Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Hiển thị các bài đăng có nhãn computer. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn computer. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

Các phương pháp bảo mật .


CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO MẬT .



Nguồn  http://www.bbc.co.uk/academy/vietnamese

Bảo mật thông tin, dữ liệu trong máy tính và online

Chuyên gia của BBC trong lĩnh vực tìm kiếm thông tin trên mạng, Paul Myers, giải thích lý do vì sao các phóng viên cần nhận thức được độ bảo mật sơ sài, kém an toàn của các thiết bị mà họ sử dụng, và những việc các phóng viên cần làm để bảo vệ thông tin, bảo vệ chính bản thân mình.

Thông tin bạn lưu trong máy tính hoặc điện thoại, thiết bị di động rất dễ rơi vào tay người khác.
Có thể do bạn bỏ quên đâu đó, có thể do bị giới chức tịch thu tại chốt kiểm tra an ninh sân bay, hoặc bị lấy đi theo lệnh của tòa án, cảnh sát. Chưa kể nguy cơ bị tin tặc tấn công để lấy đi những thông tin của bạn.
Bạn cần nhận thức được tất cả các nguy cơ trên và cần biết những cách phù hợp để bảo vệ thông tin, nguồn cung cấp tin cho bạn, và bảo vệ chính bản thân bạn.
Dưới đây là một số điều bạn nên biết khi lưu trữ tài liệu, thông tin:
Mã hóa
Thông tin một khi được mã hóa sẽ bị xáo trộn lung tung và chỉ có thể được sắp xếp trở lại theo đúng trật tự nếu được nhập đúng mật mã. Bạn cần dùng tới một chương trình mã hóa và có thể cần được tư vấn xem chương trình nào là thích hợp với bạn nhất.
Quy trình mã hóa được thực hiện dựa trên các số nguyên tố (tức những con số chỉ chia hết cho chính nó và chia hết cho một).
Cụ thể, việc mã hóa tài liệu cần dùng đến hai số nguyên tố - một do chương trình mã hóa tự chọn và một do bạn chọn. Chương trình mã hóa sẽ nhân hai số này với nhau rồi dựa vào đó tạo ra cho bạn một mã khóa chung.
Những người được bạn trao cho mã khóa chung này sẽ dùng nó để gửi thông tin cho bạn giải mã. Chương trình cũng cung cấp cho bạn một mã khóa riêng, chỉ để dành riêng cho bạn và có chứa mật khẩu của bạn.
Vẫn còn có những con số nguyên tố chưa được khám phá hết, cho nên một hacker sẽ không bao giờ có thể tìm ra được tất cả các con số tạo nên mã khóa.
Một số người vẫn lo ngại về độ an toàn của các chương trình mã hóa, theo đó một mã khóa 'vạn năng' (skeleton key) có thể được viết ra để giải được mọi mã hóa. Những người này ưa dùng các chương trình mã hóa viết bằng phần mềm mã nguồn mở, là thứ ta có thể đọc được các code lập trình và các chuyên gia IT có thể kiểm tra được.
Có những cấp độ mã hóa khác nhau, được gọi là 'bit encryption'. Các phóng viên cần dùng ít nhất là 256-bit.
Khi mã hóa tài liệu, bạn cần sử dụng mật khẩu dài khó đoán, có chứa cả chữ số, chữ cái, biểu tượng và chữ in hoa để tăng độ bảo mật. (Xem thêm cách chọn mật khẩu trong bài Bảo đảm an toàn khi liên lạc qua email.)
Tuy nhiên, bạn cầnn phải nhận thức rõ rằng theo Đạo luật Quy định về Quyền hạn Điều tra của Anh, phóng viên có thể bị buộc phải tiết lộ mật khẩu của các tư liệu đã được mã hóa. Nếu từ chối, bạn có thể sẽ bị bỏ tù.
Quy định này có thể khác ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau. Bạn hãy tìm hiểu luật ở nơi bạn tác nghiệp để biết cách ứng xử thích hợp khi bị yêu cầu phải tiết lộ mật khẩu.
Khi nào không cần áp dụng mã hóa?
Khi bạn làm việc trong môi trường thù nghịch, việc mã hóa tài liệu có thể chưa phải là giải pháp đủ an toàn, bởi nó sẽ khiến cho các tin nhắn của bạn bị để ý.
Các cơ quan an ninh thường để ý tới các tin nhắn được mã hóa. Cho nên đôi khi sẽ là khôn ngoan hơn nếu ta "giấu cái kim trong đống rơm", khiến cho tin nhắn của ta trôi lẫn đi trong dòng lưu lượng thông tin internet khác.
Trong một số trường hợp, gửi tin nhắn qua Facebook thậm chí còn an toàn hơn là dùng cách mã hóa phức tạp.
Lưu vào thẻ nhớ SD
Nếu đang điều tra một vụ cực kỳ phức tạp, có lẽ bạn sẽ cảm thấy không yên tâm khi lưu giữ thông tin trên máy tính.
Nếu hoạt động trong môi trường thù nghịch và lo sợ máy tính có thể bị tịch thu, bạn nên cất thông tin trực tiếp vào một thẻ nhớ SD hoặc vào một ổ nhớ rời. Cái hay là những thứ này rất dễ cất giấu, nhưng cái dở là chúng lại khá dễ hỏng hoặc thất lạc.
Lưu trữ với 'điện toán đám mây' (Cloud storage)
Có những lúc bạn không thể cất thông tin vào thẻ nhớ SD bởi bạn cần chia sẻ tài liệu với các thành viên khác trong nhóm.
Cloud storage là một nơi lưu trữ trực tuyến tập trung, chẳng hạn như Box và Dropbox.
Các nhóm làm chương trình của BBC thường dùng các dịch vụ này để chia sẻ tài liệu.
Có hai vấn đề chính ở đây: mã hóa và tiếp cận tài liệu.
Hãy chọn loại dịch vụ cất trữ tài liệu được mã hóa và chuyển file. Bạn nhất thiết chỉ trao quyền tiếp cận tài liệu cho những người bạn hoàn toàn tin tưởng.
Xóa bỏ tài liệu digital
Khi bạn xóa đi thứ gì đó trong máy tính, rồi xóa nốt cả trong "thùng rác" ở máy, thì các thông tin đó vẫn được lưu trữ trong máy tính và vẫn có thể "cứu" lại bằng một chương trình khôi phục file nào đó, chẳng hạn như Encase hay FRED.
Những chương trình này có thể phục hồi toàn bộ thông tin bạn đã từng cất trong máy tính. Nếu máy tính của bạn rơi vào tay người khác, họ có thể xem được các thông tin đó.
Một phần mềm xóa bỏ tài liệu digital sẽ không chỉ xóa hết dữ liệu mà còn thay thế nó bằng các dãy số 1 và 0 ngẫu nhiên, nhằm loại trừ khả năng phục hồi nội dung gốc.
Nó cũng dọn dẹp sạch sẽ các file hệ thống và dọn dẹp các vị trí trên ổ cứng nơi tạm lưu các thông tin của bạn. Cũng có các phần mềm xóa bỏ tài liệu digital dành cho các thiết bị di động.


Bảo vệ dữ liệu trên điện thoại di động

Chuyên gia của BBC trong lĩnh vực tìm kiếm thông tin trên mạng, Paul Myers, giải thích lý do vì sao các phóng viên cần nhận thức được độ bảo mật sơ sài, kém an toàn của các thiết bị mà họ sử dụng, và những việc các phóng viên cần làm để bảo vệ thông tin, bảo vệ chính bản thân mình.

Thông tin bạn lưu trong máy tính hoặc điện thoại, thiết bị di động rất dễ rơi vào tay người khác.
Có thể do bạn bỏ quên đâu đó, có thể do bị giới chức tịch thu tại chốt kiểm tra an ninh sân bay, hoặc bị lấy đi theo lệnh của tòa án, cảnh sát. Chưa kể nguy cơ bị tin tặc tấn công để lấy đi những thông tin của bạn.
Bạn cần nhận thức được tất cả các nguy cơ trên và cần biết những cách phù hợp để bảo vệ thông tin, nguồn cung cấp tin cho bạn, và bảo vệ chính bản thân bạn.
Dưới đây là một số điều bạn nên biết để bảo vệ thông tin khi dùng điện thoại di động:
Điện thoại là thứ rất dễ đánh mất, trong lúc các phóng viên thường lưu các thông tin cá nhân trên điện thoại nhiều hơn là trên máy tính xách tay.
Nếu đang ngầm điều tra hoặc đang tiến hành một cuộc điều tra phức tạp, bạn nên mua một chiếc điện thoại dùng dịch vụ trả tiền trước, nhất là khi bạn sợ mình có thể bị nghe lén hoặc bị tịch thu điện thoại.
Bạn cũng có thể chọn dùng một loại app kiểu như Wickr cho phép xóa tin nhắn và hình ảnh sau khi bạn đã gửi đi.
Các mạng ảo riêng tư (VPN) cho điện thoại di động
VPN là các kết nối và phần mềm che giấu địa chỉ IP của bạn và mã hóa hoạt động của bạn. Chúng sẽ giúp bảo vệ an toàn cho bạn khi bạn dùng internet ở các quốc gia cấm hoạt động online.
Ví dụ như ở Trung Quốc, nhiều trang mạng bị chặn. Dùng VPN, bạn sẽ vượt qua được các hạn chế của Trung Quốc để xem thông tin trên internet.
Nếu bạn làm việc trong môi trường thù nghịch và sợ bị phát hiện, hoặc sợ việc dùng internet của bạn bị theo dõi, bạn rất nên dùng VPN.
Bạn cũng có thể dùng VPN khi vào internet, mạng xã hội và email từ điện thoại di động.
Tuy nhiên, VPN sẽ không mã hóa các cuộc gọi điện thoại di động thông thường. Có một số loại điện thoại trên thị trường tự động mã hóa các cuộc gọi, hoặc bạn có thể tải các app đặc biệt xuống.
Phòng chống virus và malware (phần mềm độc hại)
Virus là bất kỳ cái gì có thể lây lan từ máy tính này sang máy tính khác. Thậm chí những câu chuyện hoang đường nơi đô thị cũng có thể bị coi là virus nếu được lan truyền trên truyền thông xã hội.
Malware nhằm xâm nhập sự riêng tư cá nhân, tấn công bạn bằng rất nhiều nội dung quảng cáo khác nhau, hoặc làm hư hại máy tính, thiết bị.
Có những malware chuyên đánh cắp các thông tin trong danh bạ liên lạc rồi mạo danh bạn gửi đi các email tới những người đó. Tuy nhiên, malware không nhất thiết phải có khả năng lây lan sang các máy tính khác.
Trên điện thoại, malware còn nguy hiểm hơn so với trên máy tính, bởi có rất nhiều thông tin cá nhân được lưu trên cùng một chỗ.
Malware tiết lộ không chỉ email mà còn cả các nội dung tin nhắn văn bản, danh bạ liên lạc, các cuộc điện thoại, việc dùng internet, và việc vào mạng xã hội.
Một khi máy của bạn bị cài malware, người khác có thể nghe được bạn nói gì thông qua microphone trong máy, nhìn được bạn thông qua camera của điện thoại, và thậm chí lần được dấu vết từng bước di chuyển của bạn từ nơi này tới nơi khác.
Điều này khá dễ thực hiện bởi hầu hết mọi người đều không cài phần mềm chống virus trên điện thoại, tuy đã có những app chuyên chống virus.
Bạn phải nhớ luôn cài đặt phần mềm chống virus trên các thiết bị và sẵn sàng ứng phó với các nguy hiểm rủi ro nếu bạn đang tiến hành một cuộc điều tra.




Bảo đảm an toàn khi lên mạng

Chuyên gia của BBC trong lĩnh vực tìm kiếm thông tin trên mạng, Paul Myers, giải thích lý do vì sao các phóng viên cần nhận thức được độ bảo mật sơ sài, kém an toàn của các thiết bị mà họ sử dụng, và những việc các phóng viên cần làm để bảo vệ thông tin, bảo vệ chính bản thân mình.

Thông tin bạn lưu trong máy tính hoặc điện thoại, thiết bị di động rất dễ rơi vào tay người khác.
Có thể do bạn bỏ quên đâu đó, có thể do bị giới chức tịch thu tại chốt kiểm tra an ninh sân bay, hoặc bị lấy đi theo lệnh của tòa án, cảnh sát. Chưa kể nguy cơ bị tin tặc tấn công để lấy đi những thông tin của bạn.
Bạn cần nhận thức được tất cả các nguy cơ trên và cần biết những cách phù hợp để bảo vệ thông tin, nguồn cung cấp tin cho bạn, và bảo vệ chính bản thân bạn.
Dưới đây là một số điều bạn nên biết khi lên mạng điều tra, tìm kiếm thông tin:
Metadata
Trong tiếng Hy Lạp, 'meta' có nghĩa là 'sau' hoặc 'trước', và metada là dấu vết bạn để lại khi bạn làm cái gì đó trên một thiết bị.
Mỗi khi bạn dùng máy tính hoặc tạo ra một file mới, sẽ không chỉ có những dữ liệu tạo thành file đó mà còn có cả một file phát sinh có chứa toàn bộ thông tin về file chính.
Metadata có thể gồm thời gian, địa điểm, loại camera được dùng, thiết bị điện thoại di động được dùng, máy tính, người tạo file, công ty nơi người đó làm việc, và các thông tin khác về cá nhân bạn.
Các thông tin đó có thể được chứa trong email bạn gửi ra, tài liệu văn bản word bạn soạn thảo, ảnh bạn chụp, hay các file âm thanh, video mà bạn thu âm, ghi hình.
Có những trang web và các chương trình ai cũng có thể sử dụng để xem nội dung metadata của các file.
Bạn có thể biết được rất nhiều thông tin về máy tính của mình bằng cách nhấp chuột phải vào file rồi chọn 'properties' trên máy tính Windows, hoặc 'get info' đối với máy Mac. Các thông tin đặc biệt hơn sẽ được tiết lộ nếu bạn dùng các trang web thích hợp.
Bạn đương nhiên là có thể dùng cách này để kiểm tra những thông tin mà bạn nhận được.
Cookies
Mỗi khi vào một trang web mới là bạn đã gửi metadata liên quan tới việc kết nối internet của bạn cho chủ sở hữu trang web đó.
Điều này cho phép họ xem được chi tiết các thông tin về kết nối của bạn vào mạng, kể cả loại máy tính của bạn, trình duyệt bạn đang dùng, và quan trọng hơn cả, địa chỉ IP của bạn, qua đó biết được vị trí, thành phố nơi bạn sống hoặc làm việc.
Nó cũng tiết lộ các từ khóa tìm kiếm mà bạn đã gõ vào.
Khi bạn đang điều tra một vụ việc phức tạp, nhạy cảm, bạn sẽ khiến đối tượng bị điều tra nghi ngờ nếu họ biết được rằng bạn làm việc cho BBC.
Các từ khóa bạn gõ vào để tìm kiếm cũng có thể cho đối tượng biết về nội dung cuộc điều tra mà bạn đang theo đuổi.
Nếu bạn vào một trang mạng bằng cách nhấp chuột vào một đường dẫn nào đó, chủ trang đó sẽ xem được địa chỉ của trang có chứa đường dẫn - chẳng hạn như từ một trang Facebook.
Nếu địa chỉ đó khớp với địa chỉ IP của bạn, nó sẽ khiến đối tượng phát hiện ra được cuộc điều tra cũng như danh tính của bạn.
Do vậy, sẽ có lúc phóng viên cần áp dụng các biện pháp thích hợp để giấu đi những thông tin này.
Các mạng ảo riêng tư (VPN)
VPN là các kết nối và phần mềm che giấu địa chỉ IP của bạn và mã hóa hoạt động của bạn. Chúng sẽ giúp bảo vệ an toàn cho bạn khi bạn dùng internet ở các quốc gia cấm hoạt động online.
Ví dụ như ở Trung Quốc, nhiều trang mạng bị chặn. Dùng VPN, bạn sẽ vượt qua được các hạn chế của Trung Quốc để xem thông tin trên internet.
Nếu tác nghiệp trong môi trường thù nghịch và sợ bị phát hiện, hoặc sợ việc dùng internet của bạn bị theo dõi, bạn rất nên dùng VPN.
Bạn cũng có thể dùng VPN khi vào internet, mạng xã hội và email từ điện thoại di động. Để biết cách bảo mật cho điện thoại di động, hãy xem hướng dẫn của BBC tại đây.
Phòng chống virus và malware (phần mềm độc hại)
Virus là bất kỳ cái gì có thể lây lan từ máy tính này sang máy tính khác. Thậm chí những câu chuyện hoang đường nơi đô thị cũng có thể bị coi là virus nếu được lan truyền trên truyền thông xã hội.
Malware nhằm xâm nhập sự riêng tư cá nhân, tấn công bạn bằng rất nhiều nội dung quảng cáo khác nhau, hoặc làm hư hại máy tính, thiết bị.
Malware tiết lộ không chỉ email mà còn cả các nội dung khác có trong máy như file văn bản, tin nhắn, danh bạ liên lạc, các cuộc điện thoại, việc dùng internet, và việc vào mạng xã hội của bạn.
Có những malware chuyên đánh cắp thông tin trong danh bạ liên lạc rồi mạo danh bạn gửi đi các email tới những người trong danh bạ. Tuy nhiên, malware không nhất thiết phải có khả năng lây lan sang các máy tính khác.
Một số malware có thể làm ảnh hưởng chất lượng công việc mà bạn đang theo đuổi.
Nếu bạn lưu toàn bộ các nội dung ghi chép và các số điện thoại, thông tin liên lạc cần thiết cho việc điều tra, viết tin bài trong máy tính, thì đối tượng mà bạn đang điều tra có thể sẽ nắm được hết nếu họ cài được virus hoặc malware vào máy tính của bạn.
Cách làm là họ cài đặt một công cụ tiếp cận từ xa (RAT - remote access tool), hoặc một Trojan vào máy tính của bạn.
Các RAT này xâm nhập máy tính thông qua các file đính kèm email, hoặc qua các trang mạng mà bạn vào xem nếu trình duyệt internet của bạn không được cập nhật, bằng cách lừa bạn tải về phần mềm đó, hoặc mở file đính kèm email.
Một khi máy tính bị cài đặt malware, người khác có thể nghe được bạn nói gì thông qua microphone trong máy, nhìn được bạn thông qua camera của máy, và thậm chí lần được dấu vết từng bước di chuyển của bạn từ nơi này tới nơi khác (nếu bạn mang laptop theo người).
Nếu theo đuổi một chủ đề phức tạp, nhạy cảm, bạn phải luôn cài đặt phần mềm chống virus và chấp nhận việc phải luôn sẵn sàng rơi vào các tình huống rủi ro.
Trong trường hợp điều tra một vụ rất khó, rất nguy hiểm, bạn nên cân nhắc mua một laptop mới chỉ để dùng riêng cho cuộc điều tra đó, rồi dán băng keo lên webcam của máy để tránh bị theo dõi, phát hiện.

Bảo đảm an toàn khi liên lạc qua email

Chuyên gia của BBC trong lĩnh vực tìm kiếm thông tin trên mạng, Paul Myers, giải thích lý do vì sao các phóng viên cần nhận thức được độ bảo mật sơ sài, kém an toàn của các thiết bị mà họ sử dụng, và những việc các phóng viên cần làm để bảo vệ thông tin, bảo vệ chính bản thân mình.

Thông tin bạn lưu trong máy tính hoặc điện thoại, thiết bị di động rất dễ rơi vào tay người khác.
Có thể do bạn bỏ quên đâu đó, có thể do bị giới chức tịch thu tại chốt kiểm tra an ninh sân bay, hoặc bị lấy đi theo lệnh của tòa án, cảnh sát. Chưa kể nguy cơ bị tin tặc tấn công để lấy đi những thông tin của bạn.
Bạn cần nhận thức được tất cả các nguy cơ trên và cần biết những cách phù hợp để bảo vệ thông tin, nguồn cung cấp tin cho bạn, và bảo vệ chính bản thân bạn.
Dưới đây là một số điều bạn nên biết để bảo vệ thông tin khi liên lạc qua thư điện tử:
Email tiết lộ rất nhiều thông tin về người gửi
Việc gửi email không khác gì việc bỏ một chiếc bưu thiếp trơ trọi không phong bì vào thùng thư: ai cũng có thể đọc được nội dung.
Một email sẽ đi qua một loạt các máy tính khác nhau trước tới được địa chỉ của người nhận, và danh tính của chiếc máy tính gửi ra email (địa chỉ IP) sẽ được tiết lộ cùng với nội dung viết trong email, dòng tiêu đề và tên những người nhận thư.
Bạn cần hiểu rõ điều này khi tác nghiệp trong môi trường phức tạp, thù nghịch.
Về phần mình, bạn có thể dùng metadata (xem phần giải thích về metadata trong bài Bảo đảm an toàn khi lên mạng) trong các thư điện tử để lần ra gốc gác thư. Đôi khi ta có thể biết được vị trí gửi thư đi, công ty, tổ chức nơi người gửi làm việc, nhà cung cấp dịch vụ internet cho nơi gửi thư, ngày giờ gửi thư. Nhà cung cấp dịch vụ internet có khi còn cho biết cả nơi sống hoặc làm việc của người dùng dịch vụ.
Tất nhiên, người khác cũng có thể dễ dàng biết được những thông tin đó về bạn một khi họ kiểm tra email bạn gửi ra, nếu bạn chỉ gửi đi theo cách thông thường.
Do vậy, nếu không muốn bị phát hiện, bạn cần chọn áp dụng biện pháp thích hợp để che giấu hoặc thay đổi dữ liệu.
Mật khẩu
Mật khẩu là thứ dễ bị khám phá ra nhờ cách tấn công 'từ điển': đối tượng có thể đoán ra mật khẩu của bạn bằng cách ghép các từ, các con số trong từ điển lại với nhau.
Vì vậy, bạn nên dùng các con số, chữ cái được lựa chọn ngẫu nhiên khi đặt mật khẩu. Để tăng độ an toàn, bạn nên đặt mật khẩu dài, khó đoán, gồm cả chữ cái, chữ số, biểu tượng và chữ in hoa.
Nên sử dụng các mật khẩu khác nhau cho các chương trình email, phần mềm khác nhau. Với các câu chuyện đặc biệt nhạy cảm, hãy tạo mật khẩu riêng, khó đoán.
Nếu ghi xuống mật khẩu đã chọn, hãy đảm bảo là chỉ có một mình bạn hiểu được nội dung đó. Không bao giờ chọn 'nhớ mật khẩu' cho các nội dung nhạy cảm khi lướt mạng.
Tuy nhiên, các cơ quan an ninh thường để ý tới các tin nhắn, email được bảo vệ kỹ càng. Cho nên đôi khi sẽ là khôn ngoan hơn nếu ta "giấu cái kim trong đống rơm", khiến cho tin nhắn của ta trôi lẫn đi trong dòng lưu lượng thông tin internet khác.
Trong một số trường hợp, gửi tin nhắn qua Facebook thậm chí còn an toàn hơn là dùng cách gửi email với các mã hóa phức tạp.
Các mạng ảo riêng tư (VPN)
VPN là các kết nối và phần mềm che giấu địa chỉ IP của bạn và mã hóa hoạt động của bạn. Chúng sẽ giúp bảo vệ an toàn cho bạn khi bạn dùng internet ở các quốc gia cấm hoạt động online.
Ví dụ như ở Trung Quốc, nhiều trang mạng bị chặn. Dùng VPN, bạn sẽ vượt qua được các hạn chế của Trung Quốc để xem thông tin trên internet.
Nếu tác nghiệp trong môi trường thù nghịch và sợ bị phát hiện, hoặc sợ việc dùng internet của bạn bị theo dõi, bạn rất nên dùng VPN.
Bạn cũng có thể dùng VPN khi vào internet, mạng xã hội và email từ điện thoại di động. Để biết cách bảo mật cho điện thoại di động, hãy xem hướng dẫn của BBC tại đây.
Phòng chống virus và malware (phần mềm độc hại)
Virus là bất kỳ cái gì có thể lây lan từ máy tính này sang máy tính khác. Thậm chí những câu chuyện hoang đường nơi đô thị cũng có thể bị coi là virus nếu được lan truyền trên truyền thông xã hội.
Malware nhằm xâm nhập sự riêng tư cá nhân, tấn công bạn bằng rất nhiều nội dung quảng cáo khác nhau, hoặc làm hư hại máy tính, thiết bị.
Malware tiết lộ không chỉ email mà còn cả các nội dung khác có trong máy như file văn bản, tin nhắn, danh bạ liên lạc, các cuộc điện thoại, việc dùng internet, và việc vào mạng xã hội của bạn.
Có những malware chuyên đánh cắp thông tin trong danh bạ liên lạc rồi mạo danh bạn gửi đi các email tới những người trong danh bạ. Tuy nhiên, malware không nhất thiết phải có khả năng lây lan sang các máy tính khác.
Một số malware có thể làm ảnh hưởng chất lượng công việc mà bạn đang theo đuổi.
Nếu bạn lưu toàn bộ các nội dung ghi chép và các số điện thoại, thông tin liên lạc cần thiết cho việc điều tra, viết tin bài trong máy tính, thì đối tượng mà bạn đang điều tra có thể sẽ nắm được hết nếu họ cài được virus hoặc malware vào máy tính của bạn.
Cách làm là họ cài đặt một công cụ tiếp cận từ xa (RAT - remote access tool), hoặc một Trojan vào máy tính của bạn.
Các RAT này xâm nhập máy tính thông qua các file đính kèm email, hoặc qua các trang mạng mà bạn vào xem nếu trình duyệt internet của bạn không được cập nhật, bằng cách lừa bạn tải về phần mềm đó, hoặc mở file đính kèm email.
Một khi máy tính bị cài đặt malware, người khác có thể nghe được bạn nói gì thông qua microphone trong máy, nhìn được bạn thông qua camera của máy, và thậm chí lần được dấu vết từng bước di chuyển của bạn từ nơi này tới nơi khác (nếu bạn mang laptop theo người).
Nếu theo đuổi một chủ đề phức tạp, nhạy cảm, bạn phải luôn cài đặt phần mềm chống virus và chấp nhận việc phải luôn sẵn sàng rơi vào các tình huống rủi ro.
Trong trường hợp điều tra một vụ rất khó, rất nguy hiểm, bạn nên cân nhắc mua một laptop mới chỉ để dùng riêng cho cuộc điều tra đó, rồi dán băng keo lên webcam của máy để tránh bị theo dõi, phát hiện.













 -------------------------------------------------------------------------------------------
-Bậc thềm tiến vào thánh đường của trí tuệ là biết sự ngu dốt của chính mình. 
 The doorstep to the temple of wisdom is a knowledge of our own ignorance.

Benjamin Franklin


Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Một số phần mềm ứng dụng (P2)


Một số phần mềm ứng dụng . 

Phần 2 .

Nguồn tham khảo :  http://xahoithongtin.com.vn

Những ứng dụng tốt nhất dành cho giáo dục

18:29, Chủ Nhật, 06/03/2016 (GMT+7)
Các thiết bị điện thoại thông minh và máy tính bảng đã thay đổi cuộc sống của chúng ta. Chúng không chỉ là một phương tiện hiệu quả để giao tiếp mà còn giúp chúng ta học tập và khám phá thế giới. Giờ đây, nếu bạn muốn học một ngôn ngữ mới hoặc thậm chí học vật lý, tất cả đều trong tầm tay bạn. Bài viết này sẽ giới thiệu danh sách 10 ứng dụng Android thuộc lĩnh vực giáo dục tốt nhất cho cả trẻ em và người lớn.
1. Duolingo
Học một ngôn ngữ mới chưa bao giờ được dễ dàng hơn, nhưng chúng ta hãy đối mặt với nó: với tất cả các sản phẩm và phần mềm có sẵn. Giá của nó có thể khá cao với một số người nhưng ứng dụng Duolingo cũng có hỗ trợ học một số ngôn ngữ mới, miễn phí! Mặc dù phần được miễn phí này chắc chắn không đủ để đáp ứng đa số người dùng. Với Duolingo, bạn có thể đặt ra mục tiêu cụ thể cho bản thân sẽ sử dụng ứng dụng hàng ngày như thế nào. Không chỉ dễ sử dụng, thiết kế đầy màu sắc và hấp dẫn, các bài học còn khá ngắn gọn sẽ giữ cho bạn hứng thú quay trở lại tiếp tục khám phá ứng dụng.
2. Endless Alphabet
Endless Alphabet, một ứng dụng giáo dục dành cho trẻ em có thể sẽ góp phần cách mạng hóa cách trẻ học. Ứng dụng này đã đưa ra những bảng chữ cái và biến nó thành một trò chơi phong phú của chữ cái ngớ ngẩn. Không chỉ có trẻ em sẽ trở nên quen thuộc với các chữ cái và âm thanh của chúng mà các em còn được giới thiệu từ mới, và ý nghĩa của những từ thông qua những mẫu chuyện vui ngắn.
3. Khan Academy
Nếu bạn không tự tin 100% về kỹ năng học tập của mình (cho dù bạn đang ở lứa tuổi 5 hay 85), Khan Academy sẽ hướng dẫn bạn qua các bước rất đơn giản để giải quyết hầu như bất kỳ vấn đề nào bạn có thể gặp phải. Trong khi danh mục lớn nhất của Học viện Khan là toán học, cung cấp tất cả các bài học từ đơn giản để dạy kèm trẻ trong tất cả mọi thứ từ 1 + 1 đến Lượng giác hay Tích phân. Ứng dụng cũng cung cấp một loạt các bài học "dạy kèm" trong các môn học khác như Vật lý, Lập trình máy tính, lịch sử thế giới…. Nếu bạn là một sinh viên học bất cứ ngành nào thì đây cũng là một ứng dụng bạn không nên bỏ qua.
4. DragonBox Algebra 12 +
DragonBox Algebra 12 + là một ứng dụng được thiết kế cho lứa tuổi từ 12 trở lên. Đây là một ứng dụng tuyệt vời mà sẽ làm tăng sự quen thuộc với các phương trình đại số với hàng trăm câu đố và nhiều bài tập khác nhau học tập chia thành các thuật ngữ đơn giản, bạn sẽ cảm thấy hứng thú không muốn dừng chơi ! Điểm hay nhất của ứng dụng đó là nội dung đã được tối thiểu, tập trung vào việc cho phép các sinh viên tìm hiểu và khám phá các nhiệm vụ, giúp họ thoải mái hơn để tạm dừng bài học và quay trở lại vào bất cứ lúc nào.
5. PBS Kids (Super Why)
Còn cách nào tốt hơn để giáo dục trẻ em hơn là thông qua các nhân vật truyền hình yêu thích của chúng? Trong Super Why! từ ứng dụng PBS Kids, trẻ em sẽ được học về vần và chính tả bằng cách tương tác với siêu sao và tất cả bạn bè của mình. Đây là một dạng hiếm của giáo dục mà trẻ em sẽ rất thích. Ứng dụng được coi là hoàn hảo cho trẻ em lứa tuổi 3-6
6. Pocket Physics (Vật lý bỏ túi)
Các ứng dụng Pocket Physics là ứng dụng hoàn hảo cho bất cứ ai có nhu cầu thông tin liên quan đến vật lý. Bất cứ kiến thức gì bạn muốn biết đều có bên trong ứng dụng nhỏ gọn này và có thể tìm kiếm một cách thuận tiện. Ứng dụng hướng dẫn cho bài tập về nhà một cách sư phạm và có thể giúp bạn nghiên cứu, giải thích rõ các quy trình nguyên tử, chuyển động, đo từ, công thức… một cách rõ ràng. Bạn có thể tìm định nghĩa và câu trả lời một cách nhanh chóng và hiệu quả với ứng dụng nhỏ tiện dụng này.
7. Bản đồ bầu trời (Sky Map)
Với công nghệ la bàn cho bạn biết chính xác những gì chòm sao và các hành tinh bạn sẽ có một bản đồ bầu trời và như đang đứng ở một đài quan sát ảo khi trải nghiệm ứng dụng. Bản cập nhật gần đây đã sửa chữa các lỗi nhỏ, lỗi chính tả, và các vấn đề vị trí, Ứng dụng đã có một thời gian gián đoạn khá dài không có bất kỳ bổ sung cập nhật nào, tuy nhiên gần đây, việc này đã được khởi động lại.
8. Number Endless
Nếu con của bạn không hứng thú với môn Đại số một chút nào, đừng sợ! Ứng dụng Number Endless được tạo ra bởi cùng một nhà phát triển với Endless Alphabet, và dĩ nhiên rất biết cách cuốn hút trẻ em! Các em bé sẽ có cơ hội để nhảy vào các bánh xe đu quay số và khám phá con số cũng như các phương trình toán học cơ bản. Trẻ em sẽ nắm bắt được những khái niệm về những con số thông qua các thiết kế thú vị của trò chơi.
9. Cat in the Hat
Cat in the Hat là một ứng dụng cổ điển cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên. Ứng dụng cung cấp những câu chuyện khác nhau với những tương tác và tuỳ chọn đọc thú vị cho người dùng. Bất kỳ lúc nào trong câu chuyện, bạn chạm vào các phần khác nhau của trang để nghe, và đọc mô tả tương ứng.
10. Pocket Code: Giúp tìm hiểu Lập trình
Đây là ứng dụng tuyệt vời cho những ai muốn đặt những bước đi đầu tiên vào lĩnh vực lập trình. Các nhà phát triển đang cố gắng trang bị cho người dùng không chỉ cơ hội học lập trình mà còn là tạo ra chương trình. Nếu bạn không hoàn toàn chắc chắn nên bắt đầu từ đâu, chỉ cần tải về các ứng dụng và đi đến phần "trợ giúp", nơi bạn sẽ tìm thấy hướng dẫn của các loại khác nhau để giúp bạn bắt đầu đi đúng hướng.
Thực tế trên thị trường còn nhiều ứng dụng dành cho giáo dục thú vị khác nữa như Monkey Junior, Drawing Carl, Ask me Color & Shape, Duckie Deck… nhưng 10 ứng dụng liệt kê ở trên bao phủ trên các lĩnh vực khác nhau một cách tổng quát. Còn bạn, nếu thấy ứng dụng giáo dục nào hay có thể chia sẻ với chúng tôi ở phía dưới bài viết.
Hải An (Theo TalkAndroid)

Những ứng dụng đám mây tốt nhất hiện nay để sao lưu dữ liệu


Tầm quan trọng của thẻ SD và bộ nhớ trong của thiết bị đang giảm dần khi xuất hiện ngày càng nhiều các dịch vụ lưu trữ đám mây cung cấp những tùy chọn đa dạng, tiện dụng cho người dùng. Lưu trữ đám mây cho phép bạn upload và sao lưu dữ liệu trên thiết bị của bạn một nguồn trực tuyến, giúp bạn tiết kiệm những Gigabyte quý giá của không gian lưu trữ trên điện thoại hoặc máy tính bảng của bạn.
Amazon Cloud Drive: Tốt nhất cho việc lưu trữ không giới hạn
Dịch vụ Amazon Cloud Drive có ưu thế nổi trội đó là: Không giới hạn lưu trữ hình ảnh cũng như tất cả mọi thứ. Không giới hạn về lưu trữ hình ảnh được áp dụng miễn phí với người dùng sở hữu tài khoản Amazon Prime, hoặc bạn cần trả 11,99 USD/năm để mua nó độc lập.
Mức giá này là khá hợp lý vì dịch vụ cho phép bạn tải ảnh không giới hạn, cộng với bạn có được thêm 5 GB lưu trữ cho video và các tập tin khác. Vấn đề là, nó không chút để tự tách biệt với hình ảnh dịch vụ Google Drive / Google miễn phí.
Ngoài ra, với mức giá 60 USD/năm để người dùng có thể lưu trữ không giới hạn tất cả mọi thứ trên Amazon Cloud Drive có vẻ là mức giá hấp dẫn nếu so sánh với 120 USD/năm cho 1 TB của Google Drive và 100 USD/năm/1TB của Dropbox.
Không giới hạn lưu trữ tất cả mọi thứ là một điểm ấn tượng trong dịch vụ lưu trữ đám mây của Amazon.
Không giới hạn lưu trữ tất cả mọi thứ là một điểm ấn tượng trong dịch vụ lưu trữ đám mây của Amazon.
OneDrive: Tốt nhất cho người dùng yêu thích Microsoft
OneDrive là một giải pháp lưu trữ trực tuyến miễn phí được cung cấp bởi Microsoft. Như vậy, OneDrive là tiền đề để sử dụng với các sản phẩm của Microsoft như Word, Excel và PowerPoint. Nó có tính năng tự động sao lưu hình ảnh và video, cũng như chia sẻ và kết hợp các tính năng đơn giản. Ngoài ra, OneDrive tích hợp với Android Wear, nhờ đó bạn có thể xem hình ảnh của bạn trên màn hình của SmartWatch.
Ứng dụng này là miễn phí và dễ sử dụng, nếu bạn thường xuyên sử dụng các tập tin của Microsoft, bạn nên trải nghiệm qua với OneDrive.

Google Drive: Tốt nhất cho những người dùng về cơ bản
Google Drive là cái tên khó có thể bỏ qua trong danh sách bởi nó cung cấp tới 15 GB lưu trữ miễn phí và hiếm khi gặp lỗi. Google Drive cho thấy mọi thay đổi của bạn trong tài liệu, cung cấp tùy chọn để cho phép những người khác xem và chỉnh sửa công việc của bạn, hỗ trợ nhiều loại tập tin khác nhau.
Đây là một giải pháp rõ ràng rất tiện cho bất cứ ai sở hữu một tài khoản Google bởi sự đồng bộ trong hệ sinh thái các dịch vụ và ứng dụng của Google. Nếu bạn thường xuyên sử dụng Gmail hay Google Search thì Google Drive cũng trở thành như môi trường sống tự nhiên của bạn.
Google Drive cũng tích hợp với Google Photos, để cung cấp cho bạn khả năng lưu trữ ảnh miễn phí không giới hạn, miễn là bức ảnh đảm bảo trong một giới hạn kích thước tập tin nhất định (điều này Google được đánh giá là khá hào phóng).

Dropbox: Dịch vụ lưu trữ đám mây được yêu thích nhất trong nhiều năm
Dropbox có khả năng lưu trữ tương đối nhỏ – chỉ có 2 GB để bắt đầu với - nhưng người dùng có thể mở rộng lên đến 16 GB bằng nhiều cách khác nhau khá đơn giản.
Dropbox vận hành nhanh chóng, trực quan và linh hoạt, các tính năng sao lưu một cách tự động không phô trương, khá hoàn hảo cho những người dùng muốn thâm nhập nhanh chóng và xem sự đồng bộ trên máy tính để bàn cũng như các thiết bị di động trong nháy mắt. Nhìn một cách tổng thể thì Dropbox khá tuyệt vời một khi bạn đầu tư một chút thời gian mở rộng khả năng lưu trữ ban đầu.
Dropbox có dung lượng lưu trữ nhỏ, nhưng ứng dụng được yêu thích vì nó quá dễ dùng và tiện lợi.
Dropbox có dung lượng lưu trữ nhỏ, nhưng ứng dụng được yêu thích vì nó quá dễ dùng và tiện lợi.
Box: Dịch vụ đơn giản nhất
Box là ứng dụng miễn phí và rất dễ sử dụng, nó cung cấp 10 GB không gian lưu trữ miễn phí với một giới hạn tải lên 250 MB. Ngoài ra, bạn được yêu cầu phải trả 10 USD/năm cho 25 GB dung lượng lưu trữ đám mây bổ sung.
Box là ứng dụng cơ bản nhất trong danh sách này bởi nó không có tính năng đặc biệt: nó không chỉ đơn giản để tải lên, tải về và chia sẻ tập tin, mặc dù nó có thể chỉnh sửa và nhận xét về các tập tin trong các đám mây. Box cũng có một widget hỗ trợ thông báo cho bạn về bất kỳ thay đổi nào trong các tài liệu chia sẻ.
Box là một giải pháp lưu trữ đám mây đơn giản và hiệu quả.
Box là một giải pháp lưu trữ đám mây đơn giản và hiệu quả.
MediaFire: Tốt nhất cho các tập tin nhỏ
MediaFire cung cấp lên đến 50 GB không gian lưu trữ miễn phí, dịch vụ này khá hoàn hảo để lưu hoặc chia sẻ file nhạc hoặc video. Nhưng bạn chỉ nhận được 12 GB để bắt đầu và phải kiếm phần còn lại, qua giới thiệu người dùng mới (hoặc bạn cần trả 2,5 USD/tháng cho 100 GB dung lượng lưu trữ bổ sung).
Mediafire có đầy đủ các chức năng cơ bản để tải về hình ảnh, tải về và chia sẻ tài liệu lưu trữ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian.
Bạn sẽ bị giới hạn 200 MB dung lượng tập tin tải lên trong phiên bản miễn phí, nhưng nếu cập nhật nhanh chóng cho các tập tin nhỏ là những gì bạn cần thì nó quá tiện khi yêu cầu này được đáp ứng miễn phí.
MediaFire cung cấp 12 GB dung lượng lưu trữ cho người dùng miễn phí, nhưng bạn có thể mở rộng lên đến 50 GB miễn phí bằng nhiều cách khác nhau.
MediaFire cung cấp 12 GB dung lượng lưu trữ cho người dùng miễn phí, nhưng bạn có thể mở rộng lên đến 50 GB miễn phí bằng nhiều cách khác nhau.
Mega
Mega cung cấp 50 GB dung lượng lưu trữ miễn phí, làm cho nó một trong những ứng dụng lưu trữ đám mây miễn phí tốt nhất hiện nay. Tất cả mọi thứ bạn tải lên sẽ được mã hóa và các khóa mã hóa người dùng có thể tùy biến, vì vậy bạn sẽ không phải lo ngại về quyền riêng tư. Bạn thậm chí có thể đồng bộ máy ảnh của bạn trực tiếp vào tài khoản Mega một cách tự động và sẽ có được một bản sao của hình ảnh và video khi bạn kết nối nó.
Mega cung cấp một cảnh quan tuyệt đẹp 50 GB dung lượng lưu trữ cho người dùng mới, hoàn toàn miễn phí.
Mega cung cấp một cảnh quan tuyệt đẹp 50 GB dung lượng lưu trữ cho người dùng mới, hoàn toàn miễn phí.
Hải An (Theo AndroidPIT)


3 công cụ quản lý tất cả các dịch vụ lưu trữ đám mây từ một nơi


Mặc dù không gian miễn phí được cung cấp cho người sử dụng từ các dịch vụ lưu trữ đám mây như hiện nay là tương đối lớn, thế nhưng nhiều người vẫn cảm thấy bấy nhiêu đó là chưa đủ. Họ muốn có nhiều không gian hơn nữa để đáp ứng nhu cầu công việc của mình nhưng lại chẳng muốn chi tiền cho việc nâng cấp tài khoản, chính vì thế lựa chọn giải pháp đăng kí nhiều tài khoản trên nhiều dịch vụ lưu trữ đám mây là thực trạng phổ biến nhất hiện nay. Tuy đây là giải pháp tuyệt vời nhưng bạn sẽ gặp phải một vài khó khăn, bất tiện khi cần di chuyển các tập tin từ nơi lưu trữ này đến nơi lưu trữ khác, cũng như sẽ không dễ dàng cho việc tìm kiếm những tập tin mà bạn đã tải lên. Hơn nữa, việc truy cập cùng lúc các dịch vụ này sẽ trải qua nhiều bước rườm rà, mất thời gian. 
 

Nếu bạn muốn khắc phục những nhược điểm trên, dưới đây là 3 dịch vụ miễn phí hữu ích dành cho bạn, nó cho phép bạn có thể dễ dàng quản lý tất cả các tài khoản đám mây của mình và truy cập vào tất cả các tập tin từ một nơi duy nhất.

 
 

 
 
Joukuu là một chương trình miễn phí dành cho hệ điều hành Windows cho phép người dùng quản lý tất cả các tập tin trên Dropbox, Google Docs, và Box.net từ máy tính để bàn của họ mà không cần phải chuyển đổi giữa các cửa sổ riêng biệt. Đơn giản chỉ cần thêm tất cả các tài khoản của bạn vào chương trình, nó hỗ trợ kéo và thả các tập tin giữa các tài khoản, hoặc kéo và thả các tập tin từ Windows Explorer vào cửa sổ của Joukuu để tải lên. Hơn nữa, bạn có thể tải về, mở và chỉnh sửa tài liệu từ máy tính của bạn hoặc xem tất cả các tập tin từ tất cả các tài khoản cùng một lúc. Các tập tin được tự động sắp xếp theo các thể loại như tài liệu, hình ảnh, video và phần còn lại sẽ được đưa vào thể loại khác.
 
 



 

Phiên bản Lite của Joukuu cho phép bạn thêm một tài khoản cho mỗi dịch vụ đám mây, bạn sẽ cần phải đăng ký với 60 USD một năm nếu bạn muốn thêm nhiều hơn một tài khoản Google, Box và Dropbox. Joukuu chỉ hỗ trợ các dịch vụ Skydrive, SugarSync, Huddle và Zoho sẽ sớm được thêm vào.


 

Otixo cho phép bạn kết nối với Dropbox, Box, SkyDrive, Google Docs, SugarSync, Picasa, MobileMe, Amazon S3, cũng như các trang
web FTP và WebDav. Ngoài FTP và WebDAV ra, dịch vụ mở ra rất nhiều cơ hội như khả năng để thêm 4shared, GoDaddy Online Storage và hàng chục dịch vụ bất kỳ khác hỗ trợ hai giao thức này.


 


Không giống Joukuu, Otixo là một ứng dụng web có nghĩa là bạn phải quản lý tất cả mọi thứ từ trình duyệt web của mình. May mắn thay, giao diện của dịch vụ là rất thân thiện với người sử dụng, một khi bạn kết nối với tài khoản của mình, một hàng các biểu tượng xuất hiện ở trên cùng của màn hình, mỗi một biểu tượng được gán một nhiệm vụ cụ thể như dán, sao chép, tải, chia sẻ, ... Để tải lên các tập tin bạn có thể kéo và thả chúng vào trong cửa sổ trình duyệt, thậm chí bạn có thể sao chép hoặc di chuyển các tập tin từ một trong những dịch vụ khác mà không cần tải về máy tính của bạn. Một tính năng tuyệt vời nữa của Otixo là khả năng lập bản đồ các dữ liệu từ tài khoản Otixo của bạn như một WebDAV trên Windows Explorer. Bằng cách này bạn có thể truy cập vào tất cả các đám mây của bạn ngay từ Windows Explorer trên máy tính. Lưu ý rằng: dịch vụ chỉ cung cấp 250 MB băng thông hàng tháng trên tài khoản miễn phí cá nhân. Tài khoản kinh doanh sẽ không có giới hạn nhưng bạn sẽ phải trả phí 10 USD/tháng.



Primadesk là một ứng dụng web hỗ trợ trên 30 dịch vụ, bao gồm cả Box.net, Dropbox, Facebook, Gmail, Google Docs, SkyDrive, Picasa, Hotmail, Photobucket, Shutterfly, Smugmug, Snapfish, SugarSync, Flickr, Yahoo Mail, Evernote và Zoho. Sau khi kết nối tài khoản của bạn vào Primadesk, bạn có thể xem tất cả các tài liệu của bạn ở một nơi, các tập tin có thể được tìm thấy trên tất cả các dịch vụ được sắp xếp theo ngày, chủ đề và nội dung, sao chép và dán các tập tin hoặc kéo và thả giữa các dịch vụ





Primadesk cũng hỗ trợ IMAP để bạn có thể mang chúng về hộp thư của mình. Đối với tài khoản miễn phí bạn sẽ có được 1GB lưu trữ từ Primadesk nhưng bạn chỉ có thể kết nối đến 5 dịch vụ. 

Châu Quốc Hùng 

Thay đổi địa chỉ IP bằng một cú nhấn chuột


Khi lướt web trên internet, địa chỉ IP là thành phần duy nhất có thể xác định danh tính của bạn, bao gồm các thông tin nhạy cảm hoặc vị trí địa lý. Chính vì điều đó, một số trang web dịch vụ có thể chặn bất kỳ IP đến từ bất cứ quốc gia nào mà họ không muốn chia sẻ dữ liệu. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng một ứng dụng mạng riêng ảo (VPN), bạn có thể bỏ qua rào cản này và xem nội dung hoặc truy cập vào tên miền bị chặn dễ dàng. Mặc dù đây là cách khá tốt, thế nhưng bạn sẽ dễ bị các cuộc tấn công của tin tặc và mã độc hại, nếu họ biết địa chỉ IP thực và tìm thấy bất kỳ lỗ hổng bảo mật trên máy tính của bạn. 


X-Proxy là ứng dụng cho phép bạn lướt web nặc danh, truy cập nội dung bị chặn và ngăn chặn các cuộc tấn công từ tin tặc. Ứng dụng này có giao diện rất đơn giản với các thẻ Home, Proxy List và Settings được đặt ở phía trên. Sau ba thẻ này, bạn có thể nhìn thấy dữ liệu về địa chỉ IP thực (Real IP), IP giả (Fake IP) và chế độ ẩn danh (Anonym). Bây giờ, bạn hãy nhấn vào thẻ Proxy List để có được một danh sách các máy chủ proxy nhằm lựa chọn cho việc ẩn danh.

Tiếp đến, bạn nhấp đúp chuột vào bất kỳ một proxy giả có sẵn trong danh sách thay đổi địa chỉ IP của bạn, khi đó một thông báo ở góc dưới bên phải của màn hình sẽ xuất hiện đảm bảo chắc chắn rằng bạn đã thay đổi địa chỉ IP.




Thẻ Settings trong giao diện chính cho phép bạn thay đổi ngôn ngữ, giao diện của chương trình, xem thông tin giấu tên, kiểm tra tốc độ internet…Để quay trở lại địa chỉ IP thực của bạn, bạn chỉ cần nhấn chọn tùy chọn Restore Real IP trong danh sách.




 
 
Lưu ý, khi sử dụng công cụ này, khi duyệt web bạn sẽ nhận được một chút chậm trễ sau khi thay đổi IP. X-Proxy hoạt động trên cả hai phiên bản 32-bit và 64-bit của Windows XP, Windows Vista, Windows 7 và Windows 8 và yêu cầu máy bạn phải cài Microsoft .NET Framework 4 Client Profile (x86 and x64).

 


Châu Quốc Hùng

Chuyển đổi qua lại các tập tin giữa Dropbox, Google Drive và SkyDrive

10:19, Thứ Sáu, 18/05/2012 (GMT+7)
Với giải pháp sao lưu trực tuyến bằng các dịch vụ lưu trữ đám mây phổ biến hiện nay như: Dropbox, Google Drive, SkyDrive bạn có thể khôi phục, sử dụng dữ liệu của mình bất cứ lúc nào mình mong muốn. Tuy nhiên để đảm bảo việc đồng bộ, sao lưu đạt hiệu quả cao nhất, một số người dùng thường đăng kí tài khoản trên nhiều dịch vụ khác nhau. Nếu bạn là một trong số những người đó và đang tìm cách để chuyển đổi qua lại các tập tin sử dụng cho mục đích của riêng mình thì trong trường hợp này dịch vụ trực SMEStorage sẽ hữu ích đối với bạn 
 


SMEStorage là dịch vụ trực tuyến cho phép bạn truy cập và quản lý nhiều tài khoản lưu trữ đám mây từ một nơi duy nhất, do đó khi bạn cần chuyển đổi các tập tin từ dịch vụ này đến dịch vụ khác bạn có thể làm điều đó dễ dàng mà không cần phải thực hiện các bước tải lên, tải xuống vừa ngốn băng thông, vừa mất thời gian. Để khai thác sử dụng dịch vụ này bạn có thể làm theo các hướng dẫn dưới đây.


Đăng kí sử dụng

Bước 1 : Truy cập địa chỉ http://www.smestorage.com/  sau đó tạo một tài khoản miễn phí từ trang này. Lúc này bạn sẽ được hỗ trợ 5 GB Amazon S3 bởi SMEStorage cộng với 3 dịch vụ lưu trữ đám mây bất kỳ mà bạn có thể quản lý các tài khoản đó.


Bước 2: Khi bạn tạo và xác nhận tài khoản của bạn, đăng nhập vào bảng quản trị của mình. Tại đây, bạn chọn tùy chọn Manage Cloud Providers để bắt đầu.



Bước 3: Bây giờ, trong phần Providers currently in use, bạn nhấn vào nút Add new provider để thêm Dropbox, Google Docs (cũng như Google Drive) và SkyDrive.



Bước 4: Bạn cần xác thực tài khoản của bạn và cung cấp truy cập dịch vụ lưu trữ đám mây SMEStorage cho họ bằng cách cấp một số điều khoản trong tài khoản của bạn. Sau khi thực hiện, SMEStorage sẽ đồng bộ hóa tất cả các file của bạn để bạn có thể truy cập tất cả các dịch vụ thông qua SMEStorage.



Cuối cùng, một khi đã thêm tất cả các tài khoản, bạn có thể bắt đầu chuyển đổi tập tin giữa các dịch vụ với nhau.

Di chuyển các tập tin 

Bước 1: Mở trang quản lý tập tin của SMEStorage ( không phải  trong phiên bản beta) và mở tài khoản lưu trữ đám mây mà bạn muốn sao chép các tập tin của bạn.


 
Bước 2: Bây giờ, bạn tạo ra một liên kết tải về một tập tin từ một trong những dịch vụ lưu trữ đám mây và sau đó sử dụng tính năng tải lên từ xa trên cùng một liên kết để tải nó lên các dịch vụ khác. Vì vậy, việc mà bạn cần làm là điều hướng đến các tập tin bạn muốn di chuyển đến một tài khoản đám mây, sau đó nhấp chuột vào nó và chọn tùy chọn Generate direct link rồi sao chép vào clipboard của bạn.


 
Bước 3: Mở tài khoản đích và điều hướng đến thư mục mà bạn muốn sao chép các tập tin của bạn. Nhấp vào nút tải về (Download) và dán liên kết tải về trực tiếp mà bạn tạo ra ở trên. Tiếp đó, nhấn nút Download by URL để bắt đầu quá trình là xong.


 
Kết luận

Là một dịch vụ sử miễn phí nên nó có một số hạn chế về di chuyển tập tin, chẳng hạn như kích thước tập tin không thể vượt quá 20 MB, và bạn chỉ có thể chuyển 1024 MB dung lượng các tập tin trong một tháng.


Châu Quốc Hùng 


Chuyển đổi PDF sang SWF quá đơn giản

14:09, Thứ Hai, 14/05/2012 (GMT+7)
Bạn đang có một số tài liệu định dạng PDF và muốn chia sẻ nó mọi người trên blog/website cá nhân của mình với hình thức đọc trực tiếp. Bạn có thể upload lên các dịch vụ chia sẻ tài liệu rồi lấy mã HTML để chèn vào blog/website, nhưng bạn muốn chủ động hơn, không muốn phụ thuộc vào các dịch vụ khác. 3DPageFlip PDF to Flash là phần mềm khá hữu ích cho bạn lúc này.
 

 
3DPageFlip PDF to Flash là phần mềm cho phép bạn chuyển đổi hàng loạt tập tin PDF sang định dạng SWF để bạn chèn vào blog/website như một mã Flash thông thường.
 

Bạn có thể tải về 3DPageFlip PDF to Flash về miễn phí tại đây.
 

Sau khi cài đặt và khởi động ứng dụng, bạn sẽ được ứng dụng cung cấp cho 3 chế độ làm việc: 
- Batch Convert Mode: chế độ chuyển đổi các tập tin PDF được lựa chọn sang SWF thông thường
- Hot Directories Mode: chế độ chuyển đổi các tập tin PDF cho trong một thư mục sang đinh dạng SWF
- Command Line Mode: chế độ chuyển đổi bằng dòng lệnh

Tùy theo nhu cầu sử dụng bạn lựa chọn chế độ làm việc cho phù hợp. Lựa chọn chế độ Batch Convert Mode để chuyển các tập tin PDF bình thường, sau khi lựa chọn chế độ này, bạn tiếp hành kéo thả các tập tin PDF cần chuyển đổi vào khung trống ở cửa sổ làm việc kế tiếp.

Sau khi đã lựa chọn các tập tin hoàn tất, bạn nhấn nút Convert để ứng dụng bắt đầu chuyển đổi. Thời gian chuyển đổi nhanh hay chậm là tùy thuộc vào độ phức tạp của tập tin PDF, tập tin PDF có nhiều hình ảnh sẽ chuyển đổi lâu hơn tập tin PDF văn bản thông thường.

Đối với chế độ Hot Directories Mode, bạn tiến hành thiết lập thư mục chứa các tập tin PDF tại trường Input và thư mục chứa các tập tin SWF tại trường Output, nơi lưu trữ tập tin Log tại trường Log File. Sau khi đã thiết lập xong, bạn nhấn nút Play màu xanh ở bên dưới để bắt đầu quá trình chuyển đổi.

3DPageFlip PDF to Flash tương thích với Windows XP, Windows Vista, Windows 7 và Windows 8. Thử nghiệm lỗi trên Windows 7 64-bits.

 
 
Lê Dương Viễn Chinh








Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Toán học và văn hóa - Truy cập toàn cầu về mọi kiến thức .


 Toán học và văn hóa - Truy cập toàn cầu về mọi kiến thức .

Brewster Kahle sử dụng các container được chuyển đổi để lưu trữ sách Richmond, California


Brewster Kahle










 Những tiến bộ trong lĩnh vực máy tính và truyền thông có nghĩa là chúng ta có thể đạt được hiệu quả chi phí về lưu trữ tất cả sách vở, các cuộc ghi âm thanh, phim ảnh , phần mềm đóng gói, và bất kỳ các trang web nào từng được tạo ra, và cung cấp quyền truy cập vào các bộ sưu tập này thông qua Internet cho học sinh và mọi người trên toàn thế giới.  Bằng cách sử dụng chủ yếu các cơ sở hiện có và các nguồn tài trợ, chúng ta có thể xây dựng điều này cũng như bồi thường cho tác giả trong ngân sách thư viện trên toàn thế giới hiện nay. Nhưng bây giờ chúng ta có thể đạt những bước xa hơn mục tiêu ban đầu đó là  làm cho tất cả các tác phẩm xuất bản của nhân loại đều có thể được truy cập đến tất cả mọi người, bất kể họ đang ở đâu trên thế giới.

B. Kahle tại kho lưu trữ sách của Internet Archive .


Tuyên bố Thomas Jefferson cho rằng "Tất cả những gì cần thiết cho một sinh viên là được tham khảo ở thư viện" có thể là một sự phóng đại, nhưng việc tiếp cận thông tin là một thành phần quan trọng đối với nền giáo dục và một xã hội mở .

Liệu chúng ta sẽ cho phép mình để tái phát minh ra khái niệm của chúng ta về các thư viện mở và sử dụng các công nghệ mới hay không ? Điều này về cơ bản là một vấn đề xã hội và chính sách. Những vấn đề này được phản ánh trong các ưu tiên chi tiêu chính phủ của chúng ta , và theo pháp luật.

B. Kahle người sáng lập Internet Archive - ảnh nguồn : The guardian .com


Là người ủng hộ nhiệt tình cho việc truy cập Internet công cộng và cũng là một doanh nhân thành đạt, Brewster Kahle đã có ý định hướng sự nghiệp của mình vào một tiêu điểm : Truy cập toàn cầu về mọi kiến ​​thức. Khi còn là một sinh viên tại Viện Công nghệ Massachusetts, B. Kahle nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo. Chẳng bao lâu sau khi tốt nghiệp, ông đã lao vào công việc giúp đỡ thành lập công ty Thinking Machines, một hãng sản xuất siêu máy tính. Năm 1989,  Kahle tạo ra hệ thống xuất bản Internet đầu tiên là Wide Area Information Server (WAIS) và thành lập WAIS, Inc.



Sau đó Brewster Kahle tiếp tục thành lập Internet Archive, một trong những thư viện kỹ thuật số lớn nhất thế giới. Với đội ngũ nhân viên thư viện gần 150 người , và 100 thư viện , tổ chức hợp tác đang hoạt động để tạo ra một danh mục liệt kê trực tuyến của mỗi cuốn sách đã từng được tạo ra . Mặt khác , trong năm 1996  Kahle đồng sáng lập Alexa Internet, một dịch vụ thu thập dữ liệu về hành vi và mức độ duyệt web để phân tích trong tương lai, sau đó đã được bán cho Amazon.com vào năm 1999.

Server lưu trữ của Internet Archive .


Brewster Kahle nhận bằng Kỹ sư khoa học máy tính và kỹ thuật từ Viện Công nghệ Massachusetts. Ông và vợ ông, Mary Austin bắt đầu tổ chức Quỹ The Kahle / Austin , nhằm hỗ trợ Internet Archive cùng với các tổ chức phi lợi nhuận khác với mục tiêu tương tự. Ngoài ra,  Kahle cũng là người sáng lập Open Content Alliance, một nhóm các tổ chức đóng góp cho một văn khố lưu trữ thường trực giúp cho việc truy cập công cộng các văn bản số hóa.

Nguồn  :  https://www.msri.org/general_events/20845

Trần hồng Cơ
Ngày 22/08/15


------------------------------------------------------------------------------------------- 

Trên đời không gì vĩ đại bằng con người. Trong con người không gì vĩ đại bằng trí tuệ. 

 A.Hamillton

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

CÁC BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA WOLFRAM . Phần 3 .


CÁC BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA WOLFRAM .



Phần 3 .



KHOA HỌC - MATHEMATICA VÀ VIỆC XÂY DỰNG WOLFRAM|ALPHA







CUỘC THÁM HIỂM TRONG KHOA HỌC , CÔNG NGHỆ THƯƠNG MẠI






THỂ LOẠI MỚI TRONG  KHOA HỌC .







CUỘC CÁCH MẠNG TRÍ TUỆ TÍNH TOÁN







-------------------------------------------------------------------------------------------

Chúng ta phải biết , và chúng ta sẽ biết .

David Hilbert

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

THÔNG TIN KHOA HỌC - Phần 1.

THÔNG TIN KHOA HỌC

Phần 1.




1. Mây điện toán .


Điện toán đám mây là một thuật ngữ chung cho việc cung cấp dịch vụ lưu trữ trên Internet .  Điện toán đám mây cho phép các công ty tiêu thụ tài nguyên tính toán như là một tiện ích - giống như nguồn điện - thay vì phải xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng điện toán tại nhà.

Điện toán đám mây hứa hẹn nhiều lợi ích hấp dẫn cho các doanh nghiệp và người dùng . Ba trong số những lợi ích chính của điện toán đám mây bao gồm:

• Tự phục vụ dự phòng : người dùng có thể chuyển tài nguyên tính toán lên cho hầu hết các loại khối lượng công việc theo yêu cầu.
• Tính mềm dẻo linh hoạt : Các công ty có thể mở rộng hoặc giảm thiểu quy mô điện toán theo yêu cầu khi cần thiết .
• Thanh toán sử dụng: Tài nguyên tính toán được xác định theo một mức độ chi tiết, cho phép người dùng chỉ trả tiền cho các nguồn và khối lượng công việc mà họ sử dụng.

Dịch vụ điện toán đám mây có thể là tư nhân, công cộng hay công tư kết hợp .

Dịch vụ điện toán đám mây tư nhân được chuyển phát từ một doanh nghiệp trung tâm dữ liệu đến người sử dụng nội bộ. Mô hình này cung cấp những tính năng linh hoạt và tiện lợi, vừa bảo vệ sự quản lý, kiểm soát và bảo mật. Khách hàng nội bộ có thể được hoặc không được gửi hoá đơn tính phí cho các dịch vụ thông qua đơn vị IT chargeback .

Trong mô hình điện toán đám mây công cộng, một nhà cung cấp bên thứ ba sẽ cung cấp các dịch vụ đám mây trên Internet. Dịch vụ điện toán đám mây công cộng được bán theo yêu cầu, thường theo phút hoặc giờ. Khách hàng chỉ phải trả tiền cho các chu kỳ CPU, lưu trữ và băng thông mà họ tiêu thụ. Một số nhà cung cấp hàng đầu về dịch vụ điện toán đám mây công cộng bao gồm Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure, IBM / SoftLayer và Google Compute Engine.

Điện toán đám mây công tư kết hợp là một sự liên kết các dịch vụ đám mây công cộng và tư nhân - với sự phối hợp và tự động hóa giữa hai bộ phận . Các công ty có thể chạy những tác vụ quan trọng hoặc các ứng dụng nhạy cảm trên các đám mây tư nhân trong khi sử dụng điện toán đám mây công cộng cho những khối lượng công việc bùng phát mà phải mở rộng quy mô theo yêu cầu. Mục tiêu của đám mây này là tạo ra một sự thống nhất, tự động, khả năng mở rộng môi trường tận dụng tất cả những cơ sở hạ tầng điện toán đám mây công cộng có thể cung cấp, trong khi vẫn duy trì kiểm soát dữ liệu quan trọng ở khu vực tư nhân .

Mặc dù điện toán đám mây đã thay đổi theo thời gian , nó đã luôn luôn được chia thành ba loại dịch vụ lớn: dịch vụ cơ sở hạ tầng (IaaS-infrastructure as a service), dịch vụ nền tảng (PaaS- platform as a service) và dịch vụ phần mềm (SaaS-software as service).

Các nhà cung cấp IaaS như AWS cung cấp một máy chủ và lưu trữ ảo , cũng như các giao diện chương trình ứng dụng (API -application program interfaces) cho phép người dùng di chuyển khối lượng công việc đến một máy ảo (VM -virtual machine). Người dùng sẽ có một dung lượng lưu trữ phân bổ và có thể bắt đầu, chấm dứt , truy cập và cấu hình các máy ảo và lưu trữ như mong muốn. Các nhà cung cấp IaaS cũng cung cấp các bộ nhớ trung bình, lớn, cực lớn hoặc tính toán tối ưu hóa , bổ sung theo yêu cầu , cho những nhu cầu cần thiết khối lượng công việc khác nhau .

Trong mô hình PaaS, các nhà cung cấp lưu trữ các công cụ phát triển trên kết cấu hạ tầng của họ. Người dùng truy cập vào các công cụ trên Internet bằng cách sử dụng API, cổng thông tin Web hoặc phần mềm gateway. PaaS được sử dụng để phát triển phần mềm nói chung và nhiều nhà cung cấp PaaS sẽ tổ chức các phần mềm sau khi nó được phát triển. Nhà cung cấp PaaS thường gặp bao gồm Salesforce.com của Force.com, Amazon Elastic Beanstalk và Google App Engine.

SaaS là ​​một mô hình phân phối mang các ứng dụng phần mềm thông qua Internet; thường được gọi là các dịch vụ Web. Microsoft Office 365 là một mô hình SaaS cung cấp cho sản phẩm phần mềm và dịch vụ email. Người dùng có thể truy cập các ứng dụng SaaS và dịch vụ từ bất kỳ vị trí bằng cách sử dụng một máy tính hoặc thiết bị di động có thể truy cập Internet.


Trần hồng Cơ .
Biên tập

Nguồn  http://searchcloudcomputing.techtarget.com/definition/cloud-computing

2. Chia sẻ dữ liệu trực tuyến: Xu hướng mây hóa và mô hình Peer-to-Peer

Chia sẻ dữ liệu trực tuyến: Xu hướng mây hóa và mô hình Peer-to-Peer

Các dịch vụ lưu trữ thông tin, đám mây

Cách đây khoảng 10 năm, việc sở hữu một ổ cứng có dung lượng 40GB đã là quá lớn và dư thừa. Với nhu cầu sử dụng lưu trữ thông tin di động thì có đĩa mềm (floopy disk) với dung lượng khá khiêm tốn là 4MB và USB thời điểm cao nhất lúc bấy giờ là 128MB.
Nhưng hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, nhu cầu sử dụng tài nguyên của con người ngày càng nhiều và những con số đó đã trở nên quá nhỏ bé. Với sự tiến bộ mạnh mẽ của internet, giờ đây cáp quang với tốc độ khá nhanh và phổ cập đã dần dần thay thế cáp đồng. Chính nhờ đó đã phát triển nên một ngành dịch vụ khá hot hiện nay đó là các dịch vụ lưu trữ thông tin trên mạng và qua đám mây. Các công ty lớn như Microsoft, Apple, Google,… lập tức cung cấp các dịch vụ lưu trữ và chia sẻ trên nền điện toán đám mây như Sky Drive, iCloud, Google Drive. Ngoài ra còn có những công ty khác như Box.com, Dropbox, Mediafire, Rapidshare…
Người sử dụng có thể thoải mái truy cập hoặc download các dữ liệu của mình hoặc của người khác chia sẻ trên đó tại bất cứ đâu có mạng internet. Hãy thử tưởng tượng sẽ thuận tiện thế nào khi bạn đi công tác nước ngoài xa cả mấy nghìn cây số nhưng vẫn có thể sử dụng kho dữ liệu của mình như đang ở nhà.

Những nhược điểm của việc lưu trữ thông tin qua đám mây

Nhược điểm đầu tiên và vô cùng quan trọng đó chính là các mối đe dọa an ninh dữ liệu khi nhiều thông tin nhạy cảm đang được trực tuyến.
Cách đây không lâu, Apple đã phải đối mặt với một scandal lớn liên quan tới việc bảo mật dữ liệu trên dịch vụ iCloud của họ, rất nhiều ảnh nóng của các diễn viên, ca sĩ, người nổi tiếng đã bị hacker đánh cắp và phát tán trên mạng. Apple đã lên tiếng cho rằng, việc bảo mật của hãng là hoàn toàn tốt và vụ việc đáng tiếc trên là do chính sự bất cẩn của người dùng đã để hacker biết được password của mình. Sau sự việc đó, Apple đã thực hiện yêu cầu người dùng sử dụng bảo mật 2 lớp với iCloud và Apple ID của mình. Phải chăng, đây giống như việc mất bò mới lo làm chuồng?
Nhược điểm thứ hai cũng không kém quan trọng là các vấn đề pháp lý liên quan tới các thông tin được lưu trữ trên mạng.
Việc lưu trữ các thông tin trái pháp luật hoặc vi phạm bản quyền đang rất phổ biến hiện nay và nó ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận của các công ty sản xuất. Mặc dù trước khi đăng kí sử dụng dịch vụ, các website đều đưa thông tin cam kết sử dụng, nhưng có chăng chỉ là để qua mắt các cơ quan chính quyền. Để ngăn chặn các hành động này, các tổ chức bảo vệ luật bản quyền và các bộ luật bảo vệ bản quyền đã được thành lập và phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện rà soát và đóng cửa các trang web có vi phạm.
Vào thời điểm hai bộ luật Dự luật Đình chỉ hoạt động vi phạm bản quyền trực tuyến (SOPA) và Dự luật PROTECT IP (PIPA) được áp dụng, rất nhiều trang web chia sẻ lớn đã bị kiểm tra và buộc ngừng hoạt động. Đặc biệt vào năm 2012, Megaupload một trong những trang web lưu trữ thông tin lớn nhất thế giới đã bị đóng cửa vì bị tố cáo vi phạm bản quyền. Ngay sau đó, các trang web lưu trữ dữ liệu đã tự rà soát và thắt chặt hơn quy định về đăng tải các dữ liệu có liên quan tới bản quyền. Người dùng đương nhiên không đồng tình với việc này và họ cho rằng hành động đó đã giết chết internet.
Nhược điểm thứ ba là có rất nhiều hạn chế đối với người dùng khi lưu trữ dữ liệu trên mây.
Điển hình như Kindle của Amazon không cho phép khách hàng truy cập và download những cuốn sách hay bài nhạc của mình về thiết bị khác để lưu trữ. Họ buộc người dùng phải sử dùng dữ liệu từ đám mây của họ. Và một ngày nào đó, nếu hệ thống lưu trữ của Amazon bị trục trặc liệu người dùng sẽ mất toàn bộ những gì mình đã bỏ tiền ra mua?

Mô hình mới peer-to-peer (P2P)


Với việc luật bản quyền gây khó khăn cho người sử dụng, họ đã tìm đến một mô hình mới đó chính là P2P. Về cơ bản lưu trữ thông tin trên mạng tức là lưu trữ thông tin tại một trung tâm dữ liệu ngoại tuyến dưới sự quản lý của nhà cung cấp dịch vụ. Nhưng mô hình P2P không cần trung tâm dữ liệu ngoại tuyến nào cả, nó sử dụng chính những máy con tham gia mô hình làm nơi lưu trữ, nói cách khác, người download dữ liệu cũng chính là người upload dữ liệu.
Trang web thành công với dịch vụ này chính là “Vịnh hải tặc” đã bị đóng cửa cách đây vài ngày. Rất nhiều người thắc mắc làm thế nào để “Vịnh hải tặc” kiếm được tiền khi mà việc chia sẻ thông tin không thông qua một máy chủ nào. Không ai biết chính xác ngoại trừ chủ nhân của trang web. Lý do hợp lý nhất được đưa ra đó chính là quảng cáo. Với một lượng truy cập khổng lồ trên trang web chia sẻ lớn nhất thế giới này, các công ty không ngần ngại chi tiền để quảng cáo của mình có mặt trên website.

Xu thế mới này tại Việt Nam

Và ở Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ, rất nhiều dịch vụ lưu trữ thông tin xuất hiện trong những năm gần đây. FPT Telecom với sản phẩm Fshare được cho là thành công nhất với 1,3 triệu tài khoản được đăng ký. Còn về P2P cũng xuất hiện rất nhiều trang web điển hình là viettorrent và HDVNbits với số lượng người đăng kí đáng kể.
Tuy nhiên cùng với đó là những nhược điểm khi sử dụng và đặc biệt là các luật bản quyền đang càng ngày càng chặt chẽ hơn khiến việc sử dụng các dịch vụ này cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy rằng ở Việt Nam, luật bản quyền chưa thực sự phổ biến và chặt chẽ như ở nước ngoài nhưng không ít website đã bị cảnh cáo vi phạm. Điển hình như Zingmp3, vnsharing, và một số trang web khác đã bị sờ gáy khi vi phạm bản quyền
Việc lưu trữ thông tin trên mạng đã trở nên phổ biến, giải phóng được nhiều bộ nhớ và tiết kiệm nhiều chi phí cho việc cất trữ dữ liệu. Chính vì thế, “lên mây” đã trở thành xu thế mới và tất yếu trong tương lai. Song song với đó, xuất hiện khá nhiều vấn đề mà ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng chính là vấn đề vi phạm bản quyền.
Để khắc phục vấn đề này rất nhiều trang web đã đưa ra các giải pháp tuân thủ như kiểm tra nội dung của người dùng khi upload lên website và sẵn sàng xóa bỏ hay chặn tài khoản vĩnh viễn. Như vậy, chúng ta nên tìm cách khắc phục các nhược điểm của loại hình dịch vụ mới này để sử dụng một cách có hiệu quả chứ không nên bóp chết nó bằng các luật lệ hay các hình thức khác.
Theo Trí Thức Trẻ

 Nguồn :  http://cafebiz.vn/xu-huong-cong-nghe/chia-se-du-lieu-truc-tuyen-xu-huong-may-hoa-va-mo-hinh-peer-to-peer-20141217120125663.chn


3.  Internet of Things - Nghe mãi rồi, nhưng mấy ai hiểu

 

Internet of Things - Nghe mãi rồi, nhưng mấy ai hiểu


Nguồn :   http://cafebiz.vn/xu-huong-cong-nghe/internet-of-things-nghe-mai-roi-nhung-may-ai-hieu-20151112100434098.chn


Khi nói về “điều quan trọng tiếp theo”, người ta chưa bao giờ nghĩ đầy đủ về tầm vóc của điều đó. Đó không phải do thiếu trí tưởng tượng, mà là do sự quan sát chưa đầy đủ về sự việc. Tôi luôn nghĩ rằng tương lai nằm trong tầm mắt của chúng ta, và bạn không cần phải tưởng tượng về những gì vốn dĩ vẫn luôn ở quanh ta.
Một ví dụ điển hình là về những hiểu biết sai lệch xung quanh khái niệm Internet of Things.
Hiểu biết sai lệch ở đây là gì? Người ta cho rằng Internet của vạn vật xoay quanh giao tiếp máy-máy (M2M); nó được xây dựng trên nền điện toán đám mây và mạng kết nối của các cảm biến (sensor) thu thập dữ liệu; nó là những kết nối di động, ảo, tức thời; và người ta nói rằng nó sẽ “thông minh hóa” tất cả mọi thứ trong đời sống của chúng ta từ đèn đường cho đến cảng biển.
Nhưng sau đây là những gì tôi muốn nói khi cho rằng người ta chưa nghĩ đủ về quy mô chủ đề này. Khi nghĩ về Interne of Thing, mọi người hầu như phần lớn chú ý vào giao tiếp M2M: thiết bị nói chuyện với thiết bị. Nhưng một cỗ máy chỉ là một thiết bị, một công cụ, là cái gì đó thực hiện việc cụ thể một cách vật lý. Khi chúng ta nói về việc “thông minh hóa” máy móc, chúng ta không hoàn toàn nói về M2M. Chúng ta nói về các sensor (cảm biến).
Sensor không phải là một cỗ máy. Nó không làm bất cứ việc gì mà máy móc làm. Thay vì thế, nó đo lường, định lượng, tóm lại là thu thập dữ liệu. Internet of Things nói cho cùng là mang đến một kết nối giữa các cảm biến và máy móc. Có nghĩa là, giá trị thực sự mà Internet of Things tạo ra là sự kết hợp giữa thu thập dữ liệu và tận dụng dữ liệu đó. Tất cả thông tin được thu thập bởi các sensor trên thế giới sẽ không có ý nghĩa gì mấy nếu không có một hạ tầng để phân tích xử lý và sử dụng dữ liệu đó trong thời gian thực.




Những ứng dụng trên nền điện toán đám mây là chìa khóa để sử dụng dữ liệu này. Internet of Things không thể hoạt động nếu không có các ứng dụng điện toán đám mây để lý giải và chuyển đổi dữ liệu từ tất cả những cảm biến đó. Điện toán đám mây là thứ sẽ cho phép các ứng dụng làm việc cho bạn bất cứ lúc nào, và bất cứ đâu.
Thử phân tích 1 ví dụ: Vào năm 2007, một cây cầu đã đổ sụp ở Minesota, nhiều người thiệt mạng bởi các tấm thép không chịu nổi tải trọng của cầu khi đó. Khi xây lại cầu, chúng ta có thể sử dụng kết cấu Xi măng thông minh: xi măng được trang bị những cảm biến (sensor) để giám sát ứng suất, các nứt vỡ và biến dạng. Chính những cấu trúc xi măng này sẽ báo động cho chúng ta để sửa chữa vấn đề trước khi nó gây ra thảm họa. Và những công nghệ này không giới hạn ở các kiến trúc cầu đường.
Nếu có đi trên cầu, những cảm biến tương tự trong bê tông sẽ phát hiện và gửi thông tin qua giao tiếp internet không dây tới xe của bạn. Một khi xe biết có nguy hiểm phía trước, nó sẽ thông báo để người lái xe đi chậm lại, và nếu người lái không đi chậm lại, chính chiếc xe sẽ tự giảm tốc độ giúp anh ta. Đây chỉ là 1 trong những cách mà giao tiếp sensor-máy móc và máy-máy có thể diễn ra. Các cảm biến trên cầu kết nối với máy móc trong xe: chúng ta đã biến thông tin thành hành động!


Giờ có lẽ bạn đã bắt đầu nhận ra yếu tố tác động ở đây. Điều gì có thể xảy ra khi một chiếc xe thông minh và một mạng lưới thành phố thông minh bắt đầu “nói chuyện” với nhau? Chúng ta sẽ có một hệ thống tối ưu luồng giao thông, bởi thay vì việc chỉ có các đèn giao thông hoạt động dựa trên những bộ định thời cố định, chúng ta sẽ có một hệ thống đèn giao thông thông minh có thể phản ứng lại những thay đổi của lưu lượng giao thông. Tình trạng giao thông và đường xá sẽ được kết nối tới người lái, rồi kết nối họ tới những khu vực bị ùn ứ, tắc nghẽn do tuyết dày, hay bị cản trở do thi công.
Vậy là giờ đây chúng ta có những cảm biến theo dõi tất cả các loại dữ liệu; chúng ta có các ứng dụng trên nền điện toán đám mây chuyển đổi dữ liệu thành những hiểu biết có ích và truyền tới các máy móc ở hiện trường, cho phép đưa ra các phản ứng linh động và kịp thời. Và như thế các cây cầu và xe cộ bình thường trở thành những cây cầu thông minh và chiếc xe thông minh. Và sớm muộn, chúng ta cũng sẽ có những thành phố thông minh, và xa hơn nữa…
Vậy thì ưu điểm ở đây là gì? Chúng ta tiết kiệm được những điều gì? Điều này có thể ứng dụng vào những lĩnh vực nào?
Đây là điều mà tôi muốn nói khi cho rằng đa phần chúng ta chưa nghĩ đủ lớn. Vấn đề không chỉ là “tiết kiệm tiền”, cũng không phải về chuyện những cây cầu, những thành phố. Đây là cả một sự dịch chuyển cơ bản và vĩ đại. Khi chúng ta bắt đầu tạo ra những thứ thông minh, nó sẽ trở thành một động lực chính yếu để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới.
Trong số tất cả những xu hướng công nghệ đang diễn ra hiện nay, có lẽ thứ lớn lao nhất chính là Internet of Things; chính nó sẽ mang đến cho chúng ta bước ngoặt lớn nhất cũng như cơ hội lớn nhất trong 5 năm tới.


Theo Tuấn Anh
Trí thức trẻ/Genk


4. Mười định nghĩa về mây điện toán


Một con voi sẽ phải làm gì với mây điện toán ? Điều gì làm cho cơ sở dữ liệu có quy mô trở nên to lớn? Ngay cả các quản trị viên IT dày dạn vẫn cần phải được bồi dưỡng về một số thuật ngữ điện toán đám mây luôn thay đổi từng ngày .

Điện toán đám mây đang bắt đầu vượt qua nỗi sợ hãi của các doanh nghiệp và xâm nhập vào các môi trường CNTT của họ, và đi cùng với nó là những dịch vụ, các công cụ hỗ trợ , các mô hình có chữ viết tắt và khá nhiều định nghĩa  khó hiểu và xa lạ . Vì vậy, để bạn không trông giống như một khúc gỗ tại cuộc họp tiếp theo của bạn hoặc khi bạn tham gia hội nghị về mây điện toán , hãy tìm hiểu danh sách các định nghĩa điện toán đám mây cần thiết trên SearchCloudComputing.com .

1. SaaS, PaaS và IaaS


SaaS, PaaS và IaaS được coi là ba trụ cột của mô hình dịch vụ điện toán đám mây. Dịch vụ Cơ sở hạ tầng (IaaS-Infrastructure as a Service) là việc cung cấp các thiết bị - máy chủ, máy ảo (VM-virtual machines), các thành phần mạng - qua mạng internet .  Dịch vụ Nền tảng (PaaS-Platform as a Service) là việc cung cấp các phần cứng và hệ điều hành . Dịch vụ Phần mềm (SaaS-Software as a Service) đề cập đến các ứng dụng lưu trữ Web , chẳng hạn như bảo mật, email và thông tin liên lạc khác. Mỗi dịch vụ có lợi ích riêng và khả năng của mình, bao gồm truy cập và một cấu trúc tính-phí-theo-yêu-cầu. SaaS, PaaS và IaaS kết hợp để tạo ra các mô hình SPI, nhưng mỗi dịch vụ có thể đứng riêng một mình hoặc được sử dụng trong các cấu hình khác nhau trong doanh nghiệp.

2. Dịch vụ mọi thứ - XaaS (Anything as a Service)



Một số quản trị viên IT hài lòng với cơ sở hạ tầng, nền tảng và phân phối phần mềm, nhưng nhiều người khác vẫn không chịu nghỉ ngơi cho đến khi họ có thể nhận được bất cứ điều gì và tất cả mọi thứ trong đám mây điện toán . Những hạt Muối  IT này bắt đầu tìm đến XaaS. Thay vì dự tiệc với những cái bánh hạnh hồng, hằng triệu quả bóng bay và xem những cuộc biểu diễn tưng bừng của đàn khỉ đầu chó , các quản trị viên CNTT đó muốn có thêm Dịch vụ lưu trữ , Dịch vụ hợp nhất truyền thông (UCaaS-Unified Communications as a Service), Dịch vụ nhận dạng (IDaaS-Identity as a Service), Dịch vụ giám sát (Maas-Monitoring as a Service) và mọi thứ khác được xem như dịch vụ, và họ muốn nó bây giờ ... và mãi mãi , là theo yêu cầu của khách hàng .

3. Mây điện toán tư nhân



Các đám mây tư nhân là dành cho các bậc phụ huynh của quản trị viên đám mây. Các chuyên gia CNTT này giữ tất cả trong tầm tay và kiểm soát rất chặt chẽ mọi thứ từ chó , mèo , trẻ em , các kỹ thuật và cả dữ liệu   . Nếu bạn sợ phát hành dữ liệu của bạn vào một đám mây điện toán công cộng? Hoặc bạn cần phải liên tục theo dõi nó? Thay vì đặt máy GPS theo dõi các dữ liệu dựa trên đám mây, bạn hãy giữ cho nó bị khóa chặt tại chỗ với đám mây tư nhân . Những liên kết này , các môi trường điện toán đám mây giới hạn sẽ được bảo vệ đằng sau một bức tường lửa, cho phép quản trị viên IT duy trì kiểm soát và bảo mật .

4. Mây điện toán công cộng


Nếu các đám mây điện toán tư nhân giống như là những vật nuôi có cột dây xích, thì đám mây công cộng được xem là các động vật hoang dã di chuyển miễn phí. Chủ đám mây công cộng là các quản trị viên IT sẵn sàng tin tưởng để đưa dữ liệu ra chỗ các nhà cung cấp điện toán đám mây. Và những người chấp nhận đám mây công cộng sẽ gặt hái những lợi ích với sự tin tưởng vào dịch vụ tính-phí-theo-nhu cầu, do đó bạn chỉ phải trả cho những gì bạn sử dụng, những khả năng mở rộng để chứa khối lượng công việc bùng phát và việc quản lý tương đối rảnh tay và công việc bảo trì. Tuy nhiên bạn không nên quá vội vàng; các dữ liệu nhạy cảm và những nhiệm vụ quan trọng có thể không được chuẩn bị sẵn sàng cho điện toán đám mây công cộng hoang dã.

5. Mây điện toán kết hợp



Giống như các giống lai tạo tuyệt vời trước đó - ligers, gấu grolar, khỉ bay và, tất nhiên, có cả Crocosaurus (cá sấu khủng long)- một đám mây lai kết hợp hai điều tốt để tạo ra một cái gì đó được cho là tốt hơn. Những "đám mây Franken" là sản phẩm của sự kết hợp mây công cộng và mây tư nhân. Đám mây lai này tận dụng những lợi ích của cả hai môi trường để tạo ra một siêu giống của đám mây được xây dựng để giúp các doanh nghiệp có được phần đầu tư sinh lợi nhiều nhất bằng cách quản lý những dữ-liệu-có-nhiệm-vụ-quan-trọng tại chỗ trong một đám mây tư nhân , trong khi di chuyển những gì ít quan trọng hoặc có sự "bùng phát" các ứng dụng khác vào  đám mây điện toán công cộng.

6. Voi Hadoop


Mặc dù có nhiều giấc mơ kỳ lạ với sự trái ngược , hầu hết các loài thú nhồi bông thời thơ ấu của chúng ta vẫn không thể lớn lên để mặc các bộ quần áo và chui đầu vào làm việc tại các tập đoàn IT khổng lồ như Google, IBM, Microsoft và Yahoo.  Tuy nhiên chú voi nhồi bông Hadoop của Doug Cutting , đã làm được điều kỳ quặc này . Được đặt theo tên món đồ chơi thời thơ ấu của tác giả, Hadoop đã được hình thành như là một phần của Google's MapReduce . Cơ cấu dựa trên trình Java miễn phí này chắc chắn đã trưởng thành và đang được phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực CNTT, chủ yếu làm công việc phân tích các dữ liệu lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh thông minh.


7. Dữ liệu lớn - Big data


"Big" là một cách nói. Khi chúng ta nói "dữ liệu lớn", chúng ta đang nói về petabyte và exabyte dữ liệu phi cấu trúc hoặc bán cấu trúc. Dữ liệu khổng lồ này được sử dụng để khám phá các mẫu dữ liệu lặp lại, nhưng nó có thể là một ống cống lớn về băng thông và dung lượng lưu trữ. Việc di chuyển dữ liệu lớn đến điện toán đám mây cho phép các công ty kết hợp nó một cách nhanh chóng và dễ dàng với các phân tích dữ liệu, sử dụng các công cụ như MapReduce và Hadoop.

8. Mây điện toán mềm dẻo Amazone  - EC2


Cho dù chúng ta đang nói đến người nữ chiến binh cổ đại hoặc một trong những con sông dài nhất trên thế giới, Amazon.com đã phải thực hiện một số cuộc chinh phục rất tốt từ tên gọi của nó mạnh mẽ để cai trị tối cao trong thế giới điện toán đám mây. Amazon Elastic Compute Cloud (EC2) cung cấp cho các thuê bao một nguồn cung cấp gần như vô tận các khối lượng công việc ảo trong đám mây Amazon để chạy các ứng dụng trên đó . Chọn một máy ảo hoặc chọn một ngàn máy ảo , bạn chỉ phải trả cho những gì bạn sử dụng.

9. Mây điện toánWindow Azure


Sau khi bị tạm ngừng năm 2012 và một email khó hiểu thông báo về sự có thể thay đổi tên họ , nhiều người nghĩ rằng Microsoft đã trở thành hoặc không đáng tin cậy hoặc buộc phải chuyển cho Crazytown. Nhưng cũng phải mất khá lâu thì mới có thể lật đổ được Windows Azure, nền tảng điện toán đám mây công cộng cực kỳ thành công và đầy ấn tượng của Microsoft, trong đó con số tăng trưởng về tầm quan trọng chiến lược khi nó được đóng gói hoàn toàn với Windows Server 2012. Và, chúng ta hãy đối diện với nó, tất cả mọi người đều thích những scandal , và dĩ nhiên những câu chuyện tin tức này chỉ làm cho thị trường càng thú vị hơn. Nếu bạn sẵn sàng có những phê phán Windows Azure , hãy đọc hết những ưu và nhược điểm của nó, sau đó hãy tham quan để nhìn thấy rõ những nơi mà Microsoft sẽ đưa bạn tới.

10. Sự bùng nổ mây điện toán 


Đừng hoảng sợ. Đám mây của bạn không phát nổ đâu . Và sự bùng nổ mây điện toán không khủng khiếp như bạn tưởng . Hãy suy nghĩ về từ "bùng nổ" ít tiêu cực hơn của từ "cháy" và bối cảnh của văn bản. Sự bùng nổ mây điện toán là một kỹ thuật điện toán đám mây có lợi cho những môi trường khác nhau với sự thay đổi khối lượng công việc IT. Trong môi trường mây điện toán kết hợp , một ứng dụng có thể chạy trong một trung tâm dữ liệu hoặc trong mây tư nhân và sau đó bộc phát vào mây công cộng khi phát sinh nhu cầu cao về năng lực tính toán, tiết kiệm tài nguyên và chi phí .

Trần hồng Cơ .
Biên tập

Nguồn  http://searchcloudcomputing.techtarget.com








-------------------------------------------------------------------------------------------

Trên đời không gì vĩ đại bằng con người. Trong con người không gì vĩ đại bằng trí tuệ.

 A.Hamillton

*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran