Peterson:
Mosh pit. Okay. You can see how uneducated I am in this world.

We had a 3-hour lunch. We just had a lovely conversation. It was very personal, relational. He didn't put me on any kind of a pedestal, and I didn't him, so we were very natural with each other. Through that 3-hour conversation, I was just really taken by the simplicity of his life, of who he was, who he is. There was no pretension to him. At that point I just felt like he was a companion in the faith.

[About U2’s song “40,” based on Psalm 40:]
I think it's one of his best ones. He sings it a lot. I mean, he does this a lot. It's one of the songs that reaches into the hurt and disappointment and difficulty of being a human being. It acknowledges that in language that is immediately recognizable. There's something that reaches into the heart of a person and the stuff we all feel but many of us don't talk about.

Bono:
[Quoting from The Message’s translation of Psalm 40:]
I waited and waited and waited for God. At last he looked. Finally he listened. He lifted me out of the ditch. He pulled me from deep mud, stood me up on a solid rock to make sure that I wouldn't slip. He taught me how to sing the latest God-song...

--------------------------------------------------




;





Yahweh


Take these shoes
Click clacking down some dead end street
Take these shoes
And make them fit
Take this shirt
Polyester white trash made in nowhere
Take this shirt
And make it clean, clean
Take this soul
Stranded in some skin and bones
Take this soul
And make it sing

Yahweh, Yahweh
Always pain before a child is born
Yahweh, Yahweh
Still I'm waiting for the dawn

Take these hands
Teach them what to carry
Take these hands
Don't make a fist
Take this mouth
So quick to criticise
Take this mouth
Give it a kiss

Yahweh, Yahweh
Always pain before a child is born
Yahewh, Yahweh
Still I'm waiting for the dawn

Still waiting for the dawn, the sun is coming up
The sun is coming up on the ocean
This love is like a drop in the ocean
This love is like a drop in the ocean

Yahweh, Yahweh
Always pain before a child is born
Yahweh, tell me now
Why the dark before the dawn?

Take this city
A city should be shining on a hill
Take this city
If it be your will
What no man can own, no man can take
Take this heart
Take this heart
Take this heart
And make it break


Nguồn   http://www.u2.com/lyrics/176

--------------------------------------------------



40
I waited patiently for the Lord.
He inclined and heard my cry.
He brought me up out of the pit
Out of the miry clay.

I will sing, sing a new song.
I will sing, sing a new song.
How long to sing this song?
How long to sing this song?
How long, how long, how long
How long to sing this song?

You set my feet upon a rock
And made my footsteps firm.
Many will see, many will see and hear.

I will sing, sing a new song.
I will sing, sing a new song
I will sing, sing a new song.
I will sing, sing a new song
How long to sing this song?
How long to sing this song?
How long to sing this song?
How long to sing this song?

Nguồn  http://www.u2.com/discography/lyrics/lyric/song/2/




-------------------------------------------------------------------------------------------

-Bậc thềm tiến vào thánh đường của trí tuệ là biết sự ngu dốt của chính mình.

The doorstep to the temple of wisdom is a knowledge of our own ignorance.

Benjamin Franklin

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Toán học và văn hóa - Truy cập toàn cầu về mọi kiến thức .


 Toán học và văn hóa - Truy cập toàn cầu về mọi kiến thức .

Brewster Kahle sử dụng các container được chuyển đổi để lưu trữ sách Richmond, California


Brewster Kahle










 Những tiến bộ trong lĩnh vực máy tính và truyền thông có nghĩa là chúng ta có thể đạt được hiệu quả chi phí về lưu trữ tất cả sách vở, các cuộc ghi âm thanh, phim ảnh , phần mềm đóng gói, và bất kỳ các trang web nào từng được tạo ra, và cung cấp quyền truy cập vào các bộ sưu tập này thông qua Internet cho học sinh và mọi người trên toàn thế giới.  Bằng cách sử dụng chủ yếu các cơ sở hiện có và các nguồn tài trợ, chúng ta có thể xây dựng điều này cũng như bồi thường cho tác giả trong ngân sách thư viện trên toàn thế giới hiện nay. Nhưng bây giờ chúng ta có thể đạt những bước xa hơn mục tiêu ban đầu đó là  làm cho tất cả các tác phẩm xuất bản của nhân loại đều có thể được truy cập đến tất cả mọi người, bất kể họ đang ở đâu trên thế giới.

B. Kahle tại kho lưu trữ sách của Internet Archive .


Tuyên bố Thomas Jefferson cho rằng "Tất cả những gì cần thiết cho một sinh viên là được tham khảo ở thư viện" có thể là một sự phóng đại, nhưng việc tiếp cận thông tin là một thành phần quan trọng đối với nền giáo dục và một xã hội mở .

Liệu chúng ta sẽ cho phép mình để tái phát minh ra khái niệm của chúng ta về các thư viện mở và sử dụng các công nghệ mới hay không ? Điều này về cơ bản là một vấn đề xã hội và chính sách. Những vấn đề này được phản ánh trong các ưu tiên chi tiêu chính phủ của chúng ta , và theo pháp luật.

B. Kahle người sáng lập Internet Archive - ảnh nguồn : The guardian .com


Là người ủng hộ nhiệt tình cho việc truy cập Internet công cộng và cũng là một doanh nhân thành đạt, Brewster Kahle đã có ý định hướng sự nghiệp của mình vào một tiêu điểm : Truy cập toàn cầu về mọi kiến ​​thức. Khi còn là một sinh viên tại Viện Công nghệ Massachusetts, B. Kahle nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo. Chẳng bao lâu sau khi tốt nghiệp, ông đã lao vào công việc giúp đỡ thành lập công ty Thinking Machines, một hãng sản xuất siêu máy tính. Năm 1989,  Kahle tạo ra hệ thống xuất bản Internet đầu tiên là Wide Area Information Server (WAIS) và thành lập WAIS, Inc.



Sau đó Brewster Kahle tiếp tục thành lập Internet Archive, một trong những thư viện kỹ thuật số lớn nhất thế giới. Với đội ngũ nhân viên thư viện gần 150 người , và 100 thư viện , tổ chức hợp tác đang hoạt động để tạo ra một danh mục liệt kê trực tuyến của mỗi cuốn sách đã từng được tạo ra . Mặt khác , trong năm 1996  Kahle đồng sáng lập Alexa Internet, một dịch vụ thu thập dữ liệu về hành vi và mức độ duyệt web để phân tích trong tương lai, sau đó đã được bán cho Amazon.com vào năm 1999.

Server lưu trữ của Internet Archive .


Brewster Kahle nhận bằng Kỹ sư khoa học máy tính và kỹ thuật từ Viện Công nghệ Massachusetts. Ông và vợ ông, Mary Austin bắt đầu tổ chức Quỹ The Kahle / Austin , nhằm hỗ trợ Internet Archive cùng với các tổ chức phi lợi nhuận khác với mục tiêu tương tự. Ngoài ra,  Kahle cũng là người sáng lập Open Content Alliance, một nhóm các tổ chức đóng góp cho một văn khố lưu trữ thường trực giúp cho việc truy cập công cộng các văn bản số hóa.

Nguồn  :  https://www.msri.org/general_events/20845

Trần hồng Cơ
Ngày 22/08/15


------------------------------------------------------------------------------------------- 

Trên đời không gì vĩ đại bằng con người. Trong con người không gì vĩ đại bằng trí tuệ. 

 A.Hamillton

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH 2015 .


CÂU  CHUYỆN GIÁNG SINH 2015  */* .



     

                    




Lịch sử ngày lễ Giáng sinh .

Có một lịch sử lâu đời về các nghi lễ và kỳ nghỉ Giáng sinh mà những Cơ Đốc nhân ngày nay thường tiến hành theo tập quán nhưng thật ra đã trải qua một quá trình tiến hóa . Phong tục tặng quà, hát thánh ca , và ông già Noel Santa Claus từng là những biểu tượng rất xa xưa và là truyền thống lễ Giáng sinh , nhưng những điều đó đã không phải từng luôn luôn là một phần trong việc kỷ niệm ngày lễ. Trong thực tế, đã có một khoảng thời gian lễ Giáng sinh đã bị các nhà thờ cấm đoán . Vì vậy, làm thế nào mà chúng ta biết được rằng lễ Giáng sinh đã đến được với nhân loại như ngày nay ?

Ngảy đông chí .

Các tu sĩ của tôn giáo cổ Celt tổ chức lễ kỷ niệm mùa đông của họ vào ngày ngắn nhất trong năm (21 tháng 12 - ngảy đông chí ) khi họ đã trải qua những tháng mùa đông tồi tệ nhất và bắt đầu chờ đợi những giờ phút ban ngày dài hơn . Các linh mục Celtic sẽ cắt cây tầm gửi và chúc lành cho họ. Quả của cây tầm gửi là biểu tượng của cuộc sống trong những tháng mùa đông tối tăm.

Vào ngày đông chí La Mã, còn gọi là Saturnalia, những người đàn ông tham gia ăn mặc như phụ nữ còn giới chủ nhân ăn mặc như người hầu. Các cuộc diễu hành , trang hoàng nhà cửa với cây xanh , thắp nến , và tặng quà cho nhau là những nghi thức phổ biến . Họ tổ chức lễ mừng sao Thổ, được xem là vị thần của nông nghiệp trong hơn một tháng. Trong cùng khoảng thời gian họ sẽ ăn mừng lễ Juvenalia ,với mục đích tôn vinh thiếu nhi .

Ngày 25 tháng 12, người La Mã sẽ tôn vinh Mithra, thần mặt trời  bất khả chinh phục , được cho là sinh ra từ một tảng đá.

Thuật ngữ Yule đến từ chữ "houl", có nghĩa là bánh xe thay đổi theo thời tiết mùa vụ , theo truyền thống người Na uy ở Bắc Âu. Trong lễ kỷ niệm này, những người đàn ông sẽ mang về nhà những khúc gỗ lớn để đốt lửa trại . Họ sẽ dự tiệc và ăn mừng cho đến lúc lửa tàn - đôi khi kéo dài đến 12 ngày.

Mỗi tia lửa bắn ra có biểu tượng cho một con lợn hoặc con bê có thể được sinh ra trong năm mới.

Sự can thiệp của Đức Giáo Hoàng .

Vào thế kỷ thứ 4, Giáo hoàng Julius đệ I ra chỉ dụ rằng ngày 25 tháng 12 sẽ là ngày Giáng sinh, còn được gọi là Lễ Thánh đản . Trước khi có tuyên bố này, lễ Phục Sinh được xem là ngày lễ đầu tiên của Kitô giáo . Tuyên bố của Julius đệ I  là một nỗ lực của Giáo Hội nhằm mục đích Kitô hóa các thánh lễ ngoại giáo khác như Saturnalia - lễ thần mặt trời.

Thời trung cổ (400AD-1400AD)

Bắt đầu từ thời kỳ này mà ngày nay chúng ta có được 12 ngày lễ Giáng sinh, được tổ chức từ 25 Tháng mười hai  đến 6 Tháng một (lễ Hiển Linh).

Người ta giữ lại các truyền thống ngoại giáo như trang trí nhà cửa với cây xanh , tổ chức các lễ hội và biến thành một phần của truyền thống Giáng sinh bằng cách gán cho chúng ý nghĩa Kitô giáo.

Trước 529 AD, ngày 25 tháng 12 đã được công bố là một kỳ nghỉ dân sự, và 12 ngày của lễ Giáng sinh cũng đã được công bố bắt đầu từ năm 567 AD. Sự kiện này sau đó dẫn đến thuật ngữ "Twelfth Night" mà bất kỳ trẻ em Kitô giáo nào cũng biết rõ từ các bài  học về văn hào W. Shakespeare. Đêm thứ mười hai được tổ chức vào ngày 06 tháng 1, và là một ngày lễ lớn như Giáng sinh cho đến cuối những năm 1800.

Thế kỷ 17 - 18

Lễ Giáng sinh đã im lặng suốt trong thời gian này, khi các tấm gương khắt khe về đạo đức , sự tuân thủ nghiêm ngặt trong việc cầu nguyện và Kinh Thánh Tân Ước đã rất được coi trọng . Trước năm 1644, hoạt động Giáng sinh đã bị cấm ở Anh do có niềm tin cho rằng lễ Giáng sinh đã được liên kết quá chặt chẽ với những người ngoại giáo thờ thần mặt trời Saturnalia.

Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau cuộc Cách mạng Hoa Kỳ , những người Mỹ bắt đầu không chấp nhận các phong tục Anh quốc. Ngay cả lễ Giáng sinh cũng đã không được cử hành long trọng khi Quốc hội đang họp vào ngày 25 tháng 12 năm 1789.


Triều đại Victoria (1837-1901)

Chúng ta có thể cảm ơn những người ở thời đại này đã mang lại cho chúng ta lễ Giáng Sinh ngày nay. Tầng lớp trung lưu ở Anh và Mỹ  bắt đầu ăn mừng và lý tưởng hóa lễ Giáng sinh như chúng ta đã thấy trong các tiểu thuyết của triều đại này từ Irving đến Dickens. Các kỳ nghỉ không còn đại diện cho một lễ hội hóa trang hoang dã như trước kia nữa , mà đã hướng về sự bình an , gia đình, và những hoài niệm .

Ở thời kỳ này mọi người thường sử dụng các tấm thiệp ngày Valentines để trao tặng cho nhau và trang trí những cây Giáng sinh. Hầu hết các phong tục mới mẻ đã du nhập từ Mỹ. Trước năm 1870 lễ Giáng sinh đã được công bố là một ngày lễ liên bang tại Hoa Kỳ.

Lễ Giáng sinh thời hiện đại

Ngày nay lễ Giáng sinh được tổ chức trên toàn thế giới. Trong khi trước đây các quan điểm của Giáo Hội lo lắng rằng việc cử hành Giáng sinh đã quá gắn liền với nghi lễ ngoại giáo , thì bây giờ sự lo lắng lại hướng về tính chất quá thương mại hóa và thế tục hóa. Tuy nhiên, với sự trung dung, thật dễ nhớ rằng đây là một ngày để ăn mừng ngày sinh của Chúa cứu thế đồng thời cũng để kỷ niệm những gì Chúa Giêsu muốn chúng ta thực hiện - tình yêu dành cho nhau .


Trần hồng Cơ
Nguồn  http://christianteens.about.com/od/christianholidays/a/ChristmasHistor.htm






** Đọc Kinh Thánh 

https://www.bible.com/vi/bible/151/luk.2



https://www.bible.com/vi/videos





* Nhạc Giáng sinh .




























** Xem phim hay mùa Giáng sinh .















Đức Tin Trầm Lặng

Chàng thợ mộc trẻ mang tên Giô-sép, đối với tôi, cũng là một ngôi sao sáng điểm tô cho khung trời đêm giáng sinh thêm lấp lánh, dù Thánh Kinh chẳng ghi lại một lời nói nào của chàng. Tôi không dám có sự phân biệt hồ đồ trong lãnh vực đức tin, nhưng nếu so với nhiều đức tin nổi bật, thì đây lại là một đức tin trầm lặng, không nói ra thì chẳng ai biết. Một con người rất bình thường, với một đức tin rất bình thường, lại có một chỗ trong chương trình lớn của Đức Chúa Trời tiến hành cho cả nhân loại.

Đó là một người được giáo dục trong môi trường đức tin để có một đời sống với cách hành xử hòa bình đáng khâm phục. Câu 19 của Phúc Âm đoạn 1 này viết: “Giô-sép chồng người, là người có nghĩa, chẳng muốn cho người mang xấu, bèn toan đem để nhẹm”. Chàng không những là “con cháu Đa-vít” nhưng là một hậu bối biết kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời để yêu người lân cận như yêu chính mình. Đứng trước một biến cố kín giấu, đến thời điểm đó chỉ có Ma-ri và chàng trao đổi với nhau, trên nền tảng đức tin trầm lặng, Giô-sép đã có một quyết định không phải ai cũng có thể chấp nhận. Đó là cách tốt nhất chàng có thể làm cho người mà chàng thương yêu, với tâm trạng chưa biết nhiều về kế hoạch huyền nhiệm của Chúa Giê-hô-va; cho đến khi gặp thiên sứ của Chúa trong giấc chiêm bao, lắng nghe lời giải trình trực tiếp ơn cứu rỗi mà bấy lâu nay chàng chỉ được truyền dạy qua các lời tiên tri.

Lời tiên tri được ban truyền từ xa xưa trong quá khứ được thiên sứ của Chúa nhắc lại cho Giô-sép với những giải thích rõ ràng, với mệnh lệnh chuẩn xác, với trọng trách được chỉ định trong bảo đảm tuyệt đối. Tất cả xua tan đi mối nghi ngờ rối rắm trong lòng Giô-sép, chàng nhìn biết nhiệm vụ mà Chúa Giê-hô-va đặt trên vai mình; và tình yêu dành cho Ma-ri đã thoát ra khỏi đám mây mù phiền muộn, lại tiếp tục rạng rỡ trong con tim trầm lặng. Không còn thắc mắc, chẳng cần phải hỏi han thêm, đức tin trầm lặng đó đã được Lời của Chúa khai phóng, Giô-sép ghi nhận không sót một lời những gì Chúa phán với chàng qua giấc chiêm bao đêm đó. Đức tin của Giô-sép đã được nâng lên, chàng chấp nhận dấn thân vì Danh Chúa Em-ma-nu-ên.

“Khi Giô-sép thức dậy rồi, thì làm y như lời thiên sứ của Chúa đã dặn, mà đem vợ về với mình; song không hề ăn ở với cho đến khi người sanh một trai, thì đặt tên là Jêsus” (câu 24, 25). Không giải thích, không một chút khoe khoang, chẳng cần thêm ý kiến hay kêu gọi một sự ủng hộ nào khác, chàng trai trẻ với một đức tin trầm lặng đã thuận phục theo ý Chúa để làm trọn mọi điều Chúa giao phó. Đức tin trầm lặng đi những bước trưởng thành, không còn làm theo ý mình cho là phải, nhưng hết lòng hết sức hết ý làm theo ý muốn của Giê-hô-va Đức Chúa Trời Chí Nhân Chí Ái. Không còn là thể hiện tình yêu theo cảm tính, nhưng mặc lấy tình yêu thương từ thiên thượng để sống và nuôi dưỡng Tình Yêu.

Đức tin trầm lặng cũng có chỗ trong công việc nhà Chúa.

M. Jeudi

Nguồn  http://www.about.com/religion/topic/ChristmasOrgins
https://www.wordproject.org/bibles/vt/23/9.htm
http://www.vietchristian.com/vanpham/reader.asp?vcid=5,2004



------------------------------------------------------------------------------------------- 

-Bậc thềm tiến vào thánh đường của trí tuệ là biết sự ngu dốt của chính mình. 

The doorstep to the temple of wisdom is a knowledge of our own ignorance. 

Benjamin Franklin

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

Pablo Picasso và trường phái hội họa lập thể - Cubism .


Pablo Picasso và trường phái hội họa lập thể - Cubism .

 


Pablo Ruiz Picasso (sinh ngày 25 tháng 10 năm 1881, mất ngày 8 tháng 4 năm 1973), thường được biết tới với tên Pablo Picasso hay Picasso là một họa sĩ và nhà điêu khắc người Tây Ban Nha. Tên đầy đủ của ông là Pablo Diego José Francisco de Paula Juan Nepomuceno María de los Remedios Cipriano de la Santísima Trinidad Clito Ruiz y Picasso . Picasso được coi là một trong những nghệ sĩ nổi bật nhất của thế kỷ 20, ông cùng với Georges Braque là hai người sáng lập trường phái lập thể trong hội họa và điêu khắc.Ông là một trong 10 họa sĩ vĩ đại nhất trong top 200 nghệ sĩ tạo hình lớn nhất thế giới thế kỷ 20 do tạp chí The Times, Anh, công bố.

Tiểu sử

Pablo Picasso sinh năm 1881 tại Málaga, miền nam Tây Ban Nha. Picasso là con đầu lòng của ông José Ruiz y Blasco và bà María Picasso y López. Ông được đặt tên thánh là Pablo, Diego, José, Francisco de Paula, Juan Nepomuceno, Maria de los Remedios và Cipriano de la Santísima Trinidad.

Ngay từ khi còn nhỏ, Picasso đã bộc lộ sự say mê và năng khiếu trong lĩnh vực hội họa, theo mẹ ông kể lại thì từ đầu tiên mà cậu bé Pablo nói được chính là "piz", cách nói tắt của từ "lápiz", trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là bút chì. Cha của Picasso là một họa sĩ chuyên vẽ chim theo trường phái hiện thực, ông José còn là một giảng viên nghệ thuật và phụ trách bảo tàng địa phương, trường Mỹ thuật công nghệ tạo hình của Barcelona. Vì vậy, Picasso có được những bài học đầu tiên về nghệ thuật chính từ cha mình.

Vào Học viện mỹ thuật (Academia de San Fernando) tại Madrid được chưa đầy một năm, năm 1900 Picasso đã bỏ học để sang Paris, trung tâm nghệ thuật của Châu Âu thời kỳ đó. Tại thủ đô nước Pháp, ông sống cùng Max Jacob, một nhà báo và nhà thơ, người đã giúp Pablo học tiếng Pháp. Đây là giai đoạn khó khăn của người họa sĩ trẻ khi ông phải sống trong cảnh nghèo túng, lạnh lẽo và đôi khi tuyệt vọng, phần lớn tác phẩm của Pablo đã phải đốt để sưởi ấm cho căn phòng nhỏ của hai người. Năm 1901, cùng với người bạn Soler, Picasso đã thành lập tờ tạp chí Arte Joven ở Madrid. Số đầu tiên của tạp chí hoàn toàn do Pablo minh họa.

Trong những năm đầu của thế kỉ 20, Picasso thường xuyên qua lại giữa hai thành phố Barcelona và Paris. Tại Paris, Picasso kết bạn với rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng ở khu Montmartre và Montparnasse, trong đó có người sáng lập trường phái siêu thực André Breton, nhà thơ Guillaume Apollinaire và nhà văn Gertrude Stein. Năm 1911, Picasso và Apollinaire thậm chí đã từng bị bắt giữ vì bị nghi ăn trộm bức tranh Mona Lisa khỏi Bảo tàng Louvre nhưng cuối cùng hai người cũng được tha vì vô tội.

Đời tư

Năm 1904, ông bắt đầu mối quan hệ lâu dài với Fernande Olivier, người phụ nữ xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm Thời kỳ Hồng của họa sĩ. Thời kỳ này được gọi là Thời kỳ Hồng vì đây là thời kỳ ông toàn dùng màu hồng nhạt mềm mại để làm nền tranh cho mình, thời kỳ Hồng của ông được tồn tại trong 3 năm. Sau khi bắt đầu nổi tiếng và trở nên giàu có, Picasso đã bỏ Olivier để quan hệ với Marcelle Humbert mà ông gọi đơn giản là Eva, chủ đề của rất nhiều bức tranh theo trường phái lập thể của ông. Sau đó ông còn đi lại với nhiều người phụ nữ khác mặc dù đã có vợ và con. Picasso đã hai lần làm đám cưới và ông có bốn đứa con với ba người phụ nữ. Năm 1918, họa sĩ cưới cô Olga Khokhlova, một nữ diễn viên ba lê của đoàn ba lê Sergei Diaghilev mà Picasso đã từng nhận trang trí cho họ vở Parade ở Roma. Khokhlova đã giới thiệu Picasso với tầng lớp trên của nước Pháp trong những buổi tiệc tùng và gặp gỡ của những người giàu có ở Paris trong thập niên 1920. Hai người cũng có với nhau một đứa con, Paulo,sau này trở thành một tay đua xe phóng đãng và là tài xế cho chính họa sĩ. Cuộc hôn nhân giữa Picasso và Khokhlova nhanh chóng chấm dứt, tuy vậy trên danh nghĩa hai người chỉ ly thân cho đến tận khi Khokhlova qua đời năm 1955 vì theo luật pháp Pháp, Picasso sẽ phải chia đôi tài sản cho vợ nếu chính thức ly dị. Năm 1927 Picasso gặp cô gái 17 tuổi Marie-Thérèse Walter và bắt đầu đi lại bí mật với cô. Với Marie-Thérèse, Picasso cũng có một người con gái, Maia. Marie-Thérèse luôn sống với hy vọng hão huyền rằng người họa sĩ nổi tiếng sẽ lấy cô làm vợ và cô đã treo cổ tự vẫn bốn năm sau cái chết của Picasso. Nhà nhiếp ảnh và họa sĩ Dora Maar cũng là một người tình lâu năm của Picasso, hai người đặc biệt gắn bó trong giai đoạn cuối thập niên 1930 và đầu thập niên 1940.

Sau khi Paris được giải phóng năm 1944, lúc đó ở tuổi 63, Picasso bắt đầu quan hệ với một sinh viên nghệ thuật trẻ là Françoise Gilot. Françoise và Picasso có chung với nhau hai đứa con, Claude và Paloma. Khác với những người tình khác của họa sĩ, chính Françoise là người rời bỏ Pablo năm 1953. Đây là một cú sốc với Picasso, ông nghĩ rằng mình đã già và trở nên kỳ cục trong mắt phụ nữ, Một vài tác phẩm của ông thời kỳ cuối đã khai thác đề tài này khi miêu tả một người lùn già nua gớm ghiếc đối lập với một cô gái trẻ đẹp. Tuy vậy không lâu sau người họa sĩ cũng tìm được một người tình khác, đó là Jacqueline Roque. Roque làm việc tại xưởng gốm Madoura, nơi Picasso thực hiện các tác phẩm bằng gốm của ông. Hai người duy trì mối quan hệ suốt phần đời còn lại của Picasso, họ cưới nhau năm 1961. Đám cưới này cũng là một sự trả thù của họa sĩ đối với người tình cũ Gilot. Gilot khi đó đang tìm cách hợp pháp hóa quan hệ cha con của Picasso với Claude và Paloma. Được Picasso thúc đẩy, cô đã sắp đặt việc ly dị với chồng là Luc Simon để cưới Picasso, qua đó bảo vệ quyền lợi cho con chung của hai người. Tuy nhiên Picasso đã bí mật làm đám cưới với Roque ngay sau khi Gilot hoàn thành thủ tục ly hôn, họa sĩ coi đây là sự trả thù của ông với việc Gilot đã rời bỏ mình năm 1953.

Pablo Picasso từ trần ngày 8 tháng 4 năm 1973 tại Mougins, Pháp, trong khi ông cùng bà Jacqueline đang chủ trì một buổi tiệc với bạn bè. Tác phẩm ông để lại gồm có 1800 bức tranh sơn dầu, 3 vạn bản tranh, 7000 bức ký họa phác thảo và có khá nhiều tác phẩm khó hiểu. Picasso được an táng tại công viên Vauvenargues ở Vauvenargues, Bouches-du-Rhône. Jacqueline Roque đã ngăn cản hai đứa con của ông là Claude và Paloma tham gia tang lễ cha mình.


Xu hướng chính trị

Picasso tỏ ra trung lập trong suốt Thế chiến thứ nhất, Nội chiến Tây Ban Nha và Thế chiến thứ hai, họa sĩ từ chối ủng hộ bất cứ bên tham chiến nào. Trong Nội chiến Tây Ban Nha, tuy thể hiện sự phẫn nộ và phản đối chế độ của tướng Francisco Franco và chủ nghĩa phát xít qua các tác phẩm của mình, Picasso không hề cầm vũ khí chống lại chế độ này.

Năm 1944, Picasso gia nhập Đảng Cộng sản Pháp và tham gia một hội nghị hòa bình quốc tế tổ chức ở Ba Lan. Năm 1950, họa sĩ được nhận Giải thưởng hòa bình Stalin của chính phủ Liên Xô[10]. Năm 1962, ông được nhận một giải thưởng lớn khác của nhà nước Xô viết, đó là Giải thưởng hòa bình Lenin.

Tác phẩm

Các tác phẩm của Picasso thường được phân loại theo các thời kỳ khác nhau. Tuy rằng tên gọi các thời kỳ sáng tác sau này của họa sĩ còn gây nhiều tranh cãi, người ta phần lớn đều chấp nhận cách phân chia thời kỳ đầu sáng tác của Picasso thành Thời kỳ Xanh (1901–1904), Thời kỳ Hồng (1904–1906), Thời kỳ Ảnh hưởng Phi châu - điêu khắc (1908–1909), Thời kỳ Lập thể phân tích (1909–1912) và Thời kỳ Lập thể tổng hợp (1912–1919).

Trước 1901





Picasso bắt đầu tập vẽ dưới sự hướng dẫn của cha ông từ năm 1890. Sự tiến bộ trong kỹ thuật của họa sĩ có thể thấy trong bộ sưu tập các tác phẩm thời kì đầu ở Bảo tàng Museu Picasso tại Barcelona. Có thể thấy chủ nghĩa hiện thực hàn lâm trong các tác phẩm thời kì đầu này, tiêu biểu là bức The First Communion (1896). Cũng năm 1896, khi mới 14 tuổi, Picasso đã hoàn thành tác phẩm Portrait of Aunt Pepa (Chân dung dì Pepa), một bức chân dung gây ấn tượng sâu sắc đến mức Juan-Eduardo Cirlot đã đánh giá rằng "không nghi ngờ gì nữa, đây là một trong những tác phẩm lớn nhất trong lịch sử hội họa Tây Ban Nha".

Năm 1897, chủ nghĩa hiện thực của Picasso bắt đầu chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, thể hiện qua một loạt các bức tranh phong cảnh sử dụng tông màu xanh lá cây và tím không tự nhiên.







Thời kỳ Xanh (1901–1904)

Trong thời kỳ này, tác phẩm của Picasso có tông màu tối hơn với màu chủ đạo là xanh thẫm, đôi khi được làm ấm hơn bởi các màu khác. Mốc bắt đầu của Thời kỳ Xanh không rõ ràng, nó có thể bắt đầu từ mùa xuân năm 1901 ở Tây Ban Nha, hoặc ở Paris nửa cuối năm đó. Có lẽ cách dùng màu của họa sĩ chịu ảnh hưởng từ chuyến đi xuyên Tây Ban Nha và sự tự sát của người bạn Carlos Casagemas.

Thời kỳ Hồng (1905–1907)

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/thumb/a/a8/Autoportrait_%C3%A0_la_palette.jpg/240px-Autoportrait_%C3%A0_la_palette.jpg

Các tác phẩm của Picasso trong giai đoạn này mang vẻ tươi tắn hơn với việc sử dụng nhiều màu cam và hồng. Năm 1904 tại Paris, Picasso gặp Fernande Olivier, một người mẫu cho các họa sĩ và nhà điêu khắc, rất nhiều tác phẩm của ông trong thời kỳ này chịu ảnh hưởng bởi mối quan hệ nồng ấm giữa hai người.

Thời kỳ Ảnh hưởng Phi châu (1908–1909)

Thời kỳ Ảnh hưởng Phi châu bắt đầu với tác phẩm nổi tiếng Những cô nàng ở Avignon (Les Demoiselles d'Avignon) lấy cảm hứng từ những đồ tạo tác Phi châu. Ông cho rằng mọi loại nghệ thuật phải tự học được cái hay của nhau. Ông chọn châu Phi làm cản hứng của mình bởi tính Lập thể rõ ràng của nó.



Thời kỳ Lập thể phân tích (1909–1912)
Chủ nghĩa Lập thể phân tích là phong cách vẽ mà Picasso đã phát triển cùng Georges Braque theo đó sử dụng những màu đơn sắc ngả nâu cho các tác phẩm. Các vật thể sẽ được hai họa sĩ tách thành những bộ phận riêng biệt và "phân tích" chúng theo hình dạng bộ phận này.



Thời kỳ Lập thể tổng hợp (1912–1919)

Đây là sự phát triển chủ nghĩa lập thể của Picasso với việc sử dụng nghệ thuật cắt dán bằng các chất liệu vải, giấy báo, giấy dán tường để mô tả đề tài tĩnh vật và nhân vật.

Chủ nghĩa cổ điển và siêu thực

Sau Thế chiến thứ nhất, Picasso bắt đầu thực hiện các tác phẩm theo trường phái tân cổ điển (neoclassicism). Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Picasso, bức Guernica đã được sáng tác trong thời kì này. Bức tranh mô tả cuộc ném bom vào Guernica của phát xít Đức trong Nội chiến Tây Ban Nha.




Giai đoạn sau

Tác phẩm điêu khắc của Picasso tại Chicago
Picasso là một trong 250 nhà điêu khắc tham gia Triển lãm điêu khắc quốc tế lần thứ 3 tổ chức tại Bảo tàng mỹ thuật Philadelphia vào mùa hè năm 1949.

Trong thập niên 1950, họa sĩ một lần nữa thay đổi phong cách sáng tác, ông thực hiện các bức tranh dựa trên phong cách của các bậc thầy cổ điển như Diego Velázquez, Goya, Poussin, Édouard Manet, Courbet và Delacroix.

Di sản

Khi Picasso qua đời, rất nhiều tác phẩm do họa sĩ sáng tác vẫn thuộc quyền sở hữu của ông vì Picasso cảm thấy không cần thiết phải bán chúng. Thêm vào đó, ông còn có một bộ sưu tập rất giá trị các tác phẩm của những họa sĩ yêu thích như Henri Matisse. Vì Picasso không để lại di chúc, một phần bộ sưu tập này được dùng để trả thuế cho chính phủ Pháp và nó được trưng bày tại Bảo tàng Musée Picasso tại Paris. Năm 2003, những người thân của họa sĩ đã cho khánh thành một bảo tàng tại thành phố quê hương ông, Málaga, đó là Bảo tàng Museo Picasso Málaga.

Picasso có vài bức tranh nằm trong danh sách những tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất thế giới:

    Bức "Nude on a black armchair" - được bán với giá 45,1 triệu USD năm 1999.
    Bức Les Noces de Pierrette - được bán với giá hơn 51 triệu USD năm 1999.
    Bức Garçon à la pipe - được bán với giá 104 triệu USD tại nhà đấu giá Sotheby's ngày 4 tháng 5 năm 2004 đã lập kỉ lục thế giới về giá cho một tác phẩm nghệ thuật.
    Bức Dora Maar au Chat - được bán với giá 95,2 triệu USD tại nhà đấu giá Sotheby's ngày 3 tháng 5 năm 2006.


 Nguồn
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pablo_Picasso













------------------------------------------------------------------------------------------- 

-Bậc thềm tiến vào thánh đường của trí tuệ là biết sự ngu dốt của chính mình. 

The doorstep to the temple of wisdom is a knowledge of our own ignorance. 

Benjamin Franklin

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

NGUỒN GỐC VĂN MINH NHÂN LOẠI - PHẦN 2 .


NGUỒN GỐC VĂN MINH NHÂN LOẠI .





PHẦN 2 . 
Từ những manh mối nhỏ về di chỉ 26, do nhà khảo cổ học Winkle để lại trong những ghi chép của mình, nhóm chuyên gia khảo cổ do David M.Rohl dẫn đầu, đã lần theo dấu vết và phát hiện những điều thú vị. Dựa trên những khám phá này, David M.Rohl đã dựng nên bức tranh về sự hình thành và phát triển của nền văn minh thế giới cổ đại từ dấu tích vườn EDEN – vùng đất các vị thần được ghi chép trong Kinh Thánh – cho đến những dấu tích rực rỡ của văn minh Ai Cập cổ đại. Với ngôn ngữ mô tả đặc sắc, “Nguồn gốc văn minh nhân loại” như một bộ phim lịch sử sống động được trình chiếu có lớp lang cho người đọc theo dõi từ mốc điểm khởi nguyên của một quá khứ kỳ bí, hấp dẫn đến những chuỗi dài biến động như để giải thích rõ ràng và đầy đủ hơn về nguồn gốc sự phát triển của thế giới nhân loại ngày nay.

Mục lục:
 Lời nói đầu Dẫn nhập 
Phần 1: Từ sương mù của thời gian 

Chương 1: Cuộc tìm kiếm vườn địa đàng
Chương 2: Đất ARATTA 

Phần 2: Những anh hùng vĩ đại 
Chương 3: Cuộc di cư vĩ đại 
Chương 4: Đại hồng thuỷ 
Chương 5: Định niên đại hồng thuỷ 
Chương 6: Những người tiền hồng thuỷ 
Chương 7: Bên kia thời đại hoàng kim 
Chương 8: Thiên đường tìm lại 

Phần 3: Những tín đồ của HORUS 

Chương 9: Những con thuyền của sa mạc 
Chương 10: Chủng tộc triều đại 
Chương 11: Những nhà sáng lập 
Chương 12: Cầu thang lên trời 
Chương 13: Đảo ngọn lửa 
Chương 14: Sáng thế 

Phần 4: Tham khảo 
Phụ lục A: Tân niên đại học dành cho Ai Cập thuộc thời kỳ sớm 
Phụ lục B: Chiến dịch năm 8 của Sargon 
Phụ lục C: Tân niên đại của MESOPOTAMIA.




Nguồn :  http://truyen.enterplus.org/doc-truyen-audio/Nguon-Goc-Van-Minh-Nhan-Loai-79.html#.Uaa3QNJHJMg#ixzz2Ujrl07Gm



Bài  6 .


Bài  8 .


Bài  9 .



Bài  10 .









 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Người có học biết mình ngu dốt. The learned man knows that he is ignorant. 

 Victor Hugo.

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Dave Koz - nghệ sĩ saxophone ấn tượng .


Dave Koz - nghệ sĩ saxophone ấn tượng .


DaveKoz.jpg

Dave Koz

Thông tin cơ bản

Tên khai sinh David S. Koz
Sinh 27 Tháng ba 1963
Gốc Encino, California , Mỹ
Thể loại jazz nhẹ
Nghề Nghiệp Nhạc sĩ, biên tập chương trình radio
Dụng cụ Saxophone, piano, trống, EWI
Năm hoạt động 1990-hiện tại
Labels Capitol Records (1990-2008), EMI , Rendezvous Entertainment , Concord Records (2009-nay)
Hợp tác với Bobby Caldwell
Website davekoz.com
Nguồn  http://en.wikipedia.org/wiki/Dave_Koz

Dave Koz (sinh ngày 27 tháng 3 năm 1963) là một nhạc sĩ jazz saxophone người Mỹ .



Cuộc sống ban đầu 

Dave Koz sinh ngày 27 tháng 3 năm 1963) ở Encino, California trong gia đình có cha mẹ là người Do Thái : Cha của ông tên là Norman, một bác sĩ da liễu và và mẹ là Audrey Koz, dược sĩ. Dave có một anh trai, Jeff, cũng là nhạc sĩ, và em gái, Roberta.  Mặc dù là người Do Thái, Koz vẫn thường trình diễn các ca khúc Giáng sinh và Hanukkah tại các buổi hòa nhạc của mình. Dave Koz là học sinh trường trung học  William Howard Taft tại Woodland Hills, Los Angeles, California và từng tham gia biểu diễn saxophone như một thành viên của ban nhạc jazz nhà trường . Sau đó, ông tốt nghiệp UCLA với bằng truyền thông đại chúng vào năm 1986, và chỉ vài tuần sau lễ tốt nghiệp, Dave Koz quyết định trở thành một nhạc sĩ chuyên nghiệp.


(Dave Koz at the Hampton Jazz Festival June 25, 2010. Daily Press photo by Rob Ostermaier)

Sự nghiệp biểu diễn 

Vài tuần sau khi có quyết định đó, Dave Koz được tuyển dụng là thành viên của nhóm lưu diễn  Bobby Caldwell  . Những năm cuối 1980, Koz tham gia như một nhạc sĩ không thường xuyên trong một số ban nhạc, lưu diễn với Jeff Lorber . Koz cũng là thành viên của ban nhạc Richard Marx và đi lưu diễn với Marx suốt cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990. Ông cũng chơi trong ban nhạc CBS , một thời gian ngắn trong Pat Sajak show  , với Tom Scott trong vai trò chỉ huy dàn nhạc.

Guest Artists Dave Koz and Tom Scott with Frost Concert Jazz Band ...

Năm 1990, Koz quyết định theo đuổi sự nghiệp biểu diễn solo, và bắt đầu thu âm cho Capitol Records . Những album của Dave Koz bao gồm Lucky Man , The Dance , và Saxophonic . Riêng album Saxophonic được đề cử cho cả giải Grammy và giải  NAACP Image . Năm 1994, Koz bắt đầu biên tập chương trình cung cấp thông tin phát thanh có tên là The Dave Koz Radio Show , chuyên nghiên cứu tính năng âm nhạc mới nhất và thực hiện các cuộc phỏng vấn những người trong thể loại này. Dave đồng tổ chức The Dave Koz Morning Show trên sóng phát thanh 94,7 The Wave , một hội điểm về thể loại nhạc jazz nhẹ  ở Los Angeles trong sáu năm.

Smooth Jazz Concert Reviews: Dave Koz and Friends Christmas Tour 2013 Modell Performing Arts Center at The Lyric in Baltimore

Sau đó Dave Koz quyết định rời khỏi chương trình vào tháng Giêng năm 2007 và vai trò chính sau này được  thay thế bởi Brian McKnight . Trong năm 2002, ông bắt đầu thành lập hãng thu âm, Rendezvous Entertainment , với Frank Cody và Hyman Katz.

Năm 2006, Koz vinh dự được chọn để tổ chức chương trình cung cấp thông tin cho " Mạng lưới mới các Kiến trúc sư truyền thông nhạc Smooth Jazz" . Chương trình này có trụ sở tại Los Angeles, được phát sóng trên nhiều đài  Smooth Jazz khác trên cả nước Mỹ . Koz và Ramsey Lewis là hai cá nhân duy nhất đứng ra tổ chức hai chương trình Smooth Jazz chuyên cung cấp thông tin nghệ thuật khác nhau trong tuần.

Koz cũng đã thúc đẩy việc tổ chức hàng năm các buổi lưu diễn Dave Koz & Friends Jazz trên các tour Du lịch trên biển từ năm 2005. ( Xem  http://www.davekozcruise.com/ )



Dave Koz cũng đồng thời là chủ biên của một loạt phim truyền hình 30 phút mỗi tuần có tên Tần số ( Frequency)  cho chương trình Fast Focus . Ông cũng tham gia phỏng vấn các nhạc sĩ trong chương trình như Earth, Wind & Fire , Jonathan Butler , và Kelly Sweet . Vào cuối mỗi cuộc phỏng vấn, Koz cùng biểu diễn với các nhạc sĩ, thêm một số ngẫu đoạn saxophone của mình vào những bài hát hit của họ.

Koz cũng là chỉ huy dàn nhạc trong  The Emeril Lagasse Show . Ban nhạc gây tiếng vang lớn là  Dave Koz & The Kozmos , gồm Jeff Golub (guitar), Philippe Saisse (keyboard), Conrad Korsch (guitar bass), và Skoota Warner (trống).

Trong những buổi trình diễn Dave Koz thường sử dụng cây saxo alto bạc Yamaha (YAS-62S) với Beechler kim loại số 7, một cây Soprano saxo bạc thẳng Yamaha (YSS-62S) hoặc cây Conn soprano saxo cong cổ điển , và một cây  Tenor saxo Selmer Mark 6 . Đối với sáo , ông thường sử dụng cây Rico Plasticover số 3 .

Với những đóng góp to lớn trong lĩnh vực âm nhạc , đặc biệt là Jazz Smooth , ngày 22 tháng 9 năm 2009, Dave Koz nhận được một ngôi sao ghi danh trên Đại lộ Danh vọng Hollywood .

Tháng 10 năm 2010, Dave Koz thực hiện "Start All Over Again" trong "Desperate Housewives" season 7 episode " Let Me Entertain You ", cùng với ca sĩ Dana Glover . Trong tháng 7 năm 2012, ông lại xuất hiện trong "The Eric André Show"  , season 1 episode 7, và ngồi ở nhà với ban nhạc

Tháng 12 năm 2014, ông mở Spaghettini & Dave Koz  Lounge, là một nhà hàng và địa điểm tổ chức nhạc sống tại 184 North Canon Drive , Beverly Hills, California với các đối tác kinh doanh là Cary Hardwick và Laurie Sisneros .


Cuộc sống cá nhân 

Trong tháng 4 năm 2004 khi tham gia cuộc phỏng vấn của The Advocate , Dave Koz công khai ông là người đồng tính.




Dưới đây là vài tác phẩm nổi tiếng được Dave Koz tham gia biểu diễn .









Nguồn

http://en.wikipedia.org/wiki/Dave_Koz
http://weblogs.dailypress.com/entertainment/music/pop/blog/2010/06/looking_back_at_the_hampton_ja.html
http://www.miami.edu/frost/index.php/studio_music_and_jazz
http://davekoz.com/tag/jonathan-butler/




Trần hồng Cơ 
Tham khảo - trích dịch
14/04/2015


 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Mục đích cuộc sống càng cao thì đời người càng giá trị. 

 Geothe


Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

Jadranka Jovanović - Nữ danh ca Mezzo - Soprano .


Jadranka Jovanović - Nữ danh ca  Mezzo - Soprano .


Jadranka Jovanović là một nữ diễn viên chính trong nghệ thuật Opera tại Nhà hát Quốc gia ở Belgrade, Serbia.  Sinh ngày 8 tháng 1 năm 1958 tại Belgrade ( Nam tư cũ - nay thuộc Serbia ) , Jadranka Jovanović  là một trong những nghệ sĩ âm nhạc cổ điển nổi tiếng nhất với một sự nghiệp biểu diễn được thế giới ngưỡng mộ . Theo Wikipedia -



Từ rất nhiều năm nay Jadranka Jovanović đã là một từ đồng nghĩa với nghệ thuật thanh nhạc ở Serbia - Montenegro và theo nhà phê bình của Messaggero Veneto ở Trieste ... cô ấy có đầy đủ mọi thứ mà một Primadonna ( vai nữ chính trong nhạc kịch Opera ) chính thống nên có ...
Sinh ra ở Belgrade (Serbia). Tại thị trấn - bản địa này , cô đã tốt nghiệp - cử nhân nghệ thuật ngành nhạc lý  và đơn ca ,  sau đó cô tiếp tục bảo vệ thành công luận án Thạc sĩ nghệ thuật đơn ca . Jadranka Jovanović đã ra mắt khán giả với vai Rosina trong vở nhạc kịch Rossini`s Il Barbiere di Seviglia tại Nhà hát Quốc gia Belgrade, đây đã từng là nơi biểu diễn của tất cả các vai chính trong nghệ thuật mezzo-soprano .
Sự nghiệp quốc tế của Jadranka Jovanović bắt đầu tại Teatro Alla Scala ở Milan, nơi cô xuất hiện trong vai Carmen và Andrea Chenier, do Claudio Abbado và Riccardo Chailly dàn dựng . Tại Scala cô cũng xuất hiện trong vai trò hàng đầu trong buổi công diễn vở nhạc kịch Orfeo do Luigi Rossi chỉ đạo .





Jadranka Jovanović chủ yếu biểu diễn tại các nhà hát opera Ý, nhà hát thính phòng và các lễ hội như :
- Âm nhạc Tháng Năm ở Florence: The Gambler (Sergey Prokofiev) .
- Liên hoan Donizetti tại Bergamo: Fausta và The Diluge .
- Ở Parma: Falstaff ( A.Salieri) .
- Liên hoan Rossini tại Pesaro: Moses ở Ai Cập .
- Cagliari: La Forza del Destino, ( G. Verdi) .
- Festival Opera tại Trieste: Nữ bá tước Maritza (E.Kalman) và vở Chú ngựa trắng bé nhỏ  ( Benachky) , - Hari Janos - vở opera của Z. Kodally, và Hoa hậu Juliette của Bibalo.
-Tại Rome (Nhà hát Argentino) và Milan (Nhà hát Carcano), cô xuất hiện với Hosé Carreras trong khúc fantasia dựa trên vở Carmen .
- Tại Nhà hát Massimo Bellini ở Catania trong hai vở opera: Il Capello di Paglia di Firenze (thực hiện bởi M. Arena) và Nữ bá tước Czardas .
- Tại Palermo - vở Rigoletto.




Jadranka Jovanović cũng đã từng biểu diễn nhiều vở opera khác nhau ở các nước khác như
- Abigaille, (Nabucco) tại Liên hoan Enesco Georges ở Bucharest (Romania);
- Ở Hungary, (Gala Concert ở tại Budapest Opera);
- Adalgisa trong Norma ở Bulgaria (Sofia);
- Ở Pháp (Gala Concert và Rigoletto ở Toulon, và Falstaff (A.Salieri) ở Bordeaux);
- Ở Tiệp Khắc (Prague); Hy Lạp (Athens), vv Cô cũng tham gia vào Gala Concert tại Monterey dành riêng cho G. Rossini, và ở Mexico City với vai Rosina trong Il Barbiere di Siviglia.

-Tại Tây Ban Nha, J. Jovanović xuất hiện tại Nhà hát Liceo , Barceona trong vở Adriana Lecouvreur với Mirella Freni và Placido Domingo, và Roberto Devereux (Donizetti), được thực hiện bởi Richard Bonynge.
-Tại Lisbon ( Bồ Đào Nha ) cô hát Elena trong vở Mephistopheles (A. Boito) và Mass in C-minor của WA Mozart.
- J. Jovanović đạt được thành công rất nổi bật tại Palm Beach Opera (Mỹ), nơi cô nhận vai chính trong vở Cinderella andL 'Italiana in Algeri, cũng như Eboli trong Don Carlo.






















 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Người có học biết mình ngu dốt. The learned man knows that he is ignorant.

 Victor Hugo.


Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Bắt trẻ đồng xanh (The Catcher in the Rye) – Jerome David Salinger .


Bắt trẻ đồng xanh (The Catcher in the Rye) – Jerome David Salinger



Jerome David "JD" Salinger là một nhà văn Mỹ sớm đoạt giải thưởng văn chương trong những năm đầu đời. Ông đã mở đầu cho khuynh hướng tự thuật về một cuộc sống rất riêng tư và để lại ảnh hưởng rất lớn trong hơn một nửa thế kỷ. JD Salinger cũng đã xuất bản tác phẩm nguyên gốc cuối cùng của ông vào năm 1965 và  tham gia cuộc phỏng vấn cuối cùng của ông vào năm 1980 (Theo Wikipedia)
Sinh : 01 tháng 1 , 1919, thành phố New York, New York, Hoa Kỳ
Mất :  27 tháng 1 , 2010 ( 91 tuổi ), Cornish, New Hampshire, Hoa Kỳ
Các con : Matt Salinger , Margaret Salinger
Học vấn : Ursinus College .
Người phối ngẫu : Colleen O'Neill (1988-2010), Claire Douglas (1955-1967), Sylvia Welter (1945-1947)


Các tác phẩm chính :


1.The Young Folks
2.Go See Eddie
3.The Hang of It
4.The Heart of a Broken Story
5.The Long Debut of Lois Taggett
6.Personal Notes on an Infantryman
7.The Varioni Brothers
8.Both Parties Concerned
8.Soft Boiled Sergeant
10.Last Day of the Last Furlough
11.Once a Week Won't Kill You
12.A Boy in France
13.Elaine
14.This Sandwich Has No Mayonnaise
15.The Stranger
16.I'm Crazy
17.Slight Rebellion Off Madison
18.A Young Girl in 1941 with No Waist at All
19.The Inverted Forest
20.A Perfect Day for Bananafish
21.A Girl I Knew
22.Uncle Wiggily in Connecticut
23.Just Before the War with the Eskimos
24.Blue Melody
25.The Laughing Man
26.Down at the Dinghy
27.For Esmé - With Love and Squalor
28.The Catcher in the Rye
28.Pretty Mouth and Green My Eyes
30.De Daumier-Smith's Blue Period
31.Teddy
32.Franny
33.Raise High the Roof Beam, Carpenters
34.Zooey
35.Seymour: An Introduction
36.Hapworth 16, 1924

Xem thêm : http://salinger.org/



Khi đọc tựa truyện “Bắt trẻ đồng xanh”, nếu chưa được giới thiệu trước, hẳn dễ tưởng đây là sách thiếu nhi. Trong khi đây lại là tác phẩm từng gây tranh cãi lớn vì ngôn từ “phàm tục”, đề cập sự nổi loạn và tâm lý chán chường của lứa tuổi vị thành niên tại Hoa Kỳ thập niên 1950. Đây là cuốn sách đầu tay của nhà văn Hoa Kỳ Jerome David Salinger.

Câu chuyện được nhân vật chính – cậu trai trẻ 17 tuổi Holden Caulfield – kể lại qua ngôi thứ nhất. Đó là một thanh niên vừa bị đuổi học, vốn là người nhạy cảm và thông minh, nhưng lại không tìm được hứng thú trong cuộc sống và học tập. Đặc biệt Holden rất “dị ứng” với thói đạo đức giả có đầy rẫy trong cuộc sống xung quanh. Phía sau sự chán chường và những phản kháng, là một thanh niên giàu tình cảm, biết trân trọng những điều những giá trị “thật”.

Tôi không muốn tóm tắt nội dung cuốn sách này, và cũng mong rằng các bạn đừng đọc những tóm tắt nếu có. Bởi những sự việc được Holden kể lại, như việc bị đuổi học, đi thăm thầy giáo, đánh nhau, lang thang, tìm gái mại dâm,.. chỉ là những diễn biến để những tâm tư của cậu được bộc lộ, những trăn trở được giải bày qua ngôn ngữ giễu cợt chua cay. Những ký ức xen lẫn về người em trai đã chết, tình cảm dành cho cô em gái nhỏ cũng như cô bạn, là những điều không thể “tóm tắt” mà phải đọc hết từng câu từng chữ, để rồi thấu hiểu và cảm nhận.



Cuốn sách ra đời năm 1951 tại Hoa Kỳ, và đến nay đã xuất bản 65 triệu bản trên toàn thế giới. Tôi tin rằng đã có nhiều thế hệ thanh thiếu niên tại nhiều nơi khác nhau cảm thấy một phần của mình trong cuốn sách. Sự giả dối của người lớn, sự kệch cỡm của xã hội, tâm lý nổi loạn của tuổi mới lớn… dù biểu hiện khác nhau vẫn luôn chứa đựng những trải nghiệm mà ai cũng từng gặp. Không nêu ra những thứ giáo điều, nhưng chính câu chuyện của Holden lại là bài học quý giá mà cả người lớn lẫn những người đang trưởng thành có thể thấm thía. Mặc dù tác phẩm từng được đưa vào giảng dạy ở trung học tại Hoa Kỳ nhưng cá nhân tôi cho rằng bạn trẻ Việt Nam chỉ nên đọc cuốn này sau 18 tuổi.

Ghi chú: tôi đọc bản dịch của Phùng Khánh và Phùng Thăng được Nhã Nam tái bản 2008.

Bản tiếng Việt tham khảo dưới đây do Đức Dương và Bùi Mỹ Hạnh dịch (NXB Phụ nữ):
http://www.ConMotSach.com/books/bat_tre_dong_xanh.prc

Tham khảo bản tiếng Anh:
  http://www.ConMotSach.com/books/catcher_in_the_rye.pdf

Nguồn :  http://www.conmotsach.com/blog/bat-tre-dong-xanh-the-catcher-in-the-rye-jerome-david-salinger/



Đọc trực tuyến



Bắt Trẻ Đồng Xanh​
Tác Giả: J.D. Sainger​

Giới thiệu:​
Nếu có ai đó hỏi, liệu một quyển sách có khả năng làm thay đổi đời người không, tôi sẽ trả lời rằng tôi hiếm khi nghi ngờ điều đó. Một quyển sách, đến vào đúng thời điểm, có thể làm cho cuộc sống của ta rẽ sang hướng khác.
Đấy không phải là điều bạn được tuyên truyền hay dạy bảo, mà chính bạn sẽ rút ra được kết luận này, khi bắt gặp quyển sách của đời mình.
Tôi nhớ một buổi chiều ở Era, quán café sách quen thuộc tôi hay ghé lại mỗi khi rảnh rỗi. Khi đang chăm chú chọn sách trên chiếc giá sách nhỏ hai ngăn sát tường, có một người khách nữa trong quán cũng đến kệ sách. Đó là một người lạ, nhưng chúng tôi vẫn gật đầu chào nhau, có lẽ vì những ai cùng chung sở thích sẽ cảm thấy dễ gần hơn.
Và trong lúc cả hai đang chọn sách, anh quay sang tôi bắt chuyện, chủ yếu vẫn là hỏi về những thể loại sách tôi thích đọc. Rồi người lạ hỏi tôi, em đọc Bắt Trẻ Đồng Xanh chưa. Nhận được một cái lắc đầu thay câu trả lời, anh rút trong giá sách ra một quyển rất cũ, đưa cho tôi kèm lời giới thiệu “em đọc thử đi, sẽ không thấy tiếc thời gian đâu”.
Tôi nhớ mình đã ngồi lại đọc cho đến hết quyển sách được giới thiệu ấy. Cho đến bây giờ, tôi vẫn không tiếc khoảng thời gian đã bỏ ra cho bất kỳ quyển sách nào, không hẳn chỉ vì tôi thích đọc, mà có lẽ vì một quyển sách dù rất tệ cũng sẽ mang lại cho bạn vài điều gì đó đáng nói. Và nếu một lúc nào đó bạn được đắm chìm trong những trang viết tuyệt vời, thì đó hẳn là những khoảnh khắc đáng quý.
Nhưng sẽ hay hơn nhiều, nếu khi buông quyển sách xuống, và thoát ra khỏi thế giới của nó mà ảnh hưởng của những gì bạn đọc được vẫn còn đó, đi theo bạn, trở thành một phần của bạn. Bắt Trẻ Đồng Xanh, đối với tôi – là một quyển sách như thế.
Tôi tìm thấy sự đồng cảm với nhân vật chính – Holden Caulfield, chàng trai 17 tuổi bị đuổi khỏi trường dự bị Pencey vì những lý do như đã thi trượt bốn trong tổng số năm môn, hay không chịu học hành, nhưng lý do lớn nhất là cậu đã chán đến tận cổ một nền giáo dục giáo điều, rỗng tuếch; cũng như những con người đạo đức giả và bộ tịch đầy rẫy trong môi trường học tập của cậu.
Tôi dõi theo bước chân của Holden - một cậu trẻ thông minh và nhạy cảm - chỉ vừa bước một chân qua ngưỡng cửa của sự trưởng thành, còn nhiều băn khoăn, nghi ngờ, đôi lúc chán nản cùng cực. Cho dù là ở New York xa xôi, hay ngay tại đây, chung quanh chúng ta và có thể ngay chính bản thân chúng ta nữa, chúng ta luôn tìm thấy những nỗi băn khoăn, những hoài nghi, và sự phản kháng thậm chí nổi loạn của giới trẻ.
Có thể chính vì thế mà qua nhiều năm, Bắt Trẻ Đồng Xanh luôn tìm được những cảm xúc đồng điệu trong lòng người đọc, và luôn có ảnh hưởng đến những lớp độc giả trẻ tuổi. Ở đó, người ta bắt gặp hình ảnh của mình, hoặc là một phần của chính mình.
Ngay từ lần xuất bản đầu tiên tại Hoa Kỳ năm 1951, Bắt Trẻ Đồng Xanh (nguyên tác: The Catcher in the Rye) đã trở thành một hiện tượng. Bị chỉ trích như một quyển sách tồi tệ vì dùng ngôn ngữ thô tục và đề cập đến tôn giáo, xã hội và giáo dục một cách “không chính thống”, nhưng đồng thời Bắt Trẻ Đồng Xanh cũng là quyển sách được đưa vào chương trình giáo dục trung học của Hoa Kỳ.
Hình tượng nhân vật chính – Holden Caulfield, trở thành một hình ảnh biểu trưng cho một thế hệ thanh niên lạc lõng, chán chường và nổi loạn, không chỉ có giá trị phản ánh một phần lịch sử đương thời, mà nó luôn tươi mới và gắn liền với cuộc sống, với những người trẻ ở bất kỳ một thời điểm nào. Cho đến nay, với hơn 65 triệu ấn bản được bán ra trên toàn thế giới, cũng như việc quyển này được tạp chí Time đưa vào danh sách 100 tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất từ 1923 đến nay cũng đã phần nào cho thấy sức sống và sức lan tỏa của tác phẩm.
Tại Việt Nam, người đọc làm quen với ấn phẩm tiếng Việt qua bản dịch của Phùng Khánh (Nhà sách Thanh Hiên – 1965) và một bản nữa của Đức Dương và Bùi Mỹ Hạnh (NXB Phụ Nữ, 1992 và tái bản bởi NXB Văn Học, 2005).
Trong bài phê bình “Những giá trị đạo đức trong Bắt trẻ đồng xanh” của Edwards June (Mai Sơn dịch), ông cho rằng “Trái với những lời kết tội, Bắt Trẻ Đồng Xanh đích thực là một cuốn sách đạo đức. Dù bạn lấy những lời dạy của Jesus, văn kiện của chế độ dân chủ, lý thuyết của Kohlberg, hay bất cứ một nguồn luận cứ nào khác để làm nguồn sáng đạo đức soi rọi, thì Holden vẫn nổi lên như là một con người bối rối mà đức hạnh.”
Tất nhiên, Bắt Trẻ Đồng Xanh không chỉ có thế, vì nếu đấy chỉ là một cuốn sách đạo đức thì bạn đã có hàng ngàn cuốn khác như thế, hàng ngàn cuốn rao giảng đạo đức đơn thuần. Bắt Trẻ Đồng Xanh, trong cách nhìn nhận của tôi, là một quyển sách làm nên sự khác biệt.
Với tôi, trước nhất khía cạnh giữ chân tôi là cách kể chuyện tự nhiên và cuốn hút của tác giả, cũng như việc nắm bắt tâm lý giới trẻ rất tốt, để tôi cảm thấy như thể Salinger viết cho chính mình, cho những người cùng thời, mà còn cho cả tôi, hoặc viết về một ai đó có nhiều điểm giống tôi.
Theo chân Holden Caulfield trở về nhà ở New York sau khi bị đuổi học, tôi không chỉ trải qua một chặng đường với nhiều điểm lý thú nho nhỏ, mà đến khi đọc xong, tôi biết rằng chàng trai ấy không chỉ để lại cho tôi một ấn tượng đẹp, mà còn gieo vào lòng tôi một mong muốn mãnh liệt: mong muốn được tìm thấy bản thân, và được sống với những giá trị đích thực của chính mình.
Trong một xã hội mà những giá trị ảo và thói đạo đức giả lên ngôi, Holden đã cố tách mình khỏi nó. Người ta cần sự tỉnh táo để nhận ra những điều xấu xa, dối trá; cần lòng ngay thẳng để biết ghê tởm và xa lánh chúng; nhưng cũng cần cả sự trong sáng trong tâm hồn để biết nhìn ra những điểm tốt đẹp giữa nơi xô bồ chứ không đánh đồng mọi việc.
Holden chính là một người có những phẩm chất đó. Cậu chán ngấy những màn kịch tôn giáo màu mè và nghĩ “nếu Jesus mà thấy được những bộ trang phục màu mè ấy, chắc ngài sẽ nôn mửa ra mất”, nhưng lại quý mến và quyên tiền cho hai nữ tu đang trên đường xuống miền Nam Chicago dạy học.
Caulfield chán nản những trường lớp rao giảng giáo điều, nhưng trước khi về nhà sau khi bị đuổi học cậu còn ghé thăm ông giáo già dạy Sử, người tuy đã đánh trượt cậu nhưng cậu vẫn quý ông ta vì lòng nhiệt tâm với nghề, thậm chí còn ghi thêm vài dòng vào bài thi để ông không cảm thấy áy náy khi đánh trượt mình.
Cũng vậy, tuy ghê tởm những đứa bạn bẩn thỉu, nhưng Caulfield sẵn sàng trò chuyện hay đi xem phim với chúng, vì chúng chẳng có đứa bạn nào. Tôi cảm động vì Caulfield, ngay cả khi có hành động nổi loạn vẫn không hề chống lại những nền tảng gia đình, vẫn tôn kính cha mẹ và yêu thương anh em, đặc biệt là cô em gái Phoebe.
Với tôi, đoạn trò chuyện giữa hai anh em khi Caulfield lẻn vào nhà, cũng như đoạn kết khi cậu quyết định ở lại vì em gái và dẫn em đi chơi công viên là một trong những trang viết đẹp nhất mà tôi từng đọc về tình cảm gia đình. Nó trong sáng, cảm động dù quả thực rất trẻ con, và nó làm bạn bất giác mỉm cười.
Với tôi, Bắt Trẻ Đồng Xanh chưa bao giờ là một quyển sách của sự phản kháng và chán chường đơn thuần. Tôi tìm thấy ở đó niềm vui sống, của nhân vật và của cả độc giả. Những niềm vui giản dị, nhỏ bé và rất dễ bắt gặp khắp mọi nơi. Mội bài thơ của đứa em đề tặng trên găng tay, một giọng hát trẻ con trong trẻo, hay những mơ ước có phần viển vông….
Như “nghề mơ ước” của Holden Caulfield vậy: hãy hình dung một cánh đồng lúa mạch xanh bát ngát ở đâu đó trên trái đất này, chỉ có bầy trẻ con chơi với nhau. Cậu sẽ đứng trên một mỏm đá bên rìa vực thẳm, ngắm lũ trẻ chơi đùa, canh chừng cho chúng. Khi chúng băng qua cánh đồng xanh, đến gần mỏm đá, chàng Holden nhà ta sẽ tóm lấy chúng để chúng khỏi rơi xuống. Chỉ thế thôi.
Đọc đến đấy, tôi bật cười. “Anh biết, Phoebe ạ, đó là mơ tưởng điên khùng, ngu xuẩn, nhưng thực sự anh muốn thế”.Không chỉ Holden, có lẽ còn nhiều người mơ như thế, hoặc tương tự thế. Và không có giấc mơ nào là ngu xuẩn, nhất là việc giữ lại niềm vui ngây thơ của con trẻ, cũng như chia sẻ niềm vui ấy với chúng. Có lẽ bất kỳ xã hội nào cũng cần những con người muốn làm công việc “bắt trẻ đồng xanh” ấy.
Trong một quyển tiểu thuyết tôi đọc, có 1 nhân vật nói về cha mình như sau “Ông cụ rất tốt, nhưng ông là một chai Coca. Có hàng triệu chai Coca trên thế giới này, và chúng giống hệt nhau. Tôi không muốn mình cũng là một trong số đó”.
Khi những nỗ lực đồng hóa mọi người, những khuôn thước, chuẩn mực đuợc đưa ra để triệt tiêu cái Tôi khác biệt, Bắt Trẻ Đồng Xanh là một tiếng nói phản tỉnh. Quyển sách đánh thức cái mong muốn được sống đúng với thực chất con người mình trong tôi.
Mỗi người là một vũ trụ nhỏ bao gồm cả những điểm đẹp đẽ và xấu xa nhưng rất riêng biệt, chính vì thế nó làm cho cuộc đời rộng lớn kia thêm phong phú. Tôi đã biết cách trân trọng những điểm khác biệt ở người khác, ngay cả khi họ có quan điểm trái ngược với mình.
Tôi nuôi dưỡng những giấc mơ, và luôn nỗ lực để có thể biến nó thành hiện thực (tất nhiên không phải là một giấc mơ bắt được vài đứa trẻ băng qua cánh đồng). Và tôi tin ở những gì mình cảm nhận được. Chẳng phải niềm tin là một điều đẹp đẽ sao, và cứ hãy tin những điều bạn muốn, thay vì tin những gì người ta muốn bạn phải tin, hoặc cố nhồi vào đầu bạn.
Cho dù đi ngược lại, hoặc không hoàn toàn trùng khớp với những “giá trị chung” như Kinh thánh, hay sách vở thì với tôi Bắt Trẻ Đồng Xanh vẫn là một quyển sách đẹp đẽ, vì nó giúp người ta nhận ra Con Người, hiểu với ý nghĩa đơn lẻ nhất – đáng được trân trọng như thế nào.
Khi Holden bị đuổi học, đúng ra là lần thứ tư bị đuổi, cô em gái luôn lập lại “bố sẽ giết anh mất thôi”. Cậu cũng hình dung ra chuyện gì chờ đợi mình, nhưng tôi chắc Holden sẽ không đời nào chọn con đường dẹp bỏ cảm xúc, tảng lờ chính tiếng nói của tâm hồn mình để trờ thành một ai đó như mong muốn của gia đình, hay có một vị trí trong xã hội.
Khi Holden nói với em Phoebe “anh sẽ lên phía Bắc chăn ngựa…” dù cậu chưa từng cưỡi ngựa, tôi tin rằng nếu có cơ hội Holden vẫn sẽ làm mọi cách để tìm đến cánh đồng xanh của mình. Tôi cũng thế, và ngã rẽ của cuộc đời tôi được đánh dấu vào ngày tôi rời trường đại học để làm những gì mình thực sự muốn. Trong quyết định ấy của tôi có phần ảnh hưởng không nhỏ từ Bắt Trẻ Đồng Xanh.
Cuộc sống thật đáng quý và có lẽ rất ngắn ngủi, vì thế ta có lẽ nên dành thời gian để làm những việc mình muốn, thay vì sống theo ý muốn của một ai đó khác hoặc sống cho qua tháng ngày.
Nhìn lại, cho đến giờ có thể tôi chưa đạt được thành công gì đáng kể, và sau này tôi cũng chẳng mong mình thành ông thánh bà tướng gì cả. Tôi chỉ đơn giản thấy hạnh phúc và mãn nguyện.
Nếu bạn muốn tặng ai đó một món quà, tôi xin đưa ra một đề nghị nho nhỏ: bạn hãy tặng họ 1 quyển sách. Có thể nó không tạo ra một bước ngoặt, không thay đổi cuộc đời họ, mà chỉ đơn giản là làm họ thêm yêu đời là đã đủ rồi. Sẽ chẳng bao giờ là quá muộn để bắt đầu Sống thực sự, và đôi khi quá trình ấy được khởi đầu, hoặc thúc đẩy nhờ vào một quyển sách đến đúng thời điểm.
Khi tôi đọc Bắt Trẻ Đồng Xanh, đó là 1 quyển sách cũ rách bìa xuất bản từ trước năm 75, và thuộc dạng sách hiếm, khó tìm, ngay cả khi tìm trong các nhà sách cũ. Tôi đã mượn chủ quán về để bọc lại bìa, và hi vọng có nhiều bạn sẽ tiếp tục đọc nó, cũng như copy ra nhiều bản để tặng bạn bè mình.
Đến cuối tháng 04.2008, tôi lại thấy bản Bắt Trẻ Đồng Xanh ngoài nhà sách, vẫn là bản dịch cũ của dịch giả Phùng Khánh, có chỉnh sửa và biên tập lại. Quả thực, đó là một niềm vui đối với tôi.
Tự quyển sách làm nên giá trị của nó, nhưng phải kể đến phần đóng góp không nhỏ của dịch giả Phùng Khánh trong việc mang lại một bản dịch tiếng Việt điêu luyện, nhuần nhị và tinh tế mà vẫn giữ được tinh thần của nguyên tác.
Khi việc tìm kiếm quyển sách không quá khó khăn như trước nữa, sao bạn không thử tìm đọc nó? Tôi nghĩ bạn sẽ không tiếc thời gian đã bỏ ra, nhất là sau khi đọc xong quyển tiểu thuyết đẹp đẽ ấy.

Crimson Mai

Download:
Dropbox: [EPUB] [PRC]
 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Người có học biết mình ngu dốt. The learned man knows that he is ignorant.

 Victor Hugo.


*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran